Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Hùng biện Quyền được học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (69.85 KB, 3 trang )

KÍnh thưa quý vị đại biểu, kính thưa các thầy cô giáo, thưa toàn thể hội thi.
Trong không khí náo nức, hân hoan cả nước dond chào kỉ niệm năm Cách mạng
Tháng 8 thành công và Quốc khánh 2/9, nhân dân các dân tộc huyện Bình Liêu chúng
ta còn đón một niềm vui lớn. Đó là sự thành công của Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ
26.
Là một thành viên đội tuyên truyền măng non của Liên đội, tôi đã cùng với ban
biên tập tuyên truyền lại những nét chính và những mục tiêu quan trọng của Báo cáo
chính trị đến toàn Liên đội trong những buổi phát thanh. Trong đó tôi đặc biệt chú ý
đến những con số: Phấn đấu từ nay đến năm 2015, thiếu niên trong độ tuổi ra học tiểu
học đạt 99,5% và ra học THCS đạt 92%. Tôi đã từng có những suy nghĩ và đem trao
đổi với cô giáo của tôi. Và thật may mắn, hôm nay tôi lại đứng trên sân khấu lớn để
trình bày vấn đề mà tôi đã suy nghĩ, vấn đề liên quan trực tiếp đến các bạn học sinh
chúng tôi, đó là vấn đề: Quyền được học.
Vâng, quyền ấy được ghi trong hiến pháp ở điều 59, không chỉ là quyền mà còn là
nghĩa vụ của mọi công dân. Về nguyên tắc, những quyền được hiến pháp ghi là quy
định thì phải thực hiện. Nhưng ai thực hiện? Câu trả lời là: Người công dân và nhà
nước đều có nghĩa vụ thực hiện.
Với tầm hiểu biết còn hạn hẹp, tôi chỉ xin phép nói đến vấn đề thực hiện Quyền
được học của công dân.
Thầy cô vẫn thường nói với chúng tôi: Quyền được học vừa là phổ biến nhất, vì nó
liên quan đến mọi gia đình Việt Nam, vừa có ý nghĩa sâu xa nhất, vì Bác Hồ kính yêu
của chúng ta đã từng nói “ Mot dân tộc dốt là một dân tộc yếu”. Tôi được biết có
nhiều điều được ghi trong hiến pháp, vì những điều kiện ràng buộc chưa được thực
hiện hoặc chậm thực hiện, cần phấn đấu quyết liệt để mọi quyền ấy phải được thực
hiện., theo tôi một trong những điều cấp thiết phải được thực hiện là thực hiện quyền
được học.
Thế mà, đây đó trên khắp mọi miền Tổ quốc vẫn còn nhiều trẻ em đến tuổi đi học
mà chưa được đến trường. Có thể kể ra đây câu chuyện theo báo điện tử: Lễ khai
giảng năm học mới ở trường tiểu học xã Kênh Giang, huyện Chí Linh, tỉnh Hải
Dương chỉ vỏn vẹn 37 em cho cả 5 khối học, cho dù một em học sinh lớp 4A vẫn hồn
nhiên nói: Khai giảng của chúng em không như các bạn trên ti vi, vì trường của các


bạn đông hơn, đẹp hơn. Nhưng ở đây chúng em vẫn thấy rất vui”. Đó là niềm vui
được đi học! Niềm vui đó của nhiều em khác bị tước bỏ bởi vì bố mẹ chúng nghèo
quá, không có điều kiện cho chúng đến trường. Tại thành phố Hồ Chí Minh, một bà
mẹ lủi thủi dắt con mình ra về, dù cháu bé đang mặc bộ đồng phục của trường được ủi
tươm tất. Đôi mắt ngơ ngác, bé níu tay mẹ ra khỏi cổng trường mầm non 4, phường 4,
quận 3. Bé chưa sao hiểu được chỉ vì bé chưa có cái biên lai đã đóng tiền để được
bước vào lớp học mà bé đang háo hức.
Kính thưa toàn thể hội thi.
Lễ khai giảng của trường THCS và THPT Hoành Mô vừa diễn ra, chúng tôi đã rất háo
hức trướng thông tin của trường là sẽ chào đón 109 bạn học sinh khối lớp 6. Nhưng
thực tế đáng buonf là đến dự lễ khai giảng khối lớp 6 chỉ có hơn 50 bạn, đồng nghĩa
chỉ chiếm hơn 50% tổng số bạn được huy động. Có những bạn tóc còn cháy nồng mùi
nắng, còn vương bụi đường đất đỏ… nhưng tất cả đều có đặc điểm chung là: xen lẫn
sự bỡ ngỡ là khuôn mặt rạng ngời hạnh phúc, niềm vui sướng được đến trường.
Một câu hỏi đặt ra: Còn hơn 50 bạn học sinh trong độ tuổi thiếu niên không ra học
THCS sẽ đi đâu? Làm thế nào để các bạn ra lớp học? Hình ảnh đã trở nên quen thuộc
vào đầu năm học mới ở xã tooilaf hình ảnh các thầy cô giáo chia đi khắp các ngả
đường của 12 thôn khe bản toàn xã để vận động các bạn ra lớp học. Bằng cách đó, sẽ
có thêm nhiều bạn đến trường. Thầy cô tôi vẫn thường nói: Hình ảnh các em vai đeo
khăn quàng, vượt nhiều cây số đường rừng, ngày mưa dầm cũng như ngày nắng gắt
vẫn đén lớp đều đặn là đã rất xứng đáng được điểm 10.
Nhà nước đã rất quan tâm, tạo nhiều điều kiện để các bạn được học. Tuy nhiên sự
giúp đỡ đó chỉ làm phần nào giảm bớt được khó khăn, điều quan trọng nhất là các bạn
cần có một ý chí, quyết tâm để đến trường. Có lẽ còn rất ít người ở đây biết các bạn
học sinh ở Lòng Vài, Cao Sơn, Co Sen đi học buổi sáng phải đem đèn pin soi vì các
bạn phải đi học từ tờ mờ sáng; Nếu học buổi chiều,các bạn cũng cất sẵn đèn pin trong
cặp, vì khi tan học, trở về giữa đường thôi là trời đã tối hẳn. CHắc cũng ít người biết
các bạn học sinh ở khu nội trú dân nuôi. Nếu là các bạn ở thành phố, có những bạn
còn phải để bố mẹ dỗ dành thì mới chịu ăn cơm. Nhưng thưa toàn thể hội thi, các bạn
ở khu nội trú dân nuôi sớm tối đều phải lúi húi hun nhèm khói bếp để đun nấu, có lúc

thành cơm, lắm khi thành cháo, các bạn ăn ngon lành rồi tự giác đến lớp. Kể ra như
vậy để chúng ta cùng thấy rằng: Deerhown 50 bạn học sinh lớp 6 của năm học này ra
lớp học vẫn còn nhiều gian nan; cũng để thấy rằng còn 0,5% HS ở độ tuổi ra học tiểu
học, 8% HS ra học THCS đúng độ tuổi của toàn huyện là cả một vấn đề lớn mà các
nhà lãnh đạo của huyện phải đau đầu suy nghĩ.
Là một hs của vùng cao Hoành Mô, em xin mạnh dạn đề xuất một số ý kiến để
mỗi công dân thực hiện một cáchtốt nhất quyền được học:
1, Về phía bản thân các bạn học sinh: Cần được thường xuyên tuyên truyền để
hiểu rõ tầm quan trọng của việc học; Quyết tâm và không ngừng nỗ lực vượt qua
những khó khăn để tới trường.
2, Về phía phụ huynh: Tích cực động viên, khuyến khích và tạo mọi điều kiện tốt
nhất có thể để con em đến trường học.
3, Về phía nhà trường: Chúng em mong muốn nhận được từ các thầy cô không chỉ
sự tận tình giảng dạy, chúng em cũng rất cần sự gần gũi, động viên, khuyến khích của
các thầy cô.
4, Bên cạnh đó, chúng em mong muốn nhận được sự quan tâm nhiều hơn nữa của
huyện, xã và các ban ngành có liên quan để chúng em có được một môi trường học tập
thân thiện nhất, thu hút các bạn đến trường với khẩu hiệu “ Mỗi ngày đến trường là
một niềm vui”
Kính thưa toàn thể hội thi
Theo số liệu của ngành giáo dục, ở nước ta, tháng 6 năm 2010 có 61/61 tỉnh đạt chuẩn
phổ cập giáo dục THCS, đạt 96,8%. Như vậy toàn quốc sẽ hoàn thành mục tiêu phổ
cập giáo dục vào đúng năm 2010.
Miền núi Bình Liêu của chúng ta đang chuyển mình để sánh vai với các huyện
miền xuôi. Để góp phần nhỏ bé vào công cuộc đó, không chỉ các thế hệ học sinh
chúng em cần thực hiện tốt quyền được học của mình, mà các tổ chức gia đình, nhà
trường và xã hội cần chung tay và đẩy mạnh hơn nữa vai trò và trách nhiệm của mình.
Hãy dành cho trẻ em những gì tốt đẹp nhât để trẻ em thực hiện tốt nhất quyền
được học!

×