Tải bản đầy đủ (.docx) (164 trang)

Tai lieu boi duong Ly 6

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (528.07 KB, 164 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Phần 1 : Cơ học I. Độ dài. Thể tích. Khối lượng. Lí thuyết 1. Giới hạn đo của thước đo độ dài là gì ? Độ chia nhỏ nhất của thước là gì ? Theo hiểu biết của mình, em hãy điền GHĐ và ĐCNN của các thước đo sau: Tên thước. Thước kẻ. Thước thẳng. Thước dây. Thước cuộn. Thước kẹp. Pan me. GHĐ ĐCNN 2. Ta có thể phân 6 loại thước trên thành 3 nhóm thước: thước kẻ và thước thẳng ; thước dây và thước cuộn ; thước kẹp và pan me. Về công dụng, ba nhóm thước trên khác nhau ở chỗ nào ? Trong mỗi nhóm, công dụng mỗi loại thước có gì khác nhau ? 3. Đặt thước đo thế nào là đúng ? Cách nhìn để đọc độ dài thế nào là đúng ? Nêu quy ước xác định giá trị độ dài đã đọc được ? Nêu quy ước cách ghi độ dài đo được ? 4. Trong trường hợp nào ta đo độ dài trực tiếp một lần ? trường hợp nào phải đo trực tiếp nhiều lần ? trường hợp nào phải đo gộp nhiều vật một lúc ? 5. Giới hạn đo của dụng cụ đong là gì ? Độ chia nhỏ nhất của dụng cụ đong là gì ? Theo hiểu biết của mình, em hãy điền GHĐ và ĐCNN của các bình đong sau: Tên dụng cụ. ẩng pipét. Xi ranh (Bơm tiêm). ống nghiệm có chia độ. Bình chia độ. Ca đong. Can đong. GHĐ ĐCNN 6. Đặt dụng cụ đong thế nào là đúng ? Cách nhìn để đọc thể tích chất lỏng thế nào là đúng ? Nêu quy ước xác định giá trị thể tích chất lỏng đã đọc được ? Nêu quy ước cách ghi giá trị thể tích xác định được ? 7. Trong trường hợp nào ta đong một lần ? trường hợp nào phải đong nhiều lần ? trường hợp nào phải đong gộp ? 8. a. Trong trường hợp nào thì xác định được thể tích của vật nhờ kết quả đo độ dài ? b. Nêu các công thức toán học được sử dụng để tính thể tích của một vật ? 9. Nêu cách xác định thể tích của một vật rắn không thấm nước: a. Bằng bình chia độ ? b. Bằng phương pháp bình tràn ? Có sáu loại cân thường gặp. Ta có thể chia thành 3 nhóm có cách cân khác nhau: Cân tiểu li và cân Rôbecvan khi cân ta thêm, bớt số quả cân ở 1 trong 2 đĩa cân. Cân đòn và cân bàn khi cân ta dịch quả cân vào, ra trên đòn cân. Cân y tế và cân xe khi cân ta đọc giá trị khối lượng trên mặt chia độ của cân. 10. Đối với mỗi nhóm cân đã cho, hãy cho biết: Giới hạn đo của cân là gì ? Độ chia nhỏ nhất của cân là gì ? Theo hiểu biết của mình, em hãy điền GHĐ và ĐCNN của các loại cân sau: Tên cân. Cân tiểu li. Cân Rôbécvan. Cân đòn. Cân y tế. Cân bàn. Cân xe. GHĐ ĐCNN 11. Đối với mỗi nhóm cân đã cho, hãy cho biết: Trước khi dùng cân để cân một vật ta phải làm gì ? Khi nào thì ngừng thao tác để bắt đầu xác định giá trị khối lượng của vật ? Quy ước cách xác định giá trị khối lượng của vật ? Quy ước cách ghi giá trị khối lượng của vật ? 12. Trong trường hợp nào ta cân một lần ? trường hợp nào phải cân nhiều lần ? trường hợp nào phải cân gộp nhiều vật một lúc ? 13. Nêu cách xác định khối lượng một vật thông qua xác định thể tích và tra cứu giá trị khối lượng riêng của chất đã biết ?.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> bài tập 1. a. Dựa vào ĐCNN đã cho của thước đo, trong các giá trị đo đã ghi trong bảng sau đây, hãy gạch chân các giá trị độ dài được ghi đúng với quy ước. ĐCNN Bảng ghi các giá trị đo được bằng thước đã cho của thước 1mm. 0,2mm. 0,2cm. 1mm. 5cm. 150mm. 1,1m m 2,0m m 0,2cm. 2mm. 5mm. 0,03cm. 2,5cm. 3cm. 3,4cm. 0,1dm. 15mm. 44mm. 0,8cm. 3cm. 0,10dm. 0,7dm. 3cm. 20cm. 2,1dm. 6,5dm. 3,45dm. 0,10m. 2,25d m 10,85 m. b. Dựa vào kết quả đã được ghi đúng với quy ước, hãy ghi các giá trị ĐCNN có thể có của thước đo độ dài đã dùng để đo. Kết quả đo 3mm 6,0cm 0,5dm 0,07m 1,24m ĐCNN của thước là 2. Điền vào ô trống dụng cụ thích hợp để đo trực tiếp 1 lần và kết quả đo được. Độ dài cần đo Chiều rộng Chu vi hộp Chiều dài Đường kính Đường kính (đơn vị để ghi) trang giấy sữa Ông Thọ phòng học ngoài bút trong miệng A4 (cm) (dm) chì técmôt loại 2,5l (mm) (mm) (mm) Dụng cụ đo Kết quả đo (hoặc ước lượng) 3. Cho một xếp giấy, một cây bút chì, một cuộn chỉ và một thước kẻ. Làm thế nào để xác định gần đúng các kích thước sau đây: a. Xác định bề dày của một tờ giấy viết. b. Xác định đường kính của sợi chỉ. c. Xác định chu vi của cây bút chì. 4. Em có thước ở nhà nhưng không được về nhà lấy thước. Làm thế nào để khi về nhà sẽ tính được gần đúng các khoảng cách mà em được tiếp xúc sau đây: a. Chiều dài của một bàn học b. Chiều dài của sân trường c. Chiều rộng bên trong của phòng học có lát gạch vuông. 5. Có trong tay một thước kẻ dài 30cm, một cây sào thẳng, một cuộn dây gai. Em hãy chọn cách làm để có kết quả gần đúng trong mỗi trường hợp sau: a. Xác định bề rộng của một con mương dẫn nước. b. Xác định khoảng cách giữa 2 gốc cây mà giữa chúng là các dải đất mấp mô. c. Xác định chiều cao một bụi cây. d. Xác định độ sâu của nước tại một điểm trong lòng kênh. 6. a. Nếu được bố hoặc mẹ chở về quê bằng xe máy, em sẽ làm thế nào để biết gần đúng khoảng cách từ nhà em đến quê ? b*. Với xe đạp, thước dây, em hãy tự chọn thêm dụng cụ và nêu cách làm để xác định khoảng cách từ nhà đến trường. 7*. a.Nêu cách dùng một thước dây xác định đường kính ngoài của một bánh xe đạp. b. Với một tờ giấy viết thông thường và một thước kẻ. Hãy nêu cách làm để xác định chu vi của một quả bóng bàn ..

<span class='text_page_counter'>(3)</span> c. Với một thước kẻ, 2 hộp diêm. Hãy nêu cách làm để xác định đường kính ngoài của một quả bóng bàn . d**. Vào một ngày trời nắng, trong tay chỉ có một thước thẳng không đủ chiều dài để đo chiều cao của một cây bàng. Em hãy nêu cách làm để xác định gần đúng chiều cao của ngọn cây bàng. e***. Hai gốc cây nằm hai bên con sông mà em không thể qua sông được. Với một thước dây, ba cọc tre thẳng và một êke, em hãy nêu cách làm để xác định gần đúng khoảng cách giữa hai gốc cây. 8*. Với hai đoạn thẳng có độ dài 3dm và 5dm, hãy nêu cách xác định một đoạn thẳng có độ dài 2dm, 8dm, 7dm, 4dm, 1dm, 9dm với số lần đo ít nhất. 9. a. Dựa vào ĐCNN đã cho của bình đong, trong các giá trị đo đã ghi trong bảng sau đây, hãy gạch chân các giá trị thể tích được ghi đúng với quy ước. ĐCNN Bảng ghi các giá trị thể tích đo được bằng bình đong đã cho của bình 0,1ml 0,03ml 1,2ml 2ml 5,1ml 3,01ml 25ml 3cm3 3,4cm3 0,1dm3 3 3 2cc 1cc 2cc 15,0cc 0,8ml 44ml 3,0ml 8cm 0,10dm 2,250dm3 5cm3 150mm3 0,2cm3 3cm3 20cm3 2,215dm3 6,5dm3 3,45ml 0,10ml 1,3ml b. Dựa vào kết quả đã được ghi đúng với quy ước, hãy ghi các giá trị ĐCNN có thể có của bình đong đã dùng để đong. Kết quả đo 3ml 6,0cc 0,5cm3 0,07lit 1,24dm3 ĐCNN của bình đong là 10. Điền vào ô trống dụng cụ thích hợp để đo trực tiếp 1 lần và kết quả đo được. Thể tích cần Lấy 5ml Nước cất có Dung tích của Dung tích của Nước dừa có đo nước lã để trong một ống một chén một lon bia trong một quả (đơn vị để ghi) thử hoà tan nước cất (cc) uống nước trà (ml) dừa (lít) muối ăn (cm3) Dụng cụ đong Kết quả đong (hoặc ước lượng) 11. Cho một bình nước, một ống hút sữa nút, một vỏ hộp sữa chua. Cần chọn thêm bình đong loại nào và làm như thế nào để xác định gần đúng: a. Dung tích của hộp sữa chua. b. Thể tích của một giọt nước. 12. Cho một cái cốc thuỷ tinh trong suốt, một xi ranh, một băng giấy, hồ dán, một bút bi và nước. Hãy nêu cách làm để biến cái cốc thành một bình chia độ. 13*. Cho một cái cốc, một xi ranh và nước. Hãy nêu cách làm để xác định thể tích của một quả trứng gà ? 14*. Cho một xi ranh, một cái đĩa, một cái bát tô và nước. Hãy nêu cách làm để xác định thể tích của một quả trứng ngỗng. 15*. Cho một bồn tắm, một bình chia độ và nước. Làm thế nào để xác định được gần đúng thể tích của cái đầu của một người bạn ? 16. Người thu tiền nước máy đã làm thế nào để biết thể tích nước mà mỗi gia đình tiêu thụ trong tháng vừa qua ? 17*. Có trong tay một ca 2 lít, một cái xô, một máy bơm nước và một đồng hồ. Em hãy nêu cách làm để xác định gần đúng thể tích nước chứa trong một cái ao. 18. Với một thước dây, em hãy nêu cách làm để xác định thể tích của một cái thùng phuy, một hộp phấn, một hộp mì tôm. 19*. Với một tờ giấy bìa khổ rộng và một thước kẻ. Hãy nêu cách làm để xác định thể tích của một quả bóng đá ..

<span class='text_page_counter'>(4)</span> 20*. Với 3 thước kẻ, mỗi thước có bề rộng khoảng 3cm. Hãy nêu cách làm để xác định thể tích của một quả bóng bàn . 21. Em đi tay không. Em có thước ở nhà nhưng không được về nhà lấy thước. Em hãy nêu cách làm để khi về nhà sẽ biết được gần đúng: Thể tích của một kiện hàng hình hộp chữ nhật. Dung tích của một bể chứa nước hình trụ. 22*. Trong tay có một ca nhựa trong suốt, hình trụ tròn có dung tích 1 lít. a. Hãy nêu cách làm để đong được đúng 0,5lít nước ? b. Có thêm một thước kẻ. Hãy nêu cách làm để lấy ra được gần đúng 700ml nước ? 23*. Vào một ngày trời nắng, trong tay có một thước dây loại dài 15m. Làm thế nào để xác định gần đúng thể tích của một khu nhà cao tầng hình hộp chữ nhật ? 24*. Cho một thước dây, một cây sào. Em hãy nêu cách làm để xác định gần đúng dung tích của một ao chứa nước hình chữ nhật ? 25*. Với một thước kẻ, một băng giấy, hồ dán và bút bi. Làm thế nào để tạo được một bình chia độ nếu: Có một bình nhựa trong suốt hình hộp chữ nhật. Có một bình nhựa trong suốt hình trụ tròn. 26. a. Dựa vào ĐCNN đã cho của cân, hãy gạch chân các giá trị khối lượng được ghi đúng với quy ước trong các giá trị khối lượng đã ghi trong bảng sau đây. ĐCNN Bảng ghi các giá trị khối lượng cân được bằng cân đã cho của cân 1mg 0,4mg 1,3mg 2mg 5mg 0,032g 2,52g 3g 0, 0,453kg 342562kg 2g 5mg 1g 6,0g 14g 47g 0,08kg 3kg 0,108kg 0,7kg 2,250kg 0,5kg 150g 0,2kg 0,3kg 2kg 2,4kg 6,5kg 3,45kg 0,10kg 17,0kg 0,1085t b. Dựa vào kết quả đã được ghi đúng với quy ước, hãy ghi các giá trị ĐCNN có thể có của cân đã dùng để cân. Kết quả cân 7mg 8,08g 0,5g 0,07kg 1,24kg ĐCNN của cân là 27. Điền vào ô trống loại cân thích hợp để cân 1 lần và kết quả cân được. Khối lượng cần Một cái Một quả trứng Một con gà Một bao tải Một xe tải cân đinh ghim vịt (g) mái tơ (kg) khoai tây (kg) chở đầy hàng (đơn vị để ghi) (mg) (tạ) Loại cân Kết quả cân (hoặc ước lượng) 28. Cho một gói đinh ghim, một cốc nước, một ống hút sữa nút và một cân Rôbecvan. Làm thế nào để xác định gần đúng các khối lượng sau đây: a. Xác định khối lượng của một cái đinh ghim. b. Xác định khối lượng của nước có trong cốc nước. c. Xác định khối lượng của một giọt nước. 29. Nêu cách xác định khối lượng chất lỏng trong một cái thùng khi trong tay có cân Rôbecvan có GHĐ là 2kg, 1thùng rỗng và 1 cái ca có dung tích bé thua 2 lít ? 30. Với 1 cân Rôbecvan vốn có GHĐ là 1,5kg song chỉ còn 1 quả cân 200g. Làm thế nào để đóng gói đường kính thành các túi 1kg cho nhanh ? 31*. Cho một cân Rôbecvan, 1 quả cân 200g, 1 quả cân 500g và một bao đường. Hãy nêu cách làm với số lần cân ít nhất có thể được để lấy ra được khối lượng đường là : 700g, 400g, 900g, 100g, 300g, 800g, 50g. 32*. Cho một cân Rôbecvan, không có quả cân, có 1 gói đường 1kg, 1 gói đường 1,3kg. Nêu cách làm với số lần cân ít nhất để lấy ra số đường là: 700g, 200g, 600g ?.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> 33*. Có 9 gói mì tôm bề ngoài giống hệt nhau song 1 gói có khối lượng nhẹ hơn. Với cân Rôbecvan không có quả cân, hãy tìm cách cân với số lần cân ít nhất để xác định gói mì tôm thiếu cân. 34*. Cho 1 cân Rôbécvan có hộp quả cân, nhưng cân bị lệch. Có 1 túi đựng khoảng 3kg đường và 2 túi rỗng. Không được chỉnh cân. Hãy nêu cách làm để lấy ra được đúng 1kg đường. 35. Cho bảng khối lượng riêng các chất. Hãy nêu cách làm để xác định gần đúng khối lượng của một khối thép hình trụ tròn cỡ bằng ngón chân cái nếu như: Có thêm một bình chia độ có GHĐ 300ml và nước. Có thêm 1 thước kẻ. 36*. Với một bình chia độ có GHĐ là 500ml, ĐCNN là 2ml. Em sẽ đong như thế nào để lấy ra được số dầu hoả có khối lượng 400g, 500g ? 37**. Cho một cân y tế. Tự chọn thêm dụng cụ và đề xuất cách làm để xác định gần đúng khối lượng cái đầu của bạn ? 38**. Cho một cân bàn có GHĐ là 250kg. Tự chọn thêm dụng cụ và đề xuất cách làm để xác định khối lượng của một con voi. (Không được giết voi). 39**. Với một thước thẳng đặt trên mặt bàn nằm ngang, hai đĩa giống nhau và một quả cân 500g. Hãy tìm cách để lấy ra được gần đúng khối lượng đường 500g, 250g ? 40. Dụng cụ tuỳ ý chọn. Hãy đề xuất phương án để xác định gần đúng: a**. Khối lượng của nước có trong một cái hồ hình tròn chiều sâu không quá 3m ? b***. Khối lượng của một kim tự tháp ? 41***. Có một cân Rôbecvan mất hết quả cân, một bình chia độ, một loạt vỏ lọ thuốc tiêm và thuốc viên các cỡ khác nhau có nút cao su, một ống hút, cát và nước. Hãy nêu cách tạo bộ quả cân mới có quả cân bé nhất khoảng 5g.. II. Lực. Các loại lực. Lí thuyết 1. Lực là gì ? Một lực tác dụng lên một vật có thể gây ra cho vật những biến đổi nào ? Làm thế nào để nhận biết một vật đang chịu tác dụng lực ? 2. Xét đầy đủ tác dụng của một lực lên vật ta phải xét những yếu tố nào của lực ? Kí hiệu lực ? Đơn vị đo lực ? Dụng cụ đo lực ? Cách đo một lực thế nào là đúng ? 3. Trọng lực là gì ? Kí hiệu ? Trọng lực có hướng thế nào ? Điểm đặt của trọng lực ? 4. Độ lớn trọng lực phụ thuộc những gì ? Quy luật phụ thuộc ? Công thức tính ? Cách đo trọng lượng một vật thế nào là đúng ? 5. Lực đàn hồi xuất hiện khi nào ? Kí hiệu ? Hướng của lực đàn hồi thế nào ? 6. Độ lớn lực đàn hồi phụ thuộc gì ? Công thức tính lực đàn hồi của lò xo ? 7. Nêu thứ tự các bước chế tạo một lực kế lò xo ? 8. Tổng hợp 2 lực tác dụng lên cùng một vật thành một lực như thế nào ? 9. Thế nào là 2 lực cân bằng ? Cho ví dụ ? Nếu vật chịu tác dụng của 3 lực F1, F2, F3 cân bằng với nhau thì giữa 3 lực này có quan hệ như thế nào ? 10. Vật chịu tác dụng của hai (hoặc nhiều lực) cân bằng với nhau thì có trạng thái thế nào ? Cho ví dụ ? 11. Các lực tác dụng lên cùng một vật không cân bằng với nhau thì trạng thái của vật như thế nào ? Cho ví dụ ? 12. Tốc độ biến đổi vận tốc của vật liên quan thế nào với độ lớn của lực tác dụng lên vật, liên quan thế nào với khối lượng của vật ? Cho ví dụ ? 13. Thế nào là 2 lực tương tác ? Cho ví dụ ? So sánh phương, chiều, độ lớn và loại lực của 2 lực tương tác ?. Bài tập 1. Trong mỗi câu mô tả lực tác dụng sau đây còn thiếu những yếu tố nào của lực ? Viên gạch đè lên sàn nhà một lực nén. Tác dụng một lực đẩy bằng 10N từ trái sang phải theo phương ngang..

<span class='text_page_counter'>(6)</span> Tác dụng vào khối gỗ một lực kéo theo phương ngang. Dùng tay tác dụng vào lò xo một lực ép. Dùng chân đá một lực bằng 80N. 2. Trong các trường hợp sau đây vật nào đang có lực tác dụng ? Dấu hiệu để nhận biết là gì ? Lực đó do vật nào tác dụng ? Hướng của lực đó như thế nào ? Xe lửa rời ga. Ôtô hãm phanh khi gặp chướng ngại vật. Quả cầu nhỏ buộc ở đầu một sợi dây đang quay liên tục. Xe đua xuống một dốc quanh. Quả bóng đang bay đập vào bức tường. Lò xo đang treo một quả nặng. Cánh cung đang giương sẵn tên. 3. Tính trọng lực tác dụng lên vật có khối lượng 2kg ? Biểu diễn P theo tỉ xích 5N/cm. Vật đó có hút Trái đất không ? 4. Cho quả tạ có khối lượng 5kg. Trọng lượng gần đúng của quả tạ tại Vinh là bao nhiêu ? Trọng lượng vật thay đổi thế nào khi đưa quả tạ từ Vinh ra Hà Nội ? Trọng lượng vật thay đổi thế nào khi đưa quả tạ lên núi Phăngxipăng ? 5. Một lò xo có chiều dài tự nhiên l0 = 12cm, có hệ số đàn hồi k = 4N/cm (tác dụng lực tăng thêm 4N thì lò xo dãn ra thêm hoặc ngắn lại bớt 1cm). Kéo lò xo với lực F1 = ? thì lò xo dài l1 = 16cm ? Nén lò xo với lực F2 = 8N thì lò xo dài l2 = ? 6. Khi kéo lò xo có chiều dài tự nhiên l0 = 12cm với lực 10N thì lò xo dài 17cm. Tính hệ số đàn hồi của lò xo ? Tính chiều dài lò xo khi kéo lò xo với lực bằng 12N ? Tính chiều dài lò xo khi nén lò xo với lực 14N ? 7**. Tính chiều dài tự nhiên l0 và hệ số đàn hồi k của lò xo trong 2 trường hợp: Kéo với lực F1=4N lò xo dài l1=16cm, kéo với lực F2=8N lò xo dài l2=18cm. Kéo với lực F1=3N lò xo dài l1=15cm, nén với lực F2=5N lò xo dài l2=7cm. 8**. Xác định phương, chiều, độ lớn của hợp lực F trong các trường hợp sau: a. Xe chạy trên mặt ngang, lực kéo Fk= 100N, lực đẩy phía sau Fđ= 80N. b. Vật chuyển động trên mặt ngang, lực kéo Fk= 15N, lực cản Fc= 10N. c. Vật có P = 20N đi lên trong khi lò xo kéo lên với lực Fđh= 16N. d. Xe chạy trên mặt ngang, lực kéo Fk= 100N, lực đẩy phía sau Fđ= 80N, lực cản của mặt đường Fc = 20N. 9*. Xác định phương, chiều, độ lớn của F2, biết hợp lực F và F1 như sau: F1 cùng phương, cùng chiều với F và F1(4N) F(10N) F1 cùng phương, ngược chiều với F và F1(4N) F(10N) 10*. Tại sao khi chuyển từ đoạn đường nằm ngang sang đoạn có dốc lên thì ta phải kéo xe với lực lớn hơn ? 11. Xác định các cặp lực đã cân bằng với nhau trên vật trong các trường hợp: a. Một cái cốc nằm yên trên mặt bàn nằm ngang. b. Một quả nặng treo cân bằng dưới một lò xo. c. Một xô vữa được kéo lên đều bằng một sợi dây. d. Một phi công nhảy dù rơi đều. e. Một cái gầu được dòng dây thả tụt đều xuống giếng. f*. Một khối gỗ được kéo chạy đều trên ván ngang bằng một sợi dây. g*. Một khối gỗ được thả tụt đều xuống một ván xiên bằng một sợi dây. 12*. Xác định các cặp lực tương tác trong các trường hợp sau: a. Một quả bí treo cân bằng dưới cuống quả. b. Một viên gạch đặt trên một giá gỗ. c. Một ô tô đang chạy trên đường nằm ngang. d. Một khối gỗ nằm trên mặt ngang, chịu tác dụng của một lực đẩy theo phương ngang nhưng chưa chuyển động..

<span class='text_page_counter'>(7)</span> e. Khối gỗ A đè lên khối gỗ B đặt trên mặt sàn nằm ngang. f. Một cỗ xe được ngựa kéo chạy đều trên mặt đường nằm ngang. 13*. Khi kéo lò xo có chiều dài tự nhiên l0 = 10cm với lực 8N thì lò xo dài 14cm. a. Tác dụng lực theo chiều như thế nào, có độ lớn bao nhiêu thì lò xo dài 7cm ? b. Tính chiều dài của lò xo khi treo vật 2kg ? Biểu diễn 2 lực tác dụng lên vật. c. Chỉ ra các cặp lực tương tác, các cặp lực cân bằng trong câu b ? 14*. Một lò xo có chiều dài tự nhiên l0= 15cm, hệ số đàn hồi k = 5N/cm. a. Xác định chiều dài l của lò xo khi treo vật có m = 4kg nằm cân bằng. b. Xác định lực đẩy của ván lên vật khi ta treo vật vào lò xo, để vật chạm ván và lò xo dài l = 18cm. 15*. Dùng một lò xo có chiều dài tự nhiên l0 = 12cm để chế tạo một lực kế. Biết rằng khi treo quả nặng có khối lượng 500g thì lò xo dài l = 19,5cm. a. Nếu làm lực kế có GHĐ bằng 8N thì thang đo phải có độ dài là bao nhiêu ? Tổng chiều dài vỏ lực kế tối thiểu là bao nhiêu ? b.Nếu chia độ lực kế có ĐCNN là 0,2N thì khoảng cách giữa 2 vạch gần nhau nhất là bao nhiêu mm? c.Vẽ hình mô tả bằng kích thước thực tế thang đo lực kế với GHĐ bằng 8N và ĐCNN bằng 0,2N ? d.Kéo lò xo lực kế bởi lực 12N rồi thả ra thì lò xo dài 14cm. Dùng lò xo này để chế tạo lực kế có GHĐ bằng 15N được không ? Vì sao ? 16*. Một khối gỗ nổi tự nhiên, nằm cân bằng, một phần nằm trên mặt nước. a. Hãy xác định các cặp lực tương tác ? b. Có những lực nào đã tác dụng lên khối gỗ ? Quan hệ giữa các lực đó ? 17*. Một khối chì được treo chìm trong nước dưới một sợi dây, không chạm đáy. Hãy xác định các cặp lực tương tác ? a. Có những lực nào tác dụng lên khối chì ? b. Các lực nào đã cân bằng với trọng lượng của khối chì ? 18*. Một hòn sỏi nằm chìm tận đáy bể nước. a. Hãy xác định các cặp lực tương tác ? b. Có những lực nào tác dụng lên hòn sỏi ? c. Xác định các lực cân bằng với trọng lượng của hòn sỏi ? 19*. Một xe bắt đầu chuyển động trên mặt ngang, bánh xe đẩy vào mặt đường. a. Hãy xác định lực các cặp lực tương tác ? b. Có những lực nào đã tác dụng lên xe ? c. Các lực tác dụng lên xe có cân bằng với nhau không ? 20*. a. Biết hai xe có m1 và m2 , m1 > m2 . Máy của 2 xe khoẻ như nhau (tác dụng 2 lực mạnh bằng nhau). Xe nào sẽ tăng vận tốc nhanh hơn khi bắt đầu xuất phát ? b. Hai xe giống hệt nhau, một xe chở đầy hàng, một xe không tải. Khi gặp chướng ngại vật, lực phanh 2 xe như nhau. Xe nào mau dừng hơn ?. III. Khối lượng riêng. Trọng lượng riêng. Lí thuyết 1. Khối lượng riêng của một vật được xác định như thế nào ? Có thể giảm khối lượng riêng của một vật bằng những cách nào ? Khi nhiệt độ tăng khối lượng riêng của các vật tăng hay giảm ? 2. Khối lượng riêng của một chất được xác định thế nào? Khi nào thì Dvật=Dchất? Khối lượng riêng của vật đặc làm bằng 2 chất được xác định thế nào ? 3. Điền vào các ô trống trong bảng khối lượng riêng của các chất sau đây: Chất Đá, cát, Đất thịt Gỗ khô Nước Nước đá Không khí bê tông pha cát ở 40C ở 00C ở 200C Khối lượng riêng 2400 – 2550 1600 –2000 600 - 1200 1000 900 1,29 3 (kg/m ).

<span class='text_page_counter'>(8)</span> Chất ở 200C. Dầu hoả. Rượu. Khối lượng riêng (kg/m3). 800. 790. Thuỷ ngân 13600. Vàng. Bạc. Đồng. Sắt. Nhôm. 19300. 10500. 8890. 7880. 2700. 4. Xét chất ở Chất nặng Chất nhẹ Chất rắn Chất lỏng Chất lỏng Chất khí 0 20 C nhất nhất nhẹ nhất nặng nhất nhẹ nhất nặng nhất Thuỷ ngân Tên chất ôsmi Hyđrô Li ti Ê te Brôm Khối lượng 22500 0,089 530 13600 710 7,1 riêng (kg/m3) 5. Trọng lượng riêng của một vật được xác định như thế nào ? Đơn vị đo? 6. Công thức liên hệ D và d. Tại sao trọng lượng riêng của vật thay đổi theo vị trí ? Trọng lượng riêng một vật thay đổi khi nào khi thay đổi thể tích ? 7. Hai chất lỏng, có d khác nhau, không hoà tan khi trộn lẫn vào nhau sẽ thế nào ? Vì sao phía trên ngọn đèn đang sáng có gió thổi lên ?. Bài tập 1. Một vật có khối lượng m = 5kg và thể tích Vv= 4dm3 được làm bằng chất có khối lượng riêng D = 2500kg/m3. a. Tính khối lượng riêng Dv của vật ? b. Nêu các cách lập luận để khẳng định vật này rỗng ? c. Tính thể tích phần rỗng Vr ? d. Giữ nguyên thể tích Vv thì phải bớt m bao nhiêu kg để Dv =1kg/dm3 ? e. Để Dv =1kg/dm3 khi giữ nguyên m thì phải tăng thể tích phần rỗng Vr thêm bao nhiêu dm3 ? 2. Nêu các bước xác định khối lượng riêng của một chất khi cho: a. Một cân, một cốc chia độ và một bình đựng chất lỏng A. b. Một thỏi đặc bằng chất rắn B, bình chia độ bỏ lọt thỏi đó và cân. 3. Dùng 0,2kg nhựa có D1 = 2kg/dm3 bọc xung quanh một quả cầu 1kg làm bằng kim loại có D2 = 8kg/dm3. Tính D của quả cầu mới được tạo thành ? 4. Pha 0,5kg cồn có D1 = 0,8kg/dm3 với 1kg nước có D2 = 1kg/dm3 được bao nhiêu lít hỗn hợp ? Biết rằng khi pha như vậy thể tích hỗn hợp thu được bằng 98% tổng thể tích 2 thành phần. 5. Một thỏi kim loại đặc màu vàng có m = 350g, V = 20 cm3. Biết khối lượng riêng của vàng D1 =19,3g/cm3, của bạc D2 = 10,5g/cm3. a. Chứng minh rằng đó không phải là thỏi vàng nguyên chất ! b. Biết thỏi kim loại đó gồm vàng và bạc. Tính khối lượng vàng có trong thỏi hợp kim đó ?. Cho m1, m2, D1, D2. Tìm D. Cho m1, m2, D1, D2.. Tìm V. Cho m, V, D1, D2. Tìm m1. Các bài toán về D: pha trộn 2 chất (cách giải bằng số học) *35. Các bài toán pha trộn 2 chất. Tìm D, V, m, D1, V1, m1, tỉ lệ pha. Đ/n D = m/V; m = m1 + m2 ; V = V1 + V2 (Pha trộn 2 chất. Biết m1, m2, D1, D2. Tìm D, V, m ?) Tìm D. a. Cho m1, m2, V1, V2 Cho m1, m2, D1, D2 Cho V1, V2, D1, D2. Có hụt thể tích. Tìm V. a. Cho m1, m2, D1, D2 Cho m1, m2, D.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> Cho m, D1, D2. Có hụt thể tích. Tìm m. a. Cho D1, D2, V1, V2 Cho V1, V2, D Cho V1, V2, D1, D2. Có hụt thể tích. Các bài toán pha trộn 2 chất. Tìm D, V, m, D1, V1, m1, tỉ lệ pha. Các bài toán pha trộn 2 chất. Tìm D, V, m, D1, V1, m1, tỉ lệ pha. Các bài toán pha trộn 2 chất. Tìm D, V, m, D1, V1, m1, tỉ lệ pha. *36. Bài toán pha trộn có hao hụt thể tích. 2. Một vật có P = 25N, V = 2dm3. Tính m và D của vật đó ? Cho các cặp giá trị m và V hãy xác định các cặp số có ý nghĩa, phác đồ loại trừ các số không có thực để chỉ ra chất. Cách xác định khối lượng riêng trong các trường hợp: có đủ dụng cụ đo V, m. Khi thiếu 1 trong các dụng cụ đó ? Cách xác định trọng lượng riêng trong các trường hợp: có đủ dụng cụ đo V, P. Khi thiếu 1 trong các dụng cụ đó ? IV. Các máy cơ đơn giản. Lí thuyết Bài tập I.Đòn bẩy: (Giải theo kiểu số học) II.Mặt phẳng nghiêng: III.Ròng rọc:(Giải theo kiểu số học) Các bài tập phối hợp các loại máy cơ 5. Sự biến đổi lực trong các máy cơ ? Các máy cơ biến đổi độ lớn và hướng của lực tác dụng vào máy cơ. + Ròng rọc cố định chỉ đổi hướng của lực. + Ròng rọc động biến đổi độ lớn của lực: Tác dụng lực F1 vào dây luồn qua ròng rọc thì thu được từ trục ròng rọc lực F2 = 2.F1. Tác dụng lực F1 vào trục ròng rọc thì thu được từ dây luồn qua ròng rọc lực F1 = 0,5.F1. * Có 3 kiểu ghép ròng rọc: gọi n là số ròng rọc động dùng để ghép Ghép nhân đôi liên tiếp: F1 = 2n.F2 Ghép palăng chẵn: F1 = 2.n.F2 Ghép palăng lẻ: F1 = (2.n + 1).F2 + Đòn bẩy biến đổi cả hướng và độ lớn của lực. Tác dụng lực F1 vào cánh tay đòn l1 thì thu được ở cánh tay đòn l2 lực F2 = F1.(l1/l2) + Mặt phẳng nghiêng đổi hướng và giảm độ lớn lực cần tác dụng để đưa một vật lên cao theo công thức: F = P.(h/l) 6. Tác dụng quay của một lực ? Điều kiện cân bằng của vật quay được quanh một điểm ? + Tác dụng quay của một lực tỷ lệ thuận với độ lớn lực và độ dài cấnh tay đòn. (N.m) M = F.l (N).(m) + Điêù kiện cân bằng của một vật quay được quanh một trục: Tổng các mô men lực làm vật quay xuôi chiều kim đồng hồ bằng tổng các mô men lực làm vật quay ngược chiều kim đồng hồ. Xác định độ lớn của lực kéo đều một vật có trọng lượng 500N lên mặt phẳng nghiêng cao 2m, dài 5m trong 2 trường hợp: Mặt phẳng nghiêng không ma sát ? Mặt phẳng nghiêng có ma sát, hệ số ma sát k = 0,2 ? a. Càng xe đạp dài 2,5dm. Bán kính đĩa xe đạp bằng 1dm. Khi đạp vào bàn đạp một lực 100N thì răng đĩa sẽ kéo dây xích xe đạp với lực có độ lớn bao nhiêu ? b. Tay quay trục kéo dài 0,5m. Bán kính trục kéo bằng 10cm. Để kéo một khối gỗ có m = 500kg trượt đều trên mặt ngang có hệ số ma sát k = 0,2 thì phải tác dụng vào tay quay một lực bao nhiêu ? Bỏ qua ma sát ở trục kéo..

<span class='text_page_counter'>(10)</span> Bỏ qua ma sát. Xác định lực cần tác dụng để đưa vật nặng 4000N lên cao bằng pa lăng chẵn gồm 2 ròng rọc động và 2 ròng rọc cố định trong hai trường hợp: Bỏ qua khối lượng các ròng rọc và dây. Bỏ qua khối lượng dây. Mỗi ròng rọc có khối lượng 1kg. Dùng 3 ròng rọc động ghép liên tiếp để đưa vật nặng 8000N lên cao. Bỏ qua ma sát. Hãy xác định độ lớn lực cần tác dụng trong hai trường hợp: Bỏ qua trọng lượng của dây và các ròng rọc. Bỏ qua trọng lượng dây. Mỗi ròng rọc có khối lượng 2kg. Một đòn cân đang nằm thăng bằng. Ta treo P1 = 10N bên đòn cân trái tại điểm A cách trục quay 15cm và treo P2 = 20N bên đòn cân phải tại điểm cách trục quay 12cm. Đòn cân nghiêng về bên nào ? Vì sao ? Để đòn cân thăng bằng trở lại cần dịch vật P2 vào gần hay ra xa trục quay bao nhiêu cm ? Nếu không dịch vật P2 , để đòn cân thăng bằng ta phải thay P2 bởi P3 = ?. Phần 2 : nhiệt học Chủ đề 1 : Đo nhiệt độ I.Nhiệt độ. Nhiệt độ của một số môi trường, vật thể thường gặp II.Các loại nhiệt kế, phạm vi đo, nơi thường sử dụng III.Cách đo nhiệt độ chất khí, chất lỏng, chất rắn Chủ đề 2 : Sự nở vì nhiệt I.Quy luật chung sự nở vì nhiệt của các chất. Tính Vt (số học) II.Những điểm khác nhau của sự nở vì nhiệt của các thể, các chất III.Các ứng dụng tiêu biểu. 2.Quy luật chung về sự co giãn vì nhiệt của các chất ? Nguyên nhân ? + Các quy luật chung về sự co giãn vì nhiệt của các chất. Nguyên nhân. Tất cả các chất khi nóng lên (thu nhiệt) thì nở ra, lạnh đi (toả nhiệt) thì co lại. Khi nóng lên (nội năng tăng) thì vận tốc phân tử tăng, khoảng cách giữa các phân tử tăng, vật nở ra. (Riêng nước trong khoảng từ 00C đến 40C thì ngược lại) Khi co giãn vì nhiệt các chất đều tác dụng lực lên vật cản. + Quy tắc xác định kích thước theo nhiệt độ t và kích thước tại 00C: - Công thức tính độ dài vật rắn tại t0C: l1 = l0.(1 + (t) - Công thức tính thể tích chất rắn, lỏng tại t0C: V1 = V0.(1 + (t) 3.Sự co giãn vì nhiệt khác nhau của các chất, các thể và ứng dụng ? + Sự khác nhau trong quá trình co giãn vì nhiệt của các chất, các thể: Các chất khác nhau thì co giãn vì nhiệt khác nhau.(Hệ số nở dài ( và hệ số nở khối ( của các chất khác nhau thì khác nhau.) Cùng một khoảng thay đổi nhiệt độ như nhau, thể khí nở ra nhiều nhất, thể lỏng nở ra ít, thể rắn nở ra rất ít. Tác dụng lực lên vật cản khi co giãn vì nhiệt rất mạnh khi ở thể rắn, yếu nhất khi ở thể khí. + Các ứng dụng: - Giải thích nguyên nhân của sự tạo thành dòng đối lưu, tạo gió tự nhiên. Tra khâu dao. Đặt con lăn ở đầu cầu. Tạo chỗ uốn ở ống dẫn hơi nước. Giải thích hiện tượng cốc nứt khi đột ngột đổ nước sôi hoặc bỏ nước đá. Làm băng kép. Làm nhiệt kế. Giải thích hiện tượng nước trào khi đun. Chủ đề 3 : Sự chuyển thể của các chất 0.1.Một chất có thể tồn tại ở những thể nào? Các thể khác nhau những gì? + Một chất có thể tồn tại ở các thể: rắn, lỏng, khí (hơi)..

<span class='text_page_counter'>(11)</span> + Sự khác nhau giữa các thể: Thể Hình thức bên ngoài Rắn Thể tích xác định. Hình dạng xác định Lỏng Thể tích xác định Hình dạng không xác định Khí Thể tích không xác định Hình dạng không xác định I.Sự nóng chảy và đông đặc I.1.Sự nóng chảy là gì ? Sự đông đặc là gì ? I.2.Các quy luật của sự nóng chảy ? sự đông đặc ? II.Sự bay hơi và sự ngưng tụ II.1.Sự bay hơi là gì ? Sự ngưng tụ là gì ? II.2.Các quy luật của sự bay hơi ? sự ngưng tụ ? các yếu tố tác động đến tôc độ bay hơI, sự thu nhiệt, các biểu hiện của sự bay hơi trong thực tế. Sự ngưng tụ, trong thực tế, sự toả nhiệt + Tốc độ bay hơi phụ thuộc những yếu tố: Tính linh động của chất lỏng. Nhiệt độ của chất lỏng. Tốc độ cấp nhiệt vào chất lỏng. Diện tích mặt thoáng. áp suất trên mặt thoáng. Gió trên mặt thoáng. III.Sự sôi: III.1.Sự sôi là gì ? Khác với sự bay hơi chỗ nào ? + Sự sôi là sự chuyển từ thể lỏng sang thể khí mãnh liệt xảy ra trong toàn khối chất lỏng tại một nhiệt độ xác định. Nhiệt độ xảy ra sự sôi gọi là nhiệt độ sôi. + Khác nhau giữa sự bay hơi và sự sôi: Sự bay hơi Sự sôi Xảy ra tại bề mặt chất lỏng. Xảy ra tại nhiệt độ bất kì. Xảy ra từ từ. Xảy ra trong toàn khối chất lỏng. - Xảy ra tại nhiệt độ xác định. - Xảy ra mãnh liệt. III.2.Các quy luật của sự sôi ? Trong quá trình sôi nhiệt độ không thay đổi. Các chất lỏng khác nhau thì nhiệt độ sôi khác nhau. áp suất trên mặt thoáng chất lỏng càng tăng thì nhiệt độ sôi càng lớn. IV. Tổng hợp các vấn đề chung: 1.Có những sự chuyển thể nào ?.

<span class='text_page_counter'>(12)</span> + Các quá trình chuyển thể: Sự nóng chảy và sự đông đặc. Sự hoá hơi (bay hơi, sôi) và sự ngưng tụ. Sự thăng hoa. 5.Quy luật chung về sự chuyển thể của các chất ? Nguyên nhân ? + Khi nóng chảy, khi hoá hơi đều thu nhiệt. Khi đông đặc, khi ngưng tụ thì ngược lại. Thu nhiệt lượng làm tăng nội năng, vận tốc của các phân tử tăng, khoảng cách giữa các phân tử xa thêm, lực liên kết yếu đi, sự chuyển động của các phân tử dễ dàng và tự do hơn, dẫn đến sự chuyển thể. + Tất cả các chất (trừ các chất vô định hình) khi chuyển thể nhiệt độ không thay đổi. Nhiệt lượng cấp vào lần lượt tập trung cho một số phân tử tăng vận tốc đủ phá vỡ liên kết và chuyển thể. 6.Tốc độ chuyển thể phụ thuộc gì ? + Tốc độ chuyển thể phụ thuộc vào: Tốc độ cấp nhiệt vào vật. Nhiệt độ của vật. Tính linh động của phân tử mỗi chất. Khoảng không gian, áp suất trên bề mặt xảy ra quá trình chuyển thể. Trả lời câu hỏi lí thuyết Phần 1 : Cơ học I. Đo độ dài. Đo thể tích. Đo khối lượng. Giới hạn đo của thước đo độ dài là gì ? Độ chia nhỏ nhất của thước là gì ? Giới hạn đo (GHĐ) của thước là giá trị độ dài lớn nhất ghi trên thước. Độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) của thước là giá trị độ dài giữa hai vạch gần nhau nhất. GHĐ và ĐCNN thường gặp của các loại thước đo độ dài: Tên thước Thước kẻ Thước thẳng Thước dây Thước cuộn Thước kẹp Pan me GHĐ 20-30cm 1m 1,5m 5-30m 1dm 1dm ĐCNN 1-2mm 1-2cm 1cm 1cm 1mm 1mm Sự khác nhau về công dụng của ba nhóm thước đo: Thước kẻ và thước thẳng dùng đo độ dài đoạn thẳng. Thước dây và thước cuộn dùng đo được độ dài các đường cong. Thước kẹp và pan me dùng đo độ đường kính trong hoặc đường kính ngoài các vật hình ống hoặc khoảng cách giữa hai điểm trên vật có hình dạng bất kì..

<span class='text_page_counter'>(13)</span> Thước kẻ đo kích thước bé và có độ chính xác cao hơn thước thẳng. Thước cuộn đo được kích thước lớn hơn thước dây. Thước kẹp đo đường kính ngoài còn pan me đo đường kính trong ống. Đặt thước đo thế nào là đúng ? Cách đặt thước đo đúng: - Thước áp dọc theo độ dài cần đo. - Vạch số 0 trùng với một đầu độ dài cần đo. Cách nhìn để đọc độ dài thế nào là đúng ? Cách nhìn để đọc đúng: Tia nhìn đi qua đầu còn lại của độ dài cần đo và phải vuông góc với thước. Nêu quy ước xác định giá trị độ dài đã đọc được ? Giá trị đo là trị số của vạch chia gần nhất với đầu còn lại của độ dài cần đo. Nêu quy ước cách ghi độ dài đo được ? Độ chính xác của trị số độ dài được ghi bằng ĐCNN của thước. Số ghi độ dài phải phù hợp với trị số ĐCNN của thước. Chỉ có 3 giá trị ĐCNN là 1,2,5. Nếu ĐCNN là 5 thì trị số độ dài có tận cùng là 0, 5. Nếu ĐCNN là 2 thì trị số độ dài có tận cùng là 0, 2, 4, 6, 8. Nếu ĐCNN là 1 thì trị số độ dài có tận cùng là 0,1,2,3,4,5,6,7,8,9. Trong trường hợp nào ta đo độ dài trực tiếp một lần ? trường hợp nào phải đo trực tiếp nhiều lần ? trường hợp nào phải đo gộp nhiều vật một lúc ? Đo trực tiếp một lần khi tiếp xúc được độ dài cần đo và thước có GHĐ lớn hơn hoặc bằng độ dài cần đo. Đo trực tiếp nhiều lần khi tiếp xúc được và thước có GHĐ bé hơn độ dài cần đo. Đo gộp khi nhiều vật giống nhau, kích thước cần đo quá bé so với ĐCNN của thước. Xác định gián tiếp khi không áp được thước đo vào độ dài cần đo hoặc vật quá lớn. 5. Giới hạn đo của dụng cụ đong là gì ? Độ chia nhỏ nhất của dụng cụ đong là gì ? Giới hạn đo (GHĐ) của dụng cụ đong là giá trị thể tích lớn nhất ghi trên đó. Độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) của dụng cụ đong là giá trị thể tích giữa hai vạch gần nhau nhất trên dụng cụ đong. GHĐ và ĐCNN thường gặp của các loại bình đong: Tên dụng cụ ống pipét Xi ranh (Bơm tiêm) ống nghiệm có chia độ Bình chia độ Ca đong Can đong GHĐ 5-10ml 5-20ml 10-50ml 100-500ml 1-2lít 5-20lít ĐCNN 0,1ml 0,2-1ml 0,5-1ml 1,2,5ml 0,1-0,2l 0,5-1l.

<span class='text_page_counter'>(14)</span> 6. Đặt dụng cụ đong thế nào là đúng ? Đặt dụng cụ đong thẳng đứng (các vạch chia song song với mặt chất lỏng) Cách nhìn để đọc thể tích chất lỏng thế nào là đúng ? Tia nhìn phải trùng với mặt chất lỏng trong dụng cụ đong. Nêu quy ước xác định giá trị thể tích chất lỏng đã đọc được ? Thể tích chất lỏng là trị số của vạch chia gần nhất với mực chất lỏng trong bình. Nêu quy ước cách ghi giá trị thể tích xác định được ? Số ghi thể tích phải phù hợp với độ chính xác và trị số ĐCNN của bình đong. 7. Trong trường hợp nào ta đong một lần ? trường hợp nào phải đong nhiều lần ? trường hợp nào phải đong gộp ? Đong một lần khi thể tích chất lỏng cần đo ít hơn hoặc bằng GHĐ của bình đong. Đong nhiều lần khi thể tích chất lỏng lớn hơn GHĐ của bình đong. Đong gộp khi thể tích vật quá bé so với ĐCNN của bình đong. Xác định gián tiếp khi thể tích vật rắn, thể tích khối chất lỏng rất lớn. 8. a. Trong trường hợp nào thì xác định được thể tích của vật nhờ kết quả đo độ dài ? Vật có dạng hình học đặc biệt thì ta xác định thể tích vật nhờ các kết quả đo độ dài . b. Nêu các công thức toán học được sử dụng để tính thể tích của một vật ? Vật hình hộp chữ nhật: V = dài x rộng x cao = a.b.c Vật hình trụ tròn: V = diện tích đáy x cao = 3,14. R2.h Vật hình cầu: V = 4. 3,14. R3 /3. 9.a. Cách xác định thể tích của một vật rắn không thấm nước bằng bình chia độ ? Đổ nước vào bình chia độ đến thể tích V1 Thả vật vào bình chia độ, ngập hẳn vào nước, nước dâng lên đến thể tích V2 Tính thể tích của vật V = V2 – V1 b. Cách xác định thể tích của một vật rắn không thấm nước bằng bình tràn ? Đổ nước vào đầy bình tràn. Đặt bình chứa vào dưới vòi bình tràn. Thả vật ngập hẳn vào nước trong bình tràn, nước tràn qua vòi vào bình chứa. Đổ nước trong bình chứa vào bình chia độ đo thể tích. Đó chính là thể tích của vật. 10. Giới hạn đo của cân là gì ? Độ chia nhỏ nhất của cân là gì ? Giới hạn đo của cân là tổng khối lượng các quả cân trong hộp quả cân (tiểu li, Rôbecvan) hoặc giá trị khối lượng lớn nhất ghi trên đòn cân (cân đòn, cân bàn) hoặc thang chia độ của cân (cân y tế, cân xe). Độ chia nhỏ nhất của cân là khối lượng quả cân nhỏ nhất trong hộp quả cân (tiểu li, Rôbecvan) hoặc giá trị khối lượng giữa hai vạch chia gần nhau nhất trên đòn cân (cân đòn, cân tạ) hoặc trên thang chia độ (cân y tế, cân xe) GHĐ và ĐCNN thường gặp của các loại cân: Tên cân Cân tiểu li Cân Rôbécvan Cân đòn Cân y tế Cân bàn Cân xe GHĐ 0,2-0,5kg 0,5-5kg 5-100kg 30-150kg 100-500kg 15-50tấn ĐCNN 1mg.

<span class='text_page_counter'>(15)</span> 1g 0,1-0,5kg 0,1kg 0,5kg 10kg 11. Các giai đoạn phải thực hiện khi cân một vật: Loại cân Tiểu li, Rôbecvan Cân đòn, cân bàn Cân y tế, cân xe Trước khi cân phải làm gì ? Để 2 đĩa trống, sạch. Chỉnh cho đòn cân nằm ngang. Dịch quả cân về vạch số 0. Chỉnh cho đòn cân nằm ngang. Để trống mặt cân. Chỉnh cho kim chỉ về vạch số 0. Ngừng thao tác để xác định khối lượng khi nào ? Khi đòn cân gần như nằm ngang. Khi đòn cân đã nằm ngang. Khi kim chỉ thị đã đứng yên. Cách xác định giá trị khối lượng như thế nào ? Tính tổng khối lượng các quả cân đã đặt lên đĩa. Đọc trị số vạch chia độ gần nhất với điểm dừng của quả cân. Đọc trị số của vạch chia độ gần nhất với vị trí kim đang chỉ. Quy ước cách ghi giá trị khối lượng Số ghi khối lượng phải phù hợp với độ chính xác và trị số ĐCNN của cân. 12. Trong trường hợp nào ta cân một lần ? trường hợp nào phải cân nhiều lần ? trường hợp nào phải cân gộp nhiều vật một lúc ? Cân trực tiếp một lần khi khối lượng vật bé hơn hoặc bằng GHĐ của cân. Cân nhiều lần khi khối lượng vật lớn hơn GHĐ của cân và chia nhỏ được. Cân gộp khi khối lượng vật quá bé so với ĐCNN của cân. Xác định m gián tiếp khi m quá lớn, khi không tách rời khỏi vật khác được. 13. Nêu cách xác định khối lượng một vật thông qua xác định thể tích và tra cứu giá trị khối lượng riêng của chất đã biết ? Xác định thể tích V. Tra bảng khối lượng riêng tìm D của chất cấu tạo nên vật. Tính khối lượng theo công thức m = D.V II. Lực. Các loại lực. Lực là gì ? Một lực tác dụng lên một vật có thể gây ra cho vật những biến đổi nào ? Làm thế nào để nhận biết một vật đang chịu tác dụng lực ? + Lực là đại lượng vật lí mô tả tác dụng của vật này lên vật khác. + Các biến đổi mà lực gây ra cho vật chịu tác dụng (Các tác dụng của lực): Làm thay đổi hình dạng của vật Làm thay đổi vận tốc của vật + Dấu hiệu nhận biết một vật đang có lực tác dụng:.

<span class='text_page_counter'>(16)</span> Vật biến đổi vận tốc (chuyển động nhanh lên, chậm lại, đổi hướng) Vật bị biến dạng (dài ra, ngắn lại, uốn cong, xoắn) Xét đầy đủ tác dụng của một lực lên vật ta phải xét những yếu tố nào của lực ? Kí hiệu lực ? Đơn vị đo lực ? Dụng cụ đo lực ? Cách đo một lực thế nào là đúng ? + Các yếu tố của một lực: Điểm đặt tai vật chịu tác dụng. Hướng của lực là hướng tác dụng (gồm phương và chiều tác dụng). Độ lớn của lực là độ mạnh của tác dụng. + Kí hiệu, đơn vị, dụng cụ đo: Kí hiệu lực: F. Đơn vị đo lực: Niu tơn (kí hiệu N). Dụng cụ đo: Lực kế. + Cách đo lực đúng quy định là: Cho lực cần đo tác dụng vào móc của lực kế. Phương biến dạng của lò xo lực kế trùng với phương của lực cần đo. 3. Trọng lực là gì ? Kí hiệu ? Trọng lực có hướng thế nào ? Điểm đặt của trọng lực ? Trọng lực là hút của Trái Đất. Kí hiệu trọng lực là: P . Trọng lực hướng về tâm Trái Đất (hướng xuống thẳng đứng ) Nếu vật đồng chất thì điểm đặt của trọng lực là: Tâm hình tròn nếu vật có hình tròn, bề dày chỗ nào cúng bằng nhau. Trung điểm của đoạn thẳng nếu vật là đoạn thẳng tiết diện đều. Giao điểm 2 đường chéo nếu vật là hình bình hành, bề dày đồng đều. Giao điểm của 3 đường trung tuyến nếu vật hình tam giác, bề dày đồng đều. 4. Độ lớn trọng lực phụ thuộc những gì ? Quy luật phụ thuộc ? Công thức tính ? Cách đo trọng lượng một vật thế nào là đúng ? + Độ lớn trọng lực phụ thuộc vào khối lượng vật và vị trí của vật trên Trái Đất. Độ lớn trọng lực tỷ lệ thuận với khối lượng m của vật. Càng xa tâm Trái Đất (đi về xích đạo, lên núi cao) trọng lực càng giảm. + Công thức tính độ lớn trọng lực: (N) P = m.g (kg).(kg.m/s2) Tại mặt đất: gxđ = 9,78 ; gc = 9,82 ; Lấy tròn số là g = 10 Vật có m = 1kg thì có P = 10N. + Cách đo trọng lượng: Treo vật vào móc lực kế. Giữ lực kế sao cho lò xo lực kế theo phương thẳng đứng. Khi vật đã cân bằng, đọc giá trị trọng lượng. 5. Lực đàn hồi xuất hiện khi nào ? Hướng thế nào ? Kí hiệu ? - Lực đàn hồi xuất hiện khi vật bị biến dạng đàn hồi. - Lực đàn hồi cùng phương, ngược chiều biến dạng. Kí hiệu: Fđh , lực căng T. 6. Độ lớn lực đàn hồi phụ thuộc gì ? Công thức tính lực đàn hồi của lò xo ? Độ lớn lực đàn hồi phụ thuộc độ biến dạng và độ cứng của vật. Độ lớn lực đàn hồi của lò xo tỉ lệ thuận với độ biến dạng x và hệ số đàn hồi k (độ cứng) của lò xo. Biểu thức tính lực đàn hồi của lò xo: (N) Fđh = k.x (N/m).(m) hoặc (N/cm).(cm) x là độ biến dạng của lò xo, khi giãn x = l – l0, khi nén x = l0 – l k là hệ số đàn hồi của lò xo. * Lưu ý: Mỗi lò xo chỉ giữ được tính đàn hồi trong phạm vi nhất định. Khi ta kéo lò xo dài quá giới hạn cho phép có hiện tượng lò xo “mỏi”. Khi đó lò xo sẽ không tự co lại đúng chiều dài ban đầu, mà xuất hiện phần biến dạng dư (phần giãn thêm so với chiều dài ban đầu không tự co lại được) 7. Nêu thứ tự các bước chế tạo một lực kế lò xo ? + Chế tạo các bộ phận lực kế và lắp ráp thành lực kế: Chọn lò xo có tính đàn hồi tốt để làm lực kế (kéo lò xo dài gấp 2,5-3 lần chiều dài tự nhiên, khi thả ra lò xo tự co về độ dài cũ). Gắn bộ phận điều chỉnh vào một đầu lò xo hoặc kim hay ống chỉ thị. Gắn móc lực kế và kim chỉ thị (hoặc ống để chia vạch chỉ thị) vào một đầu lò xo..

<span class='text_page_counter'>(17)</span> Tạo vỏ lực kế bằng vật liệu cứng xẻ rãnh (hoặc tạo ống) đặt lò xo có độ dài phù hợp với lò xo (khoảng gấp 2 chiều dài tự nhiên của lò xo), một đầu ống có chỗ gắn hoặc móc lò xo. Dán băng giấy lên vỏ lực kế (hoặc ống gắn với lò xo) để chuẩn bị cho việc chia độ lực kế. Đặt lò xo vào rãnh (hoặc ống) lực kế, gắn đầu thứ nhất của lò xo vào vỏ lực kế. + Chia độ lực kế: Để lò xo tự nhiên tương ứng với lực tác dụng bằng 0. Vạch số 0 lên thang chia độ. Tác dụng một lực (nên có trị số nguyên) vào móc lực kế theo phương của lò xo lực kế sao cho lò xo giãn gần hết giới hạn cho phép trên vỏ lực kế. Vạch dấu và ghi giới hạn đo của lực kế. Tiếp tục tác dụng các lực có trị số bé hơn hoặc dùng thước kẻ để chia tỉ lệ thuận khoảng cách giữa vạch 0 và vạch GHĐ nhằm xác định các vạch và ghi các trị số lực còn lại. Tuỳ khoảng cách giữa 2 vạch gần nhau nhất mà chia thêm các vạch nằm giữa chúng sao cho còn có thể đọc được theo một trong các cách: chia 10, chia 5 hoặc chia 2. 8. Tổng hợp 2 lực tác dụng lên cùng một vật thành một lực như thế nào ? - Nếu F1 cùng phương, cùng chiều với F2 thì F cùng chiều với F1, F2 và có độ lớn : F = F1 + F2 - Nếu F1 cùng phương, ngược chiều với F2 và F1 > F2 thì F cùng chiều với F1 và có độ lớn : F = F1 - F2 Thế nào là 2 lực cân bằng ? Cho ví dụ ? Nếu vật chịu tác dụng của 3 lực F1, F2, F3 cân bằng với nhau thì giữa 3 lực này có quan hệ như thế nào ? + Hai lực cân bằng là hai lực tác dụng lên cùng một vật, cùng phương, ngược chiều và cùng độ lớn. Ví dụ: Hai đội kéo co kéo hai đầu sợi dây với hai lực mạnh bằng nhau. Lực của Trái Đất hút quả tạ và lực nâng quả tạ của lực sĩ mạnh bằng nhau. + Nếu vật chịu tác dụng của 3 lực F1, F2, F3 cân bằng với nhau thì giữa 3 lực này có quan hệ với nhau là: F1 cùng phương, ngược chiều với hợp lực của F2 và F3 hoặc F2 cùng phương, ngược chiều với hợp lực của F1 và F3 hoặc F3 cùng phương, ngược chiều với hợp lực của F2 và F1 10. Vật chịu tác dụng của hai hay nhiều lực cân bằng với nhau thì có trạng thái thế nào ? + Vật chịu tác dụng của hai hay nhiều lực cân bằng với nhau thì đứng yên hoặc chuyển động thẳng đều. Ví dụ: Một quả nặng treo cân bằng dưới một lò xo. Quả nặng chịu tác dụng của hai lực cân bằng với nhau là trọng lực và lực đàn hồi của lò xo. Một khối gỗ được kéo trên mặt bàn nằm ngang với lực kéo bằng lực cản của mặt bàn thì khối gỗ sẽ chuyển động thẳng đều. 11. Các lực tác dụng lên cùng một vật không cân bằng với nhau thì trạng thái của vật như thế nào ? Cho ví dụ ? + Tác dụng các lực lên một vật không cân bằng thì vật sẽ biến đổi vận tốc. Ví dụ: Một trong hai độ kéo co kéo mạnh hơn thì sợi dây sẽ đang đứng yên sẽ di chuyển về phía đội mạnh. Nếu lực giữ của lực sĩ giảm đi, bé hơn lực hút của Trái Đất thì quả tạ đang đứng yên sẽ rơi xuống. Tốc độ biến đổi vận tốc của vật liên quan thế nào với độ lớn của lực tác dụng lên vật, liên quan thế nào với khối lượng của vật ? Cho ví dụ ? + Tốc độ biến đổi vận tốc của vật phụ thuộc vào độ lớn lực tác dụng lên vật và khối lượng của vật: Lực tác dụng càng mạnh tốc độ biến đổi vận tốc của vật càng nhanh. (Tốc độ biến đổi vận tốc tỷ lệ thuận với độ lớn lực tác dụng lên vật ) Ví dụ: Đẩy xe với một lực càng mạnh thì xe tăng tốc càng nhanh. Xe đang chạy. Kéo giật lùi xe với lực càng mạnh thì xe càng chóng dừng. Khối lượng của vật càng lớn thì tốc độ biến đổi vận tốc của vật càng chậm. Tốc độ biến đổi vận tốc tỷ lệ nghịch với khối lượng của vật) Ví dụ: Khi bắt đầu chạy, xe chở càng nặng thì thời gian tăng tốc độ càng dài. Khi hãm phanh, xe càng nhẹ thì càng chóng dừng. 13. Thế nào là 2 lực tương tác ? Cho ví dụ ? So sánh phương, chiều, độ lớn và loại lực của 2 lực tương tác ?.

<span class='text_page_counter'>(18)</span> + Khi vật A tác dụng lên vật B một lực thì đồng thời vật B cũng tác dụng ngược trở lại vật A một phản lực. Điều đó luôn luôn đúng. Lực mà A tác dụng lên B và lực mà B tác dụng trở lại A như vật gọi là 2 lực tương tác. Ví dụ: Tay ép vào lò xo một lực ép thì đồng thời lò xo cũng đẩy trở lại tay một lực đẩy. Gạch đè lên sàn nhà một lực nén thì sàn nhà đẩy lên vật một lực nâng. + Hai lực tương tác có cùng phương, ngược chiều, độ lớn bằng nhau và cùng loại lực. Lưu ý: Hai lực tương tác có điểm đặt tại 2 vật do đó không thể cân bằng với nhau. III. Khối lượng riêng. Trọng lượng riêng. 1. Khối lượng riêng của một vật được xác định như thế nào ? Có thể giảm khối lượng riêng của một vật bằng những cách nào ? Khi nhiệt độ tăng khối lượng riêng của các vật tăng hay giảm ? Khối lượng riêng của một vật được xác định bằng công thức: Trong đó mv là khối lượng vật, Vv là thể tích bên ngoài của vật (bên trong vật có thể đặc hoặc rỗng). Vv = Vđ + Vr là tổng thể tích phần đặc và thể tích phần rỗng. Có thể làm Dvật giảm bằng 2 cách: Giữ m không đổi, tăng thể tích phần rỗng Vr => Vv tăng Giữ Vv không đổi, giảm khối lượng m. Khi nhiệt độ tăng thể tích Vv tăng, khối lượng m không đổi => Dvật giảm. Khối lượng riêng của một chất được xác định thế nào? Khi nào thì Dvật=Dchất? + Khối lượng riêng của một chất được xác định bằng công thức: m là khối lượng chất (m của vật đặc làm bằng chất đó). V là thể tích của chất (V của vật đặc làm bằng chất đó). Để xác định được D của một chất ta chọn vật đặc làm bằng chất đó, dùng cân xác định m, dùng bình chia độ hoặc thước xác định V, rồi tính theo công thức. + Khối lượng riêng của vật bằng khối lượng riêng của chất làm vật (Dvật=Dchất ) khi vật đặc hoàn toàn hay thể tích phần rỗng Vr = 0. Khối lượng riêng của vật đặc làm bằng 2 chất được xác định thế nào ? + Khối l ng riêng của vật đặc làm bằng 2 chất được xác định: Chất 1 có m1 và V1 Chất 2 có m2 và V2 . Điền vào các ô trống trong bảng khối lượng riêng của các chất sau đây: EMBED Equation.3 Chất Đá, cát, b tông Đất thịt pha cát Gỗ khô Nước ở 40C Nước đá ở 00C Không khí ở 200C Khối lượng riêng (kg/m3) 2400 – 2550 1600 – 2000 1000 900.

<span class='text_page_counter'>(19)</span> 1,29 EMBED Equation.3 Chất ở 200C Dầu hoả Rượu Thuỷ ngân Vàng Bạc Đồng Sắt Nhôm Khối lượng riêng (kg/m3) 800 790 13900 19300 10500 8890 7880 2700 Xét chất ở 200C Chất nặng nhất Chất nhẹ nhất Chất rắn nhẹ nhất Chất lỏng nặng nhất Chất lỏng nhẹ nhất Chất khí nặng nhất Tên chất ốsmi Khí Hyđrô Li ti Thuỷ ngân Ê te Khí Brôm Khối lượng riêng (kg/m3) 22500 0,089 530 13900 710 7,1.

<span class='text_page_counter'>(20)</span> 6. Trọng lượng riêng của một vật được xác định như thế nào ?Đơn vị đo? + Trọng lượng riêng của một vật được xác định theo công thức P là trọng lượng vật. (N) V là thể tích của vật. (m3) Để xác định d ta phải dùng lực kế xác định trọng lượng P, dùng bình chia độ hoặc thước đo độ dài xác định thể tích V rồi tính theo công thức trên. + Đơn vị đo: N/m3 (hoặc N/dm3 N/cm3) 7. Công thức liên hệ D và d. Tại sao trọng lượng riêng của vật thay đổi theo vị trí ? Trọng lượng riêng một vật thay đổi khi nào khi thay đổi thể tích ? + Công thức liên hệ D và d: d = D.g lấy g=10 thì d = 10.D. + Vì P thay đổi theo vị trí trên Trái Đất nên d thay đổi theo: Càng đi về cực địa lí trọng lượng riêng d càng tăng. Càng lên núi cao trọng lượng riêng d càng giảm. + Khi P không đổi, thể tích V tăng thì trọng lượng riêng d giảm. => Khi nhiệt độ tăng, thể tích V của vật tăng, P không đổi => trọng lượng riêng d giảm. 8. Hai chất lỏng, có d khác nhau, không hoà tan khi trộn lẫn vào nhau sẽ thế nào ? Vì sao phía trên ngọn đèn đang sáng có gió thổi lên ? + Hai chất lỏng không hoà tan có d khác nhau khi trộn lẫn vào nhau sẽ tự tách ra. Chất nào có trọng lượng riêng d lớn hơn (“nặng hơn”) sẽ nằm dưới. + Phía trên ngọn đèn không khí bị nung nóng, nở ra, nhẹ đi (trọng lượng riêng d giảm ) tạo thành luồng không khí bay lên cao. Đó chính là gió. Phần chuyển cho chương trình lớp 8 mới V.Khối lượng và quán tính. V.1. Quán tính là gì? Quán tính là tính bảo toàn vận tốc của vật.Từ đó suy ra: Vật đang đứng yên v=0 có xu hướng bảo toàn v=0 <=> vật cố giữ trạng thái đứng yên. Vật đang chuyển động v=0 có xu hướng bảo toàn cả độ lớn và hướng của v <=>vật sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều theo hướng cũ. Mọi vật đều có quán tính.=> To như Trái đất, bé như hạt bụi đều có quán tính. 1. Giải thích các hiện tượng sau: a.Ôtô bắt đầu chạy, hành khách ngả về phía sau. b.Ôtô đang chạy,tăng tốc,hành khách ngả về phía sau. c.Xe đang chạy,hãm phanh,hành khách chúi về phía trước. d.Xe đi đường vòng,hành khách nghiêng ra phía ngoài đường vòng. e.Rũ quần áo,bụi bay ra. V.2. Quán tính quan hệ thế nào với khối lượng? Tốc độ biến đổi vận tốc có liên quan thế nào với khối lượng vật? Quán tính tỉ lệ thuận với khối lượng vật.Từ đó suy ra: Vật có khối lượng càng lớn <=> Quán tính càng lớn <=>Thay đổi (tăng,giảm,đổi hướng)vận tốc càng chậm Vật có khối lượng càng bé <=> Quán tính càng bé <=>Thay đổi (tăng,giảm,đổi hướng)vận tốc càng nhanh. 2. Trả lời các câu hỏi sau: a.Hai xe giống hệt nhau,một xe chở đầy hàng,một xe không tải, khi khởi hành xe nào tăng tốc nhanh hơn? Vì sao? b.Khi gặp chướng ngại vật phải phanh hoặc khi vào đường vòng, trong hai xe đã cho ở câu a, xe nào ít nguy hiểm hơn? Vì sao? c.Hai vật có khối lượng khác nhau, khi va vào nhau vật nào bị văng ra xa hơn? Vì sao? d.Tại sao khi bóng bay đập vào tường, bóng văng trở lại còn tường thì hầu như đứng yên? e.Tại sao bệ của các máy hoạt động đều to, nặng và gắn với sàn nhà càng chặt càng tốt? 2. Có những loại lực cơ học nào ? Đặc điểm của mỗi loại ? Tính tương hỗ của tác dụng ?.

<span class='text_page_counter'>(21)</span> + Lực ma sát trượt hoặc lăn xuất hiện khi một vật trượt hoặc lăn trên bề mặt của một vật khác. Cùng phương, ngược chiều chuyển động của vật. Độ lớn: Tỷ lệ thuận với lực ép vuông góc bề mặt tiếp xúc N, hệ số ma sát k của mặt tiếp xúc (đặc trưng cho độ nhám và vật liệu bề mặt tiếp xúc). Biểu thức tính lực ma sát trượt hoặc lăn: (N) Fms = k.N (N). Vật chuyển động tự nhiên trên mặt ngang thì Fms = k.P + Lực ma sát nghỉ xuất hiện khi vật có xu hướng trượt hoặc lăn trên bề mặt của một vật khác. Cùng phương, ngược chiều với xu hướng trượt hoặc lăn. Độ lớn: Bằng độ lớn lực đã gây ra xu hướng trượt hoặc lăn. Lực ma sát nghỉ cực đại bằng lực ma sát trượt. * Lực đẩy Acsimét là tổng hợp áp lực của chất lỏng (hoặc chất khí) không cân bằng lên vật nhúng trong chất lỏng (hoặc chất khí). Hướng thẳng đứng từ dưới lên. Độ lớn tỉ lệ thuận với thể tích chiếm chỗ chất lỏng (hoặc chất khí) Vc và trọng lượng riêng của chất lỏng (hoặc chất khí) d. Biểu thức tính lực đẩy Acsimét: (N) Fa = Vc.d (m3).(N/m3)hoặc(dm3).(N/dm3)hoặc (cm3).(N/cm3) + Tác dụng có tính tương hỗ: A tác dụng lên B thì đồng thời B tác dụng ngược trở lại A. Lực A tác dụng lên B cùng phương, ngược chiều, bằng độ lớn lực B tác dụng lên A. + Biểu diễn lực bằng một véc tơ (mũi tên) có: Gốc tại vật chịu tác dụng Hướng trùng hướng của tác dụng Độ dài tỷ lệ thuận với độ lớn của lực. IV. Lực ma sát trượt và ma sát lăn. IV.1.Lực ma sát trượt, ma sát lăn xuất hiện khi nào?Hướng như thế nào ? - Lực ma sát trượt hoặc lăn xuất hiện khi một vật trượt hoặc lăn trên bề mặt của một vật khác. - Lực ma sát trượt hoặc lăn cùng phương, ngược chiều chuyển động của vật. IV.2.Độ lớn Fms phụ thuộc những gì? Quy luật phụ thuộc? Công thức tính? - Độ lớn tỷ lệ thuận với lực ép vuông góc bề mặt tiếp xúc N, hệ số ma sát k của mặt tiếp xúc (đặc trưng cho độ nhám và vật liệu bề mặt tiếp xúc). Biểu thức tính lực ma sát trượt hoặc lăn: (N) Fms = k.N (N). Vật chuyển động tự nhiên trên mặt ngang thì Fms = k.P Một thước bị kẹp giữa 2 má cặp của êtô với lực kẹp F = 40N. Hệ số ma sát giữa má êtô với thước k = 0,2. Tính lực ma sát trượt êtô tác dụng vào thước khi thước bị kéo trượt đi ? Vẽ hình biểu diễn lực kẹp, lực kéo, lực ma sát. Một cỗ xe có m = 500kg được kéo đi trên mặt đường nằm ngang có hệ số ma sát k = 0,02. Tính lực ma sát lăn giữa bánh xe và mặt đường ? Vẽ hình biểu diễn trọng lực, lực kéo, lực ma sát. Chất lên xe thêm bao nhiêu kg hàng hoá thì lực ma sát có độ lớn 120N ? V. Lực ma sát nghỉ. V.1.Lực ma sát nghỉ xuất hiện khi nào? Hướng như thế nào ? Lực ma sát nghỉ xuất hiện khi vật có xu hướng trượt hoặc lăn trên bề mặt của một vật khác. Lực ma sát nghỉ cùng phương, ngược chiều với xu hướng trượt hoặc lăn. V.2.Độ lớn lực ma sát nghỉ như thế nào ? Độ lớn lực ma sát nghỉ bằng độ lớn lực đã gây ra xu hướng trượt hoặc lăn. Lực ma sát nghỉ cực đại bằng độ lớn lực ma sát trượt. V.3.Lực ma sát nghỉ có vai trò gì trong thực tế ? Lực ma sát nghỉ có hướng thế nào ? Độ lớn bao nhiêu trong 2 trường hợp: Một cái bàn bị kéo với lực 15N theo phương ngang mà chưa chuyển động. Một thỏi thép có m = 20kg bị kẹp đứng giữa 2 má bàn kẹp. Biết hệ số ma sát trượt giữa bánh xe máy kéo và mặt đường là k = 0,25. a. Một máy kéo có m = 2tấn có thể tạo được lực kéo tối đa là bao nhiêu N? b.Để tạo được lực kéo là 6 500N thì máy kéo có m bé nhất là bao nhiêu tấn ? Đoàn tàu gồm có 20 toa, mỗi toa tàu có m0 = 35 tấn, hệ số ma sát lăn giữa bánh xe toa tàu với đường ray là k1 = 0,04. Tính lực ma sát nghỉ tối thiểu giữa bánh xe đầu tàu và đường ray ?.

<span class='text_page_counter'>(22)</span> Biết đầu tàu có M = 60tấn, , hệ số ma sát trượt giữa bánh xe đầu tàu và đường ray là k2 = 0,25. Tính số toa tối đa mà đầu tàu có thể kéo được ? VI. Tính tương hỗ trong tác dụng lực. Lực mà hai vật bất kì tác dụng lên nhau có những đặc điểm gì ? A tác dụng lực lên B thì đồng thời B tác dụng ngược (phản lực) trở lại A. Lực A tác dụng lên B cùng phương, ngược chiều, bằng độ lớn và cùng loại với lực B tác dụng lên A. Xác định hướng, độ lớn và loại lực của phản lực trong các trường hợp sau: Vật có m = 10kg đang bị Trái Đất hút. Lò xo (l0 = 20cm, k = 2N/cm) đang tác dụng lực vào vật treo và có l = 25cm. c. Mặt sàn nằm ngang có hệ số ma sát k = 0,2 đang tác dụng lực ma sát trượt vào khối gỗ có m = 5kg. d. Người nắm dây và đang kéo dây với lực 100N theo hướng chếch lên. * Nếu F1 lập một góc bất kì với F2 thì F là một đường chéo hình bình có 2 cạnh liên tiếp là F1 và F2 * Nếu F1 song song, cùng chiều với F2 thì F cùng chiều với F1, F2 và có độ lớn : F = F1 + F2 , điểm đặt chia trong tỷ lệ nghịch với F1 và F2 * Nếu F1 song song, ngược chiều với F2 và F1 > F2 thì F cùng chiều với F1 , có độ lớn : F = F1 - F2 , điểm đặt chia ngoài tỷ lệ nghịch với F1 và F2 9. Phân tích một lực thành hai lực tác dụng lên một vật như thế nào? Trên cơ sở 2 phương hoặc độ lớn 1 trong 2 thành phần cần phân tích ra đã biết, làm ngược lại với phép tổng hợp lực. IX.Lực đẩy Acsimet. Trạng thái của các vật trong chất lỏng. 1.Lực đẩy acsimet là gì?Hướng thế nào? Công thức tính độ lớn? Lực đẩy Acsimét là tổng hợp áp lực của chất lỏng (hoặc chất khí) không cân bằng lên vật nhúng trong chất lỏng (hoặc chất khí). Hướng thẳng đứng từ dưới lên. Độ lớn tỉ lệ thuận với thể tích chiếm chỗ chất lỏng (hoặc chất khí) Vc và trọng lượng riêng của chất lỏng (hoặc chất khí) d. Biểu thức tính lực đẩy Acsimét: (N) Fa = Vc.d (m3).(N/m3)hoặc(dm3).(N/dm3)hoặc (cm3).(N/cm3) 2.Một vật thả vào chất lỏng có thể ở những trạng thái nào? Nổi tự nhiên một phần trên mặt chất lỏng. Fa= P => Vc.dl = V.d ; Vc < V => dl > d - Vật bị nhấn bởi lực F, chìm hoàn toàn trong chất lỏng, không chạm đáy. Fa = P + N => Fa > P ; Vc = V => V.dl > V.d => dl > d Lơ lửng trong chất lỏng. Fa= P => Vc.dl = V.d ; Vc = V => dl = d Chìm hoàn toàn, đè lên đáy, đáy đẩy lên với lực N. Fa + N = P => Fa < P ; Vc = V => V.dl < V.d => dl < d Vật đè lên đáy nhưng có một phần vẫn nổi trên mặt chất lỏng. Fa + N = P => Vc.dl + N = V.d * Cần xét tiếp các trường hợp dùng lò xo treo vật cân bằng trong chất lỏng. 1. Thả một vật có V = 10dm3 vào chất lỏng có d = 10N/dm3 Tính lực đẩy Fa khi thể tích vật chìm trong chất lỏng là Vc= 3dm3 ? Tính thể tích phần nổi khi lực đẩy Fa = 60N ? Biết vật có m = 6kg. Tính thể tích phần chìm khi vật nổi tự nhiên ? Nếu thả vật nổi tự nhiên mà thể tích phần nổi là 2dm3 thì trọng lượng riêng của vật là d bằng bao nhiêu ? Một khối hình hộp chữ nhật có V = 4dm3 đặc, làm bằng kim loại có trọng lượng riêng d = 80N/dm3 được thả vào bể chứa nước có d0 = 10N/dm3..

<span class='text_page_counter'>(23)</span> Vật sẽ ở trạng thái nào nếu độ sâu của nước lớn hơn chiều cao của vật ? Tính lực mà vật đè lên đáy bể ? Lực vật đè lên đáy bể F = ? nếu nước chỉ ngập 3/4 chiều cao của vật ? Cần phải khoan trong khối hộp đó một lỗ rỗng có Vr bằng bao nhiêu để khối hộp nổi cân bằng tự nhiên 1/2 chiều cao trên mặt nước ? Đổ bao nhiêu g nước vào lỗ rỗng đó thì khối hộp sẽ ở trạng thái lơ lửmg trong nước ? Dùng một lò xo có hệ số đàn hồi k = 2N/cm để treo cân bằng một khối hình trụ có m = 1kg làm bằng gỗ có d = 4N/dm3 thì lò xo dài l1 = 22cm. Xác định chiều dài tự nhiên l0 của lò xo ? Tính chiều dài lò xo l2 khi treo khối gỗ ngập 1/4 chiều cao trong nước ? Dùng lò xo để nhấn khối gỗ chìm hẳn vào nước thì lò xo dài l3 = ? IV. Sự cân bằng lực ở vật đứng yên Cho 1 lực, vật cân bằng. Tìm lực kia. Xác định các cặp lực cân bằng.(Giải các bài toán cân bằng lực đơn giản bằng số học. IV.1.. Tổng hợp và phân tích lực ? + Tổng hợp hai lực cùng tác dụng lên một vật thành một lực: - Nếu F1 cùng phương, cùng chiều với F2 thì F cùng chiều với F1, F2 và có độ lớn : F = F1 + F2 - Nếu F1 cùng phương, ngược chiều với F2 và F1 > F2 thì F cùng chiều với F1 và có độ lớn : F = F1 - F2 - Nếu F1 lập một góc bất kì với F2 thì F là một đường chéo hình bình có 2 cạnh liên tiếp là F1 và F2 - Nếu F1 song song, cùng chiều với F2 thì F cùng chiều với F1, F2 và có độ lớn : F = F1 + F2 , điểm đặt chia trong tỷ lệ nghịch với F1 và F2 - Nếu F1 song song, ngược chiều với F2 và F1 > F2 thì F cùng chiều với F1 , có độ lớn : F = F1 - F2 , điểm đặt chia ngoài tỷ lệ nghịch với F1 và F2 + Phân tích một lực thành 2 lực tác dụng lên cùng một vật: Trên cơ sở 2 phương hoặc độ lớn 1 trong 2 thành phần cần phân tích ra đã biết, làm ngược lại với phép tổng hợp lực. 4. Cân bằng lực ? Trạng thái cân bằng lực ? Tốc độ biến đổi vận tốc liên quan đến lực và khối lượng ? + Cân bằng lực là trường hợp tổng hợp các lực tác dụng lên vật bằng 0. Nếu chỉ có 2 lực thì F1 cùng phương, ngược chiều và độ lớn bằng F2 Nếu 3 lực thì hợp lực của F1 và F2 sẽ cùng phương, ngược chiều và độ lớn bằng F3 + Trạng thái của vật chịu tác dụng của các lực cân bằng với nhau là: Vật đứng yên Vật chuyển động thẳng đều + Tốc độ biến đổi vận tốc của vật: Tỷ lệ thuận với độ lớn lực tác dụng lên vật Tỷ lệ nghịch với khối lượng của vật. 1.Một chất có thể tồn tại ở những thể nào? Các thể khác nhau những gì? + Một chất có thể tồn tại ở các thể: rắn, lỏng, khí (hơi), plasma . + Sự khác nhau giữa các thể: Thể Hình thức bên ngoài Cấu tạo bên trong Rắn Thể tích xác định Hình dạng xác định Vận tốc phân tử bé. Khoảng cách phân tử bé, lực liên kết mạnh..

<span class='text_page_counter'>(24)</span> Các phân tử dao động tại chỗ. Lỏng Thể tích xác định Hình dạng không xác định Vận tốc phân tử lớn hơn. Khoảng cách phân tử xa hơn, lực liên kết giảm đi. Các phân tử di chuyển được từ chỗ này sang chỗ khác. Khí Thể tích không xác định - Hình dạng không xác định Vận tốc phân tử rất lớn. Khoảng cách phân tử rất lớn, lực liên kết rất yếu. - Các phân tử chuyển động tự do Ôn tập cơ bản và nâng cao vật lí lớp 6 Hệ thống chuyên đề ôn tập vật lí lớp 6 Phần 1 : Cơ học I. Độ dài. Thể tích. Khối lượng. Lí thuyết Giới hạn đo của thước đo độ dài là gì ? Độ chia nhỏ nhất của thước là gì ? Theo hiểu biết của mình, em hãy điền GHĐ và ĐCNN của các thước đo sau: Tên thước Thước k$ *thwœ*{[ U ẻ Thước thẳng Thước dây Thước cuộn Thước kẹp Pan me GHĐ. ĐCNN.

<span class='text_page_counter'>(25)</span> 2. Ta có thể phân 6 loại thước trên thành 3 nhóm thước: thước kẻ và thước thẳng ; thước dây và thước cuộn ; thước kẹp và pan me. Về công dụng, ba nhóm thước trên khác nhau ở chỗ Ũ Thước thẳng Thước dây Thước cuộn Thước kẹp Pan me GHĐ. ĐCNN. 2. Ta có thể phân 6 loại thước trên thành 3 nhóm thước: thước kẻ và thước thẳng ; thước dây và thước cuộn ; thước kẹp và pan me. Về công dụng, ba nhóm thước trên khác nhau ở chỗ nào ? Trong mỗi nhóm, công dụng mỗi loại thước có gì khác nhau ? 3. Đặt thước đo thế nào là đúng ? Cách nhìn để đọc độ dài thế nào là đúng ? Nêu quy ước xác định giá trị độ dài đã đọc được ? Nêu quy ước cách ghi độ dài đo được ? 4. Trong trường hợp nào ta đo độ dài trực tiếp một lần ? trường hợp nào phải đo trực tiếp nhiều lần ? trường hợp nào phải đo gộp nhiều vật một lúc ? 5. Giới hạn đo của dụng cụ đong là gì ? Độ chia nhỏ nhất của dụng cụ đong là gì ? Theo hiểu biết của mình, em hãy điền GHĐ và ĐCNN của các bình đong sau: Tên dụng cụ ống pipét Xi ranh (Bơm tiêm) ống nghiệm có chia độ Bình chia độ Ca đong Can đong GHĐ.

<span class='text_page_counter'>(26)</span> ĐCNN. 6. Đặt dụng cụ đong thế nào là đúng ? Cách nhìn để đọc thể tích chất lỏng thế nào là đúng ? Nêu quy ước xác định giá trị thể tích chất lỏng đã đọc được ? Nêu quy ước cách ghi giá trị thể tích xác định được ? 7. Trong trường hợp nào ta đong một lần ? trường hợp nào phải đong nhiều lần ? trường hợp nào phải đong gộp ? 8. a. Trong trường hợp nào thì xác định được thể tích của vật nhờ kết quả đo độ dài ? b. Nêu các công thức toán học được sử dụng để tính thể tích của một vật ? 9. Nêu cách xác định thể tích của một vật rắn không thấm nước: a. Bằng bình chia độ ? b. Bằng phương pháp bình tràn ? Có sáu loại cân thường gặp. Ta có thể chia thành 3 nhóm có cách cân khác nhau: Cân tiểu li và cân Rôbecvan khi cân ta thêm, bớt số quả cân ở 1 trong 2 đĩa cân. Cân đòn và cân bàn khi cân ta dịch quả cân vào, ra trên đòn cân. Cân y tế và cân xe khi cân ta đọc giá trị khối lượng trên mặt chia độ của cân. 10. Đối với mỗi nhóm cân đã cho, hãy cho biết: Giới hạn đo của cân là gì ? Độ chia nhỏ nhất của cân là gì ? Theo hiểu biết của mình, em hãy điền GHĐ và ĐCNN của các loại cân sau: Tên cân Cân tiểu li Cân Rôbécvan Cân đòn Cân y tế Cân bàn Cân xe GHĐ. ĐCNN. 11. Đối với mỗi nhóm cân đã cho, hãy cho biết: Trước khi dùng cân để cân một vật ta phải làm gì ? Khi nào thì ngừng thao tác để bắt đầu xác định giá trị khối lượng của vật ? Quy ước cách xác định giá trị khối lượng của vật ? Quy ước cách ghi giá trị khối lượng của vật ?.

<span class='text_page_counter'>(27)</span> 12. Trong trường hợp nào ta cân một lần ? trường hợp nào phải cân nhiều lần ? trường hợp nào phải cân gộp nhiều vật một lúc ? 13. Nêu cách xác định khối lượng một vật thông qua xác định thể tích và tra cứu giá trị khối lượng riêng của chất đã biết ? bài tập 1. a. Dựa vào ĐCNN đã cho của thước đo, trong các giá trị đo đã ghi trong bảng sau đây, hãy gạch chân các giá trị độ dài được ghi đúng với quy ước. ĐCNN của thước Bảng ghi các giá trị đo được bằng thước đã cho 1mm 0,2mm; 1,1mm; 2mm; 5mm; 0,03cm; 2,5cm; 3cm; 3,4cm; 0,1dm 0,2cm 1mm; 2,0mm; 15mm; 44mm; 0,8cm; 3cm; 0,10dm; 0,7dm; 2,25dm 5cm 150mm; 0,2cm; 3cm; 20cm; 2,1dm; 6,5dm; 3,45dm; 0,10m; 1,3m; 10,85m b. Dựa vào kết quả đã được ghi đúng với quy ước, hãy ghi các giá trị ĐCNN có thể có của thước đo độ dài đã dùng để đo. Kết quả đo 3mm 6,0cm 0,5dm 0,07m 1,24m ĐCNN của thước là. 2. Điền vào ô trống dụng cụ thích hợp để đo trực tiếp 1 lần và kết quả đo được. Độ dài cần đo (đơn vị để ghi) Chiều rộng trang giấy A4 (mm) Chu vi hộp sữa Ông Thọ (cm) Chiều dài phòng học (dm) Đường kính ngoài bút chì (mm) Đường kính trong miệng técmôt loại 2,5l (mm) Dụng cụ đo.

<span class='text_page_counter'>(28)</span> Kết quả đo (hoặc ước lượng). 3. Cho một xếp giấy, một cây bút chì, một cuộn chỉ và một thước kẻ. Làm thế nào để xác định gần đúng các kích thước sau đây: a. Xác định bề dày của một tờ giấy viết. b. Xác định đường kính của sợi chỉ. c. Xác định chu vi của cây bút chì. 4. Em có thước ở nhà nhưng không được về nhà lấy thước. Làm thế nào để khi về nhà sẽ tính được gần đúng các khoảng cách mà em được tiếp xúc sau đây: a. Chiều dài của một bàn học b. Chiều dài của sân trường c. Chiều rộng bên trong của phòng học có lát gạch vuông. 5. Có trong tay một thước kẻ dài 30cm, một cây sào thẳng, một cuộn dây gai. Em hãy chọn cách làm để có kết quả gần đúng trong mỗi trường hợp sau: a. Xác định bề rộng của một con mương dẫn nước. b. Xác định khoảng cách giữa 2 gốc cây mà giữa chúng là các dải đất mấp mô. c. Xác định chiều cao một bụi cây. d. Xác định độ sâu của nước tại một điểm trong lòng kênh. 6. a. Nếu được bố hoặc mẹ chở về quê bằng xe máy, em sẽ làm thế nào để biết gần đúng khoảng cách từ nhà em đến quê ? b*. Với xe đạp, thước dây, em hãy tự chọn thêm dụng cụ và nêu cách làm để xác định khoảng cách từ nhà đến trường. 7*. a.Nêu cách dùng một thước dây xác định đường kính ngoài của một bánh xe đạp. b. Với một tờ giấy viết thông thường và một thước kẻ. Hãy nêu cách làm để xác định chu vi của một quả bóng bàn . c. Với một thước kẻ, 2 hộp diêm. Hãy nêu cách làm để xác định đường kính ngoài của một quả bóng bàn . d**. Vào một ngày trời nắng, trong tay chỉ có một thước thẳng không đủ chiều dài để đo chiều cao củỉ 眇&砇(砇*砇 6 砇 8 砇:砇<砇>砇 B 砇 D 砇 P 砇 R 砇 V 砇 X 砇 Z 砇 ắ 砇  砇 Ä 砇 ờ 砇ỡ砇ợ砇ð砇ụ砇ử砇 )‚•Z˜ –F<PủŒ$AI!Ố&?BơỡSX' Hệ thống chuyên đề ôn tập vật lí lớp 6 Phần 1 : Cơ học I. Độ dài. Thể tích. Khối lượng. Lí thuyết Giới hạn đo của thước đo độ dài là gì ? Độ chia nhỏ nhất của thước là gì ? Theo hiểu biết của mình, em hãy điền GHĐ và ĐCNN của các thước đo sau: Tên thước Thước kẻ Thước thẳng Thước dây Thước cuộn Thước kẹp Pan me GHĐ.

<span class='text_page_counter'>(29)</span> ĐCNN. 2. Ta có thể phân 6 loại thước trên thành 3 nhóm thước: thước kẻ và thước thẳng ; thước dây và thước cuộn ; thước kẹp và pan me. Về công dụng, ba nhóm thước trên khác nhau ở chỗ nào ? Trong mỗi nhóm, công dụng mỗi loại thước có gì khác nhau ? 3. Đặt thước đo thế nào là đúng ? Cách nhìn để đọc độ dài thế nào là đúng ? Nêu quy ước xác định giá trị độ dài đã đọc được ? Nêu quy ước cách ghi độ dài đo được ? 4. Trong trường hợp nào ta đo độ dài trực tiếp một lần ? trường hợp nào phải đo trực tiếp nhiều lần ? trường hợp nào phải đo gộp nhiều vật một lúc ? 5. Giới hạn đo của dụng cụ đong là gì ? Độ chia nhỏ nhất của dụng cụ đong là gì ? Theo hiểu biết của mình, em hãy điền GHĐ và ĐCNN của các bình đong sau: Tên dụng cụ ống pipét Xi ranh (Bơm tiêm) ống nghiệm có chia độ Bình chia độ Ca đong Can đong GHĐ. ĐCNN. 6. Đặt dụng cụ đong thế nào là đúng ? Cách nhìn để đọc thể tích chất lỏng thế nào là đúng ? Nêu quy ước xác định giá trị thể tích chất lỏng đã đọc được ? Nêu quy ước cách ghi giá trị thể tích xác định được ?.

<span class='text_page_counter'>(30)</span> 7. Trong trường hợp nào ta đong một lần ? trường hợp nào phải đong nhiều lần ? trường hợp nào phải đong gộp ? 8. a. Trong trường hợp nào thì xác định được thể tích của vật nhờ kết quả đo độ dài ? b. Nêu các công thức toán học được sử dụng để tính thể tích của một vật ? 9. Nêu cách xác định thể tích của một vật rắn không thấm nước: a. Bằng bình chia độ ? b. Bằng phương pháp bình tràn ? Có sáu loại cân thường gặp. Ta có thể chia thành 3 nhóm có cách cân khác nhau: Cân tiểu li và cân Rôbecvan khi cân ta thêm, bớt số quả cân ở 1 trong 2 đĩa cân. Cân đòn và cân bàn khi cân ta dịch quả cân vào, ra trên đòn cân. Cân y tế và cân xe khi cân ta đọc giá trị khối lượng trên mặt chia độ của cân. 10. Đối với mỗi nhóm cân đã cho, hãy cho biết: Giới hạn đo của cân là gì ? Độ chia nhỏ nhất của cân là gì ? Theo hiểu biết của mình, em hãy điền GHĐ và ĐCNN của các loại cân sau: Tên cân Cân tiểu li Cân Rôbécvan Cân đòn Cân y tế Cân bàn Cân xe GHĐ. ĐCNN. 11. Đối với mỗi nhóm cân đã cho, hãy cho biết: Trước khi dùng cân để cân một vật ta phải làm gì ? Khi nào thì ngừng thao tác để bắt đầu xác định giá trị khối lượng của vật ? Quy ước cách xác định giá trị khối lượng của vật ? Quy ước cách ghi giá trị khối lượng của vật ? 12. Trong trường hợp nào ta cân một lần ? trường hợp nào phải cân nhiều lần ? trường hợp nào phải cân gộp nhiều vật một lúc ? 13. Nêu cách xác định khối lượng một vật thông qua xác định thể tích và tra cứu giá trị khối lượng riêng của chất đã biết ? bài tập 1. a. Dựa vào ĐCNN đã cho của thước đo, trong các giá trị đo đã ghi trong bảng sau đây, hãy gạch chân các giá trị độ dài được ghi đúng với quy ước. ĐCNN của thước Bảng ghi các giá trị đo được bằng thước đã cho 1mm 0,2mm; 1,1mm; 2mm; 5mm; 0,03cm; 2,5cm; 3cm; 3,4cm; 0,1dm.

<span class='text_page_counter'>(31)</span> 0,2cm 1mm; 2,0mm; 15mm; 44mm; 0,8cm; 3cm; 0,10dm; 0,7dm; 2,25dm 5cm 150mm; 0,2cm; 3cm; 20cm; 2,1dm; 6,5dm; 3,45dm; 0,10m; 1,3m; 10,85m b. Dựa vào kết quả đã được ghi đúng với quy ước, hãy ghi các giá trị ĐCNN có thể có của thước đo độ dài đã dùng để đo. Kết quả đo 3mm 6,0cm 0,5dm 0,07m 1,24m ĐCNN của thước là. 2. Điền vào ô trống dụng cụ thích hợp để đo trực tiếp 1 lần và kết quả đo được. Độ dài cần đo (đơn vị để ghi) Chiều rộng trang giấy A4 (mm) Chu vi hộp sữa Ông Thọ (cm) Chiều dài phòng học (dm) Đường kính ngoài bút chì (mm) Đường kính trong miệng técmôt loại 2,5l (mm) Dụng cụ đo Kết quả đo (hoặc ước lượng) 3. Cho một xếp giấy, một cây bút chì, một cuộn chỉ và một thước kẻ. Làm thế nào để xác định gần đúng các kích thước sau đây: a. Xác định bề dày của một tờ giấy viết. b. Xác định đường kính của sợi chỉ. c. Xác định chu vi của cây bút chì. 4. Em có thước ở nhà nhưng không được về nhà lấy thước. Làm thế nào để khi về nhà sẽ tính được gần đúng các khoảng cách mà em được tiếp xúc sau đây: a. Chiều dài của một bàn học b. Chiều dài của sân trường c. Chiều rộng bên trong của phòng học có lát gạch vuông. 5. Có trong tay một thước kẻ dài 30cm, một cây sào thẳng, một cuộn dây gai. Em hãy chọn cách làm để có kết quả gần đúng trong mỗi trường hợp sau: a. Xác định bề rộng của một con mương dẫn nước. b. Xác định khoảng cách giữa 2 gốc cây mà giữa chúng là các dải đất mấp mô. c. Xác định chiều cao một bụi cây..

<span class='text_page_counter'>(32)</span> d. Xác định độ sâu của nước tại một điểm trong lòng kênh. 6. a. Nếu được bố hoặc mẹ chở về quê bằng xe máy, em sẽ làm thế nào để biết gần đúng khoảng cách từ nhà em đến quê ? b*. Với xe đạp, thước dây, em hãy tự chọn thêm dụng cụ và nêu cách làm để xác định khoảng cách từ nhà đến trường. 7*. a.Nêu cách dùng một thước dây xác định đường kính ngoài của một bánh xe đạp. b. Với một tờ giấy viết thông thường và một thước kẻ. Hãy nêu cách làm để xác định chu vi của một quả bóng bàn . c. Với một thước kẻ, 2 hộp diêm. Hãy nêu cách làm để xác định đường kính ngoài của một quả bóng bàn . d**. Vào một ngày trời nắng, trong tay chỉ có một thước thẳng không đủ chiều dài để đo chiều cao của một cây bàng. Em hãy nêu cách làm để xác định gần đúng chiều cao của ngọn cây bàng. e***. Hai gốc cây nằm hai bên con sông mà em không thể qua sông được. Với một thước dây, ba cọc tre thẳng và một êke, em hãy nêu cách làm để xác định gần đúng khoảng cách giữa hai gốc cây. 8*. Với hai đoạn thẳng có độ dài 3dm và 5dm, hãy nêu cách xác định một đoạn thẳng có độ dài 2dm, 8dm, 7dm, 4dm, 1dm, 9dm với số lần đo ít nhất. 9. a. Dựa vào ĐCNN đã cho của bình đong, trong các giá trị đo đã ghi trong bảng sau đây, hãy gạch chân các giá trị thể tích được ghi đúng với quy ước. ĐCNN của bình Bảng ghi các giá trị thể tích đo được bằng bình đong đã cho 0,1ml 0,03ml; 1,2ml; 2ml; 5,1ml; 3,01ml; 25ml; 3cm3; 3,4cm3; 0,1dm3 2cc 1cc; 2cc; 15,0cc; 0,8ml; 44ml; 3,0ml; 8cm3; 0,10dm3; 2,250dm3 5cm3 150mm3; 0,2cm3; 3cm3; 20cm3; 2,215dm3; 6,5dm3; 3,45ml; 0,10ml; 1,3ml; b. Dựa vào kết quả đã được ghi đúng với quy ước, hãy ghi các giá trị ĐCNN có thể có của bình đong đã dùng để đong. Kết quả đo 3ml 6,0cc 0,5cm3 0,07lit 1,24dm3 ĐCNN của bình đong là. 10. Điền vào ô trống dụng cụ thích hợp để đo trực tiếp 1 lần và kết quả đo được. Thể tích cần đo (đơn vị để ghi) Lấy 5ml nước lã để thử hoà tan muối ăn Nước cất có trong một ống nước cất (cc) Dung tích của một chén uống nước trà (cm3).

<span class='text_page_counter'>(33)</span> Dung tích của một lon bia (ml) Nước dừa có trong một quả dừa (lít) Dụng cụ đong. Kết quả đong (hoặc ước lượng). 11. Cho một bình nước, một ống hút sữa nút, một vỏ hộp sữa chua. Cần chọn thêm bình đong loại nào và làm như thế nào để xác định gần đúng: a. Dung tích của hộp sữa chua. b. Thể tích của một giọt nước. 12. Cho một cái cốc thuỷ tinh trong suốt, một xi ranh, một băng giấy, hồ dán, một bút bi và nước. Hãy nêu cách làm để biến cái cốc thành một bình chia độ. 13*. Cho một cái cốc, một xi ranh và nước. Hãy nêu cách làm để xác định thể tích của một quả trứng gà ? 14*. Cho một xi ranh, một cái đĩa, một cái bát tô và nước. Hãy nêu cách làm để xác định thể tích của một quả trứng ngỗng. 15*. Cho một bồn tắm, một bình chia độ và nước. Làm thế nào để xác định được gần đúng thể tích của cái đầu của một người bạn ? 16. Người thu tiền nước máy đã làm thế nào để biết thể tích nước mà mỗi gia đình tiêu thụ trong tháng vừa qua ? 17*. Có trong tay một ca 2 lít, một cái xô, một máy bơm nước và một đồng hồ. Em hãy nêu cách làm để xác định gần đúng thể tích nước chứa trong một cái ao. 18. Với một thước dây, em hãy nêu cách làm để xác định thể tích của một cái thùng phuy, một hộp phấn, một hộp mì tôm. 19*. Với một tờ giấy bìa khổ rộng và một thước kẻ. Hãy nêu cách làm để xác định thể tích của một quả bóng đá . 20*. Với 3 thước kẻ, mỗi thước có bề rộng khoảng 3cm. Hãy nêu cách làm để xác định thể tích của một quả bóng bàn . 21. Em đi tay không. Em có thước ở nhà nhưng không được về nhà lấy thước. Em hãy nêu cách làm để khi về nhà sẽ biết được gần đúng: Thể tích của một kiện hàng hình hộp chữ nhật. Dung tích của một bể chứa nước hình trụ. 22*. Trong tay có một ca nhựa trong suốt, hình trụ tròn có dung tích 1 lít. a. Hãy nêu cách làm để đong được đúng 0,5lít nước ? b. Có thêm một thước kẻ. Hãy nêu cách làm để lấy ra được gần đúng 700ml nước ? 23*. Vào một ngày trời nắng, trong tay có một thước dây loại dài 15m. Làm thế nào để xác định gần đúng thể tích của một khu nhà cao tầng hình hộp chữ nhật ? 24*. Cho một thước dây, một cây sào. Em hãy nêu cách làm để xác định gần đúng dung tích của một ao chứa nước hình chữ nhật ? 25*. Với một thước kẻ, một băng giấy, hồ dán và bút bi. Làm thế nào để tạo được một bình chia độ nếu: Có một bình nhựa trong suốt hình hộp chữ nhật. Có một bình nhựa trong suốt hình trụ tròn..

<span class='text_page_counter'>(34)</span> 26. a. Dựa vào ĐCNN đã cho của cân, hãy gạch chân các giá trị khối lượng được ghi đúng với quy ước trong các giá trị khối lượng đã ghi trong bảng sau đây. ĐCNN của cân Bảng ghi các giá trị khối lượng cân được bằng cân đã cho 1mg 0,4mg; 1,3mg; 2mg; 5mg; 0,032g; 2,52g; 3g; 0, 342562kg; 0,453kg 2g 5mg; 1g; 6,0g; 14g; 47g; 0,08kg; 3kg; 0,108kg; 0,7kg; 2,250kg 0,5kg 150g; 0,2kg; 0,3kg; 2kg; 2,4kg; 6,5kg; 3,45kg; 0,10kg; 17,0kg; 0,1085t b. Dựa vào kết quả đã được ghi đúng với quy ước, hãy ghi các giá trị ĐCNN có thể có của cân đã dùng để cân. Kết quả cân 7mg 8,08g 0,5g 0,07kg 1,24kg ĐCNN của cân là. 27. Điền vào ô trống loại cân thích hợp để cân 1 lần và kết quả cân được. Khối lượng cần cân (đơn vị để ghi) Một cái đinh ghim (mg) Một quả trứng vịt (g) Một con gà mái tơ (kg) Một bao tải khoai tây (kg) Một xe tải chở đầy hàng (tạ) Loại cân. Kết quả cân (hoặc ước lượng).

<span class='text_page_counter'>(35)</span> 28. Cho một gói đinh ghim, một cốc nước, một ống hút sữa nút và một cân Rôbecvan. Làm thế nào để xác định gần đúng các khối lượng sau đây: a. Xác định khối lượng của một cái đinh ghim. b. Xác định khối lượng của nước có trong cốc nước. c. Xác định khối lượng của một giọt nước. 29. Nêu cách xác định khối lượng chất lỏng trong một cái thùng khi trong tay có cân Rôbecvan có GHĐ là 2kg, 1thùng rỗng và 1 cái ca có dung tích bé thua 2 lít ? 30. Với 1 cân Rôbecvan vốn có GHĐ là 1,5kg song chỉ còn 1 quả cân 200g. Làm thế nào để đóng gói đường kính thành các túi 1kg cho nhanh ? 31*. Cho một cân Rôbecvan, 1 quả cân 200g, 1 quả cân 500g và một bao đường. Hãy nêu cách làm với số lần cân ít nhất có thể được để lấy ra được khối lượng đường là : 700g, 400g, 900g, 100g, 300g, 800g, 50g. 32*. Cho một cân Rôbecvan, không có quả cân, có 1 gói đường 1kg, 1 gói đường 1,3kg. Nêu cách làm với số lần cân ít nhất để lấy ra số đường là: 700g, 200g, 600g ? 33*. Có 9 gói mì tôm bề ngoài giống hệt nhau song 1 gói có ka một cây bàng. Em hãy nêu cách làm để xác định gần đúng chiều cao của ngọn cây bàng. e***. Hai gốc cây nằm hai bên con sông mà em không thể qua sông được. Với một thước dây, ba cọc tre thẳng và một êke, em hãy nêu cách làm để xác định gần đúng khoảng các ệ thống chuyên đề ôn tập vật lí lớp 6 Phần 1 : Cơ học I. Độ dài. Thể tích. Khối lượng. Lí thuyết Giới hạn đo của thước đo độ dài là gì ? Độ chia nhỏ nhất của thước là gì ? Theo hiểu biết của mình, em hãy điền GHĐ và ĐCNN của các thước đo sau: Tên thước Thước kẻ Thước thẳng Thước dây Thước cuộn Thước kẹp Pan me GHĐ. ĐCNN. 2. Ta có thể phân 6 loại thước trên thành 3 nhóm thước: thước kẻ và thước thẳng ; thước dây và thước cuộn ; thước kẹp và pan me. Về công dụng, ba nhóm thước trên khác nhau ở chỗ nào ? Trong mỗi nhóm, công dụng mỗi loại thước có gì khác nhau ? 3. Đặt thước đo thế nào là đúng ? Cách nhìn để đọc độ dài thế nào là đúng ? Nêu quy ước xác định giá trị độ dài đã đọc được ? Nêu quy ước cách ghi độ dài đo được ?.

<span class='text_page_counter'>(36)</span> 4. Trong trường hợp nào ta đo độ dài trực tiếp một lần ? trường hợp nào phải đo trực tiếp nhiều lần ? trường hợp nào phải đo gộp nhiều vật một lúc ? 5. Giới hạn đo của dụng cụ đong là gì ? Độ chia nhỏ nhất của dụng cụ đong là gì ? Theo hiểu biết của mình, em hãy điền GHĐ và ĐCNN của các bình đong sau: Tên dụng cụ ống pipét Xi ranh (Bơm tiêm) ống nghiệm có chia độ Bình chia độ Ca đong Can đong GHĐ. ĐCNN. 6. Đặt dụng cụ đong thế nào là đúng ? Cách nhìn để đọc thể tích chất lỏng thế nào là đúng ? Nêu quy ước xác định giá trị thể tích chất lỏng đã đọc được ? Nêu quy ước cách ghi giá trị thể tích xác định được ? 7. Trong trường hợp nào ta đong một lần ? trường hợp nào phải đong nhiều lần ? trường hợp nào phải đong gộp ? 8. a. Trong trường hợp nào thì xác định được thể tích của vật nhờ kết quả đo độ dài ? b. Nêu các công thức toán học được sử dụng để tính thể tích của một vật ? 9. Nêu cách xác định thể tích của một vật rắn không thấm nước: a. Bằng bình chia độ ? b. Bằng phương pháp bình tràn ? Có sáu loại cân thường gặp. Ta có thể chia thành 3 nhóm có cách cân khác nhau: Cân tiểu li và cân Rôbecvan khi cân ta thêm, bớt số quả cân ở 1 trong 2 đĩa cân. Cân đòn và cân bàn khi cân ta dịch quả cân vào, ra trên đòn cân. Cân y tế và cân xe khi cân ta đọc giá trị khối lượng trên mặt chia độ của cân. 10. Đối với mỗi nhóm cân đã cho, hãy cho biết: Giới hạn đo của cân là gì ? Độ chia nhỏ nhất của cân là gì ? Theo hiểu biết của mình, em hãy điền GHĐ và ĐCNN của các loại cân sau: Tên cân Cân tiểu li Cân Rôbécvan Cân đòn Cân y tế Cân bàn Cân xe.

<span class='text_page_counter'>(37)</span> GHĐ. ĐCNN. 11. Đối với mỗi nhóm cân đã cho, hãy cho biết: Trước khi dùng cân để cân một vật ta phải làm gì ? Khi nào thì ngừng thao tác để bắt đầu xác định giá trị khối lượng của vật ? Quy ước cách xác định giá trị khối lượng của vật ? Quy ước cách ghi giá trị khối lượng của vật ? 12. Trong trường hợp nào ta cân một lần ? trường hợp nào phải cân nhiều lần ? trường hợp nào phải cân gộp nhiều vật một lúc ? 13. Nêu cách xác định khối lượng một vật thông qua xác định thể tích và tra cứu giá trị khối lượng riêng của chất đã biết ? bài tập 1. a. Dựa vào ĐCNN đã cho của thước đo, trong các giá trị đo đã ghi trong bảng sau đây, hãy gạch chân các giá trị độ dài được ghi đúng với quy ước. ĐCNN của thước Bảng ghi các giá trị đo được bằng thước đã cho 1mm 0,2mm; 1,1mm; 2mm; 5mm; 0,03cm; 2,5cm; 3cm; 3,4cm; 0,1dm 0,2cm 1mm; 2,0mm; 15mm; 44mm; 0,8cm; 3cm; 0,10dm; 0,7dm; 2,25dm 5cm 150mm; 0,2cm; 3cm; 20cm; 2,1dm; 6,5dm; 3,45dm; 0,10m; 1,3m; 10,85m b. Dựa vào kết quả đã được ghi đúng với quy ước, hãy ghi các giá trị ĐCNN có thể có của thước đo độ dài đã dùng để đo. Kết quả đo 3mm 6,0cm 0,5dm 0,07m 1,24m ĐCNN của thước là.

<span class='text_page_counter'>(38)</span> 2. Điền vào ô trống dụng cụ thích hợp để đo trực tiếp 1 lần và kết quả đo được. Độ dài cần đo (đơn vị để ghi) Chiều rộng trang giấy A4 (mm) Chu vi hộp sữa Ông Thọ (cm) Chiều dài phòng học (dm) Đường kính ngoài bút chì (mm) Đường kính trong miệng técmôt loại 2,5l (mm) Dụng cụ đo. Kết quả đo (hoặc ước lượng). 3. Cho một xếp giấy, một cây bút chì, một cuộn chỉ và một thước kẻ. Làm thế nào để xác định gần đúng các kích thước sau đây: a. Xác định bề dày của một tờ giấy viết. b. Xác định đường kính của sợi chỉ. c. Xác định chu vi của cây bút chì. 4. Em có thước ở nhà nhưng không được về nhà lấy thước. Làm thế nào để khi về nhà sẽ tính được gần đúng các khoảng cách mà em được tiếp xúc sau đây: a. Chiều dài của một bàn học b. Chiều dài của sân trường c. Chiều rộng bên trong của phòng học có lát gạch vuông. 5. Có trong tay một thước kẻ dài 30cm, một cây sào thẳng, một cuộn dây gai. Em hãy chọn cách làm để có kết quả gần đúng trong mỗi trường hợp sau: a. Xác định bề rộng của một con mương dẫn nước. b. Xác định khoảng cách giữa 2 gốc cây mà giữa chúng là các dải đất mấp mô. c. Xác định chiều cao một bụi cây. d. Xác định độ sâu của nước tại một điểm trong lòng kênh. 6. a. Nếu được bố hoặc mẹ chở về quê bằng xe máy, em sẽ làm thế nào để biết gần đúng khoảng cách từ nhà em đến quê ? b*. Với xe đạp, thước dây, em hãy tự chọn thêm dụng cụ và nêu cách làm để xác định khoảng cách từ nhà đến trường. 7*. a.Nêu cách dùng một thước dây xác định đường kính ngoài của một bánh xe đạp. b. Với một tờ giấy viết thông thường và một thước kẻ. Hãy nêu cách làm để xác định chu vi của một quả bóng bàn ..

<span class='text_page_counter'>(39)</span> c. Với một thước kẻ, 2 hộp diêm. Hãy nêu cách làm để xác định đường kính ngoài của một quả bóng bàn . d**. Vào một ngày trời nắng, trong tay chỉ có một thước thẳng không đủ chiều dài để đo chiều cao của một cây bàng. Em hãy nêu cách làm để xác định gần đúng chiều cao của ngọn cây bàng. e***. Hai gốc cây nằm hai bên con sông mà em không thể qua sông được. Với một thước dây, ba cọc tre thẳng và một êke, em hãy nêu cách làm để xác định gần đúng khoảng cách giữa hai gốc cây. 8*. Với hai đoạn thẳng có độ dài 3dm và 5dm, hãy nêu cách xác định một đoạn thẳng có độ dài 2dm, 8dm, 7dm, 4dm, 1dm, 9dm với số lần đo ít nhất. 9. a. Dựa vào ĐCNN đã cho của bình đong, trong các giá trị đo đã ghi trong bảng sau đây, hãy gạch chân các giá trị thể tích được ghi đúng với quy ước. ĐCNN của bình Bảng ghi các giá trị thể tích đo được bằng bình đong đã cho 0,1ml 0,03ml; 1,2ml; 2ml; 5,1ml; 3,01ml; 25ml; 3cm3; 3,4cm3; 0,1dm3 2cc 1cc; 2cc; 15,0cc; 0,8ml; 44ml; 3,0ml; 8cm3; 0,10dm3; 2,250dm3 5cm3 150mm3; 0,2cm3; 3cm3; 20cm3; 2,215dm3; 6,5dm3; 3,45ml; 0,10ml; 1,3ml; b. Dựa vào kết quả đã được ghi đúng với quy ước, hãy ghi các giá trị ĐCNN có thể có của bình đong đã dùng để đong. Kết quả đo 3ml 6,0cc 0,5cm3 0,07lit 1,24dm3 ĐCNN của bình đong là. 10. Điền vào ô trống dụng cụ thích hợp để đo trực tiếp 1 lần và kết quả đo được. Thể tích cần đo (đơn vị để ghi) Lấy 5ml nước lã để thử hoà tan muối ăn Nước cất có trong một ống nước cất (cc) Dung tích của một chén uống nước trà (cm3) Dung tích của một lon bia (ml) Nước dừa có trong một quả dừa (lít) Dụng cụ đong.

<span class='text_page_counter'>(40)</span> Kết quả đong (hoặc ước lượng) ///. 11. Cho một bình nước, một ống hút sữa nút, một vỏ hộp sữa chua. Cần chọn thêm bình đong loại nào và làm như thế nào để xác định gần đúng: a. Dung tích của hộp sữa chua. b. Thể tích của một giọt nước. 12. Cho một cái cốc thuỷ tinh trong suốt, một xi ranh, một băng giấy, hồ dán, một bút bi và nước. Hãy nêu cách làm để biến cái cốc thành một bình chia độ. 13*. Cho một cái cốc, một xi ranh và nước. Hãy nêu cách làm để xác định thể tích của một quả trứng gà ? 14*. Cho một xi ranh, một cái đĩa, một cái bát tô và nước. Hãy nêu cách làm để xác định thể tích của một quả trứng ngỗng. 15*. Cho một bồn tắm, một bình chia độ và nước. Làm thế nào để xác định được gần đúng thể tích của cái đầu của một người bạn ? 16. Người thu tiền nước máy đã làm thế nào để biết thể tích nước mà mỗi gia đình tiêu thụ trong tháng vừa qua ? 17*. Có trong tay một ca 2 lít, một cái xô, một máy bơm nước và một đồng hồ. Em hãy nêu cách làm để xác định gần đúng thể tích nước chứa trong một cái ao. 18. Với một thước dây, em hãy nêu cách làm để xác định thể tích của một cái thùng phuy, một hộp phấn, một hộp mì tôm. 19*. Với một tờ giấy bìa khổ rộng và một thước kẻ. Hãy nêu cách làm để xác định thể tích của một quả bóng đá . 20*. Với 3 thước kẻ, mỗi thước có bề rộng khoảng 3cm. Hãy nêu cách làm để xác định thể tích của một quả bóng bàn . 21. Em đi tay không. Em có thước ở nhà nhưng không được về nhà lấy thước. Em hãy nêu cách làm để khi về nhà sẽ biết được gần đúng: Thể tích của một kiện hàng hình hộp chữ nhật. Dung tích của một bể chứa nước hình trụ. 22*. Trong tay có một ca nhựa trong suốt, hình trụ tròn có dung tích 1 lít. a. Hãy nêu cách làm để đong được đúng 0,5lít nước ? b. Có thêm một thước kẻ. Hãy nêu cách làm để lấy ra được gần đúng 700ml nước ? 23*. Vào một ngày trời nắng, trong tay có một thước dây loại dài 15m. Làm thế nào để xác định gần đúng thể tích của một khu nhà cao tầng hình hộp chữ nhật ? 24*. Cho một thước dây, một cây sào. Em hãy nêu cách làm để xác định gần đúng dung tích của một ao chứa nước hình chữ nhật ? 25*. Với một thước kẻ, một băng giấy, hồ dán và bút bi. Làm thế nào để tạo được một bình chia độ nếu: Có một bình nhựa trong suốt hình hộp chữ nhật. Có một bình nhựa trong suốt hình trụ tròn. 26. a. Dựa vào ĐCNN đã cho của cân, hãy gạch chân các giá trị khối lượng được ghi đúng với quy ước trong các giá trị khối lượng đã ghi trong bảng sau đây. ĐCNN của cân Bảng ghi các giá trị khối lượng cân được bằng cân đã cho 1mg 0,4mg; 1,3mg; 2mg; 5mg; 0,032g; 2,52g; 3g; 0, 342562kg; 0,453kg.

<span class='text_page_counter'>(41)</span> 2g 5mg; 1g; 6,0g; 14g; 47g; 0,08kg; 3kg; 0,108kg; 0,7kg; 2,250kg 0,5kg 150g; 0,2kg; 0,3kg; 2kg; 2,4kg; 6,5kg; 3,45kg; 0,10kg; 17,0kg; 0,1085t b. Dựa vào kết quả đã được ghi đúng với quy ước, hãy ghi các giá trị ĐCNN có thể có của cân đã dùng để cân. Kết quả cân 7mg 8,08g 0,5g 0,07kg 1,24kg ĐCNN của cân là. 27. Điền vào ô trống loại cân thích hợp để cân 1 lần và kết quả cân được. Khối lượng cần cân (đơn vị để ghi) Một cái đinh ghim (mg) Một quả trứng vịt (g) Một con gà mái tơ (kg) Một bao tải khoai tây (kg) Một xe tải chở đầy hàng (tạ) Loại cân. Kết quả cân (hoặc ước lượng). 28. Cho một gói đinh ghim, một cốc nước, một ống hút sữa nút và một cân Rôbecvan. Làm thế nào để xác định gần đúng các khối lượng sau đây: a. Xác định khối lượng của một cái đinh ghim. b. Xác định khối lượng của nước có trong cốc nước. c. Xác định khối lượng của một giọt nước. 29. Nêu cách xác định khối lượng chất lỏng trong một cái thùng khi trong tay có cân Rôbecvan có GHĐ là 2kg, 1thùng rỗng và 1 cái ca có dung tích bé thua 2 lít ?.

<span class='text_page_counter'>(42)</span> 30. Với 1 cân Rôbecvan vốn có GHĐ là 1,5kg song chỉ còn 1 quả cân 200g. Làm thế nào để đóng gói đường kính thành các túi 1kg cho nhanh ? 31*. Cho một cân Rôbecvan, 1 quả cân 200g, 1 quả cân 500g và một bao đường. Hãy nêu cách làm với số lần cân ít nhất có thể được để lấy ra được khối lượng đường là : 700g, 400g, 900g, 100g, 300g, 800g, 50g. 32*. Cho một cân Rôbecvan, không có quả cân, có 1 gói đường 1kg, 1 gói đường 1,3kg. Nêu cách làm với số lần cân ít nhất để lấy ra số đường là: 700g, 200g, 600g ? 33*. Có 9 gói mì tôm bề ngoài giống hệt nhau song 1 gói có ka một cây bàng. Em hãy nêu cách làm để xác định gần đúng chiều cao của ngọn cây bàng. e***. Hai gốc cây nằm hai bên con sông mà em không thể qua sông được. Với một thước dây, ba cọc tre thẳng và một êke, em hãy nêu cách làm để xác định gần đúng khoảng cácm )‚•Z˜ –F<PủŒ$AI!Ố&?BơỡSX' Hệ thống chuyên đề ôn tập vật lí lớp 6 Phần 1 : Cơ học I. Độ dài. Thể tích. Khối lượng. Lí thuyết Giới hạn đo của thước đo độ dài là gì ? Độ chia nhỏ nhất của thước là gì ? Theo hiểu biết của mình, em hãy điền GHĐ và ĐCNN của các thước đo sau: Tên thước Thước kẻ Thước thẳng Thước dây Thước cuộn Thước kẹp Pan me GHĐ. ĐCNN. 2. Ta có thể phân 6 loại thước trên thành 3 nhóm thước: thước kẻ và thước thẳng ; thước dây và thước cuộn ; thước kẹp và pan me. Về công dụng, ba nhóm thước trên khác nhau ở chỗ nào ? Trong mỗi nhóm, công dụng mỗi loại thước có gì khác nhau ? 3. Đặt thước đo thế nào là đúng ? Cách nhìn để đọc độ dài thế nào là đúng ? Nêu quy ước xác định giá trị độ dài đã đọc được ? Nêu quy ước cách ghi độ dài đo được ? 4. Trong trường hợp nào ta đo độ dài trực tiếp một lần ? trường hợp nào phải đo trực tiếp nhiều lần ? trường hợp nào phải đo gộp nhiều vật một lúc ? 5. Giới hạn đo của dụng cụ đong là gì ? Độ chia nhỏ nhất của dụng cụ đong là gì ? Theo hiểu biết của mình, em hãy điền GHĐ và ĐCNN của các bình đong sau: Tên dụng cụ ống pipét.

<span class='text_page_counter'>(43)</span> Xi ranh (Bơm tiêm) ống nghiệm có chia độ Bình chia độ Ca đong Can đong GHĐ. ĐCNN. 6. Đặt dụng cụ đong thế nào là đúng ? Cách nhìn để đọc thể tích chất lỏng thế nào là đúng ? Nêu quy ước xác định giá trị thể tích chất lỏng đã đọc được ? Nêu quy ước cách ghi giá trị thể tích xác định được ? 7. Trong trường hợp nào ta đong một lần ? trường hợp nào phải đong nhiều lần ? trường hợp nào phải đong gộp ? 8. a. Trong trường hợp nào thì xác định được thể tích của vật nhờ kết quả đo độ dài ? b. Nêu các công thức toán học được sử dụng để tính thể tích của một vật ? 9. Nêu cách xác định thể tích của một vật rắn không thấm nước: a. Bằng bình chia độ ? b. Bằng phương pháp bình tràn ? Có sáu loại cân thường gặp. Ta có thể chia thành 3 nhóm có cách cân khác nhau: Cân tiểu li và cân Rôbecvan khi cân ta thêm, bớt số quả cân ở 1 trong 2 đĩa cân. Cân đòn và cân bàn khi cân ta dịch quả cân vào, ra trên đòn cân. Cân y tế và cân xe khi cân ta đọc giá trị khối lượng trên mặt chia độ của cân. 10. Đối với mỗi nhóm cân đã cho, hãy cho biết: Giới hạn đo của cân là gì ? Độ chia nhỏ nhất của cân là gì ? Theo hiểu biết của mình, em hãy điền GHĐ và ĐCNN của các loại cân sau: Tên cân Cân tiểu li Cân Rôbécvan Cân đòn Cân y tế Cân bàn Cân xe GHĐ.

<span class='text_page_counter'>(44)</span> ĐCNN. 11. Đối với mỗi nhóm cân đã cho, hãy cho biết: Trước khi dùng cân để cân một vật ta phải làm gì ? Khi nào thì ngừng thao tác để bắt đầu xác định giá trị khối lượng của vật ? Quy ước cách xác định giá trị khối lượng của vật ? Quy ước cách ghi giá trị khối lượng của vật ? 12. Trong trường hợp nào ta cân một lần ? trường hợp nào phải cân nhiều lần ? trường hợp nào phải cân gộp nhiều vật một lúc ? 13. Nêu cách xác định khối lượng một vật thông qua xác định thể tích và tra cứu giá trị khối lượng riêng của chất đã biết ? bài tập 1. a. Dựa vào ĐCNN đã cho của thước đo, trong các giá trị đo đã ghi trong bảng sau đây, hãy gạch chân các giá trị độ dài được ghi đúng với quy ước. ĐCNN của thước Bảng ghi các giá trị đo được bằng thước đã cho 1mm 0,2mm; 1,1mm; 2mm; 5mm; 0,03cm; 2,5cm; 3cm; 3,4cm; 0,1dm 0,2cm 1mm; 2,0mm; 15mm; 44mm; 0,8cm; 3cm; 0,10dm; 0,7dm; 2,25dm 5cm 150mm; 0,2cm; 3cm; 20cm; 2,1dm; 6,5dm; 3,45dm; 0,10m; 1,3m; 10,85m b. Dựa vào kết quả đã được ghi đúng với quy ước, hãy ghi các giá trị ĐCNN có thể có của thước đo độ dài đã dùng để đo. Kết quả đo 3mm 6,0cm 0,5dm 0,07m 1,24m ĐCNN của thước là. 2. Điền vào ô trống dụng cụ thích hợp để đo trực tiếp 1 lần và kết quả đo được. Độ dài cần đo (đơn vị để ghi) Chiều rộng trang giấy A4.

<span class='text_page_counter'>(45)</span> (mm) Chu vi hộp sữa Ông Thọ (cm) Chiều dài phòng học (dm) Đường kính ngoài bút chì (mm) Đường kính trong miệng técmôt loại 2,5l (mm) Dụng cụ đo. Kết quả đo (hoặc ước lượng). 3. Cho một xếp giấy, một cây bút chì, một cuộn chỉ và một thước kẻ. Làm thế nào để xác định gần đúng các kích thước sau đây: a. Xác định bề dày của một tờ giấy viết. b. Xác định đường kính của sợi chỉ. c. Xác định chu vi của cây bút chì. 4. Em có thước ở nhà nhưng không được về nhà lấy thước. Làm thế nào để khi về nhà sẽ tính được gần đúng các khoảng cách mà em được tiếp xúc sau đây: a. Chiều dài của một bàn học b. Chiều dài của sân trường c. Chiều rộng bên trong của phòng học có lát gạch vuông. 5. Có trong tay một thước kẻ dài 30cm, một cây sào thẳng, một cuộn dây gai. Em hãy chọn cách làm để có kết quả gần đúng trong mỗi trường hợp sau: a. Xác định bề rộng của một con mương dẫn nước. b. Xác định khoảng cách giữa 2 gốc cây mà giữa chúng là các dải đất mấp mô. c. Xác định chiều cao một bụi cây. d. Xác định độ sâu của nước tại một điểm trong lòng kênh. 6. a. Nếu được bố hoặc mẹ chở về quê bằng xe máy, em sẽ làm thế nào để biết gần đúng khoảng cách từ nhà em đến quê ? b*. Với xe đạp, thước dây, em hãy tự chọn thêm dụng cụ và nêu cách làm để xác định khoảng cách từ nhà đến trường. 7*. a.Nêu cách dùng một thước dây xác định đường kính ngoài của một bánh xe đạp. b. Với một tờ giấy viết thông thường và một thước kẻ. Hãy nêu cách làm để xác định chu vi của một quả bóng bàn . c. Với một thước kẻ, 2 hộp diêm. Hãy nêu cách làm để xác định đường kính ngoài của một quả bóng bàn . d**. Vào một ngày trời nắng, trong tay chỉ có một thước thẳng không đủ chiều dài để đo chiều cao của một cây bàng. Em hãy nêu cách làm để xác định gần đúng chiều cao của ngọn cây bàng. e***. Hai gốc cây nằm hai bên con sông mà em không thể qua sông được. Với một thước dây, ba cọc tre thẳng và một êke, em hãy nêu cách làm để xác định gần đúng khoảng cách giữa hai gốc cây..

<span class='text_page_counter'>(46)</span> 8*. Với hai đoạn thẳng có độ dài 3dm và 5dm, hãy nêu cách xác định một đoạn thẳng có độ dài 2dm, 8dm, 7dm, 4dm, 1dm, 9dm với số lần đo ít nhất. 9. a. Dựa vào ĐCNN đã cho của bình đong, trong các giá trị đo đã ghi trong bảng sau đây, hãy gạch chân các giá trị thể tích được ghi đúng với quy ước. ĐCNN của bình Bảng ghi các giá trị thể tích đo được bằng bình đong đã cho 0,1ml 0,03ml; 1,2ml; 2ml; 5,1ml; 3,01ml; 25ml; 3cm3; 3,4cm3; 0,1dm3 2cc 1cc; 2cc; 15,0cc; 0,8ml; 44ml; 3,0ml; 8cm3; 0,10dm3; 2,250dm3 5cm3 150mm3; 0,2cm3; 3cm3; 20cm3; 2,215dm3; 6,5dm3; 3,45ml; 0,10ml; 1,3ml; b. Dựa vào kết quả đã được ghi đúng với quy ước, hãy ghi các giá trị ĐCNN có thể có của bình đong đã dùng để đong. Kết quả đo 3ml 6,0cc 0,5cm3 0,07lit 1,24dm3 ĐCNN của bình đong là. 10. Điền vào ô trống dụng cụ thích hợp để đo trực tiếp 1 lần và kết quả đo được. Thể tích cần đo (đơn vị để ghi) Lấy 5ml nước lã để thử hoà tan muối ăn Nước cất có trong một ống nước cất (cc) Dung tích của một chén uống nước trà (cm3) Dung tích của một lon bia (ml) Nước dừa có trong một quả dừa (lít) Dụng cụ đong. Kết quả đong (hoặc ước lượng) ///.

<span class='text_page_counter'>(47)</span> 11. Cho một bình nước, một ống hút sữa nút, một vỏ hộp sữa chua. Cần chọn thêm bình đong loại nào và làm như thế nào để xác định gần đúng: a. Dung tích của hộp sữa chua. b. Thể tích của một giọt nước. 12. Cho một cái cốc thuỷ tinh trong suốt, một xi ranh, một băng giấy, hồ dán, một bút bi và nước. Hãy nêu cách làm để biến cái cốc thành một bình chia độ. 13*. Cho một cái cốc, một xi ranh và nước. Hãy nêu cách làm để xác định thể tích của một quả trứng gà ? 14*. Cho một xi ranh, một cái đĩa, một cái bát tô và nước. Hãy nêu cách làm để xác định thể tích của một quả trứng ngỗng. 15*. Cho một bồn tắm, một bình chia độ và nước. Làm thế nào để xác định được gần đúng thể tích của cái đầu của một người bạn ? 16. Người thu tiền nước máy đã làm thế nào để biết thể tích nước mà mỗi gia đình tiêu thụ trong tháng vừa qua ? 17*. Có trong tay một ca 2 lít, một cái xô, một máy bơm nước và một đồng hồ. Em hãy nêu cách làm để xác định gần đúng thể tích nước chứa trong một cái ao. 18. Với một thước dây, em hãy nêu cách làm để xác định thể tích của một cái thùng phuy, một hộp phấn, một hộp mì tôm. 19*. Với một tờ giấy bìa khổ rộng và một thước kẻ. Hãy nêu cách làm để xác định thể tích của một quả bóng đá . 20*. Với 3 thước kẻ, mỗi thước có bề rộng khoảng 3cm. Hãy nêu cách làm để xác định thể tích của một quả bóng bàn . 21. Em đi tay không. Em có thước ở nhà nhưng không được về nhà lấy thước. Em hãy nêu cách làm để khi về nhà sẽ biết được gần đúng: Thể tích của một kiện hàng hình hộp chữ nhật. Dung tích của một bể chứa nước hình trụ. 22*. Trong tay có một ca nhựa trong suốt, hình trụ tròn có dung tích 1 lít. a. Hãy nêu cách làm để đong được đúng 0,5lít nước ? b. Có thêm một thước kẻ. Hãy nêu cách làm để lấy ra được gần đúng 700ml nước ? 23*. Vào một ngày trời nắng, trong tay có một thước dây loại dài 15m. Làm thế nào để xác định gần đúng thể tích của một khu nhà cao tầng hình hộp chữ nhật ? 24*. Cho một thước dây, một cây sào. Em hãy nêu cách làm để xác định gần đúng dung tích của một ao chứa nước hình chữ nhật ? 25*. Với một thước kẻ, một băng giấy, hồ dán và bút bi. Làm thế nào để tạo được một bình chia độ nếu: Có một bình nhựa trong suốt hình hộp chữ nhật. Có một bình nhựa trong suốt hình trụ tròn. 26. a. Dựa vào ĐCNN đã cho của cân, hãy gạch chân các giá trị khối lượng được ghi đúng với quy ước trong các giá trị khối lượng đã ghi trong bảng sau đây. ĐCNN của cân Bảng ghi các giá trị khối lượng cân được bằng cân đã cho 1mg 0,4mg; 1,3mg; 2mg; 5mg; 0,032g; 2,52g; 3g; 0, 342562kg; 0,453kg 2g 5mg; 1g; 6,0g; 14g; 47g; 0,08kg; 3kg; 0,108kg; 0,7kg; 2,250kg 0,5kg 150g; 0,2kg; 0,3kg; 2kg; 2,4kg; 6,5kg; 3,45kg; 0,10kg; 17,0kg; 0,1085t.

<span class='text_page_counter'>(48)</span> b. Dựa vào kết quả đã được ghi đúng với quy ước, hãy ghi các giá trị ĐCNN có thể có của cân đã dùng để cân. Kết quả cân 7mg 8,08g 0,5g 0,07kg 1,24kg ĐCNN của cân là. 27. Điền vào ô trống loại cân thích hợp để cân 1 lần và kết quả cân được. Khối lượng cần cân (đơn vị để ghi) Một cái đinh ghim (mg) Một quả trứng vịt (g) Một con gà mái tơ (kg) Một bao tải khoai tây (kg) Một xe tải chở đầy hàng (tạ) Loại cân. Kết quả cân (hoặc ước lượng). 28. Cho một gói đinh ghim, một cốc nước, một ống hút sữa nút và một cân Rôbecvan. Làm thế nào để xác định gần đúng các khối lượng sau đây: a. Xác định khối lượng của một cái đinh ghim. b. Xác định khối lượng của nước có trong cốc nước. c. Xác định khối lượng của một giọt nước. 29. Nêu cách xác định khối lượng chất lỏng trong một cái thùng khi trong tay có cân Rôbecvan có GHĐ là 2kg, 1thùng rỗng và 1 cái ca có dung tích bé thua 2 lít ? 30. Với 1 cân Rôbecvan vốn có GHĐ là 1,5kg song chỉ còn 1 quả cân 200g. Làm thế nào để đóng gói đường kính thành các túi 1kg cho nhanh ? 31*. Cho một cân Rôbecvan, 1 quả cân 200g, 1 quả cân 500g và một bao đường. Hãy nêu cách làm với số lần cân ít nhất có thể được để lấy ra được khối lượng đường là : 700g, 400g, 900g, 100g, 300g, 800g, 50g. 32*. Cho một cân Rôbecvan, không có quả cân, có 1 gói đường 1kg, 1 gói đường 1,3kg. Nêu cách làm với số lần cân ít nhất để lấy ra số đường là: 700g, 200g, 600g ?.

<span class='text_page_counter'>(49)</span> 33*. Có 9 gói mì tôm bề ngoài giống hệt nhau song 1 gói có khối lượng nhẹ hơn. Với cân Rôbecvan không có quả cân, hãy tìm cách cân với số lần cân ít nhất để xác định gói mì tôm thiếu cân. 34*. Cho 1 cân Rôbécvan có hộp quả cân, nhưng cân bị lệch. Có 1 túi đựng khoảng 3kg đường và 2 túi rỗng. Không được chỉnh cân. Hãy nêu cách làm để lấy ra được đúng 1kg đường. 35. Cho bảng khối lượng riêng các chất. Hãy nêu cách làm để xác định gần đúng khối lượng của một khối thép hình trụ tròn cỡ bằng ngón chân cái nếu như: Có thêm một bình chia độ có GHĐ 300ml và nước. Có thêm 1 thước kẻ. 36*. Với một bình chia độ có GHĐ là 500ml, ĐCNN là 2ml. Em sẽ đong như thế nào để lấy ra được số dầu hoả có khối lượng 400g, 500g ? 37**. Cho một cân y tế. Tự chọn thêm dụng cụ và đề xuất cách làm để xác định gần đúng khối lượng cái đầu của bạn ? 38**. Cho một cân bàn có GHĐ là 250kg. Tự chọn thêm dụng cụ và đề xuất cách làm để xác định khối lượng của một con voi. (Không được giết voi). 39**. Với một thước thẳng đặt trên mặt bàn nằm ngang, hai đĩa giống nhau và một quả cân 500g. Hãy tìm cách để lấy ra được gần đúng khối lượng đường 500g, 250g ? 40. Dụng cụ tuỳ ý chọn. Hãy đề xuất phương án để xác định gần đúng: a**. Khối lượng của nước có trong một cái hồ hình tròn chiều sâu không quá 3m ? b***. Khối lượng của một kim tự tháp ? 41***. Có một cân Rôbecvan mất hết quả cân, một bình chia độ, một loạt vỏ lọ thuốc tiêm và thuốc viên các cỡ khác nhau có nút cao su, một ống hút, cát và nước. Hãy nêu cách tạo bộ quả cân mới có quả cân bé nhất khoảng 5g.. II. Lực. Các loại lực. Lí thuyết Lực là gì ? Một lực tác dụng lên một vật có thể gây ra cho vật những biến đổi nào ? Làm thế nào để nhận biết một vật đang chịu tác dụng lực ? Xét đầy đủ tác dụng của một lực lên vật ta phải xét những yếu tố nào của lực ? Kí hiệu lực ? Đơn vị đo lực ? Dụng cụ đo lực ? Cách đo một lực thế nào là đúng ? 3. Trọng lực là gì ? Kí hiệu ? Trọng lực có hướng thế nào ? Điểm đặt của trọng lực ? 4. Độ lớn trọng lực phụ thuộc những gì ? Quy luật phụ thuộc ? Công thức tính ? Cách đo trọng lượng một vật thế nào là đúng ? 5. Lực đàn hồi xuất hiện khi nào ? Kí hiệu ? Hướng của lực đàn hồi thế nào ? 6. Độ lớn lực đàn hồi phụ thuộc gì ? Công thức tính lực đàn hồi của lò xo ? 7. Nêu thứ tự các bước chế tạo một lực kế lò xo ? 8. Tổng hợp 2 lực tác dụng lên cùng một vật thành một lực như thế nào ? Thế nào là 2 lực cân bằng ? Cho ví dụ ? Nếu vật chịu tác dụng của 3 lực F1, F2, F3 cân bằng với nhau thì giữa 3 lực này có quan hệ như thế nào ? Vật chịu tác dụng của hai (hoặc nhiều lực) cân bằng với nhau thì có trạng thái thế nào ? Cho ví dụ ? Các lực tác dụng lên cùng một vật không cân bằng với nhau thì trạng thái của vật như thế nào ? Cho ví dụ ? Tốc độ biến đổi vận tốc của vật liên quan thế nào với độ lớn của lực tác dụng lên vật, liên quan thế nào với khối lượng của vật ? Cho ví dụ ? Thế nào là 2 lực tương tác ? Cho ví dụ ? So sánh phương, chiều, độ lớn và loại lực của 2 lực tương tác ? Bài tập Trong mỗi câu mô tả lực tác dụng sau đây còn thiếu những yếu tố nào của lực ? Viên gạch đè lên sàn nhà một lực nén. Tác dụng một lực đẩy bằng 10N từ trái sang phải theo phương ngang..

<span class='text_page_counter'>(50)</span> Tác dụng vào khối gỗ một lực kéo theo phương ngang. Dùng tay tác dụng vào lò xo một lực ép. Dùng chân đá một lực bằng 80N. Trong các trường hợp sau đây vật nào đang có lực tác dụng ? Dấu hiệu để nhận biết là gì ? Lực đó do vật nào tác dụng ? Hướng của lực đó như thế nào ? Xe lửa rời ga. Ôtô hãm phanh khi gặp chướng ngại vật. Quả cầu nhỏ buộc ở đầu một sợi dây đang quay liên tục. Xe đua xuống một dốc quanh. Quả bóng đang bay đập vào bức tường. Lò xo đang treo một quả nặng. Cánh cung đang giương sẵn tên. Tính trọng lực tác dụng lên vật có khối lượng 2kg ? Biểu diễn P theo tỉ xích 5N/cm. Vật đó có hút Trái đất không ? Cho quả tạ có khối lượng 5kg. Trọng lượng gần đúng của quả tạ tại Vinh là bao nhiêu ? Trọng lượng vật thay đổi thế nào khi đưa quả tạ từ Vinh ra Hà Nội ? Trọng lượng vật thay đổi thế nào khi đưa quả tạ lên núi Phăngxipăng ? Một lò xo có chiều dài tự nhiên l0 = 12cm, có hệ số đàn hồi k = 4N/cm (tác dụng lực tăng thêm 4N thì lò xo dãn ra thêm hoặc ngắn lại bớt 1cm). Kéo lò xo với lực F1 = ? thì lò xo dài l1 = 16cm ? Nén lò xo với lực F2 = 8N thì lò xo dài l2 = ? Khi kéo lò xo có chiều dài tự nhiên l0 = 12cm với lực 10N thì lò xo dài 17cm. Tính hệ số đàn hồi của lò xo ? Tính chiều dài lò xo khi kéo lò xo với lực bằng 12N ? Tính chiều dài lò xo khi nén lò xo với lực 14N ? 7**. Tính chiều dài tự nhiên l0 và hệ số đàn hồi k của lò xo trong 2 trường hợp: Kéo với lực F1=4N lò xo dài l1=16cm, kéo với lực F2=8N lò xo dài l2=18cm. Kéo với lực F1=3N lò xo dài l1=15cm, nén với lực F2=5N lò xo dài l2=7cm. Xác định phương, chiều, độ lớn của hợp lực F trong các trường hợp sau: Xe chạy trên mặt ngang, lực kéo Fk= 100N, lực đẩy phía sau Fđ= 80N. Vật chuyển động trên mặt ngang, lực kéo Fk= 15N, lực cản Fc= 10N. Vật có P = 20N đi lên trong khi lò xo kéo lên với lực Fđh= 16N. Xe chạy trên mặt ngang, lực kéo Fk= 100N, lực đẩy phía sau Fđ= 80N, lực cản của mặt đường Fc = 20N. 9*. Xác định phương, chiều, độ lớn của F2, biết hợp lực F và F1 như sau: ( ( F1(4N) F(10N) F1(4N) F(10N) 10*. Tại sao khi chuyển từ đoạn đường nằm ngang sang đoạn có dốc lên thì ta phải kéo xe với lực lớn hơn ? 11. Xác định các cặp lực đã cân bằng với nhau trên vật trong các trường hợp: Một cái cốc nằm yên trên mặt bàn nằm ngang. Một quả nặng treo cân bằng dưới một lò xo. Một xô vữa được kéo lên đều bằng một sợi dây. Một phi công nhảy dù rơi đều. e. Một cái gầu được dòng dây thả tụt đều xuống giếng. f*. Một khối gỗ được kéo chạy đều trên ván ngang bằng một sợi dây. g*. Một khối gỗ được thả tụt đều xuống một ván xiên bằng một sợi dây. 12*. Xác định các cặp lực tương tác trong các trường hợp sau: Một quả bí treo cân bằng dưới cuống quả. Một viên gạch đặt trên một giá gỗ. Một ô tô đang chạy trên đường nằm ngang..

<span class='text_page_counter'>(51)</span> Một khối gỗ nằm trên mặt ngang, chịu tác dụng của một lực đẩy theo phương ngang nhưng chưa chuyển động. Khối gỗ A đè lên khối gỗ B đặt trên mặt sàn nằm ngang. Một cỗ xe được ngựa kéo chạy đều trên mặt đường nằm ngang. 13*. Khi kéo lò xo có chiều dài tự nhiên l0 = 10cm với lực 8N thì lò xo dài 14cm. Tác dụng lực theo chiều như thế nào, có độ lớn bao nhiêu thì lò xo dài 7cm ? Tính chiều dài của lò xo khi treo vật 2kg ? Biểu diễn 2 lực tác dụng lên vật. c. Chỉ ra các cặp lực tương tác, các cặp lực cân bằng trong câu b ? 14*. Một lò xo có chiều dài tự nhiên l0= 15cm, hệ số đàn hồi k = 5N/cm. Xác định chiều dài l của lò xo khi treo vật có m = 4kg nằm cân bằng. Xác định lực đẩy của ván lên vật khi ta treo vật vào lò xo, để vật chạm ván và lò xo dài l = 18cm. 15*. Dùng một lò xo có chiều dài tự nhiên l0 = 12cm để chế tạo một lực kế. Biết rằng khi treo quả nặng có khối lượng 500g thì lò xo dài l = 19,5cm. Nếu làm lực kế có GHĐ bằng 8N thì thang đo phải có độ dài là bao nhiêu ? Tổng chiều dài vỏ lực kế tối thiểu là bao nhiêu ? Nếu chia độ lực kế có ĐCNN là 0,2N thì khoảng cách giữa 2 vạch gần nhau nhất là bao nhiêu mm ? Vẽ hình mô tả bằng kích thước thực tế thang đo lực kế với GHĐ bằng 8N và ĐCNN bằng 0,2N ? Kéo lò xo lực kế bởi lực 12N rồi thả ra thì lò xo dài 14cm. Dùng lò xo này để chế tạo lực kế có GHĐ bằng 15N được không ? Vì sao ? 16*. Một khối gỗ nổi tự nhiên, nằm cân bằng, một phần nằm trên mặt nước. Hãy xác định các cặp lực tương tác ? Có những lực nào đã tác dụng lên khối gỗ ? Quan hệ giữa các lực đó ? 17*. Một khối chì được treo chìm trong nước dưới một sợi dây, không chạm đáy. Hãy xác định các cặp lực tương tác ? Có những lực nào tác dụng lên khối chì ? Các lực nào đã cân bằng với trọng lượng của khối chì ? 18*. Một hòn sỏi nằm chìm tận đáy bể nước. Hãy xác định các cặp lực tương tác ? Có những lực nào tác dụng lên hòn sỏi ? Xác định các lực cân bằng với trọng lượng của hòn sỏi ? 19*. Một xe bắt đầu chuyển động trên mặt ngang, bánh xe đẩy vào mặt đường. Hãy xác định lực các cặp lực tương tác ? Có những lực nào đã tác dụng lên xe ? Các lực tác dụng lên xe có cân bằng với nhau không ? 20*. a. Biết hai xe có m1 và m2 , m1 > m2 . Máy của 2 xe khoẻ như nhau (tác dụng 2 lực mạnh bằng nhau). Xe nào sẽ tăng vận tốc nhanh hơn khi bắt đầu xuất phát ? b. Hai xe giống hệt nhau, một xe chở đầy hàng, một xe không tải. Khi gặp chướng ngại vật, lực phanh 2 xe như nhau. Xe nào mau dừng hơn ?. III. Khối lượng riêng. Trọng lượng riêng. Lí thuyết.

<span class='text_page_counter'>(52)</span> 1. Khối lượng riêng của một vật được xác định như thế nào ? Có thể giảm khối lượng riêng của một vật bằng những cách nào ? Khi nhiệt độ tăng khối lượng riêng của các vật tăng hay giảm ? 2. Khối lượng riêng của một chất được xác định thế nào? Khi nào thì Dvật=Dchất? Khối lượng riêng của vật đặc làm bằng 2 chất được xác định thế nào ? Điền vào các ô trống trong bảng khối lượng riêng của các chất sau đây: ( ( F1(4N) F(10N) F1(4N) F(10N) 10*. Tại sao khi chuyển từ đoạn đường nằm ngang sang đoạn có dốc lên thì ta phải kéo xe với lực lớn hơn ? 11. Xác định các cặp lực đã cân bằng với nhau trên vật trong các trường hợp: Một cái cốc nằm yên trên mặt bàn nằm ngang. Một quả nặng treo cân bằng dưới một lò xo. Một xô vữa được kéo lên đều bằng một sợi dây. Một phi công nhảy dù rơi đều. e. Một cái gầu được dòng dây thả tụt đều xuống giếng. f*. Một khối gỗ được kéo chạy đều trên ván ngang bằng một sợi dây. g*. Một khối gỗ được thả tụt đều xuống một ván xiên bằng một sợi dây. 12*. Xác định các cặp lực tương tác trong các trường hợp sau: Một quả bí treo cân bằng dưới cuống quả. Một viên gạch đặt trên một giá gỗ. Một ô tô đang chạy trên đường nằm ngang. Một khối gỗ nằm trên mặt ngang, chịu tác dụng của một lực đẩy theo phương ngang nhưng chưa chuyển động. Khối gỗ A đè lên khối gỗ B đặt trên mặt sàn nằm ngang. Một cỗ xe được ngựa kéo chạy đều trên mặt đường nằm ngang. 13*. Khi kéo lò xo có chiều dài tự nhiên l0 = 10cm với lực 8N thì lò xo dài 14cm. Tác dụng lực theo chiều như thế nào, có độ lớn bao nhiêu thì lò xo dài 7cm ? Tính chiều dài của lò xo khi treo vật 2kg ? Biểu diễn 2 lực tác dụng lên vật. c. Chỉ ra các cặp lực tương tác, các cặp lực cân bằng trong câu b ? 14*. Một lò xo có chiều dài tự nhiên l0= 15cm, hệ số đàn hồi k = 5N/cm. Xác định chiều dài l của lò xo khi treo vật có m = 4kg nằm cân bằng. Xác định lực đẩy của ván lên vật khi ta treo vật vào lò xo, để vật chạm ván và lò xo dài l = 18cm. 15*. Dùng một lò xo có chiều dài tự nhiên l0 = 12cm để chế tạo một lực kế. Biết rằng khi treo quả nặng có khối lượng 500g thì lò xo dài l = 19,5cm. Nếu làm lực kế có GHĐ bằng 8N thì thang đo phải có độ dài là bao nhiêu ? Tổng chiều dài vỏ lực kế tối thiểu là bao nhiêu ? Nếu chia độ lực kế có ĐCNN là 0,2N thì khoảng cách giữa 2 vạch gần nhau nhất là bao nhiêu mm ? Vẽ hình mô tả bằng kích thước thực tế thang đo lực kế với GHĐ bằng 8N và ĐCNN bằng 0,2N ? Kéo lò xo lực kế bởi lực 12N rồi thả ra thì lò xo dài 14cm. Dùng lò xo này để chế tạo lực kế có GHĐ bằng 15N được không ? Vì sao ? 16*. Một khối gỗ nổi tự nhiên, nằm cân bằng, một phần nằm trên mặt nước. Hãy xác định các cặp lực tương tác ? Có những lực nào đã tác dụng lên khối gỗ ? Quan hệ giữa các lực đó ? 17*. Một khối chì được treo chìm trong nước dưới một sợi dây, không chạm đáy. Hãy xác định các cặp lực tương tác ? Có những lực nào tác dụng lên khối chì ? Các lực nào đã cân bằng với trọng lượng của khối chì ? 18*. Một hòn sỏi nằm chìm tận đáy bể nước. Hãy xác định các cặp lực tương tác ? Có những lực nào tác dụng lên hòn sỏi ? Xác định các lực cân bằng với trọng lượng của hòn sỏi ? 19*. Một xe bắt đầu chuyển động trên mặt ngang, bánh xe đẩy vào mặt đường..

<span class='text_page_counter'>(53)</span> Hãy xác định lực các cặp lực tương tác ? Có những lực nào đã tác dụng lên xe ? Các lực tác dụng lên xe có cân bằng với nhau không ? 20*. a. Biết hai xe có m1 và m2 , m1 > m2 . Máy của 2 xe khoẻ như nhau (tác dụng 2 lực mạnh bằng nhau). Xe nào sẽ tăng vận tốc nhanh hơn khi bắt đầu xuất phát ? b. Hai xe giống hệt nhau, một xe chở đầy hàng, một xe không tải. Khi gặp chướng ngại vật, lực phanh 2 xe như nhau. Xe nào mau dừng hơn ?. III. Khối lượng riêng. Trọng lượng riêng. Lí thuyết 1. Khối lượng riêng của một vật được xác định như thế nào ? Có thể giảm khối lượng riêng của một vật bằng những cách nào ? Khi nhiệt độ tăng khối lượng riêng của các vật tăng hay giảm ? 2. Khối lượng riêng của một chất được xác định thế nào? Khi nào thì Dvật=Dchất? Khối lượng riêng của vật đặc làm bằng 2 chất được xác định thế nào ? Điền vào các ô trống trong bảng khối lượng riêng của các chất sau đây: EMBED Equation.3 EMBED Equation.3 Chất Đá, cát, bê tông Đất thịt pha cát Gỗ khô Nước ở 40C Nước đá ở 00C Không khí ở 200C Khối lượng riêng (kg/m3) 2400 Chất Đá, cát, bê tông Đất thịt pha cát Gỗ khô Nước ở 40C Nước đá ở 00C Không khí ở 200C.

<span class='text_page_counter'>(54)</span> Khối lượng riêng (kg/m3) 2400 – 2550 1600 – 2000 1000 900 1,29 EMBED Equation.3 EMBED Equation.3 Chất ở 200C Dầu hoả Rượu Thuỷ ngân Vàng Bạc Đồng Sắt Nhôm Khối lượng riêng (kg/m3) 800 790 13900 19300 10500 8890 7880 2700 Xét chất ở 200C Chất nặng nhất Chất nhẹ nhất Chất rắn nhẹ nhất Chất lỏng nặng nhất Chất lỏng nhẹ nhất Chất khí nặng nhất Tên chất ốmi Hyđrô Li ti Thuỷ ngân Ê te Brôm Khối lượng riêng (kg/m3).

<span class='text_page_counter'>(55)</span> 22500 0,089 530 13900 710 7,1 5. Trọng lượng riêng của một vật được xác định như thế nào ? Đơn vị đo? 6. Công thức liên hệ D và d. Tại sao trọng lượng riêng của vật thay đổi theo vị trí ? Trọng lượng riêng một vật thay đổi khi nào khi thay đổi thể tích ? 7. Hai chất lỏng, có d khác nhau, không hoà tan khi trộn lẫn vào nhau sẽ thế nào ? Vì sao phía trên ngọn đèn đang sáng có gió thổi lên ? Bài tập 1. Một vật có khối lượng m = 5kg và thể tích Vv= 4dm3 được làm bằng chất có khối lượng riêng D = 2500kg/m3. Tính khối lượng riêng Dv của vật ? Nêu các cách lập luận để khẳng định vật này rỗng ? Tính thể tích phần rỗng Vr ? Giữ nguyên thể tích Vv thì phải bớt m bao nhiêu kg để Dv =1kg/dm3 ? Để Dv =1kg/dm3 khi giữ nguyên m thì phải tăng thể tích phần rỗng Vr thêm bao nhiêu dm3 ? 2. Nêu các bước xác định khối lượng riêng của một chất khi cho: Một cân, một cốc chia độ và một bình đựng chất lỏng A. b. Một thỏi đặc bằng chất rắn B, bình chia độ bỏ lọt thỏi đó và cân. 3. Dùng 0,2kg nhựa có D1 = 2kg/dm3 bọc xung quanh một quả cầu 1kg làm bằng kim loại có D2 = 8kg/dm3. Tính D của quả cầu mới được tạo thành ? 4. Pha 0,5kg cồn có D1 = 0,8kg/dm3 với 1kg nước có D2 = 1kg/dm3 được bao nhiêu lít hỗn hợp ? Biết rằng khi pha như vậy thể tích hỗn hợp thu được bằng 98% tổng thể tích 2 thành phần. 5. Một thỏi kim loại đặc màu vàng có m = 350g, V = 20 cm3. Biết khối lượng riêng của vàng D1 =19,3g/cm3, của bạc D2 = 10,5g/cm3. a. Chứng minh rằng đó không phải là thỏi vàng nguyên chất ! Biết thỏi kim loại đó gồm vàng và bạc. Tính khối lượng vàng có trong thỏi hợp kim đó ?. 4. Pha 0,5kg cồn có D1 = 0,8kg/dm3 với 1kg nước có D2 = 1kg/dm3 được bao nhiêu lít hỗn hợp ? Biết rằng khi pha như vậy thể tích hỗn hợp thu được bằng 98% tổng thể tích 2 thành phần. 5. Một thỏi kim loại đặc màu vàng có m = 350g, V = 20 cm3. Biết khối lượng riêng của vàng D1 =19,3g/cm3, của bạc D2 = 10,5g/cm3. a. Chứng minh rằng đó không phải là thỏi vàng nguyên chất ! Biết thỏi kim loại đó gồm vàng và bạc. Tính khối lượng vàng có trong thỏi hợp kim đó ?. 4. Pha 0,5kg cồn có D1 = 0,8kg/dm3 với 1kg nước có D2 = 1kg/dm3 được bao nhiêu lít hỗn hợp ? Biết rằng khi pha như vậy thể tích hỗn hợp thu được bằng 98% tổng thể tích 2 thành phần. 5. Một thỏi kim loại đặc màu vàng có m = 350g, V = 20 cm3. Biết khối lượng riêng của vàng D1 =19,3g/cm3, của bạc D2 = 10,5g/cm3. a. Chứng minh rằng đó không phải là thỏi vàng nguyên chất ! Biết thỏi kim loại đó gồm vàng và bạc. Tính khối lượng vàng có trong thỏi hợp kim đó ?.

<span class='text_page_counter'>(56)</span> 4. Pha 0,5kg cồn có D1 = 0,8kg/dm3 với 1kg nước có D2 = 1kg/dm3 được bao nhiêu lít hỗn hợp ? Biết rằng khi pha như vậy thể tích hỗn hợp thu được bằng 98% tổng thể tích 2 thành phần. 5. Một thỏi kim loại đặc màu vàng có m = 350g, V = 20 cm3. Biết khối lượng riêng của vàng D1 =19,3g/cm3, của bạc D2 = 10,5g/cm3. a. Chứng minh rằng đó không phải là thỏi vàng nguyên chất ! Biết thỏi kim loại đó gồm vàng và bạc. Tính khối lượng vàng có trong thỏi hợp kim đó ?. 4. Pha 0,5kg cồn có D1 = 0,8kg/dm3 với 1kg nước có D2 = 1kg/dm3 được bao nhiêu lít hỗn hợp ? Biết rằng khi pha như vậy thể tích hỗn hợp thu được bằng 98% tổng thể tích 2 thành phần. 5. Một thỏi kim loại đặc màu vàng có m = 350g, V = 20 cm3. Biết khối lượng riêng của vàng D1 =19,3g/cm3, của bạc D2 = 10,5g/cm3. a. Chứng minh rằng đó không phải là thỏi vàng nguyên chất ! Biết thỏi kim loại đó gồm vàng và bạc. Tính khối lượng vàng có trong thỏi hợp kim đó ?. Cho m1, m2, D1, D2. Tìm D. Cho m1, m2, D1, D2.. Tìm V. Cho m, V, D1, D2. Tìm m1. Các bài toán về D: pha trộn 2 chất (cách giải bằng số học) *35. Các bài toán pha trộn 2 chất. Tìm D, V, m, D1, V1, m1, tỉ lệ pha. Đ/n D = m/V; m = m1 + m2 ; V = V1 + V2 (Pha trộn 2 chất. Biết m1, m2, D1, D2. Tìm D, V, m ?) Tìm D. a. Cho m1, m2, V1, V2 Cho m1, m2, D1, D2 Cho V1, V2, D1, D2. Có hụt thể tích. Tìm V. a. Cho m1, m2, D1, D2 Cho m1, m2, D Cho m, D1, D2. Có hụt thể tích. Tìm m. a. Cho D1, D2, V1, V2 Cho V1, V2, D Cho V1, V2, D1, D2. Có hụt thể tích. Các bài toán pha trộn 2 chất. Tìm D, V, m, D1, V1, m1, tỉ lệ pha. Các bài toán pha trộn 2 chất. Tìm D, V, m, D1, V1, m1, tỉ lệ pha. Các bài toán pha trộn 2 chất. Tìm D, V, m, D1, V1, m1, tỉ lệ pha. *36. Bài toán pha trộn có hao hụt thể tích. 2. Một vật có P = 25N, V = 2dm3. Tính m và D của vật đó ? Cho các cặp giá trị m và V hãy xác định các cặp số có ý nghĩa, phác đồ loại trừ các số không có thực để chỉ ra chất. Cách xác định khối lượng riêng trong các trường hợp: có đủ dụng cụ đo V, m. Khi thiếu 1 trong các dụng cụ đó ? Cách xác định trọng lượng riêng trong các trường hợp: có đủ dụng cụ đo V, P. Khi thiếu 1 trong các dụng cụ đó ? IV. Các máy cơ đơn giản. Lí thuyết Bài tập I.Đòn bẩy: (Giải theo kiểu số học).

<span class='text_page_counter'>(57)</span> II.Mặt phẳng nghiêng: III.Ròng rọc:(Giải theo kiểu số học) Các bài tập phối hợp các loại máy cơ 5. Sự biến đổi lực trong các máy cơ ? Các máy cơ biến đổi độ lớn và hướng của lực tác dụng vào máy cơ. + Ròng rọc cố định chỉ đổi hướng của lực. + Ròng rọc động biến đổi độ lớn của lực: Tác dụng lực F1 vào dây luồn qua ròng rọc thì thu được từ trục ròng rọc lực F2 = 2.F1. Tác dụng lực F1 vào trục ròng rọc thì thu được từ dây luồn qua ròng rọc lực F1 = 0,5.F1. * Có 3 kiểu ghép ròng rọc: gọi n là số ròng rọc động dùng để ghép Ghép nhân đôi liên tiếp: F1 = 2n.F2 Ghép palăng chẵn: F1 = 2.n.F2 Ghép palăng lẻ: F1 = (2.n + 1).F2 + Đòn bẩy biến đổi cả hướng và độ lớn của lực. Tác dụng lực F1 vào cánh tay đòn l1 thì thu được ở cánh tay đòn l2 lực F2 = F1.(l1/l2) + Mặt phẳng nghiêng đổi hướng và giảm độ lớn lực cần tác dụng để đưa một vật lên cao theo công thức: F = P.(h/l) 6. Tác dụng quay của một lực ? Điều kiện cân bằng của vật quay được quanh một điểm ? + Tác dụng quay của một lực tỷ lệ thuận với độ lớn lực và độ dài cấnh tay đòn. (N.m) M = F.l (N).(m) + Điêù kiện cân bằng của một vật quay được quanh một trục: Tổng các mô men lực làm vật quay xuôi chiều kim đồng hồ bằng tổng các mô men lực làm vật quay ngược chiều kim đồng hồ. Xác định độ lớn của lực kéo đều một vật có trọng lượng 500N lên mặt phẳng nghiêng cao 2m, dài 5m trong 2 trường hợp: Mặt phẳng nghiêng không ma sát ? Mặt phẳng nghiêng có ma sát, hệ số ma sát k = 0,2 ? a. Càng xe đạp dài 2,5dm. Bán kính đĩa xe đạp bằng 1dm. Khi đạp vào bàn đạp một lực 100N thì răng đĩa sẽ kéo dây xích xe đạp với lực có độ lớn bao nhiêu ? b. Tay quay trục kéo dài 0,5m. Bán kính trục kéo bằng 10cm. Để kéo một khối gỗ có m = 500kg trượt đều trên mặt ngang có hệ số ma sát k = 0,2 thì phải tác dụng vào tay quay một lực bao nhiêu ? Bỏ qua ma sát ở trục kéo. Bỏ qua ma sát. Xác định lực cần tác dụng để đưa vật nặng 4000N lên cao bằng pa lăng chẵn gồm 2 ròng rọc động và 2 ròng rọc cố định trong hai trường hợp: Bỏ qua khối lượng các ròng rọc và dây. Bỏ qua khối lượng dây. Mỗi ròng rọc có khối lượng 1kg. Dùng 3 ròng rọc động ghép liên tiếp để đưa vật nặng 8000N lên cao. Bỏ qua ma sát. Hãy xác định độ lớn lực cần tác dụng trong hai trường hợp: Bỏ qua trọng lượng của dây và các ròng rọc. Bỏ qua trọng lượng dây. Mỗi ròng rọc có khối lượng 2kg. Một đòn cân đang nằm thăng bằng. Ta treo P1 = 10N bên đòn cân trái tại điểm A cách trục quay 15cm và treo P2 = 20N bên đòn cân phải tại điểm cách trục quay 12cm. Đòn cân nghiêng về bên nào ? Vì sao ? Để đòn cân thăng bằng trở lại cần dịch vật P2 vào gần hay ra xa trục quay bao nhiêu cm ? Nếu không dịch vật P2 , để đòn cân thăng bằng ta phải thay P2 bởi P3 = ?. Phần 2 : nhiệt học Chủ đề 1 : Đo nhiệt độ I.Nhiệt độ. Nhiệt độ của một số môi trường, vật thể thường gặp.

<span class='text_page_counter'>(58)</span> II.Các loại nhiệt kế, phạm vi đo, nơi thường sử dụng III.Cách đo nhiệt độ chất khí, chất lỏng, chất rắn Chủ đề 2 : Sự nở vì nhiệt I.Quy luật chung sự nở vì nhiệt của các chất. Tính Vt (số học) II.Những điểm khác nhau của sự nở vì nhiệt của các thể, các chất III.Các ứng dụng tiêu biểu. 2.Quy luật chung về sự co giãn vì nhiệt của các chất ? Nguyên nhân ? + Các quy luật chung về sự co giãn vì nhiệt của các chất. Nguyên nhân. Tất cả các chất khi nóng lên (thu nhiệt) thì nở ra, lạnh đi (toả nhiệt) thì co lại. Khi nóng lên (nội năng tăng) thì vận tốc phân tử tăng, khoảng cách giữa các phân tử tăng, vật nở ra. (Riêng nước trong khoảng từ 00C đến 40C thì ngược lại) Khi co giãn vì nhiệt các chất đều tác dụng lực lên vật cản. + Quy tắc xác định kích thước theo nhiệt độ t và kích thước tại 00C: - Công thức tính độ dài vật rắn tại t0C: l1 = l0.(1 + (t) - Công thức tính thể tích chất rắn, lỏng tại t0C: V1 = V0.(1 + (t) 3.Sự co giãn vì nhiệt khác nhau của các chất, các thể và ứng dụng ? + Sự khác nhau trong quá trình co giãn vì nhiệt của các chất, các thể: Các chất khác nhau thì co giãn vì nhiệt khác nhau.(Hệ số nở dài ( và hệ số nở khối ( của các chất khác nhau thì khác nhau.) Cùng một khoảng thay đổi nhiệt độ như nhau, thể khí nở ra nhiều nhất, thể lỏng nở ra ít, thể rắn nở ra rất ít. Tác dụng lực lên vật cản khi co giãn vì nhiệt rất mạnh khi ở thể rắn, yếu nhất khi ở thể khí. + Các ứng dụng: - Giải thích nguyên nhân của sự tạo thành dòng đối lưu, tạo gió tự nhiên. Tra khâu dao. Đặt con lăn ở đầu cầu. Tạo chỗ uốn ở ống dẫn hơi nước. Giải thích hiện tượng cốc nứt khi đột ngột đổ nước sôi hoặc bỏ nước đá. Làm băng kép. Làm nhiệt kế. Giải thích hiện tượng nước trào khi đun. Chủ đề 3 : Sự chuyển thể của các chất 0.1.Một chất có thể tồn tại ở những thể nào? Các thể khác nhau những gì? + Một chất có thể tồn tại ở các thể: rắn, lỏng, khí (hơi). + Sự khác nhau giữa các thể: Thể Hình thức bên ngoài Rắn Thể tích xác định. Hình dạng xác định Lỏng Thể tích xác định Hình dạng không xác định Khí Thể tích không xác định Hình dạng không xác định I.Sự nóng chảy và đông đặc I.1.Sự nóng chảy là gì ? Sự đông đặc là gì ? I.2.Các quy luật của sự nóng chảy ? sự đông đặc ? II.Sự bay hơi và sự ngưng tụ.

<span class='text_page_counter'>(59)</span> II.1.Sự bay hơi là gì ? Sự ngưng tụ là gì ? II.2.Các quy luật của sự bay hơi ? sự ngưng tụ ? các yếu tố tác động đến tôc độ bay hơI, sự thu nhiệt, các biểu hiện của sự bay hơi trong thực tế. Sự ngưng tụ, trong thực tế, sự toả nhiệt + Tốc độ bay hơi phụ thuộc những yếu tố: Tính linh động của chất lỏng. Nhiệt độ của chất lỏng. Tốc độ cấp nhiệt vào chất lỏng. Diện tích mặt thoáng. áp suất trên mặt thoáng. Gió trên mặt thoáng. III.Sự sôi: III.1.Sự sôi là gì ? Khác với sự bay hơi chỗ nào ? + Sự sôi là sự chuyển từ thể lỏng sang thể khí mãnh liệt xảy ra trong toàn khối chất lỏng tại một nhiệt độ xác định. Nhiệt độ xảy ra sự sôi gọi là nhiệt độ sôi. + Khác nhau giữa sự bay hơi và sự sôi: Sự bay hơi Sự sôi Xảy ra tại bề mặt chất lỏng. Xảy ra tại nhiệt độ bất kì. Xảy ra từ từ. Xảy ra trong toàn khối chất lỏng. - Xảy ra tại nhiệt độ xác định. - Xảy ra mãnh liệt. III.2.Các quy luật của sự sôi ? Trong quá trình sôi nhiệt độ không thay đổi. Các chất lỏng khác nhau thì nhiệt độ sôi khác nhau. áp suất trên mặt thoáng chất lỏng càng tăng thì nhiệt độ sôi càng lớn. IV. Tổng hợp các vấn đề chung: 1.Có những sự chuyển thể nào ? + Các quá trình chuyển thể: Sự nóng chảy và sự đông đặc. Sự hoá hơi (bay hơi, sôi) và sự ngưng tụ. Sự thăng hoa. 5.Quy luật chung về sự chuyển thể của các chất ? Nguyên nhân ? + Khi nóng chảy, khi hoá hơi đều thu nhiệt. Khi đông đặc, khi ngưng tụ thì ngược lại. Thu nhiệt lượng làm tăng nội năng, vận tốc của các phân tử tăng, khoảng cách giữa các phân tử xa thêm, lực liên kết yếu đi, sự chuyển động của các phân tử dễ dàng và tự do hơn, dẫn đến sự chuyển thể. + Tất cả các chất (trừ các chất vô định hình) khi chuyển thể nhiệt độ không thay đổi. Nhiệt lượng cấp vào lần lượt tập trung cho một số phân tử tăng vận tốc đủ phá vỡ liên kết và chuyển thể. 6.Tốc độ chuyển thể phụ thuộc gì ? + Tốc độ chuyển thể phụ thuộc vào: Tốc độ cấp nhiệt vào vật. Nhiệt độ của vật. Tính linh động của phân tử mỗi chất. Khoảng không gian, áp suất trên bề mặt xảy ra quá trình chuyển thể..

<span class='text_page_counter'>(60)</span> Trả lời câu hỏi lí thuyết Phần 1 : Cơ học I. Đo độ dài. Đo thể tích. Đo khối lượng. Giới hạn đo của thước đo độ dài là gì ? Độ chia nhỏ nhất của thước là gì ? Giới hạn đo (GHĐ) của thước là giá trị độ dài lớn nhất ghi trên thước. Độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) của thước là giá trị độ dài giữa hai vạch gần nhau nhất. GHĐ và ĐCNN thường gặp của các loại thước đo độ dài: Tên thước Thước kẻ Thước thẳng Thước dây Thước cuộn Thước kẹp Pan me GHĐ 20-30cm 1m 1,5m 5-30m 1dm 1dm ĐCNN 1-2mm 1-2cm 1cm 1cm 1mm 1mm Sự khác nhau về công dụng của ba nhóm thước đo: Thước kẻ và thước thẳng dùng đo độ dài đoạn thẳng. Thước dây và thước cuộn dùng đo được độ dài các đường cong. Thước kẹp và pan me dùng đo độ đường kính trong hoặc đường kính ngoài các vật hình ống hoặc khoảng cách giữa hai điểm trên vật có hình dạng bất kì. Thước kẻ đo kích thước bé và có độ chính xác cao hơn thước thẳng. Thước cuộn đo được kích thước lớn hơn thước dây. Thước kẹp đo đường kính ngoài còn pan me đo đường kính trong ống. Đặt thước đo thế nào là đúng ? Cách đặt thước đo đúng: - Thước áp dọc theo độ dài cần đo. - Vạch số 0 trùng với một đầu độ dài cần đo. Cách nhìn để đọc độ dài thế nào là đúng ? Cách nhìn để đọc đúng: Tia nhìn đi qua đầu còn lại của độ dài cần đo và phải vuông góc với thước..

<span class='text_page_counter'>(61)</span> Nêu quy ước xác định giá trị độ dài đã đọc được ? Giá trị đo là trị số của vạch chia gần nhất với đầu còn lại của độ dài cần đo. Nêu quy ước cách ghi độ dài đo được ? Độ chính xác của trị số độ dài được ghi bằng ĐCNN của thước. Số ghi độ dài phải phù hợp với trị số ĐCNN của thước. Chỉ có 3 giá trị ĐCNN là 1,2,5. Nếu ĐCNN là 5 thì trị số độ dài có tận cùng là 0, 5. Nếu ĐCNN là 2 thì trị số độ dài có tận cùng là 0, 2, 4, 6, 8. Nếu ĐCNN là 1 thì trị số độ dài có tận cùng là 0,1,2,3,4,5,6,7,8,9. Trong trường hợp nào ta đo độ dài trực tiếp một lần ? trường hợp nào phải đo trực tiếp nhiều lần ? trường hợp nào phải đo gộp nhiều vật một lúc ? Đo trực tiếp một lần khi tiếp xúc được độ dài cần đo và thước có GHĐ lớn hơn hoặc bằng độ dài cần đo. Đo trực tiếp nhiều lần khi tiếp xúc được và thước có GHĐ bé hơn độ dài cần đo. Đo gộp khi nhiều vật giống nhau, kích thước cần đo quá bé so với ĐCNN của thước. Xác định gián tiếp khi không áp được thước đo vào độ dài cần đo hoặc vật quá lớn. 5. Giới hạn đo của dụng cụ đong là gì ? Độ chia nhỏ nhất của dụng cụ đong là gì ? Giới hạn đo (GHĐ) của dụng cụ đong là giá trị thể tích lớn nhất ghi trên đó. Độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) của dụng cụ đong là giá trị thể tích giữa hai vạch gần nhau nhất trên dụng cụ đong. GHĐ và ĐCNN thường gặp của các loại bình đong: Tên dụng cụ ống pipét Xi ranh (Bơm tiêm) ống nghiệm có chia độ Bình chia độ Ca đong Can đong GHĐ 5-10ml 5-20ml 10-50ml 100-500ml 1-2lít 5-20lít ĐCNN 0,1ml 0,2-1ml 0,5-1ml 1,2,5ml 0,1-0,2l 0,5-1l 6. Đặt dụng cụ đong thế nào là đúng ? Đặt dụng cụ đong thẳng đứng (các vạch chia song song với mặt chất lỏng) Cách nhìn để đọc thể tích chất lỏng thế nào là đúng ? Tia nhìn phải trùng với mặt chất lỏng trong dụng cụ đong. Nêu quy ước xác định giá trị thể tích chất lỏng đã đọc được ? Thể tích chất lỏng là trị số của vạch chia gần nhất với mực chất lỏng trong bình. Nêu quy ước cách ghi giá trị thể tích xác định được ? Số ghi thể tích phải phù hợp với độ chính xác và trị số ĐCNN của bình đong..

<span class='text_page_counter'>(62)</span> 7. Trong trường hợp nào ta đong một lần ? trường hợp nào phải đong nhiều lần ? trường hợp nào phải đong gộp ? Đong một lần khi thể tích chất lỏng cần đo ít hơn hoặc bằng GHĐ của bình đong. Đong nhiều lần khi thể tích chất lỏng lớn hơn GHĐ của bình đong. Đong gộp khi thể tích vật quá bé so với ĐCNN của bình đong. Xác định gián tiếp khi thể tích vật rắn, thể tích khối chất lỏng rất lớn. 8. a. Trong trường hợp nào thì xác định được thể tích của vật nhờ kết quả đo độ dài ? Vật có dạng hình học đặc biệt thì ta xác định thể tích vật nhờ các kết quả đo độ dài . b. Nêu các công thức toán học được sử dụng để tính thể tích của một vật ? Vật hình hộp chữ nhật: V = dài x rộng x cao = a.b.c Vật hình trụ tròn: V = diện tích đáy x cao = 3,14. R2.h Vật hình cầu: V = 4. 3,14. R3 /3. 9.a. Cách xác định thể tích của một vật rắn không thấm nước bằng bình chia độ ? Đổ nước vào bình chia độ đến thể tích V1 Thả vật vào bình chia độ, ngập hẳn vào nước, nước dâng lên đến thể tích V2 Tính thể tích của vật V = V2 Chất ở 200C Dầu hoả Rượu Thuỷ ngân Vàng Bạc Đồng Sắt Nhôm Khối lượng riêng (kg/m3) 800 790 13900 19300 10500 8890 7880 2700 Xét chất ở 200C Chất nặng nhất Chất nhẹ nhất Chất rắn nhẹ nhất Chất lỏng nặng nhất Chất lỏng nhẹ nhất Chất khí nặng nhất Tên chất ốmi Hyđrô Li ti Thuỷ ngân Ê te.

<span class='text_page_counter'>(63)</span> Brôm Khối lượng riêng (kg/m3) 22500 0,089 530 13900 710 7,1 5. Trọng lượng riêng của một vật được xác định như thế nào ? Đơn vị đo? 6. Công thức liên hệ D và d. Tại sao trọng lượng riêng của vật thay đổi theo vị trí ? Trọng lượng riêng một vật thay đổi khi nào khi thay đổi thể tích ? 7. Hai chất lỏng, có d khác nhau, không hoà tan khi trộn lẫn vào nhau sẽ thế nào ? Vì sao phía trên ngọn đèn đang sáng có gió thổi lên ? Bài tập 1. Một vật có khối lượng m = 5kg và thể tích Vv= 4dm3 được làm bằng chất có khối lượng riêng D = 2500kg/m3. Tính khối lượng riêng Dv của vật ? Nêu các cách lập luận để khẳng định vật này rỗng ? Tính thể tích phần rỗng Vr ? Giữ nguyên thể tích Vv thì phải bớt m bao nhiêu kg để Dv =1kg/dm3 ? Để Dv =1kg/dm3 khi giữ nguyên m thì phải tăng thể tích phần rỗng Vr thêm bao nhiêu dm3 ? 2. Nêu các bước xác định khối lượng riêng của một chất khi cho: Một cân, một cốc chia độ và một bình đựng chất lỏng A. b. Một thỏi đặc bằng chất rắn B, bình chia độ bỏ lọt thỏi đó và cân. 3. Dùng 0,2kg nhựa có D1 = 2kg/dm3 bọc xung quanh một quả cầu 1kg làm bằng kim loại có D2 = 8kg/dm3. Tính D của quả cầu mới được tạo thành ? 4. Pha 0,5kg cồn có D1 = 0,8kg/dm3 với 1kg nước có D2 = 1kg/dm3 được bao nhiêu lít hỗn hợp ? Biết rằng khi pha như vậy thể tích hỗn hợp thu được bằng 98% tổng thể tích 2 thành phần. 5. Một thỏi kim loại đặc màu vàng có m = 350g, V = 20 cm3. Biết khối lượng riêng của vàng D1 =19,3g/cm3, của bạc D2 = 10,5g/cm3. a. Chứng minh rằng đó không phải là thỏi vàng nguyên chất ! Biết thỏi kim loại đó gồm vàng và bạc. Tính khối lượng vàng có trong thỏi hợp kim đó ?. 4. Pha 0,5kg cồn có D1 = 0,8kg/dm3 với 1kg nước có D2 = 1kg/dm3 được bao nhiêu lít hỗn hợp ? Biết rằng khi pha như vậy thể tích hỗn hợp thu được bằng 98% tổng thể tích 2 thành phần. 5. Một thỏi kim loại đặc màu vàng có m = 350g, V = 20 cm3. Biết khối lượng riêng của vàng D1 =19,3g/cm3, của bạc D2 = 10,5g/cm3. a. Chứng minh rằng đó không phải là thỏi vàng nguyên chất ! Biết thỏi kim loại đó gồm vàng và bạc. Tính khối lượng vàng có trong thỏi hợp kim đó ?. 4. Pha 0,5kg cồn có D1 = 0,8kg/dm3 với 1kg nước có D2 = 1kg/dm3 được bao nhiêu lít hỗn hợp ? Biết rằng khi pha như vậy thể tích hỗn hợp thu được bằng 98% tổng thể tích 2 thành phần. 5. Một thỏi kim loại đặc màu vàng có m = 350g, V = 20 cm3. Biết khối lượng riêng của vàng D1 =19,3g/cm3, của bạc D2 = 10,5g/cm3. a. Chứng minh rằng đó không phải là thỏi vàng nguyên chất !.

<span class='text_page_counter'>(64)</span> Biết thỏi kim loại đó gồm vàng và bạc. Tính khối lượng vàng có trong thỏi hợp kim đó ?. 4. Pha 0,5kg cồn có D1 = 0,8kg/dm3 với 1kg nước có D2 = 1kg/dm3 được bao nhiêu lít hỗn hợp ? Biết rằng khi pha như vậy thể tích hỗn hợp thu được bằng 98% tổng thể tích 2 thành phần. 5. Một thỏi kim loại đặc màu vàng có m = 350g, V = 20 cm3. Biết khối lượng riêng của vàng D1 =19,3g/cm3, của bạc D2 = 10,5g/cm3. a. Chứng minh rằng đó không phải là thỏi vàng nguyên chất ! Biết thỏi kim loại đó gồm vàng và bạc. Tính khối lượng vàng có trong thỏi hợp kim đó ?. 4. Pha 0,5kg cồn có D1 = 0,8kg/dm3 với 1kg nước có D2 = 1kg/dm3 được bao nhiêu lít hỗn hợp ? Biết rằng khi pha như vậy thể tích hỗn hợp thu được bằng 98% tổng thể tích 2 thành phần. 5. Một thỏi kim loại đặc màu vàng có m = 350g, V = 20 cm3. Biết khối lượng riêng của vàng D1 =19,3g/cm3, của bạc D2 = 10,5g/cm3. a. Chứng minh rằng đó không phải là thỏi vàng nguyên chất ! Biết thỏi kim loại đó gồm vàng và bạc. Tính khối lượng vàng có trong thỏi hợp kim đó ?. Cho m1, m2, D1, D2. Tìm D. Cho m1, m2, D1, D2.. Tìm V. Cho m, V, D1, D2. Tìm m1. Các bài toán về D: pha trộn 2 chất (cách giải bằng số học) *35. Các bài toán pha trộn 2 chất. Tìm D, V, m, D1, V1, m1, tỉ lệ pha. Đ/n D = m/V; m = m1 + m2 ; V = V1 + V2 (Pha trộn 2 chất. Biết m1, m2, D1, D2. Tìm D, V, m ?) Tìm D. a. Cho m1, m2, V1, V2 Cho m1, m2, D1, D2 Cho V1, V2, D1, D2. Có hụt thể tích. Tìm V. a. Cho m1, m2, D1, D2 Cho m1, m2, D Cho m, D1, D2. Có hụt thể tích. Tìm m. a. Cho D1, D2, V1, V2 Cho V1, V2, D Cho V1, V2, D1, D2. Có hụt thể tích. Các bài toán pha trộn 2 chất. Tìm D, V, m, D1, V1, m1, tỉ lệ pha. Các bài toán pha trộn 2 chất. Tìm D, V, m, D1, V1, m1, tỉ lệ pha. Các bài toán pha trộn 2 chất. Tìm D, V, m, D1, V1, m1, tỉ lệ pha. *36. Bài toán pha trộn có hao hụt thể tích. 2. Một vật có P = 25N, V = 2dm3. Tính m và D của vật đó ? Cho các cặp giá trị m và V hãy xác định các cặp số có ý nghĩa, phác đồ loại trừ các số không có thực để chỉ ra chất. Cách xác định khối lượng riêng trong các trường hợp: có đủ dụng cụ đo V, m. Khi thiếu 1 trong các dụng cụ đó ? Cách xác định trọng lượng riêng trong các trường hợp: có đủ dụng cụ đo V, P. Khi thiếu 1 trong các dụng cụ đó ? IV. Các máy cơ đơn giản..

<span class='text_page_counter'>(65)</span> Lí thuyết Bài tập I.Đòn bẩy: (Giải theo kiểu số học) II.Mặt phẳng nghiêng: III.Ròng rọc:(Giải theo kiểu số học) Các bài tập phối hợp các loại máy cơ 5. Sự biến đổi lực trong các máy cơ ? Các máy cơ biến đổi độ lớn và hướng của lực tác dụng vào máy cơ. + Ròng rọc cố định chỉ đổi hướng của lực. + Ròng rọc động biến đổi độ lớn của lực: Tác dụng lực F1 vào dây luồn qua ròng rọc thì thu được từ trục ròng rọc lực F2 = 2.F1. Tác dụng lực F1 vào trục ròng rọc thì thu được từ dây luồn qua ròng rọc lực F1 = 0,5.F1. * Có 3 kiểu ghép ròng rọc: gọi n là số ròng rọc động dùng để ghép Ghép nhân đôi liên tiếp: F1 = 2n.F2 Ghép palăng chẵn: F1 = 2.n.F2 Ghép palăng lẻ: F1 = (2.n + 1).F2 + Đòn bẩy biến đổi cả hướng và độ lớn của lực. Tác dụng lực F1 vào cánh tay đòn l1 thì thu được ở cánh tay đòn l2 lực F2 = F1.(l1/l2) + Mặt phẳng nghiêng đổi hướng và giảm độ lớn lực cần tác dụng để đưa một vật lên cao theo công thức: F = P.(h/l) 6. Tác dụng quay của một lực ? Điều kiện cân bằng của vật quay được quanh một điểm ? + Tác dụng quay của một lực tỷ lệ thuận với độ lớn lực và độ dài cấnh tay đòn. (N.m) M = F.l (N).(m) + Điêù kiện cân bằng của một vật quay được quanh một trục: Tổng các mô men lực làm vật quay xuôi chiều kim đồng hồ bằng tổng các mô men lực làm vật quay ngược chiều kim đồng hồ. Xác định độ lớn của lực kéo đều một vật có trọng lượng 500N lên mặt phẳng nghiêng cao 2m, dài 5m trong 2 trường hợp: Mặt phẳng nghiêng không ma sát ? Mặt phẳng nghiêng có ma sát, hệ số ma sát k = 0,2 ? a. Càng xe đạp dài 2,5dm. Bán kính đĩa xe đạp bằng 1dm. Khi đạp vào bàn đạp một lực 100N thì răng đĩa sẽ kéo dây xích xe đạp với lực có độ lớn bao nhiêu ? b. Tay quay trục kéo dài 0,5m. Bán kính trục kéo bằng 10cm. Để kéo một khối gỗ có m = 500kg trượt đều trên mặt ngang có hệ số ma sát k = 0,2 thì phải tác dụng vào tay quay một lực bao nhiêu ? Bỏ qua ma sát ở trục kéo. Bỏ qua ma sát. Xác định lực cần tác dụng để đưa vật nặng 4000N lên cao bằng pa lăng chẵn gồm 2 ròng rọc động và 2 ròng rọc cố định trong hai trường hợp: Bỏ qua khối lượng các ròng rọc và dây. Bỏ qua khối lượng dây. Mỗi ròng rọc có khối lượng 1kg. Dùng 3 ròng rọc động ghép liên tiếp để đưa vật nặng 8000N lên cao. Bỏ qua ma sát. Hãy xác định độ lớn lực cần tác dụng trong hai trường hợp: Bỏ qua trọng lượng của dây và các ròng rọc. Bỏ qua trọng lượng dây. Mỗi ròng rọc có khối lượng 2kg. Một đòn cân đang nằm thăng bằng. Ta treo P1 = 10N bên đòn cân trái tại điểm A cách trục quay 15cm và treo P2 = 20N bên đòn cân phải tại điểm cách trục quay 12cm. Đòn cân nghiêng về bên nào ? Vì sao ? Để đòn cân thăng bằng trở lại cần dịch vật P2 vào gần hay ra xa trục quay bao nhiêu cm ? Nếu không dịch vật P2 , để đòn cân thăng bằng ta phải thay P2 bởi P3 = ?. Phần 2 : nhiệt học.

<span class='text_page_counter'>(66)</span> Chủ đề 1 : Đo nhiệt độ I.Nhiệt độ. Nhiệt độ của một số môi trường, vật thể thường gặp II.Các loại nhiệt kế, phạm vi đo, nơi thường sử dụng III.Cách đo nhiệt độ chất khí, chất lỏng, chất rắn Chủ đề 2 : Sự nở vì nhiệt I.Quy luật chung sự nở vì nhiệt của các chất. Tính Vt (số học) II.Những điểm khác nhau của sự nở vì nhiệt của các thể, các chất III.Các ứng dụng tiêu biểu. 2.Quy luật chung về sự co giãn vì nhiệt của các chất ? Nguyên nhân ? + Các quy luật chung về sự co giãn vì nhiệt của các chất. Nguyên nhân. Tất cả các chất khi nóng lên (thu nhiệt) thì nở ra, lạnh đi (toả nhiệt) thì co lại. Khi nóng lên (nội năng tăng) thì vận tốc phân tử tăng, khoảng cách giữa các phân tử tăng, vật nở ra. (Riêng nước trong khoảng từ 00C đến 40C thì ngược lại) Khi co giãn vì nhiệt các chất đều tác dụng lực lên vật cản. + Quy tắc xác định kích thước theo nhiệt độ t và kích thước tại 00C: - Công thức tính độ dài vật rắn tại t0C: l1 = l0.(1 + (t) - Công thức tính thể tích chất rắn, lỏng tại t0C: V1 = V0.(1 + (t) 3.Sự co giãn vì nhiệt khác nhau của các chất, các thể và ứng dụng ? + Sự khác nhau trong quá trình co giãn vì nhiệt của các chất, các thể: Các chất khác nhau thì co giãn vì nhiệt khác nhau.(Hệ số nở dài ( và hệ số nở khối ( của các chất khác nhau thì khác nhau.) Cùng một khoảng thay đổi nhiệt độ như nhau, thể khí nở ra nhiều nhất, thể lỏng nở ra ít, thể rắn nở ra rất ít. Tác dụng lực lên vật cản khi co giãn vì nhiệt rất mạnh khi ở thể rắn, yếu nhất khi ở thể khí. + Các ứng dụng: - Giải thích nguyên nhân của sự tạo thành dòng đối lưu, tạo gió tự nhiên. Tra khâu dao. Đặt con lăn ở đầu cầu. Tạo chỗ uốn ở ống dẫn hơi nước. Giải thích hiện tượng cốc nứt khi đột ngột đổ nước sôi hoặc bỏ nước đá. Làm băng kép. Làm nhiệt kế. Giải thích hiện tượng nước trào khi đun. Chủ đề 3 : Sự chuyển thể của các chất 0.1.Một chất có thể tồn tại ở những thể nào? Các thể khác nhau những gì? + Một chất có thể tồn tại ở các thể: rắn, lỏng, khí (hơi). + Sự khác nhau giữa các thể: Thể Hình thức bên ngoài Rắn Thể tích xác định. Hình dạng xác định Lỏng Thể tích xác định Hình dạng không xác định Khí Thể tích không xác định Hình dạng không xác định I.Sự nóng chảy và đông đặc I.1.Sự nóng chảy là gì ? Sự đông đặc là gì ?.

<span class='text_page_counter'>(67)</span> I.2.Các quy luật của sự nóng chảy ? sự đông đặc ? II.Sự bay hơi và sự ngưng tụ II.1.Sự bay hơi là gì ? Sự ngưng tụ là gì ? II.2.Các quy luật của sự bay hơi ? sự ngưng tụ ? các yếu tố tác động đến tôc độ bay hơI, sự thu nhiệt, các biểu hiện của sự bay hơi trong thực tế. Sự ngưng tụ, trong thực tế, sự toả nhiệt + Tốc độ bay hơi phụ thuộc những yếu tố: Tính linh động của chất lỏng. Nhiệt độ của chất lỏng. Tốc độ cấp nhiệt vào chất lỏng. Diện tích mặt thoáng. áp suất trên mặt thoáng. Gió trên mặt thoáng. III.Sự sôi: III.1.Sự sôi là gì ? Khác với sự bay hơi chỗ nào ? + Sự sôi là sự chuyển từ thể lỏng sang thể khí mãnh liệt xảy ra trong toàn khối chất lỏng tại một nhiệt độ xác định. Nhiệt độ xảy ra sự sôi gọi là nhiệt độ sôi. + Khác nhau giữa sự bay hơi và sự sôi: Sự bay hơi Sự sôi Xảy ra tại bề mặt chất lỏng. Xảy ra tại nhiệt độ bất kì. Xảy ra từ từ. Xảy ra trong toàn khối chất lỏng. - Xảy ra tại nhiệt độ xác định. - Xảy ra mãnh liệt. III.2.Các quy luật của sự sôi ? Trong quá trình sôi nhiệt độ không thay đổi. Các chất lỏng khác nhau thì nhiệt độ sôi khác nhau. áp suất trên mặt thoáng chất lỏng càng tăng thì nhiệt độ sôi càng lớn. IV. Tổng hợp các vấn đề chung: 1.Có những sự chuyển thể nào ? + Các quá trình chuyển thể: Sự nóng chảy và sự đông đặc. Sự hoá hơi (bay hơi, sôi) và sự ngưng tụ. Sự thăng hoa. 5.Quy luật chung về sự chuyển thể của các chất ? Nguyên nhân ? + Khi nóng chảy, khi hoá hơi đều thu nhiệt. Khi đông đặc, khi ngưng tụ thì ngược lại. Thu nhiệt lượng làm tăng nội năng, vận tốc của các phân tử tăng, khoảng cách giữa các phân tử xa thêm, lực liên kết yếu đi, sự chuyển động của các phân tử dễ dàng và tự do hơn, dẫn đến sự chuyển thể. + Tất cả các chất (trừ các chất vô định hình) khi chuyển thể nhiệt độ không thay đổi. Nhiệt lượng cấp vào lần lượt tập trung cho một số phân tử tăng vận tốc đủ phá vỡ liên kết và chuyển thể. 6.Tốc độ chuyển thể phụ thuộc gì ? + Tốc độ chuyển thể phụ thuộc vào: Tốc độ cấp nhiệt vào vật. Nhiệt độ của vật. Tính linh động của phân tử mỗi chất. Khoảng không gian, áp suất trên bề mặt xảy ra quá trình chuyển thể..

<span class='text_page_counter'>(68)</span> Trả lời câu hỏi lí thuyết Phần 1 : Cơ học I. Đo độ dài. Đo thể tích. Đo khối lượng. Giới hạn đo của thước đo độ dài là gì ? Độ chia nhỏ nhất của thước là gì ? Giới hạn đo (GHĐ) của thước là giá trị độ dài lớn nhất ghi trên thước. Độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) của thước là giá trị độ dài giữa hai vạch gần nhau nhất. GHĐ và ĐCNN thường gặp của các loại thước đo độ dài: Tên thước Thước kẻ Thước thẳng Thước dây Thước cuộn Thước kẹp Pan me GHĐ 20-30cm 1m 1,5m 5-30m 1dm 1dm ĐCNN 1-2mm 1-2cm 1cm 1cm 1mm 1mm Sự khác nhau về công dụng của ba nhóm thước đo: Thước kẻ và thước thẳng dùng đo độ dài đoạn thẳng. Thước dây và thước cuộn dùng đo được độ dài các đường cong. Thước kẹp và pan me dùng đo độ đường kính trong hoặc đường kính ngoài các vật hình ống hoặc khoảng cách giữa hai điểm trên vật có hình dạng bất kì. Thước kẻ đo kích thước bé và có độ chính xác cao hơn thước thẳng. Thước cuộn đo được kích thước lớn hơn thước dây. Thước kẹp đo đường kính ngoài còn pan me đo đường kính trong ống. Đặt thước đo thế nào là đúng ? Cách đặt thước đo đúng: - Thước áp dọc theo độ dài cần đo..

<span class='text_page_counter'>(69)</span> - Vạch số 0 trùng với một đầu độ dài cần đo. Cách nhìn để đọc độ dài thế nào là đúng ? Cách nhìn để đọc đúng: Tia nhìn đi qua đầu còn lại của độ dài cần đo và phải vuông góc với thước. Nêu quy ước xác định giá trị độ dài đã đọc được ? Giá trị đo là trị số của vạch chia gần nhất với đầu còn lại của độ dài cần đo. Nêu quy ước cách ghi độ dài đo được ? Độ chính xác của trị số độ dài được ghi bằng ĐCNN của thước. Số ghi độ dài phải phù hợp với trị số ĐCNN của thước. Chỉ có 3 giá trị ĐCNN là 1,2,5. Nếu ĐCNN là 5 thì trị số độ dài có tận cùng là 0, 5. Nếu ĐCNN là 2 thì trị số độ dài có tận cùng là 0, 2, 4, 6, 8. Nếu ĐCNN là 1 thì trị số độ dài có tận cùng là 0,1,2,3,4,5,6,7,8,9. Trong trường hợp nào ta đo độ dài trực tiếp một lần ? trường hợp nào phải đo trực tiếp nhiều lần ? trường hợp nào phải đo gộp nhiều vật một lúc ? Đo trực tiếp một lần khi tiếp xúc được độ dài cần đo và thước có GHĐ lớn hơn hoặc bằng độ dài cần đo. Đo trực tiếp nhiều lần khi tiếp xúc được và thước có GHĐ bé hơn độ dài cần đo. Đo gộp khi nhiều vật giống nhau, kích thước cần đo quá bé so với ĐCNN của thước. Xác định gián tiếp khi không áp được thước đo vào độ dài cần đo hoặc vật quá lớn. 5. Giới hạn đo của dụng cụ đong là gì ? Độ chia nhỏ nhất của dụng cụ đong là gì ? Giới hạn đo (GHĐ) của dụng cụ đong là giá trị thể tích lớn nhất ghi trên đó. Độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) của dụng cụ đong là giá trị thể tích giữa hai vạch gần nhau nhất trên dụng cụ đong. GHĐ và ĐCNN thường gặp của các loại bình đong: Tên dụng cụ ống pipét Xi ranh (Bơm tiêm) ống nghiệm có chia độ Bình chia độ Ca đong Can đong GHĐ 5-10ml 5-20ml 10-50ml 100-500ml 1-2lít 5-20lít ĐCNN 0,1ml 0,2-1ml 0,5-1ml 1,2,5ml 0,1-0,2l 0,5-1l 6. Đặt dụng cụ đong thế nào là đúng ? Đặt dụng cụ đong thẳng đứng (các vạch chia song song với mặt chất lỏng) Cách nhìn để đọc thể tích chất lỏng thế nào là đúng ? Tia nhìn phải trùng với mặt chất lỏng trong dụng cụ đong. Nêu quy ước xác định giá trị thể tích chất lỏng đã đọc được ?.

<span class='text_page_counter'>(70)</span> Thể tích chất lỏng là trị số của vạch chia gần nhất với mực chất lỏng trong bình. Nêu quy ước cách ghi giá trị thể tích xác định được ? Số ghi thể tích phải phù hợp với độ chính xác và trị số ĐCNN của bình đong. 7. Trong trường hợp nào ta đong một lần ? trường hợp nào phải đong nhiều lần ? trường hợp nào phải đong gộp ? Đong một lần khi thể tích chất lỏng cần đo ít hơn hoặc bằng GHĐ của bình đong. Đong nhiều lần khi thể tích chất lỏng lớn hơn GHĐ của bình đong. Đong gộp khi thể tích vật quá bé so với ĐCNN của bình đong. Xác định gián tiếp khi thể tích vật rắn, thể tích khối chất lỏng rất lớn. 8. a. Trong trường hợp nào thì xác định được thể tích của vật nhờ kết quả đo độ dài ? Vật có dạng hình học đặc biệt thì ta xác định thể tích vật nhờ các kết quả đo độ dài . b. Nêu các công thức toán học được sử dụng để tính thể tích của một vật ? Vật hình hộp chữ nhật: V = dài x rộng x cao = a.b.c Vật hình trụ tròn: V = diện tích đáy x cao = 3,14. R2.h Vật hình cầu: V = 4. 3,14. R3 /3. 9.a. Cách xác định thể tích của một vật rắn không thấm nước bằng bình chia độ ? Đổ nước vào bình chia độ đến thể tích V1 Thả vật vào bình chia độ, ngập hẳn vào nước, nước dâng lên đến thể tích V2 Tính thể tích của vật V = V2 – V1 b. Cách xác định thể tích của một vật rắn không thấm nước bằng bình tràn ? Đổ nước vào đầy bình tràn. Đặt bình chứa vào dưới vòi bình tràn. Thả vật ngập hẳn vào nước trong bình tràn, nước tràn qua vòi vào bình chứa. Đổ nước trong bình chứa vào bình chia độ đo thể tích. Đó chính là thể tích của vật. 10. Giới hạn đo của cân là gì ? Độ chia nhỏ nhất của cân là gì ? Giới hạn đo của cân là tổng khối lượng các quả cân trong hộp quả cân (tiểu li, Rôbecvan) hoặc giá trị khối lượng lớn nhất ghi trên đòn cân (cân đòn, cân bàn) hoặc thang chia độ của cân (cân y tế, cân xe). Độ chia nhỏ nhất của cân là khối lượng quả cân nhỏ nhất trong hộp quả cân (tiểu li, Rôbecvan) hoặc giá trị khối lượng giữa hai vạch chia gần nhau nhất trên đòn cân (cân đòn, cân tạ) hoặc trên thang chia độ (cân y tế, cân xe) GHĐ và ĐCNN thường gặp của các loại cân: Tên cân Cân tiểu li Cân Rôbécvan Cân đòn Cân y tế Cân bàn Cân xe GHĐ 0,2-0,5kg 0,5-5kg 5-100kg 30-150kg 100-500kg 15-50tấn ĐCNN 1mg 1g 0,1-0,5kg 0,1kg 0,5kg 10kg.

<span class='text_page_counter'>(71)</span> 11. Các giai đoạn phải thực hiện khi cân một vật: Loại cân Tiểu li, Rôbecvan Cân đòn, cân bàn Cân y tế, cân xe Trước khi cân phải làm gì ? Để 2 đĩa trống, sạch. Chỉnh cho đòn cân nằm ngang. Dịch quả cân về vạch số 0. Chỉnh cho đòn cân nằm ngang. Để trống mặt cân. Chỉnh cho kim chỉ về vạch số 0. Ngừng thao tác để xác định khối lượng khi nào ? Khi đòn cân gần như nằm ngang. Khi đòn cân đã nằm ngang. Khi kim chỉ thị đã đứng yên. Cách xác định giá trị khối lượng như thế nào ? Tính tổng khối lượng các quả cân đã đặt lên đĩa. Đọc trị số vạch chia độ gần nhất với điểm dừng của quả cân. Đọc trị số của vạch chia độ gần nhất với vị trí kim đang chỉ. Quy ước cách ghi giá trị khối lượng Số ghi khối lượng phải phù hợp với độ chính xác và trị số ĐCNN của cân. 12. Trong trường hợp nào ta cân một lần ? trường hợp nào phải cân nhiều lần ? trường hợp nào phải cân gộp nhiều vật một lúc ? Cân trực tiếp một lần khi khối lượng vật bé hơn hoặc bằng GHĐ của cân. Cân nhiều lần khi khối lượng vật lớn hơn GHĐ của cân và chia nhỏ được. Cân gộp khi khối lượng vật quá bé so với ĐCNN của cân. Xác định m gián tiếp khi m quá lớn, khi không tách rời khỏi vật khác được. 13. Nêu cách xác định khối lượng một vật thông qua xác định thể tích và tra cứu giá trị khối lượng riêng của chất đã biết ? Xác định thể tích V. Tra bảng khối lượng riêng tìm D của chất cấu tạo nên vật. Tính khối lượng theo công thức m = D.V II. Lực. Các loại lực. Lực là gì ? Một lực tác dụng lên một vật có thể gây ra cho vật những biến đổi nào ? Làm thế nào để nhận biết một vật đang chịu tác dụng lực ? + Lực là đại lượng vật lí mô tả tác dụng của vật này lên vật khác. + Các biến đổi mà lực gây ra cho vật chịu tác dụng (Các tác dụng của lực): Làm thay đổi hình dạng của vật Làm thay đổi vận tốc của vật + Dấu hiệu nhận biết một vật đang có lực tác dụng: Vật biến đổi vận tốc (chuyển động nhanh lên, chậm lại, đổi hướng) Vật bị biến dạng (dài ra, ngắn lại, uốn cong, xoắn) Xét đầy đủ tác dụng của một lực lên vật ta phải xét những yếu tố nào của lực ? Kí hiệu lực ? Đơn vị đo lực ? Dụng cụ đo lực ? Cách đo một lực thế nào là đúng ? + Các yếu tố của một lực:.

<span class='text_page_counter'>(72)</span> Điểm đặt tai vật chịu tác dụng. Hướng của lực là hướng tác dụng (gồm phương và chiều tác dụng). Độ lớn của lực là độ mạnh của tác dụng. + Kí hiệu, đơn vị, dụng cụ đo: Kí hiệu lực: F. Đơn vị đo lực: Niu tơn (kí hiệu N). Dụng cụ đo: Lực kế. + Cách đo lực đúng quy định là: Cho lực cần đo tác dụng vào móc của lực kế. Phương biến dạng của lò xo lực kế trùng với phương của lực cần đo. 3. Trọng lực là gì ? Kí hiệu ? Trọng lực có hướng thế nào ? Điểm đặt của trọng lực ? Trọng lực là hút của Trái Đất. Kí hiệu trọng lực là: P . Trọng lực hướng về tâm Trái Đất (hướng xuống thẳng đứng ) Nếu vật đồng chất thì điểm đặt của trọng lực là: Tâm hình tròn nếu vật có hình tròn, bề dày chỗ nào cúng bằng nhau. Trung điểm của đoạn thẳng nếu vật là đoạn thẳng tiết diện đều. Giao điểm 2 đường chéo nếu vật là hình bình hành, bề dày đồng đều. Giao điểm của 3 đường trung tuyến nếu vật hình tam giác, bề dày đồng đều. 4. Độ lớn trọng lực phụ thuộc những gì ? Quy luật phụ thuộc ? Công thức tính ? Cách đo trọng lượng một vật thế nào là đúng ? + Độ lớn trọng lực phụ thuộc vào khối lượng vật và vị trí của vật trên Trái Đất. Độ lớn trọng lực tỷ lệ thuận với khối lượng m của vật. Càng xa tâm Trái Đất (đi về xích đạo, lên núi cao) trọng lực càng giảm. + Công thức tính độ lớn trọng lực: (N) P = m.g (kg).(kg.m/s2) Tại mặt đất: gxđ = 9,78 ; gc = 9,82 ; Lấy tròn số là g = 10 Vật có m = 1kg thì có P = 10N. + Cách đo trọng lượng: Treo vật vào móc lực kế. Giữ lực kế sao cho lò xo lực kế theo phương thẳng đứng. Khi vật đã cân bằng, đọc giá trị trọng lượng. 5. Lực đàn hồi xuất hiện khi nào ? Hướng thế nào ? Kí hiệu ? - Lực đàn hồi xuất hiện khi vật bị biến dạng đàn hồi. - Lực đàn hồi cùng phương, ngược chiều biến dạng. Kí hiệu: Fđh , lực căng T. 6. Độ lớn lực đàn hồi phụ thuộc gì ? Công thức tính lực đàn hồi của lò xo ? Độ lớn lực đàn hồi phụ thuộc độ biến dạng và độ cứng của vật. Độ lớn lực đàn hồi của lò xo tỉ lệ thuận với độ biến dạng x và hệ số đàn hồi k (độ cứng) của lò xo. Biểu thức tính lực đàn hồi của lò xo: (N) Fđh = k.x (N/m).(m) hoặc (N/cm).(cm) x là độ biến dạng của lò xo, khi giãn x = l – l0, khi nén x = l0 – l k là hệ số đàn hồi của lò xo. * Lưu ý: Mỗi lò xo chỉ giữ được tính đàn hồi trong phạm vi nhất định. Khi ta kéo lò xo dài quá giới hạn cho phép có hiện tượng lò xo “mỏi”. Khi đó lò xo sẽ không tự co lại đúng chiều dài ban đầu, mà xuất hiện phần biến dạng dư (phần giãn thêm so với chiều dài ban đầu không tự co lại được) 7. Nêu thứ tự các bước chế tạo một lực kế lò xo ? + Chế tạo các bộ phận lực kế và lắp ráp thành lực kế: Chọn lò xo có tính đàn hồi tốt để làm lực kế (kéo lò xo dài gấp 2,5-3 lần chiều dài tự nhiên, khi thả ra lò xo tự co về độ dài cũ). Gắn bộ phận điều chỉnh vào một đầu lò xo hoặc kim hay ống chỉ thị. Gắn móc lực kế và kim chỉ thị (hoặc ống để chia vạch chỉ thị) vào một đầu lò xo. Tạo vỏ lực kế bằng vật liệu cứng xẻ rãnh (hoặc tạo ống) đặt lò xo có độ dài phù hợp với lò xo (khoảng gấp 2 chiều dài tự nhiên của lò xo), một đầu ống có chỗ gắn hoặc móc lò xo. Dán băng giấy lên vỏ lực kế (hoặc ống gắn với lò xo) để chuẩn bị cho việc chia độ lực kế. Đặt lò xo vào rãnh (hoặc ống) lực kế, gắn đầu thứ nhất của lò xo vào vỏ lực kế. + Chia độ lực kế: Để lò xo tự nhiên tương ứng với lực tác dụng bằng 0. Vạch số 0 lên thang chia độ..

<span class='text_page_counter'>(73)</span> Tác dụng một lực (nên có trị số nguyên) vào móc lực kế theo phương của lò xo lực kế sao cho lò xo giãn gần hết giới hạn cho phép trên vỏ lực kế. Vạch dấu và ghi giới hạn đo của lực kế. Tiếp tục tác dụng các lực có trị số bé hơn hoặc dùng thước kẻ để chia tỉ lệ thuận khoảng cách giữa vạch 0 và vạch GHĐ nhằm xác định các vạch và ghi các trị số lực còn lại. Tuỳ khoảng cách giữa 2 vạch gần nhau nhất mà chia thêm các vạch nằm giữa chúng sao cho còn có thể đọc được theo một trong các cách: chia 10, chia 5 hoặc chia 2. 8. Tổng hợp 2 lực tác dụng lên cùng một vật thành một lực như thế nào ? - Nếu F1 cùng phương, cùng chiều với F2 thì F cùng chiều với F1, F2 và có độ lớn : F = F1 + F2 - Nếu F1 cùng phương, ngược chiều với F2 và F1 > F2 thì F cùng chiều với F1 và có độ lớn : F = F1 - F2 Thế nào là 2 lực cân bằng ? Cho ví dụ ? Nếu vật chịu tác dụng của 3 lực F1, F2, F3 cân bằng với nhau thì giữa 3 lực này có quan hệ như thế nào ? + Hai lực cân bằng là hai lực tác dụng lên cùng một vật, cùng phương, ngược chiều và cùng độ lớn. Ví dụ: Hai đội kéo co kéo hai đầu sợi dây với hai lực mạnh bằng nhau. Lực của Trái Đất hút quả tạ và lực nâng quả tạ của lực sĩ mạnh bằng nhau. + Nếu vật chịu tác dụng của 3 lực F1, F2, F3 cân bằng với nhau thì giữa 3 lực này có quan hệ với nhau là: F1 cùng phương, ngược chiều với hợp lực của F2 và F3 hoặc F2 cùng phương, ngược chiều với hợp lực của F1 và F3 hoặc F3 cùng phương, ngược chiều với hợp lực của F2 và F1 10. Vật chịu tác dụng của hai hay nhiều lực cân bằng với nhau thì có trạng thái thế nào ? + Vật chịu tác dụng của hai hay nhiều lực cân bằng với nhau thì đứng yên hoặc chuyển động thẳng đều. Ví dụ: Một quả nặng treo cân bằng dưới một lò xo. Quả nặng chịu tác dụng của hai lực cân bằng với nhau là trọng lực và lực đàn hồi của lò xo. Một khối gỗ được kéo trên mặt bàn nằm ngang với lực kéo bằng lực cản của mặt bàn thì khối gỗ sẽ chuyển động thẳng đều. 11. Các lực tác dụng lên cùng một vật không cân bằng với nhau thì trạng thái của vật như thế nào ? Cho ví dụ ? + Tác dụng các lực lên một vật không cân bằng thì vật sẽ biến đổi vận tốc. Ví dụ: Một trong hai độ kéo co kéo mạnh hơn thì sợi dây sẽ đang đứng yên sẽ di chuyển về phía đội mạnh. Nếu lực giữ của lực sĩ giảm đi, bé hơn lực hút của Trái Đất thì quả tạ đang đứng yên sẽ rơi xuống. Tốc độ biến đổi vận tốc của vật liên quan thế nào với độ lớn của lực tác dụng lên vật, liên quan thế nào với khối lượng của vật ? Cho ví dụ ? + Tốc độ biến đổi vận tốc của vật phụ thuộc vào độ lớn lực tác dụng lên vật và khối lượng của vật: Lực tác dụng càng mạnh tốc độ biến đổi vận tốc của vật càng nhanh. (Tốc độ biến đổi vận tốc tỷ lệ thuận với độ lớn lực tác dụng lên vật ) Ví dụ: Đẩy xe với một lực càng mạnh thì xe tăng tốc càng nhanh. Xe đang chạy. Kéo giật lùi xe với lực càng mạnh thì xe càng chóng dừng. Khối lượng của vật càng lớn thì tốc độ biến đổi vận tốc của vật càng chậm. Tốc độ biến đổi vận tốc tỷ lệ nghịch với khối lượng của vật) Ví dụ: Khi bắt đầu chạy, xe chở càng nặng thì thời gian tăng tốc độ càng dài. Khi hãm phanh, xe càng nhẹ thì càng chóng dừng. 13. Thế nào là 2 lực tương tác ? Cho ví dụ ? So sánh phương, chiều, độ lớn và loại lực của 2 lực tương tác ? + Khi vật A tác dụng lên vật B một lực thì đồng thời vật B cũng tác dụng ngược trở lại vật A một phản lực. Điều đó luôn luôn đúng. Lực mà A tác dụng lên B và lực mà B tác dụng trở lại A như vật gọi là 2 lực tương tác. Ví dụ: Tay ép vào lò xo một lực ép thì đồng thời lò xo cũng đẩy trở lại tay một lực đẩy. Gạch đè lên sàn nhà một lực nén thì sàn nhà đẩy lên vật một lực nâng..

<span class='text_page_counter'>(74)</span> + Hai lực tương tác có cùng phương, ngược chiều, độ lớn bằng nhau và cùng loại lực. Lưu ý: Hai lực tương tác có điểm đặt tại 2 vật do đó không thể cân bằng với nhau. III. Khối lượng riêng. Trọng lượng riêng. 1. Khối lượng riêng của một vật được xác định như thế nào ? Có thể giảm khối lượng riêng của một vật bằng những cách nào ? Khi nhiệt độ tăng khối lượng riêng của các vật tăng hay giảm ? Khối lượng riêng của một vật được xác định bằng công thức: Trong đó mv là khối lượng vật, Vv là thể tích bên ngoài của vật (bên trong vật có thể đặc hoặc rỗng). Vv = Vđ + Vr là tổng thể tích phần đặc và thể tích phần rỗng. Có thể làm Dvật giảm bằng 2 cách: Giữ m không đổi, tăng thể tích phần rỗng Vr => Vv tăng Giữ Vv không đổi, giảm khối lượng m. Khi nhiệt độ tăng thể tích Vv tăng, khối lượng m không đổi => Dvật giảm. Khối lượng riêng của một chất được xác định thế nào? Khi nào thì Dvật=Dchất? + Khối lượng riêng của một chất được xác định bằng công thức: Khối lượng riêng của một vật được xác định bằng công thức: Trong đó mv là khối lượng vật, Vv là thể tích bên ngoài của vật (bên trong vật có thể đặc hoặc rỗng). Vv = Vđ + Vr là tổng thể tích phần đặc và thể tích phần rỗng. Có thể làm Dvật giảm bằng 2 cách: Giữ m không đổi, tăng thể tích phần rỗng Vr => Vv tăng Giữ Vv không đổi, giảm khối lượng m. Khi nhiệt độ tăng thể tích Vv tăng, khối lượng m không đổi => Dvật giảm. Khối lượng riêng của một chất được xác định thế nào? Khi nào thì Dvật=Dchất? + Khối lượng riêng của một chất được xác định bằng công thức: m là khối lượng chất (m của vật đặc làm bằng chất đó). V là thể tích của chất (V của vật đặc làm bằng chất đó). Để xác định được D của một chất ta chọn vật đặc làm bằng chất đó, dùng cân xác định m, dùng bình chia độ hoặc thước xác định V, rồi tính theo công thức. + Khối lượng riêng của vật bằng khối lượng riêng của chất làm vật (Dvật=Dchất ) khi vật đặc hoàn toàn hay thể tích phần rỗng Vr = 0. Khối lượng riêng của vật đặc làm bằng 2 chất được xác định thế nào ? m là khối lượng chất (m của vật đặc làm bằng chất đó). V là thể tích của chất (V của vật đặc làm bằng chất đó). Để xác định được D của một chất ta chọn vật đặc làm bằng chất đó, dùng cân xác định m, dùng bình chia độ hoặc thước xác định V, rồi tính theo công thức. + Khối lượng riêng của vật bằng khối lượng riêng của chất làm vật (Dvật=Dchất ) khi vật đặc hoàn toàn hay thể tích phần rỗng Vr = 0. Khối lượng riêng của vật đặc làm bằng 2 chất được xác định thế nào ? + Khối lượng riêng của vật đặc làm bằng 2 chất được xác định: Chất 1 có m1 và V1 Chất 2 có m2 và V2 . Điền vào các ô trống trong bảng khối lượng riêng của các chất sau đây: + Khối lượng riêng của vật đặc làm bằng 2 chất được xác định: Chất 1 có m1 và V1 Chất 2 có m2 và V2 . Điền vào các ô trống trong bảng khối lượng riêng của các chất sau đây: EMBED Equation.3 EMBED Equation.3 Chất Đá, cát, bê tông Đất thịt pha cát.

<span class='text_page_counter'>(75)</span> Gỗ khô Nước ở 40C Nước đá ở 00C Không khí ở 200C Khối lượng riêng (kg/m3) 2400 Chất Đá, cát, bê tông Đất thịt pha cát Gỗ khô Nước ở 40C Nước đá ở 00C Không khí ở 200C Khối lượng riêng (kg/m3) 2400 – 2550 1600 – 2000 1000 900 1,29 EMBED Equation.3 EMBED Equation.3 Chất ở 200C Dầu hoả Rượu Thuỷ ngân Vàng Bạc Đồng Sắt Nhôm Khối lượng riêng (kg/m3) 800 790 13900 19300 10500 8890 7880 2700.

<span class='text_page_counter'>(76)</span> Xét chất ở 200C Chất nặng nhất Chất nhẹ nhất Chất rắn nhẹ nhất Chất lỏng nặng nhất Chất lỏng nhẹ nhất Chất khí nặng nhất Tên chất Ôsmi Khí Hyđrô Li ti Thuỷ ngân Ê te Khí Brôm Khối lượng riêng (kg/m3) 22500 0,089 530 13900 710 7,1 6. Trọng lượng riêng của một vật được xác định như thế nào ?Đơn vị đo? Chất ở 200C Dầu hoả Rượu Thuỷ ngân Vàng Bạc Đồng Sắt Nhôm Khối lượng riêng (kg/m3) 800 790 13900 19300 10500 8890 7880 2700 Xét chất.

<span class='text_page_counter'>(77)</span> ở 200C Chất nặng nhất Chất nhẹ nhất Chất rắn nhẹ nhất Chất lỏng nặng nhất Chất lỏng nhẹ nhất Chất khí nặng nhất Tên chất Ôsmi Khí Hyđrô Li ti Thuỷ ngân Ê te Khí Brôm Khối lượng riêng (kg/m3) 22500 0,089 530 13900 710 7,1 6. Trọng lượng riêng của một vật được xác định như thế nào ?Đơn vị đo? + Trọng lượng riêng của một vật được xác định theo công thức P là trọng lượng vật. (N) V là thể tích của vật. (m3) Để xác định d ta phải dùng lực kế xác định trọng lượng P, dùng bình chia độ hoặc thước đo độ dài xác định thể tích V rồi tính theo công thức trên. + Đơn vị đo: N/m3 (hoặc N/dm3 N/cm3) 7. Công thức liên hệ D và d. Tại sao trọng lượng riêng của vật thay đổi theo vị trí ? Trọng lượng riêng một vật thay đổi khi nào khi thay đổi thể tích ? + Công thức liên hệ D và d: d = D.g lấy g=10 thì d = 10.D. + Vì P thay đổi theo vị trí trên Trái Đất nên d thay đổi theo: Càng đi về cực địa lí trọng lượng riêng d càng tăng. Càng lên núi cao trọng lượng riêng d càng giảm. + Khi P không đổi, thể tích V tăng thì trọng lượng riêng d giảm. => Khi nhiệt độ tăng, thể tích V của vật tăng, P không đổi => trọng lượng riêng d giảm. 8. Hai chất lỏng, có d khác nhau, không hoà tan khi trộn lẫn vào nhau sẽ thế nào ? Vì sao phía trên ngọn đèn đang sáng có gió thổi lên ? + Hai chất lỏng không hoà tan có d khác nhau khi trộn lẫn vào nhau sẽ tự tách ra. Chất nào có trọng lượng riêng d lớn hơn ( + Trọng lượng riêng của một vật được xác định theo công thức P là trọng lượng vật. (N) V là thể tích của vật. (m3) Để xác định d ta phải dùng lực kế xác định trọng lượng P, dùng bình chia độ hoặc thước đo độ dài xác định thể tích V rồi tính theo công thức trên. + Đơn vị đo: N/m3 (hoặc N/dm3 N/cm3).

<span class='text_page_counter'>(78)</span> 7. Công thức liên hệ D và d. Tại sao trọng lượng riêng của vật thay đổi theo vị trí ? Trọng lượng riêng một vật thay đổi khi nào khi thay đổi thể tích ? + Công thức liên hệ D và d: d = D.g lấy g=10 thì d = 10.D. + Vì P thay đổi theo vị trí trên Trái Đất nên d thay đổi theo: Càng đi về cực địa lí trọng lượng riêng d càng tăng. Càng lên núi cao trọng lượng riêng d càng giảm. + Khi P không đổi, thể tích V tăng thì trọng lượng riêng d giảm. => Khi nhiệt độ tăng, thể tích V của vật tăng, P không đổi => trọng lượng riêng d giảm. 8. Hai chất lỏng, có d khác nhau, không hoà tan khi trộn lẫn vào nhau sẽ thế nào ? Vì sao phía trên ngọn đèn đang sáng có gió thổi lên ? + Hai chất lỏng không hoà tan có d khác nhau khi trộn lẫn vào nhau sẽ tự tách ra. Chất nào có trọng lượng riêng d lớn hơn (“nặng hơn”) sẽ nằm dưới. + Phía trên ngọn đèn không khí bị nung nóng, nở ra, nhẹ đi (trọng lượng riêng d giảm ) tạo thành luồng không khí bay lên cao. Đó chính là gió.. Phần chuyển cho chương trình lớp 8 mới V.Khối lượng và quán tính. V.1. Quán tính là gì? Quán tính là tính bảo toàn vận tốc của vật.Từ đó suy ra: Vật đang đứng yên v=0 có xu hướng bảo toàn v=0 <=> vật cố giữ trạng thái đứng yên. Vật đang chuyển động v=0 có xu hướng bảo toàn cả độ lớn và hướng của v <=>vật sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều theo hướng cũ. Mọi vật đều có quán tính.=> To như Trái đất, bé như hạt bụi đều có quán tính. 1. Giải thích các hiện tượng sau: a.Ôtô bắt đầu chạy, hành khách ngả về phía sau. b.Ôtô đang chạy,tăng tốc,hành khách ngả về phía sau. c.Xe đang chạy,hãm phanh,hành khách chúi về phía trước. d.Xe đi đường vòng,hành khách nghiêng ra phía ngoài đường vòng. e.Rũ quần áo,bụi bay ra. V.2. Quán tính quan hệ thế nào với khối lượng? Tốc độ biến đổi vận tốc có liên quan thế nào với khối lượng vật? Quán tính tỉ lệ thuận với khối lượng vật.Từ đó suy ra: Vật có khối lượng càng lớn <=> Quán tính càng lớn <=>Thay đổi (tăng,giảm,đổi hướng)vận tốc càng chậm Vật có khối lượng càng bé <=> Quán tính càng bé <=>Thay đổi (tăng,giảm,đổi hướng)vận tốc càng nhanh. 2. Trả lời các câu hỏi sau: a.Hai xe giống hệt nhau,một xe chở đầy hàng,một xe không tải, khi khởi hành xe nào tăng tốc nhanh hơn? Vì sao? b.Khi gặp chướng ngại vật phải phanh hoặc khi vào đường vòng, trong hai xe đã cho ở câu a, xe nào ít nguy hiểm hơn? Vì sao? c.Hai vật có khối lượng khác nhau, khi va vào nhau vật nào bị văng ra xa hơn? Vì sao? d.Tại sao khi bóng bay đập vào tường, bóng văng trở lại còn tường thì hầu như đứng yên? e.Tại sao bệ của các máy hoạt động đều to, nặng và gắn với sàn nhà càng chặt càng tốt? 2. Có những loại lực cơ học nào ? Đặc điểm của mỗi loại ? Tính tương hỗ của tác dụng ?.

<span class='text_page_counter'>(79)</span> + Lực ma sát trượt hoặc lăn xuất hiện khi một vật trượt hoặc lăn trên bề mặt của một vật khác. Cùng phương, ngược chiều chuyển động của vật. Độ lớn: Tỷ lệ thuận với lực ép vuông góc bề mặt tiếp xúc N, hệ số ma sát k của mặt tiếp xúc (đặc trưng cho độ nhám và vật liệu bề mặt tiếp xúc). Biểu thức tính lực ma sát trượt hoặc lăn: (N) Fms = k.N (N). Vật chuyển động tự nhiên trên mặt ngang thì Fms = k.P + Lực ma sát nghỉ xuất hiện khi vật có xu hướng trượt hoặc lăn trên bề mặt của một vật khác. Cùng phương, ngược chiều với xu hướng trượt hoặc lăn. Độ lớn: Bằng độ lớn lực đã gây ra xu hướng trượt hoặc lăn. Lực ma sát nghỉ cực đại bằng lực ma sát trượt. * Lực đẩy Acsimét là tổng hợp áp lực của chất lỏng (hoặc chất khí) không cân bằng lên vật nhúng trong chất lỏng (hoặc chất khí). Hướng thẳng đứng từ dưới lên. Độ lớn tỉ lệ thuận với thể tích chiếm chỗ chất lỏng (hoặc chất khí) Vc và trọng lượng riêng của chất lỏng (hoặc chất khí) d. Biểu thức tính lực đẩy Acsimét: (N) Fa = Vc.d (m3).(N/m3)hoặc(dm3).(N/dm3)hoặc (cm3).(N/cm3) + Tác dụng có tính tương hỗ: A tác dụng lên B thì đồng thời B tác dụng ngược trở lại A. Lực A tác dụng lên B cùng phương, ngược chiều, bằng độ lớn lực B tác dụng lên A. + Biểu diễn lực bằng một véc tơ (mũi tên) có: Gốc tại vật chịu tác dụng Hướng trùng hướng của tác dụng Độ dài tỷ lệ thuận với độ lớn của lực. IV. Lực ma sát trượt và ma sát lăn. IV.1.Lực ma sát trượt, ma sát lăn xuất hiện khi nào?Hướng như thế nào ? - Lực ma sát trượt hoặc lăn xuất hiện khi một vật trượt hoặc lăn trên bề mặt của một vật khác. - Lực ma sát trượt hoặc lăn cùng phương, ngược chiều chuyển động của vật. IV.2.Độ lớn Fms phụ thuộc những gì? Quy luật phụ thuộc? Công thức tính? - Độ lớn tỷ lệ thuận với lực ép vuông góc bề mặt tiếp xúc N, hệ số ma sát k của mặt tiếp xúc (đặc trưng cho độ nhám và vật liệu bề mặt tiếp xúc). Biểu thức tính lực ma sát trượt hoặc lăn: (N) Fms = k.N (N). Vật chuyển động tự nhiên trên mặt ngang thì Fms = k.P Một thước bị kẹp giữa 2 má cặp của êtô với lực kẹp F = 40N. Hệ số ma sát giữa má êtô với thước k = 0,2. Tính lực ma sát trượt êtô tác dụng vào thước khi thước bị kéo trượt đi ? Vẽ hình biểu diễn lực kẹp, lực kéo, lực ma sát. Một cỗ xe có m = 500kg được kéo đi trên mặt đường nằm ngang có hệ số ma sát k = 0,02. Tính lực ma sát lăn giữa bánh xe và mặt đường ? Vẽ hình biểu diễn trọng lực, lực kéo, lực ma sát. Chất lên xe thêm bao nhiêu kg hàng hoá thì lực ma sát có độ lớn 120N ? V. Lực ma sát nghỉ. V.1.Lực ma sát nghỉ xuất hiện khi nào? Hướng như thế nào ? Lực ma sát nghỉ xuất hiện khi vật có xu hướng trượt hoặc lăn trên bề mặt của một vật khác. Lực ma sát nghỉ cùng phương, ngược chiều với xu hướng trượt hoặc lăn. V.2.Độ lớn lực ma sát nghỉ như thế nào ? Độ lớn lực ma sát nghỉ bằng độ lớn lực đã gây ra xu hướng trượt hoặc lăn. Lực ma sát nghỉ cực đại bằng độ lớn lực ma sát trượt. V.3.Lực ma sát nghỉ có vai trò gì trong thực tế ? Lực ma sát nghỉ có hướng thế nào ? Độ lớn bao nhiêu trong 2 trường hợp: Một cái bàn bị kéo với lực 15N theo phương ngang mà chưa chuyển động. Một thỏi thép có m = 20kg bị kẹp đứng giữa 2 má bàn kẹp. Biết hệ số ma sát trượt giữa bánh xe máy kéo và mặt đường là k = 0,25. a. Một máy kéo có m = 2tấn có thể tạo được lực kéo tối đa là bao nhiêu N? b.Để tạo được lực kéo là 6 500N thì máy kéo có m bé nhất là bao nhiêu tấn ? Đoàn tàu gồm có 20 toa, mỗi toa tàu có m0 = 35 tấn, hệ số ma sát lăn giữa bánh xe toa tàu với đường ray là k1 = 0,04. Tính lực ma sát nghỉ tối thiểu giữa bánh xe đầu tàu và đường ray ?.

<span class='text_page_counter'>(80)</span> Biết đầu tàu có M = 60tấn, , hệ số ma sát trượt giữa bánh xe đầu tàu và đường ray là k2 = 0,25. Tính số toa tối đa mà đầu tàu có thể kéo được ? VI. Tính tương hỗ trong tác dụng lực. Lực mà hai vật bất kì tác dụng lên nhau có những đặc điểm gì ? A tác dụng lực lên B thì đồng thời B tác dụng ngược (phản lực) trở lại A. Lực A tác dụng lên B cùng phương, ngược chiều, bằng độ lớn và cùng loại với lực B tác dụng lên A. Xác định hướng, độ lớn và loại lực của phản lực trong các trường hợp sau: Vật có m = 10kg đang bị Trái Đất hút. Lò xo (l0 = 20cm, k = 2N/cm) đang tác dụng lực vào vật treo và có l = 25cm. c. Mặt sàn nằm ngang có hệ số ma sát k = 0,2 đang tác dụng lực ma sát trượt vào khối gỗ có m = 5kg. d. Người nắm dây và đang kéo dây với lực 100N theo hướng chếch lên. * Nếu F1 lập một góc bất kì với F2 thì F là một đường chéo hình bình có 2 cạnh liên tiếp là F1 và F2 * Nếu F1 song song, cùng chiều với F2 thì F cùng chiều với F1, F2 và có độ lớn : F = F1 + F2 , điểm đặt chia trong tỷ lệ nghịch với F1 và F2 * Nếu F1 song song, ngược chiều với F2 và F1 > F2 thì F cùng chiều với F1 , có độ lớn : F = F1 - F2 , điểm đặt chia ngoài tỷ lệ nghịch với F1 và F2 9. Phân tích một lực thành hai lực tác dụng lên một vật như thế nào? Trên cơ sở 2 phương hoặc độ lớn 1 trong 2 thành phần cần phân tích ra đã biết, làm ngược lại với phép tổng hợp lực. IX.Lực đẩy Acsimet. Trạng thái của các vật trong chất lỏng. 1.Lực đẩy acsimet là gì?Hướng thế nào? Công thức tính độ lớn? Lực đẩy Acsimét là tổng hợp áp lực của chất lỏng (hoặc chất khí) không cân bằng lên vật nhúng trong chất lỏng (hoặc chất khí). Hướng thẳng đứng từ dưới lên. Độ lớn tỉ lệ thuận với thể tích chiếm chỗ chất lỏng (hoặc chất khí) Vc và trọng lượng riêng của chất lỏng (hoặc chất khí) d. Biểu thức tính lực đẩy Acsimét: (N) Fa = Vc.d (m3).(N/m3)hoặc(dm3).(N/dm3)hoặc (cm3).(N/cm3) 2.Một vật thả vào chất lỏng có thể ở những trạng thái nào? Nổi tự nhiên một phần trên mặt chất lỏng. Fa= P => Vc.dl = V.d ; Vc < V => dl > d - Vật bị nhấn bởi lực F, chìm hoàn toàn trong chất lỏng, không chạm đáy. Fa = P + N => Fa > P ; Vc = V => V.dl > V.d => dl > d Lơ lửng trong chất lỏng. Fa= P => Vc.dl = V.d ; Vc = V => dl = d Chìm hoàn toàn, đè lên đáy, đáy đẩy lên với lực N. Fa + N = P => Fa < P ; Vc = V => V.dl < V.d => dl < d Vật đè lên đáy nhưng có một phần vẫn nổi trên mặt chất lỏng. Fa + N = P => Vc.dl + N = V.d * Cần xét tiếp các trường hợp dùng lò xo treo vật cân bằng trong chất lỏng. 1. Thả một vật có V = 10dm3 vào chất lỏng có d = 10N/dm3 Tính lực đẩy Fa khi thể tích vật chìm trong chất lỏng là Vc= 3dm3 ? Tính thể tích phần nổi khi lực đẩy Fa = 60N ? Biết vật có m = 6kg. Tính thể tích phần chìm khi vật nổi tự nhiên ? Nếu thả vật nổi tự nhiên mà thể tích phần nổi là 2dm3 thì trọng lượng riêng của vật là d bằng bao nhiêu ? Một khối hình hộp chữ nhật có V = 4dm3 đặc, làm bằng kim loại có trọng lượng riêng d = 80N/dm3 được thả vào bể chứa nước có d0 = 10N/dm3..

<span class='text_page_counter'>(81)</span> Vật sẽ ở trạng thái nào nếu độ sâu của nước lớn hơn chiều cao của vật ? Tính lực mà vật đè lên đáy bể ? Lực vật đè lên đáy bể F = ? nếu nước chỉ ngập 3/4 chiều cao của vật ? Cần phải khoan trong khối hộp đó một lỗ rỗng có Vr bằng bao nhiêu để khối hộp nổi cân bằng tự nhiên 1/2 chiều cao trên mặt nước ? Đổ bao nhiêu g nước vào lỗ rỗng đó thì khối hộp sẽ ở trạng thái lơ lửmg trong nước ? Dùng một lò xo có hệ số đàn hồi k = 2N/cm để treo cân bằng một khối hình trụ có m = 1kg làm bằng gỗ có d = 4N/dm3 thì lò xo dài l1 = 22cm. Xác định chiều dài tự nhiên l0 của lò xo ? Tính chiều dài lò xo l2 khi treo khối gỗ ngập 1/4 chiều cao trong nước ? Dùng lò xo để nhấn khối gỗ chìm hẳn vào nước thì lò xo dài l3 = ? IV. Sự cân bằng lực ở vật đứng yên Cho 1 lực, vật cân bằng. Tìm lực kia. Xác định các cặp lực cân bằng.(Giải các bài toán cân bằng lực đơn giản bằng số học. IV.1.. Tổng hợp và phân tích lực ? + Tổng hợp hai lực cùng tác dụng lên một vật thành một lực: - Nếu F1 cùng phương, cùng chiều với F2 thì F cùng chiều với F1, F2 và có độ lớn : F = F1 + F2 - Nếu F1 cùng phương, ngược chiều với F2 và F1 > F2 thì F cùng chiều với F1 và có độ lớn : F = F1 - F2 - Nếu F1 lập một góc bất kì với F2 thì F là một đường chéo hình bình có 2 cạnh liên tiếp là F1 và F2 - Nếu F1 song song, cùng chiều với F2 thì F cùng chiều với F1, F2 và có độ lớn : F = F1 + F2 , điểm đặt chia trong tỷ lệ nghịch với F1 và F2 - Nếu F1 song song, ngược chiều với F2 và F1 > F2 thì F cùng chiều với F1 , có độ lớn : F = F1 - F2 , điểm đặt chia ngoài tỷ lệ nghịch với F1 và F2 + Phân tích một lực thành 2 lực tác dụng lên cùng một vật: Trên cơ sở 2 phương hoặc độ lớn 1 trong 2 thành phần cần phân tích ra đã biết, làm ngược lại với phép tổng hợp lực. 4. Cân bằng lực ? Trạng thái cân bằng lực ? Tốc độ biến đổi vận tốc liên quan đến lực và khối lượng ? + Cân bằng lực là trường hợp tổng hợp các lực tác dụng lên vật bằng 0. Nếu chỉ có 2 lực thì F1 cùng phương, ngược chiều và độ lớn bằng F2 Nếu 3 lực thì hợp lực của F1 và F2 sẽ cùng phương, ngược chiều và độ lớn bằng F3 + Trạng thái của vật chịu tác dụng của các lực cân bằng với nhau là: Vật đứng yên Vật chuyển động thẳng đều + Tốc độ biến đổi vận tốc của vật: Tỷ lệ thuận với độ lớn lực tác dụng lên vật Tỷ lệ nghịch với khối lượng của vật. 1.Một chất có thể tồn tại ở những thể nào? Các thể khác nhau những gì? + Một chất có thể tồn tại ở các thể: rắn, lỏng, khí (hơi), plasma . + Sự khác nhau giữa các thể: Thể Hình thức bên ngoài Cấu tạo bên trong Rắn Thể tích xác định Hình dạng xác định Vận tốc phân tử bé. Khoảng cách phân tử bé, lực liên kết mạnh..

<span class='text_page_counter'>(82)</span> Các phân tử dao động tại chỗ. Lỏng Thể tích xác định Hình dạng không xác định Vận tốc phân tử lớn hơn. Khoảng cách phân tử xa hơn, lực liên kết giảm đi. Các phân tử di chuyển được từ chỗ này sang chỗ khác. Khí Thể tích không xác định - Hình dạng không xác định Vận tốc phân tử rất lớn. Khoảng cách phân tử rất lớn, lực liên kết rất yếu. - Các phân tử chuyển động tự do Ôn tập cơ bản và nâng cao vật lí lớp 6 PAGE PAGE PAGE PAGE Thạc sĩ Võ Hoàng Ngọc biên soạn Thạc sĩ Võ Hoàng Ngọc biên soạn – Lưu hành nội bộ EMBED Equation.3 EMBED Equation.3 EMBED Equation.3 EMBED Equation.3 EMBED Equation.3 EMBED Equation.3 EMBED Equation.3 EMBED Equation.3 ữẹẹẹẹẹẹữ ýừýủ ýữààịịịịịịàịừịịịịịàịịịịϞ ừýủủữààịịịịịịàịừịịịịịàịịịịÞ͈ ýýỷựỷỷừýýýýýýỷ ừếếýýẹếýýÍ ếếýýẹếýýÍí ữ 立‫ﷳﷳ‬ữủủủủữ ý 什豈 ‫ ﴀﷷﷷ‬ữ 豈 ‫ﷳﷳﷷ‬ủủủủữý ựộ ộý ựữữữựữữữữữữ ữữữựữữữữữữự ỳỹứửửỹụụử ỹứửửỹụụửð切 ỳửửửụụ ỹ 切 ửửửụụỳ.

<span class='text_page_counter'>(83)</span> ỹửửửửửửửửửửửửử ửửửửửửửửửửửửửỹ ỳ ỳỳửụụửửụụụũũũũũũửửỹỹửụụổỹỹ ỳ ỳửụụửửụụụũũũũũũửửỹỹửụụờỹỹỹ切 ỹửửò ửụụụụụụụụụụụụụụụụụụụụụửũợụụụọọọọọọ ỷụụụụụụụụụụụụụụụụụụụụụửũợụụụọọọọọọợ ũụððððððððððð 䠃 Ȫ 㤃脈 h giữa hai gốc cây. 8*. Với hai đoạn thẳng có độ dài 3dm và 5dm, hãy nêu cách xác định một đoạn thẳng có độ dài 2dm, 8dm, 7dm, 4dm, 1dm, 9dm với số lần đo ít nhất. 9. a. Dựa vào ĐCNN đã cho của bình đong, trong các giá trị đo đã ghi trong bảng sau đây, hãy gạch chân các giá trị thể tích được ghi đúng với quy ước. ĐCNN của bình Bảng ghi các giá trị thể tích đo được bằng bình đong đã cho 0,1ml 0,03ml; 1,2ml; 2ml; 5,1ml; 3,01ml; 25ml; 3cm3; 3,4cm3; 0,1dm3 2cc 1cc; 2cc; 15,0cc; 0,8ml; 44ml; 3,0ml; 8cm3; 0,10dm3; 2,250dm3 5cm3 150mm3; 0,2cm3; 3cm3; 20cm3; 2,215dm3; 6,5dm3; 3,45ml; 0,10ml; 1,3ml; b. Dựa vào kết quả đã được ghi đúng với quy ước, hãy ghi các giá trị ĐCNN có thể có của bình đong đã dùng để đong. Kết quả đo 3ml 6,0cc 0,5cm3 0,07lit 1,24dm3 ĐCNN của bình đong là. 10. Điền vào ô trống dụng cụ thích hợp để đo trực tiếp 1 lần và kết quả đo được. Thể tích cần đo (đơn vị để ghi) Lấy 5ml nước lã để thử hoà tan muối ăn Nước cất có trong một ống nước cất (cc) D giữa hai gốc cây. 8*. Với hai đoạn thẳng có độ dài 3dm và 5dm, hãy nêu cách xác định một đoạn thẳng có độ dài 2dm, 8dm, 7dm, 4dm, 1dm, 9dm với số lần đo ít nhất. 9. a. Dựa vào ĐCNN đã cho của bình đong, trong các giá trị đo đã ghi trong bảng sau đây, hãy gạch chân các giá trị thể tích được ghi đúng với quy ước. ĐCNN của bình.

<span class='text_page_counter'>(84)</span> Bảng ghi các giá trị thể tích đo được bằng bình đong đã cho 0,1ml 0,03ml; 1,2ml; 2ml; 5,1ml; 3,01ml; 25ml; 3cm3; 3,4cm3; 0,1dm3 2cc 1cc; 2cc; 15,0cc; 0,8ml; 44ml; 3,0ml; 8cm3; 0,10dm3; 2,250dm3 5cm3 150mm3; 0,2cm3; 3cm3; 20cm3; 2,215dm3; 6,5dm3; 3,45ml; 0,10ml; 1,3ml; b. Dựa vào kết quả đã được ghi đúng với quy ước, hãy ghi các giá trị ĐCNN có thể có của bình đong đã dùng để đong. Kết quả đo 3ml 6,0cc 0,5cm3 0,07lit 1,24dm3 ĐCNN của bình đong là. 10. Điền vào ô trống dụng cụ thích hợp để đo trực tiếp 1 lần và kết quả đo được. Thể tích cần đo (đơn vị để ghi) Lấy 5ml nước lã để thử hoà tan muối ăn Nước cất có trong một ống nước cất (cc) Dứ 21BUs3 0)0)0‚èQcógbứ obIFHeA* ung tích của một chén uống nước trà (cm3) Dung tích của một lon bia (ml) Nước dừa có trong một quả dừa (lít) Dụng cụ đong. Kết quả đong (hoặc ước lượng) ///.

<span class='text_page_counter'>(85)</span> 11. Cho một bình nước, một ống hút sữa nút, một vỏ hộp sữa chua. Cần chọn thêm bình đong loại nào và làm như thế nào để xác định gần đúng: a. Dung tích của hộp sữa chua. b. Thể tích của một giọt nước. 12. Cho một cái cốc thuỷ tinh trong suốt, một xi ranh, một băng giấy, hồ dán, một bút bi và nước. Hãy nêu cách làm để biến cái cốc thành một bình chia độ. 13*. Cho một cái cốc, một xi ranh và nước. Hãy nêu cách làm để xác định thể tích của một quả trứng gà ? 14*. Cho một xi ranh, một cái đĩa, một cái bát tô và nước. Hãy nêu cách làm để xác định thể tích của một quả trứng ngỗng. 15*. Cho một bồn tắm, một bình chia độ và nước. Làm thế nào để xác định được gần đúng thể tích của cái đầu của một người bạn ? 16. Người thu tiền nước máy đã làm thế nào để biết thể tích nước mà mỗi gia đình tiêu thụ trong tháng vừa qua ? 17*. Có trong tay một ca 2 lít ng tích của một chén uống nước trà (cm3) Dung tích của một lon bia (ml) Nước dừa có trong một quả dừa (lít) Dụng cụ đong. Kết quả đong (hoặc ước lượng) ///. 11. Cho một bình nước, một ống hút sữa nút, một vỏ hộp sữa chua. Cần chọn thêm bình đong loại nào và làm như thế nào để xác định gần đúng: a. Dung tích của hộp sữa chua. b. Thể tích của một giọt nước. 12. Cho một cái cốc thuỷ tinh trong suốt, một xi ranh, một băng giấy, hồ dán, một bút bi và nước. Hãy nêu cách làm để biến cái cốc thành một bình chia độ. 13*. Cho một cái cốc, một xi ranh và nước. Hãy nêu cách làm để xác định thể tích của một quả trứng gà ? 14*. Cho một xi ranh, một cái đĩa, một cái bát tô và nước. Hãy nêu cách làm để xác định thể tích của một quả trứng ngỗng. 15*. Cho một bồn tắm, một bình chia độ và nước. Làm thế nào để xác định được gần đúng thể tích của cái đầu của một người bạn ? 16. Người thu tiền nước máy đã làm thế nào để biết thể tích nước mà mỗi gia đình tiêu thụ trong tháng vừa qua ? 17*. Có trong tay một ca 2 lít8 21BUs3 0)0)0‚èQcógbứ obIFHeA*.

<span class='text_page_counter'>(86)</span> 21BUs3 0)0)0‚èQcó, , một cái xô, một máy bơm nước và một đồng hồ. Em hãy nêu cách làm để xác định gần đúng thể tích nước chứa trong một cái ao. 18. Với một thước dây, em hãy nêu cách làm để xác định thể tích của một cái thùng phuy, một hộp phấn, một hộp mì tôm. 19*. Với một tờ giấy bìa khổ rộng và một thước kẻ. Hãy nêu cách làm để xác định thể tích của một quả bóng đá . 20*. Với 3 thước kẻ, mỗi thước có bề rộng khoảng 3cm. Hãy nêu cách làm để xác định thể tích của một quả bóng bàn . 21. Em đi tay không. Em có thước ở nhà nhưng không được về nhà lấy thước. Em hãy nêu cách làm để khi về nhà sẽ biết được gần đúng: Thể tích của một kiện hàng hình hộp chữ nhật. Dung tích của một bể chứa nước hình trụ. 22*. Trong tay có một ca nhựa trong suốt, hình trụ tròn có dung tích 1 lít. a. Hãy nêu cách làm để đong được đúng 0,5lít nước ? b. Có thêm một thước kẻ. Hãy nêu cách làm để lấy ra được gần đúng 700ml nước ? 23*. Vào một ngày trời nắng, trong tay có một thước dây loại dài 15m. Làm thế nào để xác định gần đúng thể tích của một khu nh 遧 một cái xô, một máy bơm nước và một đồng hồ. Em hãy nêu cách làm để xác định gần đúng thể tích nước chứa trong một cái ao. 18. Với một thước dây, em hãy nêu cách làm để xác định thể tích của một cái thùng phuy, một hộp phấn, một hộp mì tôm. 19*. Với một tờ giấy bìa khổ rộng và một thước kẻ. Hãy nêu cách làm để xác định thể tích của một quả bóng đá . 20*. Với 3 thước kẻ, mỗi thước có bề rộng khoảng 3cm. Hãy nêu cách làm để xác định thể tích của một quả bóng bàn . 21. Em đi tay không. Em có thước ở nhà nhưng không được về nhà lấy thước. Em hãy nêu cách làm để khi về nhà sẽ biết được gần đúng: Thể tích của một kiện hàng hình hộp chữ nhật. Dung tích của một bể chứa nước hình trụ. 22*. Trong tay có một ca nhựa trong suốt, hình trụ tròn có dung tích 1 lít. a. Hãy nêu cách làm để đong được đúng 0,5lít nước ? b. Có thêm một thước kẻ. Hãy nêu cách làm để lấy ra được gần đúng 700ml nước ? 23*. Vào một ngày trời nắng, trong tay có một thước dây loại dài 15m. Làm thế nào để xác định gần đúng thể tích của một khu nhg 遢 obIFHeA* 21BUs3 0)0)0‚èQcógbứ obIFHeA* Cà cao tầng hình hộp chữ nhật ? 24*. Cho một thước dây, một cây sào. Em hãy nêu cách làm để xác định gần đúng dung tích của một ao chứa nước hình chữ nhật ? 25*. Với một thước kẻ, một băng giấy, hồ dán và bút bi. Làm thế nào để tạo được một bình chia độ nếu: Có một bình nhựa trong suốt hình hộp chữ nhật. Có một bình nhựa trong suốt hình trụ tròn. 26. a. Dựa vào ĐCNN đã cho của cân, hãy gạch chân các giá trị khối lượng được ghi đúng với quy ước trong các giá trị khối lượng đã ghi trong bảng sau đây. ĐCNN của cân Bảng ghi các giá trị khối lượng cân được bằng cân đã cho 1mg 0,4mg; 1,3mg; 2mg; 5mg; 0,032g; 2,52g; 3g; 0, 342562kg; 0,453kg.

<span class='text_page_counter'>(87)</span> 2g 5mg; 1g; 6,0g; 14g; 47g; 0,08kg; 3kg; 0,108kg; 0,7kg; 2,250kg 0,5kg 150g; 0,2kg; 0,3kg; 2kg; 2,4kg; 6,5kg; 3,45kg; 0,10kg; 17,0kg; 0,1085t b. Dựa vào kết quả đã được ghi đúng với quy ước, hãy ghi các giá trị ĐCNN có thể có của cân đã dùng để cân. Kết quả cân 7mg 8,08g 0,5g 0,07kg 1,24kg ĐCNN của cân là. 27. Điền vào ô trống loại cân thích hợp để cân 1 lần và kết quả cân được. Khối lượng cần cân (đơn vị để ghi) Một cái đinh ghim (mg) Một quả trứng vịt (g) Một con gà mái tơ (kg) Một bao tải khoai tây (kg) Một xe tải chở đầy hàng (tạ) Loại cân. Kết quả cân (hoặc ước lượng). 28. Cho một gói đinh ghim, một cốc nước, một ống hút sữa nút và một cân Rôbecvan. Làm thế nào để xác định gần đúng các khối lượng sau đây: a. Xác định khối lượng của một cái đinh ghim. b. Xác định khối lượng của nước có trong cốc nước. c. Xác định khối lượng của một giọt nước. 29. Nêu cách xác định khối lượng chất lỏng trong một cái thùng khi trong tay có cân Rôbecvan có GHĐ là 2kg, 1thùng rỗng và 1 cái ca có dung tích bé thua 2 lít ?.

<span class='text_page_counter'>(88)</span> 30. Với 1 cân Rôbecvan vốn có GHĐ là 1,5kg song chỉ còn 1 quả cân 200g. Làm thế nào để đóng gói đường kính thành các túi 1kg cho nhanh ? 31*. Cho một cân Rôbecvan, 1 quả cân 200g, 1 quả cân 500g và một bao đường. Hãy nêu cách làm với số lần cân ít nhất có thể được để lấy ra được khối lượng đường là : 700g, 4 00g, 900g, 100g, 300g, 800g, 50g. 32*. Cho một cân Rôbecvan, không có quả cân, có 1 gói đường 1kg, 1 gói đường 1,3kg. Nêu cách làm với số lần cân ít nhất để lấy ra số đường là: 700g, 200g, 600g ? 33*. Có 9 gói mì tôm bề ngoài giống hệt nhau song 1 gói có khối lượng nhẹ hơn. Với cân Rôbecvan không có quả cân, hãy tìm cách cân với số lần cân ít nhất để xác định gói mì tôm thiếu cân. 34*. Cho 1 cân Rôbécvan có hộp quả cân, nhưng cân bị lệch. Có 1 túi đựng khoảng 3kg đường và 2 túi rỗng. Không được chỉnh cân. Hãy nêu cách làm để lấy ra được đúng 1kg đường. 35. Cho bảng khối lượng riêng các chất. Hãy nêu cách làm để xác định gần đúng khối lượng của một khối thép hình trụ tròn cỡ bằng ngón chân cái nếu như: Có thêm một bình chia độ có GHĐ 300ml và nước. Có thêm 1 thước kẻ. 36*. Với một bình chia độ có GHĐ là 500ml, ĐCNN là 2ml. Em sẽ đong như thế nào để lấy ra được số dầu hoả có khối lượng 400g, 500g ? 37**. Cho một cân y tế. Tự chọn thêm dụng cụ và đề xuất cách làm để xác định gần đúng khối lượng cái đầu của b )‚•Z˜ –F<PủŒ$AI!Ố&?BơỡSX' ạn ? 38**. Cho một cân bàn có GHĐ là 250kg. Tự chọn thêm dụng cụ và đề xuất cách làm để xác định khối lượng của một con voi. (Không được giết voi). 39**. Với một thước thẳng đặt trên mặt bàn nằm ngang, hai đĩa giống nhau và một quả cân 500g. Hãy tìm cách để lấy ra được gần đúng khối lượng đường 500g, 250g ? 40. Dụng cụ tuỳ ý chọn. Hãy đề xuất phương án để xác định gần đúng: a**. Khối lượng của nước có trong một cái hồ hình tròn chiều sâu không quá 3m ? b***. Khối lượng của một kim tự tháp ? 41***. Có một cân Rôbecvan mất hết quả cân, một bình chia độ, một loạt vỏ lọ thuốc tiêm và thuốc viên các cỡ khác nhau có nút cao su, một ống hút, cát và nước. Hãy nêu cách tạo bộ quả cân mới có quả cân bé nhất khoảng 5g.. II. Lực. Các loại lực. Lí thuyết Lực là gì ? Một lực tác dụng lên một vật có thể gây ra cho vật những biến đổi nào ? Làm thế nào để nhận biết một vật đang chịu tác dụng lực ? Xét đầy đủ tác dụng của một lực lên vật ta phải xét những yếu tố nào của lực ? Kí hiệu lực ? Đơn vị đo lực ? Dụng cụ đo lực ? *thwœ*{[ U Cách đo một lực thế nào là đúng ? 3. Trọng lực là gì ? Kí hiệu ? Trọng lực có hướng thế nào ? Điểm đặt của trọng lực ? 4. Độ lớn trọng lực phụ thuộc những gì ? Quy luật phụ thuộc ? Công thức tính ? Cách đo trọng lượng một vật thế nào là đúng ? 5. Lực đàn hồi xuất hiện khi nào ? Kí hiệu ? Hướng của lực đàn hồi thế nào ? 6. Độ lớn lực đàn hồi phụ thuộc gì ? Công thức tính lực đàn hồi của lò xo ? 7. Nêu thứ tự các bước chế tạo một lực kế lò xo ? 8. Tổng hợp 2 lực tác dụng lên cùng một vật thành một lực như thế nào ? Thế nào là 2 lực cân bằng ? Cho ví dụ ? Nếu vật chịu tác dụng của 3 lực F1, F2, F3 cân bằng với nhau thì giữa 3 lực này có quan hệ như thế nào ?.

<span class='text_page_counter'>(89)</span> Vật chịu tác dụng của hai (hoặc nhiều lực) cân bằng với nhau thì có trạng thái thế nào ? Cho ví dụ ? Các lực tác dụng lên cùng một vật không cân bằng với nhau thì trạng thái của vật như thế nào ? Cho ví dụ ? Tốc độ biến đổi vận tốc của vật liên quan thế nào với độ lớn của lực tác dụng lên vật, liên quan thế nào với khối lượng của vật ? Cho ví dụ ? Thối lượng nhẹ hơn. Với cân Rôbecvan không có quả cân, hãy tìm cách cân với số lần cân ít nhất để xác định gói mì tôm thiếu cân. 34*. Cho 1 cân Rôbécvan có hộp quả cân, nhưng cân bị lệch. Có 1 túi đựng khoảng 3kg đường và 2 túi rỗng. Không được chỉnh cân. ýýýýýýýýýýýýýýýýýýýýýýýỷỷỷýýýýýỷữffó Hãy nêu cách làm để lấy ra được đúng 1kg đường. 35. Cho bảng khối lượng riêng các chất. Hãy nêu cách làm để xác định gần đúng khối lượng của một khối thép hình trụ tròn cỡ bằng ngón chân cái nếu như: Có thêm một bình chia độ có GHĐ 300ml và nước. Có thêm 1 thước kẻ. 36*. Với một bình chia độ có GHĐ là 500ml, ĐCNN là 2ml. Em sẽ đong như thế nào để lấy ra được số dầu hoả có khối lượng 400g, 500g ? 37**. Cho một cân y tế. Tự chọn thêm dụng cụ và đề xuất cách làm để xác định gần đúng khối lượng cái đầu của b$ *thwœ*{[ U ạn ? 38**. Cho một cân bàn có GHĐ là 250kg. Tự chọn thêm dụng cụ và đề xuất cách làm để xác định khối lượng của một con voi. (Không được giết voi). 39**. Với một thước thẳng đặt trên mặt bàn nằm ngang, hai đĩa giống nhau và một quả cân 500g. Hãy tìm cách Normal Normal Heading 1 Heading 1 Heading 2 Heading 2 Heading 3 Heading 3 Heading 4 Heading 4 Heading 5 Heading 5 Heading 6 Heading 6 Heading 7 Heading 7 Heading 8 Heading 8 Heading 9 Heading 9 Default Paragraph Font Default Paragraph Font Body Text Body Text Body Text 2 Body Text 2 Body Text Indent.

<span class='text_page_counter'>(90)</span> Body Text Indent Caption Caption List Bullet List Bullet List Bullet 2 List Bullet 2 List Bullet 3 List Bullet 3 List Bullet 5 List Bullet 5 Cc List Cc List Header Header Footer Footer Page Number Page Number Body Text 3 Body Text 3 Unknown Unknown Truong Default Truong Default nguyen nguyen lan Hoang Anh Kim³ 䴀 ầ 䴀 ẫ 䴀 i 一}一 nguyen nguyen C:\My Documents\LUU\Bdheli6.doc C:\My Documents\LUU\Bdheli6.doc nguyen nguyen C:\My Documents\LUU\Bdheli6.doc C:\My Documents\LUU\Bdheli6.doc nguyen nguyen C:\My Documents\LUU\Bdheli6.doc C:\My Documents\LUU\Bdheli6.doc nguyen nguyen C:\My Documents\LUU\Bdheli6.doc C:\My Documents\LUU\Bdheli6.doc nguyen nguyen C:\My Documents\LUU\Bdheli6.doc C:\My Documents\LUU\Bdheli6.doc nguyen0C:\WINDOWS\TEMP\Au 栀 hế nào là 2 lực tương tác ? Cho ví dụ ? So sánh phương, chiều, độ lớn và loại lực của 2 lực tương tác ?.

<span class='text_page_counter'>(91)</span> Bài tập Trong mỗi câu mô tả lực tác dụng sau đây còn thiếu những yếu tố nào của lực ? Viên gạch đè lên sàn nhà một lực nén. Tác dụng một lực đẩy bằng 10N từ trái sang phải theo phương ngang. Tác dụng vào khối gỗ một lực kéo theo phương ngang. Dùng tay tác dụng vào lò xo một lực ép. Dùng chân đá một lực bằng 80N. Trong các trường hợp sau đây vật nào đang có lực tác dụng ? Dấu hiệu để nhận biết là gì ? Lực 琀漀刀攀 toRecovery save of Bdheli6.asd toRecovery save of Bdheli6.asd Truong Truong C:\My Documents\LUU\Bdheli6.doc C:\My Documents\LUU\Bdheli6.doc Truong0C:\WINDOWS\TEMP\AutoRecovery save of Bdheli6.asd Truong0C:\WINDOWS\TEMP\AutoRecovery save of Bdheli6.asd Truong0C:\WINDOWS\TEMP\AutoRecovery save of Bdheli6.asd Truong0C:\WINDOWS\TEMP\AutoRecovery save of Bdheli6.asd Truong0C:\WINDOWS\TEMP\AutoRecovery save of Bdheli6.asd Truong0C:\WINDOWS\TEMP\AutoRecovery save of Bdheli6.asd N"A=(: Â t>V=H( . ]j²B&I\t Times New Roman Times New Roman Symbol Symbol .VnTimeH .VnTimeH .VnTeknicalH .VnTeknicalH .VnArial Narrow .VnArial Narrow .VnArial NarrowH .VnArial NarrowH .VnTime .VnTime .VnAristote .VnAristote .VnCourier .VnCourier Wingdings Wingdings Bài tập vật lí lớp 6 nâng cao Bài tập vật lí lớp 6 nâng cao nguyen nguyen Truong Truong ịnh khối lượng chất lỏng trong một cái thùng khi trong tay có cân Rôbecvan có GHĐ là 2kg, 1thùng rỗng và 1 cái ca có dung tích bé thua 2 lít ?.

<span class='text_page_counter'>(92)</span> 30. Với 1 cân Rôbecvan vốn có GHĐ là 1,5kg song chỉ còđể lấy ra được gần đúng khối lượng đường 500g, 250g ? 40. Dụng cụ tuỳ ý chọn. Hãy đề xuất phương án để xác định gần đúng: a**. Khối lượng của nước có trong một cái hồ hình tròn chiều sâu không quá 3m ? b***. Khối lượng của một kim tự tháp ? 41***. Có một cân Rôbecvan mất hết quả cân, một bình chia độ, một loạt vỏ lọ thuốc tiêm và thuốc viên các cỡ khác nhau có nút cao su, một ống hút, cát và nước. Hãy nêu cách tạo bộ quả cân mới có quả cân bé nhất khoảng 5g.. II. Lực. Các loại lực. Lí thuyết Lực là gì ? ịnh khối lượng chất lỏng trong một cái thùng khi trong tay có cân Rôbecvan có GHĐ là 2kg, 1thùng rỗng và 1 cái ca có dung tích bé thua 2 lít ? 30. Với 1 cân Rôbecvan vốn có GHĐ là 1,5kg song chỉ còđể lấy ra được gần đúng khối lượng đường 500g, 250g ? 40. Dụng cụ tuỳ ý chọn. Hãy đề xuất phương án để xác định gần đúng: a**. Khối lượng của nước có trong một cái hồ hình tròn chiều sâu không quá 3m ? b***. Khối lượng của một kim tự tháp ? 41***. Có một cân Rôbecvan mất hết quả cân, một bình chia độ, một loạt vỏ lọ thuốc tiêm và thuốc viên các cỡ khác nhau có nút cao su, một ống hút, cát và nước. Hãy nêu cách tạo bộ quả cân mới có quả cân bé nhất khoảng 5g.. II. Lực. Các loại lực. Lí thuyết Lực là gì ? ȁ Một lực tác dụng lên một vật có thể gây ra cho vật những biến đổi nào ? Làm thế nào để nhận biết một vật đang chịu tác dụng lực ? Xét đầy đủ tác dụng của một lực lên vật ta phải xét những yếu tố nào của lực ? Kí hiệu lực ? Đơn vị đo lực ? Dụng cụ đo lực ? Cách đo một lực thế nào là đúng ? 3. Trọng lực là gì ? Kí hiệu ? Trọng lực có hướng thế nào ? Điểm đặt của trọng lực ? 4. Độ lớn trọng lực phụ thuộc những gì ? Quy luật phụ thuộc ? Công thức tính ? Cách đo trọng lượng một vật thế nào là đúng ? 5. Lực đàn hồi xuất hiện khi nào ? Kí hiệu ? Hướng của lực đàn hồi thế nào ? 6. Độ lớn lực đàn hồi phụ thuộc gì ? Công thức tính lực đàn hồi của lò xo ? 7. Nêu thứ tự các bước chế tạo một lực kế lò xo ? 8. Tổng hợp 2 lực tác dụng lên cùng một vật thành một lực như thế nào ? Thế nào là 2 lực cân bằng ? Cho ví dụ ? Nếu vật chịu tác dụng của 3 lực F1, F2, F3 cân bằng với nhau thì giữa 3 lực này có quan hệ như thế nào ? Vật chịu tác dụng của hai (hoặc nhiều lực) cân bằng với nhau thì có trạng thái thế nào ? Cho ví dụ ? Các lực tác dụng lên cùng một vật không cân bằng với nhau thì trạng thái của vật như thế nào ? Cho ví dụ ? Tốc độ biến đổi vận tốc của vật liên quan thế nào với độ lớn của lực tác dụng lên vật, liên quan thế nào với khối lượng của vật ? Cho ví dụ ? Thế nào là 2 lực tương tác ? Cho ví dụ ? So sánh phương, chiều, độ lớn và loại lực của 2 lực tương tác ? Bài tập Trong mỗi câu mô tả lực tác dụng sau đây còn thiếu những yếu tố nào của lực ?.

<span class='text_page_counter'>(93)</span> Viên gạch đè lên sàn nhà một lực nén. Tác dụng một lực đẩy bằng 10N từ trái sang phải theo phương ngang. Tác dụng vào khối gỗ một lực kéo theo phương ngang. Dùng tay tác dụng vào lò xo một lực ép. Dùng chân đá một lực bằng 80N. Trong các trường hợp sau đây vật nào đang có lực tác dụng ? Dấu hiệu để nhận biết là gì ? Lực đó do vật nào tác dụng ? Hướng của lực đó như thế nào ? Xe lửa rời ga. Ôtô hãm phanh khi gặp chướng ngại vật. Quả cầu nhỏ buộc ở đầu một sợi dây đang quay liên tục. Xe đua xuống một dốc quanh. Quả bóng đang bay đập vào bức tường. Lò xo đang treo một quả nặng. Cánh cung đang giương sẵn tên. Tính trọng lực tác dụng lên vật có khối lượng 2kg ? Biểu diễn P theo tỉ xích 5N/cm. Vật đó có hút Trái đất không ? Cho quả tạ có khối lượng 5kg. Trọng lượng gần đúng của quả tạ tại Vinh là bao nhiêu ? Trọng lượng vật thay đổi thế nào khi đưa quả tạ từ Vinh ra Hà Nội ? Trọng lượng vật thay đổi thế nào khi đưa quả tạ lên núi Phăngxipăng ? Một lò xo có chiều dài tự nhiên l0 = 12cm, có hệ số đàn hồi k = 4N/cm (tác dụng lực tăng thêm 4N thì lò xo dãn ra thêm hoặc ngắn lại bớt 1cm). Kéo lò xo với lực F1 = ? thì lò xo dài l1 = 16cm ? Nén lò xo với lực F2 = 8N thì lò xo dài l2 = ? Khi kéo lò xo có chiều dài tự nhiên l0 = 12cm với lực 10N thì lò xo dài 17cm. Tính hệ số đàn hồi của lò xo ? Tính chiều dài lò xo khi kéo lò xo với lực bằng 12N ? Tính chiều dài lò xo khi nén lò xo với lực 14N ? 7**. Tính chiều dài tự nhiên l0 và hệ số đàn hồi k của lò xo trong 2 trường hợp: Kéo với lực F1=4N lò xo dài l1=16cm, kéo với lực F2=8N lò xo dài l2=18cm. Kéo với lực F1=3N lò xo dài l1=15cm, nén với lực F2=5N lò xo dài l2=7cm. Xác định phương, chiều, độ lớn của hợp lực F trong các trường hợp sau: Xe chạy trên mặt ngang, lực kéo Fk= 100N, lực đẩy phía sau Fđ= 80N. Vật chuyển động trên mặt ngang, lực kéo Fk= 15N, lực cản Fc= 10N. Vật có P = 20N đi lên trong khi lò xo kéo lên với lực Fđh= 16N. Xe chạy trên mặt ngang, lực kéo Fk= 100N, lực đẩy phía sau Fđ= 80N, lực cản của mặt đường Fc = 20N. 9*. Xác định phương, chiều, độ lớn của F2, biết hợp lực F và F1 như sau: Một lực tác dụng lên một vật có thể gây ra cho vật những biến đổi nào ? Làm thế nào để nhận biết một vật đang chịu tác dụng lực ? Xét đầy đủ tác dụng của một lực lên vật ta phải xét những yếu tố nào của lực ? Kí hiệu lực ? Đơn vị đo lực ? Dụng cụ đo lực ? Cách đo một lực thế nào là đúng ? 3. Trọng lực là gì ? Kí hiệu ? Trọng lực có hướng thế nào ? Điểm đặt của trọng lực ? 4. Độ lớn trọng lực phụ thuộc những gì ? Quy luật phụ thuộc ? Công thức tính ? Cách đo trọng lượng một vật thế nào là đúng ? 5. Lực đàn hồi xuất hiện khi nào ? Kí hiệu ? Hướng của lực đàn hồi thế nào ? 6. Độ lớn lực đàn hồi phụ thuộc gì ? Công thức tính lực đàn hồi của lò xo ? 7. Nêu thứ tự các bước chế tạo một lực kế lò xo ? 8. Tổng hợp 2 lực tác dụng lên cùng một vật thành một lực như thế nào ? Thế nào là 2 lực cân bằng ? Cho ví dụ ? Nếu vật chịu tác dụng của 3 lực F1, F2, F3 cân bằng với nhau thì giữa 3 lực này có quan hệ như thế nào ? Vật chịu tác dụng của hai (hoặc nhiều lực) cân bằng với nhau thì có trạng thái thế nào ? Cho ví dụ ?.

<span class='text_page_counter'>(94)</span> Các lực tác dụng lên cùng một vật không cân bằng với nhau thì trạng thái của vật như thế nào ? Cho ví dụ ? Tốc độ biến đổi vận tốc của vật liên quan thế nào với độ lớn của lực tác dụng lên vật, liên quan thế nào với khối lượng của vật ? Cho ví dụ ? Thế nào là 2 lực tương tác ? Cho ví dụ ? So sánh phương, chiều, độ lớn và loại lực của 2 lực tương tác ? Bài tập Trong mỗi câu mô tả lực tác dụng sau đây còn thiếu những yếu tố nào của lực ? Viên gạch đè lên sàn nhà một lực nén. Tác dụng một lực đẩy bằng 10N từ trái sang phải theo phương ngang. Tác dụng vào khối gỗ một lực kéo theo phương ngang. Dùng tay tác dụng vào lò xo một lực ép. Dùng chân đá một lực bằng 80N. Trong các trường hợp sau đây vật nào đang có lực tác dụng ? Dấu hiệu để nhận biết là gì ? Lực đó do vật nào tác dụng ? Hướng của lực đó như thế nào ? Xe lửa rời ga. Ôtô hãm phanh khi gặp chướng ngại vật. Quả cầu nhỏ buộc ở đầu một sợi dây đang quay liên tục. Xe đua xuống một dốc quanh. Quả bóng đang bay đập vào bức tường. Lò xo đang treo một quả nặng. Cánh cung đang giương sẵn tên. Tính trọng lực tác dụng lên vật có khối lượng 2kg ? Biểu diễn P theo tỉ xích 5N/cm. Vật đó có hút Trái đất không ? Cho quả tạ có khối lượng 5kg. Trọng lượng gần đúng của quả tạ tại Vinh là bao nhiêu ? Trọng lượng vật thay đổi thế nào khi đưa quả tạ từ Vinh ra Hà Nội ? Trọng lượng vật thay đổi thế nào khi đưa quả tạ lên núi Phăngxipăng ? Một lò xo có chiều dài tự nhiên l0 = 12cm, có hệ số đàn hồi k = 4N/cm (tác dụng lực tăng thêm 4N thì lò xo dãn ra thêm hoặc ngắn lại bớt 1cm). Kéo lò xo với lực F1 = ? thì lò xo dài l1 = 16cm ? Nén lò xo với lực F2 = 8N thì lò xo dài l2 = ? Khi kéo lò xo có chiều dài tự nhiên l0 = 12cm với lực 10N thì lò xo dài 17cm. Tính hệ số đàn hồi của lò xo ? Tính chiều dài lò xo khi kéo lò xo với lực bằng 12N ? Tính chiều dài lò xo khi nén lò xo với lực 14N ? 7**. Tính chiều dài tự nhiên l0 và hệ số đàn hồi k của lò xo trong 2 trường hợp: Kéo với lực F1=4N lò xo dài l1=16cm, kéo với lực F2=8N lò xo dài l2=18cm. Kéo với lực F1=3N lò xo dài l1=15cm, nén với lực F2=5N lò xo dài l2=7cm. Xác định phương, chiều, độ lớn của hợp lực F trong các trường hợp sau: Xe chạy trên mặt ngang, lực kéo Fk= 100N, lực đẩy phía sau Fđ= 80N. Vật chuyển động trên mặt ngang, lực kéo Fk= 15N, lực cản Fc= 10N. Vật có P = 20N đi lên trong khi lò xo kéo lên với lực Fđh= 16N. Xe chạy trên mặt ngang, lực kéo Fk= 100N, lực đẩy phía sau Fđ= 80N, lực cản của mặt đường Fc = 20N. 9*. Xác định phương, chiều, độ lớn của F2, biết hợp lực F và F1 như sau: ( ( F1(4N) F(10N) F1(4N) F(10N) 10*. Tại sao khi chuyển từ đoạn đường nằm ngang sang đoạn có dốc lên thì ta phải kéo xe với lực lớn hơn ? 11. Xác định các cặp lực đã cân bằng với nhau trên vật trong các trường hợp: Một cái cốc nằm yên trên mặt bàn nằm ngang..

<span class='text_page_counter'>(95)</span> Một quả nặng treo cân bằng dưới một lò xo. Một xô vữa được kéo lên đều bằng một sợi dây. Một phi công nhảy dù rơi đều. e. Một cái gầu được dòng dây thả tụt đều xuống giếng. f*. Một khối gỗ được kéo chạy đều trên ván ngang bằng một sợi dây. g*. Một khối gỗ được thả tụt đều xuống một ván xiên bằng một sợi dây. 12*. Xác định các cặp lực tương tác trong các trường hợp sau: Một quả bí treo cân bằng dưới cuống quả. Một viên gạch đặt trên một giá gỗ. Một ô tô đang chạy trên đường nằm ngang. Một khối gỗ nằm trên mặt ngang, chịu tác dụng của một lực đẩy theo phương ngang nhưng chưa chuyển động. Khối gỗ A đè lên khối gỗ B đặt trên mặt sàn nằm ngang. Một cỗ xe được ngựa kéo chạy đều trên mặt đường nằm ngang. 13*. Khi kéo lò xo có chiều dài tự nhiên l0 = 10cm với lực 8N thì lò xo dài 14cm. Tác dụng lực theo chiều như thế nào, có độ lớn bao nhiêu thì lò xo dài 7cm ? Tính chiều dài của lò xo khi treo vật 2kg ? Biểu diễn 2 lực tác dụng lên vật. c. Chỉ ra các cặp lực tương tác, các cặp lực cân bằng trong câu b ? 14*. Một lò xo có chiều dài tự nhiên l0= 15cm, hệ số đàn hồi k = 5N/cm. Xác định chiều dài l của lò xo khi treo vật có m = 4kg nằm cân bằng. Xác định lực đẩy của ván lên vật khi ta treo vật vào lò xo, để vật chạm ván và lò xo dài l = 18cm. 15*. Dùng một lò xo có chiều dài tự nhiên l0 = 12cm để chế tạo một lực kế. Biết rằng khi treo quả nặng có khối lượng 500g thì lò xo dài l = 19,5cm. Nếu làm lực kế có GHĐ bằng 8N thì đó do vật nào tác dụng ? Hướng của lực đó như thế nào ? Xe lửa rời ga. Ôtô hãm phanh khi gặp chướng ngại vật. Quả cầu nhỏ buộc ở đầu một sợi dây đang quay liên tục. Xe đua xuống một dốc quanh. Quả bóng đang bay đập vào bức tường. Lò xo đang treo một quả nặng. Cánh cung đang giương sẵn tên. Tính trọng lực tác dụng lên vật có khối lượng 2kg ? Biểu diễn P theo tỉ xích 5N/cm. Vật đó có hút Trái đất không ? Cho quả tạ có khối lượng 5kg. Trọng lượng gần đúng của quả tạ tại Vinh là bao nhiêu ? Trọng lượng vật thay đổi thế nào khi đưa quả tạ từ Vinh ra Hà Nội ? Trọng lượng vật thay đổi thế nào khi đưa quả tạ lên núi Phăngxipăng ? Một lò xo có chiều dài tự nhiên l0 = 12cm, có hệ số đàn hồi k = 4N/cm (tác dụng lực tăng thêm 4N thì lò xo dãn ra thêm hoặc ngắn lại bớt 1cm). Kéo lò xo với lực F1 = ? thì lò xo dài l1 = 16cm ? Nén lò xo với lực F2 = 8N thì lò xo dài l2 = ? Khi kéo lò xo có chiều dài tự nhiên l0 = 12cm với lực 10N thì lò xo dài 17cm. Tính hệ số đàn hồi của lò xo ? Tính chiều dài lò xo khi kéo lò xo với lực bằng 12N ? Tính chiều dài lò xo khi nén lò xo với lực 14N ? 7**. Tính chiều dài tự nhiên l0 và hệ số đàn hồi k của lò xo trong 2 trường hợp: Kéo với lực F1=4N lò xo dài l1=16cm, kéo với lực F2=8N lò xo dài l2=18cm. Kéo với lực F1=3N lò xo dài l1=15cm, nén với lực F2=5N lò xo dài l2=7cm. Xác định phương, chiều, độ lớn của hợp lực F trong các trường hợp sau: Xe chạy trên mặt ngang, lực kéo Fk= 100N, lực đẩy phía sau Fđ= 80N. Vật chuyển động trên mặt ngang, lực kéo Fk= 15N, lực cản Fc= 10N. Vật có P = 20N đi lên trong khi lò xo kéo lên với lực Fđh= 16N. Xe chạy trên mặt ngang, lực kéo Fk= 100N, lực đẩy phía sau Fđ= 80N, lực cản của mặt đường Fc = 20N..

<span class='text_page_counter'>(96)</span> 9*. Xác định phương, chiều, độ lớn của F2, biết hợp lực F và F1 như sau: ( ( F1(4N) F(10N) F1(4N) F(10N) 10*. Tại sao khi chuyển từ đoạn đường nằm ngang sang đoạn có dốc lên thì ta phải kéo xe với lực lớn hơn ? 11. Xác định các cặp lực đã cân bằng với nhau trên vật trong các trường hợp: Một cái cốc nằm yên trên mặt bàn nằm ngang. Một quả nặng treo cân bằng dưới một lò xo. Một xô vữa được kéo lên đều bằng một sợi dây. Một phi công nhảy dù rơi đều. e. Một cái gầu được dòng dây thả tụt đều xuống giếng. f*. Một khối gỗ được kéo chạy đều trên ván ngang bằng một sợi dây. g*. Một khối gỗ được thả tụt đều xuống một ván xiên bằng một sợi dây. 12*. Xác định các cặp lực tương tác trong các trường hợp sau: Một quả bí treo cân bằng dưới cuống quả. Một viên gạch đặt trên một giá gỗ. Một ô tô đang chạy trên đường nằm ngang. Một khối gỗ nằm trên mặt ngang, chịu tác dụng của một lực đẩy theo phương ngang nhưng chưa chuyển động. Khối gỗ A đè lên khối gỗ B đặt trên mặt sàn nằm ngang. Một cỗ xe được ngựa kéo chạy đều trên mặt đường nằm ngang. 13*. Khi kéo lò xo có chiều dài tự nhiên l0 = 10cm với lực 8N thì lò xo dài 14cm. Tác dụng lực theo chiều như thế nào, có độ lớn bao nhiêu thì lò xo dài 7cm ? Tính chiều dài của lò xo khi treo vật 2kg ? Biểu diễn 2 lực tác dụng lên vật. c. Chỉ ra các cặp lực tương tác, các cặp lực cân bằng trong câu b ? 14*. Một lò xo có chiều dài tự nhiên l0= 15cm, hệ số đàn hồi k = 5N/cm. Xác định chiều dài l của lò xo khi treo vật có m = 4kg nằm cân bằng. Xác định lực đẩy của ván lên vật khi ta treo vật vào lò xo, để vật chạm ván và lò xo dài l = 18cm. 15*. Dùng một lò xo có chiều dài tự nhiên l0 = 12cm để chế tạo một lực kế. Biết rằng khi treo quả nặng có khối lượng 500g thì lò xo dài l = 19,5cm. Nếu làm lực kế có GHĐ bằng 8N thì đó do vật nào tác dụng ? Hướng của lực đó như thế nào ? Xe lửa rời ga. Ôtô hãm phanh khi gặp chướng ngại vật. Quả cầu nhỏ buộc ở đầu một sợi dây đang quay liên tục. Xe đua xuống một dốc quanh. Quả bóng đang bay đập vào bức tường. Lò xo đang treo một quả nặng. Cánh cung đang giương sẵn tên. Tính trọng lực tác dụng lên vật có khối lượng 2kg ? Biểu diễn P theo tỉ xích 5N/cm. Vật đó có hút Trái đất không ? Cho quả tạ có khối lượng 5kg. Trọng lượng gần đúng của quả tạ tại Vinh là bao nhiêu ? Trọng lượng vật thay đổi thế nào khi đưa quả tạ từ Vinh ra Hà Nội ? Trọng lượng vật thay đổi thế nào khi đưa quả tạ lên núi Phăngxipăng ? Một lò xo có chiều dài tự nhiên l0 = 12cm, có hệ số đàn hồi k = 4N/cm (tác dụng lực tăng thêm 4N thì lò xo dãn ra thêm hoặc ngắn lại bớt 1cm). Kéo lò xo với lực F1 = ? thì lò xo dài l1 = 16cm ? Nén lò xo với lực F2 = 8N thì lò xo dài l2 = ? Khi kéo lò xo có chiều dài tự nhiên l0 = 12cm với lực 10N thì lò xo dài 17cm. Tính hệ số đàn hồi của lò xo ? Tính chiều dài lò xo khi kéo lò xo với lực bằng 12N ? Tính chiều dài lò xo khi nén lò xo với lực 14N ? 7**. Tính chiều dài tự nhiên l0 và hệ số đàn hồi k của lò xo trong 2 trường hợp:.

<span class='text_page_counter'>(97)</span> Kéo với lực F1=4N lò xo dài l1=16cm, kéo với lực F2=8N lò xo dài l2=18cm. Kéo với lực F1=3N lò xo dài l1=15cm, nén với lực F2=5N lò xo dài l2=7cm. Xác định phương, chiều, độ lớn của hợp lực F trong các trường hợp sau: Xe chạy trên mặt ngang, lực kéo Fk= 100N, lực đẩy phía sau Fđ= 80N. Vật chuyển động trên mặt ngang, lực kéo Fk= 15N, lực cản Fc= 10N. Vật có P = 20N đi lên trong khi lò xo kéo lên với lực Fđh= 16N. Xe chạy trên mặt ngang, lực kéo Fk= 100N, lực đẩy phía sau Fđ= 80N, lực cản của mặt đường Fc = 20N. 9*. Xác định phương, chiều, độ lớn của F2, biết hợp lực F và F1 như sau: ( ( F1(4N) F(10N) F1(4N) F(10N) 10*. Tại sao khi chuyển từ đoạn đường nằm ngang sang đoạn có dốc lên thì ta phải kéo xe với lực lớn hơn ? 11. Xác định các cặp lực đã cân bằng với nhau trên vật trong các trường hợp: Một cái cốc nằm yên trên mặt bàn nằm ngang. Một quả nặng treo cân bằng dưới một lò xo. Một xô vữa được kéo lên đều bằng một sợi dây. Một phi công nhảy dù rơi đều. e. Một cái gầu được dòng dây thả tụt đều xuống giếng. f*. Một khối gỗ được kéo chạy đều trên ván ngang bằng một sợi dây. g*. Một khối gỗ được thả tụt đều xuống một ván xiên bằng một sợi dây. 12*. Xác định các cặp lực tương tác trong các trường hợp sau: Một quả bí treo cân bằng dưới cuống quả. Một viên gạch đặt trên một giá gỗ. Một ô tô đang chạy trên đường nằm ngang. Một khối gỗ nằm trên mặt ngang, chịu tác dụng của một lực đẩy theo phương ngang nhưng chưa chuyển động. Khối gỗ A đè lên khối gỗ B đặt trên mặt sàn nằm ngang. Một cỗ xe được ngựa kéo chạy đều trên mặt đường nằm ngang. 13*. Khi kéo lò xo có chiều dài tự nhiên l0 = 10cm với lực 8N thì lò xo dài 14cm. Tác dụng lực theo chiều như thế nào, có độ lớn bao nhiêu thì lò xo dài 7cm ? Tính chiều dài của lò xo khi treo vật 2kg ? Biểu diễn 2 lực tác dụng lên vật. c. Chỉ ra các cặp lực tương tác, các cặp lực cân bằng trong câu b ? 14*. Một lò xo có chiều dài tự nhiên l0= 15cm, hệ số đàn hồi k = 5N/cm. Xác định chiều dài l của lò xo khi treo vật có m = 4kg nằm cân bằng. Xác định lực đẩy của ván lên vật khi ta treo vật vào lò xo, để vật chạm ván và lò xo dài l = 18cm. 15*. Dùng một lò xo có chiều dài tự nhiên l0 = 12cm để chế tạo một lực kế. Biết rằng khi treo quả nặng có khối lượng 500g thì lò xo dài l = 19,5cm. Nếu làm lực kế có GHĐ bằng 8N thì thang đo phải có độ dài là bao nhiêu ? Tổng chiều dài vỏ lực kế tối thiểu là bao nhiêu ? Nếu chia độ lực kế có ĐCNN là 0,2N thì khoảng cách giữa 2 vạch gần nhau nhất là bao nhiêu mm ? Vẽ hình mô tả bằng kích thước thực tế thang đo lực kế với GHĐ bằng 8N và ĐCNN bằng 0,2N ? Kéo lò xo lực kế bởi lực 12N rồi thả ra thì lò xo dài 14cm. Dùng lò xo này để chế tạo lực kế có GHĐ bằng 15N được không ? Vì sao ? 16*. Một khối gỗ nổi tự nhiên, nằm cân bằng, một phần nằm trên mặt nước. Hãy xác định các cặp lực tương tác ? Có những lực nào đã tác dụng lên khối gỗ ? Quan hệ giữa các lực đó ? 17*. Một khối chì được treo chìm trong nước dưới một sợi dây, không chạm đáy. Hãy xác định các cặp lực tương tác ? Có những lực nào tác dụng lên khối chì ? Các lực nào đã cân bằng với trọng lượng của khối chì ? 18*. Một hòn sỏi nằm chìm tận đáy bể nước..

<span class='text_page_counter'>(98)</span> Hãy xác định các cặp lực tương tác ? Có những lực nào tác dụng lên hòn sỏi ? Xác định các lực cân bằng với trọng lượng của hòn sỏi ? 19*. Một xe bắt đầu chuyển động trên mặt ngang, bánh xe đẩy vào mặt đường. Hãy xác định lực các cặp lực tương tác ? Có những lực nào đã tác dụng lên xe ? Các lực tác dụng lên xe có cân bằng với nhau không ? 20*. a. Biết hai xe có m1 và m2 , m1 > m2 . Máy của 2 xe khoẻ như nhau (tác dụng 2 lực mạnh bằng nhau). Xe nào sẽ tăng vận tốc nhanh hơn khi bắt đầu xuất phát ? b. Hai xe giống hệt nhau, một xe chở đầy hàng, một xe không tải. Khi gặp chướng ngại vật, lực phanh 2 xe như nhau. Xe nào mau dừng hơn ?. III. Khối lượng riêng. Trọng lượng riêng. Lí thuyết 1. Khối lượng riêng của một vật được xác định như thế nào ? Có thể giảm khối lượng riêng của một vật bằng những cách nào ? Khi nhiệt độ tăng khối lượng riêng của các vật tăng hay giảm ? 2. Khối lượng riêng của một chất được xác định thế nào? Khi nào thì Dvật=Dchất? Khối lượng riêng của vật đặc làm bằng 2 chất được xác định thế nào ? Điền vào các ô trống trong bảng khối lượng riêng của các chất sau đây: ( ( F1(4N) F(10N) F1(4N) F(10N) 10*. Tại sao khi chuyển từ đoạn đường nằm ngang sang đoạn có dốc lên thì ta phải kéo xe với lực lớn hơn ? 11. Xác định các cặp lực đã cân bằng với nhau trên vật trong các trường hợp: Một cái cốc nằm yên trên mặt bàn nằm ngang. Một quả nặng treo cân bằng dưới một lò xo. Một xô vữa được kéo lên đều bằng một sợi dây. Một phi công nhảy dù rơi đều. e. Một cái gầu được dòng dây thả tụt đều xuống giếng. f*. Một khối gỗ được kéo chạy đều trên ván ngang bằng một sợi dây. g*. Một khối gỗ được thả tụt đều xuống một ván xiên bằng một sợi dây. 12*. Xác định các cặp lực tương tác trong các trường hợp sau: Một quả bí treo cân bằng dưới cuống quả. Một viên gạch đặt trên một giá gỗ. Một ô tô đang chạy trên đường nằm ngang. Một khối gỗ nằm trên mặt ngang, chịu tác dụng của một lực đẩy theo phương ngang nhưng chưa chuyển động. Khối gỗ A đè lên khối gỗ B đặt trên mặt sàn nằm ngang. Một cỗ xe được ngựa kéo chạy đều trên mặt đường nằm ngang. 13*. Khi kéo lò xo có chiều dài tự nhiên l0 = 10cm với lực 8N thì lò xo dài 14cm. Tác dụng lực theo chiều như thế nào, có độ lớn bao nhiêu thì lò xo dài 7cm ?.

<span class='text_page_counter'>(99)</span> Tính chiều dài của lò xo khi treo vật 2kg ? Biểu diễn 2 lực tác dụng lên vật. c. Chỉ ra các cặp lực tương tác, các cặp lực cân bằng trong câu b ? 14*. Một lò xo có chiều dài tự nhiên l0= 15cm, hệ số đàn hồi k = 5N/cm. Xác định chiều dài l của lò xo khi treo vật có m = 4kg nằm cân bằng. Xác định lực đẩy của ván lên vật khi ta treo vật vào lò xo, để vật chạm ván và lò xo dài l = 18cm. 15*. Dùng một lò xo có chiều dài tự nhiên l0 = 12cm để chế tạo một lực kế. Biết rằng khi treo quả nặng có khối lượng 500g thì lò xo dài l = 19,5cm. Nếu làm lực kế có GHĐ bằng 8N thì thang đo phải có độ dài là bao nhiêu ? Tổng chiều dài vỏ lực kế tối thiểu là bao nhiêu ? Nếu chia độ lực kế có ĐCNN là 0,2N thì khoảng cách giữa 2 vạch gần nhau nhất là bao nhiêu mm ? Vẽ hình mô tả bằng kích thước thực tế thang đo lực kế với GHĐ bằng 8N và ĐCNN bằng 0,2N ? Kéo lò xo lực kế bởi lực 12N rồi thả ra thì lò xo dài 14cm. Dùng lò xo này để chế tạo lực kế có GHĐ bằng 15N được không ? Vì sao ? 16*. Một khối gỗ nổi tự nhiên, nằm cân bằng, một phần nằm trên mặt nước. Hãy xác định các cặp lực tương tác ? Có những lực nào đã tác dụng lên khối gỗ ? Quan hệ giữa các lực đó ? 17*. Một khối chì được treo chìm trong nước dưới một sợi dây, không chạm đáy. Hãy xác định các cặp lực tương tác ? Có những lực nào tác dụng lên khối chì ? Các lực nào đã cân bằng với trọng lượng của khối chì ? 18*. Một hòn sỏi nằm chìm tận đáy bể nước. Hãy xác định các cặp lực tương tác ? Có những lực nào tác dụng lên hòn sỏi ? Xác định các lực cân bằng với trọng lượng của hòn sỏi ? 19*. Một xe bắt đầu chuyển động trên mặt ngang, bánh xe đẩy vào mặt đường. Hãy xác định lực các cặp lực tương tác ? Có những lực nào đã tác dụng lên xe ? Các lực tác dụng lên xe có cân bằng với nhau không ? 20*. a. Biết hai xe có m1 và m2 , m1 > m2 . Máy của 2 xe khoẻ như nhau (tác dụng 2 lực mạnh bằng nhau). Xe nào sẽ tăng vận tốc nhanh hơn khi bắt đầu xuất phát ? b. Hai xe giống hệt nhau, một xe chở đầy hàng, một xe không tải. Khi gặp chướng ngại vật, lực phanh 2 xe như nhau. Xe nào mau dừng hơn ?. III. Khối lượng riêng. Trọng lượng riêng. Lí thuyết 1. Khối lượng riêng của một vật được xác định như thế nào ? Có thể giảm khối lượng riêng của một vật bằng những cách nào ? Khi nhiệt độ tăng khối lượng riêng của các vật tăng hay giảm ? 2. Khối lượng riêng của một chất được xác định thế nào? Khi nào thì Dvật=Dchất? Khối lượng riêng của vật đặc làm bằng 2 chất được xác định thế nào ? Điền vào các ô trống trong bảng khối lượng riêng của các chất sau đây: EMBED Equation.3.

<span class='text_page_counter'>(100)</span> EMBED Equation.3 Chất Đá, cát, bê tông Đất thịt pha cát Gỗ khô Nước ở 40C Nước đá ở 00C Không khí ở 200C Khối lượng riêng (kg/m3) 2400 Chất Đá, cát, bê tông Đất thịt pha cát Gỗ khô Nước ở 40C Nước đá ở 00C Không khí ở 200C Khối lượng riêng (kg/m3) 2400 – 2550 1600 – 2000 1000 900 1,29 EMBED Equation.3 EMBED Equation.3 Chất ở 200C Dầu hoả Rượu Thuỷ ngân Vàng Bạc Đồng Sắt Nhôm Khối lượng riêng (kg/m3) 800 790 13900.

<span class='text_page_counter'>(101)</span> 19300 10500 8890 7880 2700 Xét chất ở 200C Chất nặng nhất Chất nhẹ nhất Chất rắn nhẹ nhất Chất lỏng nặng nhất Chất lỏng nhẹ nhất Chất khí nặng nhất Tên chất ốmi Hyđrô Li ti Thuỷ ngân Ê te Brôm Khối lượng riêng (kg/m3) 22500 0,089 530 13900 710 7,1 5. Trọng lượng riêng của một vật được xác định như thế nào ? Đơn vị đo? 6. Công thức liên hệ D và d. Tại sao trọng lượng riêng của vật thay đổi theo vị trí ? Trọng lượng riêng một vật thay đổi khi nào khi thay đổi thể tích ? 7. Hai chất lỏng, có d khác nhau, không hoà tan khi trộn lẫn vào nhau sẽ thế nào ? Vì sao phía trên ngọn đèn đang sáng có gió thổi lên ? Bài tập 1. Một vật có khối lượng m = 5kg và thể tích Vv= 4dm3 được làm bằng chất có khối lượng riêng D = 2500kg/m3. Tính khối lượng riêng Dv của vật ? Nêu các cách lập luận để khẳng định vật này rỗng ? Tính thể tích phần rỗng Vr ? Giữ nguyên thể tích Vv thì phải bớt m bao nhiêu kg để Dv =1kg/dm3 ? Để Dv =1kg/dm3 khi giữ nguyên m thì phải tăng thể tích phần rỗng Vr thêm bao nhiêu dm3 ? 2. Nêu các bước xác định khối lượng riêng của một chất khi cho: Một cân, một cốc chia độ và một bình đựng chất lỏng A. b. Một thỏi đặc bằng chất rắn B, bình chia độ bỏ lọt thỏi đó và cân. 3. Dùng 0,2kg nhựa có D1 = 2kg/dm3 bọc xung quanh một quả cầu 1kg làm bằng kim loại có D2 = 8kg/dm3. Tính D của quả cầu mới được tạo thành ? 4. Pha 0,5kg cồn có D1 = 0,8kg/dm3 với 1kg nước có D2 = 1kg/dm3 được bao nhiêu lít hỗn hợp ? Biết rằng khi pha như vậy thể tích hỗn hợp thu được bằng 98% tổng thể tích 2 thành phần..

<span class='text_page_counter'>(102)</span> 5. Một thỏi kim loại đặc màu vàng có m = 350g, V = 20 cm3. Biết khối lượng riêng của vàng D1 =19,3g/cm3, của bạc D2 = 10,5g/cm3. a. Chứng minh rằng đó không phải là thỏi vàng nguyên chất ! Biết thỏi kim loại đó gồm vàng và bạc. Tính khối lượng vàng có trong thỏi hợp kim đó ?. 4. Pha 0,5kg cồn có D1 = 0,8kg/dm3 với 1kg nước có D2 = 1kg/dm3 được bao nhiêu lít hỗn hợp ? Biết rằng khi pha như vậy thể tích hỗn hợp thu được bằng 98% tổng thể tích 2 thành phần. 5. Một thỏi kim loại đặc màu vàng có m = 350g, V = 20 cm3. Biết khối lượng riêng của vàng D1 =19,3g/cm3, của bạc D2 = 10,5g/cm3. a. Chứng minh rằng đó không phải là thỏi vàng nguyên chất ! Biết thỏi kim loại đó gồm vàng và bạc. Tính khối lượng vàng có trong thỏi hợp kim đó ?. 4. Pha 0,5kg cồn có D1 = 0,8kg/dm3 với 1kg nước có D2 = 1kg/dm3 được bao nhiêu lít hỗn hợp ? Biết rằng khi pha như vậy thể tích hỗn hợp thu được bằng 98% tổng thể tích 2 thành phần. 5. Một thỏi kim loại đặc màu vàng có m = 350g, V = 20 cm3. Biết khối lượng riêng của vàng D1 =19,3g/cm3, của bạc D2 = 10,5g/cm3. a. Chứng minh rằng đó không phải là thỏi vàng nguyên chất ! Biết thỏi kim loại đó gồm vàng và bạc. Tính khối lượng vàng có trong thỏi hợp kim đó ?. 4. Pha 0,5kg cồn có D1 = 0,8kg/dm3 với 1kg nước có D2 = 1kg/dm3 được bao nhiêu lít hỗn hợp ? Biết rằng khi pha như vậy thể tích hỗn hợp thu được bằng 98% tổng thể tích 2 thành phần. 5. Một thỏi kim loại đặc màu vàng có m = 350g, V = 20 cm3. Biết khối lượng riêng của vàng D1 =19,3g/cm3, của bạc D2 = 10,5g/cm3. a. Chứng minh rằng đó không phải là thỏi vàng nguyên chất ! Biết thỏi kim loại đó gồm vàng và bạc. Tính khối lượng vàng có trong thỏi hợp kim đó ?. 4. Pha 0,5kg cồn có D1 = 0,8kg/dm3 với 1kg nước có D2 = 1kg/dm3 được bao nhiêu lít hỗn hợp ? Biết rằng khi pha như vậy thể tích hỗn hợp thu được bằng 98% tổng thể tích 2 thành phần. 5. Một thỏi kim loại đặc màu vàng có m = 350g, V = 20 cm3. Biết khối lượng riêng của vàng D1 =19,3g/cm3, của bạc D2 = 10,5g/cm3. a. Chứng minh rằng đó không phải là thỏi vàng nguyên chất ! Biết thỏi kim loại đó gồm vàng và bạc. Tính khối lượng vàng có trong thỏi hợp kim đó ?. Cho m1, m2, D1, D2. Tìm D. Cho m1, m2, D1, D2.. Tìm V. Cho m, V, D1, D2. Tìm m1. Các bài toán về D: pha trộn 2 chất (cách giải bằng số học) *35. Các bài toán pha trộn 2 chất. Tìm D, V, m, D1, V1, m1, tỉ lệ pha. Đ/n D = m/V; m = m1 + m2 ; V = V1 + V2 (Pha trộn 2 chất. Biết m1, m2, D1, D2. Tìm D, V, m ?) Tìm D. a. Cho m1, m2, V1, V2.

<span class='text_page_counter'>(103)</span> Cho m1, m2, D1, D2 Cho V1, V2, D1, D2. Có hụt thể tích. Tìm V. a. Cho m1, m2, D1, D2 Cho m1, m2, D Cho m, D1, D2. Có hụt thể tích. Tìm m. a. Cho D1, D2, V1, V2 Cho V1, V2, D Cho V1, V2, D1, D2. Có hụt thể tích. Các bài toán pha trộn 2 chất. Tìm D, V, m, D1, V1, m1, tỉ lệ pha. Các bài toán pha trộn 2 chất. Tìm D, V, m, D1, V1, m1, tỉ lệ pha. Các bài toán pha trộn 2 chất. Tìm D, V, m, D1, V1, m1, tỉ lệ pha. *36. Bài toán pha trộn có hao hụt thể tích. 2. Một vật có P = 25N, V = 2dm3. Tính m và D của vật đó ? Cho các cặp giá trị m và V hãy xác định các cặp số có ý nghĩa, phác đồ loại trừ các số không có thực để chỉ ra chất. Cách xác định khối lượng riêng trong các trường hợp: có đủ dụng cụ đo V, m. Khi thiếu 1 trong các dụng cụ đó ? Cách xác định trọng lượng riêng trong các trường hợp: có đủ dụng cụ đo V, P. Khi thiếu 1 trong các dụng cụ đó ? IV. Các máy cơ đơn giản. Lí thuyết Bài tập I.Đòn bẩy: (Giải theo kiểu số học) II.Mặt phẳng nghiêng: III.Ròng rọc:(Giải theo kiểu số học) Các bài tập phối hợp các loại máy cơ 5. Sự biến đổi lực trong các máy cơ ? Các máy cơ biến đổi độ lớn và hướng của lực tác dụng vào máy cơ. + Ròng rọc cố định chỉ đổi hướng của lực. + Ròng rọc động biến đổi độ lớn của lực: Tác dụng lực F1 vào dây luồn qua ròng rọc thì thu được từ trục ròng rọc lực F2 = 2.F1. Tác dụng lực F1 vào trục ròng rọc thì thu được từ dây luồn qua ròng rọc lực F1 = 0,5.F1. * Có 3 kiểu ghép ròng rọc: gọi n là số ròng rọc động dùng để ghép Ghép nhân đôi liên tiếp: F1 = 2n.F2 Ghép palăng chẵn: F1 = 2.n.F2 Ghép palăng lẻ: F1 = (2.n + 1).F2 + Đòn bẩy biến đổi cả hướng và độ lớn của lực. Tác dụng lực F1 vào cánh tay đòn l1 thì thu được ở cánh tay đòn l2 lực F2 = F1.(l1/l2) + Mặt phẳng nghiêng đổi hướng và giảm độ lớn lực cần tác dụng để đưa một vật lên cao theo công thức: F = P.(h/l) 6. Tác dụng quay của một lực ? Điều kiện cân bằng của vật quay được quanh một điểm ? + Tác dụng quay của một lực tỷ lệ thuận với độ lớn lực và độ dài cấnh tay đòn. (N.m) M = F.l (N).(m) + Điêù kiện cân bằng của một vật quay được quanh một trục: Tổng các mô men lực làm vật quay xuôi chiều kim đồng hồ bằng tổng các mô men lực làm vật quay ngược chiều kim đồng hồ. Xác định độ lớn của lực kéo đều một vật có trọng lượng 500N lên mặt phẳng nghiêng cao 2m, dài 5m trong 2 trường hợp: Mặt phẳng nghiêng không ma sát ? Mặt phẳng nghiêng có ma sát, hệ số ma sát k = 0,2 ? a. Càng xe đạp dài 2,5dm. Bán kính đĩa xe đạp bằng 1dm. Khi đạp vào bàn đạp.

<span class='text_page_counter'>(104)</span> một lực 100N thì răng đĩa sẽ kéo dây xích xe đạp với lực có độ lớn bao nhiêu ? b. Tay quay trục kéo dài 0,5m. Bán kính trục kéo bằng 10cm. Để kéo một khối gỗ có m = 500kg trượt đều trên mặt ngang có hệ số ma sát k = 0,2 thì phải tác dụng vào tay quay một lực bao nhiêu ? Bỏ qua ma sát ở trục kéo. Bỏ qua ma sát. Xác định lực cần tác dụng để đưa vật nặng 4000N lên cao bằng pa lăng chẵn gồm 2 ròng rọc động và 2 ròng rọc cố định trong hai trường hợp: Bỏ qua khối lượng các ròng rọc và dây. Bỏ qua khối lượng dây. Mỗi ròng rọc có khối lượng 1kg. Dùng 3 ròng rọc động ghép liên tiếp để đưa vật nặng 8000N lên cao. Bỏ qua ma sát. Hãy xác định độ lớn lực cần tác dụng trong hai trường hợp: Bỏ qua trọng lượng của dây và các ròng rọc. Bỏ qua trọng lượng dây. Mỗi ròng rọc có khối lượng 2kg. Một đòn cân đang nằm thăng bằng. Ta treo P1 = 10N bên đòn cân trái tại điểm A cách trục quay 15cm và treo P2 = 20N bên đòn cân phải tại điểm cách trục quay 12cm. Đòn cân nghiêng về bên nào ? Vì sao ? Để đòn cân thăng bằng trở lại cần dịch vật P2 vào gần hay ra xa trục quay bao nhiêu cm ? Nếu không dịch vật P2 , để đòn cân thăng bằng ta phải thay P2 bởi P3 = ?. Phần 2 : nhiệt học Chủ đề 1 : Đo nhiệt độ I.Nhiệt độ. Nhiệt độ của một số môi trường, vật thể thường gặp II.Các loại nhiệt kế, phạm vi đo, nơi thường sử dụng III.Cách đo nhiệt độ chất khí, chất lỏng, chất rắn Chủ đề 2 : Sự nở vì nhiệt I.Quy luật chung sự nở vì nhiệt của các chất. Tính Vt (số học) II.Những điểm khác nhau của sự nở vì nhiệt của các thể, các chất III.Các ứng dụng tiêu biểu. 2.Quy luật chung về sự co giãn vì nhiệt của các chất ? Nguyên nhân ? + Các quy luật chung về sự co giãn vì nhiệt của các chất. Nguyên nhân. Tất cả các chất khi nóng lên (thu nhiệt) thì nở ra, lạnh đi (toả nhiệt) thì co lại. Khi nóng lên (nội năng tăng) thì vận tốc phân tử tăng, khoảng cách giữa các phân tử tăng, vật nở ra. (Riêng nước trong khoảng từ 00C đến 40C thì ngược lại) Khi co giãn vì nhiệt các chất đều tác dụng lực lên vật cản. + Quy tắc xác định kích thước theo nhiệt độ t và kích thước tại 00C: - Công thức tính độ dài vật rắn tại t0C: l1 = l0.(1 + (t) - Công thức tính thể tích chất rắn, lỏng tại t0C: V1 = V0.(1 + (t) 3.Sự co giãn vì nhiệt khác nhau của các chất, các thể và ứng dụng ? + Sự khác nhau trong quá trình co giãn vì nhiệt của các chất, các thể: Các chất khác nhau thì co giãn vì nhiệt khác nhau.(Hệ số nở dài ( và hệ số nở khối ( của các chất khác nhau thì khác nhau.) Cùng một khoảng thay đổi nhiệt độ như nhau, thể khí nở ra nhiều nhất, thể lỏng nở ra ít, thể rắn nở ra rất ít. Tác dụng lực lên vật cản khi co giãn vì nhiệt rất mạnh khi ở thể rắn, yếu nhất khi ở thể khí. + Các ứng dụng: - Giải thích nguyên nhân của sự tạo thành dòng đối lưu, tạo gió tự nhiên. Tra khâu dao. Đặt con lăn ở đầu cầu. Tạo chỗ uốn ở ống dẫn hơi nước. Giải thích hiện tượng cốc nứt khi đột ngột đổ nước sôi hoặc bỏ nước đá. Làm băng kép. Làm nhiệt kế. Giải thích hiện tượng nước trào khi đun..

<span class='text_page_counter'>(105)</span> Chủ đề 3 : Sự chuyển thể của các chất 0.1.Một chất có thể tồn tại ở những thể nào? Các thể khác nhau những gì? + Một chất có thể tồn tại ở các thể: rắn, lỏng, khí (hơi). + Sự khác nhau giữa các thể: Thể Hình thức bên ngoài Rắn Thể tích xác định. Hình dạng xác định Lỏng Thể tích xác định Hình dạng không xác định Khí Thể tích không xác định Hình dạng không xác định I.Sự nóng chảy và đông đặc I.1.Sự nóng chảy là gì ? Sự đông đặc là gì ? I.2.Các quy luật của sự nóng chảy ? sự đông đặc ? II.Sự bay hơi và sự ngưng tụ II.1.Sự bay hơi là gì ? Sự ngưng tụ là gì ? II.2.Các quy luật của sự bay hơi ? sự ngưng tụ ? các yếu tố tác động đến tôc độ bay hơI, sự thu nhiệt, các biểu hiện của sự bay hơi trong thực tế. Sự ngưng tụ, trong thực tế, sự toả nhiệt + Tốc độ bay hơi phụ thuộc những yếu tố: Tính linh động của chất lỏng. Nhiệt độ của chất lỏng. Tốc độ cấp nhiệt vào chất lỏng. Diện tích mặt thoáng. áp suất trên mặt thoáng. Gió trên mặt thoáng. III.Sự sôi: III.1.Sự sôi là gì ? Khác với sự bay hơi chỗ nào ? + Sự sôi là sự chuyển từ thể lỏng sang thể khí mãnh liệt xảy ra trong toàn khối chất lỏng tại một nhiệt độ xác định. Nhiệt độ xảy ra sự sôi gọi là nhiệt độ sôi. + Khác nhau giữa sự bay hơi và sự sôi: Sự bay hơi Sự sôi Xảy ra tại bề mặt chất lỏng. Xảy ra tại nhiệt độ bất kì. Xảy ra từ từ. Xảy ra trong toàn khối chất lỏng. - Xảy ra tại nhiệt độ xác định. - Xảy ra mãnh liệt. III.2.Các quy luật của sự sôi ? Trong quá trình sôi nhiệt độ không thay đổi. Các chất lỏng khác nhau thì nhiệt độ sôi khác nhau..

<span class='text_page_counter'>(106)</span> áp suất trên mặt thoáng chất lỏng càng tăng thì nhiệt độ sôi càng lớn. IV. Tổng hợp các vấn đề chung: 1.Có những sự chuyển thể nào ? + Các quá trình chuyển thể: Sự nóng chảy và sự đông đặc. Sự hoá hơi (bay hơi, sôi) và sự ngưng tụ. Sự thăng hoa. 5.Quy luật chung về sự chuyển thể của các chất ? Nguyên nhân ? + Khi nóng chảy, khi hoá hơi đều thu nhiệt. Khi đông đặc, khi ngưng tụ thì ngược lại. Thu nhiệt lượng làm tăng nội năng, vận tốc của các phân tử tăng, khoảng cách giữa các phân tử xa thêm, lực liên kết yếu đi, sự chuyển động của các phân tử dễ dàng và tự do hơn, dẫn đến sự chuyển thể. + Tất cả các chất (trừ các chất vô định hình) khi chuyển thể nhiệt độ không thay đổi. Nhiệt lượng cấp vào lần lượt tập trung cho một số phân tử tăng vận tốc đủ phá vỡ liên kết và chuyển thể. 6.Tốc độ chuyển thể phụ thuộc gì ? + Tốc độ chuyển thể phụ thuộc vào: Tốc độ cấp nhiệt vào vật. Nhiệt độ của vật. Tính linh động của phân tử mỗi chất. Khoảng không gian, áp suất trên bề mặt xảy ra quá trình chuyển thể.. Trả lời câu hỏi lí thuyết Phần 1 : Cơ học I. Đo độ dài. Đo thể tích. Đo khối lượng. Giới hạn đo của thước đo độ dài là gì ? Độ chia nhỏ nhất của thước là gì ? Giới hạn đo (GHĐ) của thước là giá trị độ dài lớn nhất ghi trên thước. Độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) của thước là giá trị độ dài giữa hai vạch gần nhau nhất. GHĐ và ĐCNN thường gặp của các loại thước đo độ dài: Tên thước Thước kẻ Thước thẳng Thước dây Thước cuộn Thước kẹp Pan me GHĐ 20-30cm 1m.

<span class='text_page_counter'>(107)</span> 1,5m 5-30m 1dm 1dm ĐCNN 1-2mm 1-2cm 1cm 1cm 1mm 1mm Sự khác nhau về công dụng của ba nhóm thước đo: Thước kẻ và thước thẳng dùng đo độ dài đoạn thẳng. Thước dây và thước cuộn dùng đo được độ dài các đường cong. Thước kẹp và pan me dùng đo độ đường kính trong hoặc đường kính ngoài các vật hình ống hoặc khoảng cách giữa hai điểm trên vật có hình dạng bất kì. Thước kẻ đo kích thước bé và có độ chính xác cao hơn thước thẳng. Thước cuộn đo được kích thước lớn hơn thước dây. Thước kẹp đo đường kính ngoài còn pan me đo đường kính trong ống. Đặt thước đo thế nào là đúng ? Cách đặt thước đo đúng: - Thước áp dọc theo độ dài cần đo. - Vạch số 0 trùng với một đầu độ dài cần đo. Cách nhìn để đọc độ dài thế nào là đúng ? Cách nhìn để đọc đúng: Tia nhìn đi qua đầu còn lại của độ dài cần đo và phải vuông góc với thước. Nêu quy ước xác định giá trị độ dài đã đọc được ? Giá trị đo là trị số của vạch chia gần nhất với đầu còn lại của độ dài cần đo. Nêu quy ước cách ghi độ dài đo được ? Độ chính xác của trị số độ dài được ghi bằng ĐCNN của thước. Số ghi độ dài phải phù hợp với trị số ĐCNN của thước. Chỉ có 3 giá trị ĐCNN là 1,2,5. Nếu ĐCNN là 5 thì trị số độ dài có tận cùng là 0, 5. Nếu ĐCNN là 2 thì trị số độ dài có tận cùng là 0, 2, 4, 6, 8. Nếu ĐCNN là 1 thì trị số độ dài có tận cùng là 0,1,2,3,4,5,6,7,8,9. Trong trường hợp nào ta đo độ dài trực tiếp một lần ? trường hợp nào phải đo trực tiếp nhiều lần ? trường hợp nào phải đo gộp nhiều vật một lúc ? Đo trực tiếp một lần khi tiếp xúc được độ dài cần đo và thước có GHĐ lớn hơn hoặc bằng độ dài cần đo. Đo trực tiếp nhiều lần khi tiếp xúc được và thước có GHĐ bé hơn độ dài cần đo. Đo gộp khi nhiều vật giống nhau, kích thước cần đo quá bé so với ĐCNN của thước. Xác định gián tiếp khi không áp được thước đo vào độ dài cần đo hoặc vật quá lớn. 5. Giới hạn đo của dụng cụ đong là gì ? Độ chia nhỏ nhất của dụng cụ đong là gì ? Giới hạn đo (GHĐ) của dụng cụ đong là giá trị thể tích lớn nhất ghi trên đó. Độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) của dụng cụ đong là giá trị thể tích giữa hai vạch gần nhau nhất trên dụng cụ đong. GHĐ và ĐCNN thường gặp của các loại bình đong: Tên dụng cụ ống pipét Xi ranh (Bơm tiêm) ống nghiệm có chia độ Bình chia độ Ca đong.

<span class='text_page_counter'>(108)</span> Can đong GHĐ 5-10ml 5-20ml 10-50ml 100-500ml 1-2lít 5-20lít ĐCNN 0,1ml 0,2-1ml 0,5-1ml 1,2,5ml 0,1-0,2l 0,5-1l 6. Đặt dụng cụ đong thế nào là đúng ? Đặt dụng cụ đong thẳng đứng (các vạch chia song song với mặt chất lỏng) Cách nhìn để đọc thể tích chất lỏng thế nào là đúng ? Tia nhìn phải trùng với mặt chất lỏng trong dụng cụ đong. Nêu quy ước xác định giá trị thể tích chất lỏng đã đọc được ? Thể tích chất lỏng là trị số của vạch chia gần nhất với mực chất lỏng trong bình. Nêu quy ước cách ghi giá trị thể tích xác định được ? Số ghi thể tích phải phù hợp với độ chính xác và trị số ĐCNN của bình đong. 7. Trong trường hợp nào ta đong một lần ? trường hợp nào phải đong nhiều lần ? trường hợp nào phải đong gộp ? Đong một lần khi thể tích chất lỏng cần đo ít hơn hoặc bằng GHĐ của bình đong. Đong nhiều lần khi thể tích chất lỏng lớn hơn GHĐ của bình đong. Đong gộp khi thể tích vật quá bé so với ĐCNN của bình đong. Xác định gián tiếp khi thể tích vật rắn, thể tích khối chất lỏng rất lớn. 8. a. Trong trường hợp nào thì xác định được thể tích của vật nhờ kết quả đo độ dài ? Vật có dạng hình học đặc biệt thì ta xác định thể tích vật nhờ các kết quả đo độ dài . b. Nêu các công thức toán học được sử dụng để tính thể tích của một vật ? Vật hình hộp chữ nhật: V = dài x rộng x cao = a.b.c Vật hình trụ tròn: V = diện tích đáy x cao = 3,14. R2.h Vật hình cầu: V = 4. 3,14. R3 /3. 9.a. Cách xác định thể tích của một vật rắn không thấm nước bằng bình chia độ ? Đổ nước vào bình chia độ đến thể tích V1 Thả vật vào bình chia độ, ngập hẳn vào nước, nước dâng lên đến thể tích V2 Tính thể tích của vật V = V2 Chất ở 200C Dầu hoả Rượu Thuỷ ngân Vàng Bạc Đồng Sắt Nhôm Khối lượng riêng (kg/m3).

<span class='text_page_counter'>(109)</span> 800 790 13900 19300 10500 8890 7880 2700 Xét chất ở 200C Chất nặng nhất Chất nhẹ nhất Chất rắn nhẹ nhất Chất lỏng nặng nhất Chất lỏng nhẹ nhất Chất khí nặng nhất Tên chất ốmi Hyđrô Li ti Thuỷ ngân Ê te Brôm Khối lượng riêng (kg/m3) 22500 0,089 530 13900 710 7,1 5. Trọng lượng riêng của một vật được xác định như thế nào ? Đơn vị đo? 6. Công thức liên hệ D và d. Tại sao trọng lượng riêng của vật thay đổi theo vị trí ? Trọng lượng riêng một vật thay đổi khi nào khi thay đổi thể tích ? 7. Hai chất lỏng, có d khác nhau, không hoà tan khi trộn lẫn vào nhau sẽ thế nào ? Vì sao phía trên ngọn đèn đang sáng có gió thổi lên ? Bài tập 1. Một vật có khối lượng m = 5kg và thể tích Vv= 4dm3 được làm bằng chất có khối lượng riêng D = 2500kg/m3. Tính khối lượng riêng Dv của vật ? Nêu các cách lập luận để khẳng định vật này rỗng ? Tính thể tích phần rỗng Vr ? Giữ nguyên thể tích Vv thì phải bớt m bao nhiêu kg để Dv =1kg/dm3 ? Để Dv =1kg/dm3 khi giữ nguyên m thì phải tăng thể tích phần rỗng Vr thêm bao nhiêu dm3 ? 2. Nêu các bước xác định khối lượng riêng của một chất khi cho: Một cân, một cốc chia độ và một bình đựng chất lỏng A. b. Một thỏi đặc bằng chất rắn B, bình chia độ bỏ lọt thỏi đó và cân..

<span class='text_page_counter'>(110)</span> 3. Dùng 0,2kg nhựa có D1 = 2kg/dm3 bọc xung quanh một quả cầu 1kg làm bằng kim loại có D2 = 8kg/dm3. Tính D của quả cầu mới được tạo thành ? 4. Pha 0,5kg cồn có D1 = 0,8kg/dm3 với 1kg nước có D2 = 1kg/dm3 được bao nhiêu lít hỗn hợp ? Biết rằng khi pha như vậy thể tích hỗn hợp thu được bằng 98% tổng thể tích 2 thành phần. 5. Một thỏi kim loại đặc màu vàng có m = 350g, V = 20 cm3. Biết khối lượng riêng của vàng D1 =19,3g/cm3, của bạc D2 = 10,5g/cm3. a. Chứng minh rằng đó không phải là thỏi vàng nguyên chất ! Biết thỏi kim loại đó gồm vàng và bạc. Tính khối lượng vàng có trong thỏi hợp kim đó ?. 4. Pha 0,5kg cồn có D1 = 0,8kg/dm3 với 1kg nước có D2 = 1kg/dm3 được bao nhiêu lít hỗn hợp ? Biết rằng khi pha như vậy thể tích hỗn hợp thu được bằng 98% tổng thể tích 2 thành phần. 5. Một thỏi kim loại đặc màu vàng có m = 350g, V = 20 cm3. Biết khối lượng riêng của vàng D1 =19,3g/cm3, của bạc D2 = 10,5g/cm3. a. Chứng minh rằng đó không phải là thỏi vàng nguyên chất ! Biết thỏi kim loại đó gồm vàng và bạc. Tính khối lượng vàng có trong thỏi hợp kim đó ?. 4. Pha 0,5kg cồn có D1 = 0,8kg/dm3 với 1kg nước có D2 = 1kg/dm3 được bao nhiêu lít hỗn hợp ? Biết rằng khi pha như vậy thể tích hỗn hợp thu được bằng 98% tổng thể tích 2 thành phần. 5. Một thỏi kim loại đặc màu vàng có m = 350g, V = 20 cm3. Biết khối lượng riêng của vàng D1 =19,3g/cm3, của bạc D2 = 10,5g/cm3. a. Chứng minh rằng đó không phải là thỏi vàng nguyên chất ! Biết thỏi kim loại đó gồm vàng và bạc. Tính khối lượng vàng có trong thỏi hợp kim đó ?. 4. Pha 0,5kg cồn có D1 = 0,8kg/dm3 với 1kg nước có D2 = 1kg/dm3 được bao nhiêu lít hỗn hợp ? Biết rằng khi pha như vậy thể tích hỗn hợp thu được bằng 98% tổng thể tích 2 thành phần. 5. Một thỏi kim loại đặc màu vàng có m = 350g, V = 20 cm3. Biết khối lượng riêng của vàng D1 =19,3g/cm3, của bạc D2 = 10,5g/cm3. a. Chứng minh rằng đó không phải là thỏi vàng nguyên chất ! Biết thỏi kim loại đó gồm vàng và bạc. Tính khối lượng vàng có trong thỏi hợp kim đó ?. 4. Pha 0,5kg cồn có D1 = 0,8kg/dm3 với 1kg nước có D2 = 1kg/dm3 được bao nhiêu lít hỗn hợp ? Biết rằng khi pha như vậy thể tích hỗn hợp thu được bằng 98% tổng thể tích 2 thành phần. 5. Một thỏi kim loại đặc màu vàng có m = 350g, V = 20 cm3. Biết khối lượng riêng của vàng D1 =19,3g/cm3, của bạc D2 = 10,5g/cm3. a. Chứng minh rằng đó không phải là thỏi vàng nguyên chất ! Biết thỏi kim loại đó gồm vàng và bạc. Tính khối lượng vàng có trong thỏi hợp kim đó ?. Cho m1, m2, D1, D2. Tìm D. Cho m1, m2, D1, D2.. Tìm V. Cho m, V, D1, D2. Tìm m1. Các bài toán về D: pha trộn 2 chất (cách giải bằng số học).

<span class='text_page_counter'>(111)</span> *35. Các bài toán pha trộn 2 chất. Tìm D, V, m, D1, V1, m1, tỉ lệ pha. Đ/n D = m/V; m = m1 + m2 ; V = V1 + V2 (Pha trộn 2 chất. Biết m1, m2, D1, D2. Tìm D, V, m ?) Tìm D. a. Cho m1, m2, V1, V2 Cho m1, m2, D1, D2 Cho V1, V2, D1, D2. Có hụt thể tích. Tìm V. a. Cho m1, m2, D1, D2 Cho m1, m2, D Cho m, D1, D2. Có hụt thể tích. Tìm m. a. Cho D1, D2, V1, V2 Cho V1, V2, D Cho V1, V2, D1, D2. Có hụt thể tích. Các bài toán pha trộn 2 chất. Tìm D, V, m, D1, V1, m1, tỉ lệ pha. Các bài toán pha trộn 2 chất. Tìm D, V, m, D1, V1, m1, tỉ lệ pha. Các bài toán pha trộn 2 chất. Tìm D, V, m, D1, V1, m1, tỉ lệ pha. *36. Bài toán pha trộn có hao hụt thể tích. 2. Một vật có P = 25N, V = 2dm3. Tính m và D của vật đó ? Cho các cặp giá trị m và V hãy xác định các cặp số có ý nghĩa, phác đồ loại trừ các số không có thực để chỉ ra chất. Cách xác định khối lượng riêng trong các trường hợp: có đủ dụng cụ đo V, m. Khi thiếu 1 trong các dụng cụ đó ? Cách xác định trọng lượng riêng trong các trường hợp: có đủ dụng cụ đo V, P. Khi thiếu 1 trong các dụng cụ đó ? IV. Các máy cơ đơn giản. Lí thuyết Bài tập I.Đòn bẩy: (Giải theo kiểu số học) II.Mặt phẳng nghiêng: III.Ròng rọc:(Giải theo kiểu số học) Các bài tập phối hợp các loại máy cơ 5. Sự biến đổi lực trong các máy cơ ? Các máy cơ biến đổi độ lớn và hướng của lực tác dụng vào máy cơ. + Ròng rọc cố định chỉ đổi hướng của lực. + Ròng rọc động biến đổi độ lớn của lực: Tác dụng lực F1 vào dây luồn qua ròng rọc thì thu được từ trục ròng rọc lực F2 = 2.F1. Tác dụng lực F1 vào trục ròng rọc thì thu được từ dây luồn qua ròng rọc lực F1 = 0,5.F1. * Có 3 kiểu ghép ròng rọc: gọi n là số ròng rọc động dùng để ghép Ghép nhân đôi liên tiếp: F1 = 2n.F2 Ghép palăng chẵn: F1 = 2.n.F2 Ghép palăng lẻ: F1 = (2.n + 1).F2 + Đòn bẩy biến đổi cả hướng và độ lớn của lực. Tác dụng lực F1 vào cánh tay đòn l1 thì thu được ở cánh tay đòn l2 lực F2 = F1.(l1/l2) + Mặt phẳng nghiêng đổi hướng và giảm độ lớn lực cần tác dụng để đưa một vật lên cao theo công thức: F = P.(h/l) 6. Tác dụng quay của một lực ? Điều kiện cân bằng của vật quay được quanh một điểm ? + Tác dụng quay của một lực tỷ lệ thuận với độ lớn lực và độ dài cấnh tay đòn. (N.m) M = F.l (N).(m) + Điêù kiện cân bằng của một vật quay được quanh một trục: Tổng các mô men lực làm vật quay xuôi chiều kim đồng hồ bằng tổng các mô men lực làm vật quay ngược chiều kim đồng hồ..

<span class='text_page_counter'>(112)</span> Xác định độ lớn của lực kéo đều một vật có trọng lượng 500N lên mặt phẳng nghiêng cao 2m, dài 5m trong 2 trường hợp: Mặt phẳng nghiêng không ma sát ? Mặt phẳng nghiêng có ma sát, hệ số ma sát k = 0,2 ? a. Càng xe đạp dài 2,5dm. Bán kính đĩa xe đạp bằng 1dm. Khi đạp vào bàn đạp một lực 100N thì răng đĩa sẽ kéo dây xích xe đạp với lực có độ lớn bao nhiêu ? b. Tay quay trục kéo dài 0,5m. Bán kính trục kéo bằng 10cm. Để kéo một khối gỗ có m = 500kg trượt đều trên mặt ngang có hệ số ma sát k = 0,2 thì phải tác dụng vào tay quay một lực bao nhiêu ? Bỏ qua ma sát ở trục kéo. Bỏ qua ma sát. Xác định lực cần tác dụng để đưa vật nặng 4000N lên cao bằng pa lăng chẵn gồm 2 ròng rọc động và 2 ròng rọc cố định trong hai trường hợp: Bỏ qua khối lượng các ròng rọc và dây. Bỏ qua khối lượng dây. Mỗi ròng rọc có khối lượng 1kg. Dùng 3 ròng rọc động ghép liên tiếp để đưa vật nặng 8000N lên cao. Bỏ qua ma sát. Hãy xác định độ lớn lực cần tác dụng trong hai trường hợp: Bỏ qua trọng lượng của dây và các ròng rọc. Bỏ qua trọng lượng dây. Mỗi ròng rọc có khối lượng 2kg. Một đòn cân đang nằm thăng bằng. Ta treo P1 = 10N bên đòn cân trái tại điểm A cách trục quay 15cm và treo P2 = 20N bên đòn cân phải tại điểm cách trục quay 12cm. Đòn cân nghiêng về bên nào ? Vì sao ? Để đòn cân thăng bằng trở lại cần dịch vật P2 vào gần hay ra xa trục quay bao nhiêu cm ? Nếu không dịch vật P2 , để đòn cân thăng bằng ta phải thay P2 bởi P3 = ?. Phần 2 : nhiệt học Chủ đề 1 : Đo nhiệt độ I.Nhiệt độ. Nhiệt độ của một số môi trường, vật thể thường gặp II.Các loại nhiệt kế, phạm vi đo, nơi thường sử dụng III.Cách đo nhiệt độ chất khí, chất lỏng, chất rắn Chủ đề 2 : Sự nở vì nhiệt I.Quy luật chung sự nở vì nhiệt của các chất. Tính Vt (số học) II.Những điểm khác nhau của sự nở vì nhiệt của các thể, các chất III.Các ứng dụng tiêu biểu. 2.Quy luật chung về sự co giãn vì nhiệt của các chất ? Nguyên nhân ? + Các quy luật chung về sự co giãn vì nhiệt của các chất. Nguyên nhân. Tất cả các chất khi nóng lên (thu nhiệt) thì nở ra, lạnh đi (toả nhiệt) thì co lại. Khi nóng lên (nội năng tăng) thì vận tốc phân tử tăng, khoảng cách giữa các phân tử tăng, vật nở ra. (Riêng nước trong khoảng từ 00C đến 40C thì ngược lại) Khi co giãn vì nhiệt các chất đều tác dụng lực lên vật cản. + Quy tắc xác định kích thước theo nhiệt độ t và kích thước tại 00C: - Công thức tính độ dài vật rắn tại t0C: l1 = l0.(1 + (t) - Công thức tính thể tích chất rắn, lỏng tại t0C: V1 = V0.(1 + (t) 3.Sự co giãn vì nhiệt khác nhau của các chất, các thể và ứng dụng ? + Sự khác nhau trong quá trình co giãn vì nhiệt của các chất, các thể: Các chất khác nhau thì co giãn vì nhiệt khác nhau.(Hệ số nở dài ( và hệ số nở khối ( của các chất khác nhau thì khác nhau.) Cùng một khoảng thay đổi nhiệt độ như nhau, thể khí nở ra nhiều nhất, thể lỏng nở ra ít, thể rắn nở ra rất ít. Tác dụng lực lên vật cản khi co giãn vì nhiệt rất mạnh khi ở thể rắn, yếu nhất khi ở thể khí..

<span class='text_page_counter'>(113)</span> + Các ứng dụng: - Giải thích nguyên nhân của sự tạo thành dòng đối lưu, tạo gió tự nhiên. Tra khâu dao. Đặt con lăn ở đầu cầu. Tạo chỗ uốn ở ống dẫn hơi nước. Giải thích hiện tượng cốc nứt khi đột ngột đổ nước sôi hoặc bỏ nước đá. Làm băng kép. Làm nhiệt kế. Giải thích hiện tượng nước trào khi đun. Chủ đề 3 : Sự chuyển thể của các chất 0.1.Một chất có thể tồn tại ở những thể nào? Các thể khác nhau những gì? + Một chất có thể tồn tại ở các thể: rắn, lỏng, khí (hơi). + Sự khác nhau giữa các thể: Thể Hình thức bên ngoài Rắn Thể tích xác định. Hình dạng xác định Lỏng Thể tích xác định Hình dạng không xác định Khí Thể tích không xác định Hình dạng không xác định I.Sự nóng chảy và đông đặc I.1.Sự nóng chảy là gì ? Sự đông đặc là gì ? I.2.Các quy luật của sự nóng chảy ? sự đông đặc ? II.Sự bay hơi và sự ngưng tụ II.1.Sự bay hơi là gì ? Sự ngưng tụ là gì ? II.2.Các quy luật của sự bay hơi ? sự ngưng tụ ? các yếu tố tác động đến tôc độ bay hơI, sự thu nhiệt, các biểu hiện của sự bay hơi trong thực tế. Sự ngưng tụ, trong thực tế, sự toả nhiệt + Tốc độ bay hơi phụ thuộc những yếu tố: Tính linh động của chất lỏng. Nhiệt độ của chất lỏng. Tốc độ cấp nhiệt vào chất lỏng. Diện tích mặt thoáng. áp suất trên mặt thoáng. Gió trên mặt thoáng. III.Sự sôi: III.1.Sự sôi là gì ? Khác với sự bay hơi chỗ nào ? + Sự sôi là sự chuyển từ thể lỏng sang thể khí mãnh liệt xảy ra trong toàn khối chất lỏng tại một nhiệt độ xác định. Nhiệt độ xảy ra sự sôi gọi là nhiệt độ sôi. + Khác nhau giữa sự bay hơi và sự sôi: Sự bay hơi Sự sôi Xảy ra tại bề mặt chất lỏng. Xảy ra tại nhiệt độ bất kì. Xảy ra từ từ. Xảy ra trong toàn khối chất lỏng. - Xảy ra tại nhiệt độ xác định..

<span class='text_page_counter'>(114)</span> - Xảy ra mãnh liệt. III.2.Các quy luật của sự sôi ? Trong quá trình sôi nhiệt độ không thay đổi. Các chất lỏng khác nhau thì nhiệt độ sôi khác nhau. áp suất trên mặt thoáng chất lỏng càng tăng thì nhiệt độ sôi càng lớn. IV. Tổng hợp các vấn đề chung: 1.Có những sự chuyển thể nào ? + Các quá trình chuyển thể: Sự nóng chảy và sự đông đặc. Sự hoá hơi (bay hơi, sôi) và sự ngưng tụ. Sự thăng hoa. 5.Quy luật chung về sự chuyển thể của các chất ? Nguyên nhân ? + Khi nóng chảy, khi hoá hơi đều thu nhiệt. Khi đông đặc, khi ngưng tụ thì ngược lại. Thu nhiệt lượng làm tăng nội năng, vận tốc của các phân tử tăng, khoảng cách giữa các phân tử xa thêm, lực liên kết yếu đi, sự chuyển động của các phân tử dễ dàng và tự do hơn, dẫn đến sự chuyển thể. + Tất cả các chất (trừ các chất vô định hình) khi chuyển thể nhiệt độ không thay đổi. Nhiệt lượng cấp vào lần lượt tập trung cho một số phân tử tăng vận tốc đủ phá vỡ liên kết và chuyển thể. 6.Tốc độ chuyển thể phụ thuộc gì ? + Tốc độ chuyển thể phụ thuộc vào: Tốc độ cấp nhiệt vào vật. Nhiệt độ của vật. Tính linh động của phân tử mỗi chất. Khoảng không gian, áp suất trên bề mặt xảy ra quá trình chuyển thể.. Trả lời câu hỏi lí thuyết Phần 1 : Cơ học I. Đo độ dài. Đo thể tích. Đo khối lượng. Giới hạn đo của thước đo độ dài là gì ? Độ chia nhỏ nhất của thước là gì ? Giới hạn đo (GHĐ) của thước là giá trị độ dài lớn nhất ghi trên thước. Độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) của thước là giá trị độ dài giữa hai vạch gần nhau nhất. GHĐ và ĐCNN thường gặp của các loại thước đo độ dài: Tên thước Thước kẻ Thước thẳng Thước dây Thước cuộn Thước kẹp.

<span class='text_page_counter'>(115)</span> Pan me GHĐ 20-30cm 1m 1,5m 5-30m 1dm 1dm ĐCNN 1-2mm 1-2cm 1cm 1cm 1mm 1mm Sự khác nhau về công dụng của ba nhóm thước đo: Thước kẻ và thước thẳng dùng đo độ dài đoạn thẳng. Thước dây và thước cuộn dùng đo được độ dài các đường cong. Thước kẹp và pan me dùng đo độ đường kính trong hoặc đường kính ngoài các vật hình ống hoặc khoảng cách giữa hai điểm trên vật có hình dạng bất kì. Thước kẻ đo kích thước bé và có độ chính xác cao hơn thước thẳng. Thước cuộn đo được kích thước lớn hơn thước dây. Thước kẹp đo đường kính ngoài còn pan me đo đường kính trong ống. Đặt thước đo thế nào là đúng ? Cách đặt thước đo đúng: - Thước áp dọc theo độ dài cần đo. - Vạch số 0 trùng với một đầu độ dài cần đo. Cách nhìn để đọc độ dài thế nào là đúng ? Cách nhìn để đọc đúng: Tia nhìn đi qua đầu còn lại của độ dài cần đo và phải vuông góc với thước. Nêu quy ước xác định giá trị độ dài đã đọc được ? Giá trị đo là trị số của vạch chia gần nhất với đầu còn lại của độ dài cần đo. Nêu quy ước cách ghi độ dài đo được ? Độ chính xác của trị số độ dài được ghi bằng ĐCNN của thước. Số ghi độ dài phải phù hợp với trị số ĐCNN của thước. Chỉ có 3 giá trị ĐCNN là 1,2,5. Nếu ĐCNN là 5 thì trị số độ dài có tận cùng là 0, 5. Nếu ĐCNN là 2 thì trị số độ dài có tận cùng là 0, 2, 4, 6, 8. Nếu ĐCNN là 1 thì trị số độ dài có tận cùng là 0,1,2,3,4,5,6,7,8,9. Trong trường hợp nào ta đo độ dài trực tiếp một lần ? trường hợp nào phải đo trực tiếp nhiều lần ? trường hợp nào phải đo gộp nhiều vật một lúc ? Đo trực tiếp một lần khi tiếp xúc được độ dài cần đo và thước có GHĐ lớn hơn hoặc bằng độ dài cần đo. Đo trực tiếp nhiều lần khi tiếp xúc được và thước có GHĐ bé hơn độ dài cần đo. Đo gộp khi nhiều vật giống nhau, kích thước cần đo quá bé so với ĐCNN của thước. Xác định gián tiếp khi không áp được thước đo vào độ dài cần đo hoặc vật quá lớn. 5. Giới hạn đo của dụng cụ đong là gì ? Độ chia nhỏ nhất của dụng cụ đong là gì ? Giới hạn đo (GHĐ) của dụng cụ đong là giá trị thể tích lớn nhất ghi trên đó. Độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) của dụng cụ đong là giá trị thể tích giữa hai vạch gần nhau nhất trên dụng cụ đong. GHĐ và ĐCNN thường gặp của các loại bình đong: Tên dụng cụ ống pipét Xi ranh.

<span class='text_page_counter'>(116)</span> (Bơm tiêm) ống nghiệm có chia độ Bình chia độ Ca đong Can đong GHĐ 5-10ml 5-20ml 10-50ml 100-500ml 1-2lít 5-20lít ĐCNN 0,1ml 0,2-1ml 0,5-1ml 1,2,5ml 0,1-0,2l 0,5-1l 6. Đặt dụng cụ đong thế nào là đúng ? Đặt dụng cụ đong thẳng đứng (các vạch chia song song với mặt chất lỏng) Cách nhìn để đọc thể tích chất lỏng thế nào là đúng ? Tia nhìn phải trùng với mặt chất lỏng trong dụng cụ đong. Nêu quy ước xác định giá trị thể tích chất lỏng đã đọc được ? Thể tích chất lỏng là trị số của vạch chia gần nhất với mực chất lỏng trong bình. Nêu quy ước cách ghi giá trị thể tích xác định được ? Số ghi thể tích phải phù hợp với độ chính xác và trị số ĐCNN của bình đong. 7. Trong trường hợp nào ta đong một lần ? trường hợp nào phải đong nhiều lần ? trường hợp nào phải đong gộp ? Đong một lần khi thể tích chất lỏng cần đo ít hơn hoặc bằng GHĐ của bình đong. Đong nhiều lần khi thể tích chất lỏng lớn hơn GHĐ của bình đong. Đong gộp khi thể tích vật quá bé so với ĐCNN của bình đong. Xác định gián tiếp khi thể tích vật rắn, thể tích khối chất lỏng rất lớn. 8. a. Trong trường hợp nào thì xác định được thể tích của vật nhờ kết quả đo độ dài ? Vật có dạng hình học đặc biệt thì ta xác định thể tích vật nhờ các kết quả đo độ dài . b. Nêu các công thức toán học được sử dụng để tính thể tích của một vật ? Vật hình hộp chữ nhật: V = dài x rộng x cao = a.b.c Vật hình trụ tròn: V = diện tích đáy x cao = 3,14. R2.h Vật hình cầu: V = 4. 3,14. R3 /3. 9.a. Cách xác định thể tích của một vật rắn không thấm nước bằng bình chia độ ? Đổ nước vào bình chia độ đến thể tích V1 Thả vật vào bình chia độ, ngập hẳn vào nước, nước dâng lên đến thể tích V2 Tính thể tích của vật V = V2 – V1 b. Cách xác định thể tích của một vật rắn không thấm nước bằng bình tràn ? Đổ nước vào đầy bình tràn. Đặt bình chứa vào dưới vòi bình tràn. Thả vật ngập hẳn vào nước trong bình tràn, nước tràn qua vòi vào bình chứa. Đổ nước trong bình chứa vào bình chia độ đo thể tích. Đó chính là thể tích của vật. 10. Giới hạn đo của cân là gì ? Độ chia nhỏ nhất của cân là gì ?.

<span class='text_page_counter'>(117)</span> Giới hạn đo của cân là tổng khối lượng các quả cân trong hộp quả cân (tiểu li, Rôbecvan) hoặc giá trị khối lượng lớn nhất ghi trên đòn cân (cân đòn, cân bàn) hoặc thang chia độ của cân (cân y tế, cân xe). Độ chia nhỏ nhất của cân là khối lượng quả cân nhỏ nhất trong hộp quả cân (tiểu li, Rôbecvan) hoặc giá trị khối lượng giữa hai vạch chia gần nhau nhất trên đòn cân (cân đòn, cân tạ) hoặc trên thang chia độ (cân y tế, cân xe) GHĐ và ĐCNN thường gặp của các loại cân: Tên cân Cân tiểu li Cân Rôbécvan Cân đòn Cân y tế Cân bàn Cân xe GHĐ 0,2-0,5kg 0,5-5kg 5-100kg 30-150kg 100-500kg 15-50tấn ĐCNN 1mg 1g 0,1-0,5kg 0,1kg 0,5kg 10kg 11. Các giai đoạn phải thực hiện khi cân một vật: Loại cân Tiểu li, Rôbecvan Cân đòn, cân bàn Cân y tế, cân xe Trước khi cân phải làm gì ? Để 2 đĩa trống, sạch. Chỉnh cho đòn cân nằm ngang. Dịch quả cân về vạch số 0. Chỉnh cho đòn cân nằm ngang. Để trống mặt cân. Chỉnh cho kim chỉ về vạch số 0. Ngừng thao tác để xác định khối lượng khi nào ? Khi đòn cân gần như nằm ngang. Khi đòn cân đã nằm ngang. Khi kim chỉ thị đã đứng yên. Cách xác định giá trị khối lượng như thế nào ? Tính tổng khối lượng các quả cân đã đặt lên đĩa. Đọc trị số vạch chia độ gần nhất với điểm dừng của quả cân. Đọc trị số của vạch chia độ gần nhất với vị trí kim đang chỉ..

<span class='text_page_counter'>(118)</span> Quy ước cách ghi giá trị khối lượng Số ghi khối lượng phải phù hợp với độ chính xác và trị số ĐCNN của cân. 12. Trong trường hợp nào ta cân một lần ? trường hợp nào phải cân nhiều lần ? trường hợp nào phải cân gộp nhiều vật một lúc ? Cân trực tiếp một lần khi khối lượng vật bé hơn hoặc bằng GHĐ của cân. Cân nhiều lần khi khối lượng vật lớn hơn GHĐ của cân và chia nhỏ được. Cân gộp khi khối lượng vật quá bé so với ĐCNN của cân. Xác định m gián tiếp khi m quá lớn, khi không tách rời khỏi vật khác được. 13. Nêu cách xác định khối lượng một vật thông qua xác định thể tích và tra cứu giá trị khối lượng riêng của chất đã biết ? Xác định thể tích V. Tra bảng khối lượng riêng tìm D của chất cấu tạo nên vật. Tính khối lượng theo công thức m = D.V II. Lực. Các loại lực. Lực là gì ? Một lực tác dụng lên một vật có thể gây ra cho vật những biến đổi nào ? Làm thế nào để nhận biết một vật đang chịu tác dụng lực ? + Lực là đại lượng vật lí mô tả tác dụng của vật này lên vật khác. + Các biến đổi mà lực gây ra cho vật chịu tác dụng (Các tác dụng của lực): Làm thay đổi hình dạng của vật Làm thay đổi vận tốc của vật + Dấu hiệu nhận biết một vật đang có lực tác dụng: Vật biến đổi vận tốc (chuyển động nhanh lên, chậm lại, đổi hướng) Vật bị biến dạng (dài ra, ngắn lại, uốn cong, xoắn) Xét đầy đủ tác dụng của một lực lên vật ta phải xét những yếu tố nào của lực ? Kí hiệu lực ? Đơn vị đo lực ? Dụng cụ đo lực ? Cách đo một lực thế nào là đúng ? + Các yếu tố của một lực: Điểm đặt tai vật chịu tác dụng. Hướng của lực là hướng tác dụng (gồm phương và chiều tác dụng). Độ lớn của lực là độ mạnh của tác dụng. + Kí hiệu, đơn vị, dụng cụ đo: Kí hiệu lực: F. Đơn vị đo lực: Niu tơn (kí hiệu N). Dụng cụ đo: Lực kế. + Cách đo lực đúng quy định là: Cho lực cần đo tác dụng vào móc của lực kế. Phương biến dạng của lò xo lực kế trùng với phương của lực cần đo. 3. Trọng lực là gì ? Kí hiệu ? Trọng lực có hướng thế nào ? Điểm đặt của trọng lực ? Trọng lực là hút của Trái Đất. Kí hiệu trọng lực là: P . Trọng lực hướng về tâm Trái Đất (hướng xuống thẳng đứng ) Nếu vật đồng chất thì điểm đặt của trọng lực là: Tâm hình tròn nếu vật có hình tròn, bề dày chỗ nào cúng bằng nhau. Trung điểm của đoạn thẳng nếu vật là đoạn thẳng tiết diện đều. Giao điểm 2 đường chéo nếu vật là hình bình hành, bề dày đồng đều. Giao điểm của 3 đường trung tuyến nếu vật hình tam giác, bề dày đồng đều. 4. Độ lớn trọng lực phụ thuộc những gì ? Quy luật phụ thuộc ? Công thức tính ? Cách đo trọng lượng một vật thế nào là đúng ? + Độ lớn trọng lực phụ thuộc vào khối lượng vật và vị trí của vật trên Trái Đất. Độ lớn trọng lực tỷ lệ thuận với khối lượng m của vật. Càng xa tâm Trái Đất (đi về xích đạo, lên núi cao) trọng lực càng giảm. + Công thức tính độ lớn trọng lực: (N) P = m.g (kg).(kg.m/s2) Tại mặt đất: gxđ = 9,78 ; gc = 9,82 ; Lấy tròn số là g = 10 Vật có m = 1kg thì có P = 10N..

<span class='text_page_counter'>(119)</span> + Cách đo trọng lượng: Treo vật vào móc lực kế. Giữ lực kế sao cho lò xo lực kế theo phương thẳng đứng. Khi vật đã cân bằng, đọc giá trị trọng lượng. 5. Lực đàn hồi xuất hiện khi nào ? Hướng thế nào ? Kí hiệu ? - Lực đàn hồi xuất hiện khi vật bị biến dạng đàn hồi. - Lực đàn hồi cùng phương, ngược chiều biến dạng. Kí hiệu: Fđh , lực căng T. 6. Độ lớn lực đàn hồi phụ thuộc gì ? Công thức tính lực đàn hồi của lò xo ? Độ lớn lực đàn hồi phụ thuộc độ biến dạng và độ cứng của vật. Độ lớn lực đàn hồi của lò xo tỉ lệ thuận với độ biến dạng x và hệ số đàn hồi k (độ cứng) của lò xo. Biểu thức tính lực đàn hồi của lò xo: (N) Fđh = k.x (N/m).(m) hoặc (N/cm).(cm) x là độ biến dạng của lò xo, khi giãn x = l – l0, khi nén x = l0 – l k là hệ số đàn hồi của lò xo. * Lưu ý: Mỗi lò xo chỉ giữ được tính đàn hồi trong phạm vi nhất định. Khi ta kéo lò xo dài quá giới hạn cho phép có hiện tượng lò xo “mỏi”. Khi đó lò xo sẽ không tự co lại đúng chiều dài ban đầu, mà xuất hiện phần biến dạng dư (phần giãn thêm so với chiều dài ban đầu không tự co lại được) 7. Nêu thứ tự các bước chế tạo một lực kế lò xo ? + Chế tạo các bộ phận lực kế và lắp ráp thành lực kế: Chọn lò xo có tính đàn hồi tốt để làm lực kế (kéo lò xo dài gấp 2,5-3 lần chiều dài tự nhiên, khi thả ra lò xo tự co về độ dài cũ). Gắn bộ phận điều chỉnh vào một đầu lò xo hoặc kim hay ống chỉ thị. Gắn móc lực kế và kim chỉ thị (hoặc ống để chia vạch chỉ thị) vào một đầu lò xo. Tạo vỏ lực kế bằng vật liệu cứng xẻ rãnh (hoặc tạo ống) đặt lò xo có độ dài phù hợp với lò xo (khoảng gấp 2 chiều dài tự nhiên của lò xo), một đầu ống có chỗ gắn hoặc móc lò xo. Dán băng giấy lên vỏ lực kế (hoặc ống gắn với lò xo) để chuẩn bị cho việc chia độ lực kế. Đặt lò xo vào rãnh (hoặc ống) lực kế, gắn đầu thứ nhất của lò xo vào vỏ lực kế. + Chia độ lực kế: Để lò xo tự nhiên tương ứng với lực tác dụng bằng 0. Vạch số 0 lên thang chia độ. Tác dụng một lực (nên có trị số nguyên) vào móc lực kế theo phương của lò xo lực kế sao cho lò xo giãn gần hết giới hạn cho phép trên vỏ lực kế. Vạch dấu và ghi giới hạn đo của lực kế. Tiếp tục tác dụng các lực có trị số bé hơn hoặc dùng thước kẻ để chia tỉ lệ thuận khoảng cách giữa vạch 0 và vạch GHĐ nhằm xác định các vạch và ghi các trị số lực còn lại. Tuỳ khoảng cách giữa 2 vạch gần nhau nhất mà chia thêm các vạch nằm giữa chúng sao cho còn có thể đọc được theo một trong các cách: chia 10, chia 5 hoặc chia 2. 8. Tổng hợp 2 lực tác dụng lên cùng một vật thành một lực như thế nào ? - Nếu F1 cùng phương, cùng chiều với F2 thì F cùng chiều với F1, F2 và có độ lớn : F = F1 + F2 - Nếu F1 cùng phương, ngược chiều với F2 và F1 > F2 thì F cùng chiều với F1 và có độ lớn : F = F1 - F2 Thế nào là 2 lực cân bằng ? Cho ví dụ ? Nếu vật chịu tác dụng của 3 lực F1, F2, F3 cân bằng với nhau thì giữa 3 lực này có quan hệ như thế nào ? + Hai lực cân bằng là hai lực tác dụng lên cùng một vật, cùng phương, ngược chiều và cùng độ lớn. Ví dụ: Hai đội kéo co kéo hai đầu sợi dây với hai lực mạnh bằng nhau. Lực của Trái Đất hút quả tạ và lực nâng quả tạ của lực sĩ mạnh bằng nhau. + Nếu vật chịu tác dụng của 3 lực F1, F2, F3 cân bằng với nhau thì giữa 3 lực này có quan hệ với nhau là: F1 cùng phương, ngược chiều với hợp lực của F2 và F3 hoặc F2 cùng phương, ngược chiều với hợp lực của F1 và F3 hoặc F3 cùng phương, ngược chiều với hợp lực của F2 và F1 10. Vật chịu tác dụng của hai hay nhiều lực cân bằng với nhau thì có trạng thái thế nào ? + Vật chịu tác dụng của hai hay nhiều lực cân bằng với nhau thì đứng yên hoặc chuyển động thẳng đều. Ví dụ: Một quả nặng treo cân bằng dưới một lò xo. Quả nặng chịu tác dụng của hai lực cân bằng với nhau là trọng lực và lực đàn hồi của lò xo..

<span class='text_page_counter'>(120)</span> Một khối gỗ được kéo trên mặt bàn nằm ngang với lực kéo bằng lực cản của mặt bàn thì khối gỗ sẽ chuyển động thẳng đều. 11. Các lực tác dụng lên cùng một vật không cân bằng với nhau thì trạng thái của vật như thế nào ? Cho ví dụ ? + Tác dụng các lực lên một vật không cân bằng thì vật sẽ biến đổi vận tốc. Ví dụ: Một trong hai độ kéo co kéo mạnh hơn thì sợi dây sẽ đang đứng yên sẽ di chuyển về phía đội mạnh. Nếu lực giữ của lực sĩ giảm đi, bé hơn lực hút của Trái Đất thì quả tạ đang đứng yên sẽ rơi xuống. Tốc độ biến đổi vận tốc của vật liên quan thế nào với độ lớn của lực tác dụng lên vật, liên quan thế nào với khối lượng của vật ? Cho ví dụ ? + Tốc độ biến đổi vận tốc của vật phụ thuộc vào độ lớn lực tác dụng lên vật và khối lượng của vật: Lực tác dụng càng mạnh tốc độ biến đổi vận tốc của vật càng nhanh. (Tốc độ biến đổi vận tốc tỷ lệ thuận với độ lớn lực tác dụng lên vật ) Ví dụ: Đẩy xe với một lực càng mạnh thì xe tăng tốc càng nhanh. Xe đang chạy. Kéo giật lùi xe với lực càng mạnh thì xe càng chóng dừng. Khối lượng của vật càng lớn thì tốc độ biến đổi vận tốc của vật càng chậm. Tốc độ biến đổi vận tốc tỷ lệ nghịch với khối lượng của vật) Ví dụ: Khi bắt đầu chạy, xe chở càng nặng thì thời gian tăng tốc độ càng dài. Khi hãm phanh, xe càng nhẹ thì càng chóng dừng. 13. Thế nào là 2 lực tương tác ? Cho ví dụ ? So sánh phương, chiều, độ lớn và loại lực của 2 lực tương tác ? + Khi vật A tác dụng lên vật B một lực thì đồng thời vật B cũng tác dụng ngược trở lại vật A một phản lực. Điều đó luôn luôn đúng. Lực mà A tác dụng lên B và lực mà B tác dụng trở lại A như vật gọi là 2 lực tương tác. Ví dụ: Tay ép vào lò xo một lực ép thì đồng thời lò xo cũng đẩy trở lại tay một lực đẩy. Gạch đè lên sàn nhà một lực nén thì sàn nhà đẩy lên vật một lực nâng. + Hai lực tương tác có cùng phương, ngược chiều, độ lớn bằng nhau và cùng loại lực. Lưu ý: Hai lực tương tác có điểm đặt tại 2 vật do đó không thể cân bằng với nhau. III. Khối lượng riêng. Trọng lượng riêng. 1. Khối lượng riêng của một vật được xác định như thế nào ? Có thể giảm khối lượng riêng của một vật bằng những cách nào ? Khi nhiệt độ tăng khối lượng riêng của các vật tăng hay giảm ? Khối lượng riêng của một vật được xác định bằng công thức: Trong đó mv là khối lượng vật, Vv là thể tích bên ngoài của vật (bên trong vật có thể đặc hoặc rỗng). Vv = Vđ + Vr là tổng thể tích phần đặc và thể tích phần rỗng. Có thể làm Dvật giảm bằng 2 cách: Giữ m không đổi, tăng thể tích phần rỗng Vr => Vv tăng Giữ Vv không đổi, giảm khối lượng m. Khi nhiệt độ tăng thể tích Vv tăng, khối lượng m không đổi => Dvật giảm. Khối lượng riêng của một chất được xác định thế nào? Khi nào thì Dvật=Dchất? + Khối lượng riêng của một chất được xác định bằng công thức: Khối lượng riêng của một vật được xác định bằng công thức: Trong đó mv là khối lượng vật, Vv là thể tích bên ngoài của vật (bên trong vật có thể đặc hoặc rỗng). Vv = Vđ + Vr là tổng thể tích phần đặc và thể tích phần rỗng. Có thể làm Dvật giảm bằng 2 cách: Giữ m không đổi, tăng thể tích phần rỗng Vr => Vv tăng Giữ Vv không đổi, giảm khối lượng m. Khi nhiệt độ tăng thể tích Vv tăng, khối lượng m không đổi => Dvật giảm. Khối lượng riêng của một chất được xác định thế nào? Khi nào thì Dvật=Dchất? + Khối lượng riêng của một chất được xác định bằng công thức: m là khối lượng chất (m của vật đặc làm bằng chất đó)..

<span class='text_page_counter'>(121)</span> V là thể tích của chất (V của vật đặc làm bằng chất đó). Để xác định được D của một chất ta chọn vật đặc làm bằng chất đó, dùng cân xác định m, dùng bình chia độ hoặc thước xác định V, rồi tính theo công thức. + Khối lượng riêng của vật bằng khối lượng riêng của chất làm vật (Dvật=Dchất ) khi vật đặc hoàn toàn hay thể tích phần rỗng Vr = 0. Khối lượng riêng của vật đặc làm bằng 2 chất được xác định thế nào ? m là khối lượng chất (m của vật đặc làm bằng chất đó). V là thể tích của chất (V của vật đặc làm bằng chất đó). Để xác định được D của một chất ta chọn vật đặc làm bằng chất đó, dùng cân xác định m, dùng bình chia độ hoặc thước xác định V, rồi tính theo công thức. + Khối lượng riêng của vật bằng khối lượng riêng của chất làm vật (Dvật=Dchất ) khi vật đặc hoàn toàn hay thể tích phần rỗng Vr = 0. Khối lượng riêng của vật đặc làm bằng 2 chất được xác định thế nào ? + Khối lượng riêng của vật đặc làm bằng 2 chất được xác định: Chất 1 có m1 và V1 Chất 2 có m2 và V2 . Điền vào các ô trống trong bảng khối lượng riêng của các chất sau đây: + Khối lượng riêng của vật đặc làm bằng 2 chất được xác định: Chất 1 có m1 và V1 Chất 2 có m2 và V2 . Điền vào các ô trống trong bảng khối lượng riêng của các chất sau đây: EMBED Equation.3 EMBED Equation.3 Chất Đá, cát, bê tông Đất thịt pha cát Gỗ khô Nước ở 40C Nước đá ở 00C Không khí ở 200C Khối lượng riêng (kg/m3) 2400 Chất Đá, cát, bê tông Đất thịt pha cát Gỗ khô Nước ở 40C Nước đá ở 00C Không khí ở 200C Khối lượng riêng (kg/m3) 2400 – 2550 1600 – 2000.

<span class='text_page_counter'>(122)</span> 1000 900 1,29 EMBED Equation.3 EMBED Equation.3 Chất ở 200C Dầu hoả Rượu Thuỷ ngân Vàng Bạc Đồng Sắt Nhôm Khối lượng riêng (kg/m3) 800 790 13900 19300 10500 8890 7880 2700 Xét chất ở 200C Chất nặng nhất Chất nhẹ nhất Chất rắn nhẹ nhất Chất lỏng nặng nhất Chất lỏng nhẹ nhất Chất khí nặng nhất Tên chất Ôsmi Khí Hyđrô Li ti Thuỷ ngân Ê te Khí Brôm Khối lượng riêng (kg/m3) 22500 0,089 530 13900.

<span class='text_page_counter'>(123)</span> 710 7,1 6. Trọng lượng riêng của một vật được xác định như thế nào ?Đơn vị đo? Chất ở 200C Dầu hoả Rượu Thuỷ ngân Vàng Bạc Đồng Sắt Nhôm Khối lượng riêng (kg/m3) 800 790 13900 19300 10500 8890 7880 2700 Xét chất ở 200C Chất nặng nhất Chất nhẹ nhất Chất rắn nhẹ nhất Chất lỏng nặng nhất Chất lỏng nhẹ nhất Chất khí nặng nhất Tên chất Ôsmi Khí Hyđrô Li ti Thuỷ ngân Ê te Khí Brôm Khối lượng riêng (kg/m3) 22500 0,089 530 13900 710 7,1.

<span class='text_page_counter'>(124)</span> 6. Trọng lượng riêng của một vật được xác định như thế nào ?Đơn vị đo? + Trọng lượng riêng của một vật được xác định theo công thức P là trọng lượng vật. (N) V là thể tích của vật. (m3) Để xác định d ta phải dùng lực kế xác định trọng lượng P, dùng bình chia độ hoặc thước đo độ dài xác định thể tích V rồi tính theo công thức trên. + Đơn vị đo: N/m3 (hoặc N/dm3 N/cm3) 7. Công thức liên hệ D và d. Tại sao trọng lượng riêng của vật thay đổi theo vị trí ? Trọng lượng riêng một vật thay đổi khi nào khi thay đổi thể tích ? + Công thức liên hệ D và d: d = D.g lấy g=10 thì d = 10.D. + Vì P thay đổi theo vị trí trên Trái Đất nên d thay đổi theo: Càng đi về cực địa lí trọng lượng riêng d càng tăng. Càng lên núi cao trọng lượng riêng d càng giảm. + Khi P không đổi, thể tích V tăng thì trọng lượng riêng d giảm. => Khi nhiệt độ tăng, thể tích V của vật tăng, P không đổi => trọng lượng riêng d giảm. 8. Hai chất lỏng, có d khác nhau, không hoà tan khi trộn lẫn vào nhau sẽ thế nào ? Vì sao phía trên ngọn đèn đang sáng có gió thổi lên ? + Hai chất lỏng không hoà tan có d khác nhau khi trộn lẫn vào nhau sẽ tự tách ra. Chất nào có trọng lượng riêng d lớn hơn ( + Trọng lượng riêng của một vật được xác định theo công thức P là trọng lượng vật. (N) V là thể tích của vật. (m3) Để xác định d ta phải dùng lực kế xác định trọng lượng P, dùng bình chia độ hoặc thước đo độ dài xác định thể tích V rồi tính theo công thức trên. + Đơn vị đo: N/m3 (hoặc N/dm3 N/cm3) 7. Công thức liên hệ D và d. Tại sao trọng lượng riêng của vật thay đổi theo vị trí ? Trọng lượng riêng một vật thay đổi khi nào khi thay đổi thể tích ? + Công thức liên hệ D và d: d = D.g lấy g=10 thì d = 10.D. + Vì P thay đổi theo vị trí trên Trái Đất nên d thay đổi theo: Càng đi về cực địa lí trọng lượng riêng d càng tăng. Càng lên núi cao trọng lượng riêng d càng giảm. + Khi P không đổi, thể tích V tăng thì trọng lượng riêng d giảm. => Khi nhiệt độ tăng, thể tích V của vật tăng, P không đổi => trọng lượng riêng d giảm. 8. Hai chất lỏng, có d khác nhau, không hoà tan khi trộn lẫn vào nhau sẽ thế nào ? Vì sao phía trên ngọn đèn đang sáng có gió thổi lên ? + Hai chất lỏng không hoà tan có d khác nhau khi trộn lẫn vào nhau sẽ tự tách ra. Chất nào có trọng lượng riêng d lớn hơn (“nặng hơn”) sẽ nằm dưới. + Phía trên ngọn đèn không khí bị nung nóng, nở ra, nhẹ đi (trọng lượng riêng d giảm ) tạo thành luồng không khí bay lên cao. Đó chính là gió.. Phần chuyển cho chương trình lớp 8 mới V.Khối lượng và quán tính. V.1. Quán tính là gì? Quán tính là tính bảo toàn vận tốc của vật.Từ đó suy ra:.

<span class='text_page_counter'>(125)</span> Vật đang đứng yên v=0 có xu hướng bảo toàn v=0 <=> vật cố giữ trạng thái đứng yên. Vật đang chuyển động v=0 có xu hướng bảo toàn cả độ lớn và hướng của v <=>vật sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều theo hướng cũ. Mọi vật đều có quán tính.=> To như Trái đất, bé như hạt bụi đều có quán tính. 1. Giải thích các hiện tượng sau: a.Ôtô bắt đầu chạy, hành khách ngả về phía sau. b.Ôtô đang chạy,tăng tốc,hành khách ngả về phía sau. c.Xe đang chạy,hãm phanh,hành khách chúi về phía trước. d.Xe đi đường vòng,hành khách nghiêng ra phía ngoài đường vòng. e.Rũ quần áo,bụi bay ra. V.2. Quán tính quan hệ thế nào với khối lượng? Tốc độ biến đổi vận tốc có liên quan thế nào với khối lượng vật? Quán tính tỉ lệ thuận với khối lượng vật.Từ đó suy ra: Vật có khối lượng càng lớn <=> Quán tính càng lớn <=>Thay đổi (tăng,giảm,đổi hướng)vận tốc càng chậm Vật có khối lượng càng bé <=> Quán tính càng bé <=>Thay đổi (tăng,giảm,đổi hướng)vận tốc càng nhanh. 2. Trả lời các câu hỏi sau: a.Hai xe giống hệt nhau,một xe chở đầy hàng,một xe không tải, khi khởi hành xe nào tăng tốc nhanh hơn? Vì sao? b.Khi gặp chướng ngại vật phải phanh hoặc khi vào đường vòng, trong hai xe đã cho ở câu a, xe nào ít nguy hiểm hơn? Vì sao? c.Hai vật có khối lượng khác nhau, khi va vào nhau vật nào bị văng ra xa hơn? Vì sao? d.Tại sao khi bóng bay đập vào tường, bóng văng trở lại còn tường thì hầu như đứng yên? e.Tại sao bệ của các máy hoạt động đều to, nặng và gắn với sàn nhà càng chặt càng tốt? 2. Có những loại lực cơ học nào ? Đặc điểm của mỗi loại ? Tính tương hỗ của tác dụng ? + Lực ma sát trượt hoặc lăn xuất hiện khi một vật trượt hoặc lăn trên bề mặt của một vật khác. Cùng phương, ngược chiều chuyển động của vật. Độ lớn: Tỷ lệ thuận với lực ép vuông góc bề mặt tiếp xúc N, hệ số ma sát k của mặt tiếp xúc (đặc trưng cho độ nhám và vật liệu bề mặt tiếp xúc). Biểu thức tính lực ma sát trượt hoặc lăn: (N) Fms = k.N (N). Vật chuyển động tự nhiên trên mặt ngang thì Fms = k.P + Lực ma sát nghỉ xuất hiện khi vật có xu hướng trượt hoặc lăn trên bề mặt của một vật khác. Cùng phương, ngược chiều với xu hướng trượt hoặc lăn. Độ lớn: Bằng độ lớn lực đã gây ra xu hướng trượt hoặc lăn. Lực ma sát nghỉ cực đại bằng lực ma sát trượt. * Lực đẩy Acsimét là tổng hợp áp lực của chất lỏng (hoặc chất khí) không cân bằng lên vật nhúng trong chất lỏng (hoặc chất khí). Hướng thẳng đứng từ dưới lên. Độ lớn tỉ lệ thuận với thể tích chiếm chỗ chất lỏng (hoặc chất khí) Vc và trọng lượng riêng của chất lỏng (hoặc chất khí) d. Biểu thức tính lực đẩy Acsimét: (N) Fa = Vc.d (m3).(N/m3)hoặc(dm3).(N/dm3)hoặc (cm3).(N/cm3) + Tác dụng có tính tương hỗ: A tác dụng lên B thì đồng thời B tác dụng ngược trở lại A. Lực A tác dụng lên B cùng phương, ngược chiều, bằng độ lớn lực B tác dụng lên A. + Biểu diễn lực bằng một véc tơ (mũi tên) có: Gốc tại vật chịu tác dụng Hướng trùng hướng của tác dụng Độ dài tỷ lệ thuận với độ lớn của lực. IV. Lực ma sát trượt và ma sát lăn. IV.1.Lực ma sát trượt, ma sát lăn xuất hiện khi nào?Hướng như thế nào ? - Lực ma sát trượt hoặc lăn xuất hiện khi một vật trượt hoặc lăn trên bề mặt của một vật khác. - Lực ma sát trượt hoặc lăn cùng phương, ngược chiều chuyển động của vật. IV.2.Độ lớn Fms phụ thuộc những gì? Quy luật phụ thuộc? Công thức tính? - Độ lớn tỷ lệ thuận với lực ép vuông góc bề mặt tiếp xúc N, hệ số ma sát k của mặt tiếp xúc (đặc trưng cho độ nhám và vật liệu bề mặt tiếp xúc)..

<span class='text_page_counter'>(126)</span> Biểu thức tính lực ma sát trượt hoặc lăn: (N) Fms = k.N (N). Vật chuyển động tự nhiên trên mặt ngang thì Fms = k.P Một thước bị kẹp giữa 2 má cặp của êtô với lực kẹp F = 40N. Hệ số ma sát giữa má êtô với thước k = 0,2. Tính lực ma sát trượt êtô tác dụng vào thước khi thước bị kéo trượt đi ? Vẽ hình biểu diễn lực kẹp, lực kéo, lực ma sát. Một cỗ xe có m = 500kg được kéo đi trên mặt đường nằm ngang có hệ số ma sát k = 0,02. Tính lực ma sát lăn giữa bánh xe và mặt đường ? Vẽ hình biểu diễn trọng lực, lực kéo, lực ma sát. Chất lên xe thêm bao nhiêu kg hàng hoá thì lực ma sát có độ lớn 120N ? V. Lực ma sát nghỉ. V.1.Lực ma sát nghỉ xuất hiện khi nào? Hướng như thế nào ? Lực ma sát nghỉ xuất hiện khi vật có xu hướng trượt hoặc lăn trên bề mặt của một vật khác. Lực ma sát nghỉ cùng phương, ngược chiều với xu hướng trượt hoặc lăn. V.2.Độ lớn lực ma sát nghỉ như thế nào ? Độ lớn lực ma sát nghỉ bằng độ lớn lực đã gây ra xu hướng trượt hoặc lăn. Lực ma sát nghỉ cực đại bằng độ lớn lực ma sát trượt. V.3.Lực ma sát nghỉ có vai trò gì trong thực tế ? Lực ma sát nghỉ có hướng thế nào ? Độ lớn bao nhiêu trong 2 trường hợp: Một cái bàn bị kéo với lực 15N theo phương ngang mà chưa chuyển động. Một thỏi thép có m = 20kg bị kẹp đứng giữa 2 má bàn kẹp. Biết hệ số ma sát trượt giữa bánh xe máy kéo và mặt đường là k = 0,25. a. Một máy kéo có m = 2tấn có thể tạo được lực kéo tối đa là bao nhiêu N? b.Để tạo được lực kéo là 6 500N thì máy kéo có m bé nhất là bao nhiêu tấn ? Đoàn tàu gồm có 20 toa, mỗi toa tàu có m0 = 35 tấn, hệ số ma sát lăn giữa bánh xe toa tàu với đường ray là k1 = 0,04. Tính lực ma sát nghỉ tối thiểu giữa bánh xe đầu tàu và đường ray ? Biết đầu tàu có M = 60tấn, , hệ số ma sát trượt giữa bánh xe đầu tàu và đường ray là k2 = 0,25. Tính số toa tối đa mà đầu tàu có thể kéo được ? VI. Tính tương hỗ trong tác dụng lực. Lực mà hai vật bất kì tác dụng lên nhau có những đặc điểm gì ? A tác dụng lực lên B thì đồng thời B tác dụng ngược (phản lực) trở lại A. Lực A tác dụng lên B cùng phương, ngược chiều, bằng độ lớn và cùng loại với lực B tác dụng lên A. Xác định hướng, độ lớn và loại lực của phản lực trong các trường hợp sau: Vật có m = 10kg đang bị Trái Đất hút. Lò xo (l0 = 20cm, k = 2N/cm) đang tác dụng lực vào vật treo và có l = 25cm. c. Mặt sàn nằm ngang có hệ số ma sát k = 0,2 đang tác dụng lực ma sát trượt vào khối gỗ có m = 5kg. d. Người nắm dây và đang kéo dây với lực 100N theo hướng chếch lên. * Nếu F1 lập một góc bất kì với F2 thì F là một đường chéo hình bình có 2 cạnh liên tiếp là F1 và F2 * Nếu F1 song song, cùng chiều với F2 thì F cùng chiều với F1, F2 và có độ lớn : F = F1 + F2 , điểm đặt chia trong tỷ lệ nghịch với F1 và F2 * Nếu F1 song song, ngược chiều với F2 và F1 > F2 thì F cùng chiều với F1 , có độ lớn : F = F1 - F2 , điểm đặt chia ngoài tỷ lệ nghịch với F1 và F2 9. Phân tích một lực thành hai lực tác dụng lên một vật như thế nào? Trên cơ sở 2 phương hoặc độ lớn 1 trong 2 thành phần cần phân tích ra đã biết, làm ngược lại với phép tổng hợp lực. IX.Lực đẩy Acsimet. Trạng thái của các vật trong chất lỏng. 1.Lực đẩy acsimet là gì?Hướng thế nào? Công thức tính độ lớn?.

<span class='text_page_counter'>(127)</span> Lực đẩy Acsimét là tổng hợp áp lực của chất lỏng (hoặc chất khí) không cân bằng lên vật nhúng trong chất lỏng (hoặc chất khí). Hướng thẳng đứng từ dưới lên. Độ lớn tỉ lệ thuận với thể tích chiếm chỗ chất lỏng (hoặc chất khí) Vc và trọng lượng riêng của chất lỏng (hoặc chất khí) d. Biểu thức tính lực đẩy Acsimét: (N) Fa = Vc.d (m3).(N/m3)hoặc(dm3).(N/dm3)hoặc (cm3).(N/cm3) 2.Một vật thả vào chất lỏng có thể ở những trạng thái nào? Nổi tự nhiên một phần trên mặt chất lỏng. Fa= P => Vc.dl = V.d ; Vc < V => dl > d - Vật bị nhấn bởi lực F, chìm hoàn toàn trong chất lỏng, không chạm đáy. Fa = P + N => Fa > P ; Vc = V => V.dl > V.d => dl > d Lơ lửng trong chất lỏng. Fa= P => Vc.dl = V.d ; Vc = V => dl = d Chìm hoàn toàn, đè lên đáy, đáy đẩy lên với lực N. Fa + N = P => Fa < P ; Vc = V => V.dl < V.d => dl < d Vật đè lên đáy nhưng có một phần vẫn nổi trên mặt chất lỏng. Fa + N = P => Vc.dl + N = V.d * Cần xét tiếp các trường hợp dùng lò xo treo vật cân bằng trong chất lỏng. 1. Thả một vật có V = 10dm3 vào chất lỏng có d = 10N/dm3 Tính lực đẩy Fa khi thể tích vật chìm trong chất lỏng là Vc= 3dm3 ? Tính thể tích phần nổi khi lực đẩy Fa = 60N ? Biết vật có m = 6kg. Tính thể tích phần chìm khi vật nổi tự nhiên ? Nếu thả vật nổi tự nhiên mà thể tích phần nổi là 2dm3 thì trọng lượng riêng của vật là d bằng bao nhiêu ? Một khối hình hộp chữ nhật có V = 4dm3 đặc, làm bằng kim loại có trọng lượng riêng d = 80N/dm3 được thả vào bể chứa nước có d0 = 10N/dm3. Vật sẽ ở trạng thái nào nếu độ sâu của nước lớn hơn chiều cao của vật ? Tính lực mà vật đè lên đáy bể ? Lực vật đè lên đáy bể F = ? nếu nước chỉ ngập 3/4 chiều cao của vật ? Cần phải khoan trong khối hộp đó một lỗ rỗng có Vr bằng bao nhiêu để khối hộp nổi cân bằng tự nhiên 1/2 chiều cao trên mặt nước ? Đổ bao nhiêu g nước vào lỗ rỗng đó thì khối hộp sẽ ở trạng thái lơ lửmg trong nước ? Dùng một lò xo có hệ số đàn hồi k = 2N/cm để treo cân bằng một khối hình trụ có m = 1kg làm bằng gỗ có d = 4N/dm3 thì lò xo dài l1 = 22cm. Xác định chiều dài tự nhiên l0 của lò xo ? Tính chiều dài lò xo l2 khi treo khối gỗ ngập 1/4 chiều cao trong nước ? Dùng lò xo để nhấn khối gỗ chìm hẳn vào nước thì lò xo dài l3 = ? IV. Sự cân bằng lực ở vật đứng yên Cho 1 lực, vật cân bằng. Tìm lực kia. Xác định các cặp lực cân bằng.(Giải các bài toán cân bằng lực đơn giản bằng số học. IV.1.. Tổng hợp và phân tích lực ? + Tổng hợp hai lực cùng tác dụng lên một vật thành một lực: - Nếu F1 cùng phương, cùng chiều với F2 thì F cùng chiều với F1, F2 và có độ lớn : F = F1 + F2 - Nếu F1 cùng phương, ngược chiều với F2 và F1 > F2 thì F cùng chiều với F1 và có độ lớn : F = F1 - F2 - Nếu F1 lập một góc bất kì với F2 thì F là một đường chéo hình bình có 2 cạnh liên tiếp là F1 và F2 - Nếu F1 song song, cùng chiều với F2 thì F cùng chiều với F1, F2 và có độ lớn : F = F1 + F2 , điểm đặt chia trong tỷ lệ nghịch với F1 và F2 - Nếu F1 song song, ngược chiều với F2 và F1 > F2 thì F cùng chiều với F1 , có độ lớn : F = F1 - F2 , điểm đặt chia ngoài tỷ lệ nghịch với F1 và F2 + Phân tích một lực thành 2 lực tác dụng lên cùng một vật:.

<span class='text_page_counter'>(128)</span> Trên cơ sở 2 phương hoặc độ lớn 1 trong 2 thành phần cần phân tích ra đã biết, làm ngược lại với phép tổng hợp lực. 4. Cân bằng lực ? Trạng thái cân bằng lực ? Tốc độ biến đổi vận tốc liên quan đến lực và khối lượng ? + Cân bằng lực là trường hợp tổng hợp các lực tác dụng lên vật bằng 0. Nếu chỉ có 2 lực thì F1 cùng phương, ngược chiều và độ lớn bằng F2 Nếu 3 lực thì hợp lực của F1 và F2 sẽ cùng phương, ngược chiều và độ lớn bằng F3 + Trạng thái của vật chịu tác dụng của các lực cân bằng với nhau là: Vật đứng yên Vật chuyển động thẳng đều + Tốc độ biến đổi vận tốc của vật: Tỷ lệ thuận với độ lớn lực tác dụng lên vật Tỷ lệ nghịch với khối lượng của vật. 1.Một chất có thể tồn tại ở những thể nào? Các thể khác nhau những gì? + Một chất có thể tồn tại ở các thể: rắn, lỏng, khí (hơi), plasma . + Sự khác nhau giữa các thể: Thể Hình thức bên ngoài Cấu tạo bên trong Rắn Thể tích xác định Hình dạng xác định Vận tốc phân tử bé. Khoảng cách phân tử bé, lực liên kết mạnh. Các phân tử dao động tại chỗ. Lỏng Thể tích xác định Hình dạng không xác định Vận tốc phân tử lớn hơn. Khoảng cách phân tử xa hơn, lực liên kết giảm đi. Các phân tử di chuyển được từ chỗ này sang chỗ khác. Khí Thể tích không xác định - Hình dạng không xác định Vận tốc phân tử rất lớn. Khoảng cách phân tử rất lớn, lực liên kết rất yếu. - Các phân tử chuyển động tự do Ôn tập cơ bản và nâng cao vật lí lớp 6 PAGE PAGE PAGE PAGE Thạc sĩ Võ Hoàng Ngọc biên soạn.

<span class='text_page_counter'>(129)</span> Thạc sĩ Võ Hoàng Ngọc biên soạn – Lưu hành nội bộ EMBED Equation.3 EMBED Equation.3 EMBED Equation.3 EMBED Equation.3 EMBED Equation.3 EMBED Equation.3 EMBED Equation.3 EMBED Equation.3 ýỷỷỷỷỷỷý ýừýủýữààịịịịịϞ ừýủủữààịịịịịÞ͈ ýỷựỷỷỷỷỷýỷỷỷỷỷỷỷýữýýúỷỷỷỷỷỷý ỹỳứứụủ ứ ố  ứ  ứõõõõứ ỳ ỳ ứ õõõõứỳ ỹố ốỳ ửụụụửụụụụụụử ụụụửụụụụụụửð ợðỡờờðụụờ  <>HJLỳ   ðỡờờðụụờổ  ợờờờụụ ờờờụụợ ðờờờờờờờờờờờờờ ợợợÛÙÙÛÛÙÙÙòòòòòòÛÛðð ợợÛÙÙÛÛÙÙÙòòòòòòÛÛððÛ ừừổổổổổổổổổổổổổổổổổổổổổừù ừổổổổổổổổổổổổổổổổổổổổổừùữ ữổổổĩĩ thang đo phải có độ dài là bao nhiêu ? Tổng chiều dài vỏ lực kế tối thiểu là bao nhiêu ? Nếu chia độ lực kế có ĐCNN là 0,2N thì khoảng cách giữa 2 vạch gần nhau nhất là bao nhiêu mm ? Vẽ hình mô tả bằng kích thước thực tế thang đo lực kế với GHĐ bằng 8N và ĐCNN bằng 0,2N ? Kéo lò xo lực kế bởi lực 12N rồi thả ra thì lò xo dài 14cm. Dùng lò xo này để chế tạo lực kế có GHĐ bằng 15N được không ? Vì sao ? 16*. Một khối gỗ nổi tự nhiên, nằm cân bằng, một phần nằm trên mặt nước. Hãy xác định các cặp lực tương tác ? Có những lực nào đã tác dụng lên khối gỗ ? Quan hệ giữa các lực đó ? 17*. Một khối chì được treo chìm trong nước dưới một sợi dây, không chạm đáy. Hãy xác định các cặp lực tương tác ? Có những lực nào tác dụng lên khối chì ? Các lực nào đã cân bằng với trọng lượng của khối chì ? 18*. Một hòn sỏi nằm chìm tận đáy bể nước. Hãy xác định các cặp lực tương tác ? Có những lực nào tác dụng lên hòn sỏi ? Xác định các lực cân bằng với trọng lượng của hòn sỏi ? 19*. Một xe bắt đầu chuyển động trên mặt ngang, hang đo phải có độ dài là bao nhiêu ? Tổng chiều dài vỏ lực kế tối thiểu là bao nhiêu ? Nếu chia độ lực kế có ĐCNN là 0,2N thì khoảng cách giữa 2 vạch gần nhau nhất là bao nhiêu mm ? Vẽ hình mô tả bằng kích thước thực tế thang đo lực kế với GHĐ bằng 8N và ĐCNN bằng 0,2N ?.

<span class='text_page_counter'>(130)</span> Kéo lò xo lực kế bởi lực 12N rồi thả ra thì lò xo dài 14cm. Dùng lò xo này để chế tạo lực kế có GHĐ bằng 15N được không ? Vì sao ? 16*. Một khối gỗ nổi tự nhiên, nằm cân bằng, một phần nằm trên mặt nước. Hãy xác định các cặp lực tương tác ? Có những lực nào đã tác dụng lên khối gỗ ? Quan hệ giữa các lực đó ? 17*. Một khối chì được treo chìm trong nước dưới một sợi dây, không chạm đáy. Hãy xác định các cặp lực tương tác ? Có những lực nào tác dụng lên khối chì ? Các lực nào đã cân bằng với trọng lượng của khối chì ? 18*. Một hòn sỏi nằm chìm tận đáy bể nước. Hãy xác định các cặp lực tương tác ? Có những lực nào tác dụng lên hòn sỏi ? Xác định các lực cân bằng với trọng lượng của hòn sỏi ? 19*. Một xe bắt đầu chuyển động trên mặt ngang,ứ 21BUs3 0)0)0‚èQcógbứ obIFHeA* bánh xe đẩy vào mặt đường. Hãy xác định lực các cặp lực tương tác ? Có những lực nào đã tác dụng lên xe ? Các lực tác dụng lên xe có cân bằng với nhau không ? 20*. a. Biết hai xe có m1 và m2 , m1 > m2 . Máy của 2 xe khoẻ như nhau (tác dụng 2 lực mạnh bằng nhau). Xe nào sẽ tăng vận tốc nhanh hơn khi bắt đầu xuất phát ? b. Hai xe giống hệt nhau, một xe chở đầy hàng, một xe không tải. Khi gặp chướng ngại vật, lực phanh 2 xe như nhau. Xe nào mau dừng hơn ?. III. Khối lượng riêng. Trọng lượng riêng. Lí thuyết 1. Khối lượng riêng của một vật được xác định như thế nào ? Có thể giảm khối lượng riêng của một vật bằng những cách nào ? Khi nhiệt độ tăng khối lượng riêng của các vật tăng hay giảm ? 2. Khối lượng riêng của một chất được xác định thế nào? Khi nào thì Dvật=Dchất? Khối lượng riêng của vật đặc làm bằng 2 chất được xác định thế nào ? Điền vào các ô trống trong bảng khối lượng riêng của các chất sau đây: EMBED Equation.3 EMBED Equation.3 Chất Đá, cát, bê tông Đất thịt pha cát Gỗ khô Nước.

<span class='text_page_counter'>(131)</span> ở 40C Nước đ Chất Đá, cát, bê tông Đất thịt pha cát Gỗ khô Nước ở 40C Nước đ 21BUs3 0)0)0‚èQcógbứ obIFHeA* á ở 00C Không khí ở 200C Khối lượng riêng (kg/m3) 2400 – 2550 1600 – 2000 1000 900 1,29 EMBED Equation.3 EMBED Equation.3 Chất ở 200C Dầu hoả Rượu Thuỷ ngân Vàng Bạc Đồng Sắt Nhôm Khối lượng riêng (kg/m3) 800 790 13900 19300 10500 8890 7880 2700 Xét chất ở 200C.

<span class='text_page_counter'>(132)</span> Chất nặng nhất Chất nhẹ nhất Chất rắn nhẹ nhất Chất lỏng nặng nhất Chất lỏng nhẹ nhất Chất khí nặng nhất Tên chất ốmi Hyđrô Li ti Thuỷ ngân Ê te Brôm Khối lượng riêng (kg/m3) 22500 0,089 530 13900 710 7,1 5. Trọng lượng riêng của một vật được xác định như thế nào ? Đơn vị đo? 6. Công thức liên hệ D và d. Tại sao trọng lượng riêng của vật thay đổi theo vị trí ? Trọng lượng riêng một vật thay đổi khi nào khi thay đổi thể tích ? 7. Hai chất lỏng, có d khác nhau, không hoà tan khi trộn lẫn vào nhau sẽ thế nào ? Vì sao phía trên ngọn đèn đang sáng có gió thổi lên ? Bài tập 1. Một vật có khối lượng m = 5kg và thể tích Vv= 4dm3 được làm bằng chất có khối lượng riêng D = 2500kg/m3. Tính khối lượng riêng Dv của vật ? Nêu các cách lập luận để khẳng định vậ Chất ở 200C Dầu hoả Rượu Thuỷ ngân Vàng Bạc Đồng Sắt Nhôm Khối lượng riêng (kg/m3) 800 790 13900 19300 10500 8890 7880.

<span class='text_page_counter'>(133)</span> 2700 Xét chất ở 200C Chất nặng nhất Chất nhẹ nhất Chất rắn nhẹ nhất Chất lỏng nặng nhất Chất lỏng nhẹ nhất Chất khí nặng nhất Tên chất ốmi Hyđrô Li ti Thuỷ ngân Ê te Brôm Khối lượng riêng (kg/m3) 22500 0,089 530 13900 710 7,1 5. Trọng lượng riêng của một vật được xác định như thế nào ? Đơn vị đo? 6. Công thức liên hệ D và d. Tại sao trọng lượng riêng của vật thay đổi theo vị trí ? Trọng lượng riêng một vật thay đổi khi nào khi thay đổi thể tích ? 7. Hai chất lỏng, có d khác nhau, không hoà tan khi trộn lẫn vào nhau sẽ thế nào ? Vì sao phía trên ngọn đèn đang sáng có gió thổi lên ? Bài tập 1. Một vật có khối lượng m = 5kg và thể tích Vv= 4dm3 được làm bằng chất có khối lượng riêng D = 2500kg/m3. Tính khối lượng riêng Dv của vật ? Nêu các cách lập luận để khẳng định vậĀ 〡ૉૉ鳄 21BUs3 0)0)0‚èQcógbứ obIFHeA* 21BUs3 0)0)0‚èQcógbứ obIFHeA* t này rỗng ? Tính thể tích phần rỗng Vr ? Giữ nguyên thể tích Vv thì phải bớt m bao nhiêu kg để Dv =1kg/dm3 ? Để Dv =1kg/dm3 khi giữ nguyên m thì phải tăng thể tích phần rỗng Vr thêm bao nhiêu dm3 ? 2. Nêu các bước xác định khối lượng riêng của một chất khi cho: Một cân, một cốc chia độ và một bình đựng chất lỏng A. b. Một thỏi đặc bằng chất rắn B, bình chia độ bỏ lọt thỏi đó và cân..

<span class='text_page_counter'>(134)</span> 3. Dùng 0,2kg nhựa có D1 = 2kg/dm3 bọc xung quanh một quả cầu 1kg làm bằng kim loại có D2 = 8kg/dm3. Tính D của quả cầu mới được tạo thành ? 4. Pha 0,5kg cồn có D1 = 0,8kg/dm3 với 1kg nước có D2 = 1kg/dm3 được bao nhiêu lít hỗn hợp ? Biết rằng khi pha như vậy thể tích hỗn hợp thu được bằng 98% tổng thể tích 2 thành phần. 5. Một thỏi kim loại đặc màu vàng có m = 350g, V = 20 cm3. Biết khối lượng riêng của vàng D1 =19,3g/cm3, của bạc D2 = 10,5g/cm3. a. Chứng minh rằng đó không phải là thỏi vàng nguyên chất ! Biết thỏi kim loại đó gồm vàng và bạc. Tính khối lượng vàng có trong thỏi hợp kim đó ?. 4. Pha 0,5kg cồn có D1 = 0,8kg/dm3 với 1kg nước có D2 = 1kg/dm3 được bao nhiêu lít hỗn hợp ? Biết rằng khi pha như vậy thể tích hỗn hợp thu được bằng 98% tổng thể tích 2 thành phần. 5. Một thỏi kim loại đặc màu vàng có m = 350g, V = 20 cm3. Biết khối lượng riêng của vàng D1 =19,3g/cm3, của bạc D2 = 10,5g/cm3. a. Chứng minh rằng đó không phải là thỏi vàng nguyên chất ! Biết thỏi kim loại đó gồm vàng và bạc. Tính khối lượng vàng có trong thỏi hợp kim đó ?. 4. Pha 0,5kg cồn có D1 = 0,8kg/dm3 với 1kg nước có D2 = 1kg/dm3 được bao nhiêu lít hỗn hợp ? Biết rằng khi pha như vậy thể tích hỗn hợp thu được bằng 98% tổng thể tích 2 thành phần. 5. Một thỏi kim loại đặc màu vàng có m = 350g, V = 20 cm3. Biết khối lượng riêng của vàng D1 =19,3g/cm3, của bạc D2 = 10,5g/cm3. a. Chứng minh rằng đó không phải là thỏi vàng nguyên chất ! Biết thỏi kim loại đó gồm vàng và bạc. Tính khối lượng vàng có trong thỏi hợp kim đó ?. 4. Pha 0,5kg cồn có D1 = 0,8kg/dm3 với 1kg nước có D2 = 1kg/dm3 được bao nhiêu lít hỗn hợp ? Biết rằng khi pha như vậy thể tích hỗn t này rỗng ? Tính thể tích phần rỗng Vr ? Giữ nguyên thể tích Vv thì phải bớt m bao nhiêu kg để Dv =1kg/dm3 ? Để Dv =1kg/dm3 khi giữ nguyên m thì phải tăng thể tích phần rỗng Vr thêm bao nhiêu dm3 ? 2. Nêu các bước xác định khối lượng riêng của một chất khi cho: Một cân, một cốc chia độ và một bình đựng chất lỏng A. b. Một thỏi đặc bằng chất rắn B, bình chia độ bỏ lọt thỏi đó và cân. 3. Dùng 0,2kg nhựa có D1 = 2kg/dm3 bọc xung quanh một quả cầu 1kg làm bằng kim loại có D2 = 8kg/dm3. Tính D của quả cầu mới được tạo thành ? 4. Pha 0,5kg cồn có D1 = 0,8kg/dm3 với 1kg nước có D2 = 1kg/dm3 được bao nhiêu lít hỗn hợp ? Biết rằng khi pha như vậy thể tích hỗn hợp thu được bằng 98% tổng thể tích 2 thành phần. 5. Một thỏi kim loại đặc màu vàng có m = 350g, V = 20 cm3. Biết khối lượng riêng của vàng D1 =19,3g/cm3, của bạc D2 = 10,5g/cm3. a. Chứng minh rằng đó không phải là thỏi vàng nguyên chất ! Biết thỏi kim loại đó gồm vàng và bạc. Tính khối lượng vàng có trong thỏi hợp kim đó ?.

<span class='text_page_counter'>(135)</span> 4. Pha 0,5kg cồn có D1 = 0,8kg/dm3 với 1kg nước có D2 = 1kg/dm3 được bao nhiêu lít hỗn hợp ? Biết rằng khi pha như vậy thể tích hỗn hợp thu được bằng 98% tổng thể tích 2 thành phần. 5. Một thỏi kim loại đặc màu vàng có m = 350g, V = 20 cm3. Biết khối lượng riêng của vàng D1 =19,3g/cm3, của bạc D2 = 10,5g/cm3. a. Chứng minh rằng đó không phải là thỏi vàng nguyên chất ! Biết thỏi kim loại đó gồm vàng và bạc. Tính khối lượng vàng có trong thỏi hợp kim đó ?. 4. Pha 0,5kg cồn có D1 = 0,8kg/dm3 với 1kg nước có D2 = 1kg/dm3 được bao nhiêu lít hỗn hợp ? Biết rằng khi pha như vậy thể tích hỗn hợp thu được bằng 98% tổng thể tích 2 thành phần. 5. Một thỏi kim loại đặc màu vàng có m = 350g, V = 20 cm3. Biết khối lượng riêng của vàng D1 =19,3g/cm3, của bạc D2 = 10,5g/cm3. a. Chứng minh rằng đó không phải là thỏi vàng nguyên chất ! Biết thỏi kim loại đó gồm vàng và bạc. Tính khối lượng vàng có trong thỏi hợp kim đó ?. 4. Pha 0,5kg cồn có D1 = 0,8kg/dm3 với 1kg nước có D2 = 1kg/dm3 được bao nhiêu lít hỗn hợp ? Biết rằng khi pha như vậy thể tích hỗn hợp thu được bằng 98% tổng thể tích 2 thành phần. 5. Một thỏi kim loại đặc màu vàng có m = 350g, V = 20 cm3. Biết khối lượng riêng của vàng D1 =19,3g/cm3, của bạc D2 = 10,5g/cm3. a. Chứng minh rằng đó không phải là thỏi vàng nguyên chất ! Biết thỏi kim loại đó gồm vàng và bạc. Tính khối lượng vàng có trong thỏi hợp kim đó ?. 4. Pha 0,5kg cồn có D1 = 0,8kg/dm3 với 1kg nước có D2 = 1kg/dm3 được bao nhiêu lít hỗn hợp ? Biết rằng khi pha như vậy thể tích hỗn hợp thu được bằng 98% tổng thể tích 2 thành phần. 5. Một thỏi kim loại đặc màu vàng có m = 350g, V = 20 cm3. Biết khối lượng riêng của vàng D1 =19,3g/cm3, của bạc D2 = 10,5g/cm3. a. Chứng minh rằng đó không phải là thỏi vàng nguyên chất ! Biết thỏi kim loại đó gồm vàng và bạc. Tính khối lượng vàng có trong thỏi hợp kim đó ?. Cho m1, m2, D1, D2. Tìm D. Cho m1, m2, D1, D2.. Tìm V. Cho m, V, D1, D2. Tìm m1. Các bài toán về D: pha trộn 2 chất (cách giải bằng số học) *35. Các bài toán pha trộn 2 chất. Tìm D, V, m, D1, V1, m1, tỉ lệ pha. Đ/n D = m/V; m = m1 hợp thu được bằng 98% tổng thể tích 2 thành phần. 5. Một thỏi kim loại đặc màu vàng có m = 350g, V = 20 cm3. Biết khối lượng riêng của vàng D1 =19,3g/cm3, của bạc D2 = 10,5g/cm3. a. Chứng minh rằng đó không phải là thỏi vàng nguyên chất ! Biết thỏi kim loại đó gồm vàng và bạc. Tính khối lượng vàng có trong thỏi hợp kim đó ?.

<span class='text_page_counter'>(136)</span> 4. Pha 0,5kg cồn có D1 = 0,8kg/dm3 với 1kg nước có D2 = 1kg/dm3 được bao nhiêu lít hỗn hợp ? Biết rằng khi pha như vậy thể tích hỗn hợp thu được bằng 98% tổng thể tích 2 thành phần. 5. Một thỏi kim loại đặc màu vàng có m = 350g, V = 20 cm3. Biết khối lượng riêng của vàng D1 =19,3g/cm3, của bạc D2 = 10,5g/cm3. a. Chứng minh rằng đó không phải là thỏi vàng nguyên chất ! Biết thỏi kim loại đó gồm vàng và bạc. Tính khối lượng vàng có trong thỏi hợp kim đó ?. Cho m1, m2, D1, D2. Tìm D. Cho m1, m2, D1, D2.. Tìm V. Cho m, V, D1, D2. Tìm m1. Các bài toán về D: pha trộn 2 chất (cách giải bằng số học) *35. Các bài toán pha trộn 2 chất. Tìm D, V, m, D1, V1, m1, tỉ lệ pha. Đ/n D = m/V; m = m1 )‚•Z˜ –F<PủŒ$AI!Ố&?BơỡSX' *thwœ*{[ U + m2 ; V = V1 + V2 (Pha trộn 2 chất. Biết m1, m2, D1, D2. Tìm D, V, m ?) Tìm D. a. Cho m1, m2, V1, V2 Cho m1, m2, D1, D2 Cho V1, V2, D1, D2. Có hụt thể tích. Tìm V. a. Cho m1, m2, D1, D2 Cho m1, m2, D Cho m, D1, D2. Có hụt thể tích. Tìm m. a. Cho D1, D2, V1, V2 Cho V1, V2, D Cho V1, V2, D1, D2. Có hụt thể tích. Các bài toán pha trộn 2 chất. Tìm D, V, m, D1, V1, m1, tỉ lệ pha. Các bài toán pha trộn 2 chất. Tìm D, V, m, D1, V1, m1, tỉ lệ pha. Các bài toán pha trộn 2 chất. Tìm D, V, m, D1, V1, m1, tỉ lệ pha. *36. Bài toán pha trộn có hao hụt thể tích. 2. Một vật có P = 25N, V = 2dm3. Tính m và D của vật đó ? Cho các cặp giá trị m và V hãy xác định các cặp số có ý nghĩa, phác đồ loại trừ các số không có thực để chỉ ra chất. Cách xác định khối lượng riêng trong các trường hợp: có đủ dụng cụ đo V, m. Khi thiếu 1 trong các dụng cụ đó ? Cách xác định trọng lượng riêng trong các trường hợp: có đủ dụng cụ đo V, P. Khi thiếu 1 trong các dụng cụ đó ? IV. Các máy cơ đơn giản. Lí thuyết Bài tập I.Đòn bẩy: ( Giải theo kiểu số học) II.Mặt phẳng nghiêng: III.Ròng rọc:(Giải theo kiểu số học) Các bài tập phối hợp các loại máy cơ 5. Sự biến đổi lực trong các máy cơ ? Các máy cơ biến đổi độ lớn và hướng của lực tác dụng vào máy cơ. + Ròng rọc cố định chỉ đổi hướng của lực..

<span class='text_page_counter'>(137)</span> + Ròng rọc động biến đổi độ lớn của lực: Tác dụng lực F1 vào dây luồn qua ròng rọc thì thu được từ trục ròng rọc lực F2 = 2.F1. Tác dụng lực F1 vào trục ròng rọc thì thu được từ dây luồn qua ròng rọc lực F1 = 0,5.F1. * Có 3 kiểu ghép ròng rọc: gọi n là số ròng rọc động dùng để ghép Ghép nhân đôi liên tiếp: F1 = 2n.F2 Ghép palăng chẵn: F1 = 2.n.F2 Ghép palăng lẻ: F1 = (2.n + 1).F2 + Đòn bẩy biến đổi cả hướng và độ lớn của lực. Tác dụng lực F1 vào cánh tay đòn l1 thì thu được ở cánh tay đòn l2 lực F2 = F1.(l1/l2) + Mặt phẳng nghiêng đổi hướng và giảm độ lớn lực cần tác dụng để đưa một vật lên cao theo công thức: F = P.(h/l) 6. Tác dụng quay của một lực ? Điều kiện cân bằng của vật quay được quanh một điểm ? + Tác dụng quay của một  iải theo kiểu số học) II.Mặt phẳng nghiêng: III.Ròng rọc:(Giải theo kiểu số học) Các bài tập phối hợp các loại máy cơ 5. Sự biến đổi lực trong các máy cơ ? Các máy cơ biến đổi độ lớn và hướng của lực tác dụng vào máy cơ. + Ròng rọc cố định chỉ đổi hướng của lực. + Ròng rọc động biến đổi độ lớn của lực: Tác dụng lực F1 vào dây luồn qua ròng rọc thì thu được từ trục ròng rọc lực F2 = 2.F1. Tác dụng lực F1 vào trục ròng rọc thì thu được từ dây luồn qua ròng rọc lực F1 = 0,5.F1. * Có 3 kiểu ghép ròng rọc: gọi n là số ròng rọc động dùng để ghép Ghép nhân đôi liên tiếp: F1 = 2n.F2 Ghép palăng chẵn: F1 = 2.n.F2 Ghép palăng lẻ: F1 = (2.n + 1).F2 + Đòn bẩy biến đổi cả hướng và độ lớn của lực. Tác dụng lực F1 vào cánh tay đòn l1 thì thu được ở cánh tay đòn l2 lực F2 = F1.(l1/l2) + Mặt phẳng nghiêng đổi hướng và giảm độ lớn lực cần tác dụng để đưa một vật lên cao theo công thức: F = P.(h/l) 6. Tác dụng quay của một lực ? Điều kiện cân bằng của vật quay được quanh một điểm ? + Tác dụng quay của một ĩ ương, chiều, độ lớn và loại lực của 2 lực tương tác ? Bài tập Trong mỗi câu mô tả lực tác dụng sau đây còn thiếu những yếu tố nào của lực ? Viên gạch đè lên sàn nhà một lực nén. Tác dụng một lực đẩy bằng 1 坸 坺 垈 垊 N 爇 R 爇 à 爇 ệ 眇 ỉ 眇 ýỷựựựựựựựựựựựựựựựựựựựựựựựựựựựựựựựựựựỷỷỷựựựựựỷừff䍊 *thwœ*{[ U )‚•Z˜ –F<PủŒ$AI!Ố&?BơỡSX' Normal Normal Heading 1 Heading 1 Heading 2 Heading 2 Heading 3.

<span class='text_page_counter'>(138)</span> Heading 3 Heading 4 Heading 4 Heading 5 Heading 5 Heading 6 Heading 6 Heading 7 Heading 7 Heading 8 Heading 8 Heading 9 Heading 9 Default Paragraph Font Default Paragraph Font Body Text Body Text Body Text 2 Body Text 2 Body Text Indent Body Text Indent Caption Caption List Bullet List Bullet List Bullet 2 List Bullet 2 List Bullet 3 List Bullet 3 List Bullet 5 List Bullet 5 Cc List Cc List Header Header Footer Footer Page Number Page Number Body Text 3 Body Text 3 lực tỷ lệ thuận với độ lớn lực và độ dài cấnh tay đòn. (N.m) M = F.l (N).(m) + Điêù kiện cân bằng của một vật quay được quanh một trục: Tổng các mô men lực làm vật quay xuôi chiều kim đồng hồ bằng tổng các mô men lực làm vật quay ngược chiều kim đồng hồ. Xác định độ lớn của lực kéo đều một vật có trọng lượng 500N lên mặt phẳng nghiêng cao 2m, dài 5m trong 2 trường hợp: Mặt phẳng nghiêng không ma sát ? Mặt phẳng nghiêng có ma sát, hệ số ma sát k = 0,2 ? a. Càng xe đạp dài 2,5dm. Bán kín lực tỷ lệ thuận với độ lớn lực và độ dài cấnh tay đòn. (N.m) M = F.l (N).(m) + Điêù kiện cân bằng của một vật quay được quanh một trục: Tổng các mô men lực làm vật quay xuôi chiều kim đồng hồ bằng tổng các mô men lực làm vật quay ngược chiều kim đồng hồ..

<span class='text_page_counter'>(139)</span> Xác định độ lớn của lực kéo đều một vật có trọng lượng 500N lên mặt phẳng nghiêng cao 2m, dài 5m trong 2 trường hợp: Mặt phẳng nghiêng không ma sát ? Mặt phẳng nghiêng có ma sát, hệ số ma sát k = 0,2 ? a. Càng xe đạp dài 2,5dm. Bán kín Unknown Unknown Truong Default Truong Default nguyen nguyen lan Hoang Anh Kim³ 䴀 ầ 䴀 ẫ 䴀 i 一}一 nguyen nguyen C:\My Documents\LUU\Bdheli6.doc C:\My Documents\LUU\Bdheli6.doc nguyen nguyen C:\My Documents\LUU\Bdheli6.doc C:\My Documents\LUU\Bdheli6.doc nguyen nguyen C:\My Documents\LUU\Bdheli6.doc C:\My Documents\LUU\Bdheli6.doc nguyen nguyen C:\My Documents\LUU\Bdheli6.doc C:\My Documents\LUU\Bdheli6.doc nguyen nguyen C:\My Documents\LUU\Bdheli6.doc C:\My Documents\LUU\Bdheli6.doc nguyen0C:\WINDOWS\TEMP\AutoRecovery save of Bdheli6.asd nguyen0C:\WINDOWS\TEMP\AutoRecovery save of Bdheli6.asd Truong Truong C:\My Documents\LUU\Bdheli6.doc C:\My Documents\LUU\Bdheli6.doc Truong0C:\WINDOWS\TEMP\AutoRecovery save of Bdheli6.asd Truong0C:\WINDOWS\TEMP\AutoRecovery save of Bdheli6.asd Truong0C:\WINDOWS\TEMP\AutoRecovery save of Bdheli6.asd Truong0C:\WINDOWS\TEMP\AutoRecovery save of Bdheli6.asd Truong0C:\WINDOWS\TEMP\AutoRecovery save of Bdheli6.asd Truong0C:\WINDOWS\TEMP\AutoRecovery save of Bdheli6.asd N"A=(: Â t>V=H( . ]j²B&I\t Times New Roman Times New Roman Symbol.

<span class='text_page_counter'>(140)</span> Symbol .VnTimeH .VnTimeH .VnTeknicalH .VnTeknicalH .VnArial Narrow .VnArial Narrow .VnArial NarrowH .VnArial NarrowH .VnTime .VnTime .VnAristote .VnAristote .VnCourier .VnCourier Wingdings Wingdings v& $x& Bài tập vật lí lớp 6 nâng cao Bài tập vật lí lớp 6 nâng cao nguyen nguyen Truong Truong xo. * Lưu ý: Mỗi lò xo chỉ giữ được tính đàn hồi trong phạm vi nhất định. Khỡ Root Entry WordDocument WordDocument ObjectPool ObjectPool Equation Native Equation Native 1Table 1Table SummaryInformation SummaryInformation DocumentSummaryInformation DocumentSummaryInformation CompObj CompObj 0Table 0Table Bài tập vật lí lớp 6 nâng cao nguyen Normal Truong Microsoft Word 8.0 Bài tập vật lí lớp 6 nâng cao _PID_GUID {CBE7DA89-3796-11D6-B751-A973DB53907B} {CBE7DA89-3796-11D6-B751-A973DB53907B} Microsoft Word Document MSWordDoc.

<span class='text_page_counter'>(141)</span> Word.Document.8 uation Equation.3 Microsoft Equation 3.0 DS Equation Equation.3 Equation Native Equation Native CompObj CompObj ObjInfo ObjInfo _1121415640 _1086938487 _1086938487 _1120674898 _1120674898 _1120674985 _1120674985 _1121460292 _1121460292 CompObj CompObj ObjInfo ObjInfo Equation Native Equation Native CompObj CompObj ObjInfo ObjInfo Equation Native Equation Native CompObj CompObj ObjInfo ObjInfo Equation Native Equation Native CompObj CompObj ObjInfo ObjInfo Microsoft Equation 3.0 DS Equation Equation.3 Microsoft Equation 3.0 DS Equation Equation.3 Microsoft Equation 3.0 DS Equation Equation.3 Microsoft Equation 3.0 DS Eqh.

<span class='text_page_counter'>(142)</span> h đĩa xe đạp bằng 1dm. Khi đạp vào bàn đạp một lực 100N thì răng đĩa sẽ kéo dây xích xe đạp với lực có độ lớn bao nhiêu ? b. Tay quay trục kéo dài 0,5m. Bán kính trục kéo bằng 10cm. Để kéo một khối gỗ có m = 500kg trượt đều trên mặt ngang có hệ số ma sát k = 0,2 thì phải tác dụng vào tay quay một lực bao nhiêu ? Bỏ qua ma sát ở trục kéo. Bỏ qua ma sát. Xác định lực cần tác dụng để đưa vật nặng 4000N lên cao bằng pa lăng chẵn gồm 2 ròng rọc động và 2 ròng rọc cố định trong hai trường hợp: Bỏ qua khối lượng các ròng rọc và dây. Bỏ qua khối lượng dây. Mỗi ròng rọc có khối lượng 1kg. Dùng 3 ròng rọc động ghép liên tiếp để đưa vật nặng 8000N lên cao. Bỏ qua ma sát. Hãy xác định độ lớn lực cần tác dụng trong hai trường hợp: Bỏ qua trọng lượng của dây và các ròng rọc. Bỏ qua trọng lượng dây. Mỗi ròng rọc có khối lượng 2kg. Một đòn cân đang nằm thăng bằng. Ta treo P1 = 10N bên đòn cân trái tại điểm A cách trục quay 15cm và treo P2 = 20N bên đòn cân phải tại điểm cách trục quay 12cm. Đòn cân nghiêng về bên nào ? Vì sao ? Để đòn cân thăng bằng trở lại cần dịch vật P2 vào gần hay ra xa trục quay bao nhiêu cm ? Nếu không dịch vật P2 , để đòn cân thăng bằng ta phải thay P2 bởi P3 = ?. Phần 2 : nhiệt học Chủ đề 1 : Đo nhiệt độ I.Nhiệt độ. Nhiệt độ của một số môi trường, vật thể thường gặp II.Các loại nhiệt kế, phạm vi đo, nơi thường sử dụng III.Cách đo nhiệt độ chất khí, chất lỏng, chất rắn Chủ đề 2 : Sự nở vì nhiệt I.Quy luật chung sự nở vì nhiệt của các chất. Tính Vt (số học) II.Những điểm khác nhau của sự nở vì nhiệt của các thể, các chất III.Các ứng dụng tiêu biểu. 2.Quy luật chung về sự co giãn vì nhiệt của các chất ? Nguyên nhân ? + Các quy luật chung về sự co giãn vì nhiệt của các chất. Nguyên nhân. Tất cả các chất khi nóng lên (thu nhiệt) thì nở ra, lạnh đi (toả nhiệt) thì co lại. Khi nóng lên (nội năng tăng) thì vận tốc phân tử tăng, khoảng cách giữa các phân tử tăng, vật nở ra. (Riêng nước trong khoảng từ 00C đến 40C thì ngược lại) Khi co giãn vì nhiệt các chất đều tác dụng lực lên vật cản. + Quy tắc xác định kích thước theo nhiệt độ t và kích thước tại 00C: - Công thức tính độ dài vật rắn tại t0C: l1 = l0.(1 + (t) - Công thức tính thể tích chất rắn, lỏng tại t0C: V1 = V0.(1 + (t) 3.Sự co giãn vì nhiệt khác nhau của các chất, các thể và ứng dụng ? + Sự khác nhau trong quá trình co giãn vì nhiệt của các chất, các thể: Các chất khác nhau thì co giãn vì nhiệt khác nhau.(Hệ số nở dài ( và hệ số nở khối ( của các chất khác nhau thì khác nhau.) Cùng một khoảng thay đổi nhiệt độ như nhau, thể khí nở ra nhiều nhất, thể lỏng nở ra ít, thể rắn nở ra rất ít. Tác dụng lực lên vật cản khi co giãn vì nhiệt rất mạnh khi ở thể rắn, yếu nhất khi ở thể khí. + Các ứng dụng: - Giải thích nguyên nhân của sự tạo thành dòng đối lưu, tạo gió tự nhiên. Tra khâu dao. Đặt con lăn ở đầu cầu. Tạo chỗ uốn ở ống dẫn hơi nước. Giải thích hiện tượng cốc nứt khi đột ngột đổ nước sôi hoặc bỏ nước đá..

<span class='text_page_counter'>(143)</span> Làm băng kép. Làm nhiệt kế. Giải thích hiện tượng nước trào khi đun. Chủ đề 3 : Sự chuyển thể của các chất 0.1.Một chất có thể tồn tại ở những thể nào? Các thể khác nhau những gì? + Một chất có thể tồn tại ở các thể: rắn, lỏng, khí (hơi). + Sự khác nhau giữa các thể: Thể Hình thức bên ngoài Rắn Thể tích xác định. Hình dạng xác định Lỏng Thể tích xác định Hình dạng không xác định Khí Thể tích không xác định Hình dạng không xác định I.Sự nóng chảy và đông đặc I.1.Sự nóng chảy là gì ? Sự đông đặc là gì ? I.2.Các quy luật của sự nóng chảy ? sự đông đặc ? II.Sự bay hơi và sự ngưng tụ II.1.Sự bay hơi là gì ? Sự ngưng tụ là gì ? II.2.Các quy luật của sự bay hơi ? sự ngưng tụ ? các yếu tố tác động đến tôc độ bay hơI, sự thu nhiệt, các biểu hiện của sự bay hơi trong thực tế. Sự ngưng tụ, trong thực tế, sự toả nhiệt + Tốc độ bay hơi phụ thuộc những yếu tố: Tính linh động của chất lỏng. Nhiệt độ của chất lỏng. Tốc độ cấp nhiệt vào chất lỏng. Diện tích mặt thoáng. áp suất trên mặt thoáng. Gió trên mặt thoáng. III.Sự sôi: III.1.Sự sôi là gì ? Khác với sự bay hơi chỗ nào ? + Sự sôi là sự chuyển từ thể lỏng sang thể khí mãnh liệt xảy ra trong toàn khối chất lỏng tại một nhiệt độ xác định. Nhiệt độ xảy ra sự sôi gọi là nhiệt độ sôi. + Khác nhau giữa sự bay hơi và sự sôi: Sự bay hơi Sự sôi Xảy ra tại bề mặt chất lỏng. Xảy ra tại nhiệt độ bất kì. Xảy ra từ từ. Xảy ra trong toàn khối chất lỏng. - Xảy ra tại nhiệt độ xác định. - Xảy ra mãnh liệt. III.2.Các quy luật của sự sôi ? Trong quá trình sôi nhiệt độ không thay đổi..

<span class='text_page_counter'>(144)</span> Các chất lỏng khác nhau thì nhiệt độ sôi khác nhau. áp suất trên mặt thoáng chất lỏng càng tăng thì nhiệt độ sôi càng lớn. IV. Tổng hợp các vấn đề chung: 1.Có những sự chuyển thể nào ? + Các quá trình chuyển thể: Sự nóng chảy và sự đông đặc. Sự hoá hơi (bay hơi, sôi) và sự ngưng tụ. Sự thăng hoa. 5.Quy luật chung về sự chuyển thể của các chất ? Nguyên nhân ? + Khi nóng chảy, khi hoá hơi đều thu nhiệt. Khi đông đặc, khi ngưng tụ thì ngược lại. Thu nhiệt lượng làm tăng nội năng, vận tốc của các phân tử tăng, khoảng cách giữa các phân tử xa thêm, lực liên kết yếu đi, sự chuyển động của các phân tử dễ dàng và tự do hơn, dẫn đến sự chuyển thể. + Tất cả các chất (trừ các chất vô định hình) khi chuyển thể nhiệt độ không thay đổi. Nhiệt lượng cấp vào lần lượt tập trung cho một số phân tử tăng vận tốc đủ phá vỡ liên kết và chuyển thể. 6.Tốc độ chuyển thể phụ thuộc gì ? + Tốc độ chuyển thể phụ thuộc vào: Tốc độ cấp nhiệt vào vật. Nhiệt độ của vật. Tính linh động của phân tử mỗi chất. Khoảng không gian, áp suất trên bề mặt xảy ra quá trình chuyển thể.. Trả lời câu hỏi lí thuyết Phần 1 : Cơ học I. Đo độ dài. Đo thể tích. Đo khối lượng. Giới hạn đo của thước đo độ dài là gì ? Độ chia nhỏ nhất của thước là gì ? Giới hạn đo (GHĐ) của thước là giá trị độ dài lớn nhất ghi trên thước. Độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) của thước là giá trị độ dài giữa hai vạch gần nhau nhất. GHĐ và ĐCNN thường gặp của các loại thước đo độ dài: Tên thước Thước kẻ Thước thẳng Thước dây Thước cuộn Thước kẹp Pan me GHĐ 20-30cm.

<span class='text_page_counter'>(145)</span> 1m 1,5m 5-30m 1dm 1dm ĐCNN 1-2mm 1-2cm 1cm 1cm 1mm 1mm Sự khác nhau về công dụng của ba nhóm thước đo: Thước kẻ và thước thẳng dùng đo độ dài đoạn thẳng. Thước dây và thước cuộn dùng đo được độ dài các đường cong. Thước kẹp và pan me dùng đo độ đường kính trong hoặc đường kính ngoài các vật hình ống hoặc khoảng cách giữa hai điểm trên vật có hình dạng bất kì. Thước kẻ đo kích thước bé và có độ chính xác cao hơn thước thẳng. Thước cuộn đo được kích thước lớn hơn thước dây. Thước kẹp đo đường kính ngoài còn pan me đo đường kính trong ống. Đặt thước đo thế nào là đúng ? Cách đặt thước đo đúng: - Thước áp dọc theo độ dài cần đo. - Vạch số 0 trùng với một đầu độ dài cần đo. Cách nhìn để đọc độ dài thế nào là đúng ? Cách nhìn để đọc đúng: Tia nhìn đi qua đầu còn lại của độ dài cần đo và phải vuông góc với thước. Nêu quy ước xác định giá trị độ dài đã đọc được ? Giá trị đo là trị số của vạch chia gần nhất với đầu còn lại của độ dài cần đo. Nêu quy ước cách ghi độ dài đo được ? Độ chính xác của trị số độ dài được ghi bằng ĐCNN của thước. Số ghi độ dài phải phù hợp với trị số ĐCNN của thước. Chỉ có 3 giá trị ĐCNN là 1,2,5. Nếu ĐCNN là 5 thì trị số độ dài có tận cùng là 0, 5. Nếu ĐCNN là 2 thì trị số độ dài có tận cùng là 0, 2, 4, 6, 8. Nếu ĐCNN là 1 thì trị số độ dài có tận cùng là 0,1,2,3,4,5,6,7,8,9. Trong trường hợp nào ta đo độ dài trực tiếp một lần ? trường hợp nào phải đo trực tiếp nhiều lần ? trường hợp nào phải đo gộp nhiều vật một lúc ? Đo trực tiếp một lần khi tiếp xúc được độ dài cần đo và thước có GHĐ lớn hơn hoặc bằng độ dài cần đo. Đo trực tiếp nhiều lần khi tiếp xúc được và thước có GHĐ bé hơn độ dài cần đo. Đo gộp khi nhiều vật giống nhau, kích thước cần đo quá bé so với ĐCNN của thước. Xác định gián tiếp khi không áp được thước đo vào độ dài cần đo hoặc vật quá lớn. 5. Giới hạn đo của dụng cụ đong là gì ? Độ chia nhỏ nhất của dụng cụ đong là gì ? Giới hạn đo (GHĐ) của dụng cụ đong là giá trị thể tích lớn nhất ghi trên đó. Độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) của dụng cụ đong là giá trị thể tích giữa hai vạch gần nhau nhất trên dụng cụ đong. GHĐ và ĐCNN thường gặp của các loại bình đong: Tên dụng cụ ống pipét Xi ranh (Bơm tiêm) ống nghiệm có chia độ Bình chia độ.

<span class='text_page_counter'>(146)</span> Ca đong Can đong GHĐ 5-10ml 5-20ml 10-50ml 100-500ml 1-2lít 5-20lít ĐCNN 0,1ml 0,2-1ml 0,5-1ml 1,2,5ml 0,1-0,2l 0,5-1l 6. Đặt dụng cụ đong thế nào là đúng ? Đặt dụng cụ đong thẳng đứng (các vạch chia song song với mặt chất lỏng) Cách nhìn để đọc thể tích chất lỏng thế nào là đúng ? Tia nhìn phải trùng với mặt chất lỏng trong dụng cụ đong. Nêu quy ước xác định giá trị thể tích chất lỏng đã đọc được ? Thể tích chất lỏng là trị số của vạch chia gần nhất với mực chất lỏng trong bình. Nêu quy ước cách ghi giá trị thể tích xác định được ? Số ghi thể tích phải phù hợp với độ chính xác và trị số ĐCNN của bình đong. 7. Trong trường hợp nào ta đong một lần ? trường hợp nào phải đong nhiều lần ? trường hợp nào phải đong gộp ? Đong một lần khi thể tích chất lỏng cần đo ít hơn hoặc bằng GHĐ của bình đong. Đong nhiều lần khi thể tích chất lỏng lớn hơn GHĐ của bình đong. Đong gộp khi thể tích vật quá bé so với ĐCNN của bình đong. Xác định gián tiếp khi thể tích vật rắn, thể tích khối chất lỏng rất lớn. 8. a. Trong trường hợp nào thì xác định được thể tích của vật nhờ kết quả đo độ dài ? Vật có dạng hình học đặc biệt thì ta xác định thể tích vật nhờ các kết quả đo độ dài . b. Nêu các công thức toán học được sử dụng để tính thể tích của một vật ? Vật hình hộp chữ nhật: V = dài x rộng x cao = a.b.c Vật hình trụ tròn: V = diện tích đáy x cao = 3,14. R2.h Vật hình cầu: V = 4. 3,14. R3 /3. 9.a. Cách xác định thể tích của một vật rắn không thấm nước bằng bình chia độ ? Đổ nước vào bình chia độ đến thể tích V1 Thả vật vào bình chia độ, ngập hẳn vào nước, nước dâng lên đến thể tích V2 Tính thể tích của vật V = V2 – V1 b. Cách xác định thể tích của một vật rắn không thấm nước bằng bình tràn ? Đổ nước vào đầy bình tràn. Đặt bình chứa vào dưới vòi bình tràn. Thả vật ngập hẳn vào nước trong bình tràn, nước tràn qua vòi vào bình chứa. Đổ nước trong bình chứa vào bình chia độ đo thể tích. Đó chính là thể tích của vật. 10. Giới hạn đo của cân là gì ? Độ chia nhỏ nhất của cân là gì ? Giới hạn đo của cân là tổng khối lượng các quả cân trong hộp quả cân (tiểu li, Rôbecvan) hoặc giá trị khối lượng lớn nhất ghi trên đòn cân (cân đòn, cân bàn) hoặc thang chia độ của cân (cân y tế, cân xe). Độ chia nhỏ nhất của cân là khối lượng quả cân nhỏ nhất trong hộp quả cân (tiểu li, Rôbecvan) hoặc giá trị khối lượng giữa hai vạch chia gần nhau nhất trên đòn cân (cân đòn, cân tạ) hoặc trên thang chia độ (cân y tế, cân xe).

<span class='text_page_counter'>(147)</span> GHĐ và ĐCNN thường gặp của các loại cân: Tên cân Cân tiểu li Cân Rôbécvan Cân đòn Cân y tế Cân bàn Cân xe GHĐ 0,2-0,5kg 0,5-5kg 5-100kg 30-150kg 100-500kg 15-50tấn ĐCNN 1mg 1g 0,1-0,5kg 0,1kg 0,5kg 10kg 11. Các giai đoạn phải thực hiện khi cân một vật: Loại cân Tiểu li, Rôbecvan Cân đòn, cân bàn Cân y tế, cân xe Trước khi cân phải làm gì ? Để 2 đĩa trống, sạch. Chỉnh cho đòn cân nằm ngang. Dịch quả cân về vạch số 0. Chỉnh cho đòn cân nằm ngang. Để trống mặt cân. Chỉnh cho kim chỉ về vạch số 0. Ngừng thao tác để xác định khối lượng khi nào ? Khi đòn cân gần như nằm ngang. Khi đòn cân đã nằm ngang. Khi kim chỉ thị đã đứng yên. Cách xác định giá trị khối lượng như thế nào ? Tính tổng khối lượng các quả cân đã đặt lên đĩa. Đọc trị số vạch chia độ gần nhất với điểm dừng của quả cân. Đọc trị số của vạch chia độ gần nhất với vị trí kim đang chỉ. Quy ước cách ghi giá trị khối lượng Số ghi khối lượng phải phù hợp với độ chính xác và trị số ĐCNN của cân. 12. Trong trường hợp nào ta cân một lần ? trường hợp nào phải cân nhiều lần ? trường hợp nào phải cân gộp nhiều vật một lúc ?.

<span class='text_page_counter'>(148)</span> Cân trực tiếp một lần khi khối lượng vật bé hơn hoặc bằng GHĐ của cân. Cân nhiều lần khi khối lượng vật lớn hơn GHĐ của cân và chia nhỏ được. Cân gộp khi khối lượng vật quá bé so với ĐCNN của cân. Xác định m gián tiếp khi m quá lớn, khi không tách rời khỏi vật khác được. 13. Nêu cách xác định khối lượng một vật thông qua xác định thể tích và tra cứu giá trị khối lượng riêng của chất đã biết ? Xác định thể tích V. Tra bảng khối lượng riêng tìm D của chất cấu tạo nên vật. Tính khối lượng theo công thức m = D.V II. Lực. Các loại lực. Lực là gì ? Một lực tác dụng lên một vật có thể gây ra cho vật những biến đổi nào ? Làm thế nào để nhận biết một vật đang chịu tác dụng lực ? + Lực là đại lượng vật lí mô tả tác dụng của vật này lên vật khác. + Các biến đổi mà lực gây ra cho vật chịu tác dụng (Các tác dụng của lực): Làm thay đổi hình dạng của vật Làm thay đổi vận tốc của vật + Dấu hiệu nhận biết một vật đang có lực tác dụng: Vật biến đổi vận tốc (chuyển động nhanh lên, chậm lại, đổi hướng) Vật bị biến dạng (dài ra, ngắn lại, uốn cong, xoắn) Xét đầy đủ tác dụng của một lực lên vật ta phải xét những yếu tố nào của lực ? Kí hiệu lực ? Đơn vị đo lực ? Dụng cụ đo lực ? Cách đo một lực thế nào là đúng ? + Các yếu tố của một lực: Điểm đặt tai vật chịu tác dụng. Hướng của lực là hướng tác dụng (gồm phương và chiều tác dụng). Độ lớn của lực là độ mạnh của tác dụng. + Kí hiệu, đơn vị, dụng cụ đo: Kí hiệu lực: F. Đơn vị đo lực: Niu tơn (kí hiệu N). Dụng cụ đo: Lực kế. + Cách đo lực đúng quy định là: Cho lực cần đo tác dụng vào móc của lực kế. Phương biến dạng của lò xo lực kế trùng với phương của lực cần đo. 3. Trọng lực là gì ? Kí hiệu ? Trọng lực có hướng thế nào ? Điểm đặt của trọng lực ? Trọng lực là hút của Trái Đất. Kí hiệu trọng lực là: P . Trọng lực hướng về tâm Trái Đất (hướng xuống thẳng đứng ) Nếu vật đồng chất thì điểm đặt của trọng lực là: Tâm hình tròn nếu vật có hình tròn, bề dày chỗ nào cúng bằng nhau. Trung điểm của đoạn thẳng nếu vật là đoạn thẳng tiết diện đều. Giao điểm 2 đường chéo nếu vật là hình bình hành, bề dày đồng đều. Giao điểm của 3 đường trung tuyến nếu vật hình tam giác, bề dày đồng đều. 4. Độ lớn trọng lực phụ thuộc những gì ? Quy luật phụ thuộc ? Công thức tính ? Cách đo trọng lượng một vật thế nào là đúng ? + Độ lớn trọng lực phụ thuộc vào khối lượng vật và vị trí của vật trên Trái Đất. Độ lớn trọng lực tỷ lệ thuận với khối lượng m của vật. Càng xa tâm Trái Đất (đi về xích đạo, lên núi cao) trọng lực càng giảm. + Công thức tính độ lớn trọng lực: (N) P = m.g (kg).(kg.m/s2) Tại mặt đất: gxđ = 9,78 ; gc = 9,82 ; Lấy tròn số là g = 10 Vật có m = 1kg thì có P = 10N. + Cách đo trọng lượng: Treo vật vào móc lực kế. Giữ lực kế sao cho lò xo lực kế theo phương thẳng đứng. Khi vật đã cân bằng, đọc giá trị trọng lượng. 5. Lực đàn hồi xuất hiện khi nào ? Hướng thế nào ? Kí hiệu ? - Lực đàn hồi xuất hiện khi vật bị biến dạng đàn hồi. - Lực đàn hồi cùng phương, ngược chiều biến dạng. Kí hiệu: Fđh , lực căng T. 6. Độ lớn lực đàn hồi phụ thuộc gì ? Công thức tính lực đàn hồi của lò xo ?.

<span class='text_page_counter'>(149)</span> Độ lớn lực đàn hồi phụ thuộc độ biến dạng và độ cứng của vật. Độ lớn lực đàn hồi của lò xo tỉ lệ thuận với độ biến dạng x và hệ số đàn hồi k (độ cứng) của lò xo. Biểu thức tính lực đàn hồi của lò xo: (N) Fđh = k.x (N/m).(m) hoặc (N/cm).(cm) x là độ biến dạng của lò xo, khi giãn x = l – l0, khi nén x = l0 – l k là hệ số đàn hồi của lò xo. * Lưu ý: Mỗi lò xo chỉ giữ được tính đàn hồi trong phạm vi nhất định. Khi ta kéo lò xo dài quá giới hạn cho phép có hiện tượng lò xo “mỏi”. Khi đó lò xo sẽ không tự co lại đúng chiều dài ban đầu, mà xuất hiện phần biến dạng dư (phần giãn thêm so với chiều dài ban đầu không tự co lại được) 7. Nêu thứ tự các bước chế tạo một lực kế lò xo ? + Chế tạo các bộ phận lực kế và lắp ráp thành lực kế: Chọn lò xo có tính đàn hồi tốt để làm lực kế (kéo lò xo dài gấp 2,5-3 lần chiều dài tự nhiên, khi thả ra lò xo tự co về độ dài cũ). Gắn bộ phận điều chỉnh vào một đầu lò xo hoặc kim hay ống chỉ thị. Gắn móc lực kế và kim chỉ thị (hoặc ống để chia vạch chỉ thị) vào một đầu lò xo. Tạo vỏ lực kế bằng vật liệu cứng xẻ rãnh (hoặc tạo ống) đặt lò xo có độ dài phù hợp với lò xo (khoảng gấp 2 chiều dài tự nhiên của lò xo), một đầu ống có chỗ gắn hoặc móc lò xo. Dán băng giấy lên vỏ lực kế (hoặc ống gắn với lò xo) để chuẩn bị cho việc chia độ lực kế. Đặt lò xo vào rãnh (hoặc ống) lực kế, gắn đầu thứ nhất của lò xo vào vỏ lực kế. + Chia độ lực kế: Để lò xo tự nhiên tương ứng với lực tác dụng bằng 0. Vạch số 0 lên thang chia độ. Tác dụng một lực (nên có trị số nguyên) vào móc lực kế theo phương của lò xo lực kế sao cho lò xo giãn gần hết giới hạn cho phép trên vỏ lực kế. Vạch dấu và ghi giới hạn đo của lực kế. Tiếp tục tác dụng các lực có trị số bé hơn hoặc dùng thước kẻ để chia tỉ lệ thuận khoảng cách giữa vạch 0 và vạch GHĐ nhằm xác định các vạch và ghi các trị số lực còn lại. Tuỳ khoảng cách giữa 2 vạch gần nhau nhất mà chia thêm các vạch nằm giữa chúng sao cho còn có thể đọc được theo một trong các cách: chia 10, chia 5 hoặc chia 2. 8. Tổng hợp 2 lực tác dụng lên cùng một vật thành một lực như thế nào ? - Nếu F1 cùng phương, cùng chiều với F2 thì F cùng chiều với F1, F2 và có độ lớn : F = F1 + F2 - Nếu F1 cùng phương, ngược chiều với F2 và F1 > F2 thì F cùng chiều với F1 và có độ lớn : F = F1 - F2 Thế nào là 2 lực cân bằng ? Cho ví dụ ? Nếu vật chịu tác dụng của 3 lực F1, F2, F3 cân bằng với nhau thì giữa 3 lực này có quan hệ như thế nào ? + Hai lực cân bằng là hai lực tác dụng lên cùng một vật, cùng phương, ngược chiều và cùng độ lớn. Ví dụ: Hai đội kéo co kéo hai đầu sợi dây với hai lực mạnh bằng nhau. Lực của Trái Đất hút quả tạ và lực nâng quả tạ của lực sĩ mạnh bằng nhau. + Nếu vật chịu tác dụng của 3 lực F1, F2, F3 cân bằng với nhau thì giữa 3 lực này có quan hệ với nhau là: F1 cùng phương, ngược chiều với hợp lực của F2 và F3 hoặc F2 cùng phương, ngược chiều với hợp lực của F1 và F3 hoặc F3 cùng phương, ngược chiều với hợp lực của F2 và F1 10. Vật chịu tác dụng của hai hay nhiều lực cân bằng với nhau thì có trạng thái thế nào ? + Vật chịu tác dụng của hai hay nhiều lực cân bằng với nhau thì đứng yên hoặc chuyển động thẳng đều. Ví dụ: Một quả nặng treo cân bằng dưới một lò xo. Quả nặng chịu tác dụng của hai lực cân bằng với nhau là trọng lực và lực đàn hồi của lò xo. Một khối gỗ được kéo trên mặt bàn nằm ngang với lực kéo bằng lực cản của mặt bàn thì khối gỗ sẽ chuyển động thẳng đều. 11. Các lực tác dụng lên cùng một vật không cân bằng với nhau thì trạng thái của vật như thế nào ? Cho ví dụ ? + Tác dụng các lực lên một vật không cân bằng thì vật sẽ biến đổi vận tốc..

<span class='text_page_counter'>(150)</span> Ví dụ: Một trong hai độ kéo co kéo mạnh hơn thì sợi dây sẽ đang đứng yên sẽ di chuyển về phía đội mạnh. Nếu lực giữ của lực sĩ giảm đi, bé hơn lực hút của Trái Đất thì quả tạ đang đứng yên sẽ rơi xuống. Tốc độ biến đổi vận tốc của vật liên quan thế nào với độ lớn của lực tác dụng lên vật, liên quan thế nào với khối lượng của vật ? Cho ví dụ ? + Tốc độ biến đổi vận tốc của vật phụ thuộc vào độ lớn lực tác dụng lên vật và khối lượng của vật: Lực tác dụng càng mạnh tốc độ biến đổi vận tốc của vật càng nhanh. (Tốc độ biến đổi vận tốc tỷ lệ thuận với độ lớn lực tác dụng lên vật ) Ví dụ: Đẩy xe với một lực càng mạnh thì xe tăng tốc càng nhanh. Xe đang chạy. Kéo giật lùi xe với lực càng mạnh thì xe càng chóng dừng. Khối lượng của vật càng lớn thì tốc độ biến đổi vận tốc của vật càng chậm. Tốc độ biến đổi vận tốc tỷ lệ nghịch với khối lượng của vật) Ví dụ: Khi bắt đầu chạy, xe chở càng nặng thì thời gian tăng tốc độ càng dài. Khi hãm phanh, xe càng nhẹ thì càng chóng dừng. 13. Thế nào là 2 lực tương tác ? Cho ví dụ ? So sánh phương, chiều, độ lớn và loại lực của 2 lực tương tác ? + Khi vật A tác dụng lên vật B một lực thì đồng thời vật B cũng tác dụng ngược trở lại vật A một phản lực. Điều đó luôn luôn đúng. Lực mà A tác dụng lên B và lực mà B tác dụng trở lại A như vật gọi là 2 lực tương tác. Ví dụ: Tay ép vào lò xo một lực ép thì đồng thời lò xo cũng đẩy trở lại tay một lực đẩy. Gạch đè lên sàn nhà một lực nén thì sàn nhà đẩy lên vật một lực nâng. + Hai lực tương tác có cùng phương, ngược chiều, độ lớn bằng nhau và cùng loại lực. Lưu ý: Hai lực tương tác có điểm đặt tại 2 vật do đó không thể cân bằng với nhau. III. Khối lượng riêng. Trọng lượng riêng. 1. Khối lượng riêng của một vật được xác định như thế nào ? Có thể giảm khối lượng riêng của một vật bằng những cách nào ? Khi nhiệt độ tăng khối lượng riêng của các vật tăng hay giảm ? Khối lượng riêng của một vật được xác định bằng công thức: Trong đó mv là khối lượng vật, Vv là thể tích bên ngoài của vật (bên trong vật có thể đặc hoặc rỗng). Vv = Vđ + Vr là tổng thể tích phần đặc và thể tích phần rỗng. Có thể làm Dvật giảm bằng 2 cách: Giữ m không đổi, tăng thể tích phần rỗng Vr => Vv tăng Giữ Vv không đổi, giảm khối lượng m. Khi nhiệt độ tăng thể tích Vv tăng, khối lượng m không đổi => Dvật giảm. Khối lượng riêng của một chất được xác định thế nào? Khi nào thì Dvật=Dchất? + Khối lượng riêng của một chất được xác định bằng công thức: Khối lượng riêng của một vật được xác định bằng công thức: Trong đó mv là khối lượng vật, Vv là thể tích bên ngoài của vật (bên trong vật có thể đặc hoặc rỗng). Vv = Vđ + Vr là tổng thể tích phần đặc và thể tích phần rỗng. Có thể làm Dvật giảm bằng 2 cách: Giữ m không đổi, tăng thể tích phần rỗng Vr => Vv tăng Giữ Vv không đổi, giảm khối lượng m. Khi nhiệt độ tăng thể tích Vv tăng, khối lượng m không đổi => Dvật giảm. Khối lượng riêng của một chất được xác định thế nào? Khi nào thì Dvật=Dchất? + Khối lượng riêng của một chất được xác định bằng công thức: m là khối lượng chất (m của vật đặc làm bằng chất đó). V là thể tích của chất (V của vật đặc làm bằng chất đó). Để xác định được D của một chất ta chọn vật đặc làm bằng chất đó, dùng cân xác định m, dùng bình chia độ hoặc thước xác định V, rồi tính theo công thức. + Khối lượng riêng của vật bằng khối lượng riêng của chất làm vật (Dvật=Dchất ) khi vật đặc hoàn toàn hay thể tích phần rỗng Vr = 0..

<span class='text_page_counter'>(151)</span> Khối lượng riêng của vật đặc làm bằng 2 chất được xác định thế nào ? m là khối lượng chất (m của vật đặc làm bằng chất đó). V là thể tích của chất (V của vật đặc làm bằng chất đó). Để xác định được D của một chất ta chọn vật đặc làm bằng chất đó, dùng cân xác định m, dùng bình chia độ hoặc thước xác định V, rồi tính theo công thức. + Khối lượng riêng của vật bằng khối lượng riêng của chất làm vật (Dvật=Dchất ) khi vật đặc hoàn toàn hay thể tích phần rỗng Vr = 0. Khối lượng riêng của vật đặc làm bằng 2 chất được xác định thế nào ? + Khối lượng riêng của vật đặc làm bằng 2 chất được xác định: Chất 1 có m1 và V1 Chất 2 có m2 và V2 . Điền vào các ô trống trong bảng khối lượng riêng của các chất sau đây: + Khối lượng riêng của vật đặc làm bằng 2 chất được xác định: Chất 1 có m1 và V1 Chất 2 có m2 và V2 . Điền vào các ô trống trong bảng khối lượng riêng của các chất sau đây: EMBED Equation.3 EMBED Equation.3 Chất Đá, cát, bê tông Đất thịt pha cát Gỗ khô Nước ở 40C Nước đá ở 00C Không khí ở 200C Khối lượng riêng (kg/m3) 2400 Chất Đá, cát, bê tông Đất thịt pha cát Gỗ khô Nước ở 40C Nước đá ở 00C Không khí ở 200C Khối lượng riêng (kg/m3) 2400 – 2550 1600 – 2000 1000 900 1,29.

<span class='text_page_counter'>(152)</span> EMBED Equation.3 EMBED Equation.3 Chất ở 200C Dầu hoả Rượu Thuỷ ngân Vàng Bạc Đồng Sắt Nhôm Khối lượng riêng (kg/m3) 800 790 13900 19300 10500 8890 7880 2700 Xét chất ở 200C Chất nặng nhất Chất nhẹ nhất Chất rắn nhẹ nhất Chất lỏng nặng nhất Chất lỏng nhẹ nhất Chất khí nặng nhất Tên chất Ôsmi Khí Hyđrô Li ti Thuỷ ngân Ê te Khí Brôm Khối lượng riêng (kg/m3) 22500 0,089 530 13900 710 7,1 6. Trọng lượng riêng của một vật được xác định như thế nào ?Đơn vị đo?.

<span class='text_page_counter'>(153)</span> Chất ở 200C Dầu hoả Rượu Thuỷ ngân Vàng Bạc Đồng Sắt Nhôm Khối lượng riêng (kg/m3) 800 790 13900 19300 10500 8890 7880 2700 Xét chất ở 200C Chất nặng nhất Chất nhẹ nhất Chất rắn nhẹ nhất Chất lỏng nặng nhất Chất lỏng nhẹ nhất Chất khí nặng nhất Tên chất Ôsmi Khí Hyđrô Li ti Thuỷ ngân Ê te Khí Brôm Khối lượng riêng (kg/m3) 22500 0,089 530 13900 710 7,1 6. Trọng lượng riêng của một vật được xác định như thế nào ?Đơn vị đo? + Trọng lượng riêng của một vật được xác định theo công thức P là trọng lượng vật. (N).

<span class='text_page_counter'>(154)</span> V là thể tích của vật. (m3) Để xác định d ta phải dùng lực kế xác định trọng lượng P, dùng bình chia độ hoặc thước đo độ dài xác định thể tích V rồi tính theo công thức trên. + Đơn vị đo: N/m3 (hoặc N/dm3 N/cm3) 7. Công thức liên hệ D và d. Tại sao trọng lượng riêng của vật thay đổi theo vị trí ? Trọng lượng riêng một vật thay đổi khi nào khi thay đổi thể tích ? + Công thức liên hệ D và d: d = D.g lấy g=10 thì d = 10.D. + Vì P thay đổi theo vị trí trên Trái Đất nên d thay đổi theo: Càng đi về cực địa lí trọng lượng riêng d càng tăng. Càng lên núi cao trọng lượng riêng d càng giảm. + Khi P không đổi, thể tích V tăng thì trọng lượng riêng d giảm. => Khi nhiệt độ tăng, thể tích V của vật tăng, P không đổi => trọng lượng riêng d giảm. 8. Hai chất lỏng, có d khác nhau, không hoà tan khi trộn lẫn vào nhau sẽ thế nào ? Vì sao phía trên ngọn đèn đang sáng có gió thổi lên ? + Hai chất lỏng không hoà tan có d khác nhau khi trộn lẫn vào nhau sẽ tự tách ra. Chất nào có trọng lượng riêng d lớn hơn ( + Trọng lượng riêng của một vật được xác định theo công thức P là trọng lượng vật. (N) V là thể tích của vật. (m3) Để xác định d ta phải dùng lực kế xác định trọng lượng P, dùng bình chia độ hoặc thước đo độ dài xác định thể tích V rồi tính theo công thức trên. + Đơn vị đo: N/m3 (hoặc N/dm3 N/cm3) 7. Công thức liên hệ D và d. Tại sao trọng lượng riêng của vật thay đổi theo vị trí ? Trọng lượng riêng một vật thay đổi khi nào khi thay đổi thể tích ? + Công thức liên hệ D và d: d = D.g lấy g=10 thì d = 10.D. + Vì P thay đổi theo vị trí trên Trái Đất nên d thay đổi theo: Càng đi về cực địa lí trọng lượng riêng d càng tăng. Càng lên núi cao trọng lượng riêng d càng giảm. + Khi P không đổi, thể tích V tăng thì trọng lượng riêng d giảm. => Khi nhiệt độ tăng, thể tích V của vật tăng, P không đổi => trọng lượng riêng d giảm. 8. Hai chất lỏng, có d khác nhau, không hoà tan khi trộn lẫn vào nhau sẽ thế nào ? Vì sao phía trên ngọn đèn đang sáng có gió thổi lên ? + Hai chất lỏng không hoà tan có d khác nhau khi trộn lẫn vào nhau sẽ tự tách ra. Chất nào có trọng lượng riêng d lớn hơn (“nặng hơn”) sẽ nằm dưới. + Phía trên ngọn đèn không khí bị nung nóng, nở ra, nhẹ đi (trọng lượng riêng d giảm ) tạo thành luồng không khí bay lên cao. Đó chính là gió.. Phần chuyển cho chương trình lớp 8 mới V.Khối lượng và quán tính. V.1. Quán tính là gì? Quán tính là tính bảo toàn vận tốc của vật.Từ đó suy ra: Vật đang đứng yên v=0 có xu hướng bảo toàn v=0 <=> vật cố giữ trạng thái đứng yên. Vật đang chuyển động v=0 có xu hướng bảo toàn cả độ lớn và hướng của v <=>vật sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều theo hướng cũ. Mọi vật đều có quán tính.=> To như Trái đất, bé như hạt bụi đều có quán tính. 1. Giải thích các hiện tượng sau:.

<span class='text_page_counter'>(155)</span> a.Ôtô bắt đầu chạy, hành khách ngả về phía sau. b.Ôtô đang chạy,tăng tốc,hành khách ngả về phía sau. c.Xe đang chạy,hãm phanh,hành khách chúi về phía trước. d.Xe đi đường vòng,hành khách nghiêng ra phía ngoài đường vòng. e.Rũ quần áo,bụi bay ra. V.2. Quán tính quan hệ thế nào với khối lượng? Tốc độ biến đổi vận tốc có liên quan thế nào với khối lượng vật? Quán tính tỉ lệ thuận với khối lượng vật.Từ đó suy ra: Vật có khối lượng càng lớn <=> Quán tính càng lớn <=>Thay đổi (tăng,giảm,đổi hướng)vận tốc càng chậm Vật có khối lượng càng bé <=> Quán tính càng bé <=>Thay đổi (tăng,giảm,đổi hướng)vận tốc càng nhanh. 2. Trả lời các câu hỏi sau: a.Hai xe giống hệt nhau,một xe chở đầy hàng,một xe không tải, khi khởi hành xe nào tăng tốc nhanh hơn? Vì sao? b.Khi gặp chướng ngại vật phải phanh hoặc khi vào đường vòng, trong hai xe đã cho ở câu a, xe nào ít nguy hiểm hơn? Vì sao? c.Hai vật có khối lượng khác nhau, khi va vào nhau vật nào bị văng ra xa hơn? Vì sao? d.Tại sao khi bóng bay đập vào tường, bóng văng trở lại còn tường thì hầu như đứng yên? e.Tại sao bệ của các máy hoạt động đều to, nặng và gắn với sàn nhà càng chặt càng tốt? 2. Có những loại lực cơ học nào ? Đặc điểm của mỗi loại ? Tính tương hỗ của tác dụng ? + Lực ma sát trượt hoặc lăn xuất hiện khi một vật trượt hoặc lăn trên bề mặt của một vật khác. Cùng phương, ngược chiều chuyển động của vật. Độ lớn: Tỷ lệ thuận với lực ép vuông góc bề mặt tiếp xúc N, hệ số ma sát k của mặt tiếp xúc (đặc trưng cho độ nhám và vật liệu bề mặt tiếp xúc). Biểu thức tính lực ma sát trượt hoặc lăn: (N) Fms = k.N (N). Vật chuyển động tự nhiên trên mặt ngang thì Fms = k.P + Lực ma sát nghỉ xuất hiện khi vật có xu hướng trượt hoặc lăn trên bề mặt của một vật khác. Cùng phương, ngược chiều với xu hướng trượt hoặc lăn. Độ lớn: Bằng độ lớn lực đã gây ra xu hướng trượt hoặc lăn. Lực ma sát nghỉ cực đại bằng lực ma sát trượt. * Lực đẩy Acsimét là tổng hợp áp lực của chất lỏng (hoặc chất khí) không cân bằng lên vật nhúng trong chất lỏng (hoặc chất khí). Hướng thẳng đứng từ dưới lên. Độ lớn tỉ lệ thuận với thể tích chiếm chỗ chất lỏng (hoặc chất khí) Vc và trọng lượng riêng của chất lỏng (hoặc chất khí) d. Biểu thức tính lực đẩy Acsimét: (N) Fa = Vc.d (m3).(N/m3)hoặc(dm3).(N/dm3)hoặc (cm3).(N/cm3) + Tác dụng có tính tương hỗ: A tác dụng lên B thì đồng thời B tác dụng ngược trở lại A. Lực A tác dụng lên B cùng phương, ngược chiều, bằng độ lớn lực B tác dụng lên A. + Biểu diễn lực bằng một véc tơ (mũi tên) có: Gốc tại vật chịu tác dụng Hướng trùng hướng của tác dụng Độ dài tỷ lệ thuận với độ lớn của lực. IV. Lực ma sát trượt và ma sát lăn. IV.1.Lực ma sát trượt, ma sát lăn xuất hiện khi nào?Hướng như thế nào ? - Lực ma sát trượt hoặc lăn xuất hiện khi một vật trượt hoặc lăn trên bề mặt của một vật khác. - Lực ma sát trượt hoặc lăn cùng phương, ngược chiều chuyển động của vật. IV.2.Độ lớn Fms phụ thuộc những gì? Quy luật phụ thuộc? Công thức tính? - Độ lớn tỷ lệ thuận với lực ép vuông góc bề mặt tiếp xúc N, hệ số ma sát k của mặt tiếp xúc (đặc trưng cho độ nhám và vật liệu bề mặt tiếp xúc). Biểu thức tính lực ma sát trượt hoặc lăn: (N) Fms = k.N (N). Vật chuyển động tự nhiên trên mặt ngang thì Fms = k.P Một thước bị kẹp giữa 2 má cặp của êtô với lực kẹp F = 40N. Hệ số ma sát giữa má êtô với thước k = 0,2. Tính lực ma sát trượt êtô tác dụng vào thước khi thước bị kéo trượt đi ? Vẽ hình biểu diễn lực kẹp, lực kéo, lực ma sát..

<span class='text_page_counter'>(156)</span> Một cỗ xe có m = 500kg được kéo đi trên mặt đường nằm ngang có hệ số ma sát k = 0,02. Tính lực ma sát lăn giữa bánh xe và mặt đường ? Vẽ hình biểu diễn trọng lực, lực kéo, lực ma sát. Chất lên xe thêm bao nhiêu kg hàng hoá thì lực ma sát có độ lớn 120N ? V. Lực ma sát nghỉ. V.1.Lực ma sát nghỉ xuất hiện khi nào? Hướng như thế nào ? Lực ma sát nghỉ xuất hiện khi vật có xu hướng trượt hoặc lăn trên bề mặt của một vật khác. Lực ma sát nghỉ cùng phương, ngược chiều với xu hướng trượt hoặc lăn. V.2.Độ lớn lực ma sát nghỉ như thế nào ? Độ lớn lực ma sát nghỉ bằng độ lớn lực đã gây ra xu hướng trượt hoặc lăn. Lực ma sát nghỉ cực đại bằng độ lớn lực ma sát trượt. V.3.Lực ma sát nghỉ có vai trò gì trong thực tế ? Lực ma sát nghỉ có hướng thế nào ? Độ lớn bao nhiêu trong 2 trường hợp: Một cái bàn bị kéo với lực 15N theo phương ngang mà chưa chuyển động. Một thỏi thép có m = 20kg bị kẹp đứng giữa 2 má bàn kẹp. Biết hệ số ma sát trượt giữa bánh xe máy kéo và mặt đường là k = 0,25. a. Một máy kéo có m = 2tấn có thể tạo được lực kéo tối đa là bao nhiêu N? b.Để tạo được lực kéo là 6 500N thì máy kéo có m bé nhất là bao nhiêu tấn ? Đoàn tàu gồm có 20 toa, mỗi toa tàu có m0 = 35 tấn, hệ số ma sát lăn giữa bánh xe toa tàu với đường ray là k1 = 0,04. Tính lực ma sát nghỉ tối thiểu giữa bánh xe đầu tàu và đường ray ? Biết đầu tàu có M = 60tấn, , hệ số ma sát trượt giữa bánh xe đầu tàu và đường ray là k2 = 0,25. Tính số toa tối đa mà đầu tàu có thể kéo được ? VI. Tính tương hỗ trong tác dụng lực. Lực mà hai vật bất kì tác dụng lên nhau có những đặc điểm gì ? A tác dụng lực lên B thì đồng thời B tác dụng ngược (phản lực) trở lại A. Lực A tác dụng lên B cùng phương, ngược chiều, bằng độ lớn và cùng loại với lực B tác dụng lên A. Xác định hướng, độ lớn và loại lực của phản lực trong các trường hợp sau: Vật có m = 10kg đang bị Trái Đất hút. Lò xo (l0 = 20cm, k = 2N/cm) đang tác dụng lực vào vật treo và có l = 25cm. c. Mặt sàn nằm ngang có hệ số ma sát k = 0,2 đang tác dụng lực ma sát trượt vào khối gỗ có m = 5kg. d. Người nắm dây và đang kéo dây với lực 100N theo hướng chếch lên. * Nếu F1 lập một góc bất kì với F2 thì F là một đường chéo hình bình có 2 cạnh liên tiếp là F1 và F2 * Nếu F1 song song, cùng chiều với F2 thì F cùng chiều với F1, F2 và có độ lớn : F = F1 + F2 , điểm đặt chia trong tỷ lệ nghịch với F1 và F2 * Nếu F1 song song, ngược chiều với F2 và F1 > F2 thì F cùng chiều với F1 , có độ lớn : F = F1 - F2 , điểm đặt chia ngoài tỷ lệ nghịch với F1 và F2 9. Phân tích một lực thành hai lực tác dụng lên một vật như thế nào? Trên cơ sở 2 phương hoặc độ lớn 1 trong 2 thành phần cần phân tích ra đã biết, làm ngược lại với phép tổng hợp lực. IX.Lực đẩy Acsimet. Trạng thái của các vật trong chất lỏng. 1.Lực đẩy acsimet là gì?Hướng thế nào? Công thức tính độ lớn? Lực đẩy Acsimét là tổng hợp áp lực của chất lỏng (hoặc chất khí) không cân bằng lên vật nhúng trong chất lỏng (hoặc chất khí). Hướng thẳng đứng từ dưới lên. Độ lớn tỉ lệ thuận với thể tích chiếm chỗ chất lỏng (hoặc chất khí) Vc và trọng lượng riêng của chất lỏng (hoặc chất khí) d. Biểu thức tính lực đẩy Acsimét:.

<span class='text_page_counter'>(157)</span> (N) Fa = Vc.d (m3).(N/m3)hoặc(dm3).(N/dm3)hoặc (cm3).(N/cm3) 2.Một vật thả vào chất lỏng có thể ở những trạng thái nào? Nổi tự nhiên một phần trên mặt chất lỏng. Fa= P => Vc.dl = V.d ; Vc < V => dl > d - Vật bị nhấn bởi lực F, chìm hoàn toàn trong chất lỏng, không chạm đáy. Fa = P + N => Fa > P ; Vc = V => V.dl > V.d => dl > d Lơ lửng trong chất lỏng. Fa= P => Vc.dl = V.d ; Vc = V => dl = d Chìm hoàn toàn, đè lên đáy, đáy đẩy lên với lực N. Fa + N = P => Fa < P ; Vc = V => V.dl < V.d => dl < d Vật đè lên đáy nhưng có một phần vẫn nổi trên mặt chất lỏng. Fa + N = P => Vc.dl + N = V.d * Cần xét tiếp các trường hợp dùng lò xo treo vật cân bằng trong chất lỏng. 1. Thả một vật có V = 10dm3 vào chất lỏng có d = 10N/dm3 Tính lực đẩy Fa khi thể tích vật chìm trong chất lỏng là Vc= 3dm3 ? Tính thể tích phần nổi khi lực đẩy Fa = 60N ? Biết vật có m = 6kg. Tính thể tích phần chìm khi vật nổi tự nhiên ? Nếu thả vật nổi tự nhiên mà thể tích phần nổi là 2dm3 thì trọng lượng riêng của vật là d bằng bao nhiêu ? Một khối hình hộp chữ nhật có V = 4dm3 đặc, làm bằng kim loại có trọng lượng riêng d = 80N/dm3 được thả vào bể chứa nước có d0 = 10N/dm3. Vật sẽ ở trạng thái nào nếu độ sâu của nước lớn hơn chiều cao của vật ? Tính lực mà vật đè lên đáy bể ? Lực vật đè lên đáy bể F = ? nếu nước chỉ ngập 3/4 chiều cao của vật ? Cần phải khoan trong khối hộp đó một lỗ rỗng có Vr bằng bao nhiêu để khối hộp nổi cân bằng tự nhiên 1/2 chiều cao trên mặt nước ? Đổ bao nhiêu g nước vào lỗ rỗng đó thì khối hộp sẽ ở trạng thái lơ lửmg trong nước ? Dùng một lò xo có hệ số đàn hồi k = 2N/cm để treo cân bằng một khối hình trụ có m = 1kg làm bằng gỗ có d = 4N/dm3 thì lò xo dài l1 = 22cm. Xác định chiều dài tự nhiên l0 của lò xo ? Tính chiều dài lò xo l2 khi treo khối gỗ ngập 1/4 chiều cao trong nước ? Dùng lò xo để nhấn khối gỗ chìm hẳn vào nước thì lò xo dài l3 = ? IV. Sự cân bằng lực ở vật đứng yên Cho 1 lực, vật cân bằng. Tìm lực kia. Xác định các cặp lực cân bằng.(Giải các bài toán cân bằng lực đơn giản bằng số học. IV.1.. Tổng hợp và phân tích lực ? + Tổng hợp hai lực cùng tác dụng lên một vật thành một lực: - Nếu F1 cùng phương, cùng chiều với F2 thì F cùng chiều với F1, F2 và có độ lớn : F = F1 + F2 - Nếu F1 cùng phương, ngược chiều với F2 và F1 > F2 thì F cùng chiều với F1 và có độ lớn : F = F1 - F2 - Nếu F1 lập một góc bất kì với F2 thì F là một đường chéo hình bình có 2 cạnh liên tiếp là F1 và F2 - Nếu F1 song song, cùng chiều với F2 thì F cùng chiều với F1, F2 và có độ lớn : F = F1 + F2 , điểm đặt chia trong tỷ lệ nghịch với F1 và F2 - Nếu F1 song song, ngược chiều với F2 và F1 > F2 thì F cùng chiều với F1 , có độ lớn : F = F1 - F2 , điểm đặt chia ngoài tỷ lệ nghịch với F1 và F2 + Phân tích một lực thành 2 lực tác dụng lên cùng một vật: Trên cơ sở 2 phương hoặc độ lớn 1 trong 2 thành phần cần phân tích ra đã biết, làm ngược lại với phép tổng hợp lực. 4. Cân bằng lực ? Trạng thái cân bằng lực ? Tốc độ biến đổi vận tốc liên quan đến lực và khối lượng ? + Cân bằng lực là trường hợp tổng hợp các lực tác dụng lên vật bằng 0. Nếu chỉ có 2 lực thì F1 cùng phương, ngược chiều và độ lớn bằng F2.

<span class='text_page_counter'>(158)</span> Nếu 3 lực thì hợp lực của F1 và F2 sẽ cùng phương, ngược chiều và độ lớn bằng F3 + Trạng thái của vật chịu tác dụng của các lực cân bằng với nhau là: Vật đứng yên Vật chuyển động thẳng đều + Tốc độ biến đổi vận tốc của vật: Tỷ lệ thuận với độ lớn lực tác dụng lên vật Tỷ lệ nghịch với khối lượng của vật. 1.Một chất có thể tồn tại ở những thể nào? Các thể khác nhau những gì? + Một chất có thể tồn tại ở các thể: rắn, lỏng, khí (hơi), plasma . + Sự khác nhau giữa các thể: Thể Hình thức bên ngoài Cấu tạo bên trong Rắn Thể tích xác định Hình dạng xác định Vận tốc phân tử bé. Khoảng cách phân tử bé, lực liên kết mạnh. Các phân tử dao động tại chỗ. Lỏng Thể tích xác định Hình dạng không xác định Vận tốc phân tử lớn hơn. Khoảng cách phân tử xa hơn, lực liên kết giảm đi. Các phân tử di chuyển được từ chỗ này sang chỗ khác. Khí Thể tích không xác định - Hình dạng không xác định Vận tốc phân tử rất lớn. Khoảng cách phân tử rất lớn, lực liên kết rất yếu. - Các phân tử chuyển động tự do Ôn tập cơ bản và nâng cao vật lí lớp 6 PAGE PAGE PAGE PAGE Thạc sĩ Võ Hoàng Ngọc biên soạn Thạc sĩ Võ Hoàng Ngọc biên soạn – Lưu hành nội bộ EMBED Equation.3 EMBED Equation.3 EMBED Equation.3.

<span class='text_page_counter'>(159)</span> EMBED Equation.3 EMBED Equation.3 EMBED Equation.3 EMBED Equation.3 EMBED Equation.3 ỳðððððð ỹððððððỳ úừủủùùùùùùủùớùùùùùủùùùùùùùủúủủộùùùùùùừ ớồồóóòồóóÛ ỳồồóóòồóóÛủ Ú?ổổèèèèổ ý??ổ?èèèèổý ởồồồởồồồồồồ ồồồởồồồồồồở ÙÛìếếÛồồế ÛìếếÛồồếẹ Ùếếếồồ ếếếồồÙ ýýýýýýýýýýýýýự ậậậáảảááảả 䠃 Ȫ 㘃 RT^ýỷỷỷỷỷỷựựừừựýýớừừừ ýỷỷỷỷỷỷựựừừựýýỗừừ  ừựự ựựà ở豈豈ởýýýýýýýýýýýýýý *契,契 F 契 H 契 ề 契 ễ 契 ụ 契 ử 契 ỳ 契 ỹ 契 đ 降´降 õ 降 ýýýýýýýỷựừýýýởởởởởởừ ‫ﯧﯧﯧﯧ‬ ũụðððððððððððððððððððððððððððð 䠃 Ȫ 㤃脈 ýýýýýýỷỷỷýýýýýỷữffó Microsoft Equation 3.0 DS Equation Equation.3 21BUs3 0)0)0‚èQcógbứ obIFHeA* Microsoft Equation 3.0 DS Equation Equation.3 21BUs3 0)0)0‚èQcógbứ obIFHeA* Microsoft Equation 3.0 DS Equation Equation.3 21BUs3 0)0)0‚èQcógbứ obIFHeA* 21BUs3 0)0)0‚èQcógbứ obIFHeA* Microsoft Equation 3.0 DS Equation Equation.3 Microsoft Equation 3.0 DS Equation Equation.3.

<span class='text_page_counter'>(160)</span> )‚•Z˜ –F<PủŒ$AI!Ố&?BơỡSX' Microsoft Equation 3.0 DS Equation Equation.3 *thwœ*{[ U Microsoft Equation 3.0 DS Equation Equation.3 Microsoft Equation 3.0 DS Equation Equation.3 *thwœ*{[ U )‚•Z˜ –F<PủŒ$AI!Ố&?BơỡSX' Normal Normal Heading 1 Heading 1 Heading 2 Heading 2 Heading 3 Heading 3 Heading 4 Heading 4 Heading 5 Heading 5 Heading 6 Heading 6 Heading 7 Heading 7 Heading 8 Heading 8 Heading 9 Heading 9 Default Paragraph Font Default Paragraph Font Body Text Body Text Body Text 2 Body Text 2 Body Text Indent Body Text Indent Caption Caption List Bullet List Bullet List Bullet 2 List Bullet 2 List Bullet 3 List Bullet 3 List Bullet 5 List Bullet 5 Cc List.

<span class='text_page_counter'>(161)</span> Cc List Header Header Footer Footer Page Number Page Number Body Text 3 Body Text 3 Unknown Unknown Truong Default Truong Default nguyen nguyen lan Hoang Anh Kim³ 䴀 ầ 䴀 ẫ 䴀 i 一}一 nguyen nguyen C:\My Documents\LUU\Bdheli6.doc C:\My Documents\LUU\Bdheli6.doc nguyen nguyen C:\My Documents\LUU\Bdheli6.doc C:\My Documents\LUU\Bdheli6.doc nguyen nguyen C:\My Documents\LUU\Bdheli6.doc C:\My Documents\LUU\Bdheli6.doc nguyen nguyen C:\My Documents\LUU\Bdheli6.doc C:\My Documents\LUU\Bdheli6.doc nguyen nguyen C:\My Documents\LUU\Bdheli6.doc C:\My Documents\LUU\Bdheli6.doc nguyen0C:\WINDOWS\TEMP\AutoRecovery save of Bdheli6.asd nguyen0C:\WINDOWS\TEMP\AutoRecovery save of Bdheli6.asd Truong Truong C:\My Documents\LUU\Bdheli6.doc C:\My Documents\LUU\Bdheli6.doc Truong0C:\WINDOWS\TEMP\AutoRecovery save of Bdheli6.asd Truong0C:\WINDOWS\TEMP\AutoRecovery save of Bdheli6.asd Truong0C:\WINDOWS\TEMP\AutoRecovery save of Bdheli6.asd Truong0C:\WINDOWS\TEMP\AutoRecovery save of Bdheli6.asd Truong0C:\WINDOWS\TEMP\AutoRecovery save of Bdheli6.asd Truong0C:\WINDOWS\TEMP\AutoRecovery save of Bdheli6.asd N"A=(: Â t>V=H( ..

<span class='text_page_counter'>(162)</span> ]j²B&I\t Bài tập vật lí lớp 6 nâng cao nguyen Normal Truong Microsoft Word 8.0 Bài tập vật lí lớp 6 nâng cao _PID_GUID {CBE7DA89-3796-11D6-B751-A973DB53907B} {CBE7DA89-3796-11D6-B751-A973DB53907B} Times New Roman Times New Roman Symbol Symbol .VnTimeH .VnTimeH .VnTeknicalH .VnTeknicalH .VnArial Narrow .VnArial Narrow .VnArial NarrowH .VnArial NarrowH .VnTime .VnTime .VnAristote .VnAristote .VnCourier .VnCourier Wingdings Wingdings v&!$x& Bài tập vật lí lớp 6 nâng cao Bài tập vật lí lớp 6 nâng cao nguyen nguyen Truong Truong Invalid pointer ! Incorrect heap Handle ! This Heap node is overwritten ! Next Heap node is overwritten !"Invalid memory deallocation call ! Heap out of space ! Invalid size ! Fail to start LVHook engine ! LVHook engine is not started !((Fatal error) Fail to expand root heap !((Fatal error) Fail to expand buff heap !+(Out of memory?) Fail to expand user heap !&(Out of memory?) Fail to extend heap ! LVHook receives a NULL pointer !&It is not allowed toỡƠÁ Root Entry WordDocument WordDocument ObjectPool ObjectPool CompObj CompObj.

<span class='text_page_counter'>(163)</span> 0Table 0Table Equation Native Equation Native 1Table 1Table SummaryInformation SummaryInformation DocumentSummaryInformation DocumentSummaryInformation Bài tập vật lí lớp 6 nâng cao nguyen Normal Truong Microsoft Word 8.0 Bài tập vật lí lớp 6 nâng cao _PID_GUID {CBE7DA89-3796-11D6-B751-A973DB53907B} {CBE7DA89-3796-11D6-B751-A973DB53907B} Microsoft Word Document MSWordDoc Word.Document.8 uation Equation.3 Microsoft Equation 3.0 DS Equation Equation.3 Equation Native Equation Native CompObj CompObj ObjInfo ObjInfo _1121415640 _1086938487 _1086938487 _1120674898 _1120674898 _1120674985 _1120674985 _1121460292 _1121460292 CompObj CompObj ObjInfo ObjInfo Equation Native Equation Native CompObj CompObj ObjInfo ObjInfo Equation Native Equation Native.

<span class='text_page_counter'>(164)</span> CompObj CompObj ObjInfo ObjInfo Equation Native Equation Native CompObj CompObj ObjInfo ObjInfo Microsoft Equation 3.0 DS Equation Equation.3 Microsoft Equation 3.0 DS Equation Equation.3 Microsoft Equation 3.0 DS Equation Equation.3 Microsoft Equation 3.0 DS Eq.

<span class='text_page_counter'>(165)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×