Tải bản đầy đủ (.pdf) (59 trang)

Khảo Sát Khả Năng Đối Kháng Nấm Bệnh Hại Cây Trồng Của Nấm Trichoderma Phân Lập Tại Bình Dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.74 MB, 59 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT
KHOA KHOA HỌC TỰ NHIÊN

BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊNTHAM GIA
CUỘC THI SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM HỌC 2013-2014
XÉT GIẢI THƯỞNG "TÀI NĂNG KHOA HỌC TRẺ ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT"
NĂM 2013 - 2014

KHẢO SÁT KHẢ NĂNG ĐỐI KHÁNG NẤM BỆNH HẠI
CÂY TRỒNG CỦA NẤM Trichoderma PHÂN LẬP TẠI
BÌNH DƯƠNG

Thuộc nhóm ngành khoa học: Ngành Sinh học


TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT
KHOA KHOA HỌC TỰ NHIÊN

BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊNTHAM GIA
CUỘC THI SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM HỌC 2013-2014
XÉT GIẢI THƯỞNG "TÀI NĂNG KHOA HỌC TRẺ ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT"
NĂM 2013 - 2014

KHẢO SÁT KHẢ NĂNG ĐỐI KHÁNG NẤM BỆNH HẠI
CÂY TRỒNG CỦA NẤM Trichoderma PHÂN LẬP TẠI
BÌNH DƯƠNG

Thuộc nhóm ngành khoa học: Ngành Sinh học
Sinh viên thực hiện:Đỗ Lương Ngọc Châu


Nam, Nữ:Nữ
Dân tộc: Kinh
Lớp: C11SH01
Khoa: Khoa học Tự nhiên
Năm thứ: 3
Số năm đào tạo: 3
Ngành học: CĐ Sư phạm Sinh học
Người hướng dẫn: Ths. Nguyễn Anh Dũng


UBND TỈNH BÌNH DƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT

CỘNG HỊA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
1. Thông tin chung:
- Tên đề tài: Khảo sát khả năng đối kháng nấm bệnh hại cây trồng của nấm
Trichoderma phân lập tại Bình Dương.
- Sinh viên thực hiện: Đỗ Lương Ngọc Châu
- Lớp: C11SH01

Khoa: KHTNNăm thứ: 3

Số năm đào tạo: 3

- Người hướng dẫn: Ths. Nguyễn Anh Dũng
2. Mục tiêu đề tài:

- Phân lập, tuyển chọn nấm Trichodermacó khả năng đối kháng mạnh với nấm bệnh
gây hại cây trồng.
- Bước đầu tạo chế phẩm nấm Trichoderma trong phịng thí nghiệm có khả năng
phịng trừ nấm gây bệnh cây trồng.
3. Tính mới và sáng tạo:
- Đề tài tiến hành trên địa bàn tỉnh Bình Dương
- Đã sơ bộ chế tạo được chế phẩm có khả năng phịng trừ nấm bệnh.
4. Kết quả nghiên cứu:
- Phân lập và định danh các chủng nấm Trichoderma phân lập tại Bình Dương.
- Khảo sát khả năng đối kháng của các chủng Trichoderma sp. phân lập tại Bình
Dương với nấm bệnh gây hại cây trồng do phịng thí nghiệm trường ĐH Thủ Dầu Một
cung cấp.
- Bước đầu tạo chế phẩm nấm Trichoderma trong phịng thí nghiệm có khả năng
phịng trừ nấm gây bệnh cây trồng.
5. Đóng góp về mặt kinh tế - xã hội,giáo dục và đào tạo, an ninh, quốc phòng và
khả năng áp dụng của đề tài:
- Đề tài góp phần mở rộng thêm những kiến thức về khả năng đối kháng nấm bệnh của
nấm Trichoderma spp. vì vậy đây là tài liệu tham khảo cho các sinh viên đam mê
nghiên cứu khoa học.
- Chế phẩm sơ bộ Trichoderma spp. có thể dùng thử nghiệm trên đồng ruộng nhằm
phòng trừ nấm bệnh hại cây trồng.
6.Công bố khoa học của sinh viên từ kết quả nghiên cứu của đề tài
Ngày tháng4năm 2014
Sinh viên chịu trách nhiệm chính
thực hiện đề tài


Nhận xét của người hướng dẫn về những đóng góp khoa học của sinh viên thực
hiện đề tài:


Ngày
Xác nhận của lãnh đạo khoa

tháng4 năm 2014

Người hướng dẫn


UBND TỈNH BÌNH DƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT

CỘNG HỊA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

THƠNG TIN VỀ SINH VIÊN
CHỊU TRÁCH NHIỆM CHÍNH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
I. SƠ LƯỢC VỀ SINH VIÊN:

Ảnh 4x6

Họ và tên: Đỗ Lương Ngọc Châu
Sinh ngày:

07 tháng 07 năm 1991

Nơi sinh: Tân Un – Bình Dương
Lớp:

C11SH01


Khóa: V

Khoa: Khoa học Tự Nhiên
Địa chỉ liên hệ: Ấp Bình Chánh xã Khánh Bình, Tân Uyên, Bình Dương.
Điện thoại:

0169 691 6303Email:

II. QUÁ TRÌNH HỌC
* Năm thứ 1:
Ngành học: CĐ Sư phạm Sinh học

Khoa: Khoa học Tự Nhiên

Kết quả xếp loại học tập: Trung bình khá
Sơ lược thành tích:
* Năm thứ 2:
Ngành học: CĐ Sư phạm Sinh học

Khoa: Khoa học Tự Nhiên

Kết quả xếp loại học tập: Khá
Sơ lược thành tích: Đạt giải ba cuộc thi “TÀI NĂNG KHOC HỌC TRẺ ĐẠI HỌC
THỦ DẦU MỘT” năm 2012 -2013.
* Năm thứ 3:
Ngành học: CĐ Sư phạm Sinh học

Khoa: Khoa học Tự Nhiên


Kết quả xếp loại học tập: Giỏi
Sơ lược thành tích
Ngày

tháng 4 năm 2014
Xác nhận của lãnh đạo khoa

Sinh viên chịu trách nhiệm chính
thực hiện đề tài


TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘTCỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
KHOA HỌC TỰ NHIÊN
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Bình Dương, ngày

Kính gửi:

tháng4 năm 2014

Ban tổ chức Giải thưởng “Tài năng
khoa học trẻ Đại học Thủ Dầu Một”

Tên chúng tôi:Đỗ Lương Ngọc ChâuSinh ngày 07 tháng 07 năm 1991
Cao Trương Ái Nữ Sinh ngày 14 tháng 03 năm 1992
Sinh viên năm thứ: 3
Tổng số năm đào tạo: 3
Lớp, khoa : C11SH01 và C11SH02
Ngành học: Sư phạm Sinh học
Thông tin cá nhân của sinh viên chịu trách nhiệm chính:

Địa chỉ liên hệ: Khánh Bình, Tân Un, Bình Dương
Số điện thoại (cố định, di động):01696916303
Địa chỉ email:
Tôi (chúng tơi) làm đơn này kính đề nghị Ban tổ chức cho tôi (chúng tôi)
được gửi đề tài nghiên cứu khoa học để tham gia xét Giải thưởng “Tài năng
khoa học trẻ Đại học Thủ Dầu Một” năm 2013 - 2014
Tên đề tài: Khảo sát khả năng đối kháng nấm bệnh hại cây trồng của nấm
Trichoderma phân lập tại Bình Dương
Tơi (chúng tôi) xin cam đoan đây là đề tài do tôi (chúng tôi) thực hiện
dưới sự hướng dẫn của ThS. Nguyễn Anh Dũng; đề tài này chưa được trao
bất kỳ một giải thưởng nào khác tại thời điểm nộp hồ sơ và không phải là
luận văn, đồ án tốt nghiệp.
Nếu sai, chúng tôi xin chịu trách nhiệm trước khoa và Nhà trường.
Xác nhận của lãnh đạo khoa

Người làm đơn


DANH SÁCH NHỮNG THÀNH VIÊN THAM GIA NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
STT

Họ và tên

MSSV

Lớp

Khoa

1


Cao Trương Ái Nữ

111C840051

C11SH02

KHTN


MỤC LỤC
Mục lục ....................................................................................................................... i
Danh mục các từ viết tắt ............................................................................................. ii
Danh mục bảng biểu ................................................................................................... iii
Danh mục các hình ..................................................................................................... iv
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
1.Tổng quan tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực đề tài .......................................... ..1
1.1. Việt Nam.............................................................................................................. 1
1.2. Thế giới ................................................................................................................ 1
2. Lý do lựa chọn đề tài .............................................................................................. 3
3. Mục tiêu đề tài ........................................................................................................ 4
4. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................ 4
4.1.Phương pháp phân lập nấm bệnh hại cây trồng .................................................. 4
4.2. Phương pháp phân lập nấm Trichoderma ........................................................... 4
4. 3. Phương phápđịnh danh đến chi củanấmTrichoderma ........................................ 5
4.4. Phương pháp bảo quản nấm Trichodermavà nấm bệnh hại cây trồng ............... 6
4.5. Phương pháp xác định hiệu quả đối kháng của nấm Trichoderma với nấm bệnh
hại cây trồng trên môi trường PGA ............................................................................ 6
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .......................................................................... 7
6. Bố cục của đề tài ..................................................................................................... 7



CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ........................................................................ 9
1. 1. Một số cây trồng chủ yếu ở nước ta ................................................................... 9
1.2.Các loại nấm bệnh trên cây trồng thường gặp ở nước ta và các biện pháp phòng
trừ................................................................................................................................ 9
1.3. Tổng quan về chủng nấm Trichoderma .............................................................. 10
1.3.1. Vị trí phân loại .................................................................................................. 10
1.3.2. Các đặc điểm sinh học của nấm Trichoderma ................................................. 11
1.3.3. Khả năng đối kháng nấm bệnh hại cây trồng của nấmTrichoderma ................ 12
1.3.4. Một số ứng dụng khác của nấmTrichoderma ................................................... 13
Chương 2: QUY TRÌNH THÍ NGHIỆM ............................................................... 16
2.1.Thời gian và địa điểm tiến hành thí nghiệm ......................................................... 16
2.1.1. Địa điểm ........................................................................................................... 16
2.1.1. Thời gian ........................................................................................................... 16
2.2. Vật liệu và dụng cụ thí nghiệm............................................................................ 16
2.2.1. Vật liệu nghiên cứu........................................................................................... 16
2.2.2. Dụng cụ và thiết bị ........................................................................................... 16


2.3. Môi trường nghiên cứu ....................................................................................... 16
2.4. Phương pháp tiến hành thí nghiệm
2.4.1. Chọn lọc nấm Trichoderma sp. đối kháng tốt với nấm bệnh trên môi trường
PGA ............................................................................................................................ 17
2.4.2. Bước đầu nghiên cứu tạo chế phẩm Trichoderma trong bình tam giác ........... 17
Chương 3 : KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM ................................................................... 18
3.1. Phân lập, định danh đến chi các chủng nấm Trichoderma phân lập trên địa bàn
tỉnh Bình Dương. ........................................................................................................ 18
3.1.1. Phân lập nấm Trichoderma phân lập trên địa bàn tỉnh Bình Dương........... 18
3.2. Khảo sát khả năng đối kháng của Trichoderma spp. đã phân lập được với một số

chủng nấm gây bệnh trên cây trồng ............................................................................ 23
3.2.1. Khảo sát khả năng đối kháng của Trichodermaspp.với nấm Sclerotiumsp. trên
môi trường dinh dưỡng PGA ...................................................................................... 24
3.2.1.1. Khảo sát khả năng đối kháng của Trichoderma spp. đã phân lập được với nấm
Sclerotium sp. (NB1) trên môi trường dinh dưỡng PGA ........................................... 24
3.2.1.2. Khảo sát khả năng đối kháng của Trichodermaspp. với chủng Sclerotiumsp.
(NB2) trên môi trường dinh dưỡng PGA ................................................................... 26
3.2.2. Khảo sát khả năng đối kháng của Trichoderma spp. với chủng Fusarium
oxysporum (NB3) trên môi trường dinh dưỡng PGA ................................................. 30
3.3. Bước đầu tạo chế phẩm nấm Trichoderma spp. phòng trừ nấm bệnh (NB1, NB2,
NB3) ........................................................................................................................... 32
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .......................................................................... 34
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................... 35
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
KL

:

Khuẩn lạc

MT

:

Môi trường

NB1


:

Nấm bệnh 1

NB2

:

Nấm bệnh 2

NB3

:

Nấm bệnh 3

PTN

:

Phịng thí nghiệm

PGA

:

Potato glucose agar

VSV


:

Vi sinh vật


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1. Mô tả của các chủng nấm Trichoderma phân lập trên địa bàn tỉnh Bình
Dương . ....................................................................................................................... 19
Bảng 3.2. Bảng thống kê kết quả phân lập nấm Trichoderma spp. ........................... 22
Bảng 3.3. Bán kính khuẩn lạc nấm Sclerotium sp. (NB1) sau 3, 5 và 7 ngày đối kháng
với nấm Trichoderma spp. trên môi trường PGA ...................................................... 24
Bảng 3.4.Hiệu suất đối kháng của Trichoderma spp.với chủng Sclerotium sp. (NB1)
trên môi trường dinh dưỡng PGA............................................................................... 25
Bảng 3.5. Bán kính khuẩn lạc nấm Sclerotium sp. (NB2) sau 3, 5 và 7 ngàyđối kháng
với nấm Trichoderma spp. trên môi trường PGA ...................................................... 26
Bảng 3.6.Hiệu suất đối kháng của Trichoderma spp.với chủng Sclerotium sp.(NB2)
trên môi trường dinh dưỡng PGA............................................................................... 27
Bảng 3.7. Bán kính khuẩn lạc nấm Fusarium oxysporum (NB3) sau 3và 5 ngày đối
kháng với nấm Trichoderma spp. trên môi trường PGA............................................ 30
Bảng 3.8.Hiệu suất đối kháng của Trichodermas pp.với chủng Fusarium oxysporum
(NB3) trên môi trường dinh dưỡng PGA ................................................................... 31


DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 3.1.Biểu đồ so sánh bán kính khuẩn lạc nấm Sclerotium sp. (NB1) ở các nghiệm
thức đối kháng với nấm Trichoderma spp. và đối chứng ........................................... 24
Hình 3.2. Biểu đồ so sánh hiệu suất đối kháng của các chủngTrichoderma spp.với
chủng Sclerotium sp.(NB1) trên môi trường dinh dưỡng PGA ................................. 25

Hình 3.3. Biểu đồ so sánh bán kính khuẩn lạc nấm Sclerotium sp. (NB2) ở các nghiệm
thức đối kháng với nấm Trichoderma spp. và đối chứng ........................................... 26
Hình 3.4. Biểu đồ so sánh hiệu suất đối kháng của các chủngTrichoderma spp.với
chủng Sclerotium sp. (NB2) trên môi trường dinh dưỡng PGA. ............................... 27
Hình 3.5. Khả năng đối kháng nấm Sclerotium sp. (NB1) của hai chủng
Tr6 và Tr7 .................................................................................................................. 28
Hình 3.6. Khả năng đối kháng nấm Sclerotium sp. (NB2) của hai chủng
Tr6 và Tr7 ................................................................................................................... 28
Hình 3.7. Nấm Sclerotium sp. (NB1) đối kháng mạnhvới 2 chủng
Tr1 và Tr2 ................................................................................................................... 29
Hình 3.8. Nấm Sclerotium sp. (NB2) đối kháng mạnhvới 3 chủng
Tr1, Tr2 và Tr8 ........................................................................................................... 29
Hình 3.9. Biểu đồ so sánh bán kính khuẩn lạc nấm Fusarium oxysporum (NB3) ở các
nghiệm thức đối kháng với nấm Trichoderma spp. và đối chứng .............................. 30
Hình 3.10. Biểu đồ so sánh hiệu suất đối kháng của các chủngTrichoderma spp.với
chủng Fusarium oxysporum (NB3) trên môi trường dinh dưỡng PGA .................... 31
Hình 3.11. Khả năng đối kháng của hai chủng Tr6 và Tr7với nấm Fusarium
oxysporum (NB3) ....................................................................................................... 32
Hình 3.12. Ni cấy Tr6 và Tr7 trên mơi trường xốp ............................................... 33
Hình 3.13. Chế phẩm Trichoderma spp. .................................................................... 33


MỞ ĐẦU
1.Tổng quan tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực đề tài
1.1. Việt Nam
Nấm Trichoderma spp. hiện diện gần như trong tất cả các loại đất và trong một
số môi trường sống khác. Chúng là loại nấm được nuôi cấy thông dụng nhất. Các kết
quả nghiên cứu của Trường Đại học Cần Thơ, Viện Lúa Đồng Bằng Sông Cửu Long,
Công ty thuốc sát trùng Việt Nam, Viện Sinh học Nhiệt đới đã cho thấy hiệu quả rất rõ
ràng của nấm Trichoderma trên một số cây trồng ở Đồng bằng Sông Cửu Long và

Đông Nam Bộ. Các nghiên cứu cho thấy nấm Trichoderma có khả năng tiêu diệt nấm
Furasium solani (gây bệnh thối rễ trên cam quýt, bệnh vàng lá chết chậm trên tiêu)
hay một số loại nấm gây bệnh khác như Sclerotium rolfsii, Fusarium oxysporum,
Rhizoctonia solani. Công dụng thứ hai của nấm Trichoderma là khả năng phân huỷ
cellulose, phân giải lân chậm tan. Lợi dụng đặc tính này người ta đã trộn Trichoderma
vào quá trình sản xuất phân hữu cơ vi sinh để thúc đẩy quá trình phân huỷ hữu cơ
được nhanh chóng. Các sản phẩm phân hữu cơ sinh học có ứng dụng kết quả nghiên
cứu mới này hiện có trên thị trường như loại phân Cugasa của Cơng ty Anh Việt (TP.
Hồ Chí Minh) phân VK của Cơng ty Viễn Khang (Đồng Nai) đã được nông dân các
vùng trồng cây ăn trái, cây tiêu, cây điều và cây rau hoan nghênh và ứng dụng hiệu
quả [11].
1.2. Thế giới
Ngày nay, việc nghiên cứu phòng trừ bệnh bằng phương pháp sinh học trong bảo vệ
thực vật đã được nhiều nước trên thế giới quan tâm.
Ở Hungary, Liên xô (cũ), Philippin, Thái lan đã nghiên cứu nấm Trichoderma và
sản xuất chế phẩm sinh học từ nấm để hạn chế sự tồn tại trong đất của nấm hại gây
bệnh cho cây trồng nói chung và Rhizoctonia solani, Sclerotium rolfsii, Pythium,
Verticillum và Botrytis (Nguyễn Văn Tuất và Lê Văn Tuyết 2001). Một nghiên cứu
khác của Emxep. V. T (1989) cho thấy nấm Trichoderma không chỉ tiêu diệt rất nhiều
loại nấm gây bệnh cây trồng trong đất mà cịn có tác dụng cải thiện cấu trúc và thành
phần hóa học của đất, đẩy mạnh sự phát triển các vi khuẩn nốt sần cố định đạm có ích
trong đất và kích thích sinh trưởng, phát triển cây trồng [6].


Ngày nay, nấm Trichoderma cịn được khai thác về trình tự DNA để nhận biết
những gen mới quan trọng trong những tổ chức của sinh vật (Genecor 2000). Sự tổng
hợp và điều hòa enzyme tiết ra do nấm Trichoderma ressei, nghiên cứu những ưu thế
trong việc tạo ra những vật liệu sinh học và những loại thuốc có nguồn gốc sinh học.
Genecor đã đề cập đến việc thúc đẩy quá trình hồn thành việc đọc trình tự genome
của nấm Trichoderma, những thơng tin thu thập từ việc đọc trình tự DNA của nấm

Trichoderma ressei cho kết quả rất quan trọng trong việc tổng hợp và điều tiết để tạo
nên các enzyme quan trọng. Từ đó làm tăng khả năng hình thành những sản phẩm sinh
học là hướng nghiên cứu chuyên sâu, ứng dụng. [6]
Anna - Elisabeth Jansen (2005) cũng chỉ ra rằng các chủng nấm có khả năng kí sinh
như Gliocladium spp., Trichoderma spp., Verticillium spp. có thể dùng làm tác nhân
sinh học trong việc khống chế bệnh nấm hồng (Pink desease) trên cây cà phê do nấm
Corticium salmonicolor gây ra. Theo Ram Ved và Sharma I. M (2010), ông đã dùng
nấm Trichderma viride để đối kháng với nấm Corticium salmonicolor trong điều kiện
invitro cho hiệu quả lên đến 87,6% [18][21].
Một nghiên cứu khác của Jacques Avelino, G. Martijn ten Hoopen and Fabrice A. J.
DeClerck (2011) cũng đã cho thấy các chủng nấm Trichoderma có khả năng tiết ra
chất đối kháng nấm Corticium salmonicolor gây bệnh nấm hồng (Pink desease) trên
cây cà phê và ca cao [26].
Những nghiên cứu xoay quanh vấn đề sử dụng Trichoderma làm tác nhân đối kháng
sinh học với Colletotrichum được tiến hành nhiều trong những năm gần đây.
Colletotrichum là chi nấm bệnh gây hại trên rất nhiều loại cây trồng, ảnh hưởng nặng
nề đến năng suất, thêm vào đó, các lồi Colletotrichum cịn có khả năng đề kháng
nhanh với nhiều loại thuốc diệt nấm hóa học. Chính vì thế, nghiên cứu về việc sử dụng
tác nhân sinh học luôn là vấn đề được quan tâm. Có thể kể đến một vài nghiên cứu tiêu
biểu thời gian gần đây:
Bankole (1996) nghiên cứu khả năng kiểm soát sinh học của Trichoderma viride với
Colletotrichum truncatum gây bệnh đốm nâu trên cây đậu đũa. Tỷ lệ cây bị bệnh giảm
đáng kể khi ngâm hạt giống vào dung dịch bào tử Trichoderma hoặc tưới ướt dung
dịch bào tử lên bề mặt đất [13].


Soytong (2005) sử dụng dịch chiết thô từ Trichoderma hamatum phối trộn với các
chế phẩm sinh học khác đã làm giảm đáng kế tỷ lệ bệnh thán thư trên lá, nhánh con và
trái nho so với khi sử dụng các biện pháp kiểm sốt hóa học [34].
L. R. Shovan (2008) đã phân lập các chủng Trichoderma harzianum từ hệ rễ của

nhiều loại cây trồng khác nhau. Các chủng này có khả năng ức chế sự phát triển của
nấm gây bệnh thán thư trên đậu nành là Colletotrichum dematium lên đến 89% [33].
2. Lý do lựa chọn đề tài
Trong những năm gần đây, nền nơng nghiệp Việt Nam có những bước tiến vượt
bậc do cải tạo giống và dùng nhiều biện pháp bảo vệ thực vật. Nhờ đó mà ngồi việc
đáp ứng nhu cầu lương thực - thực phẩm trong nước, sản lượng nhiều loại nông sản
xuất khẩu của Việt Nam được xếp vào hàng đầu thế giới. Mặc dù vậy sản phẩm nông
sản của Việt Nam vẫn được xem là kém chất lượng mà nguyên nhân chính là do việc
lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật đặc biệt là thuốc diệt nấm gây hại cho cây trồng. Đó
khơng những là ngun nhân gây ơ nhiễm mơi trường mà cịn dẫn đến dư lượng của
chúng trong sản phẩm nông sản vượt quá mức cho phép gây ảnh hưởng xấu đến sức
khỏe người tiêu dùng.
Trước tình hình đó, biện pháp phịng trừ sâu bệnh hại bằng sinh học đã được
nhiều nhà khoa học quan tâm và nghiên cứu việc phòng trừ nấm gây bệnh bằng
phương pháp sinh học cho thấy tính hiệu quả lớn của nó, nấm gây bệnh khơng kháng
thuốc, khơng gây ơ nhiễm mơi trường. Nhiều cơng trình nghiên cứu thấy nấm
Trichoderma có khả năng đối kháng với nấm gây bệnh như Rhizoctonia, Sclerotium,
Fusarium, Pythium, Verticillium và Botrytis gây bệnh trên lúa, ngô, và một số cây
trồng khác…thông qua nhiều cơ chế bao gồm kí sinh, chất kháng sinh và enzyme phân
hủy vách tế bào của nấm bệnh.
Xuất phát từ thực tế trên chúng tôi thực hiện đề tài “Khảo sát khả năng đối
kháng nấm bệnh hại cây trồng của nấm Trichoderma phân lập tại Bình Dương” với
mục tiêu tìm ra các chủng nấm Trichoderma có khả năng đối kháng mạnh với nấm gây
bệnh trên cây trồng tại tỉnh Bình Dương, đặt nền móng cho việc tạo ra chế phẩm sinh
học có hiệu năng cao trong việc phịng trừ nấm bệnh. Từ đó góp phần hạn chế việc lạm
dụng thuốc hóa học trong nơng nghiệp, giảm thiểu ơ nhiễm mơi trường và nâng cao
chất lượng sản phẩm tỉnh nhà.


3. Mục tiêu đề tài

Phân lập, tuyển chọn nấm Trichoderma có khả năng đối kháng mạnh với nấm
bệnh gây hại cây trồng.
Bước đầu tạo chế phẩm nấm Trichoderma trong phòng thí nghiệm có khả năng
phịng trừ nấm gây bệnh cây trồng.
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1.Phương pháp phân lập nấm bệnh hại cây trồng [28]
Cắt mẫu bệnh (thân, cành, rễ) thành những lát nhỏ và đặt lên môi trường thạch
nước cất (WA).
Ủ các đĩa ở nhiệt độ phòng cho đến khi khuẩn lạc xuất hiện.
Làm thuần nấm bệnh trên môi trường PGA. Sử dụng các chủng vi sinh vật gây
bệnh đã được làm thuần để lây bệnh nhân tạo và xác định nguyên nhân chính gây
bệnh.
4.2.Phương pháp phân lập nấm Trichoderma [9][14][15]
Chuẩn bị mẫu để phân lập.
Lấy đất đã trộn đều đem trải lên một miếng thủy tinh khô đã lau cồn và hơ trên
ngọn lửa. Trộn đất thật kỹ bằng bay rồi trải đều ra. Dùng kẹp sắt gắp bỏ các rễ cây và
các vật lạ khác. Trước khi dùng bay và kẹp sắt, phải hơ chúng trên ngọn lửa và làm
nguội trong khơng khí. Dùng bay lấy một ít đất từ các điểm khác nhau trên tấm kính
cho vào một chén sứ đã khử trùng và lắc khoảng 1g mẫu đất.
Để tách các vi sinh vật ra khỏi các hạt đất, cần phải xử lý mẫu theo một cách
riêng: chuẩn bị trước 2 erlen vơ trùng dung tích 250ml trong một bình có sẵn 100ml
nước cất, bình kia để khơng. Lấy từ bình thứ nhất 0,4 - 0,8ml nước cho vào một chén
sứ có đựng đất đã cân để làm cho đất có trạng thái bột nhão. Nghiền nát trong 5 phút
bằng một chày cao su vô trùng hoặc tay có mang găng cao su vơ trùng. Lấy nước vơ
trùng ở bình thứ nhất chuyển hỗn hợp đất đã nghiền nát vào bình khơng, phải sử dụng
hết số lượng nước này. Phải nghiền đất và trút đất vào bình ngay gần ngọn lửa. Đặt
bình có dịch huyền phù đất lên máy lắc và lắc trong 5 phút. Sau đó lấy ra để yên trong
30 giây để làm lắng các hạt lớn và ngay sau đó được dùng để chuẩn bị tiêu bản hoặc để
pha lỗng tiếp, khi đó ta coi dịch huyền phù đất nhận được đầu tiên này có độ pha



loãng 100 lần ( 1:102). Khi muốn phát hiện các vi sinh vật có số lượng khơng lớn trong
cơ chất, cần chuẩn bị dịch huyền phù gốc trong 100ml nước ( 1:10 ).
Phân lập
Pha loãng mẫu đất trong dãy nồng độ từ 10-1, 10-2, …, 10-n. Hút 0,1ml ở mỗi
nồng độ cho vào đĩa pertri có chứa mơi trường TSM, dùng que cấy trang vô trùng trãi
đều từ đĩa thứ 1, sau đó trãi qua đĩa thứ 2 và thứ 3. Ủ ở nhiệt độ phòng trong 3 - 4
ngày. Sau 3 - 4 ngày, các khuẩn lạc nấm mốc mọc trên bề mặt thạch, chọn những
khuẩn lạc có đặc điểm đặc trưng của nấm thuộc chi Trichoderma cấy chuyền qua mơi
trường TSM và ủ ở nhiệt độ phịng trong 3 - 4 ngày.
Để phân lập thuần khiết từ những khuẩn lạc đặc trưng của nấm thuộc chi
Trichoderma ta cấy chuyền các khuẩn lạc từ môi trường TSM sang môi trường PGA,
ni cấy ở nhiệt độ phịng trong 24 giờ. Sau 24 giờ dùng dao mổ vô trùng cắt miếng
thạch có chứa đầu ngọn tơ nấm và cấy sang mơi trường PGA. Ni cấy trong 2 - 3
ngày, sau đó quan sát đặc điểm khuẩn lạc này với khuẩn lạc phân lập trước đó. Nếu hai
khuẩn lạc có những đặc điểm giống nhau chứng tỏ giống đã thuần khiết. Cấy chuyền
giữ giống trong môi trường thạch nghiêng PGA và ủ ở nhiệt độ phòng trong 2 - 3
ngày. Giữ giống thạch nghiêng trong tủ lạnh và cấy chuyền lại sau 30 ngày.
Với các mẫu lá mục, thân mục, cành mục cũng làm tương tự như trên.
4.3. Phương pháp định danh đến chi của nấm Trichoderma [1][2][3][9][30]
- Để định danh đến chi của nấm của các chủng nấm thuộc chi Trichodermata
dùng phương pháp quan sát vi thể (phương pháp cấy khối thạch).
- Chuẩn bị mơi trường thích hợp (PGA), đổ 1 lớp mỏng khoảng 1mm trong các
đĩa petri. Dùng khoan nút chai vơ trùng có d = 8mm, khoan các khối thạch.
- Chuẩn bị đĩa Petri sạch, phiến kính, lá kính, bong thấm nước, nước cất vô
trùng.
- Đặt 1 hoặc 2 khối thạch lên một phiến kính. Cấy một ít bào tử lên bề mặt xung
quanh khối thạch. Đặt lá kính vơ trùng lên trên khối thạch.
- Các phiến kính có chứa khối thạch nghiên cứu được đặt trong đĩa Petri có
chứa sẵn một ít bong thấm nước làm ẩm bằng nước cất vô trùng. Các hộp Petri này

được bao giữ trong tủ ấm nhiệt độ 30oC trong khoảng 3 – 4 ngày.
- Khẽ gỡ lá kính ra, úp lên một phiến kính sạch có một giọt lactophenol, ta được
tiêu bản thứ nhất.


- Gỡ bỏ lớp thạch và để nguyên phần nấm trên phiến kính, nhỏ giọt lactophenol
ta được tiêu bản thứ hai.
Dùng kính hiển vi quan sát, vẽ và mơ tả các đặc điểm
+ Hình dạng cuống sinh bào tử
+ Hình dạng thể bình
+ Sợi nấm có sự phân nhánh hay khơng, có vách ngăn hay khơng
+ Đặc điểm bào tử: màu sắc, kích thước, hình dạng…
- Từ những đặc điểm quan sát được tiến hành định danh đến chi theo khóa phân
loại của Robert A. Samson (2004), Nguyễn Lân Dũng (2012), Bùi Xuân Đồng (200),
Nguyễn Đức Lượng (2003).
4.4. Phương pháp bảo quản nấm Trichoderma và nấm bệnh hại cây trồng [9][14].
- Cấy sinh khối Trichoderma vànấm bệnh hại cây trồng vào trong ống thạch
nghiêng có chứa mơi trường PGA đã được hấp khử trùng.
- Giữ ở nhiệt độ phòng. Sau khi bào tử đã mọc khắp mặt thạch, bảo quản các
ống giống này ở 4oC và cấy chuyền hàng tháng.
4.5. Phương pháp xác định hiệu quả đối kháng của nấm Trichoderma với nấm
bệnh hại cây trồng trên môi trường PGA [7].
* Chuẩn bị các đĩa petri trung gian chứa nấm Trichoderma và nấm bệnh:
- Cấy các chủng Trichoderma và nấm bệnh sang các đĩa petri chứa môi trường
PGA đã được hấp khử trùng, đem ủ ở nhiệt độ phòng trong thời gian thích hợp cho
chúng mọc đầy đĩa.
* Tiến hành khảo sát khả năng đối kháng:
- Cắt những miếng thạch có diện tích bằng nhau có chứa nấm bệnh và
Trichoderma sp. trên các đĩa petri trung gian. Đặt hai khối thạch vừa cắt lên đĩa petri
có chứa mơi trường PGA để tiến hành q trình đối kháng. Vị trí đặt thạch cách mép

đĩa khoảng 1,5cm và 2 khối thạch phải đối xứng nhau qua tâm đĩa.
Cách xác định hiệu quả đối kháng của Trichoderma đối với nấm bệnh.
Cơng thức tính hiệu quả ức chế:

Trong đó:


H : hiệu quả ức chế (%)
Dđc: đường kính khuẩn lạc nấm bệnh trên đĩa đối chứng (cm).
Dtt : đường kính khuẩn lạc nấm bệnh trên đĩa thử thật (cm).
Với quy ước:
+ Đối kháng cao (+++): Nấm Trichodermaức chế nấm bệnh ≥ 60%.
+ Đối kháng trung bình (++): Nấm Trichoderma ức chế nấm bệnh ≥ 40 – 59%.
+ Đối kháng yếu (+): Nấm Trichoderma ức chế nấm bệnh ≤ 40 – 20%.
+ Không đối kháng (-): Nấm Trichoderma ức chế nấm bệnh ≤ 19%.
- Thử nghiệm khả năng đối kháng của nấm Trichoderma phân lập từ các chế
phẩm trên thị trường cũng tiến hành tương tự như trên.
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Phân lập các nấm Trichoderma từ lá mục, cành mục, thân mục, đất… của các
vườn cây trồng tại tỉnh Bình Dương.
Khảo sát khả năng đối kháng của nấm Trichoderma đã phân lập được với một
số chủng nấm gây bệnh trên cây trồng do PTN vi sinh trường ĐH Thủ Dầu Một và
PTN vi sinh trường ĐH Sư Phạm TPHCM cung cấp, qua đó tuyển chọn các chủng
nấm Trichoderma có khả năng đối kháng mạnh.
Bước đầu tạo chế phẩm nấm Trichoderma trong phịng thí nghiệm.
6. Bố cục của đề tài
Bố cục của đề tài gồm các phần sau:
- Mở đầu ( 8 trang)
Phần này gồm các nội dung: tổng quan tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực đề tài, lý
do lựa chọn đề tài, mục tiêu đề tài, phương pháp nghiên cứu, đối tượng và phạm vi

nghiên cứu và bố cục của đề tài.
- Chương 1: Cơ sở lý thuyết (7 trang)
Trong chương này, chúng tơi trình bày các cơ sở lý thuyết và tình hình nghiên
cứu liên quan đến đề tài. Gồm các nội dung:một số cây trồng chủ yếu ở nước ta, các
loại nấm bệnh trên cây trồng thường gặp ở nước ta và các biện pháp phòng trừ và tổng
quan về chủng nấm Trichoderma.
- Chương 2: Quy trình thí nghiệm (2 trang)


Chúng tơi trình bày hệ thống các phương pháp nghiên cứu bao gồm: thời gian
và địa điểm tiến hành thí nghiệm, vật liệu và dụng cụ thí nghiệm, mơi trường nghiên
cứu và phương pháp tiến hành thí nghiệm.
- Chương 3: Kết quả thí nghiệm (16 trang)
Trong chương này, các kết quả nghiên cứu được trình bày và thảo luận. Chúng
tơi tập trung vào các nội dung chính sau:
+ Phân lập, định danh đến chi các chủng nấm Trichodermaphân lập trên địa bàn
tỉnh Bình Dương.
+ Khảo sát khả năng đối kháng của Trichoderma spp. đã phân lập được với một
số chủng nấm gây bệnh trên cây trồng.
+ Bước đầu tạo chế phẩm nấm Trichoderma spp. phòng trừ nấm bệnh (NB1,
NB2, NB3)
- Kết luận và khuyến nghị (1 trang)
Ở phần này, chúng tôi rút ra những kết luận về khả năng đối kháng nấm bệnh
của những chủng nấm Trichoderma spp. đã phân lập được.
Đưa ra những khuyến nghị cho những nghiên cứu tiếp theo.


CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1. 1.Một số cây trồng chủ yếu ở nước ta
Việt Nam là nước có nền nông nghiệp lâu đời với các thế mạnh về sản xuất cây

lương thực, cây công nghiệp và các mặt hàng về rau củ quả. Sản xuất lương thực là
ngành quan trọng nhất của nông nghiệp Việt Nam với các loại cây lương thực chính
như lúa, ngơ, sắn, khoai. Trong đó, lúa là cây lương thực quan trọng nhất, chiếm diện
tích gieo trồng lớn nhất. Ngoài ra, những cây lương thực, thực phẩm lấy củ và lấy hạt
khác (như khoai tây, khoai mơn, khoai mỡ, dong, riềng, hồng tinh cao lương, lúa mì,
lúa miến, lúa mạch) chiếm tỷ trọng khơng nhiều. Hiện nay, Việt Nam đã đạt được tốc
độ tăng trưởng cao trong nông nghiệp, đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất lương thực. Sản
lượng lương thực Việt Nam không những đủ cho nhu cầu trong nước mà cịn có khối
lượng lớn cho xuất khẩu [40].
Ngồi cây lương thực, nhóm cây cơng nghiệp cịn có vị trí quan trọng trong
việc cung cấp ngun liệu có giá trị cho cơng nghiệp nhẹ và thủ công nghiệp như: đay,
bông, gai, tơ tằm cho cơng nghiệp dệt; mía, lạc, vừng, đậu tương cho cơng nghiệp chế
biến thực phẩm; cây thuốc cho công nghiệp dược liệu; cây công nghiệp lâu năm như
cao su, cà phê, chè, điều, tiêu cung cấp nguyên liệu sản xuất…cũng được phát triển
nhằm phục vụ tiêu dùng của nhân dân, trước hết là đáp ứng nhu cầu về ăn, mặc và mặt
khác là đáp ứng yêu cầu to lớn về xuất khẩu để phục vụ sự nghiệp cơng nghiệp hố đất
nước [40].
1.2.Các loại nấm bệnh trên cây trồng thường gặp ở nước ta và các biện pháp
phòng trừ.
Các loại nấm bệnh hại trên cây trồng thường gặp như Rhizoctonia sp, Fusarium
sp, Sclerotium sp, Pythium sp…thường gây hại trên các loại cây lương thực thực phẩm
gây suy giảm chất lượng và năng suất cây trồng.
Đối với nấm Rhizoctonia solani Kuhn gây bệnh khô vằn trên cây ngô, gây ảnh
hưởng nghiêm trọng đến năng suất cây trồng. Bệnh gây hại trên các bộ phận phiến lá,
bẹ lá, thân…tạo ra các vết bệnh xám tro, hình dạng bất định như dạng đám mây. Vết
bệnh lan từ các bộ phận phía gốc cây lên tới áo bắp và bắp ngô, bông cờ làm cây, lá úa
vàng tàn lụi, khô chết bắp thối khô. Vết bệnh khô vằn ngô cũng tương tự vết bệnh khô
vằn hại trên lúa, thường lây lan qua nước tưới, đất mang mầm bệnh và tàn dư của cây



trồng bị bệnh vụ trước. Các biện pháp phòng trừ bệnh chủ yếu là vệ sinh đồng ruộng,
chọn lọc giống cây trồng kháng nấm bệnh và sử dụng các loại thuốc hóa học để phun
trừ bệnh [37].
Các loại nấm gây bệnh hại trên hoa, cây rau màu thường gặp như Sclerotium
rolfsii gây bệnh thối ngọn hay còn gọi là bệnh thối hạch, bệnh hạt cải trên cây lan,
ớt…Nấm bệnh thường xuất hiện và lây lan trong mùa mưa ẩm. Bệnh này thường lan
truyền bằng những hạt nấm màu nâu vàng, nhỏ và giống như hạt cải, tiềm sinh ngay
trong giá thể. Gặp điều kiện ẩm độ, nhiệt độ thích hợp nấm bệnh ký sinh ở cây lan.
Thông thường nấm xâm nhập và tạo vết bệnh ở cổ rễ hoặc chồi ngọn, làm cây héo khô,
lá vàng, rễ bị khô mục và cây chết rạp ở giai đoạn cây con. Bệnh này có đặc trưng là
phần cây bệnh ln ln chuyển sang màu vàng, thối, sau đó biến thành màu nâu và
khơ đi; trong điều kiện nóng và ẩm có thể thấy những hệ khuẩn ty màu trắng và các
hạch khuẩn màu nâu vàng. Ngoài việc sử dụng các biện pháp canh tác để phòng trừ
bệnh gây hại như khi bệnh nặng thì loại bỏ cây bệnh và giá thể, phơi khô rồi đốt hoặc
chôn sâu trong đất. Bệnh nhẹ mới chớm có thể phun hoặc nhúng chìm cây và chậu vào
dung dịch thuốc hóa học để phịng trừ [40].
Ngồi ra, các tác nhân gây bệnh như Fusarium oxysporum gây bệnh héo vàng
trên cây ớt. Bệnh chủ yếu xuất hiện ở thời kỳ cây con đến khi ra hoa. Triệu chứng điển
hình thường thấy là phần thân sát mặt đất có vết nấm tạo thành mảng trên bề mặt thân
làm phá hủy hệ thống mạch dẫn của cây làm cho cây héo và chết. Nấm phát sinh gây
hại mạnh ở nhiệt độ 25 - 30oC. Bệnh lây lan mạnh khi trên ruộng đất cát, chua, đất
thiếu đạm và lân. Phòng trừ bệnh chủ yếu là sử dụng các biện pháp canh tác, vệ sinh
đồng ruộng và các biện pháp hóa học [39].
1.3. Tổng quan về chủng nấm Trichoderma
1.3.1. Vị trí phân loại
Trichoderma là nhóm những lồi nấm sợi tăng trưởng nhanh và phân bố rộng
khắp trên thế giới. Chúng có mặt trong hầu hết các loại đất và thường chiếm ưu thế
trong quần thể sinh vật đất. Trong những loài nấm sợi, Trichoderma được phân vào
nhóm có bào tử trần [22][27] [32] [36].
Theo Gary J Samuels, 2004 thì Trichoderma thuộc lớp nấm bất toàn

Deuteromycetes. Năm 1801, Persoon ex Gray đã xác định Trichoderma thuộc giới


fungi, ngành Ascomycota, lớp Euascomycetes, bộ Hypocreales, họ Hypocreaceae,
giống Trichoderma (trích dẫn của Clipson, N. và cs, 2001) [20] [24].
1.3.2. Các đặc điểm sinh học của nấm Trichoderma
*Đặc điểm sinh thái của nấm Trichoderma
Trichoderma hiện diện hầu hết trong tất cả các loại đất. Chúng được tìm thấy
khắp mọi nơi trừ những vĩ độ cực Nam và cực Bắc. Chúng hiện diện với mật độ cao và
phát triển mạnh ở vùng rễ của cây, một số giống có khả năng phát triển ngay trên rễ.
Những giống này có thể được bổ sung vào trong đất hay hạt giống bằng nhiều phương
pháp. Ngay khi chúng tiếp xúc với rễ, chúng phát triển trên bề mặt rễ hay vỏ rễ tùy
theo từng giống. Hầu hết các dòng Trichoderma đều hoại sinh, chúng phổ biến trong
những khu rừng nhiệt đới, ở rễ cây, trong đất, trên xác sinh vật đã chết, thực phẩm bị
chua, ngũ cốc, lá cây hay ký sinh trên những loại nấm khác. Trichoderma rất ít tìm
thấy trên thực vật và khơng sống nội sinh với thực vật [32].
Trichoderma có sự phân bố rộng rãi, chúng có thể tồn tại trên gỗ mục và có thể
sống ký sinh trên những loại nấm khác, là do chúng có khả năng sản xuất nhiều loại
enzyme thủy phân.
Trichoderma cịn có khả năng cạnh tranh dinh dưỡng rất cao do có một số đặc
tính như sau:
- Sinh trưởng mạnh và bào tử nảy mầm rất nhanh.
- Có khả năng sinh tổng hợp các hệ enzyme phân giải cao.
- Khả năng tạo kháng sinh, chịu được chất kháng sinh [32].
* Đặc điểm hình thái của nấm Trichoderma
Khuẩn ty của Trichoderma khơng màu, có tốc độ phát triển rất nhanh, trên môi
trường PGA, ban đầu Trichoderma có màu trắng, khi sinh ra bào tử chuyển sang xanh
đậm, xanh vàng hoặc lục trắng. Ở một số loài cịn có khả năng tiết ra một số chất làm
thạch của mơi trường PGA hóa vàng [24].
Khuẩn lạc mọc rất nhanh sau đó hình thành bào tử đính sau một tuần ni cấy.

Bào tử đính có màu sắc khác nhau tùy theo từng loại nấm. Thơng thường có màu xanh
đậm, xanh vàng hoặc lục trắng. Bào tử có thể mọc dày đặc hoặc từng chùm riêng lẽ. Ở
một số loài, sợi nấm tiết ra những chất làm cho môi trường bên trong có màu vàng,


hay tiết ra mùi thơm mang tính đặc trưng. Đặc điểm nổi bật của nấm Trichoderma là
bào tử có màu xanh đặc trưng, một số ít có màu trắng, màu vàng hay xám. Chủ yếu
hình cầu, hình elip hoặc oval, đa số các bào tử trơn láng, kích thước khơng q 5µm
[24].
Hầu hết các giống Trichoderma khơng sinh sản hữu tính mà thay vào đó là cơ
chế sinh sản vơ tính bằng bào tử đính từ khuẩn ty. Bào tử đính Trichoderma là một
khối trịn mọc lên ở đầu cuối của cuống sinh bào tử (phân nhiều nhánh). Mang các bào
tử trần bên trong khơng có vách ngăn, liên kết nhau thành chùm nhỏ nhờ chất nhầy
[24].
* Đặc điểm sinh lý của nấm Trichoderma
Mỗi dịng nấm Trichoderma khác nhau có yêu cầu về nhiệt độ và độ ẩm khác
nhau [25].
Dãy nhiệt độ cho sự phát triển của các loài Trichoderma tương đối rộng, có thể
dưới 0oC (cho lồi T. polysporum) và ở 40oC (cho lồi T. koningii). Nhiệt độ khơng chỉ
ảnh hưởng trên sự tăng trưởng của các loài Trichoderma mà cịn ảnh hưởng lên hoạt
tính biến dưỡng của chúng, đặc biệt là sự tổng hợp các loại kháng sinh bay hơi và các
enzyme [22][36].
Các loài nấm trong hệ gen Trichoderma chịu ảnh hưởng tích cực từ những cơ
chất có tính acid. Hầu hết các lồi có pH tối ưu trong dãy 3,5 – 5,6. pH acid có sự ảnh
hưởng tốt đến sự nảy mầm của bào tử Trichoderma. Thậm chí có lồi phát triển ở
pH = 2,1 [21] [22].
Trichoderma phát triển ở bất cứ pH nào nhỏ hơn 7 và có thể phát triển tốt ở đất
kiềm nếu như ở đó có sự tập hợp một lượng CO2 và HCO3- [29].
1.3.3. Khả năng đối kháng nấm bệnh hại cây trồng của nấm Trichoderma
Trichoderma có khả năng đối kháng được với nấm bệnh nhờ vào nhiều cơ chế

khác nhau, chúng ta có thể khái qt thành 3 cơ chế chính sau:
+ Kháng sinh: Chúng tạo ra chất có hoạt tính tương tự như “thuốc kháng sinh”
có tác dụng kìm hãm sự tăng trưởng của tác nhân gây bệnh.
+ Cạnh tranh: Trichoderma sử dụng một nguồn tài nguyên (dinh dưỡng, không
gian sống) với các sinh vật gây bệnh nhưng Trichoderma “xâm chiếm” môi trường
trước khi tác nhân không mong muốn đến.


×