Tải bản đầy đủ (.pdf) (104 trang)

Từ Hán Việt Trong Thơ Nôm Hồ Xuân Hương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.95 MB, 104 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT

KHOA NGỮ VĂN
----------

BÁO CÁO TÓM TẮT
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NIÊN KHÓA 2015 – 2016

TỪ HÁN VIỆT
TRONG THƠ NÔM HỒ XUÂN HƢƠNG
(Do tác giả Kiều Thu Hoạch phiên âm, khảo dị, chú thích)

Sinh viên thực hiện : Phạm Thị Hạnh
Lớp : D12NV01
Khóa : 2012 – 2016
Hệ
: Chính quy

Bình Dƣơng, tháng 5, năm 2016
---o0o---


TỪ HÁN VIỆT TRONG THƠ NÔM HỒ XUÂN HƢƠNG
(do tác giả Kiều Thu Hoạch phiên âm, khảo dị, chú thích)
Sinh viện thực hiện: Phạm Thị Hạnh – MSSV: 1220810033
Lớp: D12NV01 – Khoa: Ngữ Văn
Giảng viên hướng dẫn: Thạc sĩ Nguyễn Văn Ngoạn

I. TÓM TẮT
1. Lý do chọn đề tài


Hồ Xuân Hương là một trong năm nữ sĩ tài ba của nền văn học trung đại Việt
Nam. Đã có nhiều nhà nghiên cứu tìm hiểu về bà ở những khía cạnh khác nhau như:
tiểu sử, cuộc đời, nghệ thuật thơ,…Và cũng đã có khơng ít học giả nghiên cứu về vấn
đề ngôn ngữ, song về từ Hán Việt trong các tác phẩm thơ Nơm của Hồ Xn Hương
thì hầu như chưa có sự quan tâm đích đáng. Mà từ Hán Việt có vai trị rất quan trọng
trong văn học cũng như trong kho từ vựng tiếng Việt. Cũng chính vì mong muốn tìm
hiểu sâu hơn những giá trị của từ Hán Việt trong thơ Nơm Hồ Xn Hương, vì vậy
chúng tơi lựa chọn Từ Hán Việt trong thơ Nôm Hồ Xuân Hương làm đề tài nghiên cứu.
2. Ý nghĩa của đề tài
Thông qua việc khảo cứu từ Hán Việt trong thơ Nơm Hồ Xn Hương, chúng
tơi muốn tìm hiểu những giá trị nội dung và nghệ thuật được ghi chép trong sách, góp
phần hiểu rõ hơn về mục đích sử dụng, cũng như những giá trị của từ Hán Việt trong
các tác phẩm chữ Nôm của Bà. Thông qua việc khảo cứu từ Hán Việt trong thơ Nôm
Hồ Xuân Hương, chúng tôi muốn một lần nữa khẳng định lại tinh thần độc lập dân tộc
trong việc sử dụng chữ Nôm để sáng tác thơ văn nói riêng và ghi chép lịch sử văn hóa
của người Việt nói chung. Mặt khác, thơng qua khảo cứu từ Hán Việt sẽ đưa ra những
con số thống kê cụ thể nhằm giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về tài thơ Nôm của Hồ Xuân
Hương.
3. Sản phẩm của đề tài
Đề tài nghiên cứu sẽ đóng góp cho việc tìm hiểu thêm về cuộc đời và những công
hiến của Hồ Xuân Hương cho nghệ thuật viết thơ Nôm. Kết quả khảo sát của bài
nghiên cứu không chỉ góp phần tìm hiểu về từ Hán Việt trong thơ Nơm Hồ Xn
Hương mà cịn giúp hiểu sâu hơn về vai trò của từ Hán Việt trong việc sáng tác thơ
văn nói chung và trong mảng thơ Nơm nói riêng.
Cơng trình này có thể dùng làm tài liệu tham khảo hữu ích phục vụ cho việc học
tập nghiên cứu về từ Hán Việt trong thơ văn của người Việt. Đồng thời bài nghiên cứu

1



còn phân loại từ Hán Việt trong tập thơ để phần nào đó giúp cho mọi người hiểu rõ
hơn về cách cấu tạo của từ Hán Việt.
II. QUÁ TRÌNH VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1. Quá trình nghiên cứu
Đầu tiên, chúng tơi dựa vào các cơng trình của các học giả như Nguyễn Tài Cẩn,
Đặng Đức Siêu, ê Đình Khẩn, Bùi Hạnh Cẩn, Trần Khải Thanh Thủy, v.v... để tìm
hiểu khái quát về từ Hán Việt cũng như con người và thơ Nôm Hồ Xuân Hương ở
chương một. Trên cơ sở đó, chúng tơi tiến hành thống kê tất cả những từ Hán Việt có
trong 84 bài thơ Nơm của Hồ Xuân Hương do tác giá Kiều Thu Hoạch phiên âm, khảo
dị, chú thích, chúng tơi dựa vào cuốn Hán Việt tự điển của Thiền Chiểu để tiến hành
thống kê. Theo đó, dựa vào tiêu chí cấu tạo từ chúng tơi tiến hành phân loại từ Hán
Việt thành ba loại: từ đơn, từ ghép, từ láy. Sau khi phân loại, chúng tơi tiếp tục tìm
hiểu đặc điểm, vai trị cũng như ý nghĩa của từ Hán Việt bằng việc phân tích từ Hán
Việt trong từng ngữ cảnh cụ thể, tìm ra nét chung và nét riêng của lớp từ Hán Việt
được Hồ Xuân Hương sử dụng để sáng tác thơ Nôm.
2. Kết quả nghiên cứu

Chƣơng 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN
Ở chương này, chúng tôi giới thiệu chung về từ Hán Việt, về thân thế, sự nghiệp
của Hồ Xuân Hương và về tập Thơ Nôm Hồ Xuân Hương do tác giả Kiều Thu Hoạch
khảo dị văn bản, phiên âm, chú thích.
Từ Hán Việt chiếm khối lượng tương đối lớn, khoảng 70% trong kho từ vựng
tiếng Việt. Từ Hán Việt du nhập vào Việt Nam từ rất sớm, bằng cả con đường cưỡng
bức lẫn giao lưu văn hố.. Đã có những quan điểm về từ Hán Việt, tuy có những khía
cạnh khác nhau nhưng tựu trung lại thì đều thống nhất từ Hán Việt là những từ tiếng
Việt có nguồn gốc từ tiếng Hán thời Đường - Tống đã xâm nhập vào hệ thống từ vựng
tiếng Việt, chịu sự chi phối của các quy luật ngữ âm, ngữ pháp và ngữ nghĩa của tiếng
Việt. Trong q trình phát triển ngơn ngữ, từ Hán Việt có những đặc trưng theo phong
ngơn của người Việt.

Cuộc đời Hồ Xuân Hương cũng như các thi phẩm của bà còn tồn tại nhiều ý kiến
khác nhau chưa thực rõ ràng. Song tựu trung, các quan điểm đoán định Hồ Xuân
Hương sinh trong khoảng thời gian từ năm 1766 đến 1770 và mất trong khoảng thời
gian từ 1821 đến 1833. Về thân phụ của bà thì hầu hết các quan điểm đều cho rằng
2


thân phụ của bà là Hồ Phi Diễn. Tuy nhiên cũng có ý cho rằng, thân phụ của Hồ Xuân
Hương là Hồ Sĩ Danh. Hồ Xuân Hương sáng tác khá nhiều nhưng các tác phẩm của bà
do thất lạc hay do thời gian bị mai một nên hiện vẫn còn những tồn nghi về các thi
phẩm của Bà. Song, vẫn có thể khẳng định bà có hai tập thơ chính là Lưu Hương ký và
Xuân Hương thi tập.

Chƣơng 2
PHÂN LOẠI TỪ HÁN VIỆT TRONG THƠ NÔM HỒ XUÂN HƯƠNG
Ở chương này, chúng tôi tiến hành khảo sát từ Hán Việt được Hồ Xuân Hương
sử dụng để sáng tác thơ Nôm của Bà. Đồng thời, chúng tơi cịn đưa ra kết quả khảo sát
và phân các loại từ Hán Việt được Hồ Xuân Hương sử dụng trong thơ Nôm của bà
theo cấu tạo từ. Do dung lượng tương đối nhiều và thời gian nghiên cứu có hạn, chúng
tơi chỉ khảo sát từ Hán Việt trong văn bản Thơ Nôm Hồ Xuân Hương do tác giả Kiều
Thu Hoạch phiên âm, khảo dị và chú thích.
Qua khảo sát văn bản Thơ Nơm Hồ Xuân Hương, do tác giả Kiều Thu Hoạch phiên
âm, khảo dị và chú thích, chúng tơi thống kê được 292 từ Hán Việt. Trong đó có 141
từ đơn, 147 từ ghép và 4 từ láy.
-

Từ đơn là từ có kết cấu đơn thuần, phần nhiều là do một âm tiết, một chữ

biểu thị, ví dụ như từ hoa. Song, cũng có những từ đơn khơng phải chỉ có một
chữ (một âm tiết) mà là hai chữ (hai âm tiết) như từ bồ đào, cụ thể chúng tơi đã

trình bày rõ trong khóa luận.
-

Từ ghép Hán Việt trong văn bản thơ Nôm Hồ Xuân Hương do tác giả

Kiều Thu Hoạch phiên âm, khảo dị, chú thích gồm bốn loại:
+ Từ ghép chính phụ là những từ được tạo bởi hai từ đơn ghép lại mà thành trong
đó có một thành tố chính và một thành tố phụ, thành tố phụ đứng trước, thành tố chính
đứng sau, ví dụ từ khống dã 曠野 (khống là mênh mơng; dạ là đồng ruộng, ý chỉ
đồng ruộng mênh mông).
+ Từ ghép kết hợp hai từ có ý nghĩa giống nhau hoặc gần nhau gồm hai thành tố
đẳng lập với nhau khơng có thành tố nào là chính và cũng khơng có thành tố nào là
phụ, để tạo thành một nghĩa hàm ý “nói chung”, “chỉ chung” hoặc tăng cường sắc thái
ý nghĩa. Ví dụ: “cầm sắt” 琴瑟 có nghĩa là “đàn cầm và đàn sắt”, ý chỉ cảnh vợ chồng
hòa hợp.

3


+ Từ ghép kết hợp hai từ trái nghĩa được tạo bởi những từ có nghĩa trái ngược
nhau, để tạo nên nghĩa chung của cả hai thành tố, hoặc tạo ra nghĩa mới, không bao
gồm nghĩa riêng của từng thành tố như: “kim cổ” 今古, từ “kim” có nghĩa là “nay”, từ
“cổ” có nghĩa là “xưa”, hai từ này kết hợp với nhau cho ra nghĩa chung là “xưa nay”.
+ Từ ghép kết hợp hai từ thành một chỉnh thể theo một ý nghĩa riêng biệt thì ý
nghĩa của từ ghép không phải là nghĩa của hai thành tố gộp lại, cũng không phải là
nghĩa của một thành tố mà hai thành tố này kết hợp với nhau sẽ cho ra một nghĩa hồn
tồn khác. ví như từ “thiên hạ” 天下, “thiên” là “trời”, “hạ” là “dưới” kết hợp với nhau
cho ra một nghĩa mới là “mọi người”.
- Từ láy là sản phẩm của phương thức láy, láy lại toàn bộ hay bộ phận hình thức
ngữ âm của tiếng gốc. Khi khảo sát thơ Nôm Hồ Xuân Hương chúng tôi khơng thấy sự

xuất hiện của từ láy hồn tồn, mà chỉ thấy từ láy bộ phận (lặp lại âm đầu hoặc phần
vần) như: yểu điệu (láy vần).

Chƣơng 3
ĐẶC ĐIỂM, VAI TRÕ VÀ Ý NGHĨA CỦA TỪ HÁN VIỆT
TRONG THƠ NÔM HỒ XN HƯƠNG
Ở chương này, chúng tơi tìm hiểu về đặc điểm, vai trò cũng như ý nghĩa của từ
Hán Việt trong thơ Nôm Hồ Xuân Hương.
Về đặc điểm của từ Hán Việt trong thơ Nôm Hồ Xuân Hương,
chúng tôi xét trên ba phương diện
 Phương diện ý nghĩa: từ Hán Việt trong thơ Nơm Hồ Xn Hương vừa có ý
nghĩa từ vựng, vừa có ý nghĩa ngữ pháp rõ ràng.
Ví dụ: Duyên chửa trăm năm cũng một đời (bài 23, tr. 166)
 Khả năng kết hợp: từ Hán Việt trong thơ Nôm Hồ Xuân Hương kết hợp được với
hầu hết mọi từ loại của hệ thống từ loại tiếng Việt.
Ví dụ: Lấy ai khuynh quốc lại khuynh thành (bài 18, tr. 156)
 Chức năng ngữ pháp: Có thể làm chủ ngữ, vị ngữ, hay các thành phần phụ khác
trong câu.
Ví dụ: Trà pha liên tử mà khơng chuộng (bài 24, tr. 168)
Duyên này tác hợp tự ngàn xưa (bài 56, tr. 258)
Về vai trò của từ Hán Việt trong thơ Nôm Hồ Xuân Hương
-

Biểu thị sự sang trọng, thanh nhã, cổ kính; sắc thái ý nghĩa trừu tượng, khái quát.
4


- Từ Hán Việt được đặt vào những vị trí nhất định, sẽ có những vai trị nhất định:
 Trở thành “nhãn tự” thâu tóm cái thần của cả câu thơ.
 Tạo nên cho tứ thơ vẻ đẹp hài hòa, cân đối.



à phương tiện hỗ trợ đắc lực trong việc bộc lộ suy nghĩ, thể hiện trọn
vẹn nội dung tư tưởng, chủ đề của thi phẩm.
Về ý nghĩa của từ Hán Việt trong thơ Nôm Hồ Xuân Hương

- Làm phong phú thêm cho ngôn ngữ dân tộc mà đặc biệt là ngôn ngữ trong thơ ca.
- Tránh được sự trùng lặp, đơn điệu.
- Các điển cố, điển tích Hán Việt được sử dụng làm cho ý thơ ngắn gọn, cô đọng,
hàm súc.
- Góp phần quan trọng tạo nên giá trị của nghệ thuật “chơi chữ”.
III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
-

Kết luận
+ Từ Hán Việt trong thơ Nôm của một “Bà chúa thơ Nôm” mang những đặc trưng,

phong cách riêng không giống với bất kì nhà thơ nào.
+ Từ Hán Việt đã góp phần khơng nhỏ vào việc làm cho vốn ngôn ngữ của nước
nhà trở nên đa dạng và giàu đẹp hơn. Qua đó, thể hiện tài năng bậc thầy trong vận
dụng ngôn ngữ của nữ sĩ Hồ Xuân Hương.
-

Kiến nghị

+ Chúng tơi mong muốn có những cơng trình nghiên cứu chuyên sâu về cuộc đời
và sự nghiệp của Hồ Xn Hương với những cứ liệu chứng minh có tính thuyết phục
hơn và xác đáng hơn.
+ Hy vọng có những cơng trình nghiên cứu sâu hơn về vấn đề từ Hán Việt để hiểu
hơn việc sử dụng từ Hán Việt trong sáng tác thơ Nôm của Hồ Xuân Hương.

IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu sách
1. Bùi Hạnh Cẩn (1995), Hồ Xuân Hương, thơ chữ Hán, chữ Nôm và giai thoại,
Nhà xuất bản Văn hóa thơng tin.
2. Nguyễn Tài Cẩn (2004), Nguồn gốc và quá trình hình thành cách đọc Hán Việt,
Nhà xuất bản Đại học Quốc Gia Hà Nội.
3. Đỗ Hữu Châu (1999), Các bình diện của từ và từ Tiếng Việt, Nhà xuất bản Đại
học quốc gia Hà Nội.
5


4. Thiều Chửu (2013), Hán Việt Tự Điển, Nhà xuất bản Văn hóa thơng tin.
5. Nguyễn Thiện Giáp (1998), Từ vựng học tiếng Việt, Nhà xuất bản Giáo Dục.
6.

ê Đình Khẩn (2002), Từ vựng gốc Hán trong tiếng Việt, Nhà xuất bản Đại học
quốc gia TP Hồ Chí Minh.

7. Nguyễn ộc (2012), Văn học Việt Nam từ cuối thế kỷ XVIII đến hết thế kỷ XIX,
Nhà xuất bản Giáo Dục.
8. Phan Ngọc (1990), Mẹo giải nghĩa từ Hán Việt, Nhà xuất bản Đà Nẵng.
9. Đặng Đức Siêu (2001), Dạy và học từ Hán Việt ở trường Phổ thông, Nhà xuất
bản Giáo Dục.
10. Đặng Đức Siêu (2004), Ngữ văn Hán Nôm, Nhà xuất bản Đại học sư phạm.
11. Trần Khải Thanh Thủy (2004), Tản mạn về Lưu Hương ký, Nhà xuất bản Thanh
Niên.
Tài liệu trên Internet
12. Anh Bùi (2012), Phong cách ngôn ngữ trong thơ Hồ Xuân Hương
< Truy cập ngày 17
tháng 4 năm 2016.

13. ê Văn Cắt (Thích Tâm Chánh) (2009), Sơ lược về từ Hán Việt trong tiếng Việt
< />h/tamtuk08-TiengVietthuchanh-1.pdf> Truy cập ngày 16 tháng 1 năm 2016.
14. Nguyễn Thị Hai, Cách nhận diện từ Hán Việt
< Truy cập ngày 08 tháng 03 năm 2016.
15. Kiều Thu Hoạch (2010), Thơ Nơm Hồ Xn Hương - Từ góc nhìn văn bản học
< />&view=article&id=1151:th-nom-h-xuan-hng-t-goc-nhin-vn-bnhc&catid=65:han-nom&Itemid=153> Truy cập ngày 14 tháng 1 năm 2016.
16. Trần Thị Kiều (2012), Ngôn ngữ nghệ thuật trong Xuân Hương thi tập
< > Truy cập ngày 14 tháng 1 năm 2016.
Tư liệu khảo sát
17. Kiều Thu Hoạch (2008), Thơ Nôm Hồ Xuân Hương, Nhà xuất bản Văn học.

6


LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành cảm ơn quý Thầy, Cô trong khoa Ngữ Văn, trƣờng Đại
Học Thủ Dẩu Một đã cùng với tri thức và tâm huyết của mình để truyền đạt vốn
kiến thức quý báu cho chúng em trong suốt thời gian học tập tại trƣờng. Vốn kiến
thức đƣợc tiếp thu trong những năm tháng ngồi trên giảng đƣờng đại học, khơng chỉ
là nền tảng cho q trình nghiên cứu khóa luận mà cịn là hành trang q báu để
chúng em bƣớc vào đời một cách vững chắc và tự tin.
Để hồn thành khóa luận này, em xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Thầy Nguyễn
Văn Ngoạn, đã ln nhiệt tình, tận tụy, quan tâm giúp đỡ chúng em trong suốt thời
gian thực hiện đề tài. Nếu khơng có những lời hƣớng dẫn, dạy bảo của thầy thì bài
thu hoạch này của chúng em rất khó có thể hoàn thiện đƣợc. Một lần nữa, em xin
chân thành cảm ơn thầy.
Cuối cùng em xin kính chúc quý Thầy, Cô luôn dồi dào sức khỏe, nhiều niềm
vui, hạnh phúc và thành công trong sự nghiệp trồng ngƣời. Chúc trƣờng Đại học
Thủ Dầu Một ngày một phát triển lớn mạnh và đạt nhiều thành tích hơn nữa.
Trân trọng cảm ơn!



LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng em. Các kết quả
nêu trong khóa luận là trung thực và chƣa đƣợc công bố trong các cơng trình khác.
Sinh viên

Phạm Thị Hạnh


MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ..................................................................................................... 1
2. Lịch sử vấn đề ......................................................................................................... 1
3. Mục đích, đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu .......................................................... 3
3.1. Mục đích nghiên cứu.......................................................................................... 3
3.2. Đối tƣợng nghiên cứu ........................................................................................ 3
3.3. Phạm vi nghiên cứu............................................................................................ 3
4. Phƣơng pháp nghiên cứu......................................................................................... 4
5. Cấu trúc khóa luận .................................................................................................. 4
Chƣơng 1: Cơ sở lí luận ............................................................................................ 5
1.1. Khái quát chung về từ Hán Việt ........................................................................ 5
1.1.1. Khái niệm về từ Hán Việt ........................................................................... 7
1.1.2. Các quan điểm về từ Hán Việt.................................................................... 8
1.1.3. Đặc điểm về từ Hán Việt .......................................................................... 11
1.1.3.1. Đặc điểm ngữ âm .............................................................................. 11
1.1.3.2. Đặc điểm ngữ nghĩa .......................................................................... 11
1.1.3.3. Đặc điểm ngữ pháp ........................................................................... 12
1.1.3.4. Đặc điểm phong cách ........................................................................ 13

1.2. Con ngƣời và Thơ Nôm của Hồ Xuân Hƣơng ................................................. 13
1.2.1. Con ngƣời của Hồ Xuân Hƣơng ............................................................... 13
1.2.1.1. Cuộc đời ............................................................................................ 13
1.2.1.2. Sự nghiệp ........................................................................................... 18
1.2.2. Khái lƣợc về tập thơ ................................................................................. 20
1.2.2.1. Xuất xứ tập thơ .................................................................................. 20
1.2.2.2. Nội dung tập thơ ................................................................................ 22
Chƣơng 2: Phân loại từ Hán Việt trong Thơ Nôm Hồ Xuân Hƣơng .................. 26
2.1. Tiêu chí và kết quả khảo sát phân loại về mặt cấu tạo..................................... 26


2.1.1. Tiêu chí khảo sát phân loại ....................................................................... 26
2.1.2. Kết quả khảo sát phân loại........................................................................ 28
2.1.2.1. Từ đơn ............................................................................................... 28
2.1.2.2. Từ ghép ............................................................................................. 44
2.1.2.3. Từ láy ................................................................................................ 64
2.2. Nhận xét chung về từ Hán Việt trong Thơ Nôm Hồ Xuân Hương................... 65
Chƣơng 3: Đặc điểm, vai trò và ý nghĩa của từ Hán Việt trong Thơ Nôm Hồ
Xuân Hƣơng ............................................................................................................. 69
3.1. Đặc điểm của từ Hán Việt trong Thơ Nôm Hồ Xuân Hương ........................... 69
3.1.1. Về phƣơng diện ý nghĩa ........................................................................... 69
3.1.2. Về khả năng kết hợp ................................................................................. 71
3.1.3. Về chức năng ngữ pháp ............................................................................ 72
3.2. Vai trò của từ Hán Việt trong Thơ Nôm Hồ Xuân Hương ............................... 72
3.3. Ý nghĩa của từ Hán Việt trong Thơ Nôm Hồ Xuân Hương ............................. 78
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................ 85
1. Kết luận ................................................................................................................. 85
2. Kiến nghị ............................................................................................................... 88
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO VÀ TƢ LIỆU KHẢO SÁT ................ 90



DANH MỤC BẢNG BIỂU
STT
1

2

3

Tên bảng
Bảng 2.1.1. Từ Hán Việt trong văn bản Thơ Nôm Hồ
Xuân Hương
Bảng 2.1.2.1. Bảng từ đơn Hán Việt trong văn bản Thơ
Nôm Hồ Xuân Hương
Bảng 2.1.2.2 a. Bảng từ ghép chính - phụ Hán Việt trong
văn bản Thơ Nôm Hồ Xuân Hương

Trang
28

29

44

Bảng 2.1.2.2 b. Bảng từ ghép kết hợp hai từ có ý nghĩa
4

giống nhau (gần nhau) trong văn bản Thơ Nôm Hồ Xuân

53


Hương
5

Bảng 2.1.2.2 c. Bảng từ ghép kết hợp hai từ trái nghĩa
trong văn bản Thơ Nôm Hồ Xuân Hương

60

Bảng 2.1.2.2 d. Bảng từ ghép kết hợp hai từ thành một
6

chỉnh thể theo một ý nghĩa riêng biệt trong văn bản Thơ

61

Nôm Hồ Xuân Hương
7

Bảng 2.1.2.3. Bảng từ láy Hán Việt trong văn bản Thơ
Nôm Hồ Xuân Hương

65


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Văn học trung đại Việt Nam có năm nữ sĩ tài ba: Hồ Xuân Hƣơng, Nguyễn
Thị Duệ, Đồn Thị Điểm, Ngơ Chi Lan và Bà Huyện Thanh Quan, trong đó nổi bật
tên tuổi của nữ sĩ Hồ Xuân Hƣơng.

Các sáng tác của Hồ Xuân Hƣơng đƣợc viết ở cả hai dạng là chữ Hán và chữ
Nôm. Tuy nhiên, nổi bật hơn cả là những bài thơ viết bằng chữ Nơm. Cũng vì lẽ đó
mà thi sĩ Xuân Diệu gọi Bà là “Bà chúa thơ Nơm”. Đã có nhiều nhà nghiên cứu tìm
hiểu về bà ở những khía cạnh khác nhau nhƣ: tiểu sử, cuộc đời, nghệ thuật thơ,…
Và cũng đã có khơng ít học giả nghiên cứu về vấn đề ngôn ngữ, song về từ Hán
Việt trong các tác phẩm thơ Nôm của Hồ Xn Hƣơng thì hầu nhƣ chƣa có sự quan
tâm đích đáng. Từ Hán Việt đóng vai trị rất quan trọng trong văn học cũng nhƣ
trong kho từ vựng tiếng Việt. Từ Hán Việt góp phần tạo nên tính hàn lâm, tính trang
trọng và đặc biệt hơn nó làm nên vẻ đẹp cổ điển trong mỗi trang thơ. Cũng chính vì
mong muốn tìm hiểu sâu hơn những giá trị của từ Hán Việt trong thơ Nôm Hồ Xuân
Hƣơng, đặc biệt là việc khảo cứu từ Hán Việt trong thơ Nôm của Bà để thấy đƣợc
đặc điểm, vai trò và ý nghĩa của việc sử dụng từ Hán Việt trong sáng tác thơ Nơm,
vì vậy chúng tơi lựa chọn Từ Hán Việt trong thơ Nôm Hồ Xuân Hương làm đề tài
nghiên cứu.
2.

Lịch sử vấn đề
Từ Hán Việt đã đƣợc quan tâm nghiên cứu sâu từ mấy chục năm trở lại đây và

đã đạt đƣợc nhiều thành tựu quan trọng nhƣ: chuyên đề Từ Hán Việt với việc giảng
dạy tiếng Việt và Văn học ở trường phổ thơng trung học của nhóm tác giả Nguyễn
Ngọc Quang và Huỳnh Chƣơng Hƣng [4; tr. 12]; hay cơng trình Dạy và học từ Hán
Việt ở trường Phổ thông của Đặng Đức Siêu (Nhà xuất bản Giáo dục).v.v…
Việc nghiên cứu từ Hán Việt trong thơ văn cũng đã đƣợc nhiều nhà nghiên
cứu quan tâm tìm hiểu nhƣ: Phạm Tuấn Vũ và Nguyễn Thị Hƣơng Lài với Từ Hán
Việt trong thơ Bà Huyện Thanh Quan (đăng trên tạp chí Sơng Trà, năm 2014). Cơng
trình này tập trung khảo sát và bƣớc đầu nêu ra những nhận định về giá trị thẩm mỹ

1



của lớp từ Hán Việt trong các sáng tác của Bà Huyện Thanh Quan; hay Ngơ Đức
Thắng với cơng trình về Từ ngữ Hán Việt trong tác phẩm Lục Vân Tiên của Nguyễn
Đình Chiểu. Cơng trình đi sâu nghiên cứu về mặt giá trị nghệ thuật ngôn từ đƣợc sử
dụng trong tác phầm, mà chủ yếu là lớp từ ngữ Hán Việt đƣợc sử dụng trong truyện
thơ Lục Vân Tiên.
Việc nghiên cứu thơ Hồ Xn Hƣơng đã có khơng ít các học giả quan tâm
với các cơng trình lớn nhỏ khác nhau. Các học giả đã đi sâu tìm hiểu nhiều vấn đề
về cuộc đời, về thơ ca của Hồ Xn Hƣơng, và đã có nhiều cơng trình nghiên cứu
thực sự có giá trị nhƣ Việt Nam hợp tuyển giảng nghĩa của Nguyễn Hữu Tiến và
Nguyễn Thành Ý (năm 1925); hay Quốc văn trích diễn của Dƣơng Quảng Hàm
(năm 1925); Nam thi hợp tuyển của Nguyễn Văn Ngọc (năm 1927)... Và nhiều cơng
trình nghiên cứu của nƣớc ngồi [28].
Vấn đề ngơn ngữ trong thơ Nơm Hồ Xn Hương nói chung cũng đƣợc các
học giả tìm hiểu, cụ thể trong cơng trình của Đặng Thanh Hịa với Thành ngữ và tục
ngữ trong thơ Hồ Xn Hương (in trong tạp chí Ngơn ngữ và đời sống, số 4, năm
2001). Cơng trình này nhận xét: “Người ta thường bảo “nôm na là cha mánh khóe”
thế nhưng đến với thơ Hồ Xn Hương thì đó là một ngoại lệ, bởi vì người đọc nhớ
đến Hồ Xuân Hương, yêu Xuân Hương lại chính từ cái “mánh khóe” ấy. Nếu khơng
có chất “nơm na”, “mánh khóe”, “xỏ xiên” đầy tinh qi này thì có lẽ đã khơng có
một Hồ Xn Hương để cho người đời vọng ngưỡng và tôn vinh bà thành bà chúa
thơ Nôm trong làng thơ Việt Nam. Chính cái chất nơm na trong thơ của bà đã tạo
nên một chất xúc tác mãnh liệt trong lòng người đọc. Người ta ngây ngất, hỉ ha,
khối trá với cái thứ ngơn ngữ “nhà q”, “mánh khóe”,… Tất cả những cái đó
hồn tồn xa lạ với sự chau chuốt, gọt giũa, khuôn sáo mà người ta thường bắt gặp
trong ngôn ngữ thơ” [8; tr. 22].
Đỗ Lai Thúy trong bài viết “Đi tìm phong cách thơ Hồ Xuân Hƣơng” in trong
cuốn Hồ Xuân Hương (nhà xuất bản Văn nghệ TP HCM, năm 1997) đã nhận xét
nhƣ sau: “… Thơ Hồ Xn Hương có một kiến trúc ngơn từ khác lạ, một ngôn ngữ


2


khác lạ. Đọc thơ bà hoặc bằng sự mẫn cảm, hoặc bằng phương pháp thống kê, có
thể chia ra những nét đặc biệt trong cách sử dụng ngôn từ…” [20; tr. 90].
Tuy việc nghiên cứu về ngôn ngữ trong thơ Nôm Hồ Xuân Hương đã giành
đƣợc sự quan tâm nghiên cứu, nhƣng chƣa đƣợc các học giả quan tâm khai thác
đúng mức, đặc biệt là vấn đề từ Hán Việt thì hầu nhƣ chƣa có học giả nào tiến hành
khảo cứu.
Tiếp nối cơng trình nghiên cứu của các học giả đi trƣớc, chúng tôi mạnh dạn
chọn đề tài Từ Hán Việt trong thơ Nôm Hồ Xuân Hương, với hy vọng có thể góp
phần nhỏ bé trong việc tìm hiểu về thơ Nơm Hồ Xn Hương đặc biệt là nhóm từ
Hán Việt trong thơ Nơm của Bà.
3. Mục đích, đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1.

Mục đích nghiên cứu

Thơng qua việc khảo cứu từ Hán Việt trong thơ Nôm Hồ Xuân Hƣơng,
chúng tơi muốn tìm hiểu những giá trị nội dung và nghệ thuật đƣợc ghi chép trong
sách, góp phần hiểu rõ hơn về mục đích sử dụng, cũng nhƣ những giá trị của từ Hán
Việt trong các tác phẩm chữ Nôm của Bà.
Thông qua việc khảo cứu từ Hán Việt trong thơ Nôm Hồ Xuân Hương, chúng
tôi muốn một lần nữa khẳng định lại tinh thần độc lập dân tộc trong việc sử dụng
chữ Nôm để sáng tác thơ văn nói riêng và ghi chép lịch sử văn hóa của ngƣời Việt
nói chung. Mặt khác, thơng qua khảo cứu từ Hán Việt sẽ đƣa ra những con số thống
kê cụ thể nhằm giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về tài thơ Nôm của Hồ Xuân Hương.
3.2.

Đối tƣợng nghiên cứu


Đối tƣợng nghiên cứu là từ Hán Việt trong thơ Nôm Hồ Xuân Hương. Các
vấn đề đƣợc tiến hành nghiên cứu: khảo sát, thống kê và phân loại từ Hán Việt
trong thơ Nôm Hồ Xuân Hương.
3.3.

Phạm vi nghiên cứu

Khảo sát, thống kê và phân loại từ Hán Việt trong thơ Nôm Hồ Xuân Hương
(Do dung lƣợng tƣơng đối nhiều và thời gian nghiên cứu có hạn chúng tơi chỉ dựa

3


trên cơ sở từ quyển Thơ Nôm Hồ Xuân Hương của tác giả Kiều Thu Hoạch, năm
2004, Nhà Xuất Bản Văn học).
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để thực hiện nội dung, chúng tôi chủ yếu áp dụng các phƣơng pháp nghiên
cứu sau: phƣơng pháp thống kê, phân loại (để thống kê và phân loại từ Hán Việt
đƣợc Hồ Xuân Hƣơng sử dụng trong các sáng tác thơ Nôm bà); phƣơng pháp phân
tích, chứng minh (để làm sáng rõ về những giá trị của từ Hán Việt trong thơ Nôm
Hồ Xuân Hƣơng).
5. Cấu trúc của khóa luận
Ngồi phần mở đầu và kết luận thì nội dung chính đƣợc chia làm ba chƣơng nhƣ
sau:


Chƣơng 1: Cơ sở lí luận. Nội dung chƣơng này giới thiệu khái lƣợc về từ

Hán Việt. Bên cạnh đó, chúng tơi cịn tìm hiểu về thân thế, sự nghiệp của Hồ Xuân

Hƣơng và một số nét về tập Thơ Nôm Hồ Xuân Hương do tác giả Kiều Thu Hoạch
khảo cứu văn bản, phiên âm, khảo dị, chú thích.


Chƣơng 2: Phân loại từ Hán Việt trong thơ Nôm Hồ Xuân Hương. Nội dung

chƣơng này nhằm khảo sát, thống kê số lƣợng từ Hán Việt đƣợc tác giả sử dụng
trong tập thơ và phân loại từ Hán Việt đƣợc sử dụng trong thơ Nôm Hồ Xuân
Hương thuộc những từ loại nào trong cấu tạo từ tiếng Việt.


Chƣơng 3: Đặc điểm, vai trò và ý nghĩa của từ Hán Việt trong thơ Nơm Hồ

Xn Hương. Nội dung chƣơng này nhằm tìm hiểu những đặc điểm của từ Hán
Việt, qua đó thấy đƣợc vai trò và ý nghĩa của chúng trong sáng tác thơ Nôm Hồ
Xuân Hương.

4


Chƣơng 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN
Ở chƣơng này, chúng tơi giới thiệu chung về từ Hán Việt, về thân thế, sự
nghiệp của Hồ Xuân Hƣơng và về tập Thơ Nôm Hồ Xuân Hương do tác giả Kiều
Thu Hoạch khảo dị văn bản, phiên âm, chú thích.
1.1.

Khái quát chung về từ Hán Việt
Từ thế kỉ I trƣớc công nguyên, ngƣời Hán đã đặt quyền thống trị trên đất


Giao Châu và châm dứt sự đô hộ ấy vào thế kỉ X sau công nguyên. Trong suốt thời
gian này, một khối lƣợng từ gốc Hán đã du nhập vào vốn từ của ngƣời Việt, để đến
khi đất nƣớc đƣợc độc lập (938) và đến giữa thế kỉ XIX, ngƣời Việt vẫn luôn học
tập những thành tựu văn minh Trung Hoa, đặc biệt là về lĩnh vực chính trị, văn học
nghệ thuật. Nhƣ vậy, trong khoảng hai ngàn năm ấy, yếu tố Hán vẫn thƣờng trực tác
động đến văn hố Việt, trong đó, lớp từ gốc Hán (đƣợc ngƣời Việt đọc theo khẩu
âm Việt, gọi là từ Hán Việt) là một minh chứng điển hình. Và một điều tất yếu xảy
ra là từ thuần Việt và từ Hán Việt cùng tồn tại trong hệ thống tiếng Việt. Trƣớc khi
chữ Quốc ngữ ra đời, ngƣời Việt đã sử dụng chữ Hán là thứ văn tự chính thống để
ghi chép hầu hết các quan hệ xã hội. Song, việc dùng chữ Hán của ngƣời Việt đã có
nhiều biến đổi để phù hợp với văn hóa Việt cả về âm lẫn nghĩa, nhất là về mặt âm
đã đƣợc ngƣời Việt đọc theo khẩu ngữ của ngƣời Việt, vì vậy mà ngƣời ta thƣờng
gọi là Hán Việt [19; tr. 7].
Ngƣời Việt mƣợn chữ Hán của Trung Quốc chủ yếu ở thời cổ đại, điển hình
nhất là thời Đƣờng - Tống. Chữ Hán thời này, có thể chữ phức tạp (chữ phồn thể),
lối hành văn cũng mang tính sách vở (dùng nhiều từ có nghĩa trừu tƣợng), khó hiểu,
mang tính chất bác học nhiều hơn là lời nói thƣờng ngày. Do hoàn cảnh lịch sử xã
hội lúc ấy mà chữ Hán ở giai đoạn này có sự xâm nhập và ảnh hƣởng lớn đến các
nƣớc lân cận nhƣ Nhật Bản, Triều Tiên và Việt Nam. Chữ Hán khi xâm nhập vào
các nƣớc đã đƣợc biến đổi về âm đọc theo phong ngơn của nƣớc đó và quan phƣơng
dùng làm văn tự chính thống của mỗi nƣớc. Việt Nam ta cũng không nằm ngoại lệ,

5


thời phong kiến ngƣời Việt đã sử dụng chữ Hán làm văn tự chính thống của mình,
đồng thời dùng chữ Hán để chế ra chữ Nôm nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển văn
hóa của ngƣời Việt. Tuy nhiên, chữ Hán mà ngƣời Việt mƣợn của Trung Quốc thời
Đƣờng - Tống và trƣớc đời Đƣờng - Tống đã đƣợc ngƣời Việt phát âm theo khẩu
ngữ, phong ngôn của ngƣời Việt và biến đổi theo quy luật phát triển ngôn ngữ của

ngƣời Việt nên gọi là Hán Việt. Trong Hán Việt có nhiều khía cạnh khác nhau nhƣ:
tiếng Hán Việt, từ Hán Việt, ngữ pháp Hán Việt hay còn gọi ngữ pháp Hán ngữ
cổ…
Lĩnh vực mà luận văn hƣớng tới là “từ Hán Việt”, vì vậy chúng tơi đặt trọng
tâm cho vấn đề từ Hán Việt đƣợc ngƣời Việt sử dụng để ghi chép và sáng tác.
Về thuật ngữ “từ Hán Việt”, từ trƣớc đến nay các nhà nghiên cứu ngôn ngữ
học đã đƣa ra nhiều quan điểm có những tƣơng đồng và dị biệt nhau. Theo Đặng
Đức Siêu trong Dạy và học từ Hán Việt ở trường Phổ thơng thì: “Từ Hán Việt là
những từ mượn từ gốc Hán du nhập vào hệ thống từ vựng tiếng Việt, chịu sự chi
phối của các quy luật ngữ âm, ngữ pháp và ngữ nghĩa của tiếng Việt còn gọi là từ
Việt gốc Hán. Theo ơng, nó là một thực thể vừa quen vừa lạ”. Quen bởi vì các vỏ
ngữ âm của nó đã đƣợc Việt hóa đến cao độ nên khơng xa lạ gì với ngữ cảm, với
cảm quan thính giác của ngƣời Việt. Còn lạ, chủ yếu là do kết cấu ngữ nghĩa của từ
Hán Việt. Những từ nhƣ: cứu cánh, bình sinh, tỏa chiết, nhân thân, trầm kha,…
chẳng hạn, tuy cũng thƣờng xuyên xuất hiện trong lời nói, trên văn bản, nhƣng
chẳng phải là dễ hiểu đối với tất cả mọi ngƣời [14; tr. 4-5]. Lê Đình Khẩn, trong bài
Từ vựng gốc Hán trong tiếng Việt cũng cho rằng: “Từ Hán Việt là lớp từ Hán mà
tiếng Việt vay mượn từ đời Đường và dựa trên cơ sở âm đọc ở Trường An là âm đọc
chính thời bấy giờ…” [10; tr. 60]. Nguyễn Thiện Giáp trong Giáo trình từ vựng học
tiếng Việt (in năm 1998) cũng khẳng định: “Các từ ngữ gốc Hán đọc theo âm Hán
Việt gọi tắt là từ Hán Việt”. Ông cho rằng: “Tiếng Việt và tiếng Hán đều là những
ngơn ngữ có lịch sử lâu đời. Trong q trình tiếp xúc giữa hai ngơn ngữ, tiếng Việt
đã tiếp nhận một khối lượng rất lớn của tiếng Hán để làm giàu thêm kho từ ngữ của
mình” [6; tr. 241-242]. Hiện tƣợng tiếp nhận này diễn ra không giống nhau trong

6


các thời kì mà theo các nhà ngơn ngữ học thống kê chƣa đầy đủ, hiện tƣợng tiếp
nhận này đã để lại trong kho từ vựng tiếng Việt một số lƣợng lớn các từ Hán Việt,

với khoảng 60 - 70 % từ Hán Việt [9; tr. 387].
Chúng tôi hiểu từ Hán Việt là lớp từ gốc Hán du nhập vào Việt Nam bằng cả
con đƣờng cƣỡng bức, sách vở và giao lƣu văn hóa, đƣợc ngƣời Việt biến đổi theo
cách phát âm và ngôn phong của ngƣời Việt để phù hợp với lịch sử phát triển ngôn
ngữ của ngƣời Việt, là lớp từ tiếng Việt có nguồn gốc từ tiếng Hán đã nhập vào hệ
thống từ vựng tiếng Việt chịu sự chi phối của các quy luật ngữ âm, ngữ pháp, và
ngữ nghĩa của tiếng Việt, còn gọi là từ Việt gốc Hán. Song, chỉ là những từ Việt gốc
Hán (trung cổ) mới liệt kê vào từ Hán Việt. Những từ gốc Hán thƣợng cổ nhƣ:
buồng, buồm, bùa, búa, mùa, mùi, múa,… những từ mƣợn theo con đƣờng khẩu
ngữ kiểu nhƣ: tài xế, mì chính, vằn thắn,… những từ loại chỉ mƣợn âm Hán Việt mà
không mƣợn nghĩa, chúng tôi không liệt kê vào từ Hán Việt.
1.1.1. Khái niệm về từ Hán Việt
Từ Hán Việt là một bộ phận cấu thành kho từ vựng tiếng Việt. Trong kho từ
vựng tiếng Việt, từ Hán Việt chiếm số lƣợng lên tới 60 - 70 % từ tiếng Việt, chúng
đƣợc sử dụng hầu hết ở mọi lĩnh vực đời sống xã hội ngƣời Việt, trong giao tiếp
cũng nhƣ trong việc tạo lập văn bản. Ở những lĩnh vực khác nhau, từ Hán Việt có
những hàm nghĩa tƣơng ứng với lĩnh vực đó, bởi từ Hán Việt thƣờng có nghĩa bao
quát.
Nhƣ đã nêu trên, từ Hán Việt là những từ tiếng Việt có nguồn gốc từ tiếng
Hán thời Đƣờng - Tống đã xâm nhập vào hệ thống từ vựng tiếng Việt, chịu sự chi
phối của các quy luật ngữ âm, ngữ pháp và ngữ nghĩa của tiếng Việt. Ví nhƣ từ: sư,
hồng, phụ, gia, hay từ pháp chế, quan chế, tài chánh, quân sự, hình sự,… là những
từ gốc Hán có âm đọc, ý nghĩa tƣơng đƣơng với Hán đời Đƣờng - Tống. Những từ
cũng gốc Hán nhƣng có âm trƣớc âm thời Đƣờng - Tống đƣợc gọi là từ tiền Hán
Việt hay Hán Việt cổ mà khơng gọi là từ Hán Việt. Ví nhƣ từ: mùi, tuổi, chém, múa
v.v… bởi những từ này có âm Hán Việt tƣơng ứng là vị, tuế, trảm, vũ… Đối với
những từ chỉ mƣợn âm Hán Việt mà không mƣợn nghĩa Hán cũng không đƣợc gọi

7



là từ Hán Việt, ví nhƣ từ hổ với nghĩa con hổ (Hán Việt), hổ trong xấu hổ, hổ thẹn
(thuần Việt) trong câu thơ Hổ phận tôi nay trẻ trẻ thơ (thơ Nôm Hồ Xuân Hƣơng);
ai nghĩa là bụi bặm (Hán Việt); ai với nghĩa ngƣời nào (thuần Việt) trong câu thơ
Hỡi ai lẳng lặng mà nghe (Nguyễn Đình Chiểu, Lục Vân Tiên); từ ta với nghĩa ít ỏi
(Hán Việt) ta với nghĩa ngƣời ta (thuần Việt) trong câu thơ Trăm năm trong cõi
người ta (Nguyễn Du, Truyện Kiều); một với nghĩa chìm đắm (Hán Việt), một với
nghĩa số một (thuần Việt) trong câu thơ Một cày một cuốc thú nhà quê (Quốc âm
Thi tập, Nguyễn Trãi). Những từ loại này chỉ có thể là từ thuần Việt (hoặc tiếng
Hán Việt chăng ?) mà không gọi là từ Hán Việt, bởi lẽ để đƣợc gọi là từ phải đảm
bảo đƣợc ba yếu tố là hình thể (chữ viết), âm đọc và ý nghĩa.
Với định nghĩa nhƣ trên, có thể thấy từ Hán Việt chính là những từ có âm
đọc, ý nghĩa tƣơng đƣơng với âm thời Đƣờng - Tống, những từ gốc Hán trƣớc đời
Đƣờng - Tống, mƣợn theo khẩu ngữ âm Trung Quốc ngày nay hay những từ mƣợn
âm Hán mà không mƣợn nghĩa là những từ không thể đồng nhất nó vào từ Hán
Việt. Điều này, cũng đồng quan điểm với một số học giả đã nêu ở trên.
Xét về mặt lịch sử, một từ Hán Việt là một từ viết ra đƣợc bằng chữ khối
vuông của Trung Quốc, nhƣng lại phát âm theo cách phát âm Hán Việt, ngƣời Việt
vẫn dùng để đọc mọi văn bản viết bằng chữ Hán, dù đó là của ngƣời Hán trung cổ
hay của ngƣời Việt. Xét về chữ, thì chỉ có chữ Hán mà khơng có chữ Hán Việt, Hán
Việt chỉ là một cách phát âm riêng của ngƣời Việt về chữ Hán [12; tr. 11].
1.1.2. Các quan điểm về từ Hán Việt
Từ trƣớc đến nay, đã có nhiều quan điểm về “từ Hán Việt”, các nhà nghiên
cứu ngôn ngữ học đã có những bài viết, những cơng trình bàn về từ Hán Việt. Khảo
sát các cơng trình nghiên cứu đi trƣớc, hầu hết các học giả có điểm chung: từ
Hán Việt là từ có nguồn gốc xuất xứ từ tiếng Hán. Song sự giải thích về từ Việt
gốc Hán ở các quan điểm có những điểm chƣa tƣơng đồng: Theo Lê Văn Cắt (Thích
Tâm Chánh), trong Sơ lược về từ Hán Việt trong tiếng Việt, 2009 cho rằng: “Từ
Hán Việt là từ vựng sử dụng trong tiếng Việt bắt nguồn từ tiếng Hán nhưng đọc
theo âm Việt, đồng hành với sự ra đời của chữ quốc ngữ ngày nay, và được ghi


8


bằng ký tự La - tinh” [22]. Theo quan điểm này, có thể hiểu mọi từ gốc Hán
(Thƣợng cổ, Trung cổ, hay theo khẩu ngữ - Trung Quốc ngày nay) đều là từ Hán
Việt. Nguyễn Thị Hai, trong Cách nhận diện từ Hán Việt lại cho rằng: “từ Hán Việt
là các từ gốc Hán được đọc theo âm Hán Việt. Âm Hán Việt là âm đọc của tất cả
các từ Hán được Việt hóa theo một con đường như nhau cho tất cả mọi chữ Hán,
theo những quy luật chặt chẽ; lấy xuất phát điểm là âm Hán Trung cổ ở các thế kỉ
VIII, IX (ứng với thời kỳ triều đại nhà Đường, Trung Quốc). Âm Hán Trung cổ này
được Việt hóa từ đầu thời tự chủ (thế kỷ X) khi tiếng Hán đã mất tính cách là một
sinh ngữ, do đó phải tuân theo những quy luật ngữ âm của tiếng Việt và phụ thuộc
vào thói quen cấu âm của người Việt” [24]. Theo quan điểm này, thì từ Hán Việt là
những từ có nguồn gốc từ tiếng Hán nhƣng đƣợc đọc theo âm ở các thế kỉ VIII và
IX (ứng với thời kì nhà Đƣờng - Trung Quốc) gọi là từ Hán Việt. Nghĩa là mọi chữ
Hán (trƣớc, trong và sau đời nhà Đƣờng) mà đƣợc đọc theo âm Hán Việt đều là từ
Hán Việt.
Đồng quan điểm với bà có Lê Đình Khẩn, trong bài Từ vựng gốc Hán trong
tiếng Việt cho rằng: “Từ Hán Việt là lớp từ Hán mà tiếng Việt vay mượn từ đời
Đường và dựa trên cơ sở âm đọc ở Trường An là âm đọc chính thời bấy giờ…” [10;
tr. 60]. Nguyễn Thiện Giáp trong Giáo trình Từ vựng học tiếng Việt (bản in năm
1998) khẳng định: “Các từ ngữ gốc Hán đọc theo âm Hán Việt, gọi tắt là từ Hán
Việt” [6; tr. 241-242]. Đặng Đức Siêu trong Dạy và học từ Hán Việt ở trường Phổ
thông cũng cho rằng: “Từ Hán Việt là từ tiếng Việt có nguồn gốc từ tiếng Hán đã
nhập vào hệ thống từ vựng tiếng Việt, chịu sự chi phối của các quy luật ngữ âm,
ngữ pháp và ngữ nghĩa của tiếng Việt, còn gọi là từ Việt gốc Hán” [14; tr. 9]. Ơng
cũng cho rằng khơng phải toàn bộ các từ Việt gốc Hán, mọi từ Việt mƣợn từ tiếng
Hán là từ Hán Việt. Từ Hán Việt nói ở đây là từ mƣợn từ gốc Hán và đƣợc đọc theo
âm Hán Việt, mà âm Hán Việt đƣợc hình thành tƣơng ứng với âm thời Đƣờng Tống. Những từ Việt gốc Hán có trƣớc âm Hán đời nhà Đƣờng nhƣ: tuổi, mùi, múa,

chém,... mƣợn theo con đƣờng khẩu ngữ (nói theo âm Trung Quốc bây giờ) nhƣ mì

9


chính, vằn thắn,... mƣợn từ gốc Hán, nhƣng chỉ mƣợn âm (tiếng Hán Việt) mà
không mƣợn nghĩa Hán không phải là từ Hán Việt [14; tr 9-10].
Chúng tôi đồng quan điểm với Đặng Đức Siêu, Lê Đình Khẩn và Nguyễn
Thị Hai rằng từ Hán Việt là những từ tiếng Việt có nguồn gốc từ tiếng Hán du nhập
vào tiếng Việt qua nhiều giai đoạn và phƣơng thức khác nhau đƣợc đọc theo âm
Hán Việt, và chịu sự chi phối của các quy luật ngữ âm, ngữ pháp và ngữ nghĩa của
tiếng Việt. Vì đọc theo âm Hán Việt là âm đọc của tất cả các từ Hán đƣợc Việt hóa
theo một con đƣờng nhƣ nhau, đƣợc hình thành cho tất cả mọi chữ Hán, theo những
quy luật khá chặt chẽ; đƣợc lấy xuất phát điểm là âm Hán Trung cổ ở các thế kỷ
VIII, IX, trƣớc thời tự chủ của dân tộc ta (ứng với thời kỳ triều đại Nhà Đƣờng của
Trung Quốc) và phản ánh khá sát cách phát âm này. Cách đọc âm Hán Việt đƣợc
thực hiện cho tất cả các từ Hán nằm trong thƣ tịch của ngƣời Hán, kể cả các thƣ tịch
có trƣớc đời Đƣờng (thời Tiên Tần, Lƣỡng Hán,…) và các thƣ tịch xuất hiện sau
này (thời Nguyên, Minh, Thanh). Dù rằng những thƣ tịch của Trung Quốc có âm
đọc khác với âm Hán Việt (âm thời nhà Đƣờng) nhƣng khi âm Hán Việt đƣợc hình
thành thì ngƣời Việt đã đọc các thƣ tịch này với âm Hán Việt và phát triển nó theo
phong ngôn của ngƣời Việt. Đối với các thƣ tịch sau thời nhà Đƣờng (Nguyên,
Minh, Thanh) của Trung Quốc cũng đƣợc ngƣời Việt đọc theo âm Hán Việt cho dù
những thƣ tịch này về thể chữ đã có sự biến đổi và phát triển theo phong ngôn của
ngƣời Trung Quốc nhƣng ngƣời Việt vẫn đọc các thƣ tịch này với âm Hán Việt và
phát triển nó theo phong vị của ngƣời Việt. Vì vậy, có thể hiểu rằng mọi từ Hán có
âm đọc theo âm Hán Việt (âm thời nhà Đƣờng) đều đƣợc gọi là từ Hán Việt, cho dù
từ Hán đó có trƣớc thời nhà Đƣờng hay sau thời nhà Đƣờng. Đây cũng là lí do mà
âm Hán Việt vừa là một sự kiện lịch sử xảy ra ở một thời điểm, vừa là cách đọc
chung và phổ biến cho mọi thời kỳ, đƣợc sử dụng để đọc và sáng tác văn thơ bằng

chữ Hán, nó có tính chất ổn định. Do quá trình xâm nhập, giao lƣu diễn ra theo từng
giai đoạn lịch sử khác nhau (trƣớc đời Đƣờng - Tống, đến Đƣờng - Tống và sau
Đƣờng Tống), những từ du nhập vào Việt Nam trƣớc đời Đƣờng -Tống nhƣ buồng,
chè, tuổi,… nay vẫn song song tồn tại với âm từ Hán Việt trong kho từ vựng tiếng

10


Việt ngƣời ta gọi là Hán Việt cổ hay tiếng Việt cổ; những từ du nhập từ đời Đƣờng
- Tống nhƣ tuế, niên, tiền, hậu,... gọi là từ Hán Việt, những từ mƣợn tiếng Hán Việt
mà không mƣợn nghĩa, những từ mƣợn theo con đƣờng khẩu ngữ của tiếng Trung
Quốc ngày nay gọi là từ tiếng Việt chứ không phải từ Hán Việt. Chúng tôi không đi
sâu nghiên cứu về từ Hán Việt mà chúng tôi đặt trọng tâm cho việc thống kê phân
loại từ Hán Việt đƣợc Hồ Xuân Hƣơng sử dụng để sáng tác thơ Nôm của bà nhằm
để hiểu hơn về vai trò của từ Hán Việt trong thơ Nôm của Hồ Xuân Hƣơng.
1.1.3. Đặc điểm về từ Hán Việt
1.1.3.1. Đặc điểm ngữ âm
Chúng tôi đồng quan điểm với học giả Nguyễn Thị Hai trong Cách nhận diện
từ Hán Việt rằng: “Do đặc điểm ngữ âm của tiếng Hán Trung cổ thế kỷ VIII, IX
không thật sự tương ứng cả về lượng và chất với hệ thống ngữ âm tiếng Việt thời kỳ
ấy, cho nên khi bị Việt hóa, nó vẫn để lại những dấu ấn ngoại lai nhất định về mặt
ngữ âm trong cách đọc âm Hán Việt. Chẳng hạn, trong cách đọc âm Hán Việt,
không có phụ âm đầu /ɣ/ (g/ gh) và /ʐ/ (r). Sự phân bố vần và thanh điệu trong các
âm tiết Hán Việt và thuần Việt cũng khơng hồn tồn như nhau” [24]. Ví nhƣ mi
(Hán Việt) mày (thuần Việt), liêm (Hán Việt), rèm (thuần Việt). Nhờ vậy, ta có thể
dựa vào những đặc điểm ngữ âm đó để nhận diện từ Hán Việt và từ thuần Việt.
1.1.3.2. Đặc điểm ngữ nghĩa
Khác với các từ tiền Hán Việt, các từ Hán Việt vào tiếng Việt muộn hơn, khi
mà tiếng Việt đủ khả năng biểu thị các sự vật, hiện tƣợng cụ thể trong đời sống. Vì
vậy, ngƣời Việt chỉ lựa chọn những từ ngữ Hán có âm Hán Việt nào có thể lấp chỗ

trống trong vốn từ vựng tiếng Việt. Những từ này đa số mang nghĩa trừu tƣợng chỉ
các khái niệm thuộc các lĩnh vực triết học, lịch sử, văn học,… Ở tiếng Hán, lúc đầu,
chúng là những từ mang nghĩa cụ thể. Ngƣời Hán có thể dựa vào tính hình tƣợng
trong văn tự của họ mà hiểu đƣợc nghĩa cụ thể của chúng. Ví dụ từ tinh 精 (chữ
viết gồm bộ mễ chỉ gạo và thành tố ghi âm thanh) có nghĩa cụ thể là gạo đã đƣợc
giã trắng. Về sau từ này biến chuyển ý nghĩa theo phƣơng thức mở rộng ý nghĩa nên
mang nghĩa trừu tƣợng chỉ cái cốt lõi quý giá nhất.

11


Ngƣời Việt trƣớc đây, khi tiếp thu từ Hán qua việc học chữ Hán, thì có khả
năng nhận thức theo kiểu chiết tự nêu trên của ngƣời Hán. Nhƣng từ khi chữ Quốc
ngữ thay thế cho chữ Hán thì những ngƣời khơng có vốn Hán học hồn tồn khơng
thể có khả năng tri nhận kiểu chiết tự nhƣ đã đƣợc đề cập ở trên. Cảm thức về nghĩa
của từ Hán Việt ở đại đa số ngƣời Việt lúc này trở nên mơ hồ. Những ngƣời vốn
Hán học mỏng, yếu cũng khó nắm bắt chính xác nghĩa của chúng. Song bên cạnh
đó, nhờ những yếu tố đơn tiết Hán Việt đi vào những kết hợp đa tiết mang tính cố
định cao, có tính thành ngữ về nghĩa, tạo nên những loạt từ gần nghĩa hoặc đồng
nghĩa, cho nên các từ Hán Việt, cả những yếu tố Hán Việt, có khả năng đa hƣởng về
nghĩa. Nghĩa là một từ hay một yếu tố Hán Việt xuất hiện có khả năng kích thích ta
liên tƣởng đến những trƣờng hợp gần gũi về nghĩa.
1.1.3.3. Đặc điểm ngữ pháp
Phần nhiều từ đơn tiết Hán Việt đã ăn sâu vào tiếng Việt, nên rất khó nhận biết
nó là từ ngoại lai. Đối với từ đa tiết Hán Việt có thể thấy rõ hơn một số đặc điểm
ngữ pháp ở chúng nhƣ sau:
Đặc điểm thứ nhất: trật tự các thành tố cấu tạo từ ghép chính - phụ Hán Việt
khác với từ ghép chính - phụ thuần Việt. Từ ghép chính - phụ Hán Việt, có thành tố
phụ đứng trƣớc, thành tố chính đứng sau; từ ghép chính - phụ thuần Việt thì ngƣợc
lại: yếu tố chính trƣớc, phụ sau. Ví dụ: pháp chế (Hán Việt), bàn tay (thuần Việt);

quan chế (Hán Việt), cà chua (thuần Việt); độc giả (Hán Việt), mát tay (thuần
Việt); lạc diệp (Hán Việt), làm lành (thuần Việt). Một số từ Hán Việt tuy có cấu
trúc chính phụ (thành tố chính thƣờng chỉ hoạt động; thành tố phụ bổ sung ý nghĩa
nào đó cho thành tố chính), nhƣng các kết hợp này khơng bao giờ thay đổi trật tự, ví
dụ: hợp lí, thất học,…
Đặc điểm thứ hai: những từ ghép đẳng lập Hán Việt, ví dụ: hạnh phúc, phú
quý, cơ hàn, tán thưởng, phong phú, thích hợp, trang nghiêm,… khác với từ ghép
đẳng lập thuần Việt ở chỗ là vị trí của các thành tố cấu tạo hầu nhƣ cố định, tức cả
kết hợp có tính cố định rất cao (trừ một vài trƣờng hợp nhƣ: đơn giản = giản đơn;
tranh đấu = đấu tranh).

12


Đặc điểm thứ ba: trong vốn từ đa tiết Hán Việt, có một số yếu tố (tiền tố hay
hậu tố) có khả năng sản sinh: sĩ, giả, viên, nhân, phi, vơ, sở, bất,… Ví dụ: chiến sĩ,
bác sĩ, thạc sĩ, tiến sĩ,…; khán giả, thính giả, độc giả,…; giáo viên, thành viên, hội
viên…; phạm nhân, tội nhân, công nhân, thương nhân,…; phi lí, phi nghĩa, phi
pháp,…; vơ lí, vơ can, vô tội, vô danh,…; sở trường, sở đoản, sở hữu, sở nguyện,…;
bất công, bất động sản, bất trắc,… những tiền tố, hậu tố có khả năng sản sinh này
thƣờng rơi vào các từ loại thuộc nhóm hƣ từ nhiều hơn là các từ loại thuộc nhóm
thực từ; các từ loại thuộc nhóm phủ định từ nhiều hơn là khẳng định từ.
Đặc điểm thứ tƣ là: từ Hán Việt đƣợc sản sinh theo phong ngôn của ngƣời
Việt:
+ Sử dụng các yếu tố gốc Hán để tạo đơn vị mới, ví dụ: y sĩ, thể cơng, phi
cơng, ám ảnh, an trì, tiểu đoàn, đại đội, trung đội, đại tá, thiếu tá,…
+ Kết hợp một yếu tố Hán và một yếu tố thuần Việt để tạo nên đơn vị mới, ví
dụ: binh lính, cướp đoạt, đói khổ, kẻ địch, súng trƣờng, … (những yếu tố Hán Việt
đƣợc in đậm).
1.1.3.4. Đặc điểm phong cách

Từ Hán Việt thƣờng mang ý nghĩa trừu tƣợng, khái quát cho nên thƣờng phù
hợp với phong cách sách vở. Từ Hán Việt có sắc thái trang trọng, cổ kính, nó không
chỉ phù hợp với phong cách sách vở, với không khí giao tiếp trang trọng mà cịn
phù hợp với cách miêu tả tĩnh tại.
1.2. Con ngƣời và thơ Nôm của Hồ Xuân Hƣơng
1.2.1. Con ngƣời của Hồ Xuân Hƣơng
1.2.1.1. Cuộc đời
Đã có khơng ít học giả tìm hiểu về cuộc đời của Hồ Xuân Hƣơng, nhƣng vẫn
chƣa có sự thống nhất về thân phụ cũng nhƣ năm sinh, năm mất của Bà. Khảo sát
các cơng trình nghiên cứu đi trƣớc, hầu hết các học giả đều thống nhất: Hồ Xuân
Hƣơng thuộc dịng họ Hồ ở làng Quỳnh Đơi, huyện Quỳnh Lƣu, tỉnh Nghệ An.
Song về năm sinh, năm mất và thân phụ của Bà cịn có nhiều ý kiến khác nhau.

13


×