Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Bai Tap Luong Tu Anh Sang 8

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (126.43 KB, 3 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>ÔN TẬP CHƯƠNG 6 – LƯỢNG TỬ ÁNH SÁNG I. Hiện tượng quang điện. Thuyết lượng tử ánh sáng. 1. Lí thuyết Lập bảng so sánh hiện tượng quang điện trong và hiện tượng quang điện ngoài các nội dung sau: Định nghĩa, điều kiện xảy ra, đối tượng. Nêu giả thuyết Plang và nội dung thuyết lượng tử ánh sáng. Nêu bản chất và tính chất của ánh sáng. Chất quang dẫn là gì? Ví dụ. Quang điện trở là gì? Cấu tạo và nguyên tắc hoạt động. Pin quang điện là gì? Nguyên tắc hoạt động. 2. Bài tập Một số hằng số: h = 6,625.10-34J.s c = 3.108 m/s e = 1,6.10-19 C me = 9,1.10-31Kg Dạng 1.Xác định lượng tử ánh sáng, bước sóng. 1. Năng lượng một photon của ánh sáng có bước sóng 6,625.10-7m là A. 10-19J B. 10-18J C. 3.10-20J D. 3.10-19J 2. Bức xạ màu vàng của natri có bước sóng 0,59 μm. Năng lượng của phôtôn tương ứng có giá trị nào sau đây ? A.2,0 eV B. 2,1 eV. C. 2,2 eV. D. 2,3 eV. 3. Năng lượng của phôtôn là 2,8.10-19J. Bước sóng của ánh sáng là A. 0,71 m. B. 0,66 m. C. 0,45 m. D. 0,58 m. 4. Ion crôm phát ra ánh sáng đỏ có bước sóng 0,694  m . Năng lượng của phôtôn ánh sáng này bằng bao nhiêu ? A. Không xác định. B. 2,98 eV. C. 1,79 eV. D. 1,79.106 eV Dạng 2. Xác định giới hạn quang điện, công thoát. 1. Chiếu một chùm bức xạ đơn sắc vào một tấm kẽm có giới hạn quang điện 0,35μm. Hiện tượng quang điện sẽ không xảy ra khi chùm bức xạ có bước sóng : A. 0,1 μm B. 0,2 μm C. 0,3 μm D. 0,4 μm 2. Catốt của tế bào quang điện làm bằng vônfram. Biết công thoát êlectron đối với vônfram là 7,2.10 -19 J. Giới hạn quang điện của vônfram là bao nhiêu ? A. 0,276 μm. B. 0,375 μm. C. 0,425 μm. D. 0,475 μm. 3. Giới hạn quang điện của niken là 248nm, thì công thoát của êlectron khái niken là bao nhiêu ? A. 5 eV B. 50 eV C. 5,5 eV D. 0,5 eV 4. Giới hạn quang điện của kẽm là 0,35  m . Tính công thoát của êlectron theo đơn vị jun ? A. 5,0. 10-10J. B. 5,678. 10-19J. C. 4,14. 10-20J. D. 5,678 J.  m 5. Giới hạn quang điện của đồng là 0,3 . Công thoát của êlectron khỏi đồng là A. 1,41 eV. B. 1,6. 10-19 eV. C. 5,0 eV. D. 4,14 eV. 6. Công thoát electron ra khỏi kim loại A = 6,625.10-19 J. Giới hạn quang điện của kim loại đó là A. 0,300 m. B. 0,295 m. C. 0,375 m. D. 0,250 m. 7. Công thoát electron của một kim loại là A = 4eV. Giới hạn quang điện của kim loại này là A. 0,28 m. B. 0,31 m. C. 0,35 m. D. 0,25 m. 8. Công thoát electron của kim loại làm catôt của một tế bào quang điện là 4,5 eV. Chiếu vào catôt lần lượt các bức xạ có bước sóng 1 = 0,16 m, 2 = 0,20 m, 3 = 0,25 m, 4 = 0,30 m, 5 = 0,36 m, 6 = 0,40 m. Các bức xạ gây ra được hiện tượng quang điện là A. 1, 2. B. 1, 2, 3. C. 2, 3, 4. D. 4, 5, 6. TRẮC NGHIỆM LÍ THUYẾT Câu 1. Công thức liên hệ giữa giới hạn quang điện 0, công thoát A, hằng số Plăng h và vận tốc ánh sáng c là A.. λ0 =. hA . c. B. 0.A = hc.. C.. λ0 =. A . hc. D.. λ0 =. c hA. . Câu 2. Chọn câu đúng. Hiện tượng quang điện sẽ không xảy ra nếu chiếu ánh sáng hồ quang vào một tấm kẽm. A. tích điện âm. B. tích điện dương. C. không tích điện. D. được che chắn bằng một tấm thuỷ tinh dày. Câu 3. Công thức tính năng lượng của một lượng tử năng lượng theo bước sóng ánh sáng là công thức nào sau đây? A.. ε =hλ. B.. ε=. h λ. C.. ε =hc λ. D.. ε=. hc λ. Câu 4. Lần lượt chiếu hai bức xạ có bước sóng 1 = 0,75 m và 2 = 0,25m vào một tấm kẻm có giới hạn quang điện 0 = 0,35 m. Bức xạ nào gây ra hiện tượng quang điện? A. Cả hai bức xạ. B. Chỉ có bức xạ 2. C. Không có bức xạ nào. D. Chỉ có bức xạ 1. Câu 5. Giới hạn quang điện tuỳ thuộc vào A. bản chất của kim loại. B. điện áp giữa anôt và catôt của tế bào quang điện..

<span class='text_page_counter'>(2)</span> C. bước sóng của ánh sáng chiếu vào catôt. D. điện trường giữa anôt và catôt. Câu 6. Nguyên tắc hoạt đông của quang trở dựa vào hiện tượng A. quang điện bên ngoài. B. quang điện bên trong. C. phát quang của chất rắn. D. vật dẫn nóng lên khi bị chiếu sáng. Câu 7. Pin quang điện hoạt động dựa vào A. hiện tượng quang điện ngoài. B. hiện tượng quang điện trong. C. hiện tượng tán sắc ánh sáng . D. sự phát quang của các chất. Câu 8. Hiện tượng quang điện trong là hiện tượng A. electron thoát khỏi bề mặt kim loại khi bị chiếu sáng thích hợp. B. giải phóng electron thoát khỏi mối liên kết trong chất bán dẫn khi được chiếu sáng thích hợp. C. giải phóng electron khỏi kim loại khi bị đốt nóng. D. giải phóng electron khỏi một chất bằng cách dùng ion bắn phá. Câu 9. Khi nói về thuyết lượng tử ánh sáng, phát biểu nào sau đây là đúng? A. Năng lượng phôtôn càng nhỏ khi cường độ chùm ánh sáng càng nhỏ. B. Phôtôn có thể chuyển động hay đứng yên tùy thuộc vào nguồn sáng chuyển động hay đứng yên. C. Năng lượng của phôtôn càng lớn khi tần số của ánh sáng ứng với phôtôn đó càng nhỏ. D. Ánh sáng được tạo bởi các hạt gọi là phôtôn. Câu 10. Pin quang điện là nguồn điện hoạt động dựa trên hiện tượng A. quang điện trong. B. huỳnh quang. C. quang – phát quang. D. tán sắc ánh sáng. Câu 11. Phát biểu nào sau đây sai khi nói về phôtôn ánh sáng? A. phôtôn chỉ tồn tại trong trạng thái chuyển động. B. Mỗi phôtôn có một năng lượng xác định. C. Năng lượng của phôtôn ánh sáng tím lớn hơn năng lượng phôtôn ánh sáng đỏ. D. Năng lượng của các phôtôn của các ánh sáng đơn sắc khác nhau đều bằng nhau. Câu 12. Quang điện trở được chế tạo từ A. chất bán dẫn và có đặc điểm là dẫn điện kém khi không bị chiếu sáng và dẫn điện tốt khi được chiếu ánh sáng thích hợp. B. kim loại và có đặc điểm là điện trở suất của nó tăng khi có ánh sáng thích hợp chiếu vào. C. chất bán dẫn và có đặc điểm là dẫn điện tốt khi không bị chiếu sáng và trở nên dẫn điện kém khi được ánh sáng thích hợp chiếu vào. D. kim loại và có đặc điểm là điện trở suất của nó giảm khi có ánh sáng thích hợp chiếu vào. Câu 13. Pin quang điện là nguồn điện, trong đó A. hóa năng được biến đổi trực tiếp thành điện năng. B. quang năng được biến đổi trực tiếp thành điện năng. C. cơ năng được biến đổi trực tiếp thành điện năng. D. nhiệt năng được biến đổi trực tiếp thành điện năng. Câu 14. Gọi năng lượng của phôtôn ánh sáng đỏ, ánh sáng lục và ánh sáng tím lần lượt là Đ, L và T thì A. T > L > eĐ. B. T > Đ > eL. C. Đ > L > eT. D. L > T > Đ. Câu 15. Khi nói về phôtôn, phát biểu nào dưới đây là đúng? A. Với mỗi ánh sáng đơn sắc có tần số f, các phôtôn đều mang năng lượng như nhau. B. Năng lượng của phôtôn càng lớn khi bước sóng ánh sáng ứng với phôtôn đó càng lớn. C. Năng lượng của phôtôn ánh sáng tím nhỏ hơn năng lượng của phôtôn ánh sáng đỏ. D. Phôtôn có thể tồn tại trong trạng thái đứng yên Câu 16. Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về hiện tượng quang dẫn ? A. hiện tượng quang dẫn là hiện tượng giảm mạnh điện trở của chất bán dẫn khi bị chiếu sáng. B. Trong hiện tượng quang dẫn, electron được giải phóng ra khỏi khối bán dẫn. C. một trong những ứng dụng quan trọng của hiện tượng quang dẫn là việc chế tạo đèn ống( đèn nêon). D. Trong hiện tượng quang dẫn, năng lượng cần thiết để giải phóng electron liên kết thhành electron dẫn cũng được cung cấp bởi nhiệt. Câu 17. Phát biểu nào sau đây nói về lưỡng tính sóng hạt là không đúng ? A. Hiện tượng giao thoa ánh sáng thể hiện tính chất sóng. B. Hiện tượng quang điện, ánh sáng thể hiện tính chất hạt. C. Sóng điện từ có bước sóng càng ngắn càng thể hiện rõ tính chất sóng. D. Các sóng điện từ có bước sóng càng dài thì tính chất sóng thể hiện rõ hơn tính chất hạt. Câu 18. theo quang điểm của thuyết lượng tử phát biểu nào sau đây là không đúng? A. Chùm ánh sáng là một dòng hạt, mỗi hạt là một phôtôn mang năng lượng. B. Cường độ chùm sáng tỉ lệ thuận với số phôtôn trong chùm. C. Khi ánh sáng truyền đi các phôtôn ánh sáng không đổi, không phụ thuộc khoảng cách đến nguồn sáng. D. Các phôtôn có năng lượng bằng nhau vì chúng lan truyền với vận tốc bằng nhau. Câu 19. Giới hạn quang điện của mỗi kim loại là A. Bước sóng dài nhất của bức xạ chiếu vào kim loại đó mà gây ra được hiện tượng quang điện. B. Bước sóng ngắn nhất của bức xạ chiếu vào kim loại đó mà gây ra được hiện tượng quang điện..

<span class='text_page_counter'>(3)</span> C. Công nhỏ nhất dùng để bứt êlectron ra khỏi bề mặt kim loại đó. D. Công lớn nhất dùng để bứt êlectron ra khỏi bề mặt kim loại đó. Câu 20. Phát biểu nào sau đây không phù hợp với thuyết lượng tử ánh sáng ? A. Với mỗi ánh sáng đơn sắc có tần số f, các phôtôn đều giống nhau, mỗi phôtôn mang năng lượng bằng hf. B. Ánh sáng được tạo bởi các hạt gọi là phôtôn. C. Trong mọi môi trường, phôtôn bay với tóc độ c = 3. 108 m/s dọc theo các tia sáng. D. Mỗi lần một nguyên tử hay phân tử phát xạ hoặc hấp thụ ánh sáng thì chúng hấp thụ hoặc phát xạ 1 phôtôn. Câu 21. Tìm phát biểu sai khi nói về pin quang điện ? A. Là pin chạy bằng năng lượng ánh sáng. B. Pin hoạt động dựa vào hiện tượng quang điện trong xảy ra bên cạnh 1 lớp chặn p-n. C. Pin quang điện biến đổi trực tiếp quang năng thành điện năng. D. Là pin làm bằng chất phát quang nên phát được ánh sáng. II. Hiện tượng quang phát quang 1. Lí thuyết Hiện tượng quang phát quang là gì ? Ví dụ. Phân biệt hiện tượng huỳnh quang và lân quang. Đặc điểm của ánh sáng huỳnh quang. 2. Bài tập Câu 1 Khi chiếu vào một chất lỏng ánh sáng màu chàm thì ánh sáng huỳnh quang phát ra không thể là A. ánh sáng màu tím. B. ánh sáng màu vàng. C. ánh sáng màu đỏ. D. ánh sáng màu lục Câu 2. Sự phát sáng của vật nào dưới đây là sự phát quang? A. Tia lửa điện. B. Bóng đèn ống. C. Hồ quang. D. Bóng đèn pin. Câu 3. Nếu ánh sáng kích thích là ánh sáng màu lam thì ánh sáng huỳnh quang không thể là ánh sáng màu nào dưới đây ? A. Ánh sáng lục. B. Ánh sáng chàm. C. Ánh sang đỏ. D. Ánh sáng vàng. Câu 4. Sự phát sáng của vật (hay con vật) nào dưới đây là hiện tượng quang – phát quang? A. một miếng nhựa phát quang. B. bóng bút thử điện. C. con đom đóm. D. Màn hình vô tuyến. Câu 5. Một chất phát quang phát ra ánh sáng màu lục. Chiếu ánh sáng nào dưới đây vào chất đó thì nó sẽ phát quang? A. ánh sáng màu tím. B. ánh sáng màu vàng. C. ánh sáng màu vàng. D. ánh sáng màu đỏ. III. Mẫu nguyên tử Bo. Sơ lược về laser 1. Lí thuyết Nêu các tiên đề của Bo về cấu tạo nguyên tử. Laser là gì? Phân loại. Nêu đặc điểm của chùm sáng do laser phát ra. Ứng dụng của laser. 2. Bài tập Câu 1. Một nguyên tử chuyển từ trạng thái dừng năng lượng E n = -1,5 eV sang trạng thái dừng năng lượng E m = -3,4 eV. Tần số của bức xạ mà nguyên tử phát ra là A. 6,54.1012 Hz. B. 4,59.1014 Hz. C. 2,18.1013 Hz. D. 5,34.1013 Hz. Câu 2. Nguyên tử hiđrô ở trạng thái dừng mà có thể phát ra được 3 bức xạ. Ở trạng thái này electron đang chuyển động trên quỹ đạo dừng A. M. B. N. C. O. D. P Câu 3. Khi nói về tia laze, phát biểu nào dưới đây là sai? Tia laze có A. độ đơn sắc không cao. B. tính định hướng cao. C. cường độ lớn. D. tính kết hợp rất cao. Câu 4. Trong mẫu nguyên tử Bo, trạng thái dừng cơ bản là trạng thái A. mà ta có thể tính được chính xác năng lượng của nó. B. nguyên tử không hấp thụ năng lượng. C. nguyên tử không bức xạ năng lượng. D. mà năng lượng của nguyên tử không thể thay đổi được. Câu 5. Laze rubi biến đổi A. điện năng thành quang năng. B. quang năng thành quang năng. C. quang năng thành điện năng. D. nhiệt năng thành quang năng. Câu 6. Màu của laze rubi là do ion nào phát ra? A. ion crôm. B. ion nhôm. C. ion ôxi. D. các ion khác. Câu 7. Laze là nguồn sáng phát ra: A. Chùm sáng song song, kết hợp, cường độ lớn. B. một số bức xạ đơn sắc song song, kết hợp, cường độ lớn. C. chùm sáng đơn sắc song song, kết hợp, cường độ lớn. D. chùm sáng trắng song song, kết hợp, cường độ lớn. Câu 8. Chọn câu đúng ? Trạng thái dừng là: A. Trạng thái ổn định của hệ thống nguyên tử. B. Trạng thái êlectron không chuyển động quanh hạt nhân. C. Trạng thái đứng yên của nguyên tử. D. Trạng thái hạt nhân không dao động. Câu 9. câu đúng: Chùm laze do rubi phát ra có màu: A. tím. B. xanh. C. đỏ. D. hồng..

<span class='text_page_counter'>(4)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×