Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

DI TICH LICH SU CAN CU DONG RUM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (126.45 KB, 4 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>SỞ GIÁO DỤC&ĐÀO TẠO TÂY NINH PHÒNG GD & ĐT TÂN CHÂU TRƯỜNG THCS ĐỒNG RÙM. CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ______________ Tân Thành , ngày22 tháng 02 năm 2013. BÁO CÁO VỀ DI TÍCH LỊCH SỬ CẤP QUỐC GIA Kính gửi: - Thường trực Ban chỉ đạo Phong trào thi đua - “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, Bộ GD&ĐT 1. Thông tin về di tích lịch sử trường nhận hỗ trợ chăm sóc trong phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”: 1.1 . Tên di tích: CĂN CỨ XỨ ỦY NAM BỘ -X40 ĐỒNG RÙM ( CĂN CỨ ĐỒNG RÙM) 1.2 . Loại công trình: Bia và hiện trạng rừng 1.3 . Loại di tích: Lịch sử 1.4 . Quyết định: Đã xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia theo quyết định số 61/1999/QĐBVHTT ngày 13/9/1999.. 1.5 . Địa chỉ di tích: Ấp Đồng Rùm , xã Tân Thành , Huyện Tân Châu , Tỉnh Tây Ninh 1.6 . Ảnh di tích và HS chăm sóc di tích . ( có file ảnh kèm theo dạng zip –nén ) 2. Nội dung báo cáo 2.1. Tóm lược thông tin về di tích : A. Vị trí : Phía Bắc Tây Ninh vào thời kháng Pháp nguyên là một vùng hoang sơ , cây rừng dày đặc , dân cư chưa có . Vùng đất Đồng Rùm lúc này chưa hình thành rõ rệt do chưa phân ranh giới tuyến xã , trực thuộc Huyện Dương Minh Châu ngày trước .Ngày nay ranh giới cụ thể của Đồng Rùm là thuộc địa phận của xã Tân Thành Huyện Tân Châu Tỉnh Tây Ninh với diện tích khoảng 32 héc ta với nhiều loại cây rừng được bảo tồn nguyên hiện trạng sau chiến tranh B. Tên Đồng Rùm được hình thành như thế nào ? : Theo nghiên cứu tài liệu về địa lí và theo lời kể những người già cố cựu ở đây , chúng tôi có thể tạm giải thích như sau : Đồng này ngày xưa có nhiều cây rùm đuôn (còn kêu chùm đuôn) nên gọi là Đồng Rùm.Đây là một cái tên có rất từ lâu đời do những người đi rừng ngày trước gọi khi họ đến đây săn bắn , từ đó hình thành nên cái tên Đồng Rùm – một căn cứ Lịch sử nổi tiếng sau này C. Lịch sử hình thành khu căn cứ lịch sử Đồng Rùm : Vào thời điểm khoảng cuối năm 1946, Ủy ban hành chính kháng chiến tỉnh Tây Ninh triển khai chiến lược trường kỳ kháng chiến lấy rừng núi lập chiến khu kháng pháp. Chi đội 11 Tây Ninh rút ra rừng Đồng Rùm, lập căn cứ ở đây. Trong quá trình chiến đấu, chi đội đã phát triển thành.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Trung đoàn 311 và xây dựng công binh xưởng cung cấp vũ khí cho lực lượng kháng chiến Tây Ninh. Những năm 1950 – 1951, từ Đồng Tháp, Xứ ủy Nam Bộ chuyển về Tây Ninh lập căn cứ tại Đồng Rùm. Đồng chí Lê Duẩn, Bí thư Xứ ủy và các đồng chí trong Xứ ủy gồm :Phó Bí thư là Lê Đức Thọ, sau là Phạm Hùng. Các ủy viên: Phạm Hùng, Ung Văn Khiêm, Hà Huy Giáp, Nguyễn Văn Kỉnh. đã đóng tại đây. Lúc này căn cứ Xứ ủy Nam bộ từ Đồng Tháp đã chuyển về tại đây , đặt phiên hiệu là X40. Về sau X40 phát triển liên hoàn với chiến khu Dương Minh Châu, chiến khu D, hình thành hệ thống chiến khu B và C, tạo thế liên hoàn thành đồng vách sắt. Trong giai đoạn 1954 – 1960, Đồng Rùm vẫn là căn cứ Xứ ủy Nam bộ, mặc dù phải phân tán, di chuyển nhiều nơi kể cả Mã Đà ( Đồng Nai ) , chiến khu Đ, nhưng đến năm 1961, sau khi thành lập TW Cục (thay thế Xứ ủy) thì nơi đây vẫn là một trong những căn cứ của Đảng để lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước đến ngày toàn thắng. Chính vùng đất này là đại bản doanh – cơ quan đầu não của cách mạng miền Nam, Mỹ – ngụy mở nhiều cuộc càn quy mô lớn, hòng tiêu diệt các cơ quan đầu não của cách mạng miền Nam như : TW Cục miền Nam; MTDTGPMNVN; Sư đoàn chủ lực (Sư đoàn 5; Sư đoàn 7; Sư đoàn 9). Nhưng chúng đã hoàn toàn thất bại. Đồng Rùm đi vào lịch sử chiến tranh như là nơi Mỹ đổ quân xuống miền Đông trong trận càn Junction City , theo đại tá Phạm Hữu Thắng (Viện LSQS Việt Nam) thì “Trong cuộc hành quân này, quân Mỹ đã huy động tới 31 tiểu đoàn bộ binh, 8 tiểu đoàn tăng thiết giáp, 17 tiểu đoàn pháo (256 khẩu), 9 phi đoàn máy bay phản lực chiến đấu, 5 tiểu đoàn máy bay trực thăng vũ trang, 3 phi đoàn máy bay vận tải, 22 máy bay trinh sát cùng một lữ đoàn thủy quân lục chiến và 8 đại đội biệt kích ngụy, với quân số khoảng 45.000 tên và hơn 1000 xe tăng, xe thiết giáp.” Cũng theo tác giả này: “Trận tập kích Đồng Rùm là trận đánh lớn nhất của chiến dịch phản công đánh bại cuộc hành quân Gian-xơn Xi-ty” và “tiêu diệt được cơ bản cụm quân địch ở Đồng Rùm, góp phần đánh bại âm mưu tạo bàn đạp tiến công căn cứ Dương Minh Châu của địch.” (trích báo Quân đội Nhân dân, ngày 6/4/2008). Cụ thể , theo tài liệu lịch sử ghi lai : Junction City (thường phiên âm thành Gian-xơn Xi-ty) là một chiến dịch kéo dài 53 ngày của Quân đội Mỹ và Quân lực Việt Nam Cộng hòa nhắm vào các căn cứ của lực lượng Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam ở chiến khu C-vùng Lò Gò - Xa Mát ngày nay (phía Việt Nam Cộng hòa gọi là vùng 3 chiến thuật) vào đầu năm 1967. Đây là cuộc hành quân lớn nhất của Mỹ trong Chiến tranh Việt Nam - và kéo dài từ 22 tháng 2 đến 15 tháng 4 năm 1967 để đánh vào vùng của Việt Cộng nhưng đã thất bại.Chính chiến dịch Junction City và trận đánh ác liệt tại cứ điểm Đồng Rùm đã biến căn cứ Đồng Rùm thành một địa danh lịch sử bất diệt . Trong ký ức của những cựu chiến binh, ngày xưa khu vực này bạt ngàn rừng. Sau những thất bại liên tiếp trên địa bàn Đông Nam Bộ, địch chọn khu vực này để đổ quân càn quét, tấn công tiêu diệt các căn cứ của cơ quan Trung ương Cục và Bộ tư lệnh Miền ở Tây Ninh. Lực lượng địch đổ xuống cứ điểm Đồng Rùm – cách căn cứ Đồng Rùm khoảng 2 cây số về phía tây , hiện nay thuộc tổ 1 ấp Tân Hòa , xã Tân Thành , Huyện tân châu , Tây Ninh - gồm 2 lữ đoàn quân Mỹ và hàng trăm quân ngụy cùng các loại vũ khí, phương tiện chiến tranh hiện đại. Theo Đại tá Trương Văn Đàng, nguyên Phó tham mưu trưởng Quân khu 7 kể lại : - Hồi đó, tôi là Trung đoàn trưởng Trung đoàn 2, Sư đoàn 9, Quân đoàn 4. Đơn vị tôi được sư đoàn giao nhiệm vụ tấn công trên hướng chủ yếu, phối hợp với các đơn vị bạn và LLVT địa phương tiêu diệt cứ điểm Đồng Rùm. Chúng tôi tổ chức hành quân chiếm lĩnh trận địa và tấn công địch vào.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> ban đêm. Cuộc chiến đấu diễn ra rất căng thẳng, ác liệt. Ta và địch giành giật nhau từng lùm cây, bụi cỏ và cuối cùng chúng ta đã chiến thắng. Tuy nhiên, để có được thắng lợi, hơn 600 cán bộ, chiến sĩ của Trung đoàn 2và Trung Đoàn 16 , Sư đoàn 9, Quân đoàn 4 đã anh dũng hy sinh. Đến nay, mặc dù các cấp các ngành, đơn vị đã cố gắng bằng mọi khả năng để tìm kiếm, quy tập, nhưng nhiều liệt sĩ vẫn chưa tìm được hài cốt. Qua hơn 30 năm , quân đoàn 4 đã trở lại tại cứ điểm Đồng Rùm , kết hợp cùng địa phương xây dựng nhà Bia Tưởng niệm các Liệt sỹ đã ngã xuống trên mảnh đất này . Trong Khu di tích Đồng Rùm ngày nay , ngoài Căn cứ Đồng Rùm , sau khi được công nhận khu di tích Lịch sử , Nhà Nước đã tiến hành xây Bia tưởng niệm (ảnh ) và một cánh rừng lớn được bảo tồn như một chứng tích lịch sử cho một căn cứ quan trọng của MTDTGPMNVN xưa kia (nay thuộc Ấp Đồng Rùm xã Tân Thành , Tân Châu , Tây Ninh ) thì còn phải kể đến Nhà Bia Tưởng Niệm hơn 600 Liệt sỹ tại Tổ 1 Ấp Tân Hòa , xã Tân Thành , huyện Tân Châu mới được Quân Đoàn 4 xây dựng năm 2010 (cách căn cứ Đồng Rùm khoảng 2 km về hường tây Ngày nay, những căn cứ ấy, những địa danh ấy đã luôn được trân trọng giữ gìn, để các thế hệ mai sau hiểu được một thời vẻ vang – oanh liệt trong thời kỳ chống Mỹ cứu nước ở vùng căn cứ của cán bộ, chiến sĩ và các đồng chí lãnh đạo của Đảng trên đại bản doanh của cách mạng miền Nam.. 2.2. Một số hoạt động nhà trường đã làm trong nội dung chăm sóc di tích lịch sử nói trên : Thực hiện một trong những mục tiêu quan trọng của việc xây dựng phong trào thi đua “ Trường học thân thiện - Học sinh tích cực ” là đưa học sinh đến với di tích , di sản văn hóa , Ban Hoạt Động Ngoài giờ Lên Lớp Trường THCS Đồng Rùm đã tiến hành xây dựng kế hoạch hoạt động ngay từ đầu năm học với mục tiêu tạo những hiệu ứng xã hội thật tốt , cho học sinh có cơ hội được học tập thông qua hoạt động ngoại khóa , từ đó giúp các em hiểu sâu về truyền thống lịch sử đấu tranh hào hùng của các thế hệ cha ông tại địa phương mình , cũng như gần gũi hơn và có trách nhiệm hơn với quê hương đất nước . Thông qua các buổi thực tế ngoại khóa , các em sẽ nắm bắt được các bài học lịch sử sinh động hơn so với lý thuyết đơn điệu trong sách . Cụ thể nhà trường đã tiến hành xây dựng thực hiện các hoạt động như sau : - Giáo dục Lịch sử Địa Phương , đặc biệt là khu căn cứ Đồng Rùm và các trận đánh oanh liệt của quân đoàn 4 trong các tiết Ngoài giờ lên lớp trong lớp học . - Tổ chức các buổi nói chuyện , giao lưu với các cựu chiến binh về các trận đánh hào hùng tại cứ điểm Đồng Rùm trong các tiết sinh hoạt dưới cờ - Lên Lịch lao động vệ sinh khu nhà Bia tưởng Niệm liệt sỹ hàng tháng ( 2 lần /tháng ) , giao chi đội có trách nhiệm trông coi , bảo quản , chăm sóc hoa , cây cảnh quanh nhà tưởng Niệm - Tổ chức các cuộc thi hái hoa dân chủ tìm hiểu về căn cứ Đồng Rùm - Kết hợp giáo viên dạy Sử tổ chức một số buổi học dã ngoại khi tới bài học về Lịch sử địa phương , giáo viên sử có trách nhiệm hướng dẫn các em về thăm lại căn cứ Đồng rùm , kết hợp vệ sinh thông quan Bia tưởng niệm tại căn cứ 3. Đề xuất kiến nghị :.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> Hiện nay , khu di tích lịch sử Căn Cứ Đồng Rùm tại ấp Đồng Rùm , xã Tân Thành, huyện Tân Châu , Tây Ninh chỉ có một tấm bia Ghi nhận đây là khu di tích lịch sử và một cụm rừng được giữ nguyên trạng , tuy nhiên , việc bảo quản rừng này chưa thực sự tốt , còn rất nhiều người dân vào khu vực này để săn bắt các loài thú nhỏ , làm mất đi sự tôn kính đối với một khu di tích Lịch sử . chúng tôi kiến nghị chính quyền địa phương cần ngăn cấm người dân luồn tuôn vào đây săn bắt thú . Ngoài ra , chúng tôi cũng kiến nghị xây dựng tại nơi đây ( căn cứ Đồng Rùm ) một nhà tưởng niệm và ghi rõ lại lịch sử hình thành khu căn cứ và quá trình đấu tranh gian khổ của các vị lãnh đạo cách mạng Miền nam Việt Nam để các thế hệ học sinh cũng như người dân mỗi khi ghé thăm nơi đây có thể biết và hiểu rõ hơn những khó khăn gian khổ nhưng rất hào hùng của các thế hệ cách mạng cha ông ngày xưa ,vì thực tế ngày nay , tại căn cứ Đồng rùm chỉ tồn tại một tấm bia nhỏ chứng nhận nơi đây là khu di tích lịch sử . Xin vui lòng cung cấp thêm các thông tin sau để tiện liên hệ công tác: 1. Họ và tên hiệu trưởng Trần Thị Bích Thủy Chuyên ngành đào tạo : Sinh học . Năm tốt nghiệp đại học : 2005 Điện thoại: ……………………… Di động………………………........ Địa chỉ email: …………………………………………………………. 2. Họ và tên Tổng phụ trách Đội : An Ngọc Tú Chuyên ngành đào tạo Lịch Sử.Năm tốt nghiệp 2001 Điện thoại: ……………………… Di động: 0986297846 Địa chỉ email: 3. Địa chỉ trường: Ấp Tân Trung , Xã Tân Thành , Huyện Tân Châu , Tỉnh tây Ninh Điện thoại cố định của trường: 0663754542.

<span class='text_page_counter'>(5)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×