Phần mở đầu.
Được gọi là một ngành công nghiệp không khói, với tốc độ phát triển nhanh
và được coi là ngành kinh tế hàng đầu của thế giới thì du lịch đóng vai trò vô cùng
quan trọng đối với nền kinh tế toàn cầu. Đối với nước ta, qua các chỉ tiêu về lượng
khách, thu nhập, cơ hội việc làm và tỉ trọng GDP thì ngành du lịch đã khẳng định
được vai trò và vị thế của nó trong nền kinh tế quốc dân. Nó đã đóng góp một phần
vô cùng quan trọng vào tăng trưởng kinh tế, xóa đói, giảm nghèo, đảm bảo an sinh
xã hội, giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa, góp phần bảo vệ môi trường, giữ
vững an ninh, quốc phòng cho đất nước. Chính vì vậy, qua pháp lệnh Du lịch
(1999) Đảng và Nhà nước ta đã xác định “du lịch là một nền kinh tế tổng hợp quan
trọng mang nội dung văn hóa sâu sắc, có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa
cao”, và từ đó đã định hướng rằng “phát triển du lịch là một hướng chiến lược quan
trọng trong đường lối phát triển kinh tế- xã hội nhằm góp phần thực hiện công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” (Chỉ thị 46/CT-TW của Ban Bí thư TW Đảng
khóa VII, 1994). Với mục tiêu là “phát triển du lịch thực sự trở thành một ngành
kinh tế mũi nhọn” (Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX, 2001). Ngoài
ra, Đảng và Nhà nước ta đã đề ra chiến lược phát triển kinh tế- xã hội năm 2011-
2012 dựa trên tinh thần “đoàn kết, năng động, sáng tạo, đẩy mạnh sự nghiệp văn
hóa, thể thao và du lịch phát triển hiệu quả, bền vững” (Theo nghị quyết Đại hội
Đảng lần thứ XI). Qua đó chúng ta có thể thấy được việc phát triển kinh doanh
ngành du lịch đối với nền kinh tế nước nhà là có ý nghĩa vô cùng lớn lao và quan
trọng. Chính vì vậy, đối với mỗi cơ hội để phát triển ngành du lịch (mặc dù là rất
nhỏ) thì Đảng, Nhà nước và nhân dân ta cũng cần phải nắm bắt rồi nghiên cứu, tìm
hiểu một cách kỹ lưỡng để từ đó nâng cao hiệu quả kinh doanh du lịch nhằm góp
phần làm phát triển nền kinh tế đất nước, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân
dân ta.
Trong năm vừa qua, tình hình kinh tế- xã hội nước ta bị ảnh hưởng bởi bối cảnh
kinh tế Thế giới là vẫn chưa thoát khỏi khủng hoảng và suy thoái. Với khủng
hoảng nợ công ở Mỹ và một số nước Châu Âu như Hi Lạp, Italia…cùng với sự bất
ổn về chính trị, thiên tai, lũ lụt, động đất, sóng thần ở một số nước trên thế giới đã
tác động rất lớn đến nền kinh tế và hoạt động du lịch ở nước ta. Tuy vậy, năm 2011
vừa qua ngành du lịch Việt Nam cũng đã có những thuận lợi nhất định để tiếp tục
đà tăng trưởng của năm 2010. Năm 2011, trong nước đã có nhiều sự kiện được
diễn ra và đã có ảnh hưởng tích cực đối với ngành du lịch như: Đại hội Đảng toàn
quốc lần thứ XI, năm du lịch quốc gia Duyên hải Nam trung bộ và Phú Yên…đây
là những động lực quan trọng cho việc phát triển du lịch biển và nổi bật hơn nữa là
cuộc phát động bầu chọn Vịnh Hạ Long trở thành một trong bảy kỳ quan thiên
nhiên của Thế giới đã đem lại những thành tựu to lớn cho ngành Du lịch nước ta
nói chung và ngành Du lịch của tỉnh Quảng Ninh nói riêng.
Với một vẻ đẹp kỳ vĩ được tạo tác bởi tự nhiên, Vịnh Hạ Long đã xứng đáng đứng
trong hàng ngũ 7 kỳ quan thiên nhiên mới của Thế giới, cùng sánh vai với sáu kỳ
quan nổi tiếng, Vịnh Hạ Long đã giúp quảng bá sâu rộng hình ảnh của đất nước,
con người Việt Nam ra thế giới tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch góp
phần làm tăng trưởng nền kinh tế nước ta. Vịnh Hạ Long chính là niềm tự hào của
đất nước con người Việt Nam ta. Từ xưa, Danh nhân văn hóa Nguyễn Trãi đã
mệnh danh Hạ Long là “Kỳ quan đất dựng giữa trời cao”. Vừa là một kỳ quan,
Vịnh Hạ Long cũng chính là nơi gắn liền với lịch sử phát triển của dân tộc với các
địa danh đã vang tiếng như Vân Đồn (nơi có thương cảng nổi tiếng một
thời_1149), núi Bài Thơ- nơi lưu giữ bút tích của các vua chúa, danh nhân…hay
dòng sông Bạch Đằng là nơi diễn ra hai cuộc thủy chiến của quân đội thời Trần
chống quân xâm lược…Hơn đó nữa, Hạ Long còn được các nhà khoa học nghiên
cứu và chứng minh là một cái nôi của con người có nền văn hóa Hạ Long từ thời
kỳ Hậu đồ đá mới với những địa danh khảo cổ như Xích Thổ, Soi Nhụ…Hạ Long
còn là nơi tập trung đa dạng sinh học với các hệ sinh thái như là hệ sinh thái rạn
san hô, rừng ngập mặn, hệ sinh thái tùng áng…Với vô vàn loài động, thực vật
phong phú và quý hiếm… Tất cả những điều trên đã giúp cho Vịnh Hạ Long trở
thành một kỳ quan thiên nhiên mới của thế giới. Việc trở thành kỳ quan thiên nhiên
mới của Vịnh Hạ Long đã mở ra cho chúng ta những cơ hội vô cùng to lớn cho
ngành du lịch của tỉnh Quảng Ninh nói riêng và nền kinh tế chung của đất nước ta.
Tuy vậy, đồng hành cùng với những cơ hội to lớn đó cũng chính là những thách
thức đối với Đảng, Nhà nước và nhân dân ta, đòi hỏi cả nước ta phải có những
những chính sách, sách lược và những hành động cụ thể nhằm giữ vững và xứng
đáng với danh hiệu to lớn mà Vịnh Hạ Long đã đạt được. Trước nhận định đó, em
đã xây dựng bài viết “cơ hội và thách thức phát triển du lịch Vịnh Hạ Long sau khi
được công nhận là kỳ quan thiên nhiên thế giới” với sự hướng dẫn và giúp đỡ của
thầy giáo Nguyễn Văn Mạnh. Trong bài viết còn nhiều sai sót mong thầy chỉ bảo
để lần sau em xin sửa chữa. Em xin chân thành cảm ơn!
Chương 1: Tổng quan về Vịnh Hạ Long
1.1- Nguồn gốc, xuất xứ tên gọi Vịnh Hạ Long.
Được hình thành lâu đời từ những kiến tạo địa chất. Tuy nhiên, với trí tưởng tượng
phong phú cùng với tâm niệm về cội nguồn con Rồng cháu Tiên, người Việt thời
tiền sử giải thích sự xuất hiện của Vịnh Hạ Long qua một số những truyền thuyết
gắn liền với hình ảnh con vật linh thiêng nhất trong tâm trí người Việt, đó chính là
con Rồng. Một truyền thuyết kể rằng. Khi đất Việt bị giặc xâm chiếm, Ngọc
Hoàng đã phái Rồng mẹ cùng với đàn con xuống hạ giới giúp người Việt đánh tan
giặc. Khi đất nước thanh bình, thấy con người cần cù, yêu thương lẫn nhau cùng
với phong cảnh tuyệt đẹp Rồng mẹ cùng các con ở lại giới và đã biến thành những
đảo đá trên biển, tạo nên phong cảnh hung vĩ và làm thành bức tường thành vững
chắc giúp nhân dân ngăn chặn những chuyến thuyền của giặc. Nơi Rồng mẹ nằm
xuống chính là Vịnh Hạ Long ngày nay, nơi Rồng con đáp xuống chính là Bái Tử
Long và vùng Bạch Long Vĩ (bán đảo Trà Cổ ngày nay) chính là nơi mà đàn rồng
quẫy đuôi làm nước tung trắng xóa cả một vùng. Truyền thuyết khác lại kể rằng,
vào thời kỳ nọ khi đất nước bị xâm lấn đã có một con rồng bay dọc theo sông xuôi
về phía biển và hạ xuống vùng ven biển Đông Bắc tạo thành bức tường thành chắn
thủy quân của giặc. Chỗ rồng nằm xuống che chở cho đất nước gọi là Hạ Long.
Tên Hạ Long đã thay đổi nhiều lần qua các thời kỳ của lịch sử, gọi là Lục Châu,
Lục Hải hay An Bang, Hoa Phong, Hải Đông…Tên gọi Hạ Long có nghĩa là rồng
đáp xuống mới xuất hiện trong một số thư tịch và bản đồ hàng hải của Pháp từ cuối
thế kỷ 19. Theo tờ Tin tức Hải Phòng bằng tiếng Pháp đã viết về sự xuất hiện của 1
sinh vật giống con rồng trên khu vực Vịnh Hạ Long theo sự chứng kiến của viên
thuyền trưởng tàu Avalence, một thiếu úy người Pháp tên là Legderin cùng với các
thủy thủ trên tàu của ông. Đó là sự xuất hiện ba lần của con rắn biển khổng lồ vào
các năm 1898, 1900 và 1902. Chắc người Châu Âu đã liên tưởng con vật này giống
với con rồng huyền thoại trong tâm trí người Việt và người Châu Á nói chung. Có
lẽ với tất cả những yếu tố trên mà vùng biển đảo tỉnh Quảng Ninh được gọi bằng
cái tên Vịnh Hạ Long từ đó cho đến nay.
1.2- Các điều kiện tự nhiên
1.2.1- Vị trí địa lý
Nằm ở Đông bắc Việt Nam thuộc địa phận tỉnh Quảng Ninh, Vịnh Hạ Long có
diện tích 1553km
2
với 1969 hòn đảo lớn nhỏ, trong đó 90% là đảo đá vôi. Vịnh Hạ
Long có tọa độ từ 106
0
56’ đến 107
0
37’ kinh độ đông và 20
0
43’ đến 21
0
09’ vĩ độ
Bắc, phía Tây và Tây Bắc kéo dài từ huyện Yên Hưng qua thành phố Hạ Long, thị
xã Cẩm Phả đến hết huyện đảo Vân Đồn, phía Nam và Đông Nam giáp Vịnh Bắc
Bộ, Tây Nam giáp với đảo Cát Bà (Hải Phòng). Trên bản đồ thế giới chỉ ra Vịnh
Hạ Long có phía Bắc giáp với Trung Quốc, phía Đông giáp với biển Đông.
(Nguồn: www.vi.wikipedia.org/wiki/Vịnh_Hạ_Long)
1.2.2- Môi trường và khí hậu.
Khí hậu Vịnh Hạ Long phân hóa thành 2 mùa rõ rệt: mùa hạ nóng ẩm có nhiệt độ
khoảng 27-29 °C với mùa đông khô lạnh có nhiệt độ 16-18 °C, nhiệt độ trung bình
năm dao động trong khoảng 15-25 °C. Lượng mưa khoảng từ 2.000mm–2.200mm,
có tài liệu chi tiết hóa lượng mưa là 1.680mm với khoảng trên 300mm vào mùa
nóng nhất trong năm (từ tháng 6 đến tháng 8) và dưới 30mm vào mùa khô nhất
trong năm (từ tháng 12 đến tháng 2 năm sau). Hệ thủy triều của vịnh Hạ Long đặc
trưng với mức triều cường khoảng 3,5-4m/ngày. Độ mặn trong nước biển vùng
Vịnh dao động khoảng 31 đến 34.5MT vào mùa khô, vào mùa mưa mức này có thể
thấp hơn. Vịnh Hạ Long có mực nước biển khá cạn có độ sâu chỉ khoảng 6m đến
10m và bề mặt các đảo không giữ nước.
(Theo www.dulich-halong.net)
1.2.3- Dân số
Trong số tất cả các đảo thì hiện nay chỉ có khoảng 40 đảo là có dân sinh sống, qui
mô những đảo này từ vài chục đến hàng ngàn hecta chủ yếu tập trung ở phía Đông
và Đông Nam của vịnh. Trong nhiều năm gần đây, đã có nhiều vạn chài sống trôi
nổi trên mặt nước bắt đầu lên định cư trên một số đảo biến những đảo hoang sơ trở
thành trù phú và có dân cư đông đúc như hiện nay như đảo Sa Tô (thành phố Hạ
Long) và đảo Thắng Lợi (huyện đảo Vân Đồn).
Vịnh Hạ Long có dân số khoảng 1.540 người, tập trung nhiều ở các làng đánh cá
như Cửa Vạn, Ba Hang, Cặp Dè (thuộc phường Hùng Thắng, thành phố Hạ Long).
Dân cư sống phần lớn ở trên thuyền, trên nhà bè để tiện cho việc đánh bắt, nuôi
trồng và lai tạo các giống thủy, hải sản. Ngày nay, nhờ vào việc phát triển kinh
doanh du lịch mà cuộc sống người dân ở đây đã được nâng cao hơn.
1.1- Cảnh quan.
Vùng di sản thiên nhiên thế giới được UNESCO công nhận (vùng lõi- khu vực bảo
vệ I) có diện tích 434km², như một hình tam giác được giới hạn bởi ba đỉnh là đảo
Đầu Gỗ (phía Tây), hồ Ba Hầm (phía Nam) và đảo Cống Tây (phía Đông), gồm
775 đảo lớn nhỏ với nhiều hang động và bãi tắm. Vùng kế bên (vùng đệm) là di
tích danh thắng quốc gia đã được bộ Văn hóa Thông tin Việt Nam xếp hạng từ năm
1962 . Địa hình chủ yếu của Hạ Long là đảo, núi xen kẽ ở giữa là các trũng biển,
đây là vùng đất mặn có S ú V ẹt mọc và những đảo đá vôi vách đứng tạo nên một
cảnh quan tuyệt thế với những vẻ đẹp tương phản, kết hợp hài hòa, sinh động được
tạo thành bởi các yếu tố tự nhiên là: đá, nước và bầu trời.
1.3.1- Các hang động của Vịnh Hạ Long
Không những chỉ thu hút du khách bởi các đảo đá nên thơ, Vịnh Hạ Long còn làm
đắm say du khách bởi những chiếc thuyền dơi màu nâu đỏ đưa du khách vào cuộc
hành trình ngoạn cảnh rồi khám phá các đảo và thăm thú những hang động ẩn chứa
nhiều chứng tích lịch sử với những vẻ đẹp tuyệt thế được xây dựng bằng bàn tay
của tạo hóa. Các nhà thám hiểm địa chất người Pháp, khi nghiên cứu về vịnh Hạ
Long đầu thế kỷ 20 đã khẳng định rằng hầu hết những hang động ở đây đều được
kiến tạo trong thế Pleistocen kéo dài từ 2 triệu đến 11 ngàn năm trước, nằm trong 3
nhóm hang ngầm cổ, hang nền carxtơ và các hàm ếch biển.
• Hang Sửng Sốt:
Hang Sửng Sốt hay còn gọi là động Sửng Sốt nằm trên đảo Bồ Hòn ở trung tâm
vịnh Hạ Long, được người Pháp đặt tên "Grotte des surprises" (động của những kỳ
quan). Ðộng này rộng và đẹp vào bậc nhất của vịnh Hạ Long nằm ở vùng trung
tâm du lịch của Vịnh với hệ thống trong tuyến du lịch rất được ưa chuộng gồm bãi
tắm Ti Tốp - hang Bồ Nâu - động Mê Cung-hang Luồn - hang Sửng Sốt.
Hang có dạng ống, nằm ở độ cao 25m so với mực nước biển. Có diện tích khoảng
10.000m2, chiều dài hơn 200m, chỗ rộng nhất của hang là 80m, khoảng cách từ
trần hang xuống mặt đất xấp xỉ 20m.
Nhờ cửa hang mở rộng, hang Sửng Sốt được phát hiện khá sớm trên Vịnh Hạ Long
(cuối thế kỷ thứ XIX). Nhưng tên của hang mãi đến năm 1946 mới được xuất hiện
trên các phương tiện thông tin đại chúng. Năm 1999, hang đã được Ban quản lý
Vịnh Hạ Long tôn tạo và chính thức đi vào hoạt động phục vụ du khách. Hang có
hệ thống đường đi, ánh sáng để có thể quan sát và cảm nhận vẻ đẹp của những khối
nhũ, măng đá trong lòng hang. Ðường lên hang quanh co uốn với những bậc đá
ghép cheo leo, khúc khuỷu. Hang được chia làm hai ngăn chính, ngăn thứ nhất
trông giống như một nhà hát lớn, rộng thênh thang với trần hang phủ bằng các nhũ
đá, tượng, ngũ quả bằng đá như ở đây tồn tại một thế giới thần tiên, cổ tích. Ngăn
thứ hai được ngăn với ngăn thứ nhất bởi một lối đi hẹp. Khi bước vào, ngăn mở ra
một khung cảnh khác hoàn toàn với ngăn trước bởi lòng ngăn rộng lớn có thể chứa
được hàng ngàn người. Ngăn có những hình tượng khiến cho ta liên tưởng tới
truyền thuyết Thánh Gióng như cạnh lối ra vào là khối đá hình chú ngựa, thanh
gươm dài và ở trong lòng hang có những ao hồ nhỏ như trông giống như vết chân
ngựa của Thánh Gióng.
• Động Thiên Cung:
Nằm ở lưng chừng đảo Canh Độc, động Thiên Cung có độ cao 25m so với mực
nước biển. Khi bước vào, lòng động đột ngột mở ra một không gian có tiết diện
hình tứ giác với chiều dài hơn 130 mét, với các măng đá như một đền đài mỹ lệ.
Vách động cao, thẳng đứng được bao bởi các nhũ đá và trên mỗi vách động ấy
thiên nhiên đã khảm vào rất nhiều hình thù kỳ lạ, lý thú thu hút du khách. Động có
4 cột trụ lớn ở giữa động mà từ các chân cột tới đỉnh đều được chạm nổi các hình
thù như chim, cá, cảnh sinh hoạt của con người, hoa lá cành. Có những thạch nhũ
với hình tượng Nam Tào, Bắc Đẩu, tiên nữ múa hát… Trần hang có những hình
điêu khắc người, chim, hoa, muông thú đang dự tiệc…Tất cả đều do bàn tay nhào
nặn của tạo hóa qua hàng vạn năm mà tạo thành.
• Hang Đầu Gỗ:
Nhìn từ cửa Suốt vào hòn Canh độc, sẽ thấy đầu của hòn núi nhô ra trông như đầu
một cây gỗ nổi lập lờ trên mặt nước. Trên hai "đầu gỗ" có hai hốc lõm vào, trông
giống như "mắt gỗ" mà người thợ sơn tràng thường khoét vào đầu gỗ dể tiện cho
việc kéo gỗ khi khai thác. Những cư dân vạn chài đã căn cứ vào hình dáng đó mà
đặt tên là hang Đầu Gỗ, nơi họ thường lưu lại mỗi khi nghỉ ngơi, tránh dông bão.
Khi người Pháp lập bản đồ khu vực này đã theo như lời kể của cư dân mà ghi tên
thành hang "daugo”.
Cửa hang ở lưng chừng vách núi với lòng hang được chia làm ba ngăn chính. Ngăn
đầu có hình vòm cuốn ngập tràn ánh sáng tự nhiên, trần hang thì giống như một
bức tranh lớn vẽ cảnh thiên nhiên hoang sơ với những đàn voi, những chú hươu
sao, sư tử trong những tư thế thật sinh động. Nền hang là một rừng măng đá, nhũ
đá có nhiều mầu với những hình thù hiện ra theo từng trí tưởng tượng của mỗi
người. Ở giữa lòng hang là một cột trụ đá khổng lồ có những hình mây bay, long
phượng, hoa lá…Ngăn thứ bắt đầu bằng một khe cửa hẹp, lòng hang mở ra với ánh
sáng bên ngoài chiếu vào mờ ảo khiến những bức tranh đá trở nên long lanh, ẩn
hiện như hư ảo. Trong cùng hang có một giếng nước ngọt với những hình tượng
bằng đá trông như đang diễn tả một trận hỗn chiến kỳ lạ.
Năm 1917, vua Khải Ðịnh lên thăm hang Đầu Gỗ và đã cho khắc một tấm văn bia
để ca ngợi cảnh đẹp của non nước Hạ Long nói chung và hang Ðầu Gỗ nói riêng.
Cho đến nay, tấm bia đá vẫn còn nằm ở phía bên phải cửa động tuy chữ đã bị mài
mòn bởi thời gian.
• Một số hang động khác:
Ngoài những hang động trên, Vịnh Hạ Long còn có rất nhiều hang động đẹp và
quyến rũ khác như hang Bồ Nâu có cửa uốn vòng cung với những nhũ đá buông
xuống mềm mại tựa như cành liễu hay hang Hanh (cách thị xã Cẩm Phả 9km về
phía tây) đây là một hang động đẹp và dài nhất ở vịnh Hạ Long, có chiều dài
1.300m chạy xuyên suốt từ dãy núi đá Quang Hanh ra tới biển. Còn hang Trinh Nữ
có tảng đá giống hình một cô gái đứng xõa mái tóc dài hướng ra phía biển, đối diện
với hang Trinh Nữ là hang Trống (hay còn gọi là hang Con Trai) có tượng một
chàng trai hóa đá quay mặt hướng về phía hang Trinh Nữ. Rồi hang Tiên Long, Ba
Hang, hang Luồn, động Tiên Ông, động Tam Cung, động Lâu Đài, Ba Hầm v.v.
Theo báo cáo của ban quản lý vịnh Hạ Long thì cho đến hiện nay vẫn chưa thể
thống kê hết được tất cả hang động trên 1.969 đảo của Vịnh Hạ Long.
1.3.2- Các đảo, hòn và biển Vịnh Hạ Long
Đảo ở vịnh Hạ Long có hai dạng gồm đảo đá vôi và đảo phiến thạch, chủ yếu tập
trung ở hai vùng chính là vùng phía Đông Nam Vịnh Bái Tử Long và vùng phía
Tây Nam vịnh Hạ Long. Ban quản lý vịnh Hạ Long đã thống kê rằng trong tổng số
1.969 đảo của vịnh Hạ Long thì trong đó có đến 1.921 đảo đá với những đảo có độ
cao khoảng chừng 200m. Đây là minh chứng cổ xưa nhất của địa hình có tuổi kiến
tạo địa chất từ 250-280 triệu năm về trước, chính là kết quả của quá trình vận động
đứt gãy, nâng lên, hạ xuống nhiều lần từ lục địa thành trũng biển ở vùng này. Trải
qua quá trình carxtơ bào mòn, phong hóa trong thời gian dài Vịnh Hạ Long gần
như đã trở thành độc nhất vô nhị với hàng ngàn đảo đá nhiều hình thù, dáng vẻ
khác nhau nhô trên mặt biển của Vịnh.
Vùng trung tâm Di sản Thiên nhiên vịnh Hạ Long là vùng tập trung các đảo đá có
phong cảnh ngoạn mục với nhiều hang động đẹp, nó bao gồm phần lớn vịnh Hạ
Long (vùng lõi), một phần vùng đệm là vịnh Bái Tử Long và vịnh Lan Hạ thuộc
quần đảo Cát Bà.
Mỗi đảo trên vịnh có các hình thù riêng không hề giống nhau hay giống bất kỳ một
hòn đảo nào của vùng biển Việt Nam. Có những nơi, các đảo quần tụ lại nhìn từ xa
cứ ngỡ là chồng chất lên nhau, nhưng có những chỗ các đảo lại đứng ngang dọc
xen kẽ với nhau tạo thành tuyến dài hàng chục kilômét như một bức tường thành
vững chắc để. Đây là một thế giới sinh linh được sống trong những hình hài bằng
đá. Có đảo thì giống như một khuôn mặt hướng về phía đất liền (hòn Đầu Người),
có đảo thì giống như con rồng bay trên mặt nước (hòn Rồng), có đảo lại giống như
một ngư ông đang ngồi câu cá (gọi là hòn Lã Vọng), còn có đảo thì giống hai cánh
buồm rẽ sóng ra khơi (hòn Cánh Buồm), đảo thì lại lúp xúp trông giống như mâm
xôi cúng (hòn Mâm Xôi)
Ngoài những đảo được đặt tên qua việc căn cứ vào hình dáng thì có những đảo lại
được đặt tên theo sự tích dân gian (núi Bài Thơ, hang Trinh Nữ, đảo Tuần Châu),
hay căn cứ vào các đặc sản sẵn có ở đảo như hòn Ngọc Vừng, hòn Kiến Vàng, đảo
Khỉ v.v…
• Hòn Con Cóc:
Nằm cách cảng tàu du lịch Bãi Cháy khoảng 12km về phía Đông Nam trên vịnh
Hạ Long. Hòn Con Cóc là hòn núi đá rất đẹp có góc nghiêng và hình dáng trông
như một con cóc ngồi xổm giữa biển nước, cao khoảng 9m nên được đặt tên là
Hòn Con Cóc.
• Hòn Trống Mái
Là một hòn đảo rất nổi tiếng trên vịnh Hạ Long, hòn Trống Mái nằm kề hòn Đỉnh
Hương ở phía Tây Nam của Vịnh cách với cảng tàu du lịch Bãi Cháy khoảng 5km.
Hòn Trống Mái gồm 2 đảo có hình thù giống như một đôi gà (một trống, một mái)
cao hơn 10m với chân thót lại ở tư thế rất chênh vênh rất riêng biệt.
• Đảo Ti Tốp:
Thời Pháp thuộc đảo Ti Tốp có tên là hòn Cát Nàng thuộc vịnh Hạ Long và cách
Bãi Cháy 14km về phía Đông. Đảo được đặt tên Ti Tốp khi chủ tịch Hồ Chí Minh
đến thăm Hạ Long cùng với nhà du hành vũ trụ người Nga Gherman Titov vào
năm 1962.
Đảo có bờ dốc đứng và bãi cát trắng phẳng có hình vầng trăng nằm dưới chân.
• Đảo Tuần Châu
Cách cảng tàu du lịch Bãi Cháy 4km về phía Tây Nam trên vịnh Hạ Long, Đảo
Tuần Châu là một đảo đất rộng khoảng 3km², nằm gần bờ, có làng mạc và dân cư
sinh sống thưa thớt trên đảo. Trước kia, tại đây các nhà khoa học đã tìm được
nhiều di chỉ khảo cổ thuộc nền văn hóa Hạ Long. Năm 2001 tỉnh Quảng Ninh đã
xây một con đường lớn nối đảo với đất liền để thuận tiện phục vụ du khách với
một tổ hợp dịch vụ vui chơi, giải trí, quần thể khách sạn, nhà hàng và bãi tắm sang
trọng được bắt đầu đưa vào phục vụ góp phần làm thay đổi bộ mặt của Hạ Long từ
năm 2003 tới bây giờ.
(Nguồn: dulichhalong.net; www.vi.wikipedia.org/wiki/Vịnh_Hạ_Long)
1.2- Lịch sử kiến tạo
Lịch sử địa chất địa mạo của vịnh Hạ Long trải qua trên 500 triệu năm với những
hoàn cảnh cổ địa lý khác nhau, với những lần đứt gãy, nâng lên hạ xuống của vỏ
trái đất tại khu vực này. Vịnh Hạ Long đã từng là một khu biển sâu vào các kỷ
Ordovic-Silua ( vào khoảng 500-410 triệu năm trước), và là một khu vực biển nông
vào các kỷ Cacbon-Pecmi (khoảng 340-250 triệu năm trước), là vùng biển ven bờ
vào cuối kỷ Paleogen đầu kỷ Neogen (khoảng 26-20 triệu năm trước) và ở kỷ Nhân
sinh đã trải qua một số lần biển lấn (khoảng 2 triệu năm trước). Đến kỉ Trias (240-
195 triệu năm trước) khu vực vịnh là những đầm lầy ẩm ướt với những cánh rừng
tuế, dương xỉ khổng lồ được tích tụ qua nhiều thế hệ, qua nhiều năm.
1.3- Địa chất địa mạo
Vịnh Hạ Long không chỉ nổi tiếng bởi giá trị cảnh quan tự nhiên đã được
UNESCO công nhận là Di sản Thiên nhiên thế giới mà còn nổi bật bởi giá trị địa
chất, địa mạo, đặc biệt là giá trị địa mạo Karst. Karst đây là tên gọi dùng để chỉ
kiểu địa hình được tạo thành nhờ quá trình kiến tạo của vỏ trái đất (đứt gẫy, tạo
sơn, sụp lún) cùng kết hợp với các ngoại lực khác tác động và chủ yếu ở đây là sự
lưu thông của nước trong các loại đá dễ hòa tan như đá vôi. Địa hình Karst bao
gồm các kiểu chủ yếu như: hang động Karst, cánh đồng Karst, Karst ngập nước và
sông hồ Karst. Ở đây, vịnh Hạ Long là kiểu địa hình hang động Karst và Karst
ngập nước. Như vậy làm cho giá trị địa chất, địa mạo của Vịnh Hạ Long trở nên
mang tầm quốc tế và độc nhất vô nhị trên toàn thế giới.
Nguyên nhân cụ thể hình thành kiểu hang động Karst và Karst ngập nước của Vịnh
Hạ Long là do sự hoạt động trồi lên của các khối xâm nhập nông á núi lửa trẻ
(XNNANLT). Các khối XNNANLT kết hợp với việc nâng các lớp đá vôi lên cao
làm phát sinh ra động đất, đứt gẫy và núi lửa. Tại những nút giao điểm của các đứt
gẫy hay các đới đứt gẫy lớn, núi lửa phun lên làm biến chất đá vôi làm đá vôi thành
vôi sống ( CaO) có đặc tình là dễ hoà tan trong nước, đồng thời mang vào các điểm
đứt gẫy, khe nứt của đá vôi là dăm, cuội, dung nham núi lửa và nước ngầm. Trong
môi trường nước dung nham bị biến thành bùn, sét - kaolin mềm và nhão dễ bị
nước cuốn trôi hoặc lắng chìm vào các khe nứt, lỗ hổng do nặng hơn đá vôi từ 0,3 -
0,4 g/cm3. Nước thì đóng vai trò làm quét lòng hang, các thung lũng giữa núi đá
vôi làm cuốn trôi vôi sống, bùn, sét – kaolin tạo thành các thạch nhũ.
Vịnh Hạ Long trải qua quá trình tiến hóa carxtơ trên 20 triệu năm nhờ sự kết hợp
các yếu tố như tầng đá vôi dày, khí hậu đặc trưng nóng ẩm với quá trình kiến tạo
chậm chạp trên tổng thể thành nhiều dạng địa hình carxtơ như kiểu Phong Tùng
(fengcong) gồm một cụm đá vôi thường là có hình chóp nằm kề với nhau, đỉnh cao
trên dưới 100m và có đỉnh cao nhất khoảng 200m hay như kiểu Phong Linh
(fenglin) có các đỉnh tách rời nhau tạo thành tháp có vách dốc đứng, có độ cao
khoảng 50-100m.
Cánh đồng carxtơ của Hạ Long là lòng chảo rộng được phát triển trong các vùng
carxtơ có bề mặt khá bằng phẳng, thường xuyên bị ngập nước được tạo thành theo
các phương thức như nhờ sự kiến tạo liên quan các hố sụt địa hào hay nhờ sụt trần
của các thung lũng sông ngầm, hang động ngầm hay nhờ tồn tại các tầng đá không
hòa tan bị xói mòn nằm giữa vùng địa hình carxtơ cao hơn vây quanh mà hình
thành…
Ngoài ra Vịnh Hạ Long còn bao gồm địa hình carxtơ ngầm là hệ thống các hang
động đa dạng trên Vịnh chia làm ba nhóm chính là: nhóm di tích các hang ngầm cổ
như hang Sửng Sốt, động Thiên Cung, hang Đầu Gỗ, Thiên Long, v.v. Nhóm hang
nền carxtơ tiêu biểu như hang Trinh Nữ, Bồ Nâu, Tiên Ông…Nhóm còn lại là hệ
thống các hàm ếch biển như ba hang thông nhau ở cụm hồ Ba Hầm, hang Luồn, Ba
Hang.
Carxtơ vịnh Hạ Long có ý nghĩa mang tính chất toàn cầu và là nền tảng cho khoa
học địa mạo. Môi trường địa chất vịnh Hạ Long còn là nền tảng phát sinh các giá
trị khác như đa dạng sinh học, văn hóa khảo cổ và các giá trị nhân văn khác.
Giá trị địa chất khu vực
Khu vực Vịnh Hạ Long gồm nhiều hệ tầng trầm tích có nguồn gốc lục địa và
cacbonat, có tuổi trên 500. Đây là một minh chứng lịch sử ghi lại các biến cố vĩ đại
của quá trình địa chất xảy ra, thể hiện qua các đặc điểm về màu sắc, thành phần vật
chất, trật tự sắp xếp, cấu tạo lớp đá, các di tích hóa thạch còn được bảo tồn cho đến
ngày nay.
Nhiều hệ tầng trầm tích chứa các vết tích cổ sinh vật dưới các dạng hóa thạch khác
nhau, trong đó có những nhóm động, thực vật đã bị tiêu diệt hoàn toàn hay gần như
bị tiêu diệt hoàn toàn trên trái đất. Đây là căn cứ để tìm hiểu khám phá về quá trình
phát triển, tiến hóa của sự sống trên trái đất tại khu vực này.
Về cấu trúc địa chất, khu vực Vịnh Hạ Long nằm trong phạm vi đới Duyên Hải, chịu tác động của sự vận
động nghịch đảo, tạo sơn cách nay khoảng 340 đến 285 triệu năm trước.
Giá trị địa chất Đệ tứ và địa chất biển
Vịnh Hạ Long có nhiều nét độc đáo về địa chất thuộc kỷ Đệ tứ như các hệ tầng
trầm tích kỷ Đệ tứ, các bề mặt thềm biển nâng cao, các bề mặt đồng bằng phân bậc
nằm chìm, các hệ thống thung lũng sông cổ bảo tồn dưới dạng các luồng lạch kế
thừa dưới đáy Vịnh, hệ thống hang động và trầm tích hang động, những ngấn biển
cổ dưới dạng hàm ếch và các hệ hàu hà cổ bám trên vách đá chính là những vật
chứng sống động về các sự kiện địa chất Đệ tứ.
Dưới góc độ địa chất biển ven bờ, Vịnh Hạ Long được ghi nhận như là một bồn tích tụ hiện đại, được
tạo nên nhờ sự tồn tại của hệ thống đảo chắn ngoài. Ở đây, quá trình bờ bị ăn mòn hóa học đá cacbonat
rất phát triển trong môi trường nước biển kiềm tạo nên các ngấn hàm ếch sâu rộng làm dáng vẻ các đảo
trên vịnh trở nên kỳ dị và thu hút.
Giá trị địa mạo karst
Vịnh Hạ Long là một mẫu hình tuyệt vời về địa hình Karst trưởng thành trong điều
kiện nhiệt đới ẩm. Qúa trình tiến hóa Karst nơi đây trải qua 20 triệu năm nhờ sự
kết hợp hoàn hảo của nhiều yếu tố. Địa hình Karst khu vực Vịnh Hạ Long trải qua
5 giai đoạn phát triển bao gồm: Giai đoạn đầu là một đồng bằng cổ hoặc một cảnh
quan bằng phẳng kế thừa, giai đoạn hai là sự phát triển của địa hình phễu Karst,
giai đoạn ba là giai đoạn hình thành các cụm đồi hình chóp, hình nón liên kết nhau;
đến giai đoạn bốn thì phát triển thành các tháp cao có vách dựng đứng tách rời
nhau và đến giai đoạn cuối cùng là hình thành đồng bằng Karst.
- Hệ thống hang động của vịnh Hạ Long bao gồm ba nhóm chính:
Nhóm hang ngầm cổ:
Như các hang Sửng Sốt, động Tam Cung, động Lâu Đài, động Thiên Cung, hang
Đầu Gỗ… Các hang động này phần lớn đều là những lối thông thoát nước từ các
phễu Karst của các hang ngầm cổ được tạo ra từ dưới mặt đất. Ngày nay, chúng
nằm ở những độ cao khác nhau với lối đi dốc và khoảng chênh vênh lớn.
Nhóm hang nền karst cổ:
Tiêu biểu như: hang Trinh Nữ, Bồ Nâu, Tiên Ông, Hang Trống. Nhóm hang này
được tạo thành khi quá trình karstơ đạt đến xâm thực mở rộng ngang tại mức cơ sở
và đóng vai trò thoát nước từ hệ thống hang ngầm lớn hơn trong lòng khối đá vôi.
Chúng có lối thông gần như nằm ngang và thường có quan hệ với các thềm bào
mòn đá hoặc thềm tích tụ nằm ngang mức cơ sở.
Nhóm hang hàm ếch:
Là nhóm hang nổi bật của Karst ở Vịnh Hạ Long. Được tạo thành bởi quá trình hòa tan đá vôi vào nước
biển được tăng cường nhờ hoạt động của sóng và thủy triều. Ở điều kiện thuận lợi, hàm ếch được khoét
sâu thành hang nhỏ, có khi xuyên qua các khối núi đá vôi tạo thành hang luồn nối với các hồ nước hay
vụng nước biển. Hang có đặc trưng là có mái trần nằm ngang, phẳng, cắt ngang qua khối đá vôi. Hang
hàm ếch biển không chỉ được tạo ra ở mực nước biển hiện tại, mà còn liên quan đến các mực biển cổ
dao động trong biển tiến Holoxen, có khi là với cả mực biển cổ Pleitoxen.
Cảnh quan Karst Vịnh Hạ Long:
Có ý nghĩa quốc tế và có tính nền tảng cho khoa học địa mạo. Một đặc điểm vô
cùng quan trọng tạo nên sự độc nhất vô nhị của cảnh quan Karst Vịnh Hạ Long đó
chính là quá trình bị biển ngập và xâm thực biển cùng với qui mô của các tháp bị
nước biển làm chìm ngập.
(Nguồn: www.vi.wikipedia.org/wiki/Vịnh_Hạ_Long; giáo trình địa lý du lịch trường Đại học
Kinh Tế Quốc Dân)
1.4- Đa dạng sinh học
Vịnh Hạ Long là nơi tập trung đa dạng sinh học với 2 hệ sinh thái chính là "hệ sinh
thái rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới" và "hệ sinh thái biển và ven bờ".
• Hệ sinh thái rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới
Là hệ sinh thái rất đặc trưng và phong phú với tổng số loài thực vật sống trên các
đảo hơn 1.000 loài. Các nhà nghiên cứu của Hiệp hội Bảo tồn thiên nhiên thế giới
đã phát hiện ra bảy loài thực vật đặc hữu của vịnh Hạ Long, bảy loài này chỉ thích
nghi sống ở các đảo đá vôi vịnh Hạ Long mà không thể thích nghi ở nơi khác đó
là: Thiên Tuế Hạ Long , Khổ Cử Đại Tím (Chirieta halongensis), Cọ Hạ Long
(Livisona halongensis), Khổ Cử Đại Nhung (Chirieta hiepii), Móng Tai Hạ Long ,
Ngũ Gia Bì Hạ Long và Hài Vệ Nữ Hoa Vàng. Một số tài liệu khác mở rộng danh
sách thực vật đặc hữu lên đến 14 loại, gồm cả những loại mà người Pháp đã khám
phá và đặt tên gắn với địa danh từ trước như S ung Hạ Long , N hài Hạ Long , S óng
B è Hạ Long , G iềng Hạ Long , P hất D ụ núi , P hong L an Hạ Long v.v. Do chưa được
nghiên cứu đầy đủ nên có lẽ Vịnh Hạ Long còn có nhiều loài thực vật đặc hữu
khác cần được các nhà khoa học khám phá và phát hiện.
Theo thống kê, hệ sinh thái rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới ở vịnh Hạ
Long và vịnh Bái Tử Long có tới 477 loài M ộc l an , 12 loài D ương xỉ , 20 loài thực
vật ngập mặn còn về động vật cũng thống kê được đến 4 loài lưỡng cư, 10 loài bò
sát, 40 loài chim và 14 loài thú. Vịnh Hạ Long còn có loại khỉ thân nhỏ giờ được
nuôi theo phương pháp đặc biệt tại đảo Khỉ.
• Hệ sinh thái biển và ven bờ
Hệ thống đảo với vách núi đá vôi dựng đứng và thảm thực vật xanh chính là tiêu
biểu cho hệ sinh thái biển và ven bờ của vịnh Hạ Long
Hệ sinh thái biển và ven bờ của vịnh Hạ Long bao gồm có "hệ sinh thái đất ướt"
và "hệ sinh thái biển" với những điểm đặc thù như sau:
• Hệ sinh thái đất ngập nước:
• Sinh thái vùng triều và vùng ngập mặn trên Vịnh: gồm có 20 loài thực vật
ngập mặn, đây còn là nơi sống cho 169 loài giun nhiều tơ, 91 loài rong biển,
200 loài chim, 10 loài bò sát và 6 loài khác.
• Dạng sinh thái đáy cứng, rạn san hô: chủ yếu tập trung ở Hang Trai, Cống
Đỏ, Vạn Giò…Ở đây có đến 232 loài san hô đã được tìm thấy. Rặng sinh
thái này là nơi cư trú của 81 loài chân bụng, 130 loài hai mảnh vỏ, 55 loài
giun nhiều tơ và 57 loài cua.
• Dạng sinh thái hang động và tùng, áng: Đây là dạng sinh thái tiêu biểu của
Vịnh Hạ Long và hiếm nơi có được. Trong đó có khu vực Tùng Ngón là nơi
cư trú của 65 loài san hô, 40 loài động vật đáy cùng với 18 loài rong biển.
Tại đây cũng có 4 loài sinh vật quý hiếm được ghi trong sách đỏ Việt Nam.
• Dạng sinh thái đáy mềm: Là dạng sinh thái của quần xã cỏ biển gồm 5 loài.
Có tới 140 loài rong biển, 3 loài giun nhiều tơ, 29 loài nhuyễn thể và 9 loài
giáp xác sinh sống.
• Dạng sinh thái bãi triều không có rừng ngập mặn: Những sinh vật sinh sống
ở đây chủ yếu là động vật nhuyễn thể hai mảnh vỏ và giun biển có giá trị
dinh dưỡng cao như sá sùng, hải sâm, sò, ngao v.v.
• Hệ sinh thái biển:
• Thực vật phù du: Ở vịnh Hạ Long có 185 loài thực vật phù du.
• Động vật phù du: Theo thống kê thì vùng Hạ Long-Cát Bà có 140 loài động
vật phù du sinh sống.
• Động vật đáy: Có đến 500 loài động vật đáy, gồm có 300 loài động vật
nhuyễn thể, 200 loài giun nhiều tơ và 13 loài da gai.
• Động vật tự du: Có 326 loài động vật tự du.
Theo đánh giá thì hệ thực vật ở vịnh Hạ Long có khoảng 347 loài, loài thực vật có
mạch thuộc 232 chi và 95 họ. Trong đó có 16 loài nằm trong sách đỏ của Việt
Nam. Về những loài thực vật quý hiếm thì có 95 loài thuộc cây làm thuốc, 37 loài
cây làm cảnh, 13 loài cây ăn quả và 10 nhóm có khả năng sử dụng khác nhau.
Các đảo ở đây có nhiều loài động vật thân mềm đa dạng, đặc biệt là những loài cư
trú trong các hốc đá và có tới khoảng 60 loài động vật đặc hữu. Hải sản ở Vịnh Hạ
Long rất đa dạng bao gồm bào ngư, hải sâm, sá sùng, tôm, cá, mực (mực ống, mực
nang, mực thước), bạch tuộc, sò huyết, trai và điệp nuôi lấy ngọc… Và trong 1.151
loài động vật tại Hạ Long thì có tới gần 500 loài cá, 57 loài cua…
(Nguồn: Theo thống kê của Viện Hải dương học- Hải Phòng; www.dulichhalong.net;
www.vi.wikipedia.org/wiki/Vịnh_Hạ_Long)
1.5- Di chỉ khảo cổ và chứng tích lịch sử
• Di chỉ khảo cổ
Vào năm 1937, ông Vũ Xuân Tảo (một công nhân lò nấu thủy tinh) trong lúc đào
cát đã phát hiện một chiếc rìu đá trên đảo Ngọc Vừng. Phát hiện này đã tạo nên làn
sóng gây xôn xao các nhà khảo cổ học Pháp thời bấy giờ, việc phát hiện ra rìu đá
đã khiến cho các nhà khoa học bước đầu xác định được rằng Hạ Long không chỉ là
kỳ quan thiên nhiên mà còn là cái nôi của người tiền sử. Sau quá trình nghiên cứu
của các nhà khảo cổ học Andecxen người Thụy Điển và chị em nhà Colani người
Pháp đã cho thấy những công cụ đá, đồ đựng bằng gốm, đồ trang sức bằng đá và
xương được phát hiện thu thập ở Hạ Long đều thuộc thời đại hậu kỳ đá mới.
Những di chỉ khảo cổ ở đây ban đầu được các nhà khoa học Pháp xếp vào khái
niệm văn hóa Danhdola (Danhdola là tên của đảo Ngọc Vừng do người Pháp đặt
trước đó).
Sau khi giải phóng miền Bắc Việt Nam, các nhà khoa học Việt Nam đã cùng với
các chuyên gia khảo cổ học Liên Xô tiến hành các cuộc khảo sát, điều tra trên diện
rộng, qui mô lớn trong khu vực vịnh Hạ Long và những vùng lân cận. Những cuộc
khảo sát vào năm 1960 đã phát hiện tại di chỉ Tấn Mài trên vùng Vịnh, những
mảnh ghè của người vượn và tiếp đó là khai quật được những mũi tên đồng có từ
thời Hùng Vương. Kết quả của các cuộc nghiên cứu đó đã cho phép khẳng định về
một nền văn hóa Hạ Long cách nay khoảng từ 3.500-5.000 năm.
Từ năm 1960 đến nay, qua những cuộc nghiên cứu và khảo sát đã của các nhà khao
học đã đưa đến kết luận quan trọng chứng minh cho sự tồn tại của người tiền sử
trên vùng vịnh Hạ Long lùi xa hơn nữa, không chỉ có một văn hóa Hạ Long từ
khoảng 3-5 thiên niên kỷ trước mà còn có nền văn hóa Soi Nhụ cách ngày nay
khoảng 18.000-7.000 năm trước Công Nguyên. Các di vật còn lại chủ yếu là sản
phẩm được sử dụng làm thức ăn như ốc núi (cyclophorus) và ốc suối (melania),
một số hóa thạch của nhuyễn thể nước ngọt với một số công cụ lao động thô sơ
tích tụ cấu tạo thành tầng văn hóa. Phương thức sống chủ yếu của cư dân Soi Nhụ
là bắt sò, ốc, hái lượm, đào củ, đào rễ cây, biết bắt cá nhưng chưa có nghề đánh cá.
So sánh với các cư dân văn hóa Hòa Bình, văn hóa Bắc Sơn đương thời thì cư dân
Soi Nhụ sống gần biển hơn nên chịu sự chi phối từ biển nhiều hơn, trực tiếp hơn.
Bên cạnh nền văn hóa Soi Nhụ là nền Văn hóa Cái Bèo, cách ngày nay khoảng
7000-5000 năm trước Công Nguyên, đây là giai đoạn gạch nối giữa văn hóa Soi
Nhụ trước đó với văn hóa Hạ Long về sau. Di chỉ khảo cổ Cái Bèo tập trung chủ
yếu ở đảo Cát Bà (Hải Phòng) và Giáp Khẩu, Hà Gián thuộc vịnh Hạ Long. Văn
hóa Cái Bèo là một trong những bằng chứng chắc chắn về sự đương đầu với biển
khơi từ rất sớm của người Việt cổ, là điểm hội tụ của nhiều yếu tố, sắc thái khác
biệt vào một dòng văn hóa đá cuội truyền thống lâu đời ở Việt Nam và khu vực
Đông Nam Á. Phương thức cư trú và sinh sống của người cổ đại Cái Bèo ngoài săn
bắt hái lượm đã có thêm nghề khai thác sản vật từ biển.
Việc phát hiện ba nền văn hóa trên đã thể hiện những giá trị nhất định, cho thấy
vịnh Hạ Long và khu vực lân cận một thời đã từng là một cái nôi văn hóa của nhân
loại. Không chỉ dừng lại ở những phát hiên đó, trong những năm gần đây qua các
cuộc khảo cứu vẫn tiếp tục hé lộ những bất ngờ mới mà một trong số đó là sự phát
hiện di chỉ Đông Trong vào năm 2006. Tại đây, các nhà khảo cổ đã phát hiện được
di cốt của người tiền sử, rìu đá, các mảnh nồi gốm, trầm tích nhuyễn thể được sử
dụng làm thức ăn và hàng trăm hạt chuỗi làm từ vỏ ốc. Đây là một trong ba khu
vực trên vùng vịnh Hạ Long tìm thấy di cốt người tiền sử sau Soi Nhụ và hòn Hai
Cô Tiên.
• Chứng tích lịch sử, văn hóa và phong tục
Vịnh Hạ Long là nơi gắn liền với những trang sử của dân tộc Việt Nam trong cả
thời kỳ dựng nước và giữ nước với các địa danh như Vân Đồn, nơi có hải cảng cổ
tại miền Bắc Việt Nam vào thế kỷ 12. Sự hình thành cảng Vân Đồn được sách Đại
Việt sử ký toàn thư mô tả như sau: "Kỷ Tỵ, (Đại Định) năm thứ 10 (1149). Mùa
xuân, tháng hai, thuyền buôn ba nước Trảo Oa, Lộ Lạc, Xiêm La vào cảng Hải
Đông (vịnh Hạ Long) xin cư trú buôn bán, bèn cho lập trang ở hải đảo, gọi là Vân
Đồn, để mua bán hàng hóa quí, dâng tiến sản vật địa phương". Cảng Vân Đồn là
nơi có nhiều đảo đất, đảo đá ngang dọc, chia cắt biển thành nhiều vũng, luồng lạch
sâu và kín gió thuận tiện cho thuyền bè neo đậu an toàn, điều đó đã khiến khu vực
này trở nên sầm uất trong việc thông thương với khu vực và nhiều nơi trên thế giới.
Cùng với thương cảng Vân Đồn, tại vịnh Hạ Long còn có Núi Bài Thơ lịch sử,
ngọn núi lưu lại bài thơ chữ Hán của vua Lê Thánh Tông cho khắc trên đá vào năm
1468, ngoài ra còn có bút tích của chúa Trịnh Cương (năm 1729). Hay Bãi Cháy là
nơi được gắn với sự tích về những chiến thuyền chở lương thực của quân Nguyên-
Mông bị quân dân nhà Trần do Trần Khánh Dư chỉ huy đốt cháy làm cháy cả cánh
rừng trong khu vực nên có tên gọi là Bãi Cháy. Ở đây còn có hang Đầu Gỗ với vết
tích còn lưu giữ lại là những cây cọc gỗ được Trần Hưng Đạo cho đem giấu trước
khi đóng xuống lòng sông Bạch Đằng, và cửa sông Bạch Đằng nơi ghi dấu tích của
hai trận thủy chiến trong lịch sử chống ngoại xâm phương Bắc.
Về phong tục và văn hóa thì ở đây còn lưu giữ những câu hát giao duyên cổ xưa,
đó là lối hát đúm, hò biển và hát đám cưới. Trong đó, hát đám cưới của Hạ Long
không thua lối hát của người quan họ Kinh Bắc, và đám cưới của cư dân vạn chài ở
đây cũng rất đặc biệt vì theo phong tục đám cưới chỉ được tổ chức vào trong những
ngày rằm, những ngày này là những ngày có trăng sáng, cá ăn tản, người dân chài
không đi đánh cá.
(Nguồn: www.vi.wikipedia.org/wiki/Vịnh_Hạ_Long)
1.8- Vịnh Hạ Long được chứng nhận là Di sản Việt Nam và Di sản thế giới
• Di sản quốc gia Việt Nam
Năm 1962, vịnh Hạ Long được Bộ Văn hóa-Thông tin Việt Nam xếp hạng di tích
danh thắng cấp quốc gia với diện tích 1553km² bao gồm 1969 hòn đảo.
Các đảo trong vùng được quy hoạch là khu bảo tồn các di tích văn hoá-lịch sử và
cảnh quan quốc gia, theo Quyết định Số 313/VH-VP của Bộ Văn hoá-Thông tin
Việt Nam ngày 28 tháng 4 năm 1962 (ADB 1999). Các đảo này cũng có trong
danh sách các khu rừng đặc dụng theo Quyết định Số 194/CT, ngày 9 tháng 8 năm
1986 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính Phủ).
Năm 1995, vịnh Hạ Long, cùng với đảo Cát Bà, được Phân viện Hải dương học
Hải Phòng đề nghị đưa vào danh sách hệ thống các khu bảo tồn biển.
Năm 1999, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB 1999) đề xuất thành lập một khu
bảo vệ có tên là Khu cảnh quan thiên nhiên vịnh Hạ Long rộng 155.300 ha, tuy
hiện nay vẫn chưa thực hiện được.
• Di sản thế giới lần 1: Gía trị thẩm mỹ
Ngày 21 tháng 12 năm 1991 Chính phủ Việt Nam cho phép xây dựng hồ sơ về
cảnh quan vịnh Hạ Long để trình Hội đồng Di sản Thế giới xét duyệt di sản thiên
nhiên thế giới. Năm 1993, hồ sơ khoa học về vịnh Hạ Long được hoàn tất và
chuyển đến UNESCO để xem xét. Trong quá trình hoàn chỉnh hồ sơ, UNESCO lần
lượt cử các đoàn chuyên gia đến Quảng Ninh khảo sát, hướng dẫn, nghiên cứu,
thẩm định hồ sơ tại chỗ. Hồ sơ vịnh Hạ Long được chấp nhận đưa vào xem xét tại
hội nghị lần thứ 18 của Hội đồng Di sản Thế giới.
Ngày 17 tháng 12 năm 1994, trong kỳ họp thứ 18 tại Phuket, Thái Lan, Ủy ban Di
sản Thế giới đã công nhận vịnh Hạ Long vào danh mục di sản thiên nhiên thế giới
với giá trị ngoại hạng toàn cầu về mặt thẩm mĩ (tiêu chí vii), theo tiêu chuẩn của
Công ước Quốc tế về bảo vệ Di sản tự nhiên và văn hóa của thế giới.
• Di sản thế giới lần 2: Gía trị địa chất địa mạo
Tháng 9 năm 1998, theo đề nghị của Ban quản lý vịnh Hạ Long và IUCN, Giáo sư
Tony Waltham, chuyên gia địa chất học trường Đại học Trent Nottingham đã tiến
hành nghiên cứu địa chất vùng đá vôi carxtơ vịnh Hạ Long. Giáo sư đã gửi bản báo
cáo về giá trị địa chất vịnh Hạ Long tới UNESCO tại Paris, Văn phòng IUCN tại
Thụy Sĩ và Hà Nội, đồng gửi Ban quản lý vịnh Hạ Long. Ngày 25 tháng 2 năm
1999, sau khi nhận được báo cáo của giáo sư Tony Waltham, UNESCO đã gửi thư
tới Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Ninh, Ủy ban quốc gia UNESCO Việt Nam và
Ban quản lý vịnh Hạ Long yêu cầu xúc tiến việc chuẩn bị hồ sơ trình UNESCO
công nhận về giá trị địa chất, địa mạo vùng đá vôi vịnh Hạ Long.
Tới tháng 7 năm 1999, hồ sơ trình Hội đồng Di sản Thế giới để công nhận vịnh Hạ
Long về giá trị địa chất hoàn tất và được gửi đến Trung tâm Di sản thế giới tại
Paris. Tháng 12 năm 1999 tại hội nghị lần thứ 23 Hội đồng Di sản Thế giới họp tại
thành phố Marrakech của Maroc, Hội đồng Di sản Thế giới đã đưa việc thẩm định
hồ sơ để công nhận giá trị địa chất vịnh Hạ Long vào năm 2000. Tháng 3 năm
2000 Giáo sư Erery Hamilton Smith, chuyên gia của tổ chức IUCN được cử đến
Hạ Long để thẩm định. Tháng 7 năm 2000, kỳ họp giữa năm của Trung tâm Di sản
thế giới tại Paris đã chính thức đề nghị Ủy ban Di sản Thế giới công nhận vịnh Hạ
Long là Di sản thế giới bởi giá trị toàn cầu về địa chất địa mạo, theo tiêu chuẩn viii
của UNESCO "là ví dụ nổi bật đại diện cho các giai đoạn của lịch sử trái đất, bao
gồm bằng chứng sự sống, các tiến triển địa chất đáng kể đang diễn ra trong quá
trình diễn biến của các kiến tạo địa chất hay các đặc điểm địa chất và địa văn".
Ngày 2 tháng 12 năm 2000, căn cứ Công ước Quốc tế về bảo vệ Di sản văn hóa và
thiên nhiên thế giới và kết quả xét duyệt hồ sơ địa chất vịnh Hạ Long, tại Hội nghị
lần thứ 24 của Hội đồng Di sản Thế giới tại thành phố Cairns, Queensland, Úc, Hội
đồng Di sản Thế giới đã công nhận vịnh Hạ Long là di sản thế giới lần thứ 2 theo
tiêu chuẩn (viii) về giá trị địa chất địa mạo.
• Đề cử di sản thế giới lần thứ 3
Hiện nay, tỉnh Quảng Ninh đang xúc tiến đệ trình UNESCO công nhận Vịnh Hạ
Long là Di sản thế giới lần thứ 3, dựa trên những giá trị về khảo cổ học và đa dạng
sinh học trong vùng Vịnh.
• Bình chọn trong Bảy Kì quan Thiên nhiên Mới của Thế giới
Trong 4 năm từ 2007-2011, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cùng kết hợp với Bộ
Ngoại giao, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Thông tin và Truyền thông, báo Tuổi Trẻ
các hội đoàn như Đoàn Thanh niên, Hội Sinh Viên v.v cùng tỉnh Quảng Ninh và
nhiều địa phương khác, tổ chức vận động quy mô bầu chọn cho Hạ Long là một