Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

KDQT Phân tích lợi thế cạnh tranh của sản phẩm chuối xuất khẩu sang thị trường nhật bản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (223.87 KB, 11 trang )

A.

STRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM
Khoa Kinh doanh quốc tế - Marketing


BÀI TIỂU LUẬN NHĨM
ĐỀ TÀI:
PHÂN TÍCH LỢI THẾ CẠNH TRANH CỦA SẢN PHẨM CHUỐI XUẤT
KHẨU SANG THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN

Môn: Kinh doanh quốc tế
Lớp: LT22-FT001
GVHD: TS. Đinh Thị Thu Oanh

TP. HCM, ngày 01 tháng 11 năm 2018
1


A. CƠ HỘI CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM KHI XUẤT KHẨU
CHUỐI SANG THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN
Những năm gần đây, xuất khẩu chuối của Việt Nam bất ngờ tăng mạnh. Thay vì
chỉ phụ thuộc thị trường chính là Trung Quốc, hàng loạt đơn đặt hàng nhập khẩu...
Thay vì chỉ phụ thuộc thị trường chính là Trung Quốc, hàng loạt đơn đặt hàng
nhập khẩu chuối đến từ Hàn Quốc, Nhật Bản, các nước EU, Nga, Qatar… tới tấp đến
với các DN xuất khẩu chuối, có những thời điểm lên đến hàng trăm tấn chuối/ngày.
Theo ông Võ Quan Huy, GĐ Cty TNHH Huy Long An: Tổng tiêu thụ trái cây
của Nhật Bản mỗi năm ước đạt khoảng 5,4 triệu tấn. Trong đó 1,8 triệu tấn được nhập
khẩu. Thị trường trái cây nhập khẩu của Nhật Bản chủ yếu là chuối, nhập khẩu trên 1
triệu tấn hàng năm, tiếp theo là dứa 200.000 tấn. Chuối và dứa chiếm 65% của tất cả
các loại trái cây nhập khẩu vào thị trường này.


Mặc dù hiện nay, Philippines đang là quốc gia đứng đầu về lượng chuối nhập
khẩu của Nhật với thị phần lên đến 85%, nhưng trái chuối Việt đang tràn trề cơ hội xuất
khẩu, chiếm lĩnh thị trường Nhật Bản. Bởi, các DN Nhật Bản đang có nhu cầu đa dạng
hóa nguồn cung cho thị trường.
Ngoài ra, chuối Việt Nam cũng được đánh giá cao do có vị ngọt phù hợp với
khẩu vị của người tiêu dùng Nhật Bản và có mức giá cạnh tranh hơn nhiều so với
Philippines. Đặc biệt, nếu thâm nhập được vào thị trường Nhật - quốc gia có yêu cầu
cao về chất lượng sản phẩm nhập khẩu, trái chuối sẽ có cơ hội thâm nhập được nhiều
quốc gia khác.
Bằng chứng là liên tục những năm gần đây, sản phẩm chuối sạch Fohla của công
ty TNHH Huy Long An liên tục nhận được sự quan tâm của các đối tác từ Nhật. Một số
doanh nghiệp Nhật Bản đã sang tận trang trại chuối của ông Huy để thử và lấy mẫu về
kiểm nghiệm. Đến tháng 4/2016, sản phẩm chuối Fohla đã đáp ứng tới 200 chỉ tiêu về
hóa chất, quy trình sản xuất và chinh phục thị trường khó tính bậc nhất thế giới này.
Hiện mỗi ngày, công ty của ông Huy xuất đi Nhật từ 15 – 20 tấn chuối. Sản
phẩm chuối Fohla Việt Nam được hệ thống siêu thị Don Kihote triển khai bán tại hơn
10 địa điểm thuộc hệ thống siêu thị bán lẻ này tại Tokyo và nhiều địa phương lân cận
như Saitama, Chiba… Ngoài thị trường Nhật, cơng ty cịn xuất sang Trung Quốc và
Malaysia. Hiện, công ty đang đàm phán để bán cho Hàn Quốc.

2


B. THÁCH THỨC CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM KHI XUẤT KHẨU
CHUỐI SANG THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN
1. Chuối Việt vào Nhật: "Vạn sự khởi đầu nan"
Trên hệ thống siêu thị bán lẻ Don Kihote, một trong những hệ thống bán lẻ lớn
nhất của Nhật Bản, hôm 30/4 vừa qua, đã chính thức bày bán chuối Việt Nam. Những
nải chuối đang độ ngả vàng lần đầu “cập bến” đất nước mặt trời mọc.
Công ty VIENT (Nhật Bản) là đơn vị nhập khẩu chuối Việt Nam. Theo lãnh đạo

VIENT, ngoài hệ thống siêu thị bán lẻ Don Kihote tại Tokyo, chuối Việt Nam do
VIENT nhập khẩu còn được bày bán tại một số các hệ thống siêu thị địa phương khác
như Chalenger của tỉnh Niiggata, tại Saitama, Chiba…
Chủ tịch Câu lạc bộ doanh nghiệp Việt Nam - Nhật Bản (VJBC), ông Đỗ Văn
Dũng, hào hứng cho VnEconomy biết, đơn vị xuất khẩu chuối vào thị trường Nhật Bản
là Công ty Huy Long An của lão nông Võ Quan Huy (tên gọi thân mật là Út Huy) người đang là chủ vựa chuối có giá hàng triệu USD tại Long An. Sau một thời gian dài
VJBC kết nối, xúc tiến đối tác giao thương, đơn hàng chuối đầu tiên của ông Út Huy đã
đến được thị trường khó tính hàng đầu thế giới.
Lần xuất khẩu đầu tiên duy nhất là một container 40 fit, với khối lượng 1.080
thùng, mỗi thùng chứa khoảng 13,5 kg chuối, tương đương khoảng gần 15 tấn chuối.
Tuy nhiên, do ở thời điểm xuất khẩu chuối đang khan hiếm nên không đủ cung cấp theo
nhu cầu của đối tác Nhật.
“Phía mình đã cố gắng dành ra một container và phía các bạn Nhật Bản cũng
gắng mua dù giá hơi cao chút với lý do là cơ sở để làm ăn lâu dài”, ông Dũng cho biết.
Nhật Bản là một thị trường khó tính nên chuối Việt Nam để xuất khẩu được vào
đây cũng phải đáp ứng được các tiêu chuẩn, điều kiện khắt khe, từ thổ nhưỡng trồng
chuối đến quy trình chọn giống, chăm bón đến thu hoạch, lựa chọn chuối (quả đều kích
cỡ) đóng gói bao bì, vệ sinh thực phẩm, cách xếp trong container để chuối không bị va
chạm, trầy xước…
“Cũng chính vì thị trường trái cây Nhật Bản khó tính nhất thế giới nên nếu ổn
định được ở thị trường này thì có thể đi đến bất cứ nơi nào”, vị Chủ tịch VJBC nói.
Đó là chuyện của tương lai gần. Chủ tịch VJBC cho rằng, trước mắt chỉ cần đáp
ứng tốt cho Nhật Bản thì chuối Việt Nam đã có một thị trường rộng lớn. Bởi thị trường
Nhật Bản hiện rất tiềm năng, nhu cầu về chuối rất lớn. Do chuối có nhiều chất dinh
dưỡng nên trung bình một người dân Nhật Bản một ngày ăn một trái chuối. Với dân số
khoảng 100 triệu người thì nhu cầu chuối một ngày của Nhật Bản là vô cùng lớn.
3


Và, tất nhiên, khi đã có “tấm giấy thơng hành” vào thị trường Nhật Bản, chuối

Việt Nam sẽ rất dễ dàng tiếp cận với thị trường các nước khác trên thế giới.
Tại Nhật Bản, Philippines đang là quốc gia xuất khẩu chuối lớn nhất, khoảng
trên 80%. Tuy nhiên, các doanh nghiệp Nhật Bản đang có nhu cầu đa dạng hóa nguồn
cung cho thị trường nội địa. Ngoài ra, một lợi thế khác, theo các đơn vị nhập khẩu
chuối của Nhật Bản là, chất lượng chuối Việt Nam có vị ngọt phù hợp với khẩu vị của
người tiêu dùng Nhật Bản và có mức giá cạnh tranh hơn.
Nếu đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu, tiêu chuẩn từ phía đối tác nhập khẩu Nhật
Bản chắc chắn cơ hội đối với chuối Việt Nam tại thị trường này là rất rộng mở.
Trên thực tế, thời điểm hiện tại, chuối Việt Nam khơng sợ thiếu cầu. Ơng Đỗ
Văn Dũng cho biết, ngay tại trong nước, các thương lái Trung Quốc đã và đang đẩy
mạnh thu gom chuối, mua rất nhiều. Thậm chí, các thương lái Trung Quốc không đặt ra
nhiều về tiêu chuẩn và đẩy giá lên khá cao. Khơng ít bà con nông dân ở miền Nam đã
chặt bỏ cây khác, nhất là cao su, để trồng chuối.
Ta hồn tồn có thể bán cho Trung Quốc. Nhưng, theo ông Dũng, cũng như
nhiều cây trái khác, như thanh long, vải… thương lái Trung Quốc bao giờ vào cũng thu
mua rất nhiều nhưng năm sau đột ngột “thả” ra, thế là người nông dân nghiễm nhiên rơi
vào thế khó, sản phẩm chuối cũng như các nơng sản khác sẽ bị lao đao.
“Vì thế, khi giá xuất khẩu chuối vào Nhật Bản tương đối cao, khoảng 11
USD/thùng nhưng chúng tôi đã hết sức thuyết phục khách Nhật cố gắng mua để giữ
mối và cùng cộng tác với nhau, để đưa kỹ thuật Nhật vào trồng nhằm cung cấp cho thị
trường Nhật một cách ổn định”, Chủ tịch Đỗ Văn Dũng nói và cho biết, bây giờ nếu
Trung Quốc khơng mua nữa thì mình vẫn có thị trường Nhật để bán.
“Phía xuất khẩu Việt Nam cũng đang chuẩn bị cho container thứ hai, thứ ba, ban
đầu cứ hai ba tuần một container. Đến lúc nào đó hai bên thuận lợi về mọi mặt thì sẽ
nâng lên mỗi ngày một hoặc hai container, đây là kế hoạch đang được chúng tôi xúc
tiến”, vị Chủ tịch Câu lạc bộ doanh nghiệp Việt Nam - Nhật Bản, cho biết.

4



2. Chuối Việt Nam chinh phục thành công thị trường Nhật Bản

Hình 1: Chuối Việt Nam được bày bán tại siêu thị Don Kihote của Nhật Bản
Với vị ngọt phù hợp với khẩu vị của người tiêu dùng Nhật Bản và có mức giá
cạnh tranh, chuối Việt Nam đã được thị trường Nhật Bản đánh giá cao.
(DĐDN) - Với vị ngọt phù hợp với khẩu vị của người tiêu dùng Nhật Bản và có
mức giá cạnh tranh, chuối Việt Nam đã được thị trường Nhật Bản đánh giá cao.
Chuối Việt Nam đã được bày bán trong hệ thống siêu thị bán lẻ Don Kihote từ
ngày 30/4. Đây là sự xuất hiện chính thức lần đầu tiên của chuối Việt Nam tại thị
trường bán lẻ Nhật Bản.
Đại diện thương vụ - Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản, ông Nguyễn Trung
Dũng, cho biết với khối lượng khoảng 15 tấn được công ty Huy Long An xuất khẩu
sang thị trường Nhật Bản, Don Kihote triển khai bán chuối Việt Nam tại hơn 10 địa
điểm thuộc hệ thống siêu thị bán lẻ này tại Tokyo và nhiều địa phương quanh Tokyo
như Saitama, Chiba…
Dự kiến trong thời gian tới, thị trường Nhật Bản sẽ tăng gấp đôi khối lượng
chuối nhập khẩu từ Việt Nam, đồng thời mở rộng mạng lưới phân phối.
Chia sẻ với báo chí, ơng Hidekatsu Ishikawa, Chủ tịch Cơng ty VIENT, doanh
nghiệp nhập khẩu Nhật Bản đánh giá cao chất lượng chuối Việt Nam, có vị ngọt phù
hợp với khẩu vị của người tiêu dùng Nhật Bản, và có mức giá cạnh tranh.
5


Ơng Ishikawa cịn tiết lộ ngồi hệ thống siêu thị bán lẻ Don Kihote, một số hệ
thống siêu thị địa phương khác cũng đã bày bán chuối Việt Nam như Chalenger của
tỉnh Niiggata.
Thị trường Nhật Bản có nhu cầu cao đối với mặt hàng chuối nhập khẩu với sức
tiêu thụ xấp xỉ 1 triệu tấn/năm. Theo thống kê, hiện nay, Philippines đứng đầu, chiếm
tới 85% thị phần chuối nhập khẩu tại Nhật Bản. Tuy nhiên, các doanh nghiệp Nhật Bản
cho biết đang có nhu cầu đa dạng hóa nguồn cung cho thị trường Nhật Bản.

Trước đó, từ năm 2013, chuối Việt Nam đã bắt đầu được xuất khẩu vào thị
trường Nhật Bản tuy nhiên chỉ mang tính chất thử nghiệm mang tính chất thăm dị thị
trường nên chuối Việt Nam thời điểm đó chưa được đưa vào các hệ thống siêu thị lớn
như Don Kihote.
Với việc lần đầu tiên xuất hiện chính thức tại thị trường bán lẻ Nhật Bản, chuối
Việt Nam đang có thêm nhiều cơ hội mới để mở rộng mạng lưới phân phối, cũng như
nâng cao sản lượng xuất khẩu.
Với những cơ hội và lợi thế trên, quả chuối Việt Nam đang có tiềm năng rất lớn
trong việc mở rộng hơn nữa thị phần tại thị trường Nhật Bản. Đại diện thương vụ-Đại
sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản tin tưởng rằng đây là một tin vui dành cho xuất khẩu
nông sản Việt Nam.
Dự kiến, trong thời gian tới thương vụ Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản sẽ
phối hợp với các doanh nghiệp đẩy mạnh hoạt động quảng bá cho quả chuối Việt Nam
tại các sự kiện xúc thương mại nhằm tăng thị phần của quả chuối Việt Nam tại thị
trường Nhật Bản.
Hiện nay, trái cây của Việt Nam đã có mặt ở hơn 40 quốc gia trên thế giới. Theo
thống kê của Bộ NN&PTNT, năm 2015 đã có 16 thị trường đạt kim ngạch trên 10 triệu
USD. Năm 2015 là năm đánh dấu hiệu quả trong công tác mở cửa thị trường xuất khẩu
sản phẩm trái cây sang các thị trường khó tính. Điển hình, Việt Nam bắt đầu xuất khẩu
sang thị trường Mỹ hơn 3 tấn vải, trên 100 tấn nhãn.
Đối với Nhật Bản, ngoài hơn 1.200 tấn thanh long, trên 10 tấn xoài Việt Nam
cũng được xuất khẩu sang thị trường này và táo của họ cũng được nhập vào Việt Nam.
Bên cạnh đó, Australia cũng đã chính thức cho phép nhập khẩu quả vải tươi và đã có 16
lơ vải tươi với trên 28 tấn đã được đưa sang thị trường này.
Trong quý I/2016, Việt Nam đã xuất hơn 2.139 tấn (thanh long, chơm chơm,
nhãn, xồi) sang các thị trường Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản, xấp xỉ 50% so với sản lượng
cả năm 2015. Trái thanh long có sự tăng trưởng ấn tượng ở cả 3 thị trường này, trong đó
Mỹ với hơn 1.103 tấn, bằng 60% sản lượng của cả năm 2015.
6



C. THUẬN LỢI
Chuối Việt Nam: Đối thủ đáng gờm của Philippines
Một số doanh nghiệp của Philippines đã nhận được lời mời mở rộng và phát
triển các trang trại trồng chuối ở Việt Nam từ các công ty đa quốc gia.
Vị trí nước xuất khẩu chuối lớn thứ nhì thế giới của Philippines đang bị đe dọa
bởi các quốc gia châu Á khác, đặc biệt là Việt Nam. Đó chính là nhận định từ Hiệp hội
Xuất khẩu và Trồng chuối Philippines (PBGEA).
Mặc dù chuối vẫn là mặt hàng trái cây tươi xuất khẩu chủ lực của Philippines,
tuy nhiên các doanh nghiệp nước này lo ngại sẽ mất thị phần tại các thị trường cao cấp
như Nhật Bản nếu chính phủ khơng tích cực hơn trong việc đàm phán giảm thuế với
các nước nhập khẩu.
Trong một lá đơn gửi đến Bộ trưởng Thương mại và Bộ trưởng Nông nghiệp
Philippines, PBGEA cho biết có một điều hiển nhiên là các nhà nhập khẩu trái cây từ
Nhật Bản thường tìm đến các nước khơng đánh thuế xuất khẩu trái cây nhằm tiết giảm
chi phí kinh doanh.
"Cần phải xem lại các hiệp định tự do thương mại và đánh giá đầy đủ việc thực
hiện cam kết của các đối tác để đảm bảo rằng chúng ta vẫn có những lợi thế thương mại
nhất định, mà cụ thể là cần phải giảm hoặc loại bỏ hàng rào thuế", Giám đốc Điều hành
PBGEA Stephen Antig nói.
Đơn cử như chuối cavendish của Philippines vẫn còn nằm trong danh sách
không được miễn thuế của các đối tác thương mại. Điều này đồng nghĩa với việc các
doanh nghiệp nhập khẩu phải trả thêm khoản thuế bằng 10-40% giá trị hàng hóa. Đây là
một hạn chế lớn, khiến cho các đối tác của Phillipines tìm mua chuối từ các đối thủ
cạnh tranh với chi phí nhập khẩu thấp hơn.
Ơng Antig cũng cho biết, một số công ty đa quốc gia đang xem xét chuyển sang
các nước có chính sách thân thiện hơn với nhà đầu tư. "Một số thành viên của PBGEA
đã nhận được lời mở rộng và phát triển các trang trại trồng chuối ở Việt Nam.
D. KHÓ KHĂN
-


Về đối thủ cạnh tranh, ngoài đối thủ cạnh tranh lớn nhất là Phillipines, cịn có
các đối thủ cạnh tranh khác như Indonesia, Costa Rica, Thailand, … với chất
lượng và giá cả cạnh tranh.

-

Về quy mô sản xuất của các doanh nghiệp chủ yếu là vừa và nhỏ nên chưa đáp
ứng đủ lượng xuất khẩu sang các thị trường, đặc biệt là thị trường Nhật Bản.
7


-

Hình thức trồng chưa quy mơ, các doanh nghiệp chưa có sự liên kết với nhau,
chỉ hoạt động riêng lẻ.

E. ĐỊNH HƯỚNG XUẤT KHẨU CHUỐI SANG THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN
1. Để hướng đến xuất khẩu, nông dân trồng chuối phải liên kết và sản xuất theo
quy trình sạch
Năm 2016, cơng ty xuất khẩu 4.000 tấn chuối mang thương hiệu Fohla (Fruits of
Huy Long An), trong đó 40% sang xứ sở hoa anh đào. Giá chuối Fohla hiện khoảng từ
2.500 đồng đến 10.000 đồng/kg. Nếu tính 10.000 đồng/kg thì 4.000 tấn sẽ là 40 tỷ
đồng. Nếu chuối giá 5.000 đồng/kg thì doanh thu năm 2016 là 20 tỷ đồng. Mục tiêu của
ông Út Huy năm 2017 là đạt 7.000 tấn chuối và xuất 70% tới thị trường Nhật, thay vì
40% như hiện nay.
Tương tự, ông Lê Sỹ Công, Giám đốc Cty TNHH Laba Đà Lạt, chủ thương hiệu
chuối Laba cho biết: Trong năm 2016, Cty Laba Đà Lạt đã xuất sang thị trường Nhật
gần 500 tấn chuối Laba. Trong bối cảnh nông dân trồng chuối thường lâm cảnh bấp
bênh do thị trường thì cơng ty của ơng lại khơng đủ hàng để xuất khẩu.

Theo ông Công, chưa bao giờ cơ hội xuất khẩu của trái chuối Việt Nam lại rộng
mở như hiện nay. Ngoài Nhật Bản, thị trường các nước Anh, Nga, Ukraine... cũng ưa
chuộng chuối Laba. Đây là một loại chuối đặc sản của Lâm Đồng, có vị dẻo, thơm đặc
biệt.
2. Phải làm chuối sạch và chú trọng liên kết
Theo ông Võ Quan Huy, thị trường xuất khẩu của trái chuối Việt còn rất nhiều
tiềm năng. Tuy nhiên, để trái chuối Việt xuất khẩu được thì khơng phải chuyện đơn
giản. Bởi muốn xuất khẩu chuối phải xây dựng được vùng chuyên canh ổn định, canh
tác theo một quy trình sạch, khép kín.
3. Có “giấy thơng hành”...
Thị trường Nhật Bản có nhu cầu cao đối với mặt hàng chuối nhập khẩu, với sức
tiêu thụ xấp xỉ 1 triệu tấn/năm. Theo thống kê, hiện nay, Philippines đang là quốc gia
đứng đầu về lượng chuối nhập khẩu của Nhật Bản chiếm tới 85% thị phần. Tuy nhiên,
các DN Nhật Bản có chia sẻ rằng, họ đang có nhu cầu đa dạng hóa nguồn cung cho thị
trường Nhật Bản. Ngoài ra, chuối VN cũng có một lợi thế hơn đó vị ngọt phù hợp với
khẩu vị của người tiêu dùng Nhật Bản và có mức giá cạnh tranh hơn.
Chủ tịch Câu lạc bộ DN VN - Nhật Bản (VJBC), ông Đỗ Văn Dũng cho rằng,
Nhật Bản là một thị trường khó tính nên khơng chỉ chuối mà các nông sản khác của VN
để xuất khẩu được vào đây cũng phải đáp ứng được các tiêu chuẩn, điều kiện khắt khe,
8


từ thổ nhưỡng đến quy trình chọn giống, chăm bón, thu hoạch… Nếu đáp ứng được đầy
đủ các yêu cầu, tiêu chuẩn từ phía đối tác nhập khẩu Nhật Bản chắc chắn cơ hội đối với
chuối và nông sản XK sang thị trường này sẽ rộng mở. Lẽ tất nhiên, khi đã có “tấm
giấy thơng hành” vào thị trường Nhật Bản, chuối và nông sản Việt sẽ dễ dàng tiếp cận
với thị trường khác trên thế giới.
Đó là chuyện của tương lai, còn về trước mắt theo nhiều chuyên gia nông
nghiệp, chúng ta chỉ cần đáp ứng tốt cho Nhật Bản thì chuối VN đã có một thị trường
rộng lớn. Tuy nhiên, “chiến thuật” nào để giữ được bạn hàng khó tính và tiến xa hơn

vào khối EU và thị trường Châu Âu của quả chuối Việt lại là điều mà nhà quản lý, DN
xuất khẩu và người trồng của VN cần tính tới.
Nếu trước đây, thanh long Bình Thuận chỉ mới xuất khẩu vào một trong bốn hịn
đảo chính của Nhật Bản với sản lượng khoảng 800 tấn/năm thì nay, mỗi năm sẽ có
3.000 tấn thanh long Bình Thuận xuất sang thị trường này và được bày bán trên kệ siêu
thị lớn. Bài học về chiếm lĩnh niềm tin của nhà nhập khẩu Nhật Bản đối với quả thanh
long từ năm 2009 đến nay vẫn còn nguyên giá trị. Đó là việc sản phẩm phải được sản
xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP đồng thời, phải đạt tiêu chuẩn của nước sở
tại về dư lượng hóa chất. Tồn bộ lơ hàng khi xuất khẩu phải xử lý gia nhiệt... Tất cả
q trình xử lý được các chun gia của phía Nhật Bản và VN giám sát rất chặt chẽ.
“Chiến thuật” nào để giữ được bạn hàng khó tính và tiến xa hơn vào khối EU và
thị trường Châu Âu của quả chuối Việt là điều mà nhà quản lý, DN và người trồng của
VN cần tính tới.
4. Vẫn cần... chiến thuật
Quay trở lại với sản phẩm chuối, mặc dù bước đầu lấy được lòng tin của bạn
hàng Nhật Bản nhưng theo nhiều chuyên gia nông nghiệp, công nghệ bảo quản chuối
của VN hiện chưa đạt chuẩn quốc tế. Vì vậy, chỉ một số ít sản phẩm của VN được cấp
phép vào thị trường khó tính như Nhật Bản.
Trong khi đó, nhìn vào sản phẩm chuối nhập khẩu tại các siêu thị Nhật hiện nay,
thấy rõ rằng, chuối Philippines thường được chọn lọc kỹ, đóng gói trong bao bì giấy
đẹp, giữa các nải chuối cịn lót lớp giấy mềm, chống va đập. Nhờ áp dụng khá nhạy bén
tâm lý của người tiêu dùng nên chuối Philippines xuất hiện khá nhiều tại các siêu thị
Nhật. Dù theo các chuyên gia, chất lượng thua xa chuối Việt và giá cũng cao hơn nhưng
nhờ bề ngoài bắt mắt nên vẫn bán khá chạy.
Giám đốc Cty TNHH Hồng Lan (Lào Cai) - DN có thâm niên trong xuất khẩu
chuối, cho rằng, một vấn đề lớn đặt ra là chuối Việt tuy có đa dạng về chủng loại, mùi
vị nhưng vẫn chưa đạt được tiêu chuẩn để nằm trong danh sách các nước cung cấp hàng
cho thị trường chuối toàn cầu. Do chưa được đầu tư nghiên cứu phát triển các giống
9



chuối quý mới nên cơ hội tìm chỗ đứng trên thị trường quốc tế vẫn hạn chế. Vì vậy, để
lấy lịng tin của bạn hàng Nhật Bản nói riêng trước hết phải có sản lượng ổn định, chất
lượng đồng đều, đáp ứng yêu cầu rất khắt khe về quy định ATTP, được kiểm tra chất
lượng, giám sát trong suốt quá trình sản xuất, được cơ quan có thẩm quyền cấp chứng
chỉ chất lượng, chỉ dẫn địa lý, đóng gói sơ chế… theo yêu cầu của nhà nhập khẩu.
Không dấu được sự lo lắng về đối thủ lớn nhất tại thị trường Nhật Bản với
thương hiệu chuối Dole của Philippines nhưng ông Phạm Năng Thành - Giám đốc Cty
Thuận Tâm Thành vẫn cho rằng, khơng có cuộc chơi nào lại khơng có đối thủ. Chuối
Dole quả nhỏ và chất lượng thấp hơn chuối tiêu hồng của Việt song họ vẫn bán được
40.000 đồng/kg. Chúng ta chỉ cần XK được chuối với giá bằng 1/2 giá chuối
Philippines là hàng nghìn nơng dân đã có cơ hội làm giàu- ơng Thành kỳ vọng.
Theo số liệu của Bộ NN – PTNT thì từ đầu năm 2014, các thị trường TQ,
Singapore, Hàn Quốc, và nhiều nước Đông Âu bất ngờ gia tăng nhập khẩu chuối của
Việt Nam. Thậm chí, giá chuối thu mua tại vườn tăng hơn 20% mà Việt Nam vẫn không
đủ hàng để xuất khẩu. Hiện tại Nhật Bản cần khoảng 15-20 tấn/ngày song Việt Nam
chưa thể đáp ứng đủ nhu cầu này.
F. LỢI THẾ CẠNH TRANH CỦA VIỆT NAM KHI XUẤT KHẨU CHUỐI
SANG THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN

Hình ảnh chuối Việt Nam trên thị trường Nhật Bản

10


Lợi thế quan trọng nhất của Việt Nam đó là thuế nhập khẩu của Phillipines khá
cao (Khoảng từ 10 – 40 % tổng giá trị hàng nhập). Chính vì thế, Nhật Bản đã chuyển
sang nhập khẩu chuối tại Việt Nam với mức thuế quan bằng 0% để giảm chi phí. Nhật
Bản tăng cường nhập khẩu chuối của Việt Nam với số lượng lên đến 1,2 triệu tấn/năm
(Số liệu năm 2014). Dự kiến năm 2017, tổng số lượng nhập khẩu của Nhật Bản là 1,5

triệu tấn/năm.
Giá thành của chuối Phillipines cao là do ảnh hưởng của chi phí lao động tăng
cao. Cịn tại Việt Nam, nhờ vào ưu thế chi phí nhân công rẻ nên các doanh nghiệp Việt
Nam đã tận dụng chi phí nhân cơng này, làm lợi thế cạnh tranh về giá đối với các quốc
gia khác.
Bên cạnh thị trường Nhật Bản, các thị trường như Trung Quốc, Hàn Quốc,
Singapore đã dần dần nhập khẩu nhiều hơn sản phẩm chuối của Việt Nam. Điều này
khiến cho các doanh nghiệp Việt Nam luôn luôn cải tiến chất lượng, số lượng để phục
vụ nhu cầu xuất khẩu. Chất lượng chuối của Việt Nam mang vị ngọt nhẹ, thơm, màu
sắc đẹp đáp ứng đầy đủ yêu cầu người tiêu dùng. Tạo ảnh hưởng uy tín của sản phẩm
Việt Nam đối với các thị trường nhập khẩu.

11



×