Tải bản đầy đủ (.docx) (159 trang)

Noi dung boi duong thuong xuyen

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (789.32 KB, 159 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>KẾ HOẠCH Bồi dưỡng thường xuyên cá nhân Năm học 2012 - 2013 I. ĐẶC ĐIỂM NHÀ TRƯỜNG 1. Thuận lợi: - Được sự quan tâm của ban giám hiệu nhà trường. - Luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo của PGDgiáo dục, UBND, chính quyền địa phương, hội cha mẹ học sinh quan tâm chăm lo đến sự nghiệp giáo dục. Sự nhiệt tình giúp đỡ của chi bộ Đảng, chuyên môn, các đoàn thể trong trường và sự nỗ lực phấn đấu quyết tâm cao của toàn thể CNVC trong toàn trường. - Trường Tiểu học Pú Bẩu có đội ngũ giáo viên trẻ khỏe, luôn nhiệt tình hăng say với công việc. - Đội ngũ đoàn viên nhà trường luôn đoàn kết thân ái, đề cao tình người, tình đồng nghiệp … Có chí hướng phấn đấu vươn lên trong học tập, công tác. 2. Khó khăn: - Việc tự học, tự bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ chưa được thường xuyên liên tục.Vì bản thân mỗi cá nhân đều chưa biết cách học trọng tâm bắt đầu từ đâu và học nội dung như thế nào cho có hệ thống và đồng bộ. - Cơ sở vật chất nhà trường vẫn còn thiếu thốn, các phòng học, phòng chức năng... học nhờ các nhà văn hoá của bản. Chưa đáp ứng điều kiện cho việc dạy & học để nâng cao chất lượng GD. - Một số học sinh còn có hoàn cảnh khó khăn, thiếu sự quan tâm chăm sóc của gia đình . II. MỤC TIÊU; - Bồi dưỡng thường xuyên để cập nhật kiến thức về chính trị, kinh tế - xã hội, bồi dưỡng phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp, phát triển năng lực dạy học, năng lực giáo dục và những năng lực khác theo yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp giáo viên. - Bồi dưỡng thường xuyên nhằm phát triển năng lực tự học, tự bồi dưỡng của giáo viên, năng lực tự đánh giá hiệu quả BDTX, năng lực tổ chức, quản lý hoạt động tự học, tự bồi dưỡng giáo viên của nhà trường, của phòng GD&ĐT và của sở GD&ĐT. - Bồi dưỡng thường xuyên làm cho đội ngũ GV tiểu học luôn luôn đạt chuẩn quy định học và yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp giáo viên Tiểu học. - Nâng cao nhận thức cho giáo viên về chính trị, tư tưởng đạo đức của nhà giáo, tăng cường kiến thức, kĩ năng nghiệp vụ và phương pháp sư phạm. - Giáo viên giảng dạy vận dụng được phương pháp dạy học mới, đảm bảo những yêu cầu đã quy định trong Luật Giáo dục mà phù hợp với đối tượng học sinh vùng cao biên giới; đặc biệt tìm được hướng giải quyết những khó khăn vướng mắc trong quá trình giảng dạy đối với đối tượng học sinh yếu, kém.Học sinh có hoàn cảnh khó khăn, học sinh khuyết tật học hòa nhập. - Thực hiện tốt cuộc vận động lớn của ngành “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương tự học, tự sáng tạo” - Đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên, Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng..

<span class='text_page_counter'>(2)</span> - Bồi dưỡng theo chuẩn kiến thức, kỹ năng. - Cá nhân xây dựng kế hoạch tự học tự bồi dưỡng trong năm học 2012 - 2013. - Bồi dưỡng thường xuyên làm cho đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên các bậc học luôn luôn đạt chuẩn quy định. Học và yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học III. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH BỒI DƯỠNG 1. Khối kiến thức bắt buộc.. - Quy định đánh giá xếp loại học sinh tiểu học theo thông tư số 32/2009/TTBGDĐT ngày 27/10/2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. - Hướng dẫn số 717/ Bộ GD&ĐT-GDTH về việc hướng dẫn thực hiện một số nội dung của thông tư 32/2009/TT/BGD&ĐT ngày 27/10/2009 về Quy định đánh giá xếp loại học sinh Tiểu học. - Hướng dẫn xây dựng các kế hoạch. - Kế hoạch thực hiện mục tiêu đổi mới nâng cao chất lượng giáo dục giai đoạn 2011 – 2015. - Kế hoạch hoạt động về phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” - Giáo dục kĩ năng sống qua các hoạt động giáo dục. - Quyết định số 14/2007/QĐ-BGD&ĐT ngày 04/05/2007 Ban hành Quy định về Chuẩn nghề nghiệp giáo viên Tiểu học. - Hướng dẫn số 616 BGD&ĐT-NGCBQLGD ngày 05/02/2010 về việc hướng dẫn đánh giá xếp loại GVTH theo Quyết định số 14/2007/QĐ/BGD&ĐT ngày 04/05/2007 Ban hành Quy định về chuẩn nghề nghiệp GVTH. - Chuẩn hiệu trưởng trường Tiểu học ban hành kèm theo Thông tư số 14/2011/TT-BGD&ĐT ngày 08/4/2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. - Điều lệ trường tiểu học (Ban hành kèm theo thông tư số 41/2010/ TTBGDĐT ngày 30/12/ 2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo). - Yêu cầu đổi mới kiểm tra đánh giá về kiểm định chất lượng với hình thức đổi mới toàn diện giáo dục. - Hướng dẫn viết sáng kiến kinh nghiệm theo công văn 358/GD&ĐT ngày 15/9/2011. - Hướng dẫn số 630/BGD&ĐT-NGCBQLGD ngày 16/2/2012 về việc đánh giá xếp loại phó hiệu trưởng các trường Mầm non, phổ thông và phó giám đốc TTGDTX. - Thông tư số 21/2010/TT-BGD&ĐT ngày 20/7/2010 về điều lệ hội thi giáo viên dạy giỏi các cấp học phổ thông và GDTX. - Thông tư 36/2009/TT/BGD&ĐT ngày 7/12/2009 thông tư ban hành quy định kiểm tra công nhận phổ cập GDTH và phổ cập GDTH đúng độ tuổi. - Kinh nghiệm về nội dung, hình thức, phương pháp tổ chức HĐGDNGLL. - Chuyên đề về mootj số kĩ năng trong soạn thảo văn bản với Word - Chuyên đề thiết kế bài giảng điện tư powerpoinl IV. Chương trình bồi dưỡng thường xuyên. Tháng 9 năm 2012 Nội dung 1: Quy định đánh giá xếp loại học sinh tiểu học theo thông tư số 32/ 2009/ TT- BGDĐT ra 27/10/2009. Của Bộ trưởng Bộ GD & ĐT. ( 3 tiết).

<span class='text_page_counter'>(3)</span> Chương I : QUY ĐỊNH CHUNG (Chương I : QUY ĐỊNH CHUNG + Chương II: ĐÁNH GIÁ VÀ XẾP LOẠI HẠNH KIỂM = 1 Tiết) Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng 1. Thông tư này quy định việc đánh giá và xếp loại học sinh tiểu học, bao gồm: đánh giá và xếp loại hạnh kiểm; đánh giá và xếp loại học lực; sư dụng kết quả đánh giá và xếp loại; tổ chức thực hiện. 2. Thông tư này áp dụng cho trường tiểu học; lớp tiểu học trong trường phổ thông có nhiều cấp học và trường chuyên biệt; cơ sở giáo dục khác thực hiện chương trình giáo dục tiểu học; tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động giáo dục cấp Tiểu học. Điều 2. Mục đích đánh giá và xếp loại 1. Góp phần thực hiện mục tiêu, nội dung chương trình, phương pháp và hình thức tổ chức các hoạt động giáo dục tiểu học. 2. Khuyến khích học sinh học tập chuyên cần; phát huy tính tích cực, năng động, sáng tạo, khả năng tự học của học sinh; xây dựng niềm tin, rèn luyện đạo đức theo truyền thống Việt Nam. Điều 3. Nguyên tắc đánh giá và xếp loại 1. Đánh giá và xếp loại căn cứ theo chuẩn kiến thức, kĩ năng và yêu cầu về thái độ trong Chương trình giáo dục phổ thông cấp Tiểu học và các nhiệm vụ của học sinh. 2. Kết hợp đánh giá định lượng và định tính; kết hợp giữa đánh giá của giáo viên với tự đánh giá của học sinh. 3. Thực hiện công khai, công bằng, khách quan, chính xác và toàn diện. 4. Đánh giá và xếp loại kết quả đạt được và khả năng phát triển từng mặt của học sinh; coi trọng việc động viên, khuyến khích sự tiến bộ của học sinh; không tạo áp lực cho cả học sinh và giáo viên. Chương II: ĐÁNH GIÁ VÀ XẾP LOẠI HẠNH KIỂM Điều 4. Nội dung đánh giá Học sinh được đánh giá về hạnh kiểm theo kết quả rèn luyện đạo đức và kĩ năng sống qua việc thực hiện năm nhiệm vụ của học sinh tiểu học: 1. Thực hiện đầy đủ và có kết quả hoạt động học tập; chấp hành nội quy nhà trường; đi học đều và đúng giờ; giữ gìn sách vở và đồ dùng học tập. 2. Hiếu thảo với cha mẹ, ông bà; kính trọng, lễ phép với thầy giáo, cô giáo, nhân viên và người lớn tuổi; đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ bạn bè và người có hoàn cảnh khó khăn. 3. Rèn luyện thân thể; giữ vệ sinh cá nhân. 4. Tham gia các hoạt động tập thể trong và ngoài giờ lên lớp; giữ gìn, bảo vệ tài sản nơi công cộng; tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường; thực hiện trật tự an toàn giao thông. 5. Góp phần bảo vệ và phát huy truyền thống của nhà trường và địa phương. Điều 5. Cách đánh giá và xếp loại 1. Đánh giá là hoạt động thường xuyên của giáo viên. Khi đánh giá cần chú ý đến quá trình tiến bộ của học sinh, đánh giá cuối năm là quan trọng nhất. Giáo viên ghi nhận xét cụ thể những điểm học sinh đã thực hiện và chưa thực hiện được để.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> có kế hoạch động viên và giúp đỡ học sinh tự tin trong rèn luyện. Giáo viên phối hợp với cha mẹ học sinh để thống nhất các biện pháp giáo dục học sinh. 2. Học sinh được xếp loại hạnh kiểm vào cuối học kì I và cuối năm học theo hai loại như sau : a) Thực hiện đầy đủ (Đ); b) Thực hiện chưa đầy đủ (CĐ). Chương III: ĐÁNH GIÁ VÀ XẾP LOẠI HỌC LỰC ( 1 tiết) Điều 6. Đánh giá thường xuyên và đánh giá định kì 1. Đánh giá thường xuyên được thực hiện ở tất cả các tiết học theo quy định của chương trình nhằm mục đích theo dõi, động viên, khuyến khích hay nhắc nhở học sinh học tập tiến bộ, đồng thời để giáo viên đổi mới phương pháp, điều chỉnh hoạt động dạy học và hoạt động giáo dục nhằm đạt hiệu quả thiết thực. Đánh giá thường xuyên được tiến hành dưới các hình thức kiểm tra thường xuyên (KTTX), gồm: kiểm tra miệng, kiểm tra viết (dưới 20 phút), quan sát học sinh qua hoạt động học tập, thực hành vận dụng kiến thức, kĩ năng. 2. Đánh giá định kì kết quả học tập của học sinh được tiến hành sau từng giai đoạn học tập, nhằm thu nhận thông tin cho giáo viên và các cấp quản lí để chỉ đạo, điều chỉnh quá trình dạy học; thông báo cho gia đình nhằm mục đích phối hợp động viên, giúp đỡ học sinh. a ) Đối với các môn học đánh giá bằng điểm kết hợp với nhận xét: bài kiểm tra định kì được tiến hành dưới hình thức tự luận hoặc kết hợp tự luận và trắc nghiệm trong thời gian 1 tiết. b) Đối với các môn học đánh giá bằng nhận xét: căn cứ vào các nhận xét trong quá trình học tập, không có bài kiểm tra định kì. Điều 7. Đánh giá bằng điểm kết hợp với nhận xét 1. Các môn học đánh giá bằng điểm kết hợp với nhận xét gồm: Tiếng Việt, Toán, Khoa học, Lịch sư và Địa lí, Ngoại ngữ, Tiếng dân tộc, Tin học. 2. Kết quả học tập của học sinh được ghi nhận bằng điểm kết hợp với nhận xét cụ thể của giáo viên: a) Điểm theo thang điểm 10, không cho điểm 0 và điểm thập phân ở các bài kiểm tra; b) Nhận xét của giáo viên về sự tiến bộ của học sinh hoặc những điểm học sinh cần cố gắng, không dùng những từ ngữ gây tổn thương học sinh. 3. Số lần KTTX tối thiểu trong một tháng: a) Môn Tiếng Việt: 4 lần; b) Môn Toán: 2 lần; c) Các môn Khoa học, Lịch sư và Địa lí, Ngoại ngữ, Tiếng dân tộc, Tin học: 1 lần/môn. 4. Số lần kiểm tra định kì (KTĐK): a ) Các môn Tiếng Việt, Toán mỗi năm học có 4 lần KTĐK vào giữa học kì I (GK I), cuối học kì I (CK I), giữa học kì II (GK II) và cuối năm học (CN); mỗi lần KTĐK môn Tiếng Việt có 2 bài kiểm tra: Đọc, Viết; điểm KTĐK là trung bình cộng của 2 bài (làm tròn 0,5 thành 1); b) Các môn Khoa học, Lịch sư và Địa lí, Ngoại ngữ, Tiếng dân tộc, Tin học mỗi năm học có 2 lần KTĐK vào CK I và CN. 5. Học sinh có điểm KTĐK bất thường so với kết quả học tập hàng ngày hoặc không đủ số điểm KTĐK đều được kiểm tra bổ sung..

<span class='text_page_counter'>(5)</span> Điều 8. Đánh giá bằng nhận xét 1. Các môn học đánh giá bằng nhận xét gồm: a) Ở các lớp 1, 2, 3: Đạo đức, Tự nhiên và Xã hội, Âm nhạc, Mĩ thuật, Thủ công, Thể dục; b) Ở các lớp 4, 5: Đạo đức, Âm nhạc, Mĩ thuật, Kĩ thuật, Thể dục. 2. Kết quả học tập của học sinh không ghi nhận bằng điểm mà bằng các nhận xét theo các mạch nội dung của từng môn học: a) Các nhận xét được ghi nhận bằng việc thu thập các chứng cứ trong quá trình học tập và hoạt động của học sinh; b) Nội dung, số lượng nhận xét của mỗi học kì và cả năm học của từng môn học được quy định cụ thể tại Sổ theo dõi kết quả kiểm tra, đánh giá học sinh. Điều 9. Xếp loại học lực từng môn học Học sinh được xếp loại học lực môn học kì I (HLM.KI) và học lực môn cả năm học (HLM.N) ở mỗi môn học. 1. Đối với các môn học đánh giá bằng điểm kết hợp với nhận xét: a) Học lực môn: - HLM.KI là điểm KTĐK.CKI; - HLM.N là điểm KTĐK.CN. b) Xếp loại học lực môn: - Loại Giỏi: học lực môn đạt điểm 9, điểm 10; - Loại Khá: học lực môn đạt điểm 7, điểm 8; - Loại Trung bình: học lực môn đạt điểm 5, điểm 6; - Loại Yếu: học lực môn đạt điểm dưới 5. 2. Đối với các môn học đánh giá bằng nhận xét : a) Học lực môn: - HLM.KI là kết quả đánh giá dựa trên các nhận xét đạt được trong học kì I; - HLM.N là kết quả đánh giá dựa trên các nhận xét đạt được trong cả năm học. b) Xếp loại học lực môn: - Loại Hoàn thành (A): đạt được yêu cầu cơ bản về kiến thức, kĩ năng của môn học, đạt được từ 50 % số nhận xét trở lên trong từng học kì hay cả năm học. Những học sinh đạt loại Hoàn thành nhưng có biểu hiện rõ về năng lực học tập môn học, đạt 100% số nhận xét trong từng học kì hay cả năm học được đánh giá là Hoàn thành tốt (A+) và ghi nhận xét cụ thể trong học bạ để nhà trường có kế hoạch bồi dưỡng; - Loại Chưa hoàn thành (B): chưa đạt được yêu cầu cơ bản về kiến thức, kĩ năng của môn học, đạt dưới 50 % số nhận xét trong từng học kì hay cả năm học. Điều 10. Đánh giá học sinh có hoàn cảnh đặc biệt 1. Đối với học sinh khuyết tật: a ) Đánh giá học sinh khuyết tật theo nguyên tắc động viên, khuyến khích sự nỗ lực và sự tiến bộ của học sinh là chính; đảm bảo quyền được chăm sóc và giáo dục của tất cả học sinh. b) Nhà trường, giáo viên căn cứ vào kết quả thực hiện Kế hoạch giáo dục cá nhân của từng học sinh; dựa vào mức độ đáp ứng các phương tiện hỗ trợ đặc thù, mức độ và loại khuyết tật để đánh giá theo cách phân loại sau: - Học sinh khuyết tật có khả năng đáp ứng các yêu cầu của chương trình giáo dục chung được đánh giá, xếp loại dựa theo các tiêu chí của học sinh bình thường nhưng có giảm nhẹ về yêu cầu..

<span class='text_page_counter'>(6)</span> - Học sinh khuyết tật không đủ khả năng đáp ứng các yêu cầu của chương trình giáo dục chung được đánh giá dựa trên sự tiến bộ của học sinh và không xếp loại đối tượng này. 2. Đối với học sinh lang thang cơ nhỡ học ở các lớp học linh hoạt : Việc đánh giá học sinh lang thang cơ nhỡ học ở các lớp học linh hoạt dựa trên kết quả kiểm tra hai môn Toán, Tiếng Việt theo chương trình đã điều chỉnh và xếp loại HLM theo quy định tại khoản 1, Điều 9 của Thông tư này. Riêng loại Trung bình, HLM là trung bình cộng điểm KTĐK của hai môn Toán, Tiếng Việt đạt điểm 5 và không có điểm dưới 4. Chương IV: SỬ DỤNG KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI (Chương IV: SỬ DỤNG KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI + Chương V: TỔ CHỨC THỰC HIỆN = 1 tiết) Điều 11. Xét lên lớp 1. Học sinh được lên lớp thẳng: hạnh kiểm được xếp loại Thực hiện đầy đủ (Đ), đồng thời HLM.N của các môn học đánh giá bằng điểm kết hợp với nhận xét đạt loại Trung bình trở lên và HLM.N của các môn học đánh giá bằng nhận xét đạt loại Hoàn thành (A). 2. Học sinh chưa đạt yêu cầu về hạnh kiểm, môn học được giúp đỡ rèn luyện, bồi dưỡng, ôn tập để đánh giá bổ sung; được xét lên lớp trong các trường hợp sau đây: a) Những học sinh được xếp hạnh kiểm vào cuối năm học loại Thực hiện chưa đầy đủ (CĐ) được động viên, giúp đỡ và được đánh giá, xếp loại Thực hiện đầy đủ (Đ). b) Những học sinh có HLM.N của các môn học đánh giá bằng điểm kết hợp với nhận xét đạt loại Yếu phải kiểm tra bổ sung; điểm của bài kiểm tra bổ sung đạt 5 trở lên. Những học sinh có HLM.N của các môn học đánh giá bằng nhận xét loại Chưa hoàn thành (B) được bồi dưỡng và đánh giá, xếp loại Hoàn thành (A). c) Những học sinh chưa đạt yêu cầu về hạnh kiểm và môn học được động viên, giúp đỡ, bồi dưỡng để đánh giá, kiểm tra bổ sung như quy định tại các điểm a, b, khoản 2, Điều 11 của Thông tư này. 3. Mỗi học sinh được bồi dưỡng và kiểm tra bổ sung nhiều nhất là 3 lần/1 môn học vào thời điểm cuối năm học hoặc sau hè. 4. HLM.N của các môn học tự chọn không tham gia xét lên lớp. Điều 12. Xét hoàn thành chương trình tiểu học 1. Những học sinh lớp 5 có đủ điều kiện như quy định tại khoản 1, Điều 11 của Thông tư này được Hiệu trưởng xác nhận trong học bạ: Hoàn thành chương trình tiểu học. 2. Những học sinh lớp 5 chưa được công nhận hoàn thành chương trình tiểu học được giúp đỡ, bồi dưỡng như quy định tại khoản 2, Điều 11 của Thông tư này, nếu đạt yêu cầu thì được xét hoàn thành chương trình tiểu học. 3. Đối với học sinh lang thang cơ nhỡ học ở các lớp học linh hoạt, học hết chương trình lớp 5 đã điều chỉnh chỉ kiểm tra hai môn: Tiếng Việt, Toán. Nếu điểm trung bình cộng của hai bài kiểm tra đạt từ điểm 5 trở lên, trong đó, không có bài kiểm tra nào dưới điểm 4 thì được Hiệu trưởng trường tiểu học nơi tổ chức kiểm tra xác nhận: Hoàn thành chương trình tiểu học..

<span class='text_page_counter'>(7)</span> Điều 13. Xếp loại giáo dục và xét khen thưởng 1. Xếp loại giáo dục: a) Xếp loại Giỏi: những học sinh được xếp hạnh kiểm loại Thực hiện đầy đủ (Đ), đồng thời HLM.N của các môn học đánh giá bằng điểm kết hợp với nhận xét đạt loại Giỏi và HLM.N của các môn học đánh giá bằng nhận xét đạt loại Hoàn thành (A); b) Xếp loại Khá: những học sinh được xếp hạnh kiểm loại Thực hiện đầy đủ (Đ), đồng thời HLM.N của các môn học đánh giá bằng điểm kết hợp với nhận xét đạt loại Khá trở lên và HLM.N của các môn học đánh giá bằng nhận xét đạt loại Hoàn thành (A); c) Xếp loại Trung bình: những học sinh được lên lớp thẳng nhưng chưa đạt loại Khá, loại Giỏi; d) Xếp loại Yếu: những học sinh không thuộc các đối tượng trên. 2. Xét khen thưởng: a) Khen thưởng danh hiệu Học sinh Giỏi cho những học sinh xếp loại Giỏi; b) Khen thưởng danh hiệu Học sinh Tiên tiến cho những học sinh xếp loại Khá; c) Khen thưởng thành tích từng môn học, từng mặt cho các học sinh chưa đạt các danh hiệu trên như sau: - Khen thưởng cho những học sinh đạt HLM.N của từng môn học đạt loại Giỏi hoặc học tập xuất sắc ở những môn học đánh giá bằng nhận xét; - Khen thưởng cho những học sinh có tiến bộ từng mặt trong rèn luyện, học tập. Chương V: TỔ CHỨC THỰC HIỆN Điều 14. Trách nhiệm của sở giáo dục và đào tạo, phòng giáo dục và đào tạo 1. Giám đốc sở giáo dục và đào tạo chỉ đạo các phòng giáo dục và đào tạo tổ chức thực hiện đánh giá và xếp loại học sinh tiểu học tại các trường tiểu học trên địa bàn quản lý theo quy định tại Thông tư này và báo cáo kết quả thực hiện về Bộ Giáo dục và Đào tạo. 2. Trưởng phòng giáo dục và đào tạo chỉ đạo Hiệu trưởng các trường tiểu học tổ chức thực hiện đánh giá và xếp loại học sinh tiểu học theo quy định tại Thông tư này, đồng thời kết hợp tổ chức nghiệm thu, bàn giao kết quả học tập và rèn luyện của học sinh từ lớp dưới lên lớp trên và báo cáo kết quả thực hiện về sở giáo dục và đào tạo. Điều 15. Trách nhiệm của hiệu trưởng 1. Tổ chức, kiểm tra việc thực hiện các quy định về đánh giá, xếp loại học sinh của giáo viên chủ nhiệm lớp. 2. Duyệt kết quả đánh giá, nhận xét, xếp loại cuối học kì I, cuối năm học của các lớp và chỉ đạo việc xét cho học sinh lên lớp, lưu ban hay kiểm tra đánh giá bổ sung. Tổ chức bồi dưỡng, kiểm tra đánh giá bổ sung. Ký tên xác nhận kết quả ở học bạ sau khi năm học kết thúc. 3. Tiếp nhận và giải quyết các ý kiến của học sinh, khiếu nại của cha mẹ hoặc người giám hộ về đánh giá, nhận xét, xếp loại theo phạm vi và quyền hạn của mình. Thời gian trả lời khiếu nại chậm nhất là 10 ngày, kể từ ngày nhận được đơn khiếu nại. 4. Quản lý các hồ sơ về nhận xét, đánh giá, xếp loại của học sinh trong các năm học ở cấp Tiểu học..

<span class='text_page_counter'>(8)</span> 5. Chỉ đạo việc nghiệm thu, bàn giao kết quả học tập và rèn luyện của học sinh từ lớp dưới lên lớp trên; có trách nhiệm phối hợp với trường trung học cơ sở trong việc nghiệm thu, bàn giao chất lượng giáo dục của học sinh hoàn thành chương trình tiểu học lên học trường trung học cơ sở. Điều 16. Trách nhiệm của giáo viên chủ nhiệm 1. Chịu trách nhiệm chính trong việc đánh giá, xếp loại học sinh theo quy định. 2. Thông báo kết quả đánh giá, xếp loại hạnh kiểm, xếp loại học lực từng môn học, xếp loại giáo dục của học sinh cho cha mẹ hoặc người giám hộ. Không thông báo trước lớp và trong cuộc họp cha mẹ học sinh những điểm chưa tốt của từng học sinh. 3. Hoàn thành hồ sơ về đánh giá, xếp loại học sinh; có trách nhiệm phối hợp với giáo viên chủ nhiệm lớp trên, hoặc lớp dưới trong việc nghiệm thu, bàn giao và tiếp nhận kết quả học tập, rèn luyện của học sinh. Điều 17. Trách nhiệm và quyền của học sinh 1. Thực hiện tốt các nhiệm vụ quy định trong Điều lệ trường tiểu học; tiếp thu sự giáo dục của nhà trường để luôn tiến bộ. 2. Có quyền nêu ý kiến và nhận được sự giải thích, hướng dẫn của giáo viên chủ nhiệm lớp, của Hiệu trưởng nhà trường về kết quả đánh giá, xếp loại. Số:717/BGDĐT-GDTH V/v hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Thông tư số 32/2009/TT-BGDĐT Quy định đánh giá và xếp loại HSTH (1 tiết) Kính gửi: Các Sở Giáo dục và Đào tạo Ngày 27/10/2009, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Thông tư số 32/2009/TT-BGDĐT Quy định đánh giá và xếp loại học sinh tiểu học. Để thuận lợi cho công tác quản lý và tổ chức dạy học, Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn thực hiện một số nội dung cụ thể của Thông tư số 32/2009/TT-BGDĐT như sau: I. VỀ MỘT SỐ THUẬT NGỮ ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG THÔNG TƯ SỐ 32/2009/TT-BGDĐT 1. Kiểm tra bổ sung: - Điểm kiểm tra định kỳ được coi là bất thường khi điểm số đó không phản ánh đúng kết quả học tập hàng ngày của học sinh. Giáo viên chủ nhiệm lớp và hiệu trưởng xác định tính bất thường của điểm kiểm tra định kỳ và quyết định học sinh được kiểm tra bổ sung. - Những học sinh vì lý do khách quan không đủ số điểm kiểm tra định kỳ được kiểm tra bổ sung. Điểm kiểm tra bổ sung trong hai trường hợp trên được sư dụng để xét; xếp loại học lực môn, lên lớp, hoàn chỉnh chương trình tiểu học, xếp loại giáo dục, khen thưởng. 2. Xếp loại giáo dục và xét khen thưởng - Xếp loại giáo dục được thực hiện vào cuối năm học căn cứ vào kết quả xếp loại hạnh kiểm và xếp loại học lực. Học lực môn năm của các môn học tự chọn chỉ sư dụng để xét khen thưởng học sinh, không tham gia xét lên lớp và không tham gia xếp loại giáo dục. - Xét khen thưởng chỉ dành cho đối tượng học sinh được lên lớp thẳng. II. SỬ DỤNG TIẾP HỌC BẠ CÁC LỚP 2, 3, 4, 5..

<span class='text_page_counter'>(9)</span> Từ năm học 2009 – 2010 sư dụng Học bạ theo mẫu mới của Bộ. Trường hợp đã sư dụng Học bạ cũ, thống nhất cách chỉnh sưa như sau: 1. Trang 2, 4, 6, 8, 10, 12, 14: - Cột Đ ở học kỳ I: ghi điểm kiểm tra định kỳ hoặc số nhận xét đạt được cuối kỳ I; - Cột Đ ở học kỳ II: ghi điểm kiểm tra định kỳ hoặc số nhận xét đạt được cuối năm - Cột HLMKI: ghi kết quả xếp loại học lực môn học kỳ I; - Cột HLMKII: ghi xếp loại học lực môn cả năm; - Cột CN: để trống; - Cột “Kết quả kiểm tra, đánh giá lại”: ghi kết quả kiểm tra, đánh giá bổ sung lần cuối của học kỳ I hoặc cuối năm (nếu có); - Cột “Nhận xét của giáo viên”: ghi nhận xét về sự tiến bộ của học sinh về môn học cụ thể hoặc những điểm học sinh cần cố gắng, không dùng những từ ngữ gây tổn thương học sinh. 2. Trang 3, 5, 7, 9, 13, 15: Phần “Học lực”; “1. Nhận xét chung” ghi khái quát về học lực các môn học, sau đó ghi kết quả “Xếp loại giáo dục”. Đề nghị các Sở giáo dục và đào tạo hướng dẫn các Phòng giáo dục và đào tạo, các nhà trường triển khai tới từng giáo viên để thực hiện theo đúng tinh thần chỉ đạo của Bộ. Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có những vấn đề khó khăn cần giải quyết, các Sở Giáo dục và Đào tạo phản ánh về Bộ Giáo dục và Đào tạo (Vụ Giáo dục Tiểu học) để chỉ đạo và xư lý kịp thời. TL. BỘ TRƯỞNG VỤ TRƯỞNG VỤ GIÁO DỤC TIỂU HỌC. Lê Tiến Thành. Nội dung 2: HƯỚNG DẪN XÂY DỰNG CÁC LOẠI KẾ HOẠCH ( 4 tiết) Kế hoạch chủ nhiệm : ( 2 tiết ) Điều 34. Nhiệm vụ của giáo viên 1. Giảng dạy, giáo dục đảm bảo chất lượng theo chương trình giáo dục, kế hoạch dạy học; soạn bài, lên lớp, kiểm tra, đánh giá, xếp loại học sinh; quản lí học sinh trong các hoạt động giáo dục do nhà trường tổ chức; tham gia các hoạt động chuyên môn; chịu trách nhiệm về chất lượng, hiệu quả giảng dạy và giáo dục. 2. Trau dồi đạo đức, nêu cao tinh thần trách nhiệm, giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo; gương mẫu trước học sinh, thương yêu, đối xư công bằng và tôn trọng nhân cách của học sinh; bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của học sinh; đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp. 3. Học tập, rèn luyện để nâng cao sức khỏe, trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, đổi mới phương pháp giảng dạy. 4. Tham gia công tác phổ cập giáo dục tiểu học ở địa phương..

<span class='text_page_counter'>(10)</span> 5. Thực hiện nghĩa vụ công dân, các quy định của pháp luật và của ngành, các quyết định của Hiệu trưởng; nhận nhiệm vụ do Hiệu trưởng phân công, chịu sự kiểm tra, đánh giá của Hiệu trưởng và các cấp quản lí giáo dục. 6. Phối hợp với Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, gia đình học sinh và các tổ chức xã hội liên quan để tổ chức hoạt động giáo dục. Điều 35. Quyền của giáo viên 1. Được nhà trường tạo điều kiện để thực hiện nhiệm vụ giảng dạy và giáo dục học sinh. 2. Được đào tạo nâng cao trình độ, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ; được hưởng nguyên lương, phụ cấp và các chế độ khác theo quy định khi được cư đi học. 3. Được hưởng tiền lương, phụ cấp ưu đãi theo nghề, phụ cấp thâm niên và các phụ cấp khác theo quy định của Chính phủ. Được hưởng mọi quyền lợi về vật chất, tinh thần và được chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ theo chế độ, chính sách quy định đối với nhà giáo. 4. Được bảo vệ nhân phẩm, danh dự. 5. Được thực hiện các quyền khác theo quy định của pháp luật. Điều 37. Hành vi, ngôn ngữ ứng xử, trang phục của giáo viên 1. Hành vi, ngôn ngữ ứng xư của giáo viên phải chuẩn mực, có tác dụng giáo dục đối với học sinh. 2. Trang phục của giáo viên phải chỉnh tề, phù hợp với hoạt động sư phạm. Điều 38. Các hành vi giáo viên không được làm 1. Xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm thân thể học sinh và đồng nghiệp. 2. Xuyên tạc nội dung giáo dục; dạy sai nội dung, kiến thức; dạy không đúng với quan điểm, đường lối giáo dục của Đảng và Nhà nước Việt Nam. 3. Cố ý đánh giá sai kết quả học tập, rèn luyện của học sinh. 4. Ép buộc học sinh học thêm để thu tiền. 5. Uống rượu, bia, hút thuốc lá khi tham gia các hoạt động giáo dục ở nhà trường, sư dụng điện thoại di động khi đang giảng dạy trên lớp. 6. Bỏ giờ, bỏ buổi dạy, tuỳ tiện cắt xén chương trình giáo dục. Điều 41. Nhiệm vụ của học sinh 1. Thực hiện đầy đủ và có kết quả hoạt động học tập; chấp hành nội quy nhà trường; đi học đều và đúng giờ; giữ gìn sách vở và đồ dùng học tập. 2. Hiếu thảo với cha mẹ, ông bà; kính trọng, lễ phép với thầy giáo, cô giáo, nhân viên và người lớn tuổi; đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ bạn bè, người khuyết tật và người có hoàn cảnh khó khăn. 3. Rèn luyện thân thể, giữ vệ sinh cá nhân. 4. Tham gia các hoạt động tập thể trong và ngoài giờ lên lớp; giữ gìn, bảo vệ tài sản nơi công cộng; tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường, thực hiện trật tự an toàn giao thông. 5. Góp phần bảo vệ và phát huy truyền thống của nhà trường, địa phương. Điều 42. Quyền của học sinh 1. Được học ở một trường, lớp hoặc cơ sở giáo dục khác thực hiện chương trình giáo dục tiểu học tại nơi cư trú; được chọn trường ngoài nơi cư trú nếu trường đó có khả năng tiếp nhận. 2. Được học vượt lớp, học lưu ban; được xác nhận hoàn thành chương trình tiểu học theo quy định..

<span class='text_page_counter'>(11)</span> 3. Được bảo vệ, chăm sóc, tôn trọng và đối xư bình đẳng; được đảm bảo những điều kiện về thời gian, cơ sở vật chất, vệ sinh, an toàn để học tập và rèn luyện. 4. Được tham gia các hoạt động nhằm phát triển năng khiếu; được chăm sóc và giáo dục hoà nhập (đối với học sinh khuyết tật) theo quy định. 5. Được nhận học bổng và được hưởng chính sách xã hội theo quy định. 6. Được hưởng các quyền khác theo quy định của pháp luật. Điều 43. Các hành vi học sinh không được làm 1. Vô lễ, xúc phạm nhân phẩm, danh dự, xâm phạm thân thể người khác. 2. Gian dối trong học tập, kiểm tra. 3. Gây rối an ninh, trật tự trong nhà trường và nơi công cộng. Điều 44. Khen thưởng và kỉ luật 1. Học sinh có thành tích trong học tập và rèn luyện được nhà trường và các cấp quản lí giáo dục khen thưởng theo các hình thức: a) Khen trước lớp; b) Khen thưởng danh hiệu học sinh giỏi, danh hiệu học sinh tiến tiến; khen thưởng học sinh đạt kết quả tốt cuối năm học về môn học hoặc hoạt động giáo dục khác; c) Các hình thức khen thưởng khác. 2. Học sinh vi phạm khuyết điểm trong quá trình học tập và rèn luyện thì tuỳ theo mức độ vi phạm có thể thực hiện các biện pháp sau : a) Nhắc nhở, phê bình; b) Thông báo với gia đình. Điều 50. Quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội 1. Nhà trường phối hợp với chính quyền, các ngành, đoàn thể địa phương, Ban đại diện cha mẹ học sinh của trường, các tổ chức chính trị - xã hội và cá nhân có liên quan, nhằm: a) Thống nhất quy mô, kế hoạch phát triển nhà trường, các biện pháp giáo dục học sinh và quan tâm giúp đỡ học sinh cá biệt; b) Huy động mọi lực lượng và nguồn lực của cộng đồng góp phần xây dựng cơ sở vật chất, thiết bị giáo dục của nhà trường, chăm lo cho sự nghiệp giáo dục, xây dựng phong trào học tập và môi trường giáo dục lành mạnh, an toàn; tạo điều kiện để học sinh được vui chơi, hoạt động văn hóa, thể dục thể thao phù hợp với lứa tuổi; c) Khuyến khích các tổ chức, cá nhân tài trợ, ủng hộ để phát triển sự nghiệp giáo dục. Không được lợi dụng việc tài trợ, ủng hộ cho giáo dục để ép buộc đóng góp tiền hoặc hiện vật. 2. Giáo viên chủ nhiệm liên hệ chặt chẽ với cha mẹ học sinh của lớp để: thông báo kết quả học tập của từng học sinh; thống nhất kế hoạch phối hợp giúp đỡ học sinh yếu, giáo dục học sinh cá biệt; biểu dương kịp thời học sinh nỗ lực học tập và rèn luyện tốt. * Kế hoạch bồi dưỡng HS giỏi: ( 1 tiết ) I. Đặc điểm tình hình chung: 1) Thuận lợi : - Phần đa các em là con em của các gia đình thuộc địa bàn xã Nà Nghịu nên việc học tập cũng có nhiều thuận lợi. Độ tuổi tương đối đồng đều. Đặc biệt được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của BGH cũng như các tổ chức đoàn thể ..

<span class='text_page_counter'>(12)</span> - Được sự quan tâm của chính quyền địa phương , dân cư đã có tiềm năng kinh tế tương đối so với những năm trước , văn hoá xã hội và các hoạt động khác sôi nổi góp phần thuận lợi cho việc dạy và học của lớp . - Các em chăm chỉ ngoan ngoãn , nhiều em đã được sự quan tâm của gia đình nên đã có ý thức tự học cao. - Đa số các em nhà gần trường nên việc đi lại tương đối thuận lợi . - Đồ dùng học tập, sách vở tương đối đầy đủ, lớp học tương đối khang trang sạch sẽ tạo môi trường tốt cho các em có hứng thú học tập . - Ban đại diện cha mẹ học sinh đã quan tâm và động phụ huynh mua sắm đồ dùng và trang trí lớp học . - Giáo viên nhiệt tình tâm huyết với nghề . - Lớp được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của BGH . 2) Khó khăn : - Tuy là con em thuộc địa bàn xã Nà Nghịu, 100% cha mẹ các em đều là nông thôn , do vậy sự nhận thức và xác định kèm cặp con em học hành còn nhiều hạn chế. Nhiều phụ huynh trình độ văn hoá còn thấp hoặc chưa qua phổ thông, nhiều phụ huynh không biết chữ nên phó mặc việc học hành của con em mình cho GV. - Trình độ của các em không đồng đều, nên tiếp thu bài còn chậm dẫn đến ảnh hưởng rất lớn tới việc dạy học của GV. II. Mục tiêu: - Nâng cao chất lượng học sinh giỏi nói chung. - Nâng cao ý thức học tập, nhu cầu học tập của học sinh. - Đáp ứng với nhu cầu của học sinh, phụ huynh và tạo điều kiện cho các em phát triển một cách toàn diện. - Với mục tiêu nâng em học lực yếu lên thành trung bình, trung bình thành khá, giỏi. III. Kế hoạch cụ thể: 1. Bồi dưỡng học sinh giỏi: a) Các chỉ tiêu phấn đấu: * Môn toán: - Học sinh giỏi cấp huyện: 1 - Học sinh giỏi trường: 2 em * Môn Tiếng Việt: - Học sinh giỏi cấp huyện: 1 - Học sinh giỏi cấp trường: 2 em b) Các biện pháp thực hiện: - Nghiêm khắc đúng mức với học sinh trong giờ học . Ngoài giờ học quan tâm quan tâm gần gũi và tìm hiểu hoàn cảnh của từng học sinh . - Luôn gặp gỡ , trao đổi với cha mẹ học sinh để phối hợp tìm phương pháp dạy các em học ở lớp cũng như ở nhà tốt nhất . - Luôn quan tâm kiểm tra việc giao bài về nhà cho em . - Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng, tranh ảnh ( ở mức độ có thể ) phục vụ các tiết dạy, tạo hứng thú cho các em trong học tập ..

<span class='text_page_counter'>(13)</span> - Kí cam kết“ Nâng cao chất lượng học sinh, phấn đấu để học sinh đạt kết quả cao trong các kì thi học sinh giỏi” với nhà trường và phụ huynh học sinh . - Bồi dưỡng ngay tại lớp mình: Ngay trong giờ học, ra thêm các bài tập khó, nâng cao. - Giao các bài tập nâng cao cho các em làm ở nhà, đến buổi học hôm sau kiểm tra. - Kiểm tra lại những tài liệu đã có trên thư viện, bổ sung thêm một số tài liệu cần thiết cần thiết để phục vụ tốt cho HS. - Động viên HS tích cực đọc, tham khảo tài liệu ở thư viện. - Bồi dưỡng HSG vào các buổi chiều trong tuần tại phòng học. - Tham mưu với hội khuyến học, hội phụ huynh, có phần thưởng thích đáng cho những học sinh đạt giải các cấp. - Thường xuyên gặp gỡ trao đổi với gia đình học sinh về việc học tập của các em ở trên lớp . * Kế hoạch phụ đạo HS yếu: ( 1 tiết ) A) Tóm tắt một số nét cơ bản của lớp 2) Thuận lợi : - Phần đa các em là con em của các gia đình thuộc địa bàn xã Chiềng Khoong. Việc học tập cũng có nhiều thuận lợi. Độ tuổi tương đối đồng đều . Đặc biệt được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của BGH cũng như các tổ chức đoàn thể . - Được sự quan tâm của chính quyền địa phương , dân cư đã có tiềm năng kinh tế tương đối so với những năm trước, văn hoá xã hội và các hoạt động khác sôi nổi góp phần thuận lợi cho việc dạy và học của lớp . - Các em chăm chỉ ngoan ngoãn, nhiều em đã được sự quan tâm của gia đình nên đã có ý thức tự học . - Đa số các em nhà gần trường nên việc đi lại tương đối thuận lợi . - Đồ dùng học tập , sách vở tương đối đầy đủ, lớp học khang trang sạch sẽ tạo môi trường tốt cho các em có hứng thú học tập . - Ban đại diện cha mẹ học sinh đã quan tâm và vận động phụ huynh mua sắm đồ dùng và trang trí lớp học . - Giáo viên nhiệt tình tâm huyết với nghề . - Lớp được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của BGH . 2) Khó khăn : - Tuy là con em thuộc địa bàn xã Chiềng Khoong, 100% cha mẹ các em đều là nông thôn, do vậy sự nhận thức và xác định kèm cặp con em học hành còn nhiều hạn chế . Nhiều phụ huynh trình độ văn hoá còn thấp hoặc chưa qua phổ thông, nhiều phụ huynh không biết chữ nên phó mặc việc học hành của con em mình cho GV. - 100% các em đều là dân tộc chưa thạo tiếng phổ thông nên việc giao tiếp còn nhiều hạn chế dẫn đến ảnh hưởng rất lớn tới việc học tập của các em . - 1 số em chưa biết đọc hoặc còn đánh vần, chưa thuộc bảng cưu chương, tiếp thu bài còn chậm dẫn đến ảnh hưởng rất lớn tới việc dạy học của GV . B) Kế hoạch phụ đạo. Qua khảo sát chất lượng đầu năm và nắm bắt tình hình của các học sinh trên , bản thân tôi đưa ra một số biện pháp sau nhằm phần nào giúp đỡ những học sinh trên tiến bộ trong học tập . I) Đối với giáo viên chủ nhiệm lớp.

<span class='text_page_counter'>(14)</span> - Nghiêm khắc đúng mức với học sinh trong giờ học . Ngoài giờ học quan tâm quan tâm gần gũi và tìm hiểu hoàn cảnh của từng học sinh . - Luôn gặp gỡ, trao đổi với cha mẹ học sinh để phối hợp tìm phương pháp dạy các em học ở lớp cũng như ở nhà tốt nhất . - Có phương pháp phụ đạo phù hợp với từng đối tượng học sinh . - Luôn quan tâm kiểm tra việc đọc, viết, làm toán của các em. - Tuyên dương khích lệ đối với những học sinh có phần tiến bộ và động viên các em để các em tránh mặc cảm, tự ti . - Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng, tranh ảnh ( ở mức độ có thể ) phục vụ các tiết dạy, tạo hứng thú cho các em trong học tập . - Nghiêm khắc nhắc nhở những học sinh không thuộc bài cũ . - Kí cam kết“ Nâng cao chất lượng học sinh, phấn đấu không còn học sinh yếu” với nhà trường và phụ huynh học sinh . - Thường xuyên gặp gỡ trao đổi với gia đình học sinh về việc học tập của các em ở trên lớp . II) Đối với học sinh - Đi học đều và đúng giờ. - Có đủ đồ dùng , sách vở học tập. - Trong lớp chú ý nghe giảng, mạnh dạn trong các hoạt động học tập - Chăm chỉ viết bài, hoàn thành bài GV giao cho . - Có ý thức học bài cũ và chuẩn bị bài mới. - Tuyệt đối không được không thuộc bài cũ, không làm việc riêng trong giờ học III) Đối với phụ huynh học sinh - Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng , sách vở cho con theo thời khoá biểu . - Xây dựng thời gian biểu để kèm con học ở nhà . - Thường xuyên nhắc nhở, kiểm tra việc học ở nhà của con em mình . - Thường xuyên gặp gỡ trao đổi với GV chủ nhiệm về việc học tập của con em mình để có biện pháp kèm con học tốt nhất . Nội dung 3: Kế hoạch thực hiện mục tiêu đổi mới nâng cao chất lượng giáo dục giai đoạn 2011 – 2015. (4 tiết) Thực hiện Nghị quyết số 16-NQ/HU ngày 13 tháng 10 năm 2011 của Ban chấp hành Đảng bộ Huyện Sông Mã về lãnh đạo thực hiện mục tiêu đổi mới, nâng cao chất lượng Giáo dục và Đào tạo của huyện giai đoạn 2011 - 2015; Nhằm thực hiện mục tiêu đổi mới nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, UBND huyện ban hành Kế hoạch thực hiện mục tiêu đổi mới, nâng cao chất lượng Giáo dục và Đào tạo giai đoạn 2011 - 2015 như sau: I. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU: (1 tiết) 1. Quan điểm: Thực hiện mục tiêu đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục là vấn đề cơ bản chiến lược lâu dài nhằm đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và Nhà nước nói chung, của huyện Sông Mã nói riêng và là điều kiện tiên quyết để thúc đẩy kinh tế - xã hội của huyện phát triển nhanh, vững chắc hơn. Nâng cao chất lượng giáo dục là cuộc cách mạng về giáo dục tại địa phương, do đó phải được tiến hành đồng bộ, đều khắp, liên tục từ việc nâng cao nhận thức,.

<span class='text_page_counter'>(15)</span> xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục, đội ngũ giáo viên đến việc đầu tư cơ sở vật chất. 2. Mục tiêu: 2.1. Mục tiêu tổng quát Làm chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức của các cấp, các ngành và các tầng lớp nhân dân, trước hết là trong ngành Giáo dục và Đào tạo, phụ huynh và học sinh các dân tộc về ý nghĩa và tầm quan trọng của việc thực hiện mục tiêu đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục trong quá trình xây dựng và phát triển huyện Sông Mã. Trên cơ sở đó, huy động và phát huy sức mạnh tổng hợp của Nhà trường - Gia đình - Xã hội, tạo bước chuyển biến cơ bản về chất lượng dạy và học, góp phần nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện. 2.2. Mục tiêu cụ thể: a. Huy động học sinh đến lớp: Huy động 18% trở lên số trẻ trong độ tuổi 0 - 2 tuổi ra nhà trẻ; Huy động 95% trở lên trẻ 3 - 5 tuổi ra lớp mẫu giáo (trong đó 100% số trẻ 5 tuổi đến lớp mẫu giáo). Huy động 95% học sinh tiểu học, 90% học sinh trung học cơ sở, 70% học sinh trung học phổ thông trong độ tuổi đến trường. b. Hiệu quả giáo dục: - Bậc tiểu học đạt 90% trở lên. - Bậc trung học cơ sở đạt 90% trở lên. - Bậc trung học phổ thông đạt 85% trở lên. c. Tỷ lệ học sinh bỏ học ở 3 cấp (tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông) giảm dưới 2%; tỷ lệ học sinh xét hoàn thành chương trình tiểu học hàng năm từ 95% trở lên, tốt nghiệp trung học cơ sở từ 95% trở lên, tốt nghiệp trung học phổ thông từ 90% trở lên. d. Giữ vững 100% các xã đạt chuẩn quốc gia phổ cập giáo dục tiểu học - xoá mù chữ; phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập giáo dục trung học cơ sở. Triển khai đề án phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi, phấn đấu đến năm 2015 đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi trong toàn huyện. - Phấn đấu đến 2015 có 7 trường Mầm non, 3 trường tiểu học, 5 trường trung học cơ sở, 1 trường trung học phổ thông đạt chuẩn quốc gia mức độ 1; 1 trường tiểu học Thị Trấn đạt chuẩn quốc gia mức độ 2. e. Mạng lưới trường lớp: Đến 2015 thành lập 1 trường trung học cơ sở chất lượng cao, tách các trường liên cấp thành các trường độc lập, xây dựng được ít nhất 3 trường phổ thông dân tộc bán trú. g. Đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý đến năm 2015: - Số giáo viên và cán bộ quản lý đạt trình độ trên chuẩn: mầm non: 25% trở lên; tiểu học: 45%, trung học cơ sở 45% trở lên; trung học phổ thông 20% trở lên. - Nâng tỷ lệ giáo viên giỏi các cấp từ 8,8% lên 15%. - Cán bộ quản lý các cấp học được qua các lớp bồi dưỡng cán bộ quản lý đạt 90% và có trình độ trung cấp lý luận đạt từ 35% trở lên. h. Cơ sở vật chất: Đến năm 2015, 100% các đơn vị trường có đủ phòng học; 100% phòng học đạt kiên cố, bán kiên cố. Triển khai xây dựng phòng thư viện, thí nghiệm, nhà ở bán trú cho học sinh, nhà công vụ cho giáo viên; 50% số trường tiểu học, trung học cơ sở có phòng máy vi tính để dạy học..

<span class='text_page_counter'>(16)</span> II- MỘT SỐ NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU: (2 tiết) 1. Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và nhân dân trên địa bàn huyện đối với thực hiện mục tiêu đổi mới, nâng cao chất lượng dạy và học. - Thường xuyên tuyên truyền sâu rộng các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với công tác giáo dục; ý nghĩa, tầm quan trọng của việc nâng cao chất lượng giáo dục đối với con em các dân tộc để cấp uỷ, chính quyền các cấp, ngành giáo dục, các tổ chức kinh tế, xã hội và nhân dân nhận thức đúng, đầy đủ và tích cực tham gia chăm lo cho sự nghiệp giáo dục. Phát huy đúng mức vai trò của Hội khuyến học các cấp. - Tập trung tuyên truyền, giáo dục cho học sinh về ý nghĩa, động cơ, trách nhiệm của việc học để lập thân, lập nghiệp; từ đó khơi dậy và phát huy tính ham học hỏi, tinh thần yêu trường, quý trọng thầy cô, ông bà, cha mẹ và bạn bè. 2. Huy động tối đa học sinh đến lớp, duy trì sĩ số học sinh và phân luồng học sinh cuối cấp trung học cơ sở. - Hội đồng giáo dục từ huyện đến xã có trách nhiệm phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong việc giáo dục, huy động và duy trì sĩ số học sinh. Có hình thức động viên, khen thưởng kịp thời đối với những học sinh có hoàn cảnh, điều kiện gia đình đặc biệt khó khăn, xa trường nhưng có ý thức vượt khó, chuyên cần, say mê học tập và rèn luyện đạt học lực khá. - Cấp uỷ đảng, chính quyền và các tổ chức đoàn thể các cấp phải tăng cường chỉ đạo, kiểm tra, giám sát công tác vận động, duy trì sĩ số học sinh ở địa phương mình. Kết quả vận động học sinh đến lớp được xem là một tiêu chí để bình xét gia đình văn hoá, bản, làng văn hoá và phân loại cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên hằng năm. Phát động và nhân rộng các điển hình gia đình hiếu học, dòng họ hiếu học. - Thực hiện tốt công tác phân luồng học sinh cuối cấp trung học cơ sở theo hướng tuyển vào trung học phổ thông, phổ thông dân tộc nội trú với những học sinh thực sự có khả năng, kiến thức; tư vấn, định hướng số còn lại theo học bổ túc trung học phổ thông, học nghề ... đồng thời, quan tâm định hướng, phân luồng đối với học sinh cuối cấp trung học phổ thông. 3. Đổi mới phương thức quản lý giáo dục và phát triển toàn diện đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục. - Tăng cường sự lãnh đạo của cấp uỷ đảng, chính quyền các cấp đối với công tác nâng cao chất lượng giáo dục. Nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước, phát huy tính chủ động tự chịu trách nhiệm của các xã, thị trấn và các trường học trên địa bàn của mình. - Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, kiên quyết ngăn chặn và đẩy lùi hiện tượng tiêu cực trong giáo dục nhất là tiêu cực trong thi cư của giáo viên và học sinh. Hằng năm thực hiện nghiêm túc công tác đánh giá, rà soát chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên để có giải pháp bồi dưỡng hoặc giải quyết theo các chế độ của Nhà nước. - Xây dựng và thực hiện chuẩn hoá đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục. Đào tạo và bồi dưỡng thường xuyên đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục các cấp về kiến thức kỹ năng quản lý và rèn luyện phẩm chất đạo đức đồng thời điều chỉnh, sắp xếp bố trí lại cán bộ theo yêu cầu mới, đảm bảo phù hợp với năng lực và phẩm chất của từng người..

<span class='text_page_counter'>(17)</span> - Phát triển đội ngũ giáo viên đủ về số lượng, hợp lý về cơ cấu và chuẩn hoá về chất lượng đáp ứng yêu cầu vừa tăng quy mô vừa nâng cao chất lượng hiệu quả giáo dục. Thường xuyên tổ chức bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên, tổ chức bồi dưỡng tiếng dân tộc tại nơi công tác cho đội ngũ cán bộ, giáo viên các trường. Xây dựng kế hoạch xét tuyển giáo viên theo hướng nâng cao chất lượng, gắn với nhu cầu thực tế ở từng địa phương. 6. Đẩy mạnh công tác xã hội hoá giáo dục. Tạo điều kiện thuận lợi để khuyến khích các doanh nghiệp, các cá nhân, các tổ chức xã hội tham gia xây dựng các cơ sở giáo dục, xây dựng phòng học tạm và hỗ trợ đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị cho các cơ sở giáo dục; sư dụng nhà hội trường xã, nhà văn hoá xã, nhà văn hoá bản…phục vụ cho số phòng học còn thiếu. 7. Nâng cao chất lượng đào tạo, đào tạo lại, thực hiện tốt chính sách cử tuyển tạo điều kiện thuận lợi nhằm phát triển đội ngũ giáo viên dân tộc tại các vùng khó khăn của huyện, tăng cường đổi mới công tác tuyển dụng cán bộ cho ngành Giáo dục và Đào tạo huyện. III- TỔ CHỨC THỰC HIỆN: (1 tiết) 1. Hội đồng Giáo dục huyện - Duy trì hoạt động thường xuyên, làm tốt công tác tham mưu giúp UBND huyện chỉ đạo, triểm khai thực hiện Kế hoạch; Tổng kết, đánh giá công tác đổi mới về Giáo dục và Đào tạo. - Tư vấn, thẩm định giúp Chủ tịch UBND huyện xem xét, quyết định các chính sách và các biện pháp phát triển Giáo dục. Góp ý kiến về việc xây dựng, phân bổ ngân sách cho sự nghiệp Giáo dục và Đào tạo. 2. Phòng Giáo dục và Đào tạo - Xây dựng Kế hoạch phát triển giáo dục và Đào tạo từng năm học theo tinh thần nội dung của bản Kế hoạch. - Chỉ đạo các đơn vị trường học có các giải pháp thực hiện đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục tại đơn vị. - Tổ chức ứng dụng các kinh nghiệm, thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến, tổng kết kinh nghiệm, sáng kiến của địa phương trong lĩnh vực giáo dục. - Tổ chức thực hiện công tác xây dựng và nhân điển hình tiên tiến, công tác thi đua, khen thưởng về giáo dục trên địa bàn huyện. - Phối hợp với Phòng Nội vụ thực hiện tốt công tác tổ chức thực hiện và kiểm tra việc tuyển dụng, sư dụng, hợp đồng, điều động, luân chuyển, biệt phái và thực hiện chính sách đối với công chức, viên chức của các đơn vị trường thuộc thẩm quyền quản lý của UBND huyện và công chức của Phòng Giáo dục và Đào tạo. - Thực hiện tốt công tác cải cách hành chính, công tác thực hành, tiết kiệm, phòng chống tham nhũng, lãng phí; công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị có liên quan đến giáo dục và xư lý vi phạm theo quy định của pháp luật. - Thực hiện tốt công tác tham mưu cho UBND huyện xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ, giáo viên tại các đơn vị trường. - Thực hiện tốt công tác thống kê, thông tin, báo cáo định kỳ và hàng năm, báo cáo đột xuất về tổ chức và hoạt động giáo dục theo hướng dẫn của Sở Giáo dục và Đào tạo và UBND huyện..

<span class='text_page_counter'>(18)</span> 3. Các cơ quan, ban ngành, đoàn thể: Phối hợp với phòng GD&ĐT tham mưu giúp UBND huyện chỉ đạo, triểm khai thực hiện Kế hoạch. 4. Các xã, thị trấn: - Trên cơ sở kế hoạch của UBND huyện các xã, thị trấn xây dựng kế hoạch, tổ chức triển khai thực hiện ở đơn vị mình. Thành lập Ban chỉ đạo, các tiểu ban chỉ đạo của đơn vị. Phân công cụ thể từng thành viên trong Ban chỉ đạo. - Triển khai kế hoạch, tổ chức tuyên truyền, vận động mọi đối tượng tích cực tham gia thực hiện có hiệu quả kế hoạch đã đề ra, đặc biệt quan tâm đến công tác xây dựng cơ sở vật chất cho các đơn vị trường và công tác xã hội hoá giáo dục. - Phối hợp tốt với các Ban ngành của huyện trong quá trình tổ chức, thực hiện kế hoạch. Trên đây là kế hoạch thực hiện mục tiêu đổi mới, nâng cao chất lượng Giáo dục và Đào tạo giai đoạn 2011 - 2015 của UBND huyện Sông Mã./. TM. ỦY BAN NHÂN DÂN KT. CHỦ TỊCH PHÓ CHỦ TỊCH THƯỜNG TRỰC. Sùng A Dế. Tháng 10 năm 2012 Nội dung 4: Kế hoạch hoạt động về phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. (4 tiết) KẾ HOẠCH XÂY DỰNG TRƯỜNG HỌC THÂN THIỆN HỌC SINH TÍCH CỰC NĂM HỌC: 2012-2013 -----------------------------Thực hiện Chỉ thị 40/CT-BGD&ĐTcủa Bộ truởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong trường phổ thông giai đoạn 2008-20013 và Công văn 699/SGD&ĐT ngày 27/8/2012 V/v hướng dẫn nhiệm vụ giáo dục trung học 2012-2013 của Sở GD&ĐT Sơn La, Theo công văn Số: 227/GDĐT của Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Sông Mã về việc triển khai nhiệm vụ năm học. Năm học 2012 - 2013 là năm học “ Tiếp tục Đổi mới căn bản và toàn diện để nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục”. Trường Tiểu học Pú Bẩu lập kế họach thực hiện phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong năm học 2012 - 2013 như sau: I. (MỤC TIÊU, YÊU CẦU + II. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH NHÀ TRƯỜNG) : (1 tiết) 1. Mục tiêu.

<span class='text_page_counter'>(19)</span> - Huy động sức mạnh tổng hợp của các lực lượng trong và ngòai nhà trường để xây dựng môi trường giáo dục an tòan, thân thiện, hiệu quả, phù hợp với điều kiện của nhà trường, địa phương và đáp ứng nhu cầu xã hội. - Phát huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo của học sinh trong học tập và các họat động xã hội một cách phù hợp và hiệu quả. 2. Yêu cầu: - Tập trung các nguồn lực để giải quyết những yếu kém về cơ sở vật chất, thiết bị trường học, tạo điều kiện cho học sinh đến trường được an toàn, thân thiện, vui vẻ. - Tăng cường sự tham gia một cách hứng thú của học sinh trong các hoạt động giáo dục trong nhà trường và tại cộng đồng, với thái độ tự giác, chủ động và ý thức sáng tạo. - Phát huy sự chủ động, sáng tạo của thầy, cô giáo đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp giáo dục trong điều kiện hội nhập quốc tế. - Huy động và tạo điều kiện để có sự tham gia hoạt động đa dạng và phong phú của các tổ chức, cá nhân trong việc giáo dục văn hóa, truyền thống lịch sư cách mạng cho học sinh. - Phong trào thi đua phải đảm bảo tính tự giác, không gây áp lực quá tải trong công việc của nhà trường, phải phù hợp với điều kiện của nhà trường nhằm nâng cao chất lượng giáo dục. 3. Nội dung trọng tâm của “Trường học thân thiện” - Học tốt: Động viên và tiếp nhận tất cả trẻ em ở độ tuổi đến trường, đảm bảo học tập hết cấp học; xây dựng môi trường sư phạm lành mạnh, an toàn; từng bước nâng cấp cơ sở vật chất, xây dựng trường học khang trang xanh - sạch - đẹp; thầy đổi mới phương pháp dạy học, trò học tập hứng thú; giảm lưu ban, bỏ học để nâng cao hiệu quả giáo dục. - Đẩy mạnh việc “chơi mà học”: Nâng cao chất lượng các hoạt động thể dục, thể thao, văn hoá, văn nghệ, vui chơi trong đó coi trọng việc đưa trò chơi dân gian, múa hát dân tộc, các hoạt động tập thể vui mà học phù hợp với lứa tuổi vào nhà trường. - Mỗi học sinh biết thực hiện và tuyên truyền việc bẩo vệ các công trình công cộng, giữ gìn vệ sinh môi trường: Động viên học sinh tham gia thực hiện và vận động mọi người dân địa phương phải biết bảo vệ các công trình công cộng, tài sản chung. Giữ gìn môi trường xung quanh, các công trình công cộng, trồng cây, vệ sinh đường phố, ngõ xóm sạch sẽ. II. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH NHÀ TRƯỜNG : 1 Đặc điểm về trường lớp và tình hình kinh tế xã hội địa phương: a. Về biên chế trường, lớp: Số. Bình. Nữ.

<span class='text_page_counter'>(20)</span> Khối. HS. Lớp. quân. Nữ. dân. 1. 95. 6. HS16 / lớp. 44. tộc 44. 2. 80. 5. 16. 30. 30. 3. 79. 6. 13. 29. 29. 4. 64. 5. 12,8. 27. 27. 5. 62. 3. 20,6. 27. 27. cộng. 380. 157. 157. b.Tình hình CBGV-CNV : Tổng số CB-GV-CNV biên chế ( kể cả hợp đồng ) : 26; Nữ : 6 Trong đó BGH : GV :. 2. Nữ :. 0. GV-TPT :. 22. Nữ :. 6. CNV :. 1. Nữ :. 0. 1. Nữ :. 0. Đối tượng. T số. T số. Đạt chuẩn %. Trên chuẩn. %. BGH Giáo viên CNV. c.Tình hình về CSVC : số phòng2 và phân tích loại phòng -Tổng diện tích sư dụngTổng : ...............m TSố. Phòng. Phòng học. Phòng tạm. Kiên cố Bán T/viện kiên cố T/bị. Ghi chú.

<span class='text_page_counter'>(21)</span> 20. 18. 10. 6. 4. 1. 2- Thuận lợi: Trường có đội ngũ trẻ khoẻ nhiệt tình công tác, có trình độ năng lực chuyên môn , số Đoàn viên đông và luôn được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của ngành, của huyện, đảng uỷ chính quyền các đoàn thể của xã nhà dặc biệt quan tâm. 3- Khó khăn: Là trường vùng 3 đặc biệt khó khăn, địa bàn xã rộng phức tạp, có nhiều khu lẻ, đường xá đi lại gặp không ít khó khăn, nhất là vào mùa mưa. - Cơ sở vật chất còn khá nhiều thiếu thốn, còn phải học 2 ca, học nhờ các nhà văn hoá của bản. - Khu vực trường học hẹp, chưa đáp được như: Sân chơi giải trí TDTT, cho GV và HS, diện tích đất để trồng hoa màu cải thiện thêm đời sống còn ít - Nơi ăn ở sinh hoạt của GV cũng như HS còn chật trội. - BCH CĐ chưa qua lớp đào tạo, tập huấn, kinh nghiệm hoạt động còn nhiều hạn chế. - 100% số học sinh là con em dân tộc thiểu số, vốn ngôn ngữ chưa thành thạo, chưa được tiếp xúc nhiều với các phương tiện thông tin đại chúng dẫn tới việc vận dụng phương pháp Dạy - Học còn nhiều bất cập. - Trình độ và mặt bằng dân trí còn thấp, kinh tế nghèo nàn, gia đình đông con. Ý thức tự giác, thái độ học tập của một số HS chưa có. Đa số phụ huynh HS chưa quan tâm đến việc học hành của con em mình. Các em chỉ được học trên lớp, còn về nhà không được rèn thêm, thậm trớ phụ huynh còn cho con nghỉ học đi đi chăn trâu, làm nương cùng gia đình… III. CÁC TIÊU CHÍ & BIỆN PHÁP “XÂY DỰNG TRƯỜNG HỌC THÂN THIỆN, HỌC SINH TÍCH CỰC”. (2 tiết) Trường học thân thiện, trước hết, phải là trường học tiếp nhận tất cả trẻ em trong độ tuổi, nhất là cấp TH, cấp THCS là các cấp học phổ cập giáo dục, đến trường; nhà trường phải chịu trách nhiệm về công tác phổ cập giáo dục đối với địa phương nơi trường đóng. Nhà trường phải tạo điều kiện để thực hiện bình đẳng về quyền lợi học tập cho thanh thiếu niên, không phân biệt bất kỳ sự khác nhau nào về tình trạng kinh tế gia đình, giới tính, dân tộc, tôn giáo, văn hoá, ngôn ngữ, vùng miền, phong tục tập quán..., kể cả trẻ em lành lặn và trẻ em khuyết tật có ý chí thiết tha và khả năng học tập. Nhà trường phải tận tình giúp đỡ học sinh chưa ngoan, giúp đỡ học sinh học lực yếu kém, giảm lưu ban, bỏ học, vận động những học sinh đã bỏ học lại đến trường, cùng với Ban đại diện cha mẹ học sinh tận tâm cưu mang, giúp đỡ những học sinh có hoàn cảnh gia đình khó khăn. (Bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân) Nội dung 1. Xây dựng trường lớp xanh, sạch, đẹp, an toàn “Trường học thân thiện, học sinh tích cực” phải là trường học có môi trường sống lành mạnh, an toàn, mọi thành viên phải ứng xử thân thiện với nhau và với môi trường sống, xây dựng trường xanh - sạch - đẹp… Trường học thân thiện phải là.

<span class='text_page_counter'>(22)</span> trường học có CSVC cần thiết phục vụ những nhu cầu thiết yếu như: có đủ ánh sáng, đủ nước sạch, phòng y tế, nhà vệ sinh, sân chơi, bãi tập, dụng cụ phòng cháy, chữa cháy, có phương án chủ động phòng chống thiên tai, có phương tiện phục vụ hoạt động văn hoá, thể thao, vui chơi giải trí. Các thành viên của trường học phải cùng lên án và bài trừ mọi tệ nạn xã hội, bảo đảm an toàn giao thông. (Lê Quán Tần - Vụ trưởng Vụ GD Tr. học, Bộ GD-ĐT) 1.1. Bảo đảm trường an toàn, sạch sẽ, có cây xanh, thoáng mát và ngày càng đẹp hơn, lớp học đủ ánh sáng, bàn ghế hợp lứa tuổi học sinh a/- Tiêu chí: Trường có hàng rào bao quanh, cổng, biển trường theo quy định của điều lệ trường tiểu học. Trường có quy định và các giải pháp đảm bảo môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh cho học sinh. Khuôn viên nhà trường sạch sẽ, có cây xanh thoáng mát, lớp học đủ ánh sáng, được trang trí sư phạm và gần gũi, thân thiện với thiên nhiên. Trường có sân chơi an toàn, thường xuyên dọn dẹp vệ sinh sạch sẽ. Nhà trường có lớp học, có bảng chống loá, đủ bàn ghế chắc chắn, phù hợp với lứa tuổi học sinh). b/- Biện pháp: -Làm mới bảng tên trường, tu sưa tường rào thường xuyên; tham mưu với ngành, UBND các cấp để xây dựng CSVC ngày một khang trang. -Quy hoạch cây trồng để vừa có màu xanh, bóng mát và sân chơi bãi tập; -Thường xuyên bảo trì, nâng cấp các phương tiện dạy học, khuyến khích GV sư dụng phương tiện CNTT trong việc soạn giảng, giáo dục Hs biết giữ gìn các phương tiện phục vụ học tập ( bảng, bàn ghế, tranh ảnh, ĐD thực hành). - Đối với trường: Trang bị các pa nô tuyên truyền như “Trích di chúc Bác Hồ”, khẩu hiệu “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”, bảng nội quy cơ quan, bảng nội quy học sinh, biểu ngữ tuyên truyền theo mỗi chủ điểm, phong trào… - Tham mưu với Ban ĐD CMHS làm mua sắm trang thiết bị cho nhà trường, thực hiện công tác xã hội hoá giáo dục. - Đối với lớp: GVCN cùng với HS trang trí lớp theo quy định chung, phân công vệ sinh trực nhật. 1.2. Tổ chức để học sinh trồng cây vào dịp đầu xuân và chăm sóc cây thường xuyên a/- Tiêu chí: Tổ chức học sinh các lớp lớn (3, 4, 5) trồng cây vào dịp đầu xuân trong trường và ở địa phương. Tổ chức cho học sinh các lớp chăm sóc cây trồng(vườn hoa, cây cảnh) thường xuyên theo lịch được phân công cụ thể. Không có hiện tượng học sinh xâm phạm cây và hoa trong trường và nơi công cộng. b/- Biện pháp: - Phát động Hs trồng cây vào dịp tết và ngày sinh Bác Hồ 19/ 5 hàng năm.

<span class='text_page_counter'>(23)</span> - Phân công cho Hs chăm sóc cây trồng trước lớp vào mùa nắng, làm cỏ vườn hoa, từng bước thực hiện vườn cây thuốc nam - Giáo dục HS ý thức bảo vệ cây và hoa trong trường và nơi công cộng - Duy trì và nâng dần các tiêu chí “trường xanh-sạch-đẹp” 1.3. Có đủ nhà vệ sinh được đặt ở vị trí phù hợp với cảnh quan trường học, được giữ gìn vệ sinh sạch sẽ a/- Tiêu chí: Có đủ nhà vệ sinh riêng cho giáo viên và học sinh (riêng nam, nữ). Nhà vệ sinh an toàn, thuận tiện, đảm bảo vệ sinh. Nhà vệ sinh được đặt ở vị trí phù hợp với cảnh quan nhà trường. b/- Biện pháp: Trường đã có đủ nhà VS cho GV (2) và HS (1) (phân chia nam, nữ). Bảo vệ và phuc vụ được phân công giữ gìn sạch sẽ, giáo dục Hs có ý thức tự giác tuân theo quy định vệ sinh chung. 1.4. Học sinh tích cực, chủ động tham gia các hoạt động bảo vệ, chăm sóc, giữ gìn vệ sinh môi trường lớp học, nhà trường, khu vệ sinh và vệ sinh cá nhân phù hợp a/- Tiêu chí: Trường, lớp có chương trình, kế hoạch và lịch phân công học sinh tham gia vào các hoạt động bảo vệ, chăm sóc, giữ gìn vệ sinh môi trường lớp học, nhà trường, khu vệ sinh. HS được tổ chức và tham gia tích cực vào các hoạt động bảo vệ, chăm sóc, giữ gìn vệ sinh môi trường lớp học, nhà trường, khu vệ sinh. Trường, lớp có kế hoạch định kì kiểm tra, đánh giá việc thực hiện chương trình, kế hoạch chăm sóc, giữ gìn vệ sinh môi trường lớp học, nhà trường, khu vệ sinh và cá nhân. Những kết quả cụ thể khác (do Sở GDĐT quy định) b/- Biện pháp: -Phân chia phần đất để học sinh làm vệ sinh trực nhật, cuối tuần thực hiện tổng vệ sinh môi trường - Giáo dục ý thức giữ gìn vệ sinh chung trong lớp, ngoài sân, tại khu nhà vệ sinh, giữ vệ sinh thân thể - Giao trách nhiệm vụ phối hợp giám sát, kiểm tra, đánh giá « Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực », Nội dung 2. Dạy và học hiệu quả, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi của học sinh ở mỗi địa phương, giúp các em tự tin trong học tập “Trường học thân thiện” phải đi đến bài trừ mọi thái độ, hành vi không thân thiện, từ thái độ ứng xử thờ ơ, lạnh nhạt, vô cảm, đến kỳ thị, đố kỵ, công kích, bắt nạt, quấy rối đến hành vi bạo lực trong đời sống học đường, để góp phần bài trừ bạo lực trong đời sống xã hội theo truyền thống tương thân, tương ái ….tạo lập sự bình đẳng giới, giáo dục sự hiểu biết cần thiết về giới tính trên tinh thần nhân văn, xây dựng thái độ và giáo dục hành vi ứng xử tôn trọng bình đẳng nam nữ…. Chú.

<span class='text_page_counter'>(24)</span> trọng giáo dục kỹ năng sống, giáo dục cho học sinh biết rèn luyện thói quen rèn luyện thân thể, biết tự bảo vệ sức khoẻ, biết sống khoẻ mạnh, an toàn. 2.1. Thầy, cô giáo tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy nhằm khuyến khích sự chuyên cần, tích cực, chủ động, sáng tạo và ý thức vươn lên, rèn luyện khả năng tự học của học sinh Thầy cô giáo tích cực rèn luyện đạo đức, phẩm chất chính trị, bồi dưỡng lòng yêu nghề mến trẻ, không ngừng trau dồi nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ với phương chấm “Mỗi thấy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” a/- Tiêu chí: Giáo viên gần gũi, tôn trọng học sinh. GV tích cực đổi mới phương pháp dạy học phù hợp với các đối tượng học sinh. GV rèn cho học sinh khả năng tự học, kĩ năng tự kiểm tra, đánh giá kết quả học tập lẫn nhau. GV Thực hiện dạy học và đánh giá kết quả học tập của học sinh theo chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình. Trường có tổ chức học 1 buổi/ngày. b/- Biện pháp: -Thầy cô giáo tâm huyết với nghề, hết lòng vì thế hệ trẻ; tôn trọng Hs, không phạt Hs bằng roi, bắt quỳ hoặc những hình thức khác vi phạm nhân phẩm của HS -CB-GV-CNV tự học, tực bồi dưỡng, tham gia các lớp nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, phấn đấu đạt trình độ trên chuẩn; tiếp cận với tin học và các phương tiện CNTT. -Soạn giảng thể hiện phương pháp tích cực, phù hơp với các đối tượng để các em “được học và học được” khắc phục lối dạy “Thầy đọc-trò chép” và lối học “thuộc lòng những gì thầy đọc cho chép”. Đánh giá học sinh theo chuẩn kiến thức và hình thức dành giá mang tính động viên khuyến khích. Rèn cho HS ý thức và khả năng tự học, tự kiểm tra, chuẩn bị bài học, làm bài tập ở nhà -Đẩy mạnh phương pháp trực quan: nâng cao tần số sư dụng trang thiết bị kỹ thuật, ĐDDH, tiếp tục ứng dụng CNTT vào giảng dạy … -Nhà trường tiếp tục tạo điều kiện cho CB-GV theo học các chương trình ĐHSP và CĐSP. -Tiếp tục các chuyên đề CNTT, tập huấn cho GV sư dụng tin học và các thiết bị để soạn giảng các tiết dạy có ứng dụng CNTT, giáo án và bài giảng điện tư. - Sư dụng ĐDDH trong các tiết dạy, làm ĐDDH dự thi. 2.2. Học sinh được khuyến khích đề xuất sáng kiến và cùng các thầy cô giáo thực hiện các giải pháp để việc dạy và học có hiệu quả ngày càng cao a/- Tiêu chí: HS được khuyến khích, tham gia vào quá trình học tập một cách tích cực, chủ động, sáng tạo và hợp tác. HS được tạo cơ hội, tạo hứng thú, tích cực đề xuất sáng kiến trong học tập..

<span class='text_page_counter'>(25)</span> HS chủ động, tích cực tham gia các hoạt động học tập dưới sự hướng dẫn của giáo viên. HS chủ động giúp đỡ lẫn nhau trong học tập, hoạt động. HS tham gia xây dựng các góc học tập, khuyến khích sưu tầm và tự làm dụng cụ học tập cho lớp học. b/- Biện pháp: -Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà. Tổ chức HS hoạt động theo tổ nhóm trên lớp, khuyến khích học sinh chủ động, sáng tạo trong học tập để việc dạy và học ngày càng tiến bộ (giáo án GV có ghi đầy đủ những nội dung yêu cầu hướng dẫn HS chuẩn bị và tự học ở nhà, tổ chức HS hoạt động trên lớp) -Học sinh có thể được thầy cô giao việc theo nhóm để các em có cơ hội cùng nhau chia sẻ và đóng góp kiến thức của cá nhân mình cho nhóm. Người thầy cũng có thể nêu trước vấn đề và cho học trò về nhà tự nghiên cứu từ sách giáo khoa và sách tham khảo khác để đến buổi học trên lớp, các em thảo luận và tranh luận với nhau trong cặp và trong nhóm. Việc tranh luận đó sẽ giúp các em hiểu sâu hơn và nhớ nhanh hơn -Tạo nhu cầu tự học tự nghiên cứu bên ngoài lớp học và rèn luyện cho người học thói quen đào sâu suy nghĩ về một vấn đề nào đó. Dần dần học sinh sẽ hình thành thói quen suy nghĩ một cách chủ động, độc lập sáng tạo và biết chia sẻ những suy nghĩ của mình với người khác. Đề xuất ý tưởng, sáng kiến học tập với thầy cô để phố biến cho bạn bè. -Thực hiện hoạt động ngoài lớp học ngay trong tiết dạy nếu thấy phù hợp và hiệu quả. Đặc biệt đối với những môn học như Mĩ thuật, Âm nhạc, Thể dục, TNXH … -Để có phương pháp kiểm tra thân thiện hơn mà vẫn đánh giá đúng học lực và khuyến khích học sinh tự vươn lên trong học tập, GV cần phân biệt hai loại hình kiểm tra: kiểm tra đánh giá sự tiến bộ và kiểm gia đánh giá kết quả học tập. Các bài kiểm tra thường xuyên theo PPCT trong một học kỳ chỉ nên mang tính chất đánh giá sự tiến bộ của học sinh. Điểm số và những nhận xét chi tiết, cụ thể về sự tiến bộ học sinh, những phần kiến thức còn yếu và cách thức khắc phục cần thông báo riêng tới từng học sinh. Loại hình kiểm tra thứ hai là kiểm tra đánh giá kết quả học tập. Nó được thực hiện cuối kỳ và cuối năm để đánh giá kết quả học tập sau quá trình học tập sau một học kỳ, một năm học. Kết quả cần được thông báo riêng cho học sinh, ghi vào học bạ và chỉ nên công khai qua phiếu liên lạc với gia đình HS. Nội dung 3. Rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh 3.1. Rèn luyện khả năng ứng xử hợp lý với các tình huống trong cuộc sống, thói quen và kĩ năng làm việc, sinh hoạt theo nhóm a/- Tiêu chí: Học sinh được giáo dục các kĩ năng sống: Các KN giao tiếp, quan hệ giữa các cá nhân ; KN tự nhận thức ; các KN ra quyết định, suy xét và giải quyết vấn đề ; KN đặt mục tiêu ; KN ứng phó, kiềm chế ; kĩ năng hợp tác và làm việc theo nhóm. Học sinh được trải nghiệm các kĩ năng sống thông qua các hoạt động học tập, hoạt động tập thể và hoạt động giáo dục NGLL..

<span class='text_page_counter'>(26)</span> Những kết quả cụ thể khác (do Sở GDĐT quy định) b/- Biện pháp: - Giáo dục tác phong, đạo đức lối sống, quan hệ giao tiếp qua 5 điều Bác Hồ dạy, các bài học đạo đức chính khóa, các chủ điểm tháng, việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, gương người tốt việc tốt, thông qua chương trình Đạo đức chính khoá, các tiết sinh hoạt chào cờ đầu tuần, sinh hoạt Đội … - Nghiêm túc trong học tập và thi cư 3.2. Rèn luyện sức khoẻ và ý thức bảo vệ sức khoẻ, kĩ năng phòng, chống tai nạn giao thông, đuối nước và các tai nạn thương tích khác a/- Tiêu chí: HS được rèn luyện kĩ năng sống thông qua việc biết tự chăm sóc sức khoẻ; biết giữ gìn vệ sinh, biết sống khoẻ mạnh và an toàn. HS được rèn luyện kĩ năng sống thông qua rèn ý thức chấp hành tốt luật lệ giao thông; rèn luyện cách tự phòng, chống tai nạn giao thông, đuối nước và các tai nạn thương tích khác. Những kết quả cụ thể khác (do Sở GDĐT quy định) b/- Biện pháp: -Giáo dục Hs có thói quen thực hiện an toàn giao thông, tích cực tham gia làm và giữ gìn vệ sinh nơi công cộng; đường làng, ngõ xóm; trường lớp và vệ sinh cá nhân. Trồng và thường xuyên chăm sóc cây xanh, bồn hoa, cây kiểng nhà trường; thói quen rèn luyện sức khỏe và có ý thức bảo vệ sức khỏe cộng đồng; tích cực phòng chống tai nạn giao thông, đuối nước và các tai nạn thương tích khác. -Tổ chức các buổi học tập về an toàn giao thông, các dịch bệnh, tai nạn thương tích do trèo cây, đuổi nhau, xô đẩy nhau, tắm sông tắm suối. Biết sơ cứu người bị tai nạn. 3.3. Rèn luyện kĩ năng ứng xử văn hoá, chung sống hoà bình, phòng ngừa bạo lực và các tệ nạn xã hội a/- Tiêu chí: HS được GD kĩ năng sống thông qua rèn luyện và thực hiện các quy định về cách ứng xư có văn hóa, đoàn kết, thân ái, giúp đỡ lẫn nhau. HS được GD kĩ năng sống thông qua rèn luyện và thực hiện các quy định về chống bạo lực trong trường và phong tránh các tệ nạn xã hội. Không có hiện tượng kì thị, vi phạm về giới, bạo lực trong trường. Những kết quả cụ thể khác (do Sở GDĐT quy định) b/- Biện pháp: - Qua các tiết sinh hoạt chào cờ, sinh hoạt tập thể ở lớp, sinh hoạt Đội…Rèn kỹ năng ứng xư văn hoá: có thói quen lễ phép, tôn trọng thầy cô giáo, người lớn tuổi, giúp đỡ bạn bè, người già và em nhỏ … Có kỹ năng làm việc theo tổ nhóm, chung sống hòa bình; tránh biểu hiện kì thị về giới tính, trình độ, hoàn cảnh. Bản thân thầy cô giáo củng phải khách quan, công bằng và thân thiện trong đối xư với Hs. - Phối hợp với gia đình giáo dục các em tránh tham gia các trò chơi dễ gây nguy hại về thể chất và tinh thần như đuổi nhau, chen lấn xô đẩy nhau, trò chơi điện tư.

<span class='text_page_counter'>(27)</span> bạo lực. Thực hiện kế hoạch phòng chống tệ nạn xã hội, phát hiện và báo cáo kịp thời với nhà trường qua hộp thư. - Giảm dần và mất hẳn hiện tượng chưi thề, nói tục, gây gỗ đánh nhau, trộm vặt, trốn học… Nội dung 4. Tổ chức các hoạt động tập thể vui tươi lành mạnh 4.1. Tổ chức các hoạt động văn nghệ, thể thao một cách thiết thực, khuyến khích sự tham gia chủ động, tự giác của học sinh a/- Tiêu chí: Có kế hoạch tổ chức các hoạt động văn nghệ, thể thao của lớp, của trường thiết thực và tạo điều kiện, khuyến khích học sinh tham gia. Nhà trường có tổ chức, giới thiệu cho học sinh, giáo viên một số làn điệu dân ca của địa phương và dân tộc. Tổ chức các hoạt động văn nghệ, thể thao (gắn với truyền thống văn hoá địa phương) của lớp, của trường theo đúng kế hoạch với sự tham gia chủ động, tích cực và tự giác của học sinh. Những kết quả cụ thể khác (do Sở GDĐT quy định) b/- Biện pháp: -Thường xuyên tổ chức các hoạt động văn nghệ ở trường, ở lớp khuyến khích HS chủ động tham gia tạo không khí vui tươi trong nhà trường; ca hát đầu giờ… -Thường xuyên tổ chức các phong trào thể dục thể thao, thi đấu giao lưu các bộ môn cờ vua, cầu lông, bóng đá mini … trong từng lớp, chung toàn trường, khuyến khích HS tham gia để rèn luyện thân thể, phát huy năng khiếu, tạo nên môi trường hoạt động sôi nổi, tích cực trong trường. -Giao cho GV thể dục tổ chức các nhóm năng khiếu vế các môn TDTT như cầu lông, đá cầu, nhẩy dây, cờ vua, kéo co... -Tổ chức các trò chơi dân gian, các hoạt động vui chơi tập thể lành mành nhân dịp ngày NGVN, ngày thành lập Đoàn, Đội, một số hội thi như “Em vui học cùng bạn”, “Dân ta biết sư ta”, các cuộc thi viết, thi vẽ, thi kể chuyện theo chủ đề như: tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh -Giao cho GV dạy âm nhạc sưu tầm và phổ biến các bài hát dân ca các vùng miến và địa phương; tham gia hội thi dân ca dân vũ ở trường, huyện. 4.2. Tổ chức các trò chơi dân gian và các hoạt động vui chơi giải trí tích cực khác phù hợp với lứa tuổi học sinh a/- Tiêu chí: Thực hiện sưu tầm và phổ biến các trò chơi dân gian cho học sinh (gắn với truyền thống văn hoá địa phương). Tổ chức hợp lý các trò chơi dân gian, các hoạt động vui chơi giảỉ trí tích cực, phù hợp với lứa tuổi. HS tham gia tích cực, hứng thú vào các trò chơi dân gian, các hoạt động vui chơi giải trí tích cực theo kế hoạch học tập và hoạt động của lớp, trường. Những kết quả cụ thể khác (do Sở GDĐT quy định) b/- Biện pháp:.

<span class='text_page_counter'>(28)</span> Tổ chức hội thi các trò chơi dân gian như kéo co, đẩy gậy, nhảy bao, các trò chơi trong sinh hoạt Đội, các hoạt động vui chơi tập thể lành mành nhân dịp ngày NGVN, tổ chức hội trại nhân ngày thành lập Đoàn, Đội, Nội dung 5. Học sinh tham gia tìm hiểu lịch sử văn hoá, chăm sóc và bảo vệ các công trình công cộng ở địa phương. 5.1. Tuyên truyền tới học sinh biết bảo vệ các công trình công cộng, công trình văn hoá ở địa phương. a/- Tiêu chí: Giáo dục cho học sinh về lợi ích, giá trị của các công trình công cộng, công trình văn hoá ở địa phương. Qua đó biết vận động mọi người ở địa phương cùng chung tay bảo vệ và chăm sóc. b/- Biện pháp: - Giao cho GV chủ nhiệm, Đoàn TN cùng các tổ chức khác trong nhà trường thường xuyên nhắc nhở, giáo dục học sinh qua liên hệ của các bài học, các hoạt động ngoài giờ lên lớp, các hoạt động khác... 5.2. Mỗi trường có kế hoạch và tổ chức giáo dục truyền thống văn hoá dân tộc và tinh thần cách mạng một cách hiệu quả cho tất cả học sinh; phối hợp với chính quyền, đoàn thể và nhân dân địa phương phát huy giá trị của các di tích lịch sử, văn hoá và cách mạng cho cuộc sống cộng đồng ở địa phương và khách du lịch a/- Tiêu chí: Có chương trình, kế hoạch và tổ chức thực hiện hiệu quả, thiết thực công tác giáo dục văn hoá dân tộc và tinh thần cách mạng cho học sinh thông qua các hoạt động giáo dục NGLL với các hình thức đa dạng, phong phú và phù hợp với lứa tuổi. Có kế hoạch phối hợp với chính quyền, các tổ chức đoàn thể và nhân dân địa phương trong việc phát huy giá trị các di tích lịch sư, văn hóa, cách mạng cho cuộc sống và cộng đồng ở địa phương và khách du lịch. Thực hiện phối hợp với chính quyền, các tổ chức đoàn thể và nhân dân địa phương tổ chức thực hiện hiệu quả việc phát huy giá trị các di tích lịch sư, văn hóa, cách mạng cho cuộc sống và cộng đồng ở địa phương và khách du lịch. Những kết quả cụ thể khác (do Sở GDĐT quy định) b/- Biện pháp: - Tổ chức giới thiệu qua người kể chuyên, qua phim ảnh truyền thống cách mạng, truyền thống văn hoá dân tộc hay tổ chức tham quan các di tích văn hoá lịch sư của địa phương, trong tỉnh, trong vùng… -Tổ chức tuyên truyền giáo dục truyền thống nhà trường, danh nhân văn hoá, lịch sư địa phương… IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN. (1 tiết) 1. BCĐ : Trường TH Pú Bẩu thành lập ban chỉ đạo “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” gồm có các thành viên như sau: STT. Họ và tên. Chức vụ. Nhiệm vụ. 1. Trần Văn Trung. Hiệu trưởng. Trưởng ban.

<span class='text_page_counter'>(29)</span> 2. Nguyễn Văn Tuyền. CT.CĐCS. Phó ban. 3. Giàng Bả Pó. P.HT. Ủy viên. 4. Lò Văn Tiến. TT khối 1. Ủy viên. 5. Thào Bả Công. TT khối 2+3. “. 6. Mè Văn Ngoãn. TT khối 4+5. “. 7. Đèo Thị Niêm. BCH CĐ. 8. Lò Văn Nam. GV- TPT. “ “. 9. Vàng Chụ Pó. DDCMHS. “. Ban chỉ đạo kết hợp với Ban Kiểm tra chuyên môn, Ban TTND trường có kế hoạch kiểm tra đôn đốc mọi thành viên trong trường thực hiện tốt kế hoạch thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trường đã đề ra. Có hồ sơ theo dõi, nhận xét đánh giá sơ kết cuối kỳ, cuối năm và báo cáo kịp thời theo yêu cầu của Phòng GD&ĐT. 2. Hiệu trưởng - Trưởng BCĐ: Lập kế họach thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” cụ thể. Trong xây dựng kế họach có tham khảo ý kiến các cá nhân và đòan thể, đảm bảo tính khả thi và hợp lí nhất. Trực tiếp triển khai thực hiện đến mọi thành viên trong trường ngay từ đầu năm học. Phân công cho từng thành viên, đòan thể chịu trách nhiệm trong thực hiện phong trào thi đua. Đồng thời trực tiếp trao đổi với học sinh tòan trường thông qua các câu chuyện sinh họat đầu năm, đầu tuần để thúc đẩy phong trào thi đua. Trong sinh họat hội đồng giáo viên hàng tháng có biểu dương những cá nhân, tập thể thực hiện tốt và nhắc nhở những cá nhân, tập thể thực hiện còn hạn chế. 3. Đội TNTP HCM: Có kế họach thi đua góp phần “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” cụ thể. Tổ chức giáo dục các em tinh thần tự quản, chủ động, tự giác trong học tập, rèn luyện. Giúp các em có nhận thức đúng về vị trí và vai trò của mình với đất nước trong tương lai như lời dạy của Bác Hồ: “ Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em”. Tổ chức các họat động tập thể vui tươi lành mạnh, tăng cường các trò chơi, văn nghệ dân gian phù hợp với lứa tuổi học sinh. Phân công các Chi Đội thực hiện việc trực nhật giữ gìn vệ sinh trường lớp; Chăm sóc cây cảnh; Phân công cho các em trong đội Cờ Đỏ kiểm tra nhắc nhở các bạn học sinh trong trường vi phạm các qui định nhự: Ăn quà vặt, xả rác bừa bãi, trèo cây, hái lá, vặt hoa các cây trồng trong trường hay dùng phấn, viết vẽ, bôi bẩn lên tường, cưa, cổng trường v. v. …Ghi sổ theo dõi thi đua, sơ kết báo cáo trong sinh họat hàng tuần. Trong việc xét trao cờ luân lưu có chỉ tiêu góp phần “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” 4. Đòan TNCS HCM. : Xung kích trong mọi họat động trong nhà trường. Đổi mới phương pháp dạy học; Tích cực góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy và giáo.

<span class='text_page_counter'>(30)</span> dục học sinh. Giúp Đội tổ chức và thực hiện tốt kế họach họat động Đội trong năm học. 5. Công đoàn cơ sở : Có kế họach thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” cụ thể. Vận động cán bộ giao viên công nhân viên: Thực hiện nghiêm túc các qui định về đạo đức nhà giáo và các chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học. Tích cực góp phần thực hiện các cuộc vận động: “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; “Hai không với 4 nội dung”. Phấn đấu tăng cường tự học, tự rèn luyện bản thân để: “Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”. Thực hiện được yêu cầu và mong muốn của Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết: “Đội ngũ thầy cô giáo có vai trò quyết định trong việc trồng người. Tôi mong muốn mỗi thầy cô giáo, mỗi cán bộ quản lý giáo dục phải là tấm gương về đạo đức, tự học và sáng tạo, không ngừng nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn và quản lý, bồi dưỡng lòng yêu nghề, hết lòng vì thế hệ trẻ, tận tụy và sáng tạo trong công việc, xứng đáng là nhà giáo mẫu mực có phẩm chất tốt, chuyên môn giỏi, phong cách đẹp, thực sự là những tấm gương để học sinh noi theo.” 6. Giáo viên chủ nhiệm các lớp: -GVchủ nhiệm có kế hoạch xây dựng lớp học là ngôi nhà thân thiện thứ hai của học sinh. Làm sao để học sinh cảm thấy mỗi ngày đến trường là một ngày vui. Tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy và giáo dục. Quan tâm giúp đỡ từng đối tượng học sinh. Không để học sinh nghỉ, bỏ học vì chán học. Tổ chức, sắp xếp, trang trí phòng học sao cho khoa học, thẩm mĩ . Đồ dùng dạy–học có tủ đựng; tranh ảnh, sản phẩm học sinh bảng trưng bày để tiện xem và sư dụng. Chú trọng giáo dục học sinh có ý thức giữ gìn vệ sinh, cơ sở vật chất, cảnh quan sạch đẹp ở trường. Xây dựng các nề nếp cụ thể như: Không dùng tay bẩn , phấn viết hay các vật cứng nhọn để bôi, cà lên tường, bảng, bàn ghế, cưa, cổng trường. Không xả giấy rác bừa bãi. Nếu thấy giấy rác trong khu vực trường lớp cần ý thức tự giác nhặt, bỏ vào trong các sọt rác ở đầu cầu thang và các góc dưới sân trường. Tập thói quen ăn uống đầy đủ ở nhà; tắm rưa sạch sẽ trước khi đi học. Khi đến trường không ăn quà bánh gì nữa. Sách vở, đồ dùng học tập luôn giữ gìn sạch sẽ và để đúng nơi qui định. Trong tiết sinh họat tập thể hàng tuần có dành thời gian cho việc biểu dương các cá nhân, nhóm đã góp phần thực hiện tốt phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. -Tổ chức sinh hoạt lớp hằng tuần, để đánh giá những công việc đã đề ra và tình hình thực hiện trong tuần, trong tháng ... 7. Cán bộ, gv thiết bị, thư viện: Thực hiện đầy đủ các hồ sở sổ sách qui định. Sách và đồ dùng dạy–học có kệ và tủ đựng; tranh ảnh, sản phẩm học sinh có giá để tiện xem và sư dụng. Phục vụ tốt nhu cầu mượn và sư dụng thiết bị, ĐDDH của giáo viên, nhu cầu mượn và đọc sách của thầy cô giáo và học sinh nhà trường. Tham quan học tập và thực hiện mô hình “Thư viện thân thiện, thư viện xanh …” 8. Nhân viên bảo vệ: Giữ gìn trật tự, an toàn trong khu vực trường. Thường xuyên quét dọn vệ sinh, phòng lớp, sân trường cũng như các hành lang, đường đi lại trong khu vực trường. Nhà vệ sinh GV, HS 9. Ban ĐD Cha mẹ học sinh: Kết hợp chặt chẽ với nhà trường trong việc thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Có kinh phí hỗ trợ cho việc.

<span class='text_page_counter'>(31)</span> xây dựng cảnh quan môi trường sư phạm ở trường như : chăm sóc cây cảnh; quét dọn, lau chùi vệ sinh các phòng ốc trong khuôn viên trường thường xuyên. Hạn chế cho con tiền để đến trường ăn quà vặt, có thể bị ngộ độc thực phẩm và là nguyên nhân xả rác, gây mất vệ sinh cảnh quan sạch đẹp ở trường. Nội dung 5: Giáo dục kĩ năng sống qua các hoạt động giáo dục. (2 tiết) Để đáp ứng nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế và nhu cầu phát triển của người học, giáo dục phổ thông đã và đang được đổi mới mạnh mẽ theo 4 trụ cột của giáo dục thế kỷ XXI, mà thực chất là cách tiếp cận kỹ năng sống, đó là: Học để biết, Học để làm, Học để tự khẳng định mình và Học để cùng chung sống. Đó chính là những kỹ năng sống cần thiết của mỗi cá nhân trong giai đoạn hiện nay. Kỹ năng sống là nhịp cầu giúp con người biến kiến thức thành thái độ, hành vi và thói quen tích cực, lành mạnh. Người có kỹ năng sống phù hợp sẽ luôn vững vàng trước những khó khăn, thư thách; biết ứng xư, giải quyết vấn đề một cách tích cực và phù hợp. Đối với học sinh – lứa tuổi đang hình thành những giá trị nhân cách, giàu ước mơ, ham hiểu biết, thích tìm tòi, khám phá song còn thiếu hiểu biết sâu sắc về xã hội, còn thiếu kỹ năng sống, dễ bị lôi kéo, kích động. Vì vậy việc giáo dục kỹ năng sống cho thế hệ trẻ là rất cần thiết, giúp các em rèn luyện hành vi có trách nhiệm đối với bản thân, gia đình, cộng đồng và Tổ quốc. Nhận thức được tầm quan trọng của việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh, toàn thể giáo viên trường Tiểu học Chiềng Khoong phải tích cực thảo luận, lên lớp chuyên đề, lồng ghép giáo dục kĩ năng sống trong các môn học, các giờ học một cách tự nhiên, hợp lí, có hiệu quả. Đặc biệt, nhà trường đã tổ chức rất nhiều các hoạt động ngoại khóa như: vui Tết Trung thu, Hội khỏe Phù Đổng, ngày Tết thiếu nhi,... và các chuyên đề của Đội: Chúng em với môi trường an toàn, Chúng em với Tết cổ truyền,... để tạo ra những sân chơi bổ ích giúp học sinh được rèn luyện một số kĩ năng sống cần thiết. Học sinh toàn trường tham gia các hoạt động đó một cách nhiệt tình, hào hứng. Các em được vui chơi thoải mái sau những giờ học căng thẳng. Các em mạnh dạn bày tỏ ý kiến, có kĩ năng hợp tác làm việc theo nhóm với bạn, biết chia sẻ vui buồn cùng bạn, biết nhận xét đánh giá hành vi, kĩ năng giao tiếp của các em cũng tốt hơn. Qua đó các em còn có thêm những hiểu biết cơ bản về các phong tục của ngày Tết, biết được những nguy hại của ma túy kiến thức để tham gia giao thông được an toàn; những kiến thức về cuộc sống. Các em còn được cung cấp những kĩ năng cơ bản, cần thiết trong cuộc sống như : Kĩ năng tự nhận thức, kĩ năng tìm kiếm sự hỗ trợ, kĩ năng thể hiện sự tự tin, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng thể hiện sự cảm thông, kĩ năng hợp tác, kĩ năng tư duy phê phán, kĩ năng ra quyết định,... để có thể làm chủ bản thân, hòa nhập được với xã hội hội hiện nay Giáo dục kĩ năng sống không thể hình thành “một sớm một chiều” mà đòi hỏi phải có quá trình: nhận thức- hình thành thái độ- thay đổi hành vi; đòi hỏi người giáo viên phải tích cực, kiên trì mới đem lại được kết quả..

<span class='text_page_counter'>(32)</span> 1. Rèn lỹ năng sống cho học sinh. Thông qua hoạt động dạy và học, giờ sinh hoạt lớp, các tổ chức Đoàn, Đội, các hoạt động tập thể, chú trọng rèn luyện kĩ nang ứng xư hợp lý với các tình huống trong cuộc sống, thói quen và kỹ năng làm việc, sinh hoạt theo nhóm. Rèn luyện sức khỏe và ý thức bảo vệ sức khỏe, kỹ năng phòng chống tai nạn giao thông và các tai nạn gây thương tích khác. Rèn luyện kỹ năng ứng xư văn hóa, chung sống hòa bình, phòng ngừa bạo lực và các tệ nạn xã hội. 2. Phát triển trò chơi dân gian, tổ chức các hoạt động tập thể vui tươi lành mạnh trong nhà trường. Tổ chức các hoạt động văn nghệ, thể thao một cách thiết thực, khuyến khích sự tham gia chủ động tích cực của học sinh. Lựa chọn và tổ chức các trò chơi dân gian và các hoạt động vui chơi giải trí phù hợp với truyền thống địa phương và độ tuổi của học sinh trong từng cấp học. Tổ chức các hoạt động ngoại khóa trong và ngoài trường tại các khu di tích, danh lam thắng cảnh một cách hợp lý. Phát động và hướng dẫn thiếu nhi làm đồ chơi, nhất là đồ chơi dân gian. 3. Chỉ đạo chăm sóc tôn tạo và phát huy giá trị các di tích lịch sư, văn hóa, cách mạng của quốc gia và ở địa phương.. Tháng 11 năm 2012 Nội dung 6: - Quyết định số 14/2007/QĐ-BGD&ĐT ngày 04/05/2007 Ban hành Quy định về Chuẩn nghề nghiệp giáo viên Tiểu học. - Hướng dẫn số 616 BGD&ĐT-NGCBQLGD ngày 05/02/2010 về việchướng dẫn đánh giá xếp loại GVTH theo Quyết định số14/2007/QĐ/BGD&ĐT ngày 04/05/2007 Ban hành Quy định về chuẩn nghề nghiệp GVTH. ( 6 tiết) QUYẾT ĐỊNH SỐ 14/2007 Ban hành Quy định về Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Căn cứ Nghị định số 86/2002/NĐ-CP ngày 05 tháng 11 năm 2002 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ; Căn cứ Nghị định số 85/2003/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo; Căn cứ Nghị định số 116/2003/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2003 của Chính phủ về việc tuyển dụng, sư dụng vào quản lý cán bộ, công chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước; Căn cứ Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục; Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học, QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định chung về Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học..

<span class='text_page_counter'>(33)</span> Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo. Quyết định này thay thế Quyết định số 48/2000/QĐ-BGDĐT ngày 13 tháng 11 năm 2000 về Quy chế đánh giá xếp loại chuyên môn - nghiệp vụ giáo viên tiểu học và quyết định số 05/2007QĐ-BGDĐT ngày 08 tháng 3 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về chuẩn nghề nghiệp của giáo viên tiểu học. Điều 3. Các Ông (Bà) Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Giáo dục tiểu học, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Giám đốc các Sở Giáo dục và Đào tạo chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này. BỘ TRƯỞNG (Đã ký). Nguyễn Thiện Nhân. Số: 616/BGDĐT-NGCBQLGD V/v hướng dẫn đánh giá, xếp loại giáo viên tiểu học theo Quyết định số14/2007/QĐ-BGDĐT Kính gửi: Giám đốc các Sở Giáo dục và Đào tạo Để các địa phương triển khai thực hiện Quy định về Chuẩn nghề nghiệp giáo viên Tiểu học (Chuẩn) được ban hành theo Quyết định số 14/2007/QĐ- BGDĐT ngày 4/5/2007 của Bộ trưởng, Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn sư dụng Chuẩn trong quá trình đánh giá, xếp loại giáo viên tiểu học theo Chuẩn như sau: I. YÊU CẦU (QUYẾT ĐỊNH + I. YÊU CẦU = 1 tiết) 1. Đảm bảo chính xác, khách quan, công khai, công bằng, dân chủ. Phải dựa vào các kết quả đạt được thông qua các minh chứng phù hợp với các lĩnh vực, yêu cầu, tiêu chí của Chuẩn. 2. Xác định được mặt mạnh, mặt yếu về năng lực nghề nghiệp, hiệu quả làm việc trong điều kiện cụ thể của nhà trường để giúp giáo viên phát triển khả năng giáo dục và dạy học. 3. Thực hiện theo đúng các quy định tại Quyết định số 14/2007/QĐ- BGDĐT và văn bản hướng dẫn của các cấp quản lý. Xây dựng môi trường thân thiện, dân chủ và thật sự tôn trọng lẫn nhau trong quá trình đánh giá. Không tạo nên sự căng thẳng cũng như không gây áp lực cho cả phía quản lý và giáo viên. II. HƯỚNG DẪN TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI GIÁO VIÊN ( II. HƯỚNG DẪN TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI GIÁO VIÊN + III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN = 1 tiết) 1. Các bước đánh giá, xếp loại.

<span class='text_page_counter'>(34)</span> Các bước đánh giá, xếp loại giáo viên tiểu học được thực hiện theo quy định tại Điều 10 Quy định về Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học (ban hành kèm theo Quyết định số 14/2007/QĐ-BGDĐT ngày 4/5/2007). Cụ thể như sau: Bước 1. Giáo viên tự đánh giá, xếp loại Đối chiếu với Chuẩn và minh chứng do bản thân tự xác định, mỗi giáo viên tự đánh giá và ghi điểm đạt được ở từng tiêu chí vào Phiếu giáo viên tự đánh giá (theo phụ lục 1 đính kèm công văn này); giáo viên ghi nguồn minh chứng bằng cách đánh số các minh chứng đã có và ghi vào dòng tương ứng với các tiêu chí đã được cho điểm. Căn cứ vào tổng số điểm và điểm đạt được theo từng lĩnh vực, giáo viên tự xếp loại đạt được (theo 4 loại: loại kém, loại trung bình, loại khá, loại xuất sắc). Cuối cùng giáo viên tự đánh giá về những điểm mạnh, điểm yếu, nêu hướng phát huy và khắc phục. Bước 2. Tổ chuyên môn đánh giá, xếp loại Xét kết quả tự đánh giá của giáo viên (Phiếu giáo viên tự đánh giá) và nguồn minh chứng do giáo viên cung cấp, tập thể tổ chuyên môn nơi giáo viên công tác tiến hành việc kiểm tra các minh chứng, xác định mức điểm đạt được ở từng tiêu chí của giáo viên; đồng thời tổ chuyên môn phải chỉ ra được những điểm mạnh, điểm yếu của giáo viên và góp ý, khuyến nghị giáo viên xây dựng kế hoạch rèn luyện, tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao năng lực nghề nghiệp. Sau khi các thành viên của tổ chuyên môn tham gia nhận xét, góp ý kiến, tổ trưởng ghi kết quả đánh giá và xếp loại của tổ vào Phiếu đánh giá giáo viên của tổ chuyên môn (theo phụ lục 2 đính kèm công văn này). Nếu giáo viên chưa nhất trí với kết quả đánh giá, xếp loại của tổ chuyên môn thì có thể tự ghi ý kiến bảo lưu vào Phiếu đánh giá giáo viên của tổ chuyên môn và của Hiệu trưởng. Tổ trưởng chuyên môn tổng hợp kết quả xếp loại giáo viên của tổ vào Phiếu tổng hợp xếp loại giáo viên của tổ chuyên môn (theo phụ lục 3 đính kèm công văn này) và gưi Hiệu trưởng. Bước 3. Hiệu trưởng đánh giá, xếp loại Xét kết quả tự đánh giá của mỗi giáo viên (Phiếu giáo viên tự đánh giá) và kết quả đánh giá xếp loại của tổ chuyên môn (Phiếu đánh giá giáo viên của tổ chuyên môn và của Hiệu trưởng và Phiếu tổng hợp xếp loại giáo viên của tổ chuyên môn), đối chiếu với các tư liệu về quản lý đội ngũ giáo viên của trường, Hiệu trưởng đưa ra quyết định đánh giá, xếp loại về từng giáo viên. Trong trường hợp không có sự thống nhất giữa tự đánh giá của giáo viên với đánh giá của tổ chuyên môn, Hiệu trưởng cần trao đổi với tổ trưởng chuyên môn và giáo viên trước khi đưa ra quyết định của mình. Khi cần thiết, hiệu trưởng có thể tham khảo thông tin từ các nguồn khác (học sinh, cha mẹ học sinh, các tổ chức, tập thể trong hoặc ngoài nhà trường) và yêu cầu giáo viên cung cấp thêm minh chứng. Đối với các trường hợp xếp loại xuất sắc hoặc loại kém, hiệu trưởng cần tham khảo ý kiến của các phó hiệu trưởng, chi bộ đảng, công đoàn, đoàn thanh niên, tổ trưởng chuyên môn trước khi đưa ra quyết định cuối cùng. Hiệu trưởng ghi kết quả xếp loại giáo viên vào phần cuối của Phiếu đánh giá giáo viên của tổ chuyên môn và của Hiệu trưởng (có ký tên, đóng dấu), tổng hợp kết quả xếp loại giáo viên (theo phụ lục 4 đính kèm công văn này), công bố công khai kết quả đánh giá, xếp loại đến tập thể giáo viên và báo cáo Phòng Giáo dục và Đào tạo bằng văn bản. Đối với giáo viên xếp loại kém, trong cột ghi chú ghi rõ những lĩnh vực xếp loại kém hoặc vi phạm điểm nào trong khoản 4 Điều 9 Quy định về.

<span class='text_page_counter'>(35)</span> Chuẩn nghề nghiệp giáo viên Tiểu học (ban hành theo Quyết định số 14/2007/QĐBGDĐT ngày 4/5/2007). 2. Cách cho điểm các tiêu chí - Điểm 9: Giáo viên có nỗ lực và tinh thần trách nhiệm cao, luôn tự hoàn thiện bản thân, hoàn thành các nhiệm vụ với chất lượng và hiệu quả cao, tâm huyết với công việc, tập thể và học sinh. Đối với điểm 10, ngoài những yêu cầu như ở điểm 9, giáo viên cần chứng tỏ được sự vượt trội về chất lượng và hiệu quả trong đơn vị mà giáo viên sinh hoạt (tổ, khối). - Điểm 7- 8: Giáo viên đã có cố gắng khắc phục khó khăn và hoàn thành nhiệm vụ được giao. Có thể hiện sự đầu tư công sức, trí tuệ hoặc có đúc rút kinh nghiệm. Kết quả hoàn thành nhiệm vụ đạt được ở mức độ khá. - Điểm 5- 6: Giáo viên thực hiện được đầy đủ quy định của các tiêu chí nhưng chưa cố gắng đầu tư công sức và trí tuệ, kết quả đạt được ở mức trung bình. - Điểm 3-4: Giáo viên có thực hiện nội dung tiêu chí, nhưng chưa đầy đủ, hiệu quả còn thấp. - Điểm 1-2: Giáo viên chưa thực hiện tiêu chí hoặc thực hiện còn nhiều sai sót, không đạt hiệu quả. Lưu ý: - Đối với mỗi yêu cầu của Chuẩn, nếu giáo viên có đến hai tiêu chí ở mức điểm 1-2 thì xếp yêu cầu đó loại kém. - Đối với mỗi lĩnh vực của Chuẩn, nếu giáo viên có đến ba yêu cầu ở mức kém thì xếp lĩnh vực đó loại kém. - Nếu giáo viên vi phạm một trong những trường hợp đã quy định tại khoản 4, Điều 9 của Quy định về Chuẩn NNGVTH thì xếp loại kém. 3. Minh chứng và nguồn minh chứng trong đánh giá, xếp loại giáo viên tiểu học a) Để xác định giáo viên đã đạt được các tiêu chí của Chuẩn ở mức độ nào (tốt, khá, trung bình, yếu) cần phải dựa vào các minh chứng. Minh chứng được hiểu là các dấu hiệu có thể nhận biết, quan sát được, phản ảnh nhận thức hay hoạt động giáo dục cụ thể mà giáo viên đã thực hiện để đạt mức điểm cụ thể của tiêu chí trong các yêu cầu của Chuẩn. b) Minh chứng giúp lượng hóa mức độ đạt được của mỗi tiêu chí nhưng khi xem xét cụ thể có thể kết hợp đánh giá định lượng với đánh giá định tính. Mặt khác, cần căn cứ vào hoàn cảnh, điều kiện cụ thể của giáo viên, thực tế của lớp, trường và địa phương để có thể xác định các minh chứng phù hợp. c) Thu thập minh chứng - Thông qua các chủ thể đánh giá giáo viên tiểu học gồm: giáo viên tự đánh giá, hiệu trưởng nhà trường, đồng nghiệp trong tổ chuyên môn. - Các nguồn minh chứng gồm: kết quả tự đánh giá, hồ sơ giảng dạy (giáo án, sổ chủ nhiệm, sổ ghi kế hoạch công tác, ghi chép công việc và bồi dưỡng, các tư liệu về giảng dạy, sổ theo dõi kết quả học tập của học sinh, sổ liên lạc với gia đình học sinh), kết quả đánh giá tiết dạy, sự đánh giá của hiệu trưởng, đồng nghiệp, phụ huynh học sinh và kết quả phỏng vấn… 4. Khiếu nại và giải quyết khiếu nại Trong quá trình đánh giá, xếp loại, giáo viên có quyền khiếu nại về việc xếp loại của tổ chuyên môn, của hiệu trưởng..

<span class='text_page_counter'>(36)</span> Khi có khiếu nại, hiệu trưởng cần tham khảo thêm ý kiến của các phó hiệu trưởng, chi bộ đảng, công đoàn, đoàn thanh niên, tổ trưởng chuyên môn, các tổ chức khác trong hoặc ngoài nhà trường và đưa ra những minh chứng để việc đánh giá, xếp loại được chính xác. Văn bản giải quyết khiếu nại được gưi đến cho người khiếu nại. III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN 1. Hằng năm vào cuối năm học, hiệu trưởng tổ chức cho giáo viên tiểu học trong nhà trường tự đánh giá (thực hiện theo bước 1 của công văn này). Phiếu giáo viên tự đánh giá được lưu giữ trong hồ sơ của giáo viên tiểu học và là căn cứ để giáo viên xây dựng kế hoạch công tác trong năm học sau. 2. Hằng năm, trước kỳ xét nâng lương, nâng ngạch, Sở Giáo dục và Đào tạo, Phòng Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo Hiệu trưởng tổ chức, đánh giá xếp loại các giáo viên sắp được xét nâng lương, nâng ngạch theo đúng quy trình đánh giá, xếp loại được quy định tại Điều 10 Quy định về Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học (ban hành kèm theo Quyết định số 14/2007/QĐ- BGDĐT ngày 4/5/2007). Do yêu cầu của công tác quản lý, các giáo viên trước khi xét quy hoạch, bổ nhiệm cán bộ, cư đi đào tạo bồi dưỡng... phải được Hiệu trưởng tổ chức đánh giá. Kết quả đánh giá, xếp loại được làm tư liệu cho việc: - Xây dựng kế hoạch và tổ chức bồi dưỡng giáo viên; - Làm cơ sở để Hiệu trưởng phân công giảng dạy, bố trí công tác theo năng lực của giáo viên, đánh giá viên chức cuối năm và đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét, xư lý đối với những giáo viên chưa đạt Chuẩn; - Các cơ quan quản lý giáo dục xây dựng quy hoạch phát triển đội ngũ, xem xét trong việc nâng lương, nâng ngạch, đề bạt, khen thưởng… Kết quả tự đánh giá, xếp loại của giáo viên; kết quả đánh giá, xếp loại giáo viên của tổ chuyên môn, của Hiệu trưởng được ghi trong Phiếu giáo viên tự đánh giá, Phiếu đánh giá giáo viên của tổ chuyên môn và của Hiệu trưởng, được lưu giữ trong hồ sơ của giáo viên tiểu học. Phòng Giáo dục và Đào tạo tổng hợp kết quả đánh giá, xếp loại giáo viên tiểu học, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện và Sở Giáo dục và Đào tạo trước ngày 30 tháng 6 hằng năm. Các Sở Giáo dục và Đào tạo tổng hợp kết quả đánh giá, xếp loại giáo viên tiểu học (theo phụ lục 5 đính kèm công văn này) báo cáo về Bộ Giáo dục và Đào tạo (qua Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý cơ sở giáo dục) trước ngày 30 tháng 7 hằng năm. Trong quá trình triển khai thực hiện nếu có điều gì chưa rõ hoặc còn vướng mắc cần phản ánh kịp thời về Bộ Giáo dục và Đào tạo (qua Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý cơ sở giáo dục) để được hướng dẫn thêm./. KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG. Nguyễn Vinh Hiển PHỤ LỤC 1.

<span class='text_page_counter'>(37)</span> PHIẾU GIÁO VIÊN TỰ ĐÁNH GIÁ (Kèm theo Công văn số 616 /BGDĐT-NGCBQLGD, ngày 05 tháng 02 năm 2010 của Bộ Giáo dục và Đào tạo) (PHỤ LỤC 1 = 1 tiết) Phòng GD-ĐT................................. Trường : . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Năm học : . . . . . . . . . . Họ và tên giáo viên : . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Môn học được phân công giảng dạy: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 1. Đánh giá, xếp loại (Các từ viết tắt trong bảng : a, b, c, d là các tiêu chí tương ứng với các yêu cầu của từng lĩnh vực) Các Lĩnh vực, yêu cầu Điểm đạt được của tiêu chí Tên minh chứng a b c d Tổng điểm I. Lĩnh vực Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống 1. Nhận thức tư tưởng chính trị với trách nhiệm của một công dân, một nhà giáo đối với nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc 2. Chấp hành chính sách, pháp luật của Nhà nước 3. Chấp hành quy chế của ngành, quy định của nhà trường, kỉ luật lao động 4. Đạo đức, nhân cách và lối sống lành mạnh, trong sáng của nhà giáo; tinh thần đấu tranh chống các biểu hiện tiêu cực; ý thức phấn đấu vươn lên trong nghề nghiệp; sự tín nhiệm của đồng nghiệp, học sinh và cộng đồng. 5. Trung thực trong công tác; đoàn kết trong quan hệ đồng nghiệp; phục vụ nhân dân và học sinh. II. Lĩnh vực Kiến thức 1. Kiến thức cơ bản 2. Kiến thức về tâm lí học sư phạm và tâm lí học lứa tuổi, giáo dục học tiểu học 3. Kiến thức về kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của học sinh 4. Kiến thức phổ thông về chính trị, xã hội và nhân văn, kiến thức liên quan đến ứng dụng công nghệ thông tin, ngoại ngữ, tiếng. (nếu có).

<span class='text_page_counter'>(38)</span> dân tộc. 5. Kiến thức địa phương về nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội của tỉnh, huyện, xã nơi giáo viên công tác III. Lĩnh vực Kĩ năng sư phạm 1. Lập được kế hoạch dạy học; biết cách soạn giáo án theo hướng đổi mới. 2. Tổ chức và thực hiện các hoạt động dạy học trên lớp nhằm phát huy tính năng động, sáng tạo của học sinh. 3. Công tác chủ nhiệm lớp; tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp 4. Thực hiện thông tin hai chiều trong quản lí chất lượng giáo dục; hành vi trong giao tiếp, ứng xư có văn hoá và mang tính giáo dục. 5. Xây dựng, bảo quản và sư dụng có hiệu quả hồ sơ giáo dục và giảng dạy. Lĩnh vực. Điểm. Xếp loại. Ghi chú. I. Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống II. Kiến thức III. Kĩ năng sư phạm Xếp loại chung 2. Những điểm mạnh: -.................................................................. - . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 3. Những điểm yếu: - . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . - . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 4. Hướng phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu: ................................................................... ................................................................... Ngày. . . . . tháng. . . .năm (Chữ ký của giáo viên). PHỤ LỤC 2 (1 tiết).

<span class='text_page_counter'>(39)</span> PHIẾU ĐÁNH GIÁ GIÁO VIÊN CỦA TỔ CHUYÊN MÔN VÀ CỦA HIỆU TRƯỞNG (Kèm theo Công văn số 616 /BGDĐT-NGCBQLGD, ngày 05 tháng 02 năm 2010 của Bộ Giáo dục và Đào tạo) Sở/Phòng GD-ĐT................................. Trường : . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .Năm học : . . . . . . Tổ chuyên môn: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Họ và tên giáo viên được đánh giá : . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Môn học được phân công giảng dạy: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . 1. Đánh giá, xếp loại (Các từ viết tắt trong bảng : a, b, c, d là các tiêu chí tương ứng với các yêu cầu của từng lĩnh vực) Các Lĩnh vực, yêu cầu Điểm đạt được của tiêu chí Ghi chú a b c d Tổng điểm I. Lĩnh vực Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống 1. Nhận thức tư tưởng chính trị với trách nhiệm của một công dân, một nhà giáo đối với nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc 2. Chấp hành chính sách, pháp luật của Nhà nước 3. Chấp hành quy chế của ngành, quy định của nhà trường, kỉ luật lao động 4. Đạo đức, nhân cách và lối sống lành mạnh, trong sáng của nhà giáo; tinh thần đấu tranh chống các biểu hiện tiêu cực; ý thức phấn đấu vươn lên trong nghề nghiệp; sự tín nhiệm của đồng nghiệp, học sinh và cộng đồng. 5. Trung thực trong công tác; đoàn kết trong quan hệ đồng nghiệp; phục vụ nhân dân và học sinh. II. Lĩnh vực Kiến thức 1. Kiến thức cơ bản 2. Kiến thức về tâm lí học sư phạm và tâm lí học lứa tuổi, giáo dục học tiểu học 3. Kiến thức về kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của học sinh 4. Kiến thức phổ thông về chính trị, xã hội và nhân văn, kiến thức liên quan đến ứng dụng công nghệ thông tin, ngoại ngữ, tiếng dân tộc. 5. Kiến thức địa phương về nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội của tỉnh, huyện, xã nơi giáo viên công tác.

<span class='text_page_counter'>(40)</span> III. Lĩnh vực Kĩ năng sư phạm 1. Lập được kế hoạch dạy học; biết cách soạn giáo án theo hướng đổi mới. 2. Tổ chức và thực hiện các hoạt động dạy học trên lớp nhằm phát huy tính năng động, sáng tạo của học sinh. 3. Công tác chủ nhiệm lớp; tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp 4. Thực hiện thông tin hai chiều trong quản lí chất lượng giáo dục; hành vi trong giao tiếp, ứng xư có văn hoá và mang tính giáo dục. 5. Xây dựng, bảo quản và sư dụng có hiệu quả hồ sơ giáo dục và giảng dạy. Lĩnh vực. Điểm. Xếp loại. Ghi chú. I. Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống II. Kiến thức III. Kĩ năng sư phạm Xếp loại chung 2. Những điểm mạnh : -................................................................. - . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 3. Những điểm yếu : -.................................................................. -.................................................................. -.................................................................. 4. Hướng phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu : . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .................................................................. 5. Ý kiến bảo lưu của giáo viên (do giáo viên tự ghi ) ................................................................... ……………….., ngày…….tháng……..năm 20… TỔ TRƯỞNG TỔ CHUYÊN MÔN (Ký và ghi rõ họ tên) 6. Xếp loại chung và ý kiến của Hiệu trưởng ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ……………….., ngày…….tháng……..năm 20….

<span class='text_page_counter'>(41)</span> HIỆU TRƯỞNG (Ký và đóng dấu) PHỤ LỤC 3 PHIẾU TỔNG HỢP XẾP LOẠI GIÁO VIÊN CỦA TỔ CHUYÊN MÔN (Kèm theo Công văn số 616 /BGDĐT-NGCBQLGD, ngày 05 tháng 02 năm 2010 của Bộ Giáo dục và Đào tạo) ( PHỤ LỤC 3 + PHỤ LỤC 4 = 1 tiết) Sở/Phòng GD-ĐT................................. Trường : . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Năm học: . . . . . . . . . . Tổ chuyên môn : . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . Họ và tên giáo Ghi STT GV tự đánh giá Đánh giá của Tổ viên chú Tổng số Tổng số Xếp loại Xếp loại điểm điểm. Ngày . . . . . tháng . . . . . năm . . . . Tổ trưởng chuyên môn (Ký và ghi họ tên) PHỤ LỤC 4 PHIẾU XẾP LOẠI GIÁO VIÊN CỦA HIỆU TRƯỞNG (Kèm theo Công văn số 616 /BGDĐT-NGCBQLGD, ngày 05 tháng 02 năm 2010 của Bộ Giáo dục và Đào tạo) Sở/Phòng GD-ĐT................................. Trường : . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Năm học........................... STT Họ và tên GV tự đánh Xếp loại Xếp loại Ghi chú giáo viên giá của tổ chính thức chuyên môn của Hiệu trưởng. * Tổng số giáo viên: * Tổng cộng mỗi loại : - Xuất sắc: - Khá: - Trung bình: - Kém : Ngày . . . . . tháng . . . . .năm . . . . Hiệu trưởng.

<span class='text_page_counter'>(42)</span> Ký tên và đóng dấu). PHỤ LỤC 5 (1 tiết) UBND CẤP TỈNH ... SỞ GD & ĐT. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc. BÁO CÁO TỔNG HỢP KẾT QUẢ XẾP LOẠI GIÁO VIÊN TIỂU HỌC Năm học : . . . . . . . . I. XẾP LOẠI GIÁO VIÊN CỦA HIỆU TRƯỞNG 1. Tổng số giáo viên được xếp loại 2. Tổng hợp kết quả xếp loại giáo viên Phòng Kết quả xếp loại giáo viên GD&ĐT Loại xuất sắc Loại khá Loại trung bình Số lượng. Tỷ lệ (%). Số lượng. Tỷ lệ (%). Số lượng. Tỷ lệ (%). Loại kém Số lượng. Tỷ lệ (%). 3. Phân loại giáo viên chưa đạt Chuẩn - loại kém Phòng GD&ĐT. Lĩnh vực xếp loại kém Lĩnh vực I: Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống Số lượng. Tỷ lệ (%). Lĩnh vực II: Kiến thức. Ghi chú. Lĩnh vực III: Vi phạm khác Kĩ năng sư phạm. Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ lượng (%) lượng (%) lượng (%). II. TỰ XẾP LOẠI CỦA GIÁO VIÊN 1. Tổng số giáo viên tự xếp loại 2. Tổng hợp kết quả tự xếp loại của giáo viên Phòng Loại xuất sắc Loại khá Loại trung bình Loại kém GD&ĐT Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ lượng lượng lượng (%) lượng (%) (%) (%) 3. Phân loại giáo viên chưa đạt Chuẩn - loại kém.

<span class='text_page_counter'>(43)</span> Phòng Lĩnh vực xếp loại kém GD&ĐT Lĩnh vực I: Phẩm Lĩnh vực II: Lĩnh vực III: chất chính trị, đạo Kiến thức Kĩ năng sư đức, lối sống phạm Số lượng. Tỷ lệ (%). Ghi chú Vi phạm khác. Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ lượng (%) lượng (%) lượng (%) Ngày . . . . . tháng . . . . .năm . . . . Thủ trưởng đơn vị (Ký tên và đóng dấu). Tháng 12 năm 2012 Nội dung 7: Yêu cầu đổi mới kiểm tra đánh giá về kiểm định chất lượng với hình thức đổi mới toàn diện giáo dục ( 9 tiết) Số: 67/2011/TT-BGDĐT: (1 Tiết) THÔNG TƯ BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ TRƯỜNG TIỂU HỌC Căn cứ Luật Giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2005; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục ngày 25 tháng 11 năm 2009; Căn cứ Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục; Nghị định số 31/2011/NĐ-CP ngày 11 tháng 5 năm 2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục; Căn cứ Nghị định số 178/2007/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các bộ, cơ quan ngang bộ;Căn cứ Nghị định số 32/2008/NĐ-CP ngày 19 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định: Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này Quy định về Tiêu chuẩn đánh giá trường tiểu học. Điều 2. Thông tư có hiệu lực thi hành kể từ ngày 14 tháng 02 năm 2012. Thông tư này là căn cứ để điều chỉnh, bổ sung hoặc ban hành văn bản thay thế Quyết định số 32/2005/QĐ-BGD&ĐT ngày 24 tháng 10 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế công nhận trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia; Quyết định số 04/2008/QĐ-BGDĐT ngày 04 tháng 02 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường tiểu học; Quyết định số 55/2007/QĐ-BGDĐT ngày 28 tháng 9 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định mức chất lượng.

<span class='text_page_counter'>(44)</span> tối thiểu của trường tiểu học; Văn bản số 1741/BGDĐT-GDTrH ngày 05 tháng 3 năm 2009 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn đánh giá kết quả phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”; Thông tư số 43/2006/TT-BGDĐT ngày 20 tháng 10 năm 2006 của Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn thanh tra toàn diện nhà trường, cơ sở giáo dục khác và thanh tra hoạt động sư phạm của nhà giáo (các nội dung áp dụng đối với trường tiểu học). Điều 3. Chánh Văn phòng, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo; Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Giám đốc sở giáo dục và đào tạo chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./. KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG Nguyễn Vinh Hiển. QUY ĐỊNH VỀ TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ TRƯỜNG TIỂU HỌC: (Ban hành kèm theo Thông tư số: 67/2011/TT-BGDĐT Ngày 30 tháng 12 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) Chương I: QUY ĐỊNH CHUNG (QUY ĐỊNH CHUNG + TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ TRƯỜNG TIỂU HỌC = 1 tiết ) Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng 1. Văn bản này quy định về Tiêu chuẩn đánh giá trường tiểu học, bao gồm: tổ chức và quản lý nhà trường; cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh; cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học; quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội; hoạt động giáo dục và kết quả giáo dục. 2. Văn bản này được áp dụng đối với trường tiểu học thuộc các loại hình trong hệ thống giáo dục quốc dân. 3. Tiêu chuẩn đánh giá trường tiểu học là căn cứ để xác định nội dung, mức độ yêu cầu trong các hoạt động: kiểm định chất lượng giáo dục trường tiểu học, đánh giá mức chất lượng tối thiểu của trường tiểu học, công nhận trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia, công nhận trường tiểu học đạt tiêu chuẩn trường học thân thiện, học sinh tích cực, thanh tra toàn diện nhà trường. Điều 2. Giải thích từ ngữ Trong văn bản này các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau: 1. Tiêu chuẩn đánh giá trường tiểu học là các yêu cầu đối với nhà trường để đảm bảo chất lượng giáo dục. Mỗi tiêu chuẩn bao gồm các tiêu chí đánh giá trường tiểu học. 2. Tiêu chí đánh giá trường tiểu học là yêu cầu đối với nhà trường ở từng nội dung cụ thể của mỗi tiêu chuẩn. Mỗi tiêu chí có các chỉ số đánh giá trường tiểu học. 3. Chỉ số đánh giá trường tiểu học là yêu cầu đối với nhà trường ở từng nội dung cụ thể của mỗi tiêu chí..

<span class='text_page_counter'>(45)</span> Chương II: TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ TRƯỜNG TIỂU HỌC Điều 3. Tiêu chuẩn 1: Tổ chức và quản lý nhà trường 1. Cơ cấu tổ chức bộ máy theo quy định của Điều lệ trường tiểu học. a) Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng và các hội đồng (hội đồng trường đối với trường công lập, hội đồng quản trị đối với trường tư thục, hội đồng thi đua khen thưởng và các hội đồng tư vấn khác); b) Tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam, Công đoàn, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, Sao Nhi đồng Hồ Chí Minh và các tổ chức xã hội khác; c) Các tổ chuyên môn và tổ văn phòng. 2. Lớp học, số học sinh, điểm trường theo quy định của Điều lệ trường tiểu học. a) Lớp học được tổ chức theo quy định; b) Số học sinh trong một lớp theo quy định; c) Địa điểm đặt trường, điểm trường theo quy định. 3. Cơ cấu tổ chức và việc thực hiện nhiệm vụ theo quy định tại Điều lệ trường tiểu học của các tổ chuyên môn, tổ văn phòng. a) Cơ cấu tổ chức theo quy định; b) Xây dựng kế hoạch hoạt động của tổ theo tuần, tháng, năm học và thực hiện sinh hoạt tổ theo quy định; c) Thực hiện các nhiệm vụ của tổ theo quy định. 4. Chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương và cơ quan quản lý giáo dục các cấp; đảm bảo Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của nhà trường. a) Thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của cấp ủy Đảng, chấp hành sự quản lý hành chính của chính quyền địa phương, sự chỉ đạo về chuyên môn, nghiệp vụ của cơ quan quản lý giáo dục; b) Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ, báo cáo đột xuất theo quy định; c) Đảm bảo Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của nhà trường. 5. Quản lý hành chính, thực hiện các phong trào thi đua theo quy định. a) Hồ sơ phục vụ hoạt động giáo dục của nhà trường theo quy định của Điều lệ trường tiểu học; b) Lưu trữ đầy đủ, khoa học hồ sơ, văn bản theo quy định của Luật Lưu trữ; c) Thực hiện các cuộc vận động, tổ chức và duy trì phong trào thi đua theo hướng dẫn của ngành và quy định của Nhà nước. 6. Quản lý các hoạt động giáo dục, quản lý cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh và quản lý tài chính, đất đai, cơ sở vật chất theo quy định. a) Thực hiện nhiệm vụ quản lý các hoạt động giáo dục và quản lý học sinh theo quy định của Điều lệ trường tiểu học; b) Thực hiện tuyển dụng, đề bạt, bổ nhiệm, quản lý cán bộ, giáo viên và nhân viên theo quy định của Luật Cán bộ, công chức, Luật Viên chức, Điều lệ trường tiểu học và các quy định khác của pháp luật; c) Quản lý, sư dụng hiệu quả tài chính, đất đai, cơ sở vật chất để phục vụ các hoạt động giáo dục. 7. Đảm bảo an ninh trật tự, an toàn cho học sinh và cho cán bộ, giáo viên, nhân viên; thực hiện các quy định về phòng chống bạo lực học đường, phòng chống dịch bệnh, phòng tránh các hiểm họa thiên tai, các tệ nạn xã hội trong trường..

<span class='text_page_counter'>(46)</span> a) Xây dựng phương án đảm bảo an ninh trật tự, phòng chống tai nạn thương tích, cháy nổ, phòng tránh các hiểm họa thiên tai, phòng chống dịch bệnh, ngộ độc thực phẩm, phòng tránh các tệ nạn xã hội của nhà trường; b) Đảm bảo an toàn cho học sinh và cho cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường; c) Không có hiện tượng kỳ thị, vi phạm về giới, bạo lực trong nhà trường. Điều 4. Tiêu chuẩn 2: Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh 1. Năng lực của cán bộ quản lý trong quá trình triển khai các hoạt động giáo dục. a) Số năm dạy học của hiệu trưởng, phó hiệu trưởng (không kể thời gian tập sự) theo quy định; b) Đánh giá hiệu trưởng, phó hiệu trưởng hằng năm theo Quy định Chuẩn hiệu trưởng trường tiểu học; c) Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng được bồi dưỡng, tập huấn về chính trị và quản lý giáo dục theo quy định. 2. Số lượng, trình độ đào tạo của giáo viên theo quy định của Điều lệ trường tiểu học. a) Số lượng và cơ cấu giáo viên đảm bảo để dạy các môn học bắt buộc của tiểu học theo quy định; b) Giáo viên dạy các môn: thể dục, âm nhạc, mỹ thuật, ngoại ngữ, giáo viên làm Tổng phụ trách Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh đảm bảo quy định; c) Đạt trình độ chuẩn và trên chuẩn theo quy định. 3. Kết quả đánh giá, xếp loại giáo viên và việc đảm bảo các quyền của giáo viên theo quy định. a) Xếp loại chung cuối năm học của giáo viên đạt từ loại trung bình trở lên theo Quy định về Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học; b) Số lượng giáo viên đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp huyện (quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh) trở lên đáp ứng yêu cầu; c) Đảm bảo các quyền của giáo viên theo quy định của Điều lệ trường tiểu học và của pháp luật. 4. Số lượng, chất lượng và việc đảm bảo các chế độ, chính sách theo quy định đối với đội ngũ nhân viên của nhà trường. a) Số lượng nhân viên đảm bảo quy định; b) Nhân viên kế toán, văn thư, y tế, viên chức làm công tác thiết bị dạy học có trình độ trung cấp trở lên theo đúng chuyên môn; các nhân viên khác được bồi dưỡng về nghiệp vụ theo vị trí công việc; c) Thực hiện các nhiệm vụ được giao và được đảm bảo các chế độ, chính sách theo quy định. 5. Học sinh của nhà trường đáp ứng yêu cầu theo quy định của Điều lệ trường tiểu học và của pháp luật. a) Đảm bảo quy định về tuổi học sinh; b) Thực hiện đầy đủ nhiệm vụ của học sinh và quy định về các hành vi học sinh không được làm; c) Được đảm bảo các quyền theo quy định. Điều 5. Tiêu chuẩn 3: Cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học 1. Khuôn viên, cổng trường, hàng rào bảo vệ, sân chơi, bãi tập theo quy định của Điều lệ trường tiểu học..

<span class='text_page_counter'>(47)</span> a) Diện tích khuôn viên và các yêu cầu về xanh, sạch, đẹp, thoáng mát theo quy định; b) Cổng, biển tên trường, tường rào bao quanh theo quy định; c) Sân chơi, bãi tập theo quy định. 2. Phòng học, bảng, bàn ghế cho giáo viên, học sinh. a) Số lượng, quy cách, chất lượng và thiết bị của phòng học đảm bảo quy định của Điều lệ trường tiểu học; b) Kích thước, vật liệu, kết cấu, kiểu dáng, màu sắc của bàn ghế học sinh đảm bảo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Y tế; c) Kích thước, màu sắc, cách treo của bảng trong lớp học đảm bảo quy định về vệ sinh trường học của Bộ Y tế. 3. Khối phòng, trang thiết bị văn phòng phục vụ công tác quản lý, dạy và học theo quy định của Điều lệ trường tiểu học. a) Khối phòng phục vụ học tập, khối phòng hành chính quản trị, khu nhà ăn, nhà nghỉ (nếu có) đảm bảo quy định; b) Trang thiết bị y tế tối thiểu và tủ thuốc với các loại thuốc thiết yếu đảm bảo quy định; c) Các loại máy văn phòng (máy tính, máy in) phục vụ công tác quản lý và giảng dạy, máy tính nối mạng internet phục vụ các hoạt động giáo dục đáp ứng yêu cầu. 4. Khu vệ sinh, nhà để xe, hệ thống nước sạch, hệ thống thoát nước, thu gom rác đáp ứng yêu cầu của hoạt động giáo dục. a) Khu vệ sinh riêng cho cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh, riêng cho nam và nữ, riêng cho học sinh khuyết tật, vị trí phù hợp với cảnh quan trường học, an toàn, thuận tiện, sạch sẽ; b) Nhà để xe cho cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh đảm bảo quy định; c) Nguồn nước sạch đáp ứng nhu cầu sư dụng của cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh; hệ thống thoát nước, thu gom rác đảm bảo yêu cầu. 5. Thư viện đáp ứng nhu cầu học tập, nghiên cứu của cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh. a) Thư viện đạt tiêu chuẩn thư viện trường phổ thông của Bộ Giáo dục và Đào tạo; b) Hoạt động của thư viện đáp ứng nhu cầu nghiên cứu, dạy học của cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh; c) Bổ sung sách, báo và tài liệu tham khảo hằng năm. 6. Thiết bị dạy học, đồ dùng dạy học và hiệu quả sư dụng thiết bị, đồ dùng dạy học. a) Thiết bị dạy học tối thiểu phục vụ giảng dạy và học tập đảm bảo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo; b) Việc sư dụng thiết bị dạy học trong các giờ lên lớp và tự làm một số đồ dùng dạy học của giáo viên đảm bảo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo; c) Kiểm kê, sưa chữa, nâng cấp, bổ sung đồ dùng và thiết bị dạy học hằng năm. Điều 6. Tiêu chuẩn 4: Quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội 1. Tổ chức và hiệu quả hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh theo quy định. a) Tổ chức, nhiệm vụ, quyền, trách nhiệm và hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh theo Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh; b) Nhà trường tạo điều kiện để Ban đại diện cha mẹ học sinh hoạt động; c) Tổ chức các cuộc họp định kỳ và đột xuất giữa nhà trường với cha mẹ học sinh, Ban đại diện cha mẹ học sinh để tiếp thu ý kiến về công tác quản lý của nhà.

<span class='text_page_counter'>(48)</span> trường, các biện pháp giáo dục học sinh, giải quyết các kiến nghị của cha mẹ học sinh, góp ý kiến cho hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh. 2. Nhà trường tham mưu với cấp ủy Đảng, chính quyền và phối hợp với các tổ chức đoàn thể của địa phương để xây dựng nhà trường và môi trường giáo dục. a) Phối hợp với các tổ chức, đoàn thể để xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh trong nhà trường và ở địa phương; b) Huy động, sư dụng có hiệu quả các nguồn lực tự nguyện, theo quy định của các tổ chức, cá nhân để xây dựng cơ sở vật chất, tăng thêm phương tiện, thiết bị dạy học; c) Huy động nguồn kinh phí tự nguyện, theo quy định của các tổ chức, cá nhân để khen thưởng học sinh học giỏi, hỗ trợ học sinh nghèo. 3. Nhà trường phối hợp với các tổ chức đoàn thể của địa phương, huy động sự tham gia của cộng đồng để giáo dục truyền thống lịch sư, văn hóa dân tộc cho học sinh và thực hiện mục tiêu, kế hoạch giáo dục. a) Phối hợp hiệu quả với các tổ chức, đoàn thể để giáo dục học sinh về truyền thống lịch sư, văn hoá dân tộc; b) Chăm sóc di tích lịch sư, cách mạng, công trình văn hóa; chăm sóc gia đình thương binh, liệt sĩ, gia đình có công với nước, Mẹ Việt Nam anh hùng ở địa phương; c) Tuyên truyền để tăng thêm sự hiểu biết trong cộng đồng về nội dung, phương pháp và cách đánh giá học sinh tiểu học, tạo điều kiện cho cộng đồng tham gia thực hiện mục tiêu và kế hoạch giáo dục tiểu học. Điều 7. Tiêu chuẩn 5: Hoạt động giáo dục và kết quả giáo dục 1. Thực hiện chương trình giáo dục tiểu học, kế hoạch dạy học của Bộ Giáo dục và Đào tạo, các quy định về chuyên môn của cơ quan quản lý giáo dục địa phương. a) Kế hoạch hoạt động chuyên môn từng năm học, học kỳ, tháng, tuần của nhà trường đảm bảo quy định; b) Dạy đủ các môn học, đúng chương trình, kế hoạch, đảm bảo yêu cầu của chuẩn kiến thức, kỹ năng, lựa chọn nội dung, thời lượng, phương pháp, hình thức phù hợp với từng đối tượng học sinh, đáp ứng khả năng nhận thức và yêu cầu phát triển bền vững trong điều kiện thực tế của địa phương; c) Thực hiện bồi dưỡng học sinh năng khiếu, phụ đạo học sinh yếu. 2. Các hoạt động ngoài giờ lên lớp của nhà trường. a) Chương trình, kế hoạch tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp đảm bảo quy định; b) Tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo kế hoạch với các hình thức đa dạng, phong phú và phù hợp với lứa tuổi học sinh; c) Phân công, huy động giáo viên, nhân viên tham gia các hoạt động ngoài giờ lên lớp. 3. Tham gia thực hiện mục tiêu phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi của địa phương. a) Tham gia thực hiện mục tiêu phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, ngăn chặn hiện tượng tái mù chữ ở địa phương; b) Tổ chức và thực hiện "Ngày toàn dân đưa trẻ đến trường", huy động trẻ trong độ tuổi đi học; c) Hỗ trợ trẻ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, trẻ khuyết tật tới trường. 4. Kết quả xếp loại giáo dục của học sinh đáp ứng mục tiêu giáo dục..

<span class='text_page_counter'>(49)</span> a) Tỷ lệ học sinh xếp loại trung bình trở lên; b) Tỷ lệ học sinh xếp loại giỏi, khá; c) Tỷ lệ học sinh xếp loại yếu. 5. Tổ chức các hoạt động chăm sóc, giáo dục thể chất, giáo dục ý thức bảo vệ môi trường. a) Giáo dục ý thức tự chăm sóc sức khoẻ cho học sinh; b) Khám sức khoẻ định kỳ, tiêm chủng cho học sinh theo quy định; c) Học sinh tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường. 6. Hiệu quả hoạt động giáo dục của nhà trường. a) Tỷ lệ học sinh lên lớp, hoàn thành chương trình tiểu học; b) Tỷ lệ học sinh đạt danh hiệu học sinh giỏi, học sinh tiên tiến; c) Học sinh tham gia và đạt giải trong các hội thi, giao lưu do cấp huyện (quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh) trở lên tổ chức. 7. Giáo dục kỹ năng sống, tạo cơ hội để học sinh tham gia vào quá trình học tập một cách tích cực, chủ động, sáng tạo. a) Giáo dục, rèn luyện các kỹ năng sống phù hợp với độ tuổi học sinh; b) Tạo cơ hội cho học sinh tham gia vào quá trình học tập một cách tích cực, chủ động, sáng tạo; c) Học sinh sưu tầm và tự làm đồ dùng học tập, chủ động giúp đỡ lẫn nhau trong học tập. Điều 8. Trách nhiệm của sở giáo dục và đào tạo 1. Tham mưu với Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng các chính sách của địa phương để đảm bảo chất lượng trường tiểu học. 2. Chỉ đạo, kiểm tra, thanh tra công tác đánh giá trường tiểu học. Điều 9. Trách nhiệm của phòng giáo dục và đào tạo 1. Tham mưu với Uỷ ban nhân dân huyện (quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh) xây dựng chính sách của địa phương để đảm bảo chất lượng các trường tiểu học thuộc quyền quản lý. 2. Tổ chức thực hiện và kiểm tra công tác đánh giá trường tiểu học. Điều 10. Trách nhiệm của trường tiểu học 1. Xây dựng kế hoạch phấn đấu đạt tiêu chuẩn đánh giá trường tiểu học theo từng giai đoạn. 2. Phân công cán bộ, giáo viên, nhân viên triển khai thực hiện kế hoạch đề ra./. Chương III: TỔ CHỨC THỰC HIỆN ( 1 Tiết) Kính gửi: Các sở giáo dục và đào tạo: Để triển khai công tác tự đánh giá, đánh giá ngoài, đánh giá lại trường tiểu học thuận lợi và hiệu quả, Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) hướng dẫn xác định nội hàm, tìm thông tin và minh chứng cho các chỉ số, tiêu chí của các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng trường tiểu học ban hành theo Quyết định số 04/2008/QĐ-BGDĐT ngày 30/12/2008 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT. Cụ thể như sau: A. HƯỚNG DẪN CHUNG: 1. Căn cứ vào nội hàm từng chỉ số của tiêu chí, Hội đồng tự đánh giá của nhà trường lựa chọn các thông tin, minh chứng tương ứng, phù hợp để xác định nhà trường có đạt được tất cả yêu cầu của chỉ số hay không (tham khảo phần Gợi ý các thông tin và minh chứng cần thu thập hoặc tìm các thông tin, minh chứng.

<span class='text_page_counter'>(50)</span> khác). Trong nhiều trường hợp, chỉ cần một hoặc một vài thông tin, minh chứng là đủ để chứng minh cho một chỉ số đạt yêu cầu, không nhất thiết phải sư dụng tất cả thông tin, minh chứng trong phần Gợi ý các thông tin và minh chứng cần thu thập. Trên cơ sở tự đánh giá của nhà trường, đoàn đánh giá ngoài và đoàn đánh giá lại xác định việc mô tả hiện trạng của chỉ số có đầy đủ các yêu cầu hay không; các thông tin, minh chứng được nhà trường sư dụng trong quá trình triển khai công tác tự đánh giá có phù hợp và đầy đủ hay không để đánh giá chỉ số đạt hay không đạt. 2. Các thông tin và minh chứng phục vụ cho công tác tự đánh giá là những văn bản, hồ sơ, sổ sách, hiện vật đã và đang có của nhà trường. Nhà trường tập hợp, sắp xếp, lập danh mục mã hóa các thông tin, minh chứng và để trong các hộp hồ sơ thông tin, minh chứng theo quy định, đảm bảo dễ tìm kiếm và sư dụng. Những tài liệu được sư dụng làm minh chứng cho nhiều chỉ số, tiêu chí và tiêu chuẩn thì chỉ cần một bản, ghi chú theo hướng dẫn mã hoá minh chứng, không cần nhân thêm bản. 3. Các thông tin và minh chứng được dùng trong báo cáo tự đánh giá phải đảm bảo chính xác, rõ ràng, phù hợp với nội hàm từng chỉ số của tiêu chí, đầy đủ theo từng năm học và theo chu kỳ kiểm định chất lượng giáo dục của trường tiểu học được quy định tại Quyết định số 83/2008/QĐ-BGDĐT ngày 31/12/2008 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT (đối với trường tiểu học là 5 năm). Những trường hợp đặc biệt được hướng dẫn cụ thể, chi tiết trong mục B. 4. Trường hợp không tìm được minh chứng, nhà trường có thể tìm các tài liệu khác có liên quan để thay thế. 5. Trong thời gian tới, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ rà soát, hoàn thiện các quy định và hướng dẫn công tác kiểm định chất lượng giáo dục tiểu học. Trước mắt, các sở giáo dục và đào tạo tiếp tục chỉ đạo các trường tiểu học và các đơn vị khác xác định nội hàm, tìm thông tin và minh chứng được hướng dẫn trong mục B của công văn này để triển khai công tác tự đánh giá, đánh giá ngoài và đánh giá lại. B. HƯỚNG DẪN XÁC ĐỊNH NỘI HÀM, TÌM THÔNG TIN VÀ MINH CHỨNG: I. Tiêu chuẩn 1: Tổ chức và quản lý nhà trường ( 1 tiết) 1. Trường có cơ cấu tổ chức bộ máy theo quy định của Điều lệ trường Tiểu học, bao gồm: a) Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng và các hội đồng (Hội đồng trường đối với trường công lập, Hội đồng quản trị đối với trường tư thục, Hội đồng thi đua khen thưởng, Hội đồng kỷ luật, Hội đồng tư vấn). Nội hàm của chỉ số: - Có Hiệu trưởng; - Có đủ số lượng Phó Hiệu trưởng theo quy định tại khoản 1 Điều 18 của Điều lệ trường tiểu học (trường hạng I có 02 Phó Hiệu trưởng, trường hạng II, hạng III có 1 Phó Hiệu trưởng, trường có từ 20 học sinh khuyết tật trở lên được bố trí thêm 01 Phó Hiệu trưởng); - Có đủ các hội đồng:.

<span class='text_page_counter'>(51)</span> + Hội đồng trường đối với trường công lập; Hội đồng quản trị đối với trường tư thục (riêng trường tư thục có 1 thành viên góp vốn không nhất thiết phải có Hội đồng quản trị); + Hội đồng thi đua khen thưởng; + Hội đồng kỷ luật; + Hội đồng tư vấn. Lưu ý: Nếu công tác kiểm định chất lượng giáo dục được tính từ năm học 20052006 thì mốc thời gian thành lập Hội đồng trường (Hội đồng quản trị) được tính từ năm học 2007-2008. Gợi ý các thông tin và minh chứng cần thu thập: - Quyết định bổ nhiệm Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng; - Quyết định thành lập Hội đồng trường đối với trường công lập; Hội đồng quản trị đối với trường tư thục; - Quyết định thành lập Hội đồng thi đua khen thưởng; - Quyết định thành lập Hội đồng kỷ luật; - Quyết định thành lập Hội đồng tư vấn; - Các minh chứng khác (nếu có). b) Tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam, Công đoàn, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, Sao Nhi đồng Hồ Chí Minh và các tổ chức xã hội khác. Nội hàm của chỉ số: - Có tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam (có chi bộ Đảng hoặc Đảng bộ cơ sở); - Có tổ chức Công đoàn; - Có tổ chức Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; - Có tổ chức Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh; - Có tổ chức Sao Nhi đồng Hồ Chí Minh; - Các tổ chức xã hội khác (Hội Cựu giáo chức, Hội Khuyến học, vv...). Gợi ý các thông tin và minh chứng cần thu thập: - Quyết định thành lập tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam của trường (hoặc nghị quyết, biên bản đại hội chi bộ, đảng bộ cơ sở; quyết định chuẩn y, công nhận Ban chấp hành, Chi uỷ, Bí thư, Phó Bí thư, vv...); - Quyết định về việc thành lập Công đoàn nhà trường (hoặc nghị quyết, biên bản đại hội công đoàn, quyết định chuẩn y, công nhận Ban chấp hành, Chủ tịch, Phó Chủ tịch, vv...); - Quyết định thành lập hoặc nghị quyết, biên bản đại hội chi đoàn giáo viên, nhân viên của nhà trường; - Quyết định thành lập hoặc nghị quyết, biên bản đại hội Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh; - Quyết định thành lập hoặc báo cáo công tác của Sao Nhi đồng Hồ Chí Minh; - Quyết định thành lập hoặc nghị quyết, biên bản đại hội các tổ chức xã hội khác; - Các minh chứng khác (nếu có). c) Các tổ chuyên môn và tổ văn phòng. Nội hàm của chỉ số: - Có các tổ chuyên môn theo quy định tại khoản 1 Điều 15 của Điều lệ trường tiểu học (tổ chuyên môn có ít nhất 5 thành viên, có tổ trưởng và tổ phó);.

<span class='text_page_counter'>(52)</span> - Có tổ văn phòng theo quy định tại khoản 1 Điều 16 của Điều lệ trường tiểu học (gồm các viên chức làm công tác y tế trường học, văn thư, kế toán, thủ quỹ và nhân viên khác. Tổ văn phòng có tổ trưởng, tổ phó). Lưu ý: Nếu công tác kiểm định chất lượng giáo dục được tính từ năm học 20052006 thì mốc thời gian thành lập các tổ trên được tính từ năm học 2007-2008. Gợi ý các thông tin và minh chứng cần thu thập: - Quyết định về việc thành lập các tổ chuyên môn và tổ văn phòng; - Báo cáo công tác của tổ chuyên môn và tổ văn phòng; - Các minh chứng khác (nếu có). 2. Trường có lớp học, khối lớp học và điểm trường theo quy mô thích hợp. a) Mỗi lớp học có một giáo viên làm chủ nhiệm phụ trách giảng dạy một hoặc nhiều môn học; đối với trường dạy học 2 buổi/ ngày phải có đủ giáo viên chuyên trách đối với các môn Mỹ thuật, Âm nhạc, Thể dục và môn tự chọn. Nội hàm của chỉ số: - Mỗi lớp học có một giáo viên làm chủ nhiệm phụ trách giảng dạy một hoặc nhiều môn học (theo khoản 1 Điều 14 của Điều lệ trường tiểu học); - Trường dạy học 2 buổi/ngày phải có đủ giáo viên chuyên trách đối với các môn Mỹ thuật, Âm nhạc, Thể dục và môn tự chọn (theo khoản 1 Điều 14 của Điều lệ trường tiểu học). Gợi ý các thông tin và minh chứng cần thu thập: - Văn bản của Hiệu trưởng về việc phân công nhiệm vụ chủ nhiệm, giảng dạy đối với giáo viên trong nhà trường hằng năm; - Danh sách giáo viên chuyên trách với các môn Mỹ thuật, Âm nhạc, Thể dục và môn tự chọn hằng năm; - Các minh chứng khác (nếu có). b) Lớp học có lớp trưởng, 2 lớp phó và được chia thành các tổ học sinh; ở nông thôn không quá 30 học sinh/ lớp, ở thành thị không quá 35 học sinh/ lớp; số lượng lớp học của trường không quá 30 và có đủ các khối lớp từ lớp 1 đến lớp 5. Nội hàm của chỉ số: - Lớp học có lớp trưởng, 2 lớp phó; - Lớp được chia thành các tổ học sinh (theo khoản 1 Điều 14 của Điều lệ trường tiểu học); - Ở nông thôn không quá 30 học sinh/ lớp, ở thành thị không quá 35 học sinh/ lớp (nội hàm chỉ số này thực hiện theo quy định của Điều lệ trường tiểu học); - Số lượng lớp học của trường không quá 30 lớp (theo khoản 3 Điều 14 của Điều lệ trường tiểu học); - Có đủ các khối lớp từ lớp 1 đến lớp 5. Gợi ý các thông tin và minh chứng cần thu thập: - Bảng trích yếu thông tin về các lớp trong nhà trường theo từng năm học (tên giáo viên chủ nhiệm, sĩ số học sinh mỗi lớp, họ tên lớp trưởng, lớp phó, tổ trưởng, tổ phó); - Biên bản họp bầu lớp trưởng, lớp phó của các lớp hoặc văn bản của giáo viên chủ nhiệm lớp chỉ định lớp trưởng, lớp phó luân phiên trong năm học hằng năm; - Các minh chứng khác (nếu có)..

<span class='text_page_counter'>(53)</span> c) Điểm trường theo quy định tại khoản 4, Điều 14 của Điều lệ trường tiểu học. Nội hàm của chỉ số: Điểm trường theo quy định tại khoản 4, Điều 14 của Điều lệ trường tiểu học: "Tuỳ theo điều kiện ở địa phương, trường tiểu học có thể có thêm điểm trường ở những địa bàn khác nhau để thuận lợi cho trẻ đến trường. Hiệu trưởng phân công một Phó Hiệu trưởng hoặc một giáo viên chủ nhiệm lớp phụ trách điểm trường...". Ghi chú: nếu trường tiểu học không có thêm điểm trường thì chỉ tính chỉ số a và b. Gợi ý các thông tin và minh chứng cần thu thập: - Quyết định thành lập điểm trường; - Văn bản của Hiệu trưởng phân công nhiệm vụ cho Phó Hiệu trưởng hoặc giáo viên chủ nhiệm phụ trách điểm trường; - Các minh chứng khác (nếu có). 3. Hội đồng trường đối với trường công lập hoặc Hội đồng quản trị đối với trường tư thục có cơ cấu tổ chức và hoạt động theo quy định của Điều lệ trường tiểu học. a) Có các kế hoạch hoạt động giáo dục rõ ràng và họp ít nhất hai lần trong một năm học. Nội hàm của chỉ số: Hội đồng trường (Hội đồng quản trị): - Có các kế hoạch hoạt động giáo dục rõ ràng; - Họp ít nhất hai lần trong một năm học. Gợi ý các thông tin và minh chứng cần thu thập: - Kế hoạch hoạt động của Hội đồng trường (Hội đồng quản trị) hằng năm; - Biên bản các cuộc họp của Hội đồng trường (Hội đồng quản trị) hằng năm; - Các minh chứng khác (nếu có). b) Đề xuất được các biện pháp cải tiến công tác quản lý, chỉ đạo và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ của trường. Nội hàm của chỉ số: : - Hội đồng trường đề xuất được các biện pháp cải tiến công tác quản lý, chỉ đạo và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ của trường. Gợi ý các thông tin và minh chứng cần thu thập: - Văn bản đề xuất của Hội đồng trường về các biện pháp cải tiến công tác quản lý, chỉ đạo và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ của trường hằng năm; - Nghị quyết của Hội đồng trường về các biện pháp cải tiến công tác quản lý, chỉ đạo và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ của trường hằng năm; - Biên bản các cuộc họp của Hội đồng trường có đề xuất các biện pháp cải tiến công tác quản lý, chỉ đạo và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ của trường hằng năm; - Báo cáo tổng kết hoạt động của Hội đồng trường hằng năm; - Các minh chứng khác (nếu có). c) Phát huy hiệu quả nhiệm vụ giám sát đối với Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng và các bộ phận chức năng khi tổ chức thực hiện các nghị quyết hoặc kết luận của Hội đồng..

<span class='text_page_counter'>(54)</span> Nội hàm của chỉ số: Hội đồng trường phát huy hiệu quả nhiệm vụ giám sát đối với: - Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng; - Các bộ phận chức năng ; Gợi ý các thông tin và minh chứng cần thu thập: - Văn bản của Chủ tịch Hội đồng trường về việc phân công trách nhiệm cụ thể cho từng thành viên giám sát các hoạt động của nhà trường; giám sát việc thực hiện các nghị quyết của Hội đồng trường, việc thực hiện quy chế dân chủ trong các hoạt động của nhà trường hằng năm; - Biên bản kiểm tra, giám sát của Hội đồng trường hằng năm; - Báo cáo tổng kết hoạt động của Hội đồng trường có đánh giá công tác giám sát của Hội đồng hằng năm; - Các minh chứng khác (nếu có). 4. Các tổ chuyên môn của trường phát huy hiệu quả khi triển khai các hoạt động giáo dục và bồi dưỡng các thành viên trong tổ. a) Có các kế hoạch hoạt động chung của tổ, của từng thành viên theo tuần, tháng, năm học rõ ràng và sinh hoạt chuyên môn mỗi tháng hai lần. Nội hàm của chỉ số: Các tổ chuyên môn: - Có các kế hoạch hoạt động chung của tổ, của từng thành viên theo tuần, tháng, năm học rõ ràng; - Sinh hoạt chuyên môn mỗi tháng hai lần (Theo khoản 2 và khoản 3 Điều 15 của Điều lệ trường tiểu học). Gợi ý các thông tin và minh chứng cần thu thập: - Kế hoạch hoạt động chung của tổ theo tuần, tháng, năm học hằng năm; - Kế hoạch của từng thành viên theo tuần, tháng, năm học; - Sổ ghi chép sinh hoạt chuyên môn của tổ trưởng, tổ phó hoặc thành viên trong tổ có ghi nội dung các cuộc họp tổ chuyên môn; - Biên bản sinh hoạt chuyên môn của tổ hoặc nhóm chuyên môn; - Các minh chứng khác (nếu có). b) Thường xuyên kiểm tra, đánh giá chất lượng về hiệu quả hoạt động giáo dục của các thành viên trong tổ. Nội hàm của chỉ số: Các tổ chuyên môn thường xuyên kiểm tra, đánh giá chất lượng về hiệu quả hoạt động giáo dục của các thành viên trong tổ. Gợi ý các thông tin và minh chứng cần thu thập: - Sổ nhật ký hoặc biên bản kiểm tra, đánh giá chất lượng hoạt động giáo dục của các thành viên trong tổ (hiệu quả giảng dạy, giáo dục, quản lý sư dụng sách, thiết bị, vv...) của tổ trưởng, tổ phó; - Biên bản về đánh giá, xếp loại giáo viên theo quy định Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học; - Các minh chứng khác (nếu có). c) Tổ chức bồi dưỡng có hiệu quả về chuyên môn, nghiệp vụ cho các thành viên trong tổ theo kế hoạch của trường và thực hiện tốt nhiệm vụ đề xuất khen thưởng, kỷ luật đối với giáo viên. Nội hàm của chỉ số: Các tổ chuyên môn: - Tổ chức bồi dưỡng có hiệu quả cho các thành viên; - Thực hiện tốt nhiệm vụ đề xuất khen thưởng, kỷ luật đối với giáo viên..

<span class='text_page_counter'>(55)</span> Gợi ý các thông tin và minh chứng cần thu thập: - Kế hoạch của trường về việc tổ chức bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên; - Biên bản họp tổ có nêu các hình thức và nội dung tổ chức bồi dưỡng theo kế hoạch của trường; - Biên bản họp tổ đề xuất khen thưởng, kỷ luật đối với giáo viên trong tổ; - Sổ bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ của giáo viên trong tổ; - Các minh chứng khác (nếu có). 5. Tổ văn phòng thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao. a) Có kế hoạch hoạt động rõ ràng về các nhiệm vụ được giao. Nội hàm của chỉ số: Tổ văn phòng có kế hoạch hoạt động theo tuần, tháng, năm (theo điểm a khoản 2 Điều 16 của Điều lệ trường tiểu học). Lưu ý: Nếu công tác kiểm định chất lượng giáo dục được tính từ năm học 2005-2006 thì mốc thời gian Tổ văn phòng thực hiện nội dung đó được tính từ năm học 2007-2008. Gợi ý các thông tin và minh chứng cần thu thập: - Kế hoạch hoạt động chung của tổ văn phòng theo tuần, tháng, năm về các nhiệm vụ được giao và theo quy định tại Khoản 2 Điều 16 của Điều lệ trường tiểu học; - Các minh chứng khác (nếu có). b) Thực hiện đầy đủ và hiệu quả các nhiệm vụ được giao. Nội hàm của chỉ số: Tổ văn phòng thực hiện đầy đủ và hiệu quả các nhiệm vụ theo Khoản 2, Điều 16 của Điều lệ trường tiểu học: - Xây dựng kế hoạch hoạt động chung của tổ theo tuần, tháng, năm nhằm phục vụ cho việc thực hiện chương trình, kế hoạch dạy học và các hoạt động giáo dục khác của nhà trường; - Bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, kiểm tra, đánh giá chất lượng, hiệu quả công việc của các thành viên trong tổ theo kế hoạch của nhà trường; - Tham gia đánh giá, xếp loại viên chức; giới thiệu tổ trưởng, tổ phó; - Lưu trữ hồ sơ của trường; - Thực hiện các nhiệm vụ cụ thể khác do Hiệu trưởng phân công. Lưu ý: Nếu công tác kiểm định chất lượng giáo dục được tính từ năm học 2005-2006 thì mốc thời gian tổ văn phòng thực hiện nội dung đó được tính từ năm học 2007-2008. Gợi ý các thông tin và minh chứng cần thu thập: - Sổ nhật ký hoặc biên bản kiểm tra, đánh giá chất lượng công tác của các thành viên trong tổ; - Biên bản đánh giá, xếp loại viên chức; - Văn bản giới thiệu tổ trưởng, tổ phó; - Biên bản sinh hoạt định kỳ và đột xuất của tổ; - Sổ bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ của cán bộ, nhân viên của tổ văn phòng; - Biên bản của các đoàn thanh tra, kiểm tra về công tác lưu trữ của nhà trường; - Báo cáo tổng kết năm học của trường có đánh giá hoạt động của các tổ..

<span class='text_page_counter'>(56)</span> - Các minh chứng khác (nếu có). c) Mỗi học kỳ, rà soát và đánh giá về biện pháp thực hiện nhiệm vụ được giao. Nội hàm của chỉ số: Tổ văn phòng thực hiện rà soát và đánh giá các biện pháp thực hiện nhiệm vụ được giao theo từng học kỳ. Lưu ý: Nếu công tác kiểm định chất lượng giáo dục được tính từ năm học 2005-2006 thì mốc thời gian tổ văn phòng thực hiện nội dung đó được tính từ năm học 2007-2008. Gợi ý các thông tin và minh chứng cần thu thập: - Biên bản họp tổ trong đó có nội dung rà soát và đánh giá về biện pháp thực hiện nhiệm vụ được giao theo từng học kỳ; - Các minh chứng khác (nếu có). 6. Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng, giáo viên và nhân viên thực hiện nhiệm vụ quản lý các hoạt động giáo dục và quản lý học sinh. a) Có kế hoạch thực hiện nhiệm vụ quản lý rõ ràng, có văn bản phân công cụ thể cho từng giáo viên, nhân viên thực hiện nhiệm vụ quản lý hoạt động giáo dục và quản lý học sinh. Nội hàm của chỉ số: Hiệu trưởng và Phó Hiệu trưởng: - Có kế hoạch thực hiện nhiệm vụ quản lý rõ ràng; - Có văn bản phân công cụ thể cho từng giáo viên, nhân viên thực hiện nhiệm vụ quản lý hoạt động giáo dục và quản lý học sinh. Gợi ý các thông tin và minh chứng cần thu thập: - Kế hoạch công tác theo từng năm học; - Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ quản lý của Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng nhà trường về các hoạt động giáo dục trong năm học; - Văn bản phân công cụ thể cho từng giáo viên, nhân viên thực hiện nhiệm vụ quản lý hoạt động giáo dục và quản lý học sinh; - Các minh chứng khác (nếu có). b) Hiệu trưởng thường xuyên theo dõi hiệu quả các hoạt động giáo dục, quản lý học sinh của từng giáo viên, nhân viên. Nội hàm của chỉ số: Hiệu trưởng thường xuyên theo dõi hiệu quả các hoạt động giáo dục, quản lý học sinh của từng giáo viên, nhân viên. Gợi ý các thông tin và minh chứng cần thu thập: - Kế hoạch công tác tháng, năm học của Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng; - Báo cáo tổng kết năm học của trường; - Các minh chứng khác (nếu có). c) Mỗi học kỳ, Hiệu trưởng tổ chức rà soát các biện pháp thực hiện nhiệm vụ quản lý hoạt động giáo dục của trường. Nội hàm của chỉ số: Hiệu trưởng tổ chức rà soát các biện pháp thực hiện nhiệm vụ quản lý hoạt động giáo dục của trường theo từng học kỳ. Gợi ý các thông tin và minh chứng cần thu thập: - Biên bản các cuộc họp có nộ dung rà soát các biện pháp thực hiện nhiệm vụ quản lý hoạt động giáo dục của trường; - Báo cáo tổng kết năm học của trường; - Các minh chứng khác (nếu có)..

<span class='text_page_counter'>(57)</span> 7. Trường thực hiện đầy đủ chế độ thông tin và báo cáo. a) Có sổ theo dõi, lưu trữ văn bản của các cấp uỷ đảng, chính quyền và tổ chức đoàn thể liên quan đến các hoạt động của trường. Nội hàm của chỉ số: - Có sổ theo dõi văn bản đến hằng năm; - Văn bản đến hằng năm được lưu trữ đầy đủ. Gợi ý các thông tin và minh chứng cần thu thập: - Sổ theo dõi văn bản đến hằng năm; - Các văn bản đến đang lưu trữ hằng năm; - Các minh chứng khác (nếu có). b) Có chế độ báo cáo định kỳ, báo cáo đột xuất về các hoạt động giáo dục với các cơ quan chức năng có thẩm quyền. Nội hàm của chỉ số: Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ, báo cáo đột xuất. Gợi ý các thông tin và minh chứng cần thu thập: - Báo cáo hằng năm của nhà trường trong đó có nội dung đánh giá về việc thực hiện chế độ báo cáo về các hoạt động giáo dục với các cơ quan chức năng có thẩm quyền; - Đánh giá, xếp loại nhà trường của cơ quan quản lý về việc thực hiện chế độ báo cáo định kỳ, báo cáo đột xuất; - Sổ theo dõi công văn đi, đến; - Bản lưu của các báo cáo; - Các minh chứng khác (nếu có). c) Mỗi học kỳ, rà soát về các biện pháp thực hiện chế độ thông tin, báo cáo theo yêu cầu của các cơ quan chức năng có thẩm quyền. Nội hàm của chỉ số: Nhà trường tổ chức rà soát việc thực hiện chế độ thông tin, báo cáo theo từng học kỳ. Gợi ý các thông tin và minh chứng cần thu thập: - Báo cáo tổng kết năm học của nhà trường có đánh giá việc rà soát các biện pháp thực hiện chế độ thông tin, báo cáo; - Biên bản các cuộc họp có nội dung rà soát các biện pháp thực hiện chế độ thông tin, báo cáo; - Các minh chứng khác (nếu có). 8. Trường triển khai công tác bồi dưỡng giáo viên, nhân viên để nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ, quản lý giáo dục và trình độ lý luận chính trị. a) Có kế hoạch rõ ràng về bồi dưỡng giáo viên để nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ và quản lý giáo dục. Nội hàm của chỉ số: - Có kế hoạch về bồi dưỡng giáo viên; - Kế hoạch phải rõ ràng. Gợi ý các thông tin và minh chứng cần thu thập: - Kế hoạch bồi dưỡng giáo viên để nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ và quản lý giáo dục của nhà trường; - Các minh chứng khác (nếu có). b) Giáo viên và nhân viên tham gia đầy đủ, hiệu quả các đợt bồi dưỡng nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ, quản lý giáo dục và học tập nâng cao trình độ lý luận chính trị theo quy định của các cấp uỷ đảng..

<span class='text_page_counter'>(58)</span> Nội hàm của chỉ số: Giáo viên và nhân viên tham gia đầy đủ và có hiệu quả các đợt bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ và lý luận chính trị. Gợi ý các thông tin và minh chứng cần thu thập: - Công văn, giấy triệu tập cán bộ, giáo viên và nhân viên tham gia các đợt bồi dưỡng nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ, quản lý giáo dục và học tập nâng cao trình độ lý luận chính trị của các cơ quan cấp trên; - Danh sách cán bộ, giáo viên và nhân viên được cư tham gia các đợt bồi dưỡng nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ, quản lý giáo dục và học tập nâng cao trình độ lý luận chính trị; - Giấy chứng nhận hoặc thông báo kết quả học tập, bồi dưỡng của cán bộ, giáo viên, nhân viên; - Các minh chứng khác (nếu có). c) Mỗi học kỳ, rà soát các biện pháp thực hiện bồi dưỡng nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ, quản lý giáo dục và trình độ lý luận chính trị đối với giáo viên và nhân viên. Nội hàm của chỉ số: Nhà trường tổ chức rà soát các biện pháp thực hiện bồi dưỡng nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ, quản lý giáo dục và trình độ lý luận chính trị đối với giáo viên và nhân viên trong từng học kỳ. Gợi ý các thông tin và minh chứng cần thu thập: - Biên bản các cuộc họp của Ban giám hiệu, của nhà trường có nội dung về việc rà soát các biện pháp thực hiện bồi dưỡng nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ, quản lý giáo dục và trình độ lý luận chính trị đối với giáo viên và nhân viên; - Báo cáo của nhà trường có nội dung về việc rà soát các biện pháp thực hiện bồi dưỡng nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ, quản lý giáo dục và trình độ lý luận chính trị đối với giáo viên và nhân viên; - Các minh chứng khác (nếu có). II. Tiêu chuẩn 2: Cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên ( 1 tiết) 1. Cán bộ quản lý trong trường có đủ năng lực để triển khai các hoạt động giáo dục. a) Đủ sức khoẻ, được tập thể nhà trường tín nhiệm về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, chuyên môn; đạt trình độ trung cấp sư phạm trở lên hoặc trình độ cao đẳng trở lên và có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm theo quy định. Nội hàm của chỉ số: Cán bộ quản lý trong trường: - Có đủ sức khoẻ; - Được tập thể nhà trường tín nhiệm về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, chuyên môn (theo Quyết định số 16/2008/QĐ-BGDĐT ngày 16/4/2008 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định về đạo đức nhà giáo); - Đạt trình độ trung cấp sư phạm trở lên hoặc trình độ cao đẳng trở lên và có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm theo quy định. Gợi ý các thông tin và minh chứng cần thu thập: - Giấy chứng nhận hoặc phiếu khám sức khoẻ hằng năm của cán bộ quản lý; - Biên bản về việc tập thể nhà trường tín nhiệm phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, chuyên môn đối với cán bộ quản lý (01 lần bầu tín nhiệm/01 năm học); - Văn bản của cấp có thẩm quyền đánh giá Hiêụ trưởng, Phó hiệu trưởng về công tác quản lý nhà trường; - Trích yếu lý lịch cán bộ quản lý của trường; - Các văn bằng, chứng chỉ (phô tô) của cán bộ quản lý nhà trường;.

<span class='text_page_counter'>(59)</span> - Các minh chứng khác (nếu có). b) Hiệu trưởng có ít nhất 3 năm dạy học, Phó Hiệu trưởng ít nhất 2 năm dạy học (không kể thời gian tập sự) ở cấp tiểu học hoặc cấp học cao hơn, được bổ nhiệm không qua 2 nhiệm kỳ liên tục tại một trường. Nội hàm của chỉ số: - Hiệu trưởng có ít nhất 3 năm dạy học (không kể thời gian tập sự) ở cấp tiểu học hoặc cấp học cao hơn; - Phó Hiệu trưởng ít nhất 2 năm dạy học (không kể thời gian tập sự) ở cấp tiểu học hoặc cấp học cao hơn; - Hiệu trưởng và phó Hiệu trưởng được bổ nhiệm không quá 2 nhiệm kỳ liên tục tại một trường (nội hàm chỉ số này thực hiện theo quy định của Điều lệ trường tiểu học). Gợi ý các thông tin và minh chứng cần thu thập: - Quyết định điều động công tác của cấp có thẩm quyền; - Quyết định bổ nhiệm của cấp có thẩm quyền; - Các minh chứng khác (nếu có). c) Được bồi dưỡng về quản lý giáo dục và thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại Điều 17, Điều 18 của Điều lệ trường tiểu học. Nội hàm của chỉ số: Cán bộ quản lý trong trường: - Được bồi dưỡng về quản lý giáo dục; - Hiệu trưởng thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ, quyền hạn sau: + Xây dựng quy hoạch phát triển nhà trường; lập kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch dạy học, giáo dục từng năm học; báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện trước Hội đồng trường và các cấp có thẩm quyền; + Thành lập các tổ chuyên môn, tổ văn phòng và các hội đồng tư vấn trong nhà trường; bổ nhiệm tổ trưởng, tổ phó. Đề xuất các thành viên của Hội đồng trường trình cấp có thẩm quyền quyết định; + Phân công, quản lý, đánh giá, xếp loại; tham gia quá trình tuyển dụng, thuyên chuyển; khen thưởng, thi hành kỷ luật đối với giáo viên, nhân viên theo quy định; + Quản lý hành chính; quản lý và sư dụng có hiệu quả các nguồn tài chính, tài sản của nhà trường; + Quản lý học sinh và tổ chức các hoạt động giáo dục của nhà trường; tiếp nhận, giới thiệu học sinh chuyển trường; quyết định khen thưởng, kỷ luật, phê duyệt kết quả đánh giá, xếp loại, danh sách học sinh lên lớp, ở lại lớp; tổ chức kiểm tra, xác nhận việc hoàn thành chương trình tiểu học cho học sinh trong nhà trường và các đối tượng khác trên địa bàn trường phụ trách; + Dự các lớp bồi dưỡng về chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ quản lý; tham gia giảng dạy bình quân 2 tiết trong một tuần; được hưởng chế độ phụ cấp và các chính sách ưu đãi theo quy định; + Thực hiện quy chế dân chủ cơ sở và tạo điều kiện cho các tổ chức chính trị - xã hội trong nhà trường hoạt động nhằm nâng cao chất lượng giáo dục; + Thực hiện xã hội hoá giáo dục, phát huy vai trò của nhà trường đối với cộng đồng. - Phó Hiệu trưởng thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ sau: + Chịu trách nhiệm điều hành công việc do Hiệu trưởng phân công; + Điều hành hoạt động của nhà trường khi được Hiệu trưởng uỷ quyền;.

<span class='text_page_counter'>(60)</span> + Dự các lớp bồi dưỡng về chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ quản lý; tham gia giảng dạy bình quân 4 tiết trong một tuần; được hưởng chế độ phụ cấp và các chính sách ưu đãi theo quy định. Gợi ý các thông tin và minh chứng cần thu thập: - Chứng chỉ hoặc chứng nhận đã qua lớp bồi dưỡng về quản lý giáo dục của cán bộ quản lý; - Văn bản của cấp có thẩm quyền đánh giá Hiêụ trưởng, Phó Hiệu trưởng về công tác quản lý nhà trường; - Các minh chứng khác (nếu có). 2. Giáo viên trong trường: a) Đủ số lượng và được phân công giảng dạy đúng chuyên môn được đào tạo; tất cả giáo viên đạt trình độ trung cấp sư phạm trở lên, trong đó có ít nhất 50% giáo viên đạt trình độ cao đẳng trở lên. Nội hàm của chỉ số: Giáo viên trong trường: - Đủ số lượng; - Được phân công giảng dạy đúng chuyên môn được đào tạo; - Tất cả giáo viên đạt trình độ trung cấp sư phạm trở lên, trong đó có ít nhất 50% giáo viên đạt trình độ cao đẳng trở lên (tính đến nay). Gợi ý các thông tin và minh chứng cần thu thập: - Các văn bản phân công giáo viên giảng dạy hằng năm; - Danh sách giáo viên của trường có trích yếu về trình độ đào tạo; - Các minh chứng khác (nếu có). b) Hằng năm, tất cả giáo viên tham gia các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ và tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định của cơ quan quản lý có thẩm quyền; mỗi giáo viên có ít nhất 6 tiết dạy khi tham gia hội giảng trong trường và 18 tiết học dự giờ đồng nghiệp trong hoặc ngoài trường; có giáo viên đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp huyện/ quận/ thị xã/ thành phố trở lên và có sáng kiến kinh nghiệm liên quan đến các hoạt động giáo dục, được cơ quan có thẩm quyền công nhận. Nội hàm của chỉ số: - Tất cả giáo viên tham gia các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ và tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; - Mỗi giáo viên có ít nhất 6 tiết hội giảng trong trường và 18 tiết học dự giờ đồng nghiệp trong hoặc ngoài trường; - Có giáo viên đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp huyện/ quận/ thị xã/ thành phố trở lên và có sáng kiến kinh nghiệm được cơ quan có thẩm quyền công nhận. Gợi ý các thông tin và minh chứng cần thu thập: - Báo cáo sơ kết học kỳ, tổng kết năm học của nhà trường hằng năm; - Quyết định công nhận giáo viên dạy giỏi hằng năm; - Văn bản của cơ quan có thẩm quyền công nhận sáng kiến kinh nghiệm của giáo viên trong trường hằng năm; - Lịch hội giảng hằng năm; - Sổ dự giờ của cán bộ, giáo viên; - Các quyết định cư cán bộ, giáo viên đi học tập, bồi dưỡng; - Báo cáo thống kê chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên hằng năm; - Báo cáo kết quả đánh giá công chức, viên chức hằng năm;.

<span class='text_page_counter'>(61)</span> - Các minh chứng khác (nếu có). c) Được đảm bảo các quyền theo quy định tại Điều 32 của Điều lệ trường tiểu học. Nội hàm của chỉ số: Giáo viên của trường: - Được nhà trường tạo điều kiện để thực hiện nhiệm vụ giảng dạy và giáo dục học sinh; - Được đào tạo nâng cao trình độ, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ; được hưởng nguyên lương, phụ cấp và các chế độ khác theo quy định khi được cư đi học để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; - Được hưởng mọi quyền lợi về vật chất, tinh thần và được chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ theo chế độ, chính sách quy định đối với nhà giáo; - Được bảo vệ nhân phẩm, danh dự; - Được thực hiện các quyền khác theo quy định của pháp luật. Gợi ý các thông tin và minh chứng cần thu thập: - Báo cáo tại hội nghị cán bộ, công chức hằng năm của trường; - Các minh chứng khác (nếu có). 3. Nhân viên trong trường: a) Có đủ số lượng và đáp ứng yêu cầu về chất lượng theo quy định tại Điều 16 của Điều lệ trường tiểu học. Nội hàm của chỉ số: - Có đủ số lượng nhân viên làm công tác y tế trường học, văn thư, kế toán, thủ quỹ và nhân viên khác (theo Điều 16 của Điều lệ trường tiểu học và hướng dẫn cụ thể tại điểm c Khoản 1 Mục II của Thông tư số 35/2006/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 23/8/2006 về định mức biên chế viên chức ở cơ sở giáo dục phổ thông công lập); - Nhân viên trong trường đáp ứng yêu cầu về chất lượng (theo Điều 16 của Điều lệ trường tiểu học và hướng dẫn cụ thể tại khoản 7 Mục I của Thông tư số 35/2006/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 23/8/2006 về định mức biên chế viên chức ở cơ sở giáo dục phổ thông công lập). Lưu ý: Nếu công tác kiểm định chất lượng giáo dục được tính từ năm học 2005-2006 thì mốc thời thực hiện nội dung đó được tính từ năm học 2007-2008. Gợi ý các thông tin và minh chứng cần thu thập: - Quyết định điều động viên chức làm công tác thư viện, thiết bị, văn phòng, kế toán, thủ quỹ, y tế trường học và các nhân viên khác của cấp có thẩm quyền (hợp đồng từ 6 tháng trở lên); - Danh sách viên chức làm công tác thư viện, thiết bị, văn phòng, kế toán, thủ quỹ, y tế trường học và các nhân viên khác của nhà trường hằng năm (hợp đồng từ 6 tháng trở lên); - Các minh chứng khác (nếu có). b) Được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và đáp ứng yêu cầu các công việc được phân công. Nội hàm của chỉ số: Nhân viên trong trường: - Được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ; - Đáp ứng yêu cầu các công việc được phân công. Lưu ý: Mốc thời gian thực hiện tính từ năm học 2007-2008. Gợi ý các thông tin và minh chứng cần thu thập: - Các văn bản cư nhân viên đi học tập, bồi dưỡng;.

<span class='text_page_counter'>(62)</span> - Báo cáo của nhà trường về chất lượng đội ngũ nhân viên hằng năm; - Phiếu đánh giá công chức, viên chức hằng năm; - Các minh chứng khác (nếu có). c) Được đảm bảo đầy đủ các chế độ chính sách hiện hành. Nội hàm của chỉ số: Nhân viên trong trường được đảm bảo đầy đủ các chế độ chính sách hiện hành. Gợi ý các thông tin và minh chứng cần thu thập: - Báo cáo tại Hội nghị công chức, viên chức hằng năm; - Các minh chứng khác (nếu có). 4. Trong 05 năm gần đây, tập thể nhà trường xây dựng được khối đoàn kết nội bộ và với địa phương. a) Không có cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên bị xử lý kỷ luật về chuyên môn, nghiệp vụ và đạo đức. Nội hàm của chỉ số: Nhà trường không có cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên bị xư lý kỷ luật về chuyên môn, nghiệp vụ và đạo đức. Gợi ý các thông tin và minh chứng cần thu thập: - Báo cáo tại Hội nghị công chức, viên chức hằng năm; - Phiếu đánh giá công chức, viên chức hằng năm; - Các minh chứng khác (nếu có). b) Nội bộ nhà trường đoàn kết, không có đơn thư tố cáo vượt cấp. Nội hàm của chỉ số: - Nội bộ nhà trường đoàn kết; - Không có đơn thư tố cáo vượt cấp. Gợi ý các thông tin và minh chứng cần thu thập: - Báo cáo tổng kết năm học của nhà trường hằng năm; - Báo cáo tại Hội nghị công chức, viên chức hằng năm; - Các minh chứng khác (nếu có). c) Đảm bảo đoàn kết giữa nhà trường với nhân dân và chính quyền địa phương. Nội hàm của chỉ số: Nhà trường đảm bảo đoàn kết với nhân dân và chính quyền địa phương. Gợi ý các thông tin và minh chứng cần thu thập: - Ý kiến góp ý (khen, chê, khiếu nại, tố cáo) của học sinh, gia đình học sinh và bên ngoài nhà trường; - Biên bản ghi các cuộc họp giữa nhà trường với các cá nhân, các tổ chức liên quan; - Báo cáo tổng kết năm học của nhà trường hằng năm; - Các văn bản của cấp uỷ, chính quyền và tổ chức đoàn thể của địa phương có nội dung đánh giá về mối quan hệ giữa nhà trường với địa phương; - Các minh chứng khác (nếu có). III. Tiêu chuẩn 3: Chương trình và các hoạt động giáo dục ( 1 tiết) 1. Nhà trường thực hiện đầy đủ chương trình giáo dục và có kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học; tổ chức hiệu quả các hoạt động dự giờ, thăm lớp, phong trào hội giảng trong giáo viên để cải tiến phương pháp dạy học và tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động tập thể. Cụ thể:.

<span class='text_page_counter'>(63)</span> a) Thực hiện đầy đủ chương trình giáo dục và có kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Nội hàm của chỉ số: - Thực hiện đầy đủ chương trình giáo dục; - Có kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học theo quy định. Gợi ý các thông tin và minh chứng cần thu thập: - Kết luận của đoàn thanh tra cấp trên về việc thực hiện chương trình giáo dục của nhà trường; - Thời khoá biểu, lịch công tác tháng; - Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học của nhà trường ; - Báo cáo sơ kết học kỳ, báo cáo tổng kết năm học của nhà trường; - Các minh chứng khác (nếu có). b) Tổ chức hiệu quả cho giáo viên tham gia hội giảng nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và tổ chức cho học sinh tham gia hoạt động tập thể ít nhất hai lần trong năm học. Nội hàm của chỉ số: - Tổ chức hiệu quả cho giáo viên tham gia hội giảng; - Tổ chức cho học sinh tham gia hoạt động tập thể ít nhất hai lần trong năm học. Gợi ý các thông tin và minh chứng cần thu thập: - Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học của nhà trường; - Kế hoạch tổ chức hội giảng; - Báo cáo sơ kết các đợt thi đua của nhà trường; - Kế hoạch tổ chức các hoạt động tập thể cho học sinh; - Báo cáo công tác Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh trong đó có nội dung về việc tổ chức cho học sinh tham gia hoạt động tập thể ; - Các minh chứng khác (nếu có). c) Hằng tháng, rà soát các biện pháp thực hiện kế hoạch nhiệm vụ năm học, chương trình giáo dục và các hoạt động giáo dục của trường. Nội hàm của chỉ số: Nhà trường có rà soát các biện pháp thực hiện kế hoạch nhiệm vụ năm học, chương trình giáo dục và các hoạt động giáo dục của trường theo từng tháng. Gợi ý các thông tin và minh chứng cần thu thập: - Biên bản các cuộc họp hằng tháng của Ban Giám hiệu và các cuộc họp giữa Ban Giám hiệu với các tổ chức, đoàn thể có nội dung rà soát việc thực hiện chương trình giáo dục, kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học và các hoạt động khác của nhà trường; - Sổ công tác của Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng có ghi nội dung các cuộc họp rà soát việc thực hiện chương trình giáo dục, kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học và các hoạt động khác của nhà trường; - Các minh chứng khác (nếu có). 2. Nhà trường xây dựng kế hoạch phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và triển khai thực hiện hiệu quả. a) Có kế hoạch phổ cập giáo dục tiểu học hợp lý. Nội hàm của chỉ số: - Có kế hoạch phổ cập giáo dục tiểu học; - Kế hoạch hợp lý..

<span class='text_page_counter'>(64)</span> Gợi ý các thông tin và minh chứng cần thu thập: - Kế hoạch phổ cập giáo dục tiểu học của nhà trường; - Các minh chứng khác (nếu có). b) Phối hợp với địa phương để thực hiện hiệu quả phổ cập giáo dục tiểu học tại địa phương. Nội hàm của chỉ số: Có sự phối hợp giữa nhà trường với địa phương để thực hiện hiệu quả công tác phổ cập giáo dục tiểu học. Gợi ý các thông tin và minh chứng cần thu thập: - Kế hoạch phổ cập giáo dục tiểu học của nhà trường; - Các văn bản chỉ đạo của địa phương về phổ cập giáo dục tiểu học; - Các biên bản cuộc họp giữa nhà trường với địa phương để thực hiện hiệu quả phổ cập giáo dục tiểu học; - Sổ phổ cập giáo dục tiểu học; - Các minh chứng khác (nếu có). c) Mỗi năm học, rà soát các biện pháp triển khai thực hiện phổ cập giáo dục tiểu học. Nội hàm của chỉ số: Nhà trường rà soát các biện pháp triển khai thực hiện phổ cập giáo dục tiểu học theo từng năm học. Gợi ý các thông tin và minh chứng cần thu thập: - Biên bản của các cuộc họp trong đó có nội dung về việc rà soát các biện pháp triển khai thực hiện phổ cập giáo dục tiểu học; - Báo cáo tổng kết năm học của nhà trường có nội dung đánh giá về công tác phổ cập giáo dục tiểu học; - Văn bản điều chỉnh kế hoạch (nếu có); - Các minh chứng khác (nếu có). 3. Nhà trường tổ chức có hiệu quả các hoạt động hỗ trợ giáo dục. a) Có kế hoạch tổ chức các hoạt động hỗ trợ giáo dục trong năm học. Nội hàm của chỉ số: Có kế hoạch tổ chức các hoạt động hỗ trợ giáo dục như: hoạt động ngoại khoá, hoạt động vui chơi, thể dục thể thao, tham quan du lịch, giao lưu văn hoá; hoạt động bảo vệ môi trường; lao động công ích và các hoạt động xã hội khác... Gợi ý các thông tin và minh chứng cần thu thập: - Kế hoạch tổ chức các hoạt động hỗ trợ giáo dục trong năm học; - Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học của nhà trường; - Các minh chứng khác (nếu có). b) Có kế hoạch phân công và huy động lực lượng giáo viên, nhân viên tham gia các hoạt động hỗ trợ giáo dục. Nội hàm của chỉ số: Mỗi năm học, nhà trường có kế hoạch phân công và huy động lực lượng giáo viên, nhân viên tham gia các hoạt động hỗ trợ giáo dục. Gợi ý các thông tin và minh chứng cần thu thập: - Kế hoạch phân công và huy động lực lượng giáo viên, nhân viên tham gia các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp trong năm học; - Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học của nhà trường; - Các minh chứng khác (nếu có). c) Hằng tháng rà soát biện pháp tăng cường các hoạt động hỗ trợ giáo dục. Nội hàm của chỉ số: Hằng tháng nhà trường thực hiện rà soát biện pháp tăng cường các hoạt động hỗ trợ giáo dục..

<span class='text_page_counter'>(65)</span> Gợi ý các thông tin và minh chứng cần thu thập: - Biên bản họp hằng tháng trong đó có nội dung về việc rà soát biện pháp tăng cường các hoạt động hỗ trợ giáo dục; - Văn bản điều chỉnh kế hoạch thực hiện các hoạt động tăng cường các hoạt động hỗ trợ giáo dục. - Các minh chứng khác (nếu có). 4. Thời khoá biểu của trường được xây dựng hợp lý và thực hiện có hiệu quả. a) Đáp ứng đúng yêu cầu của các môn học theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Nội hàm của chỉ số: Thời khoá biểu của trường đáp ứng đúng yêu cầu của các môn học. Gợi ý các thông tin và minh chứng cần thu thập: - Thời khoá biểu của nhà trường hằng năm; - Các minh chứng khác (nếu có). b) Phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi theo từng khối lớp. Nội hàm của chỉ số: Thời khoá biểu của trường được xây dựng phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi theo từng khối lớp. Gợi ý các thông tin và minh chứng cần thu thập: - Thời khoá biểu của nhà trường hằng năm; - Các minh chứng khác (nếu có). c) Thực hiện có hiệu quả thời khoá biểu đã xây dựng. Nội hàm của chỉ số: Hoạt động dạy và học của trường thực hiện đúng theo thời khoá biểu. Gợi ý các thông tin và minh chứng cần thu thập: - Sổ trực của lãnh đạo nhà trường có nội dung về tình hình giáo viên thực hiện dạy học theo thời khoá biểu (dạy thay, dạy bù, dạy chạy chương trình; giáo viên nghỉ dạy có lý do, không lý do,...); - Các minh chứng khác (nếu có). 5. Thông tin liên quan đến các hoạt động giáo dục tiểu học được cập nhật đầy đủ để phục vụ hiệu quả các hoạt động giáo dục của giáo viên và nhân viên. a) Có đầy đủ sách giáo khoa, sách tham khảo, tạp chí, báo phục vụ các hoạt động dạy và học cho giáo viên, nhân viên và học sinh. Nội hàm của chỉ số: Nhà trường có đầy đủ sách giáo khoa, sách tham khảo, tạp chí, báo phục vụ các hoạt động dạy và học. Gợi ý các thông tin và minh chứng cần thu thập: - Danh mục sách giáo khoa, sách tham khảo, tạp chí, báo của thư viện trường hằng năm; - Sổ mượn sách của giáo viên, học sinh; - Các minh chứng khác (nếu có). b) Có máy tính phục vụ hiệu quả các hoạt động giáo dục tiểu học và từng bước triển khai nối mạng. Nội hàm của chỉ số: Nhà trường có máy tính phục vụ hiệu quả các hoạt động giáo dục và được nối mạng. Gợi ý các thông tin và minh chứng cần thu thập: - Sổ thống kê tài sản của nhà trường; - Biên bản kiểm kê tài sản hằng năm;.

<span class='text_page_counter'>(66)</span> - Nội quy sư dụng máy tính của nhà trường; - Bảng tổng hợp số tiết dạy được ứng dụng công nghệ thông tin trong năm học ở từng bộ môn; - Hợp đồng thuê bao nối mạng internet; - Các minh chứng khác (nếu có). c) Giáo viên, nhân viên được tập huấn, hướng dẫn tìm kiếm thông tin trên mạng. Nội hàm của chỉ số: Giáo viên, nhân viên của trường được tập huấn, hướng dẫn tìm kiếm thông tin trên mạng. Gợi ý các thông tin và minh chứng cần thu thập: - Kế hoạch năm học của nhà trường có nội dung về việc bồi dưỡng giáo viên, nhân viên về tin học và hướng dẫn tìm kiếm thông tin trên mạng; - Danh sách giáo viên, nhân viên được tập huấn, hướng dẫn tìm kiếm thông tin trên mạng; - Sổ ghi chép của giáo viên; - Các minh chứng khác (nếu có). 6. Mỗi năm học, trường có kế hoạch và biện pháp cải tiến các hoạt động dạy và học để nâng cao chất lượng giáo dục. a) Có kế hoạch cải tiến hoạt động dạy và học. Nội hàm của chỉ số: Mỗi năm học nhà trường có kế hoạch cải tiến hoạt động dạy và học; Gợi ý các thông tin và minh chứng cần thu thập: - Kế hoạch cải tiến hoạt động dạy và học; - Các minh chứng khác (nếu có). b) Có các biện pháp thực hiện hiệu quả kế hoạch cải tiến hoạt động dạy và học. Nội hàm của chỉ số: Mỗi năm học nhà trường có các biện pháp thực hiện hiệu quả kế hoạch cải tiến hoạt động dạy và học. Gợi ý các thông tin và minh chứng cần thu thập: - Biên bản về các hội thảo, buổi sinh hoạt chuyên môn,... về cải tiến hoạt động dạy và học; - Báo cáo của nhà trường đánh giá hiệu quả của việc cải tiến hoạt động dạy và học hằng năm; - Các minh chứng khác (nếu có). c) Rà soát, rút kinh nghiệm các biện pháp cải tiến hoạt động dạy và học. Nội hàm của chỉ số: Mỗi năm học nhà trường rà soát, rút kinh nghiệm các biện pháp cải tiến hoạt động dạy và học. Gợi ý các thông tin và minh chứng cần thu thập: - Biên bản họp của nhà trường, trong đó có nội dung rà soát, rút kinh nghiệm các biện pháp cải tiến hoạt động dạy và học; - Báo cáo của nhà trường đánh giá hiệu quả của việc cải tiến hoạt động dạy và học hằng năm; - Các minh chứng khác (nếu có). IV. Tiêu chuẩn 4: Kết quả giáo dục ( 1 tiết) 1. Kết quả đánh giá về học lực của học sinh trong trường ổn định và từng bước được nâng cao..

<span class='text_page_counter'>(67)</span> a) Mỗi học kỳ, có số liệu thống kê đầy đủ về kết quả học tập của từng lớp và toàn trường theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Nội hàm của chỉ số: Mỗi học kỳ, có đầy đủ số liệu thống kê về kết quả học tập của từng lớp và toàn trường (theo Quyết định số 30/2005/QĐ-BGD&ĐT ngày 30/9/2005 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành về việc Quy định đánh giá và xếp loại học sinh tiểu học (Lưu ý: Nếu Quyết định số 30/2005/QĐBGD&ĐT không còn hiệu lực thì sẽ được thay thế bằng văn bản hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo). Gợi ý các thông tin và minh chứng cần thu thập: - Báo cáo thống kê kết quả học tập của từng lớp, toàn trường của mỗi học kỳ; - Các minh chứng khác (nếu có). b) Tỷ lệ học sinh được đánh giá có học lực từ trung bình trở lên (đối với các môn đánh giá bằng cho điểm) và hoàn thành trở lên (đối với các môn đánh giá bằng nhận xét) tối thiểu đạt 90%, trong đó có 60% học sinh giỏi và học sinh tiên tiến, tỉ lệ học sinh bỏ học hằng năm không quá 1%, học sinh lưu ban không quá 10%. Nội hàm của chỉ số: Mỗi năm học nhà trường có: - Tỷ lệ học sinh được đánh giá có học lực từ trung bình trở lên và hoàn thành trở lên tối thiểu đạt 90%, trong đó có 60% học sinh giỏi và học sinh tiên tiến; - Tỷ lệ học sinh bỏ học hằng năm không quá 1%; - Tỷ lệ học sinh lưu ban không quá 10%. Gợi ý các thông tin và minh chứng cần thu thập: - Sổ theo dõi và đánh giá kết quả học tập của học sinh từng lớp hằng năm; - Bảng tổng hợp kết quả học tập của học sinh từng lớp hằng năm; - Báo cáo tổng kết hằng năm của nhà trường; - Các minh chứng khác (nếu có). c) Có đội tuyển học sinh giỏi của trường và có học sinh đạt giải trong các kỳ thi học sinh giỏi cấp huyện/ quận/ thị xã/ thành phố trở lên. Nội hàm của chỉ số: Mỗi năm học nhà trường: - Có đội tuyển học sinh giỏi; - Có học sinh đạt giải trong các kỳ thi học sinh giỏi cấp huyện/ quận/ thị xã/ thành phố trở lên. Gợi ý các thông tin và minh chứng cần thu thập: - Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học của nhà trường, trong đó có nội dung bồi dưỡng học sinh giỏi (hoặc có riêng kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi); - Danh sách đội tuyển học sinh giỏi của trường và giáo viên tham gia bồi dưỡng học sinh giỏi trong trường; - Quyết định công nhận hoặc khen thưởng học sinh đạt giải trong các kỳ thi học sinh giỏi của cấp trên; - Các minh chứng khác (nếu có). 2. Kết quả đánh giá về hạnh kiểm của học sinh trong trường ổn định và từng bước được nâng cao. a) Mỗi học kỳ, có số liệu thống kê đầy đủ về kết quả xếp loại hạnh kiểm của từng lớp và toàn trường theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Nội hàm của chỉ số: Mỗi học kỳ, nhà trường có số liệu thống kê đầy đủ về kết quả xếp loại hạnh kiểm của từng lớp và toàn trường. Gợi ý các thông tin và minh chứng cần thu thập:.

<span class='text_page_counter'>(68)</span> - Báo cáo thống kê kết quả xếp loại hạnh kiểm của từng lớp, toàn trường sau mỗi học kỳ và từng năm học; - Báo cáo tổng kết năm học của nhà trường; - Sổ theo dõi kết quả học tập của học sinh; - Các minh chứng khác (nếu có). b) Mỗi năm học, có số học sinh được nhận xét thực hiện đầy đủ 4 nhiệm vụ của học sinh tiểu học đạt tỉ lệ từ 95% trở lên, trong đó tỉ lệ học sinh có hạnh kiểm khá, tốt đạt 80% trở lên, không có học sinh xếp loại hạnh kiểm yếu. Nội hàm của chỉ số: - Mỗi năm học, nhà trường có số học sinh được nhận xét thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ của học sinh tiểu học đạt tỉ lệ từ 95% trở lên; - Tỉ lệ học sinh có hạnh kiểm khá, tốt đạt 80% trở lên, không có học sinh xếp loại hạnh kiểm yếu (nội hàm chỉ số này thực hiện theo quy định của văn bản hiện hành). Gợi ý các thông tin và minh chứng cần thu thập: - Báo cáo thống kê kết quả xếp loại hạnh kiểm của từng lớp, toàn trường; - Báo cáo tổng kết năm học của nhà trường; - Các minh chứng khác (nếu có). c) Hằng năm, có học sinh được cấp trên công nhận đạt các danh hiệu thi đua liên quan đến hạnh kiểm của học sinh. Nội hàm của chỉ số: Hằng năm, có học sinh được cấp trên công nhận đạt các danh hiệu thi đua liên quan đến hạnh kiểm của học sinh. Gợi ý các thông tin và minh chứng cần thu thập: - Quyết định khen thưởng học sinh hằng năm của cơ quan cấp trên; - Các minh chứng khác (nếu có). 3. Kết quả về giáo dục thể chất của học sinh trong trường: a) Tất cả học sinh được tuyên truyền đầy đủ và hiệu quả về giáo dục sức khoẻ, đảm bảo an toàn vệ sinh ăn uống, vệ sinh phòng bệnh, phòng dịch. Nội hàm của chỉ số: Tất cả học sinh được tuyên truyền đầy đủ và hiệu quả về: - Giáo dục sức khoẻ; - Đảm bảo an toàn vệ sinh ăn uống, vệ sinh phòng bệnh, phòng dịch. Gợi ý các thông tin và minh chứng cần thu thập: - Kế hoạch tổ chức các hoạt động tuyên truyền về giáo dục sức khoẻ, đảm bảo an toàn vệ sinh ăn uống, vệ sinh phòng bệnh, phòng dịch cho học sinh; - Các tờ rơi, áp phích,... tuyên truyền, giáo dục, tư vấn các vấn đề liên quan đến sức khoẻ; - Báo cáo tổng kết năm học của trường có nội dung về việc tuyên truyền, giáo dục, tư ván về sức khoẻ cho học sinh; - Bản lưu các bài tuyên truyền về giáo dục sức khoẻ, đảm bảo an toàn vệ sinh ăn uống, vệ sinh phòng bệnh, phòng dịch của nhà trường; - Các minh chứng khác (nếu có). b) 100% học sinh được khám, kiểm tra sức khoẻ định kỳ và tiêm chủng phòng bệnh. Nội hàm của chỉ số: 100% học sinh được khám, kiểm tra sức khoẻ định kỳ và tiêm chủng phòng bệnh. Gợi ý các thông tin và minh chứng cần thu thập:.

<span class='text_page_counter'>(69)</span> - Lịch khám, kiểm tra sức khoẻ định kỳ và tiêm chủng phòng bệnh cho học sinh hằng năm; - Bảng tổng hợp của nhân viên y tế về việc khám, kiểm tra sức khoẻ định kỳ và tiêm chủng phòng bệnh cho học sinh trong trường; - Hồ sơ theo dõi sức khoẻ của học sinh; - Các minh chứng khác (nếu có). c) Tỷ lệ học sinh được đánh giá rèn luyện sức khoẻ từ trung bình trở lên đạt ít nhất 80%. Nội hàm của chỉ số: Mỗi năm học có tỷ lệ học sinh được đánh giá rèn luyện sức khoẻ từ trung bình trở lên đạt ít nhất 80%. Gợi ý các thông tin và minh chứng cần thu thập: - Báo cáo hằng năm của nhà trường về đánh giá rèn luyện sức khoẻ học sinh; - Các minh chứng khác (nếu có). 4. Kết quả về giáo dục các hoạt động ngoài giờ lên lớp trong trường ổn định và từng bước được nâng cao. a) Kế hoạch hằng năm về các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp được thực hiện đầy đủ và theo đúng kế hoạch. Nội hàm của chỉ số: Kế hoạch về các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp được thực hiện đầy đủ. Gợi ý các thông tin và minh chứng cần thu thập: - Kế hoạch các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của nhà trường; - Báo cáo tổng kết năm học có nội dung về việc thực hiện kế hoạch hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp; - Các minh chứng khác (nếu có). b) Đạt tỉ lệ ít nhất 95% học sinh tham gia các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo kế hoạch của trường trong năm học. Nội hàm của chỉ số: Mỗi năm học nhà trường đạt tỉ lệ ít nhất 95% học sinh tham gia các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Gợi ý các thông tin và minh chứng cần thu thập: - Báo cáo tổng kết năm học của nhà trường, trong đó có số liệu về tỉ lệ học sinh tham gia các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp; - Các minh chứng khác (nếu có). c) Các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của trường được cấp trên đánh giá có hiệu quả và được khen thưởng. Nội hàm của chỉ số: Mỗi năm học nhà trường được cấp trên khen thưởng về các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Gợi ý các thông tin và minh chứng cần thu thập: - Quyết định khen thưởng, giấy khen, bằng khen,... của cấp trên về việc trường thực hiện tốt hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp; - Các minh chứng khác (nếu có). V. Tiêu chuẩn 5: Tài chính và cơ sở vật chất ( 1 tiết) 1. Mỗi năm học, trường sử dụng kinh phí hợp lý, hiệu quả và huy động được các nguồn kinh phí cho các hoạt động giáo dục. a) Có dự toán kinh phí rõ ràng và được cấp trên phê duyệt. Nội hàm của chỉ số: Mỗi năm học, nhà trường có dự toán kinh phí rõ ràng và được cấp trên phê duyệt. Gợi ý các thông tin và minh chứng cần thu thập:.

<span class='text_page_counter'>(70)</span> - Bản dự toán kinh phí được cấp trên phê duyệt; - Các minh chứng khác (nếu có). b) Sử dụng kinh phí ngân sách theo dự toán kinh phí được duyệt theo quy định hiện hành. Nội hàm của chỉ số: Mỗi năm học nhà trường sư dụng kinh phí ngân sách theo dự toán kinh phí được duyệt. Gợi ý các thông tin và minh chứng cần thu thập: - Báo cáo kiểm toán; - Kết luận thanh tra tài chính; - Báo cáo về việc sư dụng kinh phí của trường; - Các minh chứng khác (nếu có). c) Có kế hoạch và huy động được các nguồn kinh phí có nguồn gốc hợp pháp để tăng cường cơ sở vật chất phục vụ các hoạt động giáo dục. Nội hàm của chỉ số: - Có kế hoạch huy động được các nguồn kinh phí để tăng cường cơ sở vật chất phục vụ các hoạt động giáo dục; - Huy động được các nguồn kinh phí để tăng cường cơ sở vật chất phục vụ các hoạt động giáo dục. Gợi ý các thông tin và minh chứng cần thu thập: - Kế hoạch huy động các nguồn kinh phí có nguồn gốc hợp pháp; - Báo cáo tổng hợp kinh phí huy động được hằng năm; - Báo cáo về việc sư dụng các nguồn kinh phí huy động được để tăng cường cơ sở vật chất phục vụ các hoạt động giáo dục; - Các minh chứng khác (nếu có). 2. Quản lý tài chính của trường theo chế độ quy định hiện hành. a) Có đầy đủ hệ thống văn bản quy định hiện hành về quản lý tài chính, trong đó có quy chế chi tiêu nội bộ được Hội đồng nhà trường thông qua. Nội hàm của chỉ số: - Có đầy đủ hệ thống văn bản quy định hiện hành về quản lý tài chính; - Có quy chế chi tiêu nội bộ được Hội đồng nhà trường thông qua. Gợi ý các thông tin và minh chứng cần thu thập: - Hệ thống văn bản quy định hiện hành về quản lý tài chính (các văn bản có liên quan đến hoạt động thu, chi tài chính của nhà trường); - Quy chế chi tiêu nội bộ; - Các minh chứng khác (nếu có). b) Lập dự toán, thực hiện thu chi, quyết toán và báo cáo tài chính theo chế độ kế toán, tài chính của Nhà nước. Nội hàm của chỉ số: Nhà trường lập dự toán, thực hiện thu chi, quyết toán và báo cáo tài chính theo chế độ kế toán, tài chính của Nhà nước. Gợi ý các thông tin và minh chứng cần thu thập: - Dự toán kinh phí; - Báo cáo quyết toán tài chính hằng năm; - Báo cáo kiểm toán; - Kết luận thanh tra tài chính; - Các minh chứng khác (nếu có). c) Thực hiện đầy đủ các quy định quản lý, lưu trữ hồ sơ chứng từ..

<span class='text_page_counter'>(71)</span> Nội hàm của chỉ số: Thực hiện đầy đủ các quy định quản lý, lưu trữ hồ sơ chứng từ. Gợi ý các thông tin và minh chứng cần thu thập: - Sổ sách, chứng từ thu, chi của trường; - Các minh chứng khác (nếu có). 3. Trường thực hiện đầy đủ công khai tài chính và kiểm tra tài chính theo quy định hiện hành. a) Công khai tài chính để cán bộ, giáo viên, nhân viên biết và tham gia kiểm tra, giám sát. Nội hàm của chỉ số: - Nhà trường thực hiện việc công khai tài chính để cán bộ, giáo viên, nhân viên biết; - Cán bộ, giáo viên, nhân viên tham gia kiểm tra, giám sát. Gợi ý các thông tin và minh chứng cần thu thập: - Báo cáo của nhà trường về tài chính trong hội nghị cán bộ công chức, viên chức hằng năm; - Báo cáo của của Ban thanh tra nhân dân về việc kiểm tra, giám sát tài chính; - Các minh chứng khác (nếu có). b) Định kỳ thực hiện công tác tự kiểm tra tài chính. Nội hàm của chỉ số: Nhà trường theo định kỳ thực hiện công tác tự kiểm tra tài chính. Gợi ý các thông tin và minh chứng cần thu thập: - Biên bản kiểm tra của Ban thanh tra nhân dân trường học hằng năm; - Biên bản tự kiểm tra công tác tài chính của lãnh đạo nhà trường; - Các minh chứng khác (nếu có). c) Được cơ quan có thẩm quyền định kỳ thẩm tra và phê duyệt quyết toán. Nội hàm của chỉ số: Nhà trường được cơ quan có thẩm quyền định kỳ thẩm tra và phê duyệt quyết toán. Gợi ý các thông tin và minh chứng cần thu thập: - Biên bản hoặc kết luận của các cơ quan có thẩm quyền về quyết toán tài chính của nhà trường; - Các minh chứng khác (nếu có). 4. Trường có khuôn viên riêng biệt, cổng trường, hàng rào bảo vệ, sân chơi, bãi tập phù hợp với điều kiện của địa phương. Cụ thể: a) Đảm bảo diện tích mặt bằng xây dựng trường bình quân tối thiểu là 10 2 m /1 học sinh đối với khu vực nông thôn, miền núi và 6 m 2/1 học sinh đối với khu vực thành phố, thị xã, thị trấn. Nội hàm của chỉ số: Diện tích mặt bằng xây dựng bình quân tối thiểu là 10 2 m /1 học sinh đối với khu vực nông thôn, miền núi và 6 m2/1 học sinh đối với khu vực thành phố, thị xã, thị trấn. Gợi ý các thông tin và minh chứng cần thu thập: - Giấy chứng nhận về quyền sư dụng đất của nhà trường; - Sơ đồ tổng thể và từng khu của nhà trường; - Các minh chứng khác (nếu có). b) Có cổng trường, biển trường, hàng rào bảo vệ (tường xây hoặc hàng rào cây xanh) cao tối thiểu 1,5 m, đảm bảo an toàn và thẩm mỹ..

<span class='text_page_counter'>(72)</span> Nội hàm của chỉ số: Nhà trường có cổng trường, biển trường, hàng rào bảo vệ (tường xây hoặc hàng rào cây xanh) cao tối thiểu 1,5 m, đảm bảo an toàn và thẩm mỹ. Gợi ý các thông tin và minh chứng cần thu thập: - Sơ đồ tổng thể và từng khu của nhà trường; - Ảnh chụp toàn cảnh nhà trường; - Các minh chứng khác (nếu có). c) Trường có sân chơi, sân tập thể dục và cây bóng mát; khu đất làm sân chơi, bãi tập không dưới 30% diện tích mặt bằng của trường. Nội hàm của chỉ số: Có sân chơi, sân tập thể dục và cây bóng mát; khu đất làm sân chơi, bãi tập không dưới 30% diện tích mặt bằng của trường. Gợi ý các thông tin và minh chứng cần thu thập: - Sơ đồ tổng thể và từng khu của nhà trường; - Các minh chứng khác (nếu có). 5. Có đủ phòng học, đảm bảo đúng quy cách theo quy định tại Điều 43 của Điều lệ trường tiểu học; đảm bảo cho học sinh học tối đa 2 ca và từng bước tổ chức cho học sinh học 2 buổi/ ngày; có hệ thống phòng chức năng và có biện pháp cụ thể về tăng cường cơ sở vật chất, phương tiện, thiết bị giáo dục. a) Có đủ phòng học đúng quy cách để học 1 hoặc 2 ca và đảm bảo 1 học sinh/1 chỗ ngồi. Nội hàm của chỉ số: Có đủ phòng học đúng quy cách và đảm bảo 1 học sinh/1 chỗ ngồi. Gợi ý các thông tin và minh chứng cần thu thập: - Thống kê số lượng và diện tích các phòng học; - Báo cáo kiểm kê số bàn ghế học sinh hằng năm; - Thống kê số lượng học sinh hằng năm của trường; - Các minh chứng khác (nếu có). b) Có phòng làm việc cho Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng; có phòng giáo viên, hành chính, y tế học đường và các phòng chức năng theo quy định của Điều lệ trường tiểu học. Nội hàm của chỉ số: - Có phòng làm việc cho Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng; - Có phòng giáo viên; - Có phòng hành chính; - Có phòng y tế học đường; - Có các phòng chức năng theo quy định: phòng giáo dục rèn luyện thể chất hoặc nhà đa năng; phòng giáo dục nghệ thuật; thư viện; phòng thiết bị giáo dục; phòng truyền thống và hoạt động Đội; phòng hỗ trợ giáo dục học sinh tàn tật, khuyết tật học hoà nhập. Gợi ý các thông tin và minh chứng cần thu thập: - Sơ đồ tổng thể và từng khu của nhà trường; - Bảng thống kê cơ sở vật chất của nhà trường; - Các minh chứng khác (nếu có)..

<span class='text_page_counter'>(73)</span> c) Có kế hoạch và thực hiện hiệu quả việc huy động các nguồn lực nhằm tăng cường cơ sở vật chất, phương tiện, thiết bị giáo dục phục vụ các hoạt động giáo dục. Nội hàm của chỉ số: - Có kế hoạch huy động các nguồn lực phục vụ các hoạt động giáo dục; - Huy động được các nguồn lực phục vụ các hoạt động giáo dục. Gợi ý các thông tin và minh chứng cần thu thập: - Kế hoạch huy động các nguồn lực nhằm tăng cường cơ sở vật chất, phương tiện, thiết bị giáo dục phục vụ các hoạt động giáo dục; - Báo cáo của nhà trường có nội dung về kết quả huy động và sư dụng các nguồn lực để tăng cường cơ sở vật chất, phương tiện, thiết bị dạy học; - Báo cáo về cơ sở vật chất, trang thiết bị tăng thêm từ nguồn kinh phí huy động được; - Các minh chứng khác (nếu có). 6. Thư viện trường có sách, báo, tài liệu tham khảo và phòng đọc đáp ứng nhu cầu học tập, nghiên cứu của giáo viên, nhân viên và học sinh. a) Có sách, báo, tài liệu tham khảo, có phòng đọc với diện tích tối thiểu là 2 50 m đáp ứng nhu cầu sử dụng phòng đọc của giáo viên, nhân viên và học sinh. Nội hàm của chỉ số: Thư viện nhà trường: - Có sách, báo, tài liệu tham khảo (theo Điều 2, Điều 3 Quyết định số 01/2003/QĐ-BGDĐT ngày 02/01/2003 về ban hành Quy định tiêu chuẩn thư viện trường phổ thông); - Có phòng đọc với diện tích tối thiểu là 50 m2; - Sách báo, tài liệu, phòng đọc đáp ứng nhu cầu của giáo viên, nhân viên và học sinh. Gợi ý các thông tin và minh chứng cần thu thập: - Danh mục sách báo, tài liệu trong thư viện; - Nội quy thư viện; - Sổ theo dõi việc cho mượn sách (số lượt cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh muợn tài liệu, đọc các tài liệu trong thư viện); - Các minh chứng khác (nếu có). b) Hằng năm, thư viện được bổ sung sách, báo và tài liệu tham khảo. Nội hàm của chỉ số: Thư viện được bổ sung sách, báo và tài liệu tham khảo hằng năm. Gợi ý các thông tin và minh chứng cần thu thập: - Danh mục sách báo, tài liệu được bổ sung cho thư viện nhà trường hằng năm; - Hoá đơn mua sách báo hoặc phiếu xuất, nhập kho; - Các minh chứng khác (nếu có). c) Có đủ sổ sách theo quy định đối với thư viện trường học. Nội hàm của chỉ số: Có đủ sổ sách theo quy định đối với thư viện trường học (theo Điều 13 Quyết định số 01/2003/QĐ-BGDĐT ngày 02/01/2003 về ban hành Quy định tiêu chuẩn thư viện trường phổ thông). Gợi ý các thông tin và minh chứng cần thu thập: - Hệ thống sổ sách thư viện nhà trường theo quy định; - Các minh chứng khác (nếu có)..

<span class='text_page_counter'>(74)</span> 7. Trường có đủ thiết bị giáo dục, đồ dùng dạy học; khuyến khích giáo viên tự làm đồ dùng dạy học và sử dụng đồ dùng dạy học hiệu quả. a) Có đủ thiết bị giáo dục, đồ dùng dạy học và có kho chứa thiết bị đáp ứng các hoạt động giáo dục trong trường theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Nội hàm của chỉ số: - Có đủ thiết bị giáo dục, đồ dùng dạy học đáp ứng các hoạt động giáo dục; - Có kho chứa thiết bị. Gợi ý các thông tin và minh chứng cần thu thập: - Danh mục thiết bị giáo dục, đồ dùng dạy học của nhà trường; - Sơ đồ tổng thể của nhà trường; - Các minh chứng khác (nếu có). b) Có văn bản quy định về việc giáo viên sử dụng thiết bị giáo dục trong các giờ lên lớp. Nội hàm của chỉ số: Nhà trường có văn bản quy định về việc giáo viên sư dụng thiết bị giáo dục trong các giờ lên lớp. Gợi ý các thông tin và minh chứng cần thu thập: - Văn bản của nhà trường quy định về việc giáo viên sư dụng thiết bị giáo dục trong các giờ lên lớp; - Các minh chứng khác (nếu có). c) Khuyến khích giáo viên tự làm đồ dùng dạy học và thực hiện đầy đủ việc sử dụng thiết bị giáo dục trong các giờ lên lớp. Nội hàm của chỉ số: - Khuyến khích giáo viên tự làm đồ dùng dạy học; - Khuyến khích giáo viên thực hiện đầy đủ việc sư dụng thiết bị giáo dục trong các giờ lên lớp. Gợi ý các thông tin và minh chứng cần thu thập: - Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học của nhà trường hằng năm, trong đó có nội dung khuyến khích giáo viên tự làm đồ dùng dạy học và thực hiện đầy đủ việc sư dụng thiết bị giáo dục trong các giờ lên lớp; - Văn bản của nhà trường thể hiện chính sách khuyến khích giáo viên tự làm đồ dùng dạy học và thực hiện đầy đủ việc sư dụng thiết bị giáo dục trong các giờ lên lớp; - Các minh chứng khác (nếu có). 8. Khu vệ sinh, nơi để xe và hệ thống nước sạch của trường đáp ứng nhu cầu của hoạt động giáo dục trong trường, bao gồm: a) Có khu vệ sinh riêng cho giáo viên và học sinh theo đúng quy cách. Nội hàm của chỉ số: Có khu vệ sinh riêng cho giáo viên và học sinh theo đúng quy cách. Gợi ý các thông tin và minh chứng cần thu thập: - Sơ đồ tổng thể nhà trường; - Các minh chứng khác (nếu có). b) Có nơi để xe cho giáo viên, nhân viên và học sinh. Nội hàm của chỉ số: Có nơi để xe cho giáo viên, nhân viên và học sinh. Gợi ý các thông tin và minh chứng cần thu thập: - Sơ đồ tổng thể nhà trường; - Các minh chứng khác (nếu có)..

<span class='text_page_counter'>(75)</span> c) Có hệ thống nước sạch đáp ứng nhu cầu sử dụng cho giáo viên, nhân viên và học sinh. Nội hàm của chỉ số: Có hệ thống nước sạch đáp ứng nhu cầu sư dụng cho giáo viên, nhân viên và học sinh. Gợi ý các thông tin và minh chứng cần thu thập: - Sơ đồ tổng thể nhà trường; - Các minh chứng khác (nếu có). 9. Trường có biện pháp duy trì, tăng cường hiệu quả sử dụng cơ sở vật chất và thiết bị giáo dục hiện có. a) Có biện pháp bảo quản hiệu quả cơ sở vật chất và thiết bị giáo dục. Nội hàm của chỉ số: Nhà trường có biện pháp bảo quản hiệu quả cơ sở vật chất và thiết bị giáo dục. Gợi ý các thông tin và minh chứng cần thu thập: - Văn bản về các biện pháp bảo quản hiệu quả cơ sở vật chất và thiết bị giáo dục; - Các minh chứng khác (nếu có). b) Có sổ sách theo dõi quá trình sử dụng thiết bị giáo dục, có hồ sơ theo dõi mượn trả thiết bị dạy học của giáo viên và hồ sơ kiểm tra của Hiệu trưởng. Nội hàm của chỉ số: - Có sổ sách theo dõi quá trình sư dụng thiết bị giáo dục; - Có hồ sơ theo dõi mượn trả thiết bị dạy học của giáo viên và hồ sơ kiểm tra của Hiệu trưởng. Gợi ý các thông tin và minh chứng cần thu thập: - Sổ sách theo dõi quá trình sư dụng thiết bị giáo dục; - Sổ theo dõi mượn trả thiết bị dạy học của giáo viên; - Các minh chứng khác (nếu có). c) Có sổ sách và thực hiện việc quản lý tài sản, thiết bị dạy học theo quy định hiện hành. Nội hàm của chỉ số: Nhà trường có sổ sách và thực hiện việc quản lý tài sản, thiết bị dạy học theo quy định hiện hành. Gợi ý các thông tin và minh chứng cần thu thập: - Sổ sách quản lý tài sản, thiết bị dạy học; - Văn bản của nhà trường quy định hiện việc quản lý tài sản, thiết bị dạy học; - Các minh chứng khác (nếu có). VI. Tiêu chuẩn 6: Nhà trường, gia đình và xã hội (1 tiết) 1. Đảm bảo sự phối hợp hiệu quả giữa nhà trường với Ban đại diện cha mẹ học sinh để nâng cao chất lượng giáo dục học sinh. a) Ban đại diện cha mẹ học sinh của mỗi lớp và của nhà trường được thành lập và hoạt động theo quy định của Điều lệ trường tiểu học. Nội hàm của chỉ số: - Có Ban đại diện cha mẹ học sinh của từng lớp và Ban đại diện cha mẹ học sinh của trường; - Ban đại diện cha mẹ học sinh hoạt động theo quy định. Gợi ý các thông tin và minh chứng cần thu thập: - Danh sách Ban đại diện cha mẹ học sinh của mỗi lớp và của nhà trường hằng năm; - Báo cáo về hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh;.

<span class='text_page_counter'>(76)</span> - Các minh chứng khác (nếu có). b) Hằng tháng, giáo viên chủ nhiệm và cha mẹ học sinh trao đổi thông tin đầy đủ về tình hình học tập, đạo đức và các hoạt động khác của từng học sinh. Nội hàm của chỉ số: Hằng tháng, giáo viên chủ nhiệm và cha mẹ học sinh trao đổi thông tin đầy đủ về tình hình học tập, đạo đức và các hoạt động khác của từng học sinh. Gợi ý các thông tin và minh chứng cần thu thập: - Sổ liên lạc giữa gia đình và nhà trường; - Các minh chứng khác (nếu có). c) Trường có kế hoạch, chương trình sinh hoạt định kỳ với Ban đại diện cha mẹ học sinh của trường và từng lớp. Nội hàm của chỉ số: Nhà trường có kế hoạch, chương trình sinh hoạt định kỳ với Ban đại diện cha mẹ học sinh của trường và từng lớp. Gợi ý các thông tin và minh chứng cần thu thập: - Kế hoạch, chương trình sinh hoạt định kỳ với Ban đại diện cha mẹ học sinh của trường và từng lớp; - Các minh chứng khác (nếu có). 2. Trường chủ động phối hợp với địa phương và các tổ chức đoàn thể ở địa phương nhằm huy động các nguồn lực về tinh thần, vật chất để xây dựng trường và môi trường giáo dục, không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục. a) Có kế hoạch phối hợp với cấp uỷ đảng, chính quyền và các tổ chức đoàn thể địa phương để tổ chức các hoạt động giáo dục nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trong trường. Nội hàm của chỉ số: Nhà trường có kế hoạch phối hợp với cấp uỷ đảng, chính quyền và các tổ chức đoàn thể địa phương để tổ chức các hoạt động giáo dục. Gợi ý các thông tin và minh chứng cần thu thập: - Kế hoạch phối hợp với cấp uỷ đảng, chính quyền và các tổ chức đoàn thể địa phương; - Các minh chứng khác (nếu có). b) Có các hình thức phối hợp với các tổ chức, đoàn thể, cá nhân của địa phương để xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh trong trường và ở địa phương. Nội hàm của chỉ số: Nhà trường phối hợp với các tổ chức, đoàn thể, cá nhân của địa phương để xây dựng môi trường giáo dục. Gợi ý các thông tin và minh chứng cần thu thập: - Các văn bản ghi nhớ giữa nhà trường với các tổ chức, đoàn thể, cá nhân của địa phương về việc xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh trong trường và ở địa phương; - Báo cáo của nhà trường hoặc của các tổ chức, đoàn thể có nội dung phối hợp để xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh trong trường và ở địa phương; - Các minh chứng khác (nếu có). c) Phối hợp chặt chẽ với các tổ chức, đoàn thể, cá nhân của địa phương nhằm tăng cường các nguồn lực vật chất để xây dựng cơ sở vật chất trường học. Nội hàm của chỉ số: Nhà trường phối hợp chặt chẽ với các tổ chức, đoàn thể, cá nhân của địa phương tăng cường các nguồn lực vật chất. Gợi ý các thông tin và minh chứng cần thu thập:.

<span class='text_page_counter'>(77)</span> - Báo cáo của nhà trường hoặc của các tổ chức, đoàn thể có nội dung huy động các nguồn lực vật chất để xây dựng cơ sở vật chất cho nhà trường; - Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học; - Các minh chứng khác (nếu có). Trên đây là hướng dẫn xác định nội hàm, tìm thông tin và minh chứng cho các chỉ số, tiêu chí, theo tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường tiểu học ban hành kèm theo Quyết định số 04/2008/QĐ-BGDĐT ngày 04/02/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, liên hệ với Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục (Phòng Kiểm định chất lượng giáo dục phổ thông) theo địa chỉ: 30 Tạ Quang Bưu, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội; ĐT: 04.38683361, fax: 04.38684995, E-mail: để được giải đáp./.. Tháng 1 năm 2013 Nội dung 8: Chuẩn hiệu trưởng trường Tiểu học ban hành kèm theo Thông tư số 14/2011/TT-BGD&ĐT ngày 08/4/2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ( 3 tiết) Ngày 8/4/2011, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Thông tư số 14/2011/TTBGDĐT quy định Chuẩn hiệu trưởng trường tiểu học. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 23 tháng 5 năm 2011. Toàn văn Thông tư như sau: Chương I: QUY ĐỊNH CHUNG (Chương I: QUY ĐỊNH CHUNG + Chương II: CHUẨN HIỆU TRƯỞNG = 1 tiết) Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng/ 1. Văn bản này quy định Chuẩn hiệu trưởng trường tiểu học bao gồm: Chuẩn hiệu trưởng; đánh giá, xếp loại hiệu trưởng theo Chuẩn. 2. Quy định này áp dụng đối với hiệu trưởng trường tiểu học thuộc các loại hình công lập và tư thục trong hệ thống giáo dục quốc dân (sau đây gọi chung là hiệu trưởng). Điều 2. Mục đích ban hành quy định Chuẩn hiệu trưởng 1. Để hiệu trưởng tự đánh giá và từ đó xây dựng kế hoạch học tập, rèn luyện, tự hoàn thiện nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý nhà trường. 2. Làm căn cứ để cơ quan quản lý giáo dục đánh giá, xếp loại hiệu trưởng phục vụ công tác sư dụng, bổ nhiệm, miễn nhiệm, đào tạo, bồi dưỡng và đề xuất, thực hiện chế độ, chính sách đối với hiệu trưởng. 3. Làm căn cứ để các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục xây dựng, đổi mới chương trình đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý của hiệu trưởng. Điều 3. Giải thích từ ngữ.

<span class='text_page_counter'>(78)</span> Trong văn bản này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau: 1. Chuẩn hiệu trưởng là hệ thống các yêu cầu cơ bản đối với hiệu trưởng về phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp; năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm; năng lực lãnh đạo, quản lý nhà trường; năng lực tổ chức phối hợp với gia đình học sinh và xã hội. Chuẩn hiệu trưởng gồm 4 tiêu chuẩn với 18 tiêu chí. 2. Tiêu chuẩn là quy định về những nội dung cơ bản, đặc trưng thuộc mỗi lĩnh vực của chuẩn. 3. Tiêu chí là yêu cầu và điều kiện cần đạt ở một nội dung cụ thể của mỗi tiêu chuẩn. 4. Minh chứng là các bằng chứng (tài liệu, tư liệu, sự vật, hiện tượng, nhân chứng) được dẫn ra để xác nhận một cách khách quan mức đạt được của tiêu chí. Chương II: CHUẨN HIỆU TRƯỞNG Điều 4. Tiêu chuẩn 1: Phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp 1. Tiêu chí 1: Phẩm chất chính trị a) Yêu Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, vì lợi ích dân tộc, vì hạnh phúc nhân dân, trung thành với Đảng Cộng sản Việt Nam; b) Gương mẫu chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước; quy định của ngành, của địa phương và của nhà trường; c) Tích cực tham gia các hoạt động chính trị - xã hội, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ công dân; d) Tổ chức thực hiện các biện pháp phòng, chống tham nhũng, quan liêu, lãng phí; thực hành tiết kiệm. 2. Tiêu chí 2: Đạo đức nghề nghiệp a) Giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo; trung thực, tận tâm với nghề nghiệp và có trách nhiệm trong quản lý nhà trường; b) Hoàn thành nhiệm vụ được giao và tạo điều kiện cho cán bộ, giáo viên, nhân viên thực hiện và hoàn thành nhiệm vụ; chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động của nhà trường; c) Không lợi dụng chức quyền vì mục đích vụ lợi; d) Được tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh và cộng đồng tín nhiệm; là tấm gương trong tập thể sư phạm nhà trường. 3. Tiêu chí 3: Lối sống, tác phong a) Có lối sống lành mạnh, văn minh, phù hợp với bản sắc văn hoá dân tộc và môi trường giáo dục; b) Sống trung thực, giản dị, nhân ái, độ lượng, bao dung; c) Có tác phong làm việc khoa học, sư phạm. 4. Tiêu chí 4: Giao tiếp và ứng xư a) Thân thiện, thương yêu, tôn trọng và đối xư công bằng với học sinh; b) Gần gũi, tôn trọng, đối xư công bằng, bình đẳng và giúp đỡ cán bộ, giáo viên, nhân viên; c) Hợp tác và tôn trọng cha mẹ học sinh; d) Hợp tác với chính quyền địa phương và cộng đồng xã hội trong giáo dục học sinh. 5. Tiêu chí 5: Học tập, bồi dưỡng a) Học tập, bồi dưỡng và tự rèn luyện nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức;.

<span class='text_page_counter'>(79)</span> năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm; năng lực lãnh đạo và quản lý nhà trường; b) Tạo điều kiện và giúp đỡ cán bộ, giáo viên, nhân viên học tập, bồi dưỡng và rèn luyện nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức; năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm. Điều 5. Tiêu chuẩn 2: Năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm 1. Tiêu chí 6: Trình độ chuyên môn a) Đạt trình độ chuẩn đào tạo của nhà giáo theo quy định của Luật Giáo dục đối với giáo viên tiểu học; b) Hiểu biết chương trình và kế hoạch giáo dục ở tiểu học; c) Có năng lực chỉ đạo, tổ chức hoạt động dạy học và giáo dục có hiệu quả phù hợp đối tượng và điều kiện thực tế của nhà trường, của địa phương; d) Có kiến thức phổ thông về chính trị, kinh tế, y tế, văn hóa, xã hội liên quan đến giáo dục tiểu học. 2. Tiêu chí 7: Nghiệp vụ sư phạm a) Có khả năng vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học và giáo dục nhằm phát huy tính tích cực, tự giác và sáng tạo của học sinh; b) Có khả năng hướng dẫn tư vấn, giúp đỡ giáo viên về chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm của giáo dục tiểu học; c) Có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin, sư dụng ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc nơi công tác phục vụ cho hoạt động quản lý và giáo dục. Điều 6. Tiêu chuẩn 3: Năng lực quản lý trường tiểu học 1. Tiêu chí 8: Hiểu biết nghiệp vụ quản lý a) Hoàn thành chương trình bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục theo quy định; b) Vận dụng được các kiến thức cơ bản về lý luận và nghiệp vụ quản lý trong lãnh đạo, quản lý nhà trường. 2. Tiêu chí 9: Xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển nhà trường a) Dự báo được sự phát triển của nhà trường phục vụ cho việc xây dựng quy hoạch và kế hoạch phát triển nhà trường; b) Xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch phát triển nhà trường toàn diện và phù hợp; c) Xây dựng và tổ chức thực hiện đầy đủ kế hoạch năm học. 3. Tiêu chí 10: Quản lý tổ chức bộ máy, cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường a) Thành lập, kiện toàn tổ chức bộ máy, bổ nhiệm các chức vụ quản lý theo quy định; quản lý hoạt động của tổ chức bộ máy nhà trường nhằm đảm bảo chất lượng giáo dục; b) Sư dụng, đào tạo bồi dưỡng, đánh giá xếp loại, khen thưởng kỷ luật, thực hiện các chế độ chính sách đối với cán bộ, giáo viên, nhân viên theo quy định; c) Tổ chức hoạt động thi đua trong nhà trường; xây dựng đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường đủ phẩm chất và năng lực để thực hiện mục tiêu giáo dục..

<span class='text_page_counter'>(80)</span> 4. Tiêu chí 11: Quản lý học sinh a) Tổ chức huy động trẻ em trong độ tuổi trên địa bàn đi học, thực hiện công tác phổ cập giáo dục tiểu học và phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi tại địa phương; b) Tổ chức và quản lý học sinh theo quy định, có biện pháp để học sinh không bỏ học; c) Thực hiện công tác thi đua, khen thưởng, kỷ luật đối với học sinh theo quy định; d) Thực hiện đầy đủ các chế độ chính sách, bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của học sinh. 5. Tiêu chí 12: Quản lý hoạt động dạy học và giáo dục a) Quản lý việc thực hiện kế hoạch dạy học, giáo dục của toàn trường và từng khối lớp; b) Tổ chức và chỉ đạo các hoạt động dạy học, giáo dục phù hợp đối tượng học sinh, đảm bảo chất lượng giáo dục toàn diện, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của giáo viên và học sinh; c) Tổ chức và chỉ đạo các hoạt động bồi dưỡng học sinh năng khiếu, giúp đỡ học sinh yếu kém; tổ chức giáo dục hoà nhập cho học sinh khuyết tật, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn trong trường tiểu học theo quy định; d) Quản lý việc đánh giá kết quả học tập và rèn luyện của học sinh theo quy định; tổ chức kiểm tra và xác nhận hoàn thành chương trình tiểu học cho học sinh và trẻ em trên địa bàn. 6. Tiêu chí 13: Quản lý tài chính, tài sản nhà trường a) Huy động và sư dụng các nguồn tài chính phục vụ hoạt động dạy học và giáo dục của nhà trường đúng quy định của pháp luật, hiệu quả; b) Quản lý sư dụng tài sản đúng mục đích và theo quy định của pháp luật; c) Tổ chức xây dựng, bảo quản, khai thác và sư dụng cơ sở vật chất và thiết bị dạy học của nhà trường theo yêu cầu đảm bảo chất lượng giáo dục. 7. Tiêu chí 14: Quản lý hành chính và hệ thống thông tin a) Xây dựng và tổ chức thực hiện các quy định về quản lý hành chính trong nhà trường; b) Quản lý và sư dụng các loại hồ sơ, sổ sách theo đúng quy định; c) Xây dựng và sư dụng hệ thống thông tin phục vụ hoạt động quản lý, hoạt động dạy học và giáo dục của nhà trường; d) Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo kịp thời, đầy đủ theo quy định. 8. Tiêu chí 15: Tổ chức kiểm tra, kiểm định chất lượng giáo dục a) Tổ chức kiểm tra, đánh giá chất lượng các hoạt động dạy học, giáo dục và quản lý của nhà trường theo quy định; b) Chấp hành thanh tra giáo dục của các cấp quản lý; c) Thực hiện kiểm định chất lượng giáo dục theo quy định; d) Sư dụng các kết quả kiểm tra, thanh tra, kiểm định chất lượng giáo dục đề ra các giải pháp phát triển nhà trường. 9. Tiêu chí 16: Thực hiện dân chủ trong hoạt động của nhà trường a) Xây dựng quy chế dân chủ trong nhà trường theo quy định; b) Tổ chức thực hiện quy chế dân chủ cơ sở, tạo điều kiện cho các đoàn thể, tổ chức xã hội trong nhà trường hoạt động nhằm nâng cao chất lượng giáo dục..

<span class='text_page_counter'>(81)</span> Điều 7. Tiêu chuẩn 4: Năng lực tổ chức phối hợp với gia đình học sinh, cộng đồng và xã hội 1. Tiêu chí 17: Tổ chức phối hợp với gia đình học sinh a) Tổ chức tuyên truyền trong cha mẹ học sinh và cộng đồng về truyền thống, văn hóa nhà trường, mục tiêu của giáo dục tiểu học; b) Tổ chức phối hợp với gia đình và Ban đại diện cha mẹ học sinh thực hiện giáo dục toàn diện đối với học sinh. 2. Tiêu chí 18: Phối hợp giữa nhà trường và địa phương a) Tham mưu với cấp ủy, chính quyền địa phương để phát triển giáo dục tiểu học trên địa bàn; b) Tổ chức huy động các nguồn lực của cộng đồng, các tổ chức kinh tế, chính trị - xã hội và các cá nhân trong cộng đồng góp phần xây dựng nhà trường, thực hiện công khai các nguồn lực và kết quả giáo dục theo quy định; c) Tổ chức cho cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh tham gia các hoạt động xã hội trong cộng đồng. Chương III: ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI HIỆU TRƯỞNG THEO CHUẨN (Chương III: ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI HIỆU TRƯỞNG THEO CHUẨN + Chương IV: TỔ CHỨC THỰC HIỆN = 2 tiết) Điều 8. Yêu cầu đánh giá, xếp loại hiệu trưởng 1. Việc đánh giá, xếp loại hiệu trưởng phải đảm bảo khách quan, công bằng, dân chủ, toàn diện và khoa học; phản ánh đúng phẩm chất, năng lực, hiệu quả công tác, phải đặt trong phạm vi công tác và điều kiện cụ thể của nhà trường, địa phương. 2. Việc đánh giá, xếp loại hiệu trưởng phải căn cứ vào các kết quả đạt được, các minh chứng phù hợp với các tiêu chí, tiêu chuẩn của Chuẩn được quy định tại chương II của văn bản này. Điều 9. Phương pháp đánh giá, xếp loại hiệu trưởng 1. Đánh giá hiệu trưởng được thực hiện thông qua việc đánh giá và cho điểm từng tiêu chí trong mỗi tiêu chuẩn. Việc cho điểm tiêu chí được thực hiện dựa trên mức độ đạt của tiêu chí và xem xét các minh chứng liên quan. Điểm tiêu chí tính theo thang điểm 10, là số nguyên. Tổng điểm tối đa của 18 tiêu chí là 180. 2. Căn cứ vào điểm của từng tiêu chí và tổng số điểm, việc đánh giá xếp loại hiệu trưởng được thực hiện như sau: a) Đạt chuẩn: - Loại xuất sắc: Tổng số điểm từ 162 đến 180 và các tiêu chí phải đạt từ 8 điểm trở lên; - Loại khá: Tổng số điểm từ 126 trở lên và các tiêu chí phải đạt từ 6 điểm trở lên; - Loại trung bình: Tổng số điểm từ 90 trở lên, các tiêu chí của tiêu chuẩn 1 và 3 phải đạt từ 5 điểm trở lên, không có tiêu chí 0 điểm. b) Chưa đạt chuẩn - loại kém: Tổng số điểm dưới 90 hoặc thuộc một trong hai trường hợp sau:.

<span class='text_page_counter'>(82)</span> - Có tiêu chí 0 điểm; - Có tiêu chí trong các tiêu chuẩn 1 và 3 dưới 5 điểm. Điều 10. Thành phần và quy trình đánh giá, xếp loại hiệu trưởng 1. Thành phần đánh giá, xếp loại hiệu trưởng gồm: hiệu trưởng, các phó hiệu trưởng, đại diện tổ chức cơ sở Đảng, Ban Chấp hành Công đoàn, Ban Chấp hành Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Tổng phụ trách Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh của trường; cán bộ, giáo viên, nhân viên cơ hữu của trường; thủ trưởng cơ quan quản lý trực tiếp hiệu trưởng. 2. Quy trình đánh giá, xếp loại hiệu trưởng: a) Đại diện của tổ chức cơ sở Đảng hoặc Ban Chấp hành Công đoàn nhà trường chủ trì thực hiện các bước sau: - Hiệu trưởng tự đánh giá, xếp loại theo mẫu phiếu (Phụ lục I) và báo cáo kết quả trước tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường; - Cán bộ, giáo viên, nhân viên cơ hữu của nhà trường đóng góp ý kiến và tham gia đánh giá hiệu trưởng theo mẫu phiếu (Phụ lục II); - Các phó hiệu trưởng, đại diện tổ chức cơ sở Đảng, Ban Chấp hành Công đoàn và Ban Chấp hành Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh của trường, với sự chứng kiến của hiệu trưởng, tổng hợp các ý kiến đóng góp và kết quả tham gia đánh giá hiệu trưởng của cán bộ, giáo viên, nhân viên cơ hữu của nhà trường; phân tích các ý kiến đánh giá đó và có nhận xét, góp ý cho hiệu trưởng theo mẫu phiếu (Phụ lục III). b) Thủ trưởng cơ quan quản lý trực tiếp hiệu trưởng chủ trì thực hiện các bước sau đây: - Tham khảo kết quả tự đánh giá, xếp loại của hiệu trưởng, kết quả đánh giá của tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường và các nguồn thông tin xác thực khác, chính thức đánh giá, xếp loại hiệu trưởng theo mẫu phiếu (Phụ lục IV); - Thông báo kết quả đánh giá, xếp loại tới hiệu trưởng, tới tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường và lưu kết quả trong hồ sơ cán bộ. Chương IV: TỔ CHỨC THỰC HIỆN Điều 11. Thực hiện đánh giá, xếp loại hiệu trưởng 1. Đánh giá, xếp loại hiệu trưởng được thực hiện hằng năm vào cuối năm học 2. Đối với hiệu trưởng trường tiểu học công lập, ngoài việc đánh giá, xếp loại hiệu trưởng theo Chuẩn còn phải thực hiện đánh giá, xếp loại theo các quy định hiện hành. Điều 12. Trách nhiệm thực hiện 1. Giám đốc sở giáo dục và đào tạo tổ chức, chỉ đạo thực hiện Thông tư này đối với các phòng giáo dục và đào tạo; báo cáo kết quả đánh giá, xếp loại hiệu trưởng với ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Bộ Giáo dục và Đào tạo. 2. Trưởng phòng giáo dục và đào tạo tổ chức, chỉ đạo thực hiện Thông tư này đối với các trường tiểu học; báo cáo kết quả đánh giá, xếp loại hiệu trưởng với ủy ban nhân dân cấp huyện và sở giáo dục và đào tạo..

<span class='text_page_counter'>(83)</span> Nội dung 9: Hướng dẫn viết sáng kiến kinh nghiệm theo công văn 358/GD&ĐT ngày 15/9/2011 ( 5 tiết) MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ PHƯƠNG PHÁP VIẾT SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 1. Sáng kiến kinh nghiệm là gì? (1. Sáng kiến kinh nghiệm là gì? 2. Những yêu cầu cơ bản đối với một sáng kiến kinh nghiệm = (1tiết) - Sáng kiến là ý kiến sinh ra từ những nhận xét mới - Kinh nghiệm là những hiểu biết do trông thấy, nghe thấy, do từng trải mà có. Kinh nghiệm là những tri thứ do qui nạp và thực nghiệm đem lại, đã được chỉnh lý và phân lọai để lập thành cơ sở của khoa học. Như vậy nói tới kinh nghiệm là nói đến những việc đã làm, đã có kết quả, đã được kiểm nghiệm trong thực tế , không phải là những việc dự định hay còn trong ý nghĩ. “sáng kiến kinh nghiệm” là những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo mà người viết tích lũy được trong thực tiễn công tác giảng dạy và giáo dục, bằng những họat động cụ thể đã khắc phục được những khó khăn mà với những biện pháp thông thường không thể giải quyết được , góp phần nâng cao hiệu quả rõ rệt trong công tác của người giáo viên. 2. Những yêu cầu cơ bản đối với một sáng kiến kinh nghiệm: Khi viết một sáng kiến kinh nghiệm, tác giả cần làm rõ tính mục đích, tính thực tiễn, tính sáng tạo khoa học và khả năng vận dụng, mở rộng SKKN đó như thế nào? Sau đây là biểu hiện cụ thể cần đạt được của những yêu cầu trên: + Tính mục đích: - Đề tài đã giải quyết được những mâu thuẫn, những khó khăn gì có tính chất thời sự trong công tác giảng dạy, giáo dục học sinh, trong công tác phụ trách Đội TNTP.Hồ Chí Minh? - Tác giả viết SKKN nhằm mục đích gì? ( nâng cao nghiệp vụ công tác của bản thân, để trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp, để tham gia nghiên cứu khoa học… ) + Tính thực tiễn : - Tác giả trình bày được những sự kiện đã diễn ra trong thực tiễn công tác giảng dạy, giáo dục của mình, công tác Đội TNTP ở nơi mình công tác. - Những kết luận được rút ra trong đề tài phải là sự khái quát hóa từ những sự thực phong phú, những họat động cụ thể đã tiến hành ( cần tránh việc sao chép sách vở mang tính lý thuyết đơn thuần, thiếu tính thực tiễn ) + Tính sáng tạo khoa học: - Trình bày được cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn làm chỗ dựa cho việc giải quyết vấn đề đã nêu ra trong đề tài. - Trình bày một cách rõ ràng,mạch lạc các bước tiến hành trong SKKN - Các phương pháp tiến hành mới mẻ, độc đáo. - Dẫn chứng các tư liệu, số liệu và kết quả chính xác làm nổi bật tác dụng , hiệu quả của SKKN đã áp dụng. - Tính khoa học của một đề tài SKKN được thể hiện cả trong nội dung lẫn hình thức trình bày đề tài cho nên khi viết SKKN, tác giả cần chú ý cả 2 điểm này..

<span class='text_page_counter'>(84)</span> + Khả năng vận dụng và mở rộng SKKN: - Trình bày, làm rõ hiệu quả khi áp dụng SKKN ( có dẫn chứng các kết quả,các số liệu để so sánh hiệu quả của cách làm mới so với cách làm cũ ) - Chỉ ra được những điều kiện căn bản, những bài học kinh nghiệm để áp dụng có hiệu quả SKKN, đồng thời phân tích cho thấy triển vọng trong việc vận dụng và phát triển SKKN đã trình bày ( Đề tài có thể vận dụng trong phạm vi nào? Có thể mở rộng, phát triển đề tài như thế nào? ) Để đảm bảo được những yêu cầu trên, đòi hỏi người viết SKKN : + Phải có thực tế ( đã gặp những mâu thuẫn, khó khăn cụ thể trong thực tiễn công tác giảng dạy, giáo dục học sinh, trong việc giải quyết những vấn đề thực tiễn của công tác Đội TNTP ở địa phương, cơ sở nới mình công tác… ) + Phải có lý luận làm cơ sở cho việc tìm tòi biện pháp giải quyết vấn đề. + Có phương pháp, biết trình bày SKKN khoa học, rõ ràng, mạch lạc: - Nắm vững cấu trúc của một đề tài, biết cân nhắc, chọn lọc đặt tên các đề mục phù hợp nội dung, thể hiện tính logic của đề tài. - Nắm vững các phương pháp nghiên cứu khoa học. Khi xác định một phương pháp nào đó được sử dụng trong việc nghiên cứu đề tài, tác giả cần phải xác định được các yếu tố cơ bản: Mục tiêu của việc thực hiện phương pháp? Phương pháp được áp dụng với đối tượng nào?Nội dung thông tin cần thu được qua phương pháp đó? Những biện pháp cụ thể để tiến hành phương pháp nghiên cứu có hiệu quả? + Thu thập đầy đủ các tư liệu, số liệu liên quan đến kinh nghiệm trình bày. Các số liệu được chọn lọc và trình bày trong những bảng thống kê thích hợp, có tác dụng làm nổi bật vấn đề mà tác giả muốn chứng minh, dẫn chứng. 3. Mức độ và cách giới thiệu SKKN: (1 tiết) Có thể chia SKKN thành 2 mức độ như sau: + Tường thuật kinh nghiệm: tác giả kể lại những suy nghĩ, những việc đã làm,những cách làm đã mang lại những kết quả như thế nào? Ở mức độ tường thuật, tác giả cần: - Làm nổi bật các biện pháp có tính chất sáng tạo, có tác dụng tốt đã giúp tác giả khắc phục khó khăn, mang lại kết quả trong công tác giảng dạy, giáo dục ở cơ sở ( mô tả công việc tiến hành theo trình tự logic). - Mô tả các kết quả đã đạt được từ việc áp dụng các biện pháp đã tiến hành. - Chỉ ra những bài học kinh nghiệm cần thiết. Tuy nhiên cần tránh việc kể lể dài dòng, dàn trải biến bản SKKN thành một bản báo cáo thành tích hoặc một bản báo cáo tổng kết đơn thuần. Điều này sẽ làm cho bản SKKN kém giá trị, thiếu tính thuyết phục. + Phân tích kinh nghiệm: Ở mức độ này, tác giả cần thực hiện được các yêu cầu như ở mức độ tường thuật kinh nghiệm. Ngoài ra cần nhận xét, đánh giá những ưu điểm, tác động và những mặt còn hạn chế của SKKN đã thực hiện,hướng phát triển nâng cao của đề tài ( nếu có thể ). Trong việc phân tích , tác giả cần phải : - Mô tả các biện pháp đã tiến hành trong đề tài và giải thích ý nghĩa, lý do lựa chọn những biện pháp và tác dụng của chúng. - Nêu được mối quan hệ giữa các biện pháp với đặc điểm đối tượng, với những điều kiện điều kiện khách quan..

<span class='text_page_counter'>(85)</span> - Rút ra những kết luận khái quát hướng dẫn cho việc áp dụng có hiệu quả SKKN ( những điều kiện cần bảo đảm, những bài học kinh nghiệm ) và mở rộng, phát triển SKKN. 4. Các bước tiến hành viết một SKKN: (2 tiết) + Chọn đề tài ( đặt tên đề tài ): Các vấn đề có thể chọn để viết SKKN rất phong phú, đa dạng, bao gồm nhiều lĩnh vực như : - Kinh nghiệm trong việc giảng dạy ( một chương, một bài, một nội dung kiến thức cụ thể… ) - Kinh nghiệm trong việc giáo dục học sinh - Kinh nghiệm trong việc bồi dưỡng, phụ đạo học sinh - Kinh nghiệm trong việc tổ chức một họat động giáo dục cụ thể cho học sinh ( Ví dụ: họat động giáo dục ngòai giờ lên lớp, công tác xã hội … ) - Kinh nghiệm giải quyết những vấn đề khó khăn, phức tạp trong khi tiến hành các họat động, các phong trào của Đội TNTP. Hồ Chí Minh ( VD: Tổ chức sinh hoạt sao nhi đồng, bồi dưỡng phụ trách sao,bồi dưỡng năng lực tự quản cho đội viên, bồi dưỡng BCH Đội, bồi dưỡng phụ trách chi đội, triển khai chương trình rèn luyện đội viên, xây dựng một mô hình họat động Đội, tổ chức bồi dưỡng một số kỹ năng cụ thể cho phụ trách chi đội, BCH đội,phụ trách sao…) - Khi tiến hành công việc viết SKKN, công việc đầu tiên của tác giả là cần suy nghĩ lựa chọn một tên đề tài phù hợp. Trong nghiên cứu khoa học ( viết SKKN ) việc xác định tên đề tài có ý nghĩa quan trọng số một, đôi khi nó còn quan trọng hơn cả việc giải quyết đề tài. Việc xác định tên đề tài chính xác có tác dụng định hướng giải quyêt vấn đề cho tác giả,giúp cho tác giả biết tập trung sự nghiên cứu vào vấn đề cần giải quyết, tránh được sự lan man, lạc đề. - Tên đề tài chính là một mâu thuẫn, một vấn đề trong thực tiễn giảng dạy, giáo dục mà tác giả còn đang phân vân, trăn trở, tìm cách giải quyết, làm sáng tỏ. Tên đề tài mang tính chủ thể, đòi hỏi người viết phải có sự hứng thú với nó, phải kiên trì và quyết tâm với nó. Về mặt ngôn từ tên đề tài phải đạt các yêu cầu : - Đúng ngữ pháp. - Đủ ý , rõ nghĩa, không làm cho người đọc có thể hiểu theo ý khác. - Xác định được phạm vi, nội dung nghiên cứu cụ thể của đề tài, cần tránh vấn đề quá chung chung hoặc có phạm vi quá rộng khó có thể giải quyết trọn vẹn trong một đề tài. + Viết đề cương chi tiết: Đây là một công việc rất cần thiết trong việc viết SKKN. Nếu bỏ qua việc này, tác giả sẽ không định hướng được mình cần phải viết cái gì, cần thu thập những tư liệu gì về lý thuyết và thực tiễn ,cần trình bày những số liệu ra sao…? Việc chuẩn bị đề cương càng chi tiết bao nhiêu thì công việc viết SKKN càng thuận lợi bấy nhiêu. Khi xây dựng đề cương chi tiết, tác giả cần: - Xây dựng được một dàn bài chi tiết với các đề mục rõ ràng, hợp logic, chỉ ra được những ý cần viết trong từng đề mục cụ thể.Việc này cần được cân nhắc kỹ lưỡng sao cho đủ phán ánh nội dung đề tài, không thừa và cũng không thiếu. - Thiết kế các bảng thống kê số liệu phù hợp, các mẫu phiếu điều tra khảo sát, hình ảnh… phục vụ thiết thực cho việc minh họa, dẫn chứng cho đề tài..

<span class='text_page_counter'>(86)</span> - Kiên quyết lọai bỏ những đề mục,những bảng thống kê, những thông tin không cần thiết cho đề tài. + Tiến hành thực hiện đề tài: - Tác giả tìm đọc các tài liệu liên quan đến đề tài, ghi nhận những công việc đã thực hiện trong thực tiễn ( biện pháp, các bước tiến hành, kết quả cụ thể ), thu thập các số liệu để dẫn chứng.Tác giả nên lưu trữ các tư liệu thu thập được theo từng lọai. Nên sư dụng các túi hồ sơ riêng cho từng vấn đề thuận tiện cho việc tìm kiếm, tổng hợp thông tin. - Trong quá trình thu thập tài liệu cần tiếp tục xem xét chỉnh sưa đề cương chi tiết cho phù hợp với tình hình thực tế. + Viết bản thảo SKKN theo đề cương đã chuẩn bị.Khi viết SKKN tác giả cần chú ý đây là loại văn bản báo cáo khoa học cho nên ngôn ngữ viết cần ngắn gọn, xúc tích, chính xác. Cần tránh sư dụng ngôn ngữ nói hoặc kể lể dài dòng nhưng không diễn đạt được thông tin cần thiết. + Hoàn chỉnh bản SKKN, đánh máy, in ấn. 5. Kết cấu của một sáng kiến kinh nghiệm ( 1 tiết) Các phần chính. Ghi chú. Bìa Trang phụ bìa Qua trang mới Mục lục Qua trang mới Danh mục chữ cái viết tắt ( nếu có ) Qua trang mới 1. Đặt vấn đề ( Lý do chọn đề tài ) Qua trang mới 2. Giải quyết vấn đề ( Nội dung sáng kiến kinh nghiệm ) Qua trang mới 2.1 Cơ sở lý luận của vấn đề 2.2 Thực trạng của vấn đề Qua trang mới 2.3 Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề Qua trang mới 2.4 Hiệu quả của SKKN Qua trang mới 3. Kết luận Tài liệu tham khảo Phụ lục ( nếu có ) Chú ý: Trong bảng trên, những phần in đậm là nội dung chính trong cấu trúc của đề tài * Gợi ý về nội dung các phần chính của sáng kiến kinh nghiệm: + Đặt vấn đề: (hoặc Lý do chọn đề tài ) Phần này tác giả chủ yếu trình bày lý do chọn đề tài. Cụ thể tác giả cần trình bày được các ý chính sau đây: * Nêu rõ hiện tượng ( vấn đề ) trong thực tiễn giảng dạy, giáo dục, công tác Đội mà tác giả đã chọn để viết SKKN. * Ý nghĩa và tác dụng ( về mặt lý luận ) của hiện tượng ( vấn đề ) đó trong công tác giảng dạy, giáo dục, công tác Đội. * Những mâu thuẫn giữa thực trạng ( có những bất hợp lý, có những điều cần cải tiến sưa đổi… ) với yêu cầu mới đòi hỏi phải được giải quyết. Từ những ý đó, tác giả khẳng định lý do mình chọn vấn đề để viết SKKN. + Giải quyết vấn đề: ( hoặc Nội dung sáng kiến kinh nghiệm ).

<span class='text_page_counter'>(87)</span> Đây là phần quan trọng, cốt lõi nhất của một SKKN, theo chúng tôi tác giả nên trình bày theo 4 mục chính sau đây: * Cơ sở lý luận của vấn đề: Trong mục này tác giả cần trình bày tóm tắt những lý luận, lý thuyết đã được tổng kết ,bao gồm những khái niệm, những kiến thức cơ bản về vấn đề được chọn để viết SKKN. Đó chính là những cơ sở lý luận có tác dụng định hướng cho việc nghiên cứu, tìm kiếm những giải pháp, biện pháp nhằm khắc phục những mâu thuẫn, khó khăn tác giả đã trình bày trong phần đặt vấn đề. * Thực trạng của vấn đề:Tác giả trình bày những thuận lợi, khó khăn mà tác giả đã gặp phải trong vấn đề mà tác giả đã chọn để viết SKKN. Điều quan trọng trong phần này là mô tả,làm nổi bật những khó khăn ,những mâu thuẫn mà tác giả đang tìm cách giải quyết, cải tiến. * Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề : Trình bày trình tự những biện pháp, các bước cụ thể đã tiến hành để giải quyết vấn đề, trong đó có nhận xét về vai trò, tác dụng, hiệu quả của từng biện pháp hoặc từng bước đó. * Hiệu quả của SKKN: Trong mục này cần trình bày được các ý : - Đã áp dụng SKKN ở lớp nào,khối nào, cho đối tượng cụ thể nào ? - Trình bày rõ kết quả cụ thể khi áp dụng SKKN ( có đối chiếu so sánh với kết quả khi tiến hành công việc theo cách cũ ) Việc đặt tiêu đề cho các ý chính trên đây cần được cân nhắc, chọn lọc sao cho phù hợp với đề tài đã chọn và diễn đạt được nội dung chủ yếu mà tác giả muốn trình bày trong đề tài. + Kết luận : Cần trình bày được : - Ý nghĩa của SKKN đối với công việc giảng dạy, giáo dục , trong việc yiến hành các họat động Đội hoặc thực hiện các nhiệm vụ của người giáo viên, người phụ trách Đội. - Những nhận định chung của tác giả về việc áp dụng và khả năng phát triển của SKKN. - Những bài học kinh nghiệm được rút ra từ quá trình áp dụng SKKN của bản thân - Những ý kiến đề xuất ( với Bộ GD-ĐT, Sớ GD-ĐT, Phòng GD-ĐT, Lãnh đạo trường… tùy theo từng đề tài ) đề áp dụng SKKN có hiệu quả. * Tóm lại: công việc viết SKKN thực sự là một công việc khoa học, nghiêm túc đòi hỏi người viết phải kiên nhẫn, phải có sự đầu tư trí tuệ , công sức và thời gian. Đó hoàn toàn không phải là một việc dễ dàng. Hy vọng rằng với một số gợi ý trên đây có thể giúp các bạn đồng nghiệp một số ý tưởng chính trong công việc viết SKKN, góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy và giáo dục của các bạn ở địa phương. Nội dung 10: Điều lệ trường tiểu học (Ban hành kèm theo thông tư số 41/2010/ TT- BGDĐT ngày 30/12/ 2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo = 4 tiết) Chương I: QUY ĐỊNH CHUNG:.

<span class='text_page_counter'>(88)</span> (Chương I: QUY ĐỊNH CHUNG + Chương II: TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÍ NHÀ TRƯỜNG = 1 tiết) Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng 1. Điều lệ này quy định tổ chức và hoạt động của trường tiểu học bao gồm: tổ chức và quản lí nhà trường; chương trình giáo dục và hoạt động giáo dục; giáo viên; học sinh; tài sản của nhà trường; nhà trường, gia đình và xã hội. 2. Điều lệ này áp dụng cho trường tiểu học; lớp tiểu học trong trường phổ thông có nhiều cấp học và trường chuyên biệt; cơ sở giáo dục khác thực hiện chương trình giáo dục tiểu học; tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động giáo dục cấp tiểu học. Điều 2. Vị trí trường tiểu học trong hệ thống giáo dục quốc dân Trường tiểu học là cơ sở giáo dục phổ thông của hệ thống giáo dục quốc dân, có tư cách pháp nhân, có tài khoản và con dấu riêng. Điều 3. Nhiệm vụ và quyền hạn của trường tiểu học 1. Tổ chức giảng dạy, học tập và hoạt động giáo dục đạt chất lượng theo mục tiêu, chương trình giáo dục phổ thông cấp Tiểu học do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. 2. Huy động trẻ em đi học đúng độ tuổi, vận động trẻ em khuyết tật, trẻ em đã bỏ học đến trường, thực hiện phổ cập giáo dục và chống mù chữ trong cộng đồng. Nhận bảo trợ và giúp các cơ quan có thẩm quyền quản lí các hoạt động giáo dục của các cơ sở giáo dục khác thực hiện chương trình giáo dục tiểu học theo sự phân công của cấp có thẩm quyền. Tổ chức kiểm tra và công nhận hoàn thành chương trình tiểu học cho học sinh trong nhà trường và trẻ em trong địa bàn trường được phân công phụ trách. 3. Xây dựng, phát triển nhà trường theo các quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và nhiệm vụ phát triển giáo dục của địa phương. 4. Thực hiện kiểm định chất lượng giáo dục. 5. Quản lí cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh. 6. Quản lí, sư dụng đất đai, cơ sở vật chất, trang thiết bị và tài chính theo quy định của pháp luật. 7. Phối hợp với gia đình, các tổ chức và cá nhân trong cộng đồng thực hiện hoạt động giáo dục. 8. Tổ chức cho cán bộ quản lí, giáo viên, nhân viên và học sinh tham gia các hoạt động xã hội trong cộng đồng. 9. Thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của pháp luật. Điều 4. Trường tiểu học, lớp tiểu học trong trường phổ thông có nhiều cấp học và trường chuyên biệt, cơ sở giáo dục khác thực hiện chương trình giáo dục tiểu học 1. Trường tiểu học được tổ chức theo hai loại hình: công lập và tư thục. a) Trường tiểu học công lập do Nhà nước thành lập, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, đảm bảo kinh phí cho các nhiệm vụ chi thường xuyên; b) Trường tiểu học tư thục do các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế hoặc cá nhân thành lập, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và bảo đảm kinh phí hoạt động bằng vốn ngoài ngân sách Nhà nước. 2. Lớp tiểu học trong trường phổ thông có nhiều cấp học, trường chuyên biệt, gồm: a) Lớp tiểu học trong trường phổ thông có nhiều cấp học;.

<span class='text_page_counter'>(89)</span> b) Lớp tiểu học trong trường phổ thông dân tộc bán trú; c) Lớp tiểu học trong trường dành cho trẻ em khuyết tật; d) Lớp tiểu học trong trường giáo dưỡng, trung tâm học tập cộng đồng và lớp tiểu học trong trường thực hành sư phạm. 3. Cơ sở giáo dục khác thực hiện chương trình giáo dục tiểu học, gồm : lớp dành cho trẻ em vì hoàn cảnh khó khăn, lớp dành cho trẻ khuyết tật không được đi học ở nhà trường. Điều 5. Tên trường, biển tên trường 1. Tên trường được quy định như sau: trường tiểu học và tên riêng của trường. Tên trường được ghi trên quyết định thành lập trường, con dấu, biển trường và các giấy tờ giao dịch. 2. Biển tên trường: a) Góc trên bên trái: - Dòng thứ nhất: Uỷ ban nhân dân huyện (quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh) và tên huyện (quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh); - Dòng thứ hai: Phòng giáo dục và đào tạo. b) Ở giữa: ghi tên trường theo quy định tại khoản 1 của Điều này; c) Cuối cùng: ghi địa chỉ, số điện thoại của trường. 3. Tên trường và biển tên trường của trường chuyên biệt có quy chế về tổ chức và hoạt động riêng thì thực hiện theo Quy chế về tổ chức và hoạt động của loại trường chuyên biệt đó. Điều 6. Phân cấp quản lí 1. Trường tiểu học do Uỷ ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện) quản lí. 2. Các lớp tiểu học, cơ sở giáo dục khác thực hiện chương trình giáo dục tiểu học quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 4 của Điều lệ này do cấp có thẩm quyền thành lập quản lí. 3. Phòng giáo dục và đào tạo thực hiện chức năng quản lí nhà nước đối với mọi loại hình trường, lớp tiểu học và các cơ sở giáo dục khác thực hiện chương trình giáo dục tiểu học trên địa bàn. Điều 7. Tổ chức và hoạt động giáo dục hoà nhập cho học sinh khuyết tật trong trường tiểu học Tổ chức và hoạt động giáo dục hoà nhập cho học sinh khuyết tật trong trường tiểu học theo quy định của Luật Người khuyết tật, các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Người khuyết tật, các quy định của Điều lệ này và Quy định về giáo dục hoà nhập dành cho người khuyết tật do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. Điều 8. Tổ chức và hoạt động trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học, các lớp tiểu học trong trường phổ thông có nhiều cấp học, trường chuyên biệt 1. Tổ chức và hoạt động của trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học thực hiện các quy định của Điều lệ này và Quy chế tổ chức và hoạt đông của trường phổ thông dân tộc bán trú. 2. Tổ chức và hoạt động của các lớp tiểu học trong trường phổ thông có nhiều cấp học thực hiện các quy định của Điều lệ này và Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học. 3. Tổ chức và hoạt động của các lớp tiểu học trong trường chuyên biệt thực hiện các quy định của Điều lệ này và Quy chế tổ chức và hoạt động của trường chuyên biệt..

<span class='text_page_counter'>(90)</span> Chương II: TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÍ NHÀ TRƯỜNG: Điều 9. Điều kiện thành lập trường tiểu học và điều kiện để được cho phép hoạt động giáo dục 1. Trường tiểu học được thành lập khi có đủ các điều kiện sau: a) Có đề án thành lập trường phù hợp với quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, tạo thuận lợi cho trẻ em đến trường nhằm đảm bảo thực hiện phổ cập giáo dục tiểu học; b) Đề án thành lập trường xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ, phương hướng chiến lược xây dựng và phát triển nhà trường; chương trình và nội dung giáo dục; đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị, địa điểm dự kiến xây dựng trường; tổ chức bộ máy, nguồn lực và tài chính. 2. Nhà trường được phép hoạt động giáo dục khi có đủ các điều kiện sau: a) Có quyết định thành lập hoặc quyết định cho phép thành lập trường; b) Địa điểm xây dựng trường đảm bảo môi trường giáo dục, an toàn cho người học, người dạy và người lao động; c) Có đất đai, trường sở, cơ sở vật chất, thiết bị đáp ứng yêu cầu hoạt động giáo dục; d) Có tài liệu giảng dạy, học tập theo quy định phù hợp với cấp học; e) Có đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí đạt tiêu chuẩn, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu đảm bảo thực hiện chương trình giáo dục và tổ chức các hoạt động giáo dục; g) Có đủ nguồn lực tài chính theo quy định để đảm bảo duy trì và phát triển hoạt động giáo dục; h) Có quy chế tổ chức và hoạt động của nhà trường. 3. Trong thời hạn quy định cho phép, nếu nhà trường có đủ các điều kiện theo quy định tại khoản 2 của Điều này thì được cơ quan có thẩm quyền cho phép hoạt động giáo dục; hết thời hạn quy định cho phép, nếu không đủ điều kiện thì quyết định thành lập hoặc quyết định cho phép thành lập bị thu hồi. Điều 10. Thẩm quyền thành lập hoặc cho phép thành lập; cho phép hoạt động giáo dục, đình chỉ hoạt động giáo dục; sáp nhập, chia tách, giải thể trường tiểu học 1. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện quyết định thành lập, sáp nhập, chia tách, giải thể đối với trường tiểu học công lập và cho phép thành lập, sáp nhập, chia tách, giải thể đối với trường tiểu học tư thục. 2. Trưởng phòng giáo dục và đào tạo quyết định cho phép hoạt động giáo dục, đình chỉ hoạt động giáo dục đối với trường tiểu học. Điều 11. Hồ sơ và trình tự, thủ tục thành lập hoặc cho phép thành lập; cho phép hoạt động giáo dục đối với trường tiểu học 1. Hồ sơ đề nghị thành lập hoặc cho phép thành lập trường gồm: a) Đề án thành lập trường; b) Tờ trình về Đề án thành lập trường, dự thảo Điều lệ hoặc Quy chế hoạt động của trường; c) Sơ yếu lí lịch kèm theo bản sao văn bằng, chứng chỉ hợp lệ của người dự kiến làm Hiệu trưởng; d) Ý kiến bằng văn bản của các cơ quan có liên quan về việc thành lập trường; e) Báo cáo giải trình việc tiếp thu ý kiến của các cơ quan có liên quan và báo cáo bổ sung theo ý kiến chỉ đạo của Uỷ ban nhân dân cấp huyện (nếu có)..

<span class='text_page_counter'>(91)</span> 2. Trình tự, thủ tục thành lập trường: a) Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) đối với trường tiểu học công lập, tổ chức hoặc cá nhân đối với trường tiểu học tư thục có trách nhiệm lập hồ sơ theo quy định tại khoản 1 của Điều này; b) Phòng giáo dục và đào tạo nhận hồ sơ, xem xét điều kiện thành lập trường theo quy định tại khoản 1 Điều 9 của Điều lệ này. Trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, nếu thấy đủ điều kiện, phòng giáo dục và đào tạo có ý kiến bằng văn bản và gưi hồ sơ đề nghị thành lập trường đến Uỷ ban nhân dân cấp huyện; c) Uỷ ban nhân dân cấp huyện nhận hồ sơ, xem xét điều kiện thành lập trường theo quy định tại khoản 1 Điều 9 của Điều lệ này. Trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Uỷ ban nhân dân cấp huyện quyết định thành lập trường đối với trường công lập hoặc cho phép thành lập trường đối với trường tư thục; trường hợp chưa quyết định thành lập trường hoặc chưa cho phép thành lập trường, Uỷ ban nhân dân cấp huyện có văn bản thông báo cho phòng giáo dục và đào tạo biết rõ lí do và hướng giải quyết. 3. Hồ sơ đề nghị cho phép nhà trường hoạt động giáo dục: a) Tờ trình cho phép hoạt động giáo dục; b) Quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập trường; c) Văn bản thẩm định của các cơ quan có liên quan về các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 9 của Điều lệ này. 4. Trình tự, thủ tục cho phép nhà trường hoạt động giáo dục: a) Trường tiểu học công lập, tổ chức hoặc cá nhân đối với trường tiểu học tư thục có trách nhiệm lập hồ sơ đề nghị cho phép hoạt động giáo dục theo quy định tại khoản 3 của Điều này; b) Phòng giáo dục và đào tạo nhận hồ sơ, xem xét điều kiện cho phép hoạt động giáo dục quy định tại Điều 9 của Điều lệ này. Trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, phòng giáo dục và đào tạo quyết định cho phép nhà trường tổ chức hoạt động giáo dục; trường hợp chưa quyết định cho phép hoạt động giáo dục, phòng giáo dục và đào tạo có văn bản thông báo cho trường biết rõ lí do và hướng giải quyết. Điều 12. Sáp nhập, chia, tách trường tiểu học 1. Việc sáp nhập, chia, tách trường tiểu học phải đảm bảo các yêu cầu sau: a) Vì quyền lợi học tập của học sinh; b) Phù hợp với quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục; c) Đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội; d) Bảo đảm quyền lợi của cán bộ quản lí, giáo viên, nhân viên; e) Góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục tiểu học. 2. Trình tự, hồ sơ, thủ tục sáp nhập, chia, tách trường tiểu học để thành lập trường tiểu học mới được thực hiện theo quy định tại Điều 11 của Điều lệ này. Điều 13. Đình chỉ hoạt động giáo dục tiểu học 1. Trường tiểu học, cơ sở có hoạt động giáo dục tiểu học bị đình chỉ hoạt động giáo dục tiểu học khi xảy ra một trong những trường hợp sau: a) Có hành vi gian lận để được cho phép hoạt động giáo dục; b) Không đảm bảo một trong các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 9 của Điều lệ này và không đảm bảo điều kiện hoạt động bình thường của giáo dục tiểu học;.

<span class='text_page_counter'>(92)</span> c) Người cho phép hoạt động giáo dục không đúng thẩm quyền; d) Không triển khai hoạt động giáo dục trong thời hạn quy định cho phép kể từ ngày được phép hoạt động giáo dục; e) Vi phạm quy định của pháp luật về giáo dục bị xư phạt vi phạm hành chính ở mức độ phải đình chỉ; g) Các trường hợp vi phạm khác theo quy định của pháp luật. 2. Quyết định đình chỉ hoạt động giáo dục đối với trường tiểu học, cơ sở có hoạt động giáo dục tiểu học phải ghi rõ lí do, thời hạn đình chỉ; biện pháp đảm bảo quyền lợi của học sinh, cán bộ quản lí, giáo viên và nhân viên. Quyết định đình chỉ phải được công bố công khai. 3. Trình tự, thủ tục đình chỉ hoạt động giáo dục tiểu học hoặc cho phép hoạt động giáo dục tiểu học trở lại: a) Khi trường tiểu học, các cơ sở có hoạt động giáo dục tiểu học vi phạm quy định tại khoản 1 của Điều này, phòng giáo dục và đào tạo tổ chức kiểm tra đánh giá mức độ vi phạm; b) Trưởng phòng giáo dục và đào tạo căn cứ vào mức độ vi phạm, quyết định đình chỉ hoạt động giáo dục tiểu học và báo cáo Uỷ ban nhân dân cấp huyện; c) Sau thời hạn đình chỉ, nếu đơn vị bị đình chỉ đã khắc phục được nguyên nhân dẫn đến việc đình chỉ và có hồ sơ đề nghị được hoạt động trở lại thì Trưởng phòng giáo dục và đào tạo quyết định cho phép hoạt động giáo dục tiểu học trở lại. Trong trường hợp chưa cho phép hoạt động giáo dục trở lại, Trưởng phòng giáo dục và đào tạo có văn bản thông báo cho trường biết rõ lí do và hướng giải quyết; d) Hồ sơ đề nghị được hoạt động giáo dục trở lại thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 11 của Điều lệ này. Điều 14. Giải thể trường tiểu học 1. Trường tiểu học bị giải thể khi xảy ra một trong các trường hợp sau: a) Vi phạm nghiêm trọng các quy định về quản lí, tổ chức, hoạt động của trường tiểu học; ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng giáo dục; b) Hết thời gian đình chỉ mà không khắc phục được nguyên nhân dẫn đến việc đình chỉ; c) Mục tiêu và nội dung hoạt động ghi trong quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập trường tiểu học không còn phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế xã hội; d) Theo đề nghị của tổ chức, cá nhân thành lập trường tiểu học. 2. Quyết định giải thể phải ghi rõ lí do giải thể, các biện pháp đảm bảo quyền lợi của học sinh, cán bộ quản lí, giáo viên và nhân viên. Quyết định giải thể trường tiểu học phải được công bố công khai. 3. Trình tự, thủ tục giải thể trường tiểu học, cơ sở giáo dục khác: a) Phòng giáo dục và đào tạo kiểm tra đánh giá mức độ vi phạm theo quy định tại điểm a, điểm b, điểm c khoản 1 của Điều này hoặc xem xét đề nghị giải thể của tổ chức, cá nhân thành lập trường tiểu học; báo cáo bằng văn bản đề nghị Uỷ ban nhân cấp huyện ra quyết định giải thể; b) Uỷ ban nhân cấp huyện căn cứ đề nghị của Trưởng phòng giáo dục và đào tạo ra quyết định giải thể trong vòng 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ. Điều 15. Hồ sơ đình chỉ hoạt động giáo dục; sáp nhập, chia, tách, giải thể trường tiểu học 1. Hồ sơ đình chỉ hoạt động giáo dục:.

<span class='text_page_counter'>(93)</span> a) Quyết định thành lập đoàn kiểm tra; b) Biên bản kiểm tra; 2. Hồ sơ sáp nhập, chia, tách: a) Đề án về sáp nhập, chia, tách; b) Tờ trình về đề án sáp nhập, chia, tách; c) Các văn bản xác nhận về tài chính, tài sản, đất đai, các khoản vay, nợ phải trả và các vấn đề khác có liên quan; d) Ý kiến bằng văn bản của các cơ quan có liên quan. 3. Hồ sơ giải thể: a) Trường tiểu học giải thể theo điểm a, điểm d khoản 1 Điều 14 của Điều lệ này, hồ sơ gồm: - Tờ trình xin giải thể của tổ chức, cá nhân hoặc chứng cứ vi phạm điểm a khoản 1 Điều 14 của Điều lệ này; - Quyết định thành lập đoàn kiểm tra; - Biên bản kiểm tra; - Tờ trình đề nghị giải thể của phòng giáo dục và đào tạo. b) Trường tiểu học giải thể theo điểm b, điểm c khoản 1 Điều 14 của Điều lệ này, hồ sơ gồm: - Hồ sơ đình chỉ hoạt động giáo dục; - Các văn bản về việc không khắc phục được nguyên nhân bị đình chỉ hoạt động giáo dục; - Tờ trình đề nghị giải thể của phòng giáo dục và đào tạo. Điều 16. Điều kiện và trình tự, thủ tục đăng kí thành lập cơ sở giáo dục khác thực hiện chương trình giáo dục tiểu học 1. Tổ chức, cá nhân đăng kí thành lập cơ sở giáo dục khác thực hiện chương trình giáo dục tiểu học được cấp có thẩm quyền cho phép thành lập khi đảm bảo các điều kiện sau: a) Hỗ trợ yêu cầu phổ cập giáo dục tiểu học của địa phương; b) Được một trường tiểu học nhận bảo trợ và giúp cơ quan có thẩm quyền quản lí về các hoạt động giáo dục theo quy định tại Điều 27, Điều 28, Điều 29, Điều 30, Điều 31 của Điều lệ này; c) Có giáo viên theo tiêu chuẩn quy định tại Điều 36 của Điều lệ này; d) Có phòng học theo quy định tại Điều 46 của Điều lệ này. 2. Trình tự, thủ tục đăng kí thành lập cơ sở giáo dục khác thực hiện chương trình giáo dục tiểu học: a) Tổ chức, cá nhân có hồ sơ đăng kí với Ủy ban nhân dân cấp xã, gồm : tờ trình đề nghị thành lập cơ sở giáo dục khác thực hiện chương trình giáo dục tiểu học kèm theo bản sao văn bằng, chứng chỉ hợp lệ của người dự kiến phụ trách cơ sở giáo dục đó, văn bản nhận bảo trợ của một trường tiểu học cùng địa bàn trong huyện; b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã tiếp nhận hồ sơ, xem xét, có văn bản cho phép thành lập cơ sở giáo dục khác thực hiện chương trình giáo dục tiểu học. Việc cho phép thành lập hoặc không cho phép thành lập phải được trả lời bằng văn bản, trong thời hạn không quá 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Điều 17. Lớp học, tổ học sinh, khối lớp học, điểm trường.

<span class='text_page_counter'>(94)</span> 1. Học sinh được tổ chức theo lớp học. Lớp học có lớp trưởng, một hoặc hai lớp phó do tập thể học sinh bầu hoặc do giáo viên chủ nhiệm lớp chỉ định luân phiên trong năm học. Mỗi lớp học có không quá 35 học sinh. Mỗi lớp học có một giáo viên chủ nhiệm phụ trách giảng dạy một hoặc nhiều môn học. Biên chế giáo viên một lớp theo quy định hiện hành của Nhà nước. Ở những địa bàn đặc biệt khó khăn có thể tổ chức lớp ghép nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh đi học. Số lượng học sinh và số lớp trình độ trong một lớp ghép phù hợp năng lực dạy học của giáo viên và điều kiện địa phương. 2. Mỗi lớp học được chia thành các tổ học sinh. Mỗi tổ có tổ trưởng, tổ phó do học sinh trong tổ bầu hoặc do giáo viên chủ nhiệm lớp chỉ định luân phiên trong năm học. 3. Đối với những lớp cùng trình độ được lập thành khối lớp để phối hợp các hoạt động chung. 4. Tuỳ theo điều kiện ở địa phương, trường tiểu học có thể có thêm điểm trường ở những địa bàn khác nhau để thuận lợi cho trẻ đến trường. Hiệu trưởng phân công một Phó Hiệu trưởng hoặc một giáo viên chủ nhiệm lớp phụ trách điểm trường. Điều 18. Tổ chuyên môn 1. Tổ chuyên môn bao gồm giáo viên, viên chức làm công tác thư viện, thiết bị giáo dục. Mỗi tổ có ít nhất 3 thành viên. Tổ chuyên môn có tổ trưởng, nếu có từ 7 thành viên trở lên thì có một tổ phó. 2. Nhiệm vụ của tổ chuyên môn: a) Xây dựng kế hoạch hoạt động chung của tổ theo tuần, tháng, năm học nhằm thực hiện chương trình, kế hoạch dạy học và hoạt động giáo dục; b) Thực hiện bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, kiểm tra, đánh giá chất lượng, hiệu quả giảng dạy, giáo dục và quản lí sư dụng sách, thiết bị của các thành viên trong tổ theo kế hoạch của nhà trường; c) Tham gia đánh giá, xếp loại giáo viên theo quy định Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học và giới thiệu tổ trưởng, tổ phó. 3. Tổ chuyên môn sinh hoạt định kì hai tuần một lần và các sinh hoạt khác khi có nhu cầu công việc. Điều 19. Tổ văn phòng 1. Mỗi trường tiểu học có một tổ văn phòng gồm các viên chức làm công tác y tế trường học, văn thư, kế toán, thủ quỹ và nhân viên khác. Tổ văn phòng có tổ trưởng, tổ phó. 2. Nhiệm vụ của tổ văn phòng: a) Xây dựng kế hoạch hoạt động chung của tổ theo tuần, tháng, năm nhằm phục vụ cho việc thực hiện chương trình, kế hoạch dạy học và hoạt động giáo dục của nhà trường; b) Giúp hiệu trưởng thực hiện nhiệm vụ quản lí tài chính, tài sản trong nhà trường và hạch toán kế toán, thống kê theo chế độ quy định; c) Bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, kiểm tra, đánh giá chất lượng, hiệu quả công việc của các thành viên trong tổ theo kế hoạch của nhà trường; d) Tham gia đánh giá, xếp loại viên chức; giới thiệu tổ trưởng, tổ phó; e) Lưu trữ hồ sơ của trường..

<span class='text_page_counter'>(95)</span> 3. Tổ văn phòng sinh hoạt định kì hai tuần một lần và các sinh hoạt khác khi có nhu cầu công việc. Điều 20. Hiệu trưởng 1. Hiệu trưởng trường tiểu học là người chịu trách nhiệm tổ chức, quản lí các hoạt động và chất lượng giáo dục của nhà trường. Hiệu trưởng do Trưởng phòng giáo dục và đào tạo bổ nhiệm đối với trường tiểu học công lập, công nhận đối với trường tiểu học tư thục theo quy trình bổ nhiệm hoặc công nhận Hiệu trưởng của cấp có thẩm quyền. 2. Người được bổ nhiệm hoặc công nhận làm Hiệu trưởng trường tiểu học phải đạt chuẩn hiệu trưởng trường tiểu học. 3. Nhiệm kì của Hiệu trưởng trường tiểu học là 5 năm. Sau 5 năm, Hiệu trưởng được đánh giá và có thể được bổ nhiệm lại hoặc công nhận lại. Đối với trường tiểu học công lập, Hiệu trưởng được quản lí một trường tiểu học không quá hai nhiệm kì. Mỗi Hiệu trưởng chỉ được giao quản lí một trường tiểu học. 4. Sau mỗi năm học, mỗi nhiệm kì công tác, Hiệu trưởng trường tiểu học được cán bộ, giáo viên trong trường và cấp có thẩm quyền đánh giá về công tác quản lí các hoạt động và chất lượng giáo dục của nhà trường theo quy định. 5. Nhiệm vụ và quyền hạn của Hiệu trưởng: a) Xây dựng quy hoạch phát triển nhà trường; lập kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch dạy học, giáo dục; báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện trước Hội đồng trường và các cấp có thẩm quyền; b) Thành lập các tổ chuyên môn, tổ văn phòng và các hội đồng tư vấn trong nhà trường; bổ nhiệm tổ trưởng, tổ phó; c) Phân công, quản lí, đánh giá, xếp loại; tham gia quá trình tuyển dụng, thuyên chuyển; khen thưởng, thi hành kỉ luật đối với giáo viên, nhân viên theo quy định; d) Quản lí hành chính; quản lí và sư dụng có hiệu quả các nguồn tài chính, tài sản của nhà trường; e) Quản lí học sinh và tổ chức các hoạt động giáo dục của nhà trường; tiếp nhận, giới thiệu học sinh chuyển trường; quyết định khen thưởng, kỉ luật, phê duyệt kết quả đánh giá, xếp loại, danh sách học sinh lên lớp, ở lại lớp; tổ chức kiểm tra, xác nhận việc hoàn thành chương trình tiểu học cho học sinh trong nhà trường và các đối tượng khác trên địa bàn trường phụ trách; g) Dự các lớp bồi dưỡng về chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ quản lí; tham gia giảng dạy bình quân 2 tiết trong một tuần; được hưởng chế độ phụ cấp và các chính sách ưu đãi theo quy định; h) Thực hiện quy chế dân chủ cơ sở và tạo điều kiện cho các tổ chức chính trị xã hội trong nhà trường hoạt động nhằm nâng cao chất lượng giáo dục; i) Thực hiện xã hội hoá giáo dục, phối hợp tổ chức, huy động các lực lượng xã hội cùng tham gia hoạt động giáo dục, phát huy vai trò của nhà trường đối với cộng đồng. Điều 21. Phó Hiệu trưởng 1. Phó Hiệu trưởng là người giúp việc cho Hiệu trưởng và chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng, do Trưởng phòng giáo dục và đào tạo bổ nhiệm đối với trường công lập, công nhận đối với trường tư thục theo quy trình bổ nhiệm hoặc công nhận Phó Hiệu trưởng của cấp có thẩm quyền. Mỗi trường tiểu học có từ 1 đến 2 Phó Hiệu trưởng, trường hợp đặc biệt có thể được bổ nhiệm hoặc công nhận thêm..

<span class='text_page_counter'>(96)</span> 2. Người được bổ nhiệm hoặc công nhận làm Phó Hiệu trưởng trường tiểu học phải đạt mức cao của chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học, có năng lực đảm nhiệm các nhiệm vụ do Hiệu trưởng phân công. 3. Nhiệm vụ và quyền hạn của Phó Hiệu trưởng : a) Chịu trách nhiệm điều hành công việc do Hiệu trưởng phân công; b) Điều hành hoạt động của nhà trường khi được Hiệu trưởng uỷ quyền; c) Dự các lớp bồi dưỡng về chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ quản lí; tham gia giảng dạy bình quân 4 tiết trong một tuần; được hưởng chế độ phụ cấp và các chính sách ưu đãi theo quy định. Điều 22. Tổng phụ trách Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh 1. Tổng phụ trách Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh (sau đây gọi là Tổng phụ trách Đội) là giáo viên tiểu học được bồi dưỡng về công tác Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, Sao Nhi đồng Hồ Chí Minh. 2. Tổng phụ trách Đội có nhiệm vụ tổ chức, quản lí các hoạt động của Đội Thiếu niên và Sao Nhi đồng ở nhà trường và tổ chức, quản lí hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. 3. Mỗi trường tiểu học có một Tổng phụ trách Đội do Trưởng phòng giáo dục và đào tạo bổ nhiệm theo đề nghị của Hiệu trưởng trường tiểu học. Điều 23. Hội đồng trường 1. Hội đồng trường đối với trường công lập, hội đồng quản trị đối với trường tư thục (sau đây gọi chung là hội đồng trường) là tổ chức chịu trách nhiệm quyết định về phương hướng hoạt động của nhà trường, huy động và giám sát việc sư dụng các nguồn lực dành cho nhà trường, gắn nhà trường với cộng đồng và xã hội, đảm bảo thực hiện mục tiêu giáo dục. 2. Cơ cấu tổ chức Hội đồng trường: a) Đối với trường tiểu học công lập: Hội đồng trường gồm: đại diện tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam, Hiệu trưởng và Phó Hiệu trưởng, đại diện Công đoàn, đại diện Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Tổng phụ trách Đội, đại diện các tổ chuyên môn, đại diện tổ văn phòng. Hội đồng trường có chủ tịch, thư kí và các thành viên khác. Số lượng thành viên của Hội đồng trường từ 7 đến 11 người; b) Đối với trường tiểu học tư thục: - Trường tiểu học tư thục có Hội đồng quản trị: Hội đồng quản trị là Hội đồng trường hoặc Hội đồng quản trị có thể đề nghị thành lập Hội đồng trường mở rộng; - Trường tiểu học tư thục không có Hội đồng quản trị: Nhà đầu tư đề nghị thành lập và tham gia Hội đồng trường. 3. Nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng trường tiểu học công lập: a) Quyết nghị về mục tiêu, chiến lược, các dự án, kế hoạch phát triển của nhà trường trong từng giai đoạn và từng năm học; b) Quyết nghị về quy chế hoặc sưa đổi, bổ sung quy chế tổ chức và hoạt động của nhà trường để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; c) Quyết nghị về chủ trương sư dụng tài chính, tài sản của nhà trường; d) Giám sát các hoạt động của nhà trường; giám sát việc thực hiện các nghị quyết của Hội đồng trường, việc thực hiện quy chế dân chủ trong các hoạt động của nhà trường. 4. Hoạt động của Hội đồng trường tiểu học công lập:.

<span class='text_page_counter'>(97)</span> Hội đồng trường họp thường kì ít nhất ba lần trong một năm. Trong trường hợp cần thiết, khi Hiệu trưởng hoặc ít nhất một phần ba số thành viên Hội đồng trường đề nghị, Chủ tịch Hội đồng trường có quyền triệu tập phiên họp bất thường để giải quyết những vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn của nhà trường. Chủ tịch Hội đồng trường có thể mời đại diện chính quyền và đoàn thể địa phương tham dự cuộc họp của Hội đồng trường khi cần thiết. Phiên họp Hội đồng trường được công nhận là hợp lệ khi có mặt từ ba phần tư số thành viên của hội đồng trở lên (trong đó có Chủ tịch hội đồng). Quyết nghị của Hội đồng trường được thông qua và có hiệu lực khi được ít nhất hai phần ba số thành viên có mặt nhất trí. Quyết nghị của Hội đồng trường được công bố công khai. Hiệu trưởng nhà trường có trách nhiệm thực hiện các quyết nghị hoặc kết luận của Hội đồng trường về những nội dung được quy định tại khoản 3 của Điều này. Nếu Hiệu trưởng không nhất trí với quyết nghị của Hội đồng trường thì phải kịp thời báo cáo, xin ý kiến cơ quan quản lí giáo dục cấp trên trực tiếp của trường. Trong thời gian chờ ý kiến của cơ quan có thẩm quyền, Hiệu trưởng vẫn phải thực hiện theo quyết nghị của Hội đồng trường đối với các vấn đề không trái với pháp luật hiện hành và Điều lệ này. 5. Thủ tục thành lập Hội đồng trường tiểu học công lập: Căn cứ vào cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn và hoạt động của Hội đồng trường, Hiệu trưởng tổng hợp danh sách nhân sự do tập thể giáo viên và các tổ chức, đoàn thể nhà trường giới thiệu, làm tờ trình đề nghị Trưởng phòng giáo dục và đào tạo ra quyết định thành lập Hội đồng trường. Chủ tịch hội đồng trường do các thành viên hội đồng bầu; thư kí hội đồng do Chủ tịch hội đồng chỉ định. Nhiệm kì của Hội đồng trường là 5 năm; hằng năm, nếu có sự thay đổi về nhân sự, Hiệu trưởng làm văn bản đề nghị cấp có thẩm quyền ra quyết định bổ sung, kiện toàn Hội đồng trường. 6. Nhiệm vụ, quyền hạn, thủ tục thành lập và hoạt động của Hội đồng trường đối với trường tiểu học tư thục được thực hiện theo Quy chế tổ chức và hoạt động của trường tư thục thuộc các cấp học phổ thông. Điều 24. Hội đồng thi đua khen thưởng, hội đồng tư vấn 1. Hội đồng thi đua khen thưởng do Hiệu trưởng thành lập vào đầu mỗi năm học. Hiệu trưởng là Chủ tịch hội đồng thi đua khen thưởng. Các thành viên của hội đồng gồm: Phó Hiệu trưởng, Bí thư Chi bộ Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch Công đoàn, Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Tổng phụ trách Đội, các giáo viên chủ nhiệm lớp, tổ trưởng tổ chuyên môn, tổ trưởng tổ văn phòng. Hội đồng thi đua khen thưởng giúp Hiệu trưởng tổ chức phong trào thi đua, đề nghị danh sách khen thưởng đối với cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh nhà trường. Hội đồng thi đua khen thưởng họp vào cuối học kì và cuối năm học. 2. Hiệu trưởng có thể thành lập các hội đồng tư vấn giúp Hiệu trưởng về chuyên môn, quản lí. Nhiệm vụ, quyền hạn, thành phần và thời gian hoạt động của các hội đồng tư vấn do Hiệu trưởng quyết định. Điều 25. Tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam và đoàn thể trong trường.

<span class='text_page_counter'>(98)</span> 1. Tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam trong trường tiểu học lãnh đạo nhà trường và hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp, pháp luật. 2. Tổ chức Công đoàn, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, Sao Nhi đồng Hồ Chí Minh và các tổ chức xã hội khác hoạt động trong trường tiểu học theo quy định của pháp luật nhằm giúp nhà trường thực hiện mục tiêu, nguyên lí giáo dục. Điều 26. Quản lí tài chính, tài sản Quản lí tài chính, tài sản của trường tiểu học tuân theo các quy định của pháp luật và các quy định hiện hành của Bộ Tài chính và Bộ Giáo dục và Đào tạo. Mọi thành viên trong trường có trách nhiệm giữ gìn, bảo vệ tài sản nhà trường. Chương III: CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC VÀ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC: (1 tiết) Điều 27. Chương trình giáo dục, kế hoạch dạy học 1. Trường tiểu học thực hiện chương trình giáo dục, kế hoạch dạy học do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành; thực hiện kế hoạch thời gian năm học theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo và phù hợp với điều kiện cụ thể của từng địa phương. 2. Căn cứ vào kế hoạch giáo dục và kế hoạch thời gian năm học, nhà trường cụ thể hoá các hoạt động giáo dục và hoạt động dạy học, xây dựng thời khoá biểu phù hợp với tâm lí, sinh lí lứa tuổi học sinh và điều kiện của địa phương. Việc dạy và học tiếng nói, chữ viết của dân tộc thiểu số được thực hiện theo quy định của Chính phủ. Học sinh khuyết tật học hoà nhập được thực hiện kế hoạch dạy học linh hoạt phù hợp với khả năng của từng cá nhân và Quy định về giáo dục hoà nhập dành cho người khuyết tật. Điều 28. Sách giáo khoa và tài liệu tham khảo 1. Sách giáo khoa sư dụng trong giảng dạy học tập theo chương trình giáo dục phổ thông cấp Tiểu học được Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định. 2. Nhà trường trang bị tài liệu tham khảo phục vụ cho hoạt động giảng dạy và nghiên cứu của giáo viên; khuyến khích giáo viên sư dụng tài liệu tham khảo để nâng cao chất lượng giáo dục. Mọi tổ chức, cá nhân không được ép buộc học sinh phải mua tài liệu tham khảo. Điều 29. Hoạt động giáo dục 1. Hoạt động giáo dục bao gồm hoạt động giáo dục trong giờ lên lớp và hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp nhằm rèn luyện đạo đức, phát triển năng lực, bồi dưỡng năng khiếu, giúp đỡ học sinh yếu phù hợp đặc điểm tâm lí, sinh lí lứa tuổi học sinh tiểu học. 2. Hoạt động giáo dục trong giờ lên lớp được tiến hành thông qua việc dạy học các môn học bắt buộc và tự chọn trong Chương trình giáo dục phổ thông cấp Tiểu học do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. 3. Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp bao gồm hoạt động ngoại khoá, hoạt động vui chơi, thể dục thể thao, tham quan du lịch, giao lưu văn hoá; hoạt động bảo vệ môi trường; lao động công ích và các hoạt động xã hội khác. Điều 30. Hồ sơ phục vụ hoạt động giáo dục trong trường 1. Đối với nhà trường:.

<span class='text_page_counter'>(99)</span> a) Sổ đăng bộ; b) Sổ phổ cập giáo dục tiểu học; c) Sổ theo dõi kết quả kiểm tra, đánh giá học sinh; hồ sơ giáo dục đối với học sinh khuyết tật (nếu có); d) Học bạ của học sinh; e) Sổ nghị quyết và kế hoạch công tác; g) Sổ quản lí cán bộ, giáo viên, nhân viên; h) Sổ khen thưởng, kỉ luật; i) Sổ quản lí tài sản, tài chính; k) Sổ quản lí các văn bản, công văn. 2. Đối với giáo viên: a) Giáo án (bài soạn); b) Sổ ghi chép sinh hoạt chuyên môn và dự giờ; c) Sổ chủ nhiệm (đối với giáo viên làm công tác chủ nhiệm lớp); d) Sổ công tác Đội (đối với Tổng phụ trách Đội). 3. Đối với tổ chuyên môn: Sổ ghi nội dung các cuộc họp chuyên môn. Điều 31. Đánh giá, xếp loại học sinh 1. Trường tiểu học tổ chức kiểm tra, đánh giá, xếp loại học sinh trong quá trình học tập và rèn luyện theo Quy định về đánh giá, xếp loại học sinh tiểu học do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành; tổ chức cho giáo viên bàn giao chất lượng giáo dục học sinh cuối năm học cho giáo viên dạy lớp trên của năm học sau. 2. Học sinh học hết chương trình tiểu học có đủ điều kiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo được Hiệu trưởng trường tiểu học xác nhận trong học bạ Hoàn thành chương trình tiểu học. 3. Đối với cơ sở giáo dục khác thực hiện chương trình giáo dục tiểu học, học sinh học hết chương trình tiểu học có đủ điều kiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo thì Hiệu trưởng trường tiểu học được giao trách nhiệm bảo trợ cơ sở giáo dục đó xác nhận trong học bạ Hoàn thành chương trình tiểu học. Đối với học sinh do hoàn cảnh khó khăn không có điều kiện đến trường, theo học ở cơ sở khác trên địa bàn, học sinh ở nước ngoài về nước, được Hiệu trưởng trường tiểu học nơi tổ chức kiểm tra cấp giấy xác nhận hoàn thành chương trình tiểu học. Điều 32. Giữ gìn và phát huy truyền thống nhà trường 1. Trường tiểu học có phòng truyền thống lưu giữ những tài liệu, hiện vật có liên quan tới việc thành lập và phát triển của nhà trường để phục vụ nhiệm vụ giáo dục truyền thống cho giáo viên, nhân viên và học sinh. 2. Trường tiểu học chọn một ngày trong năm làm ngày truyền thống của trường. Chương IV: GIÁO VIÊN: (Chương IV: GIÁO VIÊN + Chương V: HỌC SINH = 1 tiết) Điều 33. Giáo viên Giáo viên làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục học sinh trong trường tiểu học và cơ sở giáo dục khác thực hiện chương trình giáo dục tiểu học. Điều 34. Nhiệm vụ của giáo viên 1. Giảng dạy, giáo dục đảm bảo chất lượng theo chương trình giáo dục, kế hoạch dạy học; soạn bài, lên lớp, kiểm tra, đánh giá, xếp loại học sinh; quản lí học.

<span class='text_page_counter'>(100)</span> sinh trong các hoạt động giáo dục do nhà trường tổ chức; tham gia các hoạt động chuyên môn; chịu trách nhiệm về chất lượng, hiệu quả giảng dạy và giáo dục. 2. Trau dồi đạo đức, nêu cao tinh thần trách nhiệm, giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo; gương mẫu trước học sinh, thương yêu, đối xư công bằng và tôn trọng nhân cách của học sinh; bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của học sinh; đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp. 3. Học tập, rèn luyện để nâng cao sức khỏe, trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, đổi mới phương pháp giảng dạy. 4. Tham gia công tác phổ cập giáo dục tiểu học ở địa phương. 5. Thực hiện nghĩa vụ công dân, các quy định của pháp luật và của ngành, các quyết định của Hiệu trưởng; nhận nhiệm vụ do Hiệu trưởng phân công, chịu sự kiểm tra, đánh giá của Hiệu trưởng và các cấp quản lí giáo dục. 6. Phối hợp với Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, gia đình học sinh và các tổ chức xã hội liên quan để tổ chức hoạt động giáo dục. Điều 35. Quyền của giáo viên 1. Được nhà trường tạo điều kiện để thực hiện nhiệm vụ giảng dạy và giáo dục học sinh. 2. Được đào tạo nâng cao trình độ, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ; được hưởng nguyên lương, phụ cấp và các chế độ khác theo quy định khi được cư đi học. 3. Được hưởng tiền lương, phụ cấp ưu đãi theo nghề, phụ cấp thâm niên và các phụ cấp khác theo quy định của Chính phủ. Được hưởng mọi quyền lợi về vật chất, tinh thần và được chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ theo chế độ, chính sách quy định đối với nhà giáo. 4. Được bảo vệ nhân phẩm, danh dự. 5. Được thực hiện các quyền khác theo quy định của pháp luật. Điều 36. Chuẩn trình độ đào tạo và chuẩn nghề nghiệp của giáo viên 1. Chuẩn trình độ đào tạo của giáo viên tiểu học là có bằng tốt nghiệp trung cấp sư phạm. Năng lực giáo dục của giáo viên tiểu học được đánh giá dựa theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học 2. Giáo viên tiểu học có trình độ đào tạo trên chuẩn, có năng lực giáo dục cao được hưởng chế độ chính sách theo quy định của Nhà nước; được tạo điều kiện để phát huy tác dụng trong giảng dạy và giáo dục. Giáo viên chưa đạt chuẩn trình độ đào tạo được nhà trường, các cơ quan quản lí giáo dục tạo điều kiện học tập, bồi dưỡng đạt chuẩn trình độ đào tạo để bố trí công việc phù hợp. Điều 37. Hành vi, ngôn ngữ ứng xử, trang phục của giáo viên 1. Hành vi, ngôn ngữ ứng xư của giáo viên phải chuẩn mực, có tác dụng giáo dục đối với học sinh. 2. Trang phục của giáo viên phải chỉnh tề, phù hợp với hoạt động sư phạm. Điều 38. Các hành vi giáo viên không được làm 1. Xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm thân thể học sinh và đồng nghiệp. 2. Xuyên tạc nội dung giáo dục; dạy sai nội dung, kiến thức; dạy không đúng với quan điểm, đường lối giáo dục của Đảng và Nhà nước Việt Nam. 3. Cố ý đánh giá sai kết quả học tập, rèn luyện của học sinh..

<span class='text_page_counter'>(101)</span> 4. Ép buộc học sinh học thêm để thu tiền. 5. Uống rượu, bia, hút thuốc lá khi tham gia các hoạt động giáo dục ở nhà trường, sư dụng điện thoại di động khi đang giảng dạy trên lớp. 6. Bỏ giờ, bỏ buổi dạy, tuỳ tiện cắt xén chương trình giáo dục. Điều 39. Khen thưởng và xử lí vi phạm 1. Giáo viên có thành tích được khen thưởng, được tặng danh hiệu thi đua và các danh hiệu cao quý khác theo quy định. 2. Giáo viên có hành vi vi phạm các quy định tại Điều lệ này thì tuỳ theo tính chất, mức độ sẽ bị xư lí theo quy định. Chương V: HỌC SINH: Điều 40. Tuổi của học sinh tiểu học 1. Tuổi của học sinh tiểu học từ 6 đến 14 tuổi (tính theo năm). 2. Tuổi vào học lớp 1 là 6 tuổi; trẻ em khuyết tật, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, trẻ em ở nước ngoài về nước có thể vào học lớp 1 ở độ tuổi từ 7 đến 9 tuổi. 3. Học sinh có thể lực tốt và phát triển sớm về trí tuệ có thể được học vượt lớp trong phạm vi cấp học. Thủ tục xem xét đối với từng trường hợp cụ thể được thực hiện theo các bước sau: a) Cha mẹ hoặc người đỡ đầu có đơn đề nghị với nhà trường; b) Hiệu trưởng nhà trường thành lập hội đồng khảo sát, tư vấn, gồm: các đại diện của Ban giám hiệu và Ban đại diện cha mẹ học sinh của trường; giáo viên dạy lớp học sinh đang học, giáo viên dạy lớp trên, nhân viên y tế, Tổng phụ trách Đội; c) Căn cứ kết quả khảo sát của hội đồng tư vấn, Hiệu trưởng xem xét quyết định. 4. Học sinh trong độ tuổi tiểu học ở nước ngoài về nước, con em người nước ngoài làm việc tại Việt Nam đều được học ở trường tiểu học tại nơi cư trú hoặc trường tiểu học ở ngoài nơi cư trú nếu trường đó có khả năng tiếp nhận. Thủ tục như sau: a) Cha mẹ hoặc người đỡ đầu có đơn đề nghị với nhà trường; b) Hiệu trưởng trường tiểu học tổ chức khảo sát trình độ của học sinh và xếp vào lớp phù hợp. 5. Học sinh lang thang cơ nhỡ có điều kiện chuyển sang lớp chính quy được Hiệu trưởng trường tiểu học khảo sát để xếp vào lớp phù hợp. Điều 41. Nhiệm vụ của học sinh 1. Thực hiện đầy đủ và có kết quả hoạt động học tập; chấp hành nội quy nhà trường; đi học đều và đúng giờ; giữ gìn sách vở và đồ dùng học tập. 2. Hiếu thảo với cha mẹ, ông bà; kính trọng, lễ phép với thầy giáo, cô giáo, nhân viên và người lớn tuổi; đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ bạn bè, người khuyết tật và người có hoàn cảnh khó khăn. 3. Rèn luyện thân thể, giữ vệ sinh cá nhân. 4. Tham gia các hoạt động tập thể trong và ngoài giờ lên lớp; giữ gìn, bảo vệ tài sản nơi công cộng; tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường, thực hiện trật tự an toàn giao thông. 5. Góp phần bảo vệ và phát huy truyền thống của nhà trường, địa phương. Điều 42. Quyền của học sinh.

<span class='text_page_counter'>(102)</span> 1. Được học ở một trường, lớp hoặc cơ sở giáo dục khác thực hiện chương trình giáo dục tiểu học tại nơi cư trú; được chọn trường ngoài nơi cư trú nếu trường đó có khả năng tiếp nhận. 2. Được học vượt lớp, học lưu ban; được xác nhận hoàn thành chương trình tiểu học theo quy định. 3. Được bảo vệ, chăm sóc, tôn trọng và đối xư bình đẳng; được đảm bảo những điều kiện về thời gian, cơ sở vật chất, vệ sinh, an toàn để học tập và rèn luyện. 4. Được tham gia các hoạt động nhằm phát triển năng khiếu; được chăm sóc và giáo dục hoà nhập (đối với học sinh khuyết tật) theo quy định. 5. Được nhận học bổng và được hưởng chính sách xã hội theo quy định. 6. Được hưởng các quyền khác theo quy định của pháp luật. Điều 43. Các hành vi học sinh không được làm 1. Vô lễ, xúc phạm nhân phẩm, danh dự, xâm phạm thân thể người khác. 2. Gian dối trong học tập, kiểm tra. 3. Gây rối an ninh, trật tự trong nhà trường và nơi công cộng. Điều 44. Khen thưởng và kỉ luật 1. Học sinh có thành tích trong học tập và rèn luyện được nhà trường và các cấp quản lí giáo dục khen thưởng theo các hình thức: a) Khen trước lớp; b) Khen thưởng danh hiệu học sinh giỏi, danh hiệu học sinh tiến tiến; khen thưởng học sinh đạt kết quả tốt cuối năm học về môn học hoặc hoạt động giáo dục khác; c) Các hình thức khen thưởng khác. 2. Học sinh vi phạm khuyết điểm trong quá trình học tập và rèn luyện thì tuỳ theo mức độ vi phạm có thể thực hiện các biện pháp sau : a) Nhắc nhở, phê bình; b) Thông báo với gia đình. Chương VI: TÀI SẢN CỦA NHÀ TRƯỜNG: (Chương VI: TÀI SẢN CỦA NHÀ TRƯỜNGChương VII: NHÀ TRƯỜNG, GIA ĐÌNH VÀ XÃ HỘI = 1 tiết) Điều 45. Trường học 1. Địa điểm đặt trường phải đảm bảo yêu cầu dưới đây: a) Phù hợp với quy hoạch phát triển giáo dục của địa phương; b) Độ dài đường đi của học sinh đến trường: đối với khu vực thành phố, thị xã, thị trấn, khu công nghiệp, khu tái định cư không quá 500m; đối với khu vực ngoại thành, nông thôn không quá 1km; đối với vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn không quá 2km; c) Môi trường xung quanh không có tác động tiêu cực đối với việc giáo dục, giảng dạy, học tập và an toàn của giáo viên và học sinh. 2. Diện tích mặt bằng xây dựng trường được xác định trên cơ sở số lớp, số học sinh và đặc điểm vùng miền với bình quân tối thiểu 10m2 cho một học sinh đối với khu vực nông thôn, miền núi; 6m2 cho một học sinh đối với khu vực thành phố, thị xã. Đối với trường học 2 buổi trong ngày được tăng thêm diện tích để phục vụ các hoạt động giáo dục toàn diện. Mẫu thiết kế trường tiểu học được thực hiện cho từng vùng theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo..

<span class='text_page_counter'>(103)</span> 3. Khuôn viên của trường phải có hàng rào bảo vệ (tường xây hoặc hàng rào cây xanh) cao tối thiểu 1,5m. Cổng trường và hàng rào bảo vệ phải đảm bảo yêu cầu an toàn, thẩm mỹ. Tại cổng chính của trường phải có biển trường ghi bằng chữ rõ ràng, trang nhã, dễ đọc, theo nội dung quy định tại khoản 2 Điều 5 của Điều lệ này. Ngoài các khẩu hiệu chung, mỗi trường có thể chọn khẩu hiệu mang tính giáo dục và phù hợp với yêu cầu cụ thể của nhà trường trong từng năm học. 4. Cơ cấu khối công trình a) Khối phòng học: số phòng học được xây dựng tương ứng với số lớp học của trường và đảm bảo mỗi lớp có một phòng học riêng; b) Khối phòng phục vụ học tập: - Phòng giáo dục thể chất hoặc nhà đa năng; - Phòng giáo dục nghệ thuật; - Phòng học ngoại ngữ; - Phòng máy tính; - Phòng hỗ trợ giáo dục học sinh khuyết tật học hoà nhập (nếu có); - Thư viện; - Phòng thiết bị giáo dục; - Phòng truyền thống và hoạt động Đội. c) Khối phòng hành chính quản trị: - Phòng Hiệu trưởng, phòng Phó Hiệu trưởng; - Phòng họp, phòng giáo viên; - Văn phòng; - Phòng y tế học đường; - Kho; - Phòng thường trực, bảo vệ ở gần cổng trường. d) Khu nhà ăn, nhà nghỉ đảm bảo điều kiện sức khoẻ cho học sinh học bán trú (nếu có); e) Khu đất làm sân chơi, sân tập không dưới 30% diện tích mặt bằng của trường. Sân chơi phải bằng phẳng, có đồ chơi, thiết bị vận động cho học sinh và cây bóng mát. Sân tập phù hợp và đảm bảo an toàn cho học sinh; g) Khu vệ sinh dành riêng cho nam, nữ, giáo viên, học sinh; có khu vệ sinh riêng cho học sinh khuyết tật; khu chứa rác và hệ thống cấp thoát nước đảm bảo vệ sinh. Khuyến khích xây dựng khu vệ sinh riêng cho mỗi tầng nhà, mỗi dãy phòng học; h) Khu để xe cho học sinh, giáo viên và nhân viên. 5. Đối với những trường chưa đảm bảo các yêu cầu theo quy định tại Điều này thì Hiệu trưởng nhà trường có trách nhiệm xây dựng kế hoạch cải tạo trường lớp, báo cáo Uỷ ban nhân dân cấp xã, Trưởng phòng giáo dục và đào tạo để trình Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện giải quyết đối với trường công lập hoặc đề nghị Chủ tịch Hội đồng quản trị giải quyết đối với trường tư thục. Điều 46. Phòng học 1. Phòng học phải đảm bảo đúng quy cách, đủ ánh sáng, thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông, an toàn cho giáo viên và học sinh theo quy định về vệ sinh trường học; có điều kiện tối thiểu dành cho học sinh khuyết tật học tập thuận lợi. 2. Phòng học có các thiết bị sau đây: a) Bàn, ghế học sinh đúng quy cách và đủ chỗ ngồi cho học sinh; b) Bàn, ghế giáo viên;.

<span class='text_page_counter'>(104)</span> c) Bảng lớp; d) Hệ thống đèn và hệ thống quạt (ở nơi có điện); e) Hệ thống tủ đựng hồ sơ, thiết bị dạy học. Điều 47. Thư viện 1. Thư viện trường phải phục vụ cho việc giảng dạy của giáo viên và học tập của học sinh. Nhà trường tổ chức cho học sinh, theo từng loại đối tượng, được mượn sách giáo khoa, bảo đảm tất cả học sinh đều có sách giáo khoa để học tập; tổ chức tủ sách lưu động đưa đến các điểm trường. 2. Mỗi trường có một thư viện với các phương tiện, thiết bị cần thiết theo quy định về Tiêu chuẩn Thư viện trường phổ thông do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. Điều 48. Thiết bị giáo dục 1. Trường được trang bị đủ thiết bị giáo dục, tổ chức quản lý và sư dụng có hiệu quả thiết bị giáo dục trong giảng dạy và học tập theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. 2. Giáo viên có trách nhiệm sư dụng thiết bị giáo dục, tự làm đồ dùng dạy học theo các yêu cầu về nội dung và phương pháp được quy định trong chương trình giáo dục. Chương VII: NHÀ TRƯỜNG, GIA ĐÌNH VÀ XÃ HỘI: Điều 49. Ban đại diện cha mẹ học sinh Trường tiểu học có Ban đại diện cha mẹ học sinh của từng lớp và Ban đại diện cha mẹ học sinh của trường, tổ chức và hoạt động theo Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. Điều 50. Quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội 1. Nhà trường phối hợp với chính quyền, các ngành, đoàn thể địa phương, Ban đại diện cha mẹ học sinh của trường, các tổ chức chính trị - xã hội và cá nhân có liên quan, nhằm: a) Thống nhất quy mô, kế hoạch phát triển nhà trường, các biện pháp giáo dục học sinh và quan tâm giúp đỡ học sinh cá biệt; b) Huy động mọi lực lượng và nguồn lực của cộng đồng góp phần xây dựng cơ sở vật chất, thiết bị giáo dục của nhà trường, chăm lo cho sự nghiệp giáo dục, xây dựng phong trào học tập và môi trường giáo dục lành mạnh, an toàn; tạo điều kiện để học sinh được vui chơi, hoạt động văn hóa, thể dục thể thao phù hợp với lứa tuổi; c) Khuyến khích các tổ chức, cá nhân tài trợ, ủng hộ để phát triển sự nghiệp giáo dục. Không được lợi dụng việc tài trợ, ủng hộ cho giáo dục để ép buộc đóng góp tiền hoặc hiện vật. 2. Giáo viên chủ nhiệm liên hệ chặt chẽ với cha mẹ học sinh của lớp để: thông báo kết quả học tập của từng học sinh; thống nhất kế hoạch phối hợp giúp đỡ học sinh yếu, giáo dục học sinh cá biệt; biểu dương kịp thời học sinh nỗ lực học tập và rèn luyện tốt.. Tháng 2 năm 2013 Nội dung 11: (Hướng dẫn số 630/BGD&ĐT-NGCBQLGD ngày 16/2/2012 về việc đánh giá xếp loại phó hiệu trưởng các trường Mầm non, phổ thông và phó giám đốc TTGDTX = 4 tiết).

<span class='text_page_counter'>(105)</span> Trong thời gian qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành các thông tư quy định: Chuẩn hiệu trưởng trường mầm non (Thông tư số 17/2011/TT-BGDĐT ngày 14/4/2011), Chuẩn hiệu trưởng trường tiểu học (Thông tư số 14/2011/TT-BGDĐT ngày 8/4/2011), Chuẩn hiệu trưởng trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học (Thông tư số 29/2009/TT-BGDĐT ngày 22/10/2009) và Chuẩn giám đốc trung tâm giáo dục thường xuyên (Thông tư số 42/2010/TT-BGDĐT ngày 30/12/2010), sau đây thống nhất gọi là Thông tư Chuẩn cấp trưởng. Hiện nay, các địa phương và bộ, ngành có liên quan đã và đang triển khai, áp dụng đánh giá hiệu trưởng trường mầm non, trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học, giám đốc trung tâm giáo dục thường xuyên (gọi chung là cấp trưởng) theo Chuẩn. Để thống nhất, đồng bộ trong việc đánh giá, xếp loại đội ngũ phó hiệu trưởng, phó giám đốc trung tâm giáo dục thường xuyên (gọi chung là cấp phó), Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, giáo dục thường xuyên (gọi chung là nhà trường) triển khai thực hiện theo hướng dẫn sau đây: 1.Nguyên tắc, mục đích đánh giá cấp phó: (1 tiết) Cấp phó trong các cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học, trung học, thường xuyên là viên chức lãnh đạo nhà trường. Nhiệm vụ chủ yếu của cấp phó là giúp cấp trưởng trong công tác quản lý, điều hành hoạt động của cơ sở giáo dục. Đội ngũ cấp phó cũng là nguồn cán bộ quan trọng để lựa chọn bồi dưỡng, bổ nhiệm cấp trưởng hoặc các vị trí quản lý giáo dục cao hơn. Do đó, việc tự đánh giá và đánh giá (được gọi chung là đánh giá) đối với cấp phó phải được thực hiện trên cơ sở các công việc được cấp trưởng giao phụ trách. Thông qua việc đánh giá, cấp phó xây dựng kế hoạch học tập, rèn luyện, tự hoàn thiện nhằm nâng cao năng lực quản lý nhà trường. Trên cơ sở kết quả đánh giá cấp phó, cấp trưởng và cơ quan quản lý cấp trên chọn lựa, đưa vào quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, bổ nhiệm cũng như đề xuất, thực hiện các chế độ, chính sách đối với đội ngũ cấp phó các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, giáo dục thường xuyên. 2. Thành phần và quy trình đánh giá, xếp loại cấp phó: (1 tiết) 2.1Thành phần đánh giá, xếp loại Thành phần đánh giá, xếp loại cấp phó gồm: hiệu trưởng, các phó hiệu trưởng, (giám đốc, các phó giám đốc), đại diện tổ chức cơ sở Đảng, Ban Chấp hành Công đoàn, Ban Chấp hành Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Tổng phụ trách đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh; cán bộ, giáo viên, nhân viên cơ hữu của nhà trường. 2.2. Quy trình đánh giá, xếp loại cấp phó a) Cấp trưởng chủ trì thực hiện các bước sau: - Cấp phó tự đánh giá, xếp loại theo mẫu phiếu (Phụ lục I ban hành theo Thông tư Chuẩn cấp trưởng) sau khi đã chỉnh sưa cho phù hợp và báo cáo kết quả trước tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường; - Cán bộ, giáo viên, nhân viên cơ hữu của nhà trường đóng góp ý kiến và tham gia đánh giá cấp phó theo mẫu phiếu (Phụ lục II ban hành theo Thông tư Chuẩn cấp trưởng); - Các cấp phó khác, đại diện tổ chức cơ sở Đảng, Ban Chấp hành Công đoàn, Ban Chấp hành Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh của nhà trường, với sự.

<span class='text_page_counter'>(106)</span> chứng kiến của cấp phó được đánh giá, tổng hợp các ý kiến đóng góp và kết quả tham gia đánh giá cấp phó của cán bộ, giáo viên, nhân viên cơ hữu của nhà trường; phân tích các ý kiến đánh giá đó và có nhận xét, góp ý cho cấp phó theo mẫu phiếu (Phụ lục III ban hành theo Thông tư Chuẩn cấp trưởng). b) Thủ trưởng cơ quan quản lý trực tiếp của nhà trường chủ trì thực hiện các bước sau đây: - Tham khảo kết quả tự đánh giá, xếp loại của cấp phó, kết quả đánh giá, xếp loại của tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường và các nguồn thông tin xác thực khác, chính thức đánh giá, xếp loại cấp phó theo mẫu phiếu (Phụ lục IV ban hành theo Thông tư Chuẩn cấp trưởng) - Thông báo kết quả đánh giá, xếp loại tới cấp phó, tới tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường và lưu kết quả trong hồ sơ cán bộ. Lưu ý: Trong các bước tiến hành đánh giá cấp phó cần sư dụng mẫu phiếu trong các phụ lục ban hành kèm theo Thông tư Chuẩn cấp trưởng tương ứng, sau khi đã điều chỉnh một số tiêu đề, tiêu chí cho phù hợp với thành phần, đối tượng đánh giá. 3. Nội dung đánh giá, xếp loại, cách cho điểm các tiêu chí và xếp loại cấp phó: (1 tiết) 3.1. Nội dung đánh giá, xếp loại Cấp phó sẽ được đánh giá theo các Tiêu chuẩn được quy định trong Thông tư quy định dành cho cấp trưởng tương ứng. Cụ thể: Tiêu chuẩn 1, Phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp; Tiêu chuẩn 2, Năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm; Tiêu chuẩn 4, Năng lực tổ chức phối hợp với gia đình học sinh và xã hội (nếu có). Riêng Tiêu chuẩn 3, Năng lực quản lý nhà trường, tuỳ theo lĩnh vực hoạt động của cơ sở giáo dục được cấp trưởng phân công phụ trách, cấp phó sẽ được đánh giá theo các tiêu chí tương ứng. Vào đầu năm học, cấp trưởng thông báo trước tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường, báo cáo cơ quan quản lý trực tiếp về nội dung công việc cấp phó được phân công phụ trách và tổng số tiêu chí được đánh giá đối với từng cấp phó. 3.2. Cách cho điểm Cách cho điểm các tiêu chí khi đánh giá cấp phó cũng được tiến hành như đối với cấp trưởng. Các tiêu chí được chấm theo thang điểm 10 và làm tròn đến số nguyên. Lưu ý: Nếu trong 1 tiêu chí có nhiều yêu cầu, trong đó các yêu cầu được giao cho các cấp phó khác nhau thì khi cho điểm để đánh giá, xếp loại, các yêu cầu đó vẫn được tính điểm tối đa như điểm tối đa của tiêu chí. Trong quá trình đánh giá cấp phó, việc cho điểm theo các tiêu chí cũng phải dựa vào minh chứng cụ thể như trong đánh giá cấp trưởng. 3.3. Cách xếp loại Cách xếp loại đối với cấp phó cũng được tiến hành như xếp loại cấp trưởng, chỉ khác về điểm tối đa và điểm tối thiểu quy định cho mỗi mức xếp loại, tùy thuộc vào tổng số tiêu chí được áp dụng để đánh giá cấp phó theo nhiệm vụ được giao. Cụ thể là: nếu gọi N là tổng số tiêu chí để đánh giá cấp phó thì cách tính điểm và mức xếp loại thống nhất như sau:.

<span class='text_page_counter'>(107)</span> - Loại xuất sắc: Tổng số điểm các tiêu chí đạt được phải nằm trong khoảng N x 9 điểm trở lên và các tiêu chí phải đạt từ 8 điểm trở lên; - Loại khá: Tổng số điểm các tiêu chí đạt được phải nằm trong khoảng N x 7 điểm trở lên và các tiêu chí phải đạt từ 6 điểm trở lên; - Loại trung bình: Tổng số điểm các tiêu chí đạt được phải nằm trong khoảng N x 5 điểm trở lên và các tiêu chí của tiêu chuẩn 1 và 3 phải đạt từ 5 điểm trở lên, không có tiêu chí 0 điểm; - Loại kém (chưa đạt chuẩn): Tổng số điểm các tiêu chí đạt dưới N x 5 điểm trở xuống hoặc thuộc một trong hai trường hợp sau: có tiêu chí 0 điểm; có tiêu chí trong các tiêu chuẩn 1 và 3 dưới 5 điểm. Ví dụ: Chuẩn hiệu trưởng trường tiểu học có 4 tiêu chuẩn, 18 tiêu chí. Mỗi tiêu chí được đánh giá 10 điểm. Điểm tối đa của 18 tiêu chí là 180 điểm. Một cấp phó A được đánh giá theo 15 tiêu chí, tức là N = 15 (gồm Tiêu chuẩn 1: 5 tiêu chí; Tiêu chuẩn 2: 2 tiêu chí; Tiêu chuẩn 3: 6 tiêu chí (giả sư cấp phó này được giao nhiệm vụ giúp cấp trưởng chỉ đạo công tác liên quan với 6 tiêu chí đánh giá của Chuẩn); Tiêu chuẩn 4: 2 tiêu chí). Điểm tối đa được đánh giá là 150 điểm. Các mức xếp loại cấp phó A tùy thuộc vào số điểm đạt được, cụ thể là: - Loại xuất sắc: tổng số điểm từ 135 điểm (N x 9) trở lên và các tiêu chí phải đạt từ 8 điểm trở lên; - Loại khá: tổng số điểm từ 105 (N x 7) điểm trở lên và các tiêu chí phải đạt từ 6 trở lên; - Loại trung bình: tổng số điểm từ 75 (N x 5) điểm trở lên, các tiêu chí của tiêu chuẩn 1 và 3 phải đạt từ 5 điểm trở lên, không có tiêu chí 0 điểm. - Loại kém (chưa đạt chuẩn): tổng số điểm dưới 75 điểm (N x 5) hoặc thuộc một trong hai trường hợp sau: có tiêu chí 0 điểm; có tiêu chí trong các tiêu chuẩn 1 và 3 dưới 5 điểm. 4. Tổ chức thực hiện: (1 tiết) 4.1. Thời điểm đánh giá, xếp loại cấp phó các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, giáo dục thường xuyên được thực hiện theo thời điểm đánh giá, xếp loại cấp trưởng. 4.2. Đối với cấp phó của cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông công lập và trung tâm giáo dục thường xuyên, ngoài việc đánh giá, xếp loại theo Công văn hướng dẫn này, còn phải thực hiện đánh giá, xếp loại theo quy định hiện hành. 4.3. Trách nhiệm của các bộ, ngành, địa phương, cơ sở giáo dục - Các bộ, cơ quan ngang bộ quản lý các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức thực hiện Công văn này. - Giám đốc sở giáo dục và đào tạo tổ chức, chỉ đạo thực hiện Công văn này đối với các cơ sở giáo dục trực thuộc. - Trưởng phòng giáo dục và đào tạo tổ chức chỉ đạo thực hiện Công văn này đối với các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở và trường phổ thông có hai cấp tiểu học và trung học cơ sở. - Hiệu trưởng trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học, giám đốc trung tâm giáo dục thường xuyên tổ chức thực hiện Công văn này. - Chế độ báo cáo về kết quả đánh giá, xếp loại cấp phó cũng được thực hiện như đối với cấp trưởng..

<span class='text_page_counter'>(108)</span> Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có gì vướng mắc cần phản ánh kịp thời về Bộ Giáo dục và Đào tạo (qua Cục NG&CBQLCSGD) để được hướng dẫn thêm. KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG Đã kí Nguyễn Vinh Hiển Nội dung 12: (Thông tư số 21/2010/TT-BGD&ĐT ngày 20/7/2010 về điều lệ hội thi giáo viên dạy giỏi các cấp học phổ thông và GDTX = 5 tiết) ĐIỀU LỆ Hội thi giáo viên dạy giỏi các cấp học phổ thông và giáo dục thường xuyên (Ban hành kèm theo Thông tư số 21 /2010/TT-BGDĐT ngày 20 /7 /2010) Chương I: NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG: (1 tiết) Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng 1. Điều lệ Hội thi giáo viên dạy giỏi các cấp học phổ thông và giáo dục thường xuyên (sau đây gọi tắt là Hội thi) quy định: nội dung, hình thức thi, đối tượng và điều kiện tham dự Hội thi; thẩm quyền tổ chức Hội thi; Ban Tổ chức, Ban Thư ký, Ban Giám khảo và tổ chức Hội thi. 2. Điều lệ này áp dụng đối với giáo viên đang giảng dạy trong các trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông, trường phổ thông có nhiều cấp học; giáo viên đang giảng dạy chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học cơ sở, cấp trung học phổ thông (sau đây gọi chung là Chương trình giáo dục thường xuyên) và tổ chức, cá nhân có liên quan. Điều 2. Mục đích và yêu cầu của Hội thi Hội thi là một hoạt động chuyên môn nghiệp vụ của các trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông, trường phổ thông có nhiều cấp học và các trung tâm giáo dục thường xuyên (sau đây gọi chung là các trường). Hội thi được tổ chức định kỳ, theo quy mô từng cấp dưới sự chỉ đạo của các cơ quan quản lý giáo dục của địa phương và trung ương. 1. Mục đích Hội thi a) Tuyển chọn, công nhận và suy tôn giáo viên đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi các cấp học phổ thông, giáo viên dạy giỏi Chương trình giáo dục thường xuyên, tạo điều kiện để giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục (CBQLGD) thể hiện năng lực, học tập, trao đổi kinh nghiệm về giảng dạy; tổ chức lớp học; khai thác sư dụng sáng tạo, hiệu quả phương tiện, đồ dùng dạy học; thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông, Chương trình giáo dục thường xuyên; b) Góp phần triển khai các phong trào thi đua trong trường học; khuyến khích, động viên, tạo cơ hội và rèn luyện giáo viên, CBQLGD tự học và sáng tạo. Qua hội thi, các cơ sở giáo dục phát hiện, tuyên dương và nhân rộng những điển hình tiên tiến, góp phần tạo động lực phát triển sự nghiệp giáo dục của mỗi địa phương và của toàn ngành; c) Hội thi là một trong những căn cứ để đánh giá thực trạng đội ngũ, từ đó xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên, đáp ứng yêu cầu đổi mới của giáo dục..

<span class='text_page_counter'>(109)</span> 2. Yêu cầu của Hội thi a) Hội thi được tổ chức theo các môn học được quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông, Chương trình giáo dục thường xuyên; b) Việc tổ chức Hội thi phải đảm bảo tính khách quan, trung thực, công bằng, có tác dụng giáo dục, khuyến khích động viên giáo viên học hỏi, trao đổi, truyền đạt, phổ biến kinh nghiệm giảng dạy, nghiên cứu giáo dục. Điều 3. Các cấp tổ chức Hội thi a) Hội thi cấp trường được tổ chức mỗi năm một lần; b) Hội thi cấp huyện được tổ chức 2 năm một lần đối với giáo viên tiểu học, giáo viên trung học cơ sở. Việc tổ chức hội thi đối với giáo viên giảng dạy Chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học cơ sở căn cứ vào tình hình thực tế của từng địa phương; c) Hội thi cấp tỉnh được tổ chức 4 năm một lần; d) Liên hoan giáo viên dạy giỏi các cấp học phổ thông và giáo dục thường xuyên toàn quốc được tổ chức 5 năm một lần. Số lượng giáo viên dự thi mỗi Hội thi do trưởng ban tổ chức Hội thi quyết định căn cứ vào tình hình thực tế, điều kiện cơ sở vật chất và ngân sách của địa phương hàng năm. Điều 4. Thời gian và địa điểm tổ chức Hội thi a) Thời gian tổ chức Hội thi do hiệu trưởng hoặc giám đốc trung tâm giáo dục thường xuyên (sau đây gọi chung là hiệu trưởng) (đối với cấp trường), trưởng phòng giáo dục và đào tạo (đối với cấp huyện), giám đốc sở giáo dục và đào tạo (đối với cấp tỉnh) quyết định và được xác định trong kế hoạch hoạt động triển khai từ đầu năm học; b) Địa điểm tổ chức thi giáo viên giỏi các cấp do trưởng ban tổ chức Hội thi quyết định. Tuỳ thuộc vào điều kiện địa lý và số lượng giáo viên tham gia dự thi có thể chia thành các điểm thi, cụm thi nhỏ; c) Liên hoan giáo viên dạy giỏi các cấp học phổ thông và giáo dục thường xuyên toàn quốc sẽ có kế hoạch và những quy định tổ chức riêng. Điều 5. Công nhận danh hiệu giáo viên dạy giỏi Giáo viên tham gia đủ các nội dung Hội thi và đạt các yêu cầu theo quy định về đánh giá kết quả của giáo viên dự thi theo từng cấp quy định tại Điều 18 của Điều lệ này được công nhận là giáo viên dạy giỏi và được cấp giấy chứng nhận của cơ quan tổ chức Hội thi. Chương II: NỘI DUNG, HÌNH THỨC THI, ĐỐI TƯỢNG VÀ ĐIỀU KIỆN THAM DỰ HỘI THI: (1 tiết) Điều 6. Nội dung và hình thức thi giáo viên dạy giỏi 1. Nội dung thi a) Báo cáo sáng kiến kinh nghiệm hoặc kết quả nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng được đánh giá trong thời gian 4 năm học gần nhất năm tổ chức Hội thi; b) Một bài kiểm tra năng lực hiểu biết về kiến thức chuyên môn hoặc nghiệp vụ, kỹ năng sư phạm liên quan đến phạm vi chương trình giáo dục của cấp học mà giáo viên giảng dạy, hoặc những hiểu biết về chủ trương, đường lối, định hướng đổi mới giáo dục và các nội dung chỉ đạo của ngành (gọi tắt là bài thi kiểm tra năng lực);.

<span class='text_page_counter'>(110)</span> c) Thực hành giảng dạy 2 tiết trong chương trình giảng dạy tại thời điểm diễn ra Hội thi, trong đó có 1 tiết do giáo viên tự chọn và 1 tiết do Ban tổ chức xác định bằng hình thức bốc thăm. 2. Hình thức thi a) Giáo viên nộp cho Ban Tổ chức Hội thi văn bản báo cáo sáng kiến kinh nghiệm hoặc kết quả nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng có kèm theo nhận xét, đánh giá và xếp loại của nhà trường hoặc của phòng giáo dục và đào tạo, sở giáo dục và đào tạo; b) Bài thi kiểm tra năng lực là bài thi viết, hoặc thực hành (ví dụ sư dụng máy vi tính, sư dụng đồ dùng dạy học…). Thời gian thi do Trưởng ban tổ chức Hội thi quy định. Nếu là thi viết, có thể bằng hình thức tự luận, trắc nghiệm khách quan hoặc kết hợp cả 2 hình thức trên; c) Thực hành giảng dạy được tổ chức tại lớp học. Tiết học tham gia thi giảng là tiết học lần đầu tiên được giảng cho học sinh tại lớp học đó. Giáo viên được thông báo và có thời gian chuẩn bị cho tiết giảng trong thời gian ít nhất là 1 tuần trước thời điểm thi giảng. Điều 7. Đối tượng và điều kiện tham dự Hội thi giáo viên dạy giỏi các cấp 1. Cấp trường a) Đối tượng: Tham dự Hội thi cấp trường là giáo viên đang trực tiếp giảng dạy tại trường b) Điều kiện: - Giáo viên tham gia Hội thi phải có ít nhất một sáng kiến kinh nghiệm hoặc sản phẩm nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng đã triển khai có hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng dạy học, giáo dục học sinh. Sáng kiến kinh nghiệm, sản phẩm nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng phải được viết thành báo cáo và đã được nhà trường công nhận và xếp loại; - Giáo viên tham gia dự thi phải đạt chuẩn trình độ đào tạo trở lên; có thời gian trực tiếp giảng dạy liên tục từ 3 năm trở lên; có phẩm chất đạo đức tốt; có năng lực chuyên môn và năng lực tổ chức, quản lý lớp học được học sinh và đồng nghiệp đánh giá cao, được lãnh đạo nhà trường xác nhận. Đối với giáo viên các cấp học phổ thông ngoài các điều kiện trên còn phải được đánh giá, xếp loại khá trở lên theo Chuẩn nghề nghiệp giáo viên cấp học tương ứng. 2. Cấp huyện a) Đối tượng: Tham dự Hội thi cấp huyện là giáo viên đang trực tiếp làm công tác giảng dạy ở các trường học trên địa bàn huyện (quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh) tổ chức Hội thi. b) Điều kiện: Giáo viên tham dự Hội thi cấp huyện ngoài việc phải hội đủ những điều kiện của giáo viên tham gia Hội thi cấp trường còn phải có giấy chứng nhận đạt giáo viên dạy giỏi cấp trường trong 2 năm trước liền kề. Mỗi trường được thành lập một đội tuyển tham gia cấp huyện, số thành viên đội tuyển do Ban tổ chức Hội thi cấp huyện quy định theo điều kiện từng năm. 3. Cấp tỉnh a) Đối tượng: Tham dự Hội thi cấp tỉnh là giáo viên đang trực tiếp làm công tác giảng dạy ở các trường học trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tổ chức Hội thi..

<span class='text_page_counter'>(111)</span> b) Điều kiện: Giáo viên tham dự Hội thi cấp tỉnh ngoài việc phải hội đủ những điều kiện của giáo viên tham gia Hội thi cấp huyện (đối với giáo viên tiểu học, giáo viên trung học cơ sở, giáo viên giảng dạy Chương trình Giáo dục thường xuyên cấp trung học cơ sở), cấp trường (đối với giáo viên trung học phổ thông, giáo viên giảng dạy Chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học phổ thông) còn phải có giấy chứng nhận đạt giáo viên dạy giỏi cấp huyện 2 lần trong 4 năm trước liền kề (đối với giáo viên tiểu học, giáo viên trung học cơ sở, giáo viên giảng dạy Chương trình Giáo dục thường xuyên cấp trung học cơ sở) và cấp trường 2 lần trong 4 năm trước liền kề (đối với giáo viên trung học phổ thông, giáo viên giảng dạy Chương trình Giáo dục thường xuyên cấp trung học phổ thông). Mỗi huyện (đối với giáo viên tiểu học, giáo viên trung học cơ sở, giáo viên giảng dạy Chương trình Giáo dục thường xuyên cấp trung học cơ sở) và mỗi trường (đối với giáo viên trung học phổ thông và giáo viên giảng dạy Chương trình Giáo dục thường xuyên cấp trung học phổ thông) được thành lập một đội tuyển tham gia Hội thi cấp tỉnh, số thành viên đội tuyển do Ban tổ chức Hội thi cấp tỉnh quy định theo điều kiện từng năm. Chương III: THẨM QUYỀN TỔ CHỨC HỘI THI, BAN TỔ CHỨC, BAN THƯ KÝ VÀ GIÁM KHẢO HỘI THI: (1 tiết) Điều 8. Hội thi cấp trường Hội thi giáo viên dạy giỏi cấp trường do nhà trường tổ chức. Hiệu trưởng chịu trách nhiệm xây dựng nội dung, kế hoạch tổ chức Hội thi theo các quy định của Điều lệ này, thông báo kế hoạch tổ chức đến giáo viên ít nhất 1 tháng trước thời điểm diễn ra Hội thi. Điều 9. Hội thi cấp huyện Hội thi giáo viên dạy giỏi cấp huyện do phòng giáo dục và đào tạo tổ chức. Trưởng phòng giáo dục và đào tạo ban hành nội dung, kế hoạch tổ chức Hội thi theo các quy định của Điều lệ này. Kế hoạch tổ chức Hội thi phải được thông báo bằng văn bản đến các trường ít nhất là 1 tháng trước thời điểm diễn ra Hội thi. Điều 10. Hội thi cấp tỉnh Hội thi giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh do sở giáo dục và đào tạo tổ chức. Giám đốc sở giáo dục và đào tạo ban hành nội dung, kế hoạch tổ chức Hội thi theo các quy định của Điều lệ này. Kế hoạch tổ chức Hội thi phải được thông báo bằng văn bản đến phòng giáo dục và đào tạo (đối với giáo viên cấp tiểu học, giáo viên cấp trung học cơ sở, giáo viên giảng dạy Chương trình Giáo dục thường xuyên cấp trung học cơ sở) và tới trường (đối với giáo viên cấp trung học phổ thông và giáo viên giảng dạy Chương trình Giáo dục thường xuyên cấp trung học phổ thông) ít nhất là 2 tháng trước thời điểm diễn ra Hội thi. Điều 11. Liên hoan giáo viên dạy giỏi các cấp học phổ thông và giáo dục thường xuyên toàn quốc Liên hoan giáo viên dạy giỏi các cấp học phổ thông và giáo dục thường xuyên toàn quốc do Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo tổ chức và được thực hiện theo các quy định tại Điều 3, Điều 4 của Điều lệ này. Điều 12. Tổ chức, quyền hạn và nhiệm vụ của Ban Tổ chức Hội thi Thủ trưởng của đơn vị tổ chức Hội thi ra quyết định thành lập Ban Tổ chức. 1. Thành phần: Trưởng ban, phó trưởng ban và thành viên. a) Trưởng ban:.

<span class='text_page_counter'>(112)</span> - Hội thi cấp trường: là hiệu trưởng hoặc phó hiệu trưởng phụ trách công tác chuyên môn được uỷ quyền; - Hội thi cấp huyện: là trưởng phòng giáo dục và đào tạo hoặc phó trưởng phòng được uỷ quyền; - Hội thi cấp tỉnh: là giám đốc sở giáo dục và đào tạo hoặc phó giám đốc được uỷ quyền. b) Phó trưởng ban: - Hội thi cấp trường: là phó hiệu trưởng hoặc thư ký hội đồng; - Hội thi cấp huyện: là phó trưởng phòng giáo dục và đào tạo hoặc cán bộ phụ trách chuyên môn hoặc cán bộ phụ trách tổ chức; - Hội thi cấp tỉnh: là phó giám đốc sở giáo dục và đào tạo hoặc trưởng phòng chuyên môn hoặc trưởng phòng tổ chức cán bộ. c) Thành viên: là CBQLGD có kinh nghiệm, giáo viên có uy tín, có năng lực, có trình độ chuyên môn tốt. 2. Quyền hạn và nhiệm vụ của Ban Tổ chức Hội thi a) Tổ chức và điều hành toàn bộ các hoạt động của Hội thi theo quy định của Điều lệ này. b) Xây dựng nội dung, kế hoạch tổ chức Hội thi và gưi thông báo đến các đơn vị tham gia Hội thi; c) Chuẩn bị địa điểm, trang thiết bị phục vụ, cơ sở vật chất, kinh phí và các điều kiện đảm bảo cho Hội thi; d) Soạn thảo chương trình hoạt động, nội quy và lịch thi; đ) Tổng kết, đánh giá và công bố kết quả Hội thi; e) Thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền cho Hội thi, thực hiện chế độ báo cáo cơ quan quản lý theo quy định và các nhiệm vụ khác liên quan. Điều 13. Nhiệm vụ và quyền hạn của Trưởng Ban Tổ chức Hội thi 1. Điều hành toàn bộ các hoạt động của Hội thi, ra quyết định thành lập Ban Đề thi, Ban Thư ký, Ban Giám khảo và các tiểu ban. Các ban và tiểu ban làm việc dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Trưởng Ban Tổ chức. 2. Quyết định cơ cấu giải thưởng của Hội thi. 3. Quyết định tước bỏ quyền dự thi của giáo viên, quyền chấm thi của giám khảo nếu vi phạm những quy định trong Điều lệ Hội thi. Điều 14. Thành phần, nhiệm vụ và quyền hạn của Ban Thư ký Hội thi 1. Thành phần: a) Trưởng Ban Thư ký: là một trong những thành viên của Ban Tổ chức Hội thi. b) Thành viên: gồm thư ký tổng hợp và thư ký các tiểu ban giám khảo. 2. Nhiệm vụ và quyền hạn: a) Ban Thư ký là bộ phận thường trực, giữ mối liên hệ với các thành viên trong Ban Tổ chức, Ban Giám khảo; b) Giúp Trưởng Ban Tổ chức Hội thi chuẩn bị các nội dung để tiến hành các cuộc họp Ban Tổ chức, các văn bản chỉ đạo và triển khai Hội thi; c) Giới thiệu, đề xuất những người có đủ năng lực để tham gia Ban Giám khảo và trình Trưởng Ban Tổ chức quyết định thành lập Ban Giám khảo; d) Tổng hợp kết quả chấm thi, báo cáo Trưởng Ban Tổ chức Hội thi; đ) Giải quyết các yêu cầu chuyên môn; e) Tiếp nhận hồ sơ đăng ký dự thi;.

<span class='text_page_counter'>(113)</span> g) Viết báo cáo tổng kết Hội thi. Ban Thư ký phải tuân thủ các quy định về bảo mật trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. Điều 15. Thành phần, nhiệm vụ và quyền hạn của Ban Giám khảo Hội thi 1. Thành phần a) Trưởng ban: là Trưởng Ban Tổ chức hoặc Phó Trưởng Ban tổ chức Hội thi; b) Phó trưởng ban; c) Các tiểu ban: gồm các thành viên cùng lĩnh vực chuyên môn, thực hiện việc đánh giá các nội dung theo quy định tại Điều 6 và Điều 7 của Điều lệ này. Mỗi tiểu ban có một trưởng tiểu ban. - Thành viên ban giám khảo là giáo viên các cấp học đã được công nhận có năng lực xuất sắc trong hoạt động chuyên môn; có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, có khả năng nhận xét, đánh giá sáng kiến kinh nghiệm, kết quả nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng, bài thi kiểm tra năng lực, bài giảng của giáo viên; có thực tiễn, kinh nghiệm và đã đạt kết quả cao trong quản lý, giáo dục học sinh; có uy tín với đồng nghiệp; - Thành viên ban giám khảo là giảng viên chính trở lên trong các trường, khoa sư phạm đào tạo giáo viên cấp học tương ứng với Hội thi; - Thành viên ban giám khảo là chuyên viên phụ trách môn học thuộc các phòng giáo dục và đào tạo, các sở giáo dục và đào tạo. 2. Nhiệm vụ và quyền hạn của các thành viên ban giám khảo a) Đọc đánh giá sáng kiến kinh nghiệm, kết quả nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng, coi thi, chấm bài thi kiểm tra năng lực theo lịch của Ban tổ chức; b) Dự giờ, trao đổi, nhận xét, đánh giá bài giảng của giáo viên; 3. Quyền hạn và nhiệm vụ của Trưởng Ban Giám khảo a) Chịu trách nhiệm tổ chức, theo dõi, kiểm tra đôn đốc toàn bộ các hoạt động chấm thi; b) Liên hệ thường xuyên với Trưởng Ban Tổ chức Hội thi để giải quyết các vấn đề phát sinh; c) Phân công nhiệm vụ cho các thành viên. 4. Nhiệm vụ và quyền hạn của Trưởng tiểu ban a) Điều khiển các hoạt động của tiểu ban theo quy định; b) Liên hệ với Trưởng Ban Giám khảo để giải quyết các vấn đề liên quan; c) Theo dõi hoạt động của tiểu ban để phản ánh kịp thời và đề xuất với Trưởng Ban Giám khảo những kiến nghị và những điều chỉnh cần thiết về chuyên môn trong quá trình Hội thi; d) Tổ chức cho các thành viên trong tiểu ban trao đổi, nhận xét đánh giá sáng kiến kinh nghiệm, kết quả nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng, bài thi kiểm tra năng lực, giờ dạy với giáo viên tham dự Hội thi. Chương IV: TỔ CHỨC HỘI THI: (1 tiết) Điều 16. Kế hoạch Hội thi, hồ sơ đăng ký dự thi 1. Kế hoạch Hội thi do cấp tổ chức Hội thi quy định, bao gồm: a) Mục đích, yêu cầu của Hội thi; b) Nội dung, hình thức thi; c) Đối tượng, số lượng và điều kiện đăng ký dự thi; d) Thời gian, địa điểm, kinh phí tổ chức Hội thi;.

<span class='text_page_counter'>(114)</span> đ) Những nội dung đánh giá bài thi kiểm tra năng lực, giờ dạy và sáng kiến kinh nghiệm, sản phẩm nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng của giáo viên tham dự Hội thi; e) Đánh giá kết quả của giáo viên dự thi và cơ cấu giải thưởng của Hội thi. 2. Hồ sơ đăng ký dự thi gồm: - Danh sách Trưởng đoàn, Phó trưởng đoàn và các giáo viên đăng ký dự thi; - Tóm tắt thành tích cá nhân của các giáo viên tham dự Hội thi (có xác nhận của Hiệu trưởng); - Sáng kiến kinh nghiệm hoặc sản phẩm nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng của các giáo viên tham dự Hội thi. 3. Hồ sơ được gưi về Ban Tổ chức Hội thi theo quy định tại Chương III của Điều lệ này. Điều 17. Tổ chức thi và đánh giá các nội dung thi 1. Tổ chức thi Ban Tổ chức sắp xếp thời gian tiến hành các nội dung thi, thông báo lịch thi cho các đơn vị tham gia, tạo điều kiện để giáo viên và CBQLGD dự giờ thi giảng. 2. Đánh giá các nội dung thi a) Sáng kiến kinh nghiệm hoặc báo cáo nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng được đánh giá theo thang điểm 10 do trưởng ban tổ chức Hội thi quy định, được 2 giám khảo chấm độc lập; Đối với các sáng kiến kinh nghiệm hoặc báo cáo nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng đã được cơ quan quản lý giáo dục đồng cấp với cơ quan tổ chức Hội thi đánh giá xếp loại thì sẽ sư dụng kết quả đánh giá, xếp loại đó chuyển sang đánh giá theo thang điểm 10 theo quy định của trưởng ban tổ chức Hội thi. b) Bài thi kiểm tra năng lực được đánh giá theo theo thang điểm 10, theo hướng dẫn chấm thi của Ban ra đề. Bài thi do 2 giám khảo chấm độc lập; c) Bài thi giảng được đánh giá và cho điểm theo mẫu phiếu đánh giá tiết giảng của Bộ hoặc Sở Giáo dục và Đào tạo quy định đối với từng cấp học. Mỗi bài thi giảng có từ 2 giám khảo trở lên chấm điểm độc lập. Sau khi giáo viên hoàn thành các bài thi giảng, Ban Giám khảo gặp gỡ với giáo viên dự thi và CBQLGD để trao đổi, nhận xét đánh giá những ưu điểm, nhược điểm chính của giờ dạy theo yêu cầu cơ bản của phiếu đánh giá tiết giảng. Đồng thời đóng góp ý kiến, rút kinh nghiệm, nghe ý kiến phản hồi từ phía giáo viên tham gia Hội thi. Điểm kết luận của mỗi nội dung thi là trung bình cộng điểm của các giám khảo. Trong trường hợp không đạt được sự thống nhất giữa các giám khảo thì Trưởng ban Giám khảo báo cáo Trưởng ban Tổ chức Hội thi xem xét quyết định. Điều 18. Đánh giá kết quả của giáo viên dự thi Giáo viên đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp trường, cấp huyện và cấp tỉnh phải đạt các yêu cầu sau: a) Sáng kiến kinh nghiệm hoặc báo cáo nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng đạt 6 điểm trở lên; b) Bài thi kiểm tra năng lực đạt từ 8 điểm trở lên; c) Các bài thi giảng đạt loại khá trở lên, trong đó phải có ít nhất 1 bài thi giảng đạt loại giỏi. Điều 19. Xếp hạng các đoàn tham dự Hội thi.

<span class='text_page_counter'>(115)</span> Việc xếp hạng các đoàn tham dự Hội thi căn cứ vào điểm đạt được của các giáo viên dự thi và các yêu cầu khác do Ban tổ chức Hội thi quy định, được thông báo trước trong kế hoạch tổ chức Hội thi. Điều 20. Tổng kết và công bố kết quả Hội thi 1. Kết quả Hội thi được công bố tại buổi tổng kết Hội thi và được gưi đến các đơn vị dự thi. 2. Báo cáo kết quả Hội thi về cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp. Nội dung báo cáo gồm: a) Đề bài thi kiểm tra năng lực sư dụng trong Hội thi; b) Tên bài thi giảng và người thực hiện bài thi; c) Nội dung và đánh giá kết quả Hội thi; d) Danh sách giáo viên đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi trong Hội thi; đ) Danh sách khen thưởng cá nhân và đồng đội đạt giải của Hội thi. Điều 21. Sử dụng kết quả Hội thi 1. Kết quả Hội thi là căn cứ để đánh giá, xếp loại thi đua của đơn vị và cá nhân. 2. Danh hiệu giáo viên dạy giỏi là căn cứ để xem xét, thực hiện các chế độ chính sách đối với giáo viên. 3. Căn cứ điều kiện cụ thể, Uỷ ban nhân dân các cấp, các cơ quan quản lý giáo dục địa phương quy định chế độ ưu đãi đối với giáo viên đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi, đối với tập thể có nhiều thành tích trong Hội thi. KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG (đã ký) Nguyễn Vinh Hiển Nội dung 13: Thông tư 36/2009/TT/BGD&ĐT ngày 7/12/2009 thông tư ban hành quy định kiểm tra công nhận phổ cập GDTH và phổ cập GDTH đúng độ tuổi (5 tiết) Số: 36/2009/TT-BGDĐT THÔNG TƯ (1 Tiết) BAN HÀNH QUY ĐỊNH KIỂM TRA, CÔNG NHẬN PHỔ CẬP GIÁO DỤC TIỂU HỌC VÀ PHỔ CẬP GIÁO DỤC TIỂU HỌC ĐÚNG ĐỘ TUỔI Căn cứ Luật Giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2005; Căn cứ Luật Phổ cập giáo dục tiểu học ngày 12 tháng 8 năm 1991; Căn cứ Nghị định số 178/2007/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2007 của Chính Phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ,cơ quan ngang Bộ; Căn cứ Nghị định số 32/2008/NĐ-CP ngày 19 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ về quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo; Căn cứ Nghị định số 338/HĐBT ngày 26 tháng 10 năm 1991 của Hội đồng Bộ trưởng về việc thi hành Luật Phổ cập giáo dục tiểu học;.

<span class='text_page_counter'>(116)</span> Căn cứ Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục; Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Quyết định: Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này Quy định kiểm tra, công nhận Phổ cập giáo dục tiểu học và Phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi. Điều 2. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20 tháng 01 năm 2010. Thông tư này thay thế Quyết định số 28/1999/QĐ-BGDĐT ngày 23 tháng 6 năm 1999 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Quy định kiểm tra, đánh giá và công nhận Phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi. Các quy định trước đây trái với Thông tư này đều bị bãi bỏ. Điều 3. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch Tài chính, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Giám đốc các sở giáo dục và đào tạo chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này. KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG Nguyễn Vinh Hiển QUY ĐỊNH KIỂM TRA, CÔNG NHẬN PHỔ CẬP GIÁO DỤC TIỂU HỌC VÀ PHỔ CẬP GIÁO DỤC TIỂU HỌC ĐÚNG ĐỘ TUỔI (Ban hành kèm theo Thông tư số 36 /2009/TT-BGDĐT Ngày 04 tháng12 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) Chương I: QUY ĐỊNH CHUNG: (1Tiết) Điều 1. Phạm vi điều chỉnh Thông tư này quy định về kiểm tra, công nhận Phổ cập giáo dục tiểu học (sau đây viết tắt là PCGDTH) và Phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi (sau đây viết tắt là PCGDTHĐĐT) bao gồm: tiêu chuẩn PCGDTH; tiêu chuẩn PCGDTHĐĐT; kiểm tra, công nhận PCGDTH và PCGDTHĐĐT. Điều 2. Đối tượng áp dụng Quy định này áp dụng cho trẻ em trong độ tuổi từ 6 tuổi đến 14 tuổi (tính theo năm); các xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là đơn vị cơ sở); các huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là đơn vị cấp huyện); các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là đơn vị cấp tỉnh). Điều 3. Mục đích, yêu cầu 1. Củng cố kết quả PCGDTH, đẩy mạnh PCGDTHĐĐT, từng bước nâng cao chất lượng giáo dục tiểu học. 2. Kiểm tra, công nhận PCGDTH, PCGDTHĐĐT đảm bảo đúng thực chất, nghiêm túc, khách quan. Điều 4. Mức độ công nhận đạt chuẩn.

<span class='text_page_counter'>(117)</span> Kết quả PCGDTH được công nhận theo các mức độ đạt chuẩn: PCGDTH; PCGDTHĐĐT mức độ 1; PCGDTHĐĐT mức độ 2. Chương II: TIÊU CHUẨN PHỔ CẬP GIÁO DỤC TIỂU HỌC VÀ PHỔ CẬP GIÁO DỤC TIỂU HỌC ĐÚNG ĐỘ TUỔI: (1Tiết) Điều 5. Tiêu chuẩn Phổ cập giáo dục tiểu học 1. Đối với cá nhân: Trẻ em được công nhận đạt chuẩn PCGDTH phải hoàn thành chương trình tiểu học trước độ tuổi 15 tuổi. 2. Đối với đơn vị cơ sở: a) Đơn vị cơ sở được công nhận đạt chuẩn về PCGDTH phải có 80% trở lên số trẻ em trong độ tuổi 14 tuổi hoàn thành chương trình tiểu học; b) Đối với miền núi, vùng khó khăn phải có 70% trở lên số trẻ em trong độ tuổi 14 tuổi hoàn thành chương trình tiểu học. 3. Đối với đơn vị cấp huyện, đơn vị cấp tỉnh: a) Đơn vị cấp huyện, đơn vị cấp tỉnh được công nhận đạt chuẩn về PCGDTH phải có 90% trở lên số đơn vị cơ sở được công nhận đạt chuẩn PCGDTH; b) Đối với miền núi, vùng khó khăn phải có 80% trở lên số đơn vị cơ sở được công nhận đạt chuẩn PCGDTH. Điều 6. Tiêu chuẩn Phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi mức độ 1 1. Đối với cá nhân: Trẻ em được công nhận đạt chuẩn PCGDTHĐĐT mức độ 1 phải hoàn thành chương trình tiểu học ở độ tuổi 11 tuổi. 2. Đối với đơn vị cơ sở: Đơn vị cơ sở được công nhận đạt chuẩn PCGDTHĐĐT mức độ 1 phải đạt những điều kiện sau: a) Học sinh: - Huy động được 95% trở lên số trẻ em ở độ tuổi 6 tuổi vào lớp 1; - Có 80% trở lên số trẻ em ở độ tuổi 11 tuổi hoàn thành chương trình tiểu học, số trẻ em ở độ tuổi 11 tuổi còn lại đang học các lớp tiểu học. b) Giáo viên: - Đảm bảo số lượng giáo viên để dạy đủ các môn học theo chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học; - Đạt tỉ lệ 1,20 giáo viên/lớp trở lên đối với trường tiểu học tổ chức dạy học 5 buổi/tuần; 1,30 giáo viên/lớp trở lên đối với trường tiểu học có tổ chức dạy học trên 5 buổi/tuần; - Có 80% trở lên số giáo viên đạt trình độ chuẩn đào tạo, trong đó có 20% trở lên đạt trình độ trên chuẩn. c) Cơ sở vật chất: - Có mạng lưới trường, lớp phù hợp, tạo điều kiện cho trẻ em đi học thuận lợi; - Có số phòng học đạt tỉ lệ 0,5 phòng/lớp trở lên. Phòng học an toàn; có bảng, đủ bàn ghế cho học sinh, giáo viên; đủ ánh sáng, thoáng mát về mùa hè, ấm về mùa đông; có điều kiện tối thiểu dành cho học sinh khuyết tật học tập thuận lợi; - Trường học có thư viện, phòng y tế học đường, phòng thiết bị giáo dục; phòng truyền thống và hoạt động Đội; có sân chơi, sân tập an toàn, được sư dụng thường xuyên;.

<span class='text_page_counter'>(118)</span> - Trường học xanh, sạch, đẹp; an toàn; có nguồn nước sạch; có hệ thống thoát nước; có khu vệ sinh dành riêng cho nam, nữ, học sinh, giáo viên, đảm bảo sạch sẽ, sư dụng thuận tiện. 3. Đối với đơn vị cấp huyện, đơn vị cấp tỉnh: Đơn vị cấp huyện, đơn vị cấp tỉnh được công nhận đạt chuẩn PCGDTHĐĐT mức độ 1 phải có 90% trở lên số đơn vị cơ sở được công nhận đạt chuẩn PCGDTHĐĐT mức độ 1; số đơn vị cơ sở còn lại phải đạt chuẩn PCGDTH. Điều 7. Tiêu chuẩn Phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi mức độ 2 1. Đối với cá nhân: Trẻ em được công nhận đạt chuẩn PCGDTHĐĐT mức độ 2 phải hoàn thành chương trình tiểu học ở độ tuổi 11 tuổi. 2. Đối với đơn vị cơ sở: Đơn vị cơ sở được công nhận đạt chuẩn PCGDTHĐĐT mức độ 2 phải đạt những điều kiện sau: a) Học sinh: - Huy động được 98% trở lên số trẻ em ở độ tuổi 6 tuổi vào lớp 1; - Có 90% trở lên số trẻ em ở độ tuổi 11 tuổi hoàn thành chương trình tiểu học, số trẻ em ở độ tuổi 11 tuổi còn lại đang học các lớp tiểu học; - Có 50% trở lên số học sinh học 9-10 buổi/tuần. b) Giáo viên: - Đạt tỉ lệ 1,20 giáo viên/lớp trở lên đối với trường tiểu học tổ chức dạy học 5 buổi/tuần; 1,35 giáo viên/lớp trở lên đối với trường tiểu học tổ chức 50% trở lên số học sinh học 9-10 buổi/tuần; - Có 100% số giáo viên đạt trình độ chuẩn đào tạo, trong đó có 50% trở lên đạt trình độ trên chuẩn đào tạo; - Có đủ giáo viên chuyên trách dạy các môn: Mĩ thuật, Âm nhạc, Thể dục, Tin học, Ngoại ngữ. c) Cơ sở vật chất: - Có mạng lưới trường, lớp phù hợp tạo điều kiện cho trẻ em đi học thuận lợi; - Có số phòng học đạt tỉ lệ 0,8 phòng/lớp trở lên. Phòng học an toàn; có bảng, đủ bàn ghế đúng quy cách cho học sinh, giáo viên; đủ ánh sáng, thoáng mát về mùa hè, ấm về mùa đông; có tủ đựng hồ sơ, thiết bị dạy học; có điều kiện tối thiểu dành cho học sinh khuyết tật học tập thuận lợi; - Trường học có văn phòng; thư viện; phòng giáo viên; phòng hiệu trưởng; phòng phó hiệu trưởng; phòng thiết bị giáo dục; phòng giáo dục nghệ thuật; phòng truyền thống và hoạt động Đội; phòng y tế học đường; phòng hỗ trợ học sinh khuyết tật; phòng thường trực, bảo vệ. Các phòng có đủ các phương tiện, thiết bị cần thiết để phục vụ hoạt động dạy học và giáo dục trong nhà trường; - Trường học có sân chơi, sân tập với tổng diện tích chiếm 30% trở lên diện tích mặt bằng của trường; có đồ chơi, thiết bị vận động cho học sinh, đảm bảo điều kiện cho học sinh vui chơi và tập luyện an toàn. - Đối với các trường tổ chức bán trú cho học sinh phải có chỗ ăn, chỗ nghỉ đảm bảo các yêu cầu vệ sinh, sức khoẻ cho học sinh; - Trường học có cổng, tường hoặc hàng rào cây xanh bao quanh trường; có nguồn nước sạch, có hệ thống thoát nước; có khu để xe; có khu vệ sinh sạch sẽ, thuận tiện dành riêng cho nam, nữ, học sinh, giáo viên; đảm bảo môi trường xanh, sạch, đẹp, an toàn và thân thiện; không có hàng quán, nhà ở trong khu vực trường. 3. Đối với đơn vị cấp huyện, đơn vị cấp tỉnh:.

<span class='text_page_counter'>(119)</span> a) Đơn vị cấp huyện được công nhận đạt chuẩn PCGDTHĐĐT mức độ 2 phải có 90% trở lên số đơn vị cơ sở được công nhận đạt chuẩn PCGDTHĐĐT mức độ 2; số đơn vị cơ sở còn lại phải đạt chuẩn PCGDTHĐĐT mức độ 1; b) Đơn vị cấp tỉnh được công nhận đạt chuẩn PCGDTHĐĐT mức độ 2 phải đạt chuẩn PCGDTHĐĐT mức độ 1 và có 100% đơn vị cấp huyện được công nhận đạt chuẩn PCGDTHĐĐT mức độ 2. Chương III: KIỂM TRA, CÔNG NHẬN PHỔ CẬP GIÁO DỤC TIỂU HỌC VÀ PHỔ CẬP GIÁO DỤC TIỂU HỌC ĐÚNG ĐỘ TUỔI: (1Tiết) Điều 8. Thời điểm kiểm tra, công nhận, công nhận lại 1. Hằng năm, đơn vị cơ sở, đơn vị cấp huyện, đơn vị cấp tỉnh tổ chức tự kiểm tra, công nhận hoặc công nhận lại để có biện pháp củng cố, duy trì kết quả PCGDTH, đẩy mạnh PCGDTHĐĐT, nâng cao chất lượng giáo dục tiểu học. 2. Thời điểm kiểm tra, công nhận, công nhận lại: a) Đơn vị cơ sở tổ chức tự kiểm tra, công nhận hoặc công nhận lại vào tháng 9; đơn vị cấp huyện, đơn vị cấp tỉnh tổ chức tự kiểm tra, công nhận hoặc công nhận lại vào tháng 10; b) Bộ Giáo dục và Đào tạo tổng hợp kết quả PCGDTH, PCGDTHĐĐT toàn quốc vào tháng 11; tổ chức kiểm tra, công nhận, công nhận lại theo đề nghị của các đơn vị cấp tỉnh. Điều 9. Kiểm tra, công nhận, công nhận lại theo mức độ đạt chuẩn 1. Đối với đơn vị chưa được công nhận đạt chuẩn PCGDTHĐĐT mức độ 1: kiểm tra kết quả duy trì, công nhận lại PCGDTH; kiểm tra, công nhận đạt chuẩn PCGDTHĐĐT mức độ 1. 2. Đối với đơn vị đã được công nhận đạt chuẩn PCGDTHĐĐT mức độ 1: kiểm tra kết quả duy trì, công nhận lại PCGDTHĐĐT mức độ 1; kiểm tra, công nhận đạt chuẩn PCGDTHĐĐT mức độ 2. 3. Đối với đơn vị đã được công nhận đạt chuẩn PCGDTHĐĐT mức độ 2: kiểm tra kết quả duy trì, công nhận lại PCGDTHĐĐT mức độ 2. Điều 10. Thẩm quyền kiểm tra, công nhận, công nhận lại 1. Đối với đơn vị đề nghị kiểm tra, công nhận lần đầu: đơn vị cấp huyện, đơn vị cấp tỉnh, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức kiểm tra tại đơn vị trực thuộc, ra quyết định công nhận các đơn vị đạt chuẩn. 2. Đối với đơn vị đề nghị kiểm tra, công nhận lại: đơn vị cấp huyện, đơn vị cấp tỉnh, Bộ Giáo dục và Đào tạo xem xét hồ sơ, tổ chức kiểm tra xác suất đơn vị trực thuộc, ra quyết định công nhận lại các đơn vị đạt chuẩn. 3. Đối với đơn vị đã được công nhận đạt chuẩn, nếu hai năm liền không duy trì kết quả phổ cập thì bị xoá tên trong danh sách đã đạt chuẩn; việc công nhận lại phải được thực hiện như đối với đơn vị được kiểm tra, công nhận lần đầu. Điều 11. Nội dung kiểm tra 1. Kiểm tra việc thực hiện và kết quả PCGDTH, PCGDTHĐĐT mức độ 1, PCGDTHĐĐT mức độ 2 thông qua báo cáo của Ban chỉ đạo phổ cập. 2. Kiểm tra hồ sơ phổ cập. 3. Kiểm tra thực tế cơ sở vật chất; dự giờ, khảo sát chất lượng dạy học của giáo viên và học sinh. Trường hợp cần thiết có thể kiểm tra tới hộ gia đình; 4. Lập biên bản kiểm tra. Điều 12. Hồ sơ kiểm tra, công nhận.

<span class='text_page_counter'>(120)</span> 1. Đối với đơn vị cơ sở gồm: a) Báo cáo tình hình thực hiện và kết quả PCGDTH, PCGDTHĐĐT mức độ 1, PCGDTHĐĐT mức độ 2; b) Các biểu thống kê tổng hợp trẻ em trong diện PCGDTHĐĐT, đội ngũ giáo viên tiểu học và cơ sở vật chất cho giáo dục tiểu học; c) Biên bản tự kiểm tra; d) Quyết định của đơn vị cấp huyện công nhận đơn vị cơ sở; e) Danh sách học sinh hoàn thành chương trình tiểu học; g) Sổ theo dõi PCGDTH; h) Sổ đăng bộ. 2. Đối với đơn vị cấp huyện, đơn vị cấp tỉnh gồm: a) Báo cáo tình hình thực hiện và kết quả PCGDTH, PCGDTHĐĐT mức độ 1, PCGDTHĐĐT mức độ 2; b) Biểu thống kê tổng hợp trẻ em trong diện PCGDTHĐĐT, đội ngũ giáo viên tiểu học và cơ sở vật chất cho giáo dục tiểu học của đơn vị cấp huyện, đơn vị cấp tỉnh; c) Quyết định của đơn vị cấp huyện, đơn vị cấp tỉnh công nhận đơn vị trực thuộc; d) Biên bản kiểm tra các đơn vị trực thuộc. Chương IV: TỔ CHỨC THỰC HIỆN: (1 Tiết) Điều 13. Quy trình kiểm tra, công nhận, công nhận lại 1. Đối với đơn vị cơ sở: a) Tự kiểm tra đánh giá kết quả PCGDTH, PCGDTHĐĐT mức độ 1, PCGDTHĐĐT mức độ 2; lập biên bản tự kiểm tra; b) Lập hồ sơ, đề nghị đơn vị cấp huyện kiểm tra, công nhận hoặc công nhận lại theo mức độ chuẩn đã đạt được. 2. Đối với đơn vị cấp huyện: a) Tiếp nhận, xem xét hồ sơ; thành lập đoàn kiểm tra; tổ chức kiểm tra tại đơn vị cơ sở; lập biên bản kiểm tra; ra quyết định công nhận hoặc công nhận lại các đơn vị cơ sở đạt chuẩn; b) Tự kiểm tra kết quả PCGDTH, PCGDTHĐĐT mức độ 1, PCGDTHĐĐT mức độ 2; lập hồ sơ, đề nghị đơn vị cấp tỉnh kiểm tra, công nhận hoặc công nhận lại. 3. Đối với đơn vị cấp tỉnh: a) Tiếp nhận, xem xét hồ sơ; thành lập đoàn kiểm tra; tổ chức kiểm tra tại đơn vị cấp huyện; lập biên bản kiểm tra; ra quyết định công nhận hoặc công nhận lại các đơn vị cấp huyện đạt chuẩn; b) Tự kiểm tra kết quả PCGDTH, PCGDTHĐĐT mức độ 1 hoặc PCGDTHĐĐT mức độ 2; lập hồ sơ, đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo kiểm tra, công nhận hoặc công nhận lại. 4. Bộ Giáo dục và Đào tạo: a) Tiếp nhận, xem xét hồ sơ đề nghị kiểm tra, công nhận, công nhận lại PCGDTHĐĐT mức độ 1 hoặc PCGDTHĐĐT mức độ 2 của đơn vị cấp tỉnh; b) Thành lập đoàn kiểm tra, tổ chức kiểm tra tại đơn vị cấp tỉnh, lập biên bản kiểm tra; c) Ra quyết định công nhận hoặc công nhận lại đơn vị cấp tỉnh đạt chuẩn. Điều 14. Trách nhiệm của các đơn vị 1. Hằng năm, Uỷ ban nhân dân đơn vị cơ sở có trách nhiệm lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch PCGDTH, PCGDTHĐĐT; chỉ đạo, đôn đốc kiểm tra các ban,.

<span class='text_page_counter'>(121)</span> ngành, đoàn thể tham gia công tác PCGDTH, PCGDTHĐĐT; tổ chức tự kiểm tra đánh giá, đề nghị Uỷ ban nhân dân đơn vị cấp huyện kiểm tra, công nhận hoặc công nhận lại; báo cáo kết quả PCGDTH, PCGDTHĐĐT cho Uỷ ban nhân dân đơn vị cấp huyện. 2. Hằng năm, Uỷ ban nhân dân đơn vị cấp huyện có trách nhiệm lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch PCGDTH, PCGDTHĐĐT; chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra các ban, ngành, đoàn thể cấp huyện tham gia thực hiện công tác PCGDTH, PCGDTHĐĐT; tổ chức kiểm tra, công nhận hoặc công nhận lại đơn vị cơ sở; đề nghị Uỷ ban nhân dân đơn vị cấp tỉnh kiểm tra, công nhận hoặc công nhận lại; báo cáo kết quả PCGDTH, PCGDTHĐĐT cho Uỷ ban nhân dân đơn vị cấp tỉnh. 3. Hằng năm, Uỷ ban nhân dân đơn vị cấp tỉnh có trách nhiệm lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch PCGDTH, PCGDTHĐĐT; chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra các ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh tham gia thực hiện công tác PCGDTH, PCGDTHĐĐT; tổ chức kiểm tra, công nhận hoặc công nhận lại đơn vị cấp huyện; đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo kiểm tra, công nhận hoặc công nhận lại; báo cáo kết quả PCGDTH, PCGDTHĐĐT cho Bộ Giáo dục và Đào tạo.. Tháng 3 năm 2013 Nội dung 14: Kinh nghiệm về nội dung, hình thức, phương pháp tổ chức HĐGDNGLL ( 6 tiết) I. MỤC TIÊU HĐGDNGLL Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC : (1 Tiết) 1. Mục tiêu chung - HĐGDNGLL ở trường Tiểu học nhằm góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục tiểu học, góp phần hình thành những cơ sở ban đầu rất quan trọng cho sự phát triển toàn diện, hài hòa của HS. 2. Mục tiêu cụ thể - Góp phần củng cố, khắc sâu và phát triển ở HS Tiểu học những KT về tự nhiên, XH và con người phù hợp với lứa tuổi. - Bước đầu hình thành cho các em năng lực thực tiễn, năng lực hoạt động chính trị- xã hội, năng lực thích ứng, năng lực hòa nhập, … - Bước đầu hình thành cho HS các phẩm chất quan trọng như: tinh thần đồng đội, tính mạnh dạn, tự tin, tự trọng, kỉ luật, trách nhiệm, nhân ái, khoan dung, cảm thông, chia sẻ, trung thực, hợp tác, yêu lao động,… - Phát triển ở HS các KN hoạt động tập thể và các KNS cần thiết, phù hợp với lứa tuổi - GD thẩm mĩ và phát triển sức khỏe thể chất và tinh thần cho HS; - Phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu cho HS - Nguyên tắc tổ chức HĐGDNGLL - HĐGDNGLL phải tạo cơ hội cho HS được phát triển tối đa tiềm năng bản thân - ND và hình thức HĐGDNGLL phải phong phú, đa dạng, tươi vui, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi tiểu học và đáp ứng được nhu cầu hoạt động của HS. - HĐGDNGLL phải phù hợp với đặc điểm, đ/k thực tế của nhà trường; phải gần gũi với cuộc sống thực tiễn của HS; phù hợp với đặc điểm VH-XH và y/c GD của.

<span class='text_page_counter'>(122)</span> từng vùng, miền, ĐP. - Nguyên tắc tổ chức HĐGDNGLL (tiếp) - Phải đảm bảo huy động được sự tham gia tích cực của HS vào tất cả các khâu của quá trình hoạt động phù hợp với khả năng của các em. - Cần phải bố trí, sắp xếp HĐGDNGLL đan xen với việc dạy học các môn học khác, với các hoạt động khác của nhà trường một cách hợp lí. - Phải có sự phối hợp chặt chẽ của các LLGD trong và ngoài nhà trường. - HĐGDNGLL ở tiểu học phải đảm bảo liên thông với HĐGDNGLL ở THCS và THPT. - Thảo luận nhóm + Theo bạn, để huy động được sự tham gia tích cực của HS trong các HĐGDNGLL, CBQL cần phải làm gì? GV cần phải làm gì? - Để huy động được sự tham gia của HS, CBQL cần: + Tổ chức tập huấn nâng cao nhận thức và phát triển năng lực cần thiết về thiết kế, tổ chức & quản lí HĐGDNGLL cho GV + Xây dựng Chương trình HĐGDNGLL trong năm học, phân công thực hiện và giám sát việc thực hiện của GV, chủ động thiết lập các quan hệ, trao đổi, đề nghị và kêu gọi hỗ trợ, giúp đỡ, phối hợp của các CMHS và các LLXH + Xây dựng qui chế thi đua và tuyên dương, khen thưởng cho lớp, cá nhân GV, HS tích cực tham gia các HĐGDNGLL + Tổ chức giao lưu học hỏi kinh nghiệm về tổ chức HĐGDNGLL giữa các lớp/ khối lớp trong trường và giữa các trường. + Phối hợp các lực lượng xã hội động viên khuyến khích HS tham gia HĐGDNGLL; thông báo rộng rãi với cha mẹ HS về các HDGDNGLL của trường. + Tu sưa, mua sắm các tài liệu, trang thiết bị cần thiết cho việc tổ chức các HĐGDNGLL - Để huy động được sự tham gia của HS, GV cần: + Nâng cao nhận thức cho HS về Quyền tham gia của trẻ em, về những ích lợi đ/v các em khi tham gia HĐGDNGLL + Tạo cơ hội cho HS được bày tỏ nhu cầu HĐ, được tham gia ý kiến và lựa chọn ND, hình thức HĐ; được tham gia điều khiển, thực hiện và đánh giá HĐ. + Bồi dưỡng cho HS những kĩ năng HĐ tập thể cần thiết (KN lập kế hoạch HĐ, KN tổ chức và QLí HĐ, KN đánh giá kết quả HĐ) và các KN HĐ cụ thể khác. + Hướng dẫn và giao việc cho HS theo mức độ phức tạp và khối lượng tăng dần. + Lựa chọn các ý tưởng, nội dung, hình thức tổ chức HĐGDNGLL đa dạng, mới mẻ, hấp dẫn HS, thu hút được sự quan tâm của HS, đáp ứng được nhu cầu khám phá của các em. + Đánh giá kết quả HĐGDNGLL của HS luôn mang tính động viên, khích lệ + Chia HĐ thành nhiều công việc, nhiều nhiệm vụ nhỏ để tăng cường thu hút số HS tham gia; HS được hướng dẫn, giám sát, hỗ trợ lẫn nhau trong HĐ + Phổ biến rõ để mỗi HS đều biết công việc, cách thực hiện, thời gian, địa điểm, người phối hợp trong công việc trước khi tham gia HĐ. + Phổ biến, nâng cao nhận thức cho PHHS để họ động viên, khuyến khích, tạo điều kiện về thời gian, kinh phí, vật chất cho con em tham gia hoạt động. II. NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC HĐGDNGLL Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC: (2 Tiết) Chủ đề GD.

<span class='text_page_counter'>(123)</span> T9: Mái trường thân yêu của em T 5: Bác Hồ kính yêu T11: Biết ơn thày giáo, cô giáo T12 : Uống nước nhớ nguồn T 3: Yêu quý mẹ và cô giáo T 2: Em yêu Tổ quốc VN T10: Vòng tay bạn bè T 1: Ngày Tết quê em T4: Hòa bình và hữu nghị III. HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP Ở TRƯỜNG TiỂU HỌC : (1 Tiết) 1. Hoạt động thư viện 2. Hoạt động trò chơi 3. Hoạt động tổ chức các ngày hội: Ngày Hội hóa trang 4. Hoạt động nhân đạo 5. Hoạt động tham quan du lịch 6. Hoạt động văn nghệ 7. Hoạt động thể dục thể thao IV. QUY TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC : (1Tiết) THIẾT KẾ HĐGDNGLL 1.Tên hoạt động: …… (Thời lượng:......) Mục tiêu hoạt động Quy mô, thời điểm, địa điểm tổ chức hoạt động) Nội dung và hình thức hoạt động Tài liệu và phương tiện Các bước tiến hành Tư liệu Mỗi HĐ tập huấn lại có cấu trúc vi mô như sau: Tên HĐ:.... Mục tiêu HĐ Cách tiến hành HĐ Kết luận sau HĐ 2. Chuẩn bị hoạt động - HS cần được phổ biến để nắm được MĐ, ND, y/c hoạt động và được hướng dẫn, hỗ trợ để các em chuẩn bị các tư liệu, phương tiện, KT, KN, sức khỏe, thời gian cần thiết để thực hiện hoạt động - Thời gian dành cho HS chuẩn bị có thể dài hay ngắn, thậm chí có thể không cần phải chuẩn bị trước. - Quá trình chuẩn bị của HS có thể thực hiện ở lớp, ở trường hoặc thực hiện ở nhà; có thể chuẩn bị cá nhân, theo nhóm hoặc theo lớp,... 3. Thực hiện/Tiến hành hoạt động - Giới thiệu mục đích/ ý nghĩa của hoạt động - Phổ biến nội dung, cách thức, yêu cầu hoạt động. - Tổ chức hoạt động thư, nếu cần thiết - HS thực hiện hoạt động (theo cá nhân, theo nhóm, theo tổ,...)..

<span class='text_page_counter'>(124)</span> 4. Đánh giá - HS cần phải được tham gia vào quá trình ĐG hoạt động ở mức độ phù hợp với lứa tuổi và tính chất của hoạt động. - Mục đích đánh giá - Ghi nhận sự tiến bộ, phát triển của HS trong quá trình tham gia các HĐGDNGLL - Phát hiện năng khiếu, sở trường và xu hướng phát triển của HS trong giai đoạn tiếp theo - Khuyến khích, động viên HS tích cực HĐ - Giúp nhà trường và GV điều chỉnh quá trình tổ chức HĐGDNGLL cho phù hợp nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả HĐ - Nội dung đánh giá - Đánh giá kết quả HĐGDNGLL của HS cần phải toàn diện về các mặt: ý thức, thái độ tham gia hoạt động và kết quả đạt được so với mục tiêu hoạt động đặt ra. - Phương thức đánh giá - Kết hợp giữa đánh giá của GV với tự đánh giá của HS, đánh giá của tập thể HS, đánh giá của cha mẹ HS và cộng đồng. - Hình thức đánh giá là nhận xét. Các nhận xét cần dựa trên các chứng cứ từ việc: - Quan sát hoạt động của HS - Nghiên cứu sản phẩm hoạt động của HS - Phỏng vấn HS/nhóm HS và các đối tượng có liên quan. V. THỰC HÀNH THIẾT KẾ VÀ TỔ CHỨC MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC: (V. THỰC HÀNH THIẾT KẾ VÀ TỔ CHỨC MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC + VI. TỔNG KẾT VÀ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH TẬP HUẤN Ở ĐỊA PHƯƠNG = 1 tiết) Hoạt động theo nhóm địa phương - Mỗi nhóm cư đại diện lên bốc thăm để nhận yêu cầu thiết kế HĐ theo các hình thức khác nhau - Các nhóm tiến hành thiết kế HĐ theo y/c và ghi tóm tắt ra giấy Ao - Thực hành tổ chức HĐ đã thiết kế trước lớp - Thảo luận RKN chung VI. TỔNG KẾT VÀ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH TẬP HUẤN Ở ĐỊA PHƯƠNG: - Hoạt động cá nhân - Hãy hệ thống lại các nội dung đã học bằng cách lập sơ đồ tư duy - Hoạt động 2: Thực hành tổ chức HĐGDNGLL theo nhóm địa phương a.Mục tiêu: HV biết cách tổ chức một HĐGDNGLL khuyến khích được sự tham gia tích cực của HS. b. Cách tiến hành Lần lượt từng nhóm lên thực hành tổ chức HĐGDNGLL theo thiết kế của nhóm. Các HV của các nhóm còn lại sẽ đóng vai trò là các HS tiểu học. Thảo luận rút kinh nghiệm sau mỗi phần thực hành của các nhóm: + Tự đánh giá của nhóm: Những điểm tự thấy hài lòng/chưa hài lòng/muốn thay đổi sau khi dạy thư? Lí do?.

<span class='text_page_counter'>(125)</span> + Thảo luận lớp: #Bạn học tập được điều gì qua HĐ mà nhóm vừa thực hiện? #Điều gì bạn muốn thay đổi? Thay đổi như thế nào? Vì sao? #Trong HĐ đó HS đã được tham gia ở mức độ nào? #Làm thế nào để HS có thể tham gia nhiều hơn? #Qua phần thực hành của các nhóm, theo bạn cần lưu ý những gì khi thiết kế và tổ chức HĐGDNGLL ở trường tiểu học ? c.Kết luận: GV nhận xét về các phần thực hành của HV và tóm tắt quy trình tổ chức HĐGDNGLL. Nội dung 15: Chuyên đề “ Một số thủ thuật trong ứng dụng của word” ( 10 tiết). Bài 1: Kĩ thuật vẽ hình khối trong word ( 4 tiết) Ngoài những khả năng về soạn thảo và định dạng văn bản, khả năng đồ hoạ của Word còng rÊt m¹nh. Trong ch− ¬ng nµy, chóng ta sÏ ®− îc t×m hiÓu vµ tiÕp cËn nh÷ng kü t huËt vÏ h×nh còng nh− xö lý mét sè khèi h×nh ho¹ trùc tiÕp trªn Word. Để làm việc với môi tr− ờng đồ hoạ trên Word, bạn phải sử dụng đến t hanh công cô Drawing. NÕu ch − a nh×n th Êy thanh c«ng cô nµy t r ªn mµn h×nh cã thÓ më nã b»ng c¸ch kÝch ho¹t môc chän View | Toolbar | Dra wing 1. Vẽ khối hình đơn giản 1.1 Sử dụng các mẫu hình đơn giản Bạn có thể vẽ một số khối hình rất đơn gi ản lên tài liệu của mình bằng c ách sử dông mét sè nót vÏ h×nh trªn thanh c«ng cô Drawing nh −: VÏ h×nh ch÷ nhËt; VÏ h×nh « val, h×nh trßn; T¹o « h×nh ch÷ nhËt chøa v¨n b¶n; VÏ ® −êng th¼ng; VÏ mòi tªn. C¸ch vÏ h×nh nh − sau: B− íc 1: Dïng chuét nh¾p lªn nót chøa h×nh cÇn vÏ; B− ớc 2: Dùng chuột vẽ hình đó lên tài liệu. D − íi ®©y lµ mét h×nh ch÷ nhËt võa ® − îc vÏ: Điểm đánh dấu Khi con trá chuy Ón h×nh mòi tªn, b¹n có th ể thay đổ i kí ch cỡ h ì nh v ẽ . Chúng ta để ý, trên khối hình th− ờng có các điểm đánh dấu , nếu đặt con trỏ chuột vào những điểm đánh dấu này bạ n có thể co dãn đ − ợc kích cỡ của hình vÏ b»ng c¸ch kÐo rª chuét. 1.2 Sö dông c¸c khèi h×nh AutoShape Ngoài các khối hình đơn giản mà bạn thấy trên thanh công cụ Drawing , nút AutoShapes cßn cung cÊp rÊt nhiÒu c¸c mÉu h×nh vÏ ®a d¹ng. §Ó sö dông mét mÉu h×nh trong AutoShapes, B¹n lµm nh− sau: NhÊp nót AutoShapes trªn thanh c«ng cô Drawing : Danh s¸ch c¸c mÉu h×nh ® −îc liÖt kª ra, b¹n cã thÓ chän vµ vÏ chóng lªn tµi liÖu nh− đã h −ớng dẫn ở trên. 1.3 §Þnh d¹ng h×nh vÏ Thanh công cụ Drawing cung cấp nhiều nút tính năng giúp bạn định dạng trên khèi h× nh vÏ: Nút này dùng để chọn đối t−ợng cần định dạng; Chọn độ dầy mỏng của đ−ờng;.

<span class='text_page_counter'>(126)</span> Chän kiÓu nÐt cña ® − êng; Chän chiÒu mòi tªn (khi vÏ mòi tªn trªn h×nh); Chän mµu s¾c cho ®−êng; T« mÇu nÒ n cho mét h×nh kÝn; Chän mµu s¾c cho ch÷; T¹o bãng cho h×nh vÏ; Chän khèi h×nh trong kh«ng gian 3 chiÒu ( 3 D); §Ó quay h×nh vÏ. 1.4 Lµm viÖc tËp hîp c¸c h×nh vÏ Mét khèi h×nh vÏ th− êng bao gåm tæ hî p nhiÒu h×nh vÏ ghÐ p l¹i. TÝnh n¨ng nhãm (Group) gióp gom nhãm c¸c h×nh nhá cÇn th iÕt thµnh mét khèi h× nh lín. §iÒu nµy rÊt thu©n lîi cho viÖc sö dông còng nh − qu¶n lý khèi h×nh vÏ trªn tµi liÖu. a. Gom nhãm (Group) §Ó gom nhãm mét tËp hîp c¸c h×nh, b¹n lµm nh− sau: B− íc 1: Sö dông nót trªn thanh c«ng cô Drawing , kÕt hîp vi Öc gi÷ phÝ m Shift. Råi lÇn l− ît chän c¸c h×nh nhá cÇn nhãm l¹i (b»ng c¸ch nhÊn chuét lªn tõng h×nh) hoÆc dïng chuét khoanh vïng bao quanh khèi h×nh cÇn nhãm; B− íc 2: KÝch ho¹t tÝnh n¨ng nhãm b»ng c¸ch: nhÊn nót Draw trªn thanh c«ng cô Drawing , chọn Group . Tất cả các hình nhỏ đã chọn sẽ đ − ợc nhãm l¹i thµnh mét h×nh lín. b. Gì nhãm (Ungroup) Trong tr− ờng hợp muốn sửa lại từng cấu trúc hình nhỏ trên khối đã nhóm, bạn ph¶i thùc hiÖn gì nhãm. C¸ch lµm nh − sau: B− ớc 1: Sử dụng nút để chọn hình (l ớn) cần gỡ nhóm; B− íc 2: KÝch ho¹t tÝnh n¨ng gì nhãm b»ng c¸ch: nhÊn nót Draw trªn thanh c«ng cô Drawing , chän Ungroup . TÊt c¶ c¸c h×nh nhá trong h× nh lín sÏ ®− îc trë l¹i tr¹ng th¸i nh − tr − íc lóc bÞ nhãm. §Õn ®©y, b¹n cã thÓ hiÖu chØnh tõng h×nh nhá theo ý muèn. c. Nhãm l¹i (Regroup) Sau khi gì nhãm vµ chØnh söa xong, muèn nhãm l¹i thµnh khèi h× nh nh− ban ®Çu b¹n kh«ng cÇn ph¶i thùc hiÖn l ¹i tÝnh n¨ng nhãm, mµ chØ cÇn gäi t Ý nh n¨ng nhãm l¹i (Regroup). C¸ch lµm nh − sau; B− ớc 1: Sử dụng nút để chọn bất kỳ m ộ t hì nh nhỏ nào trong số các hình nhỏ cÇn nhãm l¹i; B− íc 2: KÝch ho¹t tÝnh n¨ng nhãm l¹i b»ng c¸ch: nhÊn nót Draw trªn thanh c«ng cụ Drawing , chọn Regroup . Các hình nhỏ sẽ đ − ợc tự động nhóm lại nh − việc nhóm đã làm ban đầu. 2. T¹o ch ÷ nghÖ thuËt 2.1 ChÌn ch÷ nghÖ thuËt §Ó chÌn mét dßng ch÷ nghÖ thuËt (Word Art) lªn tµi liÖu, b¹n lµm nh − sau: B− íc 1: NhÊp nót Insert W o rdArt trªn thanh céng cô Drawing , hép tho¹i WordArt Gallery x u Êt hiÖn: NhÊn chuét lªn « cã mÉu ch÷ cÇn t¹o! B− íc 2: Dïng chuét chän kiÓu ch÷ nghÖ thuËt cÇn t¹o, b»ng c¸ch nhÊn vµo « chøa kiÓu ch÷ mµ b¹n muèn; B− íc 3: Gâ vµo dßng ch÷ b¹n muèn t¹o ë môc Text trªn hép tho¹i Edit WordArt Text: B¹n cã thÓ chän ph«ng ch÷, kiÓu ch÷, cì ch÷ cho ®o¹n v¨n b¶n nµy. B− ớc 4: Nhấn Ok để kết thúc. Dòng chữ nghệ thuật sẽ đ − ợc hiện lên tài liệu: 2.2 HiÖu chØnh Bạn có thể thực hiện các phép hiệu chỉnh cho dòng chữ nghệ t huật đã tạo đ−ợc bởi thanh c«ng cô WordArt:.

<span class='text_page_counter'>(127)</span> ý nghÜa c¸c nót lÖnh trªn thanh c«ng cô nµy nh− sau: §Ó chÌn thªm dßng ch÷ nghÖ thuËt kh¸c; §Ó söa néi dung v¨n b¶n cña dßng ch÷; §Ó chän l¹i kiÓu ch÷ nghÖ thuËt; Để định dạng màu ch o khối chữ; §Ó chän mé t sè kiÓu ch÷ nghÖ thuËt kh¸c; §Ó quay khèi ch÷; §Ó xoa y h −íng v¨n b¶n; Để định dạng lề văn bản trong khối hình; §Ó ®iÒu c h Ønh kho¶ng c¸ch gi÷a c¸c ký tù. 3. ChÌn ¶nh lªn tµi liÖu B¹n cã thÓ chÌn ®− îc h×nh ¶nh tõ nhiÒu nguån kh¸c nhau trªn m¸y tÝnh lªn tµi liÖu Word nh−: ¶nh tõ mét tÖp tin; ¶nh tõ th − viÖn ¶nh Clip Gallery hoÆc ¶nh tõ mµn h×nh m¸y tÝnh. 3.1 ChÌn ¶nh tõ mét tÖp tin §Ó chÌn ¶nh tõ mét tÖp tin lªn tµi liÖu, b¹n lµm nh − sau: Më môc chän Insert | Picture | From file, hép tho¹i Insert Picture x u Êt hiÖn cho phÐp b¹n t×m tÖp ¶nh cÇn ch Ìn lªn tµi liÖu: Hãy chọn tệp ảnh, rồi nhấn nút Insert để hoàn tất. ảnh từ tệp đã chọn đ− ợc chèn lên tài liệu cùng thanh công cụ Picture giúp bạn thực hiện các phép định dạng, hiệu chỉnh ảnh. ý nghĩa các nút lệnh t r ên thanh c«ng cô Picture nh− sau: §Ó chÌn thªm ¶nh tõ tÖp tin kh¸c; §Þnh d¹ng mµu cho ¶nh; Điều chỉnh độ t − ơng phản cho ảnh; Điều chỉnh độ sáng, tối của ảnh; Dùng để cắt ảnh; Chän kiÓu ® −êng viÒ n cho ¶nh; Bật các tính năng đị nh dạng đối t−ợng ảnh; ThiÕt lËp thuéc tÝnh xuyªn thÊu (Transparent) ¶nh; Huỷ bỏ các định dạng ảnh. Trong tr−êng hîp kh«ng xuÊt hiÖn thanh c«ng cô Picture, b¹n cã thÓ gäi môc chän View | Toolbar | Picture để hiển thị nó. 3.2 ChÌn ¶nh tõ th − viÖn ¶nh Clip Gallery §Ó chÌn ¶nh tõ th− viÖn ¶nh Clip Gallery lªn tµi liÖu, b¹n lµm nh− sau: Më môc chän Insert | Picture | Clip Art, hép tho¹i Insert ClipArt xuÊ t hiÖn cho phÐp t×m h×nh ¶nh cÇn chÌn lªn tµi liÖu: ảnh đ − ợc l − u trong các mục (Categories), bạn phải mở các mục này ra để tìm ¶nh. Nót Back vµ Forward gióp b¹n quay vÒ thao t¸c tr− íc hoÆc thao t¸c sau trong khi dÞch chuyÓn gi÷a c¸c Categories. Sau khi tì m đ− ợc ảnh, nhấn chuột lên ảnh tìm đ − ợc, một thực đơn xuất hiện cho phép bạn chọn các tình huống xử lý đối với ảnh đang chọn: Nhấn lên đâ y để chèn ¶nh lªn tµi liÖu! Hãy nhấn nút Insert để ch èn ảnh lên tài liệu. Sau khi ảnh đ − ợc chèn lên tài liệu, bạn có thể sử dụng thanh công cụ Picture để định dạng ảnh nh − đã h − ớng dẫn ở trên. 3.3 Chôp ¶nh tõ mµn h×nh vµo tµi liÖu Trong qu¸ tr×nh chÕ b¶n tµi liÖu, nhiÒu khi chóng t a cÇn chÌn nh÷ng h×nh ¶nh ®ang xuÊt hiÖn tr ªn mµn h× nh m¸y tÝ nh vµo tµi l iÖu. Sau ®©y lµ c¸c b − íc cÇn thiÕt gióp b¹n làm việc đó : B¹n muèn chôp toµn bé mµn h×nh m¸y tÝnh vµo tµi liÖu? B− íc 1: Më mµn h×nh cÇn chôp, nhÊn phÝm Print Screen . Toµn bé h×nh ¶nh cña.

<span class='text_page_counter'>(128)</span> màn hình sẽ đ− ợc l− u vào bộ nhớ đệm (Clipboard) d − ới dạng hình ảnh; B− íc 2: Chän vÞ trÝ cÇn chÌn lªn tµi liÖu, nhÊn tæ hîp phÝm Ctrl + V hoÆc nót Paste để dán hình từ bộ nhớ đệ m lên văn bản. B¹n muèn chôp hép tho¹i hoÆc cöa sæ ®ang ®− îc kÝch ho¹t trªn mµn h×nh vµo t µ i liÖu? B− íc 1: Më mµn h×nh cÇn chôp, nhÊp tæ hîp phÝ m Alt + Print Screen . H×nh ¶nh của hộp thoại hoặc cửa sổ đang kích hoạt sẽ đ− ợc l− u vào bộ nhớ đệm; B− íc 2: Chän vÞ t r Ý cÇn chÌn ¶nh trªn tµi liÖu, nhÊn tæ hîp phÝ m Ctrl + V hoÆc nót Paste để dán hình từ bộ nhớ đệ m lên văn bản. Bạn chỉ muốn chụp một vùng nào đó của màn hình vào tài liệu? B− íc 1: Më mµn h×nh cÇn chôp, nhÊp phÝp Print Screen. B− íc 2: H·y më ch −¬ng tr×nh Paint brush cña Window hay bÊt kú mét phÇn mÒm xö lý ¶nh nµo cã trªn m¸y tÝnh; t¹o mét tÖp míi vµ d¸n mµn h×nh võa chôp ®−îc vµo. Tiếp theo, sử dụng tính năng cắt hình của ph ần mềm này để cắt phần hình ảnh cần lÊy. Nhấn Ctrl+C hoặc nút Copy để sao chép chúng. B− íc 3: Cuèi cïng, b¹n chän vÞ trÝ cÇn ch Ìn lªn tµi liÖu, nhÊn t æ hîp phÝ m Ctrl +V hoặc nút Paste để dán hình đã cắt đ − ợc lên tài liệu.. Bài 2: Các phím tắt trong Word (4 tiết) Đối với Word , bạn dễ dàng tạo cho mình những tổ hợp phím nóng giúp thực hiện nhanh tác vụ hơn là dùng chuột. Tính năng này rất hữu ích cho bạn tiết kiệm thời gian và chỉ có thể thực hiện đối với Word, không thể thực hiện trong PowerPoint hay Excel. Để thực hiện , bạn chọn vào menu Tools > Customize. Sau đó, chọn vào thẻ Commands. Click vào menu KeyBoard dưới góc phải để hiển thị hộp thoại Customize Keyboard. Trong phần Categories là các menu chính, và phần Commands là các menu phụ xổ xuống. Ví dụ muốn chọn tổ hợp phím cho tác vụ File > Save All thì bạn phải chọn phần categories là File và phần commands là FileSaveAll. Nếu hiện tại tác vụ đó đã có phím tắt thì tổ hộp phím đó sẽ hiển thị trong phần Current Keys. Còn nếu như tại phần Current Keys trống thì bạn có thể tự tạo tổ hợp phím tắt cho tác vụ tại Press New Shortcut Key. Lưu ý, bạn cũng có thể Replace tổ hợp phím cho phù hợp với nhu cầu sư dụng phím của mình bằng các tổ hợp phím trong phần Press New Shortcut Key. Sau đó nhấn vào Assign để hoàn tất việc thiết lập. Nhấn Close để hoàn tất. Từ bây giờ , bạn hoàn toàn có thể sư dụng tổ hợp phím hữu ích của riêng mình trong Word được rồi đấy. Review hot-key for Word & Excel: 1 Ctrl+1 Giãn dòng đơn (1).

<span class='text_page_counter'>(129)</span> 2 Ctrl+2 Giãn dòng đôi (2) 3 Ctrl+5 Giãn dòng 1,5 4 Ctrl+0 (zero) Tạo thêm độ giãn dòng đơn trước đoạn 5 Ctrl+L Căn dòng trái 6 Ctrl+R Căn dòng phải 7 Ctrl+E Căn dòng giữa 8 Ctrl+J Căn dòng chữ dàn đều 2 bên, thẳng lề 9 Ctrl+N Tạo file mới 10 Ctrl+O Mở file đã có 11 Ctrl+S Lưu nội dung file 12 Ctrl+O In ấn file 13 F12 Lưu tài liệu với tên khác 14 F7 Kiểm tra lỗi chính tả tiếng Anh 15 Ctrl+X Cắt đoạn nội dung đã chọn (bôi đen) 16 Ctrl+C Sao chép đoạn nội dung đã chọn 17 Ctrl+V.

<span class='text_page_counter'>(130)</span> Dán tài liệu 18 Ctrl+Z Bỏ qua lệnh vừa làm 19 Ctrl+Y Khôi phục lệnh vừa bỏ (ngược lại với Ctrl+Z) 20 Ctrl+Shift+S Tạo Style (heading) -> Dùng mục lục tự động 21 Ctrl+Shift+F Thay đổi phông chữ 22 Ctrl+Shift+P Thay đổi cỡ chữ 23 Ctrl+D Mở hộp thoại định dạng font chữ 24 Ctrl+B Bật/tắt chữ đậm 25 Ctrl+I Bật/tắt chữ nghiêng 26 Ctrl+U Bật/tắt chữ gạch chân đơn 27 Ctrl+M Lùi đoạn văn bản vào 1 tab (mặc định 1,27cm) 28 Ctrl+Shift+M Lùi đoạn văn bản ra lề 1 tab 29 Ctrl+T Lùi những dòng không phải là dòng đầu của đoạn văn bản vào 1 tab 30 Ctrl+Shift+T Lùi những dòng không phải là dòng đầu của đoạn văn bản ra lề 1 tab 31 Ctrl+A Lựa chọn (bôi đen) toàn bộ nội dung file 32 Ctrl+F Tìm kiếm ký tự.

<span class='text_page_counter'>(131)</span> 33 Ctrl+G (hoặc F5) Nhảy đến trang số 34 Ctrl+H Tìm kiếm và thay thế ký tự 35 Ctrl+K Tạo liên kết (link) 36 Ctrl+] Tăng 1 cỡ chữ 37 Ctrl+[ Giảm 1 cỡ chữ 38 Ctrl+W Đóng file 39 Ctrl+Q Lùi đoạn văn bản ra sát lề (khi dùng tab) 40 Ctrl+Shift+> Tăng 2 cỡ chữ 41 Ctrl+Shift+< Giảm 2 cỡ chữ 42 Ctrl+F2 Xem hình ảnh nội dung file trước khi in 43 Alt+Shift+S Bật/Tắt phân chia cưa sổ Window 44 Ctrl+¿ (enter) Ngắt trang 45 Ctrl+Home Về đầu file 46 Ctrl+End Về cuối file 47 Alt+Tab Chuyển đổi cưa sổ làm việc 48 Start+D Chuyển ra màn hình Desktop.

<span class='text_page_counter'>(132)</span> 49 Start+E Mở cưa sổ Internet Explore, My computer 50 Ctrl+Alt+O Cưa sổ MS word ở dạng Outline 51 Ctrl+Alt+N Cưa sổ MS word ở dạng Normal 52 Ctrl+Alt+P Cưa sổ MS word ở dạng Print Layout 53 Ctrl+Alt+L Đánh số và ký tự tự động 54 Ctrl+Alt+F Đánh ghi chú (Footnotes) ở chân trang 55 Ctrl+Alt+D Đánh ghi chú ở ngay dưới dòng con trỏ ở đó 56 Ctrl+Alt+M Đánh chú thích (nền là màu vàng) khi di chuyển chuột đến mới xuất hiện chú thích 57 F4 Lặp lại lệnh vừa làm 58 Ctrl+Alt+1 Tạo heading 1 59 Ctrl+Alt+2 Tạo heading 2 60 Ctrl+Alt+3 Tạo heading 3 61 Alt+F8 Mở hộp thoại Macro 62 Ctrl+Shift++ Bật/Tắt đánh chỉ số trên (x2) 63 Ctrl++ Bật/Tắt đánh chỉ số dưới (o2) 64 Ctrl+Space (dấu cách).

<span class='text_page_counter'>(133)</span> Trở về định dạng font chữ mặc định 65 Esc Bỏ qua các hộp thoại 66 Ctrl+Shift+A Chuyển đổi chữ thường thành chữ hoa (với chữ tiếng Việt có dấu thì không nên chuyển) 67 Alt+F10 Phóng to màn hình (Zoom) 68 Alt+F5 Thu nhỏ màn hình 69 Alt+Print Screen Chụp hình hộp thoại hiển thị trên màn hình 70 Print Screen Chụp toàn bộ màn hình đang hiển thị 71 Ngoài ra để sư dụng thanh Menu bạn có thể kết hợp phím Alt+ký tự gạch chân cũng sẽ xư lý văn bản cũng rất nhanh chóng, hiệu quả không kém gì tổ hợp phím tắt ở trên And Excel hot-key F2 Sưa nội dung thông tin trong ô Ctrl-1 Mở hộp thoại định dạng ô ( Format | Cell ) Ctrl-Page Up Tiến lên 1 sheet (Sheet 1 sang Sheet 2) Ctrl-Page Down Lùi về 1 sheet (Sheet 3 về Sheet 2) Ctrl-Shift-" Sao chép dữ liệu từ ô ngay phía trên ô hiện thời Ctrl-' Sao chép công thức từ ô ngay phía trên ô hiện thời Ctrl-$ Chuyển định dạng ô hiện thời sang định dạng tiền tệ với 2 con số sau dấu phẩy Alt-Enter Xuống dòng trong một ô Kiểm soát hướng di chuyển của con trỏ khi ấn Enter Theo mặc định, con trỏ thường sẽ xuống di chuyển xuống ô bên dưới khi bạn gõ phím Enter. Nhưng nếu bạn không thích bạn hoàn toàn có thể thay đổi hướng di chuyển của con chỏ, điều khiển con trỏ di chuyển sang bên phải bên trái, lên trên hay xuống dưới theo ý thích của bạn mỗi khi bạn gõ phím Enter. Hãy thư thủ thuật sau đây. Bạn vào Tools | Options rồi chuyển sang mục Edit. Trong mục này, bạn chú ý đến dòng “Move selection after Enter”, hãy đánh dấu lựa chọn lựa chọn trước dòng này và ở danh sách liệt kê bên cạnh bạn hãy chọn hướng di chuyển cho con trỏ chuột..

<span class='text_page_counter'>(134)</span> Sao chép dữ liệu và công thức nhanh chóng Thông thường khi cần sao chép dữ liệu hay công thức sang một loại các ô không liền kề nhau, bạn thường phải mất công copy và paste sang từng ô một. Nhưng nếu đã biết thủ thuật sau đây bạn hoàn toàn có thể thực hiện công việc này một cách rất nhanh chóng và hiệu quả hơn. Trước tiên bạn hãy sao chép dữ liệu từ ô nguồn – ô chứa thông tin cần được sao chép ra, hãy dùng phím tắt Ctrl-C cho nhanh. Sau đó bạn vẫn giữ nguyên phím Ctrl và nhắp chuột trái vào từng ô mà bạn muốn sao chép dữ liệu sang. Lựa chọn xong bạn hãy ấn ổ hợp phím Ctrl-V là dữ liệu sẽ tự động dán vào những nơi cần thiết cho bạn. Ứng dụng thủ thuật này để copy-paste dữ liệu cho một loạt ô liền kề nhưng không ở gần ỗ dữ liệu nguồn. Trước tiên bạn hãy dùng Ctrl-C để sao chép dữ liệu từ ô nguồn, sau đó vẫn giữ nguyên phím Ctrl và dùng chuột trái lựa chọn một loạt ô mà bạn muốn sao chép dữ liệu sang sau đó thả Ctrl ra và ấn Enter là xong. Phím Chức năng Ctrl + C sao chép Ctrl + X cắt Ctrl + V dán Ctrl + Z hoàn lại tác vụ vừa thực hiện. Delete xóa Shift + Delete xóa vĩnh viễn một đối tượng, không phục hồi được bằng cách vào thùng rác. Ctrl + kéo thả sao chép đối tượng đang chọn Ctrl + Shift + kéo thả tạo lối tắt cho đối tượng đang chọn F2 đổi tên đối tượng đang chọn Ctrl + > di chuyển con trỏ đến một điểm chèn về phía sau 1 từ Ctrl + < di chuyển con trỏ đến một điểm chèn về trước sau 1 từ Ctrl + mũi tên lên di chuyển con trỏ đến một điểm chèn lên trên một đoạn Ctrl + mũi tên xuống di chuyển con trỏ đến một điểm chèn xuống dưới một đoạn.

<span class='text_page_counter'>(135)</span> Ctrl + Shift + mũi tên chọn một khối văn bản. Shift + mũi tên chọn các đối tượng trên màn hình Desktop, trong cưa sổ Windows, trong các phần mềm soạn thảo Ctrl + A chọn tất cả F3 tìm kiếm một tập tin, thư mục. Ctrl + O mở một đối tượng Alt + Enter xem thuộc tính của đối tượng đang chọn Alt + F4 đóng đối tượng đang kích hoạt, thoát chương trình đang kích hoạt Ctrl + F4 đóng cưa sổ con trong ứng dụng đa cưa sổ như Word, Excel... Alt + Tab chuyển đổi qua lại giữa các cưa sổ đang mở. Alt + ESC Di chuyển vòng quanh theo thứ tự các đối tượng đang mở F6 Di chuyển vòng quanh các phần tư giống nhau trong một cưa sổ hoặc trên màn hình Desktop. F4 sổ nội dung của thanh địa chỉ trong cưa sổ My Computer hoặc Windows Explorer. Shift + F10 hiển thị thực đơn tắt (thực đơn ngữ cảnh) của đối tượng đang chọn Alt + phím cách hiển thị thực đơn hệ thống (System menu) của cưa sổ đang kích hoạt. Ctrl + ESC hiển thị thực đơn Start Alt + ký tự gạch chân trên thực đơn lệnh thực hiện lệnh tương ứng. Ký tự gạch chân trong trong một thực đơn đang mở thực hiện lệnh tương ứng trong thực đơn đang mở F10 kích hoạt thanh thực đơn lệnh của ứng dụng đang được kích hoạt ->, <-, Up, Down di chuyển giữa các đối tượng đang chọn trong cưa sổ, giữa các nhánh lệnh trên thanh thực đơn lệnh. F5 cập nhật cho cưa sổ đang kích hoạt..

<span class='text_page_counter'>(136)</span> Backspace trở về thư mục cấp trên liền kề của thư mục hiện tại trong cưa sổ My Computer hoặc Windows Explorer. ESC bỏ qua tác vụ hiện tại Giữ Shift khi bỏ đĩa CD ngăn cản việc chạy các chương trình tự động từ đĩa CD Phím tắt trên hộp thoại Phím tắt Chức năng Ctrl + Tab chuyển sang thẻ kế tiếp trong hộp thoại Ctrl + Shift + Tab chuyển về thẻ phía trước trong hộp thoại Tab chuyển đến các phần lựa chọn, lệnh kế tiếp Shift + Tab chuyển về các phần lựa chọn, lệnh phía trước Alt + Ký tự gạch chân thực hiện lệnh tương ứng có ký tự gạch chân Enter thực hiện thiết lập hoặc nút nhấn đang kích hoạt Phím cách chọn hoặc bỏ chọn trong ô chọn (checkbox) Mũi tên chọn một nút nếu đang ở trong một nhóm có nhiều nút chọn F1 hiển thị phần trợ giúp F4 hiển thị dang sách giá trị của đối tượng đang kích hoạt Backspace trở về thư mục cấp cao hơn liền kế trong các hộp thoại lưu và mở Phím đặc biệt trên bàn phím Phím Chức năng Hiển thị thanh thực đơn lệnh khởi động Start Menu. + D Thu nhỏ hoặc phục hồi tất cả các cưa sổ đang mở + E Mở cưa sổ Windows Explorer + F Tìm kiếm + L Khóa màn hình, khóa máy (Windows XP trở lên).

<span class='text_page_counter'>(137)</span> + M Thu nhỏ hoặc phục hồi tất cả các cưa sổ đang mở + R Mở cưa sổ Run (tương ứng Start - Run) + U Mở trình quản lý các tiện ích - Utility Manager + Tab Di chuyển giữa các tiêu đề cưa sổ đang mở trên thanh tác vụ - Taskbar + Break Mở cưa sổ System Properties. Print Screen Chụp màn hình. Alt + Print Screen Chụp cưa sổ đang được kích hoạt Cách mở hướng dẫn về phím tắt trong MS Word nhấn Alt-F8,xuất hiện hộp Marco... chọn dòng Word command... Trong hộp thoại ...chọn List Command...nhấn Run.. Trong hộp thoại vừa xuất hiện chọn..Current menu and keyboard setting...OK Vậy là ta có 1 danh sách các phím tắt... Một số phím tắt trong Word rất hay, hi vọng mọi người thích 1-CTRL + N: Mở tài liệu mới 2-CTRL + O: Mở tài liệu đã có 3-CTRL + S: Lưu tài liệu vào đĩa hiện thời 4-F12: Lưu tài liệu với tên khác (Tương tự Save As) 5-CTRL + x: Cắt tài liệu khi bôi đen 6-CTRL + Z: Phục hồi văn bản khi xoá nhầm (Undo) 7-CTRL + V: Dán văn bản vào vị trí con trỏ 8-CTRL + C: Copy tài liệu văn bản khi bôi đen 9-CTRL + L: Căn lề văn bản về phía trái 10-CTRL + R: Căn lề văn bản về phía phải 11-CTRL + E: Căn lề văn bản ở giữa (Center).

<span class='text_page_counter'>(138)</span> 12-CTRL + J: Căn đều hai bên 13-CTRL + 1: tạo khoảng cách đơn giữa các dòng 14-CTRL + 5: tạo khoảng cách một dòng rưỡi giữa các dòng 15-CTRL + 2: tạo khoảng cách đôi giữa các dòng 16-CTRL + F2: Xem tài liệu trước khi in (Preview) 17-CTRL + D: Chọn font chữ 18-CTRL + A: Bôi đen toàn bộ văn bản 19-CTRL + G: Nhảy đến trang số hoặc ấn F5 20-SHIFT + F5: Nhảy đến trang cuối cùng 21-CTRL + B: Tắt/Mở chữ đậm ( 22-CTRL + I: Tắt/Mở chữ nghiêng (I) 23-CTRL + U: Tắt/Mở chữ gạch chân 24-CTRL + SHIFT + H: Tắt/Mở đánh không ra chữ 25-CTRL + SHIFT + =: Đánh chỉ số trên M3, Km2, X2 26-CTRL + =: Đánh chỉ số dưới H2SO4, X2 27-CTRL + SHIFT + W: Tắt/Mở chữ gạch chân đơn 28-CTRL + SHIFT + D: Tắt/Mở chữ gạch chân kép 29-CTRL + SHIFT + K: In hoa nhỏ 30-CTRL + SHIFT + A: In hoa cả 31-CTRL + SHIFT + Z: Trở về font chữ ban đầu hoặc CTRL + phím giãn cách 32-CTRL + SHIFT + F: Đổi font chữ 33-CTRL + SHIFT + P: đổi co chữ 34-CTRL + SHIFT + >: Tăng lên một co chữ 35-CTRL + SHIFT + <: Giảm xuống một co chữ.

<span class='text_page_counter'>(139)</span> 36-CTRL + ]: Phóng to chữ khi được bôi đen 37-CTRL + [: Giảm cỡ chữ khi được bôi đen 38-CTRL + F4 hoặc CTRL + W hoặc CLOSE: Đóng tài liệu 39-ALT + F4: Thoát (Exit) 40-CTRL + Enter: Ngắt trang 41-SHIFT + Enter: Ngắt dòng 42-CTRL + ESC: Bật nút Start trong Windows 43-CTRL + F10: MỞ lớn cưa sổ tài liệu ra toàn màn hình 44-CTRL + Z: Khôi phục nhanh văn bản xoá nhầm 45-ALT + SHIFT + T: Chèn thời gian vào văn bản 46-ALT + SHIFT + D: Chèn ngày vào văn bản. Bài 3: In Ên tài liệu và in ấn (2 tiết) 1. Qui trình để in ấn In Ên lµ c«ng ®o¹n rÊt quan träng vµ lµ kh© u cuèi cïng trong qui tr×nh so¹n th¶o tµi liÖu. §Ó lµm tèt viÖc in Ên cho tµi liÖu cña m×nh, b¹n nªn thùc hiÖn theo qui tr×nh sau: - §Þnh d¹ng trang in ( P age Set up ) - So¹n th¶o tµi liÖu - Thiết lậ p tiêu đề đầu , tiêu đề cuối trang, đánh số trang (nếu cần) - X e m tµ i l i Öu tr −íc khi in - §Þnh d¹ng trang in: ®©y lµ b− íc b¹n ph¶i lµm ®Çu tiªn khi so¹n th¶o mét tµi liÖu trªn Word; - So¹n th¶o tµi liÖu: - Thiết lập tiêu đề đầu, tiêu đề cuối trang; - Print Preview- lµ kh©u rÊt quan träng. Cho phÐp b¹n cã thÓ xem néi dung c¸c trang in tr − íc khi in; - Thùc hiÖn in tµi liÖu ra giÊy. 2. TÝnh n¨ng Page Setup TÝnh n¨ng nµy gióp thiÕt lËp cÊu tróc trang in, khæ giÊy in. H·y më môc chän File | Page Setup.. để kích hoạt. Hộp thoại Page Setup x u ất hiện: (Print pr eview) 3. In Ên tµi liÖu - ThÎ Paper Size: cho phÐp b¹n lùa chän khæ giÊy in: - Mục Paper size: để chọn khổ giấy in. Ba o gồm các khổ: Letter, A0, A1, A2, A3, A4, A5,.. tuú thuéc vµo tõng l o ¹i m¸y in cña b¹n. B×nh th−êng, v¨n b¶n ®− îc.

<span class='text_page_counter'>(140)</span> so¹n th¶o trªn khæ A4; - Ngoµi ra b¹n cã thÓ thiÕt lËp chiÒu réng (môc Width ), chiÒu cao (môc Height ) cho khæ giÊy; - Mục Orientation: để chọn chiều in trên khổ giấy. Nếu là Portrait – in theo chiÒu däc; Lanscape – in theo chiÒu ngang khæ giÊy; - Mục Apply to: để chỉ định phạ m vi các trang in đ − ợc áp dụng thiết lập này. NÕu lµ Whole Docum ent - ¸p dông cho toµn bé tµi liÖu; This point forward - ¸p dông b¾t ®Çu tõ trang ®ang chän trë vÒ cuèi tµi liÖu; - Mục Preview – cho phép bạn nhìn thấy cấu trúc trang in đã thiết lập; - Nhấn nút Default.. – nếu bạn muốn áp dụng thiết lậ p này là ngầm định cho c¸c tÖp tµi liÖu sau cña Word; - Nhấn OK để đồng ý và đóng hộp thoại lại. ThÎ Margin: cho phÐp thiÕt lËp lÒ trang in: - Mục Top: để thiết lập chiều cao của lề trên của trang in; - Mục Bottom: để thiết lập chiều cao của lề d− ới của trang in; - Mục Left: để thiết lập chiều rộng của lề bên trái của trang in; - Mục Right: để thiết lập chiều rộng của lề bên phải của trang in; - Mục Gutter: để thiết lập bề rộng phần gáy tài liệu; - Mục Header – thiết lập chiều cao củ a phần tiêu đề đầu trang (Header); - Mục Footer – thiết lập chiều cao của phần tiêu đề cuối trang (Footer); - Mục Apply to: để chỉ định phạ m vi các trang in đ − ợc áp dụng thiết lập này. NÕu lµ Whole Docum ent - ¸p dông cho toµn bé tµi liÖu; This point forward - ¸p dông bắt đầu từ trang đang đặt điểm trỏ trở về cuối tài liệu; - Mục Preview cho phép bạn nhìn thấy cấu trúc trang in đã thiết lập; - Nhấn nút Default.. – nếu bạn muốn áp dụng thiết lậ p này là ngầm định cho c¸c tÖp tµi liÖu sau cña Word; - Nhấn OK để đồng ý và đóng hộp thoại lại. 4. Tiêu đề đầu, tiêu đề cuối trang Có thể miêu tả vị trí của phần tiêu đề đầu, tiêu đề cuối trang qua hình sau: Top Left Gutter Ri ght Bottom Header Footer Cách xây dựng tiêu đề đầu và tiêu đề cuối: Më môc chän View | H eader and Footer, con trá lËp tøc chuyÓn ngay vµo phÇn tiêu đề đầu (Header): Thanh c«ng cô Header and Footer còng xuÊt hiÖn: Bạn có thể soạn thảo tiêu đề bằng cách gõ trực tiếp văn bản, rồi định dạng chúng. B¹n cũng có thể chèn các hình ảnh, đồ họa, bảng biểu,.. lên tiêu đề nh − là chèn lên tµi liÖu. Ngoµi ra, b¹n cã thÓ chÌn thªm c¸c th«ng tin kh¸c n÷a tõ th anh c«ng cô Header and Footer nh− sau: Nút này cho phép chèn vào một số các thông tin tiêu đề của tệp tµi liÖu nh − lµ: ChÌn T¸c gi¶, trang, ngµy; ChÌn tªn t¸c gi¶; ChÌn tªn m¸y tÝnh t¹o tÖp tin; ChÌn tªn tÖp tin cïng ®−êng dÉn; ChÌn tªn tÖp tin;.

<span class='text_page_counter'>(141)</span> ChÌn ngµ y in v¨n b¶n gÇn nhÊt; ChÌn thêi ®iÓm cuèi sö v¨n b¶n; ChÌn trang thø X cña tæng sè trang Y ChÌn sè thø tù trang hiÖn t¹i; ChÌn tæng sè trang cña tµi liÖu; ChÌn ngµ y hiÖn t¹i; ChÌn giê hiÖn t¹i; §Þnh d¹ng sè trang; Chuyển đổi làm việc giữa Header và Footer; Đóng thanh tiêu đề lại. 5. Ch èn số trang tự động Ngoài việc chèn số trang tự động bởi tính năng Head er and Footer , bạn có thể ch Ìn số trang tự động lên tiêu đề trang bằng cách: Më môc chän: Insert Page numbers… Hép tho¹i Page numbers xuÊt hiÖn: - Môc Position – chän vÞ trÝ sÏ chÌn sè tra ng: Bottom of page Æ chÌn vµo tiªu đề cuối; hoặc Top of page ặ chèn vào tiêu đề đầu trang; - Môc Alig ment – dãng hµng cho sè trang: Right- bªn ph¶i trang; Left – bªn tr¸i trang hoÆc Center - ë gi÷a trang; - Nếu chọn mục sẽ thực hiện đánh số trang đầu tiên, trái lại trang đầu tiên sẽ không đ− ợc đánh số, chỉ đánh số từ trang thứ 2 trở đi; - Môc Preview- ® Ó xem kÕt qu¶ thiÕt lËp trªn trang tµi liÖu; - Nhấn OK để hoàn tất công việc. 6. Xem tµi liÖu tr − íc khi in Xem tr − ớc khi in (ha y còn gọi Print previ ew) là việc rất quan trọng, đặc biệt đối với nh÷ng ng −êi míi häc word, ch− a cã nhiÒu c¸c kü n¨ng vÒ in Ên. Qua mµn h×nh Print Preview, b¹n cã thÓ quan s¸t t r− íc ® −îc cÊu tróc tra ng i n còng nh − néi dung chi tiÕt trªn trang in. Qua đó sẽ có những đi ều chỉnh hợp lý, kịp thời đối với tài liệu của mình để khi in ra sẽ th u đ− ợc kết quả cao nh − ý muốn. §Ó bËt mµn h×nh Print preview , b¹n cã thÓ lµm theo mét trong hai c¸ch: C¸ch 1: Më môc chän File | Print Preview C¸ch 2: NhÊn nót Print preview trªn thanh c«ng cô Standard. Mµn h×nh Preview cïng thanh c«ng cô Print preview xu Êt hiÖn: Mµn h×nh Preview lµ n¬i hiÓn thÞ cÊu tróc, còng nh − néi dung c¸c trang tµi liÖu tr − íc khi in ; Thanh công cụ Print Preview cung cấp các nút chức nă ng để làm việc trên màn hình Preview, đó là: §Ó phãng to , thu nhá (Z oo m) th«ng tin trªn mµn h×nh Preview; Cho phÐp hiÓn thÞ hay kh«ng hiÓn thÞ th −íc kÎ (Rule) trªn mµn h× nh nµy; ChØ hiÓn thÞ mét trang tµi liÖu trªn mµn h×nh nµy; Cã thÓ chän n trang tµi liÖu cïng hiÓn thÞ trªn cïng mét mµn h× nh nµy (n= 1 ..6); Để chuyển đổi chế độ chỉ xem và xem + có thể sửa nội dung trực tiếp trên tài liÖu: In tµi liÖu ra m¸y in : §ãng mµn h×nh nµy l¹i, trë vÒ mµn h× nh so¹ n th¶o tµi liÖu ban ®Çu. B¹ n còng cã thÓ lµm viÖc nµy khi nhÊn ph Ým ESC . 7. Lưu ý in Ên tµi liÖu Sau khi đã chế bản xong tài liệu, đã kiểm tra lại các lỗi chế bản. B−ớc này bạn sẽ thùc hiÖn in Ên tµi liÖu ra m¸y in. Cã nhiÒu c¸ch cho b¹n chän lùa ra lÖnh in Ên: C¸ch 1: Më môc chän File | Print.. C¸ch 2: NhÊn tæ hîp phÝm Ctrl + P Hép tho¹i Print xuÊt hiÖn:.

<span class='text_page_counter'>(142)</span> - Hép Printer cho phÐp b¹n chän m¸y in cÇn in (trong tr−êng hîp m¸y tÝnh b¹n cã nèi tíi nhiÒu m¸y in). Nót Prop erties cho phÐp b¹n thiÕt lËp c¸c thuéc tÝnh cho m¸y in nÕu cÇn; - Hép Page range - cho phÐp thiÕt lËp ph¹m vi c¸c trang in: - Chän All – in toµn bé c¸c trang trªn tÖp tµi liÖu; - Current page – chØ in trang tµi liÖu ®a ng c hän; - Pages – chØ ra c¸c trang cÇn in. Q u i t¾c chän ra c¸c trang cÇn in nh − sau: <từ trang>-<đến trang> VÝ dô: ChØ in trang sè 5: 5 In từ trang 2 đến trang 10: 2- 10 In từ trang 2 đến trang 10; từ trang 12 đến 15: 2-10, 12-15 - Hộp Copies – chỉ ra số bản in, ngầm định là 1. Nếu bạn in nhiều hơn 1 bản, h·y gâ sè b¶n in vµo ®©y; - Hộp Page per sheet để chỉ ra số trang tài liệu sẽ đ− ợc in ra một trang giấy. NgÇm định là 1, tuy nhiên bạn có thể thiết lập nhiều hơn số trang in trên một trang giấy, khi đó cỡ sẽ rất bé; - Cuèi cïng nhÊn nót OK ® Ó thùc hiÖn viÖc in Ên.. Tháng 4 năm 2013 Nội dung 16: Chuyên đề thiết kế bài giảng điện tử, kĩ năng tìm kiếm thông tin website phục vụ xây dựng bài giảng ( 28 tiết) CHUYÊN ĐỀ HƯỚNG DẪN THIẾT KẾ GIÁO ÁN ĐIỆN TỬ BẰNG CHƯƠNG TRÌNH ỨNG DỤNG POWERPOINT PHẦN GIỚI THIỆU PowerPoint là phần mềm ứng dụng rất hấp dẫn dùng để thiết kế các phiên trình bày trình chiếu trong các : Hội nghị Hội thảo chuyên đề Tờ bướm năng động quảng cáo của công ty Thiết kế giáo án điện tư . Với chuyên đề hướng dẫn thiết kế giáo án điện tư bằng chương trình ứng dụng powerpoint ở đây biên soạn dùng cho người chưa biết vì về Powerpoint nhưng có biết chút ít về Window, về Word và cách dùng chuột. Trong chuyên đề này được trình bày 3 phần : - Phần 1 : Một số thao tác căn bản về Powerpoint - Phần 2 : Cách tổ chức và làm việc trong một phiên trình bày - Phần 3 : Hướng dẫn thực hành thiết kế giáo án điện tư Bài 1 : MỘT SỐ THAO TÁC CĂN BẢN VỀ POWERPOINT: (4 tiết) 1. Khởi động chương trình Powerpoint Cách 1 : Nhắp Start định con trỏ chuột trên mục Program và nhắp Microsoft Powerpoint Cách 2 : Nhắp đúp biểu tượng Powerpoint trên màn hình Desktop Cách 3 : nhắp biểu tượng Powerpoint trên thanh office ở góc phải trên màn hình Màn hình Powerpoint xuất hiện : Nhắp chọn Blank presentation và nhắp OK thì hộp thoại New Slide xuất hiện.

<span class='text_page_counter'>(143)</span> 2. Tạo một phiên trình bày mới Blank Presentation OK Nhắp chọn một mẫu (Ví dụ : chọn mẫu 1) và nhắp OK thì dương bản xuất hiện theo bố cục đã chọn như hình dưới đây : Khuông đại cương (Outline) Khuông dương bản (Slide) Khuông ghi chú (Notes) Khuông đại cương : nêu cách tổ chức các dương bản trong phiên trình bày. Có thể dùng khuông này để tạo các dương bản khác Khuông ghi chú : là những ghi chú dùng để mô tả các chi tiết của dương bản của thuyết trình viên Khuông dương bản : Nêu dáng vẻ của dương bản hoạt động. Có thể bổ sung Văn bản, hình ảnh hay các đoạn âm thanh 3. Làm Việc với ô giữ chổ “Click” trong dương bản Trong bố cục văn bản có chứa các ô giữ chổ mà ta có thể dùng để bổ sung văn bản, biểu đồ và các hình mẫu . Có thể di chuyển và chỉnh kích cỡ của chúng Có 2 ô click giữ chổ đều là văn bản Có 2 ô click giữ chổ 1 ô là văn bản và 1 ô là bảng biểu Có 3 ô click giữ chổ 1 ô là văn bản tiêu đề, 1 ô là văn bản đầu mục và 1 ô là hình mẫu Có 2 ô click giữ chổ 1 ô là văn bản và 1 ô là sơ đồ tổ chức *Cách làm việc làm việc với ô click giữ chổ như sau : Nhắp bất kì đâu vào trong ô giữ chổ để kích hoạt nó Nếu ô giữ chổ là văn bản : Gõ nội dung văn bản muốn dùng Nếu ô giữ chổ là hình mẫu : Nhắp đúp lên ô giữ chổ và chọn hình mẫu trong Clip Gallery để chèn vào dương bản Nếu ô giữ chổ là bảng : Nhắp đúp lên ô giữ chổ để tạo bảng số cột và số dòng, gõ nội dung muốn dùng Nếu ô giữ chổ là sơ đồ tổ chức : Nhắp đúp lên ô giữ chổ để tạo sơ đồ theo ý mình và gõ nội dung vào trong hộp Nếu ô gữ chổ là biểu đồ : Nhắp đúp lên ô giữ chổ để tạo ra dạng biểu đồ muốn dùng Chú ý : Ngoài ra, ta có thể tự tạo ra các đối tượng trên, bằng các lệnh trên thanh lệnh hoặc trên thanh công cụ của Powerpoint 4. Bổ sung thêm dương bản mới vào phiên trình bày Từ thanh lệnh nhắp chọn Insert, New slide Nhắp chọn một kiểu bố cục dương bản Nhắp OK Powerpoint bổ sung một dương bản vào phiên trình bày theo bố cục đã lựa Insert, New slide OK 5. Dời từ dương bản này sang dương bản khác.

<span class='text_page_counter'>(144)</span> Nhắp mũi tên đi xuống Next slide thì qua dương bản kế tiếp Nhắp mũi tên đi lên Previous slide thì trở về dương bản ở trước nó Trong phiên trình bày có nhiều dương bản, có thể dời tới hoặc dời lui bằng cách nhắp chuột ở mũi tên đi xuống hoặc mũi tên đi lên ở góc bên phải màn hình Powerpoint Next slide Previous slide - Từ thanh lệnh nhắp chọn Format, Slide Layyout 5. Thay bố cục dương bản khác Format, Slide Layyout Apply - Nhắp chọn một kiểu bố cục mới để áp dụng cho dương bản - Nhắp Apply 6. Lưu phiên trình bày * Sau khi tạo xong phiên trình bày hoặc có sưa đổi trong phiên trình bày ta cần phải lưu nó +Nếu lưu lần đầu tiên, thì xuất hiện hộp thoại Save As Đặt tên tập tin ở khung File name (chẳng hạn “Giao an đien tu” ) Chọn ổ đĩa nơi lưu từ danh sách thả Save in ( Chẳng hạn “trong My documents của ổ C”). Sau đó nhắp nút Save trong hộp thoại Giáo an dien tu Save Save As My document Save + Nếu tập tin trước đó đã lưu rồi thì tiến hành thủ tục này là đủ 7. Tạo một phiên trình bày mới từ đầu khi làm việc trong Powerpoint New H?p tho?i New slide OK - Nhắp chọn File, new trên thanh lệnh (hay nhắp biểu tượng new) trên thanh cụ Xuất hiện hộp thoại new Slide - Trong hộp thoại New Slide chọn một bố cục dương bản đầu tiên trong phiên trình bày mới - Nhắp OK phiên trình bày mới được tạo và dương bản đầu tiên hiện ra 8. Mở một phiên trình bày hiện có Nhắp chọn File, Open trên thanh lệnh (hay nhắp biểu tượng Open trên thanh công cụ) Xuất hiện hộp thoại Open Từ danh sách Look in trong hộp thoại Open chọn tập tin muốn mở Sau đó nhắp nút Open (Thì tập tin đó sẽ mở ra) Hộp thoại Open Chọn tập tin Open 9. Đóng phiên trình bày.

<span class='text_page_counter'>(145)</span> - Nếu đã sưa đổi phiên trình bày, Powerpoint yêu cầu lưu các chi tiết thay đổi +Nhắp nút Yes để lưu và đóng phiên trình bày +Nhắp nút No để đóng phiên trình bày mà không lưu + Nhắp nút Cancel không đóng và trở về màn hình Powerpoint Nh?p X - Nhắp nút đóng (X) bên dưới ở góc trên phải màn hình Powerpoint 10. Thoát chương trìnhMicrosoft Powerpoint Nhắp nút đóng (X) bên trên ở góc trên phải màn hình Powerpoint Nếu đã sưa đổi các phiên trình bày, Powerpoint nhắc cần lưu từng phiên trình bày +Nhắp nút Yes để lưu các thay đổi +Nhắp nút No để thoát mà không lưu +Nhắp nút Cancel để hủy bỏ lệnh thoát và tiếp tục trở về hoạt động trong Powerpoint.. Bài 2: Tạo Slide trình diễn… Bắt đầu từ đâu? (4 tiết) Hiển thị Task Pane (trong trường hợp đã bị đóng) Từ menu View, kích vào Task Pane (hoặc dùng phím tắt Ctrl + F1). Chọn các Task Panes khác nhau Kích vào mũi tên sổ xuống ở phần Other Task Panes và chọn Task Pane từ menu đó.. Hiển thị mục New Presentation Từ menu File, kích vào New. Mở bản trình diễn có sẵn Từ phần New Presentation, kích vào From existing presentation… để hiển thị hộp thoại New from Existing Presentation, sau đó chọn file muốn mở Ví dụ, bạn chọn file trình diễn đầu tiên đã được tạo từ bài 1.. Kích vào nút Create New. Bản trình diễn đã mở và bạn có thể thay đổi nếu cần Tạo một bản trình diễn mới Kích vào Blank Presentation trong New Presentation Pane hoặc kích vào biểu tượng Newtrên thanh Standard (thanh công cụ chuẩn) Xuất hiện phần Slide Layout cho phép bạn chọn mẫu trình diễn đã có sẵn theo các cách bố trí văn bản, nội dung hoặc cả văn bản và nội dung.

<span class='text_page_counter'>(146)</span> Kích vào 1 kiểu bố trí cụ thể và bắt đầu tạo slide (bản trình chiếu) Outline và Slides Tabs Tab Outline cho phép hiển thị đường bao ngoài của tiêu đề và văn bản của mỗi slide trong bản trình diễn. Các Slides có thể được soạn thảo trong phạm vi đường bao này. Nếu bạn muốn chỉnh sưa văn bản và slide trong vùng đường viền, thanh công cụ Outlining sẽ được dùng để thực hiện công việc đó. Thay đổi kích thước Outline và Slides Tabs Kích vào khu vực tab Slides hoặc Outline Kích vào mũi tên xuống bên cạnh ô Zoom trên thanh Standard và chọn phần trăm bạn thích. Slides Tab hiển thị tất cả những slides trong bản trình diễn với hình ảnh nhỏ. Vùng Slides tab là một phương pháp dễ dàng để điều chỉnh bản trình diễn. Bạn có thể thay đổi một slide bằng cách kích vào nó. 4 cách hiển thị bản trình chiếu PowerPoint Để thấy các cách hiển thị khác nhau của PowerPoint, Từ thanh Menu, kích vào View, bạn sẽ nhìn thấy 4 kiểu xem. Kích vào từng cái cụ thể để thấy rõ.. 1, Normal View (Chế độ xem thông thường): là cách hiển thị mặc định trong PowerPoint. Tât cả các slide đang căn chỉnh sẽ được hiển thị, bao gồm cả Slide Pane, Outline Slides và cả Notes Pane 2, Slide Sorter View (Chế độ sắp xếp Slide): Cách này hiển thị tất cả các slides trong bản trình diễn nhỏ. Giúp bạn xếp lại thứ tự, thêm vào, hoặc xóa bỏ các slide. Bạn cũng có thể xem trươc các hình ảnh áp dụng cho từng slides 3, The Slide Show View (Chế độ trình chiếu Slide): Cách này cho phép bạn xem bản trình diễn như bản trình chiếu. Bản trình diễn của bạn hiện lệ trên tòan màn hình và bạn có thể xem được các hiệu ứng hoạt ảnh trình chiếu của nó. 4, The Notes View (Chế độ xem có phần ghi chú): Phần ghi chú sẽ hiển thị như khi sẽ in ấn ra. Phần chú ý như một phiên bản nhỏ của slide và nội dung chú ý được nhập vào trong phần Notes Pane ở bên dưới slide.. Bài 3: Các thanh công cụ của PowerPoint ( 4 tiết) Thanh công cụ PowerPoint dùng để làm gì? PowerPoint có 13 thanh công cụ, gồm cả Task Pane. Theo mặc định, thanh Standard (thanh công cụ chuẩn), Formatting (thanh định dạng) và Drawing (thanh công cụ vẽ) đã được hiển thị sẵn..

<span class='text_page_counter'>(147)</span> Các thanh công cụ khác chỉ được sư dụng cho từng chức năng riêng biệt trong PowerPoint. Hiện một thanh công cụ Từ menu View, chọn Toolbars sau đó lựa chọn thanh công cụ mà bạn muốn hiển thị (bạn sẽ nhìn thấy dấu chọn bên cạnh thanh công cụ khi đã hiển thị) Ẩn một thanh công cụ Từ menu View, chọn Toolbars Lựa chọn thanh công cụ muốn ẩn (bạn sẽ không nhìn thấy dấu chọn bên cạnh thanh công cụ khi nó được ẩn) Thanh công cụ chuẩn Các biểu tượng trên thanh công cụ chuẩn Standard thường là những hoạt động thường dùng đối với văn bản. Khi đưa con trỏ chuột lên một biểu tượng, bạn sẽ thấy rõ tác dụng và mô tả của biểu tượng đó. Kích vào biểu tượng/hành động mà bạn muốn áp dụng cho slide.. Các biểu tượng trên thanh công cụ Standard và chức năng của nó: Biểu tượng New Open Save Permission E-mail Print Print Preview Spelling Search Cut Copy Paste Format Painter Undo Redo Insert Chart Insert Table. Chức năng Bắt đầu một file trình chiếu mới Mở một file trình chiếu Lưu một file trình chiếu Thiết lập sự cho phép đối với việc mở và thay đổi một file trình chiếu Gưi file trình chiếu dưới dạng email In file trình chiếu Xem trước khi in Chương trình kiểm tra lỗi chính tả Hiển thị ô tìm kiếm cơ bản Cắt đoạn văn bản hoặc đối tượng Clipboard đã lựa chọn Sao chép đoạn văn bản hoặc đối tượng Clipboard đã lựa chọn Dán mục chọn từ Clipboard Sao chép định dạng Bỏ qua thao tác vừa làm Lặp lại hành động vừa bỏ qua Vẽ biểu đồ Chèn một bảng.

<span class='text_page_counter'>(148)</span> Table and Hiển thị bảng và thanh công cụ Borders (đường Borders viền) Insert Hyperlink Chèn một siêu liên kết Mở rộng tiêu đề và văn bản cho slide trên Expand All Outline tab Show Formatting Hiện hoặc ẩn ký tự định dạng Show/Hide Grid Hiện hoặc ẩn gridlines Hiện bản trình chiếu với màu, đen, trắng hoặc Color/Grayscale grayscale Phóng to Slide, vùng tab outline hoặc vùng tab Zoom Slide Thanh công cụ định dạng Thanh công cụ định dạng đặt ở vị trí gần phía trên màn hình. Mỗi biểu tượng thanh công cụ có chức năng riêng cho phép bạn thay đổi các hiệu ứng đối tượng trong slide PowerPoit.. Các biểu tượng trên thanh công cụ Formatting và chức năng: Biểu tượng Font Font Size Bold Italic Underline Shadow Align Left Center Align Right Distributed Change Text Direction. Chức năng Lựa chọn kiểu font từ danh sách thả xuống Lựa chọn kích cỡ font từ danh sách thả xuống Áp dụng định dạng chữ đậm cho văn bản Áp dụng định dạng chữ nghiêng cho văn bản Áp dụng định dạng ngạch chân cho văn bản Áp dụng định dạng chữ bóng cho văn bản Căn lề văn bản hoặc đối tượng sang bên trái Căn lề văn bản hoặc đối tượng ra giữa dòng Căn lền văn bản hoặc đối tượng sang bên phải Căn lề văn bản hoặc đối tượng Thay đổi hướng văn bản (ngang - dọc). Thêm/bớt định dạng số vào đầu dòng đoạn văn bản được lựa chọn Thêm/bớt định dạng ký tự vào đầu dòng đoạn Bullets văn bản được lựa chọn Increase Font Size Tăng cỡ chữ Decrease Font Giảm cỡ chữ Size Numbering.

<span class='text_page_counter'>(149)</span> Decrease Indent Increase Indent Font Color Slide Design New Slide. Giảm lề của đoạn văn bản Tăng lề của đoạn văn bản Chuyển đổi màu chữ Hiển thị Slide Design Task Pane Chèn một slide mới. Chèn thêm một slide mới Từ menu Insert, kích vào New Slide. Hoặc kích vào biểu thượng New Slide trên thanh công cụ Formatting Chèn một bản sao Slide Từ menu Insert, kích vào Duplicat Slide Sao chép và dán Slides Bạn có thể sao chép va dán các slide trong phần Normal View với tab Outline và Slides hoặc trong chế độ xem Slide Sorter Sao chép slide với Outline Kích vào biểu tượng slide mà bạn muốn sao chép Kích vào biểu tượng Copy trên thanh công cụ Standard. Hoặc kích chuột phải lên biểu tượng slide và chọn Copy Dán slide Kích vào biểu tượng slide hoặc vị trí muốn đặt slide vừa sao chép Kích vào biểu tượng Paste trên thanh công cụ Standard. Hoặc kích chuột phải lên biểu tượng slide và lựa chọn Paste Chú ý: Bạn cũng có thể copy và paste slide với tab Slides hoặc trong chế độ Slide Sorter. Xóa Slides Bạn có thể xóa slide trong chế độ xem Normal với tab Outline và Slides hoặc chế độ xemSlide Sorter Xóa slides với Outline Kích vào biểu tượng slide của slide mà bạn muốn xóa Từ menu Edit, kích vào Delete Slide. Hoặc kích chuột phải lên biểu tượng slide của slide mà bạn muốn xóa và lựa chọn Delete Slide Xóa Slide với tab Slides Kích vào Slide thu nhỏ của slide mà bạn muốn xóa Từ menu Edit, kích vào Delete Slide Hoặc kích chuột phải trên slide thu nhỏ của slide bạn muốn xóa và lựa chọn Delete Slide Xóa slides trong chế độ xem Slide Sorter Kích vào slide thu nhỏ của slide bạn muốn xóa Từ menu Edit, kích Delete Slide..

<span class='text_page_counter'>(150)</span> Hoặc kích chuột phải vào slide thu nhỏ của slide bạn muốn xóa và lựa chọn Delete Slide. Bài 4: Mẫu thiết kế PowerPoint ( 3 tiết) Sau khi áp dụng một mẫu thiết kế PowerPont, thì mỗi khi bạn thêm vào một slide thì slide mới đó sẽ có giao diện tương tự như một bộ của slide mẫu. Bạn có thể sư dụng mục New Presentation để tạo một bản trình chiếu mới từ mẫu thiết kế. Tạo một bản trình chiếu mới từ mẫu thiết kế Kích vào From design template trong ô New Presentation. Bạn sẽ thấy ngay các mẫu thiết kế sẵn được hiển thị bên dưới. Ví dụ, nếu kích vào mẫuMountain Top bạn sẽ thấy slide được thay bằng mẫu như hình dưới:. Màu nền của slide có sẵn và bạn chỉ cần chèn văn bản vào Trình AutoContent Wizard của PowerPoint AutoContent Wizard cho phép bạn tạo một trình chiếu dựa trên nội dung và thiết kế được gợi ý sẵn. Tính năng này sẽ cung cấp ý tưởng tạo trình chiếu sẵn cho bạn và chỉ cần chỉnh sưa những thông tin cần thiết hoặc thêm vào những điểm riêng mà bạn cần nhấn mạnh. Tạo một bản trình chiếu mới sử dụng Autocontent Wizard - Kích vào From AutoContent Wizard… trong ô New presentation - Hiển thị hộp thoại AutoContent Wizard, kích vào Next để tiếp tục.. - Bạn cần lựa chọn một kiểu trình chiếu muốn tạo. Nếu kích vào nút All, sau đó bạn có thể sư dụng thanh cuộn để di chuyển xuống những danh sách và lựa chọn kiểu trình chiếu. Chú ý: Một vài lựa chọn hiển thị có thể chưa được cài đặt trên hệ thống và bạn sẽ được hỏi đưa đĩa cài đặt Microsoft Office vào để cài đặt thêm trước khi sư dụng. - Kích vào nút Next để tiếp tục - Bước tiếp theo là quyết định cách bạn sẽ sư dụng bản trình chiếu. Mặc định Onscreen presentation được chọn. - Kích vào Next để tiếp tục. - Bạn có thể nhập một tiêu đề và thông tin cuối trang (footer) cho bản chình chiếu - Kích vào nút Next để tiếp tục - Kích Finish để hoàn thiện quá trình tạo thông qua AutoContent Wizard. - Sau đó bạn có thể cần mở từng slide ra, dựa theo các hướng dẫn mà AutoContent Wizard đã tạo để chỉnh sưa nội dung cho phù hợp..

<span class='text_page_counter'>(151)</span> Tháng 5 năm 2013. Bài 5: Tạo Slide trình chiếu thủ công Trong bài trước chúng tôi đã hướng dẫn cho các bạn cách tạo trình chiếu theo một mẫu thiết kế có sẵn với các kiểu chữ, phối màu và bố cục phù hợp. Trong bài này chúng ta sẽ học định dạng slide trình chiếu một cách thủ công dựa trên màu sắc và layout mà chương trình có hỗ trợ. Chọn Layout cho slide của bản trình chiếu Slide layout trong PowerPoint là việc sắp xếp vị trí các thành phần trong một giao diện slide. Mỗi một slide chứa các thành phần khác nhau đi kèm với nội dung và kiểu chữ khác nhau. Một slide cơ bản được phân tách thành tiêu đề (title) và nội dung cơ bản. Hiển thị lại phần Slide Layout (nếu đã bị đóng) - Từ menu Format, kích vào Slide Layout Áp dụng layout văn bản cho một slide - Từ phần Slide Layout, phần Text Layouts, kích vào layout đặc biệt mà bạn muốn - Text Layout thông thường chỉ chứa văn bản. Các layout đó bao gồm: Text Slide (Chỉ có nội dung văn bản), Title Only (Chỉ có tiêu đề), Title and Text (Tiêu đề và nội dung), Title and 2-Column Text (Tiêu đề và 2 cột nội dung), Title and Vertical Text (Tiêu đề và nội dung theo chiều dọc), và Vertical Title and Text (Tiêu đề dọc và văn bản) Áp dung layout nội dung cho một slide - Từ phần Slide Layout, phần Content Layouts, kích vào kiểu layout mà bạn muốn - Content layouts bao gồm: Charts, Clip Art, Pictures, Tables, Diagrams or Organization Charts, hoặc Media Clips Áp dụng layout nội dung và văn bản cho một slide - Từ phần Slide Layout, tại Text and Content Layouts kích vào layout mà bạn muốn - Text and Content Layouts bao gồm văn bản, ngoài ra có cản bản đồ, bảng… trong cùng một slide. Áp dụng các layout khác cho một slide.

<span class='text_page_counter'>(152)</span> - Từ phần Slide Layout, tại Other Layouts kích vào kiểu layout mà bạn muốn - Other Layouts là các layout khác ngoài văn bản, nội dung, và văn bản kèm nội dung. Định dạng nền cho bản trình chiếu Các nền có thể áp dụng cho bản slide, bản ghi chú, thông báo trong PowerPoint. Tuỳ chọn nền (Backgroud) có thể thay đổi được màu sắc, Gradient, Texture, Pattern, hoặc Picture. Lựa chọn màu nền cho bản trình chiếu - Từ menu Format, kích vào Background. - Kích vào mũi tên sổ xuống và lựa chọn màu mà bạn thích, sau đó kích vào Apply. - Kích vào More Colors để chọn màu thêm Lựa chọn hiệu ứng nền cho bản trình chiếu - Từ menu Format, kích vào Background - Kích vào mũi tên xuống và chọn Fill Effects. Hộp thoại Fill Effects xuất hiện - Chọn thẻ Gradient, Texture, Pattern, hoặc Picture để áp dụng hiệu ứng. Chọn màu mà bạn thích.. - Sau khi đã lựa chọn xong màu phù hợp, kích OK - Trở lại cưa số Background, có 4 nút sau:  o o o o. Apply to All: Áp dụng định dạng cho tất cả bản trình duyệt Apply: Áp dụng định dạng nền cho bản trình duyệt hiện tại Cancel: Bỏ qua định dạng nền Preview: Xem trước màu nền đã chọn. - Kích vào nút nào mà bạn cần Đầu trang và chân trang bản trình chiếu Đầu trang (Header) và chân trang (Footer) bao gồm văn bản, slide hoặc số trang, và ngày tháng bạn muốn hiển thị ở trên hoặc dưới một trang slide. Bạn có thể sư dụng header và footer trên từng slide riêng lẻ hoặc áp dụng cho toàn bộ bản trình chiếu. Chèn Headers and Footers . Từ menu View, kích vào Header and Footer. Hộp thoại Header and Footer xuất hiện.

<span class='text_page_counter'>(153)</span>    . Để chèn ngày và giờ, tích vào hộp Date and time Để đánh số trang cho bản trình chiếu, tích vào hộp Slide number Nếu bạn chèn vào chân trang, phải chắc chắn rằng phần Footer đã được chọn và gõ nội dung vào. Kích vào Apply để áp dụng cho slide hiện hành. Kích vào Apply to All để áp dụng cho tất cả các slide.. Đánh số tự động (Bullets and Numbering) Bullets and Numbering là công cụ dùng để đánh số tự động. Bullets and numbering cho bạn lựa chọn các kiểu dáng, cỡ và màu sắc khác nhau có thể áp dụng. Thêm hoặc bỏ ký đánh tự đầu dòng  . Để làm nổi bật đoạn văn bản, bạn có thể muốn thêm hoặc bỏ các ký tự phân mục đầu dòng Kích vào biểu tượng Bullets trên thanh công cụ Formatting. Thay đổi kiểu ký tự đầu dòng .  . Từ menu Format, kích vào Bullets and Numbering. Kích vào kiểu nào mà bạn muốn. Kích OK. Tạo bullets tùy ý. . Từ menu Format, kích vào Bullets and Numbering Từ hộp thoại Bullets and Numbering, kích vào nút Customize để hiển thị hộp thoạiSymbol. . Lựa chọn một kiểu bullet phù hợp và kích OK. . Thêm hoặc bỏ số tự động  . Để làm nổi bật đoạn văn bản có thể bạn muốn thêm hoặc gỡ bỏ số tự động Kích vào biểu tượng Numbering trên thanh công cụ Formatting. Thay đổi kiểu số tự động   . Từ menu Format, kích vào Bullets and Numbering. Kích vào Numbered. Chọn kiểu số tự động mà bạn muốn. Kích OK.

<span class='text_page_counter'>(154)</span> Thay đổi màu ký tự đầu dòng hoặc số tự động    . Từ menu Format, kích vào Bullets and Numbering Kích vào mũi tên xuống để hộp menu Color xổ xuống. Lựa chọn màu mà bạn thích Kích vào OK.. Bài 6: Thanh công cụ Drawing ( 4 tiết) Thanh công cụ Drawing trong PowerPoint sẽ cung cấp nhiều lệnh cho việc tạo và hiệu chỉnh đồ họa. Thanh công cụ này được đặt ở phía dưới màn hình PowerPoint.. Hiển thị thanh công cụ drawing Từ menu View, vào Toolbars và chọn Drawing Đây là một số biểu tượng và chức năng của thanh công cụ Drawing Draw Select Objects. AutoShapes Line Arrow Rectangle Oval Text Box Vertical Text Box Insert WordArt. Cho phép áp dụng các điều chỉnh thanh khác nhau cho đối tượng vẽ. Cho phép lựa chọn một đối tượng vẽ. Nếu muốn chọn nhiều đối tượng, giữ thêm phím Shift Kích vào biểu tượng AutoShapes để xem danh sách các đối tượng vẽ. Di chuyển con trỏ chuột để thiết lập và chọn hình dạng Sư dụng để vẽ dòng. Để vẽ dòng ngang hay dọc, giữ phím Shift trong khi kéo Sưu dụng để vẽ dòng có mũi tên Sư dụng vẽ hình chữ nhật. Để vẽ hình vuông, giữ phím Shift trong khi kéo. Sư dụng vẽ hình bầu dục. Để vẽ được hình tròn chính xác, giữ phím Shift trong khi kéo. Được sư dụng để vẽ ô chứa văn bản. Dùng để vẽ ô chứa văn bản dọc Dùng để chèn kiểu dáng khác nhau của WordArt. Insert Diagram or Dùng để chèn sơ đồ hoặc biểu đồ tổ chức Organization Chart Insert Clip Art Sư dụng để chèn hình vẽ có sẵn Sư dụng để chèn ảnh từ vị trí mà bạn chỉ Insert Picture định.

<span class='text_page_counter'>(155)</span> Fill Color Line Color Font Color Line Style Dash Style Arrow Style Shadow Style 3-D Style. Sư dụng để tô màu đối tượng đang vẽ Sư dụng để tô màu cho đối tượng đang chọn. Định dạng màu chữ cho văn bản trong đối tượng vẽ. Sư dụng để xác định kiểu dòng vẽ Sư dụng để xác định kiểu dòng nét đứt Sư dụng để xác định kiểu dòng mũi tên Kích vào kiểu bóng mà bạn muốn dùng cho đối tượng. Kích vào kiểu 3D mà bạn muốn dùng. Thêm AutoShape - Kích vào biểu tượng AutoShape trên thanh công cụ Drawing để hiển thị menu AutoShape - Kích vào AutoShape bạn muốn sư dụng - Kích vào vị trí bạn muốn bắt đầu vẽ đối tượng. - Giữ chuột trái đồng thời kéo để đối tượng được vẽ theo ý muốn - Nhả chuột ra khi hình đã cân đối - Để điều chỉnh hình, lựa chọn hình và kéo móc điều chỉnh Vẽ một dòng - Kích vào biểu tượng Line từ thanh công cụ Drawing. Con trỏ chuột thay đổi thành dấu cộng - Kích vào vị trí mà bạn muốn để bắt đầu kéo. Nhả chuột khi nào bạn muốn kết thúc Vẽ một mũi tên ở đầu - Kích vào biểu tưởng Arrow trên thanh công cụ Drawing. Con trỏ chuột thay đổi thành dấu cộng khi mà con trỏ chuyển lên slide - Kích vào vị trí mà bạn muốn điểm bắt đầu và kéo. Nhả chuột khi muốn kết thúc Vẽ một hình chữ nhật - Kích vào biểu tượng Rectangle trên thanh công cụ Drawing. Con trỏ chuột thay đổi thành dấu cộng.

<span class='text_page_counter'>(156)</span> - Kích vào vị trí mà bạn muốn đặt hình chữ nhật hay hình lập phương để bắt đầu. Khi kết thúc, nhả con trỏ chuột Vẽ hình bầu dục - Kích vào biểu tượng Oval trên thanh công cụ Drawing. Con trỏ chuột tha. Bài 7: Một số thủ thuật (3 tiết) Sử dụng các font phổ biến Để tránh những vấn đề phức tạp khi chuyển một file PowerPoint từ máy tính này sang máy tính khác, bạn hãy sư dụng các font như Arial, Verdana, hoặc Times New Roman. Các máy tính với các phiên bản Office cũ không phải lúc nào cũng luôn có các font mặc định của PowerPoint 2007 (Ví dụ như Calibri, Corbel,…) Giữ các layout cho riêng mình Nếu bạn muốn giữa một số slide layout cho bản thân mình, hãy tạo một tập con cho chúng để sư dụng bằng cách chọn View | Slide Master và từ danh sách slide layout ở phần bên trái màn hình xóa các layout không có khả năng sư dụng trong trình diễn này. Nhúng các font để soạn thảo được dễ dàng Khi chuyển một file trình chiếu sang một máy tính khác để chỉnh sưa, hãy nhúng các font bên trong trình chiếu để chúng sẽ có khi bạn tạo các thay đổi. Để thực hiện điều này, bạn hãy chọn File | Save As, chọn Tools | Save Options và kích hộp kiểm “Embed fonts in the file”. Để lại comment cho các đồng nghiệp Nếu bạn đang cùng làm việc với các đồng nghiệp trên cùng một trình chiếu slide và cần truyền thông với ai đó, hoặc nếu bạn cần nhắc nhở chính bản thân mình về thứ gì đó, hãy sư dụng comment. Chọn Reviewing | New Comment và đánh vào comment của bạn trước khi kéo nó vào vị trí trên slide. Thêm nhiều tùy chỉnh ảnh Các ảnh chèn vào có thể được tạo shadows, các thù hình, kiểu dáng và hiệu ứng mới, bên cạnh đó còn có thể được crop (cắt viền ảnh) khi cần. Trên tab Insert, kích Picture để thêm vào một ảnh. Chọn nó và tab Format lúc đó sẽ có sẵn, ở đây bạn có thể thư nghiệm với Picture Styles hoặc chọn các kiểu tùy chỉnh. Cách điệu hóa các bảng dữ liệu Các bảng dữ liệu có sẵn kiểu trong PowerPoint 2007. Chọn bất cứ bảng nào và vào tab Table Tools (được gọi là Design and Layout) xuất hiện trên ribbon. Kích Design để nhập vào các kiểu cho Table Styles. Tạo những sản phẩm của riêng bạn theo các điều khiển trên tab đó. Nén ảnh Các ảnh đã được chèn có thể được nén riêng để giảm kích thước của toàn bộ file.

<span class='text_page_counter'>(157)</span> PowerPoint, phụ thuộc vào cách nó sẽ được hiển thị như thế nào. Trong tab Format có sẵn khi bạn chọn một ảnh nào đó, kích Compress Pictures. Chèn biểu đồ powerpoint Các biểu đồ không đơn giản là cho Excel nữa. Tab Insert của PowerPoint 2007 có một biểu tượng Chart, ở đây bạn có thể chọn Line, Bar, Pie, Area, và Surface để bắt đầu. Nó sẽ tự động mở Excel và hiển thị cho bạn dữ liệu mẫu mà bạn có thể tùy chỉnh. Khi thay đổi xong, hãy kích trỏ về PowerPoint để cập nhật tức thì. Tạo mẫu trình chiếu Đổi bất kỳ một trình chiếu PowerPoint nào thành một mẫu để sư dụng lại khi cần bằng cách remove các slide không cần thiết hoặc cung cấp thông tin từ nó. Chọn Save As, sau đó Other Formats, và chọn tùy chọn PowerPoint Template (*.potx) từ danh sách kiểu lưu trữ để lưu mẫu tùy chỉnh. Sử dụng Excel để định dạng các biểu đồ Để sư dụng một mẫu biểu đồ nhằm mục đích định dạng biểu đồ cho PowerPoint, kích vào đối tượng biểu đồ trong trình chiếu để chọn nó. Chọn Chart Tools | Design | Change Chart Type, kích vào tùy chọn Templates và chọn mẫu được lưu từ danh sách. Nhóm và lưu để sử dụng lại Có thể lưu một thành phần hoặc một nhóm các thành phần mà bạn có trên slide PowerPoint thành một picture để sư dụng lại trong một trình diễn khác hoặc ứng dụng khác. Để thực hiện, hãy chọn đối tượng, kích chuột phải vào nó và chọn Save As Picture. Chọn định dạng đồ họa và vị trí lưu, đánh tên file, cuối cùng là kích OK. Canh lề cho các đối tượng trên một slide Để canh lề nhiều đối tượng trong một slide PowerPoint, kích vào đối tượng đầu tiên và giữ Ctrl kích vào mỗi đối tượng bổ sung một cách lần lượt. Chọn Drawing Tools | Format và kích nút Align. Từ menu, bạn hãy chọn tùy chọn như Align Left, Align Right, Align Top, hoặc Align Bottom. Sử dụng khung lưới cho layout Có thể hiển thị khung lưới layout cho việc gióng các đối tượng trên các slide bằng cách chọn View | Gridlines. Để cấu hình các đường gridlines, bạn hãy vào Tools | Format | Align và chọn Grid Settings. Hiện thước kẻ Để điều chỉnh chữ lùi vào cho mỗi một đoạn riêng trên slide PowerPoint, trước tiên bạn cần hiện các thước đo bằng cách chọn View | Ruler. Chọn các đoạn để thay đổi và kéo các điểm thước First Line Indent và Left Indent trên thước để thay đổi. Tạo nút action Sư dụng một nút action để liên kết với slide thông tin hoặc trợ giúp. Chọn Insert | Shapes và từ nhóm Action Button chọn Action Button: Information hoặc Action Button: Help. Kéo nút này trên slide, từ Hyperlink của hộp thoại đến danh sách,.

<span class='text_page_counter'>(158)</span> chọn slide để liên kết đến. Chèn các background chung Để bổ sung thêm background cho tất cả các slide, hãy chọn View | Slide Master và chọn slide chủ. Kích vào bộ marker để mở nhóm Background và hiển thị hộp thoại Format Background. Chọn Picture, kích nút File, chọn ảnh và kích Close. Tạo nhiều cột văn bản Để tạo nhiều cột của một văn bản bên trong PowerPoint, hãy chọn văn bản và từ nhóm Paragraph của tab Home, hãy kích nút Columns. Chọn số cột để sư dụng cho văn bản. Thao tác này cũng làm việc cho văn bản đã được đặt bên trong các hình hay các hộp văn bản. Tùy chỉnh hình vẽ Để chuyển một hình vẽ có sẵn (vuông, tròn…) sang một hình có thể tùy chỉnh bằng chuột, hãy chọn nó và kích vào Drawing Tools | Format. Từ nhóm Insert shapes, kích nút Edit Shape và chọn Convert to Freeform. Chọn Edit Points khi đó bạn có thể thay đổi hình bằng cách bổ sung thêm các nút, xóa hoặc kéo hình để tạo các đường khác. Xem và sửa trình chiếu Để hiển thị một trình chiếu trên màn hình khi bạn làm việc, hãy kích tab View và giữ phím Ctrl khi bạn kích nút Slideshow. Thao tác này sẽ hiển thị trình chiếu trong phần trên bên trái của màn hình, cho phép bạn chuyển giữa việc xem trình chiếu và soạn thảo nó. Sử dụng chế độ Kiosk để tự động chạy Để chạy một trình chiếu tự động, hãy chọn tất cả slide trong thumbnail pane; chọn Animations, thiết lập Automatically với thời gian chuyển thích hợp. Chọn Slide Show | Set Up Show, chọn Browsed at a Kiosk (full screen), và trong phần Advance slides, chọn Using timings nếu có xuất hiện. Tạo SmartArt từ những thứ có sẵn Chỉ có trong PowerPoint 2007 bạn mới có thể tạo đối tượng SmartArt từ văn bản tồn tại. Để thực hiện, bạn hãy chọn văn bản và từ tab Home, nhóm Paragraph, chọn nút Convert to SmartArt Graphic và chọn kiểu SmartArt. Không sử dụng tất cả slide của bạn Nếu bạn có một trình chiếu có đến hàng tấn slide nhưng chỉ có một nhóm phù hợp với thính giả hiện tại, không nên lãng phí thời gian bằng cách cuộn qua tất cả các slide. Trên tab Slide Show, kích Custom Slide Show, chọn các slide cần thiết, kích Show để khởi chạy trình chiếu đã được lược bớt. Bổ sung thêm tab Developer Tab Developer được yêu cầu để thực hiện những thứ như bổ sung thêm như các file Flash vào một trình chiếu và chạy các macro. Để cấu hình xuất hiện trên ribbon, bạn hãy kích nút Microsoft Office, chọn PowerPoint Options | Popular, và.

<span class='text_page_counter'>(159)</span> kích tab Show Developer trong hộp kiểm Ribbon. Kích OK. Chèn Flash vào trong các trình chiếu Để trình chiếu file Flash, kích tab Developer, trong phần Controls, kích More Controls, và chọn Shockwave Flash Object. Kích chuột trái và kéo trên slide để tạo một hình chữ nhật vào nơi bạn muốn bổ sung thêm điều khiển; kích chuột phải vào nó, chọn Properties và thiết lập thuộc tính Movie với đường dẫn đầy đủ của file Flash. Export ra DPF Lưu các trình diễn PowerPoint thành các file PDF bằng cách sư dụng Add-in của Microsoft Office để lưu các file này dưới dạng file PDF. Download các Add-in này bằng cách tìm kiếm trên microsoft.com/download với cụm từ "Save as PDF.". Bài 8: NHỮNG ĐIỂM CẦN LƯU Ý KHI THIẾT KẾ GIÁO ÁN ĐIỆN TỬ: (2 tiết) Cần chuẩn bị giáo án thật chu đáo Nắm vững cách tạo từng đối tượng trong dương bản Cách di chuyển, điều chỉnh kích thước và hình dáng của các đối tượng Trình bày bố cục dương bản sao cho hợp lí Sư dụng hộp thoại Slide Transition để tạo bước chuyển tiếp Sư dụng hộp thoại Custom Animation để hoạt hóa hoạt hình và âm thanh cho các đối tượng trong dương bản Một vật có khối lượng 45 Kg thì trọng lượng của nó là :4,5 N; 450 N; 4500 N; 45000 N Hãy nối ô ở cột bên trái với ô ở cột bên phải để được một khẳng định đúng Điền chữ đúng (Đ) hoặc chữ sai (S) vào các ô sau đây : a. Sự tranh dành thị trường và thuộc địa nà nguyên nhân cơ bản dẫn đến chiến tranh thế giới b. Khối liên minh gồm Anh, Pháp, Nga c. Khối liên hiệp ước gồm Đức, Áo, Hung,I-ta-li-a d. Các nước Đế quốc ráo riết chuẩn bị chiến tranh nhằm thanh toán địch thủ chia lại thuộc địa, làm bá chủ thế giới.

<span class='text_page_counter'>(160)</span>

×