Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (118.82 KB, 3 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span>PHÒNG GD&ĐT TÂN YÊN. ĐỀ KHẢO SÁT GIƯA KỲ HỌC KỲ II Năm học 2012 - 2013 Môn: Ngữ văn lớp 9 Thời gian làm bài 90 phút. Phần I: Trắc nghiệm: 1điểm 1. Bài thơ "Viếng lăng Bác" được viết vào năm nào? A. 1974 B. 1975 C. 1976 D. 1977 2. Bài thơ nào sau đây đã xây dựng được một hình tượng thiên nhiên trong sáng, giản dị, giàu sức gợi, thể hiện ước nguyện cống hiến chân thành của nhà thơ cho đất nước? A. Mùa xuân nho nhỏ. B. Viếng lăng Bác. C. Ánh trăng. D. Sang thu. 3. Hình ảnh nào sau đây không phải là ước nguyện của nhà thơ Viễn Phương khi chia tay Bác để trở về miền Nam? A. Con chim. B. Đóa hoa. C. Nốt trầm. D. Cây tre. 4. Trong hai câu thơ: "Sương chùng chình qua ngõ, Hình như thu đã về" (Hữu Thỉnh) từ "Hình như" thuộc thành phần nào? A. Thành phần tình thái. B. Thành phần gọi – đáp. C. Thành phần phụ chú D. Thành phần cảm thán. Phần II. Tự luận: 9 điểm Câu 1. (2điểm) Trong bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ", nhà thơ Thanh Hải viết: ..." Ơi con chim chiền chiện Hót chi mà vang trời Từng giọt lonh lanh rơi Tôi đưa tay, tôi hứng. ..." a. Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ? b. Câu thơ trên sử dụng biện pháp tu từ gì? Hãy nêu hiệu quả nghệ thuật của biện pháp nghệ thuật ấy. Câu 2. (2 điểm) Suy nghĩ của em về "Chơi điện tử" trong học sinh hiện nay. Câu 3. (5 điểm) Hình ảnh Bé Thu trong truyện ngắn "Chiếc lược ngà" của Nguyễn Quang Sáng (Ngữ văn lớp 9, Tập 2) ------------ Hết ------------.
<span class='text_page_counter'>(2)</span> PHÒNG GD-ĐT TÂN YÊN. ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG GIỮA HỌC KÌ II MÔN: NGỮ VĂN LỚP 9. Tổng điểm cho cả bài thi là 10 điểm. Yêu cầu về nội dung, hình thức và phân bố điểm như sau: Phần I: Trắc nghiệm (1.0 điểm). Câu Đáp án. 1 C. 2 A. 3 C. 4 A. * Trả lời đúng mỗi câu cho 0.25 điểm. Trả lời sai hoặc nhiều hơn một đáp án cho mỗi câu thì không cho điểm. Phần II: Tự luận (9.0 điểm) Câu Nội dung Câu 1 a. Những ngày cuối đời nằm trên giường bệnh (1980), Thanh Hải đã gửi gắm (2 đ) tất cả tấm lòng, tình cảm và những nghĩ suy sâu lắng của đời mình vào bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ". Bài thơ thể hiện niềm yêu mến thiết tha với cuộc sống, với đất nước và ước nguyện của tác giả. b.Trong đoạn thơ trên tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ ẩn dụ chuyển đổi cảm giác qua hình ảnh “Từng giọt long lanh rơi .Tôi đưa tay tôi hứng”. Nhà thơ đã cảm nhận âm thanh của tiếng chim chiền chiện không phải bằng thính giác mà bằng thị giác “giọt long lanh rơi” và xúc giác “đưa tay tôi hứng”. Qua đó có thể thấy được sự cảm nhận tinh tế, một tâm hồn say sưa ngây ngất, khát khao sự sống và sự gắn bó với cuộc đời đến thiết tha cháy bỏng của tác giả trước mùa xuân. Câu 2 Học sinh nắm được cách làm một bài văn nghị luận xã hội : Nhận thức đúng về (2đ) vấn đề chơi điện tử, biết lập luận và lấy dẫn chứng thực tế để làm sang tỏ vấn đề . * Đặt vấn đề: - Giới thiệu về hiện tượng chơi điện tử của học sinh hiện nay - Đánh giá khái quát về hiện tượng này: Là hiện tượng khá phổ biến, gây ảnh hưởng lớn đến kết quả học tập và rèn luyện đạo đức của học sinh trong nhà trường * Giải quyết vấn đề: - Nhận thức về hiện tượng chơi điện tử: Học sinh sử dụng hệ thống mạng trên máy vi tính bằng nhiều trò chơi hấp dẫn khác nhau - Đây là trò chơi hấp dẫn đối với học sinh, khơi gợi sự tò mò và có nhiều cách chơi rất nguy hiểm, ảnh hưởng xấu đến sự hình thành nhân cách học sinh: Game bạo lực ,game đua xe . . . - Đây còn là trò chơi tốn kém tiền bạc khi học sinh vào các quán chat.Từ đó có thể dẫn tới một số thói hư tật xấu khác như nói dối ,bỏ học, thậm chí trộm cắp . .. - Nguyên nhân : Do sự tò mò ,ham chơi của học sinh; Sự thiếu quan tâm của gia đình; xu thế phát triển của xã hội . . . - Giải pháp khắc phục: Tạo cho học sinh một ý thức tự giác, có sự nhận thức đúng đắn về hiện tượng này, xác định động cơ và mục đích học tập đúng đắn. Cần có sự quản lý chặt chẽ của gđ và nhà trường, tuyên truyền giáo dục học sinh thấy rõ tác hại của trò chơi này . *Kết luận: -Khẳng định tác hại của trò chơi điện tử - Định hướng hành động cho bản thân .. Điểm 0,75đ 0.5đ 0,75đ. 0.25đ. 1.5đ. 0.25đ.
<span class='text_page_counter'>(3)</span> Câu 3 (5đ). *Về hình thức: - Học sinh biết làm bài văn nghị luận về tác phẩm truyện, nghị luận về một nhân vật văn học. - Biết lập luận, lựa chọn dẫn chứng phù hợp. - Bài viết có luận điểm rõ ràng, hợp lý. - Biết trình bày đoạn văn nêu luận điểm, có sự dẫn dắt và chuyển luận điểm . *Về nội dung: a. Mở bài: (0,5đ) 0,5đ - Giới thiệu từ đề tài (hoặc từ tác giả NQS ) đến tác phẩm “Chiếc lược ngà” và nhân vật bé Thu. - Đánh giá khái quát về nhân vật bé Thu: là nhân vật chính để lại nhiều ấn tượng trong long người đọc . . . b. Thân bài: (4đ) 4đ *LĐ1: Giới thiệu về nhân vật bé Thu: (1đ) - Sinh ra trong một gia đình giàu truyền thống cách mạng ở Nam Bộ. - Hoàn cảnh : do kháng chiến mà em phải xa người cha của mình, tuổi rồi mà vẫn không được gặp mặt cha, chỉ biết hình ba chụp với má qua tấm ảnh. -> Khao khát được gặp cha và sống trong tình yêu thương của cha. Sau 8 năm xa cách ,người cha trở về nhưng Thu không nhận ra ba vì vết sẹo trên mặt khiến cha không giống như tấm ảnh chụp với má. Hoàn cảnh đầy éo le và đáng thương . *LĐ2: Diễn biến tâm trạng của Thu (chú ý các chi tiết tiêu biểu và nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật) (3đ) + Trước khi nhận ra ông Sáu là ba: Cương quyết không chụi gọi ba,tỏ ra bướng bỉnh, có cá tính mạnh mẽ nhưng cũng rất đáng yêu bởi tất cả đều xuất phát từ tình yêu thương cha sâu sắc, sự chung thuỷ của bé Thu đối với người cha của mình(lấy dẫn chứng trong tác phẩm minh hoạ) + Khi nhận ra ông Sáu là cha: Thu tỏ ra hối hận ,không muốn rời xa ba ,tình cảm yêu thương xen lẫn kính trọng cảm phục và ân hận nuối tiếc đan xen trong Thu (lấy dẫn chứng trong tác phẩm ) + Khi ông Sáu trở lại chiến trường: Thu mang theo niềm thương nhớ và quyết tâm tiếp nối sự nghiệp cách mạng của cha ,trở thành một cô giao liên dũng cảm, gan dạ, nhanh nhẹn và thông minh tháo vát, lập được nhiều chiến công cho sự nghiệp cách mạng giải phóng miền Nam. c. Kết bài : (0,5đ) 0,5đ - Khẳng định lại vai trò của nhân vật trong việc thể hiện chủ đề tác phẩm - Suy nghĩ, liên hệ từ nhân vật.. * Lưu ý chung: - Sau khi chấm điểm từng câu giáo viên nên cân nhắc để cho điểm toàn bài một cách hợp lí, đảm bảo đánh giá đúng trình độ của học sinh. - Điểm của bài thi là điểm của các câu cộng lại, cho điểm lẻ đến 0.25 điểm không làm tròn..
<span class='text_page_counter'>(4)</span>