Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

SKKN LOP 3 20122013 TAP LAM VAN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (144.11 KB, 16 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>I. PHẦN MỞ ĐẦU I.1. Lý do chọn đề tài: Trong mọi lĩnh vực của cuộc sống xã hội, giao tiếp thường là một hoạt động khởi đầu cho những hoạt động tiếp theo. Nó tồn tại song song và ảnh hưởng to lớn đến kết quả của những hoạt động đó. Có thể nói giao tiếp là hoạt động không thể thiếu trong xã hội. Trong xã hội con người luôn có nhu cầu giao tiếp với nhau. Nhu cầu đó cũng giống như các nhu cầu khác giao tiếp cũng như ăn, mặc, ở, hít thở không khí, rất quan trọng và cần thiết. Nhờ hoạt động giao tiếp, con người có thể trao đổi thông tin tạo lập các mối quan hệ tốt đẹp ...có thể nói giao tiếp là một trong những điều kiện quan trọng để con người và xã hội loài người phát triển. Từ xa xưa tới nay, con người đã sử dụng rất nhiều phương tiện khác nhau để thực hiện hoạt động giao tiếp. Mỗi loại phương tiện đều có ưu điểm và nhược điểm riêng, song phương tiện giao tiếp đặc trưng và hiệu quả của loài người là ngôn ngữ... Ngôn ngữ và giao tiếp bằng ngôn ngữ có vai trò rất quan trọng đối với sự trưởng thành của mỗi con người nói riêng và sự phát triển của loài người nói chung. Khi mới sinh ra con người chưa có khả năng giao tiếp bằng ngôn ngữ . Trong quá trình trưởng thành, mỗi con người phải tự tích luỹ dần vốn ngôn ngữ cho bản thân. Vốn ngôn ngữ này phải được bồi dưỡng, rèn luyện ngay từ khi còn nhỏ và nhà trường chính là nơi cung cấp ngôn ngữ cho trẻ một cách có hệ thống nhất. Mục đích nghiên cứu ngôn ngữ trong nhà trường là rèn luyện cho học sinh kỹ năng sử dụng ngôn ngữ làm phương tiện học tập và giao tiếp. Vì vậy phát triển lời nói là nhiệm vụ quan trọng nhất của việc dạy học tiếng trong nhà trường. Trong những năm gần đây, giáo dục phổ thông ở bậc tiểu học nói riêng có nhiều đổi mới về mục tiêu dạy học và được cụ thể hoá bằng sự đổi mới về nội dung, phương pháp dạy học. Trong quá trình đổi mới này, định hướng giao tiếp (hay còn gọi là dạy học phát triển lời nói) được đặc biệt quan tâm, được coi là nguyên tắc trung tâm của dạy học Tiếng Việt ở tiểu học. Từ năm 2002 bộ sách giáo khoa Tiếng Việt mới đã được đưa vào sử dụng đại trà đến nay đã được thực hiện ở các lớp. Việc sử dụng bộ sách mới này, cho thấy những kết quả khả quan, quan điểm giao tiếp trong dạy học đã bước đầu được khẳng định là định hướng dạy học tích cực. Phân môn Tập làm văn trong chương trình môn Tiếng Việt ở tiểu học, so với các phân môn khác là một phân môn khó. Nó là sự tổng hợp của các kiến thức ngôn ngữ và kỹ năng sử dụng ngôn ngữ mà học sinh được học. Nhiệm vụ chủ yếu của phân môn này là rèn luyện cho học sinh kỹ năng sản sinh ra các.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> ngôn bản nói và ngôn bản viết. Trong chương trình Tiếng Việt 3, cả hai dạng kỹ năng này đều được quan tâm một cách thích đáng thông qua hệ thống bài tập rất phong phú và đa dạng, có nhiều ưu điểm, phù hợp với mục tiêu của môn học và của phân môn. Tuy nhiên cũng cần phải thừa nhận rằng hiện nay việc dạy học Tập làm văn ở trường tiểu học còn hạn chế và chưa đạt được kết quả như mong muốn. Lý do của hiện tượng này là do đa số các giáo viên chưa định hình được phương pháp giảng dạy cũng như trình tự tiến hành một bài Tập làm văn như thế nào cho phù hợp với mục tiêu và nội dung của bài đặt ra. Bên cạnh đó học sinh tiểu học là những đối tượng có năng lực tư duy còn hạn chế, kỹ năng sử dụng ngôn ngữ của các em cũng phát triển chưa cao. Nhiều em còn dùng từ sai, câu sai, hoặc hoạt động của các em còn chưa phù hợp với hoàn cảnh mục đích giao tiếp hoặc chưa đúng phương cách chức năng. Hiện tượng này khiến cho các em gặp nhiều khó khăn trong hoạt động học tập và giao tiếp. Các em phải được thực hiện các hoạt động nói năng trong những hoàn cảnh giao tiếp cụ thể. Môn Tập làm văn nói riêng và môn Tiếng Việt nói chung được coi là một giải pháp hiệu quả để thực hiện nhiệm vụ này. Từ những phân tích trên đây, chúng ta có thể thấy rõ sự cần thiết của việc dạy học rèn kĩ năng nghe nói trong phân môn Tiếng Việt ở tiểu học và cũng do tính cấp thiết của vấn đề này mà tôi đã đi sâu vào nghiên cứu đề tài "Rèn kỹ năng nghe nói cho học sinh trong phân môn Tập làm văn lớp 3". I. 2. Mục đích nghiên cứu: Khi bắt tay vào nghiên cứu đề tài này giúp cho giáo viên đạt được những mục đích sau: Giúp giáo viên nắm chắc các bài tập rèn kỹ năng nghe nói trong phân môn Tập làm văn lớp 3. + Giúp giáo viên có kinh nghiệm dạy các bài tập phát triển lời nói trong phân môn Tập làm văn lớp 3 đạt hiệu quả cao. I.3. Thời gian, địa điểm: - Thời gian nghiên cứu từ tháng 9 năm 2012 đến tháng 4 năm 2013 - Đối tượng nghiên cứu là học sinh lớp 3A - Địa điểm nghiên cứu trường Tiểu học Tà Cạ Kỳ Sơn – Nghệ An I.4. Đóng góp mới về mặt lý luận và thực tiễn. - Nghiên cứu những vấn đề về mặt lý luận. - Mục tiêu của bộ môn Tiếng Việt lớp 3. - Phương pháp giảng dạy môn Tiếng Việt trong phân môn Tập làm văn lớp 3. Nghiên cứu những vấn đề về mặt thực tiễn. - Nghiên cứu chương trình phân môn Tập làm văn và SGK Tiếng Việt 3. - Nghiên cứu thực trạng và nguyên nhân của các thực trạng đó..

<span class='text_page_counter'>(3)</span> - Dự giờ đồng nghiệp, trao đổi với các giáo viên trực tiếp dạy lớp ba để rút ra nhận xét, đánh giá. II. PHẦN NỘI DUNG II.1. CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN. II.1.1. Cơ sở lý luận. Mục tiêu của môn Tiếng Việt nói chung và phân môn Tập làm văn nói riêng ở Tiểu học. Theo quyết định ngày 09/11/2001 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, chương trình tiểu học chính thức được áp dụng trong cả nước, trong đó có quy định rõ mục tiêu đối với từng môn học ở tiểu học. Môn Tiếng Việt ở Tiểu học có mục tiêu chính nhằm hướng tới phát triển một lời nói cho học sinh phát triển khả năng giao tiếp của các em. Mục tiêu này được thể hiện cụ thể như sau: Về kiến thức: Môn Tiếng Việt cung cấp cho học sinh những kiến thức sơ giản về Tiếng Việt và tri thức sử dụng Tiếng Việt trong giao tiếp. Bên cạnh đó cung cấp những hiểu biết sơ giản về tự nhiên, xã hội và con người, về văn hoá, văn học của Việt Nam và nước ngoài. Về kỹ năng: Hình thành và phát triển ở học sinh những kỹ năng sử dụng Tiếng Việt (Nghe, nói, đọc, viết) để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi. Thông qua việc dạy học môn Tiếng Việt góp phần rèn luyện cá thao tác tư duy của học sinh (Phân tích, tổng hợp, khái quát hệ thống...) và góp phần nâng cao phẩm chất tư duy, năng lực nhận thức. Về thái độ: Bồi dưỡng tình yêu Tiếng Việt góp phần rèn luyện các thao tác tư duy của học sinh, hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng giàu đẹp của Tiếng Việt, góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam và xã hội chủ nghĩa. Như vậy, thông qua việc cung cấp những tri thức về Tiếng Việt, môn Tiếng Việt nói chung và phân môn tập làm văn nói riêng nhằm phát triển ở học sinh những kỷ năng sử dụng Tiếng Việt (nghe, nói, đọc, viết) để học tập và giao tiếp. Hay nói cách khác, mục tiêu lớn nhất của phân môn Tập làm văn là nhằm phát triển lời nói cho học sinh, phục vụ cho các hoạt động học tập, giao tiếp. Đây chính là cơ sở quan trọng đầu tiên để chúng ta có thể đưa ra dạng bài tập rèn kĩ năng nghe nói trong phân môn Tập làm văn ở tiểu học cụ thể là ở lớp 3. Việc lựa chọn và sắp xếp nội dung dạy học phải lấy hoạt động giao tiếp làm mục đích, tức là hướng vào việc hình thành các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết cho học sinh. Chẳng hạn trong phân môn Tập làm văn bài tập rèn kĩ năng nghe.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> nói đều nhằm đưa học sinh vào các tình huống giao tiếp cụ thể giúp cho cá em có nhiều cơ hội rèn luyện các kĩ năng sử dụng Tiếng Việt. Trong quá trình dạy học Tiếng Việt phải tổ chức tốt hoạt động nói năng của học sinh nghĩa là phải sử dụng giao tiếp như một phương pháp dạy học chủ đạo ở Tiểu học, người ta chủ trương lấy hoạt động giao tiếp vừa làm mục đích, vừa làm cách thức dạy học. Nói cách khác, đó là dạy học để giao tiếp và bằng giao tiếp. Việc dạy học sinh giao tiếp bằng Tiếng Việt nhằm hai mục đích: - Giúp học sinh hiểu được lời nói hoặc bài viết sẵn có và phải diễn đạt bằng lời hoặc bằng chữ, sự hiểu biết của bản thân theo một yêu cầu đặt ra trước. - Để đạt được hai mục đích này thì ngữ liệu dạy Tiếng Việt không chỉ gồm những bài sẵn có trong tài liệu học tập của học sinh mà còn bao gồm cả những lời nói, bài nói, bài viết do các em tạo ra. Điều đó có nghĩa là học sinh không chỉ học sử dụng Tiếng Việt thông qua các tài liệu do nhà trường cung cấp mà còn học trong quá trình các em giao tiếp ở gia đình, nhà trường và xã hội. Mặt khác, trong văn học bao giờ cũng chứa đựng những giá trị văn hoá của Việt Nam và thế giới như: văn hoá tinh thần, văn hoá ứng xử...Vì vậy, trong quá trình dạy học Tiếng Việt cần cho học sinh từng bước nhận biết được cái chân, cái thiện, cái mỹ trong các bài trích tác phẩm văn học, nhận biết được cái giá trị văn hoá ứng xử của dân tộc cũng như vẻ đẹp của Tiếng Việt khi giao tiếp. Có như vậy thì học sinh mới yêu quý, tôn trọng sự trong sáng của Tiếng Việt và sử dụng Tiếng Việt làm công cụ giao tiếp một cách có hiệu quả nhất. Tận dụng những kinh nghiệm sử dụng Tiếng Việt, chú ý những đặc điểm tâm, sinh lý của học sinh. Với học sinh tiểu học trước khi đến trường các em đã nắm hai dạng hoạt động của nói và nghe các em đã có một vốn từ, một số quy tắc ngữ pháp nhất định và sử dụng chúng trong hoạt động giao tiếp ở mức độ tự giác còn thấp. Việc dạy môn Tiếng Việt ở bậc tiểu học cần khai thác vốn Tiếng Việt ở các em trong khâu lựa chọn nội dung tổ chức và học để tránh sự nhàm chán ở các em. Giáo viên cần từng bước giúp học sinh ý thức hoá và hoàn thiện điều mà các em đã biết cung cấp cho các em những tri thức, kĩ năng mới một cách tiết kiệm thời gian mà vẫn hữu hiệu. Để thực hiện điều này, trong quá trình dạy học cần thực hiện các yêu cầu sau: - Giáo viên cần điều tra nắm vững vốn Tiếng Việt của học sinh theo từng lớp, từng vùng khác nhau để hoạch định nội dung kế hoạch và phương pháp dạy học. - Phát huy tính tích cực chủ động của học sinh, theo từng lớp, từng vùng khác nhau để hoạch định nội dung, kế hoạch, giáo viên cần hệ thống hoá, phát.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> huy những năng lực tích cực của học sinh, hạn chế và xoá bỏ những tiêu cực về lời nói của các em trong quá trình học tập. Bên cạnh đó, trong quá trình dạy học Tiếng Việt cũng cần chú ý đến những đặc điểm tâm, sinh lý của học sinh để đảm bảo tính vừa sức của các em. Tâm lý học khẳng định ở mỗi độ tuổi, học sinh chỉ có thể nhận thức được hoặc làm được một số việc nhất định. Vì vậy, khi xây dựng các bài tập rèn kỹ năng nghe nói trong phân môn Tập làm văn lớp 3 phải thích hợp với tâm lý nhận thức của học sinh tiểu học. Chẳng hạn, bài tập đưa ra phải có yêu cầu rõ rằng, đặt học sinh vào một tình huống giao tiếp cụ thể và thích hợp với lứa tuổi của các em như: Chào hỏi, giới thiệu, cảm ơn, xin lỗi.... Sự khai thác vốn tiếng mẹ đẻ và chú ý đến những đặc điểm tâm, sinh lý của học sinh trong quá trình dạy học là một trong những điều kiện để dạy các bài tập rèn kỹ năng nghe nói đạt hiệu quả cao. Như vậy, phân môn Tập làm văn lớp 3, kiểu bài rèn kỹ năng nghe, nói gồm các bài sau được nói theo tình huống giao tiếp. ở chương trình Tập làm văn lớp 3 không còn dạng bài tập nói thành đoạn, bài. Bài, tuần STT Yêu cầu và nội dung từng bài tập Trang 1 Hãy nói những điều em biết về Đội TNTP Hồ Chí Bài 1: Tuần1 Minh Trang 11 a) Đội thành lập ngày nào ? b) Những đội viên đầu tiên của Đội là ai ? c) Đội được mang tên Bác Hồ khi nào ? 2 Dựa theo cách tổ chức cuộc họp mà em đã biết, hãy Bài 1 cùng các bạn tập tổ chức một cuộc họp. Tuần 5 Gợi ý về nội dung trao đổi cuộc họp. Trang 45 a) Giúp đỡ nhau học tập. b) Chuẩn bị các tiết mục văn nghệ chào mừng 20-11. c) Trang trí lớp học. d) Giữ vệ sinh chung. 3 Hãy cùng các bạn trong tổ mình tổ chức một cuộc họp Bài 2 Gợi ý về nội dung họp: trao đổi về trách nhiệm của Tuần 7 học sinh trong cộng đồng. Trang 61 Ví dụ: - Tôn trọng Luật đi đường. - Bảo vệ của công. - Giúp đỡ người có hoàn cảnh khó khăn. 4 Hãy nói về quê hương hoặc nơi em đang ở theo gợi ý Tuần 11 sau: Bài 2 a) Quê em ở đâu ? Trang 92.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> 5. 6. 7. 8 9 10. 1. b) Em yêu nhất cảnh đẹp gì ở quê hương. c) Cảnh vật đó có gì đáng nhớ. d) Tình cảm của em với quê hương như thế nào ? Mang tới lớp tranh ảnh về một cảnh đẹp ở nước ta (ảnh chụp, bưu ảnh, tranh ảnh cắt từ báo chí) a) Tranh (ảnh) vẽ (chụp) cảnh gì ? Cảnh đó ở nơi nào ? b) Màu sắc của tranh (ảnh) như thế nào ? c) Cảnh trong tranh (ảnh) có gì đẹp ? d) Cảnh trong tranh (ảnh) gợi cho em những suy nghĩ gì ? Hãy giới thiệu về tổ em và hoạt động của tổ em trong tháng vừa qua với một đoàn khách đến thăm lớp em. Gợi ý: a) Tổ em gồm những bạn nào ? Các bạn là người dân tộc nào ? b) Mỗi bạn có đặc điểm gì hay ? c) Tháng vừa qua các bạn làm được những việc gì tốt ? Kể những điều em biết về nông thôn (hoặc thành thị) Gợi ý: a) Nhờ đâu em biết (em biết khi đi chơi, khi xem ti vi, khi nghe kể chuyện) b) Cảnh vật, con người ở nông thôn (hoặc thành thị) có gì đáng yêu ? c) Em thích điều gì ? Dựa theo bài tập đọc Báo cáo kết quả tháng thi đua "noi gương chú bộ đội" hãy báo cáo kết quả học tập, lao động của tổ em trong tháng quá. Quan sát bức tranh dưới đây và cho biết những người tri thức trong các bức tranh ấy là ai, họ đang làm gì ? Tổ chức họp nhóm trao đổi ý kiến về câu hỏi sau. - Em cần làm gì để bảo vệ môi trường. Kể chuyện gồm 2 loại bài tập nghe kể và kể theo yêu cầu. * Loại bài tập nghe kể. Nghe và kể lại câu chuyện "Dại gì mà đổi" Gợi ý.. Bài 1 Tuần 12 Trang 102. Bài 2 Tuần 14 Trang 120. Bài 2 Tuần 16 Trang 138. Bài 1 Tuần 21 Trang 20 Bài 1 Tuần 21 Trang 112 Bài 1 Tuần 31 Trang 112. Bài 1 Tuần 4.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> 2. 3. 4. 5. 6. 7. 8. a) Vì sao mẹ doạ đổi cậu bé ? b) Cậu bé trả lời mẹ như thế nào ? c) Vì sao cậu bé nghĩ như vậy ? Nghe kể lại câu chuyện không nỡ nhìn Gợi ý: a) Anh thanh niên làm gì trên chuyến xe buýt ? b) Bà cụ ngồi cạnh anh hỏi điều gì ? c) Anh trả lời như thế nào ? d) Em có nhận xét gì về anh thanh niên ? Nghe kể lại câu chuyện tôi cũng như bác. Gợi ý: a) Người viết như thấy người bên cạnh làm gì ? b) Người viết thư viết thêm vào thư điều gì ? c) Người bên cạnh kêu lên như thế nào ? Nghe kể lại câu chuyện cũng như bác Gợi ý. a) Vì sao nhà văn không đọc được bản thông báo ? b) Ông nói gì về người đứng cạnh ? c) Người đó trả lời ra sao ? Câu trả lời có gì đáng buồn cười ? Nghe và kể lại câu chuyện Giấu cày. Gợi ý: a) Khi được gọi về ăn cơm, bác nông dân nói như thế nào ? b) Vì sao bác lại bị vợ trách ? c) Khi không thấy cày bác làm gì ? Nghe và kể lại câu chuyện "Kéo cây lúa lên". Gợi ý a) Khi thấy lua ở ruộng nhà mình xấu, chàng ngốc đã làm gì ? b) Về nhà anh chàng nói gì với vợ. c) Vì sao lúa nhà chàng ngốc bị héo ? Nghe kể câu chuyện nâng niu từng hạt giống. Gợi ý: a) Viện nghiên cứu nhận được quà gì ? b) Vì sao ông Lương Định Của không đem gieo cả mười hạt giống ? c) Ông đã làm gì để bảo vệ giống lúa ? Nghe kể lại câu chuyện " Chàng trai lùng Phù ủng". Gợi ý:. Trang 36 Bài 1 Tuần 7 Trang 61. Bài 1 Trang 92 Tuần 11 Bài 1 Tuần 14 Trang 120. Bài 1 Tuần 15 Trang 128. Bài 1 Tuần 16 Trang 138. Bài 2 Tuần 21 Trang 30. Bài 1 Tuần 19.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> 9. 10 11. a) Chàng trai ngồi bên vệ đường làm gì ? b) Vì sao quân lính đâm giáo vào đùi chàng trai ? c) Vì sao Trần Hưng Đạo đưa chàng trai về kinh đô. Nghe và kể lại câu chuyện "người bán quạt may mắn". Gợi ý. a) Bà lão bán quạt gặp ai và phâ nàn chuyện gì ? b) Ông Vương Hi Chi viết vào những chiếc quạt để làm gì ? c) Vì sao mọi người đua nhau đến mua quat. Nghe kể lại câu chuyện bốn cẳng và sáu cẳng. Nghe và nói lại từng mục của bài "Vươn tới các vì sao ?". a) Chuyến bay đầu tiên của con người vào vũ trụ. b) Người đầu tiên đặt chân lên mặt trang. c) Người Việt Nam đầu tiên bay vào vũ trụ.. Trang 12 Tuần 24 Trang 56. Tiết 5 Tuần 35142 Bài 1 Tuần 34139. Đó là số lượng bài tập rèn kỹ năng nghe nói cho học sinh lớp 3 thông qua phân môn Tập làm văn. II.1.2. Cơ sở thực tiễn. Thực trạng về năng lực tạo lập lời nói của học sinh lớp 3. Để khảo sát về thực trạng năng lực tạo lập kỹ năng nghe nói của học sinh lớp 3 dưới hai dạng nghe và nói, tôi tiến hành khảo sát đối tượng là học sinh lớp 3A của trường tiểu học Tà Cạ. Ngoài ra tôi còn khảo sát trên một số tiết dạy Tập làm văn ở lớp 3 của trường Tiểu học Tà Cạ. Trong quá trình khảo sát tôi có sử dụng các phương pháp khảo sát sau: Phương pháp điều tra qua phiếu câu hỏi: Phiếu điều tra này soạn sẵn một số tình huống giao tiếp cụ thể, yêu cầu học sinh viết lại lời nói của mình trong các tình huống đó. Sau đó tôi thu lại các phiếu học tập của học sinh đã làm để lấy căn cứ đánh giá kết quả. Phương pháp trò chuyện, phỏng vấn trực tiếp các đối tượng cần điều tra, tôi đã tiến hành tiếp xúc trực tiếp với học sinh lớp 3A đưa ra cho các em nói theo tình hống đó. Những lời nói của các em được lấy làm căn cứ để đánh giá thực trạng cần điều tra. Phương pháp quan sát: Tôi tiến hành dự giờ một số tiết Tập làm văn lớp 3 ở trong khối và ghi chép lại những thông tin cần thiết để đối chiếu với các số liệu thống kê nhằm tăng độ chính xác và tính khách quan cho kết quả điều tra ở trên. Để đánh giá kết quả khảo sát tôi đưa ra 3 mức độ như sau:.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> Mức 1: Nói đúng theo tình huống yêu cầu, nói trôi chảy, các câu văn, các câu nói liên kết chặt chẽ với nhau. Mức 2. Nói đúng theo tình huống yêu cầu nhưng chưa lưu loát, rành mạch hoặc dùng chưa hay chưa chuẩn xác. - Mức độ 3: Nói chưa đúng tình huống yêu cầu hoặc không nói được. Dựa vào cách dánh giá như trên, tôi tiến hành đánh giá, thống kê, phân loại. Như vậy, qua hai bảng số liệu trên kết hợp với v iệc dự giờ thăm lớp và qua thực tế giảng dạy, tôi có một số nhận xét về năng lực tạo lập kỹ năng nghe nói của học sinh như sau: Nhìn chung, các đối tượng được khảo sát đều sống trong điều kiện kinh tế xã hội khó khăn. Đa số cá em đều tỏ ra tự tin khi giao tiếp. Khi tiến hành khảo sát, hầu hết các em đều hiểu được tình huống đưa ra và có cách ứng xử của riêng mình. Song nếu xét riêng về lời nói của mỗi học sinh thì thấy rằng phần lớn các em nói còn chưa lưu loát và cách ứng xử còn chưa linh hoạt, cách dùng từ chưa hay các câu trong một bài nói hoặc bài viết thường có cùng một kiểu cấu trúc. Một số ít học sinh còn rụt rè, ấp úng không đưa ra cách ứng xử của mình khi tôi hỏi chuyện. Qua tìm hiểu và thực tế tôi nhận thấy các học sinh trong lớp rất nhút nhát, rụt rè. Trong các tiết học các em thường không sôi nổi, mạnh dạn, thường tỏ ra ngượng ngập khi nói trước lớp. Như vậy, qua điều tra khảo sát chúng ta nhận thấy rõ năng lực tạo lập nói của học sinh còn nhiều hạn chế. Để khắc phục hạn chế này, chúng ta phải tổ chức tốt hoạt đọng rèn kỹ năng nghe nói trong các giờ Tập làm văn. Để làm rõ cách thức tổ chức trong các giờ Tập làm văn hiện nay như thế nào tôi tiếp tục tiến hành khảo sát thực trạng dạy học các bài tập rèn kỹ năng nghe nói trong phân môn Tập làm văn lớp 3. II.2. CHƯƠNG 2 NỘI DUNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU. II.2.1. Một số kinh nghiệm về rèn kỹ năng nghe nói cho học sinh lớp 3 qua phân môn Tập làm văn. Để rèn luyện kĩ năng nói cho học sinh thông qua tiết Tập làm văn người giáo viên cần phải phối hợp giữa gia đình, nhà trường bằng các hình thức sau: - Thường xuyên thông tin tình hình học tập của học sinh theo từng tháng, vào sổ liên lạc của học sinh gửi về gia đình. Gặp gỡ và trao đổi với phụ huynh của những học sinh mà trong giao tiếp còn sử dụng những từ nhữ thiếu văn hoá hoặc chưa mạnh dạn bình tĩnh, tự tin khi giao tiếp. Từ đó tạo cho các em có môi trường giao tiếp lành mạnh, có văn hoá. Điều đó có tác dụng lớn đến khả năng rèn kỹ năng nghe nói cho học sinh. - Về phía nhà trường: Phối hợp với các tổ chức của nhà trường (Đội, Công đoàn) và các tổ chức Đoàn thanh niên, tổ chức tốt các hội thi theo các.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> phong trào các chủ đề của năm học. Hội thi học tốt, vẻ đẹp tuổi hoa, ngoại khoá bộ môn...và các hoạt động khác để các em có môi trường giao tiếp phong phú. Từ đó sẽ rèn được khả năng giao tiếp của các em cũng như sự thông minh và mạnh dạn tự tin khi nói. Bên cạnh đó nhà trường tổ chức thực hiện tốt các chuyên đề, tổ chức bàn bạc, thảo luận tìm ra các biện pháp hay cho chuyên đề. Tóm lại: Việc rèn luyện kĩ năng nghe nói và khả năng diễn đạt văn bản miệng cho học sinh phải bắt đầu từ việc câu học sinh trả lời câu hỏi một cách gãy gọn, trình bày tự tin cho tới việc nhận xét đánh giá một vấn đề chính xác, khách quan trong quá trình giảng dạy người giáo viên kiên trì tỉ mỉ, phải quan tâm đến từng đối tượng học sinh của lớp phải tạo được ra các tình huống trong giờ học, phải gợi ý khuyến khích học sinh tham gia học tập một cách sáng tạo và đầy hứng thú. II.2.2 Dự giờ đồng nghiệp. II.2.3. Đề xuất biện pháp. Từ việc xác định rõ mục đích và yêu cầu của tiết tập làm văn tôi có một số đề xuất biện pháp sau: Về phía giáo viên và học sinh. Trước tiên người giáo viên phải nhận thức được một cách đúng đắn rõ ràng về tầm quan trọng của việc rèn luyện kỹ năng nói cho học sịnh thông qua tiết tập làm văn, đặc biệt là các bài tập nghe và các bài tập nói. Từ đó có sự chuẩn bị đầu tư hết sức chu đáo, cẩn thận cho một tiết tập làm văn nghe, nói, có dàn bài mẫu cụ thể, chi tiết, nghiên cứu kỹ chương trình lớp mình dạy, tìm hiểu rõ ý đồ, nội dung sách giáo khoa và vở bài tập, chuẩn bị cách diễn đạt trôi chảy, lưu loát. Đặc điểm của học sinh tiểu học là hay bắt chước do đó để học sinh nói hay, nói tốt, trình bày được một vấn đề trôi chảy, có khoa học thì trước tiên người giáo viên phải là một tấm gương sáng cho học sinh noi theo. Muốn vậy người giáo viên thường xuyên tham khảo các tài liệu văn học, các bài văn chọn lọc... để tích luỹ trau dồi vốn từ ngữ, vốn văn học, cách diễn đạt, cách hành văn... để từ đó trong mọi hoàn cảnh giao tiếp mình luôn là người chủ động, sáng tạo, tự tin linh hoạt khi nói, khi trình bày... Để giúp học sinh có vốn từ phong phú biết sử dụng vốn từ vào việc nói và viết trong các tiết học luyện từ và câu giáo viên cần giúp học sinh nắm chắc hệ thống từ ngữ gắn với các chủ đề trong chương trình học. Trong các tiết tập đọc bước học sinh tìm từ khó giáo viên nên để học sinh đề xuất từ rồi để học sinh tự giải nghĩa từ. Nếu học sinh giải nghĩa được thì giáo viên công nhận và không cần giải nghĩa lại. Làm tốt điều này, không những luyện cho học sinh có kỹ năng nói và còn giúp học sinh hiểu được nghĩa của từ này một cách thấu đáo, giúp các em có thêm kỹ năng dùng từ chính xác trong các văn cảnh các câu cụ thể..

<span class='text_page_counter'>(11)</span> Giáo viên có thể hướng dẫn học sinh có sổ tay Tiếng Việt ghi lại những câu văn hay, những từ ngữ thường dùng để có vốn từ phong phú hơn. Khi học sinh đã có một vốn từ dồi dào, giáo viên cần phải hướng dẫn các em biết sử dụng chúng vào việc giao tiếp cho đúng, cho phù hợp nghĩa, có giá trị gợi cảm. Công việc này trong bước tìm từ khó của các giờ tập đọc đã thực hiện một số phần, phần nữa là thông qua cá giờ luyện từ và câu, phần còn lại là thông qua các tiết giáo viên nhận xét đánh giá các loại bài tập nghe, bài tập nói trong giờ tập làm văn. Để giúp học sinh nói hoặc viết đúng cấu trúc ngữ pháp thì qua tiết luyện từ và câu giáo viên cần khắc sâu kiến thức về kiểu câu mà các em đã học như câu ai là gì ? ai làm gì ? ai thế nào ? khi các em đã hiểu rõ về cấu tạo và tác dụng của từng loại câu thì các em sẽ biết sử dụng chúng trong từng trường hợp một cách hợp lý khoa học. Bên cạnh đó giáo viên cần sắp xếp thời gian hợp lý để hướng dẫn các em đọc sách giúp các em nâng cao năng lực cảm thụ văn học tích luỹ dần các tư liệuvăn học. Trong các tiết tập làm văn lớp 3 nói riêng và trong tất cả các tiết học khác, người giáo viên cần tạo ra nhiều tình huống để học sinh luyện nói nhiều, đưa ra nhiều câu hỏi để các em tranh luận suy nghĩ, ghi lại ý trả lời hoặc đưa ra cac kiểu bài tập để học sinh luyện nói như loại bài tập phát âm theo chuẩn Tiếng Việt, loại bài tập tạo ra tình huống giao tiếp, loại bài tập ngâm thơ, học thuộc lòng...Việc tạo ra các tình huống như trên sẽ giúp học sinh khắc phục được những tồn tại khi nói, hay khi trình bày một vấn đề như còn rụt rè, diễn đạt chưa trôi chảy, chưa thoát ý. Đối với học sinh tiểu học, những lời khen, những lời động viên kịp thời, đúng lúc là vô cùng quan trọng, bởi vậy khi các em trả lời các ý hay, diễn đạt tốt giáo viên phải khích lệ động viên kịp thời. Bên cạnh đó giáo viên phải kịp thời sửa sai kịp thời cho các em những từ, ý dùng chưa hợp lý, chưa hay khi trình bày để các em rút ra kinh nghiệm cho bản thân. Trong tiết Tập làm văn nhất là những tiết có kiểu bài tập nghe và tập nói người giáo viên phải thực sự là một giáo viên nhiệt tình giúp đỡ học sinh và cung cấp cho học sinh những kiến thức cần thiết để các em có thể hiểu và cảm nhận được nội dung câu chuyện, có thể nói được nội dung câu chuyện đã nghe, đã học sao cho chính xác và hay hơn. Từ đó giúp học sinh không còn ngại, không còn sợ học các tiết Tập làm văn cũng như phân môn Tiếng Việt. Để tạo ra được nhu cầu giao tiếp cho các em thì người thầy giáo phải tạo ra được những tình hống giao tiếp giả định. Điều quan trọng là tình huống chân thực không gượng ép, kích thích được nhu cầu nói của các em. Khi các em đã hoà mình vào hoàn cảnh, đã nhập được vai giao tiếp thì lúc ấy các em sẽ muốn nói một cách thực sự. Khi đã tạo ra được những hứng thú nói cho học sinh thì người giáo viên cũng cần nắm được các nhu cầu nói của các em. Có học sinh muốn.

<span class='text_page_counter'>(12)</span> nói tranh luận, bàn bạc vấn đề nào đó với ngời khác. Nắm bắt được nhu cầu nói của các em và quan tâm tới nó thì giáo viên sẽ giúp học sinh phấn khởi học tập, say sưa hứng thú học tậop và vì thế kết quả giờ Tập làm văn sẽ tăng lên rất nhiều. Để tiết tập làm văn sau có két quả cao thì giáo viên phải chú trọng tới khâu chấm và chữa bài cho học sinh một cách khách quan, ...đánh giá đúng mức. Chữa bài phải chân thật, tỉ mỉ về từng khía cạnh, nội dung, hình thức, cách đặt câu... những lời nhận xét của giáo viên xác đáng. Cuối cùng giáo viên phải hướng dẫn các em học sinh rèn luyện kỹ năng nói ở mọi nơi, mọi lúc, trong tiết học. Việc kiểm tra đánh giá sự chuẩn bị bài của học sinh phải sát sáo hơn, cụ thể hơn. II.2.4. Dạy thực nghiệm (1) Chọn đối tượng. Lớp chủ nhiệm: 3A (2) Dạy thực nghiệm. a) Chọn bài dạy: Giáo án số 1 (Dạy lớp 3A) Bài: Kể lại một buổi diễn nghệ thuật. I) MỤCTIÊU. 1. Rèn kỹ năng nghe nói: Biết kể lại rõ ràng, rành mạch, tự nhiên một buổi biểu diễn nghệ thuật đã được xem (theo gợi ý trong Sgk). 2. Rèn kỹ năng viết: Dựa vào những điều vừa kể, viết được một đoạn văn (Từ 7-10 câu) kể lại một buổi biểu diễn nghệ thuật. II. ĐỒ DÙNG: VBT. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC. A. Kiểm tra bài cũ. - 2 học sinh đọc bài viết về người lao động trí óc. B. Dạy bài mới. 1. Giới thiệu bài. - Giáo viên nêu mục đích, yêu cầu của giờ học. 2. Hướng dẫn học sinh làm bài tập. a) Bài tập 1. - Học sinh yêu cầu và các gợi ý. - Học sinh làm mẫu. VD: Buổi diễn được tổ chức ở sân bóng của xã em vào tối chủ nhật tuần trước. Em đi cùng cả nhà bố, mẹ và chị gái em. Buổi biểu diễn có rất nhiều tiết mục: Đu quay, người đi trên dây, đua ngựa, đi xe đạp....

<span class='text_page_counter'>(13)</span> Em thích nhất tiết mục: Khỉ đi xe đạp. Tiết mục này làm khán giả cười ngất ngưởng... b) Bài tập 2 - Học sinh đọc yêu cầu của bài. - Giáo viên cho học sinh viết bài. - Theodõi giúp đỡ. - Một số học sinh đọc bài. - Giáo viên nhận xét và chấm điểm một số bài. VD: Tối 20/11 vừa qua trường em có tổ chức một buổi liên hoan văn nghệ chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam. Đúng 7 gìơ tối, các thầy cô giáo và học sinh đã có mặt đông đủ. Sân khấu được làm quay ra mặt sân trường. Nhiều tiết mục hát, múa, kịch đã được trình diễn.... IV. CỦNG CỐ, DẶN DÒ. - Giáo viên nhận xét tiết mục. - Chuẩn bị bài sau. Giáo án số 2 (Dạy lớp 3 B) Bài: Người bán quạt may mắn. I. MỤC TIÊU: - Rèn kĩ năng nói: Nghe kể câu chuyện "Người bán quạt may mắn" nhớ nội dung câu chuyện, kể lại đúng, tự nhiên. II. ĐỒ DÙNG: TRANH MINH HOẠ SGK. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC. 1. Kiểm tra bài cũ. - 02, 3 học sinh kể lại một buổi biểu diễn nghệ thuật mà em biết (được xem). - Giáo viên nhận xét - ghi điểm. 2. Dạy bài mới. a) Giới thiệu bài. - Giáo viên nêu mục đích yêu cầu giờ học. b) Hướng dẫn học sinh nghe kể: - Giáo viên gọi 1, 2 học sinh đọc yêu cầu của bài tập và gợi ý. - Học sinh quan sát tranh mình hoạ Sgk. ? Tranh vẽ cảnh gì ? - Bà lão bán quạt đang ngủ bên gốc cây, ông Vương Hi Chi viết chữ lên những chiếc quạt. + Giáo viên kể lần 1 kết hợp giải nghĩa từ: Lem luốc, cảnh ngộ. ? Bà lão bán quạt gặp ai và phàn nàn - Bà lão bán quạt đến nghỉ dưới gốc.

<span class='text_page_counter'>(14)</span> điều gì ?. cây, gặp ông Vương Hi Chi phàn nàn quạt bán ế, chiều nay cả nhả bà không có cơm ăn. ? Ông Vương Hi Chi viết chữ vào - Ông viết chữ đề thơ vào tất cả chiếc những chiếc quạt để làm gì ? quạt vì tin rằng cách ấy sẽ giúp được bà lão. ? Vì sao mọi người đua nhau đến mua - Vì mọi người nhận ra nét chữ của ông quạt. Vương Hi Chi trên quạt. Họ mua quạ như mua một tác phẩm nghệ thuật quý giá. + Giáo viên kể lần 2, 3. - Học sinh chăm chú lắng nghe. + Học sinh thực hành kể chuyện và - Lớp chia 4 nhóm kể trong nhóm. tìm hiểu câu chuyện. - Đạidiện nhóm thi kể trước lớp. - Giáo viên và học sinh nhận xét. ? Qua câuchuyện này em biết gì về - Vương Hi Chi là một người có tài và Vương Hi Chi. nhân hậu, biết cách giúp đỡ người nghèo khổ. - Giáo viên nhận xét và ghi điểm. - 1,2 học sinh kể lại toàn bộ câuchuyện. 3. Củng cố, dặn dò. - Về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe. - Nhận xét giờ học, chuẩn bị bài sau. * Nhận xét chung. Qua hai tiết dạy thực tế ở 2 lớp về kiểu bài rèn kỹ năng nói có áp dụng các biện pháp mà tôi đã đề xuất và để nắm bắt được việc nắm kiến thức của học sinh, tôi đã kiểm tra và thu được kết quả như sau: Lớp. Sĩ số. 3A 3B. 20 6. Giỏi Số HS % 6 30 2 33,3. Số học sinh đạt loại Khá Trung bình Số HS % Số HS % 7 35 7 35 2 33,3 2 33,3. Yếu 0 0. Qua kết quả nêu ở bảng trên ta thấy việc sử dụng một số biện pháp mà tôi đã nêu ở trên áp dụng vào hai tiết dạy này đã thu được những kết quả khả quan. II.3. Chương 3. Phương pháp nghiên cứu - kết quả nghiên cứu. II.3.1. Phương pháp nghiên cứu. a) Phương pháp nghiên cứu lý luận. (Đọc và nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến vấn đề cần quan tâm). b) Phương pháp khảo sát thống kê..

<span class='text_page_counter'>(15)</span> Sử dụng phương pháp này để khảo sát về thực trạng kĩ năng tạo lập lời nói cho học sinh lớp 3. Thực trạng dạy học phân môn Tập làm văn lớp 3, qua dự giờ giáo viên, điều tra học sinh qua đó thống kê phân loại bài tập rèn kĩ năng nói trong phân môn Tập làm văn lớp 3. c) Phương pháp phân tích. d) Phương pháp điều tra: Tìm hiểu giáo viên, học sinh về vấn đề cần nghiên cứu. đ) Phương pháp quan sát. e) Phương pháp thực nghiệm: Thông qua các tiết dự giờ và các tiết dạy thực nghiệm để đánh giá kết quả vấn đề nghiên cứu. II.3.2. Kết quả nghiên cứu. Quá trình tìm hiểu, với việc chú trọng rèn kĩ năng nói cho học sinh lớp 3 trong giờ Tập làm văn nghe nói nên kết quả văn viết cũng như kĩ năng nghe nói của các em học sinh lớp 3 trường Tiểu học Tà Cạ đã có những tiến bộ. Qua quá trình khảo sát, tôi thấy thực tế chung của là: - Không em nào bị lạc đề khi nói về nội dung bài. - Việc sắp xếp đã phù hợp lôgích, ý không bị đảo lộn, - Số học sinh có kĩ năng nói khác tăng lên. - Phần lớn học sinh khi trình bày trước lớp đã bình tĩnh hơn, không còn nói ngọng. - Các em đã biết nói đúng chủ đề, nói thành câu khá tỉ mỉ bằng một vài câu. - Số học sinh viết câu văn rườm rà, lủng củng đã hạn chế nhiều. - Một số học sinh khá có nhiều nét nổi bật về diễn đạt, biết dùng từ chính xác, có hình ảnh, có sự sáng tạo. - Các em đã đã biết thể hiện được bố cục một số bài văn chặt chẽ, rõ ràng. III. KẾT LUẬN CHUNG Môn Tiếng Việt là một trong những môn học rất quan trọng và cần thiết đối với học sinh tiểu học. Môn học này nhằm hình thành cho học sinh những tri thức ban đầu về Tiếng Việt, cách dùng Tiếng Việt, đồng thời là cơ sở ban đầu cho sự phát triển kỹ năng nhận thức và tư duy của các em, môn Tiếng Việt ở tiểu học có rất nhiều phân môn rất thiết thực đối với các em để các em có được một văn bản hay có chiều sâu và giúp các em có kỹ năng diễn đạt tốt thì Tập làm văn nghe nói là một môn học rất cần thiết. Mỗi người thầy, người cô, cần có tinh thần trách nhiệm của mình luôn nghiên cứu, tìm tòi cải tiến phương pháp giảng dạy nhằm góp phần nâng cao chất lượng và có hiệu quả trong giảng dạy bộ môn..

<span class='text_page_counter'>(16)</span> Bằng thực tế giảng dạy và dự giờ thăm lớp tôi rút ra một vài nét cơ bản trong việc rèn kỹ năng nói cho học sinh tiểu học qua phân môn Tập làm văn lớp 3 như sau. 1. Giáo viên phải nắm vững nội dung chương trình môn Tập làm văn lớp mình giảng dạy. Nắm vững nội dung yêu cầu từng tiết học để chọn phương pháp giảng dạy và chuẩn bị bài (hệ thống câu hỏi) chuẩn bị đồ dùng trực quan phục vụ cho bài dạy. 2. Học sinh phải được giáo viên hướng dẫn và chuẩn bị tốt bài tập ở nhà trước khi đến lớp. Hướng dẫn quan sát, hướng dẫn chuẩn bị bài ở vở bài tập. 3. Giờ Tập làm văn phải đảm bảo đặc trưng của bộ môn. Được quan sát cụ thể, được tập nói, tập diễn đạt nhiều. 4. Giáo viên phải biết hướng dẫn học sinh vốn từ ngữ, ngữ pháp của mình khi diễn đạt. Khi học sinh diễn đạt giáo viên phải lắng nghe và nhận xét bổ sung, sửa sai, khen ngợi học sinh kịp thời. 5. Giáo viên cần nắm vứng đối tượng của lớp, khi dạy phải chú ý cả 3 đối tượng học sinh. 6. Cần tổ chức tiết học cho nhịp nhàng giữa thầy và trò, thầy chỉ đóng vai trò chủ đạo, hướng dẫn. 7. Chú ý giáo dục đạo đức cho học sinh giữa mỗi bài dạy. 8. Giáo viên cần phải biết phối kết hợp các lực lượng giáo dục để tạo được môi trường giao tiếp lành mạnh cho các em. Bản thân người giáo viên phải luôn luôn mẫu mực trong mọi hoàn cảnh giao tiếp, làm tấm gương sáng cho học sinh học tập và noi theo. Thường xuyên cố gắng học tập để không ngừng nâng cao trình độ hiểu biết và nghiệp vụ sư phạm của mình. Nói tóm lại, đổi mới phương pháp giảng dạy môn Tập làm văn là một giải pháp tích cực để khắc phục tình trạng học sinh có kĩ năng nghe nói chưa tốt và chất lượng của môn học chưa cao. Bên cạnh đó là góp phần nâng cao chất lượng học tập của các em ở tất cả các môn học. Bởi vậy mỗi người thầy, người cô hãy gắng sức bài học của mình thành những hiểu biết, những bài học, những kinh nghiệm bổ ích để giúp các em thu nhập được vốn hiểu biết phong phú, vốn tri thức dồi dào. Nó sẽ là hành trang để theo các em đi suốt cuộc đời. Trên đây là những suy nghĩ, là một vài việc làm, một vài kinh nghiệm của tôi. Tôi sẽ cố gắng hơn nữa để tích luỹ cho mình những kiến thức thiết thực để phục vụ cho mỗi bài giảng của mình. Qua đây tôi rất mong được sự hưởng ứng đóng góp ý kiến của các bạn đồng nghiệp, Ban giám hiệu nhà trường và của các đồng chí chuyên môn phòng Giáo dục để tôi hoàn thiện hơn nữa bài tập nghiên cứu này. Tôi xin chân thành cảm ơn !.

<span class='text_page_counter'>(17)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×