Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

Giao duc dao duc hoc sinh va xay dung dao ducnha giao qua viec tich cuc hoc tap va lam theo tamguong dao duc Ho Chi Minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (168.67 KB, 14 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>PHỤ LỤC Trang I. Đặt vấn đề 1. Tên đề tài nghiên cứu.......................................................................................2 2. Lí do chọn đề tài...............................................................................................2 3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu....................................................................2 4. Mục đích phương pháp và thời gian nghiên cứu.............................................3 II. Giải quyết vấn đề 1. Cơ sở lí luận.....................................................................................................3 2. Thực trạng........................................................................................................4 3. Các biện pháp tiến hành có hiệu quả...............................................................7 3.1 Quá trình học tập, tiếp thu và chuyển biến tích cực...................................7 3.2 Thông qua việc kể chuyện tấm gương đạo đức Bác Hồ..............................8. 3.3 Thực hiện giáo dục đạo đức học sinh theo 5 điều Bác Hồ dạy...................9 3.4 Thông qua câu chuyện dưới cờ của Hiệu trưởng.....................................10 3.5 Đoàn thanh niên và Đội thiếu niên trong nhà trường..............................10 3.6 Người thầy có tình yêu thương học sinh...................................................11 3.7 Công tác phối hợp giữa nhà trường, các lực lượng xã hội.......................11 4. Hiệu quả.........................................................................................................12 III. Phần kết luận – Bài học kinh nghiệm.......................................................13.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> I. ĐẶT VẤN ĐỀ: 1.. Tên đề tài nghiên cứu: Giáo dục có hiệu quả đạo đức học sinh và xây dựng. đạo đức nhà giáo qua việc tích cực học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. 2.. Lí do chọn đề tài: “Thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng, Bộ. chính trị (khóa X) đã ban hành chỉ thị O6 - CT/TW ngày 07 - 11 - 2006 về tổ chức cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh…” kết quả triển khai cuộc vận động đã khẳng định việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là rất quan trọng và cần thiết, chẳng những đáp ứng yêu cầu cấp bách trước mắt mà còn có ý nghĩa cơ bản, lâu dài đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân ta.” Để tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XI của Đảng, Bộ chính trị đã có chỉ thị số 03 – CT/TW ngày 11 tháng 05 năm 2011. Trong chỉ thị có nêu rõ “Coi trọng việc giáo dục đạo đức, lối sống cho thế hệ trẻ, cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể các cấp có biện pháp cụ thể để tổ chức chỉ đạo thực hiện tốt việc giáo dục đạo đức, lối sống cho thế hệ trẻ theo tấm gương đạo đức Bác Hồ. ” Đối với các nhà trường, cũng như trường trung học cơ sở Nguyễn Trung Trực tích cực học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh sẽ là động lực mạnh mẽ để giáo dục có hiệu quả đạo đức học sinh và xây dựng đạo đức nhà giáo hôm nay và mãi về sau. 3.. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu: Việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh đã trở thành máu. thịt của tất cả mọi người dân Việt Nam. Thì đối với nhà trường từ Hiệu trưởng, cán bộ, giáo viên, nhân viên học sinh lại càng thiết thực biết bao nhiêu. Tuy nhiên để thấy được hiệu quả qua việc học tập, về phần nghiên cứu xin được lấy đối tượng là cán bộ giáo viên và học sinh theo từng năm học để đúc kết rút kinh nghiệm để thấy sự tiến bộ và cụ thể hơn..

<span class='text_page_counter'>(3)</span> 4.. Mục địch, phương pháp và thời gian nghiên cứu: Việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Bác Hồ như trong chỉ đạo của. Trung ương, là một việc làm hết sức cần thiết cho mọi người học tập, nghiên cứu thấu hiểu và làm theo tấm gương của người chắc chắn sẽ làm chuyển biến một cách mạnh mẽ những gì cần khắc phục, từ đó làm cho việc giáo dục đạo đức học sinh ngày càng tiến bộ hơn, thầy giáo cô giáo chuyên tâm rèn luyện đạo đức ngày càng đúng mực hơn. Đây là một nội dung lớn, phong phú, nhưng đối với nhà trường từng thời gian từng đợt thi đua, sử dụng các biện pháp tự giác đăng ký, phấn đấu thực hiện đánh giá, tổng hợp, nêu gương điển hình tốt, rút ra bài học phổ biến toàn trường. Đề tài nghiên cứu đánh giá trong năm học 2012 – 2013 nhưng quá trình nghiên cứu cần có những bằng chứng xác thực thể hiện sự tác động việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Bác. Sẽ minh chứng qua nhiều năm học để thấy sự tiến bộ rõ nét từ lúc có chỉ đạo việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Bác cho đến nay. II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ: 1. Cơ sở lý luận: Từ ngàn xưa đạo đức hiểu nghĩa chung nhất là một hình thái ý thức xã hội: bao gồm những nguyên tắc, chuẩn mực, định hướng giá trị được xã hội thừa nhận, có tác dụng chi phối, điều chỉnh hành vi con người trong quan hệ với người khác và toàn xã hội. Đối với mỗi cá nhân, ý thức và hành vi đạo đức mang tính gía trị chủ yếu xuất phát từ nhu cầu bên trong đồng thời chịu tác dụng của dư luận xã hội, sự kiểm tra của người xung quanh.đạo đức là giá trị cao quý nhất của mỗi con người, gia đình và xã hội. Người có đạo đức là người thành đạt, Bác Hồ chỉ rõ “ Người có đức mà không có tài làm việc gì cũng khó , người có tài mà không có đức là người vô dụng”. Trong nhà trường giáo dục đạo đức cho học sinh dã gắn liền với công tác giáo dục các bộ môn văn hóa, khoa học,… gắn liền với đời sống xã hội, nhưng với.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> khẩu hiệu “tiên học lễ, hậu học văn” thì ta càng thấy rõ đạo đức giữ vai trò nền tảng trong giáo dục. Ngày nay “Học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng ta thật sự trong sạch, vững mạnh “, là đạo đức, là văn minh… 2. Thực trạng: Để có thể làm tốt hơn công tác giáo dục đạo đức của nhà trường hiện nay, sao cho có hiệu quả thiết thực, bản thân mỗi người làm công tác giáo dục nói chung và người dạy đạo đức cho học sinh của mình cũng cần nhìn nhận và thấy rõ thực chất toàn cảnh tình hình giáo dục đạo đức chung cả nước, địa phương mình. Bài báo giáo dục đạo đức của tác giả trần… đăng trên báo nhân dân ngày 14/09/2009, được lược trích:…cho ta có cái nhìn sâu hơn về thực trạng đạo đức hiện nay, kết quả điều tra gần đây của viện nghiên cứu và phát triển giáo dục Việt Nam cho thấy: càng học lên cao thì số thì số học sinh vi phạm đạo đức càng tăng lên. Biểu hiện vi phạm. Tiểu học. Trung học cơ sở. Trung học phổ thông. Cao đẳng đại học. Tỷ lệ đi học không đúng giờ Tỷ lệ quay cóp Tỷ lệ nói dối cha mẹ Tỷ lệ vi phạm luật giao thông. 20% 8% 22%. 21% 55% 50%. 58% 60% 64%. 85% 69% 83%. 4%. 35%. 70%. 84%. Năm 2007, khảo sát tại 30 trường đại học, cao đẳng cho thấy 51,4% sinh viên cho rằng “ sống thử trước hôn nhân” là hiện tượng phổ biến. Số liệu khác của ủy ban dân số - kế hoạch hóa gia đình năm 2007 đã báo động : Mỗi năm cả nước có hơn 1,5 triệu vụ nạo phá thai, trong đó tuổi vị thành niên chiếm trên 35%( trong đó khoảng 20% là học sinh sinh viên ). Đại tá Phạm Đức Chấn - cục trưởng cục quản lý trại giam, cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng(bộ công an) báo động: Tính riêng năm 2007, số học sinh trong 4 trường giáo dưỡng là 3897 em, so với năm 2000 chỉ có 2223 em tăng 1574 học sinh. Gần đây nhất bài viết của Mạnh Xuân (Báo nhân dân ra ngày 09.03.2013) với đề tài: “Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh, sinh viên” có viết: Một trong những.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> mục tiêu quan trọng của nền giáo dục nước ta là giáo dục nhân cách, giáo dục làm người. Tư tưởng, lối sống là biểu hiện của nhân cách phát sinh, phát triển trong môi trường xã hội, nhà trường và gia đình. Hiện nay HS, SV đang phải đối mặt với nhiều khó khăn trong việc lựa chọn những giá trị phù hợp truyền thống của dân tộc, vừa đáp ứng xu hướng phát triển của xã hội hiện đại, nhất là việc lựa chọn lối sống, hành vi ứng xử trong cuộc sống, học tập, công tác và các mối quan hệ xã hội. Bên cạnh biểu hiện của những tư tưởng, đạo đức, lối sống tích cực, lành mạnh và hành vi ứng xử có văn hóa, vẫn còn một bộ phận HS, SV có những hành vi thiếu văn hóa, có biểu hiện vi phạm đạo đức, gây lo lắng, bức xúc trong dư luận xã hội. Có thể nói, phần lớn các trường học hiện nay đều quan tâm công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, phòng ngừa vi phạm pháp luật, giúp HS, SV không vi phạm chuẩn mực đạo đức, lối sống. Tuy nhiên, các chương trình, biện pháp giáo dục đạo đức, pháp luật chưa thật sự gắn với các giải pháp quản lý HS, SV. Việc quản lý HS trong các nhà trường còn nhiều thiếu sót, phần lớn chỉ giao khoán cho thầy giáo, cô giáo phụ trách, còn thiếu cơ chế kiểm tra trách nhiệm thầy, cô giáo, nhất là trong trường hợp để tồn tại học sinh cá biệt, lưu ban, bỏ học. Mặt khác, trong đánh giá đạo đức lối sống HS hiện nay có tình trạng giáo viên chủ nhiệm chủ yếu xếp loại tốt, khá. Điều này vô tình khiến những học sinh ngoan, giỏi lúc nào cũng phải giữ cho hạnh kiểm ở mức tốt, từ đó các em thu mình, không dám bộc lộ cá tính, những cách sống riêng, suy nghĩ riêng sợ thầy cô bạn bè đánh giá. Trong khi đó, đối với trường hợp học sinh cá biệt, đánh giá như trên thì không có ý nghĩa thiết thực. Để giáo dục đạo đức, lối sống lành mạnh, có văn hóa, đạo đức trong HS, SV hiệu quả, PGS – TS Nguyễn Dục Quang (Viện khoa học giáo dục Việt Nam) cho rằng, đẩy mạnh giáo dục kỹ năng sống cho HS, SV là giải pháp hữu hiệu. Cần đưa nội dung giáo dục kỹ năng sống cho học sinh học đại trà ở các trường bằng cách tích hợp vào các môn học và các hoạt động ngoài giờ lên lớp. Đổi mới giáo dục đạo đức linh hoạt, tránh kiểu “tầm chương trích cú” những vấn đề cao xa, lớn lao mà thiếu các xử lý tình huống thực tế về lòng nhân ái, trung thực, tự trọng, lối sống lành mạnh. Kinh nghiệm cho thấy giáo dục kỹ năng sống trong nhà trường ở nhiều nước đã thúc đẩy mối quan hệ tích cực hơn nữa giữa HS và giáo viên, đem đến hứng thú.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> học tập cho học sinh do các em cảm thấy được tham gia vào những vấn đề liên quan đến cuộc sống của bản thân cũng như đem đến bầu không khí năng động hơn trong lớp học và trong trường. Đi vào cụ thể, ông Đặng Văn Bình (Cục Nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, Bộ GD và ĐT) cho rằng, có thể xây dựng lồng ghép những bài học kỹ năng sống, lịch sử, đạo đức ngay trong tiết chào cờ bằng hình thức phong phú như: hoạt cảnh, văn nghệ, thi vấn đáp, diễn đàn trao đổi…thu hút đông đảo các em tham gia sẽ để lại ấn tượng tốt đẹp trong lòng mỗi học sinh. Giáo dục đạo đức, nhân cách, kỹ năng sống thông qua các hoạt động này sẽ giúp HS, SV trưởng thành nhanh chóng so với hình thức khác. Một số chuyên gia giáo dục thì nhận định, muốn giáo dục chính trị, đạo đức, lối sống cho học sinh đạt hiệu quả thì giáo viên cũng phải là những người có tư cách đạo đức tốt, không được phép phạm sai lầm về đạo đức và là tấm gương mẫu mực, xử lý các vấn đề về kỹ năng sống linh hoạt, hiệu quả để học sinh noi theo. Đây là vấn đề quan trọng cần thực hiện, nhất là trong thực tế hiện nay, việc thực hiện chuẩn mực đạo đức của người thầy ở một bộ phận giáo viên giảm sút. Theo TS Lê Bích Hồng (Ban Tuyên giáo TƯ), ngành GD và ĐT cần chú trọng xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh làm chỗ dựa để HS, SV rèn đức, luyện tài. Hiện nay, theo định hướng hội nhập quốc tế, các trường đại học, cao đẳng đào tạo theo hệ thống tín chỉ, sinh viên không chỉ tập trung học tập, tiếp cận chương trình, công nghệ mà còn cả văn hóa nước ngoài nhiều hơn là tham gia các hoạt động rèn luyện, sinh hoạt đoàn thể. Do đó ngành giáo dục cần chỉ đạo quyết liệt khắc phục những biểu hiện tiêu cực như: sự xuống cấp của môi trường sư phạm, vị thế xã hội của một số ngừoi thầy bị suy giảm… Có như vậy mới giúp HS, SV có kỹ năng sống để rèn luyện tư tưởng, đạo đức và hoàn thiện nhân cách con người. Có thể nói, nhà trường được xem là thiết chế giáo dục chính thống, có vai trò quan trọng trong giáo dục HS, SV về kiến thức, kỹ năng sống cũng để có tư tưởng chính trị, đạo đức tốt. Vì vậy, việc dạy học phải bắt đầu từ những kỹ năng sống gắn với thực tế, tình huống cụ thể và những quy tắc, quy định văn hóa đạo đức phù hợp tâm sinh lý lứa tuổi của các em trong nhà trường..

<span class='text_page_counter'>(7)</span> Thống kê chưa đầy đủ của Bộ GD và ĐT cho thấy, trong số 187 trường đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp trên cả nước, giai đoạn 2009 – 2012, có gần 29 nghìn HS, SV bị kỷ luật do vi phạm quy chế, quy định của Bộ GD và ĐT, các quy định về an ninh trật tự, an toàn xã hội; trong đó có hơn 12,4 nghìn HS, SV bị khiển trách, gần mười nghìn HS, SV bị cảnh cáo, 1.466 trường hợp bị đình chỉ một năm học và 5.114 trường hợp bị buộc thôi học. 3. Các biện pháp tiến hành có hiệu quả: 3. 1. Quá trình học tập, tiếp thu và chuyển biến tích cực của cán bộ giáo viên,. nhân viên trong trường qua việc “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Hiệu quả rõ rệt nhất đó là nâng cao được ý thức trách nhiệm, gắn với trách nhiệm nhà giáo, nâng cao chất lượng dạy và học, xây dựng phong trào giáo dục địa phương ngày càng lớn mạnh, thực hiện có hiệu quả việc đổi mới phương pháp dạy học, thực hiện “dạy thực” “học thực”, tích cực đẩy mạnh và hưởng ứng các cuộc vận động “nói không với tiêu cực trong thi cử, bệnh thành tích trong giáo dục”, “bệnh ngồi nhầm lớp”, xây dựng đạo đức nhà giáo “mỗi thầy cô giáo là một tấm gương về đạo đức tự học và sáng tạo” xây dựng nhà trường thành trường học thân thiện học sinh tích cực. Phát huy hiệu quả thời gian làm việc của cán bộ công chức, giáo viên theo đúng quy định của pháp luật, nội quy, quy định của đơn vị, luôn chú ý:  Khắc phục tình trạng đi trễ, về sớm  Không làm việc riêng, đi ăn, uống trong giờ làm việc  Không uống rượu, bia trước và trong giờ có công việc, giờ ăn trưa, kể cả các ngày có học sinh đến trường. Có ý thức tiết kiệm, chống lãng phí trong thực hiện nhiệm vụ hàng ngày, hạn chế sử dụng điện, bảo quản cơ sở vật chất, bảo vệ cây xanh, tiết kiệm giấy lách, điện thoại các phương tiện thông tin sao cho hợp lý. Có tinh thần thái độ lịch sự, niềm nở, tôn trọng lẫn nhau, thương yêu tôn trọng học sinh, tôn trọng và thường xuyên liên hệ với phụ huynh học sinh để cùng giáo dục học sinh ngày càng tiến bộ. Ban giám hiệu nhà trường luôn luôn sâu sát gần gũi giáo viên, nhân viên, học sinh.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> liên hệ mật thiết với phụ huynh nắm bắt tâm tư, tình cảm, thắc mắc của phụ huynh của nhân dân để phản ảnh và giải quyết kịp thời. Đối với những công việc có lợi ích đến học sinh, nhân dân tuyên truyền giải thích bàn bạc cho nhân dân hiểu để thực hiện, tránh dung hình thức mệnh lệnh áp đặt. Giữ nghiêm kỷ luật phát ngôn trong cán bộ, giáo viên, học sinh thông qua sinh hoạt hàng tuần, hàng tháng toàn trường, để cán bộ giáo viên phát huy dân chủ, bàn bạc thảo luận, có ý kiến đóng góp phê phán sữa chữa sai lầm nâng cao tinh thần phê bình và tự phê bình trong sinh hoạt, giúp nhau càng tiến bộ, giữ gìn và bảo vệ nội bộ đoàn kết thống nhất, chống tư tưởng cục bộ, bè phái. Tránh được thái độ thờ ơ, vô cảm trước những việc bức xúc của nhà trường, của giáo viên, học sinh, thái độ giải quyết công việc đến nơi, đến chốn, tạo được sự đồng thuận trong nhà trường, hiểu biết, giúp đỡ nhau hoàn thành công việc được giao với chất lượng cao nhất. 3. 2. Thông qua việc kể chuyện tấm gương đạo đức Bác Hồ để giáo dục đạo. đức học sinh. Chúng ta đã biết:Tư tưởng và đạo đức Hồ Chí Minh là sự kết tinh những truyền thống tốt đẹp của dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại, là tài sản tinh thần vô giá của Đảng và nhân dân ta, là tấm gương sáng để mọi người Việt Nam học tập và noi theo. Xứng đáng với lòng mong muốn của Bác Hồ, của Tổ quốc Việt Nam yêu quý, các em đang ra sức học tập, rèn luyện noi gương cha anh để trở thành những người có ích. Những tấm gương của các anh hùng, chiến sĩ hy sinh anh dũng lao động hết mình vì đất nước, vì nhân dân có sức cổ vũ thật lớn lao đối với các em. Trong những tấm gướng đó Bác Hồ là tấm gương đẹp nhất, tiêu biểu nhất. Cuộc đời hoạt động cách mạng, Bác Hồ là cả một kho những câu chuyện hết sức hấp dẫn, giá trị nhiều mặt, có ý nghĩa giáo dục cao. Trong mỗi nhà trường chúng ta tích cực tham gia “ học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” chính là chúng ta có những bài học về đạo đức để soi ngắm mình, ra sức nghiên cứu học tập, nâng cao lối đạo đức và lối sống trong mỗi người chúng ta..

<span class='text_page_counter'>(9)</span> Làm sao tổ chức cho giáo viên và học sinh đọc và nghiên cứu sâu sắc những mẫu chuyện và hoạt động của người hưởng ứng tham gia dự thi kể chuyện tấm gương đạo đức Bác Hồ do đoàn thanh niên Thành phố tổ chức một cách chu đáo, cử học sinh tham gia, cả trường kể chuyện theo từng lớp và có sự tuyển chọn chu đáo, làm tốt công tác này chắc chắn sẽ làm chuyển biến lớn công tác giáo dục đạo đức trong nhà trường. 3. 3. Thực hiện giáo dục đạo đức học sinh theo 5 điều Bác Hồ dạy Có thể nói rằng 5 điều Bác hồ dạy:. Điều 1: Yêu Tổ quốc, yêu đồng bào Điều 2: Học tập tốt, lao động tốt Điều 3: Đoàn kết tốt, kỷ luật tốt Điều 4: Giữ gìn vệ sinh thật tốt Điều 5: Khiêm tốn thật thà dũng cảm Là cơ sở nền tảng để cho nhà trường chúng ta làm tốt công tác giáo dục học sinh trong đó nêu cao vai trò giáo dục đạo đức cho học sinh, nhà trường từ hiệu trưởng, giáo viên đến học sinh phải thuộc 5 điều Bác Hồ dạy và có nhận thức hiểu biết đầy đủ. Đối với hiệu trưởng, giáo viên cần nắm vững nội dung 5 điều Bác Hồ dạy để lúc nào cũng có thể giải thích, hướng dẫn các em thực hiện, còn học sinh thực hiện càng tốt điều nào chắn chắn sẽ giúp hoàn thiện mình cả về trí tuệ và tinh thần, nâng cao tinh thần tự giác, say sưa với học tập, rèn luyện, phấn đấu cho bản thân, cho trường lớp, tạo ra lớp người năng động, sáng tạo, trung thực, có ý chí, có sức khỏe, có tình cảm gắn bó trường lớp, môi trường sống hòa nhập tốt vào cộng đồng, tạo điều kiện nhận thức đúng sai, tránh xa các tệ nạn, điều chỉnh hành vi, làm cho đạo đức ngày càng hoàn thiện trong mỗi con người học sinh. 3. 4. Thông qua câu chuyện dưới cờ của Hiệu trưởng trong việc giáo dục đạo. đức của học sinh Câu chuyện dưới cờ của hiệu trưởng nhà trường hàng tuần thường xuyên và đã trở thành những bài học đạo đức được tuyên truyền toàn thể học sinh, giáo viên nhà trường. Câu chuyện dưới cờ của hiệu trưởng trước hết phải chọn theo chủ đề của năm học, theo yêu cầu tình hình thực tế của nhà trường, người hiệu trưởng nói.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> với học sinh dù theo chủ đề nào đều phải có sự đối thoại với học sinh, xúc tích, ngắn gọn nhưng đi vào lòng người để học sinh có thể lĩnh hội trên cơ sở đó làm chuyển biến nhận thức, thay đổi hành vi, tránh nói dài dòng chung chung, người nghe không tập trung tránh phê phán nặng nề gây phản cảm, câu chuyên dưới cờ của thầy hiệu trưởng cũng cần phải gần gũi với thực tế nhà trường, làm nổi bậc gương rèn luyện đạo đức, tác phong, học tập của học sinh tạo sự phấn khởi cho học sinh và giáo viên. Câu chuyện dưới cờ cũng cần phải thể hiện ý chí quyết tâm thực hiện tốt chủ đề năm học, tháng, tuần, tạo khí thế thi đua, tác phong thi đua, phát động thi đua, làm thúc đẩy phong trào dạy và học rèn luyện hạnh kiểm, đạo đức tác phong, chỉnh đốn hành vi sai phạm đạo đức học sinh, đồng thời câu chuyện dưới cờ của hiệu trưởng còn làm tiêu đề cho toàn trường phấn đấu khắc phục trong học tập, rèn luyện, đạt hiệu quả cao nhất trong thời gian đầu. 3. 5. Đoàn thanh niên và Đội thiếu niên trong nhà trường làm nòng cốt trong. giáo dục đạo đức học sinh qua tấm gương đạo đức Bác Hồ. Giữ vai trò quan trọng trong việc giáo dục đạo đức cho các em. Để làm tốt chức năng nhiệm vụ của mình tố chức Đoàn Đội trong nhà trường trước hết phải hiểu rõ việc mình phải làm, nội dung những công việc mang tính chất tiếp xúc, gần gũi, nói rõ hơn để có thể làm tốt vai trò giáo dục, uốn nắn những hành vi sai lệnh về đạo đức của đội viên, đoàn viên, học sinh tổ chức đội phải có tổ chức có sự tham gia tập thể: học sinh phấn đấu đạt thành tích trong rèn luện tuyên dương “ học sinh danh dự”, các chủ đề “ kể chuyện tấm gương đạo đức Bác Hồ” kể chuyện” hồi ức về mái trường, về thầy cô giáo nhân ngày nhà giáo…” tổ chức cho được “ đôi bạn”, “ nhóm bạn”, giúp nhau cùng tiến cùng rèn luyện về mọi mặt, cố gắng đưa các em vào quỹ đạo tập thể nhà trường, tạo khí thế sôi nổi về thi đua, giảm bớt thời gian chơi game, la cà chắc chắn sẽ giảm bớt nhiều lỗ hỏng để có thể làm hư hỏng các em, việc phối hợp giữa những người giáo viên và công tác đội cũng đặc biệt quan trọng khi các em mắc sai lầm, mắc lỗi, có thể không thuộc bài, quay cóp… giáo viên cho điểm thấp, công tác đội tiếp cận tìm hiểu nguyên nhân, tác động vai trò tập thể để các em hiểu, có ý thức tự rèn, thay đổi hành động, khi vươn lên…ngoài ra tổ chức tuyên truyền về tác hại của ma túy,.

<span class='text_page_counter'>(11)</span> AIDS, giao thông… tránh các em có biểu hiện lớn trong hành vi thường xuyên vi phạm, hình thức tuyên truyền sao cho phù hợp với tình hình thực tế trường, của địa phương. Nói chung công tác đoàn – đội là phải tạo sân chơi bổ ích, lành mạnh, bổ ích, thiết thực tránh nhàm chán, buông lỏng.. Giáo dục tinh thần yêu nước cho các em thông qua việc sưu tầm địa chỉ đỏ, thăm viếng các Bà mẹ Việt Nam anh hùng ở địa phương, thăm các gia đình chính sách có công cách mạng... 3. 6. Người thầy có tình yêu thương học sinh sẽ giúp các em có ý thức điều. chỉnh hành vi đạo đức ngày càng tốt hơn. Thật vậy, người thầy muốn dạy tốt ngoài năng lực, trình độ còn có lòng yêu nghề mến trẻ, sự cảm thông sâu sắc hoàn cảnh, điều kiện sống của các em đã tạo cho thầy sự đồng cảm trong từng giờ lên lớp, trong từng trang giáo án, với “cái tâm” người thầy không những truyền đạt những kiến thức sâu sắc mà còn chỉ dẫn đường đến tình cảm, giúp các em luôn hướng thiện, luôn thể hiện bằng hành vi đạo đức tốt, bằng nhân cách ngày càng hoàn thiện, hơn lúc nào hết trái tim nhiệt huyết của thầy đã truyền cho trẻ, tạo ra một mẫu hình học sinh tích cực năng động, xuất phát bằng trái tim tình cảm của thầy đó là một nền móng đạo đức bền vững hơn gì khác. 3. 7. Công tác phối hợp giữa nhà trường, các lực lượng xã hội cha mẹ học. sinh trong công tác giáo dục đạo đức học sinh. Muốn giáo dục tốt phải có sự phối hợp tốt ba môi trường nhà trường, gia đình và xã hội. Ba môi trường đó phải được xây dựng một cách lành mạnh, xã hội là nơi diễn ra mọi hoạt động tốt xấu hằng ngày của đời sống, cái tốt không ít nhưng hạn chế cái xấu vẫn còn gặp nhiều khó khăn bất trắc, vì tùy theo tinh thần tự giác, sự nhận thức đúng sai do vậy sự phối hợp với xã hội cụ thể là các lực lượng đoàn thể ở địa phương xã (phường) là yếu tố giúp tác động qua lại nắm bắt tình hình chung đồng thời hướng nội dung công việc đi vào quỹ đạo đúng hướng tạo điều kiện xóa bỏ cái xấu, đấu tranh với tiêu cực xây dựng cuộc sống đạo đức lành mạnh tác động tích cực vào công tác giáo dục đạo đức cho học sinh. Sự phối hợp nhà trừơng với gia đình càng cần thiết và quan trọng hơn nhiều trong giáo dục, thật vậy.

<span class='text_page_counter'>(12)</span> 2/3 thời gian sống với gia đình học sinh sẽ phải tiếp cận với môi trường sống rộng lớn của gia đình và xã hội, yếu tố hình thành thói quen, nhân cách biểu hiện hầu như chủ yếu ở cuộc sống gia đình, do vậy nàh trường và gia đình cung cấp thông tin qua lại để giáo dục các em đồng bộ, gia đình tạo điều kiện về vật chất, xây dựng cho các em góc học tập, dụng cụ học tập, kèm cập cho các em học bài, làm bài, tự học sinh hoạt tổ nhóm và đặc biệt là phải quản lý giờ giấc, thói quen khi các em ở nhà cũng như khi các em ra khỏi nhà, cũng để nhằm mục đích tạo nề nếp học tập, sinh hoạt hình thành thói quen đâu vào đấy, gọn gàng, sạch sẽ, chắc chắn các em sẽ có thói quen biểu hiên hành vi tốt, xóa dần thói quen xấu, đạo đức bản thân các em ngày càng tiến bộ không ngừng, giúp các em trở thành học sinh gương mẫu. Qua nhiều năm đề ra các biện pháp giáo dục đạo đức trâu dồi hạnh kiểm cho học sinh, chúng tôi nhận thấy học sinh nhà trường nơi chúng tơi công tác đại đa số học sinh đều có biểu hiện hành vi đạo đức tốt, gương mẫu và qua đó tác động giúp cho học sinh cá biệt nhận thức thay đổi hành vi xấu đi vào quỹ đạo giáo dục của nhà trường. 4. Hiệu quả Kết quả giáo dục đạo đức học sinh được thể hiện qua hạnh kiểm từng năm của học sinh.. Năm học 2005-2006 2006-2007 2007-2008 2009-2010 2010-2011 2011-2012 2012-2013. Số học sinh 344 350 327 291 274 245 181. Tốt. %. Khá. 186 206 214 215 221 210 153. 54.1 58.9 65.4 73.9 80.7 85.7 84.5. 136 126 107 66 38 27 21. Hạnh kiểm Trung % bình 39.5 22 36 18 32.7 6 22.7 10 13.9 15 11 8 11.6 7. %. Yếu. %. 6.4 5.1 1.0 3.4 5.5 3.3 3.9. 0 0 0 0 0 0 0. 0 0 0 0 0 0 0. Ghi chú. III. PHẦN KẾT LUẬN – BÀI HỌC KINH NGHIỆM Càng học tập, càng nghiên cứu chúng ta càng thấy rõ tư tưởng tấm gương đạo đức cảu Bác Hồ như ngọn đuốc chiếu rọi vào tâm hồn mỗi người, nâng cao.

<span class='text_page_counter'>(13)</span> nhận thức, chuyển biến về đạo đức càng rõ nét khi học tập và làm theo Người, đối với mỗi người, mỗi thầy cô giáo, mỗi học sinh càng thấy rõ con đường để ta trờ thành người có đạo đức. Bài học về tư tưởng tấm gương đạo đức Bác Hồ càng học càng thấy sâu sắc, càng hiệu quả sau đây: -. Một: để giáo dục tốt đạo đức cho học sinh cần phải xây dựng một môi. trường giáo dục lành mạnh, tập thể, lãnh đạo, thầy cô giáo hết sức đoàn kết, một lòng một dạ vì học sinh, môi trường nhà trường xanh sạch đẹp an toàn thân thiện. -. Hai: Nghiêm túc thực hiện những khẩu hiệu hành động: “Mỗi thầy. giáo cô giáo là tấm gương sáng về đạo đức tự học và sáng tạo để học sinh noi theo”,” chống bệnh thành tích trong thi đua, nghiêm túc trong thi cử”, “chống bệnh ngồi nhằm lớp”, tích cực hưởng ứng tham gia : “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Bác Hồ” -. Ba, phải thấy rõ vai trò nồng cốt các đoàn thể trong nhà trường là lực. lượng trọng tâm giáo dục, đạo đức cho học sinh theo chủ đề chủ điểm theo nề nếp. -. Bốn, bài học về kết hợp là môi trường trong giáo dục luôn có ý nghĩa. quan trọng trong nhất cũng như trong giáo dục đạo đức cho học sinh, kết hợp với bộ môn văn hóa khác thật chặt với môn công dân để giáo dục đạo đức cho học sinh. Qua công tác giáo dục, giảng dạy, nghiên cứu đúc rút kinh nghiệm, chúng ta nhận thấy giáo dục đạo đức trong nhà trường là nội dung lớn, cần thiết, người học tốt, được giải thưởng sẽ có đạo đức hạnh kiểm tốt, người có hạnh kiểm tốt thường có biểu hiện học tập chăm chỉ, cho nên giáo dục học sinh trong nhà trường phải luôn chú trọng dồng đều cả hai mặt văn hóa và hạnh kiểm, trong giáo dục có lúc uốn nắn hạnh kiểm học sinh, có lúc đánh giá thật sự công tâm, công bằng tạo điều kiện cho học sinh phấn đấu vươn lên và giáo dục đạo đức phải được thường xuyên liên tục và đặt vị trí chữ “ tâm” lên trên trước. Còn lối sống đạo đức phải thường xuyên tu dưỡng và rèn luyện trong cuộc sống hàng ngày ở trường học, gia đình và trong xã hội. Điều quan trọng nhất là giáo dục để lớp trẻ có nhận thức đầy đủ về lối sống và đạo đức của con người, biết phân biệt đúng sai để có ròi có bản lĩnh vững vàng.

<span class='text_page_counter'>(14)</span> trước những cảnh tượng phi văn hóa phi đạo đức diễn ra quanh mình. Thuần phong mĩ tục của dân tộc và những giá trị của gia đình, truyền thống phải ngắm sâu vào tâm hồn và suy nghĩ của các em. Mỗi gia đình phải có mái ấm tình thương che chở, bảo vệ các em khi vào đời trong đó người lớn phỉ gương mẫu để các em noi theo cần làm sạch môi trường văn hóa tạo nhiều sâu chuỗi văn hóa nghệ thuật lành mạnh cho thanh thiếu niên đồng thời kiên quyết xóa những sản phẩm văn hóa xấu độc hại với sự tham gia của chính lớp trẻ. Tích cực tham gia “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” đang lôi cuốn mạnh mẽ mọi tầng lớp nhân dân trong cả nước càng có ý nghĩa lớn trong việc giáo dục đạo đức cho lớp trẻ hiện nay. Tôi xin trích bài biết đăng trên Báo nhân ra ngày 18.9.2008 để kết thúc bài viết của mình Tài liệu tham khảo( báo nhân dân ngày 29 tháng 09 năm 2008). Lối sống đạo đức phải thường xuyên tu dưỡng và rèn luyện trong cuộc sống hằng ngày ở trường học ,gia đình và trong xã hội Điều quan trọng nhất là giáo dục để lớp trẻ có được nhận thức đầy đủ về lối sống và đạo đức của con người, biết được đúng sai để rồi có bản lĩnh vững vàng trước những cảnh tượng phi văn hóa, phi đạo đức diễn ra quanh mình. Thuần phong mĩ tục của dân tộc và nhũng giá trị của gia đình truyền thông phải ngấm sâu vào tâm hồn và suy nghĩ của các em. Mỗi gia đỉnh phải là mái ấm tình thương che chở bảo vệ vá hướng dẫn các em khi vào đòi, trong đó người lớn phải gương mẫu để các em noi theo. Cần làm trong sạch môi trường văn hóa, tạo nhiều sân chơi văn háo nghệ thuật lành mạnh cho thanh niên ,thiếu niên. Đồng thời kiên quyết xóa bỏ những sản phẩm văn hóa xấu , độc, với sự tham gia của chính lớp trẻ. Tích cực tham gia “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” đang lôi cuốn mạnh mẽ mọi tầng lớp nhân dân trong cả nước càng có ý nghĩa lớn trong việc gíao dục đạo đức cho lớp trẻ hiện nay..

<span class='text_page_counter'>(15)</span>

×