Tải bản đầy đủ (.pdf) (270 trang)

Luận án thực hiện tự chủ về tổ chức của trường đại học công lập ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.84 MB, 270 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NỘI VỤ

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

NGUYỄN TUẤN HƢNG

THỰC HIỆN TỰ CHỦ VỀ TỔ CHỨC
CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG LẬP Ở VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ CÔNG

HÀ NỘI - 2021


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NỘI VỤ

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

NGUYỄN TUẤN HƢNG

THỰC HIỆN TỰ CHỦ VỀ TỔ CHỨC
CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG LẬP Ở VIỆT NAM
Chuyên ngành : Quản lý công
Mã số

: 0 34 04 03


LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ CÔNG

Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS Nguyễn Quốc Sửu
2. PGS.TS Nguyễn Văn Quang

HÀ NỘI - 2021


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên
cứu của riêng tôi. Các số liệu nêu trong luận án
là trung thực. Những kết luận khoa học của luận
án chưa từng được ai cơng bố trong bất kỳ cơng
trình nào khác.
TÁC GIẢ LUẬN ÁN

Nguyễn Tuấn Hƣng


MỤC LỤC
Trang
1

MỞ ĐẦU

Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN
THỰC HIỆN TỰ CHỦ VỀ TỔ CHỨC CỦA TRƢỜNG ĐẠI
HỌC CƠNG LẬP Ở VIỆT NAM

1.1.


Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài đối với những vấn đề lý luận trong
thực hiện tự chủ về tổ chức của trường đại học cơng lập

1.2.

15

Tình hình nghiên cứu ở trong nước liên quan đến thực tiễn thực hiện tự
chủ về tổ chức của trường đại học cơng lập ở Việt Nam

1.4.

9

Tình hình nghiên cứu ở trong nước đối với những vấn đề lý luận trong
thực hiện tự chủ về tổ chức của trường đại học cơng lập

1.3.

9

25

Đánh giá chung về tình hình nghiên cứu liên quan đến thực hiện tự chủ
về tổ chức của trường đại học công lập ở Việt Nam

29

Chương 2: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN TRONG THỰC HIỆN TỰ CHỦ

VỀ TỔ CHỨC CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG LẬP Ở
VIỆT NAM

2.1.

Tự chủ đại học ở Việt Nam

2.2.

Trường đại học công lập và tổ chức trường đại học công lập trong điều
kiện tự chủ đại học ở Việt Nam

2.3.

34
44

Những khía cạnh căn bản trong thực hiện tự chủ về tổ chức của trường
đại học công lập ở Việt Nam

2.4.

34

55

Kinh nghiệm thực hiện tự chủ về tổ chức của trường đại học tại một
số quốc gia trên thế giới và hàm ý cho các trường đại học công lập ở
Việt Nam


76

Chƣơng 3: THỰC TIỄN THỰC HIỆN TỰ CHỦ VỀ TỔ CHỨC CỦA
TRƢỜNG ĐẠI HỌC CƠNG LẬP Ở VIỆT NAM

3.1.

85

Hiện trạng chính sách và thể chế thực hiện tự chủ về tổ chức của
trường đại học công lập ở Việt Nam

85


3.2.

Thực tiễn triển khai thực hiện tự chủ về tổ chức của các trường đại học
công lập ở Việt Nam

3.3.

105

Những vấn đề đặt ra trong thực tiễn thực hiện tự chủ về tổ chức hiện
nay của các trường đại học công lập ở Việt Nam

112

Chƣơng 4: CÁC GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM THỰC HIỆN TỰ CHỦ VỀ TỔ

CHỨC CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG LẬP Ở VIỆT NAM

4.1.

Quan điểm và định hướng trong bảo đảm thực hiện tự chủ về tổ chức
của trường đại học công lập ở Việt Nam

4.2.

127
127

Các giải pháp bảo đảm thực hiện tự chủ về tổ chức của trường đại học
công lập ở Việt Nam

133

KẾT LUẬN

158

DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CƠNG BỐ LIÊN
QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

160

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

161


PHỤ LỤC

168


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
GDĐH

: Giáo dục đại học

GDĐT

: Giáo dục - đào tạo

HĐT

: Hội đồng trường

NCS

: Nghiên cứu sinh

QLNN

: Quản lý nhà nước

TCĐH

: Tự chủ đại học


TĐH

: Trường đại học

TĐHCL

: Trường đại học công lập

TNGT

: Trách nhiệm giải trình


DANH MỤC CÁC BẢNG

Số hiệu

Tên bảng

Trang

bảng
3.1

Hiện trạng thể chế thực hiện tự chủ về tổ chức của TĐHCL ở Việt
Nam (Trước khi Quốc hội ban hành Luật sửa đổi, bổ sung một số
điều của Luật GDĐH năm 2012 - Luật số 34)

3.2


86

Một số hạn chế của thể chế thực hiện tự chủ về tổ chức của TĐHCL
ở Việt Nam (Giai đoạn trước khi Quốc hội ban hành Luật sửa đổi,
bổ sung một số điều của Luật GDĐH năm 2012 - Luật số 34)

3.3

Hiện trạng thể chế thực hiện tự về chủ tổ chức của TĐHCL đã
được sửa đổi, bổ sung

3.4

4.1

102

Thực tiễn triển khai thực hiện tự chủ về tổ chức của các TĐHCL
không theo cơ chế của Nghị quyết 77/2014/NQ-CP

3.6

93

Hiện trạng thể chế nội bộ điều chỉnh thực hiện tự chủ về tổ chức
của TĐHCL

3.5

91


108

Tham chiếu cơ cấu thành viên của các trường tự chủ theo Nghị
quyết số 77/2014/NQ-CP

119

Ba trụ cột trong hệ thống thực thi TNGT của TĐHCL

156


DANH MỤC CÁC HÌNH
Số hiệu

Tên hình

Trang

hình
3.1

Mơ hình quản trị TĐHCL ở Việt Nam

125


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài

Trên thế giới cũng như ở Việt Nam hiện nay, tự chủ đại học (TCĐH) là xu hướng
tất yếu để đổi mới và phát triển giáo dục đại học (GDĐH) hiện đại. TCĐH đã trải qua
lịch sử phát triển hàng trăm năm, gắn với sự phát triển của các trường đại học (TĐH)
trong bối cảnh có sự thay đổi căn bản mối quan hệ giữa Nhà nước và TĐH dưới tác
động của điều kiện chính trị - kinh tế - xã hội trên phạm vi toàn cầu cũng như ở từng
quốc gia. Sự thay đổi căn bản của GDĐH từ chức năng sản sinh ra tri thức trở thành
một ngành/lĩnh vực mang tính dịch vụ và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao,
nguồn đầu vào cho hoạt động của mọi ngành/nghề/lĩnh vực trong xã hội cũng như lĩnh
vực quản lý nhà nước (QLNN) đã đặt ra yêu cầu cần có sự điều chỉnh lại mối quan hệ
hai chiều giữa Nhà nước và TĐH. Cụ thể, trong mối quan hệ với TĐH, Nhà nước phải
ngày càng giảm dần sự can thiệp trực tiếp vào hoạt động quản trị, quản lý của các trường
để trao quyền tự chủ nhiều hơn cho TĐH. Ngược trở lại, TĐH trong mối quan hệ với
Nhà nước buộc phải tăng cường sự tự chủ và trách nhiệm giải trình (TNGT) đối với mọi
hoạt động giáo dục - đào tạo (GDĐT) trên cơ sở tiếp thu các yếu tố hợp lý, hiệu quả từ
hoạt động QLNN. Sự điều chỉnh có tính kết hợp hai mặt này của mối quan hệ Nhà nước TĐH được duy trì và phát triển qua mơ hình TCĐH, trong đó, vai trị truyền thống của
Nhà nước là quản lý trực tiếp trường đại học công lập (TĐHCL) dần chuyển sang vai
trò phi truyền thống là giám sát, hướng dẫn hoạt động GDĐT của các TĐH. Sự chuyển
đổi khách quan này diễn ra ở mọi quốc gia và Việt Nam cũng không là ngoại lệ.
Trong bối cảnh chung đó, thời gian qua ở Việt Nam, mơi trường thể chế về TCĐH
đã có những chuyển biến tích cực. Hàng loạt các văn bản quy phạm pháp luật điều
chỉnh TCĐH đã được ban hành, như Luật Giáo dục (2005); Luật Giáo dục đại học
(2012); Điều lệ Trường đại học (2014); Nghị định “Quy định quyền tự chủ, tự chịu
trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị
sự nghiệp công lập” (Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006); Nghị định “Quy
định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập” (Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày
14/02/2015); Nghị quyết “Về thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động đối với các cơ sở giáo
dục đại học công lập, giai đoạn 2014-2017” (Nghị quyết số 77/NQ-CP ngày

1



24/10/2014); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật GDĐH (Luật số
34/2018/QH14 ngày 19/11/2018); Nghị định “Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành
một số điều của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học” (Nghị
định số 99/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019); Nghị định “Quy định về thành lập, tổ chức lại,
giải thể đơn vị sự nghiệp công lập” (Nghị định số 120/2020/NĐ-CP ngày 07/10/2020)...
Cùng với hệ thống thể chế, đã có nhiều chủ trương lớn về TCĐH cho thấy rõ
quyết tâm chính trị của Đảng và Nhà nước ta trong việc thúc đẩy tiến trình TCĐH của
các TĐHCL. Nghị quyết số 29 Ban Chấp hành Trung ương tại Hội nghị Trung ương lần
thứ 8 khóa XI ngày 4/11/2013 (gọi tắt là Nghị quyết số 29) thống nhất chỉ đạo nhiệm
vụ, giải pháp cho toàn hệ thống GDĐT của cả nước phải nhanh chóng:
Đổi mới căn bản cơng tác quản lý giáo dục, đào tạo, bảo đảm dân chủ, thống
nhất; tăng quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội của các cơ sở giáo dục - đào
tạo; coi trọng quản lý chất lượng. Xác định rõ trách nhiệm của các cơ quan
quản lý nhà nước về giáo dục - đào tạo và trách nhiệm quản lý theo ngành,
lãnh thổ của các bộ, ngành, địa phương. Phân định công tác quản lý nhà
nước với quản trị của cơ sở giáo dục và đào tạo. Đẩy mạnh phân cấp, nâng
cao trách nhiệm, tạo động lực và tính chủ động, sáng tạo của các cơ sở giáo
dục - đào tạo [13].
Trên mọi bình diện, TCĐH đặt ra khơng ít những u cầu mới về cả tư duy, lý
luận cũng như hoạt động thực tiễn của hệ thống QLNN về GDĐH và các TĐHCL.
Song, cho đến nay, hiệu quả TCĐH của các TĐHCL, nhất là hiệu quả thực hiện tự chủ
về tổ chức của các trường vẫn đang tồn tại khá nhiều vấn đề, trong đó:
Cơng tác đổi mới hệ thống tổ chức các đơn vị sự nghiệp cơng lập cịn chậm.
Quy hoạch mạng lưới đơn vị sự nghiệp cơng lập chủ yếu cịn theo đơn vị
hành chính, chưa chú trọng quy hoạch theo ngành, lĩnh vực, đặc điểm vùng
miền và nhu cầu thực tế. Hệ thống tổ chức các đơn vị sự nghiệp còn cồng
kềnh, manh mún, phân tán, chồng chéo; quản trị nội bộ yếu kém, chất
lượng, hiệu quả dịch vụ thấp [14].
Nhận định của Nghị quyết Trung ương số 19 nêu trên về thực trạng tổ chức của

các đơn vị sự nghiệp công lập phản ánh khá rõ những vấn đề liên quan tới thực hiện tự
chủ về tổ chức của TĐHCL, cụ thể:

2


Thứ nhất, cách tiếp cận đối với quyền tự chủ về tổ chức của TĐHCL. Tự chủ
về tổ chức là một trong bốn trụ cột cơ bản của quyền TCĐH, phản ánh bản chất tư cách
pháp lý tự chủ của một đơn vị sự nghiệp công lập và một tổ chức đại học. Việc thực
hiện tự chủ về tổ chức chịu sự tác động trực tiếp từ thẩm quyền QLNN của chủ thể
quản lý trực tiếp TĐHCL. Đây là quyền tự chủ có điều kiện, nhưng việc vận hành
quyền tự chủ này liệu có cần phải đánh đổi bằng kết quả thực hiện tự chủ về tài chính
của TĐHCL hay khơng thì vẫn cịn có những cách hiểu và tiếp cận khác nhau.
Thứ hai, trong hoạt động quản lý công, tự chủ về tổ chức của TĐHCL được
thực hiện trên cơ sở mối quan hệ phân cấp/ ủy quyền hợp lý, hiệu quả giữa Nhà nước
và TĐHCL. Nhưng việc phân vai và thực tiễn thực hiện sự phân vai này qua thực thi
chức năng QLNN về GDĐH và thực hiện chức năng quản trị, quản lý TĐHCL vẫn
chưa loại bỏ hết các rào cản về thể chế, về năng lực, về mơ hình và phương thức quản
trị, quản lý TĐHCL. Đó là chưa kể đến sự khơng tương thích của nguồn lực, bộ máy,
hệ thống quản trị với hiệu quả của các hoạt động quản trị, quản lý nhà trường trong
điều kiện thực hiện tự chủ về tổ chức của TĐHCL.
Thứ ba, kết quả thí điểm thực hiện TCĐH về cả bốn phương diện: Thực hiện
nhiệm vụ chuyên môn học thuật; tổ chức; nhân sự; tài chính và tài sản của nhóm các
trường theo Nghị quyết “Về thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động đối với các cơ sở giáo
dục đại học công lập, giai đoạn 2014 - 2017” (Nghị quyết số 77/NQ-CP ngày
24/10/2014) đã cho thấy khá rõ những mặt mạnh và mặt hạn chế về tổ chức bộ máy của
các TĐHCL trong điều kiện áp dụng cơ chế thực hiện tự chủ về tổ chức.
Thứ tư, việc đúc rút kinh nghiệm từ cơ chế thí điểm của nhóm các trường theo
Nghị quyết số 77 để đẩy mạnh tiến trình TCĐH tồn diện đối với các cơ sở GDĐH
cơng lập, trong đó có các TĐHCL đã được Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật

GDĐH (Luật số 34/2018/QH14 ngày 19/11/2018) đặt ra, theo đó, đến thời điểm sau
tháng 8 năm 2020, các cơ sở GDĐH công lập phải hoàn thành việc thành lập Hội đồng
trường (HĐT), cơ quan quyền lực tối cao của nhà trường để triển khai thực hiện TCĐH
một cách toàn diện. Khi các TĐHCL xúc tiến việc thành lập HĐT để thực hiện tự chủ về
tổ chức thì đã nảy sinh khơng ít vấn đề như: (1) Chuyển giao quyền lực từ Hiệu trưởng
sang HĐT; (2) mối quan hệ giữa HĐT với Đảng ủy và Hiệu trưởng; (3) Chủ tịch HĐT có
phải là người đứng đầu HĐT hay không? (4) Xác định ai là người đứng đầu TĐHCL?

3


(5) Cơ chế thực hiện thẩm quyền của chủ thể quản lý trực tiếp TĐHCL tại HĐT và
thực thi chức năng QLNN về GDĐH; (6) vấn đề đổi mới mô hình, phương thức quản
trị đại học của các TĐHCL trong thực hiện cơ chế tự chủ về tổ chức... Hàng loạt vấn đề
nêu trên hiện chưa có sự đầu tư nghiên cứu, tiếp cận và chuẩn bị một cách bài bản về
nhiều phương diện, nhất là từ phương diện lý luận, thể chế quản lý công và thực tiễn
thực hiện tự chủ về tổ chức của nhiều TĐHCL.
Từ thực tế trên thì việc đặt vấn đề nghiên cứu sâu sắc, toàn diện đối với thực
hiện tự chủ về tổ chức của TĐHCL ở Việt Nam dưới nhiều góc độ, nhất là góc độ quản lý
cơng là vơ cùng cần thiết, có ý nghĩa thiết thực cả về lý luận và thực tiễn. Với tầm nhìn đó,
nghiên cứu sinh (NCS) đã lựa chọn vấn đề “Thực hiện tự chủ về tổ chức của trường
đại học công lập ở Việt Nam” để thực hiện luận án tiến sĩ, chuyên ngành quản lý cơng.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Luận án hướng tới mục đích làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn
trong thực hiện tự chủ về tổ chức của TĐHCL ở Việt Nam, từ đó đề xuất những giải
pháp nhằm góp phần tạo ra những thay đổi tích cực cả về lý luận cũng như hiệu quả
hoạt động thực tiễn đối với quá trình hiện thực hóa quyền tự chủ này của các TĐHCL
trong thời gian tới.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

* Về lý luận
Nghiên cứu một cách có hệ thống những vấn đề lý luận về tự chủ tổ chức và
thực hiện tự chủ về tổ chức của TĐHCL (khái niệm, đặc điểm TCĐH; khái niệm, đặc
điểm của tổ chức của TĐHCL trong cơ chế TCĐH; bản chất mối quan hệ giữa Nhà
nước và TĐHCL trong thực hiện tự chủ về tổ chức của TĐHCL; nội dung, công cụ,
thiết chế, phương thức, TNGT của TĐHCL trong thực hiện tự chủ về tổ chức; kinh
nghiệm của một số quốc gia trên thế giới trong thực hiện tự chủ về tổ chức của TĐH).
* Về thực tiễn
- Nghiên cứu thực trạng nhận thức của các cơ quan nhà nước, TĐHCL và các
bên liên quan đối với thực hiện tự chủ về tổ chức của TĐHCL.
- Nghiên cứu thực trạng thể chế, thực tiễn và các giải pháp bảo đảm thực hiện
tự chủ về tổ chức của TĐHCL thời gian tới.

4


3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Lý luận thực hiện tự chủ về tổ chức của TĐHCL ở Việt Nam hiện nay;
- Thực trạng chính sách, thể chế, thiết chế và thực tiễn thực hiện tự chủ về tổ
chức của TĐHCL ở Việt Nam hiện nay.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về thời gian: Luận án tập trung nghiên cứu thực hiện tự chủ về tổ chức của
TĐHCL từ sau khi Luật GDĐH năm 2012 có hiệu lực cho đến nay.
- Về đối tượng và nội dung: Luận án tập trung nghiên cứu lý luận, thể chế, và
thực tiễn thực hiện tự chủ về tổ chức bộ máy mà không mở rộng nghiên cứu các vấn đề
thực hiện tự chủ về tổ chức nhân sự của nhóm TĐHCL trực thuộc sự quản lý của Bộ
GDĐT và các Bộ quản lý ngành, lĩnh vực khác.
4. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp luận

Luận án sử dụng phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, quan điểm,
đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam; tư duy đổi mới, hội nhập và tư duy quản lý
công mới, tư duy quản trị hiện đại, áp dụng đối với TĐHCL trong điều kiện thực hiện
tự chủ về tổ chức.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
Thứ nhất, các phương pháp thu thập, tổng hợp, phân tích thơng tin, dữ liệu về
đối tượng nghiên cứu, phù hợp với phạm vi nghiên cứu. Cụ thể, luận án tiếp cận cơng
trình nghiên cứu đã cơng bố, các chính sách, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật; các
báo cáo quốc tế - quốc gia; quy chế quản lý nội bộ và thực tiễn quản trị, quản lý hiện
nay về tổ chức TĐHCL ở Việt Nam để có căn cứ, cơ sở cho việc phân tích, tổng hợp,
hệ thống hóa và luận giải các vấn đề lý luận, thực tiễn thuộc nhiệm vụ nghiên cứu của
luận án.
Thứ hai, phương pháp nghiên cứu dự báo, phỏng vấn sâu đối với một số các
nhà khoa học đồng thời là những giảng viên đang làm công tác quản lý trong TĐHCL
thuộc một số lĩnh vực (đào tạo ngành luật; đào tạo tư pháp; đào tạo về quản lý công;
đào tạo về quản lý về lao động - xã hội) để giải quyết một trong số nội dung được xác

5


định là đóng góp của luận án liên quan đến quan điểm và đề xuất giải pháp bảo đảm
thực hiện tự chủ về tổ chức của các TĐHCL (tại phụ lục 4 của luận án).
Ngoài ra, phương pháp liên hệ, so sánh, tổng kết, đúc rút kinh nghiệm từ thực
tiễn cũng sẽ được sử dụng trong q trình hồn thành luận án.
5. Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu
* Câu hỏi nghiên cứu thứ nhất: Hệ thống lý luận quản lý công về tự chủ tổ
chức của TĐHCL ở Việt Nam hiện nay được hiểu và tiếp cận như thế nào?
* Giả thuyết nghiên cứu thứ nhất: Tự chủ về tổ chức là một trong bốn trụ cột
cơ bản của quyền TCĐH, được tiếp cận là quyền tự quyết định mục tiêu, sứ mạng, tầm

nhìn và cách thức vận hành tổ chức bộ máy của TĐHCL; có mối tương quan theo chiều
nghịch/chiều thuận với thẩm quyền QLNN về GDĐH và các lĩnh vực tự chủ về thực
hiện nhiệm vụ học thuật, nhân sự, tài chính - tài sản của TĐHCL; thể hiện bản chất tư
cách pháp lý của một cơ sở GDĐH công lập và tổ chức đại học. Sự phân cấp/ủy quyền
của Nhà nước và tư cách pháp lý là cơ sở của quyền tự chủ về tổ chức của TĐHCL;
điều kiện để TĐHCL thực hiện tự chủ về tổ chức là phải có HĐT, có quy chế tổ chức
và hoạt động, có sự phân cấp tự chủ cho các đơn vị thuộc/trực thuộc.
* Câu hỏi nghiên cứu thứ hai: Hệ thống lý luận quản lý công về thực hiện tự
chủ về tổ chức của TĐHCL ở Việt Nam hiện nay được hiểu và tiếp cận như thế nào?
* Giả thuyết nghiên cứu thứ hai: Thực hiện tự chủ về tổ chức của TĐHCL trên
cơ sở nguyên tắc, nội dung, thể chế, thiết chế, phương thức phù hợp, mang lại hiệu quả
cho thực hiện TCĐH; tương thích giữa hệ thống QLNN về GDĐH với mơ hình,
phương thức thực hiện tự chủ về tổ chức của TĐHCL; (ii) phù hợp giữa năng lực quản
trị, quản lý nhà trường với điều kiện, yêu cầu, nội dung, nhiệm vụ thực hiện tự chủ về
tổ chức của từng TĐHCL; hiện thực hóa mục tiêu kép là thực hiện sứ mạng, tầm nhìn
của TĐHCL và đổi mới toàn diện hệ thống GDĐH Việt Nam.
* Câu hỏi nghiên cứu thứ ba: Cần nhận diện và đánh giá như thế nào về thực
trạng hệ thống chính sách, thể chế, thiết chế thực hiện tự chủ về tổ chức của TĐHCL ở
Việt Nam hiện nay? Đâu là những khó khăn vướng mắc, hạn chế và nguyên nhân của
những khó khăn, vướng mắc, hạn chế trong thực hiện tự chủ về tổ chức của TĐHCL?
* Giả thuyết nghiên cứu thứ ba: Hệ thống chính sách, thể chế chung của Nhà
nước, thể chế, thiết chế quản trị, quản lý nội bộ của TĐHCL ở Việt Nam hiện nay đã có

6


nhiều những thay đổi tích cực, tiệm cận với xu hướng phát triển của các TĐHCL trên
thế giới; những khó khăn, vướng mắc, hạn chế và nguyên nhân của khó khăn, vướng
mắc, hạn chế trong thực tiễn thực hiện tự chủ về tổ chức của TĐHCL được nhận diện
từ nhiều phương diện (chính sách, thể chế, thiết chế, tư duy, năng lực, nguồn lực,

phương thức QLNN về GDĐH, quản trị, quản lý tổ chức bộ máy của các nhà trường).
Câu hỏi nghiên cứu thứ tư: Thực tiễn thí điểm thực hiện cơ chế tự chủ về tổ chức
của nhóm TĐHCL theo Nghị quyết 77/2014 và thực tiễn triển khai thực hiện tự chủ về tổ
chức của TĐHCL ở Việt Nam như thế nào? Đâu là những vấn đề đang đặt ra cho TĐHCL?
Giả thuyết nghiên cứu thứ tư: Kết quả thu được của nhóm các TĐHCL thí
điểm áp dụng cơ chế tự chủ theo Nghị quyết 77/2014 là một trong số căn cứ quan trọng
để thay đổi cách tiếp cận của các chủ thể QLNN và cơ sở GDĐH công lập về TCĐH;
khó khăn, vướng mắc, hạn chế về thực hiện tự chủ tổ chức của TĐHCL từ quá trình thí
điểm đã được Luật số 34 tháo gỡ một phần căn bản nhưng thực tế triển khai thực hiện
tự chủ về tổ chức của TĐHCL hiện vẫn đang phải đối diện với nhiều vấn đề liên quan
đến cách hiểu và áp dụng thể chế mới theo Luật số 34; sự thiếu thống nhất và đồng bộ
của luật chuyên ngành và luật liên quan về TCĐH; năng lực QLNN về GDĐH; năng
lực, mơ hình, phương thức quản trị, quản lý hệ thống tổ chức nhà trường trong điều
kiện triển khai đồng loạt việc thực hiện tự chủ về tổ chức của TĐHCL theo Luật số 34.
* Câu hỏi nghiên cứu thứ năm: Quan điểm và giải pháp thực hiện tự chủ về tổ
chức của TĐHCL ở Việt Nam thời gian tới?
* Giả thuyết nghiên cứu thứ năm: Việc thực hiện tự chủ về tổ chức của
TĐHCL trong thời gian tới phải đảm bảo dựa trên quan điểm khoa học, nhất quán, rõ
ràng, với những giải pháp tổng thể, khả thi, đáp ứng yêu cầu trước mắt cũng như về lâu
dài đối với hiệu quả QLNN về GDĐH trong cơ chế TCĐH và hiệu quả quản trị, quản
lý TĐHCL triển khai thực hiện tự chủ về tổ chức.
6. Những đóng góp mới của luận án
6.1. Đóng góp về nghiên cứu lý luận
- Làm sáng tỏ bản chất tự chủ về tổ chức và thực hiện tự chủ về tổ chức
của TĐHCL;
- Góp phần tạo ra sự thay đổi tích cực về nhận thức; phương thức tổ chức và
triển khai thực hiện tự chủ về tổ chức của TĐHCL;

7



- Đóng góp một số khái niệm khoa học cốt lõi trong lĩnh vực quản lý công đối
với thực hiện tự chủ về tổ chức của TĐHCL.
6.2. Đóng góp về nghiên cứu thực tiễn
Đánh giá, phân tích, luận giải những bất cập, hạn chế đối với thực hiện tự chủ
về tổ chức của TĐHCL thời gian qua, từ đó đóng góp cho việc định hướng và đề xuất
giải pháp khả thi, hiệu quả, phù hợp để dần hoàn thiện cơ chế thực hiện tự chủ về tổ
chức của TĐHCL ở Việt Nam thời gian tới.
7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án
- Về lý luận, luận án là cơng trình nghiên cứu chun sâu đối với lĩnh vực
thực hiện tự chủ về tổ chức của TĐHCL. Các nghiên cứu của luận án nhằm chỉ ra bản
chất, yêu cầu và vấn đề phải thực hiện đối với tự chủ về tổ chức của TĐHCL. Luận án
chỉ rõ yêu cầu, nội dung và kết quả cần đạt được trong thực hiện tự chủ về tổ chức của
các TĐHCL.
- Về thực tế, luận án đề xuất giải pháp hữu ích trong thực hiện tự chủ về tổ
chức của các TĐHCL ở Việt Nam thời gian tới. Luận án sau khi hồn thành có giá trị
tham khảo đối với các TĐHCL tại Việt Nam trong việc xây dựng và phát triển hệ thống
quản trị, quản lý tổ chức, phù hợp với cơ chế TCĐH tại Việt Nam thời gian tới.
8. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội
dung của luận án gồm 4 chương:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến thực hiện tự chủ về
tổ chức của trường đại học công lập ở Việt Nam.
Chương 2: Những vấn đề lý luận trong thực hiện tự chủ về tổ chức của trường
đại học công lập ở Việt Nam.
Chương 3: Thực tiễn thực hiện tự chủ về tổ chức của trường đại học công lập ở
Việt Nam.
Chương 4: Giải pháp bảo đảm thực hiện tự chủ về tổ chức của trường đại học
công lập ở Việt Nam.


8


Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN THỰC HIỆN
TỰ CHỦ VỀ TỔ CHỨC CỦA TRƢỜNG ĐẠI HỌC CƠNG LẬP Ở VIỆT NAM
1.1. Tình hình nghiên cứu ở nƣớc ngoài đối với những vấn đề lý luận trong
thực hiện tự chủ về tổ chức của trƣờng đại học công lập
1.1.1. Đối với sách tham khảo
* Shattock Michael, năm 2006, “Managing good governance in higher
education, Open University Press, McGraw - Hill Education, United Kingdom (Quản
trị giáo dục đại học hiệu quả): Đây là cơng trình nghiên cứu có giá trị về tổ chức của
TĐH từ góc nhìn thiết chế. Ở nội dung chương 2 (Nguồn gốc và sự phát triển của quản
trị đại học hiện đại), tác giả đã phân tích một số mơ hình quản trị đại học, như
Oxbridge, Scotland, Quản trị đại học công dân, Giáo dục Đại học Tập đoàn và Quản trị
Đại học Hoa Kỳ. Tác giả cũng đi sâu phân tích về vai trị của Hiệu trưởng và Phó hiệu
trưởng đại học cùng trưởng đơn vị thuộc đại học. Tác giả cũng nêu lên vấn đề quản trị
đại học và môi trường thay đổi. Tác giả quan tâm bàn về chiến lược của các đại học và
Nhà nước. Cuốn sách bàn đến vấn đề quản trị đại học hiệu quả trong thực tiễn, như vấn
đề bổ nhiệm Hiệu trưởng; giám sát quyền điều hành, vấn đề đánh giá hiệu quả và hiệu
suất; vấn đề về xung đột lợi ích và áp lực thay đổi trong quản trị đại học.
* Frankh.T.Rhodes, năm 2009, “Creation of the Future - Tạo dựng tương lai,
vai trò của các viện đại học Hoa Kỳ”, Nhà xuất bản Văn hóa Sài Gịn: Cuốn sách phân
tích nhiều nội dung liên quan đến công việc của một TĐH, như nội dung về Hội đồng
trường (HĐT)/Hội đồng quản trị, trách nhiệm của HĐT là quản trị theo kiểu “nhúng
mũi vào nhưng bỏ tay ra” [39, tr. 507] chứ không phải quản lý. Tác giả cũng phân tích
rõ vai trị của HĐT nằm ở chức năng tuyển chọn, bổ nhiệm, đưa ra đánh giá và không
ngừng hỗ trợ Hiệu trưởng quản lý, điều hành TĐHCL. Cuốn sách chỉ ra các thành tố
căn bản làm nên mối quan hệ then chốt giữa HĐT và Hiệu trưởng.
* Clark Kerr, năm 2013, “The uses of the university - Các công dụng của đại

học”, Nhà xuất bản Tri thức. Các nghiên cứu của tác giả về GDĐH Hoa Kỳ trước hết
là “những thơng tin, phân tích, đánh giá, khái quát hóa một cách chân thực, khoa học
về sự thay đổi diện mạo của Đại học Hoa Kỳ qua những dấu mốc lịch sử” [23, tr. 31-32].

9


Một nhận xét rất cần được quan tâm khai thác về công dụng của đại học khi nghiên cứu
về quyền TCĐH, đó là đại học có tác dụng hữu hiệu cho xã hội hay phản hữu hiệu tùy
theo cách sử dụng nó. Nó thay đổi căn bản xã hội nếu thực hiện được đầy đủ các chức
năng hàn lâm bình thường của nó mà qua đó, nó đã có chỗ đứng ngàn năm. Nhưng mọi
sự thao túng đại học vào mục tiêu chính trị sẽ thay đổi bản chất đại học xấu đi hơn là
nó thay đổi tốt cho xã hội [23, tr. 35]. “Hôm nay chúng ta đứng vững. Nhưng ngày mai
khoa học sẽ tiến thêm một bước nữa và lúc đó, sẽ khơng thể có sự khẩn cầu xét lại một
bản án được dành cho những kẻ không được giáo dục và Kerr khẳng định đó là cơng
dụng của giáo dục” [23, tr. 35-36].
Trong cuốn sách, tác giả đã viện dẫn đến phát biểu của Kerr về TCĐH một
cách ngắn gọn nhưng chứa đựng nhiều ý nghĩa: “Tôi khơng tin vào ngun tắc rằng bởi
vì có một thống đốc mới nên cần có một Chủ tịch đại học mới. Điều này không bao giờ
xảy ra ở các đại học cơng tốt ở Hoa Kỳ. Đó là khía cạnh tự chủ (của đại học). Đại học
có thể phụng sự cho nhân loại tốt nhất khi được quản lý dài hạn bằng (nguyên tắc
quyền) tự chủ” [23, tr. 69-70]. Đề cập quyền TCĐH, Kerr nhấn mạnh: “Một đại học
được quản lý một phần dựa trên tự do. Một đại học không thể được quản lý như một
Nhà nước cảnh sát” [23, tr. 69]. Tiếp cận từ góc độ quản lý cơng về TCĐH cho thấy,
những phân tích của Kerr về một số nhân sự đại học cực kỳ có giá trị tham khảo cho
luận giải về thực hiện tự chủ tổ chức TĐHCL. Tác giả đã chính xác khi cho rằng, Viện
trưởng đại học (mà ở Việt Nam là Hiệu trưởng) là nhân sự hoạt động ở vị trí vừa phải
đối diện nhiều hướng cùng một lúc, vừa phải xoay xở để không “quay lưng” lại với bất
cứ bên nào. Theo tư duy khoa học quản lý công, đây là một nhận xét khoa học tinh tế
và quan trọng, điều mà nếu chỉ tiếp cận từ góc độ thể chế TĐH chưa chắc đã nhận diện

rõ vấn đề. Trong bối cảnh thay đổi lớn của các TĐH ở Mỹ cũng như ở nhiều nước và
ngay cả ở Việt Nam, tác giả đã rất có lý khi cho rằng, “Viện trưởng trở thành vị trung
tâm hòa giải giữa các giá trị của quá khứ, các viễn cảnh của tương lai và những thực tế
của hiện tại” [23, tr. 144].
Từ những nghiên cứu về cuốn sách, có thể rút ra nhận xét quan trọng có giá trị
tham chiếu đối với luận án, đó là những đánh giá chân thực, bản chất và khoa học về vị trí
chủ chốt trong TĐH ở hai trong số những vị trí cốt lõi là Hiệu trưởng và giảng viên. Giảng
viên là máy cái trong cỗ máy TĐH, Hiệu trưởng là máy trưởng để chỉ đạo vận hành cỗ

10


máy đó và vì vậy, trong điều kiện TCĐH, hai vị trí này nên được tiếp cận, phát triển và
quản lý như thế nào để hiệu quả và chất lượng nhất? Đây là những luận giải có ý nghĩa
cung cấp nguồn thông tin quý khi đề cập đến vấn đề giải pháp tăng cường nguồn lực
của tổ chức TĐHCL trong điều kiện thực hiện tự chủ về tổ chức ở Việt Nam.
* Iwinska Julia, Matei Liviu, năm 2014, University autonomy - A practical
handbook, Central European University, Hungary (Cẩm nang Tự chủ đại học): Một
trong những điểm nhấn quan trọng của cuốn sách tham khảo này là tìm câu trả lời cho
câu hỏi lớn, các khía cạnh của TCĐH là gì? Cuốn sách cũng làm rõ mức độ tự chủ mà
các TĐH được hưởng từ sự kiểm soát của Nhà nước, tác động đáng kể đến năng lực
quản lý các chiến lược phát triển phức tạp, xác định các chính sách và sắp xếp tổ chức
phù hợp với các đơn vị hỗ trợ cần thiết, nguồn nhân lực và tài chính. TĐH ngày càng
được công nhận là động lực thúc đẩy cơ sở hạ tầng kinh tế và xã hội trong khu vực phát
triển. Nhận thức về cách các TĐH có thể đóng góp cho sự đổi mới của khu vực và sự
phát triển kinh tế thông qua hợp tác với doanh nghiệp, chính quyền địa phương và các
chủ thể khác tại địa phương (ESMU, 2010).
Trong phần ba của cuốn sách, tác giả đề cập đến thực tiễn tự chủ với những ví
dụ của các quốc gia và TĐH. Có thể nhận thấy phần này của cuốn sách cung cấp những
kinh nghiệm tốt từ thực tế của các quốc gia. Cụ thể, khi đề cập đến tự chủ quyết định

về quản trị nội bộ và cơ cấu tổ chức thì các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, cấu trúc quản trị
và lãnh đạo của các TĐH chịu sự điều chỉnh của khung pháp luật quốc gia. Trong hầu
hết các trường hợp, khung cơ bản dành cho cho các cơ quan ra quyết định (cơ quan chủ
quản chính trong một TĐH) được quy định trong các luật hoặc nghị định liên quan.
Nhưng đồng thời các TĐH vẫn có thể có một số quyền tự chủ trong việc áp dụng
khung pháp lý quốc gia, mà một trong số đó là tự chủ trong xây dựng và phát triển thể
chế điều chỉnh nội bộ của TĐHCL.
Một kinh nghiệm rất đáng chú ý từ nghiên cứu của cơng trình này liên quan
đến vấn đề mơ hình chủ yếu thiết lập quản trị đại học nội bộ trong các TĐH ở châu Âu.
Chẳng hạn, 15 hệ thống (trong số 28) có một cơ cấu điều hành kép, thường bao gồm
một cơ quan đại diện nội bộ (như Hội đồng khoa học) và một Hội đồng đại học (thiên
về bên ngồi nhiều hơn). Trong các mơ hình quản trị kép, quyền và năng lực ra quyết
định được phân chia giữa hai cơ quan. Các vấn đề học thuật thường thuộc về năng lực

11


của hội đồng khoa học, trong khi các vấn đề chiến lược liên quan đến Hội đồng đại
học. Sự phân chia năng lực và thẩm quyền ra quyết định giữa hai loại cơ quan chủ quản
có thể khác nhau đáng kể. Trong một số trường hợp, ví dụ như ở một số tiểu bang của
Đức, hội đồng đại học (thiên về bên ngồi) chỉ có vai trị tư vấn, trong khi thẩm quyền
ra quyết định chính thuộc về Hội đồng khoa học được bầu (nội bộ).
Một nội dung khác mang tính chất kinh nghiệm về tự chủ tổ chức cũng được
đề cập trong cuốn sách này, đó là tự do xác định cấu trúc học thuật nội bộ (như các
Khoa; Trung tâm). Các TĐH trong hầu hết các hệ thống GDĐH của châu Âu (trong 18
trên 28 phân tích) có thể tự do quyết định cấu trúc học thuật nội bộ của họ. Điều này
liên quan đến việc thành lập, số lượng và tên của các đơn vị học thuật (ví dụ: các khoa,
trường học, v.v...). Khía cạnh tự chủ này cũng bao gồm sáp nhập hoặc đóng cửa các
khoa học thuật nằm trong thẩm quyền tự chủ của TĐH trong hầu hết các trường hợp.
Một khía cạnh khác của kinh nghiệm quốc tế về tự chủ tổ chức bộ máy, nhân

sự TĐH cơng lập được nhìn thấy khá rõ ở nội dung các nghiên cứu trong cuốn sách này
là vấn đề tự do lựa chọn lãnh đạo TĐH (người đứng đầu điều hành). Cuốn sách chỉ ra
có bốn cách chính để bổ nhiệm người đứng đầu điều hành tại các TĐH ở châu Âu. Một
là, Hiệu trưởng TĐH được bầu bởi một cơ quan bầu cử đại học lớn với quy mô đại diện
rộng, bao gồm nhân viên học tập và hành chính, và sinh viên. Hai là, Hiệu trưởng được
bầu chọn một cách dân chủ bởi cơ quan quản lý của TĐH (thường là Hội đồng khoa
học, tức là cơ quan quyết định các vấn đề học thuật). Ba là, Hiệu trưởng được bổ nhiệm
bởi hội đồng TĐH (cơ quan quản lý quyết định các vấn đề chiến lược). Bốn là, Hiệu
trưởng được chỉ định thông qua quy trình hai bước kết hợp, bao gồm cả hội đồng khoa
học và HĐT.
Còn một cách tiếp cận khác là Hiệu trưởng/quản lý điều hành của trường được
chỉ định/lựa chọn bởi một cơ quan quản lý (hội đồng quản trị hoặc HĐT), hoặc được
lựa chọn bởi cơ quan học thuật kiểu hội đồng khoa học là hai cách tiếp cận phổ biến
như nhau. Tại 8 quốc gia, trong đó có Vương quốc Anh, Ireland, Đan Mạch và Thụy
Điển, quy trình chọn lọc được thực hiện bởi HĐT (thường bao gồm các thành viên bên
ngồi). 4 quốc gia cịn lại, bao gồm Pháp, Hungary, Slovakia và Bồ Đào Nha thì người
lãnh đạo hàng đầu của TĐH được lựa chọn bởi một cơ quan quản lý được bầu theo
kiểu hội đồng khoa học.

12


* Karl Jaspers, năm 2016, “Ý niệm đại học”, Nhà xuất bản Hồng Đức: Cuốn
sách tập trung bàn về thiết chế đại học trong mối quan hệ với Nhà nước và xã hội.
Cuốn sách phân tích mối quan hệ giữa TĐH với Nhà nước/Chính phủ theo cả chiều
thuận và chiều nghịch, tức TĐH vừa thuộc Nhà nước, vừa tồn tại độc lập và khơng
mang tính nhà nước. Theo tác giả cuốn sách thì TĐH địi hỏi một quyền tự do giảng
dạy, Nhà nước bảo đảm cho đại học quyền được theo đuổi những cơng trình nghiên
cứu và giảng dạy mà khơng chịu sự kiểm sốt của những phe phái chính trị hoặc một
áp lực từ các ý thức hệ chính trị, triết lý hay tơn giáo. Nói cách khác thì TĐH là một

học đường đặc biệt, bởi Nhà nước và xã hội ln dành cho nó sự quan tâm tích cực.
Đặc biệt, cuốn sách dành hẳn một chương để phân tích về mối quan hệ giữa tổ chức đại
học với Nhà nước, theo đó, Nhà nước chỉ làm chức năng giám sát về sự độc lập tổ chức
của TĐH. TĐH về phía mình sẵn sàng thừa nhận chức năng này của Nhà nước trong
chừng mực khơng có sự xung đột với mục tiêu lý tưởng của nhà trường. Có thể nhận
thấy, những phân tích của cơng trình nghiên cứu này đã phần nào lý giải rõ hơn về bản
chất lý luận của mối quan hệ giữa Nhà nước và TĐH.
* Bugaian Larisa, Reilly John E., Turcan Romeo V, năm 2016, “Rediscovering
university autonomy - The global market paradox of stakeholder and educational
values in higher education, Palgrave Macmillan, United States of America” (Tái khám
phá về tự chủ đại học): Luận điểm chính của các tác giả trong cơng trình này những là
hiểu biết đầy đủ hơn về TCĐH chỉ có thể có được thơng qua một cái nhìn tồn diện về
mối quan hệ tương tác, phức tạp giữa các bên liên quan và chính sách, có thể củng cố
và kéo về hai hướng ngược nhau. Cuốn sách khái niệm hóa quan điểm tồn diện trong
một mơ hình về thể chế TCĐH. Mơ hình này tập hợp bốn trụ cột truyền thống của tự
chủ và năm mối quan hệ: Chính phủ - Đại học; Giảng viên - Đại học; Giảng viên - Sinh
viên; Đại học - Doanh nghiệp và Quốc tế - Đại học. Mỗi mối quan hệ này, đặc trưng
cho các điểm tương tác bên ngoài và bên trong giữa TĐH hiện đại và các bên liên quan
chính, khơng chỉ tác động tới bốn trụ cột mà còn liên quan và ảnh hưởng lẫn nhau và
tăng cường sự hiểu biết đối với cách tự diễn giải về tự chủ. Các tác giả phát hiện ra một
thực tế là quan niệm và mục tiêu tự chủ hơn của các TĐHCL và chính phủ thực chất có
sự khác nhau nhất định, dù cả hai bên đều sử dụng cùng một thuật ngữ tự chủ. Do tiếp
tục là nguồn cung cấp kinh phí chính của TĐH, Chính phủ mong đợi TĐH thực hiện

13


yêu cầu, thực thi các chiến lược và chính sách của Chính phủ trên nền tảng một mối
quan hệ hợp đồng hiệu quả mà không bao gồm các quy định cụ thể. TĐH thì muốn tự
chủ và độc lập trong phát triển mục tiêu riêng để cạnh tranh; để thành lập liên minh, sát

nhập và đối tác trong nước, trong khu vực và quốc tế; để tìm kiếm cách thức đảm bảo
sự độc lập lớn hơn về tài chính. Mức độ mà một TĐH có thể khai thác và phát triển quyền
tự chủ của mình phụ thuộc sâu sắc vào sự quản lý, lãnh đạo và quản trị của trường đó.
Do sự khác biệt về chất lượng và hiệu quả của các cơ quan quản lý và sự lãnh đạo và
quản lý của một trường, sẽ có sự khác biệt đáng kể giữa các trường trong cách họ phản
ứng với các cơ hội và thực hiện quyền tự chủ một cách hiệu quả và sáng tạo.
Các nghiên cứu trong cuốn sách này còn đưa ra nhận xét rằng, các tương tác
(mối quan hệ) không chỉ xác định cách thức tự chủ vận hành trong thực tế mà còn cả
cách các mối quan hệ có thể đồng thời góp phần tăng cường hoặc hạn chế quyền tự
chủ. Thông qua các trường hợp quốc tế, các tác giả đã khám phá sự phức tạp của quyền
tự chủ, mà hiểu rộng ra là được thể hiện trong các từ tự do và độc lập. Các tác giả nhận
thấy, tự chủ không chỉ phát sinh từ khung pháp lý quy định hoạt động của trường mà
còn từ mối quan hệ tương tác phức tạp giữa các bên liên quan và các chính sách có thể
củng cố và kéo giãn theo hai hướng ngược nhau. Từ đó, nghiên cứu của các tác giả
cũng nêu ra việc làm thế nào để cả Chính phủ và TĐHCL đều có thể quản lý tốt mối
quan hệ của từng bên.
Theo nghiên cứu của các tác giả cuốn sách thì bản chất và mức độ TCĐH được
điều chỉnh chủ yếu trong mối quan hệ giữa Nhà nước và TĐH. Các cơ quan nhà nước
kiểm soát sự điều hành và cơ cấu tổ chức của các TĐH. Nhà nước nắm thẩm quyền bổ
nhiệm hoặc miễn nhiệm Hiệu trưởng TĐH. Do đó, mức độ tự chủ hiệu quả của TĐH bị
ảnh hưởng mạnh bởi chất lượng của quản trị đại học. Có thể nhận thấy, cuốn sách tập
trung nhiều vào việc phân tích các mối quan hệ thuộc cơ cấu bên trong và bên ngoài
của TĐH để giúp cho việc nhận diện rõ hơn các mối quan hệ này trong cơ chế TCĐH.
* Philip G. Altbach, Liz Rusberg và Laura E. Rumbley, năm 2019, “Xu hướng
giáo dục đại học toàn cầu theo vết một cuộc cách mạng học thuật”, Nhà xuất bản Đại
học Quốc gia Hà Nội: Cuốn sách lý giải toàn cảnh về GDĐH toàn cầu trong nửa sau
thế kỷ 20 cho đến nay, với vai trò to lớn của Nhà nước đối với cuộc chạy đua phát triển
chất xám vĩ đại nhất của các TĐH trong thế kỷ 21.

14



1.1.2. Đối với bài nghiên cứu
* Su-Yan Pan, Hong Kong University Press, năm 2009, “Tự chủ đại học, nhà
nước và những thay đổi xã hội ở Trung Quốc”, người dịch: Phạm Thị Ly, Thông tin
Giáo dục quốc tế và so sánh của Đại học Hoa Sen, số 2.2010. Bài viết đưa ra khá nhiều
cách tiếp cận truyền thống về TĐH theo quan điểm của học giả phương Tây, như
Hetherington (1953); Newman (1959); Clark (1994); Martin (1972); Ordorika (2003)...
Bài viết phản ánh việc lý thuyết hóa mối quan hệ giữa Nhà nước và TĐHCL dựa trên
kinh nghiệm và thực tiễn của các TĐH phương Tây.
* Abd Rahman Ahmad, Alan Farley, Moonsamy Naidoo, năm 2012, Analysis
of Government - University relationship from the perspective of Agency Theory,
Journal of Education and Practice (Phân tích mối quan hệ giữa Trường Đại học và
Chính phủ từ góc độ lý thuyết ủy quyền), Tạp chí Giáo dục và Thực hành, Tập 3 (số 6):
Bài viết thảo luận về các khía cạnh chung của Lý thuyết ủy quyền, sự liên quan của nó
với việc nghiên cứu mối quan hệ giữa Chính phủ và TĐHCL. Các tác giả đã chỉ ra lý
do cho sự phù hợp của Lý thuyết ủy quyền đối với quan hệ Chính phủ - TĐHCL.
1.2. Tình hình nghiên cứu ở trong nƣớc đối với những vấn đề lý luận trong
thực hiện tự chủ về tổ chức của trƣờng đại học công lập
1.2.1. Đối với sách tham khảo
* Phạm Phụ (2004), Về khuôn mặt mới của giáo dục đại học Việt Nam, Nhà
xuất bản Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh: Với tính chất là tập hợp của nhiều
bài viết thì phần rất đáng chú ý trong tài liệu của GS. Phạm Phụ năm 2004 là những
trao đổi về cơ chế HĐT ở TĐHCL. Có rất nhiều mơ hình và nhiều tên gọi khác nhau để
chỉ HĐT, như Board of Trustees, Board of Regents, Board of Governors, University
Board, University Council, University Court, v.v... nhưng tất cả đều có bản chất là một
“Hội đồng cai quản” (Governance), có thẩm quyền cao nhất trong cơ cấu của một
TĐHCL. Các nghiên cứu đi sâu vào luận giải chức năng, nhiệm vụ của HĐT với những
quyết định tập thể trong vai trò làm cầu nối giữa nhà trường và chủ sở hữu cộng đồng;
là thiết chế được chủ sở hữu cộng đồng ủy thác cả về quyền sử dụng, quyền đại diện

pháp lý lẫn một phần quyền định đoạt lợi ích phát sinh để đảm bảo giá trị kinh tế - xã
hội của nhà trường, đáp ứng được những nhu cầu và những quan tâm của chủ sở hữu

15


cộng đồng. Những luận giải của các tác giả đã chỉ ra một nút thắt về lý luận đối với
TCĐH từ góc nhìn về tổ chức TĐHCL.
Bên cạnh đó, các tác giả cũng nhận diện về mối quan hệ trong nhà trường, theo
đó, HĐT là thiết chế có trách nhiệm tối cao đối với xã hội, còn về mặt thẩm quyền thì
chỉ đứng sau chủ sở hữu cộng đồng và Nhà nước. Một nhiệm vụ quan trọng của HĐT
là bầu chọn Hiệu trưởng.
Các bài viết cũng đề cập đến cách thức kiểm soát hoạt động trong nhà trường
với nguyên tắc chỉ kiểm sốt những chính sách đã được thiết lập và qua ba cách: (1) Báo
cáo của Hiệu trưởng về các chính sách đã được thiết lập, (2) sử dụng người kiểm tra
bên ngồi trường về một chính sách cụ thể nào đó, phổ biến là cách sử dụng kiểm tốn
trong tài chính và (3) thanh tra trực tiếp hay thanh tra tại chỗ của HĐT về một chính
sách nào đó, có thể bằng cách lựa chọn ngẫu nhiên hay quy định định kỳ.
Cuốn sách đề cập chủ đề dịch vụ GDĐH có là một dạng hàng hóa hay khơng?
Theo các tác giả, GDĐH thường được Nhà nước cung cấp một phần và thị trường cung
cấp một phần. Cũng có nghĩa là Nhà nước gánh chịu chi phí một phần, người dân gánh
chịu chi phí một phần. Vậy, cũng khơng bất hợp lý khi quan niệm dịch vụ GDĐH là
một loại hàng hóa và khơng đánh đồng hồn tồn giáo dục là hàng hóa, bởi giáo dục
ln có ý nghĩa nhân văn. Đây cũng chính là một trong những luận điểm cần thiết để
luận giải một cách rộng sâu về mối quan hệ nền tảng điều chỉnh cơ chế tự chủ và
TNGT của TĐHCL.
Cuốn sách đề cập đến vấn đề cơ cấu và tổ chức quản lý hệ thống. Theo cách tiếp
cận của cuốn sách, để quản lý hệ thống GDĐH, mơ hình phân cấp quản lý giữa trung ương
và các cơ sở đại học của các nước khá khác nhau. Nhưng nhìn chung, đa số các nước có
cách phân chia thẩm quyền theo kiểu “đuôi nặng”, nghĩa là thẩm quyền tập trung chủ yếu

ở cấp khoa/bộ môn/giảng viên hoặc ở cấp TĐHCL. Nếu nói riêng ở cấp TĐH thì TĐHCL
thường có một HĐT là một hội đồng quyền lực để quản trị nhà trường. Về thủ tục ra quyết
định, thường phối hợp cả ba mơ hình theo kiểu Hiệp hội (Collegium), kiểu hành chính và
kiểu doanh nghiệp với trọng số khác nhau tùy loại TĐH. Việt Nam trái lại, về mặt tổ chức
quản lý, thẩm quyền tập trung nhiều ở cấp Bộ chủ quản, nghĩa là phân chia thẩm quyền
theo kiểu “đầu nặng”. Về nội dung quản lý, chưa chú trọng đúng mức việc xây dựng chính

16


sách cơng GDĐH và tính hiệu quả/ hiệu suất của cả hệ thống. Cịn nói riêng, ở cấp
TĐHCL, quyền lực chủ yếu tập trung vào Ban Giám hiệu, ra quyết định cơ bản theo kiểu
hành chính. Trong khi đó, vấn đề trách nhiệm xã hội của các TĐHCL lại gần như chưa
được đặt ra. Đây là nhận xét về hạn chế của TCĐH ở Việt Nam với góc nhìn quản lý
công khá chuẩn xác, giúp cho NCS khai thác thêm trong luận án của mình.
Cuốn sách đề cập đến vấn đề xây dựng chính sách cơng về GDĐH. Khi nói về
chính sách cơng đối với GDĐH thì khó khăn mang tính thế kỷ, xuyên quốc gia đối với
mọi TĐHCL là bài toán cân bằng giữa chất lượng, hiệu quả và chi phí tài chính. Cuốn
sách đưa ra tư duy hiện đại về GDĐH, với cách tiếp cận, trong thời đại ngày nay, nếu
khơng coi giáo dục là hàng hóa, con người, xã hội, TĐH sẽ không biết cư xử với nó thế
nào cho đúng. Rốt cuộc sẽ là chắp vá, cắt dán và sửa chữa lung tung. Đây liệu có phải
là điểm mấu chốt của cơ sở khoa học để luận giải cho những nút thắt về tự chủ - QLNN
về GDĐH, tự chủ và TNGT của TĐH hay không cũng chính là một câu hỏi lý luận mà
NCS cần quan tâm trong luận án của mình.
Cuốn sách có những gợi ý khoa học cho phép luận giải về cơ sở của mối quan
hệ quản lý cơng về GDĐH, đó là vấn đề GDĐH và công bằng xã hội. Cuốn sách chỉ ra
kinh nghiệm của một số nước có trình độ phát triển GDĐH tương tự như Việt Nam khi
nghiên cứu vấn đề công bằng xã hội trong GDĐH phải đồng thời với cả ba nhóm vấn
đề: (1) Mối quan hệ giữa công bằng xã hội, chất lượng và hiệu quả (tài chính); (2) các
chỉ số cơng bằng xã hội (giới tính, vùng miền, sắc tộc, trạng thái kinh tế - xã hội...)

trong thực trạng và sự biến thiên của chúng trong quá trình mở rộng GDĐH; (3) các
yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận, được tham dự GDĐH.
Về cơ bản, cuốn sách có diện phổ quát khá rộng và sâu về TCĐH theo cách
tiếp cận hệ thống bộ máy thể chế với nền tảng lý luận là mối quan hệ giữa Nhà nước và
TĐHCL từ góc nhìn bản chất, vai trị của cả hai phía trong thực thi và đáp ứng nhu cầu
về quyền được học tập của người dân trong xã hội. Cuốn sách cung cấp tri thức cần
thiết cho việc nghiên cứu về TCĐH liên quan đến tổ chức, với một số gợi ý rất quan
trọng về cơ chế vận hành mối quan hệ bên trong và bên ngoài khi TĐHCL tự chủ và
thực hiện TNGT về tổ chức, về ứng xử của các chủ thể giao, phân quyền (Nhà nước)
và chủ thể nhận ủy quyền để thực hiện quyền TCĐH (TĐHCL) trước hàng loạt các vấn

17


×