Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

de thi HSGdap an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (164.31 KB, 10 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NAM ĐỀ DỰ BỊ. KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 THCS NĂM HỌC 2012 – 2013 Môn: Ngữ văn Thời gian: 150 phút, không kể thời gian giao đề. Câu 1 ( 4,0 điểm) Trong bài thơ Bếp lửa, Bằng Việt viết: Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm Nhóm niềm yêu thương, khoai sắn ngọt bùi Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui Nhóm dậy cả tâm tình tuổi nhỏ Ôi kì lạ và thiêng liêng- bếp lửa! Phân tích hiệu quả nghệ thuật của các biện pháp tu từ được dùng trong đoạn thơ trên. Câu 2 ( 6,0 điểm) Trong buổi giao lưu, trò chuyện với các thủ khoa tốt nghiệp xuất sắc của các trường đại học, học viện tại Hà Nội, Giáo sư Ngô Bảo Châu đã chia sẻ: “Tôi luôn tin rằng, trong mỗi thất bại luôn có mầm mống của sự thành công”. Trình bày suy nghĩ của em về quan niệm trên. Câu 3 (10,0 điểm) Hình ảnh người lính lái xe trong bài thơ Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật. Từ đó, em có suy nghĩ gì về tuổi trẻ Việt Nam trong kháng chiến chống Mĩ... ---------Hết---------. Họ và tên thí sinh:………………………….Số báo danh:……………………........ Người coi thi số 1……………………Người coi thi số 2:………………….…….….

<span class='text_page_counter'>(2)</span> SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NAM. KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 THCS NĂM HỌC 2012 – 2013. ĐỀ DỰ BỊ. HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN ( có 03 trang) A. MỘT SỐ LƯU Ý CHUNG 1. Hướng dẫn chấm chỉ đưa ra một hướng giải quyết, cần tôn trọng những bài viết có sáng tạo hoặc có những kiến giải riêng nhưng hợp lí, đáp ứng được những ý chính và lý giải có tính thuyết phục; cần nắm bắt được nội dung trình bày trong bài làm để đánh giá một cách tổng quát năng lực của học sinh. 2. Hướng dẫn chấm chỉ đưa ra mức điểm tối đa cho các ý, căn cứ vào bài làm của học sinh, giáo viên cân nhắc để cho mức điểm thích hợp. Chỉ cho điểm tối đa mỗi ý khi học sinh phân tích sâu sắc và có cảm xúc. Việc chi tiết hóa điểm số (nếu có) so với biểu điểm phải đảm bảo không sai lệch với hướng dẫn chấm và được thống nhất trong Hội đồng chấm thi. Điểm ở từng câu, điểm toàn bài có thể để điểm lẻ tới 0,25; 0,5; 0,75. B. HƯỚNG DẪN CỤ THỂ VÀ THANG ĐIỂM 1/Câu 1: (4 điểm) * Về hình thức: Hs phải trình bày thành đoạn văn hoặc bài văn ngắn,có liên kết chặt chẽ, diễn đạt trong sáng, trôi chảy. * Về nội dung: Cần đảm bảo được các ý sau: - Giới thiệu đoạn thơ: Bằng việc lựa chọn và sử dụng các biện pháp tu từ đặc tu từ đặc sắc, đoạn thơ là dòng suy ngẫm sâu sắc của cháu về bếp lửa của bà. 0,5 điểm - Lần lượt chỉ ra và phân tích hiệu quả của từng phép tu từ: 3,0 điểm + Điệp từ nhóm bốn lần lặp lại liên tiếp đầu mỗi câu thơ vừa nhấn mạnh công việc nhóm bếp của bà vừa soi sáng chân dung người bà tần tảo, nhẫn nại, giàu đức hi sinh. Bà không chỉ nhóm lên bếp lửa bằng đôi tay khéo léo để bếp lửa cháy sáng, để có nồi khoai sắn ngọt bùi,có nồi xôi gạo mới.Từ công việc nhóm lửa hàng ngày, bà còn nhóm lên cả những nét đẹp tâm hồn tuổi thơ cháu, bồi đắp ước mơ và tình yêu thương cho cháu. + Hoán dụ: khoai sắn ngọt bùi, nồi xôi gạo mới gợi ra tình cảm gắn bó với những gì giản dị, gần gũi của quê hương. Bà bồi đắp cho cháu tình đoàn kết xóm làng. + Ẩn dụ: bếp lửa vừa tả thực vừa là hình ảnh biểu tượng cho lòng bà, tình yêu thương bà dành cho cháu, trở thành kỉ vật thiêng liêng của tình bà cháu, là hành trang theo cháu suốt hành trình dài rộng của cuộc đời. - Khẳng định các phép tu từ trên đã góp phần thể hiện sâu sắc tình cảm và lòng biết ơn sâu sắc của người cháu hiếu thảo phương xa với người bà yêu kính và bếp lửa tuổi thơ. 0,5 điểm.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> Câu 2 ( 6 điểm): Về kĩ năng: - Học sinh phải xác định được đây là một bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí - Bố cục rõ ràng, kết hợp nhiều thao tác như giải thích, chứng minh, bình luận - Văn viết trôi chảy, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng thuyết phục, hạn chế lỗi chính tả Về kiến thức: Học sinh phải đạt được những yêu cầu sau: 1. Giới thiệu vấn đề: 0,5 điểm a/ Giải thích được vấn đề cần bàn luận. 1,0 điểm + Con người trước mỗi thất bại không nên thất vọng mà phải nhận ra được bài học để rồi đi đến thành công . + Thất bại nghĩa là không đạt được kết quả , mục đích như dự địn + Mầm mống nghĩa ở đây là nguyên nhân , là bài học bổ ích mà ta nhận ra được từ sự thất bại đó. + Thành công là đạt được kết quả, mục đích như dự định b/ Khẳng định vấn đề trên là đúng: 2,5 điểm + Trong cuộc sống, con người phải có niềm tin và nó chính là nền tảng để đi đến thành công. + Thiếu niềm tin và nghị lực thì cuộc sống sẽ mất hết ý nghĩa. + Con đường đi đến thành công không phải lúc nào cũng bằng phẳng, xuôi dòng + Thất bại là điều khó tránh khỏi vì nhiều trở ngại do chủ quan, khách quan. Dẫn chứng trong lịch sử đấu tranh, trong thời kì xây dựng, thời kì đổi mới. + Điều quan trọng là phải biết chấp nhận thất bại bằng cách rút kinh nghiệm và xem đó là cơ hội để ta giàu thêm ý chí, nghị lực để vươn lên ( Ai chiến thắng mà không hề chiến bại. Ai nên khôn mà chẳng dại đôi lần) + Gục ngã ,buông xuôi trước một thất bại là kẻ yếu mềm, thiếu ý chí không chiến thắng được bản thân thì không thể thành công trong công việc. ( Không có viêc gì khó…ắt làm nên. - Đường đi khó , không khó vì ngăn sông cách núi….e sông) c/ Mở rộng, bàn bạc : 1,0 điểm + Con người cần có những thành công cho mình và cho cộng đồng + Xem sự thất bại là mẹ đẻ của thành công + Phê phán những người thiếu niềm tin, thiếu động lực vươn lên sau mỗi lần thất bại. d/ Khẳng định vấn đề và rút ra bài học: 1,0 điểm Câu 3 (10,0 điểm) Yêu cầu về kĩ năng: trình bày thành bài văn nghị luận văn học, có bố cục ba phần rõ ràng, kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi dùng từ, ngữ pháp. - Yêu cầu về kiến thức: Trên cơ sở hiểu biết về nhà thơ Phạm Tiến Duật và bài thơ ; học sinh có thể triển khai bài viết theo nhiều hướng khác nhau, cơ bản trình bày được các ý sau: * Giới thiệu tác giả, tác phẩm. 0,5 điểm.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> * Cụ thể: - Hình tượng những chiếc xe không kính: 1,0 điểm + Bình thường, những chiếc xe không kính không thể gọi là cái đẹp nhưng tác giả đã lấy hình tượng đó làm cảm hứng xuyên suốt bài thơ. Hình tượng độc đáo nhưng hợp lý này đã có tác dụng gây ấn tượng mạnh, là cơ sở để làm nổi bật phẩm chất dũng cảm, sự lạc quan và quyết tâm giành chiến thắng của anh lính lái xe thời chống Mĩ. + Hình tượng những chiếc “xe không kính” đã gợi lên những nguy hiểm cận kề: “ bom giật, bom rung” làm vỡ kính xe... Sự hi sinh, cái chết đã ở đâu đó, rất gần những người lính. + Hình tượng những chiếc xe không kính cũng đã góp phần cụ thể hóa những khó khăn gian khổ mà anh bộ đội lái xe phải chịu đựng: + Điệp ngữ “ không có kính” ở đầu các khổ thơ vừa có tác dụng nhấn mạnh cho ta cảm nhận được gian khổ, hiểm nguy sự khốc liệt của hiện thực cuộc chiến đối với người lính Trường Sơn vừa khắc họa được nét tiêu biểu của con người Việt Nam: dù thiếu thốn, khó khăn vẫn kiên cường chiến đấu. - Hình ảnh những người lính lái xe Trường Sơn 6,5 điểm + Tư thế hiên ngang, tinh thần dũng cảm , bất chấp mọi khó khăn nguy hiểm, niềm vui sôi nổi của tuổi trẻ và ý chí chiến đấu vì miền Nam. + Trong bom đạn khốc liệt của chiến tranh, anh chiến sĩ vẫn giữ vững tư thế hiên ngang hướng về phía trước, thực hiện khẩu hiệu: “tất cả vì tiền tuyến, tất cả vì miền Nam ruột thịt”. + Những từ ngữ chọn lọc: “ung dung”, “nhìn đất”, “nhìn trời”, “nhìn thẳng” thể hiện tư thế, phong cách anh bộ đội lái xe trên đường ra trận. + Ngôn ngữ bình dị, âm điệu vui tươi thể hiện niềm lạc quan yêu đời của tuổi trẻ sống có lý tưởng. + Tư thế hiên ngang, lòng dũng cảm đã làm nên sức mạnh của anh bộ đội. Sức mạnh ấy còn được nhân lên gấp bội vì cạnh anh còn có cả tập thể anh hùng. Từ trong bom đạn hiểm nguy, “tiểu đội xe không kính” được hình thành, bao gồm những con người từ bốn phương chung lý tưởng, gặp nhau thành bạn bè. Nhưng dù khó khăn ác liệt đến mấy, ý chí chiến đấu vì miền Nam ruột thịt của anh bộ đội vẫn không hề lay chuyển: “Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước”. Hình ảnh:“Chỉ cần trong xe có một trái tim” của bài thơ đã nêu bật được lòng yêu nước và ý chí quyết tâm giành chiến thắng . - Khẳng định giá trị bài thơ về mặt nột dung và nghệ thuật 1,0 điểm - Suy nghĩ về thế hệ trẻ VN trng những năm kháng chiến chống Mĩ và rút ra bài học về thế hệ trẻ hôm nay. 1,0 điểm + Bài thơ thành công trong việc khắc họa hình ảnh những anh bộ đội lái xe trên tuyến đường Trường Sơn đầy gay go, thử thách- một lực lượng tiêu biểu cho thế hệ trẻ Việt Nam trong giai đoạn ác liệt nhất của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Họ dâng hiến tuổi xuân không tiếc máu xương để góp phần đưa non sông ta thu về một mối…..

<span class='text_page_counter'>(5)</span> SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THCS HÀ NAM. KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 NĂM HỌC 2012-2013. Môn: Ngữ văn ĐỀ CHÍNH THỨC. Thời gian làm bài 150 phút, không kể thời gian giao đề. Câu 1 (4,0 điểm) a. Một bạn học sinh đã chép hai câu thơ trong Truyện Kiều của Nguyễn Du như sau: Cỏ non xanh rợn chân trời, Cành lê điểm trắng một vài bông hoa. Em hãy chỉ ra những từ ngữ bạn chép chưa chính xác. Chép lại cho đúng và phân tích hiệu quả biểu đạt của những từ ngữ đó. b. Nắng bây giờ bắt đầu len tới, đốt cháy rừng cây. Những cây thông chỉ cao quá đầu, rung tít trong nắng những ngón tay bằng bạc dưới cái nhìn bao che của những cây tử kinh thỉnh thoảng nhô cái đầu màu hoa cà lên trên màu xanh của rừng. Mây bị nắng xua, cuộn tròn lại từng cục, lăn trên các vòm lá ướt sương, rơi xuống đường cái, luồn vào cả gầm xe. ( Trích Lặng lẽ Sa Pa - Nguyễn Thành Long, Ngữ văn 9, Tập 1). Phân tích tác dụng của các phép tu từ từ vựng trong đoạn văn trên. Câu 2 (6,0 điểm) Không hiểu bằng cách nào, một hạt cát lọt được vào bên trong cơ thể một con trai. Vị khách không mời mà đến đó tuy rất nhỏ, nhưng gây rất nhiều khó chịu và đau đớn cho cơ thể mềm mại của con trai. Không thể tống hạt cát ra ngoài, cuối cùng con trai quyết định đối phó bằng cách tiết ra một chất dẻo bọc quanh hạt cát. Ngày qua ngày, con trai đã biến hạt cát gây ra những nỗi đau cho mình thành một viên ngọc trai lấp lánh tuyệt đẹp... ( Theo Lớn lên trong trái tim của mẹ - Bùi Xuân Lộc- NXB Trẻ, 2005 ). Bài học về cuộc sống em rút ra từ câu chuyện trên. Lưu ý: Bài viết không quá 02 trang giấy thi. Câu 3 (10 điểm).

<span class='text_page_counter'>(6)</span> Tình cảm cha con chan hòa với tình yêu quê hương qua bài thơ Nói với con của nhà thơ Y Phương.. ............HẾT........... Họ và tên thí sinh:…………………………………………..Số báo danh: ………………………………. Chữ kí của người coi thi số 1:...................... Chữ kí của người coi thi số 2:................................... SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NAM. KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 THCS NĂM HỌC 2012-2013. HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI THI MÔN NGỮ VĂN (Hướng dẫn gồm 04 trang). Câu. Nội dung. I. Yêu cầu về kĩ năng: - Học sinh phải có kĩ năng đọc hiểu, lĩnh hội văn bản. - Có kĩ năng làm bài tập tiếng Việt về việc lựa chọn và sử dụng từ ngữ. Câu 1 II. Yêu cầu về kiến thức: (4 điểm) a.* Chỉ ra những từ bạn chép chưa chính xác và chép lại: + Chép sai từ tận thành từ rợn trong câu: Cỏ non xanh rợn chân trời, + Chép sai cụm từ trắng điểm thành điểm trắng trong câu: Cành lê điểm trắng một vài bông hoa. + Chép lại đúng hai câu thơ của Nguyễn Du: Cỏ non xanh tận chân trời, Cành lê trắng điểm một vài bông hoa. *Phân tích: Hai câu thơ của Nguyễn Du là bức tranh về mùa xuân tuyệt đẹp: bao la, khoáng đạt, tinh khôi, giàu sức sống. + Dùng từ rợn không phù hợp với miêu tả đặc điểm của cỏ non,. Điểm. 0,5. 0,25. 0,25 1,5 0,25.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> không làm nổi bật sức sống của mùa xuân. Nguyễn Du dùng từ tận giàu sức gợi: gợi ra một không gian bao la, khoáng đạt với một biển cỏ xanh non, mênh mông đang trải ra, kéo dài tít tận chân trời. Đó là sức sống bất tận của mùa xuân. + Đảo cụm từ điểm trắng không làm nổi bật được cái thần của bức tranh xuân, không cân xứng hài hòa giữa hai gam màu xanh và trắng. Nguyễn Du đảo từ trắng lên vị trí thứ ba của câu thơ để tạo sự cân xứng, hài hòa với từ xanh ở câu trên, để sắc trắng tinh khôi của vài bông hoa lê nổi bật trên sắc xanh vô biên của thảm cỏ, làm điểm nhấn, tạo hai gam màu êm dịu, tươi mát cho bức tranh mùa xuân. Từ điểm được dùng như một động từ, chỉ sự điểm tô, trang trí khéo của bàn tay tạo hóa, khiến cho bức tranh xuân động chứ không tĩnh tại. Lưu ý: Nếu HS chỉ phát hiện và chữa một lỗi sai chỉ cho 0,25đ. Nếu lạc sang cảm nhận vẻ đẹp hai câu thơ chỉ cho 0,5điểm. b. Phân tích giá trị các phép tu từ từ vựng trong đoạn văn -Xác định: Có 3 biện pháp tu từ + Biện pháp nói quá ( ngoa dụ, phóng đại): Nắng đốt cháy rừng cây + Biện pháp nhân hóa: Nắng…len…đốt. Những cây thông… rung tít…những ngón tay bằng bạc dưới cái nhìn bao che…nhô cái đầu màu hoa cà… Mây bị nắng xua, cuộn tròn… lăn… rơi … luồn… + Biện pháp ẩn dụ: Những ngón tay bằng bạc -Phân tích: + Biện pháp nói quá nhằm diễn tả sức lan tỏa mạnh mẽ, sự huyền ảo của nắng Sa Pa.. Câu 2 (6 điểm). + Biện pháp ẩn dụ và nhân hóa làm cho cảnh vật (nắng, cây, mây) hiện ra tinh nghịch, sống động, hấp dẫn. =>Nhà văn sử dụng các biện pháp tu từ nhằm gợi ra trước mắt người đọc bức tranh thiên nhiên miền Tây Bắc Tổ quốc không hề hoang vu mà hết sức sống động, giàu chất thơ. Cảnh đẹp kì lạ khơi gợi ở người đọc khát khao được đặt chân đến vùng đất thơ mộng ấy. * Yêu cầu về kĩ năng: Học sinh có kĩ năng làm bài nghị luận xã hội về tư tưởng, đạo lí rút ra từ một câu chuyện ngắn. Bố cục bài viết chặt chẽ, diễn đạt trong sáng, lưu loát, không mắc lỗi chính tả, lỗi dùng từ và đặt câu.. 0, 5. 0,75. 2,0. 0,5. 1,0. 0,5. * Yêu cầu cụ thể: Trên cơ sở nắm vững cách làm bài, hiểu ý nghĩa câu chuyện, học sinh phải rút ra bài học có ý nghĩa sâu sắc được gửi gắm qua hình ảnh ngọc trai và hạt cát. Học sinh có thể diễn đạt bằng nhiều cách khác nhau, song cần đảm bảo được các yêu cầu cơ bản sau: 1. Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: 2. Phân tích, bàn luận vấn đề: a/ Tìm hiểu ý nghĩa câu chuyện: + Hạt cát: biểu tượng cho những khó khăn và những biến cố bất. 0,5 1,5.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> thường…có thể xảy đến với con người bất kì lúc nào. + Con trai quyết định đối phó bắng cách tiết ra một chất dẻo bọc quanh hạt cát... biến hạt cát gây ra những nỗi đau cho mình thành viên ngọc trai lấp lánh tuyệt đẹp: biểu tượng cho con người biết chấp nhận thử thách để đứng vững, biết vượt lên hoàn cảnh và tạo ra những thành quả đẹp cống hiến cho cuộc đời. => Câu chuyện ngắn gọn nhưng trở thành bài học sâu sắc về thái độ sống tích cực. Phải có ý chí và bản lĩnh, mạnh dạn đối mặt với khó khăn gian khổ, học cách sống đối đầu và dũng cảm, học cách vươn lên bằng nghị lực và niềm tin. b/ Suy nghĩ về ý nghĩa câu chuyện Khẳng định câu chuyện có ý nghĩa nhân sinh sâu sắc với mỗi người trong cuộc đời: + Những khó khăn, trở ngại vẫn thường xảy ra trong cuộc sống, luôn vượt khỏi toan tính, dự định của con người. Vì vậy, mỗi người phải đối mặt, chấp nhận thử thách để đứng vững, phải hình thành cho mình nghị lực, niềm tin, sức mạnh để vượt qua( như con trai cũng đã cố gắng nỗ lực, không tống được hạt cát ra ngoài thì nó đối phó bằng cách tiết ra chất dẻo bọc quanh hạt cát) + Khó khăn, gian khổ cũng là điều kiện thử thách và tôi luyện ý chí, là cơ hội để mỗi người khẳng định mình. Vượt qua nó, con người sẽ trưởng thành hơn, sống có ý nghĩa hơn.( Dẫn chứng về những con người vượt lên số phận làm đẹp cho cuộc đời.) + Phê phán những người có lối sống hèn nhát, chấp nhận, đầu hàng, buông xuôi, đổ lỗi cho phận… 3. Khẳng định vấn đề và rút bài học cuộc sống: + Cuộc sống không phải lúc nào cũng bằng phẳng, cũng thuận buồm xuôi gió. Khó khăn, thử thách luôn là quy luật của cuộc sống mà con người phải đối mặt. + Phải có ý thức sống và phấn đấu, không được đầu hàng, không được gục ngã mà can đảm đối đầu, khắc phục nó để tạo nên thành quả cho cuộc đời, để cuộc sống có ý nghĩa. Yêu cầu về kĩ năng: Học sinh biết cách làm bài nghị luận về vấn đề thuộc nội dung tác phẩm thơ. Bố cục bài viết chặt chẽ, diễn đạt trong Câu 3 sáng, có cảm xúc, không mắc lỗi chính tả, lỗi dùng từ, lỗi câu. (10điểm) Yêu cầu về kiến thức:Trên cơ sở nắm vững về tác giả, nội dung, nghệ thuật bài thơ Nói với con, học sinh có thể triển khai theo cách khác nhau, song cần đảm bảo được những yêu cầu cơ bản sau: a/ Ý khái quát: Giới thiệu tác giả, bài thơ, nêu vấn đề nghị luận. b/ Ý cụ thể: Định hướng bài viết: Cả bài thơ,Y Phương đã mượn lời người cha nói với con bằng giọng thủ thỉ tâm tình. Bài thơ gợi về cội nguồn của mỗi con người đồng thời bộc lộ niềm tự hào của nhà thơ trước sức. 0,5 0,5. 0,5 3,0. 1,0. 1,5 0,5 1.0 0,5 0,5. 0,5.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> sống mạnh mẽ, bền bỉ của quê hương. Từng lời nói của cha vừa chứa đựng tình yêu con tha thiết vừa chứa chan tình yêu và niềm tự hào về những người dân tộc. Bài thơ khéo léo mở rộng từ tình cảm gia đình đầm ấm yêu thương đến tình yêu quê hương tha thiết, từ kỉ niệm gần gũi đơn sơ nâng lên thành lẽ sống. 1/Yêu con, cha khéo léo gợi về cội nguồn sinh dưỡng cao đẹp. (đoạn thơ 1) + Cha gợi ra một không khí gia đình đầm ấm, quấn quýt yêu thương khi con tuổi chập chững bước đi, bi bô tập nói để nói với con: con sinh ra là hạnh phúc vô bờ của cha mẹ, con lớn lên từng ngày trong sự yêu thương và mong chờ của mẹ cha. + Từ tình cảm gia đình, cha nói với con về tình cảm quê hương. Cha gợi cho con thấy nét đáng yêu của người đồng mình (đôi tay họ tài hoa khéo léo, tâm hồn họ lạc quan, yêu lao động, sống gắn bó, sẻ chia); thấy thiên nhiên quê hương thơ mộng nghĩa tình để con biết để con biết yêu thương và tự hào; biết nâng niu, trân trọng. => Cha mong con hiểu gia đình và quê hương là hai cội nguồn thiêng liêng, cao đẹp đã sinh con ra, nuôi dưỡng và bồi đắp tâm hồn, lối sống cho con. 2/ Yêu con, cha truyền cho con sức sống mạnh mẽ, bền bỉ và truyền thống cao đẹp của quê hương nguồn cội. (Đoạn thơ 2 ) Cha vẫn tâm tình, kể cho con nghe về những nét đáng thương của người đồng mình qua giọng điệu thiết tha trìu mến, qua ngôn ngữ mộc mạc và cách tư duy giản dị đầy chất thơ của người dân tộc: + Người đồng mình cuộc sống khó khăn, vất vả chất chồng nhưng luôn bền gan vững chí. + Người đồng mình một lòng một dạ gắn bó, thủy chung với quê hương, yêu quê hương tha thiết; họ có sức sống bền bỉ, mạnh mẽ dẻo dai như quy luật của con sông con suối. + Người đồng mình giản dị, mộc mạc nhưng tầm vóc tâm hồn và trí tuệ cao đẹp. Họ luôn có ý thức tự lực tự cường và tinh thần tự tôn dân tộc, tự mình lao động vất vả để kê cao quê hương. =>Nói với con về những truyền thống đáng tự hào của quê hương, dân tộc, cha không chỉ mong con hiểu, con đồng cảm, con biết trân trọng và tự hào mà cha còn gửi gắm những mong ước thiết tha, cháy bỏng. Cha mong con sống như người đồng mình đã sống. 3/ Yêu con, cha dặn dò con ân tình chu đáo ( 4 câu kết). 1,0. 2,5. 1,0. 1,0. 0,5 3,5 0, 5 0,5 1,0 1,0. 0,5 1,0.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> Cha dặn con khi con lên đường, con luôn mang theo những truyền thống gia đình, quê hương để bước vào cuộc sống. Trước thiên hạ, con hãy tự tin vững bước trên đường đời, không bao giờ nhỏ bé để làm rạng danh cho gia đình và quê hương xứ sở. =>Cha yêu con nên mới gửi gắm niềm tin ở con, yêu con nên mới dặn dò con chu đáo. Tình yêu con chan hòa trong tình yêu quê hương nồng nàn bỏng cháy.. c/ Đánh giá chung: - Nghệ thuật thể hiện độc đáo: + Thể thơ tự do, mạch cảm xúc linh hoạt, tự nhiên. + Ngôn ngữ thơ giản dị, trong sáng, hình ảnh mộc mạc mà vẫn đậm chất trữ tình. - Nội dung: Khẳng định tình cảm cha con đằm thắm, thiết tha chan hòa với tình yêu quê hương tha thiết. =>Liển hệ, rút ra bài học cho bản thân về tình cha con, và trách nhiệm đối với quê hương, đất nước. *Lưu ý: Học sinh phải biết bám sát vào văn bản,trích thơ phù hợp với lời phân tích; biết phát hiện, rung động và thẩm bình những hình ảnh thơ mang đậm cách tư duy người dân tộc để làm nổi bật vấn đề nghị luận. Nếu học sinh sa vào diễn xuôi thơ hoặc đơn thuần phân tích bài thơ chỉ cho tối đa không quá 5,0 điểm. Lưu ý chung - Học sinh nắm vững và vận dụng linh hoạt các kĩ năng làm bài, hành văn mạch lạc, rõ ràng,giàu cảm xúc. - Giám khảo nắm vững các yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của học sinh. Khuyến khích những bài viết có chất văn, có sáng tạo. - Chỉ cho điểm tối đa ở từng câu với các bài viết đảm bảo đầy đủ nội dung, bám sát yêu của đề bài, không sai các lỗi về hành văn, ngữ pháp, chính tả,… Linh hoạt trong việc trừ điểm đối với những lỗi học sinh mắc phải. - Việc chi tiết điểm số của các câu, các ý phải đảm bảo không sai lệch với tổng điểm của câu. Điểm toàn bài không làm tròn, để lẻ 0,25. ------------ Hết -------------. 0,5 0,5 1,5 1,0. 0,5.

<span class='text_page_counter'>(11)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×