Tải bản đầy đủ (.docx) (161 trang)

Đánh giá hiệu quả và đề xuất sử dụng đất nông nghiệp theo hướng bền vững trên địa bàn huyện cao lộc tỉnh lạng sơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.79 MB, 161 trang )

HỌC VIỆN NƠNG NGHIỆP VIỆT NAM

CHU BÍCH MAI

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ VÀ ĐỀ XUẤT SỬ DỤNG
ĐẤT NÔNG NGHIỆP THEO HƯỚNG BỀN VỮNG
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CAO LỘC - TỈNH LẠNG
SƠN
Chuyên ngành:

Quản lý đất đai

Mã số:

60.85.01.03

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS. Cao Việt Hà


NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung
thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cảm
ơn và các thơng tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc./.
Hà nội, ngày


tháng

năm 2016

Tác giả luận văn

Chu Bích Mai

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi đã nhận
được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, sự giúp đỡ, động viên của
bạn bè, đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hồn thành luận văn, cho phép tơi được bày tỏ lịng kính trọng và biết
ơn sâu sắc tới cơ giáo PGS.TS Cao Việt Hà đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công
sức, thời gian và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình học tập và thực hiện đề tài.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Bộ
môn Hệ thống thông tin đất đai, Khoa Quản lý đất đai - Học viện Nông nghiệp Việt Nam
đã tận tình giúp đỡ tơi trong q trình học tập, thực hiện đề tài và hồn thành luận văn.

Tơi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ, cơng chức Phịng Tài
ngun và Mơi trường, Phịng Kinh tế, Chi cục thống kê huyện Cao Lộc, Ủy ban nhân
dân các xã trên địa bàn huyện Cao Lộc đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tơi trong suốt
q trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi
điều kiện thuận lợi và giúp đỡ, động viên, khuyến khích tơi hoàn thành luận văn./.
Hà nội, ngày


tháng

năm 2016

Tác giả luận văn

Chu Bích Mai

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan............................................................................................................................... i
Lời cảm ơn.................................................................................................................................. ii
Mục lục....................................................................................................................................... iii
Danh mục bảng......................................................................................................................... vi
Danh mục hình ảnh................................................................................................................ viii
Danh mục chữ viết tắt.............................................................................................................. ix
Trích yếu luận văn...................................................................................................................... x
Thesis abstract......................................................................................................................... xiii
Phần 1. Mở đầu....................................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài.......................................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................ 2

1.3.


Phạm vi nghiên cứu.................................................................................................. 2

1.4.

Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ......................2

Phần 2 . Tổng quan tài liệu.................................................................................................... 3
2.1.

Tổng quan sử dụng đất nông nghiệp trên thế giới và Việt Nam .......................3

2.1.1.

Khái niệm về đất nơng nghiệp................................................................................ 3

2.1.2.

Tình hình sử dụng đất nơng nghiệp trên thế giới................................................ 3

2.1.3.

Tình hình sử dụng đất nông nghiệp ở Việt Nam................................................. 5

2.2.

Tổng quan sử dụng đất nông nghiệp theo hướng hiệu quả, bền vững .............9

2.2.1.


Hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp........................................................................ 9

2.2.2.

Sử dụng đất nông nghiệp theo hướng bền vững................................................ 14

2.3.

Các mơ hình sử dụng đất nơng nghiệp có hiệu quả và bền vững ở vùng
đồi núi phía bắc...................................................................................................... 22

Phần 3. Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu........................................ 30
3.1.

Địa điểm nghiên cứu.............................................................................................. 30

3.2.

Thời gian nghiên cứu............................................................................................. 30

3.3.

Đối tượng nghiên cứu............................................................................................ 30

3.4.

Nội dung nghiên cứu.............................................................................................. 30

iii



3.4.1.
3.4.2.
3.4.3.

Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội liên quan đến sử dụng đất
nông nghiệp huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn

30

Đánh giá thực trạng sử dụng đất nông nghiệp huyện Cao Lộc, tỉnh
Lạng Sơn

30

Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp theo hướng bền vững của các

loại hình sử dụng đất nơng nghiệp cho huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn 30
3.4.4.

Định hướng và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất

nông nghiệp theo hướng bền vững cho huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn 31
3.5.

Phương pháp nghiên cứu....................................................................................... 31

3.5.1.

Phương pháp điều tra thu nhập số liệu................................................................ 31


3.5.2.

Phương pháp chọn điểm nghiên cứu................................................................... 31

3.5.3.

Phương pháp tổng hợp, phân tích, so sánh và xử lý tài liệu, số liệu ..............32

3.5.4.

Phương pháp xác định hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp .............................. 33

3.5.5.

Phương pháp đánh giá tính bền vững trong sử dụng đất nơng nghiệp
huyện Cao Lộc 35

Phần 4. Kết quả và thảo luận............................................................................................. 38
4.1.

Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội liên quan đến sử dụng đất
nông nghiệp huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn..................................................... 38

4.1.1.

Điều kiện tự nhiên.................................................................................................. 38

4.1.2.


Đặc điểm kinh tế - xã hội...................................................................................... 45

4.1.3.

Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội trên địa bàn huyện

Cao Lộc

47

4.2.

Hiện trạng các loại hình sử dụng đất nơng nghiệp ............................................ 48

4.2.1.

Hiện trạng sử dụng đất của huyện Cao Lộc....................................................... 48

4.2.2.

Biến động diện tích đất nơng nghiệp giai đoạn 2012-2015............................. 49

4.2.3.

Hiện trạng một số cây trồng chính và các loại hình sử dụng đất nơng
nghiệp của huyện Cao Lộc

50

4.3.


Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp của huyện Cao Lộc ................... 59

4.3.1.

Hiệu quả kinh tế...................................................................................................... 59

4.3.2.

Hiệu quả xã hội....................................................................................................... 66

4.3.3.

Hiệu quả môi trường.............................................................................................. 71

iv


4.3.4.
4.3.5.
4.4.

Đánh giá hiệu quả cả ba mặt kinh tế, xã hội, môi trường của các LUT
trên địa bàn huyện Cao Lộc

81

Đánh giá tính bền vững của các kiểu sử dụng đất trên địa bàn huyện
Cao Lộc


83

Định hướng lựa chọn các lut có hiệu quả và đề xuất giải pháp nâng cao

hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp bền vững cho địa bàn nghiên cứu ...........89
4.4.1.

Cơ sở định hướng và đề xuất giải pháp sử dụng đất hiệu quả .........................89

4.4.2.

Lựa chọn các loại hình sử dụng đất có hiệu quả............................................... 90

4.4.3.

Đề xuất các loại sử dụng đất nông nghiệp bền vững huyện Cao Lộc ............92

4.4.4.

Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp bền vững cho địa

bàn nghiên cứu....................................................................................................... 95
Phần 5. Kết luận và kiến nghị............................................................................................ 97
5.1.

Kết luận.................................................................................................................... 97

5.2.

Kiến nghị................................................................................................................. 98


Tài liệu tham khảo................................................................................................................... 99

v


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Phân cấp chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế..................................................... 33
Bảng 3.2. Phân cấp chỉ tiêu đánh giá hiệu quả xã hội...................................................... 34
Bảng 3.3. Phân cấp chỉ tiêu đánh giá hiệu quả môi trường............................................. 35
Bảng 3.4. Các chỉ tiêu đánh giá tính bền vững của LUT ................................................. 36
Bảng 4.1. Diện tích các loại đất huyện Cao Lộc ............................................................... 41
Bảng 4.2. Hiện trạng sử dụng đất huyện Cao Lộc năm 2015.......................................... 49
Bảng 4.3. Biến động sử dụng đất giai đoạn 2012-2015................................................... 50
Bảng 4.4. Diện tích, năng suất một số cây trồng chính trên đất sản xuất nơng
nghiệp của huyện Cao Lộc Giai đoạn 2012 – 2015....................................... 52
Bảng 4.5. Diện tích các loại hình sử dụng đất phân theo vùng huyện Cao Lộc
năm 2015.............................................................................................................. 52
Bảng 4.6. Hiện trạng các LUT huyện Cao Lộc năm 2015............................................... 53
Bảng 4.7. Hiệu quả kinh tế của các loại cây trồng chính trên 1ha đất sản xuất
nông nghiệp tại tiểu vùng 1............................................................................... 59
Bảng 4.8. Hiệu quả kinh tế của các loại hình sử dụng đất tại tiểu vùng 1 ..................... 60
Bảng 4.9. Hiệu quả kinh tế của các loại cây trồng chính tại tiểu vùng 2 ....................... 61
Bảng 4.10. Hiệu quả kinh tế của các loại hình sử dụng đất tại tiểu vùng 2
(tính trên 1 ha) 62
Bảng 4.11. Hiệu quả kinh tế của các loại cây trồng chính tại tiểu vùng 3 ......................64
Bảng 4.12. Hiệu quả kinh tế của các loại hình sử dụng đất tại tiểu vùng 3 ...................65
Bảng 4.13. Hiệu quả xã hội các loại sử dụng đất tại tiểu vùng 1 ..................................... 67
Bảng 4.14. Hiệu quả xã hội các loại sử dụng đất tại tiểu vùng 2 ..................................... 68
Bảng 4.15. Hiệu quả xã hội các loại sử dụng đất tại tiểu vùng 3 ..................................... 70

Bảng 4.16. Mức đầu tư phân bón tại tiểu vùng 1so với định mức của Sở
NN &PTNT.......................................................................................................... 73
Bảng 4.17. Mức độ che phủ của các LUT tại tiểu vùng 1................................................. 74
Bảng 4.18. Đánh giá tổng hợp hiệu quả môi trường tiểu vùng 1 ..................................... 75
Bảng 4.19. Mức đầu tư phân bón tại tiểu vùng 2 so với định mức của Sở
NN &PTNT.......................................................................................................... 76

vi


Bảng 4.20. Mức độ che phủ của các LUT tại tiểu vùng 2 ................................................. 77
Bảng 4.21. Kết quả phân cấp hiệu quả môi trường các kiểu sử dụng đất của tiểu
vùng 2.................................................................................................................... 78
Bảng 4.22. Mức đầu tư phân bón tại tiểu vùng 3 so với định mức của Sở
NN &PTNT.......................................................................................................... 79
Bảng 4.23. Mức độ che phủ của các LUT tại tiểu vùng 3................................................. 80
Bảng 4.24. Kết quả phân cấp hiệu quả môi trường các kiểu sử dụng đất của tiểu
vùng 3 80
Bảng 4.25. Đánh giá tổng hợp hiệu quả của các loại hình sử dụng đất trên địa bàn
huyện Cao Lộc..................................................................................................... 81
Bảng 4.26. Đánh giá tính bền vững của các LUT tiểu vùng 1......................................... 86
Bảng 4.27. Đánh giá tính bền vững của các LUT tiểu vùng 2......................................... 87
Bảng 4.28. Đánh giá tính bền vững của các LUT tiểu vùng 3......................................... 88
Bảng 4.29. Đề xuất các loại hình sử dụng đất nông nghiệp hiệu quả tại các tiểu
vùng nghiên cứu.................................................................................................. 94

vii


DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 4.1. Sơ đồ hành chính huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn ............................................ 38
Hình 4.2. Kiểu sử dụng đất chuyên lúa tại xã Mẫu Sơn.................................................... 54
Hình 4.3. Kiểu sử dụng đất chuyên rau ở xã Gia Cát........................................................ 55
Hình 4.4. Kiểu sử dụng đất chun ngơ tại xã Gia Cát..................................................... 56
Hình 4.5. Kiểu sử dụng đất cây hồng tại xã Bảo Lâm....................................................... 57
Hình 4.6. Kiểu sử dụng đất cây mận tại xã Gia Cát........................................................... 57
Hình 4.7. Kiểu sử dụng đất cây hồi tại xã Mẫu Sơn.......................................................... 58

viii


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
Bộ NN& PTNT
BVTV
CLĐ
CN- TTCN
CNH-HĐH
CPTG
GTSX
GTNC
HQĐV
LUT
NTTS
SXKD
TB
TNHH
TNT
UBND


ix


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Chu Bích Mai
Tên Luận văn: “Đánh giá hiệu quả và đề xuất sử dụng đất nông nghiệp theo
hướng bền vững trên địa bàn huyện Cao Lộc- tỉnh Lạng Sơn”
Ngành: Quản lý đất đai

Mã số: 60.85.01.03

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt
Nam Mục đích nghiên cứu
- Đánh giá hiệu quả các loại sử dụng đất nông nghiệp về mặt bền vững.
Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp của địa
phương.
Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện các nội dung của đề tài, chúng tôi sử dụng các phương pháp sau:
phương pháp chọn điểm nghiên cứu, phương pháp thu thập số liệu thứ cấp; phương
pháp thu thập số liệu sơ cấp; phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu; phương pháp
đánh giá hiệu quả sử dụng đất.
Dựa vào sự khác biệt về địa hình, loại hình sử dụng đất để phân chia thành 3
tiểu vùng trên địa bàn nghiên cứu.
Thu thập số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tại chi cục Thống kê
huyện. Số liệu cơ cấu hiện trạng sử dụng đất nơng nghiệp huyện Cao Lộc được thu
thập tại Phịng Tài nguyên và Môi trường.
Điều tra phỏng vấn nông hộ thông qua phiếu điều tra soạn sẵn. Số lượng
phiếu điều tra là 90 phiếu. Phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên có phân tổ cho mỗi tiểu
vùng 30 phiếu.
Số liệu thu thập được xử lý bằng phần mềm Microsoft Office Excel 2010 để

tổng hợp các số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, hệ thống sử dụng đất, tính
tốn hiệu quả các loại sử dụng đất và các kiểu sử dụng đất (LUT).
Kết quả chính và kết luận
-

Đánh giá được điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội ảnh hưởng tới sản xuất nông

nghiệp trên địa bàn huyện Cao Lộc. Cao Lộc là một huyện miền núi biên giới phía bắc
tỉnh Lạng Sơn, có 17.564 hộ với 76.337 người với nhiều dân tộc anh em sinh sống. Giá trị
sản xuất của huyện năm 2015 đạt 2.335.564,50 triệu đồng, trong đó giá trị sản xuất ngành
nơng lâm nghiệp chiếm 37,19% tương ứng 868.635,20 triệu đồng, ngành công

x


nghiệp đạt 846.020,20 triệu đồng, chiếm 36,22%, ngành xây dựng đạt 620.909,10
triệu đồng, chiếm 26,58%.
Theo số liệu kiểm kê đất năm 2015, diện tích đất của tồn huyện là 61.908,9
ha, trong đó: đất nơng nghiệp là 55.486,9 ha chiếm 89,63% tổng diện tích tự nhiên; đất
phi nơng nghiệp là 3.682,9 ha chiếm 5,95% tổng diện tích tự nhiên; đất chưa sử dụng
là 2.739,1 ha chiếm 4,42% tổng diện tích tự nhiên của tồn huyện. Hiện tại Cao Lộc
có 5 loại sử dụng đất chính (LUT) với 19 kiểu sử dụng đất khác nhau trên 3 tiểu vùng.
Từ kết quả nghiên cứu đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp
theo hướng bền vững của huyện cho thấy:
+

Ở tiểu vùng 1 có 3 kiểu sử dụng đất được đánh giá bền vững ở mức cao là các

kiểu: Lúa xuân- lúa mùa- đậu tương, Khoai tây- lúa mùa- rau đông, Ngơ xn- lúa mùarau đơng. Có 5 kiểu sử dụng đất được đánh giá bền vững ở mức trung bình là các kiểu:
Lúa xuân- Lúa mùa, Lúa xuân- lúa mùa- ngô đông, Lạc xuân- Lạc mùa, Rau các loại, Hồi.

Các kiểu sử dụng đất được đánh giá ở mức bền vững thấp là: Ngô xuân- Ngô đông.

+
Ở tiểu vùng 2 có 3 kiểu sử dụng đất được đánh giá bền vững ở mức cao là
các kiểu: Lúa xuân- lúa mùa- đậu tương, Lúa xuân- lúa mùa- rau đông, Ngô xuân- đậu
tương- rau đơng. Có 6 kiểu sử dụng đất được đánh giá bền vững ở mức trung bình là
các kiểu: Lúa xuân- Lúa mùa, Ngô xuân- lúa mùa, Lạc xuân- lúa mùa, Ngô xuân- ngô
đông, Sắn. 3 kiểu được đánh giá ở mức bền vững thấp: Hồi, Hồng, Lúa mùa.
+
Ở tiểu vùng 3 có 2 kiểu sử dụng đất được đánh giá bền vững ở mức trung
bình là các kiểu: Lạc xuân- lúa mùa, Hồi. 4 kiểu còn lại đều có mức bền vững thấp:
Đào, Sắn, Lúa mùa, Ngơ xn- Lúa mùa.
Qua kết quả nghiên cứu chúng tôi đề xuất sử dụng đất trên các vùng của
huyện Cao Lộc như sau:
* Tiểu vùng 1: Vùng đất thấp, có địa hình bằng phẳng thế mạnh của vùng là phát
triển cây hàng năm, thu hút nhiều lao động. Bên cạnh đó vẫn phát triển cây lúa theo
hướng tăng năng suất, chất lượng nhằm đảm bảo an linh lương thực của tiểu vùng.
Tiểu vùng 2: Có LUT cây ăn quả phát triển mạnh. Đặc biệt là kiểu sử dụng đất
cây Hồng, Mận đem lại hiệu quả cao. Cần chú trọng đầu tư phát triển mở rộng diện
tích, nâng cao chất lượng sản phẩm. Bên cạnh đó cần chú ý đầu tư nâng cao hiệu quả
LUT chuyên rau, màu, CCNNN. LUT cây lâu năm tuy đem lại hiệu quả kinh tế chưa
cao nhưng hiệu quả môi trường cao nên trong thời gian tới cần giữ ổn định diện tích
và đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm.
Tiểu vùng 3: Có thế mạnh về phát triển cây ăn quả. Vì vậy trong thời gian tới
cần chú trọng mở rộng diện tích của các LUT này. Các LUT này không những cho giá

xi


trị kinh tế cao mà cịn có ý nghĩa quan trọng trong việc hạn chế xói mịn, rửa trơi đất

tại các vùng đất dốc. LUT rau, màu, CCNNN với kiểu sử dụng đất là sắn cho hiệu quả
kinh tế thấp, trong thời gian tới có thể nghiên cứu loại cây trồng thay thế phù hợp hơn.
Cần đầu tư thâm canh tăng năng suất, chất lượng sản phẩm: chú trọng xây
dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật (hệ thống giao thông, thủy lợi...) áp dụng khoa học kỹ
thuật tiên tiến để phục vụ sản xuất theo hướng hàng hóa, nghiên cứu đưa ra các giống
cây trồng, vật ni mới có ưu thế vào sản xuất. Mở các lớp tập huấn về khoa học kỹ
thuật và kiến thức sản xuất cho người nơng dân, từ đó ứng dụng vào thực tế sản xuất,
nâng cao hiệu quả.

xii


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Chu Bich Mai
Thesis title: "Evaluating and recommending the agricultural land use in
sustainable orientation in Cao Loc district, Lang Son province"
Major: Land Management

Code: 60.85.01.03

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)

Research Objectives
-To evaluate the effectiveness of agricultural land use types in terms of
sustainability.
-To propose some solutions to improve the efficiency of agricultural land use.
Methods
Methods used in this thesis include: method of selecting study sites, method of
investigating, collecting the secondary data, collecting the primary data; method of
statistics, data aggregation and analysis; method of comparison.

-Based on the differences in topography, cropping systems, the suty area is
divided into three sub – areas.
Collecting the data on socio- economic and natural conditions from the
district’s Statistic board. Data of current agricultural land use structure of Cao Loc
district is collected from Division of Natural resource and environment.
Surveying, interview in the household through printed questionnaires.
Number of survey interview is 90. Method of random sampling for 30 interview each
subzone is used.
-

Data collected is processed using Microsoft Office Excel 2010 software to

gather the data on socio-economic and natural conditions, land use systems, calculating
the efficiency of land utilization types and land sub-utilization types ( land use systems)

Results and conclusions
Assessing the natural, economic and social conditions, which impacting to
agricultural production in Cao Loc. Cao Loc district is a mountainous district on the
northern border of Lang Son province, there are 76,337 people with 17,564 household
belong to many ethnic groups. The production value of the district in 2015 reached
2,335,564.50 million VND, of which the value of production from agricultural and
forestry sectors constituted 37.19% or 868,635.20 million VND, the industry sector

xiii


reached 846,020.20 million VND, or 36.22%, construction industry reached
620,909.10 million VND, accounting for 26.58%.
According to land inventory of 2015, the total district's land area is 61,908.9
hectares, of which: agricultural land is 55,486.9 hectares (89.63% of natural area);

non-agricultural land is 3,682.9 hectares (5.95% of the natural area); unused land is
2,739.1 ha (4.42% of natural area). Currently Cao Loc has 5 main land utilization
types (LUTs) with 19 different land sub-utilization types on three subregions.
The results of study and assess ement of agricultural land use efficiency of
the city showed that:
+

In the sub-area 1, 3 land utilization types were considered sustainable at high

level: Spring rice – summer rice - soybean, potato – summer rice – winter vegetable,
spring maize – summer rice – winter vegetable. 5 land utilization types were consider
sustainable at medium level: Spring rice – summer rice, Spring rice – summer rice –
winter maize, spring groundnut – summer groundnut, mixed vegetables, Plum ; land
utilization types were considered sustainable at low level: spring maize – winter maize.

+
In the sub- area 2, 3 land utilization types were considered sustainable at
high level: Spring rice – summer rice -soybeans, Spring rice – summer rice – winter
vegetable, spring maize-soybean-winter vegetable. 6 land utilization types were
considered sustainable at medium level: Spring rice – summer rice, spring maize –
summer rice, spring groundnut - summer rice, spring maize – winter maize. 3 land
utilization types were considered sustainable at low level: kaki.
+
In the sub- area 3: 2 land use types were assessed sustainable at medium
level: anise, spring groundnut - summer rice. 4 land use type were considered
sustainable at low level: peach, summer ice, spring maize – summer rice, cassava
-Through the research results, we proposed land use on the Cao Loc district as
follows:
The sub-area 1: low flat land has the strength of the region is annual crops,
attracting many workers. Besides still develop rice in the direction of increasing the

yield and quality, assurance of food security of the sub-region.
-

Sub-area 2: LUT of fruit trees develops strongly. Particularly the land use

system of persimmon, plum abtained high-efficiency. It needs to focus on expanding
investment the area, improving the quality of the product. Besides, it needs to investment
to improve the effect of LUT vegetables, subciding, industrial crops. LUT of perennial
plants although giving low economic efficiency but for having high environmental
efficiency and should maintain the area stable and improve the product quality.

xiv


Sub-area 3: it has strength in fruit trees. So the next time, it should focus on
expanding the area of that one. This LUT not only giving high economic value but
also having important rale in erosion and leaching cratrol on sloping lands. LUT of
vegetable,sukiding crop, industrial plants with the land use system type of cassava
having low economic efficiency, in coming time it need to be replaced by more
suitable crops.
The intensive farming, increase the yield and the product quality are needed to
: focus on building technical infrastructure (transportation, irrigation systems, ...),
application of advanced science and technology to serve the commadity production
trend, giving the advantage crop, and animal varieties in production. Opening the
training courses on technique, science, production knowledge for farmers, for
application of that me into real production, and improverment of is efficiencing.

xv



PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt
khơng gì thay thế được của nông nghiệp, lâm nghiệp, là thành phần quan trọng
hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các cơ
sở kinh tế, văn hố, xã hội, an ninh và quốc phịng.
Nếu khơng có đất thì khơng có q trình sản xuất, cũng như khơng có sự tồn
tại của con người và đất có vai trị đặc biệt quan trọng đối với sản xuất nơng
nghiệp. Vì vậy sử dụng đất là một hợp phần quan trọng của chiến lược nông
nghiệp sinh thái phát triển bền vững. Việt Nam là nước có diện tích đất bình qn
thấp cho nên sự phát triển của Việt Nam phụ thuộc rất nhiều vào hiệu quả của việc
sử dụng đất. Việc sử dụng thích hợp đất nơng nghiệp có ảnh hưởng rất lớn đến sự
tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế đất nước.
Xã hội phát triển, dân số tăng nhanh kéo theo những đòi hỏi ngày càng tăng
về lương thực, thực phẩm, chỗ ở cũng như các nhu cầu về văn hóa xã hội. Con
người đã tìm mọi cách để khai thác đất đai nhằm thỏa mãn những nhu cầu ngày
càng tăng đó. Như vậy đất đai, đặc biệt là đất nông nghiệp đang đứng trước nguy
cơ bị giảm mạnh về số lượng và chất lượng. Do vậy, việc đánh giá hiệu quả và đề
xuất sử dụng đất nông nghiệp hợp lý theo quan điểm sinh thái và phát triển bền
vững càng trở nên cần thiết.
Việt Nam là một nước nông nghiệp đất chật, người đơng, đất đai được sử dụng
vào mục đích nơng nghiệp chiếm tỷ lệ thấp (chỉ chiếm 28,43% tổng diện tích đất
2

tự nhiên), nên chỉ số về đất nơng nghiệp bình quân đầu người là 1.133m /người.
Trong những năm gần đây sản xuất nông nghiệp Việt Nam đã đạt được những
thành tựu rất đáng tự hào và đã từng bước chuyển sang sản xuất hàng hố. Đảng và
Nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính sách khuyến khích phát triển nơng nghiệp
và kinh tế nơng thơn. Nơng nghiệp đã đóng góp gần 20% tổng GDP tính theo giá
trị hiện hành và đóng góp tới 70% GDP khu vực nơng thơn; tỷ trọng nơng nghiệp

hàng hố chiếm khá, nhiều nơng sản có giá trị hàng hoá lớn như lương thực (50%
là hàng hố, trong đó 20% là xuất khẩu), các loại cây công nghiệp chiếm tới (90 97%).
Tuy nhiên, nền nông nghiệp nước ta vẫn mang dáng dấp của nền nông nghiệp

1


sản xuất nhỏ, hiệu quả kinh tế thấp. Việc ưu tiên thu hút đầu tư để phát triển các
khu công nghiệp đã tạo nên sự mất cân đối trong phát triển kinh tế xã hội nơng
thơn. Một số diện tích đất phù sa màu mỡ chuyên trồng lúa đã phải chuyển sang sử
dụng làm mặt bằng sản xuất công nghiệp. Người nơng dân có đất bị thu hồi chưa
được giúp đỡ trong việc sử dụng tiền bồi thường, hỗ trợ vào việc đầu tư phát triển
sản xuất nên đời sống gặp khó khăn và khơng ổn định. Từ đó dẫn đến tài ngun
đất bị suy thối, mơi trường bị ơ nhiễm, việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi
cũng mang tính tự phát chưa theo quy hoạch...
Cao Lộc là huyện biên giới nằm ở phía Đơng Bắc tỉnh Lạng Sơn có địa hình
chủ yếu là đồi núi với tổng diện tích tự nhiên theo số liệu thống kê năm 2015 là
61.908,9 ha, trong đó diện tích đất nơng nghiệp chiếm 55.486,9 ha. Là một huyện
kinh tế nông nghiệp giữ vị trí quan trọng nên việc nâng cao hiệu quả sử dụng đất
nơng nghiệp góp phần nâng cao đời sống của người nông dân, cải thiện môi
trường, giải quyết các vấn đề xã hội, hướng tới một nền sản xuất nơng nghiệp bền
vững đóng một vai trị quan trọng trong định hướng phát triển của huyện.
Để góp phần vào sự định hướng sử dụng đất hiệu quả, bền vững cho quỹ đất
sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện. Được sự đồng ý của Khoa Quản lý đất
đai và dưới sự hướng dẫn của PGS.TS. Cao Việt Hà, tôi thực hiện nghiên cứu đề
tài “Đánh giá hiệu quả và đề xuất sử dụng đất nông nghiệp theo hướng bền
vững trên địa bàn huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn”.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Đánh giá thực trạng các loại hình sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn
huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn.

Đề xuất loại hình sử dụng đất nơng nghiệp hiệu quả và bền vững cho huyện
Cao Lộc tới năm 2020.
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Trong đất nông nghiệp đề tài chỉ nghiên cứu với đất sản xuất nơng nghiệp
1.4. NHỮNG ĐĨNG GÓP MỚI, Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
CỦA ĐỀ TÀI
Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần bổ sung phương pháp luận trong
đánh giá hiệu quả sử dụng đất, nghiên cứu sâu về các loại hình sử dụng đất.
Góp phần nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng đất nông nghiệp của huyện
Cao Lộc để đạt được hiệu quả cao nhất.
2


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. TỔNG QUAN SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP TRÊN THẾ GIỚI VÀ
VIỆT NAM
2.1.1. Khái niệm về đất nông nghiệp


Việt Nam, đất đai được phân loại theo mục đích sử dụng. Theo Thơng tư

08/2007/TT-BTNMT ngày 02/8/2007 của Bộ Tài nguyên và Môi trường, đất nông
nghiệp là đất sử dụng vào mục đích sản xuất, nghiên cứu, thí nghiệm về nơng
nghiệp, lâm nghiệp, ni trồng thuỷ sản, làm muối và mục đích bảo vệ, phát triển
rừng; bao gồm đất sản xuất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất nuôi trồng thuỷ sản,
đất làm muối và đất nông nghiệp khác. Trong đó, đất sản xuất nơng nghiệp là đất
nơng nghiệp sử dụng vào mục đích sản xuất nơng nghiệp; bao gồm đất trồng cây
hàng năm và đất trồng cây lâu năm (Bộ TNMT - 2007).
2.1.2. Tình hình sử dụng đất nơng nghiệp trên thế giới
2


Hiện nay, tổng diện tích đất tự nhiên trên thế giới khoảng 148 triệu km .
Đất đai phân bố không đều giữa các châu lục và các nước (Châu Mỹ chiếm 35%,
Châu Á chiếm 26%, Châu Âu chiếm 13%, châu Phi chiếm 20%, Châu Đại Dương
chiếm 6%). Những loại đất tốt thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp chỉ chiếm
12,6%. Những loại đất quá xấu chiếm tới 40,5%. Diện tích đất trồng trọt chỉ chiếm
khoảng 10% tổng diện tích tự nhiên (Vũ Thị Phương Thụy và Đỗ Văn Viện, 1996).
Hàng năm trên thế giới diện tích đất canh tác bị thu hẹp, sản xuất nơng
nghiệp trở nên khó khăn. Khơng chỉ đối mặt với sự giảm sút về diện tích, cả thế
giới cũng đang lo ngại trước sự suy giảm chất lượng đất trồng. Một diện tích lớn
đất canh tác bị nhiễm mặn khơng canh tác được một phần cũng do tác động gián
tiếp của sự gia tăng dân số. Sự gia tăng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật cũng tạo ra
nguy cơ ô nhiễm đất nơng nghiệp. Thuốc hóa học trừ sâu, phân bón hóa học trên
thế giới ngày càng được sử dụng nhiều. Thuốc bảo vệ thực vật gây hại nghiêm
trọng cho môi trường và sức khỏe con người. Theo ước lượng của tổ chức WHO,
mỗi năm có 3% lao động nơng nghiệp ở các nước đang phát triển (25 triệu người)
bị nhiễm thuốc độc trừ sâu.
Hiện tượng mất rừng cũng gây ảnh hưởng xấu tới chất lượng đất nơng
nghiệp. Tồn thế giới có khoảng 3,8 tỷ ha rừng. Hàng năm mất đi khoảng 15

3


triệu ha. Tỷ lệ mất rừng nhiệt đới khoảng 2%/năm. Diện tích rừng bị mất nhiều
nhất ở vùng Châu Mỹ - La tinh và Châu Á. Tại Braxin hàng năm mất 1,7 triệu ha
rừng, tại Ấn Độ con số này là 1,5 triệu ha. Tại các nước như Campuchia và Lào,
nạn phá rừng làm củi đun, làm nương rẫy, xuất khẩu gỗ, chế biến các sản phẩm từ
gỗ phục vụ cho cuộc sống của cư dân đã làm cạn kiệt nguồn tài nguyên rừng vốn
phong phú (Trung tâm thông tin khoa học và Cơng nghệ Quốc gia, 2002).
Hoang mạc hóa hiện đang đe dọa 1/3 diện tích trái đất, ảnh hưởng đời sống

ít nhất 850 triệu người. Hoang mạc hóa là quá trình tự nhiên và xã hội. Khoảng
30% diện tích trái đất nằm trong vùng khơ hạn và bán khơ hạn đang đứng trước
nguy cơ hoang mạc hóa. Hàng năm có khoảng 6 triệu ha đất bị hoang mạc hóa,
mất khả năng canh tác do những hoạt động của con người.
Xói mịn, rửa trơi cũng là một ngun nhân khác gây suy thối đất. Mỗi
năm rửa trơi, xói mịn chiếm khoảng 15% ngun nhân thối hóa đất. Trung bình
đất đai trên thế giới bị xói mịn 1,8 - 3,4 tấn/ha/năm. Tổng dinh dưỡng bị rửa trơi,
xói mịn hàng năm là 5,4 - 8,4 triệu tấn, tương đương với khả năng sản sinh 30 - 50
triệu tấn lương thực. Xói mòn đất dẫn đến hậu quả là giảm năng suất đất, tạo ra
nguy cơ mất an ninh lương thực, phá hoại nguồn tài nguyên, làm mất đa dạng sinh
học, mất cân bằng sinh thái và nhiều nguy cơ khác (Trung tâm thông tin khoa học
và Công nghệ Quốc gia, 2002).
Tốc độ đơ thị hóa nhanh dẫn đến sự hình thành các siêu đơ thị, hiện nay trên
thế giới có khoảng 20 siêu đô thị với dân số trên 10 triệu người. Sự hình thành đơ
thị gây khó khăn cho giao thông vận tải, nhà ở, nguyên vật liệu, xử lý chất thải và
cũng làm giảm bớt diện tích đất nơng nghiệp (Trung tâm thông tin khoa học và
Công nghệ Quốc gia, 2002)
Bước vào thế kỷ XXI dân số ngày càng tăng, kéo theo nhu cầu của con
người tăng lên đã gây sức ép lớn đến quỹ đất, đặc biệt là đất nơng nghiệp. Đất
nơng nghiệp bị suy thối, biến chất ảnh hưởng lớn đến năng suất, chất lượng nông
sản và khả năng đảm bảo an ninh lương thực. Thực tế cho thấy, khi đất nơng
nghiệp bị thối hóa thì cuộc sống của con người bị đe dọa. Theo FAO, tình trạng
thối hóa đất gia tăng đã khiến năng suất cây trồng giảm và có thể đe dọa tới tình
hình an ninh lương thực đối với khoảng 1/4 dân số thế giới. Năng suất cây trồng
giảm, giá lương thực tăng cao, nguồn dự trữ thấp, trong khi đó nhu cầu tiêu dùng
tăng và thiên tai ngày càng nhiều đang là nguyên nhân gây nên tình trạng thiếu đói
của hàng triệu người ở các nước đang phát triển.

4



Bên cạnh hiện tượng thu hẹp về diện tích đất nơng nghiệp do q trình cơng
nghiệp hóa, đơ thị hóa và suy giảm chất lượng đất nông nghiệp do sa mạc hóa, xói
mịn, rửa trơi, mất rừng, việc chuyển đổi sử dụng đất nơng nghiệp khơng bền vững
sẽ làm tình trạng sản xuất nơng nghiệp rơi vào tình trạng trầm trọng hơn trong
vịng luẩn quẩn: suy thối đất - mất đa dạng sinh học - biến đổi khí hậu
- hiệu quả sử dụng đất thấp - tăng cường khai thác đất - suy thoái đất. Cùng với
mức tăng dân số và sự gia tăng hàng loạt nhu cầu của con người về các sản phẩm
nơng nghiệp thì cách tiếp cận quản lý đất đai không bền vững đã đem lại nhiều thất
bại.
Trước tình hình đó, việc nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp để đáp
ứng nhu cầu trước mắt và lâu dài là vấn đề quan trọng, thu hút sự quan tâm của
nhiều nhà khoa học trên thế giới. Các phương pháp được nghiên cứu, áp dụng
dùng để đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp được tiến hành ở các nước
Đông Nam Á như: phương pháp chun khảo, phương pháp mơ phỏng, phương
pháp phân tích kinh tế, phương pháp phân tích chuyên gia,... Bằng những phương
pháp đó, các nhà khoa học đã tập trung nghiên cứu đánh giá hiệu quả đối với từng
loại cây trồng, từng giống cây trồng trên mỗi loại đất, để từ đó có thể bố trí lại cơ
cấu cây trồng phù hợp nhằm khai thác tốt hơn lợi thế so sánh của từng vùng.
Những năm gần đây, cơ cấu kinh tế nông nghiệp của các nước đã gắn
phương thức sử dụng đất truyền thống với phương thức hiện đại và chuyển dịch
theo hướng cơng nghiệp hóa nơng nghiệp, nơng thơn. Các nước Châu Á đã rất chú
trọng trong việc đẩy mạnh công tác thủy lợi, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật về giống,
phân bón, các cơng thức ln canh để ngày càng nâng cao hiệu quả sử dụng đất
nông nghiệp. Một mặt phát triển công nghiệp chế biến nông sản, gắn sự phát triển
cơng nghiệp với bảo vệ mơi sinh, mơi trường.
Tóm lại, đất nơng nghiệp trên thế giới đã cịn khơng nhiều so với tổng diện
tích tự nhiên, lại cịn bị sử dụng kém hiệu quả và kém bền vững dẫn đến nhiều hệ
lụy xấu cho hiện tại và tương lai. Có nhiều nguyên nhân, nhưng nguyên nhân chủ
yếu vẫn là do con người. Nghiên cứu thực trạng sử dụng đất nông nghiệp trên thế

giới, tôi nhận thấy rằng tăng cường quản lý và sử dụng đất theo hướng nâng cao
hiệu quả là một việc làm cần thiết trong bối cảnh hiện nay.
2.1.3. Tình hình sử dụng đất nơng nghiệp ở Việt Nam
Việt Nam nằm trong vành đai nhiệt đới Bắc bán cầu, giữa một bên là đại
dương bao la với một bên là lục địa rộng lớn nên có khí hậu nhiệt đới gió mùa,

5


nắng, nóng, mưa nhiều, độ ẩm lớn thường có thiên tai, bão lụt, hạn hán… Địa hình
lại phân hóa mạnh, núi và cao nguyên chiếm 3/4 diện tích đất liền. Ngồi hai đồng
bằng rộng tại hai lưu vực sơng lớn đổ ra biển Đông là đồng bằng châu thổ sông
Hồng ở phía bắc và đồng bằng châu thổ sơng Cửu Long ở phía nam, các đồng
bằng cịn lại đều nhỏ, hẹp tạo thành một chuỗi nằm kẹp giữa biển Đông và đồi núi
phía tây, xếp ngắt quãng dọc theo vùng duyên hải Trung bộ. Độ dốc lớn lại mưa
nhiều nên đất đai rất dễ bị xói mịn, cịn nhiều vùng đất chịu ảnh hưởng mạnh của
các điều kiện tự nhiên bất lợi, việc khai thác sử dụng rất khó khăn.
Diện tích tự nhiên của Việt Nam tính đến ngày 01/01/2014 là 33.096.731 ha
bao gồm đất nông nghiệp 26.822.953 ha chiếm 81%; đất phi nông nghiệp
3.796.871 ha chiếm 11,5% và đất chưa sử dụng 2.476.908 ha chiếm 7,5% diện tích
tự nhiên (Bộ Tài Nguyên Và Môi Trường, 2014).
So với các nước trên thế giới Việt Nam là nước có quy mơ diện tích trung
bình, xếp thứ 66 trên tổng số trên 257 nước; xếp thứ 4 trong 11 nước Đông Nam
Á (sau Inđônêxia, Miến Điện, Thái Lan) nhưng đông dân vào hàng 14 trên thế giới
và xếp thứ 3 trong 11 nước Đơng Nam Á (sau Inđơnêxia và Philipin), nên bình
qn đất đai theo đầu người rất thấp.
Hơn 80% dân số Việt Nam sống chủ yếu bằng sản xuất nông lâm nghiệp,
trong khi đất sản xuất nông nghiệp chỉ chiếm 28,47% diện tích tự nhiên cả nước.
Bình qn đất sản xuất nông nghiệp trên đầu người chỉ đạt 0,11ha, trên khẩu nông
nghiệp đạt 0,14 ha, trên một hộ là 0,54 ha và trên một hộ nông nghiệp là 0,68 ha.

Với quy mơ diện tích như vậy thì khả năng tổ chức sản xuất theo phương thức kinh
tế hàng hóa lớn là rất hạn chế. Để phát triển một nền nông nghiệp đủ sức cung cấp
lương thực thực phẩm cho toàn dân và có một phần xuất khẩu cần biết cách khai
thác hợp lý đất đai, cần triệt để tiết kiệm đất, sử dụng đất có hiệu quả cao trên cơ
sở phát triển một nền nông nghiệp bền vững.
Những năm gần đây cơ cấu kinh tế nông nghiệp nước ta bước đầu đã gắn
phương thức truyền thống với phương thức công nghiệp hố và đang dần từng bước
xóa bỏ tính tự cấp, tự túc, chuyển dần sang sản xuất hàng hoá và phục vụ xuất khẩu.

Văn kiện Đại hội Đảng bộ khoá XI, 2011 cũng nêu: “Khai thác lợi thế của
nền nông nghiệp nhiệt đới để phát triển sản xuất hàng hóa lớn với năng suất, chất
lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh cao. Khuyến khích tập trung ruộng đất;
phát triển trang trại, doanh nghiệp nông nghiệp phù hợp về quy mô và điều kiện
của từng vùng. Trên cơ sở quy hoạch vùng, bố trí cơ cấu cây trồng, vật ni, mùa
6


vụ và giống phù hợp với nhu cầu thị trường và giảm thiệt hại do thiên tai, dịch
bệnh. Phát triển các hình thức bảo hiểm phù hợp trong nơng nghiệp. Đẩy nhanh áp
dụng tiến bộ khoa học và công nghệ hiện đại trong sản xuất, chế biến, bảo quản;
ưu tiên ứng dụng công nghệ sinh học để tạo nhiều giống cây trồng, vật ni và quy
trình sản xuất đạt năng suất, chất lượng và hiệu quả cao, tăng nhanh giá trị gia tăng
trên một đơn vị đất canh tác. Hỗ trợ phát triển các khu nông nghiệp công nghệ cao.
Đẩy mạnh chăn nuôi theo phương thức công nghiệp, bán công nghiệp, bảo đảm
chất lượng và an toàn dịch bệnh”.
Khối lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam tăng liên tục trong hơn 10 năm
qua, từ năm 1997, Việt Nam trở thành nước đứng thứ hai trên thế giới về xuất khẩu
gạo. Rau quả, cà phê, cao su, chè, điều, hồ tiêu đều tăng về sản lượng, khối lượng
và kim ngạch xuất khẩu. Về chăn nuôi, trong thời gian trên, các đàn gia súc, sản
lượng thịt, trứng, sữa đều tăng. Thuỷ hải sản nuôi trồng, khai thác cũng đều tăng

về sản lượng, kim ngạch xuất khẩu nông sản trong 11 năm gần đây bình quân tăng
mỗi năm 20% đã đạt và vượt 11 tỷ USD.
Bên cạnh những thành tựu đạt được, nông nghiệp Việt Nam cũng tồn tại và
phát sinh một số vấn đề:
-

Quỹ rừng, quỹ đất, quỹ nước, quỹ gien của nông nghiệp Việt Nam đang bị

thu hẹp đến giới hạn thấp, ảnh hưởng đến phát triển nông nghiệp. Rừng đang suy
giảm nhanh về số lượng và chất lượng. Diện tích rừng chỉ cịn chiếm 40,3% diện
tích tự nhiên, thấp xa so với độ an tồn của mơi trường sinh thái (Tổng cục Thống
kê, 2014).
Đất nông nghiệp và đất canh tác bình quân đầu người ngày càng giảm, do
dân số vẫn tiếp tục tăng nhanh, dẫn đến sự thiếu hụt tư liệu cơ bản để phát triển sản
xuất nông nghiệp. Diện tích đất đai bị xói mịn, thối hóa do việc phá rừng gây ra
cũng đang ngày càng tăng lên.
Môi trường sinh thái đang bị ô nhiễm nghiêm trọng ở một số địa phương
do chất thải công nghiệp, do sử dụng bừa bãi phân hóa học, hóa chất trừ sâu, diệt
cỏ, gây ô nhiễm đất canh tác, nguồn nước mặt, nước ngầm và để dư lượng chất độc
hại trong nông sản thực phẩm.
Đói nghèo đang cũng tồn tại ở nhiều vùng miền núi cũng như vùng nông
thôn đồng bằng.

7


*) Tình hình sử dụng đất đai của tỉnh Lạng Sơn
Lạng Sơn là một tỉnh thuộc vùng Đông Bắc, nằm ở tọa độ địa lý 20°27'22°19' vĩ Bắc và 106°06'-107°21' kinh Đơng với tổng diện tích tự nhiên tồn tỉnh
2


là 804 km chiếm 0,24% diện tích của cả nước.
Diện tích tự nhiên của Lạng Sơn năm 2014 là 831.009 ha, trong đó diện tích
đất nơng nghiệp là 688.362 ha (chiếm 82,83%); đất phi nơng nghiệp có diện tích
48.001 ha (chiếm 5,78%); Đất chưa sử dụng có diện tích 94.647 ha (chiếm 11,39%)
tổng diện tích tự nhiên (Báo cáo thống kê đất đai năm 2014 tỉnh Lạng Sơn).

Diện tích gieo trồng lúa vụ đông xuân là 36.000 ha, vụ mùa là 34.000 ha.
Diện tích gieo trồng cây lương thực có xu hướng giảm dần, chủ yếu diện tích cây
màu, diện tích lúa ổn định hơn. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến diện tích màu giảm
là do đời sống nhân dân đã được cải thiện nên màu không được sử dụng làm lương
thực như trước và một phần diện tích đã được chuyển sang trồng các cây trồng
khác có hiệu quả kinh tế cao hơn như trồng dưa, rau xanh..., những năm qua việc
thâm canh, tăng năng suất các loại cây trồng đã thu được kết quả lớn, nhất là cây
lúa.
Diện tích đất tự nhiên của tỉnh Lạng Sơn đến 2014 có 831.009 ha, giảm
1.067 ha so với năm 2012 và giảm 2.116 ha so với năm 2010. Nguyên nhân diện
tích tự nhiên giảm chủ yếu là do có sự thay đổi về phương pháp kiểm kê và một
phần do năm 2007 Bộ Tài nguyên và Môi trường phân bổ thêm diện tích cho tỉnh
2777,42 ha để điều chỉnh bằng hệ số K vào đất sông suối, đất chưa sử dụng. Mặt
khác, diện tích đất tự nhiên kỳ trước tính bằng phương pháp thủ cơng (dùng phim
và dùng máy đo diện tính bấm tay để tính) trên ranh giới Bản đồ địa giới hành
chính 364 lập năm 1994, chưa có rà sốt theo tài liệu mô tả và đối chiếu với thực
địa, nên chưa thể hiện được chính xác tổng diện tích tự nhiên của các huyện và của
toàn tỉnh. Trong kỳ kiểm kê này, diện tích tự nhiên của tồn tỉnh được tổng hợp từ
diện tích các khoanh đất trên bản đồ kết quả điều tra cấp xã với tất cả các khoanh
đất được đóng vùng trong phạm vi các huyện theo phần mềm chuyên ngành do Bộ
Tài nguyên và Môi trường ban hành .
Diện tích đất nơng nghiệp của tỉnh Lạng Sơn đã được tận dụng khá triệt để
cho việc sản xuất nông nghiệp. Những năm 1994 trở về trước năng suất lúa bình
quân cả năm của tỉnh Lạng Sơn chỉ đạt khoảng 20 đến 25 tạ/ha, đến nay năng suất

lúa bình quân đạt từ 39 đến 43,4 tạ/ha. Năng suất lúa tăng nhanh làm cho sản
lượng lúa cả năm từ 16 vạn tấn đã tăng lên (29- 30 vạn tấn). Có được kết

8


×