Tải bản đầy đủ (.docx) (124 trang)

Đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất kỳ đầu (2011 2015) trong phương án đến năm 2020 tại huyện hưng nguyên, tỉnh nghệ an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.43 MB, 124 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

LÊ THỊ THANH VÂN

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN QUY HOẠCH
SỬ DỤNG ĐẤT KỲ ĐẦU (2011-2015) TRONG
PHƯƠNG ÁN ĐẾN NĂM 2020 TẠI HUYỆN HƯNG
NGUYÊN, TỈNH NGHỆ AN

Ngành:

Quản lý đất đai

Mã số:

8850103

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS. Nguyễn Khắc Thời

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung
thực và chưa đưọc sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tơi xin cam đoan, các thơng tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ
nguồn gốc. /.
Hà Nội, ngày 19 tháng 11 năm 2018
Tác giả luận văn



Lê Thị Thanh Vân

i


LỜI CẢM ƠN
Để hồn thiện luận văn, bản thân tơi đã nhận được nhiều sự giúp đỡ tận tình, sự
đóng góp q báu của Thầy cơ cũng như cá nhân và tập thể.
Trước hết, cho phép tôi xin trân trọng bày tỏ lời cảm ơn đến PGS.TS. Nguyễn
Khắc Thời, Giảng viên Khoa Quản lý đất đai, Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận
tình, chỉ bảo tơi trong suốt thời gian tôi thực hiện đề tài luận văn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn sự góp ý khoa học của các Thầy, Cô trong Bộ môn
Trắc địa Bản đồ, Thầy cô trong Khoa Quản lý đất đai và Ban Quản lý Đào tạo, Học viện
Nông nghiệp Việt Nam đã tạo điều kiện thuận lợi cho tơi thực hiện và hồn thành đề tài.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ủy ban nhân dân huyện Hưng Ngun, Phịng Tài
ngun và Mơi trường huyện Hưng Nguyên, cán bộ địa chính của các xã, thị trấn thuộc
huyện Hưng Nguyên đã giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài tại địa bàn nghiên cứu.

Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi
điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tơi về mọi mặt, động viên khuyến khích tơi hồn thành
luận văn này./.
Một lần nữa tơi xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày 19 tháng 11 năm 2018
Tác giả luận văn

Lê Thị Thanh Vân

ii



MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN....................................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN............................................................................................................................. ii
MỤC LỤC................................................................................................................................. iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT.............................................................................................. vi
DANH MỤC BẢNG............................................................................................................... vii
DANH MỤC HÌNH............................................................................................................... viii
TRÍCH YẾU LUẬN VĂN...................................................................................................... ix
THESIS ABSTRACT............................................................................................................... xi
PHẦN 1. MỞ ĐẦU................................................................................................................... 1
1.1.

TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI.......................................................................... 1

1.2.

MỤC TIÊU, PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI..................................... 2

1.2.1.

Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................ 2

1.2.2.

Phạm vi nghiên cứu.................................................................................................. 2

1.3.

Ý NGHĨA KHOA HỌC, Ý NGHĨA THỰC TIỄN VÀ ĐÓNG GÓP

MỚI CỦA ĐỀ TÀI.................................................................................................. 3

PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU....................................................................................... 4
2.1.

CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT............................... 4

2.1.1.

Khái niệm và phân loại về đất đai......................................................................... 4

2.1.2.

Khái niệm, đặc điểm, vai trò và ý nghĩa của quy hoạch sử dụng đất ...............6

2.2.

CĂN CỨ PHÁP LÝ LẬP QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT CẤP
HUYỆN..................................................................................................................... 8

2.2.1.

Căn cứ pháp lý lập điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất....................................... 8

2.2.2.

Căn cứ khác............................................................................................................. 11

2.3.


NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG VỀ QUY HOẠCH, KẾ HOẠCH SỬ
DỤNG ĐẤT............................................................................................................ 12

2.3.1.

Nguyên tắc của quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất............................................ 12

2.3.2.

Căn cứ lập quy hoạch sử dụng đất cấp huyện.................................................... 13

2.3.3.

Nội dung quy hoạch sử dụng đất cấp huyện...................................................... 13

2.3.4.

Quy trình lập quy hoạch sử dụng đất cấp huyện............................................... 13

iii


2.3.5.

Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất và lập kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối
cấp huyện

15

2.4.


QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ
GIỚI VÀ VIỆT NAM 16

2.4.1.

Quy hoạch sử dụng đất của một số nước trên thế giới..................................... 16

2.4.2.

Quy hoạch sử dụng đất của Việt Nam hiện nay................................................. 18

2.4.3.

Quy hoạch sử dụng đất ở tỉnh Nghệ An hiện nay............................................. 21

2.5.

NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM TỪ VIỆC TỔ CHỨC THỰC
HIỆN QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT 22

PHẦN 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU......................................... 23
3.1.

ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU.................................................................................. 23

3.2

THỜI GIAN NGHIÊN CỨU................................................................................ 23


3.3.

ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU.............................................................................. 23

3.4.

NỘI DUNG NGHIÊN CỨU................................................................................. 23

3.4.1.

Điều kiện tự nhiên - kinh tế xã hội huyện Hưng Nguyên ................................ 23

3.4.2.

Đánh giá tình hình quản lý đất đai và hiện trạng sử dụng đất năm 2017
huyện Hưng Nguyên

23

Về phương án quy hoạch sử dụng đất huyện Hưng Nguyên giai đoạn
2011 - 2020 và kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất đến năm 2017
của huyện Hưng Nguyên

24

Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của phương án quy hoạch sử
dụng đất và kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối

24


3.4.3.

3.4.4.
3.5.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU....................................................................... 24

3.5.1.

Phương pháp điều tra, thu thập thông tin........................................................... 24

3.5.2.

Phương pháp thống kê và xử lý số liệu thống kê.............................................. 24

3.5.3.

Phương pháp phân tích so sánh............................................................................ 24

3.5.4.

Phương pháp điều tra thực địa.............................................................................. 25

3.5 .5.

Phương pháp đánh giá theo các tiêu chí............................................................. 25

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN................................................. 26
4.1.


ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA HUYỆN HƯNG
NGUYÊN, TỈNH NGHỆ AN 26

4.1.1.

Điều kiện tự nhiên của huyện............................................................................... 26

4.1.2.

Các nguồn tài nguyên............................................................................................ 28

iv


4.1.3.

Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên .......................29

4.1.4.

Thực trạng phát triển kinh tế xã hội của huyện Hưng Nguyên ....................... 30

4.1.5.

Thực trạng phát triển xã hội.................................................................................. 33

4.2.

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI VÀ HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG
ĐẤT HUYỆN HƯNG NGUYÊN....................................................................... 34


4.2.1.

Tình hình quản lý đất đai...................................................................................... 34

4.2.2.

Đánh giá hiện trạng sử dụng đất đai huyện Hưng Nguyên.............................. 41

4.3.

VỀ PHƯƠNG ÁN QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT GIAI ĐOẠN
(2011-2020) VÀ KẾT QUẢ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH SỬ DỤNG
ĐẤT ĐẾN NĂM 2017 CỦA HUYỆN HƯNG NGUYÊN............................. 47

4.3.1.

Về phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kết quả thực
hiện kế hoạch sử dụng đất của huyện đến năm 2017....................................... 47

4.3.2.

Đánh giá việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đến năm 2017
huyện Hưng Nguyên.............................................................................................. 50

4.3.3.

Hạng mục cơng trình trong phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm
2020 và kết quả thực hiện đến năm 2017 của huyện Hưng Nguyên .............61


4.4.

ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA
PHƯƠNG ÁN QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT VÀ KẾ HOẠC SỬ
DỤNG ĐẤT KỲ CUỐI CỦA HUYỆN HƯNG NGUYÊN............................ 72

4.4.1.

Giải pháp về chính sách đối với phát triển nông nghiệp, công nghiệpđô thị........................................................................................................................ 72

4.4.2.

Giải pháp về sử dụng đất theo các khu chức năng............................................ 73

4.4.3.

Giải pháp về nguồn lực và đầu tư........................................................................ 74

4.4.4.

Giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực.................................................................. 74

PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.............................................................................. 76
5.1.

KẾT LUẬN............................................................................................................. 76

5.2.

KIẾN NGHỊ............................................................................................................ 77


TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................................... 78
PHỤ LỤC.................................................................................................................................. 80

v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

CNH - HĐH

Cơng nghiệp h óa, hiện đại hóa

CP

Chínhphủ

DA

Dự án

ĐKTN

Điều kiện tự nhiên

ĐVT


Đơn vị tính

GCN QSDĐ

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

GPMB

Giải phóng mặt bằng

KD

Kinh doanh

KHSDĐ

Kế hoạch sử dụng đất

KT-XH

Kinh tế - xã hội



Lao động

MTTQ

Mặt trận Tổ quốc


NTM

Nơng thơn mới

NVH

Nhà văn hóa



Quyết định

QH

Quốc hội

QHSDĐ

Quy hoạch sử dụng đất

SDĐ

Sử dụng đất

TMDV

Thương mại dịch vụ

TN


Tự nhiên

TT

Thứ tự

UBND

Ủy ban nhân dân

VLXD

Vật liệu xây dựng

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Kết quả quy hoạch sử dụng đất của cả nước đến năm 2015 ........................... 19
Bảng 4.1. Một số chỉ tiêu về dân số, lao động, việc làm ................................................... 33
Bảng 4.2. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp năm 2017 huyện Hưng Nguyên ..........43
Bảng 4.3. Hiện trạng sử dụng đất phi nông nghiệp huyện Hưng Nguyên năm 2017 . . .45
Bảng 4.4. Phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 huyện Hưng Nguyên .....49
Bảng 4.5. Kết quả thực hiện các chỉ tiêu sử dụng đất nông nghiệp huyện Hưng
Nguyên

51

Bảng 4.6. Kết quả thực hiện các chỉ tiêu sử dụng đất phi nông nghiệp huyện
Hưng Nguyên 54

Bảng 4.7. Hạng mục cơng trình đăng ký nhu cầu sử dụng đất giai đoạn (2016 –
2020) huyện Hưng Nguyên

vii

62


DANH MỤC HÌNH
Hình 4. 1. Vị trí huyện Hưng Ngun trong tỉnh Nghệ An............................................... 26
Hình 4.2. Dự án Visip đang thực hiện tại huyện Hưng Nguyên ...................................... 72

viii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Lê Thị Thanh Vân
Tên Luận văn: Đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất kỳ đầu (2011-2015)
trong phương án đến năm 2020 tại huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An
Ngành: Quản lý đất đai

Mã số: 8850103

Tên cơ sở đào tạo: Học Viện Nơng Nghiệp Việt
Nam Mục đích nghiên cứu
Đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất kỳ đầu (2011-2015) trong
phương án đến năm 2020 tại huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An và đề xuất các giải pháp
thực hiện quy hoạch sử dụng đất của huyện trong giai đoạn cuối của kỳ quy hoạch

Phương pháp nghiên cứu

-

Phương pháp điều tra, thu thập thông tin;

-

Phương pháp thống kê và xử lý số liệu thống kê;

-

Phương pháp so sánh;

-

Phương pháp điều tra thực địa;

-

Phương pháp đánh giá theo các tiêu chí.

Kết quả chính và kết luận
Hưng Ngun nằm ở phía Đơng Nam Nghệ an là huyện phụ cận Thành phố
Vinh, gần thị trường tiêu thụ hàng hố và dịch vụ, có điều kiện tiếp cận nhanh với sự
phát triển chung của cả tỉnh. Tồn huyện có tổng diện tich tự nhiên 15929.16 ha,tính
đến năm 2017 tổng dân số của huyện là 115.433 người. Với vị trí địa lý thuận lợi,
nguồn lao động dồi dào, chất lượng lao động không ngừng được nâng cao là lợi thế
của huyện trong phát triển công nghiệp, dịch vụ, trên địa bàn.
1.
Hưng Ngun nằm ở phía Đơng Nam Nghệ An là huyện phụ cận Thành phố
Vinh, gần thị trường tiêu thụ hàng hố và dịch vụ, có điều kiện tiếp cận nhanh với sự

phát triển chung của cả tỉnh. Tồn huyện có tổng diện tich tự nhiên 15929.16 ha,tính
đến 31/12/2017 tổng dân số của huyện là 113.170 người. Với vị trí địa lý thuận lợi,
nguồn lao động dồi dào, chất lượng lao động không ngừng được nâng cao là lợi thế
của huyện trong phát triển công nghiệp, dịch vụ, trên địa bàn.
2.
Đánh giá việc thực hiện các chỉ tiêu sử dụng đất kỳ đầu trong phương án
quy hoạch đến năm 2020 của huyện Hưng Nguyên cho thấy:
Đối với đất nơng nghiệp: Tính đến năm 2015 nhóm đất này có 6/7 loại đất đạt
và vượt chỉ tiêu quy hoạch là đất trồng lúa tăng 965,93 ha đạt 117,21% kế hoạch; đất

ix


trồng cây lâu năm tăng 342,52 ha đạt 133,04 % kế hoạch; đất rừng phòng hộ tăng
85,38 ha đạt 114,82 % kế hoạch; đất rừng sản xuất tăng 153,71 ha đạt 123,18% kế
hoạch; đất nuôi trồng thủy sản tăng 54,41 ha đạt 111,64% kế hoạch; đất nông nghiệp
khác không thay đổi. Một chỉ tiêu không đạt là đất trồng cây hàng năm khác giảm 55,5
ha đạt 94,7% kế hoạch.
Đối với đất phi nơng nghiệp: Nhóm đất này có nhiều loại đất không đạt chỉ
tiêu. Cụ thể: Đất ở nông thôn giảm 463,62 ha, đạt 58,34 % so với kế hoạch; đất trụ sở
cơ quan cơng trình sự nghiệp giảm 3,81 ha đạt 84,89% kế hoạch; đất quốc phòng giảm
247,31 ha đạt 10,95% kế hoạch; đất an ninh giảm 0,09 ha đạt 92,17% kế hoạch; đất
thương mại dịch vụ giảm 55,33 ha đạt 48,66% kế hoạch; đất phát triển hạ tầng giảm
94,03 ha đạt 95,22% kế hoạch; đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp giảm 148,94
ha đạt 24,86% kế hoạch; đất có di tích lịch sử văn hóa giảm 82,76 ha đạt 12,39% kế
hoạch; đất nghĩa trang nghĩa địa giảm 92,11 ha đạt 65,515% kế hoạch. Có 5 loại đất
đạt và vượt kế hoạch là đất ở tại đô thị (119,4% kế hoạch), đất khu công nghiệp
(114,62% kế hoạch), đất tơn giáo tín ngưỡng (140,555 kế hoạch), đất sơng suối và mặt
nước chuyên dung (109,67% kế hoạch), đất phi nông nghiệp khác (100% kế hoạch).
3.

Để thực hiện các chỉ tiêu sử dụng đất kỳ cuối trong phương án quy hoạch
đến năm 2020 được tốt hơn cần phải thực hiện đồng bộ các nhóm giải pháp sau đây:
Giải pháp về chính sách đối với phát triển nông nghiệp, công nghiệp- đô thị;
Giải pháp về sử dụng đất theo các khu chức năng; Giải pháp về nguồn lực và đầu tư;
Giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực.

x


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Le Thi Thanh Van
Thesis title: Evaluating the results of implementation of land use planning for the first
period (2011-2015) in the plan to 2020 in Hung Nguyen district, Nghe An province.
Major: Land Management

Code: 8850103

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Research Objectives
Evaluation of the implementation of land use planning in the period (2011-2015)
in the plan to 2020 in Hung Nguyen district, Nghe An province and proposed solutions to
implement the land use planning of the district in the final stage of planning period

Materials and Methods
-

Method of investigation, information collection.

-


Statistical methods and processing of statistics.

-

Methods of analysis and comparison.

-

Field survey method.

-

Synthetic evaluation method.

Main findings and conclusions
1.

Hung Nguyen is located in the southeast of Nghe An, adjacent to Vinh

City, near the market for goods and services, with quick access to the development of
the whole province. The district has a total natural area of 15,929.17 ha, as of 2017 the
total population of the district is 115.433 people. With its favorable geographical
position, abundant labor force and high quality of labor, the district's advantages in
industrial and service development are high.
2.
Evaluating the implementation of land use criteria in the first planning
period of 2020 in Hung Nguyen district:
For agricultural land: Up to 2015, this land group has 6/7 land categories
reaching and exceeding the planned target of 965.93 hectares of paddy land, gaining
117.21% of the plan; Land for perennial crops increased by 342.52 hectares, reaching

133.04% of the plan; Land for protection forest increased 85.38 hectares to reach
114.82% of the plan; Production forest land increased by 153.71 ha, accounting for
123.18% of the plan; land for aquaculture increased by 54.41 hectares to 111.64% of the

xi


plan; Other agricultural land does not change. Another failing criterion is that the area
of other annual crops decreased by 55.5 hectares to 94.7% of the plan.
For non-agricultural land: This type of land has many types of land that do
not meet the criteria. Specifically: Land in rural areas decreased 463.62 ha, reaching
58.34% compared with the plan; land of offices of non-business agencies fell by 3.81
hectares to reach 84.89% of the plan; land and defense land decreased by 247.31
hectares to 10.95% of the plan; security land decreased by 0.09 hectares, reaching
92.17% of the plan; land for trade and services decreased by 55.33 hectares,
equivalent to 48.66% of the plan; land for infrastructure development decreased 94.03
ha reaching 95.22% of the plan; non-agricultural production land decreased by 148.94
hectares, equivalent to 24.86% of the plan; the area of historical and cultural relics fell
by 82.76 hectares to 12.39% of the plan; Cemetery area fell 92.11 ha reaching
65.515% of the plan. There are 5 types of land reaching and exceeding the plan: urban
residential land (119.4% of the plan), industrial park land (114.62% of the plan),
religious faith land (140,555 plan) streams and water surface (109,67% of plan), nonagricultural land (100% of plan).
3.
In order to implement the final indicators of land use in the plan for the
period up to 2020, it is necessary to implement the following groups of solutions in
the same way: Solutions to improve the quality of planning and land use plans;
Solutions on the mechanism and policies of the State; Solutions on resources and
investment; Land use measures; Scientific and technological solutions; Solutions on
land protection and improvement and environmental protection; Solutions on training
human resources; Solution on implementation organization.


xii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Đất đai một tài nguyên vô cùng quý giá, vừa là tư liệu sản xuất đặc biệt
khơng gì có thể thay thế được, mơi trường sống, cịn là địa bàn phân bố của các
khu dân cư, xây dựng các cơng trình kinh tế, văn hóa, xã hội và an ninh quốc
phịng. Đất đai ngồi các yếu tố tự nhiên cịn chịu tách động của yếu tố con người,
kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của mỗi quốc gia, vùng lãnh thổ.
Việc quản lý và sử dụng nguồn tài nguyên này bền vững thì việc đầu tiên
cần lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai cả dài hạn và ngắn hạn. Do đó, quy
hoạch và kế hoạch sử dụng đất đai là một trong 15 nội dung quản lí nhà nước về
đất đai, được ghi nhận tại Chương 4- Luật Đất đai 2013. Trong đó việc lập quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện được quy định tại điều 40 chương 4 Luật
Đất đai năm 2013.
Sau 5 năm thực hiện quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử
dụng đất 5 năm (2011-2015) cấp quốc gia theo Nghị quyết số 17/2011/QH13 ngày
22/11/2011 của Quốc Hội khóa 13 đã đạt được những kết quả tích cực, góp phần
quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội, công tác quản lý đất đai từng bước đi
vào nề nếp, sử dụng đất đai hiệu quả cao hơn. Tuy nhiên, trong quá trình tổ chức
thực hiện quy hoạch vẫn còn nhiều bất cập, giữa quy hoạch phát triển kinh tế -xã
hội, quy hoạch ngành còn chồng chéo. Nhiều nội dụng quy hoạch sử dụng đất ở
các đô thị chỉ mang tính thống kê về số liệu và tổng hợp nhu cầu sử dụng đất của
các ngành tại địa phương không phù hợp với yêu cầu phát triển của nền kinh tế thị
trường. Ngoài ra năng lực cán bộ làm cơng tác lập quy hoạch cịn yếu kém, đầu tư
cho việc lập quy hoạch chưa được quan tâm, công tác kiểm tra, giám sát việc thực
hiện quy hoạch chưa đáp ứng yêu cầu.
Huyện Hưng Nguyên thuộc tỉnh Nghệ An, những năm gần đây, nhờ khai

thác có hiệu quả tiềm năng đất đai, đánh giá đúng vai trò, ý nghĩa của công tác quy
hoạch, lập kế hoạch sử dụng đất và thực hiện tốt các quy định của nhà nước về
quản lý đất đai nên đã góp phần làm cho nền kinh tế của huyện phát triển khá toàn
diện, đời sống nhân dân được nâng cao, thu hút đầu tư lớn, trên một số lĩnh vực đã
có bước đột phá.

1


Hiện nay, để phù hợp với tốc độ phát triển kinh tế của huyện, khắc phục hạn
chế, tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện thi hành Luật Đất đai, lập quy hoạch sử dụng
đất là việc làm có ý nghĩa hết sức quan trọng, giúp cho các cấp, các ngành sắp xếp,
bố trí, sử dụng hợp lý và có hiệu quả nguồn tài nguyên đất đai. Đó là căn cứ quan
trọng để UBND huyện Hưng Nguyên triển khai thực hiện đề án Quy hoạch sử
dụng đất đến năm 2020. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai lập và tổ chức thực
hiện vẫn còn một số tồn tại nhất định. Đặc biệt sau khi phương án quy hoạch sử
dụng đất đã được phê duyệt và đưa vào thực hiện thì tình hình theo dõi, giám sát
cịn một số bất cập dẫn đến tình trạng sử dụng đất khơng hợp lí hoặc không điều
chỉnh kịp thời những biến động về sử dụng đất trong quá trình thực hiện phương
án quy hoạch tại địa phương. Với mục tiêu giúp địa phương nhìn nhận đánh giá kết
quả thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, phân tích, đánh giá
những kết quả đã đạt được và những tồn tại bất cập trong quá trình thực hiện kế
hoạch sử dụng đất giai đoạn đầu (2011- 2015), năm 2016 và năm 2017, đề xuất các
giải pháp nhằm nâng cao tính khả thi của phương án quy hoạch sử dụng đất; khắc
phục những nội dung sử dụng đất bất hợp lí, kiến nghị điều chỉnh những nội dung
của phương án quy hoạch sử dụng đất không theo kịp những biến động trong phát
triển kinh tế - xã hội của địa phương trong những năm tới
Chính vì vậy, việc nghiên cứu thực hiện đề tài: “Đánh giá kết quả thực
hiện quy hoạch sử dụng đất kỳ đầu (2011-2015) trong phương án đến năm 2020
tại huyện Hưng Nguyên- tỉnh Nghệ An” là cần thiết và có ý nghĩa thực tiễn.

1.2. MỤC TIÊU, PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kết quả thực
hiện kế hoạch sử dụng đất đến năm 2017 của huyện Hưng Nguyên.
Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả việc thực hiện điều chỉnh
quy hoạch sử dụng đất của huyện trong giai đoạn (2016-2020).
1.2.2. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu hiện trạng sử dụng đất năm 2017, kế hoạch sử dụng đất năm
2015, năm 2016, năm 2017 huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An.
Nghiên cứu phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 của huyện
Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An.

2


Nghiên cứu các hạng mục cơng trình đăng ký sử dụng đất trong kỳ quy
hoạch đến năm 2020 và kết quả thực hiện đến năm 2017
1.3. Ý NGHĨA KHOA HỌC, Ý NGHĨA THỰC TIỄN VÀ ĐÓNG GÓP MỚI
CỦA ĐỀ TÀI
Ý nghĩa khoa học: Góp phần bổ xung cơ sở khoa học về thực hiện các chỉ
tiêu sử dụng đất trong phương án quy hoạch sử dụng đất cấp huyện đã được các
cấp phê duyệt.
Ý nghĩa trong thực tiễn: Giúp cho cấp chính quyền địa phương trong việc
thực hiện quy hoạch các loại đất phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế-xã hội
của địa phương
Những đóng góp mới: Luận văn đã đánh giá được những tồn tại trong quá
trình thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất trong giai đoạn (2011-2015) và
đề xuất giải pháp phù hợp để thực hiện điều chỉnh các chỉ tiêu sử dụng đất kỳ cuối
(2016-2020).


3


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT
2.1.1. Khái niệm và phân loại về đất đai
2.1.1.1. Khái niệm về đất đai
Luật đất đai 2013 đã khẳng định “Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng
quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi
trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các cơng tình kinh tế,
văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng”.
Về mặt thuật ngữ khoa học “Đất” và “Đất đai” có sự phân biệt nhất định.
Theo các nhà khoa học thì “Đất” tương đương với từ “Soil” trong tiếng Anh, nó có
nghĩa trùng với thổ hay thổ nhưỡng bao hàm ý nghĩa về tính chất của nó. Cịn “Đất
đai” tương đương với từ “Land” trong tiếng Anh, nó có nghĩa về phạm vi khơng
gian của đất hay có thể hiểu là lãnh thổ.
Tuy nhiên, khái niệm đất đai có thể hiểu như sau:
“Đất đai là một diện tích cụ thể của bề mặt trái đất bao gồm tất cả các cấu
thành của môi trường sinh thái ngay trên và dưới bề mặt đó như: Khí hậu bề mặt,
thổ nhưỡng, dạng địa hình, mặt nước, các lớp trầm tích sát bề mặt cùng với nước
ngầm vá khống sản trong lịng đất, tập đồn động thực vật, trạng thái định cư của
con người, những kết quả của con người trong quá khứ và hiện tại để lại (san nền,
hồ chứa nước hay hệ thống tiêu thoát nước, đường sá, nhà cửa...)”. (Lê Quang Trí,
2005).
2.1.1.2. Phân loại đất đai
Theo Luật đất đai 2013, căn cứ vào mục đích sử dụng, đất đai được phân
loại như sau:
- Nhóm đất nơng nghiệp bao gồm các loại đất:
+ Đất trồng cây hàng năm gồm đất trồng lúa và đất trồng cây hàng năm khác;


+ Đất trồng cây lâu năm;
+ Đất rừng sản xuất;
+ Đất rừng phòng hộ;
+ Đất rừng đặc dụng;

4


+ Đất nuôi trồng thủy sản;
+ Đất làm muối;
+
Đất nông nghiệp khác gồm đất sử dụng để xây dựng nhà kính và các loại
nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt, kể cả các hình thức trồng trọt khơng trực
tiếp trên đất; xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại động vật
khác được pháp luật cho phép; đất trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản cho
mục đích học tập, nghiên cứu thí nghiệm; đất ươm tạo cây giống, con giống và đất
trồng hoa, cây cảnh.
- Nhóm đất phi nơng nghiệp:
+ Đất ở gồm đất ở tại nông thôn, đất ở tại đô thị;
+ Đất xây dựng trụ sở cơ quan;
+ Đất sử dụng vào mục đích quốc phịng, an ninh;
+

Đất xây dựng cơng trình sự nghiệp gồm đất xây dựng trụ sở của tổ chức

sự nghiệp; đất xây dựng cơ sở văn hóa, xã hội, y tế, giáo dục và đào tạo, thể dục
thể thao, khoa học và công nghệ, ngoại giao và công trình sự nghiệp khác;
+
Đất sản xuất, kinh doanh phi nơng nghiệp gồm đất khu công nghiệp, cụm
công nghiệp, khu chế xuất; đất thương mại, dịch vụ; đất cơ sở sản xuất phi nơng

nghiệp; đất sử dụng cho hoạt động khống sản; đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm
đồ gốm;
+

Đất sử dụng vào mục đích cơng cộng gồm đất giao thông (gồm cảng hàng

không, sân bay, cảng đường thủy nội địa, cảng hàng hải, hệ thống đường sắt, hệ
thống đường bộ và cơng trình giao thơng khác); thủy lợi; đất có di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh; đất sinh hoạt cộng đồng, khu vui chơi, giải trí cơng
cộng; đất cơng trình năng lượng; đất cơng trình bưu chính, viễn thơng; đất chợ; đất
bãi thải, xử lý chất thải và đất cơng trình cơng cộng khác;
+ Đất cơ sở tơn giáo, tín ngưỡng;
+ Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng;
+ Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối và mặt nước chuyên dùng;
+
Đất phi nông nghiệp khác gồm đất làm nhà nghỉ, lán, trại cho người lao
động trong cơ sở sản xuất; đất xây dựng kho và nhà để chứa nông sản, thuốc bảo
vệ thực vật, phân bón, máy móc, cơng cụ phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và

5


đất xây dựng cơng trình khác của người sử dụng đất khơng nhằm mục đích kinh
doanh mà cơng trình đó khơng gắn liền với đất ở.
Nhóm đất chưa sử dụng gồm các loại đất chưa xác định mục đích sử dụng.
(Luật đất đai năm 2013).
2.1.2. Khái niệm, đặc điểm, vai trò và ý nghĩa của quy hoạch sử dụng đất
2.1.2.1. Khái niệm về quy hoạch sử dụng đất
Quy hoạch là việc tổ chức, sắp xếp một hiện tượng kinh tế xã hội theo một
trật tự hợp lý trong một khoảng thời gian.
Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt, là đối tượng của các mối quan hệ sản

xuất trong lĩnh vực sử dụng đất. Việc tổ chức sử dụng đất đai chính là một hiện
tượng kinh tế xã hội.
QHSDĐ là hệ thống các biện pháp của Nhà nước về tổ chức quản lý và sử
dụng đất đai một cách đầy đủ, hợp lý, tiết kiệm, khoa học và có hiệu quả cao nhất
thơng qua việc bố trí, sắp xếp tồn bộ quỹ đất đai cho các mục đích sử dụng, đáp
ứng nhu cầu về đất cho phát triển kinh tế- xã hội, góp phần bảo vệ tài ngun và
mơi trường.
Hệ thống biện pháp của Nhà nước gồm biện pháp kỹ thuật, biện pháp kinh
tế, biện pháp pháp chế và biện pháp khác nhằm xây dựng và thực hiện công tác
quy hoạch sử dụng đất.
Tính đầy đủ trong quy hoạch: Mọi loại đất đều được đưa vào sử dụng theo
các mục đích nhất định.
Tính hợp lý: Đặc điểm tính chất tự nhiên, vị trí, diện tích đất phù hợp với
yêu cầu và mục đích sử dụng đất.
Tính khoa học: Áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật và các biện pháp
tiên tiến.
Tính hiệu quả: Đáp ứng đồng bộ cả ba lợi ích về kinh tế, xã hội, mơi trường.

Tóm lại, quy hoạch sử dụng đất đai là quá trình hình thành các quyết định
nhằm tạo điều kiện đưa đất đai vào sử dụng bền vững để mang lại lợi ích cao nhất,
thực hiện đồng thời hai chức năng: Điều chỉnh các mối quan hệ đất đai và tổ chức
sử dụng đất như tư liệu sản xuất đặc biệt với mục đích nâng cao hiệu quả sản xuất
của xã hội kết hợp bảo vệ đất và môi trường. (Tài liệu bồi dưỡng cơng chức nguồn
địa chính- xây dựng xã, phường, thị trấn Hà Nội, 2015)

6


2.1.2.2. Đặc điểm của quy hoạch sử dụng đất
Quy hoạch sử dụng đất đai thuộc loại quy hoạch có tính lịch sử xã hội, tính

khống chế vĩ mơ, tính chỉ đạo, tính tổng hợp trung và dài hạn, là bộ phận hợp
thành quan trọng của hệ thống kế hoạch phát triển xã hội và kinh tế quốc dân. Các
đặc điểm quy hoạch sử dụng đất đai được cụ thể như sau:
 Tính lịch sử - xã hội.
Mỗi giai đoạn lịch sử phát triển của mỗi quốc gia, vùng lãnh thổ khác nhau
vì thế lịch sử phát triển xã hội chính là lịch sử phát triển của quy hoạch sử dụng đất
đai. Ở nước ta, đất đai luôn là sở hữu tồn dân, do nhà nước quản lý.
 Tính tổng hợp
Tính tổng hợp biểu hiện chủ yếu ở hai mặt: Đối tượng của quy hoạch là
khai thác, sử dụng, cải tạo, bảo vệ. Toàn bộ tài nguyên đất đai cho nhu cầu của
toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Quy hoạch sử dụng đất đai đề cập đến nhiều lĩnh vực
về khoa học, kinh tế và xã hội như: Khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, dân số và
đất đai, sản xuất nơng, cơng nghiệp, mơi trường sinh thái...
 Tính dài hạn
Để phát triển kinh tế -xã hội ổn định, bền vững, quy hoạch sử dụng đất đai
phải có tính dài hạn.Thường thời gian của quy hoạch sử dụng đất đai khoảng 10
năm đến 20 năm hoặc lâu hơn nữa.
 Tính chiến lược và chỉ đạo vĩ mơ.
Với đặc tính trung và dài hạn, quy hoạch sử dụng đất đai chỉ dự kiến trước
được các xu thế thay đổi phương hướng, mục tiêu, cơ cấu và phân bố sử dụng đất
(chỉ ra được tính đại thể, khơng dự kiến được các hình thức và nội dung cụ thể, chi
tiết của sự thay đổi). Vì vậy, quy hoạch sử dụng đất đai là quy hoạch mang tính
chiến lược, các chỉ tiêu của quy hoạch mang tính chỉ đạo vĩ mơ, tính phương
huớng và khái lược về sử dụng đất.
 Tính chính sách
Khi xây dựng phương án quy hoạch sử dụng đất phải qn triệt các chính
sách và quy định có liên quan đến đất đai của Đảng và Nhà nước, đảm bảo cụ thể
mặt bằng đất đai của các mục tiêu phát triển kinh tế quốc dân, phát triển ổn định
kinh tế chính trị xã hội; tuân thủ các chỉ tiêu, các quy định khống chế về dân số,
đất đai và môi trường sinh thái.


7


 Tính khả biến
Kinh tế xã hội, khoa học kỹ thuật phát triển mạnh, đời sống của con người
đòi hỏi càng cao, các nhu cầu luôn biến đổi, cùng với những thay đổi đó các chính
sách của nhà nước cũng thay đổi theo. Do đó, các dự kiến quy hoạch là cần thiết.
Điều này thể hiện tính khả biến của quy hoạch. (Nguyễn Hữu Ngữ, 2010)
2.1.2.3. Vai trò và ý nghĩa của quy hoạch sử dụng đất
Việc lập QHSDĐ có ý nghĩa đặc biệt quan trọng không chỉ cho trước mắt
mà cả lâu dài. Căn cứ vào đặc điểm tự nhiên, phương hướng, nhiệm vụ và mục tiêu
phát triển kinh tế xã hội của mỗi vùng lãnh thổ, quy hoạch sử dụng đất được tiến
hành nhằm định hướng cho các cấp. Từ đó xác lập sự ổn định về mặt pháp lý cho
công tác quản lý nhà nước về đất đai, làm cơ sở để giao đất và đầu tư để phát triển
sản xuất, đảm bảo an ninh lương thực và phục vụ các nhu cầu dân sinh, nhu cầu
văn hóa xã hội.
QHSDĐ tạo điều kiện để sử dụng đất đai hợp lý hơn. Trên cơ sở phân hạng
đất đai, bố trí sắp xếp các loại đất đai quy hoạch sử dụng đất đai tạo ra cái khung
bắt các đối tượng quản lý và sử dụng đất đai theo khung đó.
QHSDĐ là biện pháp hữu hiệu của nhà nước nhằm tổ chức lại việc sử dụng
đất đai theo đúng mục đích, hạn chế sự chồng chéo gây lãng phí đất đai, tránh tình
trạng chuyển mục đích tùy tiện, làm giảm sút nghiêm trọng quỹ đất nông, lâm
nghiệp. Ngăn chăn các hiện tượng tiêu cực, tranh chấp, lấn chiếm hủy hoại đất,
phá vỡ cân bằng sinh thái, gây ô nhiễm môi trường dẫn đến những tổn thất hoặc
kìm hãm sản xuất, phát triển kinh tế xã hội và các hậu quả khó lường về bất ổn
chính trị, an ninh quốc phịng ở từng địa phương, đặc biệt là trong giai đoạn nền
kinh tế thị trường.
QHSDĐ có ý nghĩa rất quan trọng cho các ngành, các lĩnh vực hoạt động
trong xã hội. Nó định hướng sử dụng đất đai cho các ngành, chỉ rõ các địa điểm để

phát triển các ngành, giúp cho các ngành yên tâm trong đầu tư phát triển. (Nguyễn
Hữu Ngữ, 2010).
2.2. CĂN CỨ PHÁP LÝ LẬP QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT CẤP HUYỆN
2.2.1. Căn cứ pháp lý lập điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất
Luật đất đai 2013 của Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về việc thi
hành luật đất đai;

8


Nghị quyết số 26-NQ/TW, ngày 30/7/2013 của Bộ chính trị về phương
hướng, nhiệm vụ phát triển tỉnh Nghệ An đến năm 2020;
Nghị quyết số 70/2013/NQ-CP ngày 07/6/2013 của Chính phủ xét duyệt
quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 05 năm (2011-2015)
tỉnh Nghệ An;
Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ về thi hành
Luật Đất đai;
Nghị định số 44/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014 của Chính phủ Quy định về
giá đất;
Nghị định số 45/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014 của Chính phủ Quy định về
thu tiền sử dụng đất;
Nghị định số 46/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014 của Chính phủ quy định về
thu tiền thuê đất, thuê mặt nước;
Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014 của Chính phủ quy định về
bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất;
Nghị định số 35/2015/NĐ-CP ngày 13/04/2015 của Chính phủ về quản lý,
sử dụng đất trồng lúa;
Nghị định số 43/2015/NĐ-CP ngày 06/05/2015 của Chính phủ quy định
lập, quản lý hành lang bảo vệ nguồn nước;

Nghị định số 135/2016/NĐ-CP ngày 09/09/2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ
sung một số điều của các Nghị định quy định về thu tiền sử dụng đất, thu tiền thuê
đất, thuê mặt nước;
Nghị định số 01/2017/NĐ-CP ngày 06/01/2017 của Chính phủ sửa đổi bổ
sung một số nghi định quy định chi tiết thi hành luật đất đai;
Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ về
ban hành bộ tiêu chí nơng thơn mới; Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 4/6/2010
của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt chương trình mục tiêu Quốc gia vê xây
dựng nơng thơn mới giai đoạn 2010 - 2020;
Quyết định số 558/QĐ-TTg ngày 5/4/2016 của Thủ tướng Chính phủ về
việc ban hành Tiêu chí huyện nông thôn mới và Quy định huyện, thị xã trực thuộc
cấp tỉnh hồn thành nhiệm vụ xây dựng nơng thơn mới;
Quyết định 2082/QĐ-TTg ngày 21/11/2011 của Thủ tướng Chính phủ về

9


việc phê duyệt quy hoạch xây dựng Nam Nghệ An - Bắc Hà Tĩnh đến năm 2025;
Quyết định số 52/QĐ – TTg ngày 14/01/2015 của Thủ tướng Chính phủ
Phê duyệt Điều chỉnh quy hoạch chung Thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An đến năm
2030, tầm nhìn 2050;
Quyết định số 10/2015/QĐ-TTg ngày 03/4/2015 của Thủ tướng Chính phủ
về việc sửa đổi, bổ sung khoản 1 điều 2 Quy chế hoạt động của Khu kinh tế Đông
Nam Nghệ An ban hành kèm theo Quyết định số 21/2010/QĐ-TTg ngày 03/3/2010
của Thủ tướng Chính phủ đã được sửa đổi, bổ sung tại Quyết định số 67/2014/QĐTTg ngày 04/12/2014 của Thủ tướng Chính phủ;
Quyết định số 620/QĐ – TTg ngày 12/5/2015 của Thủ tướng Chính phủ về
việc Phê duyệt Điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH tỉnh Nghệ An đến
năm 2020;
Quyết định số 1980/QĐ-TTg ngày 17/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ
ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về Nơng thơn mới giai đoạn 2016 – 2020;

Thông tư số 28/2014/TT-BTNMT ngày 02/6/2014 của Bộ Tài nguyên và
Môi trường về việc hướng dẫn thực hiện thống kê, kiểm kê đất đai và xây dựng
bản đồ hiện trạng sử dụng đất;
Thông tư số 29/2014/TT-BTNMT ngày 02/6/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi
trường quy định chi tiết việc lập, điều chỉnh và thẩm định quy hoạch, KHSDĐ;

Thông tư số 09/2015/TT-BTNMT ngày 23/3/2015 của Bộ Tài nguyên và
Môi trường về Ban hành Định mức kinh tế - kỹ thuật lập, điều chỉnh quy hoạch,
KHSDĐ;
Thông tư số 24/2016/TT-BTNMT ngày 09/9/2016 của Bộ Tài nguyên và
Môi trường quy định việc xác định và công bố vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy
nước sinh hoạt;
Quyết định số 260/QĐ-UBND ngày 24/6/2014 của UBND tỉnh Nghệ An về
việc xét duyệt Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 05 năm
kỳ đầu (2011 - 2015) của huyện Hưng Nguyên;
Các quyết định ngành lĩnh vực có liên quan: Quyết định số 89/QĐ-UBND
ngày 15/9/2009 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Nghệ An về việc phê duyệt quy hoạch
phát triển Thương mại đến năm 2020; Quyết định số 1395/QĐ-UBND.ĐC ngày
27/4/2011 của UBND tỉnh v/v phê duyệt kế hoạch hành động ứng phó biến đổi

10


khí hậu của tỉnh Nghệ An giai đoạn 2011-2015 có tính đến năm 2020; Quyết định
số 1776/QĐ-UBND ngày 24/5/2012 của UBND tỉnh về việc điều chỉnh, bổ sung
quy hoạch phát triển Công nghiệp tỉnh Nghệ An giai đoạn 2011-2020; Quyết định
số 06/QĐ-UBND ngày 16/01/2013 của UBND tỉnh v/v phê duyệt quy hoạch phát
triển giáo dục và đào tạo tỉnh Nghệ An giai đoạn 2012-2020; Quyết định số
4531/QĐ-UBND ngày 7/10/2013 của UBND tỉnh v/v phê duyệt Quy hoạch sử
dụng đất trồng lúa tỉnh Nghệ An đến năm 2020, có tính đến năm 2030; Quyết định

số 119/2014/QĐ-UBND ngày 30/12/2014 của UBND tỉnh Nghệ An về việc ban
hành bảng giá các loại đất giai đoạn từ ngày 01/01/2015 đến 31/12/2019 trên địa
bàn huyện Hưng Nguyên; Quyết định số 58/2015/QĐ-UBND ngày 13/10/2015 của
UBND tỉnh ban hành quy định về bồi thường, hỗ trợ và TĐC khi Nhà nước thu hồi
đất trên địa bàn tỉnh Nghệ An; Quyết định số 5464/QĐ-UBND ngày 23/11/2015
của UBND tỉnh Nghệ An về việc phê duyệt dự án Điều chỉnh, bổ sung quy hoạch
tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Hưng nguyên đến năm 2020; Quyết định
số 3989/UBND-GT ngày 7/9/2015 của UBND tỉnh Nghệ An v/v phê duyệt Quy
hoạch phát triển giao thông vận tải huyện Hưng Nguyên đến 2020; Quyết định số
4077/QĐ-UBND, ngày 6/9/2017 của UBND tỉnh v/v phê duyệt Quy hoạch tài
nguyên nước tỉnh Nghệ An đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035;
Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Hưng Nguyên lần thứ 28,
nhiệm kỳ 2015-2020;
Kế hoạch số 358/KH-UBND.ĐC ngày 22/6/2015 của UBND tỉnh Nghệ An
về việc Rà soát, điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và lập kế hoạch
sử dụng đất kỳ cuối (2016-2020) cấp tỉnh; kế hoạch sử dụng đất năm đầu của điều
chỉnh quy hoạch sử dụng đất cấp huyện trên địa bàn tỉnh Nghệ An;
Công văn số 2272/STNMT-QLĐĐ, ngày 28/5/2015 của sở Tài nguyên và
Môi trường về việc lập điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và lập kế
hoạch sử dụng đất năm 2016 cấp huyện.
2.2.2. Căn cứ khác
Số liệu kiểm kê, thống kê đất đai giai đoạn năm (2011-2015), năm 2016 và
năm 2017 của huyện Hưng Nguyên;
Tình hình thực hiện quy hoạch sử dụng đất của huyện Hưng Nguyên giai
đoạn (2011 – 2015); Tình hình thực tế, nhu cầu sử dụng đất của các cấp, các

11


ngành và khả năng đầu tư trên địa bàn huyện;

Báo cáo Điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện
Hưng Nguyên đến năm 2020; Quy hoạch xây dưng NTM các xã; quy hoạch các
ngành, lĩnh vực trên địa bàn huyện đến năm 2020;
Bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2015; Bản đồ quy hoạch sử dụng đất
đến năm 2020 của huyện Hưng Nguyên.
- Tình hình thực tế, nhu cầu sử dụng đất của các cấp, các ngành và khả
năng đầu tư trên địa bàn huyện;
-

Các tài liệu liên quan khác.

2.3. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG VỀ QUY HOẠCH, KẾ HOẠCH SỬ
DỤNG ĐẤT
2.3.1. Nguyên tắc của quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
Theo Luật đất đai 2013 quy định, việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
phải đảm bảo các nguyên tắc sau đây:
Phù hợp với chiến lược, quy hoạch tổng thể, kế hoạch phát triển kinh tế xã
hội, quốc phòng, an ninh.
Được lập từ tổng thể đến chi tiết, quy hoạch sử dụng đất của cấp dưới
phải phù hợp với quy hoạch sử dụng đất của cấp trên, kế hoạch sử dụng đất phải
phù hợp với quy hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê
duyệt. Quy hoạch sử dụng đất cấp quốc gia phải đảm bảo tính đặc thù, liên kết của
các vùng kinh tế- xã hội, quy hoạch sử dụng đất cấp huyện phải thể hiện nội dung
sử dụng đất của cấp xã.
-

Sử dụng đất hiệu quả, tiết kiệm.

Khai thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ mơi trường, thích ứng
với biến đổi khí hậu.

-

Bảo vệ, tơn tạo di tích lịch sử- văn hóa, danh lam thắng cảnh.

-

Dân chủ và công khai.

Đảm bảo ưu tiên quỹ đất cho mục đích quốc phịng, an ninh, phục vụ lợi
ích quốc gia, cơng cộng, an ninh lương thực và bảo vệ môi trường.
Quy hoạch, kế hoạch của ngành, lĩnh vực, địa phương có sử dụng đất phải
đảm bảo phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà

12


×