Tải bản đầy đủ (.docx) (102 trang)

Đánh giá một số hoạt tính sinh học của rutin chiết xuất từ nụ hoa hòe và bước đầu ứng dụng trong sản xuất cốm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.75 MB, 102 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN HUYỀN TRANG

ĐÁNH GIÁ MỘT SỐ HOẠT TÍNH SINH HỌC CỦA
RUTIN CHIẾT XUẤT TỪ NỤ HOA HỊE VÀ BƯỚC
ĐẦU ỨNG DỤNG TRONG SẢN XUẤT CỐM

Ngành:

Cơng nghệ thực phẩm

Mã số:

8540101

Người hướng dẫn khoa học:

TS. Hoàng Hải Hà

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan bản Luận văn thạc sỹ là kết quả nghiên cứu của chính bản
thân tơi. Kết quả nghiên cứu trong luận văn thạc sỹ là trung thực. Các tài liệu trích dẫn
trong luận văn thạc sỹ đều đã được cơng bố và được trích dẫn theo đúng ngun tắc.
Tơi xin chịu trách nhiệm hồn tồn về nội dung luận văn thạc sỹ.
Hà Nội, ngày

tháng



năm 2018

Tác giả luận văn

Nguyễn Huyền Trang

i


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành được luận văn thạc sỹ này ngoài sự nỗ lực học hỏi của bản thân, tôi
đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ, động viên của các thầy cơ giáo, gia đình và bạn bè.

Tơi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các thầy cô trong khoa Công nghệ thực
phẩm đã tạo mọi điều kiện giúp tơi hồn thành luận văn thạc sỹ này.
Đặc biệt, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới TS. Hồng Hải Hà – Khoa Cơng
nghệ thực phẩm – Học viện Nơng nghiệp Việt Nam. Thầy đãtận tình chỉ bảo, hướng
dẫn, truyền đaṭnhững kiến thức đểtơi hồn thành luận văn thạc sỹ này.
Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của các bạn sinh viên trong nhóm thực
tập tốt nghiệp và gia đình, bạn bè đã giúp đỡ, động viên và tạo mọi điều kiện cho tơi
hồn thành luận văn thạc sỹ này.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng năm 2018
Tác giả luận văn

Nguyễn Huyền Trang

ii



MỤC LỤC
Lời cam đoan............................................................................................................................... i
Lời cảm ơn.................................................................................................................................. ii
Mục lục....................................................................................................................................... iii
Danh mục từ viết tắt................................................................................................................. vi
Danh mục bảng........................................................................................................................ vii
Danh mục hình........................................................................................................................ viii
Trích yếu luận văn.................................................................................................................... ix
Thesis abstract........................................................................................................................... xi
Phần 1. Mở đầu........................................................................................................................ 1
1.1.

Đặt vấn đề....................................................................................................................... 1

1.2.

Mục đích, yêu cầu.......................................................................................................... 2

1.2.1. Mục đích........................................................................................................................... 2
1.2.2. Yêu cầu............................................................................................................................. 2
Phần 2. Tổng quan tài liệu..................................................................................................... 3
2.1.

Một số nghiên cứu về cây hoa hòe.............................................................................. 3

2.1.1. Đặc điểm thực vật học.................................................................................................... 3
2.1.2. Phân bố và sinh thái........................................................................................................ 3
2.1.3. Thành phần hóa học trong hoa hịe.............................................................................. 4
2.1.4. Ứng dụng hoa hòe trong đời sống................................................................................ 5

2.2.

Một số nghiên cứu về rutin.......................................................................................... 6

2.2.1. Lịch sử phát triển............................................................................................................ 6
2.2.2. Tên gọi và cơng thức phân tử........................................................................................ 6
2.2.3. Đặc tính sinh học của rutin............................................................................................ 8
2.2.4. Hàm lượng rutin trong một số loài thực vật............................................................. 20
2.3

Một số sản phẩm giàu rutin........................................................................................ 23

2.4

Quy trình sản xuất cốm............................................................................................... 25

Phần 3. Vật liệu – nội dung, phương pháp nghiên cứu................................................ 27
3.1.

Vật liệu nghiên cứu..................................................................................................... 27

3.2.

Dụng cụ và hóa chất.................................................................................................... 27

3.2.1. Dụng cụ và thiết bị....................................................................................................... 27

iii



3.2.2. Hóa chất......................................................................................................................... 27
3.2.3. Địa điểm nghiên cứu.................................................................................................... 28
3.2.4. Thời gian nghiên cứu................................................................................................... 28
3.3.

Nội dung nghiên cứu................................................................................................... 28

3.3.1. Nôi dung 1: Xác định được hàm lượng rutin trong nguyên liệu hoa hòe ............28
3.3.2. Nội dung 2: Tinh sạch và xác định được hàm lượng rutin trong bột rutin tinh sạch 28

3.3.3. Nội dung 3: Đánh giá đặc tính sinh học của rutin tinh sạch .................................. 28
3.3.4. Nội dung 4: Nghiên cứu ảnh hưởng của việc bổ sung rutin từ bột hoa hòe và rutin

tinh sạch đến chất lượng cảm quan và hàm lượng rutin của sản phẩm cốm. ....29
3.4.

Phương pháp nghiên cứu............................................................................................ 30

3.4.1. Phương pháp lấy mẫu:................................................................................................. 30
3.4.2. Phương pháp tinh sạch rutin....................................................................................... 30
3.4.3. Phương pháp xác định hàm lượng rutin.................................................................... 31
3.4.4. Phương pháp đánh giá đặc tính sinh học của rutin tinh sạch từ hoa hòe ............33
3.4.5. Phương pháp sản xuất cốm......................................................................................... 38
3.4.6. Phương pháp đánh giá chất lượng cảm quan của sản phẩm .................................. 40
3.4.7. Phương pháp xử lý số liệu........................................................................................... 40
Phần 4. Kết quả nghin cứu v thảo luận............................................................................ 41
4.1.

Hàm lượng rutin trong nguyn liệu hoa hịe.............................................................. 41


4.2.

Độ tinh sạch và hàm lượng rutin trong bột rutin tinh sạch ................................... 42

4.2.1. Tỷ lệ bột rutin tinh sạch từ hoa hòe........................................................................... 42
4.2.2. Sắc ký phổ và hàm lượng rutin trong bột rutin tinh sạch ....................................... 43
4.3.

Đặc tính sinh học của rutin tinh sạch từ hoa hòe.................................................... 44

4.3.1. Khảnăng kháng oxy hóa.............................................................................................. 44
4.3.2. Đánh giákhảnăng kháng khuẩn của rutin tinh sacḥ trên hai chủng vi khuẩn
Escherichia coli, Salmonella enterica serovar Typhi............................................. 47
4.3.3. Khả năng kháng viêm của rutin tinh sacḥ................................................................. 49
4.4.

Chất lượng cảm quan và hàm lượng rutin trong sản phẩm cốm được bổ sung
rutin từ bột hoa hòe và rutin tinh sạch..................................................................... 52

4.4.1. Sản phẩm cốm và đánh giá chất lượng cảm quan khi bổsung bơṭhoa hịe,
rutin tinh sạch.............................................................................................................. 52
4.4.2. Hàm lươngg̣ rutin trong sản phẩm cốm.................................................. ....................53

iv


Phần 5. Kết luận và kiến nghị............................................................................................ 55
5.1. Kết luận............................................................................................................................. 55
5.2. Kiến nghị........................................................................................................................... 55
Tài liệu tham khảo................................................................................................................... 56

Phụ lục....................................................................................................................................... 64

v


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

TCVN

: Tiêu chuẩn Việt Nam

HPLC

: Sắc ký lỏng hiệu năng cao
(Hight Performance Liquid Chromatography)

DMSO

: Dimethyl sulfoxide

LPS

: Lipopolysaccharide

EtOH

: Ethanol


MeOH

: Methanol

E.coli

: Escherichia coli

ALT

: Alanine transaminase

TC

: Cholesterol toàn phần

NO

: Oxit nitric

NOS

: Nito oxide synthases

COX

: Cyclooxygenase

ALR2


: Enzyme aldose reductase

PDI

: Protein disulfide isomerase

PGE

: Prostaglandin E2

DMEM

: Dulbecco’s Modified Eagle Medium (Môi trường nuôi cấy)

FBS

: Fetal Bovine Serum (Dịch nhau thai bò)

CS

: Cộng sự

IC50

: 50% Nồng độ ức chế 50% cá thể

vi



DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1.

Thành phần rutin có trong các bộ phận hoa hòe............................................. 5

Bảng 2.2.

Hàm lượng rutin trong các bộ phận khác nhau (chồi, lá, quả cây Bạch
hoa gai)

20

Bảng 2.3.

Hàm lượng rutin trong kiều mạch (Fagopyrum).......................................... 20

Bảng 2.4.

Hàm lượng rutin trong kiều mạch ở các khu vực......................................... 21

Bảng 2.5.

Hàm lượng rutin trong cây kiều mạch trong hai phương thức trồng........22

Bảng 2.6.

Hàm lượng rutin trong các rau, củ, quả nhiệt đới........................................ 22

Bảng 2.7.


Các nguồn có chứa Rutin khác........................................................................ 23

Bảng 2.8.

Các sản phẩm chứa rutin trên thi trượợ̀ng. ...................................................... 24

Bảng 3.1.

Các thiết bị sử dụng nghiên cứu...................................................................... 27

Bảng 3.2.

Hệ số quan trọng cho các chỉ tiêu của sản phẩm rutin................................ 40

Bảng 4.1.

Hàm lượng rutin từnguyên liệu hoa hòe........................................................ 41

Bảng 4.2.

Tỷ lệ thu bột rutin tinh sạch............................................................................. 42

Bảng 4.3.

Độ tinh sa g̣ch rutin từ hoa hòe......................................................................... 44

Bảng 4.4.

Ảnh hưởng của nồng độ rutin tinh sạch từ hoa hòe và vitamin C đến sự
ức chế gốc tự do DPPH


45

Bảng 4.5.

Ảnh hưởng của nồng độ rutin tinh sạch đến sự ức chế phát triển vi khuẩn
48

Bảng 4.6.

Ảnh hưởng của rutin đến sự ức chế sản sinh NO......................................... 50

Bảng 4.7.

Ảnh hưởng của rutin đến sức sống của tế bào.............................................. 51

Bảng 4.8.

Ảnh hưởng của việc bổ sung rutin từ hoa hòe và rutin tinh sạch đến chất

lượng cảm quan cốm 53
Bảng 4.9.

Hàm lươngg̣ rutin trong sản phẩm cốm................................................ ..........54

vii


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1.


Cấu trúc của rutin................................................................................................. 7

Hình 3.1.

Tương quan giữa nồng độ rutin và Diện tích phổ........................................ 32

Hình 4.1.

Sắc ký phổ rutin trên hệ thống HPLC............................................................ 43

Hınợ̀ h 4.2.

Ảnh hưởng của bột rutin tinh sạch (B)và Vitamin C (A) đến khả năng
ức chế DPPH 46

Hıợ̀nh 4.3.

Sản phẩm cốm bổsung bơṭhoa hịe (1) vàrutin tinh sạch (2)......................52

viii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Nguyễn Huyền Trang
Tên luận văn: “ Đánh giá một số hoạt tính sinh học của rutin chiết xuất từ nụ hoa
hòe và bước đầu ứng dụng trong sản xuất cốm”
Chuyên ngành: Công Nghệ Thực Phẩm

Mã số: 8540101


Cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
2.1. Mục tiêu của luận văn
Đánh giá được đặc tính sinh học và ứng dụng rutin tinh sạch từ hoa hịe vào
quy trình sản xuất cốm
2.2. Nội dung và phương pháp nghiên cứu
- Xác định hàm lượng rutin trong hoa hòe – nguyên liệu sử dụng chiết xuất và tinh sạch
rutin, rutin được xác định bằng phương pháp HPLC theo mô tả của Tapan Seal (2016)

-

Tinh sạch rutin từ hoa hịe theo hướng dẫn tác giả Darshan vàcơngg̣ sư g̣(2014).

-

Đánh giá đặc tính sinh học của rutin tinh sạch gồm:

+
Khả năng kháng oxy hóa: đánh giá dựa trên khả năng làm mất màu DPPH
(tại 517 nm) theo mô tả của Tabart và cộng sự (2009).
+
Khả năng kháng khuẩn: đánh giá khả năng kháng vi khuẩn gây bệnh đường
ruột Salmonella, Ecoli bằng nuôi cấy invitro trên môi trường NA
+

Khả năng kháng viêm: bằng phương pháp MTT (3-4,5- dimethythiazol-2- yl)-

2,5-diphenyl tetrazolium bromide) trên dòng tế bào RAW 264.7 trong điều kiện nuôi cấy
invitro dựa trên sự ức chế sản sinh NO và ảnh hưởng của rutin đến sức sống của tế bào


-

Bổ sung rutin và đánh giá hàm lượng rutin trong cốm: Phương pháp sản xuất cốm sử

dưỡng theo quy trình sản xuất tại Công ty cổ phần Biolife, đánh giá chất lượng cảm
quan và hàm lượng rutin trong sản phẩm cốm.
Kết quả chính và kết luận
-

Hàm lượng rutin trong hoa hịe Thái Bình đạt mức 24.5 %.

-

Tỷ lệ thu rutin tinh sạch đạt 25.1% với độ tinh sạch 95.5%.

-

Rutin tinh sacḥ có khả năng kháng oxi hóa mạnh, với IC 50 = 47.4µg/ml.

-

Rutin có khả năng kháng vi khuẩn Salmonella và E.coli.

-

Rutin tinh sạch có khả năng kháng viêm, khơng gây hại cho tế bào sống.

ix



- Rutin được tinh sạch phù hợp làm nguyên liệu sản xuất sản phẩm cốm, sản phẩm
cốm có hàm lượng rutin cao và chất lượng cảm quan sản phẩm tốt.
Tóm lại, luận văn đã hoàn thành các mục tiêu đề ra và mang lại đóng góp có ý nghĩa
cho quá trình nghiên cứu đánh giá được đặc tính sinh học và ứng dụng rutin tinh sạch
từ hoa hòe trong quá trình sản xuất cốm. Kết quả cho thấy việc bổ sung rutin tinh sạch
vào sản phẩm cốm có thể được sử dụng như một thực phẩm hỗ trợ sức khỏe người.

x


THESIS ABSTRACT
Author Name: Nguyen Huyen Trang
Name of Dissertation: Evaluation of biological characteristics for purified rutin from
S.japonicum flowers and initial supplement nugget production
Major: Food Technology

Code: 8540101

Institution: Vietnam National University of
Agriculture 2.1 The objective of the Dissertation
Evaluation of biological characteristics of ruttin and application of purified
rutin from S.japonicum flowers in producing nuggets
2.2. Content and research methods
- Determination of rutin content in japonicum flowers: rutin content was determined
by HPLC method according to Tapan Sealn (2016).
- Purification of rutin from S. japonicum flowers according to the instruction of
Darshan et al (2014)
-

Evaluation of biological characteristics for purified ruttin:

+

Antioxidant test: DPPH method

+ In vitro antibacterial test on Salmonella and E. coli
+

Anti-inflammatory test: MTT method

- Production of rutin containing nugget: purified rutin was added during nugget
production. The product was then evaluated for the sensory and rutin content. The
nugget processing was carried out at Biolife Joint Stock Company
Main results and conclusions
-

The rutin content of S.japonicum flowers is 24.5%.

- The extracted efficiency of rutin from S. japonicum flower is 25.1% and the purity of
the product reached 95.5%.
-

Purified rutin has strongly antioxidant, IC50 = 47.4 µg/ml.

-

Purified rutin inhibited Salmonella and E.coli development

-

Purified rutin has anti-inflammatory ability and it is not harmful to RAW-267.4 cell line.


- Purified rutin is a suitable material for producing high containing and good
organoleptic nuggets.
In conclusion, the dessertation meets the proposed requirements and has meaningful

xi


contribution to the studying of the biological characteristics and the applications of
puried rutin from japonicum during nuggets production. The initial results show that
the rutin containing nuggets can be served as a health-supportive food.

xii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Rutin thuộc nhóm flavonoid glycoside có tên gọi khác là rutoside hoặc
quercetin-3-rutinoside, là hợp chất có nhiều đặc tính sinh học q và ứng dụng
trong nhiều lĩnh vực khoa học cơng nghệ. Đặc tính sinh học nổi bật của rutin thể
hiện thông qua khả năng kháng oxy hóa (Jang et al., 2007); kháng viêm (Suky et
al., 2014); có khả năng làm giảm tính thấm của mao mạch, giảm sự xuất huyết,
chống co thắt do rutin có tác dụng làm tăng tính bền vững của mao mạch (Yang et
al., 2012), có khả năng hỗ trợ điều trị bệnh đường ruột, tăng khả năng duy trì
collagen giữ bền sụn [88]. Ngồi ra rutin cịn thể hiện khả năng kháng một số vi
khuẩn gây bệnh trên cơ thể người (Aditya Ganeshpurkar et al., 2007).
Bên cạnh đó, rutin không gây độc đối với cơ thể người khi sử dụng liều
lượng cao, nghiên cứu của Boyle et al. (2000) đã chỉ ra với liều lượng
500mg/người/ngày cho người lớn thì rutin vẫn chưa thể hiện tính độc, cịn khuyến
cáo của Fatemeh Monajemi (ĐH Milan, Ý) thì lượng rutin dùng cho trẻ nhỏ trên 3

tuổi ở mức 400mg/ngày [89]. Dựa trên các đánh giá này, nhiều sản phẩm giàu rutin
có mặt trên thị trưởng như: Rutin with Vitamin C của công ty Lifeplan (Anh), Rutin
(500mg) của công ty Swanson (Tây Ban Nha), Rutin (250mg) của công ty iherb và
nhiều dạng sản phẩm khác. Đây là các sản phẩm được bổ sung rutin với thành
phần nguyên liệu chủ yếu là đường, tinh bột và một lượng nhỏ vitamin C nhưng
chi tiết về tỷ lệ cũng như quy trình sản xuất khơng được cơng bố [90,91,92].
Trong tự nhiên rutin có mặt trong một số loài thực vật với hàm lượng khác
nhau như: lúa mạch ba góc ở châu Âu có chứa 2-3% rutin, trong lá bạch đàn ở
(Oxtraylia) lượng rutin chiếm 10-19% rutin, trong táo ta lượng rutin chiếm 1.5%
rutin. Đây là nguồn nguyên liệu để khai rutin ở một số nước phát triển khu vực
Châu Âu, Mỹ (Ngô Văn Thu, 1998). Ở Việt Nam, hoa hịe là loại thực vật có chứa
nhiều rutin, tuy nhiên mỗi bộ phận cây có chứa hàm lượng rutin khác nhau, trong
đó nụ hoa hịe có chứa lượng rutin lớn nhất, có thể đạt tới 28% thậm trí 33% (trích
theo Đỗ Tất Lợi, 1999). Ngồi ra, hàm lượng rutin trong hoa hòe còn phụ thuộc
vào điều kiện trồng trọt, lượng rutin có thể biến động từ 6-33% (trích

1


theo Đỗ Tất Lợi, 1999). Điều này cho thấy một tiềm năng lớn về nguồn vật liệu
khai thác rutin từ hoa hòe Việt Nam. Tuy nhiên những đánh giá về đặc tính sinh
học của rutin trồng tại Việt Nam cũng như khả năng ứng dụng trong công nghiệp
thực phẩm và y học còn chưa được đánh giá chi tiết hoặc chưa được công bố [93].
Cốm là sản phẩm ăn liền, phù hợp với nhiều lứa tuổi trong đó đặc biệt trẻ
nhỏ bởi tính tiện dụng. Sản phẩm cốm được sản xuất tại Công ty cổ phần Biolife
với các thành phần chính bột đỗ xanh, đường kính, lactose, glucose, chất độn
glucidex và vitamin C. Đây là sản phẩm nhằm mục đích hỗ trợ dinh dưỡng và
vitaminC cho cơ thể. Với mong muốn bổ sung lượng rutin cho cơ thể người, việc
tinh sạch cũng như đánh giá đặc tinh sinh học của rutin hoa hòe trồng tại Việt nam
và đánh giá khả năng bổ sung vào sản phẩm sẽ là cơ sở khoa học để khai thác rutin

từ loại cây trồng này, qua đó thúc đẩy sản xuất sản phẩm cũng như thúc đẩy việc
trồng trọt cây hoa hòe [94].
Thực hiện đề tài “Đánh giá một số hoạt tính sinh học của rutin chiết xuất từ
nụ hoa hòe và bước đầu ứng dụng trong sản xuất cốm” nhằm mục đích và yêu cầu
sau.
1.2. MỤC ĐÍCH, U CẦU
1.2.1. Mục đích
Đánh giá được đặc tính sinh học và ứng dụng rutin tinh sạch từ hoa hịe vào
quy trình sản xuất cốm
1.2.2. u cầu
-

Xác định được hàm lượng rutin trong nguyên liệu hoa hòe

-

Tinh sạch được rutin làm nguyên liệu sản xuất sản phẩm cốm giàu rutin từ

hoa hịe.
-

Xác định được một số đặc tính sinh học của rutin tinh sạch từ hoa hòe:

khả năng kháng oxi hóa, khả năng kháng khuẩn, khả năng kháng viêm và độc tính
đối với tế bào của rutin tinh sạch từ hoa hòe.
-

Đánh giá ảnh hưởng của việc bổ sung rutin từ bột hoa hòe và rutin tinh

sạch đến chất lượng cảm quan và hàm lượng rutin trong sản phẩm cốm.


2


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. MỘT SỐ NGHIÊN CỨU VỀ CÂY HOA HỊE
2.1.1. Đặc điểm thực vật học
Cịn goịlàhịe mễ, hòe hoa mễ, hòe hoa
Tên khoa hoc:g̣ Sophora Japonica L.
Người ta thường dùng nu g̣hoa hịe sấy khơ hoăcg̣quảh
Cây hịe thân gỗ, to, cao cóthểđến 15m, thân thẳng, có vỏhơi nứt nẻ. Cành
hình trụ, nằm ngang, nhẵn, màu lục nhat,g̣ cónhững chấm trắng. Lákép lơng chim lẻ,
mọc so le, gồm 11-17 láchét mocg̣đôi, hıợ̀nh bầu ducg̣thuôn, dài 3-4,5cm, rôngg̣ 1,2- 2
cm, màu lucg̣nhạt, măṭdưới cólơng.
Cuṃ hoa mocg̣ởđầu cành thành chùm dài 20cm, phân thành nhiều nhánh.
Hoa nhỏ, màu trắng hoặc vàng nhaṭ. Cánh hoa mỏng ngắn, hıợ̀nh tim cuṭởgốc, mép
cong lên, nhị rời nhau, bao phấn hınhợ̀ bầu ducg̣. Quả đâu,g̣ hınhợ̀ tràng hat,g̣ nhẵn,
thắlaịkhông đều giữa các hat,g̣ đầu cómũinhoṇ ngắn. Mỗi quảcó 2- 5 hat,g̣ hạt hình
bầu dục, hơi dẹt, nhẵn, có màu đen bóng (Đỗ Tất Lợi, 1999).
2.1.2. Phân bố và sinh thái
Các bô g̣phâṇcủa cây như: hoa, quả,lá đều cóthể sửdungg̣ đươcg̣nhưng nu g̣hịe
làbơ g̣phâṇtập trung nhiều nhất lượng rutin chứa 6 – 33 % (Đỗ Tất Lơi,g̣ 1999).
Để thu hái nụ, người ta choṇ những chùm hoa cótừ5 - 10 hoa nở (khơng nên
thu hoạch sớm quá hoặc muộn quá, năng suất thấp). Dùng sào tre nhỏ làm chạc đôi
dễ bẻ cuống chùm hoa. Thời gian thu hái chủ yếu từ tháng 5 đến tháng 10 dương
lịch (rộ nhất vào tháng 7-8) vào buổi sáng khi trời khơ ráo. Sau đó, phơi ln trong
ngày cho đến khi bóp nụ giịn tan là được. Có nơi người thu hoạch thu hái làm hai
vụ:
-


Vụ mùa từ tháng 4 đến tháng 9, năng suất thu hoạch cao hàm lượng rutin

không bằng vụ chiêm.
-

Vụ chiêm từ tháng 10 đến tháng 1 năm sau, năng suất thu hoạch thấp hàm

lượng rutin cao.
Việc phơi hay sấy khô cần được tiến hành nhanh chóng. Nếu thu hoạch
0

vào thời tiết mưa, có thể sấy ở 60-70 C. Dược liệu có màu vàng, vị hơi đắng, dài
0.5-0.8 cm, rộng 0.2-0.3 cm, cánh hoa vàng nâu, đài hoa vàng xám. Loại

3


nụ có màu vàng ngà; khơng ẩm mốc; khơng lẫn cuống lá, nụ nhỏ và tạp chất là tốt.
Nụ hòe có thể dùng sống hoặc sao cháy.
Dược điển Việt Nam quy định hoa nở lẫn vào không được quá 10%. Hoa
dài 4-8 mm, rộng 2-3 mm phần đài chiếm 2/3 tồn bộ chiều dài, đài hình chng,
phía dưới có cuống ngắn. Sau khi bị khơ thì cánh hoa nở trên nền vàng, vị hơi
đắng. Hoa nở rồi cũng dùng chứ khơng bỏ đi nhưng phân loại riêng (Mr.TCTk,
2014).
Hịe được trồng rộng rãi ở các tỉnh phía Bắc hiện nay vốn là cây nhập nội,
chưa rõ nguồn gốc. Từ năm 1978, cây được đưa vào các tỉnh Tây nguyên, ven biển
miền Trung sau lan ra các tỉnh khác. Những tỉnh trồng nhiều hịe hiện nay là Thái
Bình, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Nam, Lai Châu (vùng Điện Biên), Sơn
La, Vĩnh Phúc, Bắc Giang. Trên thế giới hòe cũng được trồng ở Trung Quốc, Nhật
Bản và một số nước khác.

Hòe thuộc loại cây gỗ trung sinh, ưa sáng và ưa ẩm, thường được trồng ở
vườn gia đình xen với cây ăn quả. Vài năm trở lại đây, cây được trồng có kết quả
tốt ở cả vùng đồi, đất cao nguyên ở Mộc Châu, Điện Biên, Đắc Lắc hoặc ở đất mới
khai hoang vùng Tam Điệp (Ninh Bình). Nhiệt độ khơng khí trung bình khoảng
o

23-26 C. Cây ít thấy trồng ở những vùng cận nhiệt đới, núi cao như Sa Pa (Lào
Cai); Đồng Văn (Hà Giang). Những cây trồng ở trại thuốc Tam Đảo phát triển kém
hơn cây trồng ở vùng đồi trung du và đồng bằng. Cây trồng từ hạt sau 3-4 năm bắt
đầu có quả các năm sau nhiều hơn (Viêṇdươcg̣liêu,g̣ 2003).
Trong dân gian, người ta phân biệt cây hịe nếp và cây hịe tẻ. Kinh nghiệm
của Thái Bình (nơi có trồng nhiều hịe nhất trong cả nước) cho biết:
-

Hòe nếp: hoa to, nhiều, đều, nở cùng một lúc, có màu nhạt, cuống ngắn.

Cây phát triển nhanh, phân nhiều cành.
-

Hịe tẻ: hoa nhỏ, thưa thớt, khơng đều nở nhiều đợt, có màu sẫm hơn,

cuống dài. Cây vồng cao, phân ít cành.
2.1.3. Thành phần hóa học trong hoa hịe
Trong hoa hịe có rất nhiều thành phần, trong đó chủ yếu là rutin. Tùy từng
điều kiện cụ thể về khí hậu, thổ nhưỡng, trồng trọt và cách thu hái mà hàm lượng
rutin là khác nhau. Thông thường thu hái vào lúc nụ hòe còn non, tại đây hàm
lượng rutin đạt mức cao nhất. Theo tác giả Lê Quang Toàn, (1974) quy định hàm
o

lượng rutin đã sấy khô trước 60 C trong 6 giờ không được thấp hơn 20%.


4


Bảng 2.1. Thành phần rutin có trong các bộ phận hoa hịe

Nguồn: Lê Quang Tồn (1974)

Thành phần rutin trong bảng 2.1 cho thấy: trong nụ hoa hòe rất giàu rutin
chứa lên đến 25 – 35%. Trong lá hoa hòe chứa (4-5%), trong vỏ quả (4-11%),
trong lá chét (5-6%), trong cành non (5-6%), trong hạt (0.5-2%). Ngồi ra trong
hoa hịe cịn có chứa quercetin, betulin, sophoradiol, sophorin A, sophorin B,
sophorin C, sophorose (Lê Quang Toàn, 1974). Như vậy, từ nụ hoa đến hình thành
quả, hàm lượng rutin ở mức cao, do đó bộ phận nụ hoa, hoa được chúng tơi sử
dụng trong nghiệ cứu này.
2.1.4. Ứng dụng hoa hòe trong đời sống
Tác dụng cầm máu: hoa hịe có tác dụng rút ngắn thời gian chảy máu, sao
thành than tác dụng càng tăng.
Tác dụng với mao mạch: hoa hịe có tác dụng giảm bớt tính thẩm thấu của
mao mạch và làm tăng độ bền của thành mao mạch.
Tác dụng hạ mỡ trong máu: hoa hịe có tác dụng làm giảm cholesterol trong
máu của gan và ở cửa động mạch, giúp phòng ngừa xơ vữa động mạch.
Tác dụng chống có thắt và chống loét: hoa hịe có tác dụng giảm trương lực
cơ trơn của đại tràng và phế quản.
Tác dụng chống tiêu chảy: nước hoa hịe có tác dụng giúp kích thích niêm
mạc ruột sinh chất tiết dịch có tác dụng làm giảm tiêu chảy.
Tác dụng chống viêm: hoa hịe có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn hiệu
quả (Ippolito et al., 2011).
Bài thuốc từ hoa hịe trong đời sống
Chữa đi ngồi ra máu: nu g̣ hoa hịe 20g, látrắc bá20g, hồng liên 8g, kinh

giới 8g sắc nhỏnấu nước uống.

5


Chữa tăng huyết áp, đau mắt: nu g̣ hoa hòe 10g, lásen hoăcg̣ngósen 10g, cúc
hoa vàng 4g sắc nước uống.
Chữa chảy máu cam, chảy máu chân răng: quảhòe sống, mỗi ngày 10g sắc
nước uống.
Chữa sốt xuất huyết, chảy máu chân răng: 10g nụ hòe sao cháy, cho 400ml
nước sắc còn 100ml. Ngày uống 2 lần dùng từ 5 đến 7 ngày.
Chữa đại tiện ra máu do nóng, trĩ chảy máu: 10g hoa hòe, 10g hai vị trắc bá
sao cháy, 10g kinh giới. Cho 400ml nước sắc còn 100ml, sắc 2 lần uống trong
ngày, dùng liền 3 đến 5 ngày.
Chữa nhức đầu vào mùa nắng nóng: 10g hoa hịe sao thơm, 20g hạt muồng
sao đen, 5g cúc hoa hãm với nước sôi, thêm đường cho ngọt uống trong ngày thay
nước chè.
Trị mụn nhọt: sao vàng hoa hòe tán mịn mỗi lần uống 3g chia thành 2 lần
một ngày (Đặng Đình Quyết, 2018).
2.2. MỘT SỐ NGHIÊN CỨU VỀ RUTIN
2.2.1. Lịch sử phát triển
Năm 1842, lần đầu tiên được phân lập từ lá cây cửu lý hương - Ruta
Graveolens L bởi dược sỹ người Đức- Weyb. Nhưng phải một trăm năm rutin mới
bắt đầu được sử dụng nhiều trong y học.
Hlasiwetz và nhiều người khác bắt đầu nghiên cứu về cấu trúc của rutin.
Perkin đã xác nhận được công thức phân tử của rutin là C27H30O16 và chỉ ra gốc
đường gắn vào vị trí số 3 quercetin. Charaux là người đầu tiên phân lập được phân
đường của rutin là một disaccharid và gọi nó là rutinose. Sau đó, Zemples và
Gerecs đã thủy phân rutin lấy từ hạt Rhammus Utilis bằng enzyme và thu được
rutin (Lê Thị Mai, 2010).

2.2.2. Tên gọi và công thức phân tử
- Rutin hay còn gọi là flavonoid glycoside rutoside, quercetin-3-rutinoside,
được phân bố rộng rãi trong giới thực vật (Wikipedia).
-

Rutin là một glucozit mà phần aglycon là quercetin và phần đường là

rutinose (6 – O – α – L – rhamnopynosyl – β – D – glucopyranose) (Nguyễn Đình
Trúc và Ngơ Tuấn Kì,1983).

6


-

Cơng thức hóa học: C27H30O16.

-

Khối lượng mol phân tử: 610,52g/mol.

-

Thành phần nguyên tố: %C = 53,11%, %H = 4,92%, %O = 41,97%

Hình 2.1. Cấu trúc của rutin
Rutin là bột kết tinh dạng bột hình kim nhỏ màu vàng hay hơi vàng ánh
xanh, khơng mùi, khơng vị. Để ngồi ánh sáng có thể có màu hơi sẫm lại.
Độ tan: Rutin rất khó tan trong nước lạnh (1/10.000), tan trong nước sơi
(1/200), khó tan trong cồn (1/650), tan trong cồn sơi (1/60), tan trong ethanol,

isopropanol và trong các dung dịch kiềm loãng, không tan trong aceton, ether,
cloroform, ether dầu hoả, benzen và các acid (Wikipedia).
Do rutin cấu trúc là một glycosid nên rutin rất dễ bị thuỷ phân bởi các men
có sẵn trong dược liệu hoặc bởi các acid. Với dung dịch kiềm nó rất ít bị ảnh
hưởng chỉ ở điều kiện dung dịch kiềm đặc và có nhiệt độ cao thì cấu trúc của rutin
bị phá vỡ cụ thể là vòng sẽ mở tạo thành một dẫn chất acid thơm và một dẫn chất
phenol (Ngơ Văn Thu, 1988).
o

o

Nhiệt độ nóng chảy: Từ 183 – 194 C rutin bị chảy, quá 194 C thì bị phân hủy.
Độ hấp thu: Rutin có hấp thu cực đại λmax ở 362,5 nm và 258 nm (ethanol)

(Ngơ Văn Thu, 1988). Rutin có hấp thu cực đại λ max ở 358 nm và 257 nm (trong
methanol) (Bộ Y Tế, 2009).
Cho thấy rutin có khả năng hịa tan tương đối tốt, sử dụng dung môi
Ethanol dùng để tách chiết rutin nhằm thu được hàm lượng rutin cao nhất đem vào
quy trình để sản xuất cốm.
Sư ̣hấp thu vàđờng hóa rutin trong cơ thể
Theo nghiên cứu ở trên cơ thể người chất chuyển hóa của rutin hấp thu vào
trong huyết tương cao nhất là9 giờsau khi ăn, rutin đươcg̣ hấp thu kém ở ruôṭ non
đường rutinose trong cấu trúc của rutin, đầu tiên rutin phải đươcg̣ thủy phân bằng vi
khuẩn ở đa g̣i tràng tạo thành quercetin, glucose, rhamnose.

7


Quercetin giải phóng cóthểđươcg̣ hấp thu từrṭgiàhoặc bi g̣phân hủy thành các
hơpg̣ chất phenolic bởi vi sinh vâṭở ruôṭ(Olthof MR., 2003). Sau khi hấp thu

quercetin trải qua quá trình glucuronid hóa, methyl hóa vàsunfat hóa ở tế bào hấp
thu đường ruột vàtếbào gan trước khi đi vào máu và đươcg̣ vâṇchuyển đến các mô
khác (Boyle SP et al., 2000). Hơpg̣ chất quercetin trong máu đươcg̣ vâṇchuyển vàphân
phối bởi các albumin tới hầu như moịmô, bao gồm cả mô não. Các nghiên cứu đã
cho thấy sư g̣ hiêṇdiêṇcủa quercetin trong ruôt,g̣ gan, thân,g̣ cơ, phổi vànaõ (De Boer
VC et al., 2005). Quercetin và chất chuyển hóa của nó đươcg̣thải trừchủyếu bởi thận
vàbài tiếtqua nước tiểu (Olthaf MR et al., 2003).
Tuy nhiên, các hợp chất quercetin khơng phải là chất chuyển hóa có lợi duy
nhất của rutin. Hoạt tính của vi sinh vật đại tràng tạo ra phần lớn các chất chuyển
hóa rutin chủ yếu dưới dạng các axit phenylacetic - hoạt động chống oxy hóa
tương tự như vitamin E (Olthof MR.,2003). Một số như 3,4-dihydroxytoluene
(DHT) đã được xác minh là chất kháng viêm mạnh (Su KY et al., 2014). Hơn nữa,
không giống như rutin, chúng dễ dàng hấp thụ và bài tiết qua nước tiểu (Sawai Y
et al., 1987).
2.2.3. Đặc tính sinh học của rutin
Rutin có nhiều đặc tính dược lý (ví dụ hoạt động chống oxy hóa) đã được
khai thác trong y học của con người và dinh dưỡng. Thông thường, nó được sử
dụng như một kháng sinh, kháng nấm và chất chống dị ứng. Tuy nhiên, nghiên cứu
hiện nay đã cho thấy tác dụng dược lý của nó trong điều trị các bệnh mãn tính khác
nhau, chẳng hạn như ung thư, tiểu đường, cao huyết áp, và tăng cholesterol.
2.2.3.1. Tăng cường sức đề kháng, giảm tính thẩm thấu của mao mạch
Rutin là một loại vitamin P, có tác dụng tăng cường sức đề kháng, giảm tính
thẩm thấu của mao mạch, phục hồi tính đàn hồi của mao mạch đã bị tổn thương.
Trên thỏ thí nghiệm rutin tiêm tĩnh mạch với liều 1mg/kg làm chậm sự khuếch tán
của các chất màu vào tổ chức dưới da. Theo Parrot, cơ chế tác dụng dưới da như
sau: Nó tham gia vào quá trình oxi hóa - khử làm giảm sự oxi hóa của adrenalin
bằng cách cạnh tranh với men catecholamin - O - methyltrasferase. Adrenalin có
tác dụng tăng sức chịu đựng của mao mạch. Mặt khác, rutin lại có khả năng làm co
mạch trực tiếp hệ mao quản, nên hiện tượng giảm tính thẩm thấu của mao mạch
cịn do tác dụng trực tiếp gây nên.


8



người cao tuổi, mao mạch khơng cịn ngun vẹn như trước và sự trao
đổi chất giảm dần càng thúc đẩy q trình lão hóa. Trong trường hợp này, rutin lại
có khả năng duy trì tình trạng bình thường của mao mạch, bảo đảm cho mao mạch
làm được chức năng trao đổi chất. Ngồi ra, rutin cịn có thể làm tăng trương lực
tĩnh mạch, củng cố sức bền thành mạch, do đó hạn chế được hiện tượng suy tĩnh
mạch lúc tuổi già.
2.2.3.2. Khả năng kháng viêm
Rutin vàcác dẫn xuất của nócótác dungg̣ kháng viêm (Ippolito et al., 2011).
Nhiều nghiên cứu in vivo đa ̃chıı̉ra rutin cóthểlàm giảm đáng kểcác dấu hiệu viêm,
bao gồm enzyme cyclooxygenase-2 (COX-2), synthase oxit nitric (iNOS) và yếu
tố nhân tế bào B (NFkB).
Nghiên cứu của Baek và cộng sự, Đại học Quốc gia Kyungpook điều tra tác
dụng chống viêm của rutin đối với đáp ứng viêm trong tế bào màng trong tĩnh
mạch của con người gây ra bởi HMGB1 và con đường dẫn đến tĩnh mạch liên
quan. Các hoạt động chống viêm của rutin được xác định bằng cách đo tính thấm,
kích thích và di chuyển monocytes và kích thích các protein pro-inflammatory
trong HUVEC kích hoạt HMGB1 và chuột. Kết quả cho thấy rutin có thể ức chế sự
phóng thích HMGB1 đáp ứng viêm nhiễm phụ thuộc vào HMGB1 trong tế bào
màng trong của người và ức chế sự di chuyển bạch cầu ở chuột. Ngoài ra, điều trị
bằng rutin đã làm giảm sự giảm thùy và giải phóng HMGB1 và tử vong do nhiễm
trùng. Các nghiên cứu tiếp theo đã cho thấy rutin đã ức chế sản sinh yếu tố hoại tử
khối u và interleukin 6 và sự kích hoạt các yếu tố nhân kB và kinase điều chỉnh
ngoại bào ½ bởi HMGB. Những kết quả trên cho thấy rutin có thể là một tác nhân
điều trị ứng viêm qua sự ức chế đường đi tín hiệu HMGB1.
COX-2 tham gia sản xuất các chất trung gian gây viêm như prostaglandins và

do đó là một mucg̣ tiêu hàng đầu cho các thuốc kháng viêm. Mặt khác iNOS là
mơṭenzyme sản sinh ra oxit nitric (NO) đóng mơṭvai tròquan trọng trong việc phòng vệ
các mầm bênḥ khác nhau. Tuy nhiên nếu viêcg̣sản xuất NO quámức có thể gây hại
vàcóthểdẫn đến sốc nhiễmı̉nkhuyếtâ hoă cg̣ rối loaṇtư g̣miễn dicḥ (Ugusman et al., 2014).
Nghiên cứu trong môṭsốmô hıợ̀nh viêm loét đaịtràng mañ tıı́nh điều tri g̣ bằng
rutin giảm đáng kểviêcg̣sản xuất COX-2 vàiNOS tương ứng là 90% và 52%
(Salvamani et al., 2012). Tất cảnhững phát hiêṇnày chıı̉ra rằng rutin cóthể làm giảm
các tıợ̀nh trangg̣ viêm vàđươcg̣ coi như môṭchất điều tri g̣bổsung hoăcg̣

9


thay thế; Một nghiên cứu khác cho thấy theo tác giả (Seung - Jaelee et al., 2015)
công bố nghiên cứu trong kiều mạch chứa rutin có đặc tính kháng viêm được nuôi
cấy trên tế bào RAW 264.7 nuôi trong 100 μM/24 giờ. Khả năng tồn tại của tế bào
không giảm đáng kể bởi nồng độ rutin lên đến 50 μM tuy nhiên sự suy giảm được
quan sát ở 100 μM. Do đó, nồng độ rutin 30 μM được chọn để nghiên cứu thêm.
NO đóng một vai trị trung tâm trong sinh lý học và bệnh lý của các mô khác nhau
bao gồm cả hệ thống miễn dịch. Để điều tra xem liệu rutin từ kiều mạch có thể ức
chế sản xuất NO, LPS (lipopolysaccharide) là một thành phần chính của màng
ngồi vi khuẩn Gram âm, có thể kích hoạt các đại thực bào tiết ra các cytokin tiền
viêm và chất trung gian gây viêm như NO gây ra các tế bào RAW 264.7 được tiền
xử lý trong 4 giờ với 30 μM rutin. Các tế bào này sau đó được xử lý bằng 100
mg/ml LPS trong 18 giờ. Trong khi LPS đơn độc tăng đáng kể sản lượng NO so
với chỉ quan sát thấy trong mơi trường (kiểm sốt), rutin giảm đáng kể mức NO
trong các tế bào RAW 264.7 do LPS gây ra theo cách phụ thuộc nồng độ. Nồng độ
NO thấp do iNOS tạo ra có tác dụng có lợi trong cơ chế bảo vệ máy chủ chống lại
tác nhân gây bệnh. Chúng tôi đã nghiên cứu liệu khả năng của rutin có thể ngăn
chặn sự sản xuất NO có thể là do sự điều chỉnh giảm của các protein iNOS và
COX-2. Theo kết quả nghiên cứu cho thấy mức protein iNOS và COX-2 được tăng

lên bằng cách kích thích bằng LPS. Tuy nhiên, điều trị với 30 μM rutin ức chế
đáng kể sự gia tăng LPS trong các protein iNOS và COX-2. Những kết quả này
tương quan tốt với khả năng của rutin để ức chế sản xuất NO, cho thấy các protein
iNOS và COX-2 đóng một vai trò quan trọng trong cơ chế chống viêm của rutin.
2.2.3.3. Khả năng kháng oxi hóa
Rutin làhơpg̣ chất chống oxy hóa manh,g̣ giảm các gốc tự do do đórutin bảo
vê g̣sư g̣toàn veṇcấu trúc vàchức năng của tếbào. Cảhai nghiên cứu in vitro vàin vivo
đa ̃tıợ̀m thấy vàlàm sáng tỏcác cơ chếchống oxy hóa của rutin:
Thứ nhất do cấu trúc hóa hocg̣của rutin, nócóthểtrưcg̣ tiếp loaịbỏcác gốc tự do
vàngăn chă ng̣ sự tiếnı̉ntriêcủa phản ứng dây chuyền xấu (Hanasaki et al., 1994).
Thứ hai nó cóthể điều chınhı̉ các hê g̣ thống oxy hóa tếbào bằng cách tăng
biểu hiện vàhoaṭđơngg̣ của nhiều enzyme chống oxy hóa như: superoxide
dismutase, catalase vànólàm tăng sản xuất glutathinone chất chống oxy hóa chınh ı́
của cơ thể.

10


Ngồi ra, rutin đã được tìm thấy là mơṭchất ức chếcủa mơṭenzyme là xanthine
oxidase cóliên quan đến viêcg̣taọra các gốc tự do hoạt tính (Kostic DA et al., 2015).
Do đóta thấy cónhiều bằng chứng chứng minh tiềm năng điều tri g̣ của rutin trong
nhiều tınhợ̀ trangg̣ sức khỏe, trong đócác gốc tự do lànguyên nhân chính. Vıı́du ng̣ hư tiểu
đường, các bệnh vềtim macḥ hoăcg̣thối hóa thần kinh (Choi et al., 2013). Hơn nữa,
rutin cóthểbảo vê g̣cơ thểvàcác cơ quan như tim, thận, gan bị tổn thương oxy hóa
trong qtrình xa g̣tri g̣vàhóa tri g̣liêụvàcũng cải thiêṇnhiều tác dungg̣ liên quan đến các
phương pháp điều tri g̣y khoa (Nafees et al., 2015).
Các đặc tính chống oxy hóa của rutin hỗ trợ cấu trúc và chức năng tế bào.
Rutin trên các gốc tự do làm tổn thương các tế bào trong cơ thể và trung hòa
chúng. Điều này cũng giúp chức năng tim như các gốc tự do LDL cholesterol trong
các mảng có thể ảnh hưởng đến tính tồn vẹn của thành mạch máu thơng qua việc

làm cứng. Ngồi ra, nó giúp duy trì mức độ cơ thể của glutathione giảm giúp tiếp
tục chống oxy hóa. Rutin cũng hỗ trợ trong một phản ứng viêm khỏe mạnh kết hợp
với khả năng giảm thiểu stress oxy hóa làm cho nó có lợi trong việc giảm đau.
Chất flavonoid xuất phát từ rutin làm giảm sưng, đau và đau do các mạch bị viêm.
Một nghiên về khả năng chống oxi hóa của rutin để xác định tác dụng
chống oxy hóa tiềm năng của việc bổ sung rutin (quercetin-3-O-beta-rutinoside).
Một thử nghiệm đối chứng mù đơn ngẫu nhiên 6 tuần được thực hiện; Bổ sung 500
mg rutin được so sánh với một lượng tương đương với giả dược glucose. Ngoài ra,
một nghiên cứu dược động học đã được thực hiện. Viện nghiên cứu Rowett,
Aberdeen, Vương quốc Anh, mười tám tình nguyện viên tình dục khơng béo phì ở
nữ độ tuổi 18-48. Các flavonoid plasma, acid ascorbic, tocopherols và carotenoids,
khả năng chống oxy hóa huyết tương, tổn thương DNA tế bào lympho, hóa máu và
huyết học, xét nghiệm chức năng gan, malondialdehyde, 8-hydroxy-2deoxyguanosine và 8-iso-prostaglandin F2alpha. Mười tám tình nguyện viên đã
hồn thành cho thấy việc bổ sung rutin đã không gây ra bất kỳ thay đổi bất lợi
trong hóa học máu hoặc chỉ số chức năng gan. Các flavonoid plasma tăng đáng kể
trong nhóm bổ sung rutin. Sự oxy hóa nội sinh của pyrimidine đã giảm đáng kể ở
cả những người tình nguyện được điều trị bằng rutin và giả dược. Khơng có sự
thay đổi đáng kể trong mức độ tiết niệu 8-hydroxy-2'-deoxyguanosine hoặc
malondialdehyde tiết niệu trong cả hai nhóm.

11


Một mối tương quan tuyến tính đã được quan sát giữa malondialdehyde tiết niệu
và tiết niệu 8-iso-prostaglandin F2alpha (R = 0,54, P <0,01). Bổ sung rutin trong 6
tuần tăng đáng kể nồng độ của 3 flavonoid huyết tương quercetin (Kaempferol và
isorhamnetin) nhưng khơng có sự thay đổi đáng kể về tình trạng chống oxy hóa
trong huyết tương. Việc giảm mức độ oxy hóa cơ sở nội sinh trong DNA tế bào
lympho được thấy ở cả các đối tượng được bổ sung giả dược và rutin có thể phản
ánh những thay đổi theo mùa trong các chất chống oxy hóa trong chế độ ăn uống

khác (Boyle SP et al., 2000).
Ngoài ra có rất nhiều nghiên cứu cho thấy ở các cây thực vật chứa thành
phần rutin có khả năng kháng oxi hóa như hạt kiều mạch (Daunta Zielinska et al.,
2010), lồi hoa gièng gièng (Edwin Jarald E et al., 2009).
2.2.3.4. Tác dụng đối với mạch máu, tim mạch
Nói chung rutin đã được biết đến vıợ̀lơịích của nótrong viêcg̣tăng cường các
mao macḥ vàmacḥ máu. Điều này làm cho rutin rất cólơịcho cơ thểvàtác động liên
quan đến bất kıợ̀sư g̣yếu ớt hoăcg̣mệt mỏi của mao macḥ. Vıợ̀vây,g̣ rutin đa ̃ được sử dungg̣
trong điều trị bầm tím, tınh ̃ macḥ giañ cùng với sư g̣cải thiêṇcác triêụchứng sưng
phù(Shin et al., 2011). Rutin cóhiệu quảcao trong viêcg̣cải thiêṇcác triêụchứng xuất
huyết sau phẫu thuât,g̣ giảm sưng phù nó được dùng để điều trị với bênḥ trı, ̃bênḥ
nhân sau khi cắt phẫu thuậbỏtrı ̃(Choi et al., 2015). Do các gốc tự do, viêm vàcác
macḥ máu yếu cóliên quan đến bênḥ tim, nhiều nghiên cứu đã cho thấy rutin cóảnh
hưởng tích cưcg̣ đến các khıı́a canḥ khác nhau của sức khỏe tim mạch.
Trong một nghiên cứu được tiến hành trên mơ hình hamster trong máu do
ăn kiêng gây ra tăng cholesterol, rutin làm giảm đáng kể nồng độ triglyceride trong
huyết tương ở động vật thí nghiệm (Kanashiro et al., 2009). Cùng với điều này
rutin cũng làm giảm mức cholesterol và cholesterol HDL (Da Silva et al., 2001).
Trong chế độ ăn nhiều cholesterol cho chuột đực, quản lý rutin đã chứng
minh tác dụng bảo vệ chống lại độc tính gan bằng cách giảm nồng độ alanine
transaminase (ALT) trong huyết tương, aspartate aminotransferase (AST),
triglyceride (TG), cholesterol toàn phần (TC) và lipoprotein tỷ trọng thấp (LDL)
(Al-Rejaie et al., 2013). Trong một nghiên cứu khác, nó đã được thành lập rằng
tiêu thụ mãn tính của flavonoid như rutin có thể được thuận lợi cho sức khỏe tim
mạch (Kalgaonkar et al., 2010).

12



×