Tải bản đầy đủ (.docx) (124 trang)

So sánh và đánh giá khả năng kết hợp của một số dòng dưa chuột địa phương tự phối tại gia lâm hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (18.32 MB, 124 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

TRỊNH THỊ HỒNG HUỆ

SO SÁNH VÀ ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG KẾT HỢP
CỦA MỘT SỐ DÒNG DƯA CHUỘT ĐỊA
PHƯƠNG TỰ PHỐI TẠI GIA LÂM - HÀ NỘI

Chuyên ngành:

Khoa học cây trồng

Mã số:

60.62.01.10

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Trần Thị Minh Hằng

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết
quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan
và chưa từng dùng để bảo vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được
cám ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.

Hà Nội, ngày

tháng



năm 2017

Tác giả luận văn

Trịnh Thị Hồng Huệ

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn,
tơi đã nhận được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo,
sự giúp đỡ, động viên của bạn bè, đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hồn thành luận văn, cho phép tơi được bày tỏ lịng kính trọng và biết
ơn sâu sắc tới PGS.TS. Trần Thị Minh Hằng đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công
sức, thời gian và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình học tập và thực hiện đề tài.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Bộ
môn Rau Hoa Quả và Cảnh quan, Khoa Nông học - Học viện Nơng nghiệp Việt Nam đã
tận tình giúp đỡ tơi trong q trình học tập, thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều kiện
thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tơi hồn thành luận văn./.

Hà Nội, ngày

tháng

năm 2017

Tác giả luận văn


Trịnh Thị Hồng Huệ

ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN....................................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN........................................................................................................................... ii
MỤC LỤC................................................................................................................................. iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT............................................................................................. vi
DANH MỤC BẢNG.............................................................................................................. vii
DANH MỤC HÌNH................................................................................................................. ix
TRÍCH YẾU LUẬN VĂN....................................................................................................... x
THESIS ABSTRACT........................................................................................................... xii
PHẦN 1. MỞ ĐẦU.................................................................................................................. 1
1.1.

TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI..........................................................................1

1.2.

MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU..................................................................................... 2

1.2.1. Mục đích.................................................................................................................... 2
1.2.2. Yêu cầu....................................................................................................................... 2
1.3.

PHẠM VI NGHIÊN CỨU........................................................................................2


1.4.

Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI.................................2

1.4.1. Ý nghĩa khoa học................................................................................................... 2
1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn.................................................................................................... 2
PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU.....................................................................................3
2.1.

NGUỒN GỐC VÀ PHÂN LOẠI CÂY DƯA CHUỘT....................................3

2.2.

ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT HỌC CỦA CÂY DƯA CHUỘT.............................4

2.3.

YÊU CẦU NGOẠI CẢNH ĐỐI VỚI SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT
TRIỂN CỦA CÂY DƯA CHUỘT.........................................................................5

2.3.1. Nhiệt độ...................................................................................................................... 5
2.3.2. Ánh sáng.................................................................................................................... 7
2.3.3. Nước............................................................................................................................ 7
2.3.4. Quan hệ với điều kiện dinh dưỡng khoáng..............................................8
2.4.

NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG KẾT HỢP CỦA CÁC GIỐNG DƯA
CHUỘT...................................................................................................................... 10

2.5.


TÌNH HÌNH CHỌN TẠO GIỐNG DƯA CHUỘT TRONG VÀ NGOÀI

NƯỚC........................................................................................................................ 11

iii


2.5.1. Tình hình chọn tạo giống dưa chuột trên thế giới...............................11
2.5.2. Tình hình chọn tạo giống dưa chuột ở trong nước............................14
PHẦN 3. VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.............18
3.1.

VẬT LIỆU NGHIÊN CỨU.................................................................................... 18

3.2.

NỘI DUNG NGHIÊN CỨU.................................................................................. 18

3.2.1. Nội dung 1............................................................................................................... 18
3.2.2. Nội dung 2............................................................................................................... 18
3.3.

THỜI GIAN NGHIÊN CỨU................................................................................18

3.4.

ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU.................................................................................... 18

3.5.


PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU......................................................................19

3.5.1. Phương pháp bố trí, theo dõi thí nghiệm.................................................19
3.5.2. Các chỉ tiêu theo dõi..........................................................................................19
3.5.3. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 23
3.5.4. Kỹ thuật trồng và chăm sóc dưa chuột....................................................23
3.5.5. Phương pháp lai luân giao:............................................................................ 24
3.5.6. Phương pháp phân tích số liệu....................................................................24
PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN............................................................................ 25
4.1.

KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ ĐẶC ĐIỂM NÔNG SINH HỌC CỦA 4 DÒNG

DƯA CHUỘT TỰ PHỐI ĐỊA PHƯƠNG TỰ PHỐI CHỌN LỌC VÀ
LAI LUÂN GIAO GIỮA 4 DÒNG TỰ PHỐI NÀY TRONG VỤ XUÂN
HÈ 2016.................................................................................................................... 25
4.1.1. Thời gian sinh trưởng của các dòng dưa chuột tự phối địa phương vụ
xuân hè 2016.......................................................................................................... 25
4.1.2.

Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây trên các dòng dưa chuột tự phối nghiên

cứu vụ xuân hè 2016.......................................................................................... 26
4.1.3.

Động thái ra lá trên các dòng dưa chuột tự phối nghiên cứu trong vụ xuân

hè 2016..................................................................................................................... 29
4.1.4. Một số đặc điểm sinh trưởng chủ yếu của các dòng dưa chuột tự phối

nghiên cứu trong vụ Xuân Hè 2016............................................................ 31
4.1.5.

Một số đặc điểm hình thái thân lá các dịng dưa chuột tự phối nghiên cứu

vụ Xuân Hè 2016.................................................................................................. 33

iv


4.1.6.

Đặc điểm ra hoa, đậu quả của các dòng dư

Xuân Hè 2016 ............................................
4.1.7.

Tình hình sâu bệnh hại của các dịng dưa

vụ Xuân Hè 2016 ........................................
4.1.8.

Đặc điểm hình thái quả của các dòng dưa

vụ Xuân Hè 2016 ........................................
4.1.9.

Đặc điểm cấu trúc và chất lượng quả củ

nghiên cứu trong vụ Xuân Hè 2016 ..........

4.1.10.

Các yếu tố cấu thành năng suất và năng s

phối nghiên cứu trong vụ xuân hè 2016...
4.2.

ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SINH TRƯỞN
SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG CỦA CÁC TỔ

4.2.1.

Thời gian sinh trưởng của các tổ hợp lai dư

4.2.2.

Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây của cá

2016 ...........................................................
4.2.3.

Tốc độ ra lá của các tổ hợp lai trong vụ thu

4.2.4.

Một số đặc điểm sinh trưởng chủ yếu của c

4.2.5.

Một số đặc điểm hình thái thân lá của các tổ


4.2.6.

Đặc điểm ra hoa đậu quả của các tổ hợp la

4.2.7.

Đặc điểm hình thái quả của các tổ hợp lai v

4.2.8.

Đặc điểm cấu trúc và chất lượng quả của c

4.2.9.

Tình hình sâu bệnh hại trên các tổ hợp lai t

4.2.10. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các tổ hợp lai dưa chuột

vụ thu đông 2016 .......................................
4.2.11.

Biểu hiện ưu thế lai của các tổ hợp lai dưa c

4.2.12

Kết quả xác định khả năng kết hợp trên

của các THL dưa chuột thí nghiệm ...........
PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ......................................................................

5.1.

KẾT LUẬN.................................................

5.2.

KIẾN NGHỊ ...............................................

TÀI LIỆU THAM KHẢO ...........................................................................................
PHỤ LỤC ...................................................................................................................

v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

CS

Cộng sự

NST

Ngày sau trồng

NSCT

Năng suất cá thể


NSTT

Năng suất thực thu

THL

Tổ hợp lai

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 4.1. Thời gian qua các giai đoạn sinh trưởng chủ yếu của các dòng dưa
chuột tự phối địa phương trong vụ xuân hè 2016.......................... 25
Bảng 4.2. Động thái tăng trưởng chiều cao cây trên các dòng dưa chuột tự phối
địa phương và giống đối chứng vụ xuân hè 2016.......................... 27
Bảng 4.3. Động thái ra lá trên các dòng dưa chuột tự phối nghiên cứu trong vụ
xuân hè 2016.................................................................................................... 29
Bảng 4.4. Một số đặc điểm sinh trưởng chủ yếu của các dòng dưa chuột tự phối
nghiên cứu trong vụ Xuân Hè 2016....................................................... 31
Bảng 4.5. Một số đặc điểm hình thái thân lá các dịng dưa chuột tự phối nghiên
cứu vụ Xuân Hè 2016................................................................................... 33
Bảng 4.6. Đặc điểm ra hoa, đậu quả của các dòng dưa chuột tự phối nghiên cứu
vụ Xuân Hè 2016............................................................................................. 34
Bảng 4.7. Tình hình sâu bệnh hại của các dòng dưa chuột tự phối nghiên cứu
trong vụ Xuân Hè 2016................................................................................ 36
Bảng 4.8. Đặc điểm hình thái quả của các dòng dưa chuột tự phối nghiên cứu
trong vụ Xuân Hè 2016................................................................................ 37
Bảng 4.9. Đặc điểm cấu trúc và chất lượng quả của các dòng dưa chuột tự phối

nghiên cứu trong vụ Xuân Hè 2016....................................................... 38
Bảng 4.10. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất trên các dòng dưa chuột

tự phối nghiên cứu trong vụ xuân hè 2016....................................... 39
Bảng 4.11. Thời gian sinh trưởng của các tổ hợp lai dưa chuột vụ thu đông 2016. 41
Bảng 4.12. Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây của các tổ hợp lai trong vụ thu đông 2016

.................................................................................................................................................... 43

Bảng 4.13. Tốc độ ra lá của các tổ hợp lai trong vụ thu đông 2016 ...........44
Bảng 4.14. Một số đặc điểm sinh trưởng chủ yếu của các tổ hợp lai .......46
Bảng 4.15. Một số đặc điểm hình thái thân lá của các tổ hợp lai dưa chuột.......47

Bảng 4.16. Đặc điểm ra hoa đậu quả của các tổ hợp lai dưa chuột...........48
Bảng 4.17. Đặc điểm hình thái quả của các tổ hợp lai vụ thu đông 2016 49
Bảng 4.18. Đặc điểm cấu trúc và chất lượng quả của các tổ hợp lai ........50
Bảng 4.19. Tình hình sâu bệnh hại trên các tổ hợp lai..................................... 52

vii


Bảng 4.20. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các tổ hợp lai dưa

chuột vụ thu đông 2016

53

Bảng 4.21. Ưu thế lai của các tổ hợp lai dưa chuột trong vụ thu đông 2016......56
Bảng 4.22. So sánh một số đặc điểm sinh trưởng,phát triển của các tổ hợp lai


triển vọng với bố mẹ trong vụ thu đông 2016.................................. 63
Bảng 4.23. Khả năng kết hợp riêng ở một số tính trạng của các dịng dưa chuột tự

phối vụ thu đông 2016................................................................................. 64

viii


DANH MỤC HÌNH
Hình 4.1. Động thái tăng trưởng chiều cao cây trên các dòng dưa chuột tự phối
địa phương và giống đối chứng vụ xuân hè 2016.......................... 27
Hình 4.2. Động thái ra lá trên các dòng dưa chuột tự phối nghiên cứu trong vụ
xuân hè 2016.................................................................................................... 29
Hình 4.3. Số quả thương phẩm/ cây, NSLT và NSTT của các dòng tự phối thí nghiệm
40

Hình 4.4.

Năng suất lý thuyết và năng suất thực thu của các tổ hợp lai dưa chuột

vụ thu đơng 2016............................................................................................ 54
Hình 4.5. Ưu thế lai về số hoa cái của các tổ hợp lai dưa chuột trong vụ thu đơng 2016
57

Hình 4.6. Ưu thế lai về số quả đậu/cây của các tổ hợp lai dưa chuột trong vụ thu
đơng 2016.......................................................................................................... 58
Hình 4.7. Ưu thế lai về khối lượng quả của các tổ hợp lai dưa chuột vụ thu đơng 2016
59

Hình 4.8. Ưu thế lai về năng suất cá thể của các tổ hợp lai dưa chuột vụ thu

đông 2016.......................................................................................................... 60
Hình 4.9. Ưu thế lai về độ cứng quả của các tổ hợp lai dưa chuột vụ thu đông 2016. 61
Hình 4.10. Ưu thế lai về độ Brix của các tổ hợp lai dưa chuột vụ thu đông 2016
.................................................................................................................................................... 62


ix


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Trịnh Thị Hồng Huệ
Tên luận văn: So sánh và đánh giá khả năng kết hợp của một số dòng
dưa chuột địa phương tự phối tại Gia Lâm - Hà Nội
Ngành: Khoa học cây trồng

Mã số: 60.62.01.10

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu
Đánh giá khả năng kết hợp của các dịng dưa chuột tự phối thơng
qua phép lai diallel nhằm chọn ra dịng tự phối có khả năng kết hợp cao,
trên cơ sở đó, chọn được các tổ hợp lai cho con F1 lai có ưu thế lai cao
về các yếu tố cấu thành năng suất, năng suất và chất lượng.
Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành tại khoa Nông học – Học viện Nông nghiệp Việt
Nam, gồm có 2 nội dung là so sánh đặc điểm nơng sinh học của 4 dịng dưa chuột
địa phương chọn lọc trong vụ xuân hè 2016; so sánh khả năng sinh trưởng, phát
triển, năng suất và chất lượng của các tổ hợp lai dưa chuột diallel và đánh giá khả
năng kết hợp riêng của 4 dòng dưa chuột tự phối đời I5 trong vụ thu đông 2016.


Vật liệu nghiên cứu gồm 4 dòng dưa chuột tự phối đời I5 được
chọn tạo từ các mẫu giống dưa chuột địa phương ở miền Bắc Việt Nam:
LCH3I5, VP1I5, VP2I5, BN2I5 và 6 tổ hợp lai dưa chuột diallel giữa các dòng
tự phối đời I5 mới chọn tạo tại bộ môn Rau Hoa Quả và Cảnh quan, khoa
Nông học, Học viện Nông nghiệp Việt Nam: ♀LCH3 x ♂VP1, ♀LCH3 x
♂VP2, ♀LCH3 x ♂BN2, ♀VP1 x ♂VP2, ♀VP1 x ♂BN2, ♀VP2 x ♂BN2.
Các thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên đầy đủ RCB (Randomized
2

Complete Block) với 3 lần nhắc lại (10m / ô thí nghiệm/ 36 cây). Các chỉ tiêu nghiên
cứu: các chỉ tiêu về sinh trưởng, các chỉ tiêu về tình hình phát triển, các chỉ tiêu về
tình hình sâu bệnh hại, các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất, cấu trúc, hình
thái, và chất lượng quả, các chỉ tiêu ưu thế lai, khả năng kết hợp riêng.

Số liệu thí nghiệm được xử lý bằng phần mềm Excel, IRRISTAT
và Griffing 4.0. Kết quả chính và kết luận
1.

Dịng dưa chuột tự phối VP1 và VP2 có thời gian sinh trưởng ngắn nhất

(75 ngày); dịng LCH3 có số hoa cái nhiều nhất (10,2 hoa cái/cây), tỷ lệ đậu quả
cao (62.7%), số quả nhiều (6,4 quả/cây), năng suất cá thể cao nhất (1865,0
g/cây); dịng LCH3 và BN2 bị nhiễm sâu bệnh hại ít.

x


2.

Tổ hợp lai dưa chuột DL6 có thời gian sinh trưởng ngắn nhất (78


ngày) và bị nhiễm sâu bệnh hại ít; tổ hợp lai DL1 có số hoa cái nhiều nhất (10,3
hoa cái/cây) và năng suất cá thể cao nhất (1879,6 g/cây); tổ hợp lai DL4 có tỷ lệ
đậu quả cao nhất (87,3%) và số quả nhiều nhất (8,3 quả/cây); các tổ hợp lai
DL1, DL4, DL6 cho ưu thế lai cao về các yếu tố cấu thành năng suất.
3.

Dòng dưa chuột tự phối VP2 có khả năng kết hợp riêng cao với dòng

BN2 về các chỉ tiêu số quả thương phẩm, khối lượng quả và năng suất cá thể.

xi


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Trinh Thi Hong Hue
Thesis title: Compare and assess on combining ability of self-pollinating
local cucumber variaties in Gia Lam - Ha Noi
Major: Crop science

Code: 60.62.01.10

Educational organization: Vietnam National University of
Agriculture (VNUA) Research Objectives
Evaluating the combining ability of self-pollinating cucumber variaties
through diallel cross in order to pick out highly combinative self-pollinating
variaty, from that, the hybrid combinations for F1 hybrids have a high heterosis
of components of productivity, productivity and quality.

Research Methods

The research was carried out at the Faculty of Agronomy - Vietnam
National University of Agriculture. It consists of 2 components: comparison of
agro-biological characteristics of 4 selected local cucumbers in spring-summer
2016; Comparison of growth, development, yield and quality of hybrid
crossbred cucumber hybrid combinations and evaluation of the combined
ability of four I5 spawning cucumber lines in autumn-winter 2016.
The study material consisted of 4 lines of I5 spawn cucumber selected
from local varieties of cucumber in northern Vietnam: LCH3I5, VP1I5, VP2I5,
BN2I5 and 6 hybrid cucumber hybrid lines I5 new generation created in the
Department of Vegetables and Landscape, Department of Agriculture, Vietnam
Academy of Agriculture: ♀LCH3 x ♂VP1, ♀LCH3 x ♂VP2, ♀LCH3 x ♂BN2, ♀VP1
x ♂VP2, ♀VP1 x ♂BN2, ♀VP2 x ♂BN2.
The experiments were arranged in RCB (Randomized Complete Block) with 3
replicates (10m2/ plot/ 36 plants). Research indicators: growth indicators, indicators of
development status, indicators of pest and disease status, components of productivity
and productivity, structure, morphology, and Fruit quality, hybrids, hybrid ability.

Experimental data was processed using Excel, IRRISTAT and Griffing 4.0.

Main results and conclusions
1.
VP1 and VP2 have the shortest growing time (75 days); LCH3 has
the highest number of flowers (10.2 females/ tree), high fruit percentage
(62.7%), high fruit (6.4 fruits/ tree), highest individual yield (1865.0 g/
tree); LCH3 and BN2 lines are infested with few pests and diseases.

xii


2.


DL6 hybrid cucumber has the shortest growing time (78 days) and is

less susceptible to pests and diseases; DL1 hybrid has the highest number of
female flowers (10.3 females/ tree) and the highest individual yield (1879.6 g/
tree); The DL4 hybrid has the highest percentage of pods (87.3%) and the
highest number of fruits (8.3 fruits per tree). The DL1, DL4, and DL6 hybrid
combinations give a high degree of hybridization of productivity components.
3.

VP2 cucumber sprouts have the ability to combine highly individually

with the BN2 line of performance indicators and individual productivity.

xiii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Dưa chuột (Cucumis sativus L.) là cây ăn rau ăn quả ngắn ngày. Ở nước
ta, dưa chuột có thể trồng nhiều vụ trong năm, quả cho thu hoạch nhiều đợt.
Quả dưa chuột, ngồi ăn tươi như một loại rau xanh cịn được chế biến (muối
chua, muối mặn, hỗn hợp xa lát...) cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

So với các giống dưa chuột địa phương trồng trước đây, năng
suất các giống dưa chuột lai F1 cao gấp 2-3 lần, thậm chí trồng trong
nhà có mái che năng suất có thể đạt 120 tấn/ha có nghĩa là tăng gấp
6-8 lần so với giống dưa chuột địa phương 15-20 tấn/ha.
Tuy vậy, giống dưa chuột F1 sử dụng trong nước chủ yếu là các giống
của nước ngoài với hạt giống rất đắt 3,5 triệu đến 6,0 triệu đồng/kg hạt (chi phí

về giống cho 1 ha khoảng 2,5 triệu đến 5 triệu đồng), hơn thế nữa giống của
nước ngồi cung cấp nên nơng dân khơng chủ động được nguồn giống và
giống của nước ngồi thường nhiễm bệnh rất nặng ở những vùng sinh thái
không phù hợp do không được khảo nghiệm trước khi đưa ra sản xuất vì thế
mà người sản xuất thường phải sử dụng rất nhiều các loại thuốc bảo vệ thực
vật làm cho sản xuất mất an toàn và gây thiệt hại cho người sản xuất.

Nghiên cứu chọn tạo giống dưa chuột là nhiệm vụ trọng tâm của
nghiên cứu chọn tạo giống rau trong nước nhằm góp phần làm chủ động,
giảm chi phí về giống và tăng hiệu quả kinh tế cho các vùng sản xuất.

Nghiên cứu đánh giá khả năng kết hợp của các dòng tự phối là
một trong những bước vô cùng quan trọng trong việc nghiên cứu tạo
giống cây trồng lai F1 nói chung và dưa chuột nói riêng.
Là một trong những trung tâm thứ nguyên của cây dưa chuột, nước ta hiện
đang sở hữu một nguồn gen dưa chuột địa phương rất đa dạng và phong phú. Từ
năm 2011 đến nay, Trần Thị Minh Hằng và cộng sự ở Học viện Nông nghiệp Việt
Nam đã thu thập và thành lập được một tập đoàn các mẫu giống dưa chuột có
nguồn gốc từ các đồng bằng, trung du và miền núi phía Bắc. Nhóm nghiên cứu đã
tiến hành đánh giá tập đoàn các mẫu giống thu thập được và bước đầu xác định
được một số dòng dưa chuột địa phương có triển vọng. Để chọn tạo được các tổ
hợp lai dưa chuột cho ưu thế lai cao từ các dịng tự phối chọn lọc, chúng tơi tiến

1


hành nghiên cứu đề tài “So sánh và đánh giá khả năng kết hợp của
một số dòng dưa chuột địa phương tại Gia Lâm - Hà Nội”.
1.2. MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU
1.2.1. Mục đích

Đánh giá khả năng kết hợp của các dịng dưa chuột tự phối thơng
qua phép lai diallel nhằm chọn ra dịng tự phối có khả năng kết hợp cao,
trên cơ sở đó, chọn được các tổ hợp lai cho con F1 lai có ưu thế lai cao
về các yếu tố cấu thành năng suất, năng suất và chất lượng.
1.2.2. Yêu cầu
-

Đánh giá đặc điểm hình thái, đặc điểm sinh trưởng, phát triển, tình

hình sâu bệnh hại, năng suất, chất lượng của các dòng dưa chuột tự phối.

Lai luân giao giữa các dòng dưa chuột tự phối chọn lọc để tạo
các tổ hợp lai diallel.
Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển, năng suất, tình hình
sâu bệnh hại và ưu thế lai của các tổ hợp lai diallel mới chọn tạo.
-

Đánh giá khả năng kết hợp của các dòng dưa chuột địa phương chọn lọc.

1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu: 4 dòng dưa chuột tự phối đời I5 được
chọn tạo từ các mẫu giống dưa chuột địa phương ở miền Bắc Việt
Nam: LCH3I5, VP1I5, VP2I5, BN2I5 và 6 tổ hợp lai dưa chuột diallel giữa
các dòng tự phối đời I5 mới chọn tạo tại bộ môn Rau Hoa Quả và
Cảnh quan, khoa Nông học, Học viện Nông nghiệp Việt Nam.
-

Địa điểm nghiên cứu: huyện Gia Lâm, TP Hà Nội.

-


Thời vụ nghiên cứu: Vụ xuân hè 2016, vụ thu đông 2016.

1.4. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.4.1. Ý nghĩa khoa học
Kết quả của đề tài sẽ cung cấp nguồn vật liệu khởi đầu và các
thông tin về nguồn di truyền quan trọng phục vụ cho công tác chọn
tạo giống dưa chuột ưu thế lai có chất lượng cao ở trong nước.
1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn
Tạo ra giống dưa chuột cho năng suất cao, chất lượng tốt, đáp
ứng với nhu cầu cấp thiết về giống của thực tiễn sản xuất dưa chuột
trong nước phục vụ nội tiêu và xuất khẩu.
2


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. NGUỒN GỐC VÀ PHÂN LOẠI CÂY DƯA CHUỘT
Cây dưa chuột (Cucumis sativus L.) thuộc họ bầu bí và là một
loại rau truyền thống được trồng ở trên thế giới và ở Việt Nam từ khá
lâu. Qua nhiều tài liệu cho thấy dưa chuột có nguồn gốc từ miền Tây
Ấn Độ, cũng có ý kiến cho rằng dưa chuột có nguồn ở Nam Á và
được trồng trọt khoảng 3000 năm trước. Dưa chuột được truyền bá
đến một số vùng thuộc Tây Á, Bắc Phi và Nam Âu…
Trong thời kỳ La Mã, dưa chuột là cây trồng có giá trị và trồng dưới
mái che. Thế kỷ 13, dưa chuột được đưa vào nước Anh. Columbus đã
gieo và trồng những cây dưa chuột ở Haiti trong chuyến du lịch đường
biển lần thứ 2 của ông. Từ thế kỷ 16, người Tây Ban Nha đã phát hiện ra
cây dưa chuột ở các thuộc địa họ thống trị.
Với khí hậu khắc nghiệt ở nước Anh (xứ sở của sương mù) và sự
mẫn cảm của dưa chuột với nhiệt độ, người Anh đã sáng tạo ra phương

pháp trồng dưa chuột khơng hạt trong nhà kính. Ở Trung Đơng, dưa
chuột phổ biến là dạng quả mềm và nhẵn. Người Nga ưa thích dưa
chuột dạng quả ngắn, mập, xù xì và màu nâu. Người Pháp ưa thích dạng
quả dưa chuột mập và khơng khắt khe về hình dạng (Tạ Thu Cúc, 2007).
Dưa chuột thuộc họ bầu bí Cucurbitaceae, chi cucumis, lồi sativus,
có bộ nhiễm sắc thể 2n = 14, đã có nhiều tác giả tiến hành phân loại dưa
chuột, trong đó Teachenko (1967) đã phân loại Cucumis sativus L. thành 3
thứ dưa: dưa chuột thường, dưa chuột lưỡng tính và dưa chuột hoang dại.

Theo Libner (1989), Cucumis sativus L. chỉ là một dạng hình của
dưa chuột, là cây rau thương mại quan trọng. Những cây khác cũng
được gọi là dưa chuột như C. flexuous và C. melo (dưa chuột rắn); dưa
chuột Tây Ấn Độ (Gherkin): C.anguria L.; dưa chuột tròn C.prophetarum;
dưa chuột trắng Trung Quốc var. common hoặc dưa chuột sao.

Theo Raymond (2009), dưa chuột có nhiều hình dạng và kích cỡ
quả rất phong phú. Lồi dưa trồng trọt có thể chia làm 4 nhóm chính:
-

Dưa chuột sản xuất ngồi đồng với đặc điểm nổi bật là gai trắng hoặc đen.

3


-

Dưa chuột trồng trong nhà kính hoặc giống dưa chuột Anh. Những

dạng hình này quả dài, khơng có gai, có thể sản xuất quả đơn tính.


Giống Sikkim nguồn gốc ở Ấn Độ, quả có màu hơi đỏ hoặc màu
vàng da cam.
-

Dưa chuột quả nhỏ dùng để dầm dấm, muối chua.

Dưa chuột còn được phân loại theo cách sử dụng: cắt lát, hoặc muối

chua (ăn tươi hoặc chế biến). Theo Mark (1986) thì dưa chuột dùng để muối
chua tỷ lệ chiều dài/ đường kính (L/D) phải nhỏ hơn dưa chuột để thái lát.
L/D của dưa chuột muối chua từ 2,8 - 3,2. Tỷ lệ này thay đổi theo mật độ
trồng. Dưa chuột dùng để muối chua phải thẳng trịn, hình khối.

2.2. ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT HỌC CỦA CÂY DƯA CHUỘT
Rễ cây dưa chuột: cây dưa chuột có rễ phát triển yếu, trong đất có thành
phần cơ giới trung bình chỉ dài 10 - 15 cm. Hệ rễ chiếm 1,5% toàn bộ trọng
lượng cây, với hệ thống rễ phân bố trên bề mặt rộng chừng 60 - 90 cm. Ở nhóm
có thời gian sinh trưởng dài, bộ rễ cùng các cơ quan trên bề mặt đất phát triển
mạnh hơn. Tuy nhiên ở các giống lai F1 tất cả các pha sinh trưởng bộ rễ phát
triển mạnh và có khối lượng lớn hơn so với các cặp bố mẹ. Do vậy, mức độ
phát triển ở bộ rễ ở giai đoạn đầu là 1 trong những tính trạng có tương quan
chặt chẽ tới năng suất cây sau này (Lã Đình Mỡ và Dương Đức Huyền, 1999).

Thân dưa chuột thuộc dạng thân leo bò, mảnh, nhỏ, chiều cao phụ
thuộc chủ yếu vào giống, điều kiện ngoại cảnh và kĩ thuật chăm sóc. Căn cứ
vào chiều cao cây có thể chia làm 3 nhóm: Loại lùn (chiều cao 0,6 - 1m), loại
trung bình (chiều cao cây > 1 - 1,5m), loại cao (chiều cao > 1,5 đến 2 - 3m, có
loại 4 - 5m). Trên thân có cạnh, có lơng cứng và ngắn, đường kính thân là 1
chỉ tiêu quan trọng đánh giá tình hình sinh trưởng của cây, đường kính thân
quá nhỏ hoặc quá lớn đều khơng có lợi. Đối với những giống trung bình và

giống muộn đường kính đạt gần 1cm là cây sinh trưởng tốt. Trên thân chính
có khả năng phân cành cấp 1 và cành cấp 2, quả ra chủ yếu trên thân chính.
Trong kĩ thuật tỉa cành lưu giữ thân chính và 1 - 2 cành cấp 1, tùy theo điều
kiện cụ thể (Tạ Thu Cúc, 2007).
Lá dưa chuột có bản lá hình trái tim có sẻ thùy nơng sâu khác nhau tùy
từng loại giống, ở các kẽ lá có tua cuốn. Trong quá trình dịch chuyển từ vùng
nhiệt đới ẩm tới vùng đồng bằng, sa mạc và canh tác trong nhà kính, khả năng
ra tua cũng yếu hơn. Quy trình tiến hóa này kéo dài hàng ngàn năm. Cùng với

4


sự đột biến tự nhiên và phương thức trồng trọt, dạng dưa chuột bụi khơng leo,
khơng hình thành tua là đỉnh cao nhất của sự tiến hóa lồi Cucumis sativus.
Hoa dưa chuột có màu vàng, thụ phấn nhờ cơn trùng. Hoa cái mọc riêng biệt
thành chùm trên nách lá tùy giống. Hoa đực mọc thành chùm với số lượng phụ
thuộc vào giống. Hoa dưa chuột bắt đầu nở từ 5 - 10 giờ sáng, trên cùng 1 cây hoa
đực nở trước hoa cái 2 - 3 ngày, tuổi thọ của hoa đực ngắn từ 1 - 2 ngày, hạt phấn
có sức sống tốt nhất 4 - 5 giờ sau khi hoa nở (Phạm Mỹ Linh, 1999). Hoa cái có 4 - 5
đài, 4-5 cánh hợp. Hoa đực nhỏ hơn hoa cái, có 4 - 5 nhị đực hợp nhau. Hoa cái
bình thường có 3-4 nỗn, núm nhụy phân nhánh hoặc hợp.

Quả dưa chuột thường thn dài, quả thường có 3-5 múi, hạt dính vào
giá nỗn. Hình dạng, độ dài, khối lượng, màu sắc quả có sự sai khác rất lớn
phụ thuộc chủ yếu do giống. Màu sắc quả của hầu hết các giống dưa chuột
là màu xanh, xanh vàng, vàng, khi chín vỏ quả thường nhẵn hoặc có gai.
Màu xanh khi chín thương phẩm thường phù hợp với thị hiếu của nhiều
người tiêu dùng. Sau thu hái, quả chuyển sang màu vàng là nhược điểm
của giống. Trong sản xuất, dưa chuột thường xuất hiện những hiện tượng
quả dị hình, quả phát triển khơng cân đối…đó là do sự biến đổi quá mạnh

trong thời kỳ phôi thai. Sự thay đổi không bình thường trong thời kỳ hình
thành hạt sẽ sinh ra quả dị hình (Tạ Thu Cúc, 2007).

Hạt dưa chuột dạng dẹt hình oval dài 10 - 15 mm, vỏ hạt nhẵn có
màu trắng, vàng, đen… (Tạ Thu Cúc, 2007).
2.3. YÊU CẦU NGOẠI CẢNH ĐỐI VỚI SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN
CỦA CÂY DƯA CHUỘT
2.3.1. Nhiệt độ
Dưa chuột cũng như các cây trong họ bầu bí mẫn cảm với sương giá đặc biệt
là nhiệt độ thấp dưới 0oC có tuyết và khi nhiệt độ về ban đêm trong khoảng 3
o

- 4 C (Nguyễn Tường Đồn và Ngơ Quang Văn, 1997). Dưa chuột thuộc nhóm
cây ưa nhiệt, u cầu khí hậu ấm áp và khô ráo để sinh trưởng và phát triển.
Nhiệt độ thích hợp cho dưa chuột sinh trưởng và phát triển là từ 25 - 30 oC. Nhiệt độ
cao hơn sẽ làm cho cây ngừng sinh trưởng và nếu kéo dài nhiệt độ từ 35 o

o

40 C cây sẽ chết (Trần Khắc Thi, 1985). Nhiệt độ dưới 15 C cây sẽ bị rối loạn
q trình đồng hóa và dị hóa, cây sinh trưởng kém, nhiệt độ thấp kéo dài các
giống sinh trưởng rất khó khăn, đốt ngắn, lá nhỏ, hoa đực màu nhạt, vàng úa. Ở
5oC hầu hết các giống dưa chuột bị chết rét, khi nhiệt độ lên tới 40oC cây ngừng

5


sinh trưởng, hoa cái không xuất hiện, lá bị héo (Tạ Thu Cúc, 2007). Hạt dưa
o


chuột có sức sống cao, khỏe, hạt có thể này mầm ở nhiệt độ thấp từ 12 - 13 C.
o

Nhiệt độ đất tối thiểu phải đạt khoảng 21 C thì hạt sẽ nảy mầm sau 5 - 6 ngày.

Theo Trần Khắc Thi (1985), nhiệt độ có ảnh hưởng trực tiếp đến
thời gian ra hoa của cây. Nhiệt độ thích hợp cho cây ra hoa cái ở
ngày thứ 26 sau khi nảy mầm. Nhiệt độ càng thấp thời gian này càng
kéo dài. Tổng tích ơn từ lúc hạt nảy mầm đến thu quả đầu tiên ở các
o

o

giống địa phương là 900 C, đến kết thúc là 1650 C.


nhiệt độ dưới 15oC cây mất cân bằng giữa q trình đồng hóa và dị hóa. Do

nhiệt độ thấp làm phá vỡ q trình trao đổi chất thơng thường và một số q trình
bị ngừng trệ, tồn bộ chu trình sống bị đảo lộn làm cho cây tích lũy các độc tố.
Trong trường hợp lạnh kéo dài số lượng độc tố tăng lên làm chết các tế bào.

Ngoài ra nhiệt độ thấp còn làm ảnh hưởng tới sinh trưởng của
cây ở các giai đoạn khác nhau từ sự phát triển cá thể đến giới tính,
tốc độ lớn của quả và năng suất cá thể.
Về đặc điểm sinh lý có liên quan đến tính chịu lạnh của dưa chuột, các nhà
nghiên cứu có đề cập tới độ nhớt đậm đặc của nguyên sinh chất, sức sống của tế
bào và tính hút nước của nó. Khi bị lạnh độ nhớt của nguyên sinh chất giảm, lượng
diệp lục và khả năng hút nước cũng giảm theo, ở các giống dưa chuột phương Bắc
chứng tỏ khả năng chịu lạnh của chúng cao hơn các giống phía Nam châu Âu. Qua

nghiên cứu ở Việt Nam trong điều kiện làm lạnh nhân tạo ở nhiệt độ 5 - 10 oC trong
vòng 10 ngày, các giống dưa chuột Việt Nam và Trung Quốc có sức chịu lạnh cao
hơn các giống Châu Âu và Châu Mỹ (Trần Khắc Thi, 1981).

Theo Phạm Mỹ Linh (1999), nhiệt độ không chỉ ảnh hưởng đến quá
trình sinh trưởng, phát triển, ra hoa mà còn ảnh hưởng trực tiếp tới sự
nở hoa cũng như quá trình thụ tinh thụ phấn. Theo Yoshihari Ono hoa
bắt đầu nở ở nhiệt độ 10oC (sáng sớm) và bao phấn mở ở nhiệt độ 17 oC.
Nhiệt độ thích hợp cho sự nảy mầm của hạt phấn 17 - 24 oC, nhiệt độ quá
cao hay quá thấp so với ngưỡng nhiệt độ này đều làm giảm sức sống
hạt phấn, đó cũng chính là ngun nhân gây giảm năng suất của giống.

Tổng số nhiệt độ khơng khí trung bình ngày đêm cần thiết cho
o

sinh trưởng, phát triển của dưa chuột vào khoảng 1.500 - 2.500 C,
o

còn để cho quá trình tạo quả thương phẩm là 800 - 1000 C.
6


2.3.2. Ánh sáng
Một trong những yếu tố của môi trường bên ngoài tác động trực
tiếp đến sinh trưởng, phát triển và chuyển tiếp sang giai đoạn phát
dục của cây là độ dài ngày chiếu sáng trong ngày.
Dưa chuột thuộc nhóm cây ưa ánh sáng ngày ngắn, độ dài chiếu sáng
thích hợp cho cây sinh trưởng phát dục là 10 - 12 giờ/ngày. Phản ứng của
dưa chuột đối với ánh sáng còn phụ thuộc vào giống và thời vụ gieo trồng
(Tạ Thu Cúc và cs., 2000). Ánh sáng có ảnh hưởng trực tiếp đến q trình

quang hợp của cây trồng nói chung và dưa chuột nói riêng. Cường độ ánh
sáng thích hợp cho dưa chuột sinh trưởng, phát triển, giúp cho cây tăng
hiệu suất quang hợp, tăng năng suất, chất lượng quả và rút ngắn thời gian
lớn của quả trong khoảng từ 15000 - 17000 lux (Trần Khắc Thi, 1985).
Độ dài ngày và cường độ chiếu sáng không phải là chỉ tiêu duy nhất
đặc trưng cho ảnh hưởng của ánh sáng đến hoạt động sống của cây. Cơng
trình nghiên cứu của nhiều tác giả cho phép rút ra kết luận rằng chiếu sáng
bổ sung tia hồng ngoại lên cây sẽ kích thích sự phát triển của cây ngày
ngắn. Ngược lại, tia cực tím có bước sóng ngắn lại kích thích sự phát triển
của cây ngày ngắn và ức chế cây ngày dài (Phạm Mỹ Linh, 1999).
Mức độ phản ứng của cây với thời gian chiếu sáng trong quá trình phát sinh
cá thể cũng khác nhau. Qua thí nghiệm đã kết luận rằng dưa chuột ở tuổi cây 20 25 ngày sau nảy mầm có phản ứng thuận với độ dài chiếu sáng dưới 12 giờ.

Cường độ và số giờ chiếu sáng có tương quan thuận tới q trình
lớn của quả. Trong thí nghiệm của tháng 12, lúc cường độ ánh sáng
trung bình trong ngày khoảng 140 lux, số giờ chiếu sáng liên tục.
Chất lượng ánh sáng có tác dụng làm tăng hoặc giảm màu sắc quả và
ảnh hưởng tới thời gian bảo quản quả sau thu hoạch. Theo Lin et al. (2000)
nghiên cứu giống dưa chuột quả dài trồng trong nhà kính cho thấy: vào
mùa hè dùng lớp lọc để giảm cường độ ánh sáng hoặc biến đổi quang phổ
ánh sáng ảnh hưởng tới thời gian bảo quản quả dưa chuột.

2.3.3. Nước
Dưa chuột là cây vừa kém chịu hạn lại kém chịu úng, vì dưa chuột có nguồn
gốc ở vùng ven rừng ẩm ướt, bộ rễ phát triển kém, hệ rễ phân bố ở tầng đất mặt.
Trong thân cây nước chiếm 91,3%, trong quả có chứa tới 93 - 95% nước, bộ lá dưa
chuột to, hệ số thoát hơi nước lớn nên dưa chuột yêu cầu độ ẩm

7



cao, là cây đứng đầu về nhu cầu nước trong họ bầu bí, độ ẩm đất thích hợp cho
cây dưa chuột là: 85 - 90%, độ ẩm khơng khí: 90 - 95%. Trong giai đoạn ra quả
phải giữ ẩm thường xuyên từ 90 - 100% độ ẩm đồng ruộng. Dưa chuột kém
chịu hạn, nếu thiếu nước cây không những sinh trưởng kém mà cịn tích lũy
chất cucurbitacin gây đắng trong quả (Mai Phương Anh và cs., 1996). Chất này
thường tập trung nhiều ở phần cuối thân và dưới lớp vỏ cây. Khi thiếu nước
nghiêm trọng sẽ xuất hiện qủa dị hình, quả bị đắng và cây dễ bị nhiễm virus.
Thời kỳ cây ra hoa tạo quả yêu cầu lượng nước cao nhất.
Trong suốt quá trình sinh trưởng phát triển, dưa chuột yêu cầu một lượng
nước khá lớn vì cây cần cung cấp đủ và kịp thời nước cho cây đặc biệt là ở thời kỳ
khủng hoảng nước của cây (giai đoạn cây con và khi cây ra hoa hình thành quả,
quả rộ). Theo Tạ Thu Cúc (2007), khi hạt nảy mầm yêu cầu lượng nước bằng 50%
khối lượng hạt. Thời gian thân lá sinh trưởng mạnh đến ra hoa cái đầu, cần độ ẩm
đất 70 - 80%, thời kỳ quả rộ và quả phát triển yêu cầu độ ẩm cao > 80 - 90%.

Theo Nguyễn Lân Hùng và Nguyễn Duy Minh (2006), cây dưa
chuột chịu hạn rất kém, thiếu nước cây chậm sinh trưởng mà cịn
tích lũy chất đắng (cucurbitacin).
2.3.4. Quan hệ với điều kiện dinh dưỡng khống
Như đã nói ở trên cây dưa chuột có nguồn gốc từ vùng đất ẩm nên cây đã
quen thích nghi với điều kiện dinh dưỡng đầy đủ trên bề mặt của lớp đất rừng nhiệt
đới ẩm. Do bộ rễ kém phát triển, sức hấp thu của rễ lại yếu nên dưa chuột có yêu
cầu nghiêm khắc về đất hơn các cây khác trong họ. Đất trồng thích hợp là đất có
thành phần cơ giới nhẹ như đất cát pha, đất thịt nhẹ, độ pH thích hợp từ 5,5 - 6,5.
Trong nghiên cứu của mình Flatocovva B. (1958) đã xác định nồng độ trung bình
của các ngun tố khống trong dịch tế bào để cây cho năng suất cao là: 2.500 3.000 mg/kg nitơ; phốt pho từ 150 - 225; kali 4.500 - 6.000; magiê: 300 - 400; clo: gần
200, khi so sánh với các cây trồng khác tác giả đã khẳng định nồng độ dịch bào
bình thường của dưa chuột cao hơn cả. Dưa chuột là cây trồng có nguồn gốc từ
vùng nhiệt đới ẩm, thích nghi với các loại đất có dinh dưỡng đầy đủ trên bề mặt

của lớp đất rừng nhiệt đới (Trần Khắc Thi, 1985). Hơn nữa về mặt thực vật học, dưa
chuột có thời gian sinh trưởng ngắn, bộ rễ kém phát triển, phần thân lá trên mặt đất
lớn, tốc độ hình thành các cơ quan sinh dưỡng cao do đó khi được trồng trọt, dưa
chuột lấy từ đất khoáng 0,8 - 1,36kg đạm; 0,27-0,9kg P 2O5 và 1,36 - 2,3kg K2O. Dưa
chuột sử dụng kali có hiệu quả nhất, sau đó đến đạm và

8


cuối cùng là lân, khi bón 60 đạm, 60 lân, 60 kali thì dưa chuột sử dụng 92%
đạm, 33% lân và 100% kali (Nguyễn Lân Hùng và Nguyễn Duy Minh, 2006). Bên
cạnh các nguyên tố đa lượng thì các nguyên tố vi lượng đóng vai trị hết sức
quan trọng. Khi bổ sung các nguyên tố vi lượng vào dung dịch phân đa lượng
bón cho cây sẽ thu được quả có chất lượng cao, đặc biệt trộn hạt dưa chuột
với phân vi lượng trước khi gieo sẽ làm tăng năng suất từ 50 - 60 tạ/ha (Bình
Điền, 2012). Dưa chuột khơng chịu được nồng độ phân cao nhưng lại phản ứng
rõ rệt với hiện tượng thiếu dinh dưỡng, phân hữu cơ có tác dụng làm tăng
năng suất dưa chuột rõ rệt. Kali và lân có vai trị quan trọng trong việc tạo quả
có chất lượng, cịn đạm làm màu quả đẹp, ở thời kỳ của đầu sự sinh trưởng
cây dưa chuột cần nhiều đạm và lân, ở giai đoạn cuối cây không cần nhiều
đạm, nếu giảm cung cấp đạm sẽ làm tăng thu hoạch một cách đáng nể.

Kết quả nghiên cứu của Naeem et al. (2002) cho thấy liều lượng
bón NPK khác nhau có ảnh hưởng đến số nhánh, chiều cao cây, thời
gian ra hoa, đậu quả, số quả/cây và năng suất.
Sự thiếu hụt một vài yếu tố dinh dưỡng ở dưa chuột đã được
nghiên cứu và rút ra kết luận như sau:
-

Thiếu Đạm: cây bắt đầu có màu vàng nhạt, sinh trưởng chậm,


lá già có màu trắng bợt bắt đầu từ mép lá hướng vào trong.
-

Thiếu Kali: cây sinh trưởng chậm, lá xanh nhạt bề mặt lá xuất hiện

những đám màu xanh, trắng xen kẽ nhau, mép lá xoăn lại, lá non mất diệp lục.

-

Thiếu Magiê: Cây sinh trưởng chậm, lá nhỏ, rải rác những đốm

lá chết trên phiến lá. Sau những đốm lá lan rộng ra và kết hợp với
nhau làm lá khô, cuối cùng chết cả lá.
-

Thiếu Lưu huỳnh: Lá cuối cùng có màu xanh nhạt, những lá

dưới có màu xanh bình thường.
-

Thiếu Lân: Cây sinh trưởng chậm, lá chuyển từ màu xanh đậm

sang màu ghi làm lá khơ và chết.
-

Thiếu Canxi: Cây sinh trưởng bình thường, lá ít màu xanh (ít

diệp lục) mép lá xoăn, khô cứng.
-


Thiếu Bo: Cây sinh trưởng chậm, lá trở nên dày, xanh đậm, đỉnh ngọn khô

héo, những lá gốc chuyển màu nâu xoăn mép lại (Mai Phương Anh và cs, 1996).

9


2.4. NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG KẾT HỢP CỦA CÁC GIỐNG DƯA
CHUỘT
Khả năng kết hợp là một thuật ngữ để chỉ giá trị chọn giống của các giống
bố mẹ được sử dụng để tạo ra con lai tốt nhất, đó là khả năng khi sử dụng
chúng để lai, con lai thu được sẽ có ưu thế lai hơn so với bản thân của chúng.

Sử dụng phép phân tích khả năng kết hợp có tác dụng to lớn
trong việc hoạch định chương trình tạo giống nhằm sử dụng ưu thế
lai và lai tạo giống có định hướng.
Khả năng kết hợp là một đặc tính di truyền, được truyền qua các
thế hệ tự phối và di truyền được khi cho lai tạo. Khả năng kết hợp được
chia làm 2 loại: khả năng kết hợp chung và khả năng kết hợp riêng.

Khả năng kết hợp chung (GCA) là đại lượng trung bình về ưu
thế lai của tất cả các tổ hợp lai mà dòng đó tham gia, thể hiện khả
năng cho ưu thế lai của dịng đó so với các dịng khác. Về bản chất di
truyền, GCA đặc trưng cho hiệu ứng cộng tính của các gen.
-

Khả năng kết hợp riêng (SCA) là khả năng cho ưu thế lai của một giống bố

mẹ khi lai với một giống bố mẹ khác, biểu hiện bằng trị số bình qn tính trạng của

từng tổ hợp lai so với giá trị khả năng kết hợp chung của hai bố mẹ. Về bản chất di
truyền, SCA đặc trưng cho hiệu ứng khơng cộng tính của các gen. Khả năng kết
hợp riêng được xác định theo phương pháp luân giao (lai diallel) do Sprague và
Tatum (1942) đề xướng, sau này nhiều nhà nghiên cứu khác phát triển và hoàn
thiện, trong đó có Griffing (1954; 1956) là người nêu lên 4 phương pháp sử dụng
mơ hình tốn học thống kê để phân tích khả năng kết hợp của các dịng tự phối
(Trần Văn Diễn và Tô Cẩm Tú, 1995). Luân giao tồn phần là hệ thống lai thử mà các
dịng hoặc giống được lai với nhau theo tất cả các tổ hợp lai có thể. Thí nghiệm
trong luận văn này áp dụng mơ hình 4 Grifing. Ở mơ hình 4 Griffing chỉ các dòng
khác nhau mới được lai luân phiên với nhau, nhưng chỉ theo hướng thuận khơng
có lai nghịch và tự phối. Số tổ hợp lai cần phải tiến hành là:

N = p(p - 1)/2.
Các tổ hợp lai được tạo ra được đưa vào hệ thống so sánh:
-

So sánh, đánh giá các tổ hợp lai về các chỉ tiêu như năng suất, chất lượng,

khả năng chống chịu sâu bệnh hại…, từ đó xác định các tổ hợp lai có triển vọng.
-

Các tổ hợp lai có triển vọng được so sánh với giống đối chứng (giống hiện

đang được sản xuất phổ biển ngoài sản xuất). Nếu tổ hợp lai vượt so với đối

10


×