Tải bản đầy đủ (.pdf) (112 trang)

Đánh giá hoạt động tập huấn kỹ thuật cho hộ nông dân của dự án phát triển cao su tiểu điền trên địa bàn tỉnh gia lai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.87 MB, 112 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

LÊ THỊ KIM CÚC

ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG TẬP HUẤN KỸ THUẬT
CHO HỘ NÔNG DÂN CỦA DỰ ÁN PHÁT TRIỂN CAO SU
TIỂU ĐIỀN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH GIA LAI

Ngành:

Quản lý kinh tế

Mã số:

60 34 04 10

Người hướng dẫn khoa học:

TS. Nguyễn Hữu Khánh

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng: số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung
thực và chưa từng được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được
cảm ơn và các thơng tin trích dẫn trong luận văn đều đã được ghi rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày

tháng năm 2017



Tác giả luận văn

Lê Thị Kim Cúc


LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành được luận văn này, tơi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ và động
viên từ các thầy cơ giáo, các ban ngành cùng tồn thể cán bộ nơi tôi chọn làm địa bàn
nghiên cứu, gia đình và bạn bè.
Trước tiên, tơi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám đốc học viện Nông nghiệp Việt
Nam, các thầy cô giáo Bộ môn Kinh tế, Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn đã truyền
đạt cho tôi những kiến thức cơ bản và tạo điều kiện giúp đỡ tơi hồn thành luận văn này.
Đặc biệt, tơi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới TS. Nguyễn Hữu Khánh đã dành
nhiều thời gian trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tận tình cho tơi hồn thành q trình nghiên
cứu đề tài này.
Qua đây, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới toàn thể cán bộ, Ban lãnh đạo Dự án
Phát triển cao su tiểu điền, trong thời gian tôi thực tế nghiên cứu đã tạo điều kiện thuận
lợi cho tôi tiếp cận và thu thập những thông tin cần thiết cho đề tài.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, những người đã động
viên và giúp đỡ tôi về tinh thần, vật chất trong suốt q trình học tập và thực hiện đề tài.
Tơi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2017

Tác giả luận văn


Lê Thị Kim Cúc

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan ..................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii
Mục lục ........................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt ...................................................................................................... vi
Danh mục bảng ............................................................................................................... vii
Danh mục hộp, biểu đồ .................................................................................................. viii
Trích yếu luận văn ........................................................................................................... ix
Thesis abstract.................................................................................................................. xi
Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................... 2

1.2.1.

Mục tiêu chung ................................................................................................... 2

1.2.2.

Mục tiêu cụ thể ................................................................................................... 3


1.3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 3

1.3.1.

Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................... 3

1.3.2.

Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................ 3

1.4.

NHững đóng góp mới của luận văn .................................................................... 3

1.4.1.

Về lý luận............................................................................................................ 3

1.4.2.

Về thực tiễn......................................................................................................... 4

1.5.

Kết cấu các nội dung của luận văn ..................................................................... 4

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn ................................................................................. 5

2.1.

Cơ sở lý luận ....................................................................................................... 5

2.1.1.

Một số khái niệm ................................................................................................ 5

2.1.2.

Vai trò, ý nghĩa của tập huấn kỹ thuật cho hộ nông dân trồng cao su ................ 7

2.1.3.

Đặc điểm của tập huấn kỹ thuật cho hộ nông dân cao su tiểu điền .................. 11

2.1.4.

Nội dung đánh giá công tác tập huấn kỹ thuật cho các hộ nông dân thuộc
dự án Phát triển cao su tiểu điền trên địa bàn tỉnh Gia Lai ............................... 14

2.1.5.

Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động tập huấn kỹ thuật cho các hộ nông dân ........ 19

2.2.

Cơ sở thực tiễn .................................................................................................. 24

2.2.1.


Kinh nghiệm tập huấn kỹ thuật cho hộ nông dân trồng cao su trên thế giới .......... 24

iii


2.2.2.

Kinh nghiệm tập huấn kỹ thuật cho hộ nông dân trồng cao su ở Việt Nam ..... 28

2.2.3.

Bài học kinh nghiệm trong hoạt động tập huấn kỹ thuật cho hộ nông dân
cao su tiểu điền ở tỉnh Gia Lai .......................................................................... 31

Phần 3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 32
3.1.

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ........................................................................... 32

3.1.1.

Đặc điển điều kiện tự nhiên .............................................................................. 32

3.1.2.

Đặc điểm Kinh tế xã hội ................................................................................... 34

3.1.3.


Tình hình phát triển cao su tiểu điền của tỉnh Gia Lai ..................................... 38

3.1.4.

Quy mơ diện tích cao su đã trồng trên địa bàn tỉnh .......................................... 38

3.1.5.

Tình hình diện tích khai thác, năng suất và sản lượng mủ cao su tiểu điền
trên địa bàn tỉnh ................................................................................................ 38

3.1.6.

Đánh giá tình hình tự nhiên, kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến tập huấn kỹ
thuật cao su cho hộ nông dân............................................................................ 39

3.2.

Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 39

3.2.1.

Phương pháp chọn điểm nghiên cứu ................................................................ 39

3.2.2.

Phương pháp thu thập thông tin, số liệu ........................................................... 40

3.2.3.


Phương pháp xử lý thơng tin ............................................................................ 41

3.2.4.

Phương pháp phân tích số liệu .......................................................................... 41

3.2.5.

Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ............................................................................ 42

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận ................................................................... 43
4.1.

Khái quát dự án phát triển cao su tiểu điền ...................................................... 43

4.1.1.

Khái quát Dự án Phát triển cao su tiểu điền. .................................................... 43

4.1.2.

Khái quát hoạt động của Dự án Phát triển cao su tiểu điền. ............................. 50

4.2.

Đánh giá hoạt động tập huấn kỹ thuật cho các hộ nông dân cao su tiểu
điền trên địa bàn tỉnh Gia Lai. .......................................................................... 60

4.2.1.


Đánh giá nguồn lực tập huấn kỹ thuật cho hộ nông dân .................................. 60

4.2.2.

Đánh giá hoạt động tổ chức tập huấn kỹ thuật cho hộ nơng dân. ..................... 62

4.2.3.

Đánh giá tình hình thực hiện tập huấn kỹ thuật cho hộ nông dân trồng cao
su thuộc Dự án Phát triển cao su tiểu điền trên địa bàn tỉnh Gia Lai. .............. 64

4.2.4.

Đánh giá kết quả tập huấn kỹ thuật cho hộ nông dân trồng cao su thuộc
Dự án Phát triển cao su tiểu điền trên địa bàn tỉnh Gia Lai. ............................. 67

4.2.5.

Đánh giá chung về hoạt động tập huấn kỹ thuật cho hộ nông dân trên địa
bàn tỉnh Gia Lai. ............................................................................................... 69

iv


4.3.

Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả tập huấn kỹ thuật cho hộ nông dân
thuộc dự án phát triển cao su tiểu điền trên địa bàn tỉnh Gia Lai. .................... 73

4.3.1.


Cơ chế chính sách ............................................................................................. 73

4.3.2.

Trình độ nhận thức và sự tiếp thu của các hộ nông dân ................................. 76

4.3.3.

Nhóm yếu tố về cơ sở vật chất kỹ thuật và tài chính ........................................ 79

4.3.4.

Nhóm nhân tố về điều kiện tự nhiên................................................................. 80

4.3.5.

Nhóm nhân tố về sự phát triển của thị trường Khoa học công nghệ ................ 81

4.4.

Định hướng và giải pháp tăng cường chất lượng tập huấn kỹ thuật dự án
phát triển cao su tiểu điền tỉnh Gia Lai ............................................................. 81

4.4.1.

Hồn thiện cơ chế chính sách ........................................................................... 81

4.4.2.


Giải pháp về cơ chế chính sách tập huấn kỹ thuật cho các hộ nông dân .......... 84

4.4.3.

Tăng cường cơ sở vật chất, kỹ thuật và tài chính trong tập huấn kỹ thuật
cho các hộ nông dân ......................................................................................... 85

4.4.4.

Tăng cường nhân lực cho công tác tập huấn kỹ thuật cho các hộ nông dân .... 85

4.4.5.

Lựa chọn nội dung và phương pháp tập huấn kỹ thuật phù hợp với nông hộ ....... 86

4.4.6.

Hồn thiện cơng tác tổ chức tập huấn ...................................................................... 88

Phần 5. Kết luận và kiến nghị ...................................................................................... 89
5.1.

Kết luận............................................................................................................. 89

5.2.

Kiến nghị .......................................................................................................... 90

Tài liệu tham khảo ........................................................................................................ 92
Phụ lục .......................................................................................................................... 94


v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

ADP

Dự án Đa dạng hố Nơng nghiệp

AFD

Cơ quan Phát triển Pháp

AGRIBANK

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam

APMB

Ban Quản lý các Dự án Nông nghiệp

CGHTKT

Chuyên gia hỗ trợ kỹ thuật

ĐPV


Điều phối viên

GSKN

Giám sát khuyến nông

IUCA

Ban Thực hiện Hợp phần A

IUCB

Ban Thực hiện Hợp phần B

KNV

Khuyến nông viên

M&E

Theo dõi và Đánh giá (TD&ĐG)

MARD

Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Bộ NNPTNT)

MKE

Mekong Economics


MoF

Bộ Tài Chính

NDCC

Nơng dân chủ chốt

PMU

Ban Quản lý Dự án

SRDP

Dự án Phát triển Cao su Tiểu điền

ToT

Đào tạo tiểu giáo viên

VND

Đồng

VRG

Tập đồn Cơng nghiệp Cao su Việt Nam

vi



DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1.

Biểu đồ đặc điểm của các phân vùng theo nhóm huyện ở Gia Lai ........... 33

Bảng 3.2.

Diện tích cao su đã trồng đến năm 2012 trên địa bàn tỉnh Gia Lai ........... 38

Bảng 3.3.

Diện tích khai thác, năng suất và sản lượng .............................................. 39

Bảng 4.1.

Chi phí dự kiến và kế hoạch tài trợ của dự án ban đầu.............................. 45

Bảng 4.2.

Chi phí và kế hoạch tài trợ của dự án (điều chỉnh tháng 9.2014) .............. 46

Bảng 4.3.

Hệ thống cán bộ kỹ thuật và tình hình tuyển dụng qua các năm ............... 49

Bảng 4.4.

Tình hình triển khai đào tạo 2 Giai đoạn tại Gia Lai ................................. 56


Bảng 4.5.

Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch đào tạo ............................................................ 58

Bảng 4.6.

Kết quả đánh giá chất lượng học viên ....................................................... 59

Bảng 4.7.

Đội ngũ giáo viên của Công ty CP kỹ thuật cao su ................................... 60

Bảng 4.8.

Ý kiến đánh giá của cơ sở đào tạo về chương trình và giáo trình tập huấn ..... 61

Bảng 4.9.

Đánh giá của các học viên về chương trình, giáo trình dạy nghề .............. 62

Bảng 4.10. Đánh giá về hình thức, nội dung chương trình tập huấn ........................... 63
Bảng 4.11. Đánh giá của các nông hộ về thời gian đào tạo nghề ................................ 63
Bảng 4.12. Đánh giá của học viên về hoạt động đào tạo nghề .................................... 65
Bảng 4.13. Đánh giá của học viên về tác dụng của việc tham gia tập huấn ................ 67
Bảng 4.14. Kết quả thăm dò ý kiến về sự phù hợp của lớp tập huấn ........................... 67
Bảng 4.15. Kết quả thăm dò ý kiến về sử dụng kiến thức kỹ năng vào sản xuất
của các hộ nơng dân................................................................................... 68
Bảng 4.16. Đóng góp của diện tích cao su Dự án vào sản lượng cao su tỉnh .............. 71
Bảng 4.17. Tình hình chung về các hộ được điều tra .................................................. 76


vii


DANH MỤC HỘP, BIỂU ĐỒ
Hộp 4.1.

Thời gian đào tạo nghề cho người lao động .............................................. 64

Hộp 4.2.

Cần có giải pháp để nhiều nông hộ được tham gia lớp tập huấn ............... 68

Biểu đồ 4.1. Tỷ lệ doanh thu từ cao su của Hộ gia đình ................................................ 72

viii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Lê Thị Kim Cúc
Tên luận văn: “Đánh giá hoạt động tập huấn kỹ thuật cho hộ nông dân của Dự án Phát
triển cao su tiểu điền trên địa bàn tỉnh Gia Lai”
Ngành: Quản lý kinh tế
Mã số: 60 34 04 10
Cơ sở đào tạo: Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam
Đối với tỉnh Gia Lai ngành cao su luôn và hiện vẫn là ngành kinh tế quan trọng ở
địa phương. Sự phát triển của ngành cao su của tỉnh Gia Lai những năm qua cũng có sự
phát triển đáng khích lệ như: tỷ trọng giá trị sản xuất ngành cao su trong tổng số giá trị
sản xuất các ngành kinh tế, thu nhập người dân ngày càng cải thiện, giải quyết việc làm
cho người lao động. Tuy nhiên, bên cạnh những thành công trong phát triển kinh tế ngành

cao su ở địa phương thì phát triển kinh tế ngành cao su ở tỉnh Gia Lai vẫn còn rất nhiều
tồn tại hạn chế như: kinh tế ngành cao su ở địa bàn còn chậm phát triển, mức độ trình độ
phát triển cịn thấp, kết quả và hiệu quả phát triển chưa cao, chưa tương xứng với tiềm
năng, thu nhập của người lao động nơng nghiệp cịn thấp chưa đảm bảo cho đời sống của
họ và gia đình họ, chưa giải quyết tốt việc làm cho người lao động ở nơng thơn, từ đó
cũng ảnh hưởng đến các vấn đề xã hội, an ninh an toàn ở địa bàn. Để có sự nhìn nhận một
cách hệ thống trên cơ sở phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động tập huấn kỹ thuật của
Dự án Phát triển cao su tiểu điền tại tỉnh Gia Lai, các nhân tố ảnh hưởng tới việc tập huấn
kỹ thuật và đề xuất các giải pháp để tăng cường công tác tập huấn kỹ thuật của Dự án
Phát triển cao su tiểu điền, tôi thực hiện đề tài: “Đánh giá hoạt động tập huấn kỹ thuật
cho hộ nông dân của Dự án Phát triển cao su tiểu điền trên địa bàn tỉnh Gia Lai”.
Mục tiêu nghiên cứu chính là đánh giá thực trạng hoạt động của chương trình
tập huấn kỹ thuật cho hộ nông dân của dự án Phát triển cao su tiểu điền được triển khai
thực hiện trên địa bàn tỉnh Gia Lai từ năm 2012 đến năm 2016. Đối tượng nghiên cứu
của đề tài là những hoạt động tập huấn kỹ thuật, các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động
tập huấn kỹ thuật của Dự án Phát triển cao su tiểu điền. Chủ thể là hoạt động tập huấn
kỹ thuật của dự án Phát triển cao su tiểu điền và khách thể là các hộ nông dân của dự án
Phát triển cao su tiểu điền trên địa bàn tỉnh Gia Lai.
Nghiên cứu đã bàn luận những khái niệm về cao su tiểu điền, khái niệm hộ nông
dân, khái niệm tập huấn kỹ thuật, ý nghĩa và vai trò của tập huấn kỹ thuật cho hộ nông
dân trồng cao su. Nghiên cứu đã chỉ ra những đặc điểm cơ bản của của tập huấn kỹ
thuật cho hộ nông dân cao su tiểu điền. Nội dung mà đề tài nghiên cứu là các nguồn lực
tập huấn kỹ thuật, tổ chức quản lý các lớp tập huấn kỹ thuật, tình hình thực hiện chương
trình tập huấn, đánh giá kết quả thực hiện. Các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến hoạt
động tập huấn kỹ thuật là gồm: nhóm yếu tố về thể chế, cơ chế và chính sách, nhóm yếu

ix


tố về nguồn nhân lực, nhóm yếu tố về cơ sở vật chất và tài chính, nhóm yếu tố về sự

phát triển của thị trường Khoa học cơng nghệ, nhóm nhân tố về điều kiện tự nhiên,
nhóm nhân tố về kinh tế xã hội, khoa học kỹ thuật.
Địa bàn nghiên cứu là tỉnh Gia Lai, có các đặc điểm tự nhiên, điều kiện kinh tế xã hội ảnh hưởng đến ngành cao su. Để tiến hành phân tích, đề tài sử dụng phương pháp
chọn điểm nghiên cứu; phương pháp thu thập thơng tin và số liệu, phân tích và xử lý số
liệu với phương pháp thống kê mô tả và phương pháp so sánh; phương pháp chuyên gia.
Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu gồm nhóm chỉ tiêu phản ánh tình hình triển khai hoạt động
tập huấn kỹ thuật, nhóm chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động tập huấn kỹ thuật nhằm
đánh giá hoạt động tập huấn kỹ thuật cho hộ nông dân của dự án Phát triển cao su tiểu
điền trên địa bàn tỉnh Gia Lai.
Nghiên cứu phân tích, đánh giá hoạt động tập huấn kỹ thuật cho hộ nông dân của dự
án Phát triển cao su tiểu điền, nhận thấy những kết quả đạt được: Qua 2 giai đoạn đào tạo,
tại Gia Lai IUCB đã tập huấn cho tổng cộng 2.165 học viên trong đó: 75 học viên TOT
(chiếm 4%) và 2090 học viên nông dân (chiếm 96%). Kết quả đánh giá chất lượng học
viên cho thấy, đa số học viên vượt qua bài thu hoạch cuối khóa, và hài lịng với khóa đào
tạo. Đối với lớp TOT, số học viên đạt loại tốt chiếm 36%, loại khá chiếm 64% và khơng
có ai xếp loại trung bình. Đối với lớp Nông dân, số học viên xếp loại tốt là 8%, loại khá là
77% và xếp loại trung bình là 15%. Kết quả đó góp phần giúp đời sống các nông hộ được
cải thiện, nâng cao thu nhập và giải quyết thêm việc làm cho người lao động ở địa bàn, ổn
định đời sống nhân dân và an ninh xã hội. Tuy nhiên, vẫn còn những hạn chế còn tồn tại
sau: cao su tiểu điền trên địa bàn tỉnh Gia Lai chưa thốt khỏi tình trạng sản xuất nhỏ lẻ,
manh mún. Chất lượng mủ thu được chưa được đánh giá cao. Nguồn nhân lực làm việc
trong ngành cao su trình độ thấp, chất lượng chưa đáp ứng nhu cầu.
Nghiên cứu đã chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng chủ yếu đến hoạt động tập huấn kỹ
thuật cho hộ nông dân của dự án Phát triển cao su tiểu điền trên địa bàn tỉnh Gia Lai bao
gồm yếu tố về điều kiện tự nhiên thời tiết và khí hậu, nguồn nhân lực và yếu tố cơ sở
vật chất tài chính.....
Qua phân tích, đánh giá thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng nghiên cứu đề xuất một
số giải pháp chủ yếu tăng cường hoạt động tập huấn kỹ thuật cho hộ nông dân trong thời
gian tới như: Giải pháp tăng cường nhân lực cho công tác tập huấn kỹ thuật cho các hộ
nông dân; Giải pháp về cơ sở vật chất, kỹ thuật và tài chính trong tập huấn kỹ thuật cho

hộ nông dân; Giải pháp lựa chọn nội dung và phương pháp tập huấn kỹ thuật phù hợp
với nông hộ; Giải pháp về cơ chế chính sách tập huấn kỹ thuật cho các hộ nơng dân. Từ
đó kết luận và kiến nghị đến Nhà nước và chính quyền tỉnh Gia Lai, các cấp có thẩm
quyền nhằm nâng cao chất lượng tập huấn kỹ thuật cho hộ nông dân của dự án Phát
triển cao su tiểu điền trên địa bàn tỉnh Gia Lai.

x


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Le Thi Kim Cuc
Thesis title: “Evaluation of technical training activities for farmer households in the
Small-scale rubber tree development project in Gia Lai province”.
Major: Economic management

Code: 60 34 04 10

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
For Gia Lai province, rubber industry is always and still one of the most
important economic sector of the province. Rubber industry of Gia Lai province in the
past few years has achieved some remarkable development such as: proportion of
rubber production value in total production value, improvement in local laborer’s
income, job creation for local people. However, aside from abover-mentioned
successes, there are still some short-comings such as: low development in rubber
industry, development results and efficiencies are not as high as expectation, low labor
income that can not ensure proper life quality, job creation for contryside area is not
good that leads to local socio-economic and security issues. In order to obtain a
systematic view based on the analysis and evaluation of the actual situation of the
technical training of the Small-scale rubber tree development project in Gia Lai
province, factors which affect to technical training activities and propose the solutions

to enhance the technical training activities of the project, I have conducted the research
“Evaluation of technical training activities for farmer households in the Small-scale
rubber tree development project in Gia Lai province”.
The main objective of the research is to evaluate the current status of the technical
training program for farmer households involving in Small-scale rubber tree
development project implementing in Gia Lai province from 2012 to 2016. The research
subjects are technical training activities, factors that affect to technical training activities
of the Project. Subjects are technical training activities of Small-scale rubber tree
development project and objects are farmer households of Small-scale rubber tree
development project.
The research has mentioned the concept of small-scale rubber plantation, farmer
households, technical training, role and meaning of technical training for rubber
households. The research has identified the basic charateristics of technical training for
small-scale rubber households. The main content of the research is technical training
resources, technical training course management and organizing, the implementation of
training program, evaluation of training results. The key factors that affect to technical
training activities are: the institutional, mechanism and policy factors, human resource

xi


factor, facility and financial factor, development of technical and scientific market,
natural conditions , socio-economic, science and technology.
The research area is Gia Lai province whose natural, socio-economic characteristics
have certain effects on rubber industry. In order to analyze, the author has selected the
several approach methods as following: site selection method, data and information
collection method, data analyzing and processing by descriptive statistics and
comparision method; expert approach. The research indicator system consists of
indicator group that reflects the status of technical training implementation, indicator
group that reflects the results of technical training implementation to evaluate the

technical training activities for small-scale rubber households of Small-scale rubber tree
development project in Gia Lai province.
The analysis, evaluation the technical training activities for farmer households in
the Small-scale rubber tree development project has shown the following results:
through the two-phase training, in Gia Lai, IUCB has given training for 2,165 trainees,
including 75 TOT (equivalent to 4%) and 2090 farmer trainee (equivalent 96%0. Based
on the evaluation, most of the trainees have passed final exam and satisfied with the
training course. For TOT class, 36% of trainees has been graded as good, 64% graded
as fair, none graded passed. For farmer trainee class, 8% of trainees has been graded as
good, 77% graded as fair and 15% graded as passed. That result has contributed to
improvement of quality life, increasing the household income and creating more job for
local people, taking an important role in stabilizing local life and security. However,
there are still some short-comings such as small-scale rubber industry is still in micro
scale, latex quality is not well appreciated, human resource working in rubber industry
is in low quality, cannot meet the general requirements.
The research has shown the key factors that affect to technical training activities
for farmer households in Small-scale rubber tree development in Gia Lai province
including natural and weather conditions, human resource, facility and financial factors.
Through the analysis and evaluation of current status and affecting factors, the
research also proposed several solutions in order to enhance the technical training
activities for farmer households in the upcoming time such as: Solution to improve the
human resource quality in technical training activities; Solution for facility, technical
and financial in training; Solution for selecting proper technical materials and training
methods; Solution for institutional mechanism for technical training. From that
conclusion, we can make proposal to Government and authority of Gia Lai province to
improve the quality in technical training for farmer households of Small-scale rubber
tree development project in Gia Lai province.

xii



PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Trong những năm gần đây, cây cao su đang trở thành một cây trồng thế
mạnh và là cây chủ lực, một trong mười mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của nước ta
hiện nay.Tuy nhiên, gần đây giá cao su có xu hướng xuống thấp, nhiều vườn cây
đến tuổi khai thác nhưng nhiều người dân vẫn không mặn mà với việc cạo mủ vì
sợ thu khơng đủ bù chi; nhiều người khác lại có tâm lý muốn bỏ vườn cây cao su.
Nhưng, nếu so với ngày công lao động hoặc nhiều cây trồng khác ở nơng thơn thì
cây cao su vẫn cho giá trị kinh tế cao.
Hoạt động tập huấn, hỗ trợ kỹ thuật cho người dân trồng cao su có vai trị
hết sức quan trọng vì ngành cao su của Việt Nam vẫn đang có sự đóng góp to lớn
trên nhiều khía cạnh như: nâng cao thu nhập, giải quyết việc làm,... cho người lao
động ở nơng thơn, bên cạnh đó cịn góp phần giúp đỡ người dân áp dụng kỹ thuật
tiên tiến vào sản xuất. Tập huấn kỹ thuật cao su tiểu điền góp phần làm tăng
lượng cao su cho tiêu dùng và xuất khẩu để tăng năng suất và sản lượng, chất
lượng mủ là chính sách rất được lịng dân, hiệu quả nhất. Bởi vì, giá cao su
xuống thấp, nếu có thua lỗ hoặc huề vốn chỉ có ở doanh nghiệp Nhà nước do đơn
giá đầu tư cao, người lao động gián tiếp ăn theo nhiều, còn cao su tiểu điền do
người lao động trực tiếp cạo vẫn lãi. Tuy nhiên, việc khai thác mủ cao su của bà
con đều dựa trên kinh nghiệm truyền lại từ xưa chứ không khai thác một cách
khoa học bài bản, do vậy mà sản lượng mủ thu được thấp, nhiều hộ cạo không
đúng cách dễ làm hư hại cả vườn cao su.
Ban quản lý Hợp phần B và một phần Hợp phần C - Dự án Phát triển cao
su tiểu điền là một trong số rất nhiều Dự án thuộc Ban quản lý các Dự án Nơng
nghiệp, với mục đích đào tạo, tập huấn kỹ thuật cho nơng dân có kinh nghiệm
trồng và chăm sóc cây cao su, tạo cơng ăn việc làm và thu nhập ổn định cho
người nông dân, giúp người dân thuộc các dân tộc thiểu số đa dạng hóa nguồn
sinh kế, góp phần giảm tỷ lệ đói nghèo và cận nghèo ở các vùng nông thôn, giúp
chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp, nông thôn, nhất là sử dụng có hiệu quả

nguồn tài nguyên đất đai và lao động đồng thời cải thiện các điều kiện kinh tế và
ổn định chính trị xã hội khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ, Bắc Trung Bộ và
Cao nguyên Trung Bộ của Việt Nam.

1


Gia Lai là một trong 10 tỉnh thuộc Dự án phát triển cao su tiểu điền, và là
một trong những tỉnh có diện tích cao su lớn của cả nước ta. Ngành cao su luôn
và hiện vẫn là ngành kinh tế quan trọng ở địa phương. Sự phát triển của ngành
cao su nói chung và cao su tiểu điền nói riêng trong những năm qua có sự phát
triển đáng khích lệ như: tỷ trọng giá trị sản xuất ngành cao su trong tổng số giá trị
sản xuất các ngành kinh tế, thu nhập người dân ngày càng cải thiện, giải quyết
việc làm cho người lao động...Sự phát triển đó có được do sự quan tâm của các
cấp chính quyền ở địa phương bằng các chủ trương, chính sách, người lao động
cần cù lao động.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành công trong phát triển kinh tế ngành cao
su ở Gia Lai thì vẫn cịn tồn tại hạn chế như: mức độ trình độ phát triển cịn thấp,
kết quả và hiệu quả phát triển chưa cao, chưa tương xứng với tiềm năng, thu
nhập của người lao động nơng nghiệp cịn thấp chưa đảm bảo cho đời sống của
họ và gia đình họ, chưa giải quyết tốt việc làm cho người lao động ở nơng thơn,
từ đó cũng ảnh hưởng đến các vấn đề xã hội, an ninh an toàn ở địa bàn. Và đặc
biệt việc khai thác mủ cao su của bà con đều dựa trên kinh nghiệm truyền lại từ
xưa chứ không khai thác một cách khoa học bài bản, do vậy mà sản lượng mủ thu
được thấp, nhiều hộ cạo không đúng sẽ làm hư hại cả vườn cao su.
Tổng quan các nghiên cứu liên quan như: Đặng Thế Sửu (2013) về Phát
triển cây cao su trên địa bàn tỉnh Gia Lai, Nguyễn Văn Dũng (2013) Phát triển
cây cao su trên địa bàn huyện Đức Cơ tỉnh Gia Lai, Trương Đoàn Hiệp (2013)
Phát triển cây cao su tại tỉnh Gia Lai.... Những nghiên cứu đó chỉ tập trung vào
việc nghiên cứu về phát triển cây cao su mà chưa có nghiên cứu sâu cả về lý luận

và thực tiễn cho việc tập huấn kỹ thuật cạo mủ cho các hộ nơng dân trồng cao su
nói chung và cao su tiểu điền nói riêng trên địa bàn tỉnh Gia Lai.
Từ những lý do trên tác giả đã chọn đề tài: “Đánh giá hoạt động tập
huấn kỹ thuật cho hộ nông dân của dự án Phát triển cao su tiểu điền trên địa
bàn tỉnh Gia Lai” để nghiên cứu cho luận văn thạc sỹ của mình.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá thực trạng hoạt động của chương trình tập huấn kỹ thuật cho hộ
nông dân của dự án Phát triển cao su tiểu điền được triển khai thực hiện trên địa
bàn tỉnh Gia Lai từ năm 2012 đến năm 2016. Trên cơ sở đó, đề xuất một số giải

2


pháp nâng cao chất lượng tập huấn kỹ thuật cho nơng dân trồng cao su tại tỉnh
Gia Lai nói riêng và các tỉnh thuộc dự án Phát triển cao su tiểu điền nói chung
trong thời gian tới.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hóa một số vấn đề mang tính lý luận và thực tiễn về
hoạt động tập huấn kỹ thuật cho các hộ nông dân trồng cao su;
- Phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động tập huấn kỹ thuật của Dự án
Phát triển cao su tiểu điền tại tỉnh Gia Lai;
- Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến việc tập huấn kỹ thuật của dự án
Phát triển cao su tiểu điền trên địa bàn tỉnh Gia Lai;
- Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị để tăng cường công tác tập huấn
kỹ thuật của dự án Phát triển cao su tiểu điền trên địa bàn tỉnh Gia Lai, đáp ứng
yêu cầu của quá trình đổi mới và hội nhập trong thời gian tới.
1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là những hoạt động tập huấn kỹ thuật, các yếu tố

ảnh hưởng đến hoạt động tập huấn kỹ thuật của dự án Phát triển cao su tiểu điền
trên địa bàn tỉnh Gia Lai.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
* Về nội dung:
- Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng hoạt động tập huấn kỹ thuật và đề
xuất một số giải pháp chủ yếu để nâng cao hiệu quả hoạt động tập huấn kỹ thuật
trên địa bàn tỉnh Gia Lai.
* Về thời gian:
- Số liệu nghiên cứu thu thập để phân tích, đánh giá cơng tác chuyển giao
tiến bộ kỹ thuật cho nông dân trồng cao su từ năm 2012 đến năm 2015.
* Về không gian:
- Tại địa bàn tỉnh Gia Lai.
1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN VĂN
1.4.1. Về lý luận
Luận văn đã tập hợp, hệ thống và làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về

3


hoạt động tập huấn kỹ thuật cho hộ nông dân cao su tiểu điền trên các khía cạnh:
khái niệm hoạt động tập huấn kỹ thuật cho các hộ nông dân, vai trò tập huấn kỹ
thuật; đặc điểm của tập huấn kỹ thuật cho hộ nông dân, nội dung đánh giá công
tác tập huấn kỹ thuật cho các hộ nông dân và các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt
động tập huấn kỹ thuật và vận dụng vào nghiên cứu phát triển kinh tế ngành cao
su tiểu điền trên địa bàn tỉnh Gia Lai.
1.4.2. Về thực tiễn
Luận văn đã trình bày với nhiều dẫn liệu và minh chứng về các nội dung
hoạt động tập huấn kỹ thuật cho hộ nông dân, về cơ sở thực tiễn về hoạt động tập
huấn kỹ thuật cho hộ nông dân của Dự án Phát triển cao su tiểu điền, định hướng
và giải pháp tăng cường chất lượng tập huấn kỹ thuật dự án Phát triển cao su tiểu

điền, cũng như thực tiễn tập huấn kỹ thuật cho hộ nông dân trồng cao su ở một số
địa phương của Việt Nam và những bài học kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn tập
huấn kỹ thuật cho hộ nông dân trên địa bàn tỉnh Gia Lai. Từ những nội dung đó
Luận văn phân tích thực trạng tập huấn kỹ thuật cho hộ nông dân ở địa bàn tỉnh
Gia Lai theo các mặt còn tồn tại hạn chế và nguyên nhân của phát triển kinh tế
ngành trồng trọt ở địa bàn nghiên cứu; và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến
hoạt động tập huấn kỹ thuật cho các hộ nơng dân ở tỉnh Gia Lai. Từ đó đề xuất
một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động tập huấn kỹ thuật cho các hộ nông
dân tỉnh Gia Lai phù hợp với thực tiễn và có tính khả thi cao.
1.5. KẾT CẤU CÁC NỘI DUNG CỦA LUẬN VĂN
Kết cấu nội dung của Luận văn bao gồm các phần sau:
Phần 1. Mở đầu
Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về đánh giá hoạt động tập huấn kỹ
thuật cho hộ nông dân
Phần 3. Phương pháp nghiên cứu
Phần 4. Kết quả nghiên cứu
Phần 5. Kết luận và kiến nghị.

4


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1. Một số khái niệm
2.1.1.1. Khái niệm cao su tiểu điền
Trong ngành cao su Việt Nam và trên thế giới có nhiều hình thức trồng
khác nhau. Xét trên quy mơ diện tích thì có cao su “đại điền” và cao su “tiểu
điền”. Cao su đại điền là cao su có quy mơ diện tích lớn, tập trung chủ yếu ở các
công ty, các doanh nghiệp, các nông trường... có diện tích vài trăm đến vài chục
ngàn ha. Cịn cao su tiểu điền là cao su có quy mơ diện tích nhỏ, phân tán từ một

đến vài chục ha, được trồng chủ yếu ở các hộ nông dân.
Cao su tiểu điền là vườn cao su thuộc sở hữu của nông dân, do nông dân
tự bỏ vốn ra đầu tư hoặc do các tổ chức cho nông dân vay vốn phát triển cao su
nhân dân (Mai Văn Hùng, 2012).
Cao su tiểu điền có quy mơ nhỏ với vườn cây có diện tích từ 1-10 ha.
Khơng giống như các doanh nghiệp nhà nước, nhiều tiểu điền thiếu vốn đầu tư
và/hoặc thiếu kiến thức kỹ thuật và có kỹ thuật canh tác yếu. Điều này cho thấy
khả năng phát triển và năng suất của khu vực tiểu điền vẫn còn hạn chế (MeKong
economic, 2014).
2.1.1.2. Khái niệm hộ nông dân
Khái niệm về hộ: Có rất nhiều khái niệm về hộ được đưa ra: theo Martin
(1988) thì hộ là đơn vị cơ bản liên quan đến sản xuất, tái sản xuất, đến tiêu dùng
và các hoạt động xã hội khác.
Theo Harris, ở viện nghiên cứu phát triển trường Đại học tổng hợp Susex
(Luân Đôn – Anh) cho rằng: “ Hộ là một đơn vị tự nhiên tạo ra nguồn lao động”.
Theo Raul Iturna, giáo sư trường đại học tổng hợp Liobon khi nghiên cứu
cộng đồng nơng dân trong q trình q độ ở một số nước Châu Á đã chứng
minh: “Hộ là một tập hợp nhừng người cùng chung huyết tộc có quan hệ mật
thiết với nhau trong quá trình sáng tạo ra vật phẩm để bảo tồn chính bản thân họ
và cộng đồng”.
Theo từ điển ngôn ngữ của Mỹ (Oxford Press – 1987) có nghĩa “Hộ là tất
cả những người cùng chung sống dưới một mái nhà. Nhóm người đó bao gồm

5


những người cùng chung huyết tộc và người làm ăn chung”.
Hộ gia đình mà các thành viên cùng đóng góp công sức, tài sản chung để
hợp tác kinh tế chung trong hoạt động sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp hoặc trong
một số lĩnh vực kinh doanh khác do pháp luật quy định, là chủ thể trong các quan

hệ dân sự đó; hộ gia đình mà đất ở được giao cho hộ cũng là chủ thể trong quan
hệ dân sự liên quan đến đất ở đó.
Hộ gia đình bao gồm một hay một nhóm người ở chung và ăn chung.
Những người nầy có thể có hoặc khơng có quỹ thu, chi chung; có thể có hoặc
khơng có mối quan hệ ruột thịt.
Trong một nhà hay một căn hộ có thể có một hoặc nhiều hộ, mỗi hộ được
coi là một đơn vị điều tra. Tài sản chung của hộ gia đình gồm quyền sử dụng đất,
quyền sử dụng rừng, rừng trồng của hộ gia đình, tài sản do các thành viên đóng
góp, cùng nhau tạo lập nên hoặc được cho chung, được thừa kế chung và các tài
sản khác mà các thành viên trong gia đình thỏa thuận là tài sản chung của hộ.
Điều 106 Bộ luật Dân sự năm 2005 định nghĩa khái niệm hộ gia đình là
chủ thể của quan hệ dân sự khi các thành viên trong một gia đình có tài sản
chung, cùng có quyền chiếm hữu sử dụng, định đoạt và cùng có trách nhiệm dân
sự đối với khối tài sản đó. Như vậy, hộ gia đình nhất thiết phải có mối quan hệ về
huyết thống, quan hệ hôn nhân và quan hệ về nuôi dưỡng (quan hệ về cha mẹ
nuôi và con nuôi).
Khái niệm nông hộ: Nơng hộ được hiểu là hộ có phương tiện kiếm sống từ
ruộng đất và sử dụng chủ yếu lao động gia đình và sản xuất. Ln nằm trong hệ
thống kinh tế rộng lớn nhưng về cơ bản được đặc trưng tham gia một phần vào
thị trường với mức độ chưa hồn chỉnh.
Hộ nơng dân là một đơn vị kinh tế cơ sở, vừa là một đơn vị sản xuất vừa
là một đơn vị tiêu dùng. Như vậy, hộ nông dân không phải là một đơn vị kinh tế
độc lập tuyệt đối tồn năng, mà cịn phải phụ thuộc vào các hệ thông kinh tế lớn
hơn của nền kinh tế quốc dân. Khi trình độ phát triển lên mức cao của cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa, thị trường xã hội càng mở rộng và đi vào chiều sâu, thì
các hộ nông dân càng phụ thuộc nhiều hơn vào các hệ thống kinh tế rộng lớn
không chỉ trong một vùng, một nước. Điều này càng có ý nghĩa đối với các hộ
nơng dân nước ta trong tình hình hiện nay.
Nguồn lao động nông thôn là một bộ phận dân số sinh sống và làm việc ở


6


nông thôn trong độ tuổi lao động theo qui định của pháp luật (nam từ 16 đến 60
tuổi, nữ từ 16 đến 55 tuổi) có khả năng lao động.
Lực lượng lao động ở nông thôn là bộ phận của nguồn lao động ở nông
thôn bao gồm những người trong độ tuổi lao động có khả năng lao động, đang có
việc làm và những người thất nghiệp nhưng có nhu cầu tìm việc làm.
Tuy nhiên do đặc điểm, tính chất, mùa vụ của công việc ở nông thôn mà
lực lượng tham gia sản xuất nơng nghiệp khơng chỉ có những người trong độ tuổi
lao động mà cịn có những người trên hoặc dưới độ tuổi lao động tham gia sản
xuất với những cơng việc phù hợp với mình.Từ khái niệm nguồn lao động ở nông
thôn mà ta thấy lao động ở nơng thơn rất dồi dào, nhưng đây cũng chính là thách
thức trong việc giải quyết việc làm ở nông thôn.
2.1.1.3. Khái niệm tập huấn kỹ thuật
Tập huấn là phương pháp trình bày với nơng dân về một chun đề nào đó
để giúp họ hiểu rõ và áp dụng đúng. Nói cách khác giảng dạy là nghệ thuật giúp
người khác thay đổi suy nghĩ, thay đổi thái độ.
Theo tài liệu tập huấn của Hội thú y Việt Nam: Tập huấn là một quá trình
dạy và học nhằm giúp cho người học làm được những cơng việc của họ mà trước
đó họ chưa làm được.
2.1.2. Vai trò, ý nghĩa của tập huấn kỹ thuật cho hộ nông dân trồng cao su
2.1.2.1. Vai trị của tập huấn kỹ thuật cho hộ nơng dân trồng cao su
Hướng dẫn, giúp đỡ người dân áp dụng kỹ thuật tiên tiến vào quá trình sản
xuất. Đây là nhiệm vụ hàng đầu và có vai trị vơ cùng quan trọng. Có thể nói,
việc tập huấn kỹ thuật cho các hộ nơng dân là cả một q trình, địi hỏi người làm
công tác tập huấn không chỉ giỏi về chun mơn nghiệp vụ mà phải có kinh
nghiệm thực tế. Như vậy mới có thể vận động, lơi cuốn nhiều người dân cùng
tham gia và áp dụng, từ đó nâng cao năng suất và chất lượng cho sản phẩm nông
nghiệp, đồng thời góp phần vào xây dựng nơng thơn mới một cách bền vững. Vì

vậy, nhu cầu hướng dẫn và chuyển giao đang là nhu cầu cần thiết hiện nay (Vũ
Hùng và Đinh Đức Thuận, 2002).
Chuyển giao kiến thức, đào tạo kỹ năng, trợ giúp nâng cao vật chất, kỹ
thuật cho người dân. Có thể nói số lượng người đói, nghèo hiện nay chiếm phần
đông là người nông dân, sống ở nơng thơn và làm nghề nơng. Do đó, hoạt động
tập huấn hướng vào việc chuyển giao kiến thức, đào tạo kỹ năng, trợ giúp nâng

7


cao vật chất, kỹ thuật cho người dân để họ vươn lên sản xuất, từ đó nâng cao đời
sống vật chất, tinh thần và trình độ dân trí.... Như vậy, tập huấn kỹ thuật đã trực
tiếp tham gia vào quá trình xóa đói, giảm nghèo cho người dân,
Tư vấn giúp các hộ nơng dân vượt qua khó khăn: Căn cứ vào nguyện vọng
của người dân, những khó khăn mà họ gặp phải, người làm công tác tập huấn sẽ
tư vấn giúp họ vượt qua khó khăn, hướng dẫn họ cách làm, cách khai thác, chăm
sóc và cạo mủ cao su để họ thu được nhiều sản phẩm hơn, chất lượng sản phẩm
tốt hơn trên cơ sở đó tăng thu nhập cho gia đình họ, từng bước vươn lên cuộc
sống no đủ hơn. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, nhiều hộ nơng dân tuy có đủ
vốn, lao động, kinh nghiệm sản xuất, xong chưa nắm được những kiến thức cơ
bản về sản xuất hàng hóa, về thị trường tiêu thụ... Do vậy, người tập huấn cần
trang bị cho họ những kiến thức này để họ tự tin bước vào thị trường.
Lực lượng cán bộ khoa học kỹ thuật ở các Viện, trường, trung tâm nghiên
cứu khoa học, các đơn vị đào tạo khơng những có trình độ chun mơn cao mà
cịn có tâm huyết với nghề. Đây là lực lượng cơ bản tạo ra khoa học công nghệ
mới để chuyển giao tới người dân, giúp nông dân đẩy mạnh sản xuất.
Tạo việc làm và tăng thu nhập: Trong điều kiện hiện nay phát triển cao su
tiểu điền là giải pháp hữu hiệu để giải quyết việc làm, mang lại thu nhập cao và
ổn định cho người lao động ở nông thơn, góp phần xóa đói giảm nghèo một cách
bền vững. Ở các vùng nông thôn, khi dân số và lao động tăng nhanh, diện tích đất

canh tác bình qn đầu người thấp và ngày càng bị thu hẹp, việc canh tác một số
cây trồng ngắn ngày không đúng kỹ thuật nhất là đối với đất dốc, làm đất bạc
màu và bị xói mịn, năng suất cây trồng giảm, thu nhập của người lao động thấp,
thời gian nông nhàn hay tỷ lệ thất nghiệp cao. Cao su là cây công nghiệp lâu
năm, đồng thời cũng là loại cây rừng, vì vậy canh tác cao su đúng kỹ thuật sẽ góp
phần cải tạo đất, cải tạo môi trường sinh thái, giải quyết việc làm và mang lại thu
nhập cao, bền vững cho các hộ cao su tiểu điền.
Làm tăng lượng cao su cho tiêu dùng và xuất khẩu: Tập huấn kỹ thuật cao
su tiểu điền góp phần làm tăng lượng cao su cho tiêu dùng và xuất khẩu: Tập
huấn kỹ thuật Phát triển cao su tiểu điền là giải pháp quan trọng nhằm huy động
tối đa các nguồn lực sẵn có ở các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa như đất đai,
lao động...nhằm tạo ra khối lượng sản phẩm cao su nguyên liệu ngày càng nhiều
cho sản xuất trong nước và cho xuất khẩu. Trước năm 1975 cao su tiêu điền
chiếm tỷ lệ rất nhỏ so với tổng số diện tích cao su, tuy nhiên từ năm 1986 sau khi

8


có chính sách về đất đai, khuyến khích kinh tế hộ phát triển thì cao su tiểu điền
đã phát triển nhanh chóng, đến năm 2007 đã chiếm gần 46,1% so với tổng diện
tích và cho 33,8% sản lượng.
Tập huấn kỹ thuật giúp phát triển cao su tiểu điền, làm dịch chuyển cơ cấu
kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa: Phát triển cao su
tiểu điền có vai trị quan trọng đối với q trình dịch chuyển cơ cấu kinh tế nông
nghiệp nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đồng thời cao su
tiểu điền cũng đóng vai trị tích cực trong việc thay đổi tập quán từ sản xuất nhỏ,
độc canh mang tính tự cung tự cấp sang sản xuất hàng hóa. Phát triển cao su tiểu
điền cũng là một tiền đề quan trọng để hình thành và phát triển các trang trại cao
su, đây là bước trung gian từ sản xuất mang tính thuần nơng sang sản xuất hàng
hóa, thực hiện phân cơng lao động tại chỗ, là nơi sản xuất ra nguyên liệu tập

trung và ổn định giúp cho ngành công nghiệp chế biến ở nông thôn phát triển.
Sau năm 1986, khi có chính sách mới của nhà nước về chủ trương giao
đất, giao rừng, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, cơng nhận và khuyến
khích kinh tế hộ phát triển. Do đó các hộ nơng dân có điều kiện về đất đai mạnh
dạn vay vốn để đầu tư trồng cao su. Đặc điểm của mơ hình này là tạo điều kiện
cho các chủ hộ trồng cao su tận dụng và sử dụng có hiệu quả đất đai, lao động và
nguồn vốn hiện có. Từ đó giảm chi phí quản lý, giảm chi phí xây dựng cơ sở hạ
tầng, tạo được nhiều việc làm và thu nhập ổn định cho người dân, đặc biệt đối
với địa bàn vùng sâu, vùng xa, trung du và miền núi. Như vậy trong giai đoạn
hiện nay, phát triển cao su tiểu điền là phù hợp với xu thế phát triển của nền kinh
tế, phù hợp với chính sách chuyển dịch cơ cấu cây trồng trong nông nghiệp, đặc
biệt là trung du và miền núi.
2.1.2.2. Ý nghĩa của tập huấn kỹ thuật cho các hộ nông dân trồng cao su
- Là việc làm thiết thực góp phần giải quyết công ăn việc làm cho số lao
động nhàn rỗi do khơng có nghề; một số do khơng thi vào các trường đại học,
cao đẳng, trung cấp hoặc do thi trượt, hồn cảnh khơng thể có khả năng thi tiếp;
một số khác là bộ đội xuất ngũ trở về địa phương, nông dân bị thu hồi đất để xây
dựng các khu công nghiệp. Đối với những lao động, người có trình độ văn hóa
thấp thì được đào tạo kỹ thuật là biện pháp duy nhất để nâng cao trình độ kiến
thức, kỹ năng, tay nghề cho người lao động vì họ khơng thể đáp ứng được các
u cầu của giáo dục chuyên nghiệp (Nguyễn Tuấn Anh, 2015).

9


- Góp phần quan trọng vào việc thực hiện mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh,
xã hội dân chủ, công bằng, văn minh” của Đảng và Nhà nước ta. Dân muốn giàu,
trước hết phải có đầy đủ việc làm, sau đó là chất lượng việc làm ngày ngày một
nâng cao, thu nhập của người lao động ngày một tăng.
- Tập huấn kỹ thuật cho lao động góp phần nâng cao trí tuệ, chất lượng lực

lượng lao động, làm giảm các tội phạm về tệ nạn xã hội. Cùng với sự phát triển
của kinh tế, khoa học kỹ thuật ngày càng được tích lũy và thể hiện vai trị của
mình một cách rõ nét. Trong ngành nông nghiệp việc áp dụng kỹ thuật ngày càng
diễn ra rõ nét theo xu hướng ứng dụng cơng nghệ sinh học, cơng nghệ cao mới có
lợi cho môi trường, công nghệ thông tin, công nghệ phần mềm.
- Tập huấn kỹ thuật có ý nghĩa quan trọng trong công việc nâng cao năng
suất của các yếu tố sản xuất trong nơng nhiệp. Điều này có thể chứng minh rất rõ
qua việc ứng dụng công nghệ giống mới vào sản xuất.
- Việc ứng dụng kỹ thuật, tập huấn kỹ thuật trong nông nghiệp đã tạo ra
nhiều tiền đề quan trọng cho việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp từ sản
xuất tự cung tự cấp sang sản xuất hàng hóa gắn với thị trường. Từ việc áp dụng
các kỹ thuật trong nông nghiệp sẽ cho phép phát triển đa dạng hàng hóa, nâng
cao năng suất đất đai và lao động, từ đó chuyển dần cơ cấu kinh tế nơng nghiệp
theo hướng hồn thiện hơn.
- Kỹ thuật trong nơng nghiệp nói chung và ngành cao su nói riêng góp phần
quan trọng và mang tính quyết định trong sự nghiệp hiện đại hóa nơng nghiệp.
Tiến bộ kỹ thuật quyết định năng suất, chất lượng sản phẩm dẫn đến quyết định
sức cạnh tranh của nền kinh tế nói chung và từng ngành nói riêng. Đổi mới cơng
nghệ là phương thức nhanh nhất để đạt được sự phát triển kinh tế - xã hội.
- Đào tạo, tập huấn kỹ thuật góp phần nâng cao kỹ năng tay nghề cũng
như sự thuần thục trong công việc cho người lao động. Làm tăng sự hiểu biết của
người lao động trong chun mơn nói riêng và trong đời sống xã hội nói chung.
Viêc nâng cao kiến thức tay nghề cho người lao động sẽ giúp người lao động tự
tin hơn trong công việc, giúp họ có cơ hội phát triển cao hơn trong ngành nghề,
tạo cho họ kiếm được thu nhập cao hơn.
- Đào tạo, tập huấn kỹ thuật có vị trí, vai trị quan trọng đặc biệt đối với
phát triển vốn con người, nguồn nhân lực, tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm, tăng
thu nhập cho người lao động, giảm nghèo, thực hiện cơng bằng, đảm bảo an sinh
xã hội, góp phần phát triển kinh tế - xã hội bền vững ở khu vực nông thôn.


10


2.1.3. Đặc điểm của tập huấn kỹ thuật cho hộ nông dân cao su tiểu điền
2.1.3.1. Đặc điểm của các hộ nông dân cao su tiểu điền
Hộ cao su tiểu điền mang đầy đủ các đặc điểm cơ bản của một nơng hộ,
ngồi ra cây cao su là cây cơng nghiệp lâu năm, sản phẩm là hàng hóa 100% nên
cịn mang một số đặc trưng khác nhau như:
Mục đích sản xuất của cao su tiểu điền là sản xuất hàng hóa với quy mơ
tương đối lớn.Mức độ tập trung và chun mơn hóa các điều kiện và yếu tố sản
xuất cao hơn so với các nông hộ khác, thể hiện ở quy mơ đất đai, lao động, giá trị
hàng hóa do cao su không thể sản xuất được với quy mô quá nhỏ và phân tán
(Mai Văn Hùng, 2012)
Cao su là cây kinh tế - kỹ thuật, vì vậy địi hỏi chủ hộ phải ln học hỏi để
nâng cao trình độ về kỹ thuật chăm sóc và khai thác cao su, sử dụng lao động có
kỹ thuật của gia đình và lao động kỹ thuật thuê ngoài để sản xuất.
Quy mơ diện tích tương đối lớn, tài sản của các hộ cao su tiểu điền chủ
yếu là các vườn cây cao su, được phân bố trên một vùng rộng lớn, bị ảnh hưởng
nhiều bởi điều kiện thời tiết, khí hậu nên tính rủi ro cao.
Thời kỳ kiến thiết cơ bản của cây cao su kéo dài hơn so với cây trồng khác
(Từ 7-8 năm), vốn đầu tư ban đầu lớn và trải dài qua nhiều năm, chu kỳ kinh
doanh kéo dài 30-40 năm. Quá trình khai thác mủ cao su và cho thu nhập trải dài
gần cả năm: từ tháng 4 đến hết tháng 1 năm sau.
Từ những đặc điểm cơ bản trên cho thấy, việc đầu tư trồng cao su của các
nông hộ phụ thuộc nhiều vào các yếu tố khách quan như: đất đai, khí hậu thời
tiết, thị trường tiêu thụ, vốn đâu tư và dàn đều qua các năm. Do đó mức độ rủi ro
cao hơn so với các loại cây trồng khác.
Do đặc điểm của việc trồng, chăm sóc cây cao su có đặc điểm khác với đặc
điểm của các ngành khác. Vì vậy, các hộ trồng cao su cũng có những đặc điểm
khác với lao động ở các ngành kinh tế khác, cụ thể nó biểu hiện ở các mặt sau:

Lao động nông hộ mang tính thời vụ. Đối tượng của nơng hộ là cây cao su
chúng là những thực thể sống trong đó quá trình tái sản xuất tự nhiên và tái sản
xuất kinh tế đan xen nhau. Vì việc trồng và chăm sóc cây cao su luôn chịu tác
động của tự nhiên, cho nên có thời kỳ cần nhiều lao động nhưng có thời kỳ lại
cần ít lao động. Do đó, khả năng thu hút lao động trong hoạt động trồng và chăm
sóc cây cao su là không đều, khác nhau trong từng giai đoạn sản xuất.

11


Chất lượng, trình độ các nơng hộ chưa cao: Chất lượng của người lao
động được đánh giá qua trình độ học vấn, chuyên môn kỹ thuật và sức khoẻ.
Nông hộ ít chuyên sâu, trình độ thấp hơn so với trong cơng nhiệp, trong sản xuất
nơng nghiệp có nhiều loại cơng việc, mang tính chất khác nhau, một lao động có
thể làm nhiều việc và nhiều lao động cũng có thể làm được một việc. Chính vì
vậy mà lao động nơng nghiệp ít chun sâu hơn lao động cơng nghiệp. Hơn nữa
phần lớn lao động nơng nghiệp mang tính phổ thơng, ít được đào tạo, sản xuất
chủ yếu bằng kinh nghiệm là chính, nguồn lao động chất xám khơng nhiều và
phân bố khơng đều. Làm việc theo thói quen, tập qn và thiếu sáng tạo hiệu quả
lao động chưa cao.
Các nông hộ đa phần có việc làm khơng ổn định và đa dạng, hoạt động sản
xuất nông nghiệp diễn ra trên phạm vi không gian rộng lớn lại phần lớn phụ thuộc
vào yếu tố tự nhiên, bởi vậy mà tính rủi ro trong nông nghiệp, sản xuất rất cao. Do
vậy, công việc của lao động nông thôn thường không ổn định và rất bấp bênh.
Trình độ lao động và độ tuổi lao động khơng đồng đều, có cả những người
ở ngồi độ tuổi lao động tham gia sản xuất. Thu nhập thấp, đời sống khó khăn,
chưa áp dụng được tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Thu nhập của lao
động nông nghiệp thấp hơn so với lao động trong các ngành công nghiệp và dịch
vụ. Năng suất lao động của khu vực sản xuất nơng nghiệp thấp, tình trạng gia
tăng dân số, tình trạng thu hẹp diện tích đất sản xuất nông nghiệp…

Các hộ nông dân là đối tượng chịu tác động trong q trình chuyển giao,
ngồi ra họ cịn có thể đóng vai trị là kỹ thuật viên chuyển giao tại các bn
làng; vì vậy những đặc điểm riêng biệt, các phong tục tập quán canh tác và sinh
hoạt có ý nghĩa rất lớn trong việcchuyển giao và tiếp nhận chuyển giao tiến bộ kỹ
thuật trong sản xuất nông nghiệp. Các hộ nông dân ở đây chủ yếu là đồng bào
dân tộc thiểu và họ có những đặc điểm sau:
- Khoảng 95% dân số sống chủ yếu nhờ vào nương rẫy, thường đông con,
thu nhập chủ yếu từ nơng nghiệp. Vì vậy rất cần thiết phải chuyển giao tiến bộ
sản xuất nông nghiệp cho họ để nâng cao năng suất cây trồng, vật nuôi, tạo điều
kiện tăng thu nhập cho nơng hộ.
- Là dân tộc bản địa vì vậy có hiểu biết về điều kiện tự nhiên để lựa chọn
hướng sản xuất phù hợp với môi trường. Đồng thời đồng bào dân tộc thiểu số có
những kinh nghiệm rất quý báu và lưu trữ những giống cây, con có tính thích ứng
với điều kiện trong vùng....

12


×