Tải bản đầy đủ (.pdf) (111 trang)

Giải pháp tăng cường huy động nguồn lực của cộng đồng trong xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn trên địa bàn huyện kim sơn, tỉnh ninh bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.39 MB, 111 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN ĐĂNG LUÂN

GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HUY ĐỘNG NGUỒN LỰC
CỦA CỘNG ĐỒNG TRONG XÂY DỰNG KẾT CẤU
HẠ TẦNG NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN KIM SƠN, TỈNH NINH BÌNH

Chun ngành:

Kinh tế nơng nghiệp

Mã số:

60 62 01 15

Người hướng dẫn khoa học:

GS.TS Nguyễn Văn Song

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và
chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm
ơn và các thơng tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày


tháng

năm 2017

Tác giả luận văn

Nguyễn Đăng Luân

i


LỜI CẢM ƠN
Sau một thời gian học tập và nghiên cứu, đến nay Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ
“Giải pháp tăng cường huy động nguồn lực của cộng đồng trong xây dựng kết cấu
hạ tầng nông thôn trên địa bàn huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình” đã được hồn thành.
Trong q trình học tập và thực hiện đề tài, tơi ln nhận được sự giúp đỡ nhiệt
tình và đóng góp quý báu của nhiều tập thể và cá nhân. Tôi xin bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc
tới các tập thể và cá nhân đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi.
Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn GS.TS Nguyễn Văn Song, người thầy tâm
huyết đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tơi hồn thành luận văn. Tơi xin chân thành cảm
ơn quý thầy cô khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn, tổ bộ môn Kinh tế Tài ngun Mơi
trường đã giúp tơi hồn thành q trình học tập, nghiên cứu và thực hiện luận văn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn lãnh đạo các cơ quan, đơn vị huyện Kim Sơn, tỉnh
Ninh Bình: VPĐP NTM huyện, Phịng Tài chính kế hoạch, Phịng Kinh tế - Hạ tầng, chi
cục Thống kê, Phịng Tài ngun mơi trường, Phịng Nơng nghiệp và Phát triển nơng
thơn, Phịng Giáo dục và Đào tạo, Phòng Lao động Thương binh và Xã hội; Phòng Y tế,
lãnh đạo, cán bộ, các xã và các hộ gia đình trên địa bàn nghiên cứu,... đã giúp đỡ, tạo
điều kiện thuận lợi cho tơi trong q trình thu thập số liệu, cung cấp thông tin cần thiết
cho việc nghiên cứu đề tài.
Xin cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã động viên và giúp đỡ tơi hồn

thành chương trình học tập và thực hiện luận văn.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2017

Tác giả luận văn

Nguyễn Đăng Luân

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan ..................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii
Mục lục ........................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt ...................................................................................................... vi
Danh mục bảng ............................................................................................................... vii
Danh mục hình ................................................................................................................. ix
Trích yếu luận văn ............................................................................................................ x
Thesis abstract…………………………………………………………………….………xii
Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................... 1

1.2.


Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................... 3

1.2.1.

Mục tiêu chung ................................................................................................... 3

1.2.2.

Mục tiêu cụ thể ................................................................................................... 3

1.3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 3

1.3.1.

Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................... 3

1.3.2.

Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................ 3

1.4.

Đóng góp mới của luận văn ................................................................................ 4

1.5.

Kết cấu nội dung của luận văn............................................................................ 4


Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn ................................................................................. 5
2.1.

Cơ sở lý luận của đề tài ...................................................................................... 5

2.1.1.

Một số khái niệm cơ bản .................................................................................... 5

2.1.2.

Vai trò, đặc điểm của xây dựng KCHT nông thôn ............................................. 9

2.1.3.

Nội dung huy động nguồn lực của cộng đồng trong xây dựng KCHT
nông thôn .......................................................................................................... 12

2.1.4.

Các yếu tố ảnh hưởng ....................................................................................... 13

2.2.

Cơ sở thực tiễn .................................................................................................. 15

2.2.1.

Kinh nghiệm, bài học một số nước trên thế giới .............................................. 15


2.2.2.

Kinh nghiệm, bài học trong nước ..................................................................... 19

2.2.3.

Bài học rút ra từ kinh nghiệm đối với huyện Kim Sơn .................................... 24

Phần 3. Phương pháp nghiên cúu................................................................................ 25

iii


3.1.

Đặc điểm của địa bàn nghiên cứu ..................................................................... 25

3.1.1.

Điều kiện tự nhiên ............................................................................................ 25

3.1.2.

Dân số - Lao động ............................................................................................ 27

3.1.3.

Điều kiện kinh tế - xã hội ................................................................................. 28

3.1.4.


Thuận lợi và khó khăn liên quan đến xây dựng KCHT .................................... 32

3.2.

Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 32

3.2.1.

Chọn điểm nghiên cứu ...................................................................................... 32

3.2.2.

Nguồn số liệu .................................................................................................... 33

3.2.3.

Phương pháp xử lý số liệu. ............................................................................... 35

3.2.4.

Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ............................................................................ 35

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận ................................................................... 37
4.1.

Thực trạng việc huy động nguồn lực xây dựng kcht nông thôn hiện nay ở
huyện kim sơn, tỉnh ninh bình. ......................................................................... 37

4.1.1.


Các căn cứ, cơ chế, chính sách huy động nguồn lực được áp dụng trong
xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn ................................................................. 37

4.1.2.

Bộ máy chỉ đạo, quản lý, điều hành ở địa phương ........................................... 38

4.1.3.

Tổ chức huy động nguồn lực của cộng đồng .................................................... 38

4.1.4.

Kết quả huy động nguồn lực đầu tư xây dựng KCHT nông thôn huyện
Kim Sơn trong 5 năm 2011-2015 ..................................................................... 42

4.1.5.

Kết quả điều tra sự tham gia của người dân và cộng đồng trong xây dựng
KCHT nông thơn .............................................................................................. 60

4.1.6.

Đánh giá chung, thuận lợi, khó khăn khi huy động nguồn lực của cộng
đồng trong xây dựng KCHT nông thôn trên địa bàn huyện Kim Sơn .............. 62

4.2.

Các yếu tố ảnh hưởng đến việc huy động nguồn lực của cộng đồng xây

dựng kcht nông thôn ......................................................................................... 65

4.2.1.

Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ............................................... 65

4.2.2.

Cơng tác tuyên truyền vận động, tổ chức thực hiện ......................................... 67

4.2.3.

Trình độ nhận thức của người dân .................................................................... 71

4.2.4.

Nghề nghiệp và thu nhập của người dân .......................................................... 72

4.2.5.

Một số nguyên nhân khác ................................................................................. 76

iv


4.3.

Các giải pháp chủ yếu tăng cường huy động nguồn lực của cộng đồng
trong xây dựng kcht nông thôn trên địa bàn huyện kim sơn, tỉnh ninh
bình. .................................................................................................................. 77


4.3.1.

Giải pháp về phát triển sản xuất, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho
người dân khu vực nông thôn ........................................................................... 77

4.3.2.

Giải pháp tăng cường công tác tuyên truyền, vận động, phát huy dân chủ
ở cơ sở, nâng cao nhận thức, vai trò, trách nhiệm của người dân .................... 79

4.3.3.

Nâng cao hiệu quả công tác lãnh đạo, chỉ đạo điều hành của cấp chính
quyền cơ sở ....................................................................................................... 82

4.3.4

Nâng cao chất lượng cơng tác quản lý đầu tư, phát huy vai trò giám sát
của cộng đồng ................................................................................................... 83

4.3.5.

Giải pháp về vốn và sử dụng vốn ..................................................................... 84

4.3.6.

Giải pháp tăng cường sự tham gia của cộng đồng ............................................ 86

Phần 5. Kết luận và kiến nghị ...................................................................................... 87

5.1.

Kết luận............................................................................................................. 87

5.2.

Kiến nghị .......................................................................................................... 88

5.2.1.

Đối với Trung ương, tỉnh .................................................................................. 88

5.2.2.

Đối với cơ quan, chính quyền huyện Kim Sơn ................................................ 89

5.2.3.

Đối với chính quyền các xã, thị trấn ................................................................. 90

Danh mục tài liệu tham khảo .......................................................................................... 91

v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng việt


HĐND

Hội đồng nhân dân

KCHT

Kết cấu hạ tầng

KT-XH

Kinh tế - xã hội

MTQG

Mục tiêu quốc gia

NTM

Nông thôn mới

PTNT

Phát triển nông thôn

TW

Trung ương

UBND


Ủy ban nhân dân

VPĐP

Văn phòng Điều phối

XDCB

Xây dựng cơ bản

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Kết quả thực hiện các chỉ tiêu KT-XH năm 2015........................................ 31
Bảng 3.2. Cách thức thu thập thông tin ........................................................................ 33
Bảng 4.1. Kết quả đầu tư xây dựng KCHT nông thôn 5 năm 2011-2015 .................... 42
Bảng 4.2. Tổng nguồn lực huy động xây dựng nông thôn 5 năm 2011-2015 .............. 44
Bảng 4.3. Tổng nguồn lực huy động trực tiếp từ cộng đồng cho xây dựng KCHT
nông thôn huyện Kim Sơn qua 5 năm 2011-2015 ....................................... 45
Bảng 4.4. Kết quả huy động nguồn lực đầu tư xây dựng NTM huyện Kim Sơn
qua 5 năm 2011-2015................................................................................... 46
Bảng 4.5. Kết quả sử dụng nguồn lực xây dựng KCHTnông thôn huyện Kim
Sơn trong 5 năm 2011-2015......................................................................... 48
Bảng 4.6. Kết quả huy động và sử dụng nguồn lực đầu tư xây dựng đường giao
thông nông thôn huyện Kim Sơn trong 5 năm 2011-2015 .......................... 50
Bảng 4.7. Kết quả xây dựng hệ thống giao thông nông thôn huyện Kim Sơn
trong 5 năm 2011-2015 ................................................................................ 51
Bảng 4.8. Kết quả huy động và sử dụng nguồn lực của cộng đồng đầu tư xây
dựng hệ thống thủy lợi huyện Kim Sơn 5 năm 2011-2015.......................... 53

Bảng 4.9. Kết quả huy động và sử dụng nguồn lực của cộng đồng đầu tư cho xây
dựng trường học trên địa bàn huyện Kim Sơn 5 năm 2011-2015................ 55
Bảng 4.10. Kết quả huy động và sử dụng nguồn lực xây dựng cơ sở vật chất văn
hóa trên địa bàn huyện Kim Sơn 5 năm 2011-2015 .................................... 57
Bảng 4.11. Kết quả điều tra đóng góp của 100 hộ dân trên địa bàn 4 xã huyện
Kim Sơn ....................................................................................................... 60
Bảng 4.12. Kết quả điều tra trình độ văn hóa của các hộ dân trên địa bàn 4 xã
thuộc huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình ........................................................ 71
Bảng 4.13. Đánh giá của người dân được điều tra trên địa bàn 4 xã về tầm quan
trọng của chương trình xây dựng KCHT nơng thơn .................................... 72
Bảng 4.14. Kết quả điều tra thu nhập của một số hộ dân trên địa bàn huyện Kim
Sơn năm 2016 .............................................................................................. 73

vii


Bảng 4.15. Mối liên hệ giữa nghề nghiệp với nguồn lực đóng góp cho xây dựng
KCHT nơng thơn của các hộ được điều tra trên địa bàn huyện Kim
Sơn, tỉnh Ninh Bình ..................................................................................... 74
Bảng 4.16. Mối liên hệ giữa thu nhập với nguồn lực đóng góp cho xây dựng
KCHT nơng thôn của các hộ được điều tra trên địa bàn huyện Kim
Sơn, tỉnh Ninh Bình ..................................................................................... 75

viii


DANH MỤC HÌNH
Hình 4.1. So sánh kết quả huy động nguồn lực của cộng đồng trong xây dựng
nông thôn huyện Kim Sơn ........................................................................... 47
Hình 4.2. Cơ cấu nguồn lực trong xây dựng KCHT nơng thơn huyện Kim Sơn,

tỉnh Ninh Bình 5 năm 2011-2015 ................................................................ 49
Hình 4.3. Cơ cấu nguồn lực của cộng đồng tham gia xây dựng hệ thống trường
học huyện Kim Sơn trong 5 năm 2011-2015 ............................................... 55
Hình 4.4. Cơ cấu nguồn lực đầu tư cho hệ thống trạm y tế xã trên địa bàn huyện
Kim Sơn trong 5 năm 2011-2015 ................................................................ 59
Hình 4.5. Cơ cấu nguồn lực đầu tư cho hệ thống cấp thoát nước và vệ sinh môi
trường nông thôn trên địa bàn huyện Kim Sơn trong 5 năm 2011-2015 ..... 59

ix


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
1. Tên tác giả: Nguyễn Đăng Luân
2. Tên luận văn: “Giải pháp tăng cường huy động nguồn lực của cộng đồng trong xây
dựng kết cấu hạ tầng nông thôn trên địa bàn huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình”.
3. Ngành: Kinh tế nơng nghiệp

Mã số: 60 62 01 15

4. Cơ sở đào tạo: Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam
KCHT nông thôn là nhân tố, là điều kiện vật chất đặc biệt quan trọng, có tính
quyết định đến q trình phát triển KT-XH, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn
cũng như sự chuyển dịch cơ cấu nội bộ ngành nơng nghiệp. Vì vậy trong điều kiện
khoa học kỹ thuật phát triển như vũ bão, cấu trúc nền kinh tế đang thay đổi đã đặt ra
nhu cầu KCHT phải đi trước một bước để tạo điều kiện cho các ngành, các vùng phát
triển. Đối với huyện Kim Sơn là một huyện đồng bằng ven biển của tỉnh Ninh Bình có
25 xã nơng thơn và 02 thị trấn, trong những năm qua thực hiện Chương trình MTQG
xây dựng nơng thơn mới diện mạo nơng thơn huyện đã có nhiều thay đổi đáng kể đặc
biệt là hệ thống KCHT nông thôn, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được
nâng lên. Tuy nhiên, so với nhu cầu về đầu tư KCHT, tiềm năng huy động nguồn lực

trong nhân dân của huyện thì kết quả đạt được vẫn cịn chưa tương xứng. Từ đó đặt ra
nhiều yêu cầu và giải pháp phù hợp nhằm tăng cường huy động nguồn lực của cộng
đồng tham gia xây dựng hệ thống KCHT nông thôn ngày càng đồng bộ đáp ứng được
yêu cầu phát triển KT-XH của huyện. Trong nghiên cứu này, tôi tập trung phân tích,
đánh giá thực trạng huy động nguồn lực của cộng đồng trong xây dựng KCHT nông
thôn trên địa bàn huyện Gia Lâm, phân tích các nguyên nhân ảnh hưởng đến khả năng
huy động nguồn lực của cộng đồng từ đó đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm tăng
cường huy động nguồn lực của cộng đồng trong xây dựng KCHT nông thôn trên địa
bàn huyện. Tương ứng với đó là các mục tiêu cụ thể bao gồm: (1) Góp phần hệ thống
hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về huy động nguồn lực của cộng đồng trong xây dựng
KCHT nông thôn; (2) Đánh giá thực trạng, phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến huy
động nguồn lực của cộng đồng trong xây dựng KCHT nông thôn; (3) Đề xuất các giải
pháp chủ yếu để tiếp tục tăng cường huy động tốt hơn nguồn lực từ cộng đồng xây
dựng KCHT nơng thơn huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình trong thời gian tới.
Trong nghiên cứu này, tôi sử dụng linh hoạt giữa số liệu thứ cấp và số liệu sơ
cấp để đưa ra phân tích, nhận định. Trong đó số liệu thứ cấp được thu thập từ các
nguồn, các cơng trình nghiên cứu của các tác giả đi trước nghiên cứu về vấn đề huy
động nguồn lực của cộng đồng, xây dựng KCHT nông thôn, những báo cáo, văn bản

x


pháp luật của cơ quan quản lý Nhà nước ở Trung ương và địa phương huyện Kim Sơn.
Số liệu sơ cấp được thu thập thông qua điều tra 100 hộ dân trên địa bàn 4 xã và 10
doanh nghiệp trên địa bàn huyện. Nghiên cứu sử dụng các phương pháp phân tích
truyền thống trong phân tích kinh tế như: Phương pháp thống kê, phương pháp so sánh
để phân tích, đánh giá thực trạng cũng như phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến khả
năng huy động nguồn lực của cộng đồng.

xi



THESIS ABSTRACT
Master candidate: Nguyen Dang Luan
Thesis title: “Solutions to promote resources mobilization of the society in constructing
rural infrastructure in the area of Kim Son district, Ninh Binh province”.
Major: Agricultural Economic

Code: 60 62 01 15

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture
The rural infrastructure is the key factor, the important conditional asset
affecting directly to socio-economic development, transformation of rural economic
structure as well as internal agricultural structure. Thus, in the context of innovative
technologies, the economic structure are changing that requires the infrastructure to be
the condition for development of other sectors, regions. Kim Son is a coastal district in
Ninh Binh province including 25 communes and 3 towns, recently the New Rural
Development program has changed the appreance of the rural areas especially in term of
improvement in infrastructure system, spiritual and material of rural people. However,
compared to the requirement of investment in infrastructure, the potential of resources
mobilization of rural people has not been totally exploited. Nonetheless, the apporpriate
solutions to promote the resource mobilization are required to be fulfilled
simultaneously. In this research, I focused on analyzing, evaluating the situation of
resource mobilization of the society in constructing the infrastructures, from that
proposed some solutions to promote the resource mobilization of the society in
constructing the infrastructures in the district. The specific objectives include: (1)
Contribute to systemize the theoretical and practical background of resource
mobilization of the society in constructing the infrastructures; (2) Evaluate the situation,
influencing factors to resource mobilization of the society in constructing the
infrastructures; (3) Propose the solutions to promote resource's mobilization of the

society in constructing the infrastructures in Kim Son district, Ninh Binh province in the
coming years.
In this research, I employed flexibly primary and secondary data to provide
evaluation and comments. Meanwhile, the secondary data were collected from the
related research as well as published document, reports, regulations of the functional
authorities. The primary data were collected through taking survey 100 households in 4
communes and 10 enterprises in the district. The study used the tradition statistic
analysis such as descriptive, comparative analysis to evaluate the situation as well as
analyze the influencing factors to the capacity of reseource's mobilization in the district.

xii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Xây dựng kết cấu hạ tầng (KCHT) là một chủ trương lớn của Đảng và
Nhà nước ta, KCHT càng đồng bộ, hiện đại thì càng thúc đẩy phát triển nền kinh
tế. Đặc biệt là khu vực nông thôn nước ta hiện nay đang triển khai rất mạnh mẽ
xây dựng KCHT lồng ghép với thực hiện các tiêu chí Chương trình MTQG xây
dựng nông thôn mới (NTM). Nghị quyết 13-NQ/TW ngày 16/01/2012 của Ban
chấp hành TW Đảng Cộng sản Việt Nam, Khóa XI có nêu: Trong những năm
qua, Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đã dành sự quan tâm lớn cho đầu tư phát
triển hệ thống KCHT KT-XH. Nhờ đó, hệ thống KCHT có bước phát triển, từng
bước đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ đất nước, góp phần bảo đảm tăng
trưởng kinh tế nhanh, phát triển các lĩnh vực văn hoá, xã hội, giảm nhẹ thiên tai,
bảo đảm quốc phòng, an ninh, nâng cao đời sống nhân dân, xố đói, giảm nghèo,
rút ngắn khoảng cách giữa các vùng, miền. Một số cơng trình hiện đại được đầu
tư xây dựng đạt tiêu chuẩn khu vực và quốc tế, góp phần tạo diện mạo mới cho
đất nước. Năng lực công nghệ và chất lượng nguồn nhân lực trên các lĩnh vực
xây dựng, quản lý và vận hành KCHT được nâng lên. Nguồn lực đầu tư phát

triển KCHT ngày càng lớn và đa dạng. Ngoài nguồn lực của Nhà nước đã và
đang mở rộng sự tham gia của toàn xã hội, nhất là đầu tư của các doanh nghiệp
vào các dự án giao thông, khu công nghiệp, khu đô thị mới và đóng góp tự
nguyện của nhân dân vào phát triển KCHT nơng thơn. Các hình thức đầu tư, xây
dựng, vận hành, kinh doanh được đa dạng hoá, mở rộng.
Huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình cùng các địa phương trong cả nước đang
từng bước thực hiện hiệu quả các chủ trương của Đảng và Chính phủ về xây
dựng NTM và đã đạt được một số kết quả nhất định. Hệ thống hạ tầng tiếp tục
được quan tâm đầu tư đáp ứng được yêu cầu phát triển KT-XH, dân sinh, nổi bật
là phong trào làm đường giao thông nông thôn, xây dựng nhà văn hóa xã, nhà
văn hóa thơn và kiên cố hóa trường, lớp học... (UBND huyện Kim Sơn, 2015)
Tuy nhiên việc xây dựng NTM đang gặp khơng ít khó khăn tùy thuộc rất
lớn vào điều kiện KT-XH của từng vùng miền, bước đi và cách tiếp cận. Đặc biệt
là việc phát triển sản xuất nâng cao thu nhập cho người dân và việc phát triển xây
dựng KCHT nông thôn. Báo cáo sơ kết 5 năm thực hiện Chương trình MTQG
xây dựng NTM huyện Kim Sơn cũng đã nêu lên một số tồn tại, hạn chế trong xây

1


dựng NTM đó là: Việc triển khai Chương trình xây dựng NTM tuy đã nhận được
sự đồng thuận cao của nhân dân nhưng do đời sống của người dân còn khó khăn
nên việc huy động nguồn lực nhất là nguồn lực của cộng đồng phục vụ cho nhu
cầu đầu tư, xây dựng còn hạn chế, chủ yếu phải dựa vào ngân sách Nhà nước;
một bộ phận cán bộ cơ sở chưa tích cực vào cuộc, nhân dân ở một số nơi chưa có
sự chuyển biến thực sự trong nhận thức về xây dựng NTM, cịn có tâm lý ỷ lại,
trơng chờ vào hỗ trợ của Nhà nước trong khi ngân sách Nhà nước cịn khó khăn.
Việc triển khai xây dựng NTM trên địa bàn huyện là một thử thách khá
lớn khi Chương trình hiện nay vẫn đang được vận hành theo cách tiếp cận từ trên
xuống. Một số địa phương và người dân cịn có tư tưởng trơng chờ, ỷ lại vào Nhà

nước, không phát huy nội lực của cộng đồng, địa phương. Ở một số nơi, việc
thực hiện xã hội hóa trong huy động nguồn lực để xây dựng NTM đặc biệt là việc
xây dựng KCHT theo các tiêu chí NTM hiện nay cịn thụ động.
Câu hỏi đặt ra là: Hiện nay trên địa bàn huyện, hệ thống KCHT nông thôn
phần lớn đã xây dựng từ nhiều năm trước, chất lượng đã xuống cấp, công năng
sử dụng đã giảm dần cần phải được đầu tư xây dựng mới trong khi nguồn kinh
phí từ ngân sách và các tổ chức tín dụng cịn hạn chế thì có giải pháp nào để huy
động thêm các nguồn lực khác tham gia xây dựng KCHT nông thôn? Người dân
và các tổ chức xã hội có sẵn sàng bỏ tiền ra cùng với ngân sách Nhà nước xây
dựng KCHT nông thôn hay không, nếu có thì mức đóng góp tham gia bao nhiêu
thì phù hợp, có điều kiện giàng buộc nào khơng? Mong muốn của người dân và
cộng đồng là gì khi chấp nhận bỏ ra hoặc khơng bỏ ra kinh phí để xây dựng
KCHT nông thôn?
Nghiên cứu “Giải pháp tăng cường huy động nguồn lực của cộng đồng
trong xây dựng KCHT nông thôn trên địa bàn huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình”
nhằm đánh giá nguồn lực và mối quan hệ của cộng đồng đây là yếu tố vơ cùng
quan trọng có ảnh hưởng mạnh mẽ đến thành cơng của q trình xây dựng NTM
và phát triển KT-XH ở huyện. Chính vì vậy nghiên cứu này sẽ đi sâu phân tích
các nguồn lực cũng như các mối quan hệ hiện có của cộng đồng, đồng thời phân
tích các tiềm năng mà cộng đồng góp phần vào thúc đẩy quá trình phát triển KTXH. Nghiên cứu này cũng là cơ sở khoa học cho địa phương trong việc phát huy
sự tham gia của người dân và cộng đồng dân cư, huy động nguồn lực của cộng
đồng, giải pháp để đảm bảo sự thành công và thúc đẩy quá trình xây dựng NTM
của huyện được nhanh hơn, hiệu quả hơn.

2


1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng và các nguyên nhân ảnh hưởng

đến huy động nguồn lực của cộng đồng trong thực hiện xây dựng KCHT nông
thôn đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường huy động nguồn lực của
cộng đồng trong xây dựng KCHT nông thôn ở địa phương.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về huy động nguồn lực
của cộng đồng trong xây dựng KCHT nông thơn;
- Đánh giá thực trạng, phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến huy động
nguồn lực của cộng đồng trong xây dựng KCHT nơng thơn huyện Kim Sơn, tỉnh
Ninh Bình trong thời gian qua;
- Đề xuất các giải pháp chủ yếu để tiếp tục tăng cường huy động tốt hơn
nguồn lực từ cộng đồng xây dựng KCHT nông thôn huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh
Bình trong thời gian tới.
1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là nội dung huy động nguồn lực của
cộng đồng; các nguyên nhân ảnh hưởng đến huy động nguồn lực của cộng
đồng; Giải pháp tăng cường huy động nguồn lực của cộng đồng trong xây dựng
KCHT nông thôn.
Đối tượng điều tra, khảo sát là cán bộ và người dân, một số đơn vị, doanh
nghiệp trên địa bàn huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về nội dung: Trong phạm vi đề tài, tơi chủ yếu đánh giá q
trình thực hiện và những kết quả đạt được, các nguyên nhân ảnh hưởng tới việc
huy động nguồn lực xây dựng một số công trình KCHT nơng thơn chủ yếu trong
phạm vi đề tài này gồm: đường giao thông nông thôn; thủy lợi; điện; trường học;
hệ thống cơ sở vật chất văn hóa; chợ; bưu điện và thông tin truyền thông; nhà ở
dân cư; trạm y tế; các cơng trình xử lý chất thải, bảo vệ môi trường, hệ thống hạ
tầng phục vụ sản xuất, dân sinh.
Cộng đồng nghiên cứu trong đề tài này gồm Cộng đồng người dân và
cộng đồng doanh nghiệp trên địa bàn nghiên cứu.


3


- Phạm vi không gian: Đề tài được thực hiện trên địa bàn 25 xã nông thôn
huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình.
- Phạm vi về thời gian:
+ Số liệu phản ánh thực trạng, được thu thập từ các số liệu đã công bố
trong thời gian từ năm 2011-2015.
+ Số liệu sơ cấp, khảo sát về thực trạng ở một số hộ dân, tổ chức đơn vị,
doanh nghiệp trên địa bàn một số xã được thực hiện năm 2017.
Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 9/2016-7/2017.
1.4. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN VĂN
Luận văn đã góp phần hệ thống hóa và làm rõ một số khái niệm về huy động,
nguồn lực, cộng đồng, KCHT, nơng thơn. Hệ thống hóa vai trị, đặc điểm của
KCHT nông thôn, cơ chế huy động nguồn lực của cộng đồng trong xây dựng KCHT
nông thôn, kết quả huy động nguồn lực của cộng đồng, các yếu tố ảnh hưởng đến
khả năng huy động nguồn lực của cộng đồng trong xây dựng KCHT nơng thơn.
Luận văn đã trình bày với nhiều dẫn liệu và minh chứng phong phú về cơ
sở thực tiễn về huy động nguồn lực của cộng đồng tại một số quốc gia trên thế
giới và một số địa phương ở Việt Nam. Căn cứ vào cơ sở lý luận đó kết hợp
với kết quả nghiên cứu trên địa bàn huyện Kim Sơn. Đề tài đã làm rõ được
thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng huy động nguồn lực của
cộng đồng trên địa bàn huyện Kim Sơn. Đồng thời cũng đánh giá được những
thuận lợi, khó khăn trong q trình huy động nguồn lực của cộng đồng trong
xây dựng KCHT nông thôn trên địa bàn. Đây cũng là cơ sở khoa học để đề
xuất một số giải pháp nhằm tăng cường huy động nguồn lực của cộng đồng
trong xây dựng KCHT nông thôn trên địa bàn huyện Kim Sơn phù hợp với
thực tiễn và có tính khả thi cao.
1.5. KẾT CẤU NỘI DUNG CỦA LUẬN VĂN

Kết cấu nội dung của Luận văn gồm các phần sau:
Phần 1. Mở đầu
Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn
Phần 3. Phương pháp nghiên cứu
Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Phần 5. Kết luận và kiến nghị.

4


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
2.1.1. Một số khái niệm cơ bản
2.1.1.1. Huy động
Huy động là “quá trình hình thành đám đơng, nhóm, assiciations, và tổ
chức cho việc theo đuổi các mục tiêu tập thể”. Như vậy, “huy động” là điều nhân
lực, của cải cho một công việc lớn; Huy động nguồn lực, kinh phí cho cơng trình.
Phương thức huy động: Bằng tiền, hiện vật, ngày cơng lao động, trí tuệ.
Nguyên tắc huy động: Huy động được thực hiện theo nguyên tắc tự
nguyện, dân chủ bàn bạc, công khai minh bạch và quyết định theo đa số (Phạm
Thị Hiệp, 2014).
2.1.1.2. Nguồn lực
Theo Ngơ Dỗn Vịnh (2010), Trong những năm vừa qua, khi bàn về các
chủ trương, đường lối phát triển kinh tế, bao giờ người ta cũng bàn tới hai vấn đề
cơ bản là nguồn lực và động lực phát triển. Cho đến nay, về hai vấn đề này cũng
còn nhiều điểm, khía cạnh phải bàn thêm cho rõ. Về nguồn lực, quan niệm thế
nào là nguồn lực, làm thế nào huy động được nguồn lực và sử dụng có hiệu quả
các nguồn lực? Nhìn chung đến nay chúng ta chưa nhận thức đầy đủ về nguồn
lực, mới nói chung mà chưa hướng tới định lượng, không chỉ rõ chủ thể của
nguồn lực. Nhìn nhận về nguồn lực chưa nhất qn và thiếu cách nhìn định

lượng. Việc lãng phí nguồn lực cũng chưa được xem xét đúng mức.
Những thứ được coi là nguồn lực phải là những thứ được sử dụng hoặc có
khả năng sử dụng trong thời kỳ dự kiến phát triển. Tiềm năng chưa đưa được vào
sử dụng hoặc chưa có khả năng đưa vào sử dụng thì chưa được xem là nguồn lực.
Các nguồn lực được xem xét dưới nhiều góc độ: Người ta chia các nguồn
lực thành các loại khác nhau để có thái độ đúng đắn và có cách ứng xử với chúng
thích hợp. Với cách nhận thức như thế và trên quan điểm thiết thực, việc phân
chia các nguồn lực được tiến hành theo hai cách chủ yếu:
* Cách thứ nhất, người ta chia ra thành nhóm nguồn lực vật chất và
nguồn lực con người.

5


Nhóm nguồn lực vật chất gồm có: tài nguyên thiên nhiên (tài nguyên đất,
tài nguyên rừng, tài nguyên biển, tài nguyên thuỷ điện, tài nguyên nước, tài
nguyên khí hậu, vị trí địa kinh tế,...) và cơ sở vật chất kỹ thuật đã tạo dựng (nhà
cửa, cơng trình cơng cộng, đường sá, hải cảng, sân bay, hệ thống sản xuất và
truyền tải điện, hệ thống cung cấp và thoát nước, hệ thống xử lý chất thải, hệ
thống viễn thông và truyền thơng...).
Nhóm nguồn lực con người (gắn với tài ngun trí thức) và tài ngun
thơng tin. Trí tuệ của con người có giá trị đặc biệt và khơng thể tự có được mà
con người phải mất cơng, mất sức mới có. Muốn có trí tuệ, con người phải có thể
lực và trí lực cùng hồn cảnh thuận lợi. Đối với vấn đề xây dựng trí tuệ, việc giáo
dục quan trọng như thế nào thì việc cải tạo nịi giống cũng quan trọng không
kém. Trong lĩnh vực xây dựng nguồn lực con người, không thể xem nhẹ việc bồi
dưỡng sức dân.
* Cách thứ hai, căn cứ vào nguồn gốc của các nguồn lực để phân loại.
Người ta chia chúng ra thành hai nhóm lớn: nguồn lực trong nước và nguồn lực
ngồi nước. Nguồn lực trong nước bao giờ cũng giữ vai trò quyết định. Bằng cơ

chế, chính sách, người ta tạo ra môi trường hấp dẫn để thu hút các nguồn lực bên
ngồi, nhất là thu hút nhân tài. Thơng qua cơ chế, chính sách, nhà nước và các
doanh nghiệp có thể biến ngoại lực thành nội lực. Phần lớn các nguồn lực đều
hữu hạn. Vì thế, việc sử dụng tiết kiệm, hiệu quả các nguồn lực và dự trữ các
nguồn lực trong điều kiện có thể là một trong những quốc sách quan trọng.
* Cách phân loại khác: căn cứ vào các nguồn hình thành người ta có thể
chia nguồn lực thành nguồn lực ngân sách Nhà nước, nguồn lực vốn tín dụng,
nguồn lực của doanh nghiệp đầu tư hỗ trợ, nguồn lực của cộng đồng nhân dân
(Thủ tướng Chính phủ, 2010).
2.1.1.3. Huy động nguồn lực
Huy động nguồn lực chính là lý thuyết xã hội học trong việc nghiên cứu
các phong trào xã hội mà nổi lên trong những năm 1970. Nó nhấn mạnh đến khả
năng của các thành viên của phong trào để có được nguồn tài nguyên và huy
động người dân đối với việc hoàn thành các mục tiêu của phong trào.
Huy động nguồn lực là hướng dẫn các nguồn lực, chủ yếu là nội lực, để
tăng cường năng lực tổ chức và mang lại lợi ích cho cộng đồng.
Mục đích của huy động nguồn lực là làm thế nào để một tổ chức có thể
gây quỹ cần thiết để thực hiện sứ mệnh của mình? Các nguồn lực cần có đang ở

6


đâu? Làm thế nào để bạn có thể duy trì tổ chức và cơng việc của mình? Đó là
những câu hỏi chính mà các tổ chức phải đối mặt khi họ phải xem xét làm thế
nào để duy trì cơng việc của họ và tăng cường tính bền vững của tổ chức.
Việc xây dựng một kế hoạch hoặc một chiến lược huy động nguồn lực có
thể dẫn đến các nỗ lực sáng tạo trong việc sử dụng các tài sản của chính bạn để
đạt được sự ủng hộ cho tổ chức của bạn. Các nguồn tài trợ khác nhau có thể làm
tăng tính độc lập và linh hoạt để thực hiện các chương trình và giảm thiểu sự phụ
thuộc vào các nguồn quỹ bên ngoài (Phạm Thị Hiệp, 2014).

2.1.1.4. Cộng đồng
Theo Korten (1987), cho rằng cộng đồng là một nhóm người sống trong
một mơi trường có những điểm tương đối giống nhau, có những mối quan hệ
nhất định với nhau (dẫn theo Trần Thị Thanh Hà, 2012).
“Cộng đồng là một tập thể có tổ chức, bao gồm các cá nhân con người
sống chung ở một địa bàn nhất định, có chung một đặc tính xã hội hoặc sinh học
nào đó và cùng chia sẻ với nhau với một lợi ích vật chất hoặc tinh thần nào đấy”
(Nguyễn Ngọc Lâm, 2005).
“Cộng đồng là tập thể người sống cùng trong một khu vực, một tỉnh hoặc
một quốc gia và được xem như một khối thống nhất”; “Cộng đồng là một nhóm
người có cùng tín ngưỡng, chủng tộc, cùng loại hình nghề nghiệp, hoặc cùng mối
quan tâm”; “Cộng đồng là một tập thể cùng chia sẻ hoặc có tài ngun chung, hoặc
có tình trạng tương tự nhau về một số khía cạnh nào đó” (Lê Thị Mỹ Hiền, 2005).
2.1.1.5. Kết cấu hạ tầng
Theo CIEM (2016), KCHT KT-XH của một xã hội phát triển là khái niệm
dùng để chỉ tổng thể những phương tiện vật chất và thiết chế làm nền tảng cho
KT-XH phát triển. KCHT hiểu theo nghĩa rộng bao gồm KCHT kinh tế và
KCHT xã hội. Hiểu một cách khái quát, KCHT là một bộ phận đặc thù của cơ sở
vật chất kỹ thuật trong nền kinh tế quốc dân có chức năng, nhiệm vụ cơ bản là
đảm bảo những điều kiện chung cần thiết cho quá trình sản xuất và tái sản xuất
mở rộng được diễn ra bình thường, liên tục. KCHT cũng được định nghĩa là tổng
thể các cơ sở vật chất, kỹ thuật, kiến trúc đóng vai trị nền tảng cho các hoạt động
KT-XH được diễn ra một cách bình thường.
Tồn bộ KCHT có thể được phân chia thành nhiều loại khác nhau dựa trên
các tiêu chí khác nhau. Cụ thể như:

7


+ Nếu căn cứ theo lĩnh vực kinh tế- xã hội, thì KCHT có thể được phân

chia thành: KCHT phục vụ kinh tế, KCHT phục vụ hoạt động xã hội, và KCHT
phục vụ an ninh - quốc phòng. Tuy nhiên, trên thực tế, ít có loại KCHT nào hồn
tồn chỉ phục vụ kinh tế mà không phục vụ hoạt động xã hội và ngược lại.
+ Nếu căn cứ theo sự phân ngành của nền kinh tế quốc dân, thì KCHT có
thể được phân chia thành: KCHT trong cơng nghiệp, trong nơng nghiệp, giao
thơng vận tải, bưu chính - viễn thơng, xây dựng, hoạt động tài chính, ngân hàng,
y tế, giáo dục, văn hoá - xã hội...
+ Nếu căn cứ theo khu vực dân cư, vùng lãnh thổ, thì KCHT có thể được
phân chia thành: KCHT đô thị, KCHT nông thôn; KCHT kinh tế biển (ở những
nước có kinh tế biển, và nhất là khi kinh tế biển lớn như ở nước ta), KCHT đồng
bằng, trung du, miền núi, vùng trọng điểm phát triển, các thành phố lớn...
Như vậy, KCHT là một bộ phận đặc thù của cơ sở vật chất kỹ thuật trong
nền kinh tế quốc dân có chức năng, nhiệm vụ cơ bản là đảm bảo những điều kiện
chung, cần thiết cho quá trình sản xuất và tái sản xuất mở rộng được diễn ra bình
thường, liên tục. KCHT cũng được định nghĩa là tổng thể các cơ sở vật chất, kỹ
thuật, kiến trúc đóng vai trị nền tảng cho các hoạt động KT-XH diễn ra một cách
bình thường (Phạm Thị Huyền Trang, 2015).
2.1.1.6. Nơng thơn
Theo Hồng Phê (1994), nông thôn được định nghĩa là "Khu vực dân cư
tập trung chủ yếu làm nghề nơng".
Ngồi ra cịn có định nghĩa khác như: Nông thôn là vùng lãnh thổ không
thuộc nội thành, nội thị các thành phố, thị xã, thị trấn được quản lý bởi cấp hành
chính cơ sở là UBND cấp xã (Đặng Kim Sơn, 2008). Định nghĩa này đã được Bộ
Nông nghiệp và PTNT thống nhất quy định tại Thông tư số 54/2009/TTBNNPTNT ngày 21/8/2009.
Khái niệm nông thôn chỉ mang tính chất tương đối, nó có thể thay đổi theo
thời gian, và theo tiến trình phát triển KT-XH của các quốc gia trên thế giới.
Trong điều kiện hiện nay ở Việt Nam chúng ta có thể hiểu "nơng thôn là vùng
sinh sống của tập hợp dân cư, trong đó có nhiều nơng dân. Tập hợp dân cư này
tham gia vào các hoạt động kinh tế, văn hóa - xã hội và mơi trường trong một thể
chế chính trị nhất định và chịu ảnh hưởng của các tổ chức khác" (Tống Văn

Chung, 2001).

8


Như vậy KCHT nông thôn là một bộ phận trong tổng thể hệ thống cơ sở
vật chất, hạ tầng kĩ thuật của nền kinh tế quốc dân. Hệ thống này được xây dựng
trong khu vực nông thôn, trong khu vực sản xuất nông nghiệp và trở thành nền
tảng cơ bản để phát triển KT-XH vùng nông thôn. KCHT nông thôn được chia
thành hai nhóm:
- Các cơng trình KCHT kinh tế: đây là tổ hợp của các cơng trình giao
thơng, thủy lợi, cung cấp vật tư nguyên liệu phục vụ sản xuất.
- Các cơng trình KCHT xã hội: đây là tổ hợp các cơng trình vật chất kỹ
thuật có chức năng phục vụ đời sống cư dân nông thôn như các cơ sở y tế, văn
hóa, trường học... trong nhóm này, KCHT cịn được phân chia theo nhu cầu hoặc
nhóm nhu cầu, theo đối tượng dân cư lựa chọn, những đối tượng cần được xã hội
quan tâm đặc biệt để xây dựng KCHT riêng, trong xã hội những đối tượng đó là
những người già, người tàn tật, những người có cơng đối với dân tộc và xã hội.
Ngoài ra, tùy theo chế độ và hoàn cảnh đặc biệt mà mỗi nước có những ưu tiên
riêng theo chế độ phục vụ tức là theo đó người sử dụng KCHT xã hội phải trả
tiền hay không phải trả tiền.
Tuy nhiên sự phân chia này chỉ mang tính tương đối bởi vì một cơng trình
có thể thực hiện nhiều chức năng, ở các lĩnh vực khác nhau.
2.1.1.6. Huy động nguồn lực của cộng đồng xây dựng KCHT nông thôn
Theo Huỳnh Công Chất (2016)Huy động nguồn lực của cộng đồng xây
dựng KCHT nông thôn là điều nguồn nhân lực, vật lực cho quá trình xây dựng hệ
thống cơ sở vật chất hạ tầng kỹ thuật ở nơng thơn, đóng vai trị nền tảng cho các
hoạt động KT-XH được diễn ra một cách bình thường.
Huy động nguồn lực phát triển KCHT nông thôn bao gồm nguồn lực
nhiều nhóm về nhân lực và vật lực; trong đề tài nghiên cứu này chỉ đề cập đến

vật lực là tiền, tài sản, vật chất, nguyên vật liệu và nguồn lực con người là công
lao động của người dân trong cộng đồng mà không đề cập đến nguồn lực về trí
tuệ, trí óc.
2.1.2. Vai trị, đặc điểm của xây dựng KCHT nơng thơn
2.1.2.1. Vai trị của KCHT nơng thơn
Theo Vũ Đình Ánh (2013), hạ tầng cơ sở hiện vẫn được coi là một điểm
nghẽn trong phát triển kinh tế của Việt Nam. Tuy nhiên, do chúng ta còn thiếu
quá nhiều KCHT, chất lượng các cơng trình KCHT hiện có chưa đáp ứng yêu cầu

9


phát triển KT-XH nên nguồn vốn cần để phát triển KCHT là rất lớn, vượt ra khỏi
khả năng của ngân sách Nhà nước, thậm chí của quốc gia. Hơn nữa, KCHT lại
rất đa dạng, thường đòi hỏi vốn đầu tư lớn trong thời gian dài, trong khi không
phải KCHT nào cũng có khả năng hồn vốn hay có thể đánh giá được hiệu quả
kinh tế.
Theo CIEM (2016), KCHT nông thôn có vai trị rất quan trọng, trong đó
nổi bật là:
+ KCHT nông thôn là điều kiện vật chất quan trọng, có tính quyết định
đến việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn cũng như sự chuyển dịch cơ cấu
nội bộ ngành nông nghiệp.
+ KCHT tốt sẽ giúp làm giảm giá thành sản xuất, giảm rủi ro, thúc đẩy
lưu thông hàng hóa trong sản xuất kinh doanh và các ngành liên quan trực tiếp
tới lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, là khu vực phụ thuộc rất nhiều vào điều
kiện thiên nhiên.
+ KCHT phát triển sẽ tác động đến sự phát triển và tăng trưởng nhanh khu
vực nông nghiệp và kinh tế nông thôn, tạo ra điều kiện cạnh tranh lành mạnh,
tăng sức thu hút vốn đầu tư nước ngoài và vốn đầu tư trong nước vào thị trường
nông nghiệp nông thơn. Những vùng có KCHT đảm bảo sẽ là một nhân tố để thu

hút nguồn lao động, hạ giá thành trong sản xuất và mở rộng thị trường nông thôn,
bởi KCHT đảm bảo các điều kiện vật chất kỹ thuật cần thiết cho các hoạt động
sản xuất thường xuyên và phát triển.
+ KCHT là điều kiện quan trọng tác động tới việc phân bố lực lượng sản
xuất theo lãnh thổ. Phát triển KCHT nông thôn sẽ tạo điều kiện phát triển đồng
đều giữa các vùng trong cả nước, góp phần thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh
tế gắn với công bằng xã hội, bởi vì thực hiện cơng bằng xã hội không chỉ thể hiện
ở khâu phân phối kết quả mà nó cịn thể hiện ở chỗ sử dụng tốt năng lực của
mình, đó chính là cơ hội được học tập, được chăm lo sức khỏe, và đặc biệt là cơ
hội được làm việc, tham gia vào quá trình tái sản xuất xã hội.
+ KCHT nông thôn phát triển sẽ tăng cường được khả năng giao lưu hàng
hóa, thị trường nơng thơn được mở rộng, kích thích kinh tế hộ gia đình tăng gia
sản xuất, làm thay đổi bộ mặt nông thôn, thu nhập của các hộ nông dân tăng, đời
sống nông dân được tăng cao, thực hiện mục tiêu xóa đói giảm nghèo, giảm sự
phân hóa giàu nghèo giữa thành thị và nông thôn.

10


+ Phát triển KCHT nông thôn sẽ tạo điều kiện tổ chức tốt đời sống xã hội
trên từng địa bàn, tạo ra một cuộc sống tốt hơn cho nhân dân, nhờ đó làm giảm q
trình di dân tự do từ nông thôn ra thành thị, giảm bớt gánh nặng cho thành thị.
Nói tóm lại, phát triển KCHT nơng thơn là nhân tố đặc biệt quan trọng, là
khâu then chốt để thực hiện chương trình phát triển KT-XH nói chung, thực hiện
chương trình phát triển nơng nghiệp, nơng thơn nói riêng. Vì vậy trong điều kiện
khoa học kỹ thuật phát triển như vũ bão, cấu trúc nền kinh tế thế giới thay đổi đã
đặt ra nhu cầu: KCHT phải đi trước một bước để tạo điều kiện cho các ngành,
các vùng phát triển.
Trong thời gian tới, nhu cầu về đầu tư cho KCHT nông nghiệp, nông thôn
mà Đảng, Nhà nước ta đặt ra là rất lớn như: Phấn đấu đến năm 2020 cấp đủ nước

để khai thác 11 triệu ha đất nơng nghiệp; 80% diện tích đất ni trồng thủy sản
được cấp nước chủ động; 100% cư dân nơng thơn có nước sạch và bảo đảm tiêu
chuẩn vệ sinh... Đảm bảo điện cho sản xuất nông nghiệp; điện cho sinh hoạt;
Chất lượng điện ở địa bàn nông thôn. Đến năm 2020 phấn đấu 100% hộ nơng
thơn có điện sử dụng (Thủ tướng Chính Phủ, 2012).
2.1.2.2. Đặc điểm của KCHT nơng thơn
Theo CIEM (2016), KCHT nơng thơn có những đặc điểm sau:
Thứ nhất, kết quả các cơng trình KCHT là dịch vụ phục vụ trực tiếp nhu
cầu sản xuất và đời sống trên phạm vi lãnh thổ đó.
Thứ hai, KCHT khác với khu vực công cộng. KCHT chỉ là một phần của
khu vực cơng cộng, do cả Chính phủ và tư nhân đầu tư xây dựng. Khu vực cơng
cộng do Chính phủ đầu tư.
Thứ ba, các cơng trình KCHT địi hỏi số vốn đầu tư lớn, chủ yếu thuộc vốn
dài hạn, thời gian thu hồi vốn lâu và vốn thu hồi thông qua các hoạt động sản xuất
khác. Vì vậy khu vực tư nhân khơng tích cực tham gia xây dựng KCHT mà chủ
yếu là Chính phủ. Trong cơng tác kế hoạch hóa phát triển KCHT địi hỏi phải làm
tốt cơng tác thăm dò tài nguyên, thiên nhiên, phải nghiên cứu phương hướng phát
triển lâu dài của vùng, có như vậy mới đảm bảo hiệu quả sử dụng cơng trình.
Thứ tư, các cơng trình xây dựng KCHT sau khi được xây dựng sẽ có thời
gian tồn tại lâu dài cho hoạt động sản xuất và đời sống, vì vậy khi xây dựng các
cơng trình KCHT cần làm sao để các cơng trình này khơng lạc hậu so với trình
độ sản xuất.

11


2.1.3. Nội dung huy động nguồn lực của cộng đồng trong xây dựng KCHT
nông thôn
2.1.3.1. Các bước huy động
Bước 1. Khi có nhu cầu đầu tư xây dựng mới hoặc nâng cấp sửa chữa các

cơng trình KCHT của xã, UBND xã lập dự tốn, thiết kế cơng trình và các hồ sơ
có liên quan gửi UBND cấp huyện để thẩm định hoặc áp dụng bộ “thiết kế mẫu,
thiết kế điển hình đối với các cơng trình quy mơ nhỏ, kỹ thuật đơn giản”. Hồ sơ
dự án cơng trình gồm:
Xác định tổng nhu cầu vốn để xây dựng và hoàn thành cơng trình, phân bổ
chi tiết theo từng hạng mục cơng trình (nếu có); Thiết kế và báo cáo dự kiến tiến
độ thực hiện cơng trình.
Dự kiến và cân đối các nguồn vốn bố trí cho cơng trình, trong đó có phần
huy động nhân dân đóng góp; Mức đóng góp đối với từng hộ gia đình, mức huy
động đối với các tổ chức, cá nhân.
Bước 2. Tổ chức thực hiện
Tổ chức họp đại diện dân để nhân dân bàn, quyết định về dự tốn cơng
trình và mức huy động đóng góp của nhân dân. Cách thức tổ chức để nhân dân
bàn thực hiện (Đoàn Thị Hân, 2013).
2.1.3.2. Đối tượng huy động
- Tài trợ, ủng hộ trực tiếp của các tổ chức cá nhân trong nước và nước
ngoài cho đầu tư xây dựng KCHT nông thôn thông qua ủng hộ trực tiếp bằng
tiền, hiện vật (vật liệu xây dựng, mua sắm trang thiết bị cho các cơng trình...)
- Huy động đóng góp tự nguyện của tất cả nhân dân trên địa bàn được
hưởng thụ trực tiếp lợi ích của cơng trình đầu tư (bằng tiền mặt, ngày công lao
động, tài sản vật kiến trúc, vật liệu xây dựng,...) trên cơ sở tính tốn cơng bằng
giữa đối tượng hưởng lợi trực tiếp từ cơng trình và đối tượng đóng góp (Đồn
Thị Hân, 2013).
2.1.3.3. Hình thức huy động
Căn cứ vào tính chất thi cơng và tình hình thực tế của mỗi cơng trình, có
thể thực hiện việc đóng góp theo các hình thức huy động bằng tiền, bằng hiện vật
và bằng ngày công lao động.

12



×