Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Tiểu luận HP4 Quốc phòng An ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (132.84 KB, 15 trang )

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
TỔ GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH
-------------------------

THU HOẠCH GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH
An ninh phi truyền thống và đấu tranh phòng chống
các đe dọa an ninh phi truyền thống ở Việt Nam

Sinh viên: Nguyễn Quỳnh Anh
Mã số sinh viên: 1756000240
Lớp: K37 – Phát thanh 37


Hà nội, tháng 05 năm 2021

2


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU................................................................................................................3
NỘI DUNG............................................................................................................4
I.

CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG......................................................................4
1. Khái niệm..................................................................................................4
2. Một số đặc trưng nổi bật của an ninh phi truyền thống.............................5
3. Tác động của vấn đề an ninh phi truyền thống..........................................6

II.

THÁCH THỨC AN NINH PHI TRUYÊN THỐNG


TỪ CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0
ĐỐI VỚI VIỆT NAM................................................................................7

III.

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ỨNG PHÓ VỚI
VẤN ĐỀ AN NINH PHI TRUYỀN THỐNG.........................................10

KẾT LUẬN..........................................................................................................13
TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................14

3


MỞ ĐẦU
Trong suốt chiều dài lịch sử, chưa có khi nào nhân loại đạt được những
bước tiến dài trên con đường phát triển như ngày nay, nhưng cũng chưa bao giờ
con người phải đối mặt với những nguy cơ đe dọa đến chính sự tồn vong của
mình như bây giờ. Cạn kiệt tài ngun, biến đổi khí hậu, ơ nhiễm môi trường,
thảm họa thiên tai, dịch bệnh, khủng bố, tội phạm xuyên quốc gia… đang đặt ra
những yêu cầu bức thiết phải có sự nỗ lực chung của cả cộng đồng quốc tế để đối
phó, vì sự an nguy của mỗi quốc gia dân tộc cũng như của toàn nhân loại.
Cụm từ “an ninh phi truyền thống” (ANPTT) được xuất hiện trong vốn từ
chính trị - quan hệ quốc tế từ những năm đầu thế kỷ XXI. Tuy nhiên, tùy theo
cách tiếp cận cũng như những thách thức ANPTT nổi lên ở từng khu vực mà
cách xem xét, tên gọi về những vấn đề ANPTT sẽ khác nhau.
Đối với Việt Nam, mối đe doạ ANPTT ngày càng trở nên nghiêm trọng.
Đại hội XI của Đảng Cộng sản Việt Nam nhận định: “Các yếu tố đe dọa ANPTT,
tội phạm công nghệ cao tiếp tục gia tăng. Những vấn đề toàn cầu như an ninh tài
chính, an ninh năng lượng, an ninh lương thực, biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch

bệnh... sẽ tiếp tục diễn biến phức tạp” [48, tr.28]. Mối đe doạ ANPTT đã và đang
thách thức nền độc lập của đất nước, đặc biệt là tính độc lập tự chủ và sự vững
chắc của nền kinh tế, sự ổn định chính trị - xã hội, độc lập, chủ quyền quốc gia,
an ninh đất nước và cuộc sống của nhân dân. Đảng và Nhà nước Việt Nam đã
thực hiện nhiều chủ trương, biện pháp khơng chỉ để đối phó với mối đe doạ
ANPTT, mà còn để bảo vệ, củng cố nền độc lập dân tộc, giữ vững chủ quyền
quốc gia, thể chế chính trị, nền kinh tế đất nước trước các mối đe dọa đó.

4


NỘI DUNG
I.

CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG
1. Khái niệm
Có thể khái qt, ANPTT là việc bảo đảm an tồn, khơng có hiểm nguy

cho cá nhân con người, quốc gia dân tộc và tồn nhân loại trước các mối đe dọa
có nguồn gốc phi qn sự như biến đổi khí hậu, ơ nhiễm môi trường, khan hiếm
nguồn lực, dịch bệnh lây lan nhanh, khủng hoảng tài chính, an ninh mạng, tội
phạm nguy hiểm xuyên biên giới, chủ nghĩa khủng bố… Các mối đe dọa ANPTT
thường lan tỏa nhanh, ảnh hưởng rộng mang tính khu vực hoặc tồn cầu, do tác
động bởi mặt trái của kinh tế thị trường, của tồn cầu hóa, của sử dụng thành tựu
khoa học - công nghệ.
Bắt đầu được nói đến vào những năm 80 của thế kỷ XX, sử dụng nhiều
trong thập niên đầu thế kỷ XXI, ANPTT trở thành một thuật ngữ phổ biến trong
các hội nghị, diễn đàn khu vực, quốc tế, hợp tác song phương, đa phương giữa
các quốc gia, các tổ chức cũng như các chủ thể khác trong quan hệ quốc tế
đương đại. Có rất nhiều những quan niệm phong phú, đa djang của giới nghiện

cứu trong nước và quốc tế, nhưng tự trung, các quan niệm nêu trên có thể xếp
theo hai trường phái:
Thứ nhất, quan niệm an ninh phi truyền thống là an ninh tổng hợp, bao
gồm an ninh quân sự, chính trị, kinh tế, xã hội, mơi trường. An ninh phi truyền
thống không đối lập với an ninh truyền thống mà là mở rộng nội hàm của khái
niệm an ninh truyền thống - vốn lấy an ninh quân sự làm trung tâm. Căn cứ xuất

5


phát của quan niệm này là do tính tương đối của an ninh phi truyền thống, một
mối đe dọa an ninh phi quân sự có thể chuyển hóa thành xung đột vũ trang, chiến
tranh.
Thứ hai, quan niệm an ninh phi truyền thống đối lập với an ninh truyền
thống, không bao hàm an ninh quân sự. Trường phái thứ hai rõ ràng hơn về mặt
ngữ nghĩa, nhưng cũng thừa nhận, các vấn đề an ninh phi truyền thống có thể
dẫn tới xung đột, chiến tranh. Ở Việt Nam, quan điểm chính thống và quan niệm
của hầu hết các học giả theo cách tiếp cận của trường phái thứ hai, tức quan niệm
an ninh phi truyền thống là đối lập với an ninh truyền thống, tức không bao gồm
các lĩnh vực an ninh quân sự.
Theo Liên hợp quốc, ANPTT bao gồm bảy lĩnh vực là: kinh tế, lương
thực, sức khỏe, môi trường, con người, cộng đồng và chính trị. Ở cấp độ ASEAN
– Trung Quốc, ANPTT được xác định là những vấn đề: tội phạm xuyên quốc gia,
khủng bố, ma túy, buôn bán phụ nữ và trẻ em, bn lậu vũ khí, rửa tiền, tội phạm
kinh tế quốc tế, tội phạm công nghệ cao.
2. Một số đặc trưng nổi bật của an ninh phi truyền thống
Dù còn nhiều quan niệm rất đa dạng, song có thể định dạng những đặc
điểm chủ yếu của ANPTT như sau:
Một là, an ninh phi truyền thống bao gồm nhiều lĩnh vực khác nhau liên
quan đến an ninh quốc gia và khó đối phó hay giải quyết đơn phương bằng biện

pháp quân sự.
Hai là, có thể chia các vấn đề an ninh phi truyền thống thành hai nhóm
bạo lực phi quân sự và phi bạo lực, trong đó nhóm bạo lực phi quân sự bao gồm
6


khủng bố, tội phạm có tổ chức…; cịn nhóm các hoạt động phi bạo lực bao gồm
kinh tế, văn hóa, môi trường và dịch bệnh…
Ba là, an ninh phi truyền thống và an ninh truyền thống là hai mặt của
khái niệm an ninh toàn diện. Do vậy, trong những điều kiện nhất định các mối đe
dọa an ninh phi truyền thống có thể bùng phát thành các vấn đề an ninh truyền
thống. Chủ nghĩa khủng bố là một ví dụ tiêu biểu có cả hai mặt an ninh truyền
thống và phi truyền thống.
Bốn là, các vấn đề an ninh phi truyền thống đều mang tính xuyên quốc gia
thậm chí là xuyên khu vực.
Năm là, các vấn đề an ninh phi truyền thống ảnh hưởng và hủy hoại an
ninh quốc gia dần dần và lâu dài hơn so với các vấn đề an ninh truyền thống.
3. Tác động của vấn đề an ninh phi truyền thống
Có một điểm cần nhấn mạnh là, không phải đến bây giờ, nhiều vấn đề
được gọi là mối đe dọa đối với an ninh phi truyền thống, như giá lương thực tăng
cao, biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh…, mới gây cho con người những lo
lắng về sự an nguy và tồn vong của mình.
Tính chất nguy hiểm của các mối đe dọa an ninh phi truyền thống không
chỉ biểu hiện ở mức độ hủy hoại, sự tàn phá của nó đối với cuộc sống của con
người, mà còn đặt ra nhiều thách thức đối với sự ổn định xã hội, sự tồn vong của
cả cộng đồng, hiệu quả thực tế của hợp tác và hội nhập tồn cầu; thậm chí cịn
làm nảy sinh các vấn đề về an ninh quân sự. Các thảm họa thiên nhiên, động đất,
sóng thần, bão lụt, dịch bệnh, cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên… ngày càng thách
thức các thành tựu của khoa học, kỹ thuật hiện đại và khả năng, nỗ lực của con
7



người. Khủng bố, tội phạm xuyên quốc gia, tội phạm cơng nghệ cao, những vấn
đề tài chính, an ninh năng lượng, an ninh lương thực… đang thử thách nghiệt
ngã năng lực điều hành của các chính phủ, sự vững chắc của các thể chế chính trị
và các nền kinh tế, kể cả nền kinh tế giàu mạnh nhất, cũng như tính khả thi, bền
vững của các liên kết quốc tế.
Trong bối cảnh tồn cầu hóa, tính tùy thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia
tăng lên, thế giới dường như trở nên nhỏ bé hơn, nhưng lại khó kiểm sốt hơn,
kém an toàn hơn bởi các mối đe dọa an ninh phi truyền thống có mức độ nguy
hiểm cao hơn, sức ảnh hưởng lớn hơn, tầm ảnh hưởng rộng hơn và tốc độ lây lan
cũng nhanh hơn. Chính vì vậy, để giải quyết và đối phó với những vấn đề này
địi hỏi phải có sự nỗ lực chung của cộng đồng quốc tế, sự cố gắng của mỗi cộng
đồng, quốc gia, con người, với những giải pháp và bước đi phù hợp, kết hợp tổng
lực các biện pháp kinh tế, chính trị, quốc phòng, an ninh, đối ngoại, pháp luật,
khoa học, kỹ thuật, văn hóa, xã hội.
II.

THÁCH THỨC AN NINH PHI TRUYÊN THỐNG TỪ CUỘC CÁCH
MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 ĐỐI VỚI VIỆT NAM
Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 được hiểu là sự hội tụ thành tựu khoa

học và cơng nghệ. Có thể nói, đây là cuộc cách mạng dựa trên nền tảng cơng
nghệ kỹ thuật số, tích hợp tất cả cơng nghệ thông minh nhất, hiện đại nhất,
tạo ra những khả năng mới nhất, tác động sâu sắc đến đời sống kinh tế, chính
trị, xã hội, v.v. Nó đang, sẽ khơng chỉ làm đảo lộn mọi mơ thức truyền thống
văn hóa, tinh thần vốn đã tồn tại trong đời sống xã hội mỗi quốc gia, mà còn
làm thay đổi bản đồ kinh tế thế giới; suy giảm quyền lực của một số quốc gia

8



dựa chủ yếu vào khai thác tài nguyên; gia tăng sức mạnh của các quốc gia
dựa chủ yếu vào công nghệ, đổi mới và sáng tạo.
Việt Nam đã ra khỏi tình trạng kém phát triển, trở thành nước đang
phát triển có thu nhập trung bình. Do đó, cách mạng cơng nghiệp 4.0 là cơ
hội thuận lợi để chúng ta thực hiện đi tắt, đón đầu, tiến thẳng vào lĩnh vực
cơng nghệ mới, tranh thủ thành tựu khoa học và công nghệ, đẩy nhanh tiến
trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hội nhập quốc tế và thu hẹp
khoảng cách phát triển. Tuy nhiên, chúng ta đang và sẽ phải đối mặt với
những hiểm họa từ thiên tai, sự cố, biến đổi khí hậu, nước biển dâng, dịch
bệnh cùng với những vấn đề tồn cầu, như: bn lậu, bn bán người, vận
chuyển trái phép vũ khí, ma túy, cướp biển, khủng bố quốc tế, ô nhiễm môi
trường, tội phạm kinh tế quốc tế, nhất là tội phạm công nghệ cao, v.v. Những
thách thức này đã tác động, đe dọa nghiêm trọng, trực tiếp đến quốc phòng,
an ninh của đất nước, nhất là vấn đề an tồn thơng tin, an ninh mạng, kinh tế,
chính trị, văn hóa,... với tính chất ngày càng gay gắt, phức tạp, lâu dài; quy
mô, phạm vi ngày càng toàn diện, rộng lớn, xuyên quốc gia, khu vực và tồn
cầu, địi hỏi mọi cá nhân, tổ chức trong nước và các quốc gia, tổ chức quốc tế
phải hợp tác, chung tay để ngăn chặn, ứng phó. Dưới đây, là một số tác động
cơ bản của an ninh phi truyền thống từ cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đối
với nước ta:
Thứ nhất, làm suy giảm sức mạnh quốc phịng, an ninh. Sự phát triển
khoa học và cơng nghệ quá nhanh, trong khi cơ sở hạ tầng bảo đảm của
chúng ta chưa đáp ứng kịp yêu cầu, nhiệm vụ quốc phòng, an ninh trong thời
kỳ mới. Hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách quản lý vấn đề này thiếu đồng

9



bộ, nhất là việc kiểm sốt, xử lý các thơng tin trên mạng in-tơ-nét chưa chặt
chẽ, kịp thời, hiệu quả, nên còn để các thế lực thù địch lợi dụng tun truyền,
kích động, nói xấu Đảng, chế độ, hạ thấp vai trị của lực lượng vũ trang, chia
rẽ mối đồn kết giữa Quân đội với Đảng và nhân dân, v.v. Điều này ít nhiều
ảnh hưởng đến mục tiêu, nhiệm vụ chính trị, quốc phịng, an ninh của quốc
gia, dân tộc.
Thứ hai, gây mất trật tự, an toàn xã hội. Hiên nay, trên cơ sở ứng dụng
các thành tựu của cách mạng công nghiệp 4.0 đã, đang xuất hiện nhiều loại
tội phạm sử dụng công nghệ cao, nhất là các loại tội phạm rửa tiền, đánh bạc
xuyên quốc gia,… gây mất trật tự, an tồn xã hội. Khơng những thế, nó cịn
kìm hãm sự phát triển kinh tế; gia tăng đói nghèo; khủng hoảng xã hội, tạo kẽ
hở cho các thế lực thù địch xuyên tạc, chia rẽ đoàn kết nội bộ, làm giảm sút
tiến tới mất lòng tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội
chủ nghĩa.
Thứ ba, quá trình đấu tranh bảo vệ an tồn thơng tin mạng trong lĩnh
vực quốc phịng, an ninh có thể hình thành nguy cơ xung đột vũ trang. Các
thế lực thù địch (cả trong nước và nước ngoài) ln tìm cách tấn cơng phá
hoại hệ thống mạng trung tâm dữ liệu quốc gia, nhằm đánh cắp thông tin, tài
liệu bí mật qn sự, quốc phịng, an ninh của đất nước và việc phịng, chống
nó địi hỏi phải sử dụng nhiều phương thức; trong đó, bao hàm cả biện pháp
quân sự. Điều đó cho thấy, nguy cơ xung đột vũ trang hình thành từ thách
thức an ninh phi truyền thống trong cách mạng công nghiệp 4.0 là không thể
xem thường.

10


III.

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ỨNG PHÓ VỚI VẤN ĐỀ AN NINH

PHI TRUYỀN THỐNG
Một là, quán triệt và hiện thực hoá quan điểm của Đảng “Chủ động xây

dựng, triển khai, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chương trình, kế hoạch
ứng phó với biến đổi khí hậu, phịng, chống thiên tai cho từng giai đoạn”. Khắc
phục triệt để sơ hở, thiếu sót trong việc kết hợp kinh tế với quốc phịng, an ninh,
văn hóa tại các địa bàn, nhất là địa bàn chiến lược, bảo đảm sự phát triển hài hòa
cả hai lĩnh vực. Tăng cường bảo đảm an sinh, thực hiện cơng bằng xã hội, xóa
đói giảm nghèo, phát triển kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học và công nghệ;
chăm lo đời sống vật chất, tinh thần, sức khỏe của nhân dân và tăng cường quốc
phòng, an ninh,… là những vấn đề cơ bản, tạo nền tảng vững chắc cho việc đối
phó với các mối đe dọa an ninh phi truyền thống trước tác động của cách mạng
công nghiệp 4.0.
Hai là, nâng cao ý thức, trách nhiệm cho mọi tầng lớp nhân dân về bảo vệ
Tổ quốc, đáp ứng yêu cầu phát triển của cách mạng công nghiệp 4.0. Quán triệt,
giáo dục sâu rộng mục tiêu, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc theo Nghị quyết Đại hội
XII của Đảng cho toàn xã hội, tập trung vào địa bàn trọng điểm, chiến lược về
quốc phòng, an ninh, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, biên
giới, hải đảo. Tổ chức nghiên cứu, đề xuất, triển khai các giải pháp ứng phó với
mối đe dọa an ninh phi truyền thống từ tác động của cách mạng công nghiệp 4.0
để làm cơ sở giáo dục nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho cả hệ thống chính trị.

11


Ba là, tạo nền tảng vững chắc để phòng, chống hiệu quả với thách thức an
ninh phi truyền thống. Trên cơ sở nâng cao chất lượng công tác dự báo tình hình,
nhất là việc cảnh báo thiên tai, giám sát biến đổi khí hậu; kiên quyết giữ vững ổn
định chính trị, kinh tế - xã hội trong mọi tình huống; đẩy mạnh quan hệ với các
nước láng giềng, xây dựng đường biên giới trên bộ hịa bình, hữu nghị, hợp tác

cùng phát triển. Đề cao trách nhiệm của cá nhân, tổ chức các ngành, các cấp, lực
lượng vũ trang trong phịng, chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu và tìm
kiếm cứu nạn, cứu hộ. Chủ động xây dựng kế hoạch, phương án phòng, chống,
khắc phục hậu quả; tổ chức luyện tập, diễn tập theo các phương án đã được phê
duyệt. Chú trọng đầu tư, chuẩn bị cả về con người (lực lượng chuyên trách, kiêm
nhiệm và rộng rãi) và phương tiện, sẵn sàng xử lý kịp thời các tình huống xảy ra.
Bốn là, đẩy mạnh xã hội hóa việc đối phó với thách thức an ninh phi
truyền thống theo hướng huy động mọi tầng lớp nhân dân, các doanh nghiệp, nhà
đầu tư,… tham gia. Phân cấp, phân nhiệm rõ ràng cho các cấp, ngành, địa
phương trong tổ chức lực lượng toàn dân và huy động cơ sở vật chất tại chỗ, kết
hợp với cơ động lực lượng, phương tiện từ nơi khác đến, nhằm đối phó kịp thời,
hiệu quả. Phối hợp chặt chẽ các lực lượng ứng phó với những thách thức an ninh
phi truyền thống từ cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 trên từng địa bàn, khu vực,
chú trọng vùng biên giới, hải đảo, dân tộc thiểu số. Quá trình thực hiện, phải tập
trung cao độ sự lãnh đạo, chỉ huy, điều hành, bảo đảm thống nhất, liên tục, coi
đây là yếu tố tiên quyết thực hiện thắng lợi nhiệm vụ quan trọng này.
Năm là, mở rộng quan hệ đối ngoại, tăng cường khả năng ứng phó với
thách thức an ninh phi truyền thống. Tập trung đầu tư thích đáng, sử dụng hiệu
quả sự giúp đỡ quốc tế cho các cơng trình trọng điểm quốc gia, các chương trình

12


ứng phó với biến đổi khí hậu; đẩy mạnh hợp tác với các tổ chức quốc tế, cơ quan
an ninh, cảnh sát của các nước trong vấn đề an ninh phi truyền thống, đấu tranh
phòng, chống khủng bố, tội phạm xuyên quốc gia, thiết lập hành lang pháp lý,
xây dựng các cơ chế hợp tác. Chú trọng hợp tác với các nước ASEAN trong đào
tạo, huấn luyện, diễn tập, khắc phục hậu quả thảm họa, thiên tai, hỗ trợ nhân đạo;
đối phó với biến đổi khí hậu, thảm họa thiên nhiên bằng các chương trình, kế
hoạch cụ thể, phù hợp,… góp phần giảm thiểu tác động của các thách thức an

ninh phi truyền thống từ cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.

13


KẾT LUẬN
Bảo vệ độc lập dân tộc trước các mối đe dọa ANPTT là khách quan và cấp
thiết của các quốc gia dân tộc trên thế giới trong bối cảnh hiện nay, đặc biệt là
đối với các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam. Đó là tổng thể hoạt động
của quốc gia huy động sức mạnh tổng hợp của đất nước kết hợp với sức mạnh
bên ngoài để phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, khắc phục những tác động tiêu
cực từ ANPTT và đấu tranh làm thất bại mọi hoạt động lợi dụng mối đe dọa này
nhằm giữ gìn, bảo vệ vững chắc độc lập dân tộc trước.
Việt Nam đã và đang tích cực và chủ động ứng phó với mối đe dọa
ANPTT và triển khai thực hiện bảo vệ độc lập dân tộc trước các mối đe dọa này.
Mặc dù cịn nhiều khó khăn, hạn chế, nhưng những nguyên tắc, nội dung cơ bản
ĐLDT của Việt Nam ln được bảo vệ và giữ vững. Điều đó góp phần quan
trọng làm nên thành tựu to lớn và có ý nghĩa lịch sử của sự nghiệp đổi mới đất
nước, đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, bảo vệ vững chắc độc
lập dân tộc và Tổ quốc xã hội chủ nghĩa trong mọi tình huống.
Đặc biệt trong khoảng thời gian Việt Nam phải đối phó với dịch bệnh diễn
biến phức tạp – Covid19, đứng trước những thiệt hại nặng đến mọi lĩnh vực, nhất
là kinh tế, chính trị, xã hội, đối ngoại, an ninh,… Vấn đề quan trọng hàng đầu là
hiện giờ, ta cần chú trọng tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng về mục
tiêu, yêu cầu, nhiệm vụ để đối phó hiệu quả với các dịch bệnh truyền nhiễm,
rộng hơn là đối phó với thách thức an ninh sinh học - an ninh phi truyền thống.

14



TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. An ninh phi truyền thống là gì? Quan niệm về an ninh phi truyền thống?
/>2. An ninh phi truyền thống: Quan niệm và đặc điểm chủ yếu
/>3. An ninh phi truyền thống - vấn đề mang tính tồn cầu
/>4. Thách thức an ninh phi truyền thống từ cuộc cách mạng công nghiệp lần
thứ Tư
/>
15



×