Tải bản đầy đủ (.pdf) (117 trang)

Quản lý nợ đọng trong xây dựng cơ bản ở huyện đông hưng, tỉnh thái bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.38 MB, 117 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

PHẠM KHÁNH LINH

QUẢN LÝ NỢ ĐỌNG TRONG XÂY DỰNG CƠ BẢN
Ở HUYỆN ĐÔNG HƯNG, TỈNH THÁI BÌNH

Ngành:

Quản lý kinh tế

Mã số:

60.34.04.10

Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Kim Lý

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo
vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám
ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.

Hà Nội, ngày ….. tháng ..… năm 2017
Tác giả luận văn

Phạm Khánh Linh



i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi đã nhận được
sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè,
đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hồn thành luận văn, cho phép tơi được bày tỏ lịng kính trọng và biết
ơn sâu sắc TS. Nguyễn Thị Kim Lý đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời
gian và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình học tập và thực hiện đề tài.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Bộ
môn Kế hoạch đầu tư, Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn - Học viện Nông nghiệp Việt
Nam đã tận tình giúp đỡ tơi trong q trình học tập, thực hiện đề tài và hồn thành luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ công chức cơ quan Sở Tài chính
Thái Bình; Phịng Kế hoạch tài chính huyện Đơng Hưng, UBND 15 xã trên địa bàn huyện
Đơng Hưng tỉnh Thái Bình đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình thực
hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp, các anh, chị, em
học viên lớp CHTB1QLKT đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tơi về mọi mặt, động
viên khuyến khích tơi hồn thành luận văn./.
Hà Nội, ngày ….. tháng ..… năm 2017
Tác giả luận văn

Phạm Khánh Linh

ii


MỤC LỤC

Lời cam đoan ...................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ......................................................................................................................... ii
Mục lục .............................................................................................................................iii
Danh mục chữ viết tắt ........................................................................................................ v
Danh mục bảng ................................................................................................................. vi
Danh mục sơ đồ, biểu đồ ................................................................................................viii
Thesis abstract................................................................................................................... xi
Phần 1. Đặt vấn đề ........................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ......................................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài .............................................................................. 3

1.2.1. Mục tiêu chung ...................................................................................................... 3
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ...................................................................................................... 3
1.3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài ......................................................... 3

1.3.1. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................................ 3
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................... 3
1.4.

Câu hỏi nghiên cứu ................................................................................................ 4

1.5.


Những đóng góp mới của luận văn về lý luận và thực tiển ................................... 4

1.5.1. Về lý luận............................................................................................................... 4
1.5.2. Về thực tiễn............................................................................................................ 4
Phần 2. cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý nợ đọng trong xây dựng cơ bản .......... 5
2.1.

Cơ sở lý luận về quản lý nợ đọng trong xây dựng cơ bản ..................................... 5

2.1.1. Một số khái niệm ................................................................................................... 5
2.1.2. Đặc điểm và vai trò của quản lý nợ đọng xây dựng cơ bản................................. 16
2.1.3. Nội dung quản lý nợ đọng trong xây dựng cơ bản .............................................. 18
2.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nợ đọng xây dựng cơ bản ............................. 20
2.2.

Cơ sở thực tiễn về quản lý nợ đọng trong xây dựng cơ bản ................................ 26

2.2.1. Kinh nghiệm quản lý nợ đọng xây dựng cơ bản của huyện Vĩnh Tường, tỉnh
Vĩnh Phúc ............................................................................................................ 26
2.2.2. Kinh nghiệm quản lý nợ đọng xây dựng cơ bản của tỉnh huyện Phú Giáo,
tỉnh Bình Dương .................................................................................................. 27

iii


2.2.3. Bài học kinh nghiệp rút ra cho huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình ......................... 28
Phần 3. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................ 31
3.1.

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu .............................................................................. 31


3.1.1. Điều kiện tự nhiên ............................................................................................... 31
3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội .................................................................................... 32
3.2.

Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................... 40

3.2.1. Phương pháp tiếp cận vấn đề nghiên cứu ............................................................ 40
3.2.2. Phương pháp thu thập thông tin ........................................................................... 41
3.2.3. Phương pháp xử lý thơng tin ............................................................................... 42
3.2.4. Phương pháp phân tích thông tin ......................................................................... 42
3.2.5. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ............................................................................... 43
Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận .................................................................... 44
4.1.

Thực trạng quản lý nợ đọng trong xây dựng cơ bản ở huyện Đơng Hưng,
tỉnh Thái Bình ...................................................................................................... 44

4.1.1. Khái quát tình hình đầu tư xây dựng cơ bản huyện Đông Hưng ......................... 44
4.1.2. Thực trạng quản lý nợ đọng trong xây dựng cơ bản huyện Đông Hưng ............. 48
4.2.

Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nợ đọng trong xây dựng cơ bản
ở huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình ................................................................... 72

4.2.1. Yếu tố chủ quan ................................................................................................... 72
4.3.2. Yếu tố khách quan ............................................................................................... 74
4.3.

Giải pháp tăng cường quản lý nợ đọng trong xây dựng cơ bản ở huyện Đơng

Hưng, tỉnh Thái Bình ........................................................................................... 76

4.3.1. Căn cứ đề xuất giải pháp ....................................................................................... 76
4.3.2. Giải pháp tăng cường quản lý nợ đọng trong xây dựng cơ bản ở huyện Đông
Hưng thời gian tới ................................................................................................ 80
Phần 5. Kết luận và kiến nghị ....................................................................................... 96
5.1.

Kết luận................................................................................................................ 96

5.2.

Kiến nghị ............................................................................................................. 97

5.2.1. Đối với Nhà nước ................................................................................................. 97
5.2.2. Đối với tỉnh Thái Bình .......................................................................................... 98
Tài liệu tham khảo ........................................................................................................... 99
Phụ lục ........................................................................................................................... 101

iv


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

CBQL

Cán bộ quản lý


ĐTXDCB

Đầu tư xây dựng cơ bản

GD&ĐT

Giáo dục và Đào tạo

GDP

Tổng sản phẩm quốc nội

HĐND

Hội đồng nhân dân

KBNN

Kho bạc Nhà nước

KTTT

Kinh tế thị trường

MTQG

Mục tiêu quốc gia

NSNN


Ngân sách nhà nước

NTM

Nông thôn mới

UBND

Ủy ban nhân dân

XDCB

Xây dựng cơ bản

XHCN

Xã hội chủ nghĩa

v


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Tình hình đất đai của huyện Đơng Hưng trong giai đoạn 2014-2016 ............ 33
Bảng 3.2. Tình hình dân số, lao động của huyện Đong Hưng giai đoạn 2014-2016 ...... 35
Bảng 3.3. Một số chỉ tiêu kinh tế xã hội của huyện Đông Hưng giai đoạn 2014-2016.. 36
Bảng 3.4. Số lượng mẫu điều tra .................................................................................... 42
Bảng 4.1. Tình hình đầu tư xây dựng cơ bản huyện Đơng Hưng giai đoạn 2014 2016 ............................................................................................................... 45
Bảng 4.2. Thống kê một số cơng trình tiêu biểu trên địa bàn huyện giai đoạn (2014
– 2016) ........................................................................................................... 48

Bảng 4.3: Kế hoạch vốn đầu tư xây dựng cơ bản huyện Đông Hưng giai đoạn 2014 2016 ............................................................................................................... 50
Bảng 4.4. Kết quả thực hiện dự toán vốn đầu tư XDCB phân theo lĩnh vực, ngành
kinh tế ............................................................................................................ 54
Bảng 4.5. Tổng hợp ý kiến của đại diện chủ đầu tư và đơn vị thi công về công tác
lập kế hoạch vốn đầu tư xây dựng cơ bản ..................................................... 55
Bảng 4.6. Tình hình thanh tốn vốn đầu tư xây dựng cơ bản huyện Đông Hưng giai
đoạn 2014 -2016 ............................................................................................ 56
Bảng 4.7. Kết quả thanh toán vốn XDCB theo ngành, lĩnh vực tính đến hết năm
2016 ............................................................................................................... 58
Bảng 4.8. Tổng hợp ý kiến của đại diện chủ đầu tư và đơn vị thi công về công tác
tạm ứng và thanh toán vốn đầu tư XDCB ..................................................... 59
Bảng 4.9. Tổng hợp ý kiến của đại diện chủ đầu tư và đơn vị thi cơng về những khó
khăn trong cơng tác tạm ứng và thanh tốn ................................................... 60
Bảng 4.10. Tình hình nợ đọng xây dựng cơ bản huyện Đơng Hưng theo ngành, lĩnh
vực giai đoạn 2014 -2016 .............................................................................. 61
Bảng 4.11. Tình hình nợ đọng xây dựng cơ bản huyện Đơng Hưng theo cơng trình
giai đoạn 2014 -2016 ..................................................................................... 62
Bảng 4.12. Tổng hợp ý kiến của đại diện chủ đầu tư và đơn vị thi công về nguyên
nhân nợ đọng XDCB ..................................................................................... 64
Bảng 4.13. Phương án xử lý nợ đọng xây dựng cơ bản huyện Đông Hưng giai đoạn
2014 -2016 ..................................................................................................... 65

vi


Bảng 4.14. Tổng hợp ý kiến của đại diện chủ đầu tư và đơn vị thi công về xử lý nợ
đọng xây dựng cơ bản.................................................................................... 65
Bảng 4.15. Danh sách các cơng trình phát hiện vi phạm khi thanh tra, kiểm toán
năm 2016 ....................................................................................................... 69
Bảng 4.16 Ý kiến đánh giá đại diện chủ đầu tư và đơn vị thi công về công tác kiểm

tra, thanh tra ................................................................................................... 70
Bảng 4.17. Tổng hợp ý kiến trả lời về các yếu tố chủ quan ảnh hưởng đến công tác
quản lý nợ đọng XDCB huyện Đông Hưng .................................................. 73
Bảng 4.18. Tổng hợp ý kiến trả lời về các yếu tố khách quan ảnh hưởng đến công
tác quản lý nợ đọng XDCB huyện Đông Hưng ............................................. 76

vii


DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
Sơ đồ 3.1. Phương pháp tiếp cận định tính và định lượng.............................................. 40
Biểu đồ 4.1. Dự án đầu tư xây dựng cơ bản huyện Đông giai đoạn 2014 -2016............ 44
Biểu đồ 4.2. Cơ cấu dự toán phân bổ vốn đầu tư XDCB chia theo ngành/lĩnh vực ....... 52

viii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Phạm Khánh Linh
Tên luận văn: “Quản lý nợ đọng trong xây dựng cơ bản ở huyện Đơng Hưng, tỉnh
Thái Bình”.
Chun ngành: Quản lý kinh tế

Mã số: 60.34.04.10

Cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Đầu tư xây dựng cơ bản của nhà nước có ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong nền
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Vai trò và ý nghĩa của
xây dựng cơ bản có thể nhìn thấy rõ từ sự đóng góp của lĩnh vực này trong quá trình
tái sản xuất tài sản cố định cho nền kinh tế quốc dân thông qua các hình thức xây

dựng mới, cải tạo sửa chữa lớn hoặc khơi phục các cơng trình hư hỏng hồn tồn.
Tuy nhiên, cùng với việc đầu tư xây dựng cơ bản, tình trạng nợ đọng xây dựng cơ
bản là vấn đề nhức nhối và ảnh hưởng lớn đến hoạt động của các doanh nghiệp trong
lĩnh vực xây dựng. Vì điều kiện về thời gian không cho phép,trong nghiên cứu này
chúng tôi tập trung phân tích, đánh giá thực trạng về Quản lý nợ đọng trong xây
dựng cơ bản ở huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình từ đó đề xuất hệ thống các giải pháp
nhằm tăng cường quản lý nợ đọng trong xây dựng cơ bản ở huyện Đơng Hưng, tỉnh
Thái Bình trong thời gian tới. Tương ứng với đó là mục tiêu cụ thể bao gồm: (1) Hệ
thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý nợ đọng trong xây dựng cơ bản; (2)
Phân tích thực trạng về quản lý nợ đọng trong xây dựng cơ bản ở huyện Đơng Hưng,
tỉnh Thái Bình; (3) Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nợ đọng trong xây
dựng cơ bản ở huyện Đơng Hưng, tỉnh Thái Bình; (4) Đề xuất các giải pháp nhằm
nâng tăng cường quản lý nợ xây dựng cơ bản ở huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình.
Trong nghiên cứu này chúng tơi sử dụng linh hoạt giữa số liệu thứ cấp và sơ
cấp để đưa ra các phân tích nhận định. Trong đó số liệu thứ cấp thu thập từ các nguồn
khác nhau như: Các sách, tạp chí, báo, báo cáo của các ngành, các cấp, trang web…
có liên quan đến nội dung nghiên cứu của đề tài. Số liệu sơ cấp được thu thập bằng
các công cụ phỏng vấn sâu, phỏng vấn cấu trúc, bán cấu trúc các đối tượng điều tra.
Để đảm bảo tính đại diện của mẫu, chúng tơi tiến hành chọn mẫu điều tra là 80 mẫu
điều tra bao gồm: 20 mẫu điều tra các chủ đầu tư, 30 mẫu điều tra các đơn vị thi công
và 30 mẫu đều tra các đơn vị sử dụng cơng trình.
Qua đánh giá thực trạng quản lý nợ đọng xây dựng cơ bản ở huyện Đơng Hưng,
tỉnh Thái Bình cho thấy: Tình hình thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản tăng dần qua
các năm, năm 2014 là 393,6 tỷ đồng, năm 2015 tăng lên 498,8 tỷ đồng và năm 2016 là
612,5 tỷ đồng. Thanh tốn chủ yếu đối với các cơng trình hồn thành đã quyết tốn, đây
là những cơng trình đã hồn thành và đã quyết tốn một phần, tiếp đó là thanh toán cho
ix


một số cơng trình chuyển tiếp và thanh tốn cho các cơng trình hồn thành chưa quyết

tốn. Tổng nợ đọng xây dựng cơ bản huyện Đông Hưng tăng dần qua các năm, năm
2014 nợ đọng là 185,3 tỷ đồng thì đến năm 2016 tăng lên 263,1 tỷ đồng. Trong đó nợ
đọng XDCB sự nghiệp nông nghiệp, thuỷ lợi là cao nhất, tiếp đó nợ đọng XDCB sự
nghiệp giao thơng, Sự nghiệp Y tế - Giáo dục và Đào tạo, sự nghiệp khác.
Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý nợ đọng xây dựng bao gồm: Yếu tố
chủ quan (Năng lực quản lý của lãnh đạo; năng lực tài chính của chủ đầu tư; Yếu tố con
người; Sự phối kết hợp, tham gia quản lý giữa các ban ngành, các cấp; Cơng tác kế
hoạch hóa và chủ trương đầu tư của dự án...); Yếu tố khách quan (Cơ chế, chính sách
quản lý đầu tư XDCB; Chiến lược phát triển kinh tế và chính sách kinh tế trong từng
thời kỳ; Thị trường và sự cạnh tranh; Sự tiến bộ của khoa học công nghệ; Sự tiến bộ của
khoa học công nghệ;...).
Thông qua nghiên cứu chúng tôi đề xuất phương hướng và các nhóm giải pháp
nhằm nâng cao cơng tác quản lý nợ đọng xây dựng cơ bản ở huyện Đông Hưng, tỉnh
Thái Bình trong thời gian tới như sau: (1) Hồn thiện cơng tác lập kế hoạch vốn đầu tư
xây dựng cơ bản; (2) Tăng cường tổ chức thực hiện quản lý nợ đọng xây dựng cơ bản;
(3) Tập trung công tác kiểm tra, thanh tra; (4) Một số giải pháp khác.

x


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Pham Khanh Linh
Thesis title: Managing debts in capital construction in Dong Hung district, Thai Binh
province
Major: Economic management

Code: 60.34.04.10

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
State capital construction investment is extremely important in the socialistoriented market economy in Vietnam. The role and significance of capital construction

can be seen clearly from the contribution of this sector in the process of reproducing
fixed assets for the national economy through new forms of construction, renovation
major repair or restoration of damaged buildings completely. However, along with the
capital construction, construction debt is a serious problem and affects the operation of
enterprises in the field of construction. In view of the time constraints, we focus on
analyzing and assessing the situation of debt management in capital construction in
Dong Hung district, Thai Binh province. A solution to strengthen debt management in
capital construction in Dong Hung district, Thai Binh province in the coming time. The
corresponding objectives are: (1) systematizing theoretical and practical basics of debt
management in capital construction; (2) Situation analysis of debt management in
capital construction in Dong Hung district, Thai Binh province; (3) Analyzing the
factors affecting debt management in capital construction in Dong Hung district, Thai
Binh province; (4) Proposing solutions to enhance the management of capital
construction debt in Dong Hung district, Thai Binh province.
In this study, we used the flexibility between primary and secondary data to
provide analytical analysis. Secondary data collected from various sources such as
books, journals, newspapers, reports of branches, levels, websites ... related to research
content of the topic. Primary data was collected using in-depth interviews, structured
interviews and semi-structured interviews. To ensure the representative sample, we
selected 80 samples including 20 samples for investors, 30 samples for construction
companies and 30 samples for samples. use of works.
The assessment of the current status of debt management in Dong Hung district,
Thai Binh province shows that the situation of payment for capital construction
investment has increased gradually over the years, in 2014 is 393.6 billion, In 2015 it
will increase to 498.8 billion dong and 2016 dong to be 612.5 billion dong. Payments
are mainly for completed works finalized, these are completed and partly finalized
works, followed by payment for some transitional works and payments for works

xi



completed To be finalized. Total construction debt of Dong Hung district increased
gradually over the years, in 2014 outstanding debt is 185.3 billion, then by 2016
increased to 263.1 billion. In particular, the arrears of agriculture and irrigation are the
highest, followed by arrears of non-business infrastructure, health care, education and
training, and other non-business activities.
Factors influencing the management of construction debts include: subjective
factors (management capacity of leaders, financial capacity of investors, human factor;
management between departments, levels, planning and investment policy of the project
...); Objective factors (mechanisms and policies for management of capital construction
investment, economic development and economic policies in each period, market and
competition, progress of science and technology; sets of science and technology;...).
Through research, we propose directions and groups to improve the management
of construction debt in Dong Hung district, Thai Binh province in the following time:
(1) planning capital construction investment; (2) Strengthening the implementation of
management of construction debt; (3) To focus on inspection and examination; (4)
Some other solutions.

xii


PHẦN 1. ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Đầu tư xây dựng cơ bản của nhà nước có ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong nền
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Trong những năm qua
nhà nước đã giành hàng chục ngàn tỷ đồng mỗi năm cho Đầu tư xây dựng cơ bản.
Đầu tư xây dựng cơ bản của nhà nước chiếm tỷ trọng lớn và giữ vai trị quan trọng
trong tồn bộ hoạt động Đầu tư xây dựng cơ bản của nền kinh tế ở Việt Nam. Đầu
tư xây dựng cơ bản của nhà nước đã tạo ra nhiều cơng trình, nhà máy, đường giao

thông, … quan trọng, đưa lại nhiều lợi ích kinh tế xã hội thiết thực. Tuy nhiên, nhìn
chung hiệu quả Đầu tư xây dựng cơ bản của nhà nước ở nước ta còn thấp thể hiện
trên nhiều khía cạnh như: đầu tư sai, đầu tư khép kín, đầu tư dàn trải, thất thốt,
lãng phí, tiêu cực, tham nhũng …
Hoạt động đầu tư cơ bản thực hiện bằng cách tiến hành xây dựng mới các tái
sản cố định được gọi là Đầu tư xây dựng cơ bản. Xây dựng cơ bản chỉ là một khâu
trong hoạt động Đầu tư xây dựng cơ bản. Tài sản cố định là các hoạt động cụ thể để
tạo ra Tài sản cố định (như khảo sát, thiết kế, xây dựng, lắp đặt,…).
Xây dựng cơ bản giữ một vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Vai
trò và ý nghĩa của xây dựng cơ bản có thể nhìn thấy rõ từ sự đóng góp của lĩnh vực
này trong q trình tái sản xuất tài sản cố định cho nền kinh tế quốc dân thơng qua
các hình thức xây dựng mới, cải tạo sửa chữa lớn hoặc khơi phục các cơng trình hư
hỏng hoàn toàn. Cụ thể hơn, xây dựng cơ bản là một trong những lĩnh vực sản xuất
vật chất lớn của nền kinh tế quốc dân, cùng các ngành sản xuất khác, trước hết là
ngành công nghiệp chế tạo và ngành công công nghiệp vật liệu xây dựng, nhiệm vụ
của ngành xây dựng là trực tiếp thực hiện và hoàn thành khâu cuối cùng của quá trình
hình thành tài sản cố định (thể hiện ở những cơng trình nhà xưởng bao gồm cả thiết bị
và công nghệ lắp đặt kèm theo) cho toàn bộ các lĩnh vực sản xuất của nền kinh tế
quốc dân và các lĩnh vực phi sản xuất khác. Ở đây nhiệm vụ chủ yếu của các đơn vị
xây dựng là kiến tạo các kết cấu công trình để làm vật bao che, nâng đỡ lắp đặt máy
móc cần thiết để đưa chúng vào sử dụng.
Tuy nhiên, cùng với việc đầu tư xây dựng cơ bản, tình trạng nợ đọng xây dựng
cơ bản là vấn đề nhức nhối và ảnh hưởng lớn đến hoạt động của các doanh nghiệp
trong lĩnh vực xây dựng. Nợ đọng xây dựng cơ bản không chỉ diễn ra ở các dự án

1


gói thầu sử dụng vốn ngân sách nhà nước, vốn trái phiếu Chính phủ mà cịn hiện
diện ở tất cả các dự án thuộc các nguồn vốn, ở các loại gói thầu như tư vấn, xây lắp,

mua sắm hàng hóa, vật tư...
Theo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, tính đến hết kế hoạch năm 2016, tổng số
nợ đọng XDCB vốn ngân sách trung ương là 9.557,6 tỷ đồng. Con số này cho thấy,
tình trạng nợ đọng XDCB của nước ta hiện nay là khá nghiêm trọng. Nguyên nhân
gây nên nợ đọng XDCB có rất nhiều nhưng cơ bản do các yếu tố như: Phê duyệt
quyết định đầu tư, khả năng cân đối vốn ở từng cấp ngân sách không đảm bảo;
Quyết định đầu tư từ những dự án không nằm trong quy hoạch phát triển ngành,
lĩnh vực; Điều chỉnh dựa án làm tăng tổng mức đầu tư dẫn đến không có kế hoạch
bố trí vốn; Tình trạng thi cơng trước tìm vốn sau, dẫn đến nợ đọng XDCB cũng diễn
ra khá phố biến..
Tình trạng nợ đọng XDCB ở huyện Đơng Hưng, nhiều dự án khơng hồn
thành đúng kế hoạch, chậm đưa vào khai thác, hiệu quả đầu tư kém. Nhiều DN
đứng trước nguy cơ phá sản hay khó khăn về tài chính cũng bắt nguồn từ việc nợ
đọng trong XDCB quá lớn. Tình hình này đã tác động rất lớn đến hoạt động sản
xuất kinh doanh trong ngành Xây dựng. Bởi nhu cầu vốn phục vụ thi cơng các cơng
trình xây dựng là rất lớn, trong khi, nguồn vốn tại các doanh nghiệp lại hạn chế, nợ
đọng vốn xây dựng cơ bản đối với các doanh nghiệp cao, nhiều trường hợp lên tới
200% vốn chủ sở hữu, thời gian nợ đọng kéo dài; Chi phí liên quan đến nợ đọng
trong xây dựng cơ bản (như chi phí lãi vay, chi phí bảo lãnh thực hiện hợp đồng, chi
phí bảo hành cơng trình…) của nhiều dự án, cơng trình vượt cả lợi nhuận ban đầu
ước tính của doanh nghiệp. Vì vậy, việc giải quyết làm sao cho đảm bảo công bằng
năng lực tài chính để các đơn vị xây dựng có thể thực hiện được nhiệm vụ trong
công tác XDCB ở huyện Đông Hưng là một vấn đề rất quan trọng hiện nay; cùng
với đó là hạn chế tối đa nợ đọng XDCB.
Để có sự nhìn nhận một cách hệ thống trên cơ sở phân tích thực trạng cơng tác
quản lý nợ xây dựng cơ bản, các nhân tố ảnh hưởng đến nợ xây dựng cơ bản và đề
xuất các giải pháp quản lý nợ đọng xây dựng cơ bản. Với mong muốn áp dụng
những kiến thức đã được học tập, nghiên cứu góp phần vào giải quyết những tồn tại
đã nêu, chúng tôi đã lựa chọn đề tài: “Quản lý nợ đọng trong xây dựng cơ bản ở
huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình”.


2


1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
1.2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở đánh giá thực trạng quản lý nợ đọng trong xây dựng cơ bản ở
huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình thời Gian qua đề xuất các giải pháp tăng cường
quản lý nợ đọng trong xây dựng cơ bản ở huyện Đơng Hưng, tỉnh Thái Bình thời
gian tới.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý nợ đọng trong xây dựng
cơ bản;
- Phân tích thực trạng quản lý nợ đọng trong xây dựng cơ bản ở huyện Đông
Hưng, tỉnh Thái Bình trong 3 năm (từ năm 2014 đến năm 2016);
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nợ đọng trong xây dựng cơ bản
ở huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình;
- Đề xuất giải pháp tăng cường quản lý nợ trong xây dựng cơ bản ở huyện
Đông Hưng, tỉnh Thái Bình thời gian tới.
1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Các vấn đề cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý nợ đọng trong xây dựng cơ
bản đối với các cơng trình xây dựng cơ bản được bố trí nguồn vốn từ ngân sách nhà
nước ở huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình.
Đối tượng khảo sát là: đại diện chủ đầu tư; đại diện các đơn vị thi công và đại
diện đơn vị sử dụng cơng trình
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về thời gian: Số liệu thứ cấp phục vụ nghiên cứu đề tài thu thập
trong 3 năm từ năm 2014-2016.
- Phạm vi về không gian: Luận văn được tiến hành nghiên cứu ở huyện Đông

Hưng, tỉnh Thái Bình.
- Phạm vi về nội dung:
+ Tập trung nghiên cứu về thực trạng quản lý nợ đọng trong xây dựng cơ bản
gắn liền với những chỉ tiêu chủ yếu về tổng mức đầu tư, nhu cầu thực tế, hiệu quả
kinh tế - chính trị - xã hội...

3


+ Xác định các giải pháp điều hành vốn ngân sách nhà nước trong việc giải
quyết nợ đọng xây dựng cơ bản.
1.4. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
1) Thực trạng công tác quản lý nợ đọng trong xây dựng cơ bản ở huyện
Đông Hưng thời gian qua diễn ra như thế nào?
2) Những yếu tố nào ảnh hưởng đến quản lý nợ đọng trong XDCB ở huyện
Đông Hưng thời gian qua?
3) Những giải pháp nào cần đề xuất nhằm tăng cường quản lý nợ đọng trong
XDCB ở huyện Đông Hưng trong thời gian tới?
1.5. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN VĂN VỀ LÝ LUẬN VÀ
THỰC TIỂN
1.5.1. Về lý luận
Luận văn đã tập hợp, hệ thống và làm sáng tỏ những vấn đề lý luận cơ bản về
sự hình thành nợ đọng xây dựng cơ bản, tình hình giải quyết nợ đọng xây dựng cơ
bản, quản lý nợ đọng xây dựng cơ bản. Trên cơ sở đó chỉ ra cách thức vận dụng các
lý luận để nâng cao quản lý nợ đọng xây dựng cơ bản.
Là nguồn cơ sở dữ liệu có tính khoa học giúp các chủ đầu tư là các cơ quan
nhà nước tham khảo, khai thác và áp dụng.
1.5.2. Về thực tiễn
Luận văn đã trình bày với nhiều dẫn liệu và minh chứng về việc vai trò xây
dựng cơ bản, tác động của nợ xây dựng cơ bản và nợ đọng xây dựng cơ bản. Từ

những nội dung đó luận văn đã phân tích đúng thực trạng quản lý nợ đọng xây dựng
cơ bản ở huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình theo các mặt cịn tồn tại, hạn chế và
ngun nhân, phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến nợ đọng xây dựng cơ bản. Từ đó
đề xuất các giải pháp nâng cao quản lý nợ đọng xây dựng cơ bản ở huyện Đơng
Hưng, tỉnh Thái Bình.

4


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ NỢ ĐỌNG
TRONG XÂY DỰNG CƠ BẢN
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NỢ ĐỌNG TRONG XÂY DỰNG CƠ
BẢN
2.1.1. Một số khái niệm
2.1.1.1. Khái niệm về đầu tư công
Việc gia tăng vốn xã hội được gọi là đầu tư công. Việc tăng vốn xã hội thuộc
chức năng của Chính phủ, vì vậy đầu tư cơng thường được đồng nhất với đầu tư
mà chính phủ thực hiện. Đầu tư công bao gồm: Đầu tư từ ngân sách (phân cho các
Bộ ngành Trung ương, các địa phương); Đầu tư theo các chương trình hỗ trợ có
mục tiêu (thường là các chương trình mục tiêu trung và dài hạn), cũng được thơng
qua trong kế hoạch ngân sách hằng năm, tín dụng đầu tư (vốn cho vay) của Nhà
nước có mức độ ưu đãi nhất định; Đầu tư của các doanh nghiệp Nhà nước, mà
phần vốn quan trọng của doanh nghiệp có nguồn gốc từ ngân sách Nhà nước (Vũ
Minh Long, 2013).
Khái niệm “đầu tư cơng” cịn được hiểu là việc sử dụng nguồn vốn Nhà nước
để đầu tư vào các chương trình, dự án phục vụ phát triển kinh tế - xã hội khơng
nhằm mục đích kinh doanh như: Chương trình mục tiêu, dự án phát triển kết cấu hạ
tầng kỹ thuật, kinh tế, xã hội, mơi trường, quốc phịng, an ninh; các dự án đầu tư
khơng có điều kiện xã hội hoá thuộc các lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội, y tế, khoa
học, giáo dục, đào tạo ... Chương trình mục tiêu, dự án phục vụ hoạt động của các

cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, kể
cả việc mua sắm, sửa chữa tài sản cố định bằng vốn sự nghiệp; Các dự án đầu tư
của cộng đồng dân cư, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội nghề nghiệp được hỗ trợ từ vốn nhà nước theo quy định của pháp luật; Chương
trình mục tiêu, dự án đầu tư cơng khác theo quyết định của Chính phủ (Vũ Minh
Long, 2013).
2.1.1.2. Khái niệm về xây dựng cơ bản và đầu tư xây dựng cơ bản
Xây dựng cơ bản và đầu tư Xây dựng cơ bản là những hoạt động với chức
năng tạo ra tài sản cố định cho nền kinh tế thơng qua các hình thức xây dựng mới,
mở rộng, hiện đại hố hoặc khơi phục các tài sản cố định.

5


Đầu tư Xây dựng cơ bản trong nền kinh tế quốc dân là một bộ phận của đầu tư
phát triển. Đây chính là q trình bỏ vốn để tiến hành các hoạt động xây dựng cơ
bản nhằm tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng ra các tài sản cố định trong
nền kinh tế. Do vậy đầu tư Xây dựng cơ bản là tiền đề quan trọng trong quá trình
phát triển kinh tế - xã hội của nền kinh tế nói chung và của các cơ sở sản xuất kinh
doanh nói riêng. Đầu tư Xây dựng cơ bản là hoạt động chủ yếu tạo ra tài sản cố
định đưa vào hoạt động trong lĩnh vực kinh tế - xã hội , nhằm thu đựơc lợi ích với
nhiều hình thức khác nhau. Đầu tư Xây dựng cơ bản trong nền kinh tế quốc dân
được thơng qua nhiều hình thức xây dựng mới, cải tạo, mở rộng, hiện đại hố hay
khơi phục tài sản cố định cho nền kinh tế (Từ Quang Phương, 2012).
Xây dựng cơ bản là hoạt động cụ thể tạo ra các tài sản cố định ( khảo sát, thiết
kế, xây dựng, lắp đặt máy móc thiết bị ) kết quả của các hoạt động Xây dựng cơ bản
là các tài sản cố định, với năng lực sản xuất phục vụ nhất định.
Hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản là một bộ phận của đầu tư phát triển do vậy
nó cũng mang những đặc điểm của đầu tư phát triển.
Đòi hỏi vốn lớn, ứ đọng trong thời gian dài: Hoạt động đầu tư Xây dựng cơ
bản đòi hỏi một số lượng vốn lao động, vật tư lớn. Nguồn vốn này nằm khê đọng

trong suốt quá trình đầu tư . Vì vậy trong quá trình đầu tư chúng ta phải có kế hoạch
huy động và sử dụng nguồn vốn một cách hợp lý đồng thời có kế hoạch phân bổ
nguồn lao động , vật tư thiết bị phù hợp đảm bảo cho cơng trình hồn thành trong
thời gian ngắn chồng lãng phí nguồn lực.
Thời gian dài với nhiều biến động: Thời gian tiến hành một công cuộc đầu tư
cho đến khi thành quả của nó phát huy tác dụng thường đòi hỏi nhiều năm tháng với
nhiều biến động xảy ra.
Có giá trị sử dụng lâu dài: Các thành quả của thành quả đầu tư xây dựng cơ
bản có giá trị sử dụng lâu dài, có khi hàng trăm, hàng nghìn năm , thậm chí tồn tại
vĩnh viễn như các cơng trình nổi tiếng thế giới như vườn Babylon ở Iraq , tượng nữ
thần tự do ở Mỹ , kim tụ tháp cổ Ai cập , nhà thờ La Mã ở Roma, vạn lý trường
thành ở Trung Quốc, tháp Angcovat ở Campuchia, …
Cố định: Các thành quả của hoạt động đầu tư Xây dựng cơ bản là các cơng
trình xây dựng sẽ hoạt động ở ngay nơi mà nó đựơc tạo dựng cho nên các điều kiện
về địa lý, địa hình có ảnh hưởng lớn đến q trình thực hiện đầu tư , cũng như việc
phát huy kết quả đầu tư. Vì vậy cần được bố trí hợp lý địa điểm xây dựng đảm bảo
các yêu cầu về an ninh quốc phòng, phải phù hợp với kế hoạch, qui hoạch bố trí tại
6


nơi có điều kiện thuận lợi, để khai thác lợi thế so sánh của vùng, quốc gia, đồng
thời phải đảm bảo được sự phát triển cân đối của vùng lãnh thổ.
Liên quan đến nhiều ngành: Hoạt động đầu tư Xây dựng cơ bản rất phức tạp
liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực. Diễn ra không những ở phạm vi một địa
phương mà cịn nhiều địa phương với nhau. Vì vậy khi tiến hanh hoạt động này, cần
phải có sự liên kết chặt chẽ giữa các ngành, các cấp trong quản lý q trình đầu tư,
bên cạnh đó phải qui định rõ phạm vi trách nhiệm của các chủ thể tham gia đầu tư,
tuy nhiên vẫn phải đảm bảo đựơc tính tập trung dân chủ trong q trình thực hiện
đầu tư (Từ Quang Phương, 2012).
Nhìn một cách tổng quát: đầu tư xây dựng cơ bản trước hết là hoạt động đầu

tư nên cung có những vai trị chung của hoạt động đầu tư như : tác động đến tổng
cung và tổng cầu, tác động đến sự ổn định, tăng trưởng và phát triển kinh tế, tăng
cường khả năng khoa học và cơng nghệ của đất nước.
Ngồi ra với tính chất đặc thù của mình, đầu tư Xây dựng cơ bản là điều kiện
trước tiên và cần thiết cho phát triển nền kinh tế , có những ảnh hưởng vai trị riêng
đối với nền kinh tế và với từng cơ sở sản xuất. Đó là:
- Đầu tư xây dựng cơ bản đảm bảo tính tương ứng giữa cơ sở vật chất kỹ thuật
và phương thức sản xuất.
Mỗi phương thức sản xuất từ đặc điểm sản phẩm , yếu tố nhân lực, vốn và
điều kiện về địa điểm,… lại có địi hỏi khác biệt về máy móc thiết bị ;nhà xưởng.
Đầu tư xây dựng cơ bản đã giải quyết vấn đề này.
- Đầu tư xây dựng cơ bản là điều kiện phát triển các ngành kinh tế và thay đổi
tỷ lệ cân đối giữa chúng .
Khi đầu tư Xây dựng cơ bản được tăng cường , cơ sở vật chất kỹ thuật của các
ngành tăng sẽ làm tăng sức sản xuất vật chất và dịch vụ của ngành. Phát triển và
hình thành những ngành mới để phục vụ nền kinh tế quốc dân. Như vậy đầu tư Xây
dựng cơ bản đã làm thay đổi cơ cấu và quy mô phát triển của ngành kinh tế , từ đó
nâng cao năng lực sản xuất của toàn bộ nền kinh tế . Đây là điều kiện tăng nhanh
giá trị sản xuất và tổng giá trị sản phẩm trong nước, tăng tích luỹ đồng thời nâng
cao đời sống vật chất tinh thần của nhân dân lao động , đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ
cơ bản về chính trị, kinh tế - xã hội.
Như vậy đầu tư xây dựng cơ bản là hoạt động rất quan trọng: là một khâu
trong quá trình thực hiện đầu tư phát triển, nó có quyết định trực tiếp đến sự hình

7


thành chiến lược phát triển kinh tế từng thời kỳ; góp phần làm thay đổi cơ chế quản
lý kinh tế, chính sách kinh tế của nhà nước.
Đầu tư xây dựng cơ bản ảnh hưởng đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Đầu tư tác động đến sự mất cân đối của ngành, lãnh thổ, thành phần kinh tế.
Kinh nghiệm của nhiều nước trên thế giới cho thấy, con đường tất yếu để phát triển
nhanh tốc độ mong muốn từ 9% đến 10 % thì phải tăng cường đầu tư tạo ra sự phát
triển nhanh ở khu vực công nghiệp và dịch vụ.
Đối với các ngành nông lâm ngư nghiệp do những hạn chề về đất đai và
khả năng sinh học để đạt đựơc tốc độ tăng trưởng từ 5% đến 6 % là một điều khó
khăn . Như vậy chính sách đầu tư ảnh hưởng đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế
và đến sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế .Do vậy các ngành, các địa phương
trong nền kinh tế cần phải lập kế hoạch đầu tư dài hạn để phát triển ngành, vùng
đảm bảo sự phát triển cân đối tổng thể , đồng thời có kế hoạch ngắn và trung hạn
nhằm phát triển từng bước và điều chỉnh sự phù hợp với mục tiêu đặt ra (Từ
Quang Phương, 2012).
Đầu tư xây dựng cơ bản tác động đến sự tăng trưởng và phát triển kinh tế.
Kết quả nghiên cứu của các nhà kinh tế cho thấy ,muốn giữ phát triển kinh tế
ở mức trung bình thì tỷ lệ đầu tư phải đạt từ 15 % đến 20 % so với GDP tuỳ thuộc
vào hệ số ICOR của mỗi nước.
Nếu ICOR khơng đổi thì mức tăng GDP hồn toàn phục thuộc vào vốn đầu tư.
ICOR phản ánh hiệu quả đầu tư. Chỉ tiêu này phụ thuộc vào nhiều nhân tố như cơ
cầu kinh tế, các chính sách kinh tế - xã hội. Ở các nước phát triển, ICOR thường lớn
(5-7) do thừa vốn thiếu lao động, do sử dụng cơng nghệ có giá trị cao, cịn ở các
nước chậm phát triển, ICOR thấp (2-3) do thiếu vốn, thừa lao động, để thay thế cho
vốn sử dụng công nghệ kém hiện đại, giá rẻ .
Đầu tư xây dựng cơ bản tạo ra cơ sở vật chất nói chung và cho tỉnh nói riêng.
Tác động trực tiếp này đã làm cho tổng tài sản của nền kinh tế quốc dân không
ngừng được gia tăng trong nhiều lĩnh vực như công nghiệp , nông nghiệp , giao
thông vận tải, thuỷ lợi, các cơng trình cơng cộng khác, nhờ vậy mà năng lực sản
xuất của các đơn vị kinh tế không ngừng được nâng cao, sự tác động này có tính
dây chuyền của những hoạt động kinh tế nhờ đầu tư Xây dựng cơ bản . Chẳng hạn
như chúng ta đầu tư vào phát triển cơ sở hạ tầng giao thông điện nước của một khu
cơng nghiệp nào đó, tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế, sẽ đầu tư

mạnh hơn vì thế sẽ thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế nhanh hơn.

8


Đầu tư xây dựng cơ bản tác động đến sự ổn định kinh tế tạo công ăn việc làm
cho người lao động. Sự tác động không đồng thời về mặt thời gian của đầu tư do
ảnh hưởng của tổng cung và tổng cầu của nền kinh tế làm cho mỗi sự thay đổi của
đầu tư dù là tăng hay giảm cùng một lúc vừa là yếu tố duy trì vừa là yếu tố phá vỡ
sự ổn định của nền kinh tế , thí dụ như khi đầu tư tăng làm cho các yếu tố liên quan
tăng , tăng sản xuất của các ngành sẽ thu hút thêm lao động nâng cao đời sống. Mặt
khác , đầu tư tăng cầu của các yếu tố đầu vào tăng, khi tăng đến một chừng mực
nhất định sẽ gây ra tình trạng lạm phát, nếu lạm phát mà lớn sẽ gây ra tình trạng sản
xuất trì trệ , thu nhập của người lao động thấp đi, thâm hụt ngân sách tăng, kinh tế
phát triển chậm lại. Do vậy khi điều hành nền kinh tế nhà nước phải đưa ra những
chính sách để khắc phục những nhược điểm trên.
Đầu tư xây dựng cơ bản có tác động rất lớn đến việc tạo công ăn việc làm,
nâng cao trình độ đội ngũ lao động, như chúng ta đã biết , trong khâu thực hiện đầu
tư, thì số lao động phục vụ cần rất nhiều đối với những dự án sản xuất kinh doanh
thì sau khi đầu tư dự án đưa vào vận hành phải cần không ít cơng nhân, cán bộ cho
vận hành khi đó tay nghề của người lao động nâng cao, đồng thời những cán bộ học
hỏi được những kinh nghiệm trong quản lý, đặc biệt khi có các dự án đầu tư nước
ngồi (Từ Quang Phương, 2012).
2.1.1.3. Khái niệm về nợ công
a) Khái niệm nợ công
Nợ công là một khái niệm tương đối phức tạp. Tuy nhiên, hầu hết những cách
tiếp cận hiện nay đều cho rằng, nợ công là khoản nợ mà Chính phủ của một quốc
gia phải chịu trách nhiệm trong việc chi trả khoản nợ đó. Vì vậy, thuật ngữ nợ công
thường được sử dụng cùng nghĩa với các thuật ngữ như nợ Nhà nước hay nợ Chính
phủ. Tuy nhiên, nợ cơng hồn tồn khác với nợ quốc gia. Nợ quốc gia là toàn bộ

khoản nợ phải trả của một quốc gia, bao gồm hai bộ phận là nợ của Nhà nước và nợ
của tư nhân (doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân). Như vậy, nợ công chỉ là một bộ phận
của nợ quốc gia.
Có thể hiểu “nợ cơng (nợ Chính phủ hoặc nợ quốc gia) là tổng giá trị các
khoản tiền mà Chính phủ thuộc mọi cấp từ trung ương đến địa phương đi vay nhằm
bù đắp cho các khoản thâm hụt ngân sách”. Vì thế, nợ Chính phủ, nói cách khác, là
thâm hụt ngân sách lũy kế tính đến một thời điểm nào đó (Vũ Minh Long, 2013).
b) Đặc trưng cơ bản của nợ công

9


Tuy có nhiều cách tiếp cận rộng hẹp khác nhau về nợ cơng, nhưng về cơ bản,
nợ cơng có những đặc điểm chủ yếu sau:
Thứ nhất, nợ công là khoản nợ ràng buộc trách nhiệm trả nợ của Nhà nước.
Khác với các khoản nợ thông thường, nợ công được xác định là một khoản nợ mà
Nhà nước (bao gồm các cơ quan nhà nước có thẩm quyền) có trách nhiệm trả khoản
nợ ấy. Trách nhiệm trả nợ của Nhà nước được thể hiện dưới hai góc độ trả nợ trực
tiếpvà trả nợ gián tiếp. Trả nợ trực tiếp được hiểu là cơ quan nhà nước có thẩm
quyền sẽ là người vay và do đó, cơ quan nhà nước sẽ chịu trách nhiệm trả nợ khoản
vay. Trả nợ gián tiếp là trường hợp cơ quan nhà nước có thẩm quyền đứng ra bảo
lãnh để một chủ thể trong nước vay nợ, trong trường hợp bên vay khơng trả được
nợ thì trách nhiệm trả nợ sẽ thuộc về cơ quan đứng ra bảo lãnh (ví dụ: Chính phủ
bảo lãnh để Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam vay vốn nước ngồi).
Thứ hai, nợ cơng được quản lý theo quy trình chặt chẽ với sự tham gia của cơ
quan nhà nước có thẩm quyền. Việc quản lý nợ cơng địi hỏi quy trình chặt chẽ
nhằm đảm bảo hai mục đích: Một là, đảm bảo khả năng trả nợ của đơn vị sử dụng
vốn vay và cao hơn nữa là đảm bảo cán cân thanh tốn vĩ mơ và an ninh tài chính
quốc gia;Hai là, đề đạt được những mục tiêu của q trình sử dụng vốn. Bên cạnh
đó, việc quản lý nợ cơng một cách chặt chẽ cịn có ý nghĩa quan trọng về mặt chính

trị xã hội. Nguyên tắc quản lý nợ công Việt Nam là Nhà nước quản lý thống nhất,
tồn diện nợ cơng từ việc huy động, phân bổ, sử dụng vốn vay đến việc trả nợ để
đảm bảo hai mục tiêu cơ bản trên.
Thứ ba, mục tiêu cao nhất trong việc huy động và sử dụng nợ cơng là phát
triển kinh tế – xã hội vì lợi ích cộng đồng. Nợ công được huy động và sử dụng
khơng phải để thỏa mãn những lợi ích riêng của bất kỳ cá nhân, tổ chức nào, mà vì
lợi ích chung của cộng đồng. Ở Việt Nam, xuất phát từ bản chất của Nhà nước là
thiết chế để phục vụ lợi ích chung của xã hội, Nhà nước là của dân, do dân và vì dân
nên đương nhiên các khoản nợ cơng được quyết định phải dựa trên lợi ích của nhân
dân, cụ thể là đề phát triển kinh tế – xã hội của đất nước và phải coi đó là điều kiện
quan trọng nhất (Vũ Minh Long, 2013).
c) Bản chất của nợ công
Vay nợ là một cách huy động vốn cho phát triển. Bản chất nợ không phải là
xấu. Nợ đem lại rất nhiều tác động tích cực cho nền kinh tế của các nước đi vay.
Thực tế, các nước muốn phát triển nahnh đều phải đi vay. Những nền kinh tế lớn

10


nhất thế giới như Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản… lại cũng chính là những con nợ lớn.
Nợ cơng có nhiều tác động tích cực, nhưng cũng có khơng ít tác động tiêu cực. Tác
động tích cực chủ yếu của nợ công bao gồm:
Thứ nhất, nợ công làm gia tăng nguồn lực cho Nhà nước, từ đó tăng cường nguồn
vốn để phát triển cơ sở hạ tầng và tăng khả năng đầu tư đồng bộ của Nhà nước. Muốn
phát triển cơ sở hạ tầng nhanh chóng và đồng bộ, vốn là yếu tố quan trọng nhất. Với
chính sách huy động nợ công hợp lý, nhu cầu về vốn sẽ từng bước được giải quyết để
đầu tư cơ sở hạ tầng, từ đó gia tăng năng lực sản xuất cho nền kinh tế;
Thứ hai, nợ cơng góp phần tận dụng được nguồn tài chính nhàn rỗi trong dân
cư. Một bộ phận dân cư trong xã hội có các khoản tiết kiệm, thơng qua việc Nhà
nước vay nợ mà những khoản tiền nhàn rỗi này được đưa vào sử dụng, đem lại hiệu

quả kinh tế cho cả khu vực công lẫn khu vực tư;
Thứ ba, nợ công tận dụng được sự hỗ trợ từ nước ngồi và các tổ chức tài
chính quốc tế. Tài trợ quốc tế là một trong những hoạt động kinh tế – ngoại giao
quan trọng của các nước phát triển muốn gây ảnh hưởng đến các quốc gia nghèo,
cũng như muốn hợp tác kinh tế song phương. Biết tận dụng tốt những cơ hội này,
thì sẽ có thêm nhiều nguồn vốn ưu đãi để đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, trên cơ sở
tơn trọng lợi ích đối tác, đồng thời giữ vững độc lập, chủ quyền đất nước.
Bên cạnh những tác động tích cực, nợ cơng cũng gây ra những tác động tiêu
cực: Nợ công gia tăng sẽ gây áp lực lên chính sách tiền tệ, đặc biệt là từ các khoản
tài trợ ngoài nước. Nếu kỷ luật tài chính của Nhà nước lỏng lẻo và thiếu cơ chế
giám sát chặt chẽ việc sử dụng và quản lý nợ cơng sẽ dẫn đến tình trạng tham
nhũng, lãng phí tràn lan. Tình trạng này làm thất thốt các nguồn lực, giảm hiệu quả
đầu tư và điều quan trọng hơn là giảm thu cho ngân sách. Nhận biết những tác động
tích cực và tiêu cực nhằm phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực là điều hết
sức cần thiết trong xây dựng và thực hiện pháp luật về quản lý nợ cơng.
Về bản chất, nợ cơng chính là các khoản vay để trang trải thâm hụt ngân ách.
Các khoản vay này sẽ phải hoàn trả gốc và lãi khi đến hạn, nhà nước sẽ phải thu
thuế tăng lên để bù đắp. Vì vậy, suy cho cùng, nợ công chỉ là sự lựa chọn thời gian
đánh thuế: hôm nay hay ngày mai, thế hệ này hay thế hệ khác. Vay nợ thực chất là
cách đánh thuế dần dần, được hầu hết chính phủ các nước sử dụng để tài trợ cho các
hoạt động chi ngân sách. Tỷ lệ nợ cơng/GDP chỉ phản ảnh một phần nào đó về mức
độ an tồn hay rủi ro của nợ cơng. Mức độ an tồn hay nguy hiểm của nợ cơng

11


không chỉ phụ thuộc vào tỷ lệ nợ/GDP mà quan trọng hơn, phụ thuộc vào tình trạng
phát triển của nền kinh tế (Vũ Minh Long, 2013).
Khi xét đến nợ công, chúng ta không chỉ cần quan tâm tới tổng nợ, nợ hàng
năm phải trả mà phải quan tâm nhiều tới rủi ro và cơ cấu nợ. Vấn đề quan trọng

phải tính là khả năng trả nợ và rủi ro trong tương lai, chứ không chỉ là con số tổng
nợ trên GDP.
Để đánh giá tính bền vững của nợ cơng, tiêu chí tỉ lệ nợ cơng/GDP được coi là
chỉ số đánh giá phổ biến nhất cho cách nhìn tổng quát về tình hình nợ cơng của một
quốc gia. Mức an tồn của nợ công được thể hiện qua việc nợ công có vượt ngưỡng
an tồn tại một thời điểm hay giai đoạn nào đó khơng. Tiêu chí để đánh giá mức an
tồn của nợ cơng được thể hiện cụ thể là:
Thứ nhất, giới hạn nợ công không vượt quá 50% – 60% GDP hoặc không vượt
quá 150% kim ngạch xuất khẩu. Ngân hàng Thế giới đưa ra mức quy định ngưỡng
an tồn nợ cơng là 50% GDP. Các tổ chức quốc tế cho rằng, tỷ lệ nợ hợp lý đối với
các nước đang phát triển nên ở mức dưới 50% GDP.
Thứ hai, dịch vụ trả nợ công không vượt quá 15% kim ngạch xuất khẩu và
dịch vụ trả nợ của Chính phủ không vượt quá 10% chi ngân sách. Tuy nhiên, trên
thực tế khơng có hạn mức an tồn chung cho các nền kinh tế. Không phải tỷ lệ nợ
công/GDP thấp là trong ngưỡng an toàn và ngược lại. Mức độ an tồn của nợ cơng
phụ thuộc vào tình trạng mạnh hay yếu của nền kinh tế thông qua hệ thống chỉ tiêu
kinh tế vĩ mơ. Mỹ có tỷ lệ nợ công bằng 96% GDP nhưng vẫn được xem là ở
ngưỡng an toàn bởi năng suất lao động của Mỹ cao nhất thế giới là cơ sở bảo đảm
bền vững cho việc trả nợ. Nhật Bản có số nợ lên tới hơn 200% GDP vẫn được coi là
ngưỡng an toàn. Trong khi đó, nhiều nước có tỷ lệ nợ/GDP thấp hơn rất nhiều
nhưng đã rơi vào tình trạng khủng hoảng nợ như: Venezuela năm 1981 với tỷ lệ nợ
công chỉ là 15% GDP; Thái Lan năm 1996 với tỷ lệ nợ công là 40% GDP;
Argentina năm 2001 với tỷ lệ nợ công là 45% GDP; Ucraina năm 2007 với tỷ lệ nợ
công là 13% GDP;
Thứ ba, đánh giá nợ công trong mối liên hệ với các tiêu chí kinh tế vĩ mơ. Để
đánh giá đúng mức độ an tồn của nợ công không thể chỉ quan tâm đến tỷ lệ
nợ/GDP, mà cần phải xem xét nợ một cách toàn diện trong mối liên hệ với các chỉ
tiêu kinh tế vĩ mô, nhất là tốc độ và chất lượng tăng trưởng kinh tế, năng suất lao
động tổng hợp, hiệu quả sử dụng vốn (qua tiêu chí ICOR), tỷ lệ thâm hụt ngân sách,


12


×