Tải bản đầy đủ (.pdf) (136 trang)

Nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên trường đại học công nghiệp dệt may hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1 MB, 136 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

TRẦN ĐĂNG ĐẨU

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP
DỆT MAY HÀ NỘI

Chuyên ngành:

Quản trị kinh doanh

Mã ngành:

8340101

Người hướng dẫn khoa học:

TS. Nguyễn Quốc Chỉnh

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng cá nhân tôi, các kết quả
nghiên cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và rất đáng tin
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám
ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày ...... tháng .... năm 2019
Tác giả luận văn


Trần Đăng Đẩu

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, tìm hiểu và nghiên cứu để hồn thành luận văn, tơi
đã nhận được sự hướng dẫn tận tình của các thầy cơ giáo trong Khoa Kế toán và Quản
trị kinh doanh - Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Tôi cũng nhận được sự giúp đỡ, động
viên của các bạn cùng lớp CH26-QTKDB, bạn bè, đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hồn thành luận văn, cho phép tôi được gửi lời cảm ơn sâu sắc đến
TS. Nguyễn Quốc Chỉnh. Thầy đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời
gian và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình thực hiện đề tài.
Tôi xin bày tỏ sự cảm ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Bộ
môn Quản trị, Khoa Kế toán và Quản trị kinh doanh - Học viện Nơng nghiệp Việt Nam
đã tận tình giúp đỡ tơi trong q trình học tập và hồn thành luận văn.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ, giảng viên, công nhân
viên và các em sinh viên Trường Đại học Công nghiệp Dệt may Hà Nội; các nhà quản
lý doanh nghiệp đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi
điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tơi hồn thành
luận văn./.
Hà Nội, ngày ...... tháng .... năm 2019
Tác giả luận văn

Trần Đăng Đẩu

ii



MỤC LỤC
Lời cam đoan ..................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii
Mục lục ........................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt ...................................................................................................... vi
Danh mục bảng ............................................................................................................... vii
Trích yếu luận văn ........................................................................................................... ix
Thesis abstract.................................................................................................................. xi
Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................... 2

1.2.1

Mục tiêu chung ................................................................................................... 2

1.2.2

Mục tiêu cụ thể ................................................................................................... 2

1.3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ....................................................................... 2

1.3.1.


Đối tượng nghiên cứu. ........................................................................................ 2

1.3.2

Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................ 2

1.4.

Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................. 3

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn ................................................................................. 4
2.1.

Cơ sở lý luận ....................................................................................................... 4

2.1.1.

Chất lượng đội ngũ giảng viên và tầm quan trọng của việc nâng cao chất
lượng đội ngũ giảng viên các trường đại học ...................................................... 4

2.1.2.

Tiêu chí đánh giá nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên trong các trường
đại học ................................................................................................................ 8

2.1.3.

Nội dung nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên trong các trường đại học ... 13


2.1.4.

Nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên trong các trường đại học ................. 15

2.1.5.

Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng đội ngũ giảng viên .............................. 19

2.2.

Cơ sở thực tiễn .................................................................................................. 21

2.2.1.

Kinh nghiệm nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên của Trường Đại học
Quốc gia Singapore và của một số trường đại học ở Việt Nam. ...................... 21

2.2.2.

Bài học kinh nghiệm nâng cao chất lượng đào tạo rút ra cho Trường Đại
học Công nghiệp Dệt May Hà Nội ................................................................... 36

iii


Phần 3. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu ....................... 38
3.1.

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ........................................................................... 38


3.1.1.

Quá trình hình thành và phát triển của Trường ................................................ 38

3.1.2.

Nhiệm vụ và quyền hạn của trường Đại học Công nghiệp Dệt May Hà Nội ... 40

3.1.3.

Sơ đồ tổ chức quản lý ....................................................................................... 41

3.1.4.

Cơ sở vật chất ................................................................................................... 41

3.1.5.

Kết quả đào tạo của trường ĐHCNDMHN ...................................................... 43

3.2.

Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 44

3.2.1.

Phương pháp thu thập và xử lý số liệu ............................................................. 44

3.2.2.


Phương pháp phân tích ..................................................................................... 45

3.2.3.

Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ............................................................................ 46

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận ................................................................... 49
4.1.

Thực trạng chất lượng đội ngũ giảng viên tại trường Đại học Công nghiệp
Dệt May Hà Nội ............................................................................................... 49

4.1.1.

Thực trạng phẩm chất chính trị, đạo đức và lối sống của đội ngũ giảng
viên trường Đại học Cơng nghiệp Dệt May Hà Nội ......................................... 49

4.1.2.

Thực trạng trình độ của đội ngũ giảng viên ...................................................... 54

4.1.3.

Thực trạng năng lực giảng dạy của đội ngũ giảng viên .................................... 63

4.1.4.

Thực trạng năng lực nghiên cứu khoa học của đội ngũ giảng viên ................. 66

4.2.


Thực trạng nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên tại Đại học Công
nghiệp Dệt May Hà Nội.................................................................................... 69

4.2.1.

Nâng cao đội ngũ giảng viên về thể lực ........................................................... 69

4.1.2.

Nâng cao đội ngũ giảng viên về trí lực............................................................. 71

4.2.3.

Nâng cao đội ngũ giảng viên về tâm lực .......................................................... 73

4.2.4.

Cơ cấu về đội ngũ giảng viên ........................................................................... 75

4.3.

Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng đội ngũ giảng viên trường Đại học
Cơng nghiệp Dệt May Hà Nội .......................................................................... 79

4.3.1.

Nhóm cơ chế chính sách của nhà nước ............................................................ 79

4.3.2.


Chính sách đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên của trường ........................ 80

4.3.3.

Chế độ chính sách đãi ngộ đối với đội ngũ giảng viênError! Bookmark not defined.

4.3.4.

Chế độ khen thưởng, kỷ luật ............................................................................. 87

4.3.5.

Chế độ tuyển dụng đội ngũ giảng viên ............................................................. 88

iv


4.3.6.

Cơng tác quy hoạch đội ngũ giảng viên ........................................................... 90

4.3.7.

Nhóm các nhân tố thuộc về tổ chức quản lý của các trường đại học ............... 90

4.3.8.

Sự phấn đấu vươn lên của giảng viên có người, có lúc, có nơi chưa thật cao ....... 92


4.4.

Định hướng và giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên của
trường trong giai đoạn 2020 - 2025 .................................................................. 93

4.4.1.

Định hướng phát triển của Trường ................................................................... 93

4.4.2.

Đánh giá đội ngũ giảng viên của trường........................................................... 94

4.4.3.

Giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên trường Đại học Công
nghiệp Dệt May Hà Nội.................................................................................... 98

Phần 5. Kết luận và kiến nghị .................................................................................... 113
5.1.

Kết luận........................................................................................................... 113

5.2.

Kiến nghị ........................................................................................................ 115

5.2.1.

Với Nhà nước và các bộ ngành liên quan ....................................................... 115


5.2.2.

Với Tập đoàn Dệt may Việt Nam ................................................................... 115

Tài liệu tham khảo ........................................................................................................ 116

v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

ĐHCNDMHN

Đại học Cơng nghiệp Dệt May Hà Nội

ĐVT

Đơn vị tính

PGS

Phó giáo sư

TS

Tiến sĩ


TT.ĐBCL

Trung tâm Đảm bảo chất lượng

USD

Đô la Mỹ

VND

Việt Nam đồng

NCKH

Nghiên cứu khoa học

NSNN

Ngân sách nhà nước

ĐH

Đại học

DN

Doanh nghiệp

TCHC


Tổ chức Hành chính

CBVC

Cán bộ viên chức

HSSV

Học sinh sinh viên

UBND

Ủy ban nhân dân

ĐNGV

Đội ngũ giảng viên

ĐBCL

Đảm bảo chất lượng

GVDG

Giáo viên dạy giỏi

NCS

Nghiên cứu sinh


CSTĐCS

Chiến sĩ thi đua

NLN

Nguồn nhân lực

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Thống kê các hạng mục cơ sở vật chất của trường ...................................... 42
Bảng 3.2. Ký túc xá cho sinh viên ................................................................................ 43
Bảng 4.1. Tình hình thực hiện đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của nhà
nước của nhà trường ..................................................................................... 50
Bảng 4.2. Thực trạng về đạo đức nghề nghiệp, lối sống, tác phong của giảng
viên nhà trường............................................................................................. 51
Bảng 4.3. Cơ cấu học hàm học vị của nhà trường ........................................................ 54
Bảng 4.4. Năng lực chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ giảng viên ............................ 55
Bảng 4.5. Đánh giá của sinh viên về hoạt động giảng dạy của giảng viên (theo
thang đo Likert 4 cấp độ) ............................................................................. 57
Bảng 4.6. Kết quả đánh giá của cựu sinh viên về hoạt động giảng dạy của giảng
viên (theo thang đo Likert 5 cấp độ) ............................................................ 58
Bảng 4.7. Tổng số đầu sách trong thư viện (bao gồm giáo trình, học liệu, tài liệu,
sách tham, tạp chí, e-book, cơ sở dữ liệu điện tử)........................................ 60
Bảng 4.8. Trình độ ngoại ngữ của giảng viên của trường ............................................. 61
Bảng 4.9. Trình độ tin học của giảng viên của trường .................................................. 61
Bảng 4.10. Phân loại giảng viên cơ hữu theo mức độ thường xuyên sử dụng ngoại

ngữ và tin học cho công tác giảng dạy và nghiên cứu. ................................ 62
Bảng 4.11. Trình độ lý luận của các giảng viên Trường Đại học Công nghiệp Dệt
May Hà Nội .................................................................................................. 63
Bảng 4.12. Số giờ vượt định mức của giảng viên trong năm học 2016-2018 ............... 64
Bảng 4.13. Số lượng GV đạt danh hiệu GVDG cấp trường năm học 2016-2018 .......... 64
Bảng 4.14. Tổng hợp kết quả học tập của sinh viên ....................................................... 65
Bảng 4.15. Kết quả tốt nghiệp của sinh viên .................................................................. 65
Bảng 4.16. Số lượng cán bộ, giảng viên cơ hữu tham gia thực hiện đề tài khoa học .............. 66
Bảng 4.17. Kết quả đánh giá sự hài lòng về hoạt động nghiên cứu khoa học
của cán bộ, chuyên viên, nhân viên và giảng viên (theo thang đo
Likert 5 cấp độ) ........................................................................................... 67
Bảng 4.18: Thống kê sức khỏe của giảng viên nhà trường đến 7/2019 ........................... 69
Bảng 4.19. Thống kê các câu lạc bộ trong toàn trường ................................................... 73

vii


Bảng 4.20. Kinh phí hỗ trợ học NCS............................................................................... 71
Bảng 4.21. Kinh phí đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn (theo chuyên môn giảng dạy) ............... 72
Bảng 4.22. Tổng hợp số lượng giảng viên tham dự các lớp bồi dưỡng trong và
ngoài trường ................................................................................................. 73
Bảng 4.23. Thực trạng đội ngũ giảng viên về nhận thức đường lối, tư tưởng, chính
sách ............................................................................................................... 74
Bảng 4.24. Số lượng giảng viên theo cơ cầu độ tuổi tính đến 7/2019 ............................. 76
Bảng 4.25. Số lượng và cơ cấu giảng viên theo học vị tính đến 7/2019 ......................... 77
Bảng 4.26. Phân loại giảng viên theo trình độ................................................................. 77
Bảng 4.27. Số lượng và cơ cấu giảng viên theo học vị tính đến 7/2019 ......................... 78
Bảng 4.28 Số lượng giảng viên được cử đi học Thạc sĩ và NCS .................................... 81
Bảng 4.29. Hệ số lương thu nhập tăng thêm (Theo chức danh) ...................................... 85
Bảng 4.30. Bảng tính thanh tốn phụ cấp giờ giảng vượt định mức của giảng viên ....... 85

Bảng 4.31. Số lượng giảng viên được nâng lương trước hạn năm học 2016-2018 ......... 86
Bảng 4.32. Tổng hợp thành tích khen thưởng và kỷ luật năm học 2016-2018 ............... 87
Bảng 4.33. Kết quả đánh giá sự hài lòng của giảng viên về cơ sở vật chất phục vụ
các hoạt động đào tạo (theo thang đo Likert 5 cấp độ) ................................ 94
Bảng 4.34. Kết quả đánh giá sự hài lòng của Cán bộ, chuyên viên, nhân viên, và
giảng viên và Sinh viên về công tác quản trị của nhà trường ...................... 92

viii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên luận văn: Trần Đăng Đẩu
Tên đề tài: Nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên Trường Đại học Công nghiệp Dệt
may Hà Nội
Ngành: Quản trị kinh doanh

Mã số: 8340102

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên là một yêu cầu khách quan, cấp thiết đặt
ra đối với tất cả các cơ sở giáo dục nói chung, trong đó có Trường Đại học Cơng nghiệp
Dệt may Hà Nội. Do vậy, việc nghiên cứu và đánh giá một cách khoa học thực trạng
chất lượng đào tạo, tìm ra những nhân tố ảnh hưởng và đề xuất các giải pháp nhằm nâng
cao chất lượng đội ngũ giảng viên của Trường là hết sức cần thiết cả về mặt lý luận và
thực tiễn.
Để phục vụ cho việc nghiên cứu, tác giả đã thu thập dữ liệu thứ cấp từ kết quả
điều tra khảo sát của Trung tâm đảm bảo chất lượng và phương pháp điều tra - khảo sát
bằng phỏng vấn trực tiếp. Đối tượng điều tra là các cán bộ quản lý, chuyên viên, nhân
viên, giáo viên, sinh viên đã và đang học tập tại trường. Từ các dữ liệu thứ cấp đã thu
thập được, tác giả đã tổng hợp, chọn lọc các thơng tin có liên quan phục vụ cho đề tài

nghiên cứu. Đối với các dữ liệu sơ cấp, tác giả đã tổng hợp, phân loại và so sánh; xử lý
các số liệu với sự hỗ trợ của phần mềm Excel. Trên cơ sở các dữ liệu trên, tác giả đã sử
dụng phương pháp thống kê mô tả, phương pháp so sánh và phương pháp chuyên gia để
phân tích và đạt các mục tiêu nghiên cứu đã đề ra.
Kết quả nghiên cứu chính của luận văn bao gồm:
- Thực trạng chất lượng đội ngũ giảng viên Trường Đại học Công nghiệp Dệt
may Hà Nội được tác giả đánh giá thơng qua các tiêu chí: Tiêu chí về phẩm chất chính
trị, đạo đức và lối sống; Tiêu chí về năng lực giảng dạy; Tiêu chí về năng lực nghiên
cứu khoa học
- Thực trạng nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên Trường Đại học Công
nghiệp Dệt may Hà Nội được tác giả đánh giá thông qua các tiêu chí: Nâng cao chất
lượng đội ngũ giảng viên về thể lực; Nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên về trí lực;
Nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên về Tâm lực; Về cơ cấu đội ngũ giảng viên
- Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng đội ngũ giảng viên Trường Đại học
Công nghiệp Dệt may Hà Nội theo đánh giá trong bao gồm các tiêu chí: Nhóm các nhân
tố về cơ chế chính sách của nhà nước; Chính sách đào tạo bồi dưỡng đội ngũ giảng viên

ix


của Trường; Chế độ chính sách đãi ngộ giảng viên; Nhóm các nhân tố thuộc về tổ chức
quản lý của các trường đại học; Nhân tố thuộc phía giảng viên
- Đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo tại Trường Đại học Công
nghiệp Dệt may Hà Nội.
Qua nghiên cứu, có thể nhận định rằng: Chất lượng đội ngũ giảng viên đã đáp
ứng được khá tốt nhu cầu của xã hội. Tuy nhiên, chất lượng đội ngũ giảng viên của Nhà
trường là chưa cao do vẫn còn những hạn chế nhất định như: Tỉ lệ giảng viên có trình
độ sau đại học còn chưa cao (đặc biệt là số lượng Giáo sư, Phó giáo sư, Tiến sĩ);
Phương pháp giảng dạy của giảng viên chưa có được hiệu quả cao; Kết quả tốt nghiệp
của sinh viên còn ở mức thấp. Cơ sở vật chất chưa đáp ứng tốt nhất cho nhu cầu giảng

dạy của giảng viên; Giáo trình, học liệu, tài liệu tham khảo cịn ít. Hoạt động nghiên cứu
khoa học đặc biệt là nghiên cứu khoa học trong sinh viên còn quá nhiều hạn chế; Chất
lượng các hoạt động phục vụ cơng tác đào tạo cịn chưa cao.
Trong thời gian tới, để nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên, Nhà trường cần
áp dụng đồng bộ các giải pháp sau: Nhóm giải pháp phát triển đội ngũ giảng viên;
Nhóm giải pháp về chính sách đãi ngộ, khen thưởng và kỷ luật; Nhóm giải pháp đổi mới
phương pháp giảng dạy; Giải pháp Tăng cường hệ thống cơ sở vật chất; phương tiện
dạy học (giáo trình, học liệu, tài liệu tham khảo...); Nhóm giải pháp nâng cao chất lượng
hoạt động nghiên cứu khoa học; Giải pháp tăng cường hoạt động liên kết đào tạo với
các doanh nghiệp;

x


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Trần Đăng Đẩu
Thesis title: Improving the quality of lectures in Hanoi Industrial Textile Garment
University
Major: Business administration

Code: 8340102

Education organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Research objectives:
Improving the quality of lectures is an objective and urgent requirement for all
educational institutions in general, including Hanoi Industrial Textile Garment
University. Therefore, studying and evaluating the situation of educational quality and
finding the influencing factors as well as proposing solutions to improve the quality of
lectures in the University are necessary in both theory and practice.
Materials and Methods

The secondary data were collected from the survey results of the Center for
Quality Assurance. The direct interviews was used as a method in this study. The
subjects of the interviews are managers, executives, staffs, lectures and students who
have been studying in the University. The collected secondary data were synthesized
and selected relevant information for the research. The primary data were aggregated,
classified and compared using Excel software. In order to achieve the research
objectives, the descriptive statistical method, comparative method and expert method
were used analyze results.
- The quality of lecturers in Hanoi Industrial Textile Garment University was

assessed through the following criteria: political, ethical and lifestyle qualities; teaching
capacity; scientific research capacity.
- The status of improving the quality of lecturers in Hanoi Industrial Textile

Garment University was assessed through the following criteria: Improving the quality
of lectures on fitness; Improving the quality of lectures on intellect; Improving the
quality of lectures on mind power; the structure of lectures.
- Factors affecting the quality of lecturers in Hanoi Industrial Textile Garment

University according to internal assessment include the following criteria: The factors
on state policies and mechanisms; The policies for training and retraining of the
lecturers; The regime policies for lectures; The factors on organizational management of
the University; The factor on the lectures capacity.

xi


Main Findings and Conclusions
It can be concluded that: The quality of the lectures in the University has met the
needs of society well. However, the quality of the lecturers in the University has not

been high due to certain limitations such as: The proportion of lecturers with
postgraduate qualifications is not high (especially the number of Professors, Associate
Professors, Doctor); Teaching methods of lecturers have not been highly effective; The
graduation results of students have been still low. Facilities have not met the
requirement for teaching; The textbooks and materials for studying has been limited.
The scientific research activities, especially scientific research of students have been too
limited; The quality of activities in service of training has been still low.
In order to improve the quality of lectures, the University needs to apply
synchronously the following solutions in the future: The solutions to enhancing lectures;
The solutions on remuneration, commendation and discipline policies; The solutions on
innovating teaching methods; The solution on strengthening infrastructure system as
well as teaching facilities (textbooks, materials, reference materials ...); The solutions to
improve the quality of scientific research activities; The solutions to enhance training
cooperation with businesses.

xii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Sau 30 năm phát triển, đất nước ta đã đạt được những thành tựu quan
trọng về chính trị, xã hội và cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch theo hướng cơng
nghiệp hóa hiện đại hóa nhằm mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công
bằng, dân chủ, văn minh”. Để đạt được mục tiêu đó Đảng và Nhà nước đã chỉ rõ:
Phát triển nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, chất lượng nguồn nhân lực,
khoa học, công nghệ và kinh tế tri thức. Vì vậy, giáo dục, đào tạo đã được coi là
quốc sách, hàng đầu, một trong những động lực quan trọng, góp phần thúc đẩy sự
nghiệp cơng nghiệp hiện đại hóa đất nước, một điều kiện cần thiết để phát huy
nguồn lực, yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, góp phần phát triển đất nước một
cách bền vững. Một trong những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam là chất lượng

nguồn nhân lực khơng được cải tiến, khó cạnh tranh với các nước trên thế giới.
Mặc dù, phát triển nguồn nhân lực từ lâu đã là trọng tâm trong chính sách phát
triển của Đảng và Nhà Nước.
Trường Đại học Công nghiệp Dệt May Hà Nội là trường công lập, tiền
thân là trường Đào tạo Bồi dưỡng Kỹ thuật Nghiệp vụ May mặc được thành lập
theo quyết định số 27/NT ngày 19 tháng 1 năm 1967 của Bộ trưởng Bộ Nội
thương. Trải qua nhiều lần đổi tên và nâng cấp, ngày 04/6/2015 Trường được
nâng cấp thành Trường Đại học Công nghiệp Dệt May Hà Nội theo Quyết số
769/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ trên cơ sở tổ chức lại trường Cao đẳng
CN Dệt may-Thời trang Hà Nội, trường là cái nôi đào tạo nguồn nhân lực ngành
may cho nhiều công ty và doanh nghiệp trên khắp cả nước. Tuy là trường có quy
mơ đào tạo lớn về ngành may nhưng vẫn chưa thể đáp ứng được nhu cầu hiện
nay của xã hội cũng như của các công ty, doanh nghiệp và yêu cầu của người
học. Bên cạnh đó, lực lượng giảng viên cịn hạn chế cả về số lượng và chất lượng
đồng thời chất lượng đầu vào của sinh viên còn thấp nên vấn đề đặt ra là làm thế
nào để tạo ra được nguồn nhân lực chất lượng đáp ứng được nhu cầu của xã hội
là yêu cầu của các trường đại học nói chung hiện nay.
Trong những năm qua trường Đại học Công nghiệp Dệt May Hà Nội đã không
ngừng nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên về nhiều mặt. Tuy nhiên, cho đến
nay đội ngũ giảng viên của trường còn nhiều bất cập, vừa thừa vừa thiếu, không

1


đồng bộ về cơ cấu chưa hợp lý về trình độ chuyên môn. Công tác quy hoạch và
phát triển đội ngũ giảng viên còn hạn chế về tầm chiến lược, chưa thật sự đáp
ứng được yêu cầu đổi mới của trường trong bối cảnh hiện nay. Trong bối cảnh xã
hội có nhiều thay đổi, đội ngũ giảng viên là nguồn lực quan trọng quyết định khả
năng tồn tại và khả năng cạnh tranh của mỗi trường học trong nền kinh tế thị
trường, việc nâng cao trình độ chun mơn đó là vấn đề sống còn đối với mỗi

trường bởi khoa học kỹ thuật dù có hiện đại đến đâu nhưng nếu khơng có con
người có trình độ, có đủ khả năng khai thác các nguồn lực đó thì khó có khả năng
có thể đạt được sự phát triển như mong muốn. Chính vì vậy, đề tài này em tập
trung nghiên cứu về vấn đề “Nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên Trường
Đại học Công nghiệp Dệt May Hà Nội”.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng chất lượng đội ngũ giảng viên tại trường
Đại học Công nghiệp Dệt May Hà Nội trong những năm qua, đề xuất giải pháp
nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên trường trong những năm tới.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về nâng cao chất lượng đội ngũ
giảng viên trong các trường đại học.
- Đánh giá thực trạng chất lượng giảng viên tại trường Đại học Công
nghiệp Dệt may Hà Nội trong những năm gần đây, chỉ ra những thành tựu, hạn
chế và nguyên nhân hạn chế.
- Đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên tại Trường
Đại học Công nghiệp Dệt may Hà Nội trong giai đoạn 2020 - 2025.
1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu là nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên trường
Đại học Công nghiệp Dệt May Hà Nội
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
1.3.2.1. Phạm vi nội dung
+ Các vấn đề lý luận và thực tiễn về giảng viên và chất lượng giảng viên

2


+ Thực trạng đội ngũ giảng viên tại Trường Đại học Công nghiệp Dệt may

Hà Nội.
+ Giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên tại Trường Đại học
Công nghiệp Dệt may Hà Nội
1.3.2.2. Phạm vi về không gian
Nghiên cứu này được thực hiện tại Trường Đại học Công nghiệp Dệt may
Hà Nội.
1.3.2.3. Phạm vi về thời gian
Thời gian thực hiện đề tài: 8/2018 đến 7/2019.
1.4. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
- Thực trạng chất lượng đội ngũ giảng viên của Trường Đại học Công
nghiệp Dệt may Hà Nội hiện nay như thế nào?
- Các yếu tố nào ảnh hưởng đến chất lượng đội ngũ giảng viên của Nhà
trường?
- Nhà trường cần có những giải pháp nào để nâng cao chất lượng đội ngũ
giảng viên?

3


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1. Chất lượng đội ngũ giảng viên và tầm quan trọng của việc nâng cao
chất lượng đội ngũ giảng viên các trường đại học
2.1.1.1. Chất lượng giảng viên các trường đại học
a) Khái niệm chất lượng
Chất lượng luôn là vấn đề quan trọng nhất của tất cả các trường đại học
và việc phấn đấu nâng cao chất lượng bao giờ cũng được xem là nhiệm vụ
quan trọng nhất của bất kỳ cơ sở đào tạo đại học nào. Mặc dù có tầm quan
trọng như vậy nhưng chất lượng vẫn là một khái niệm khó định nghĩa,, khó
xác định, khó đo lường. Chất lượng có một loạt định nghĩa trái ngược nhau và

rất nhiều cuộc tranh luận xung quanh vấn đề này. Về bản chất, khái niệm chất
lượng là một khái niệm mang tính chất tương đối có nhiều quan điểm khác
nhau. Theo quan điểm chất lượng của Harvey và Green cho rằng
Nhóm thứ nhất chất lượng là sự vượt trội: Khái niệm chất lượng là sự vượt
trội coi chất lượng là một thứ đặc biệt. Trong đó có ba biến thể đó là khái
niệm truyền thống coi chất lượng là sự nổi trội, thứ hai là khái niệm coi chất
lượng là xuất sắc và thứ ba là khái niệm coi chất lượng là sự đạt được một
số tiêu chuẩn đặt trước.
Cách tiếp cận thức hai nhìn nhận chất lượng là sự hồn hảo nhất
qn. Nó tập trung vào q trình và đặt ra những đặc tính cụ thể nhằm đạt
được một cách hồn hảo. Điều này được gói gọn trong hai châm ngơn có
liên quan tương hỗ lẫn nhau đó là khiếm khuyết bằng khơng và làm mọi
việc đúng ngay từ đầu.
Nhóm thứ ba chất lượng là sự phù hợp với mục tiêu với cách tiếp cận
này cho rằng chất lượng chỉ có ý nghĩa trong mối liên hệ với mục tiêu. Do vậy nó
được đánh giá về mức độ phù hợp với mục tiêu đến đâu. Khái niệm này rất xa lạ
với ý tượng chất lượng là cái gì đó đặc biệt, nội trội, dành cho những sinh
viên ưu tú hay khó đạt được. Nó là một định nghĩa mang tính chức năng hơn là
mang tính loại trừ. Một sản phẩm được coi là đạt chất lượng nếu nó thực hiện
mục tiêu mà nó đề ra. Thay vì mang tính loại trừ, quan niệm này mang tính

4


bao hàm trong đó mỗi sản phẩm hay dịch vụ có khả năng đạt được mục tiêu đều
được coi là chất lượng.
Nhóm thứ tư: Chất lượng là sự đáng giá với đồng tiền. Quan điểm này
cân bằng chất lượng với giá trị, cụ thể là giá trị đồng tiền, “sản phẩm chất
lượng với giá kinh tế” “chất lượng với mức giá bạn có thể trả” tất cả đều hàm ý
một đặc tính “tiêu chuẩn cao” với giá hạ. Nó là một đối chọi với khẩu hiệu “trả

bao nhiêu nhận được bấy nhiêu”. Ý tưởng chất lượng tương đương với cấp độ
đặc tính và nó liên quan trực tiếp tới chi phí đưa chúng ta quay trở về khái
niệm đã bị bỏ qua “chất lượng là sự vượt trội”. Mặc dù chất lượng thường
được quy ra giá trị đồng tiền, nó vẫn được đánh giá thơng qua một số tiêu chí
như tiêu chuẩn, cấp độ đặc thù hoặc tính đáng tin cậy. Cốt lõi của khái niệm
này là khái niệm trách nhiệm. Các dịch vụ công cộng được mong đợi là có
trách nhiệm đối với những người đầu tư và với khách hàng .
Nhóm thứ năm: Chất lượng là giá trị chuyển đổi theo quan điểm này
chất lượng là giá trị chuyển đổi bắt nguồn từ khái niệm “thay đổi chất”, một
thay đổi cơ bản về “hình thức”. Băng tan ra thành nước và cuối cùng bốc hơi
nếu trải qua một sự tăng nhiệt độ. Trong khi sự tăng nhiệt độ có thể đo đếm
được, sự chuyển đổi địi hỏi một thay đổi về chất. Khái niệm này cũng đặt ra
vấn đề về tính phù hợp của khái niệm mang tính định hướng sản phẩm như là
phù hợp với mục tiêu.
Tóm lại, chất lượng là một khái niệm triết học có nhiều cách định nghĩa
khác nhau và ở mỗi cách nó phản ánh quan niệm cá nhân và xã hội khác nhau,
khơng có một định nghĩa nào hồn tồn đúng về chất lượng. Rất khó có thể
nói đến chất lượng là một khái niệm đơn nhất mà nó nên được định nghĩa theo
một loạt các khái niệm chất lượng.
b) Khái niệm chất lượng đội ngũ giảng viên
Đội ngũ giảng viên là một tập hợp những người làm nghề dạy học, giáo
dục, được tổ chức thành một lực lượng, cùng chung một nhiệm vụ là thực
hiện các mục tiêu giáo dục đã đề ra cho tập hợp đó. Họ làm việc có kế hoạch và
gắn bó với nhau thơng qua lợi ích về vật chất và tinh thần trong khuôn khổ quy
định của pháp luật, thể chế xã hội. Nói cách khác theo nghĩa hẹp, đội ngũ giảng
viên là những thầy cô giáo những người làm nhiệm vụ giảng dạy và quản lý
giáo dục trong các trường đại học, cao đẳng, bồi dưỡng cán bộ.

5



Đội ngũ giảng viên là những thầy cô giáo những người làm nhiệm vụ giảng
dạy và quản lý giáo dục trong các trường đại học.
Đội ngũ nhà giáo là những chuyên gia trong ngành giáo dục, họ nắm
vững tri thức và hiểu biết dạy học và giáo dục như thế nào và có khả năng
cống hiến tồn bộ tài năng và sức lực của họ cho giáo dục.
Giảng viên đại học trước hết là một nhà giáo, vì thế chất lượng của đội
ngũ giảng viên được đánh giá trước hết qua các tiêu chuẩn cơ bản của nhà
giáo, bao gồm: Phẩm chất (đức) và năng lực (tài) là hai bộ phần tạo nên cấu
trúc nhân cách của mỗi người thầy giáo. Phẩm chất nhà giáo là thế giới quan
của họ (hay nói cách khác là phẩm chất chính trị của nhà giáo), nền tảng định
hướng thái độ, hành vi ứng xử của giáo viên. Bên cạnh đó, phẩm chất đạo đức,
nhân văn của người thầy giáo thể hiện qua lòng thương yêu con trẻ, thương
yêu học trò. Năng lực nhà giáo chính là năng lực sư phạm bao gồm: Năng lực
chuyên môn, năng lực dạy học, năng lực tổ chức, năng lực thể hiện, năng lực
giao tiếp, năng lực kiểm tra, đánh giá, năng lực giáo dục. Ngoài các tiêu chí
đánh giá chất lượng thơng qua những tiêu chuẩn chung của nhà giáo, xuất
phát từ đặc thù về hoạt động giáo dục đại học, chất lượng của đội ngũ giảng
viên đại học cịn được xem xét thơng qua khía cạnh cơ bản là chất lượng đào tạo
nguồn nhân lực, năng lực và hiệu quả hoạt động khoa học, chất lượng các dịch
vụ xã hội. Có thể nói, chất lượng của đội ngũ giảng viên đại học chịu sự tác
động của nhiều nhân tố khác nhau, từ chủ quan như năng lực, trình độ
chun mơn, phương pháp giảng dạy, kỹ năng sư phạm, phẩm chất đạo đức, ý chí
phấn đấu vươn lên của từng cá nhân cho đến các điều kiện, yếu tố khách quan
như điều kiện, môi trường làm việc, công tác tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng,
quản lý, sử dụng cũng như các chế độ, chính sách ưu đãi và cơ chế kiểm tra,
đánh giá công nhận...
Là sự vượt trội, đi lên theo chiều hướng tích cực về các thuộc tính bản
chất của đội ngũ giảng viên thể hiện qua việc nâng cao về trình độ chun
mơn, về phương pháp giảng dạy, các kỹ năng sư phạm.

Chất lượng giảng viên là tồn bộ thuộc tính những đặc điểm để thực hiện
nhiệm vụ của giảng viên.
Để thực hiện các hoạt động đào tạo tốt, giảng viên cần có trình độ
chun mơn tốt và có năng lực giảng dạy đáp ứng được yêu cầu của người
học. Để thực hiện hoạt động nghiên cứu khoa học có chất lượng địi hỏi giảng

6


viên phải có năng lực nghiên cứu khoa học đáp ứng được yêu cầu.
Như vậy, chất lượng của một giảng viên đại học địi hỏi phải đáp ứng các tiêu
chí như: Có phẩm chất đạo đức, có trình độ chun mơn, có năng lực giảng dạy,
có năng lực nghiên cứu khoa học.
c) Đặc điểm chất lượng giảng viên các trường đại học
Vai trò của các trường đại học ngành Dệt May trong sự phát triển kinh tế
xã hội là vô cùng to lớn. Đặc biệt, vai trò của các trường trong khối May và Thời
trang. Nhà trường, thông qua năng lực đào tạo đội ngũ cán bộ khối May và
Thời trang, là việc chuẩn bị cho tiềm năng và tiền đề phát triển, hội nhập kinh
tế trong cả nước và trên thế giới. Đội ngũ cán bộ giảng viên trong khối ngành
Dệt May đóng vai trị then chốt cho sự hội nhập và phát triển kinh tế, xã hội của
đất nước hiện nay. Đồng thời đội ngũ giảng viên trong các trường khối May
và Thời trang là nhân tố quyết định để giáo dục đào tạo nguồn lực phát triển
ngành Dệt May trong cả nước.
Xét về phẩm chất đạo đức, chính trị, đội ngũ cán bộ giảng viên các trường
đại học khối May và Thời trang đại đa số là con em cơng, nơng, binh có tinh thần
u nước, có truyền thống tốt đẹp của quê hương và gia đình, tuyệt đối tin
tưởng vào đường lối cách mạng của Đảng và dân tộc, mong muốn học hỏi để
vươn lên ngày càng cao phụng sự cho tổ quốc.
Mặt khác, về năng lực đội ngũ giảng viên khối May và Thời trang có đặc
điểm là thích nghi nhanh với cái mới, có khả năng và tinh thần tiếp thu tri

thức, có nhiều khả năng sáng tạo, để từ đó có nhiều đóng góp cho đất nước.
Chính đội ngũ cán bộ giảng viên khối May và Thời trang đã có những đóng góp
hết sức có hiệu quả cho sự phát triển kinh tế xã hội trong công cuộc xây dựng
và đổi mới đất nước.
2.1.1.2. Tầm quan trọng của việc nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên của
các trường đại học
Muốn phát triển giáo dục nói chung và giáo dục đại học nói riêng
không thể không chú ý tới việc nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên. Đây là
một yếu tố số một mà trong đó chun mơn là vấn đề quan trọng nhất. Nếu giảng
viên yếu về trình độ chun mơn, yếu về năng lực sư phạm thì khơng thể nâng
cao chất lượng giáo dục “để đảm bảo chất lượng của giáo dục và đào tạo phải giải
quyết tốt vấn đề thầy giáo”.

7


Trong công cuộc đổi mới về sự nghiệp giáo dục đang đứng trước thách
thức mới thì vai trị của người giảng viên rất quan trọng. Họ không ngừng
phải trao đổi tích lũy kiến thức, kinh nghiệm giảng dạy, cùng với việc mở
mang kiến thức mới để tồn tại và đáp ứng với đòi hỏi to lớn của xã hội. Do đó,
việc nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên là việc làm hết sức cần thiết và
đóng vai trị quan trọng.
Đội ngũ giảng viên đóng vai trị quyết định trong việc đảm bảo nâng
cao chất lượng đào tạo. Giảng viên là người truyền thụ kiến thức, thiết kế và tổ
chức các hoạt động của người học, hướng nghiệp và khơi nguồn cảm hứng, hứng
thú trong quá trình học tập của sinh viên. Giảng viên cịn có vai trị hết sức
quan trọng trong việc phát triển kích thích khả năng sáng tạo của sinh viên,
giúp sinh viên hình thành những kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp ngay từ khi còn
ngồi trên ghế nhà trường. Vai trò của người thầy là rất quan trọng, điều đó thể
hiện ở chỗ: Dạy nghề và dạy người, trang bị kiến thức, hướng dẫn kỹ năng, đạo

đức, thái độ nghề nghiệp và phẩm chất giúp cho người học có thể tự tin khi ra
trường nhằm đáp ứng được nhu cầu đòi hỏi của thị trường lao động. Đó cũng là
cơ sở để khẳng định vị thế và chất lượng đào tạo của nhà trường trong điều
kiện hiện nay nếu như muốn tồn tại và phát triển. Để làm được điều này thì đội
ngũ giảng viên tối thiểu phải đạt chuẩn theo quy định là tất cả giảng viên tham
gia giảng dạy phải tốt nghiệp đại học trở lên và phải có chứng chỉ nghiệp vụ sư
phạm. Có thể nói chất lượng của đội ngũ giảng viên có ảnh hưởng trực tiếp
đến chất lượng đào tạo. Do vậy, để nâng cao chất lượng đào tạo trước hết
phải lưu ý đến việc nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên. Đội ngũ giảng viên
không những phải đủ về mặt số lượng mà cịn phải có chất lượng
2.1.2. Tiêu chí đánh giá nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên trong các
trường đại học
2.1.2.1. Tiêu chí về phẩm chất chính trị, đạo đức và lối sống
Theo Chương II của Quy định về đạo đức nhà giáo kèm theo Quyết định
số 16/2008/QĐ-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành ngày 16 tháng 7
năm 2008, thì đạo đức nhà giáo được quy định như sau:
a)Phẩm chất chính trị
+ Chấp hành nghiêm chỉnh chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng,
pháp luật của Nhà nước; thi hành nhiệm vụ theo đúng quy định của pháp luật.

8


Khơng ngừng học tập, rèn luyện nâng cao trình độ lý luận chính trị để vận dụng
vào hoạt động giảng dạy, giáo dục và đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao.
+ Có ý thức tổ chức kỷ luật, chấp hành nghiêm sự điều động, phân cơng
của tổ chức; có ý thức tập thể, phấn đấu vì lợi ích chung.
+ Gương mẫu thực hiện nghĩa vụ cơng dân, tích cực tham gia các hoạt
động chính trị, xã hội.
b)Đạo đức nghề nghiệp

+ Tâm huyết với nghề nghiệp, có ý thức giữ gìn danh dự, lương tâm nhà
giáo; có tinh thần đồn kết, thương yêu, giúp đỡ đồng nghiệp trong cuộc sống và
trong cơng tác; có lịng nhân ái, bao dung, độ lượng, đối xử hoà nhã với người
học, đồng nghiệp; sẵn sàng giúp đỡ, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính
đáng của người học, đồng nghiệp và cộng đồng.
+ Tận tụy với công việc; thực hiện đúng điều lệ, quy chế, nội quy của đơn
vị, nhà trường, của ngành.
+ Công bằng trong giảng dạy và giáo dục, đánh giá đúng thực chất năng
lực của người học; thực hành tiết kiệm, chống bệnh thành tích, chống tham
nhũng, lãng phí.
+ Thực hiện phê bình và tự phê bình thường xuyên, nghiêm túc;
thường xun học tập nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ, ngoại ngữ,
tin học để
hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp
giáo dục.
c)Lối sống, tác phong
+ Sống có lý tưởng, có mục đích, có ý chí vượt khó vươn lên, có tinh thần
phấn đấu liên tục với động cơ trong sáng và tư duy sáng tạo; thực hành cần, kiệm,
liêm, chính, chí cơng vơ tư theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Có lối sống
hồ nhập với cộng đồng, phù hợp với bản sắc dân tộc và thích ứng với sự tiến bộ
của xã hội; biết ủng hộ, khuyến khích những biểu hiện của lối sống văn minh,
tiến bộ và phê phán những biểu hiện của lối sống lạc hậu, ích kỷ.
+ Tác phong làm việc nhanh nhẹn, khẩn trương, khoa học; có thái độ văn
minh, lịch sự trong quan hệ xã hội, trong giao tiếp với đồng nghiệp, với người
học; giải quyết cơng việc khách quan, tận tình, chu đáo.

9


+ Trang phục, trang sức khi thực hiện nhiệm vụ phải giản dị, gọn gàng,

lịch sự, phù hợp với nghề dạy học, không gây phản cảm và phân tán sự chú ý của
người học.
+ Đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp cùng hoàn thành tốt nhiệm vụ; đấu tranh,
ngăn chặn những hành vi vi phạm pháp luật và các quy định nghề nghiệp. Quan
hệ, ứng xử đúng mực, gần gũi với nhân dân, phụ huynh học sinh, đồng nghiệp
và người học; kiên quyết đấu tranh với các hành vi trái pháp luật.
+ Xây dựng gia đình văn hố, thương u, q trọng lẫn nhau; biết quan
tâm đến những người xung quanh; thực hiện nếp sống văn hố nơi cơng cộng.
d) Giữ gìn, bảo vệ truyền thống đạo đức nhà giáo
+ Khơng lợi dụng chức vụ, quyền hạn để thực hiện hành vi trái pháp luật,
quy chế, quy định; khơng gây khó khăn, phiền hà đối với người học và nhân dân.
+ Không gian lận, thiếu trung thực trong học tập, nghiên cứu khoa học và
thực hiện nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục.
+ Khơng trù dập, chèn ép và có thái độ thiên vị, phân biệt đối xử, thành
kiến người học; không tiếp tay, bao che cho những hành vi tiêu cực trong giảng
dạy, học tập, rèn luyện của người học và đồng nghiệp.
+ Không xâm phạm thân thể, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người
học, đồng nghiệp, người khác. Không làm ảnh hưởng đến công việc, sinh hoạt
của đồng nghiệp và người khác.
+ Không tổ chức dạy thêm, học thêm trái với quy định.
+ Không hút thuốc lá, uống rượu, bia trong công sở, trong trường học và
nơi không được phép hoặc khi thi hành nhiệm vụ giảng dạy và tham gia các hoạt
động giáo dục của nhà trường.
+ Không sử dụng điện thoại di động và làm việc riêng trong các cuộc họp,
trong khi lên lớp, học tập, coi thi, chấm thi.
+ Không gây bè phái, cục bộ địa phương, làm mất đoàn kết trong tập thể
và trong sinh hoạt tại cộng đồng.
+ Không được sử dụng bục giảng làm nơi tuyên truyền, phổ biến những
nội dung trái với quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước.
+ Khơng trốn tránh trách nhiệm, thoái thác nhiệm vụ, tự ý bỏ việc; không

đi muộn về sớm, bỏ giờ, bỏ buổi dạy, cắt xén, dồn ép chương trình, vi phạm quy

10


chế chuyên môn làm ảnh hưởng đến kỷ cương, nề nếp của nhà trường.
+ Không tổ chức, tham gia các hoạt động liên quan đến tệ nạn xã hội như :
cờ bạc, mại dâm, ma tuý, mê tín, dị đoan; khơng sử dụng, lưu giữ, truyền bá văn
hố phẩm đồi trụy, độc hại.
2.1.2.2. Tiêu chí về năng lực giảng dạy
Một trong những chức năng rất quan trọng của trường đại học là truyền
đạt kiến thức. Chức năng này không thể đánh giá tách rời với chức năng nghiên
cứu khoa học. Một giảng viên giỏi phải là người biết kích thích tính tị mị học
hỏi của sinh viên bằng cách hướng sinh viên đến những phát hiện nghiên cứu
mới nhất và những tranh luận thuộc về chuyên ngành của họ. Muốn giảng dạy
có hiệu quả thì cần phải kết hợp với hoạt đơng nghiên cứu khoa học. Khơng thể
có một giảng viên tốt mà lại không hề tham gia nghiên cứu khoa học. Một giảng
viên giỏi không chỉ truyền thụ kiến thức mà đồng thời còn giúp sinh viên phát
triển những kỹ năng phát hiện vấn đề và kỹ năng phân tích và qua đó họ có thể
phát triển suy nghĩ của riêng mình. Do đó, để đánh giá đầy đủ năng lực của
giảng viên trong lĩnh vực giảng dạy cần có những tiêu chí đánh giá bao qt
tồn bộ những yêu cầu về hoạt động giảng dạy đối với mỗi giảng viên. Các nội
dung đánh giá năng lực giảng dạy bao gồm:
- Đối với thành tích trong giảng dạy
+ Những ấn phẩm về giáo dục như phản biện các bài báo của đồng
nghiệp, tham gia viết sách, xây dựng bài giảng qua các băng Video, đĩa CD.
+ Trình bày báo cáo về lĩnh vực giáo dục: Trình bày báo cáo tại các hội
nghị quốc tế, báo cáo viên cho các hội nghị.
+ Số các giải thưởng về giáo dục được nhận, kể cả trong và ngoài nước.
- Đối với số lượng và chất lượng giảng dạy

+ Ln có những sáng kiến đổi mới trong giảng dạy thể hiện ở việc áp
dụng các kỹ năng giảng dạy mới, sử dụng các phương pháp kiếm tra đánh giá
mới phù hợp với trình độ của sinh viên. Tham gia tích cực vào các chương trình
bồi dưỡng phát triển chun mơn, tham gia giảng dạy hệ sau đại học, tham gia
hướng dẫn luận văn, luận án cho học viên cao học, nghiên cứu sinh.
+ Tham gia vào việc xây dựng, phát triển các chương trình đào tạo, có ý
thức tìm kiếm sự hỗ trợ từ các chun gia để khơng ngừng nâng cao trình độ
giảng dạy.

11


+ Tham gia vào việc đánh giá sinh viên, đặc biệt là việc tham gia vào các
hội đồng chấm khóa luận, luận văn hoặc luận án.
- Đối với hiệu quả trong giảng dạy
+ Thiết kế và trình bày bài giảng phù hợp với trình độ kiến thức của của
sinh viên cho mỗi môn học.
+ Cung cấp cho sinh viên kiến thức mới, cập nhật. Tạo điều kiện, giúp
sinh viên phát triển tính sáng tạo, tư duy phê phán, khả năng độc lập nghiên cứu
và giải quyết vấn đề.
+ Tham gia tích cực vào các hoạt động liên quan đến giảng dạy như tư
vấn cho sinh viên trong việc lựa chọn mơn học phù hợp, giúp sinh viên xây dựng
cho mình mục tiêu, kế hoạch học tập phù hợp.
+ Có khả năng giảng dạy được nhiều môn học ở các mức độ khác nhau.
- Đối với tham gia vào đánh giá và phát triển chương trình đào tạo, tài liệu
học tập.
+ Đánh giá và phát triển chương trình đào tạo, chẳng hạn như đánh giá
các môn học, phát triển và đổi mới nội dung các bài thực tập, thực hành bao
gồm cả việc tham gia vào việc điều chỉnh nội dung môn học cho cập nhật.
+ Đánh giá và phát triển học liệu phục vụ cho giảng dạy, chẳng hạn như

các công cụ dùng cho giảng dạy, tài liệu hướng dẫn học tập, hướng dẫn làm việc
theo nhóm, đào tạo từ xa, sử dụng các công cụ hỗ trợ của máy tính trong giảng
dạy, có đầy đủ các tài liệu học tập bắt buộc.
+ Tự đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ, như kỹ
năng trình bày, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng sử dụng các phần mềm phục vụ
cho giảng dạy.
2.1.2.3. Tiêu chí về năng lực nghiên cứu khoa học
Nghiên cứu khoa học được quan niệm là một chức năng đặc trưng của
giáo dục đại học. Với chức năng này, các trường đại họckhông chỉ là trung tâm
đào tạo mà đã thực sự trở thành trung tâm nghiên cứu khoa học, sản xuất, sử
dụng, phân phối, xuất khẩu tri thức và chuyển giao công nghệ mới hiện đại. Do
đó, để phù hợp với chức năng này, yêu cầu người giảng viên phải tham gia các
hoạt động nghiên cứu khoa học và hoạt động này cần được đánh giá. Có rất
nhiều cách để đánh giá năng lực nghiên cứu khoa học cũng như các hoạt động

12


×