Tải bản đầy đủ (.pdf) (105 trang)

Phát triển sản xuất chè an toàn trên địa bàn huyện tân uyên, tỉnh lai châu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (753.57 KB, 105 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN VĂN THĂNG

PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CHÈ AN TOÀN TRÊN
ĐỊA BÀN HUYỆN TÂN UYÊN, TỈNH LAI CHÂU

Ngành:

Quản lý kinh tế

Mã số:

8340410

Người hướng dẫn khoa học:

TS. Tơ Thế Ngun

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NƠNG NGHIỆP - 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo
vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám
ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc./.
Hà Nội, ngày… tháng 9 năm 2019
Tác giả luận văn


Nguyễn Văn Thăng

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi đã nhận được
sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè,
đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hồn thành luận văn, cho phép tơi được bày tỏ lịng kính trọng và biết
ơn sâu sắc tới TS. Tơ Thế Ngun đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời gian
và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình học tập và thực hiện đề tài.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Bộ
môn Kế hoạch đầu tư, Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn - Học viện Nông nghiệp
Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tơi trong q trình học tập, thực hiện đề tài và hồn thành
luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ viên chức, anh chị em đồng
nghiệp tại Ủy ban Nhân dân huyện Tân Uyên đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tơi trong
suốt q trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều
kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tơi hồn thành luận văn./.
Hà Nội, ngày… tháng 9 năm 2019
Tác giả luận văn

Nguyễn Văn Thăng

ii


MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................... ii
MỤC LỤC ....................................................................................................................... iii
DANH MỤC BẢNG ....................................................................................................... vi
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ..................................................................................... viii
TRÍCH YẾU LUẬN VĂN .............................................................................................. ix
THESIS ABSTRACT ....................................................................................................... x
PHẦN 1. MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu ......................................................................................... 2

1.2.1.

Mục tiêu chung ................................................................................................. 2

1.2.2.

Mục tiêu cụ thể ................................................................................................ 2

1.3.

Câu hỏi nghiên cứu .......................................................................................... 3

1.4.


Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................... 3

1.4.1.

Đối tượng nghiên cứu ....................................................................................... 3

1.4.2.

Phạm vi nghiên cứu .......................................................................................... 3

PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ............................................................... 5
2.1.

Cơ sở lý luận .................................................................................................... 5

2.1.1.

Một số khái niệm .............................................................................................. 5

2.1.2.

Đặc điểm, vai trị của phát triển sản xuất chèan tồn ....................................... 7

2.1.3.

Nội dung nghiên cứu về phát triển sản xuất chè an toàn ................................ 12

2.1.4.

Các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển sản xuất chè an toàn .............................. 20


2.2.

Cơ sở thực tiễn ............................................................................................. 22

2.2.1.

Phát triển chè an toàn ở nước ta ................................................................... 22

2.2.2.

Phát triển sản xuất nơng sản/chè an tồn ở một số địa phương .................... 24

2.2.3.

Bài học kinh nghiệm rút ra cho huyện Tân Uyên ......................................... 26

2.2.4.

Tổng quan một số nghiên cứu liên quan ....................................................... 26

PHẦN 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................................. 27
3.1.

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ......................................................................... 27

3.1.1.

Đặc điểm tự nhiên .......................................................................................... 27


iii


3.1.2.

Điều kiện kinh tế xã hội ................................................................................. 31

3.2.

Phương pháp nghiên cứu ................................................................................ 36

3.2.

Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 36

3.2.1.

Chọn điểm nghiên cứu ................................................................................... 36

3.2.2.

Thu thập thông tin ......................................................................................... 36

3.2.3.

Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu .......................................................... 37

3.2.4.

Phương pháp phân tích số liệu ...................................................................... 37


3.2.5.

Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ........................................................................ 39

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................................. 43
4.1.

Thực trạng phát triển sản xuất chè trên địa bàn huyện Tân Uyên .................. 43

4.1.1.

Thực trạng phát triển sản xuất chè theo chiều rộng trên địa bàn huyện
Tân Uyên ........................................................................................................ 43

4.1.2.

Phát triển sản xuất chè an toàn ...................................................................... 46

4.2.

Thực trạng phát triển sản xuất chè an toàn của các hộ trên địa bàn huyện Tân
Uyên .............................................................................................................. 50

4.2.1.

Tình hình chung của các hộ điều tra ............................................................. 50

4.2.2.


Thực trạng sản xuất chè của các hộ điều tra................................................... 51

4.2.3.

Thực trạng đầu tư thâm canh của sản xuất chè ............................................. 52

4.2.4.

Tình hình tổ chức sản xuất chè của các hộ điều tra ........................................ 54

4.2.5.

Tình hình tiêu thụ chè của các hộ điều tra...................................................... 60

4.2.6.

Phân tích kết quả, hiệu quả sản xuất của các hộ trồng chè 61

4.3.

Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất chè an toàn huyện
Tân Uyên, Lai Châu ....................................................................................... 62

4.3.1.

Nhóm yếu tố về tự nhiên, đất đai, thổ nhưỡng, khí hậu ................................. 62

4.3.2.

Các yếu tố văn hóa, kinh tế, xã hội ................................................................ 66


4.3.3.

Từ phía nội lực các hộ sản xuất chè .............................................................. 70

4.3.4.

Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định của hộ nông dân trong
lựa chọn sản xuất chè an toàn ......................................................................... 74

4.4.

Định hướng, mục tiêu, nhiệm vụ phát triển chè an toàn của huyện Tân Uyên .. 76

4.4.1.

Định hướng ................................................................................................... 76

4.4.2.

Mục tiêu ......................................................................................................... 76

4.4.3

Nhiệm vụ ....................................................................................................... 77

iv


4.5.


Đề xuất một số giải pháp phát triển sản xuất chè an tồn ......................... 77

4.5.1.

Nhóm yếu tố đất đai, thổ nhưỡng, khí hậu ..................................................... 77

4.5.2.

Nhóm yếu tố thuộc về các chính sách của Nhà nước ..................................... 77

4.5.3.

Nhóm yếu tố tác nhân khác ............................................................................ 78

4.5.4.

Giải pháp về khuyến nông, kỹ thuật ............................................................... 80

PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................................ 83
5.1.
5.2.

Kết luận ......................................................................................................... 83
Kiến nghị ........................................................................................................ 84

5.2.1. Đối với Chính phủ ................................................................................................ 84
5.2.2. Đối với UBND tỉnh Lai Châu ............................................................................... 86
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................. 87


v


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1.

Thực trạng dân số và lao động huyện Tân Uyên ....................................... 33

Bảng 3.2.

Thực trạng phát triển kinh tế huyện Tân Uyên giai đoạn 2015-2018........ 35

Bảng 4.1a.

Thực trạng diện tích sản xuất chè kinh doanh của huyện Tân Uyên
(2016-2018) ............................................................................................... 43

Bảng 4.1b. Thực trạng sản xuất chè kinh doanh của huyện Tân Uyên (20162018) .......................................................................................................... 44
Bảng 4.2a.

Thực trạng sản xuất chè cành giai đoạn kinh doanh của huyện Tân
Uyên (2016-2018) ..................................................................................... 45

Bảng 4.2b. Thực trạng sản xuất chè hạt giai đoạn kinh doanh của huyện Tân
Uyên (2016-2018) ..................................................................................... 45
Bảng 4.3b. Thực trạng năng suất chè của huyện Tân Uyên(2016-2018)..................... 46
Bảng 4.3a.

Thực trạng cơ cấu giống chè của huyện Tân Uyên (2016-2018) .............. 47


Bảng 4.5a.

Giá trị sản xuất chè của huyện Tân Uyên, giai đoạn 2016-2018 ............... 48

Bảng 4.5b. Định mức đầu tư, giá trị sản xuất chè của huyện Tân Uyên giai đoạn
2016-2018 .................................................................................................. 49
Bảng 4.6.

Khái quát tình hình chung của các hộ trồng chè (n=120).......................... 50

Bảng 4.7.

Quy mô sản xuất chè của các hộ điều tra năm 2018.................................. 51

Bảng 4.8.

Chi phí vật tư cho giai đọan kiến thiết cơ bản của các hộ sản xuất chè .... 52

Bảng 4.9.

Chi phí vật tư của chè giai đọan kinh doanh của các hộ ........................... 54

Bảng 4.10. Các hình thức tổ chức sản xuất của hộ điều tra ......................................... 56
Bảng 4.11. Các hình thức liên kết của các hộ sản xuất chè ......................................... 58
Bảng 4.12. Lợi ích của các hình thức liên kết sản xuất của các hộ trồng chè.............. 59
Bảng 4.13. Thực trạng tiêu thụ chè búp tươi của các hộ điều tra ................................ 60
Bảng 4.14. Hiệu quả kinh tế sản xuất chè năm 2018 (tính bình qn 1ha) ................. 61
Bảng 4.15. Các yếu tố tự nhiên tác động đến sản xuất chè của các hộ điều tra ........... 64
Bảng 4.16a. Các yếu tố tự nhiên tác động đến hiệu quả của sản xuất chè .................... 65
Bảng 4.16b. Các yếu tố tự nhiên tác động đến hiệu quả của sản xuất chè ................... 65

Bảng 4.16c. Các yếu tố tự nhiên tác động đến hiệu quả của sản xuất chè ................... 66
Bảng 4.17. Các yếu tố kinh tế xã hội tác động đến sản xuất chè của các hộ ............... 67

vi


Bảng 4.18a. Các yếu tố kinh tế xã hội tác động đến hiệu quả kinh tế của sản xuất
chè.............................................................................................................. 68
Bảng 4.18b. Các yếu tố kinh tế xã hội tác động đến hiệu quả kinh tế của sản xuất ....... 69
Bảng 4.18c. Các yếu tố kinh tế xã hội tác động đến hiệu quả kinh tế của sản xuất
chè.............................................................................................................. 70
Bảng 4.19a. Ảnh hưởng của trình độ học vấn đến hiệu quả kinh tế sản xuất chè .......... 71
Bảng 4.19b. Ảnh hưởng của trình độ học vấn đến hiệu quả kinh tế sản xuất chè .......... 71
Bảng 4.19c. Ảnh hưởng của trình độ học vấn đến hiệu quả kinh tế sản xuất chè .......... 72
Bảng 4.20a. Ảnh hưởng của kinh nghiệm của chủ hộ đến hiệu quả kinh tế sản xuất .... 72
Bảng 4.20b. Ảnh hưởng của kinh nghiệm của chủ hộ đến hiệu quả kinh tế sản xuất
chè.............................................................................................................. 73
Bảng 4.21a. Ảnh hưởng của tuổi chủ hộ đến hiệu quả kinh tế sản xuất chè .................. 73
Bảng 4.21b. Ảnh hưởng của tuổi chủ hộ đến hiệu quả kinh tế sản xuất chè .................. 74
Bảng 4.22. Kết quả ước lượng cho mơ hình probit không thuần nhất ............................ 75

vii


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

ATTP


An toàn thực phẩm

BĐKH

Biến đổi khí hậu

BVTV

Bảo vệ thực vật

HTX

Hợp tác xã

KHKT

Khoa học kỹ thuật

KTTT

Kinh tế thị trường

NTM

Nông thôn mới

PTNT

Phát triển nông thôn


viii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Nguyễn Văn Thăng
Tên luận văn: Phát triển sản xuất chè an toàn trên địa bàn huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu
Ngành: Quản lý kinh tế

Mã số: 8340410

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Mục tiêu nghiên cứu: Trên cơ sở đánh giá thực trạng phát triển sản xuất chè an
toàn trên địa bàn huyện Tân Uyên, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm phát triển sản xuất
chè an toàn trên bàn huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu.
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu sử dụng số liệu thứ cấp về thực trạng
phát triển sản xuất chè và chè an toàn trên địa bàn huyện Tân Uyên trong 3 năm từ
2016-2018. Nghiên cứu lựa chọn 3 điểm khảo sát 120 người dân về thực trạng phát triển
sản xuất chè và chè an toàn. Nghiên cứu này đã sử dụng các phương pháp thống kê mô
tả, phương pháp so sánh, và phương pháp phân tích kinh tế lượng nhằm phân tích các yếu
tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất chè an toàn..
Kết quả nghiên cứu chính và kết luận: Nghiên cứu đã góp phần hệ thống hóa
cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển sản xuất chè an toàn. Kết quả nghiên cứu chỉ ra
một số tồn tại của phát triển sản xuất chè an tồn như: diện tích sản xuất chè an tồn cịn
nhỏ so với tổng diện tích chè của huyện; chất lượng chè an toàn chưa được đảm bảo; giá
chè an toàn chưa được ổn định; giá trị gia tăng của chè an toàn chưa cao nên dẫn đến
chè an toàn chưa phát triển. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất chè là: giá
bán chè nguyên liệu; diện tích đất hộ đang canh tác chè; trình độ học vấn của chủ hộ;
cơng tác khuyến nông của cán bộ khuyến nông.
Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển sản xuất chè trên địa bàn

huyện Tân Uyên trong thời gian tới gồm: (i) Sử dụng các biện pháp kỹ thuật để cải tạo
đất đai phù hợp với cây chè; (ii) Tăng tỷ trọng đầu tư cơ sở hạ tầng nơng nghiệp góp
phần thúc đẩy trao đổi hàng hóa; (iii) Khuyến khích liên kết giữa các hộ nhằm giảm
chi phí đầu tư và hỗ trợ nhau về vốn; (iv) Hỗ trợ chi phí cấp giấy chứng nhận sản
phẩm phù hợp TCVN về nông nghiệp an toàn; (v) Tăng cường tập huấn, hỗ trợ đào
tạo sản xuất chè an toàn và hữu cơ; và (vi) Tăng cường hướng khuyến khích người
dân tham gia giám sát cộng đồng.

ix


THESIS ABSTRACT
Author: Nguyen Van Thang
Thesis title: Development safe tea in Tan Uyen district, Lai Chau province.
Major: Economic Management

Code: 8340410

Educational Organization: Vietnam National University of Agriculture
Research Objective: On the basic of assessing the status of safe tea production
development in Tan Uyen district, and to propose some solutions to develop safe tea
production in Tan Uyen district, Lai Chau province.
Research Methods: The study uses secondary data about the status of
development prduction of tea and safe tea in Tan Uyen district in 3 years in the period
of 2015-2018. The study sellected three areas to survey 120 persons on the status of
development prduction of tea and safe tea. This study used descriptive statistical
methods, comparative methods, and econometric analysis methods to analyze factors
affecting development prduction of safe tea.
Main findings and Conclusions: Research has contributed to the systematization
of theoretical issues and practical basic for the development prduction of safe tea. The

results show some shortcomings of safe tea production development such as: safe tea
production areas is smaller than tea area total of district; safe tea quality is not
guaranteed; safe tea price have not been stabilized; the added value of safe tea is not
high, which leading safe tea is undevelopment. Factors affecting tea production
development are: selling price of raw tea, the tea area of houholds, level education,
agricultural extension work of agricultural extension worker.
The study suggested some solutions to develop safe tea production in Tan Uyen
district, Lai Chau province in the coming time include: (i) Using technical measures to
improve the land suitable for tea; (ii) Increasing the proposion of investment in
agricultural in frastructure contributes to promoting goods extrange; (iii) Encourage link
between households to reduce investment costs and support each other in capital; (iv)
Suporting the cost of certification of products to confoming to Viet Nam standard on
safe agriculture; (v) Strengthen the training, to support for production training safe tea
and organic tea and (vi) Encourage people to participate in community supervision.

x


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Việt Nam đã trở thành một trong 15 quốc gia xuất khẩu nông sản lớn nhất
trên thế giới, kim ngạch xuất khẩu ln đạt khoảng 30 tỷ USD/năm trong vịng
suốt 5 năm qua. Năm 2007, chúng ta đã chính thức gia nhập Tổ chức Thương
mại quốc tế (WTO) hòa cùng mối quan tâm ngày càng tăng trên thế giới về vấn
đề an toàn thực phẩm. Đây vừa mở ra cơ hội nhưng cũng là thách thức cho nông
sản của nước ta. Nếu muốn tiến xa hơn trên thị trường quốc tế chúng ta phải đảm
bảo đáp ứng được yêu cầu của nước nhập khẩu về chất lượng an toàn cho người
tiêu dùng, mẫu mã, truy xuất nguồn gốc...
Chè là cây công nghiệp dài ngày có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới được
trồng khá phổ biến. Chè được tập trung trồng nhiều nhất ở Châu Á, đặc biệt là

một số quốc gia như Srilanka (318.329 tấn), Trung Quốc (299.789 tấn), Ấn Độ
(203.207 tấn), Việt Nam (104.700 tấn) (Quang Minh, 2013). Chè tác dụng giải
khát, chống lạnh, khắc phục sự mệt mỏi của cơ thể, kích thích hoạt động của hệ
thần kinh, hệ tiêu hóa, chữa bệnh đường ruột, lợi tiểu, kích thích tiêu hóa mỡ,
chống béo phì, chống sâu răng và hơi miệng. Vì những lợi ích tuyệt vời này mà
nhu cầu chè trên thế giới ngày càng tăng.Việt Nam lại là một trong những nước có
điều kiện tự nhiên thích hợp cho cây chè phát triển. Với ưu thế là một cây cơng
nghiệp dễ khai thác, nguồn sản phẩm đang có nhu cầu lớn về xuất khẩu cũng như
tiêu dùng trong nước, thì cây chè được coi là một cây trồng mũi nhọn, một thế mạnh
của khu vực trung du và miền núi (Phùng Văn Chấn, 1999).
Thách thức lớn nhất hiện nay là cịn tình trạng lẫn lộn “thật, giả”, giữa sản
phẩm chè an tồn và khơng an tồn vẫn cịn chưa tách bạch, việc xử lý những sai
phạm còn chậm trễ và chưa triệt để, khiến những người lựa chọn sản xuất chè an
toàn phải đối mặt với rủi ro nếu đầu tư lớn. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều
loại chè chưa được kiểm sốt q trình canh tác và dư lượng thuốc bảo vệ thực
vật theo ngưỡng cho phép, người tiêu dùng thì đang rất quan tâm đến vấn đề an
toàn và chất lượng của sản phẩm. Đây là cơ hội tốt cho chè an toàn phát triển.Giá
trị của chè an toàn là ở độ an toàn vệ sinh thực phẩm cao, đảm bảo đầy đủ chất
dinh dưỡng, sử dụng chè an toàn đang là xu hướng tất yếu của người tiêu dùng
trong bối cảnh an toàn vệ sinh thực phẩm đang trong tình trạng báo động. Vì vậy,

1


chè an toàn được coi là một giải pháp hữu ích cho cả người tiêu dùng và các
doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu trà hiện nay.
Lai Châu là tỉnh biên giới thuộc vùng tây bắc Việt Nam. Nhận thấy tầm
quan trọng của cây chè tỉnh Lai Châu đã xây dựng đề án phát triển vùng chè giai
đoạn 2011-2015 và đề án phát triển vùng chè tập trung chất lượng cao giai đoạn
2015-2020. Ngành chè của tỉnh Lai Châu được tổ chức lại sản xuất theo hướng

gắn nông dân với doanh nghiệp theo hợp đồng, hợp tác kinh doanh, qua đó, tạo
cơng ăn việc làm, tăng thu nhập, góp phần xóa đói giảm nghèo và xây dựng nơng
thơn mới. Huyện Tân Uyên do có các đặc điểm về điều kiện tự nhiên thích hợp
với cây chè nên đã được chú trọng phát triển thành khu sản xuất chè hàng hóa.
Tuy nhiên diện tích trồng chè chưa đuợc mở rộng như tiềm năng vốn có, năng
suất và giá cả chè của huyện còn thấp so với tiềm năng và thế mạnh của huyện.
Ngày nay, quy mô sản xuất chè đang có xu hướng tăng, vấn đề sử dụng thuốc
bảo vệ thực vật đang là một thách thức khiến các nhà chức trách đau đầu và đây
cũng là một phần nguyên nhân khiến giá chè của nước ta so với các nước trên thế
giới đang còn thấp. Mặt khác, chè an toàn đang là xu hướng mới giúp giá thành
chè cao, mang lại một nền nông nghiệp bền vững và đang cần nhân rộng mơ hình
để tối đa hiệu quả sản xuất chè. Mặt khác hình thức sản xuất của người dân nơi
đây cịn nhỏ lẻ, thủ cơng, và đa phần dựa vào kinh nghiệm sản xuất bao đời nay là
chính. Để giải quyết phần nào những vấn đề trên nên tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
Phát triển sản xuất chè an toàn trên địa bàn huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở đánh giá thực trạng phát triển sản xuất chè an tồn của các hộ
nơng dân trên địa bàn huyện Tân Uyên, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm phát
triển sản xuất chè an toàn trên bàn huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
(i) Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển sản xuất nơng sản
an tồn;
(ii) Đánh giá thực trạng phát triển sản xuất chè an toàn trên địa bàn huyện
Tân Uyên, tỉnh Lai Châu;

2


(iii) Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất chè an toàn

trên địa bàn huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu;
(iv) Đề xuất các giải pháp phát triển sản xuất chè an toàn trên địa bàn
huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu.
1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
1. Thực trạng phát triển sản xuất chè an toàn của huyện Tân Uyên, tỉnh
Lai Châu đang diễn ra như thế nào?
2. Đâu là những yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất chè an toàn tại
huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu?
3. Những giải pháp nào có thể thúc đẩy phát triển sản xuất chè an toàn của
huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu trong thời gian tới?
1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu chủ yếu của đề tài là các vấn đề lý luận và thực tiễn
liên quan đến phát triển sản xuấtchè an tồn.
Đối tượng khảo sát: Các hộ nơng dân trồng chè thường và chè an tồn; các
cán bộ khuyến nơng và chính quyền địa phương huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu
1.4.2.1 Phạm vi nội dung
Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng phát triển sản xuất chè an tồn,
phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất chè an toàn tại huyện
Tân Uyên, tỉnh Lai Châu, từ đó đề xuất giải pháp thúc đẩy phát triển sản xuất chè
an toàn tại địa phương.
1.4.2.2 Phạm vi thời gian
+ Thời gian đánh giá tình hình phát triển sản xuấtchè và chè an toàn tại
huyện qua các năm: 2016-2018.
+ Số liệu sơ cấp được điều tra các hộ sản xuất chè thường và chè an toàn,
và đối tượng liên quan, thu thập trong năm 2018.
1.4.2.3 Phạm vi không gian
Đề tài được nghiên cứu trên địa bàn huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu.


3


1.5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN VĂN
Về lý thuyết: Nghiên cứu làm rõ cơ sở lý luận và khung lý thuyết về phát
triển sản xuất chè an toàn bao gồm các khái niệm, đặc điểm của phát triển sản
xuất, nội dung nghiên cứu và các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất chè an
toàn. Một số bài học kinh nghiệm được đúc kết cho đại phương trong việc phát
triển sản xuất chè an toàn dựa trên kết quả, hiệu quả sản xuất của một số nước
trên thế giới và một số địa phương có điều kiện tương đồng ở nước ta.
Về thực tiễn: Nghiên cứu làm rõ được thực trạng phát triển sản xuất chè
an toàn trên địa bàn huyện Tân Uyên, phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến
phát triển sản xuất chè tại địa phương và từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm
phát triển sản xuất chè an toàn trong thời gian tới. Kết quả nghiên cứu là nguồn
tài liệu tham khảo quan trọng giúp cho các nhà quản lý của địa phương cải thiện
và phát triển sản xuất chè an toàn trong thời gian tới.

4


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1. Một số khái niệm
2.1.1.1. Khái niệm về phát triển
a. Phát triển
Đến nay có nhiều quan niệm khác nhau về phát triển. Theo Ngân hàng
thế giới (1992), phát triển trước hết là sự tăng trưởng kinh tế, nó cịn bao gồm
cả những thuộc tính quan trọng và liên quan khác, đặc biệt là sự bình đẳng về
cơ hội, sự tự do về chính trị và các quyền tự do của con người.
Theo nghiên cứu của Lưu Đức Hải và Nguyễn Ngọc Sinh (2001) thì phát

triển là một quá trình tăng trưởng bao gồm nhiều yếu tố cấu thành khác nhau như
kinh tế, chính trị, xã hội, kỹ thuật, văn hóa...
Những quan niệm về phát triển đều có chung ý kiến cho rằng phát triển là
một phạm trù vật chất, phạm trù tinh thần, phạm trù về hệ thống giá trị trong
cuộc sống con người. Phát triển kinh tế là phạm trù kinh tế diễn tả động thái biến
đổi cả số lượng và chất lượng của cuộc sống. Mục tiêu chung của phát triển là
nâng cao các quyền lợi về kinh tế, chính trị, văn hố, xã hội và quyền tự do công
dân của mọi người dân. Như vậy, phát triển kinh tế có thể hiểu là một quá trình
tăng tiến về mọi mặt của nền kinh tế, trong một thời kỳ nhất định, trong đó bao
gồm cả sự tăng thêm về quy mô sản lượng và sự tiến bộ về cơ cấu kinh tế, xã hội
và môi trường.
b. Phát triển kinh tế
Theo Hendrik Van den Berg (2004), phát triển kinh tế là quá trình chuyển
biến về mọi mặt của nền kinh tế trong một thời kì nhất định bao gồm sự tăng lên
về sản lượng/thu nhập của cả nền kinh tế và hơn hết là việc nâng cao chất lượng
cuộc sống của dân cư của nền kinh tế đó.
Mặt khác, theo Vũ Thị Ngọc Phùng (2006), tác giả này chỉ ra rằng lý
thuyết phát triển bao gồm lý thuyết về phát triển kinh tế, phát triểndân trí và giáo
dục, phát triển y tế, sức khoẻ và môi trường. Phát triển kinh tế được hiểu là một
quá trình lớn lên (hay tăng tiến) về mọi mặt của nền kinh tế trong một thời kỳ
nhất định, trong đó bao gồm cả sự tăng thêm về quy mô sản lượng (tức tăng
trưởng) và sự tiến bộ về cơ cấu kinh tế.

5


Bên cạnh đó nghiên cứu của Trần Văn Chử (2000) cho rằng phát triển
kinh tế là quá trình tăng tiến về mọi mặt của nền kinh tế trong một thời kỳ nhất
định. Trong đó bao gồm cả sự tăng thêm về quy mô, sản lượng và sự tiến bộ về
mọi mặt mặt của xã hội, hình thành cơ cấu kinh tế hợp lý.

Do vậy, để biểu thị sự phát triển kinh tế thông qua thước đo tăng trưởng,
người ta dùng các chỉ tiêu cơ bản phản ánh sự tăng trưởng kinh tế, gồm: tổng sản
phẩm quốc dân (GNP) và tổng sản phẩm quốc nội (GDP).
Tóm lại, phát triển kinh tế là sự phát triển bao gồm cả sự tăng thêm về quy
mô số lượng cũng như sự thay đổi về cấu trúc theo chiều hướng tiến bộ của nền
kinh tế và hơn hết là việc nâng cao chất lượng của dân cư trong nền kinh tế đó.
2.1.1.2. Khái niệm về sản xuất, phát triển sản xuất và phát triển sản xuất chè
a) Khái niệm về sản xuất
Sản xuất là quá trình kết hợp các yếu tố đầu vào để tạo ra sản phẩm hàng
hóa hoặc dịch vụ (Phạm Vân Đình và Đỗ Kim Chung, 2007). Bên cạnh đó,
Nguyễn Phúc Thọ (2010) cho rằng sản xuất hay sản xuất của cải vật chất là hoạt
động chủ yếu trong các hoạt động kinh tế của con người. Sản xuất là quá trình
làm ra sản phẩm để sử dụng, hay để trao đổi thương mại. Quyết định dựa vào những
vấn đề chính sau: Sản xuất cái gì? Sản xuất như thế nào? và Sản xuất cho ai?
Sản xuất cái gì? Nghĩa là sản xuất hàng hóa dịch vụ nào, với số lượng là bao
nhiêu, bao giờ thì sản xuất? Cơ sở của vấn đề này là sự khan hiếm nguồn lực so với
nhu cầu của xã hội. Vì vậy, nhiệm vụ chủ yếu của bất kỳ nền kinh tế nào cũng cần
phải giải quyết là giảm tới mức tối thiểu sự lãng phí trong việc sản xuất những sản
phẩm không cần thiết và tăng cường tới mức tối đa việc sử dụng nguồn lực để sản
xuất ra những sản phẩm cần thiết cho nhu cầu của xã hội, phải tiết kiệm nguồn lực.
Do đó, muốn trả lời chính xác câu hỏi trên thì phải nghiên cứu thị trường.
Sản xuất như thế nào? Nghĩa là sản xuất bằng những đầu vào nào, bằng
công nghệ nào, ai sản xuất? Lựa chọn đúng đắn vấn đề này đồng nghĩa với việc
sử dụng lượng đầu vào ít nhất để sản xuất ra một lượng sản phẩm nhất định, tối
thiểu hóa chi phí đầu vào trên một đơn vị sản phẩm đầu.
Sản xuất cho ai? Nghĩa là sản phẩm sản xuất ra được phân phối thế nào cho
các thành viên trong xã hội. Sản phẩm sản xuất ra hướng tới người tiêu dùng nào?
Các yếu tố sản xuấtlà các đầu vào của q trình sản xuất, nó được phân
thành 3 nhóm:


6


Đất đai và tài nguyên thiên nhiên: Đất đai bao gồm: đất dùng trong sản
xuất nông nghiệp, công nghiệp, xây dựng cơ bản (đường sá, nhà ở,...). Tài
nguyên thiên nhiên bao gồm: nhiên liệu hóa thạch (than đá, dầu mỏ, khí đốt),
khống sản (quặng sắt, đồng, bơxít), rừng, biển, khơng khí, khí hậu, thời tiết,...
tất cả các loại đầu vào thuộc vào nhóm này đều là sản phẩm của tự nhiên chứ
không phải sản phẩm của lao động.
Lao động: lao động là năng lực của con người được sử dụng theo một
mức độ nhất định trong quá trình sản xuất.
Vốn: là những hàng hóa như: máy móc, thiết bị, nhà xưởng, đường
sá...được sản xuất ra rồi lại được sử dụng để sản xuất ra các hành hóa khác. Việc
tích lũy các hàng hóa trong nền kinh tế có một vai trò hết sức quan trọng trong
việc nâng cao năng suất lao động, hiệu quả sản xuất.
b) Phát triển sản xuất sản xuất
Phát triển sản xuất là quá trình nâng cao khả năng tác động của con người
vào các đối tượng sản xuất, thông qua các hoạt động nhằm tăng quy mô về số
lượng đảm bảo hơn về chất lượng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ phục vụ đời sống
ngày càng cao của con người.
Như vậy có thể thấy phát triển sản xuất được nhìn nhận dưới 2 góc độ: thứ
nhất đây là q trình tăng quy mơ về số lượng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ; thứ
hai là q trình nâng cao chất lượng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ. Cả hai q
trình này điều nhằm mục đích phục vụ cho đời sống của con người.
Phát triển sản xuất yêu cầu tất yếu trong quá trình tồn tại và phát triển của
mỗi quốc gia trên thế giới. Phát triển sản xuất càng có vai trị quan trọng hơn nữa
khi nhu cầu về các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ càng ngày được nâng cao, đặc
biệt hiện nay với xu thế tăng mạnh nhu cầu về chất lượng sản phẩm (Trần Đăng
Khoa, 2010).
2.1.2. Đặc điểm, vai trò của phát triển sản xuất chèan tồn

2.1.2.1. Đặc điểm, vai trị của phát triển sản xuất chè
Chè là một trong những mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ yếu của Việt
Nam. Năm 2017, Việt nam đã xuất khẩu trên 20 nghìn tấn, chiếm khoảng trên
8% tỷ trọng chè toàn thế giới và trong nhiều năm ngành hàng chè Việt nam vẫn
giữ vững vị trí thứ 5 về sản lượng và kim ngạch xuất khẩu. Mặc dù là nước xuất
khẩu chè đứng thứ 5 trên thế giới, nhưng đa phần chè Việt Nam vẫn chủ yếu xuất

7


khẩu sang các thị trường dễ tính, chưa có nhiều sản phẩm đạt tiêu chuẩn xuất
khẩu vào thị trường có u cầu chất lượng cao như EU, Mỹ... Chính vì vậy đến
nay, lượng chè xuất khẩu của Việt Nam chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ so với sức tiêu
thụ của thế giới.Tuy nhiên, trong thời gian qua, việc tham gia vào chuỗi giá trị
toàn cầu ngành hàng chè vẫn chủ yếu ở khâu sản xuất, xuất khẩu chè thô đây là
những khâu vốn tạo giá trị gia tăng thấp nhất trong chuỗi giá trị toàn cầu của
ngành hàng chè.
Ba thị trường xuất khẩu chè lớn nhất của Việt Nam hiện nay là: Pakistan,
Đài Loan (Trung Quốc) và Nga, năm 2017, kim ngạch xuất khẩu chè tới 3 thị
trường này chiếm tới 51,5% tổng kim ngạch xuất khẩu chè của cả nước. Trong
đó, Pakistan ln dẫn đầu thị trường về tiêu thụ chè của Việt Nam, dù xuất khẩu
chè của Việt Nam sang Pakistan luôn đạt kim ngạch cao, song vẫn chỉ chiếm một
phần nhỏ trên tổng lượng chè tiêu thụ tại thị trường này và chỉ chiếm 2,2% trong
tổng kim ngạch nhập khẩu chè của nước này; trong năm 2016 và 8 tháng năm
2017, xuất khẩu chè của Việt Nam sang thị trường này đang giảm cả về lượng và
kim ngạch.Nguyên nhân được cho là do sản phẩm chè của Việt Nam còn nghèo
nàn về chủng loại (chủ yếu là chè đen, chè xanh và chè nguyên liệu), chất lượng,
mẫu mã còn chưa hấp dẫn khiến chè Việt Nam thiếu sức cạnh tranh trên thị
trường Pakistan.
Thuận lợi trong xuất khẩu chè là rất lớn song cũng có khơng ít khó khăn.

Ngồi việc chưa có sản phẩm chè chất lượng thâm nhập vào các thị trường có
yêu cầu cao, xuất khẩu chè Việt Nam còn phải đối mặt với nhiều thách thức về
chi phí sản xuất, cơng nghệ chế biến, tiêu chuẩn chất lượng, quảng bá, xây dựng
thương hiệu. Cách thức trồng, chế biến chè vẫn còn một số khâu chưa tuân thủ
tiêu chuẩn nên rất khó đảm bảo chất lượng. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế thế
giới, bên cạnh thuận lợi về giảm thuế quan thì các doanh nghiệp phải chịu sức ép
về hàng rào kỹ thuật, nhất là vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm.
Để mặt hàng chè phát triển bền vững trong thời gian tới, các doanh nghiệp
xuất khẩu cần thay đổi hình ảnh, tham gia sâu vào chuỗi giá trị. Thúc đẩy các hộ
trồng chè trên cả nước tham gia vào chuỗi cung ứng chè bền vững và chất lượng.
Đẩy mạnh mơ hình sản xuất chè an toàn theo tiêu chuẩn an toàn. Xây dựng
thương hiệu, đầu tư công nghệ nhằm sản xuất các mặt hàng đạt tiêu chuẩn bởi
những quy định về chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm đối với mặt hàng chè
xuất khẩu, nhất là tại một số thị trường khó tính như Mỹ, EU...

8


Phát triển sản xuất chè là quá trình tăng cường sự tác động của con người
vào các đối tượng sản xuất chè, thông qua các hoạt động để tăng cường ở rộng
diện tích, năng suất, sản lượng và chất lượng chè đáp ứng yêu cầu của người tiêu
dùng và thị trường tiêu thụ sản phẩm chè.Phát triển số lượng là việc tăng lên về
diện tích, sản lượng, giá trị sản xuất chè. Muốn vậy ta phải tăng diện tích đất để
mở rộng quy mô sản xuất, đầu tư thêm về giống có năng suất cao, khoa học kỹ
thuật, tập huấn kỹ thuật, tăng cường đội ngũ lao động.Phát triển chất lượng là
việc tăng đầu tư thâm canh, thay đổi cơ cấu giống có chất lượng cao, từng bước
nâng cao chất lượng chèđáp ứng ngày càng tốt yêu cầu của thị trường trong nước
và xuất khẩu, thu hút được nhiều việc làm cho người lao động (Đào Thị Mỹ
Dung, 2012).
Mặt khác, chè là cây cơng nghiệp dài ngày, thích nghi với điều kiện địa

hình đồi dốc, có thể thu hoạch nhiều lần trong năm. Hơn nữa đây là cây có khả
năng chống xói mịn rửa trơi tốt đối với đất dốc. Cây chè có hiệu quả kinh tế cao
nhưng cũng địi hỏi người sản xuất đầu tư một lượng vốn khá lớn ở giai đoạn
kiến thiết cơ bản và đòi hỏi kỹ thuật chăm sóc cao hơn một số cây trồng khác. Vì
vậy, việc phát triển sản xuất chè sẽ đưa giá trị của ngành nông nghiệp tăng lên;
dẫn đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp là tỷ trọng các nơng sản có
giá trị cao, tỷ trọng hàng hóa lớn tăng lên.Việc chuyển dịch một số diện tích cây
trồng có năng suất, hiệu quả thấp sang trồng cây chè sẽ tạo ra những vùng
chuyên canh sản xuất hàng hóa, tạo thêm cơng ăn việc làm và thu nhập cho người
dân nơng thơn. Từ đó thúc đẩy kinh tế hàng hóa phát triển ở khu vực nơng thơn
(Đào Thị Mỹ Dung, 2012).
Hơn nữa, phát triển sản xuất công nghiệp dài ngày nói chung, cây chè nói
riêng góp phần làm cho ngành công nghiệp chế biến phát triển, tạo thêm công ăn
việc làm cho một phần lao động nông nghiệp dôi dư ở khu vực nông thôn trở
thành công nhân, thực hiện chủ trương chuyển dịch lao động nông nghiệp sang
làm cơng nghiệp của Đảng và Nhà nước. Ngồi ra, phát triển sản xuất chè cịn
góp phần tạo cảnh quan, môi trường sinh thái thúc đẩy ngành du lịch dịch vụ
nơng nghiệp phát triển như: tham quan mơ hình, du lịch, nghỉ dưỡng… (Trần
Đăng Khoa, 2010).
Tóm lại, việc phát triển cây cơng nghiệp nói chung và chè nói riêng với lợi
thế từng vùng đã góp phần tạo thêm cơng ăn việc làm, nâng cao thu nhập cho
người dân nông thôn, chuyển dịch cơ cấu lao động và là một hướng giảm nghèo,

9


hiệu quả. Các cơ sở kinh tế và dân sinh được hình thành và nâng cấp khi hình
thành những khu vực sản xuất hàng hóa như: đường giao thơng, điện, thơng
tin,… qua đó làm thay đổi cơ cấu kinh tế nơng nghiệp, nơng thơn.Phát triển cây
chè khơng những góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn

mà nó cịn góp phần vào việc bảo vệ mơi trường sinh thái, cảnh quan tạo nên
những vùng sinh thái bền vững.
Chính vì những ý nghĩa to lớn nêu trên, cùng với việc áp dụng những
thành tựu khoa học trong sản xuất cây chè đã tạo ra nhiều sản phẩm phục vụ cho
nhu cầu của người tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, đem lại lượng ngoại tệ lớn
cho đất nước.
2.1.2.2. Khái niệm, vai trò, đặc điểm của phát triển sản xuất chè an toàn
Chè an toàn được hiểu là sản phẩm chè được tạo ra trong q trình sản
xuất thơng thường nhưng được kiểm soát và đạt yêu cầu vệ sinh an toàn thực
phẩm . Sản phẩm đạt các chỉ tiêu như: Chất lượng tốt, dư lượng hoá chất độc hại,
hàm lượng kim loại nặng và các vì sinh vật gây hại trong sản phẩm thấp hơn
ngưỡng cho phép. Ngày 18/4/2002 Bộ y tế đã ban hành quyết định về tiêu chuẩn
vệ sinh an toànthực phẩm số 1329/2002/QĐ-BYT với 112 chỉ tiêu được kiểm tra
thường xuyên, trong đó quy định 32 chỉ tiêu về cảm quan và thành phần vô cơ,
26 chỉ tiêu về hàm lượng các chất hữu cơ, 33 chỉ tiêu về hoá chất bảo vệ thực vật,
17 chỉ tiêu về khử trùng và sản phẩm phụ, 2 chỉ tiêu về mức độ nhiễm xạ, 2 chỉ
tiêu sinh vật. Ngoài ra theo quyết định số 867/1998/QĐ-BYT ngày 4/4/1998 về
tiêu chuẩn vệ sinh đối với lương thực thực phẩm đã quy định hàm lượng kim loại
nặng cho phép trong chè và các thực phẩm.
Thực tiễn đã có nhiều bài học kinh nghiệm nhãn tiền, đó là, sản xuất mà
khơng quan tâm chất lượng, lấy số lượng làm cạnh tranh chính, khơng quan tâm
tới mơi trường thì chúng ta sẽ mất ngay thị trường trong nước. Do đó, ưu tiên
hàng đầu hiện nay chính là sản xuất an tồn vì môi trường và sức khỏe.
Một trong những giải pháp hiện nay là tuyên truyền sâu rộng hơn nữa, cân
nhắc bổ sung, sửa đổi thủ tục, quy trình chứng nhận theo hướng động viên,
khuyến khích tham gia và tăng chế tài xử phạt… Việc làm này tất nhiên không
thể chỉ do mỗi cơ quan quản lý chuyên ngành của nhà nước, lực lượng thanh
kiểm tra mà là sự chung tay, thống nhất mà trước hết cần từ chính người tiêu
dùng với thái độ kiên quyết tẩy chay không sử dụng những sản phẩm không rõ
ràng, thiếu xuất xứ nguồn gốc và khơng có các thơng số sản phẩm. Làm được


10


như vậy, chắc chắn người sản xuất yên tâm làm tốt đồng thời sẽ có thêm cơ hội
mở rộng, thu hút nhiều người làm theo mơ hình sản xuất an toàn.
Cần thực thi nghiêm túc Luật VSATTP, bản thân các DN phải tuân thủ
nghiêm các yêu cầu về nguồn gốc xuất xứ, do đó, đều phải tự xây xây dựng cho
mình một chương trình theo hướng gắn kết với bà con nông dân như thế nào để
đảm bảo được vùng nguyên liệu an toàn và bền vững. Khi sản phẩm không đạt,
công ty sẽ trả lại thẳng cho HTX chứ khơng giảm giá. Chính vì vậy, các chủ
nhiệm các HTX phải chịu trách nhiệm và chắc chắn rằng phải làm chất lượng
mới được giá thành cao như quy định, còn nếu không đạt được yêu cầu như công
ty mà mang sản phẩm đó ra ngồi thị trường thì bán khơng được giá như đưa vào
cơng ty.
Hiện nay, tình trạng sản xuất chè ở tất cả các tỉnh khác đều rất manh mún,
mỗi hộ nơng dân tự làm chủ diện tích của mình và đây chính là bất cập lớn sẽ lệ
thuộc và trông chờ chủ yếu vào ý thức tự giác của người nơng dân. Vì vậy, cần
mở rộng một mơ hình với diện tích rộng lớn, tập trung thống nhất và tn thủ quy
trình khép kín, đảm bảo các chu trình.
Quan trọng hơn cả là gia tăng chuỗi liên kết. Để việc liên kết hiệu quả, cần
phát huy tối đa đặc tính ưu điểm của từng khâu. Cụ thể, về kỹ thuật, cần các nhà
khoa học, về quản lý cần các cơ quan quản lý cịn doanh nghiệp thì phải chịu
trách nhiệm đầu ra quản lý thị trường và người nông dân phải chịu trách nhiệm
về cây trồng và chăm sóc, thu hái.
Theo đó, cơ sở sử dụng nhiều phân chuồng, phân xanh, phân vi sinh để
bón cho cây chè, tuân thủ nguyên tắc “4 đúng” khi dùng thuốc bảo vệ thực vật
(đúng thuốc, đúng liều lượng và nồng độ, đúng lúc và đúng cách). Điều này cho
cây chè khỏe, chủ động quản lý sâu bệnh mà vẫn đảm bảo năng suất, chất lượng
cao. Xu hướng chính hiện nay là sản xuất chè an toàn theo tiêu chuẩn quốc tế, đa

dạng hóa sản phẩm và mở rộng thị trường.
Phát triển ngành chè an tồn sẽ góp phần thúc đẩy nền nông nghiệp, tạo
công ăn việc làm cho người nông dân, đồng thời giúp người nông dân tăng thu
nhập, nâng cao mức sống, xố đói giảm nghèo cho các vùng, đồng thời việc
trồng chè đã nâng cao việc sử dụng hiệu quả đất đai vùng miền núi trung du, giúp
người dân tộc có thu nhập và dần chuyển từ du canh du cư sang định canh định
cư. Tốc độ phát triển của ngành chè đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội, từ đó làm
giảm đi sự cách biệt giữa vùng thành thị và vùng miền núi,...

11


Có thể thấy, trong bối cảnh gia tăng sản xuất lớn, cạnh tranh cao, việc thu
hút, lôi kéo người sản xuất nhất là người sản xuất nhỏ tham gia vào chuỗi, chính
các doanh nghiệp sẽ là đối tượng phát huy vai trị tiên phong, thu hút người làm
ăn chân chính đưa họ lên thành số đông. Thêm nữa, quản lý của cơ quan Nhà
nước cũng cần phải điều chỉnh, rà sốt, bổ sung chính sách để có những điều
hành đáp ứng với thực tiễn sản xuất, giúp bà con nông dân thuận lợi trong sản
xuất an toàn.
2.1.3. Nội dung nghiên cứu về phát triển sản xuất chè an toàn
2.1.3.1. Phát triển sản xuất chè an toàn theo chiều rộng
Phát triển sản xuất chè theo chiều rộng là nhằm tăng sản lượng chè bằng
cách mở rộng diện tích đất đai.Nghiên cứu phát triển sản xuất chè theo chiều
rộng tôi tiến hành nghiên cứu diện tích, năng suất, sản lượng chè trên địa bàn
nghiên cứu qua 3 năm cũng như diện tích canh tác, năng suất, sản lượng từng loại
chè của các hộ điều tra. Nghiên cứu sự biến động về diện tích, năng suất, sản
lượng để đánh giá sản xuất chè trên địa phương có sự biến độngnhư thế nào.
Phát triển sản xuất chè theo chiều rộng là nhằm tăng sản lượng chè bằng
cách mở rộng diện tích đất đai. Nghiên cứu phát triển sản xuất chè theo chiều
rộng tôi tiến hành nghiên cứu diện tích, năng suất, sản lượng. Nghiên cứu sự biến

động về diện tích, năng suất, sản lượng để đánh giá quá trình phát triển sản xuất
chè diễn ra như thế nào.
2.1.3.2. Phát triển sản xuất chè an toàn theo chiều sâu
Phát triển sản xuất chè theo chiều sâu là sự nâng cao chất lượng và hiệu
quả sản xuất chè trên một đơn vị diện tích bằng cách đầu tư thêm vốn, kỹ thuật
và lao động được thể hiện qua một số chỉ tiêu như: giá thành, năng suất. Từ đó ta
thấy phát triển sản xuất chè bao gồm sự gia tăng về quy mơ diện tích, năng suất
và sản lượng, đồng thời là sự biến đổi cơ cấu giá trị sản phẩm và chủng loại sản
phẩm theo hướng hiệu quả và bền vững.
Để ngành chè Việt Nam phát triển, xuất khẩu với sản lượng lớn, giá trị
kinh tế cao, theo Hiệp hội chè Việt Nam: Thời gian tới, cần thực thi một số giải
pháp phát triển trọng yếu nhằm khắc phục những mặt bất cập. Trong các giải
pháp ấy, có một giải pháp cơ bản là phải tiến hành quy hoạch vùng trồng chè để
nâng cao năng suất, chất lượng và tính an tồn của ngun liệu chè búp tươi.
Theo đó, cần quy hoạch lại vùng chè một cách khoa học, mạnh dạn giảm bớt diện

12


tích chè nếu tại vùng đó diện tích chè hiện quá lớn làm mất sự cân bằng môi
trường sinh thái. Khơng mở rộng diện tích nếu đã đạt những ngưỡng quy định.
Dựa vào đặc điểm khí hậu, thổ nhưỡng mà quy hoạch vùng chè ứng với giống
chè nhằm phát huy tối đa ưu thế từng vùng, ưu thế từng giống chè; tạo điều kiện
sản xuất những sản phẩm đặc sản.
Cục Trồng trọt đã đưa ra định hướng đẩy mạnh sản xuất chè an toàn nhằm
nâng cao giá trị giá tăng của ngành chè, đó là: Đầu tư các dự án khuyến nơng về
sản xuất chè an tồn gắn với tổ chức tiêu thụ sản phẩm chè; Đẩy mạnh công tác
tuyên truyền, tập huấn đến người sản xuất và người tiêu dùng về sản xuất và tiêu
thụ chè an toàn trên phương tiện thông tin đại chúng ở Trung ương và các địa
phương; Tăng cường đào tạo tập huấn nâng cao trình độ cho đội ngũ khuyến

nơng viên và cán bộ quản lý nông nghiệp của các địa phương về các văn bản
quản lý nhà nước về sản xuất, chế biến chè an tồn; Khuyến khích các tổ chức
chứng nhận chất lượng như Utz Certificed, RFA tham gia chứng nhận sản xuất
chè trên địa bàn cả nước; Tăng cường kiểm tra sản xuất, chế biến chè, có giải
pháp quản lý, tổ chức và chỉ đạo chè an toàn kịp thời; Tổ chức liên kết giữa
người sản xuất với nhà máy chế biến chè, hình thành tổ dịch vụ bảo vệ thực vật
để sản xuất chè an toàn bền vững. Tham gia sản xuất chè theo an toàn, tăng chất
lượng chè và an toàn thực phẩm, các giải pháp sản xuất chè an toàn, tăng thu
nhập cho người dân, giải pháp chi phí, khơng phun thuốc theo định kỳ mà sang
dự tính dự báo…
Nâng cao giá trị gia tăng ngành chè cần gắn với việc tổ chức sản xuất chè
an toàn chưa gắn giữa chế biến với sản xuất nguyên liệu, nhiều cơ sở chế biến
chè khơng có vùng ngun liệu, thường khơng quan tâm đến kiểm sốt chặt chất
lượng ngun liệu đầu vào, đặc biệt kiểm soát dư lượng thuốc BVTV trên chè,
giá cả thu mua không hợp lý nên không khuyến khích người sản xuất coi trọng
chất lượng nguyên liệu. Tình trạng thu gom ngun liệu qua nhiều trung gian
khơng những làm tăng giá nguyên liệu đầu vào mà còn kéo dài thời gian bảo
quản, làm giảm chất lượng nguyên liệu. Chất lượng nguyên liệu đầu vào thấp là
nguyên nhân chính làm chất lượng chè thành phẩm thấp, giá cả và sức cạnh tranh
của chè Việt Nam trên thị trường thế giới giảm sút.
Thêm nữa, việc sử dụng thuốc trừ sâu bệnh cho chè ở nhiều nơi còn khá
tuỳ tiện, tình trạng lạm dụng trong sử dụng thuốc, sử dụng thuốc không đúng
chủng loại và kỹ thuật, không đảm bảo thời gian cách ly…còn phổ biến ở nhiều

13


vùng chè. Đây là vấn đề rất bức xúc trong sản xuất cần sớm khắc phục để có sản
phẩm chè an toàn. Kỹ thuật đốn bằng máy, hái bằng máy trong canh tác chè có
hiệu quả trên đối tượng chè nhân giống vơ tính đồng đều, tuy nhiên nguồn lực hỗ

trợ người dân mua máy trong cơ giới hoá khâu hái chè để hái dãn lứa chè còn
phân tán chưa tạo động lực cơ giới hoá trong sản xuất chè.
Phát triển Sản xuất chè theo chiều sâu là tăng sản lượng chè dựa trên cơ sở
đầu tư thêm vốn, ứng dụng kỹ thuật, công nghệ mới, xây dựng cơ sở hạtầng sản
xuất chè phù hợp với mỗi hình thức sản xuất. Như vậy, phát triển sản xuất chè
theo chiều sâu là làm tăng sản lượng và hiệu quả trên một đơn vị diện tích bằng
cách đầu tư thêm vốn, kỹ thuật và lao động. Từ đó ta thấy phát triển sản xuất chè
bao gồm sự gia tăng về quy mô diện tích, năng suất và sản lượng, đồng thời là sự
biến đổi cơ cấu giá trị sản phẩm và chủng loại sản phẩm theo hướng hiệu quả và
bền vững.
Vì vậy phát triển sản xuất chè phải thực hiện đồng thời nhiều nội dung
khác nhau, trong đó tập trung vào các nội dung chủ yếu:
a. Thay đổi về chủng loại giống chè
Mặc dù là một trong những nước xuất khẩu chè lớn nhất thế giới nhưng từ
nhiều năm qua, giá xuất khẩu chè của nước ta chỉ bằng 60 - 70% so với các nước,
do chất lượng sản phẩm chè chưa cao. Theo Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn), hiện nay, nguyên liệu chè cung cấp cho các nhà máy chế
biến chủ yếu từ các giống chè có chất lượng thấp. Có tới 70% số lượng giống chè
của Việt Nam chỉ phù hợp cho chế biến chè đen, tỷ lệ giống cho chế biến chè
xanh và các chè khác chỉ chiếm phần ít. Vì cơ cấu giống chưa hợp lý cho nên
hiện nay chè đen vẫn là sản phẩm chủ lực xuất khẩu của Việt Nam, chè xanh
đứng thứ hai và các loại chè khác chỉ chiếm tỷ lệ rất nhỏ. Trong khi đó, cơ cấu
giống chè của thế giới thì ngược lại, giống chuyên chế biến chè đen chỉ chiếm
phần nhỏ giống chế biến được cả chè đen và chè xanh chiếm gần một nửa tổng
sản lượng; giống chuyên chế biến chè xanh chiếm 21,2%; giống cho chế biến chè
ô-long và các chè cao cấp khác chiếm gần 25%. Con số nêu trên cho thấy số
lượng chè chất lượng cao của Việt Nam còn rất thấp, nước ta chủ yếu xuất khẩu
chè đen dưới dạng nguyên liệu thô, giá bán thấp.
Giống là yếu tố tiền đề cho sự phát triển của sản xuất nơng nghiệp. Giống
có vị trí quan trọng chi phối đến nhiều biện pháp kỹ thuật và hiệu quả kinh tế.

Hiện nay các chủng loại giống chè rất đa dạng và phong phú như PH, LDP, Bát

14


×