Tải bản đầy đủ (.docx) (37 trang)

BCTTTN Nghiệp vụ giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường hàng không tại công ty Vector Quốc Tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (294.95 KB, 37 trang )

Báo cáo tốt nghiệp

BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ ĐỐI NGOẠI
KHOA THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ

------

ĐỀ TÀI:

“QUY TRÌNH NGHIỆP VỤ GIAO NHẬN HÀNG HĨA
NHẬP KHẨU BẰNG ĐƯỜNG HÀNG KHƠNG TẠI CÔNG
TY TNHH DỊCH VỤ HÀNG KHÔNG VECTOR QUỐC TẾ
(VECTOR AVIATION)”

SVTT: Hoàng Thanh Tú

Trang 1


Báo cáo tốt nghiệp

MỤC LỤC
Lời mở đầu........................................................................................................................ 5
Chương 1: Cơ sở lý luận về dịch giao nhận giao nhận hàng hóa bằng đường hàng
khơng................................................................................................................................. 6
1.1. Tổng quan về dịch vụ giao nhận hàng hóa bằng đường hàng khơng....................6
1.1.1. Khái niệm về dịch vụ giao nhận hàng hóa bằng đường hàng khơng.........................6
1.1.2. Phạm vi của dịch vụ giao nhận hàng hóa bằng đường hàng không..........................6
1.1.2.1. Đại diện cho người xuất khẩu................................................................................6
1.1.2.2. Đại diện cho người nhập khẩu...............................................................................7


1.1.2.3. Các dịch vụ khác...................................................................................................7
1.2. Vai trị của dịch vụ giao nhận hàng hóa bằng đường hàng không.........................7
1.2.1. Với thương mại Việt Nam........................................................................................7
1.2.2. Với thương mại thế giới...........................................................................................7
1.3. Cơ sở pháp lý.............................................................................................................9
1.4. Quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường hàng khơng.....................9
Chương 2: Thực trạng hoạt động dịch vụ giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng
đường hàng không tại công ty TNHH Dịch vụ hàng không VECTOR quốc tế.........12
2.1.Giới thiệu sơ lược về cơng ty....................................................................................12
2.1.1. Q trình hình thành và phát triển..........................................................................13
2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ..............................................................................................14
2.1.2.1. Chức năng...........................................................................................................14
2.1.2.2. Nhiệm vụ.............................................................................................................14
2.1.3. Cơ cấu tổ chức........................................................................................................15
2.1.4. Kết quả hoạt động kinh doanh................................................................................15
SVTT: Hoàng Thanh Tú

Trang 2


Báo cáo tốt nghiệp
2.2. Dịch vụ giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường hàng không tại công ty
TNHH Dịch Vụ Hàng Khơng Vector Quốc Tế..............................................................17
2.3. Quy trình chung dịch vụ giao nhận hàng hóa nhập khẩu mậu dịch/phi mậu dịch
2.3.1. Các loại chứng từ cần thiết......................................................................................21
2.3.2. Quy trình dịch vụ chung..........................................................................................23
2.4. Các quy trình dịch vụ giao nhận hàng hóa nhập khẩu cụ thể..............................24
2.4.1. Quy trình dịch vụ giao nhận hàng hóa nhập khẩu mậu dịch..................................24
2.4.1.1. Quy trình dịch vụ giao nhận hàng hóa nhập khẩu với lơ hàng của Công ty TNHH
thương mại, tin học Việt CAD (bộ chứng từ kèm theo)....................................................25

2.4.1.1.1. Bộ hồ sơ căn bản (phụ lục chứng từ kèm theo số 1)..........................................25
2.4.1.1.2. Quy trình thực hiện............................................................................................26
2.4.2. Quy trình dịch vụ nhập khẩu hàng hóa phi mậu dịch..............................................28
2.4.2.1. Quy trình dịch vụ nhập khẩu hàng hóa phi mậu dịch cơ quan của công ty Vector
Aviation (phụ lục chứng từ kèm theo số 2).......................................................................28
2.4.2.1.1. Các giấy tờ cần thiết..........................................................................................28
2.4.2.1.2. Quy trình thực hiện:...........................................................................................29
2.4.2.2.Quy trình dịch vụ nhập khẩu hàng hóa phi mậu dịch cá nhân ( hàng quà tặng) tại
kho hàng TCS 46 Hậu Giang phường 2 quận Tân Bình:...................................................29
2.4.2.2.1. Giấy tờ cần thiết (phụ lục chứng từ kèm theo số 3):.........................................29
2.4.2.2.2. Quy trình:...........................................................................................................29
2.5. Dịch vụ giải quyết các khiếu nại của khách...........................................................30
2.6. Nhận xét chung về dịch vụ nhập khẩu hàng hóa bằng đường hàng khơng tại
cơng ty:..............................................................................................................................32
2.6.1. Thuận lợi:.................................................................................................................32
2.6.2. Khó khăn:.................................................................................................................33

SVTT: Hồng Thanh Tú

Trang 3


Báo cáo tốt nghiệp
2.7. Đánh giá quy trình nhập khẩu hàng hóa bằng dường hàng khơng trên thực tế
và trên lý thuyết:..............................................................................................................33
Chương 3: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm phát triển dịch vụ Nghiệp vụ giao
nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường hàng không tại công ty TNHH Dịch Vụ
Hàng Không Vector Quốc Tế..........................................................................................34
3.1. Đối với công ty:..........................................................................................................34
3.2. Đối với nhà nước:.......................................................................................................37


SVTT: Hoàng Thanh Tú

Trang 4


Báo cáo tốt nghiệp
LỜI MỞ ĐẦU
Ngày nay, nền kinh tế nước ta đang phát triển mạnh mẽ trên nhiều lĩnh vực, các
lĩnh vực kinh tế được phát huy hết với cơng suất của nó. Đánh dấu bằng việc vào đầu
năm 2007 nước ta chính thức trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại thế
giới WTO, điều này càng tạo điều kiện cho nền kinh tế nước ta hòa nhập mạnh mẽ và sâu
rộng hơn vào nền kinh tế toàn cầu.
Trong các năm qua, nền kinh tế nước ta tăng trưởng ổn định, luôn đạt ở mức khá
cao và kim nghạch xuất nhập khẩu vì thế cũng gia tăng theo từng năm, đây là một tín
hiệu vui cho sự phát triển kinh tế chung của đất nước. Các doanh nghiệp nước nhà đang
đứng trước cơ hội kinh doanh đầy tiềm năng nhưng cũng gặp khơng ít thách thức. Để
thành công, vươn lên làm giàu cho bản thân doanh nghiệp và cho đất nước, các doanh
nghiệp cần năng động và luôn sáng tạo, đổi mới trong phương thức kinh doanh của mình
Ở Việt Nam, Các cơng ty khác ln chú trọng đầu tư và tâm huyết đề nâng cao hiệu
quả hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu thông qua các biện pháp như xây dựng phương
án kinh doanh, nâng cao năng lực kinh doanh, năng lực quản lý ở mọi mặt,…
Để tìm hiểu rõ hơn về hoạt động giao xuất khẩu, nhập khẩu hiện nay, em đã chọn
đề tài “Nghiệp vụ giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường hàng không tại công
ty TNHH Dịch Vụ Hàng Không Vector Quốc Tế (VECTOR AVIATION)” làm đề tài
nghiên cứu.
Tuy nhiên, do thời gian thực tập có giới hạn cũng như trình độ kiến thức của em
còn nhiều hạn chế nên bài viết của em khơng tránh khỏi những thiếu sót; em kính mong
q thầy cơ cùng q cơ chú trong cơng ty tận tình góp ý và chỉ bảo em để em có thể
củng cố thêm kiến thức của mình làm hành trang vững chăc cho em sau này.


SVTT: Hoàng Thanh Tú

Trang 5


Báo cáo tốt nghiệp
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DỊCH VỤ GIAO NHẬN HÀNG HĨA BẰNG
ĐƯỜNG HÀNG KHƠNG
1.1. Tổng quan về dịch vụ giao nhận hàng hóa bằng đường hàng không
1.1.1. Khái niệm về dịch vụ giao nhận hàng hóa bằng đường hàng khơng
Dịch vụ giao nhận hàng hố là hành vi thương mại, theo đó người làm dịch vụ
giao nhận hàng hoá nhận hàng từ người gửi, tổ chức việc vận chuyển, lưu kho, lưu bãi,
làm các thủ tục giấy tờ và các dịch vụ khác có liên quan để giao hàng cho người nhận
theo sự ủy thác của chủ hàng, của người vận tải, hoặc của người làm dịch vụ giao nhận
khác (gọi chung là khách hàng).
Người làm dịch vụ giao nhận khi nhận việc vận chuyển hàng hố thì phải tn
theo quy định của pháp luật chuyên ngành về vận tải.
Trong xu thế thương mại toàn cầu hố cùng với sự phát triển nhiều hình thức vận
tải mới trong những thập niên qua. Ngày nay, người làm dịch vụ giao nhận hàng hố giữ
vai trị quan trọng trong vận tải và buôn bán quốc tế. Những dịch vụ người giao nhận
thực hiện không chỉ dừng lại ở các công việc cơ bản truyền thống như đặt chỗ đóng hàng,
nơi dùng để kiểm tra hàng hố, giao nhận hàng hố mà cịn thực hiện những dịch vụ
chun nghiệp hơn như tư vấn chọn tuyến đường vận chuyển, chọn hãng máy bay vận
chuyển, đóng gói bao bì hàng hố…
1.1.2. Phạm vi của dịch vụ giao nhận hàng hóa bằng đường hàng không
1.1.2.1. Đại diện cho người xuất khẩu
Người giao nhận với những thoả thuận cụ thể sẽ giúp khách hàng của mình (người
xuất khẩu) những cơng việc sau:
-


-

Lựa chọn tuyến máy bay vận chuyển
Ðặt/ thuê địa điểm để đóng hàng theo yêu cầu của người vận tải
Giao hàng hoá và cấp các chứng từ liên quan (biên lai nhận hàng - the Forwarder
Certificate of Receipt hay chứng từ vận tải - The Forwarder Certificate of Transport)
Nghiên cứu các điều kiện của thư tín dụng (L/C) và các văn bản luật pháp của chính
phủ liên quan đến vận chuyển hàng hoá của nước xuất khẩu, nước nhập khẩu, kể cả
các quốc gia chuyển tải hàng hoá, cũng như chuẩn bị các chứng từ cần thiết
Ðóng gói hàng hố (trừ khi hàng hố đã đóng gói trước khi giao cho người giao nhận)
Tư vấn cho người xuất khẩu về tầm quan trọng của bảo hiểm hàng hoá (nếu được yêu
cầu)
Chuẩn bị kho bao quản hàng hoá, cân đo hàng hoá (nếu cần)

SVTT: Hoàng Thanh Tú

Trang 6


Báo cáo tốt nghiệp
-

Vận chuyển hàng hoá đến cảng, thực hiện các thủ tục về lệ phí ở khu vực giám sát hải
quan, cảng vụ, và giao hàng hoá cho người vận tải
Nhận Air Way Bill từ người vận tải, sau đó giao cho người xuất khẩu
Theo dõi q trình vận chuyển hàng hố đến cảng đích bằng cách liện hệ với hàng
máy bay hoặc đai lý của người giao nhận ở nước ngoài
Ghi chú về những mất mát, tổn thất đối với hàng hố (nếu có)
Giúp người xuất khẩu trong việc khiếu nại đối với những hư hỏng, mất mát hay tổn

thất của hàng hóa

1.1.2.2. Đại diện cho người nhập khẩu
-

Theo dõi q trình vận chuyển hàng hố trong trường hợp người nhập khẩu chịu trách
nhiệm về chi phí vận chuyển
Nhận và kiểm tra tất cả các chứng từ liên quan đến q trình vận chuyển hàng hố
Nhận hàng từ người vận tải
Chuẩn bị các chứng từ và nộp các lệ phí giám sát hải quan, cũng như các lệ phí khác
liên quan
Chuẩn bị kho hàng chuyển tải (nếu cần thiết)
Giao hàng hoá cho người nhập khẩu
Giúp người nhập khẩu trong việc khiếu nại đối với những tổn thất, mất mát của hàng
hóa

1.1.2.3. Các dịch vụ khác
Ngồi các dịch vụ kể trên, người làm dịch vụ giao nhận còn cung cấp các dịch vụ
khác theo yêu cầu của khách hàng như dịch vụ gom hàng, môi giới hải quan, tư vấn cho
khách hàng về thị trường mới, tình huống cạnh tranh, chiến lược xuất khẩu, các điều kiện
giao hàng phù hợp…
1.2. Vai trò của dịch vụ giao nhận hàng hóa bằng đường hàng khơng
1.2.1. Với thương mại Việt Nam:
Dịch vụ giao nhận hàng hóa bằng đường hàng khơng đóng vai trò hết sức quan
trọng trong thương mại Việt Nam. Càng ngày càng có nhiều hàng hóa được vận chuyển
bằng phương thức vận tải hàng không và phương thức vận chuyển này tiêu hao ít thời
gian nhất Thực tế cho thấy, các doanh nghiệp Việt Nam chỉ quan tâm đến một loại hàng
hóa duy nhất là “hàng hóa hữu hình”, cịn một loại hàng hóa đặc biệt là “hàng hóa vơ
hình” hay hàng hóa dịch vụ như giao nhận, vận tải,… thì khơng mấy ai quan tâm, mặc dù
biết rằng loại hàng hóa dịch vụ này đã đóng góp một phần không nhỏ trong hiệu quả kinh

doanh, khắc phục đáng kể trong việc cân bằng cán cân thanh toán và mậu dịch quốc tế.
SVTT: Hoàng Thanh Tú

Trang 7


Báo cáo tốt nghiệp
Theo thông tin từ Cục hàng không, năm 2011, sản lượng vận chuyển của các hãng
hàng không Việt Nam đạt 219 ngàn tấn hàng hoá, tăng 13% so với năm 2010. Năm 2012,
ngành vận tải hàng không dự kiến tăng từ 15-20 %. Cơ sở để ngành dự kiến có thể tăng
doanh số là dựa trên tình hình thị trường. Thị trường vận tải hàng hóa hàng không chủ
yếu phụ thuộc vào xuất khẩu mà xuất khẩu của Việt Nam năm 2011 tăng đột biến đạt 96
tỉ USD, nhập khẩu đạt 105 tỉ USD. Sau một thời gian khủng hoảng, các thị trường chính
như Mỹ, Châu Âu đang phục hồi. Nhất là thị trường Nhật Bản đang phục hồi mạnh mẽ vì
sau sóng thần, Nhật Bản rất cần rau củ quả, đồ uống. Thị trường Tây Âu có giảm nhưng
Đơng Âu vẫn phát triển. Theo đánh giá chủ quan của tơi hiện có một làn sóng các hãng
hàng không Đông Âu đổ bộ vào Việt Nam. Điển hình là: Hàng khơng Ba Lan bay vào Hà
Nội, Aerosvit bay vào thành phố Hồ Chí Minh… Lý do hàng không Đông Âu đổ bộ vào
là do lượng khách nghỉ đơng của Đơng Âu đang tìm tới Việt Nam. Hơn nữa, thị trường
Việt Nam quá quen thuộc với họ, nếu bây giờ họ qua một thị trường mới như Malaysia,
Singapore thì rất khó khăn... Đồng thời, trong vịng 15 năm trở lại đây, thị trường vận tải
hàng hóa hàng khơng liên tục tăng khoảng 10-15% bất kể trong lúc nền kinh tế gặp
khủng hoảng… Những điều đó là cơ sở để chúng ta tin rằng ngành hàng khơng Việt Nam
nói chung và dịch vụ giao nhận hàng hóa hàng khơng nói riêng đang khơng ngừng phát
triển cho dù gặp bất kì áp lực nào.
Dịch vụ giao nhận hàng hóa bằng đường hàng không phát triển kéo theo những rủi
ro của doanh nghiệp xuất nhập khẩu sẽ được khắc phục đáng kể đồng thời hàng hóa sẽ
được vận chuyển một cách liên tục, nhanh chóng, linh hoạt (vận tải hàng khơng được
đánh giá là hình thức an tồn nhất so với các hình thức vận tải khác như: đường bộ,
đường biển...) nhờ những dịch vụ chuyên nghiệp, chính xác từ những nhân lực có trình

độ và được đào tạo có bài bản theo yêu cầu phát triển của ngành dịch vụ này.
1.2.2. Với thương mại thế giới:
rong buôn bán quốc tế, theo thống kê của Liên Hiệp Quốc thì lượng hàng hóa vận
chuyển bằng đường hàng khơng chiếm 1/3 giá trị hàng hóa bn bán trên thế giới và
khơng ngừng tăng trong những năm sắp tới.
heo FAO, vận tải hàng hóa hàng không trong năm 2011 đã tăng 0,7% với 49 triệu
tấn hàng hóa được vận chuyển bằng đường hàng khơng. Suy thoái kinh tế nặng nề hơn ở
châu Âu, sản lượng xuất khẩu giảm mạnh của Trung Quốc cùng với sự cạnh tranh quyết
liệt của vận tải hàng hải đã tác động bất lợi đến vận tải hàng hóa hàng khơng nhưng năng
lực vận tải hàng khơng tồn cầu cũng tăng 6,5% trong năm qua.

SVTT: Hoàng Thanh Tú

Trang 8


Báo cáo tốt nghiệp
Những dẫn chứng trên cho chúng ta thấy được tiềm năng của ngành hàng không
trong tương lai sẽ không ngừng phát triển với nhu cầu vận chuyển hàng hóa, con người
xuyên quốc gia một cách nhanh chóng và an tồn nhất so với các loại hình vận chuyển
hàng hóa khác.
1.3. Cơ sở pháp lý:
Vận chuyển hàng hóa (kể cả hành khách) bằng đường hàng không quốc tế đều do
công ước Vác-sa-va 1929 điều chỉnh (Warsaw Convention, 12/10/1929), sau cơng ước
này cịn có văn bản bổ sung như:
-

Nghi định thư “The Hague” ngày 28-09-1955
Công ước Guadalajara ngày 18-09-1961
Nghị định thư Guatemala ngày 08-03-1971

Nghị định thư số 1;2;3/1975 ký tại Montreal ngày 25-09-1975
Nghị định thư số 4/1975 ký tại Brussels ngày 17-02-1975

Ngồi ra cịn có các cơng ước quốc tế về vận tải hàng không dân dụng như:
-

Công ước Paris 1919
Công ước Habana 1928
Công ước Rome 1933 (qui định giới hạn trách nhiệm của người khai thác hàng không
với người thứ 3)
Công ước Rome 1952 bổ sung cho công ước Rome 1933
Công ước Chicago 1944
Công ước Tokyo 1963 (tội phạm và những hành vi gây ra trên máy bay)
Công ước Hague 1970 (chống không tặc)
Công ước Montreal 1971 (về phá hoại máy bay và sân bay)…

Các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước Việt nam về giao nhận vận tải
hàng không, các loại hợp đồng và L/C mới đảm bảo quyền lợi của chủ hàng xuất nhập
khẩu.
1.4. Quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường hàng không
Theo sự uỷ thác của người giao nhận nước ngoài hay người nhập khẩu, người đại
lý hay người giao nhận hàng khơng sẽ tiến hành giao nhận hàng hố bằng chứng từ được
gửi từ nước xuất khẩu và những chứng từ do nước nhập khẩu cung cấp.
Nếu chỉ có trách nhiệm giao hàng cho người nhập khẩu tại kho hay trạm giao nhận
hàng hố của sân bay thì sau khi nhận được thông báo đã đến của hãng vận chuyển cấp
vận đơn (theo quy định của công ước Vac-sa-va thì người chun chở có trách nhiệm
SVTT: Hồng Thanh Tú

Trang 9



Báo cáo tốt nghiệp
thông báo ngay cho người nhận hàng, người giao nhận, đại lý ở nước nhập khẩu khi hàng
hố được vận chuyển để họ đi nhận hàng) thì:
+ Người giao nhận trực tiếp lên sân bay nhận bộ hồ sơ gửi kèm theo hàng hố (đã trình
bày ở phần giao hàng xuất khẩu).
+ Sau khi thu hồi bản vận đơn gốc số 2, người giao nhận cùng người nhập khẩu làm các
thủ tục nhận hàng ở sân bay.
+ Nếu người giao nhận là đại lý gom hàng thì phải nhận lơ hàng ngun bằng vận đơn
chủ sau đó chia hàng giao cho các chủ hàng lẻ và thu hồi lại vận đơn gom hàng.
Nếu người giao nhận có trách nhiệm giao hàng đến đích, thì ngồi việc thu hồi các
bản số 2 của vận đơn chủ hoặc vận đơn gom hàng, người giao nhận còn phải yêu cầu
người nhập khẩu cung cấp các chứng từ sau:
+ Giấy phép nhập khẩu
+ Bản kê khai chi tiết hàng hoá
+ Hợp đồng mua bán ngoại thương
+ Chứng từ xuất xứ
+ Hoá đơn thương mại
+ Lược khai hàng nếu gửi hàng theo House Airway Bill
+ Tờ khai hàng nhập khẩu
+ Giấy chứng nhận phẩm chất
+ Và các giấy tờ cần thiết khác.
Người giao nhận tiến hành nhận hàng từ hãng vận chuyển, thanh toán mọi khoản
cước thu sau, làm thủ tục và nộp lệ phí với cảng hàng khơng, thơng quan cho hàng hoá.
Giao hàng cho người nhập khẩu tại kho của người nhập khẩu cùng giấy tờ hải
quan và thông báo thuế.
Người nhập khẩu nhận hàng và thanh toán các chi phí mà người giao nhận đã nộp
cùng phí giao nhận cho người giao nhận.

SVTT: Hoàng Thanh Tú


Trang 10


Báo cáo tốt nghiệp

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ GIAO NHẬN HÀNG HĨA
NHẬP KHẨU BẰNG ĐƯỜNG HÀNG KHƠNG TẠI CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ
HÀNG KHÔNG VECTOR QUỐC TẾ- VECTOR AVIATION
2.1.Giới thiệu sơ lược về công ty
Tên công ty: CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ HÀNG KHÔNG VECTOR QUỐC TẾ
SVTT: Hoàng Thanh Tú

Trang 11


Báo cáo tốt nghiệp
Tên giao dịch tiếng Anh: VECTOR AVIATION
Tên viết tắt: VAS
Trụ sở chính: Tịa nhà Hải Âu (tầng 11) - 39B Trường Sơn, P4, Q.Tân Bình, TPHCM
Điện thoại: +84 8 35 47 24 81- 86

Fax: +84 8 35 47 24 81- 88

Vốn điều lệ: 15.000.000.000 đồng (Mười lăm tỷ đồng).
Gồm : 10% vốn nhà nước: 90% vốn của cổ đơng trong và ngồi cơng ty
Ngồi ra cịn có các chi nhánh tại Hà Nội, Đà Nẵng, Hồng Kông, Thái Lan,
Campuchia, Indonesia và các văn phòng đại diện tại Dubai(Ấn Độ), Singapore, Cairo(Ai
Cập), Đài Loan, Seoul( Hàn Quốc)
Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) dịch vụ hàng không Vector quốc tế được

chính thức thành lập vào giữa năm 2004. Lúc đó mục tiêu chính của cơng ty nhằm phục
vụ cung cấp tải máy bay (cargo load) và vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng khơng
cho nhóm các cơng ty Kho Vận Ngoại Thương Vinatrans Group và công ty cổ phần vận
tải ngoại thương Vinafreight.
Từ đó cho đến nay, Vector Aviation đã không ngừng phát triển và là một trong
những công ty tiên phong chuyên doanh về lĩnh vực dịch vụ công nghiệp hàng không bao
gồm dịch vụ tổng đại lý vận chuyển hành khách và hàng hóa, dịch vụ tư vấn môi giới,
thuê mướn máy bay, vận tải hàng hóa, dịch vụ vận tải hàng hóa nguy hiểm, hàng siêu
trường siêu trọng và chuyển phát nhanh, đăng ký bán vé và cung cấp các giải pháp phần
mềm công nghệ thông tin phục vụ ngành dịch vụ hàng không, dịch vụ truyền thông và
huấn luyện trong lĩnh vực giao nhận kho vận.
Tầm nhìn chiến lược của Vector Aviation sẽ ln duy trì phấn đấu là cơng ty hàng
đầu về dịch vụ hàng không quốc tế với chất lượng dịch vụ tốt nhất và tốc độ phát triển
nhanh để tương lai trở thành một trong những công ty dịch vụ hàng khơng tốt nhất Đơng
Nam Á
2.1.1. Q trình hình thành và phát triển:
Nhằm đáp ứng dịch vụ hàng không đang phát triển ở Việt Nam, năm 2004
Vinafreight quyết định thành lập Cơng ty TNHH Dịch Vụ Hàng Khơng Vector Quốc tế.
Tính từ khi Việt Nam chính thức hội nhập WTO, trong năm 2007 trung bình cứ hai
tháng thì Vector Aviation giành được thương quyền tổng đại lý của một hãng hàng khơng
SVTT: Hồng Thanh Tú

Trang 12


Báo cáo tốt nghiệp
quốc tế. Hiện tại Vector Aviation cũng đang tiếp tục xúc tiến thương mại với các hãng
hàng không khác để phát triển dịch vụ tổng đại lý ở Việt Nam.
Vector Aviation đã làm đại lý cho 22 hãng hàng khơng nước ngồi với sản lượng
khai thác và doanh số năm 2010 lần lượt tăng 45% và 100% so với năm 2009.

Đứng trước cơ hội lớn, Hội đồng Quản trị Vinafreight (cơng ty mẹ của Vector) đã
nhất trí tăng vốn từ 56 tỉ đồng hiện nay lên mức 160 tỉ đồng thông qua việc phát hành
thêm 10,4 triệu cổ phiếu nhằm mục tiêu tăng 20% doanh thu và 30% lợi nhuận trong năm
2012. Trong đó, một trong những nội dung quan trọng nhất là Vinafreight sẽ thành lập
hãng hàng khơng vận chuyển hàng hóa, giao cho Vector Aviation khai thác từ quý
II/2012.
Để thực hiện mục tiêu này, Vector Aviation đã lập ra kế hoạch gồm 3 bước. Đầu
tiên, Cơng ty mua tồn bộ chỗ chở hàng (tương đương khoảng 2 tấn/chuyến) của các máy
bay A320 thuộc VietjetAir trên các chặng nội địa, đồng thời trả luôn các chi phí phục vụ
mặt đất, an ninh soi chiếu, bốc dỡ hàng hóa Như vậy, Vector Aviation thâm nhập thị
trường nội địa trước, về lâu dài mới tiến ra thị trường nước ngoài.
Bước thứ hai của Vector Aviation được xem như sự mở rộng của bước đầu tiên.
Nội dung chính của thỏa thuận hợp tác này được hiểu là Vector Aviation sẽ thuê giấy
phép vận chuyển hàng hóa của VietjetAir để đưa máy bay chuyên dụng chở hàng vào
khai thác thị trường nội địa, sau đó sẽ khai thác cả các chặng bay quốc tế. Các máy bay
chở hàng này sẽ mang logo của VietjetAir và hai bên sẽ cùng kinh doanh theo tỉ lệ thỏa
thuận nhất định nhằm cắt giảm chi phí.
Trong bước cuối cùng, Vector Aviation sẽ đưa máy bay chuyên dụng vào hoạt
động và chịu toàn bộ chi phí, từ th máy bay, phi cơng, sắm container chứa hàng, phí hạ
cất cánh cho đến phục vụ mặt đất.

2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ:
2.1.2.1. Chức năng:
Cơng ty gồm có những chức năng chính sau:
SVTT: Hồng Thanh Tú

Trang 13


Báo cáo tốt nghiệp

-

Giao nhận vận tải hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường hàng không
Tổng đại lý hàng không (GSA), đại lý hàng hóa đường hàng khơng (GCA)
Cung cấp các dịch vụ mặt đất
Lịch trình và thuê chuyến máy bay (ad-hoc charter)
Tư vấn hàng hóa
Cho thuê máy bay
Dịch vụ chuyển phát nhanh hàng hóa hàng khơng
Nhà phân phối các giả pháp công nghệ thông tin
Dịch vụ khai báo Hải quan
Lập dự án về hàng hóa

2.1.2.2. Nhiệm vụ:
Mỗi doanh nghiệp là một tế bào của nền kinh tế, vì thế họ đều có một số nhiệm vụ
cơ bản đối với xã hội. Việc tự ý thức thực hiện các nghĩa vụ này là góp phần làm tang sự
ổn định và tạo mội trường kinh doanh lành mạnh, hiệu quả. Vector Aviation cũng khơng
nằm ngồi những doanh nghiệp ấy, do vậy cơng ty đã đưa ra cho mình những nhiệm vụ
cơ bản sau:
+ Đối với cơ quan quản lý nhà nước: nhiệm vụ của công ty là kinh doanh đúng ngành
nghề đăng ký và mục đích thành lập cơng ty, đồng thời thực hiện và tuân thủ đúng các
chủ trương chính sách của địa phương và trung ương, hoàn thành tốt nghĩa vụ nộp thuế
vào ngân sách nhà nước.
+ Đối với các thành viên góp vốn và lực lượng lao động của công ty: hoạt động kinh
doanh của công ty phải có lãi góp phần xây dựng và đảm bảo đời sống của cán bộ công
nhân viên của công ty về tinh thần cũng như vật chất để xây dựng được một đội ngũ cán
bộ, cơng nhân viên gắn bó, nhiệt thành và có trách nhiệm đảm bảo tái tạo sức lao động,
thu hút lực lượng lao động từ bên ngoài bằng việc tổ chức các buổi dã ngoại, sinh hoạt
tập thể, nâng cao kiến thức qua các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ xuất xuất khẩu của Viện
Logistics Việt Nam.

+ Đối với khách hàng- nhân tố quan trọng quyết định sự tồn tại của công ty: công ty đặt
ra nhiệm vụ cao nhất là phải thỏa mãn nhu cầu của khách hàng bằng cách khơng ngừng
tìm kiếm những sản phẩm dịch vụ đạt chất lượng, tốc độ hồn thành nhanh chóng, gọn lẹ,
tránh việc thủ tục rườm rà gây mất thời gian của khách hàng. Ngồi ra, bộ phận đón tiếp
khách hàng cũng được công ty đầu tư kĩ lưỡng qua các lớp kĩ năng giao tiếp, ứng xử của
những công ty đào tạo kỹ năng mềm uy tín hầu giúp khách hàng cảm thấy hài lịng, nhận
thấy được sự tơn trọng của phía cơng ty dành cho mình.

SVTT: Hồng Thanh Tú

Trang 14


Báo cáo tốt nghiệp
Với những nhiệm vụ đặt ra ở trên, Vector Aviation mong muốn sẽ đưa ngành giao
nhận hàng không của Việt Nam lên tầm cỡ quốc tế, phát triển ngành giao nhận hàng
không trong bối cảnh đất nước mở cửa nhằm thu hút đầu tư nước ngoài và phát triển kinh
tế
2.1.3. Cơ cấu tổ chức:
Ban Giám Đốc: gồm 01 Giám đốc và 01 Phó giám đốc được hội đồng quản trị đề cử:
+ Giám đốc: thay mặt cho hội đồng quản trị tổ chức, điều hành mọi hoạt động của công
ty và chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị và trước các cơ quan quản lý Nhà nước về
hoạt động của cơng ty.
+ Phó giám đốc: Phụ trách cơng tác quản trị trực tiếp các phịng ban trong công ty và chịu
trách nhiệm trước Giám đốc về nhiệm vụ và công tác được giao. Phụ trách các phịng
ban: gồm các trưởng phó phịng và các trưởng bộ phận:
+ Trưởng phòng: phụ trách chung về nhân sự và nghiệp vụ tồn phịng, quản lý hoạt động
kinh doanh. Chịu trách nhiệm trước Ban giám đốc về kết quả kinh doanh.
+ Trưởng bộ phận: phụ trách về hiện trường hàng xuất và hàng nhập.
- Thành viên ban giám đốc:

+ Ông Đỗ Xuân Quang
+ Ông Nguyễn Huy Diệu
2.1.4. Kết quả hoạt động kinh doanh:
Trong năm 2011, nền kinh tế thế giới nói chung và ngành logistics nói riêng chịu
ảnh hưởng rất lớn của cuộc suy thoái kinh tế và khủng hoảng nợ ở châu Âu và thảm họa
sóng thần của Nhật Bản. Trong bối cảnh đó, nền kinh tế Việt Nam, cũng như ngành giao
nhận vận tải và logistics chịu tác động tiêu cực rất lớn và suy giảm mạnh từ tình hình
chung này. Do đặc điểm của mình, ngành vận tải hàng không chịu mức suy giảm rất lớn
về doanh thu,lợi nhuận, thu hẹp về hệ thống. Đặc biệt, sự khủng hoảng thừa về tải cung
ứng tại thị trường Trung quốc đã ảnh hưởng mạnh đến doanh số và lợi nhuận của các
hang hàng không cũng như các tổng đại lý hàng không. So với “đỉnh cao muôn trượng”
của năm 2010, doanh thu và lợi nhuận của Công ty trong năm 2011 chỉ còn bằng khoảng
hơn 55% và 40%; hơn nữa do chiến lược đầu tư và chuẩnbị cho các kế hoạch dài hạn
trong các năm tới đã góp phần làm tăng chi phí của cơng ty trong năm 2011 so với 2010;
dẫn đến sự giảm sút về lơi nhuận so với 2010. Mặc dù có sự suy giảm về doanh thu
SVTT: Hoàng Thanh Tú

Trang 15


Báo cáo tốt nghiệp
nhưng khối lượng tải trọng hàng hóa của công ty cung ứng ra thị trường vẫn duy trì được
mức độ cao, góp phần hỗ trợ cho hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam và ngành
logistics nói chung.
Đứng trước sự suy giảm về thị trường, lợi nhuận như vậy, ngay từ quí I năm 2011,
Ban lãnh đạo cơng ty và các cấp quản lý đã nhìn thấy sự khó khăn trong hoạt động kinh
doanh của cơng ty và đã có những bước điều chỉnh để hạn chế tác động tiêu cực và tích
cực tìm kiếm nhưng khả năng và cơ hội hợp tác, những hướng phát triển và những chiến
lược cho công ty trong năm 2012 và những năm tiếp theo. Mặc dù có những cuộc khủng
hoảng kinh tế với qui mô và mức độ khác nhau, đặc biệt là cuộc khủng hoảng kinh tế

châu Á năm 1997, ngành vận tải hàng khơng tồn cầu vẫn có được mức tăng trưởng trung
bình 5,9% trong 20 năm cuối của thế kỷ 20. Từ năm 2000 đến nay, với 2 cuộc khủng
hoảng gần nhau là 2008 và 2011, đặc biệt là cuộc khủng hoảng 2011 sẽ vẫn kéo dài trong
năm 2012, ngành vận tải hàng không thế giới vẫn đạt được sự phát triển, theo dự báo từ
năm 2000 đến 2020, ngành hàng khơng tồn cầu sẽ có mức tăng trưởng trung bình 7,9%
một năm.
Trong năm 2011, cơng ty Vector đã mở rộng được hệ thống tổng đại lý hãng không
với một loạt các hãng hàng không như: JadeCargo, JetAirways, AirBerlin,
EthiopianAirways, PhilipineAirlines, MercuryAirways.
Bên cạnh đó, trong năm 2011, hãng hàng không Aerosvit của Ukraine lần đầu tiên
mở đường bay thẳng Kiev – thành phố Hồ Chí Minh với tần suất 3 chuyến/ tuần bằng
Boeing 777, bên cạnh tuyến offline qua Bangkok đã triển khai.
Công ty Vector cũng trở thành nhà cung cấp Cargo solutions cho hãng hàng không
giá rẻ VietJet Air trên tất cả các tuyến bay quốc nội và quốc tế. Quá trình chuẩn bị bắt đầu
từ năm 2008 đến 2011; hiện nay, trong những tháng đầu năm 2012 VietJet Airđang khai
thác tuyến SGN – HAN với tần suất 8 chuyến/ngày và tuyến SGN – DAD, SGN –NHA
với tần suất thấp hơn. Trong năm 2011, với những chuẩn bị và thử nghiệm các chuyến
freighter và charter, côngty Vector đã chuẩn bị sẵn sàng cho việc đưa vào khai thác các
chuyến freighterchở hàng trong khu vực như SGN – BKK, SGN – KUL, SGN – SIN, v.v.
Theo dự kiến trong q 2 năm 2012, cơng ty Vector sẽ hợp tác với hãng MasKargo
đưa vào khai thác freighter tuyến SGN – BKK – KUL bằng máy bay A330 – 200 với tần
suất 2 chuyến/tuần để có thể đón đầu sự hồi phục của nền kinh tế cũng như sự tang
trường trở lại của thị trường xuất khẩu được cho là sẽ bắt đầu từ q 2 năm 2012.
Những khó khăn và sự suy giảm về doanh thu, lợi nhuận trong năm 2011 đã ảnh
hưởng rất lớn đến toàn ngành logistics cũng như ngành vận tải hàng không và công ty
SVTT: Hoàng Thanh Tú

Trang 16



Báo cáo tốt nghiệp
Vector nhưng với những bước vượt khó, những bước chuẩn bị mang tính chiến lược dài
hạn và bài bản trong năm 2011 hồn tồn có thể tin tưởng rằng trong năm “bản lề” 2012
và những năm sau, cơng ty Vector sẽ có sự tăng trưởng tích cực, khả quan, tiếp tục duy trì
và phát triển được thị phần vận tải hàng không hơn 13% hiện tại của cơng ty.
2.2. Dịch vụ giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường hàng không tại công ty
TNHH Dịch Vụ Hàng Khơng Vector Quốc Tế:
Dịch vụ nhập khẩu hàng hóa qua phương thức vận chuyển hàng khơng là một chu
trình ngược lại với hàng xuất. Nếu hàng xuất là gom hàng do người giao nhận đứng ra
thay mặt chủ hàng với tư cách là người gửi hàng đăng kí với hãng hàng không để vận
chuyển lô hàng đến nơi yêu cầu thì đại lý làm hàng nhập là người chia lẻ làm thủ tục
nhập, báo cho khách hàng hoặc giao hàng đến tận nơi cho khách hàng (nếu được yêu
cầu). Dưới đây là các công việc cụ thể của Vector Aviation từ khâu tìm kiếm khách hàng
cho tới khi hàng hóa đến tay khách hàng.
Bước 1: Sales và Marketing hàng nhập
Tìm nguồn khách hàng, các salesman sẽ tiếp xúc với nhà nhập khẩu từ danh sách
(sales list) của đại lý nước ngồi gửi về hoặc từ các thơng tin từ thị trường để chào mời
dịch vụ.
Sau khi có được thơng tin của khách hàng, các salesman tiến hành mở jobfile và
tiếp thị dịch vụ của công ty đến các khách hàng này: cung cấp giá các phí dịch vụ của
Vector Aviation( phí làm thủ tục hải quan, phí giao hàng, cước phí chuyên chở...).
Bước 2: Dịch vụ khách hàng và hiện trường:
Bộ phận dịch vụ khách hàng (customer service) liên hệ với phòng thủ tục chứng từ
của Vietnam Airlines để nhận chứng từ hàng nhập và giao cho khách hàng (đối với hàng
airport to airport). Hiện nay tại khu vực sân bay Tân Sơn Nhất có ba kho hàng chính là
TCS, TECS, SCSC.
Bộ phận hiện trường (operation) nhận và chuyên chở hàng hóa đến tận nơi mà
khách hàng yêu cầu (đối với hàng door to door).
Dưới đây là trình tự nhiệm vụ chi tiết của hai bộ phận này với từng phương thức
giao nhận hàng hóa nhập khẩu dựa vào sự ủy thác của nhà nhập khẩu:

Đối với phương thức giao nhận Airport to Airport:Customer Service thu thập các
thông tin về lô hàng nhập thông qua Pre-Alert được fax từ đại lý nước ngồi thơng báo
trước về lơ hàng sắp đến và lập lịch nhập hàng gồm các chi tiết như: số Master Airway
SVTT: Hoàng Thanh Tú

Trang 17


Báo cáo tốt nghiệp
Bill, số House Airway Bill, số chuyến bay, ngày đến, số kiện, số kilo (kg) và lập chương
trình để tiện theo dõi. Hằng ngày 2 lần vào lúc 8h30 và 14h30 Customer Service sẽ ra sân
bay để nhận chứng từ hàng nhập. Đặc biệt, với những lô hàng mang tính khẩn cấp thì
phải nhận chứng từ ngày khi nhận được thông báo hàng đến. Customer Service sẽ kiểm
tra đối chiếu bộ chứng từ hàng nhập với Pre-Alert, nếu chứng từ có sai xót hoặc hàng
chưa đến thì liên hệ với hãng hàng không và báo ngay cho đại lý biết để xử lý nhằm bảo
vệ quyền lợi của khách hàng và uy tín của cơng ty.
Khi nhận được chứng từ, Customer Service fax giấy báo hàng đến ( Arrival
Notice) cho người nhận hàng, trong đó có ghi rõ chi tiết lô hàng như: số vận đơn, chuyến
bay, tên người gửi, tên hàng hóa, trọng lượng, số tiền phải thanh toán...và chuẩn bị tất cả
các chứng từ để giao cho khách như: giấy ủy quyền, Airway Bill, Invoice, Packing List,
Cargo Manifest,...tất cả các chứng từ này đều phải được photo lưu lại nhằm làm bằng
chứng khi xảy ra khiếu nại.
Khi khách hàng đến nhận chứng từ, nhân viên Customer Service yêu cầu khách
xuất trình giấy giới thiệu của công ty (nếu là hàng công ty) hoặc chứng minh nhân dân và
hộ khẩu, hộ chiếu (nếu là hàng cá nhân). Sau đó giao chứng từ và yêu cầu khách hàng
đóng lệ phí giao chứng từ, ký nhận.
Lưu tồn bộ giấy thông báo hàng đến bằng điện hoặc fax vào hồ sơ.
Lưu ý:
+ Đối với phương thức thanh toán cước Collect thì u cầu khách hàng thanh tốn cước
trước khi giao chứng từ nhằm tránh những rủi ro ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty và

mối quan hệ giữa các bên.
+ Trong trường hợp khách hàng không đến nhận chứng từ: sau 3 ngày kể từ ngày phát
lệnh thông báo đến lần đầu thì tiếp tục thơng báo lần 2 và sau 6 ngày thì tiến hành thơng
báo lần 3. Nếu sau 1 tuần khách hàng vẫn không đến nhận chứng từ thì liên hệ với khách
hàng để tìm hiểu nguyên nhân và báo cho đại lý nước ngoài có biện pháp xử lý.
+ Nếu là hàng hóa dễ hư hỏng thì phải báo trước cho khách hàng để chuẩn bị chứng từ
nhập khẩu ít nhất 1 ngày trước khi hàng đến
- Đối với phương thức giao nhận Door to Door:
Các bước đầu tương tự như phương thức hàng nhập “ Airport to Airport” chỉ khác
thay vì giao tồn bộ chứng từ cho khách thì Customer Service giao tồn bộ chứng từ cho
bộ phận Operation khi thông báo hàng đã đến.
SVTT: Hoàng Thanh Tú

Trang 18


Báo cáo tốt nghiệp
Operation chuẩn bị những chứng từ cần thiết để hịan thành thủ tục đăng ký kiểm
hóa hải quan tại cửa khẩu sân bay Tân Sơn Nhất. Đối với những mặt hàng cấm nhập khẩu
hoặc nhập khẩu có điều kiện thì phải có giấy phép của Bộ Thương Mại, Bộ quản lý
chuyên ngành như Bộ Y Tế (dược phẩm, dụng cụ y học...), Bộ Văn Hóa Thơng Tin (các
loại văn hóa phẩm: CD, sách báo,...), với những cơng ty trực thuộc khu chế xuất thì phải
có giấy phép của ban quản lý khu chế xuất.
Sau khi đã có đủ những chứng từ cần thiết, bộ phận Operation (op) hàng nhập sẽ
tiến hành hoàn thành việc khai báo tất cả các chi tiết dựa trên Airway Bill, Packing List,
hợp đồng, Invoice...lên tờ khai hải quan, hoàn thành thủ tục hải quan và giao hàng cho
khách bằng các công việc cụ thể sau:
- Trực tiếp khai báo và áp mã tính thuế trên tờ khai
- Sau khi hồn tất chứng từ khai báo, Op tiến hành nộp bộ hồ sơ gồm:
+ Bộ tờ khai hải quan hàng nhập: 2 bản chính

+ Hợp đồng ngoại thương: 1 bản sao có dấu sao y của cơng ty
+ Hóa đơn thương mại: 1 bản chính, 1 bản sao
+ Packing list: 1 bản chính, 1 bản sao
+ Master Airway Bill: 1 bản chính và 2 bản sao
+ Giấy ủy quyền: 1 bản chính
+ Giấy giới thiệu: 1 bản chính
Và tất cả các giấy tờ cần thiết liên quan đến lơ hàng tại phịng hải quan đăng kí tờ khai
- Bộ phận hải quan tiếp nhận đăng kí tờ khai sẽ thực hiện kiểm tra bộ hồ sơ khai báo như
kiểm tra chủng loại, số lượng và kiểm tra tính hợp lệ của các chứng từ. Sau khi kiểm tra
nếu nội dung khai báo là hợp lý thì sẽ đóng dấu “ đã tiếp nhận đăng ký tờ khai” vào sổ
đăng ký, cho số lên tờ khai, ký và ghi rõ họ tên và đóng dấu. Nhân viên hải quan cấp
phiếu tiếp nhận đăng ký tờ khai cho nhân viên Op và thu lệ phí hải quan. Khi có dấu đăng
kí tiếp nhận, bộ tờ khai được chuyển tới bộ phận hải quan kiểm hóa để đăng kí kiểm hóa.
Trường hợp hồ sơ khơng hợp lệ, cơng chức hải quan phải có văn bản “ phiếu yêu
cầu nghiệp vụ “ gửi cho người khai hải quan. Khơng nói miệng, để tránh trường hợp
nhũng nhiễu làm khó doanh nghiệp.
SVTT: Hồng Thanh Tú

Trang 19


Báo cáo tốt nghiệp
- Trước khi tiến hành việc đăng kí kiểm hóa, nhân viên Op thực hiện việc đóng phí lưu
kho, lao vụ kho và nhận phiếu xuất kho cùng với Airway Bill ( đã có chữ ký của nhân
viên kho).
- Đưa Airway Bill được cấp bởi kho đến bộ phận Hải quan giám sát để nhập dữ liệu, ký
xác nhận .
- Chờ số thứ tự, nhận hàng tại kho đưa hàng ra khu vực kiểm hóa.
- Sau khi đã lấy hàng ra khỏi kho, nếu hàng có sai lệch so với tờ khai hoặc hư hỏng đổ vỡ
thì phải lập biên bản giám định có xác nhận của kho để làm bằng chứng khiếu nại sau

này. Bộ phận Op mời hải quan kiểm hóa kiểm tra hàng.
- Đem phiếu xuất kho và Airway Bill được cấp bởi kho đến cơ quan hải quan để đăng ký
kiểm hóa.
- Trình phiếu xuất kho và Airway Bill để hải quan thủ tục ký xuất kho.
- Đăng ký Hải quan giám sát kho xuất hàng.
- Nhận hàng tại kho để đưa ra bãi kiểm tra.
- Sau khi đã lấy hàng ra khỏi kho, nếu hàng có sai lệch so với tờ khai hoặc hư hỏng đổ vỡ
thì phải lập biên bản giám định có xác nhận của kho để làm bằng chứng khiếu nại sau
này. Bộ phận Op mời hải quan kiểm hóa kiểm tra hàng.
- Liên hệ hải quan kiểm hóa để biết thời gian kiểm hóa và mời nhân viên kiểm hóa đến
kiểm tra cho lơ hàng được kê khai. Lúc này gồm có 2 kiểm hóa viên tiến hành kíểm tra
hàng cùng với sự có mặt của người khai báo. Mức độ kiểm tra tùy thuộc vào sự phân
luồng của đối tượng kiểm tra,...Sau khi kiểm hóa nhân viên kiểm hóa sẽ ghi kết quả kiểm
hóa vào mặt sau của tờ khai, ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu “hồn thành thủ tục kiểm hóa”
lên tờ khai.
- Bộ tờ khai sau khi kiểm hóa được chuyển tới bộ phận Hải quan thuế, bộ phận thuế tiến
hành kiểm tra việc tự tính thuế và áp mã hàng hóa của nhân viên khai báo xem kết quả
tính thuế có phù hợp với quy định trong biểu thuế không nếu không phù hợp thì xác định
lại trị giá tính thuế, trường hợp doanh nghiệp cho rằng khai thuế mình đúng và Hải quan
cũng cho mình đúng nhưng kết quả thuế khác nhau thì phải yêu cầu cơ quan giám định
độc lập, nếu phù hợp thì sẽ ra thơng báo thuế sau khoảng 2 giờ đồng hồ.
- Thanh lý tờ khai hải quan và hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế. Đối với hàng phi mậu dịch
hoặc hàng tiêu dùng phải nộp thuế ngay trước khi nhận hàng, còn đối với hàng mậu dịch
SVTT: Hoàng Thanh Tú

Trang 20


Báo cáo tốt nghiệp
kinh doanh thì được gia hạn 30 ngày kể từ ngày ra thông báo thuế (quy định thời gian nộp

thuế theo từng loại hình nhập khẩu do nhà nước quy định).
- Bộ phận Op tiến hành lo phương tiện vận tải để giao lô hàng đến tận nơi cho khách.
Khách ký nhận và hoàn trả cho người giao nhận phí dịch vụ, các khoản phí lien quan
khác mà người giao nhận đã ứng trước như thuế, lưu kho,....
- Lập chứng cứ giao hàng giao cho khách kèm theo thông báo thuế của Hải quan.
- Tiến hành báo POD cho đại lý nước ngoài.
- Lập hồ sơ lưu gồm chứng cứ giao hàng, Bill và giấy ủy quyền .
2.3. Quy trình chung dịch vụ giao nhận hàng hóa nhập khẩu mậu dịch/phi mậu
dịch:
2.3.1. Các loại chứng từ cần thiết:
- Giấy phép kinh doanh: do cơ quan có thẩm quyền là Sở kế hoạch đầu tư Tỉnh, thành
phố cấp đối với hình thức cơng ty như Cơng ty cổ phần, Công ty TNHH một thành viên,
Công ty TNHH Hai thành viên trở lên, Cơng ty hợp danh..., cịn kinh doanh theo hình
thức hộ kinh doanh thì cơ quan có thẩm quyền là Ủy ban nhân dân quận, huyện nơi có địa
chỉ trụ sở.
- Giấy phép nhập khẩu: Giấy phép nhập khẩu do cơ quan quản lý xuất nhập khẩu của một
nước cấp, ở Việt Nam là Bộ Thương mại. Giấy phép nhập khẩu có hai loại chính: một là
giấy phép nhập khẩu theo hạn ngạch
–Quota. Hai là giấy phép do các cơ quan quản lý chuyên nghành cấp. Giấy phép nhập
khẩu gồm những nội dung chủ yếu sau: Tên, địa chỉ của người nhập; Số giấy phép; Ngày
cấp;Thời hạn hiệu lực; Cơ sở cấp giấy phép; Loại hình kinh doanh; Cửa khẩu nhập; Hợp
đồng số; Ngày; Dạng hợp đồng; Chi tiết về vận tải; Ðiều kiện và địa chỉ giao hàng; Thời
hạn giao hàng; Phương thức thanh toán; Ðồng tiền thanh toán; Tên hàng, chủng loại bao
kiện, tên và đặc điểm hàng hoá; Ký mã hiệu hàng hoá; Số lượng hàng hoá; Ðơn giá; Trị
giá; Người và ngày xin cấp giấy phép; Xác nhận của hải quan; Cơ quan duyệt cấp giấy
phép ký tên, đóng dấu.
- Bản kê chi tiết hàng hoá (Packing list): Ðây là bản khai chi tiết về hàng hoá của người
gửi hàng, nhiều khi người ta dùng phiếu đóng gói thay bản kê khai chi tiết. Nội dung
chính của bản khai chi tiết: Tên và địa chỉ của người gửi hàng; Tên hàng; Ký mã hiệu của
hàng; Số kiện hàng; Trọng lượng toàn bộ; Trọng lượng tịnh; Kích thước của hàng hố; Ơ

tả hàng hố; Chữ ký của người lập.
SVTT: Hoàng Thanh Tú

Trang 21


Báo cáo tốt nghiệp
- Bản lược khai hàng hoá (consol manifest): Là một bản kê khai tóm tắt về hàng hoá
chuyên chở. Lược khai hàng hoá do người giao nhận lập khi hàng có nhiều lơ hàng lẻ gửi
chung một vận đơn (trường hợp gom hàng).
Lược khai hàng hoá bao gồm những nội dung chính sau: Tên, địa chỉ người gửi; Tên, địa
chỉ người nhận; Số thứ tự của vận đơn; Tên hàng; Ký mã hiệu; Trọng lượng;
Số kiện hàng của từng vận đơn; Nơi đi; Nơi đến.
- Giấy chứng nhận xuất xứ (C/O): Là chứng từ ghi nơi sản xuất của hàng hoá do người
xuất khẩu kê khai, ký và được cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu xác nhận (ở
Việt Nam là phòng thương mại và công nghiệp).
Giấy chứng nhận xuất xứ bao gồm chững nội dung chủ yếu sau: Tên và địa chỉ của người
gửi hàng; Tên và địa chỉ của người nhận hàng; Phương tiện và tuyến vận tải; Mục đích sử
dụng chính thức; Số thứ tự của lô hàng; Mã và số hiệu bao bì; Tên hàng và mơ tả hàng
hố; Số lượng hàng hoá; Trọng lượng hàng hoá; Số và ngày của hoá đơn thương mại;
Cam đoan của người xuất khẩu về hàng hố; Chứng nhận của cơ quan có thẩm quyền.
Tùy theo từng quốc gia mà có loại C/O riêng.
- Tờ khai hàng hoá nhập khẩu (khai hải quan): một văn bản do chủ hàng, chủ phương tiện
khai báo cho cơ quan hải quan trước khi hàng hoặc phương tiện nhập qua lãnh thổ quốc
gia.
- Vận đơn hàng không (Airway Bill): chứng từ vận chuyển hàng hoá và bằng chức của
việc ký kết hợp đồng và vận chuyển hàng hoá bằng máy bay, về điều kiện của hợp đồng
và việc đã tiếp nhận hàng hoá để vận chuyển ( Luật Hàng Không dân dụng Việt Nam
ngày 4 tháng 1 năm 1992).
- Hóa đơn thương mại (Invoice): chứng từ thương mại được phát hành bởi người bán cho

người mua để nhận được một số tiền nào đó mà người mua hàng hóa hay dịch vụ có
nghĩa vụ phải thanh tốn cho người bán hàng theo những điều kiện cụ thể.
2.3.2. Quy trình dịch vụ chung:
Mỗi loại hình hàng hóa nhập khẩu sẽ có một quy trình dịch vụ nhập khẩu riêng.
Tuy nhiên, ở đây sẽ là quy trình nhập khẩu chung và khái quát cho tất cả các loại hình.
Dựa trên quy trình này, các nhân viên sẽ có một cách nhìn căn bản và tổng thể cho nghiệp
vụ của mình. Gồm 7 bước cơ bản tóm tắt sau:

SVTT: Hồng Thanh Tú

Trang 22


Báo cáo tốt nghiệp

Hình:. Sơ đồ quy trình dịch vụ nhập khẩu khái qt
Bước 1: Nhận email thơng báo có hàng của đại lý bên nước ngoài
Bước 2: Chuẩn bị các giấy tờ có liên quan (giấy giới thiệu, giấy ủy quyền…)
Bước 3: Nhận các giấy tờ, chứng từ: Sau khi nhận được giấy báo hàng đến thì bộ phận
giao nhận sẽ tới hãng hàng không (hộp thư của Vector Aviation) để nhận được các giấy
tờ, chứng từ.

Bước 4: Nhận hàng tại kho:
Người nhận hàng mang chứng minh thư và giấy giới thiệu để nhận hàng tại kho. Khi
nhận phải kiểm tra hàng hố, nếu có hư hỏng, đổ vỡ phải lập biên bản giám định, có xác
nhận của kho để khiếu nại sau này.
Bước 5: Làm thủ tục hải quan:
Trước khi làm thủ tục, phải đăng ký tờ khai. Hồ sơ đăng ký làm thủ tục hải quan bao gồm
(thường đăng ký trước một buổi):
SVTT: Hoàng Thanh Tú


Trang 23


Báo cáo tốt nghiệp
-

Vận đơn đường hàng khơng
Hóa đơn thương mại
Giấy phép nhập khẩu ( nếu có)
Giấy ủy quyền
Giấy giới thiệu

Và một số giấy tờ cần thiết sẽ được giới thiệu cụ thể trong từng loại hình ở mục 2.4
Bước 6: Thanh toán các khoản liên quan và đưa hàng ra khỏi sân kho.
Bước 7: Tiến hành thu lệ phí giao nhận và các phí nhập hàng đã thanh tốn tại kho/sân
bay sau đó giao hàng cho người nhận.
2.4. Các quy trình dịch vụ giao nhận hàng hóa nhập khẩu cụ thể:
2.4.1. Quy trình dịch vụ giao nhận hàng hóa nhập khẩu mậu dịch:
2.4.1.1. Quy trình dịch vụ giao nhận hàng hóa nhập khẩu với lơ hàng của Cơng ty
TNHH thương mại, tin học Việt CAD (bộ chứng từ kèm theo):
2.4.1.1.1. Bộ hồ sơ căn bản (phụ lục chứng từ kèm theo số 1):
- Một hợp đồng mua bán hàng hóa có hiệu lực (Sales Contract).
- Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice).
- Phiếu đóng gói hàng hóa (Packing List).
- Khơng vận đơn ( Airway Bill of Lading).
- Giấy giới thiệu của Việt CAD
- Giấy chứng nhận xuất xứ (Certificate of Origin) nếu có.
- Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh, mã số thuế (chỉ nộp một lần khi đăng kí làm thủ
tục cho lô hàng đầu tiên) Tất cả các chứng từ đều phải được đóng dấu giáp lai và sao y

của cơng ty.
2.4.1.1.2. Quy trình thực hiện:
Bước 1: Đăng kí giấy phép nhập khẩu tự động
Do hàng hóa nhập về là trò chơi Lê go nằm trong danh mục hàng hóa phải áp dụng giấy
phép nhập khẩu tự động. Theo quy định tại Mục II.1 Thông tư số 17/2008/TT-BCT, hồ sơ
đăng ký giấy phép nhập khẩu tự động, gồm:
SVTT: Hoàng Thanh Tú

Trang 24


Báo cáo tốt nghiệp
- Đơn đăng ký nhập khẩu tự động: 02 bản theo mẫu tại Phụ lục số 02 ban hành kèm theo
Thông tư.
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy phép kinh
doanh: 01 bản sao (có dấu sao y bản chính của thương nhân).
- Hợp đồng nhập khẩu: 01 bản sao (có đóng dấu sao y bản chính của thương nhân).
- Khơng vận đơn/Invoice/Packing list: 01 bản sao (có đóng dấu sao y bản chính của
thương nhân).
Đơn kèm theo Hồ sơ đăng ký cấp giấy phép nhập khẩu tự động gửi đến 01 địa chỉ sau:
- Trụ sở Cơ quan đại diện của Bộ Công Thương: Số 45 Trần Cao Vân, phường 6, quận 3,
Thành phố Hồ Chí Minh
Trong vịng 09-11 ngày làm việc, nếu hồ sơ hợp lệ sẽ được gửi bằng đường bưu điện cho
thương nhân.
Bước 2: Đăng kí kiểm tra chất lượng nhà nước
Dưới đây là thủ tục để đăng ký và thực hiện kiểm tra áp dụng cho hình thức kiểm tra tồn
bộ lơ hàng tại bến đến.
- Đăng kí kiểm tra: Tải mẫu Giấy đăng ký kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu, lập
thành 2 bản, nộp cho bộ phận đăng ký cùng với các chứng từ sau:
+ Hợp đồng nhập khẩu (Contract)

+ Bản liệt kê hàng hóa (Packing List)
+ Hóa đơn (Invoice)
+ Khơng vận đơn (Airway Bill)
Liên hệ nộp tại địa chỉ sau: 263 Điện Biên Phủ, phường 7,quận 3
- Thực hiện đóng phí kiểm tra theo mức quy định:
+ Phí cấp giấy thông báo kết quả kiểm tra về chất lượng hàng hóa nhập khẩu theo thơng
tư số 231/2009/TT-BTC ngày 09/12/2009 của Bộ Tài Chính: 150.000 đồng/giấy.
+ Phí kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa: 0.05%/giá trị lơ hàng được kiểm. Mức
thu tối thiểu không dưới 600.000 đồng và mức thu tối đa khơng q 15.000.000 đồng.
SVTT: Hồng Thanh Tú

Trang 25


×