Tải bản đầy đủ (.pdf) (72 trang)

Đánh giá thành phần hóa học, giá trị dinh dưỡng và tỷ lệ tiêu hóa của một số loại thức ăn thường dùng nuôi cừu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.24 MB, 72 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN THỊ HÀ PHƯƠNG

ĐÁNH GIÁ THÀNH PHẦN HÓA HỌC,
GIÁ TRỊ DINH DƯỠNG VÀ TỶ LỆ TIÊU HĨA CỦA
MỘT SỐ LOẠI THỨC ĂN THƯỜNG DÙNG NI CỪU

Ngành:

Chăn nuôi

Mã số:

60 62 01 05

Người hướng dẫn khoa học:

1. PGS.TS. Bùi Quang Tuấn
2. GS.TS. Vũ Chí Cương

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan các kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn là trung
thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám
ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày…… tháng…… năm 2017
Tác giả luận văn



Nguyễn Thị Hà Phương

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi đã nhận được
sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè,
đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hồn thành luận văn, cho phép tơi được bày tỏ lịng kính trọng và biết
ơn sâu sắc tới GS.TS. Vũ Chí Cương; PGS.TS. Bùi Quang Tuấn đã tận tình hướng dẫn,
dành nhiều cơng sức, thời gian và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình học tập và
thực hiện đề tài.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo,
Bộ môn Dinh dưỡng - Thức ăn chăn nuôi, Khoa Chăn nuôi - Học viện Nông nghiệp
Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tơi trong q trình học tập, thực hiện đề tài và hồn
thành luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ viên chức Trung tâm nghiên
cứu Dê và Thỏ Sơn Tây đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình thực
hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi
điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tơi hồn thành
luận văn./.
Hà Nội, ngày ..... tháng ...... năm 2017
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Hà Phương

ii



MỤC LỤC
Lời cam đoan ..................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii
Mục lục ............................................................................................................................ iii
Danh mục viết tắt .............................................................................................................. v
Danh mục bảng ................................................................................................................ vi
Danh mục biểu đồ ........................................................................................................... vii
Trích yếu luận văn ......................................................................................................... viii
Thesis abstract................................................................................................................... x
Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................... 1
1.1.

Đặt vấn đề ............................................................................................................. 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................. 2

1.3.

Phạm vi nghiên cứu .............................................................................................. 2

1.4.

Những đóng góp mới, khoa học, thực tiễn ........................................................... 2

Phần 2. Tổng quan tàı lıệu ............................................................................................. 3
2.1.


Phân loại thức ăn cho gia súc nhai lại ................................................................... 3

2.1.1. Thức ăn thô ........................................................................................................... 3
2.1.2. Thức ăn tinh .......................................................................................................... 7
2.1.3. Thức ăn bổ sung .................................................................................................... 8
2.2.

Các phương pháp xác định thành phần hóa học, giá trị dinh dưỡng và tỷ
lệ tiêu hóa của gia súc nhai ................................................................................... 9

2.2.1. Các phương pháp phân tích thành phần hóa học của thức ăn ............................... 9
2.2.2. Phương pháp tính tỷ lệ tiêu hóa thức ăn ............................................................. 14
2.2.3. Các Phương pháp xác định giá trị dinh dưỡng của thức ăn ................................ 15
2.3.

Các nghiên cứu xác định thành phần hóa học, tỷ lệ tiêu hóa và giá trị dinh
dưỡng thức ăn dùng cho gia súc nhai lại trên thế giới và tại Việt Nam.............. 22

Phần 3. Nộı dung và phương pháp nghıên cứu .......................................................... 25
3.1.

Địa điểm nghiên cứu ........................................................................................... 25

3.2.

Thời gian nghiên cứu .......................................................................................... 25

3.3.


Đối tượng, phương pháp nghiên cứu .................................................................. 25

3.4.

Nội dung nghiên cứu........................................................................................... 25

iii


3.5.

Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 25

3.5.1. Xác định thành phần hóa học của một số loại thức ăn phổ biến ni cừu.......... 25
3.5.2. Xác định tỷ lệ tiêu hố thức ăn bằng phương pháp in vivo của một số loại
thức ăn phổ biến ni cừu ................................................................................... 26
3.5.3. Tính tốn các giá trị dinh dưỡng của thức ăn ..................................................... 27
3.5.4. Phương pháp xử lý số liệu .................................................................................. 30
Phần 4. Kết quả và thảo luận ....................................................................................... 31
4.1.

Thành phần hóa học của một số loại thức ăn xanh ............................................. 31

4.2.

Thành phần hóa học của một số loại thức ăn ủ ................................................... 32

4.3.

Thành phần hóa học của một số loại thức ăn giàu năng lượng và thức ăn

giàu protein ......................................................................................................... 34

4.4.

Tỷ lệ tiêu hóa in vivo của thức ăn xanh .............................................................. 35

4.5.

Tỷ lệ tiêu hóa in vivo của thức ăn ủ và phụ phẩm nơng nghiệp.......................... 37

4.6.

Tỷ lệ tiêu hóa của một số loại thức ăn giàu năng lượng và bổ sung protein ...... 38

4.7.

Giá trị dinh dưỡng của một số loại thức ăn xanh ............................................... 39

4.8.

Giá trị dinh dưỡng của một số loại thức ăn ủ và phụ phẩm nông nghiệp ........... 42

4.9.

Giá trị dinh dưỡng của một số loại thức ăn giàu năng lượng và giàu
protein ................................................................................................................. 46

Phần 5. Kết luận và kiến nghị ...................................................................................... 49
5.1.


Kết luận ............................................................................................................... 49

5.2.

Kiến nghị............................................................................................................. 50

Tài liệu tham khảo ........................................................................................................ 51
phụ lục ............................................................................................................................ 58

iv


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

ADF

Xơ không tan trong dung mơi axit

CF

Xơ thơ

CP

Protein thơ

DE


Năng lượng tiêu hố

DP

Protein tiêu hóa

EE

Lipit

GE

Năng lượng thơ

HH

Hỗn hợp.

Kts

Khống tổng số.

Lab:

Số liệu phịng thí nghiệm.

ME

Năng lượng trao đổi


NDF

Xơ không tan trong dung môi trung tính

NE

Năng lượng thuần

NIRS

Quang phổ hấp phụ cận hồng ngoại

OM

Chất hữu cơ

OMD

Tỷ lệ tiêu hóa chất hữu cơ

PDI

Protein tiêu hóa ở ruột của thức ăn

PDIE

Protein tiêu hố ở ruột tính theo năng lượng ăn vào của thức ăn.

PDIN


Protein tiêu hóa ở ruột tính theo Nitơ ăn vào của thức ăn.

SD

Độ lệch chuẩn của mẫu tham chiếu

TA

Thức ăn.

TAAV

Lượng thức ăn ăn vào.

TLTH

Tỷ lệ tiêu hóa.

UFL

Năng lượng thuần cho tạo sữa

VCK

Vật chất khơ

VCKI

Lượng thức ăn ăn vào


v


DANH MỤC BẢNG
Bảng 4.1. Thành phần hóa học của một số loại thức ăn xanh (% VCK) (n=3) ............ 31
Bảng 4.2. Thành phần hóa học của một số loại thức ủ chua và phụ phẩm nông
nghiệp .......................................................................................................... 33
Bảng 4.3. Thành phần hóa học của một số loại thức ăn giàu năng lượng và thức
ăn giàu protein ............................................................................................ 34
Bảng 4.4. Tỷ lệ tiêu hóa in vivo của một số loại thức ăn xanh (%) (n=4) ................... 36
Bảng 4.5. Tỷ lệ tiêu hóa in vivo của một số loại thức ăn ủ và phụ phẩm nông nghiệp ....... 37
Bảng 4.6. Tỷ lệ tiêu hóa in vivo của một số loại thức ăn giàu năng lượng và
giàu protein ................................................................................................ 39
Bảng 4.7. Giá trị năng lượng của một số loại thức ăn xanh ......................................... 39
Bảng 4.8. Giá trị protein của một số loại thức ăn xanh ................................................ 41
Bảng 4.9.

Giá trị dinh dưỡng của một số loại thức ăn ủ và phụ phẩm nông nghiệp .............43

Bảng 4.10. Giá trị Protein của một số loại thức ăn ủ chua và phụ phẩm nông nghiệp...........44
Bảng 4.11. Giá trị năng lượng của một số loại thức ăn giàu năng lượng và giàu
protein ..........................................................................................................................46
Bảng 4.12. Giá tri protein của nhóm thức bổ sung năng lượng và bổ sung protein ............ 47

vi


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 4.1. Giá trị năng lượng của một số loại thức ăn xanh ....................................... 41

Biểu đồ 4.2. Giá trị protein của thức ăn xanh ................................................................. 42
Biểu đồ 4.3. Giá trị năng lượng của một số loại thức ăn ủ chua và phụ phẩm nông
nghiệp ........................................................................................................ 44
Biểu đồ 4.4. Giá trị protein của thức ăn ủ chua và phụ phẩm nông nghiệp .................... 45
Biểu đồ 4.5. Giá trị năng lượng của nhóm thức ăn giàu năng lượng và giàu
protein ....................................................................................................... 47
Biểu đồ 4.6. Giá trị protein của nhóm thức ăn giàu năng lượng và giàu protein............ 48

vii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Nguyễn Thị Hà Phương
Tên Luận văn: Đánh giá thành phần hóa học, giá trị dinh dưỡng và tỷ lệ tiêu hóa của
một số loại thức ăn thường dùng nuôi cừu.
Ngành: Chăn nuôi

Mã số: 60 62 01 05

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu Đánh giá được thành phần hóa học, giá trị dinh dưỡng và tỷ lệ
tiêu hóa của một số loại thức thường dùng ni cừu tại Việt Nam.
Phương pháp nghiên cứu
Đề tài có ba nội dung chính
- Xác định thành phần hóa học của một số loại thức ăn thường dùng nuôi cừu.
- Xác định tỷ lệ tiêu hóa của một số loại thức ăn dùng nuôi cừu bằng phương pháp
in vivo.
- Xác định giá trị dinh dưỡng của một số loại thức ăn thường dùng nuôi cừu.
Nguyên vật liệu
04 cừu đực giống Phan Rang, 12 tháng tuổi, khối lượng bình quân 30kg, được sử

dụng trong nghiên cứu xác định tỷ lệ tiêu hóa in vivo. 11 loại thức ăn gồm: cỏ ghinê, cỏ
voi 35 ngày, cỏ voi 45 ngày, cỏ voi ủ chua, thân cây ngơ ủ chua, cây ngơ chín sáp ủ,
rơm ủ (2% urê), cám gạo, bột ngô, bột sắn, bột đậu tương, bã bia.
Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp tiến hành đối với nội dung 1: mẫu thức ăn nghiên cứu được lấy
theo TCVN về thức ăn chăn ni để phân tích tại Phịng phân tích thức ăn và sản phẩm
chăn ni (Viện Chăn nuôi) gồm các chỉ tiêu sau: chất khô, protein thơ, xơ thơ, khống
tổng số, lipit, NDF và ADF.
Phương pháp tiến hành đối với nội dung 2: tỷ lệ tiêu hóa của mỗi loại thức ăn
được xác định trên 04 cừu đực giống Phan Rang, khối lượng bình quân 30kg bằng
phương pháp thu phân và nước tiểu tổng số (Cochran và Galyean, 1994). Cừu được
nuôi nhốt cá thể trên cũi tiêu hóa và cho ăn ở mức ước tính gần với nhu cầu duy trì
trong thời gian chuẩn bị 10 ngày, sau đó đến giai đoạn thu mẫu 7 ngày.
Phương pháp tiến hành với nội dung 3:
Các giá trị năng lượng (GE: năng lượng thô; DE: năng lượng tiêu hoá; ME: năng
lượng trao đổi; NE: năng lượng thuần, năng lượng thuần cho tạo sữa (UFL), giá trị
protein của thức ăn (PDI: protein tiêu hoá ở ruột; PDIN: protein tiêu hóa ở ruột tính theo

viii


N ăn vào: PDIE: protein tiêu hố ở ruột tính theo năng lượng ăn vào) của TA cho gia
súc nhai lại được tính từ TLTH in vivo và lượng thức ăn ăn vào (TAAV) (g chất khô/kg
W0,75) theo hệ thống của Pháp, sử dụng các công thức của Jarrige (1978); Andrien et al.
(1989); Xandé et al. (1989).
Kết quả chính và kết luận
Đã phân tích được thành phần hố học của 3 loại thức ăn xanh, 3 loại thức ăn ủ
chua (cỏ voi ủ chua, thân cây ngô sau thu bắp ủ chua và cây ngơ chín sữa sáp ủ chua), 1
loại phụ phẩm nơng nghiệp (rơm kiềm hóa 2% urê), 3 loại thức ăn giàu năng lượng và 2
loại thức ăn giàu protein thường dùng nuôi cừu.

Đã xác định được tỷ lệ tiêu hoá in vivo của 3 loại thức ăn xanh, 3 loại thức ăn ủ
chua (cỏ voi ủ chua, thân cây ngô sau thu bắp ủ chua và cây ngơ chín sữa sáp ủ chua), 1
loại phụ phẩm nơng nghiệp (rơm kiềm hóa 2% urê), 3 loại thức ăn giàu năng lượng và 2
loại thức ăn giàu protein thường dùng nuôi cừu.
Đã xác định được giá trị dinh dưỡng (giá trị năng lượng: GE, DE, ME, NE, UFL;
giá trị protein: PDI, PDIN, PDIE) của 3 loại thức ăn xanh, 3 loại thức ăn ủ chua (cỏ voi
ủ chua, thân cây ngô sau thu bắp ủ chua và cây ngơ chín sữa sáp ủ chua), 1 loại phụ
phẩm nơng nghiệp (rơm kiềm hóa 2% urê), 3 loại thức ăn giàu năng lượng và 2 loại
thức ăn giàu protein thường dùng ni cừu.
Giá trị dinh dưỡng của các nhóm thức ăn.
Giá trị PDIN của nhóm thức ăn xanh đều thấp hơn PDIE. Giá trị dinh dưỡng trong
nhóm này cao nhất là cỏ voi thu cắt ở 35 ngày tuổi (ME = 9,5 MJ/kgVCK; PDI=94,15
g/kgVCK).
Giá trị PDIN của nhóm thức ăn ủ cũng thấp hơn so với giá trị PDIE. Trong nhóm
này, giá trị dinh dưỡng của cây ngơ chín sữa sáp là lớn nhất (ME = 8,01 MJ/kgVCK;
PDI=66,4 g/kgVCK).
Đối với nhóm thức ăn giàu năng lượng giá trị PDIN thấp hơn so vơi giá trị PDIE và
ngược lại với nhóm thức ăn giàu protein giá trị PDIN cao hơn so với giá trị PDIE.

ix


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Nguyen Thi Ha Phuong
Thesis title: Evaluating the chemical composition, nutritional value and digestibility of
some feeds commonly used for sheep.
Major: Animal Science

Code: 60 62 01 05


Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Research Objectives
Evaluating the chemical composition, nutritional value and digestibility of some
feeds commonly used for sheep in Vietnam.
Materials and Methods
This dissertationcontained two main issues
- Determining the chemical compsitionof some feeds commonly used for sheep.
- Determining digestibility of some feeds commonly used for sheep by in vivo
experiment.
- Determine the nutritive value of some feeds commonly used for sheep.
Materials
Four Phan Rang sheep rams with the average body weight was 30 kg used in the
research digestibility in vivo. Eleven kinds of sheep feeds including: Guine gass,
elephant grass cutting dates 35 days, elephant grass cutting dates 45 days, elephant grass
silage, corn silage, corn silage milk stage, treating rice straw (2% ure), rice bran,
cornmeal, cassava meal, beer residue.
Research methods
For Determining the chemical compsitionof some feeds commonly used for sheep.
The feeds sample were taken according to the TCVN for animal feeds analysis at the
Nutrition and Livestock Feed Analysis Department (National Institute of Animal
Science) including: Dry matter and crude protein.
For Determination of digestibility of some feeds by in vivo experiment. Four Phan
Rang sheep rams with the average body weight was 30 kg. Feed offered and refused as
well as total faecal output were measured daily during experiment period. Sheeps were
maintained in individual pens for 10 days of adjustment followed by 7 days of
measurement periods.
For Determine the nutritive value of some feeds commonly used for sheep. Gross
energy (GE), Digestible energy (DE), Metabolizable energy (ME), Net energy(NE),

x



Forage unit for lactation – UFL, Protein Digestible in Small Intestine (PDI), Protein
Digestible Intestinal with Nitrogen (PDIN), Protein Digestible Intestinal Energy (PDIE)
Ruminants was calculated from the in vivo headline and feed intake (TAAV) (g dry
matter / kg WO.75) according to the French system, using the formulas of Jarrige, (1978),
Andrien et al. (1989), Xandé et al. (1989).
Main findings and conclusions
Analyzed the chemical composition of three species forage feeds, three species
silage feeds (elephant grass silage, corn silage, corn silage milk stage), treating rice
straw (2% ure), three species hight energy and two species hight protein feeds was used
to for sheep.
Determination of digestibility of three species forage feeds, three species silage
feeds (elephant grass silage, corn silage, corn silage milk stage), treating rice straw
(2% ure), three species hight energy and two species hight protein feeds was used to
for sheep.
Determine the nutritive value (energy value: GE, DE, ME, NE, UFL, protein
value: PDI, PDIN, PDIE) of three species forage feeds, three species silage feeds
(elephant grass silage, corn silage, corn silage milk stage), treating rice straw (2% ure),
three species hight energy and two species hight protein feeds was used to for sheep.
Nutritive value of feeds groups
The PDIN value of the forage group was lower than PDIE. The hightest value
Nutritive of this group was elephant grass cutting at 35 days (ME = 9,5 MJ/kg dry
matter; PDI = 94,15g/kg kg dry matter).
The PDIN value of the silage feeds group was also lower than the PDIE value. In
this group, the Nutritive value of corn silage milk was highest (ME = 8,01 MJ/kg dry
matter; PDI = 66,4 g/kg kg dry matter).
For hightengrgy feeds group, the PDIN value was lower the pdie value.
Otherwise, hight protein feeds group, the PDIN value were hight than the PDIE value.


xi


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong những năm gần đây, số lượng tổng đàn cừu cả nước đã tăng lên
nhanh chóng, tăng từ 71.643 con năm 2013 lên 98.579 con năm 2014, năm 2015
là 107.603 con và năm 2016 là 126.133 con (Tổng cục thống kê, 2016). Năm
2016, khu vực Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung có tổng đàn cừu là
123.011 con; trong đó tỉnh Ninh Thuận có số lượng đàn cừu cao nhất cả nước
(115.758con), và số lượng đàn cừu của tỉnh Bình Thuận đứng thứ hai (4.081
con), ngoài ra một số địa phương khác đàn cừu cũng đã tăng lên nhanh chóng.
Hiện nay, chăn ni cừu đã phát triển tại nhiều địa phương trên cả nước
đặc biệt trong điều kiện biến đổi khí hậu dẫn đến hạn hán kéo dài tại các tỉnh
Nam Trung Bộ. Khơng những thích nghi tốt với các khu vực nắng nóng như
Ninh Thuận, Bình Thuận mà cịn thích nghi tốt với khí hậu miền Bắc và tận
dụng được nhiều nguồn thức ăn tự nhiên và các phế phụ phẩm nông nghiệp làm
thức ăn chăn nuôi.
Kết quả về nghiên cứu sử dụng hiệu quả nguồn thức ăn và hệ thống chăn
nuôi cừu tại Việt Nam cho thấy: cừu sinh trưởng nuôi dưỡng bằng khẩu phần có
bổ sung rơm ủ urê + 20% rỉ mật cho tăng trọng cao nhất (Khuc Thi Hue et al.,
2003); ngọn lá mít cũng là nguồn thức ăn lý tưởng cho cừu với hàm lượng
protein và khoáng tương đối cao (Nguyen Thi Mui et al., 2001; Do Thi Thanh
Van and Inger Ledin, 2002; Do Thi Thanh Van et al., 2005). Kết quả nghiên cứu
trên cừu Phan Rang trên bãi chăn thả tự nhiên tại tỉnh Ninh Thuận cho thấy trong
thời gian trên bãi chăn, cừu dành 61,2% thời gian để gặm cỏ, 7% thời gian để ăn
lá khô rụng xuống đất và 6,6% thời gian ăn ngọn lá cây bụi (Andersson, 2007).
Loài cây bụi được cừu ăn nhiều nhất đó là cây xương rồng.
Tóm lại, các nghiên cứu về dinh dưỡng và thức ăn cho cừu thời gian qua đã
được triển khai nghiên cứu và đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ. Tuy

nhiên, các nghiên cứu triển khai với mục đích đánh giá được thành phần hóa học
giá trị dinh dưỡng và tỷ lệ tiêu hóa của một số loại thức ăn thường dùng chăn
ni cừu để làm cơ sở xây dựng khẩu phần ăn cho cừu còn hạn chế và các nghiên
cứu chủ yếu được tiến hành tại Ninh Thuận. Để tạo ra cở sở dữ liệu về thành
phần hóa học giá trị dinh dưỡng của một số loại thức ăn cũng như xác định được

1


tỷ lệ tiêu hóa của các loại thức ăn phổ biến trong chăn nuôi cừu nhằm xây dựng
đươc khẩu phần ăn hợp lý chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu: “Đánh giá thành
phần hóa học, giá trị dinh dưỡng và tỷ lệ tiêu hóa của một số loại thức ăn
thường dùng nuôi cừu”.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
- Đánh giá được thành phần hóa học, giá trị dinh dưỡng và tỷ lệ tiêu hóa của
một số loại thức thường dùng ni cừu tại Việt Nam.
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đề tài được nghiên cứu, đánh giá thành phần hóa học, tỷ lệ tiêu hóa, giá trị
dinh dưỡng của một số loại thức ăn phổ biến như: cỏ voi, cỏ ghinê, cỏ voi ủ chua,
cây ngơ chín sữa sáp ủ chua, thân cây ngô sau thu bắp ủ chua, rơm ủ urê (2%
urê), thức ăn bổ sung giàu năng lượng (bột ngô, cám gạo, bột sắn), thức ăn bổ
sung giàu protein (đỗ tương, bã bia). Nghiên cứu được tiến hành trên đàm cừu
Phan Rang. Thời gian tiến hành trong vòng 10 tháng (từ tháng 06 năm 2016 đến
tháng 04 năm 2017) tại Trung tâm nghiên cứu Dê và Thỏ Sơn Tây, phường Xuân
Khanh, thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội.
1.4. NHỮNG ĐÓNG GĨP MỚI, KHOA HỌC, THỰC TIỄN
- Đề tài góp phần xây dựng cơ sở dữ liệu về thành phần hóa học và tỷ lệ
tiêu hóa cơ bản (Chất khơ, protein thô, xơ thô, lipit, NDF, ADF…). Giá trị dinh
dưỡng (GE, DE, ME, NE, UFL, PDI, PDIN, PDIE) của một số loại thức ăn phổ
biến cho cừu.

- Các kết quả của đề tài có giá trị như tài liệu khoa học để tham khảo.

2


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. PHÂN LOẠI THỨC ĂN CHO GIA SÚC NHAI LẠI
Đối với thức ăn cho loài gia súc nhai lại, người ta thường phân loại dựa vào
mối quan hệ giữa giá trị dinh dưỡng của thức ăn với khối lượng của nó và các
loại thức ăn được xếp thành 3 nhóm chính sau đây: thức ăn thô, thức ăn tinh và
thức ăn bổ sung.
2.1.1. Thức ăn thơ
Thức ăn thơ là loại thức ăn có khối lượng lớn nhưng hàm lượng chất dinh
dưỡng trong 1kg thức ăn nhỏ. Điều đó có nghĩa là gia súc phải tiêu thụ một số
lượng lớn loại thức ăn này mới có thể đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng. Hàm
lượng xơ thô trong loại thức ăn này lớn hơn 18% (theo vật chất khô). Trong thức
ăn thô người ta lại phân ra thành các nhóm nhỏ.
2.1.1.1. Thức ăn thơ xanh
Bao gồm các loại cỏ xanh, thân lá cây còn xanh, kể cả một số loại rau xanh
và vỏ của những quả nhiều nước... Đặc điểm của thức ăn thô xanh là chứa nhiều
nước, dễ tiêu hố, có tính ngon miệng và gia súc thích ăn. Nói chung, thức ăn
xanh có tỷ lệ cân đối giữa các chất dinh dưỡng, chứa nhiều vitamin và protein có
chất lượng cao.
* Cỏ tự nhiên và cỏ trồng
+ Cỏ tự nhiên: là hỗn hợp các loại cỏ hoà thảo, chủ yếu là cỏ gà, cỏ lá tre,
cỏ mật... Cỏ tự nhiên mọc trên các gò, bãi, bờ đê, bờ ruộng, trong vườn cây, công
viên... Cỏ tự nhiên có thể được sử dụng cho gia súc nhai lại ngay trên đồng bãi
dưới hình thức chăn thả hoặc cũng có thể thu cắt về và cho gia súc nhai lại ăn tại
chuồng. Thành phần dinh dưỡng và chất lượng cỏ tự nhiên biến động rất lớn và
tuỳ thuộc vào mùa vụ trong năm, nơi cỏ mọc, giai đoạn phát triển của cỏ (cỏ non

hay già) và thành phần các loại cỏ trong thảm cỏ. Khi sử dụng cỏ tự nhiên cần
lưu ý tránh cho gia súc nhai lại bị rối loạn tiêu hoá hoặc ngộ độc bằng cách sau
khi thu cắt về, phải rửa sạch cỏ để loại bỏ bụi, các hoá chất độc hại, thuốc trừ
sâu... Loại cỏ còn non hoặc cỏ thu cắt ngay sau khi mưa, cần phải phơi tái để đề
phòng gia súc nhai lại bị chướng bụng, đầy hơi.
+ Cỏ trồng: bao gồm các loại như cỏ voi, cỏ ghinê, cỏ stylo... Việc trồng cỏ
rất quan trọng, đặc biệt là trong chăn nuôi thâm canh và chăn nuôi theo quy mô

3


trang trại. Trồng cỏ bảo đảm chủ động có nguồn thức ăn thô xanh chất lượng và
ổn định quanh năm.
* Ngọn mía
Ngọn mía là phần ngọn thải ra sau khi thu hoạch thân cây mía làm đường.
Thơng thường ngọn mía chiếm 20% của cả cây mía. Như vậy, với năng suất mía
bình qn 45 - 50 tấn/ha thì mỗi ha thải ra trên 9 tấn ngọn mía. Hiện nay, tại
những vùng ven sông, đặc biệt là những vùng quy hoạch mía đường của nước ta,
hàng năm lượng ngọn mía thải ra rất lớn và ngọn mía là nguồn thức ăn xanh có giá
trị, cần tận dụng và có thể dùng để nuôi gia súc nhai lại rất tốt. Tuy nhiên, vì ngọn
mía chứa hàm lượng đường và xơ cao nhưng lại nghèo các thành phần dinh dưỡng
khác, do đó chỉ nên sử dụng ngọn mía như loại thức ăn bổ sung đường mà khơng
nên thay thế hồn tồn cỏ xanh trong một thời gian dài.
*Vỏ và bã dứa
Vỏ và bã dứa là nguồn phế phụ phẩm với khối lượng rất lớn, do các nhà máy
chế biến dứa xuất khẩu thải ra. Vỏ và đọt dứa chứa nhiều đường nhưng lại thiếu
protein và xơ. Chính vì vậy, khơng nên sử dụng vỏ và đọt dứa thay thế hoàn toàn
cỏ xanh. Mặt khác, trong vỏ dứa có chứa men bromelin và khi gia súc nhai lại ăn
nhiều sẽ bị rát lưỡi. Tốt nhất khi cho ăn nên chia làm nhiều lần để tránh rát lưỡi.
* Thức ăn ủ chua

Là loại thức ăn được tạo ra thơng qua q trình dự trữ các loại thức ăn thơ
xanh dưới hình thức ủ chua. Nhờ ủ chua, người ta có thể bảo quản thức ăn trong
một thời gian dài, chủ động có thức ăn cho gia súc nhai lại, nhất là vào những
thời kỳ khan hiếm cỏ tự nhiên, với việc tổn thất ít nhất các chất dinh dưỡng so
với q trình phơi khơ. Ngồi ra, ủ chua cịn làm tăng tỷ lệ tiêu hố của thức ăn,
do các chất khó tiêu trong thức ăn bị mềm ra hoặc chuyển sang dạng dễ tiêu.
Thức ăn ủ chua có những đặc tính sau:
- Có mùi thơm dễ chịu (nếu có mùi khó ngửi chứng tỏ bị thối hỏng).
- Có vị hơi chua, khơng đắng và khơng chua gắt.
- Mầu đồng đều, gần tương tự như mầu của cây trước khi đem ủ, (hơi nhạt
hơn một chút).
- Khơng có nấm mốc.
- Gia súc thích ăn.

4


Về nguyên tắc người ta có thể ủ chua các loại thức ăn xanh, kể cả thức ăn hạt
và củ quả, nhưng thông thường người ta hay ủ chua thân, lá cây ngô, cỏ voi, cỏ tự
nhiên và trong khi ủ thường cho thêm rỉ mật đường và muối. Có thể sử dụng thức ăn
ủ chua để thay thế một phần cỏ tươi. Lượng ăn tùy vào từng loại gia súc.
* Thức ăn thô khô
Cỏ khô là loại thức ăn thô xanh đã được sấy khô hoặc phơi khô nhờ nắng
mặt trời và được dự trữ dưới hình thức đánh đống hoặc đóng bánh. Đây là biện
pháp bảo quản thức ăn dễ thực hiện, cho phép ta dự trữ với khối lượng lớn để
dùng vào những thời điểm khan hiếm. Tuy nhiên, giá trị dinh dưỡng của cỏ khô
luôn thấp hơn giá trị dinh dưỡng của cỏ ủ chua.
Tỷ lệ giữa rơm và thóc thường biến động trong khoảng từ 0,7:1 đến 1:1.
Như vậy, với tình hình trồng lúa của nước ta hiện nay, mỗi năm chúng ta có thể
thu được khoảng 20 triệu tấn rơm. Nhưng rất tiếc là nguồn phụ phẩm này chưa

được tận dụng một cách hiệu quả trong chăn ni lồi nhai lại mà chủ yếu dùng
làm chất đốt, phân bón. Thực tế, tuy rơm lúa chứa nhiều chất xơ khó tiêu hố,
nghèo protein và muối khống nhưng sau khi thu hoạch, được phơi khơ dự trữ
cẩn thận vẫn là nguồn thức ăn thơ q cho gia súc nhai lại. Rơm lúa thường được
sử dụng để tăng lượng chất khơ, đảm bảo độ chốn dạ dầy, tăng lượng xơ trong
khẩu phần, nhất là đối với những khẩu phần thiếu xơ. Do rơm lúa có giá trị dinh
dưỡng và tỷ lệ tiêu hoá thấp nên hiện nay, người ta thường áp dụng một số biện
pháp chế biến rơm như ủ rơm với urê, với dung dịch amoniac hoặc kiềm hố rơm
để cho nó mềm hơn, gia súc nhai lại thích ăn hơn; đồng thời để tăng hàm lượng
nitơ cũng như tỷ lệ tiêu hoá và giá trị dinh dưỡng của rơm.
* Phế phụ phẩm công nghiệp chế biến.
- Bã đậu nành: Bã đậu nành là phụ phẩm của quá trình chế biến hạt đậu
nành thành đậu phụ hoặc thành sữa đậu nành. Nó có mùithơm, vị ngọt, gia súc
thích ăn, hàm lượng lipit và protein trong bã đậu nành rất cao. Chính vì vậy, nó
có thể được coi là loại thức ăn cung cấp protein cho gia súc nhai lại. Cần lưu ý
khi sử dụng bã đậu nành sống cùng lúc với một số loại thức ăn có chứa urê (như
rơm ủ urê, bánh dinh dưỡng, thức ăn hỗn hợp....) là phải chia nhỏ lượng thức ăn
này ra thành nhiều bữa để bảo đảm an toàn cho gia súc nhai lại. Bởi vì trong bã
đậu nành sống có chứa men phân giải urê, nếu cho ăn cùng lúc và với số lượng
lớn hai loại thức ăn này thì urê bị phân giải nhanh chóng, tạo ra một khối lượng
lớn khí amoniac và rất dễ gây ngộ độc cho gia súc nhai lại.

5


- Bã bia: Bã bia là loại thức ăn nhiều nước, có mùi thơm và vị ngon.
Hàm lượng khống, vitamin (chủ yếu là vitamin nhóm B) và đặc biệt là hàm
lượng đạm trong bã bia cao. Vì vậy, nó có thể được coi là loại thức ăn bổ sung
đạm. Tỷ lệ tiêu hoá các chất trong bã bia rất cao. Ngồi ra nó cịn chứa các
chất kích thích tính thèm ăn và làm tăng khả năng tiết sữa của bò nuôi trong

điều kiện nhiệt đới.
Thành phần và giá trị dinh dưỡng của bã bia phụ thuộc chủ yếu vào tỷ lệ
nước của nó. Thời gian bảo quản cũng như nguồn gốc xuất xứ của bã bia cũng
ảnh hưởng đến chất lượng. Khi bảo quản lâu dài thì quá trình lên men sẽ làm mất
đi một phần các chất dinh dưỡng, đồng thời làm cho độ chua của bã bia tăng lên.
Chính vì vậy, trong thực tế, để kéo dài thời gian bảo quản bã bia, người ta thường
cho thêm muối ăn với tỷ lệ 1%.
- Bã sắn: Bã sắn là phế phụ phẩm của quá trình chế biến tinh bột sắn từ củ
sắn. Bã sắn có đặc điểm là chứa nhiều tinh bột (khoảng 60%) nhưng lại nghèo
chất đạm. Do đó, khi sử dụng bã sắn nên trộn và cho ăn thêm urê hoặc bã đậu
nành. Và nếu cho thêm bột sị, bột khống vào hỗn hợp thì chất lượng dinh
dưỡng sẽ tốt và cân đối hơn. Hỗn hợp này có thể được sử dụng để thay thế một
phần (có thể thay thế tới một nửa) lượng thức ăn tinh trong khẩu phần.
Bã sắn có thể dự trữ được khá lâu do một phần tinh bột trong bã sắn bị lên
men và tạo ra pH = 4 - 5. Bã sắn tươi có vị hơi chua, gia súc nhai lại thích ăn.
Vì vậy có thể cho gia súc nhai lại ăn tươi (mỗi ngày cho mỗi con bò ăn khoảng
10-15 kg). Cũng có thể phơi, sấy khơ bã sắn để làm nguyên liệu phối chế thức
ăn hỗn hợp.
- Rỉ mật đường:
Rỉ mật đường là phụ phẩm của quá trình chế biến đường mía. Lượng rỉ mật
thường chiếm 3% so với mía tươi. Cứ chế biến 1.000 kg mía thì người ta thu
được 30 kg rỉ mật. Như vậy, từ một ha, mỗi năm thu được trên 1.300 kg rỉ mật.
Do chứa nhiều đường nên rỉ mật là nguồn cung cấp năng lượng quan trọng.
Ngồi ra, nó cịn chứa nhiều ngun tố đa lượng và vi lượng, rất cần thiết cho gia
súc nhai lại. Rỉ mật thường được sử dụng để bổ sung đường khi ủ chua thức ăn,
là thành phần chính trong bánh dinh dưỡng hoặc cho ăn lẫn với rơm lúa... Do có
vị ngọt nên gia súc nhai lại thích ăn. Tuy nhiên, mỗi ngày cũng chỉ nên cho mỗi
con bò ăn 1 - 2 kg rỉ mật đường. Khơng nên cho ăn nhiều (trên 2 kg), vì rỉ mật
đường nhuận tràng và có thể gây ỉa chảy.


6


2.1.2. Thức ăn tinh
Là loại thức ăn có khối lượng nhỏ nhưng hàm lượng chất dinh dưỡng trong
1 kg thức ăn lớn. Hàm lượng chất xơ thấp hơn 18%. Nhóm thức ăn này bao gồm
các loại hạt ngũ cốc và bột của chúng (ngơ, mì, gạo ....), bột và khơ dầu đậu
tương, lạc..., các loại hạt cây bộ đậu và các loại thức ăn tinh hỗn hợp được sản
xuất công nghiệp.
Đặc điểm của thức ăn tinh là hàm lượng nước và xơ đều thấp, chứa nhiều
chất dinh dưỡng quan trọng như đạm, chất bột đường, lipit, các chất khoáng và
vitamin. Tỷ lệ tiêu hoá các chất dinh dưỡng khá cao. Thơng thường, người ta sử
dụng thức ăn tinh để hồn thiện các loại khẩu phần ăn cấu thành từ các thức ăn
thơ. Mặc dù thức ăn tinh có hàm lượng các chất dinh dưỡng cao nhưng không thể
chỉ dùng một mình nó để ni gia súc nhai lại mà phải dùng cả các loại thức ăn
thơ. Bởi vì gia súc nhai lại cần phải thu nhận các loại thức ăn thơ, để bảo đảm
cho q trình tiêu hố diễn ra bình thường.
* Cám gạo
Cám gạo là một trong những loại thức ăn tinh quan trọng và được dùng phổ
biến trong chăn ni gia súc nhai lại. Thành phần hố học và giá trị dinh dưỡng
của cám gạo phụ thuộc vào quy trình xay xát thóc, thời gian bảo quản cám. Cám
gạo cịn mới có mùi thơm, vị ngọt, gia súc nhai lại thích ăn. Nhưng cám để lâu,
nhất là trong điều kiện bảo quản kém, dầu trong cám sẽ bị oxy hố, cám trở nên
ơi, khét, có vị đắng, thậm chí bị vón cục, bị mốc và khơng dùng được nữa.
Cám gạo có thể được coi là loại thức ăn tinh cung cấp năng lượng và đạm.
Tuy nhiên, không nên chỉ sử dụng cám gạo trong khẩu phần, bởi vì hàm lượng
canxi trong cám gạo rất thấp. Cần bổ sung bột xương, bột sò và muối ăn vào
khẩu phần chứa nhiều cám gạo.
* Bột ngô
Bột ngô cũng là loại thức ăn tinh quan trọng trong chăn nuôi gia súc nhai

lại. Bột ngơ có hàm lượng tinh bột cao và nó được sử dụng như nguồn cung cấp
năng lượng. Tuy nhiên, cũng như cám gạo, không nên chỉ sử dụng bột ngô như
một nguồn thức ăn tinh duy nhất, mà phải trộn thêm bột xương, bột sò và muối
ăn vào khẩu phần, bởi vì hàm lượng các chất khống, nhất là canxi và phốtpho
trong bột ngô thấp.
* Bột sắn
Bột sắn được sản xuất ra từ sắn củ thái thành lát và phơi khô. Bột sắn là loại
thức ăn tinh giàu chất đường và tinh bột, nhưng lại nghèo chất đạm, canxi và

7


phốtpho. Vì vậy, khi sử dụng bột sắn cần bổ sung thêm urê, các loại thức ăn giầu
đạm như bã đậu nành, bã bia và các chất khoáng... để nâng cao giá trị dinh dưỡng
của khẩu phần và làm cho khẩu phần cân đối hơn.
Bột sắn là loại thức ăn rẻ, lát sắn phơi khơ có thể bảo quản dễ dàng quanh
năm. Một điểm bất lợi của sắn là có chứa axit HCN, tác dụng độc đối với gia súc.
Để làm giảm hàm lượng của loại axit này nên sử dụng củ sắn bóc vỏ, ngâm vào
nước và thay nước nhiều lần trước khi thái thành lát và phơi khô. Cũng có thể
nấu chín để loại bỏ HCN.
* Khơ dầu
Khơ dầu là một nhóm các phụ phẩm cịn lại sau khi chiết tách dầu từ các
loại hạt có dầu và từ cơm dừa, bao gồm: khô dầu lạc, khô dầu đậu tương, khô dầu
bông, khô dầu vừng, khô dầu dừa... Khơ dầu là loại sản phẩm rất sẵn có ở nước ta
và được xem như là loại thức ăn cung cấp năng lượng và bổ sung đạm cho gia
súc nhai lại. Hàm lượng đạm và giá trị năng lượng trong khô dầu tuỳ thuộc vào
công nghệ tách chiết dầu cũng như ngun liệu ban đầu. Nhìn chung, khơ dầu
đậu tương, khơ dầu lạc thường chứa ít canxi, phốtpho, vì vậy khi sử dụng cần bổ
sung thêm khống.Có thể cho gia súc nhai lại ăn khô dầu riêng rẽ hoặc phối chế
khô dầu với một số loại thức ăn khác thành thức ăn tinh hỗn hợp.

2.1.3. Thức ăn bổ sung
Là loại thức ăn được thêm vào khẩu phần với số lượng nhỏ để cân bằng một
số chất dinh dưỡng thiếu hụt như chất đạm, khoáng và vitamin. Trong số các loại
thức ăn bổ sung, quan trọng nhất là urê và hỗn hợp khoáng.
* Urê và phương pháp sử dụng urê cho gia súc nhai lại
Urê là một trong những chất chứa nitơ vô đạm, đã được sử dụng từ lâu và
rất rộng rãi trong chăn ni bị nói riêng và lồi gia súc nhai lại nói chung. Sở dĩ
lồi gia súc nhai lại sử dụng được urê bởi vì, trong dạ cỏ của chúng có các quần
thể vi sinh vật có khả năng biến đổi, phân giải nitơ trong urê và tổng hợp nên các
chất đạm có giá trị sinh vật học cao, cung cấp cho cơ thể. Người ta có thể sử
dụng urê theo 4 cách: trộn vào thức ăn hỗn hợp, trộn với rỉ mật đường, trộn với
một số thành phần làm bánh dinh dưỡng và trộn ủ với cỏ hoặc rơm.
Khi sử dụng urê, cần chú ý những vấn đề sau đây:
- Phải cung cấp đầy đủ chất bột đường dễ lên men vào khẩu phần của gia
súc nhai lại, giúp cho vi sinh vật dạ cỏ có đủ năng lượng để sử dụng khí amoniác

8


phân giải ra từ urê và tổng hợp nên chất đạm, nếu không gia súc nhai lại sẽ bị
ngộ độc và chết.
- Đối với những gia súc nhai lại trước đó chưa ăn urê thì cần có thời gian
làm quen: hàng ngày cho ăn từng ít một và thời gian làm quen kéo dài từ 5 đến
10 ngày.
- Chỉ sử dụng urê cho gia súc nhai lại trưởng thành, không sử dụng cho gia
súc non, vì dạ cỏ của chúng chưa phát triển hoàn chỉnh.
- Khi bổ sung urê vào khẩu phần có thể gia súc nhai lại khơng thích ăn, vì
vậy cần trộn lẫn urê với một số loại thức ăn khác. Có thể cho thêm rỉ mật đường
để gia súc nhai lại dễ ăn và cho ăn làm nhiều lần trong ngày, mỗi lần một ít.
* Thức ăn bổ sung khống

Các chất khống có vai trị rất quan trọng đối với gia súc nhai lại. Do thức
ăn của gia súc nhai lại có nguồn gốc thực vật, nên khẩu phần thường thiếu các
chất khoáng, kể cả khoáng đa lượng và khoáng vi lượng. Cần bổ sung các chất
khoáng vào khẩu phần. Để bổ sung khoáng đa lượng canxi, người ta thường dùng
bột đá vơi, bột sị. Để bổ sung phốtpho, dùng bột xương, phân lân nung chảy
hoặc đicanxi phốtphát. Các loại khoáng vi lượng (coban, đồng, kẽm ....) thường
được dùng dưới dạng muối sulphát (sulphát coban, sulphát đồng, sulphát kẽm ...).
Trong thực tế, việc cung cấp từng chất khống riêng rẽ gặp nhiều khó khăn,
đặc biệt là đối với loại khoáng vi lượng - rất cần thiết nhưng lại với số lượng nhỏ,
rất khó bảo đảm định lượng chính xác. Vì vậy, người ta thường phối hợp nhiều
loại khoáng với nhau theo tỷ lệ nhất định dưới dạng premix khoáng, dùng để trộn
với các loại thức ăn tinh. Người ta cũng có thể bổ sung khống cho gia súc nhai
lại dưới dạng đá liếm, có trộn lẫn với rỉ mật hoặc đất sét, ximăng...
2.2. CÁC PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH THÀNH PHẦN HÓA HỌC, GIÁ
TRỊ DINH DƯỠNG VÀ TỶ LỆ TIÊU HÓA CỦA GIA SÚC NHAI
2.2.1. Các phương pháp phân tích thành phần hóa học của thức ăn
Để xác định giá trị dinh dưỡng của thức ăn, phân tích hóa học là phương
pháp quan trọng và bắt đầu từ khi có ngành dinh dưỡng. Theo sự phát triển của
khoa học và sự tiến bộ của kỹ thuật về thiết bị phân tích mà số các hợp chất và
nguyên tố hóa học có trong thức ăn được liệt kê càng nhiều. Hiện nay có hai
nhóm phương pháp phân tích thức ăn phổ biến đang tồn tại: phân tích gần đúng
và phân tích hiện đại. Ngồi ra, phân tích theo phương pháp quang phổ cận hồng

9


ngoại (NIRS), các phương pháp chuyên sâu như phân tích axit amin, axit béo,
vitamin, các khoáng chất.. đã được áp dụng rộng rãi.
2.2.1.1. Các phương pháp phân tích gần đúng
Hiện nay có rất nhiều số liệu về thành phần hóa học của thức ăn đã phân

tích theo phương pháp phân tích gần đúng (hay cịn gọi là phương pháp phân tích
phỏng định hay Weende - địa danh của Viện nghiên cứu dinh dưỡng ở Göttingen,
Đức) do các nhà khoa học Đức Henneberg và Stohmann tìm ra trong những năm
1860. Số liệu này có giá trị trong thời gian dài và tồn tại cho đến nay. Theo đó, hệ
thống phân tích này chia thành phần thức ăn ra 6 nhóm: độ ẩm, khống, protein
thơ, chất chiết lipit, xơ thơ và dẫn suất không chứa nitơ. Hàm lượng nước (độ ẩm)
là tỷ lệ nước có trong thức ăn, được xác định bởi tỷ số giữa lượng nước có trong
mẫu thức ăn và khối lượng mẫu. Lượng nước có trong mẫu được xác định thơng
qua phương pháp sấy ở 1000C đến khi có khối lượng không đổi. Phương háp này
phù hợp với hầu hết các loại thức ăn. Tuy nhiên, đối với thức ăn ủ chua (chứa
nhiều axit béo bay hơi) và thức ăn nhiều nước (sữa, rong, tảo...) hay chất lỏng
(dầu, mỡ...) thì sử dụng phương pháp khác. Trong đó, phương pháp sử dụng dung
mơi hữu cơ có nhiệt độ sơi cao hơn và không trộn lẫn với nước (toluen) để tách
nước khỏi vật chất khô cũng đã được sử dụng.
Hàm lượng vật chất khô được xác định thông qua hàm lượng nước, bằng
cách tính đơn giản (vật chất khơ, % = 100% – % nước). Trong thực tế, thức ăn
được làm khô bằng các phương pháp thông thường như phơi khô, sấy khô ở nhiệt
độ thấp hơn 1000 C và bảo quản ở dạng khô - người ta thường gọi là khơ khơng
khí. Thức ăn ở dạng khơ khơng khí thường có độ ẩm 10-15% - giá trị này phụ
thuộc từng loại thức ăn và phương pháp bảo quản. Nếu hàm lượng nước có trong
thức ăn dạng khơ khơng khí vượt quá 15% thì thức ăn dễ bị nhiễm khuẩn - gây
độc và hư hỏng.
Hàm lượng khống tổng số hay cịn gọi là tro là tỷ lệ khống có trong thức
ăn, được xác định bởi lượng cịn lại sau khi khống hóa mẫu thức ăn ở 5500 C
đến khi loại hết chất hữu cơ. Phần còn lại này chứa tất cả các chất vơ cơ có trong
thức ăn hoặc các chất vô cơ liên kết với hữu cơ như lưu huỳnh, phốt pho trong
protein. Tuy nhiên, một số khống có thể bị bay hơi trong q trình khống hóa
như natri, clo, kali, phơtpho và lưu huỳnh. Vì vậy, hàm lượng khống cũng
không thể đại diện một cách trọn vẹn cho các chất vô cơ trong thức ăn cả về số
và chất lượng. Trong thực tế, ngồi lượng khống thực sự có trong thức ăn thì


10


một lượng cát, đá từ môi trường bị lẫn vào trong khi chế biến, bảo quản đã làm
tăng hàm lượng khống có trong thức ăn. Vì vậy, khống trong thức ăn thường
chia một cách cơ học thành hai nhóm: nhóm tan và nhóm khơng tan trong axit
clohydric. Nhóm khơng tan trong axit (AIA) được coi là nhóm khơng có giá trị
dinh dưỡng và hồn tồn khơng được cơ thể gia súc tiêu hóa. Vì lý do khơng bị
cơ thể tiêu hóa và dễ phân tích nên người ta đã tạo ra một nhóm AIA làm chất chỉ
thị thay thế những chất chỉ thị truyền thống như Cr2O3 trong phương pháp nghiên
cứu tiêu hóa.
Hàm lượng chất hữu cơ được xác định thơng qua hàm lượng khống, bằng
phép tính đơn giản (% chất hữu cơ = 100% – % khoáng). Trong thực tế, người ta
chỉ phân tích khống và tính ra chất hữu cơ theo cách này.
Hàm lượng protein thô (CP) được tính tốn từ hàm lượng nitơ có trong thức
ăn. Lượng nitơ này được xác định bởi phương pháp Kjeldahl có gần 130 năm nay.
Nguyên tắc của phương pháp này là N có trong hợp chất hữu cơ thức ăn bị
vơ cơ hố (đốt cháy) hồn tồn bởi axit sulfuric đậm đặc để chuyển tồn bộ (trừ
nitơ có ở dạng nitrate và nitrite) thành amoniac ở dạng sulfate ((NH 4)2SO4). Sử
dụng NaOH bão hoà để tách NH3 khỏi muối sulphate rồi thu lại bởi axit boric.
Chuẩn độ lượng axit boric sử dụng trong phản ứng bởi axit sulfuric đã biết nồng
độ để xác định hàm lượng ni-tơ trong mẫu.
Nhìn chung, hàm lượng N có trong protein ngun liệu là 16%, vì vậy protein
thơ sẽ được tính bằng tích số N với 6,25 - gọi là hệ sế chuyển đổi. Tuy nhiên, hàm
lượng N trong protein có khác nhau ở một số nguyên liệu, nên hệ số chuyển đổi sẽ
được áp dụng một cách tương thích. Hiển nhiên, hàm lượng nitơ trong protein càng
cao thì hệ số càng nhỏ. Protein được xác định bằng phương pháp này được gọi là
protein thô. Điều này có nghĩa tất cả N tồn tại trong thức ăn đều được coi là có trong
protein. Thực tế, N có trong thức ăn gồm hai nguồn từ protein thực (các axit amin

liên kết với nhau theo cấu trúc nhất định) và từ N phi protein.
Ví dụ: Urea, carbamite, amin, axit nuleic, axit amin tự do và trong một số hợp
chất hữu cơ khác. Ngoài phương pháp Kjeldahl, người ta còn dùng nhiều phương
pháp xác định protein khác nữa, bao gồm cả phương pháp xác định protein thực.
Chất chiết hữu cơ (EE) hay cịn gọi là lipit thơ được xác định bằng cách
chiết suất mẫu thức ăn trong dung môi hữu cơ, thường là ethyl ether hay
petroleum ether trong thời gian nhất định trong dụng cụ chiết suất Soxhlet. Phần

11


tan trong dung mơi hữu cơ chính là lipit thơ. Phần này khơng những chứa lipit
mà cịn chứa cả các axit hữu cơ, alcohol, vitamin tan trong dầu và sắc tố. Nếu
phân tích ngun liệu thực vật ta có thể thấy rõ màu xanh của chất chiết trong
bình. Xơ thơ được coi là phần còn lại sau khi thủy phân mẫu thức ăn trong axit
yếu và kiềm yếu để loại bỏ một phần N, lipit, tinh bột, đường...
Xơ thô chứa hemicellulose, cellulose và lignin. Tuy nhiên, tỷ lệ các thành
phần này rất khác nhau ở từng loại nguyên liệu thức ăn. Xơ thô gồm hai phần: dễ
tan và không tan trong mơi trường tự nhiên của đường tiêu hóa - vì vậy, liên quan
đến sự tiêu hóa của gia súc. Ngồi khái niệm, xơ thơ cịn có thêm khái niệm khẩu
phần. Xơ khẩu phần (DF) bao gồm polysaccharide, oligosaccharide, lignin và các
hợp chất tương tự trong thực vật. Dẫn suất không chứa N hay thường gọi là dẫn
suất không đạm là thành phần không chứa nitơ (NFE; một số tài liệu sử dụng ký
hiệu Franz Ritter von Soxhlet (1848 – 1926) sinh ở Brno (Cộng hịa Sec) là nhà
hóa học nơng nghiệp Đức. Năm 1879, Ơng đã phát triển dụng cụ chiết suất dầu
mỡ gọi là Soxhlet extractor.
NFE sẽ tính bằng cách (% theo chất khô): NFE (%) = 100% - (%CP+ %CF
+ %EE + %A);
Trong đó: CP: protein thơ, CF: xơ thơ, EE: dẫn suất khơng đạm và A:
khống tổng số.

NFE chứa các loại đường, fructan, tinh bột, pectin, axit hữu cơ và sắc tố.
Tuy nhiên, tinh bột và đường có thể được phân tích theo các phương pháp
chun dụng mà khơng phải tính theo cơng thức này. Với phương pháp phân tích
gần đúng, một số chỉ tiêu như protein thô, lipit, xơ thô... chưa phản ánh đầy đủ
bản chất của protein, mỡ và xơ có trong thức ăn. Ngun nhân, nitơ có trong thức
ăn khơng chỉ có ở protein mà cịn ở các hợp chất khác nữa. Vì vậy, phương pháp
phân tích này được gọi là phân tích gần đúng hay phỏng định. Phương pháp này
tồn tại rất lâu đời trong phân tích nhằm xác định giá trị dinh dưỡng của thức ăn.
Đến nay, người ta vẫn còn sử dụng phương pháp gần đúng. Tuy nhiên, do thiết bị
ngày càng hiện đại nên các kỹ thuật phân tích càng được hồn thiện hơn. Ngồi
NFE, có thể tính tốn các thành phần hóa học thức ăn cịn lại như sau:
Tỷ lệ nước (%) = khối lượng nước có trong thức ăn/khối lượng thức ăn x 100.
Tỷ lệ vật chất khô (VCK, %) = (khối lượng thức ăn – khối lượng
nước)/khối lượng thức ăn x 100.

12


Tỷ lệ protein (CP, %) = khối lượng protein/khối lượng thức ăn x 100.
Tỷ lệ xơ thô (CF, %) = khối lượng xơ thô/khối lượng thức ăn x 100.
Tỷ lệ lipit (EE, %) = khối lượng lipit/khối lượng thức ăn x 100.
Tỷ lệ khoáng (Kts, %) = khối lượng khoáng tổng số/khối lượng thức ăn x 100.
Tỷ lệ chất hữu cơ (OM, %) = (khối lượng thức ăn –khối lượng khống/khối
lượng thức ăn x 100.
2.2.1.2. Các phương pháp phân tích hiện đại
Việc xác định thành phần của thức ăn thông qua 6 nhóm chỉ tiêu có thể
chưa phản ánh đầy đủ giá trị dinh dưỡng của chúng, đặc biệt giá trị của xơ thô
đối với gia súc nhai lại. Gia súc nhai lại có thể tiêu hóa phần lớn các thành phần
của xơ thô như hemicellulose và celullose. Đối với gia súc dạ dày đơn, xơ thơ ít
có giá trị dinh dưỡng vì tỷ lệ tiêu hố thấp. Trong khi đó, xơ thơ có giá trị dinh

dưỡng cao đối với gia súc nhai lại. Vì vậy, quy trình của phương pháp phân tích
gần đúng đã được nhiều nhà khoa học thay đổi nhiều vì thiếu độ chính xác trong
việc đánh giá giá trị dinh dưỡng của thức ăn. Nhiều phòng thí nghiệm đã áp dụng
quy trình phân tích mới. Quy trình này chủ yếu tập trung vào thành phần xơ,
khống và NFE. Van Soest et al. (1991) đã phát triển quy trình phân tích xơ mới
trên cơ sở các cơng bố trước đây, bao gồm 2 thành phần xơ đó là xơ khơng tan
trong dung mơi trung tính (gọi tắt là xơ trung tính) và xơ khơng tan trong dung
mơi axit (gọi tắt là xơ axit) hiện thành phần cách phân tích này.
Xơ khơng tan trong dung mơi trung tính (NDF) là phần còn lại sau khi thủy
phân thức ăn trong dung môi bao gồm dung dịch lauryl sulfat natri và
ethylendiamin tetra-acetic (EDTA) nóng. NDF gồm chủ yếu lignin, cellulose và
hemicellulose – hầu như tất cả phần chứa vách tế bào.
Xơ không tan trong dung môi axit (ADF) là phần cịn lại sau khi thủy phân
trong dung mơi bao gồm dung dịch axit sulfuric 0,5M và cetyltrimethyl
ammonium bromite. ADF chứa chủ yếu lignin thô và cellulose và cả silic của
thực vật. Xác định ADF có ý nghĩa đặc biệt đối với thức ăn thơ vì nó có liên quan
chặt chẽ với khả năng tiêu hóa và giá trị dinh dưỡng của thức ăn. Xơ axit hồn
tồn khơng bị tiêu hóa bởi hệ thống enzyme cơ thể gia súc. Vì vậy, phân tích hàm
lượng ADF có thể ước tính giá trị dinh dưỡng của thức ăn.
Để đảm bảo chính xác, nhiều nước đã thay đổi chút ít trong quy trình phân
tích ADF cho nên có thuật ngữ mới là xơ axit điều chỉnh (MADF). Trong dinh

13


×