Tải bản đầy đủ (.pdf) (136 trang)

Hoàn thiện công tác thanh tra, kiểm tra của thanh tra bộ tài chính đối với các doanh nghiệp đầu mối nhập khẩu, kinh doanh xăng dầu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.02 MB, 136 trang )

HỌC VIỆN NƠNG NGIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN CƠNG HIẾU

HỒN THIỆN CƠNG TÁC THANH, KIỂM TRA CỦA
THANH TRA BỘ TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI CÁC DOANH
NGHIỆP ĐẦU MỐI NHẬP KHẨU, KINH DOANH
XĂNG DẦU

Chuyên ngành:

Quản trị kinh doanh

Mã số:

8340102

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS. Trần Hữu Cường


NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2018

ii


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan rằng:
Đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên cứu được trình
bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo vệ lấy bất kỳ


học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cám
ơn và các thơng tin trích dẫn trong luận văn đều được ghi rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2018

Tác giả luận văn

Nguyễn Công Hiếu

i


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh của mình, ngồi sự nỗ lực cố
gắng của bản thân, tôi đã nhận được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ
giáo, sự giúp đỡ động viên của bạn bè, đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp này, tơi xin bày tỏ lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới sự giúp đỡ,
chỉ bảo tận tình của các thầy, cơ giáo khoa Quản trị kinh doanh; Ban quản lý Đào tạo Học viện Nông nghiệp Việt Nam; đặc biệt là sự quan tâm, chỉ dẫn tận tình của thầy giáo
PGS.TS Trần Hữu Cường đã trực tiếp hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời gian và tạo
điều kiện cho tơi trong suốt q trình học tập và thực hiện đề tài.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn tới tập thể lãnh đạo, các phòng, ban thuộc
Thanh tra Bộ Tài chính đã tạo điều kiện giúp đỡ tơi trong q trình nghiên cứu và thu
thập tài liệu phục vụ cho luận văn.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi
điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tơi hồn thành
luận văn./..

Hà Nội, ngày

tháng

năm 2018

Tác giả luận văn

Nguyễn Công Hiếu

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan ............................................................................................................................i
Lời cảm ơn.............................................................................................................................. ii
Mục lục ................................................................................................................................ iii
Danh mục bảng.......................................................................................................................vi
Dạnh mục sơ đồ, biểu đồ, hộp ............................................................................................. viii
Trích yếu luận văn ..................................................................................................................ix
Thesis abstract ........................................................................................................................xi
Phần 1. Mở đầu......................................................................................................................1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................................1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................................2


1.2.1.

Mục tiêu chung .........................................................................................................2

1.2.2.

Mục tiêu cụ thể .........................................................................................................2

1.3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................3

1.3.1.

Đối tượng nghiên cứu ...................................................................................... 3

1.3.2.

Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................................3

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn .......................................................................................4
2.1.

Cơ sở lý luận về công tác thanh tra, kiểm tra đối với hoạt động sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp ...........................................................................................4

2.1.1.

Khái niệm, vai trị của cơng tác thanh tra, kiểm tra ..................................................4


2.1.2.

Mục tiêu, nguyên tắc, phương pháp thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp ....................8

2.1.3.

Quy trình thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp ............................................................11

2.1.4.

Một số vấn đề chung về kinh doanh xăng dầu....................................................18

2.1.5.

Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu .......................................................23

2.2.

Cơ sở thực tiễn về công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp tại Việt Nam và các nước trong thời gian qua .................................26

2.2.1.

Kinh nghiệm về công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp các nước trên thế giới .......................................................................26

2.2.2.

Kinh nghiệm về công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động sản xuất kinh doanh của

doanh nghiệp tại Việt Nam .....................................................................................31

iii


2.2.3.

Bài học kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động sản
xuất kinh doanh của các doanh nghiệp các nước trên thế giới và Việt Nam..........34

Phần 3. Đặc điểm địa bàn và phương pháp nghiên cứu ..................................................37
3.1.

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu .................................................................................37

3.1.1.

Khái quát chung về cơ quan Thanh tra Bộ Tài chính .............................................37

3.1.2.

Kết quả công tác thanh tra, kiểm tra .......................................................................49

3.2.

Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................52

3.2.1.

Khung phân tích đề tài ............................................................................................52


3.2.2.

Phương pháp thu thập thông tin..............................................................................53

3.2.3.

Phương pháp xử lý số liệu ......................................................................................55

3.2.4.

Phương pháp phân tích số liệu................................................................................55

3.2.5.

Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ..................................................................................56

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận ........................................................................57
4.1.

Thực trạng công tác thanh tra, kiểm tra của thanh tra bộ tài chính đối với các
doanh nghiệp đầu mối nhập khẩu, kinh doanh xăng dầu trong thời gian vừa qua .57

4.1.1.

Công tác chuẩn bị và ra Quyết định thanh tra, kiểm tra .........................................57

4.1.2.

Tiến hành thanh tra, kiểm tra ..................................................................................67


4.1.3.

Kết thúc thanh tra, kiểm tra ....................................................................................83

4.1.4.

Đánh giá chung về công tác thanh tra, kiểm tra của Thanh tra Bộ Tài chính đối với
các doanh nghiệp đầu mối nhập khẩu và kinh doanh xăng dầu trong thời gian vừa
qua ..........................................................................................................................84

4.2.

Những yếu tố ảnh hưởng tới công tác thanh tra, kiểm tra của thanh tra bộ tài chính
đối với các doanh nghiệp đầu mối nhập khẩu, kinh doanh xăng dầu .....................95

4.2.1.

Yếu tố khách quan ..................................................................................................95

4.2.2.

Yếu tố chủ quan ......................................................................................................97

4.3.

Giải pháp hồn thiện cơng tác thanh tra, kiểm tra của Thanh tra Bộ Tài chính đối
với các doanh nghiệp đầu mối nhập khẩu và kinh doanh xăng dầu trong thời gian
tới.......................................................................................................101


4.3.1.

Định hướng về công tác thanh tra, kiểm tra của Thanh tra Bộ Tài chính đối với các
doanh nghiệp đầu mối nhập khẩu, kinh doanh xăng dầu............................101

4.3.2.

Một số giải pháp hồn thiện cơng tác thanh tra, kiểm tra của Thanh tra Bộ Tài
chính đối với các doanh nghiệp đầu mối nhập khẩu, kinh doanh xăng dầu .........102

iv


Phần 5. Kết luận và kiến nghị..........................................................................................111
5.1.

Kết luận.................................................................................................................111

5.2.

Kiến nghị ..............................................................................................................113

Tài liệu tham khảo ...............................................................................................................115
Phụ lục ..............................................................................................................................117

v


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1.


Tình hình cán bộ của Thanh tra Bộ Tài chính qua 03 năm 2015 - 2017..............48

Bảng 3.2. Số lượng các cuộc thanh tra, kiểm tra của Thanh tra Bộ Tài chính ...................49
Bảng 3.3. Kết quả thanh tra, kiểm tra của Thanh tra Bộ Tài chính ....................................50
Bảng 3.4. Nội dung thông tin và nơi thu thập số liệu sơ cấp .............................................52
Bảng 3.5. Ý nghĩa giá trị trung bình thang đo khoảng .......................................................54
Bảng 4.1. Số lượng DN đầu mối nhập khẩu, kinh doanh xăng dầu thanh tra, kiểm tra qua
03 năm 2015 - 2017 ...........................................................................................57
Bảng 4.2. Tình hình kết quả SXKD của các DN đầu mối nhập khẩu, kinh doanh xăng dầu
thanh tra, kiểm tra qua 03 năm 2015 - 2017 ......................................................58
Bảng 4.3. Tình hình thực hiện kế hoạch thanh tra, kiểm tra các DN đầu mối nhập khẩu,
kinh doanh xăng dầu của Thanh tra Bộ Tài chính qua 03 năm 2015 - 2017 .....61
Bảng 4.4. Quy mô nguồn nhân lực phục vụ công tác thanh tra, kiểm tra các DN đầu mối
nhập khẩu và kinh doanh xăng dầu qua 03 năm 2015 - 2017 ...........................63
Bảng 4.5. Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của cán bộ thanh tra, kiểm tra các DN đầu
mối nhập khẩu và kinh doanh xăng dầu qua 03 năm 2015 - 2017 ....................64
Bảng 4.6. Cơ sở vật chất phục vụ hoạt động thanh tra, kiểm tra........................................65
Bảng 4.7. Kết quả đánh giá của cán bộ thanh tra và đối tượng thanh tra, kiểm tra về công
tác chuẩn bị triển khai thanh tra, kiểm tra qua 03 năm 2015 - 2017 ..................66
Bảng 4.8. Tổng hợp hồ sơ pháp lý qua thanh tra, kiểm tra tại DN của Thanh tra Bộ Tài
chính qua 03 năm 2015 - 2017 ..........................................................................69
Bảng 4.9. Tổng hợp kết quả thanh tra, kiểm tra về chấp hành pháp luật về giá của các DN
đầu mối nhập khẩu và kinh doanh xăng dầu qua 03 năm 2015 - 2017 .............72
Bảng 4.10. Tổng hợp hồ sơ khai thuế qua thanh tra, kiểm tra các DN đầu mối nhập khẩu và
kinh doanh xăng dầu qua 03 năm 2015 - 2017 ..................................................75
Bảng 4.11. Tổng hợp kết quả thanh tra, kiểm tra về thuế tại các DN đầu mối nhập khẩu và
kinh doanh xăng dầu qua 03 năm 2015 - 2017 ..................................................76
Bảng 4.12. Kết quả đánh giá của cán bộ thanh tra và đối tượng thanh tra, kiểm tra về công
tác tiến hành thanh tra, kiểm tra qua 03 năm 2015 - 2017 .................................81

Bảng 4.13. Kết quả theo dõi xử lý sau thanh tra qua 03 năm 2015 - 2017 ..........................83
Bảng 4.14. Tỷ lệ số thuế thu sau thanh tra, kiểm tra so với số thuế truy thu .......................85

vi


Bảng 4.15. Tình hình giảm lỗ của các DN đầu mối nhập khẩu và kinh doanh xăng dầu sau
thanh tra, kiểm tra qua 03 năm 2015 - 2017 ......................................................86
Bảng 4.16. Số cán bộ thanh tra, kiểm tra các DN đầu mối nhập khẩu, kinh doanh xăng dầu
trên tổng số các DN đầu mối được thanh tra, kiểm tra qua 03 năm 2015 - 201787
Bảng 4.17. Kết quả đánh giá của cán bộ thanh tra và đối tượng thanh tra, kiểm tra về công
tác thanh tra, kiểm tra qua 03 năm 2015 - 2017 ................................................88
Bảng 4.18. Kết quả đánh giá của cán bộ thanh tra và các DN đầu mối nhập khẩu và kinh
doanh xăng dầu qua thanh tra, kiểm tra về việc chấp hành pháp luật về giá, thuế
của các DN này qua 03 năm 2015 - 2017 ..........................................................89

vii


DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ, HÌNH, HỘP
Sơ đồ:
Sơ đồ 3.1.

Cơ cấu tổ chức của Thanh tra Bộ Tài chính .................................................44

Sơ đồ 3.2.

Khung phân tích đề tài .................................................................................52

Biểu đồ:

Biểu đồ 4.1.

Tỷ lệ số cuộc thanh tra, kiểm tra DN đầu mối nhập khẩu và kinh doanh xăng
dầu trên tổng số các doanh nghiệp đầu mối qua 03 năm 2015 - 2017.... 85

Hình:
Hình 4.1.

Mẫu kế hoạch thanh tra, kiểm tra các DN đầu mối nhập khẩu, kinh doanh
xăng dầu của Thanh tra Bộ Tài chính ...........................................................61

Hình 4.2.

Quyết định thanh tra DN đầu mối nhập khẩu và kinh doanh xăng dầu .............68

Hộp:
Hộp 4.1.

Đối tượng thanh tra được Thanh tra Bộ Tài chính thanh tratrong năm 2016 ....57

Hộp 4.2.

Một số nội dung chính của kế hoạch thanh tra của Thanh tra Bộ Tài chính
năm 2016 ......................................................................................................62

viii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Nguyễn Cơng Hiếu

Tên luận văn: Hồn thiện cơng tác thanh, kiểm tra của Thanh tra Bộ Tài chính đối với
các doanh nghiệp đầu mối nhập khẩu, kinh doanh xăng dầu
Ngành: Quản trị kinh doanh

Mã số: 8340102

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Mục tiêu nghiên cứu: Tìm hiểu thực trạng cơng tác thanh tra, kiểm tra của Thanh
tra Bộ Tài chính đối với các doanh nghiệp đầu mối nhập khẩu, kinh doanh xăng dầu
trong thời gian vừa qua. Từ đó, đề xuất một số giải pháp nhằm hồn thiện cơng tác
thanh tra, kiểm tra của Thanh tra Bộ Tài chính đối với các doanh nghiệp đầu mối, kinh
doanh xăng dầu trong thời gian tới.
Phương pháp nghiên cứu:
Nghiên cứu sử dụng phương pháp thu thập số liệu thứ cấp để thu thập thông tin về
thực trạng công tác thanh tra, kiểm tra của Thanh tra Bộ Tài chính đối với các doanh nghiệp
đầu mối nhập khẩu, kinh doanh xăng dầu; kết hợp phương pháp thu thập số liệu sơ cấp
thông qua điều tra trực tiếp 10 DN đầu mối nhập khẩu, kinh doanh xăng dầu và 77 lãnh đạo,
thanh tra viên làm cơng tác thanh tra của Thanh tra Bộ Tài chính nhằm thu thập thông tin
phục vụ nghiên cứu; đánh giá, nhận định về hoạt động thanh tra, kiểm tra của Thanh tra Bộ
Tài chính đối với các doanh nghiệp đầu mối nhập khẩu, kinh doanh xăng dầu và hiệu lực
hoạt động thanh tra, kiểm tra trong thời gian vừa qua. Nghiên cứu sử dụng một số phương
pháp phân tích số liệu truyền thống như phương pháp thống kê mô tả, phương pháp so sánh,
phương pháp chuyên gia và hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu nhằm làm rõ nội dung nghiên cứu.
Kết quả nghiên cứu chính và kết luận:
Cơng tác thanh tra, kiểm tra của Thanh tra Bộ Tài chính đối với các DN đầu mối nhập
khẩu và kinh doanh xăng dầu là một trong những nhiệm vụ quan trọng của Thanh tra Bộ
Tài chính. Nội dung cơ bản của cơng tác thanh tra, kiểm tra đối với các DN đầu mối nhập
khẩu và kinh doanh xăng dầu là: Công tác chuẩn bị và ra Quyết định thanh tra, kiểm tra;
tiến hành thanh tra, kiểm tra; và kết thúc thanh tra, kiểm tra. Thực trạng công tác thanh tra,
kiểm tra đối với các doanh nghiệp đầu mối nhập khẩu, kinh doanh xăng dầu đã đạt được

những kết quả nhất định, bao gồm: (1) Số DN đầu mối được thanh tra, kiểm tra tuy không
lớn (34,5%) nhưng xét về tỷ lệ phần trăm các cuộc thanh tra, kiểm tra trong các DN trong
lĩnh vực đầu mối xăng dầu do Thanh tra Bộ thực hiện là một số hồn tồn khơng nhỏ. (2)
Số thuế truy thu lớn cho NSNN, cụ thể đạt 1.410,8 tỷ đồng qua 3 năm 2015 - 2017, với tốc
độ tăng bình quân là 24,3%. (3) Tỷ lệ số thuế thu được từ các DN đầu mối sau thanh tra,
kiểm tra trong tổng số thuế truy thu sau trong những năm qua đạt trung bình khoảng 65%

ix


và tỷ lệ thu hồi tăng trung bình 16,7% qua các năm. (4) Thanh tra Bộ đã thanh tra, kiểm tra
03 DN có kết quả kinh doanh lỗ; qua thanh tra, kiểm tra đã cắt giảm lỗ 384,7 tỷ đồng lỗ sai
quy định, giảm trung bình 128,2 tỷ đồng/DN. (5) Thời gian bình quân tiến hành một cuộc
thanh tra, kiểm tra cũng đã được rút ngắn do nỗ lực của cán bộ công chức Thanh tra Bộ. (6)
Thanh tra Bộ đã tăng cường năng lực, đổi mới phương pháp thanh tra, kiểm tra và cố gắng
tăng được số cuộc thanh tra, kiểm tra hàng năm.
Bên cạnh đó, cơng tác thanh tra, kiểm tra các DN đầu mối vẫn tồn tại một số hạn
chế như: (1) Việc lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra các DN đầu mối nhập khẩu và kinh
doanh xăng dầu tại Thanh tra Bộ Tài chính chủ yếu dựa vào kinh nghiệm, hoặc theo yêu
cầu của Lãnh đạo Bộ Tài chính và trên cơ sở kế hoạch thanh tra, kiểm tốn của Thanh
tra Chính phủ và Kiểm tốn Nhà nước... (2) Khơng phải đồn thanh tra nào cũng có số
thu bình qn một cuộc thanh tra cao. (3) Thanh tra chống chuyển giá chưa hiệu quả.
(4) Việc phân cơng cơng việc giữa các thành viên trong đồn thanh tra, kiểm tra chưa rõ
ràng cụ thể; việc thực hiện các chế độ báo cáo tiến độ cuộc thanh tra, kiểm tra, xử lý các
vướng mắc phát sinh trong quá trình thanh tra, kiểm tra chưa kịp thời, chủ yếu mang
tính hình thức đã làm giảm hiệu quả thanh tra, kiểm tra các DN đầu mối nhập khẩu và
kinh doanh xăng dầu. (5) Các đoàn thanh tra chưa quyết liệt và chưa tìm ra giải pháp
hữu hiệu trong việc đôn đốc thu hồi nợ tiền thuế sau thanh tra, kiểm tra; chưa có sự phối
hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chức năng như Bộ Tài chính, Bộ Cơng thương, UBND,
Sở Tài chính tỉnh, Kho Bạc Nhà nước… Do vậy, số thuế thực nộp vào NSNN sau thanh

tra, kiểm tra chiếm khoảng 70% tổng số truy thu.
Nghiên cứu cũng đã chỉ ra những yếu tố ảnh hưởng đến công tác thanh tra, kiểm
tra của Thanh tra Bộ Tài chính đối với các doanh nghiệp đầu mối nhập khẩu, kinh
doanh xăng dầu, gồm có: (1) Yếu tố khách quan (Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật
về giá, thuế; Chức năng cho ngành thanh tra; Môi trường kinh tế - xã hội); và (2) Yếu tố
chủ quan (Tổ chức bộ máy thanh tra, lực lượng cán bộ thanh tra của Thanh tra Bộ Tài
chính; Hoạt động tuyên truyền, hỗ trợ pháp luật về giá, thuế cho các DN đầu mối từ các
cơ quan, ban ngành có liên quan; Ý thức tuân thủ pháp luật về giá, thuế của các DN đầu
mối; Sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng).
Từ đó, luận văn đã đề xuất một số giải pháp nhằm hồn thiện cơng tác thanh tra,
kiểm tra của Thanh tra Bộ Tài chính đối với các doanh nghiệp đầu mối nhập khẩu, kinh
doanh xăng dầu trong thời gian tới như: (1) Giải pháp về cơ chế, chính sách của Nhà
nước; (2) Giải pháp đối với Thanh tra Bộ Tài chính và (3) Giải pháp đối với cơ quan
quản lý thuế.

x


THESIS ABSTRACT
Master Candidate: Nguyen Cong Hieu
Thesis Title: Improving the inspection and examination of the Ministry of Finance's
inspectors for key enterprises importing and trading petrol and oil
Major: Business management

Code: 8340102

Educational Organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Objectives of the study: Analyzing the inspection and examination situation of
the Ministry of Finance's inspectors for key enterprises importing and trading petrol and
oil in the past. From that, some solutions are proposed to improve the inspection and

examination of the Ministry of Finance's inspectors for key enterprises importing and
trading petrol and oil in the future.
Research Methodology: The study used secondary data collection method to
gather information on the status of the inspection and examination situation of the
Ministry of Finance's inspectors for key enterprises importing and trading petrol and oil;
Combining the primary data collection method through a direct field survey of 10 key
enterprises importing and trading petrol and oil and 77 leaders, inspectors of the
Ministry of Finance to collect data for research; to evaluate and assessment on the
inspection and examination activities of the Finance Ministry's inspectors for key
enterprises importing and trading petrol and oil and the effectiveness of inspection and
examination these activities in the past. The study used a number of traditional data
analysis methods such as descriptive statistical, comparative method, expert
methodology and research indicators system to clarify the study contents.
Main results and Conclusion:
The inspection and examination situation of the Ministry of Finance's inspectors for
key enterprises importing and trading petrol and oil is one of the important tasks of the
Ministry of Finance's inspectors. The basic contents of the inspection and examination
situation of the Ministry of Finance's inspectors for key enterprises importing and trading
petrol and oil are: Preparation and issuance of inspection decisions; conducting inspection
and examination; and finish the inspection. The situation of the inspection and examination
situation of the Ministry of Finance's inspectors for key enterprises importing and trading
petrol and oil has achieved certain results, including: (1) The number of key enterprises
inspected and examined was not large (34.5%), but in terms of percentage of inspections
and examinations in enterprises in the petroleum sector are surveyed by the Ministry
Inspectorate is not small. (2) The large tax are recollected for the state budget, specifically

xi


VND1,410.8 billion through 3 years 2015 - 2017, with an average growth rate of 24.3%. (3)

The rate of tax collected from key enterprises after the inspection and examination of the
total retrospective tax amount in the past years has averaged about 65% and the recovery
rate increased with average 16.7% over the years. (4) The Ministry Inspectorate has
inspected and examined 03 enterprises with business losses; through inspections and
examinations have cut losses 384.7 billion VND loss in accordance with regulations,
reducing the average 128.2 billion VND/Enterprise. (5) The average time taken to conduct
an inspection has also been shortened due to the efforts of the staff of the Ministry
Inspectorate. (6) The MARD Inspectorate has strengthened its capacity, renewed the
method of inspection and examination, and tried to increase the number of annual
inspections, examinations.
Besides, the inspection and examination of key enterprises importing and trading
petrol and oil still exist some limitations such as: (1) The planning of inspections,
examinations of key enterprises importing and trading petrol and oil at the MOF
Inspectorate relies on experience, or at the request of the leaders of the Ministry of Finance
and based on the inspection and audit plans of the Government Inspectorate and the State
Audit. (2) Not all inspection teams have an average of a high inspection. (3) Inspectorate
against price transfer is not effective. (4) The assignment of work among the members of
the inspection or examination delegation is unclear; the implementation of the regime of
reporting the progress of the inspection, examination and handling of problems arising in
the course of inspection and examination is not timely, mostly formal, have reduced the
effectiveness of inspections and examinations of key enterprises importing and trading
petrol and oil. (5) Inspection teams have not been decisive and have not found an effective
solution to urge the recovery of tax debts after inspection and examination; there is no close
coordination between functional agencies such as Ministry of Finance, Ministry of Industry
and Trade, People's Committee, Provincial Finance Department, State Treasury... As a
result, the amount of tax actually paid into the state budget after inspection and examination
accounts for 70% of the total collection.
The thesis also focused on the factors affecting the inspection and inspection of the
Ministry of Finance’s inspectors for key enterprises importing and trading petrol and oil
including: (1) Objective factor (system of legal documents on price, tax, function of the

inspection sector, socio-economic environment); (2) Subjective factor (organization of
inspection apparatus, inspection staff of the Ministry of Finance; propaganda and
supporting for law on price and Tax for key enterprises from relevant agencies; the sense of
compliance with the law on prices and taxes of key enterprises; coordination between
functional agencies).

xii


Since then, the thesis has proposed some solutions to improve the inspection and
inspection of the Ministry of Finance’s inspectors for key enterprises importing and trading
petrol and oil in the future such as: (1) Solutions on mechanisms and policies of the State;
(2) Solution for the Finance Ministry's Inspectors and (3) Solutions to Tax administration.

xiii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Sự phát triển nền kinh tế thị trường một cách nhanh chóng đã góp phần thay
đổi đáng kể diện mạo của đất nước. Đời sống của người dân ngày càng được nâng
lên, kinh tế giữ vững ổn định và tăng trưởng với nhiều bước đột phá. Việt Nam
không chỉ tham gia, mà còn là thành viên của nhiều diễn đàn quan trọng trong khu
vực và trên thế giới. Đạt được những kết quả to lớn như vậy là nhờ sự quản lý,
điều hành một cách quyết liệt và sát sao của các cơ quan quản lý nhà nước từ trung
ương tới địa phương, theo từng ngành, từng lĩnh vực cụ thể. Việc quản lý, điều
hành được thực hiện một cách minh bạch, dân chủ và hiệu quả thơng qua các chính
sách, cơng cụ quản lý về kinh tế xã hội góp phần thu hút các nguồn lực trong và
ngoài nước cùng tham gia.Các chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước trong
phát triển kinh tế xã hội được thực hiện một cách xuyên suốt, đã gắn công tác chỉ

đạo điều hành với cơng tác thanh tra, kiểm tra; góp phần nâng cao hiệu quả trong
việc thực thi các chính sách pháp luật của Nhà nước.
Những năm qua, Thanh tra Bộ Tài chính đã đóng vai trị quan trọng trong
cơng tác thanh tra, kiểm tra giúp Bộ trong chỉ đạo, điều hành về các lĩnh vực tài
chính, thuế, hải quan, chứng khốn,… một cách hữu hiệu. Trong đó, cơng tác
thanh tra, kiểm tra đối với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh các hàng hố,
dịch vụ thiết yếu đóng vai trị hết sức quan trọng. Qua công tác thanh tra, kiểm
tra đã phát hiện và kiến nghị với các đơn vị thực hiện đúng các quy định của
pháp luật về giá, tài chính,… đồng thời kiến nghị với các cơ quan Nhà nước có
thẩm quyền hồn thiện về cơ chế, chính sách và có các biện pháp ổn định kinh tế
vĩ mơ, bình ổn giá thị trường, góp phần nâng cao đời sống xã hội.
Một trong số các loại hàng hóa, dịch vụ thiết yếu giữ vai trị quan trọng, có
sức ảnh hưởng lớn đến đời sống xã hội đó là mặt hàng xăng dầu. Hàng năm,
Thanh tra Bộ cũng như các đơn vị thanh tra, kiểm toán cũng tiến hành nhiều cuộc
thanh tra, kiểm tra đối với các doanh nghiệp đầu mối nhập khẩu, sản xuất kinh
doanh xăng dầu. Qua thanh tra, kiểm tra, Bộ Tài chính đã kịp thời phát hiện, chấn
chỉnh các sai phạm trong việc tuân thủ chấp hành pháp luật về thuế, hải quan
trong việc kê khai, nộp thuế và hoàn thuế khâu nhập khẩu khi áp dụng thuế xuất
nhập khẩu ưu đãi đãi đặc biệt của mặt hàng xăng dầu khi Hiệp định Thương mại

1


hàng hóa ASEAN và Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Hàn Quốc có hiệu
lực. Đồng thời, phát hiện các sai phạm trong việc chấp hành pháp luật về thuế,
phí, lệ phí và pháp luật về giá đối với các doanh nghiệp đầu mối nhập khẩu kinh
doanh xăng dầu, cũng như xác định ảnh hưởng đối với số tiền chênh lệch thuế
khâu nhập khẩu xăng dầu đến kết quả hoạt động kinh doanh, thu nộp ngân sách
nhà nước của các doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu (Thúy Hạnh,
2016). Từ đó, nhiều kiến nghị xử lý về tài chính và kiến nghị sửa đổi, hồn thiện

cơ chế chính sách được đề xuất cho phù hợp với đặc thù của mặt hàng xăng dầu.
Tuy nhiên, trong bối cảnh kinh tế thị trường phát triển như hiện nay diễn biến
phức tạp và ln tiềm ẩn các nguy cơ, địi hỏi công tác thanh tra, kiểm tra đối với
các doanh nghiệp đầu mối nhập khẩu, sản xuất kinh doanh xăng dầu ngày càng
phải được nâng cao hơn nữa để đáp ứng với những yêu cầu đòi hỏi ngày càng
cao của xã hội, bắt kịp xu thế của thời đại... Vì vậy, cần phải nghiên cứu một
cách tồn diện, có hệ thống về cơ sở lý luận, pháp lý của công tác thanh tra, kiểm
tra; về cơ chế, chính sách điều hành của Nhà nước; đánh giá thực tiễn nhằm đề
xuất các giải pháp có hiệu quả trong cơng tác thanh tra, kiểm tra đối với các
doanh nghiệp đầu mối nhập khẩu, kinh doanh xăng dầu.
Xuất phát từ yêu cầu thực tế trên tác giả tiến hành nghiên cứu đề tài: “Hồn
thiện cơng tác thanh, kiểm tra của Thanh tra Bộ Tài chính đối với các doanh
nghiệp đầu mối nhập khẩu, kinh doanh xăng dầu” làm luận văn tốt nghiệp.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Tìm hiểu thực trạng cơng tác thanh tra, kiểm tra của Thanh tra Bộ Tài chính
đối với các doanh nghiệp đầu mối nhập khẩu, kinh doanh xăng dầu trong thời
gian vừa qua. Từ đó, đề xuất một số giải pháp nhằm hồn thiện cơng tác thanh
tra, kiểm tra của Thanh tra Bộ Tài chính đối với các doanh nghiệp đầu mối, kinh
doanh xăng dầu trong thời gian tới.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về công tác thanh tra,
kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật của các doanh nghiệp.
- Tìm hiểu thực trạng công tác thanh tra, kiểm tra của Thanh tra Bộ Tài
chính đối với các doanh nghiệp đầu mối nhập khẩu, kinh doanh xăng dầu trong
thời gian vừa qua.

2



- Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác thanh tra, kiểm tra của
Thanh tra Bộ Tài chính đối với các doanh nghiệp đầu mối, kinh doanh xăng dầu
trong thời gian tới.
1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy
định của pháp luật về tài chính đối với các doanh nghiệp đầu mối nhập khẩu, kinh
doanh xăng dầu nằm trong phạm vi thanh tra, kiểm tra của Thanh tra Bộ Tài chính.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về nội dung: Hồn thiện cơng tác thanh tra, kiểm tra của Thanh tra
Bộ Tài chính đối với các doanh nghiệp đầu mối nhập khẩu, kinh doanh xăng dầu.
- Phạm vi không gian:
+ Chủ thể đối tượng thanh tra là cơ quan Thanh tra Bộ Tài chính, địa chỉ số
28 Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội;
+ Đối tượng thanh tra là 10 doanh nghiệp đầu mối nhập khẩu, kinh doanh
xăng dầu được Thanh tra Bộ Tài chính thanh tra, kiểm tra.
- Phạm vi thời gian:
+ Số liệu được thu thập qua 03 năm 2015 - 2017.
+ Thời gian thực hiện đề tài từ tháng 09/2017 đến tháng 09/2018.

3


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC THANH TRA, KIỂM TRA ĐỐI
VỚI HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP
2.1.1. Khái niệm, vai trị của cơng tác thanh tra, kiểm tra
Trong hoạt động quản lý nói chung, q trình quản lý diễn ra theo một chu
trình với 04 chức năng cơ bản, đó là: Kế hoạch hố; Tổ chức; Chỉ đạo; Kiểm tra,
thanh tra. Trong đó, chức năng kiểm tra, thanh tra là chức năng giúp cho nhà quản lý

xác định hệ quản lý đang ở tình trạng nào để có giải pháp điều chỉnh cho phù hợp;
kiểm tra, thanh tra còn là cầu nối giữa nhà quản lý và đối tượng bị quản lý, là nơi
diễn ra quá trình thu nhận thông tin để hệ vận động và phát triển. Do đó, việc nghiên
cứu hồn thiện cơng tác thanh tra, kiểm tra là u cầu có tính cấp thiết và liên tục.
2.1.1.1. Khái niệm, vai trị của cơng tác thanh tra
Thanh tra là một khâu công tác quan trọng trong tồn bộ cơng tác quản lý
của bộ máy Nhà nước. Nó có mục đích giúp đỡ cơ quan lãnh đạo vừa kiểm tra sự
đúng đắn của bản thân sự lãnh đạo của mình, vừa kiểm tra việc chấp hành của
các cơ quan thuộc thẩm quyền quản lý, nhằm tìm ra những biện pháp chỉ đạo và
quản lý tốt nhất, bảo đảm cho những chủ trương, đường lối của Đảng và chính
sách, pháp luật của Nhà nước, nhất là về quản lý kinh tế, được chấp hành một
cách đầy đủ và có hiệu lực.
Thanh tra (inspect) xuất phát từ gốc La-tinh (in-spectare) có nghĩa là “nhìn
vào bên trong” chỉ một sự xem xét từ bên ngoài vào hoạt động của một đối tượng
nhất định: “là sự kiểm soát đối với đối tượng bị thanh tra” trên cơ sở thẩm quyền
(quyền hạn và nghĩa vụ) được giao, nhằm đạt được mục đích nhất định. Tính chất
của thanh tra mang tính thường xun, tính quyền lực, do đó hệ quả của thanh tra
thường là “phát hiện, ngăn chặn những gì trái với quy định” [16].
Thanh tra là hoạt động xem xét, kiểm tra của cơ quan nhà nước cấp trên
hoặc theo sự uỷ quyền của cơ quan nhà nước cấp trên đối với cơ quan nhà nước
cấp dưới (mang tính trực thuộc) và là một bộ phận của hoạt động hành pháp.
2.1.1.2. Khái niệm, vai trị của cơng tác kiểm tra
Kiểm tra là “xem xét tình hình thực tế để đánh giá, nhận xét”, để chỉ hoạt
động của chủ thể tác động vào đối tượng kiểm tra (có thể trực thuộc hoặc không

4


trực thuộc chủ thể kiểm tra). Tuy nhiên, khái niệm kiểm tra (control) có thể được
hiểu theo 2 nghĩa: Theo nghĩa rộng, để chỉ hoạt động của các tổ chức xã hội, các

đồn thể và của cơng dân kiểm tra hoạt động bộ máy của nhà nước. Theo nghĩa
này, tính quyền lực nhà nước trong kiểm tra bị hạn chế vì các chủ thể thực hiện
kiểm tra khơng có quyền áp dụng trực tiếp những biện pháp cưỡng chế nhà nước.
Theo nghĩa hẹp hơn, kiểm tra là hoạt động của chủ thể nhằm tiến hành xem xét,
xác định một việc gì đó của đối tượng bị quản lý xem có phù hợp hay không phù
hợp với trạng thái định trước. Theo nghĩa này, chủ thể kiểm tra có thể áp dụng
một chế tài pháp lý nhất định như áp dụng các hình thức kỷ luật, xử phạt vi phạm
hành chính hoặc buộc phải thực hiện một số biện pháp ngăn chặn hành chính. Ở
nghĩa này, khái niệm kiểm tra nằm trong khái niệm thanh tra “tổ chức Thanh tra
là công cụ đắc lực của Đảng, của chính quyền trong việc kiểm tra sự chấp hành
đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật, kế hoạch của Nhà nước” [1].
Xét về chủ thể thì phạm vi chủ thể tiến hành hoạt động kiểm tra đa dạng
hơn thanh tra rất nhiều. Chủ thể tiến hành kiểm tra có thể là Nhà nước hoặc cũng
có thể là một chủ thể phi Nhà nước, chẳng hạn như hoạt động kiểm tra của một tổ
chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội (Đảng, Cơng đoàn, Mặt trận, Đoàn thanh
niên, Hội phụ nữ…), hoạt động kiểm tra trong nội bộ một doanh nghiệp (kiểm tra
của Giám đốc đối với các phòng, ban, kiểm tra của Quản đốc đối với người lao
động). Trên một bình diện rộng hơn nữa, kiểm tra có thể là sự xem xét thực tế để
đánh giá, nhận xét của bất kỳ một cá nhân nào trong xã hội trong bất cứ một hoạt
động nào. Khi con người biết lao động một cách có ý thức thì đã xuất hiện u
cầu tất yếu là phải kiểm tra. Ăng ghen đã nói “mỗi hoạt động có ý thức, có tổ
chức của con người đều chứa đựng trong đó những yếu tố của kiểm tra” và “đối
với mỗi con người tự nhiên, mỗi cộng đồng nguyên thuỷ, kiểm tra được xem như
là phương thức hành động để thực hiện mục đích”. Như vậy, kiểm tra cũng xuất
hiện trước thanh tra và xuất hiện trước khi có sự ra đời của Nhà nước đầu tiên
trong lịch sử. Có thể nói, kiểm tra sẽ tồn tại cùng với loài người. Khi Nhà nước
tự tiêu vong, thanh tra sẽ mất đi như đã nói ở trên, nhưng kiểm tra thì vẫn cịn tồn
tại cùng với “chức năng quản lý đơn thuần là chăm lo đến lợi ích của xã hội”
như Ăng ghen đã chỉ ra.
Kiểm tra gắn liền với công việc của một tổ chức, một cán bộ, công chức

nhất định và thường theo một số hướng sau: Theo dõi để cho hoạt động của tổ
chức phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và sự phân công giữa các đơn vị; Quan

5


sát để đảm bảo rằng nhiệm vụ được giao có đủ điều kiện thực hiện, phù hợp với
thực tế. Hướng dẫn và điều chỉnh kịp thời để đảm bảo hiệu suất công việc của
từng đơn vị; Kiểm tra kết quả cuối cùng, đánh giá hiệu quả thực tế của các hoạt
động theo kế hoạch đặt ra.
Trong quản lý hành chính nhà nước, kiểm tra có mục tiêu là tìm kiếm động
cơ, nguyên nhân cán bộ làm tốt (hay không làm tốt) nhiệm vụ được giao. Một sự
kiểm tra như vậy có thể được thực hiện trong nội bộ của bộ máy quản lý, nhưng
cũng có thể ở ngồi hệ thống đó mà người ta có thể gọi là kiểm sốt ngoại lai.
Ở nước ta, trong các Nghị quyết của Đảng, Hiến pháp năm 1980 và Hiến
pháp năm 1992 cũng xem thanh tra và kiểm tra như là những mặt, phương diện
của quản lý nhà nước, có chung mục đích đều là những chức năng thiết yếu của
cơ quan quản lý nhà nước. Hiến pháp năm 1980, khi đề cập đến nhiệm vụ và
quyền hạn của Chính phủ, quy định: “Chính phủ tổ chức và lãnh đạo công tác
kiểm kê…; công tác thanh tra và kiểm tra nhà nước; chống quan liêu, tham
nhũng trong bộ máy nhà nước; công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo của công
dân” (khoản 15 Điều 107). Thông báo Hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành Trung
ương Đảng (khố VIII) chỉ rõ: “tăng cường cơng tác thanh tra, kiểm tra để mọi
thành phần kinh tế kinh doanh đúng pháp luật”...
Tóm lại, kiểm tra là một hoạt động thường xuyên, do tính chất này mà
chúng ta khơng thể nói là đã có một hệ thống hay cơ chế kiểm tra hữu hiệu nếu
chỉ có những người lãnh đạo tổ chức và những cán bộ, tổ chức chuyên trách tham
gia vào hoạt động kiểm tra. Điều quan trọng là phải thiết lập được hệ thống tự
kiểm tra và một nề nếp kiểm tra lẫn nhau trong nội bộ tổ chức, giữa hai nhân tố
chủ quan và khách quan trong tổ chức hoặc hai nhân tố khác nhau trong cùng

một công việc.
2.1.1.3. Phân biệt giữa thanh tra và kiểm tra
Theo Từ điển Tiếng Việt thì “kiểm tra là xem xét tình hình thực tế để đánh
giá, nhận xét”. Có thể nói giữa hoạt động thanh tra và kiểm tra có mối quan hệ
chặt chẽ, gần gũi và có nhiều điểm giao thoa nhau. Bởi vì kiểm tra và thanh tra
đều là những công cụ quan trọng, một chức năng chung của quản lý nhà nước, là
hoạt động mang tính chất phản hồi của “chu trình quản lý”. Qua kiểm tra, thanh
tra, các cơ quan quản lý nhà nước có thể phân tích đánh theo dõi q trình thực
hiện các mục tiêu, nhiệm vụ quản lý đề ra. Đây là mối quan hệ đan chéo nhau.
Nếu hiểu theo nghĩa rộng thì thanh tra là một loại hình đặc biệt của kiểm tra,

6


ngược lại nếu hiểu theo nghĩa hẹp, thanh tra lại bao hàm cả kiểm tra. Chính vì
vậy trong thực tiễn, nhiều người trong đó có cả một số doanh nghiệp thường hay
nhầm lẫn, đồng nhất kiểm tra với thanh tra. Tuy nhiên với tư cách là một hoạt
động độc lập, kiểm tra có nhiều điểm khác biệt với thanh tra:
Một là về chủ thể tiến hành: Giữa kiểm tra và thanh tra có một mảng giao
thoa về chủ thể, đó là Nhà nước. Nhà nước tiến hành cả hoạt động thanh tra và
kiểm tra. Tuy nhiên, chủ thể của kiểm tra rộng hơn của thanh tra rất nhiều. Trong
khi chủ thể tiến hành thanh tra phải là Nhà nước, thì chủ thể tiến hành kiểm tra có
thể là Nhà nước hoặc có thể là chủ thể phi nhà nước.
Hai là về mục đích thực hiện: Mục đích của thanh tra bao giờ cũng rộng
hơn, sâu hơn đối với các hoạt động kiểm tra. Đặc biệt, đối với các cuộc thanh tra
để giải quyết khiếu nại, tố cáo thì sự khác biệt về mục đích, ý nghĩa giữa hoạt
động thanh tra và kiểm tra càng rõ hơn nhiều, bởi: thông thường khiếu nại, tố cáo
phản ánh sự bức xúc, bất bình của nhân dân trước những việc mà nhân dân cho là
quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm cho nên mục đích của hoạt động
thanh tra khơng cịn chỉ là xem xét, đánh giá một cách bình thường nữa.

Ba là về phương pháp tiến hành: Với mục đích rõ ràng hơn, rộng hơn, khi
tiến hành thanh tra, Đoàn thanh tra cũng áp dụng những biện pháp nghiệp vụ sâu
hơn, đi vào thực chất đến tận cùng của vấn đề như: xác minh, thu thập chứng cứ,
đối thoại, chất vấn, giám định...
Đặc biệt, quá trình thanh tra các Đồn thanh tra cịn có thể áp dụng những
biện pháp cần thiết để phục vụ thanh tra theo quy định của pháp luật về thanh tra
để tác động lên đối tượng bị quản lý.
Bốn là về trình độ nghiệp vụ: Hoạt động thanh tra địi hỏi thanh tra viên
phải có nghiệp vụ giỏi, am hiểu về kinh tế - xã hội, có khả năng chuyên sâu vào
lĩnh vực thanh tra hướng đến. Do nội dung hoạt động kiểm tra ít phức tạp hơn
thanh tra và chủ thể của kiểm tra bao gồm lực lượng rộng lớn có tính quần chúng
phổ biến nên nói chung, trình độ nghiệp vụ kiểm tra khơng nhất thiết địi hỏi như
nghiệp vụ thanh tra.
Năm là về phạm vi hoạt động: Phạm vi hoạt động kiểm tra thường theo bề
rộng, diễn ra liên tục, ở khắp nơi với nhiều hình thức phong phú, mang tính quần
chúng. Phạm vi hoạt động thanh tra thường hẹp hơn hoạt động kiểm tra.

7


Sáu là về thời gian tiến hành: Trong hoạt động thanh tra thường có nhiều
vấn đề phải xác minh, đối chiếu rất công phu, nhiều mối quan hệ cần được làm
rõ, cho nên phải sử dụng thời gian nhiều hơn so với kiểm tra.
Thanh tra và kiểm tra tuy có sự phân biệt nhưng chỉ là tương đối. Khi tiến
hành cuộc thanh tra, thường phải tiến hành nhiều thao tác nghiệp vụ đó thực chất
là kiểm tra. Ngược lại, đơi khi tiến hành kiểm tra để làm rõ vụ việc, lại lựa chọn
được nội dung thanh tra. Kiểm tra và thanh tra là hai khái niệm khác nhau nhưng
có liên hệ qua lại, gắn bó. Do vậy, khi nói đến một khái niệm người ta thường
nhắc đến cả cặp với tên gọi là thanh tra, kiểm tra hay kiểm tra, thanh tra.
2.1.2. Mục tiêu, nguyên tắc, phương pháp thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp

2.1.2.1. Mục tiêu thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp
Công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật của các cơ sở sản
xuất, kinh doanh nhằm mục đích giúp các cơ sở sản xuất, kinh doanh hoạt động
đúng pháp luật, có hiệu quả; tăng cường pháp chế trong hoạt động sản xuất, kinh
doanh, góp phần hồn thiện cơ chế quản lý; bảo vệ lợi ích Nhà nước, quyền và
lợi ích hợp pháp của các cơ sở sản xuất, kinh doanh.
Trên tinh thần tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động
thanh tra tài chính trong cơ chế thị trường, mục đích của hoạt động thanh tra tài
chính đã được nhìn nhận theo hướng sâu rộng hơn, thực chất hơn. Nếu như trong
thời kỳ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung, mục đích của hoạt động thanh tra tài
chính chủ yếu nhằm phát hiện, xử lý các hành vi sai phạm làm thất thốt tài sản
XHCN, thì trong nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường theo định hướng
quản lý của Nhà nước hiện nay, mục đích hoạt động thanh tra tài chính chủ yếu
nhằm phịng ngừa, ngăn chặn những sai phạm về tài chính. Luật Thanh tra khẳng
định: Hoạt động thanh tra nhằm phát hiện sơ hở trong cơ chế quản lý, chính
sách, pháp luật để kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền biện pháp
khắc phục; phòng ngừa, phát hiện và xử lý hành vi vi phạm pháp luật; giúp cơ
quan, tổ chức, cá nhân thực hiện đúng quy định của pháp luật; phát huy nhân tố
tích cực; góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước; bảo
vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá
nhân” [16].
Trên cơ sở đó, mục tiêu hoạt động thanh tra tài chính doanh nghiệp tập
trung vào một số mặt sau cụ thể sau đây:

8


Một là phát hiện những sơ hở trong cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật để
kiến nghị các cơ quan nhà nước có thẩm quyền có biện pháp khắc phục là mục
tiêu chủ yếu của hoạt động thanh tra. Mục tiêu này cần phải được chú trọng trong

điều kiện hệ thống cơ chế, chính sách đang chuyển đổi, chưa hồn thiện.
Hai là phịng ngừa, phát hiện và xử lý hành vi vi phạm pháp luật cũng là
mục tiêu quan trọng, trực tiếp của hoạt động thanh tra. Một nhà nước pháp quyền
địi hỏi phải tăng cường tính pháp chế, kỷ cương; mọi hành vi vi phạm pháp luật
đều cần phải phát hiện kịp thời và xử lý nghiêm minh. Thực hiện mục tiêu này,
hoạt động thanh tra cần phải tiến hành thường xuyên, ngăn chặn và phát hiện kịp
thời những sai phạm đồng thời xử lý nghiêm các hành vi vi phạm để đảm bảo
tính răn đe đối với những người có ý định vi phạm hoặc tái phạm pháp luật.
Ba là giúp cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện đúng quy định của pháp luật
cũng là mục tiêu quan trọng của hoạt động thanh tra. Với mục đích này, hoạt
động thanh tra vừa uốn nắn, nhằm chấn chỉnh, vừa tháo gỡ những vướng mắc
giúp cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện đúng các quy định của pháp luật.
Bốn là phát huy nhân tố tích cực; góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả
quản lý nhà nước; bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ
quan, tổ chức, cá nhân. Đòi hỏi hoạt động thanh tra khơng chỉ tìm ra tiêu cực, sai
phạm mà còn chỉ ra nhưng việc làm hay, nhưng nhân tố tích cực mới để nhân
rộng thêm.
2.1.2.2. Nguyên tắc thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp
Nguyên tắc của hoạt động thanh tra, kiểm tra nói chung và thanh tra, kiểm
tra tài chính nói riêng [4], [5] là:
- Phải tn theo pháp luật. Mọi chủ thể hoạt động trong một quốc gia đều
phải tuân thủ pháp luật của quốc gia đó. Cơ quan thanh tra vừa là một chủ thể
vừa là một bộ phận trong bộ máy quản lý Nhà nước nên hoạt động thanh tra càng
phải dựa trên cơ sở pháp luật, tuân thủ các quy định của pháp luật, không được
phép tuỳ tiện. Ở nước ta, Nhà nước là của dân, do dân và vì dân nên hoạt động
của các cơ quan Nhà nước, trong đó có hoạt động thanh tra, kiểm tra là phải phục
vụ nhân dân, giúp cho nhân dân được thực hiện các quyền và lợi ích hợp pháp;
- Bảo đảm chính xác, khách quan, trung thực, công khai, dân chủ, kịp thời;
- Không làm cản trở hoạt động bình thường của các cơ quan, tổ chức, cá nhân
là đối tượng thanh tra. Hoạt động thanh tra, kiểm tra phải không những không làm


9


cản trở hoạt động bình thường của các đơn vị mà còn tạo điều kiện cho các đơn vị
thực hiện tốt nghĩa vụ của mình, giúp cho xã hội phát triển lành mạnh.
Đối với công tác thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp phải đảm bảo đầy đủ các
nguyên tắc cụ thể sau:
- Các cơ quan Nhà nước khi tiến hành thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp để
thực hiện chức năng quản lý Nhà nước đối với doanh nghiệp phải theo đúng chức
năng, thẩm quyền, thủ tục do pháp luật quy định và phải bảo đảm tính chính xác,
khách quan, cơng khai, dân chủ.
- Việc thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp chỉ được thực hiện khi có quyết
định của thủ trưởng cơ quan Nhà nước có thẩm quyền; khơng được tiến hành
trùng lặp, không quá một lần về cùng một nội dung trong một năm đối với một
doanh nghiệp (trừ trường hợp bất thường).
Khi kết thúc việc thanh tra, kiểm tra tại doanh nghiệp phải có kết luận bằng
văn bản về nội dung đã thanh tra, kiểm tra; người được giao nhiệm vụ thanh tra,
kiểm tra phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết luận của mình.
- Doanh nghiệp có trách nhiệm thường xuyên tự kiểm tra việc thực hiện
chính sách, pháp luật trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, tự giác thực
hiện các nghĩa vụ theo quy định của pháp luật và phải chấp hành nghiêm chỉnh
các kết luận, quyết định phù hợp với phát luật về thanh tra, kiểm tra của các cơ
quan Nhà nước.
2.1.2.3. Phương pháp tiến hành cuộc thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp
Thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp để thực hiện yêu cầu quản lý nhà nước
vềdoanh nghiệp và xử lý các hành vi vi phạm các quy định pháp luật của
doanh nghiệp.
Để phát hiện hành vi phạm pháp luật của doanh nghiệp cần phải tiến hành
hoạt động thanh tra, kiểm tra. Việc lựa chọn vấn đề (đề tài, nội dung) thanh tra

cần phải căn cứ vào: Chỉ đạo, yêu cầu của lãnh đạo trong công tác quản lý nhà
nước đối với doanh nghiệp; thơng tin về tình hình thực hiện các quy định của
pháp luật của các doanh nghiệp về các lĩnh vực quản lý Nhà nước; ảnh hưởng
của các hành vi vi phạm pháp luật của doanh nghiệp, yêu cầu xử lý hành vi vi
phạm pháp luật của doanh nghiệp; khả năng thực hiện của tổ chức thanh tra. Từ
đó, lựa chọn đề tài thanh tra theo từng chuyên đề hoặc toàn diện, nhiều nội dung,
hoặc chỉ để giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo. Thanh tra toàn diện (đồng

10


×