Tải bản đầy đủ (.pdf) (124 trang)

Đổi mới cơ chế quản lý của học viện nông nghiệp việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1019.52 KB, 124 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN PHÚC VIỆT

ĐỔI MỚI CƠ CHẾ QUẢN LÝ CỦA HỌC VIỆN
NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

Ngành:

Quản trị kinh doanh

Mã số:

8340101

Người hướng dẫn khoa học:

TS. Nguyễn Công Tiệp

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan mọi kết quả của đề tài: “Đổi mới cơ chế quản lý của Học viện
Nơng nghiệp Việt Nam” là cơng trình nghiên cứu của cá nhân tôi thực hiện dưới sự
hướng dẫn khoa học của TS. Nguyễn Công Tiệp.
Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa hề được
công bố hoặc sử dụng bảo vệ một học hàm nào.
Các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Nếu sai tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm.
Hà Nội, ngày 09 tháng 10 năm 2018


Tác giả luận văn

Nguyễn Phúc Việt

i


LỜI CẢM ƠN
Qua thời gian học tập và rèn luyện tại Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam đã giúp
tôi trưởng thành về nhân cách và trình độ chun mơn. Tơi đã nhận được sự dạy dỗ tận
tình của các Thầy, Cô giáo đặc biệt là các Thầy, Cô khoa Kế toán và Quản trị kinh
doanh đã truyền dạy kiến thức chuyên môn cũng như tư cách đạo đức của một tri thức
trẻ trong thời đại mới.
Nhân dịp hồn thành khóa luận tốt nghiệp cho phép tơi được bày tỏ lịng biết ơn
chân thành, sâu sắc tới các Thầy, Cô giáo.
Xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc tới TS. Nguyễn Cơng Tiệp giảng viên Khoa Kế
tốn và Quản trị kinh doanh - Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam, đã tận tình hướng dẫn
hồn thành tốt đề tài. Đồng thời tơi cũng bày tỏ sự biết ơn đến các Thầy, Cô trong Kế
toán và Quản trị kinh doanh – Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến gia đình và tất cả bạn bè đã
giúp đỡ, động viên tơi trong suốt q trình học tập và thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn !
Hà Nội, ngày 09 tháng 10 năm 2018
Tác giả luận văn

Nguyễn Phúc Việt

ii



MỤC LỤC
Lời cam đoan .................................................................................................................i
Lời cảm ơn ................................................................................................................... ii
Mục lục ...................................................................................................................... iii
Danh mục bảng ............................................................................................................. v
Danh mục sơ đồ ........................................................................................................... vi
Danh mục chữ viết tắt..................................................................................................vii
Trích yếu luận văn ......................................................................................................viii
Thesis abstract .............................................................................................................. xi
Phần 1. Mở đầu ........................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết ................................................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................ 3

1.2.1.

Mục tiêu chung ................................................................................................ 3

1.2.2.

Mục tiêu cụ thể ................................................................................................ 3

1.3.

Đối tượng nghiên cứu ...................................................................................... 4


1.4.

Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................... 4

1.4.1.

Phạm vi nghiên cứu về nội dung ...................................................................... 4

1.4.2.

Phạm vi không gian ......................................................................................... 4

1.4.3.

Phạm vi thời gian ............................................................................................. 4

1.4.4.

Các giải pháp dự kiến cho giai đoạn 2018 -2030 .............................................. 4

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn .............................................................................. 5
2.1

Cơ sở lý luận ................................................................................................... 5

2.1.1.

Cơ chế và đổi mới cơ chế quản lý đại học ........................................................ 5

2.1.2.


Tự chủ đại học và sự phát triển giáo dục đại học trên thế giới .......................... 7

2.1.3.

Tự chủ đại học và tự chịu trách nhiệm ........................................................... 11

2.1.4.

Nội dung đổi mới cơ chế quản lý ................................................................... 14

2.1.5.

Các yếu tố ảnh hưởng đến đổi mới cơ chế quản lý đại học ............................. 16

2.2.

Cơ sở thực tiễn .............................................................................................. 19

2.2.1.

Kinh nghiệm của các nước trên thế giới ......................................................... 19

2.2.2.

Đổi mới cơ chế Quản lý giáo dục đại học của Việt Nam ................................ 21

2.2.3.

Một số cơng trình nghiên cứu có liên quan ..................................................... 28


iii


Phần 3. Đặc điểm địa bàn và phương pháp nghiên cứu .................................. 30
3.1.

Đặc điểm chung của Học viện Nông nghiệp Việt Nam................................... 30

3.1.1.

Quá trình hình thành và phát triển của Học viện Nông nghiệp Việt Nam ........ 30

3.2.

Phương pháp nghiên cứu: .............................................................................. 50

3.2.1.

Phương pháp thu thập tài liệu......................................................................... 50

3.2.2.

Phương pháp phân tích .................................................................................. 52

3.2.3.

Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ......................................................................... 52

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận ................................................................. 54

4.1.

Quá trình triển khai đổi mới cơ chế quản lý ................................................... 54

4.1.1.

Xây dựng cơ chế trong tổ chức bộ máy .......................................................... 54

4.1.2.

Tổ chức thực hiện cơ chế Quản lý mới ........................................................... 64

4.1.3.

Đánh giá giám sát, kiểm tra............................................................................ 78

4.2.

Các yếu tố ảnh hưởng của đổi mới cơ chế trong bộ máy quản lý .................... 79

4.2.1.

Yếu tố khách quan ......................................................................................... 79

4.2.2.

Yếu tố chủ quan ............................................................................................. 82

4.2.3.


Đánh giá chung .............................................................................................. 84

4.3.

Định hướng và giải pháp tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý của Học viện Nông
nghiệp Việt Nam………………………………………………………………86

4.3.1.

Định hướng.................................................................................................... 86

4.3.2.

Giải pháp tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý của Học viện Nông nghiệp
Việt Nam ....................................................................................................... 86

Phần 5. Kết luận và kiến nghị ................................................................................... 96
5.1.

Kết luận ......................................................................................................... 96

5.2.

Đề xuất, kiến nghị .......................................................................................... 97

5.2.1.

Đối với Chính phủ ......................................................................................... 97

5.2.2.


Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo .................................................................... 98

Tài liệu tham khảo ..................................................................................................... 100
Phụ lục .................................................................................................................... 101

iv


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

CTNB

Chi tiêu nội bộ

ĐHCL

Đại học cơng lập

HCSN

Hành chính sự nghiệp

HVN

Học viện Nơng nghiệp Việt Nam


NN&PTNT

Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

NSNN

Ngân sách Nhà nước

QLTC

Quản lý tài chính

QTCP

Quản trị chi phí

SNCL

Sự nghiệp cơng lập

TCTC

Tự chủ tài chính

TSCĐ

Tài sản cố định

v



DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1.

Tổng hợp số lượng cán bộ theo trình độ đào tạo ...................................... 35

Bảng 3.2.

Tổng hợp số lượng cơ sở vật chất, phòng học, ký túc xá phục vụ sinh
viên của Học viện.................................................................................... 37

Bảng 3.3.

Quy mô đào tạo của Học viện.................................................................. 38

Bảng 3.4.

Kết quả tuyển sinh của Học viện ............................................................. 38

Bảng 3.5.

Kết quả thực hiện đề án nâng cao chất lượng đào .................................... 39

Bảng 3.6.

Kết quả nghiên cứu khoa học của Học viện ............................................. 41

Bảng 3.7.

Kết quả xây dựng đề tài dự án của học viện năm 2017............................. 44


Bảng 3.8.

Kết quả tổ chức hội thảo và số đại biểu tham gia của Học Viện ............... 46

Bảng 3.9.

Số lượng lưu học nước ngoài tiếp nhận đào tạo ....................................... 47

Bảng 3.10. Mẫu điều tra ............................................................................................ 51
Bảng 4.1.

Số lượng Quy định đã ban hành............................................................... 54

Bảng 4.2.

Ngành/chuyên ngành đào tạo của Học viện đến năm 2030....................... 57

Bảng 4.3.

Bảng số liệu cán bộ đi học tập tại nước ngoài giai đoạn 2014-2017 ........ 66

Bảng 4.4.

Bảng kết quả tuyển sinh các năm ............................................................. 68

Bảng 4.5.

Số lượng sinh viên đạt danh hiệu giỏi từ năm 2014 đến năm 2017 ........... 68


Bảng 4.6.

Tổng kết đề tài của học viên từ năm 2014 đên năm 2017 ......................... 71

Bảng 4.7.

Kinh phí dành cho học bổng từ năm 2014 - 2017..................................... 72

Bảng 4.8.

Tình hình thu chi tài chính của Học viện ................................................. 73

Bảng 4.9.

Thu nhập bình quân của cán bộ, viên chức và người lao động giai
đoạn 2011-2016 ...................................................................................... 75

Bảng 4.10. Số lượng khách quốc tế và biên bản MOU được ký kết từ năm
2015 - 2017 ............................................................................................ 76
Bảng 4.11. Số lượt CBVC vi phạm khi thực hiện nhiệm vụ được giao năm 2017 ...... 78
Bảng 4.12. Đánh giá của Lãnh đạo Học viện về việc ban hành các quy định, văn
bản mới ................................................................................................... 83
Bảng 4.13. Đánh giá của Giảng viên, cán bộ phục vụ về việc ban hành văn bản,
quy định mới ........................................................................................... 83
Bảng 4.14. Đánh giá của Sinh viên, Học viên cao học, nghiên cứu sinh về việc
ban hành văn bản mới, quy định mới ....................................................... 84

vi



DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1.

Các yếu tố quyết định thành công của một ĐH nghiên cứu đẳng cấp ...... 10

Sơ đồ 3.1.

Cơ cấu tổ chức của Học viện Nông nghiệp Việt Nam ............................. 34

Sơ đồ 4.1.

Các trục đổi mới chính ........................................................................... 55

Sơ đồ 4.2.

Các chiến lược thành phần ..................................................................... 55

Sơ đồ 4.3.

Sơ đồ tổ chức bộ máy vận hành của học viện nơng nghiệp sau khi
thực hiện thí điểm đổi mới cơ chế........................................................... 65

vii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Nguyễn Phúc Việt
Tên luận văn: Đổi mới cơ chế quản lý của Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Ngành: Quản trị kinh doanh


Mã số: 8340101

Tên cơ sở đào tạo: Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu
- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về cơ chế quản lý, đổi mới cơ
chế quản lý của các trường đại học cơng lập;
- Đánh giá thực trạng và phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới đổi mới cơ chế quản
lý của Học viện nông nghiệp Việt Nam giai đoạn 2015 – 2017;
- Đề xuất định hướng, giải pháp nhằm tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý của Học
Viện Nông nghiệp Việt Nam trong giai đoạn tới.
Phương pháp nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu về cơ chế quản lý theo hướng tự chủ tại Học
viện Nông nghiệp Việt Nam.
Nội dung nghiên cứu:Những vấn đề lý luận và thực tiễn về cơ chế quản lý tại
Học viện Nông nghiệp Việt Nam, luận văn tập trung nghiên cứu các lĩnh vực sau: Tổ
chức bộ máy quản lý, Đào tạo, Nghiên cứu khoa học, Hợp tác quốc tế, Cơ sở vật chất và
đầu tư, Tài chính.
Phạm vi khơng gian: Nghiên cứu này được thực hiện ở giai đoạn thí điểm đổi
mới cơ chế quản lý truyền thống sang cơ chế quản lý tự chủ tại Học viện Nông nghiệp
Việt Nam.
Phạm vi thời gian: Số liệu được khảo sát trong giai đoạn 2015-2017, số liệu điều
tra từ năm 2017 và tổng hợp năm 2018.
Kết quả chính và kết luận
Kết quả nghiên cứu cho thấy: Từ khi thay đổi cơ chế quản lý từ quản lý truyền
thống sang đổi mới cơ chế tự chủ Học viện Nơng nghiệp Việt Nam đã có đạt được
những thành tựu trong các lĩnh vực :
- Đào tạo : Học viện đã nâng cao chất lượng đầu vào và đầu ra của sinh viên, học
viên, nghiên cứu sinh. Các chương trình đào tạo cũng liên tục được làm mới tích cực tạo cơ
hội cho sinh viên có thời gian thực hành nhiều hơn so với trước đây. Số lượng đầu vào của
sinh viên thay đổi theo các năm nhưng nhìn chung chất lượng đầu vào ln được nâng cao.

- Tổ chức bộ máy quản lý : Học viện đã có hội đồng thường trực học viện, ban giám
đốc, đội ngũ cán bộ phịng ban và giảng viên ln được nâng cao trình độ qua các năm.

viii


- Nghiên cứu khoa học : Học viện đã nhận được nhiều đề tài chỉ đạo thẳng từ Bộ
Nông nghiệp giao khoán, số lượng sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học ngày càng
nhiều hơn. Kinh phí phục vụ cho nghiên cứu khoa học tăng dần theo các năm.
- Hợp tác quốc tế : Đã có nhiều hơn số biên bản thỏa thuận MOU được ký kết. Số
lượng khách quốc tế và sinh viên quốc tế tới thăm học viện nhiều hơn. Số lượng sinh
viên của học viện được cử đi trao đổi nhiều hơn.
- Cơ sở vật chất và đầu tư : Các giảng đường được trang bị các thiết bị giảng dạy
tối tân nhất,Giảng đường E được xây dựng để phục vụ cho sinh viên và giảng viên. Có
nhiều cơng trình cải tạo khn viên và sửa chữa giảng đường, ký túc xá được thực hiện.
- Tài chính: Học viện đã giao khốn kinh phí về các khoa, trung tâm, thực hiện
chính sách khốn lương khốn việc.
Một số giải pháp
Tiếp tục hồn thiện cơ chế chính sách, tổ chức quản lý của Học viện: Xây dựng
và kiện toàn hệ thống tổ chức của Học viện theo hướng Đại học nghiên cứu đa ngành đa
phân hiệu. Hoàn thiện và thực hiện hệ thống văn bản quy định nội bộ để quản lý hiệu
quả các hoạt động của Học viện
Giải pháp pháp triển đào tạo : Đào tạo nguồn nhân lực có đạo đức tốt, đủ sức
khoẻ, kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp giỏi, năng lực nghiên cứu tốt, tư duy sáng tạo
và khả năng thích ứng cao, có năng lực học tập suốt đời, đáp ứng được nhu cầu không
ngừng thay đổi của xã hội và hội nhập quốc tế
Giải pháp pháp triển khoa học công nghệ: Nghiên cứu khoa học và phát triển
cơng nghệ đạt trình độ đứng đầu trong nước, tiên tiến trong khu vực và hội nhập quốc tế
ngày càng sâu rộng nhằm giải quyết các vấn đề lý luận và thực tiễn, góp phần đào tạo
nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu phát triển nông nghiệp, nông thôn và

các lĩnh vực liên quan của đất nước
Giải pháp pháp triển hợp tác quốc tế: Học viện nhanh chóng tiếp cận các nền
giáo dục đại học và KHCN tiên tiến của thế giới nhằm nâng cao chất lượng đào tạo và
hoạt động KHCN theo hướng hiện đại; cập nhật và phát triển chương trình đào tạo và
phương pháp giảng dạy, nghiên cứu khoa học theo chuẩn khu vực và quốc tế
Giải pháp pháp triển cơ sở vật chất: Học viện Nông nghiệp Việt Nam có cơ sở
vật chất đồng bộ và hiện đại, đáp ứng nhu cầu của hoạt động đào tạo, nghiên cứu
KHCN, phục vụ xã hội và quản lý điều hành theo mơ hình đại học nghiên cứu tiên tiến
trên thế giới.
Giải pháp pháp triển tài chính: Đảm bảo kinh phí cho các hoạt động thường
xuyên, đầu tư phát triển và từng bước nâng cao thu nhập cho cán bộ viên chức của Học
viện;Quản lý tài chính của Học viện và các đơn vị thực hiện đúng luật pháp, minh bạch,
công bằng, hiệu quả.

ix


Kết luận
Tự chủ là xu hướng tất yếu và là điều kiện rất quan trọng để thúc đẩy phát triển
hệ thống giáo dục nói chung và GDĐH nói riêng. Trong thời gian qua, Đảng và Chính
phủ đã ban hành nhiều chính sách phát triển GDĐH theo hướng nâng cao chất lượng,
trao quyền tự chủ, giảm áp lực cho ngân sách nhà nước.
Ngay sau khi có Quyết định giao tự chủ, Học viện đã chủ động rà sốt, kiện tồn
lại tổ chức bộ máy và nhân sự, theo hướng hiệu quả hơn (thành lập, sáp nhập, giải thể,
đổi tên đơn vị), thu hút đội ngũ giảng viên, chuyên gia giỏi tham gia giảng dạy và
nghiên cứu khoa học, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, đặc biệt là tiến hành các
thủ tục để thành lập HĐT. Từ thời điểm được giao thí điểm tự chủ, Học Viện đã có sự
điều chỉnh cơ cấu nhân lực theo hướng gia tăng lực lượng lao động trực tiếp (giảng
viên), giảm đội ngũ lao động gián tiếp (chuyên viên và nhân viên). Số lượng cán
bộ/giảng viên có học hàm giáo sư, phó giáo sư và học vị từ thạc sĩ trở lên tại các trường

đã tự chủ tăng lên đáng kể, số lượng cử nhân giảm xuống so với giai đoạn trước tự chủ

x


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Nguyen Phuc Viet
Thesis title: The renovation of the management mechanism of Vietnam national
university of agriculture.
Major: Business Management

Code: 8340101

Educational Institution: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Research objectives
- To systemize theoretical and empirical framework on management mechanism,
renovation of management mechanism of public universities;
- To evaluate the current management mechanism and factors affecting the
renovation of management mechanism of the Vietnam National Univerity of Agriculture
over the period 2015 – 2017;
- To provide directions and propose solutions for continuing the renovation
of management mechanism of the Vietnam National Univerity of Agriculture in the
coming period.
Materials and methods
Research objects: This study focuses on the management mechanism towards
autonomy at the Vietnam National Univerity of Agriculture.
Research contents: Theoretical and empirical issues of management mechanism
at the Vietnam National Univerity of Agriculture; to be more speficic, this study focuses
on the following aspects: Organizational structuce, Education, Scientific research,
International cooperation, Facilities and investment, and Finance.

Scope of research: This study was conducted during the trial phase of renovating
the traditional management mechanism to the autonomy management mechanism at the
Vietnam National Univerity of Agriculture.
Research timeframe: Secondary data for the period 2015-2017 were collected,
and primary data were collected in 2017 and processed and analyzed in 2018.
Main findings and conclusions
The research results show that sine the renovation from traditional to autonomy
management mechanism, Vietnam National Univerity of Agriculture has acquired
achievements in the following fields:
- Education: VNUA improved input and output quality of undergraduate, graduate,
and PhD students. Training programs were also constantly improved to create opportunities

xi


for students to have more practice time than before. The number of enrollments varied from
year to year but overall, quality of new students was always improved.
-

Organizational structure: VNUA has established a university council and a

board of directors; the qualifications of the university staff and lecturers have alsways
been improved over the years.
-

Scientific research: VNUA has received many directly assigned projects from
the Ministry of Agriculture and Rural Development; the number of students
participating in scientific research increased. Funding for scientific research gradually
increased over the years.
- International cooperation: More memorandums of understanding (MOU) were

signed. The number of international visitors and international students visiting VNUA
increased. The number of VNUA students exchanged went up.
- Facilities and investment: The lecture halls have been equipped with state-ofthe-art teaching equipment. The E lecture hall is constructed for students and
lecturers. There have been many improvements to the campus and renovation to
lecture halls and dormitories.
- Finance: VNUA assigned funds to its faculties and ceters, and applied the policy
of assigning job duties and corresponding payments.
Some solutions:
It is of importance to continue improving policies and mechanism as well as
organizational management of VNUA: To build and strengthen VNUA’s organizational
system towards a multi-disciplinary multi-division research university. To enhance and
implement internal documents and regulations to manage VNUA’s activities effectively.
Solutions for fostering education: Develop human resources with good ethics,
good health, good knowledge and occupational skills, good research capacity, creative
thinking and high adaptability and lifelong learning capacity, to meed the ever-changing
needs of the society and international integration.
Solutions for scientific and technological development: Scientific research and
technological development should be enhanced to obtain the leading position
nationwide, to be among the top positions in the region and to integrate internationally
better to solve theoretical and empirical issues, contribute to the development of high
quality human resources, and meet the development requirements of agriculture, rural
areas and related fields of the country.
Solutions for international cooperation: VNUA quickly accessed to the world
advanced university education and sciences and technologies in order to improve its
traning quality and renovate its scientific and technological activities; update and

xii


develop training programs and teaching methods and scientific research according to

regional and international standards.
Solutions for facilities development: Vietnam National Univerity of Agriculture
had mordern and synchronous facilities, meeting the needs of training and research,
serving the society which were managed according to advanced research university
models in the world.
Solutions for finance development: Ensure budgets and funds for the
university regular activities, development investment and gradual improvement of
VNUA’s staff; manage the finance of VNUA and its sub-units to ensure legal
compliance, transparency, fairness and efficiency.
Conclusions
Autonomy is an indispensable trend and a very important condition for
promoting the development of the education system in general and university education
in particular. In recent years, the Party and the Government have issued many policies
to develop higher education with the aim of improving quality, granting autonomy and
reducing pressure on the state budget.
Immediately after the decision of granting autonomy to the university, VNUA
actively checked and improved its organizational structure and personnel to achieved
higher efficiency (by the establishment, merger, dissolution and renaming of different
units), attracted good lecturers and specialists to participate in its training programs and
scientific research activities to enhance training quality and especially complete the
procedure to establish the university council. After receiving the pilot autonomy
decision, VNUA has adjusted its personnel structure by increasing the number of direct
laborers (lecturers), reducing the number of indirect laborers (specialists and staff). The
number of staff/lecturers who are either professors or associate professors or the number
of staff/lecturers with master's degree or a higher degree at the autonomy university
increased significantly, while the number of staff with bachelor’s degrees dropped as
compared to the previous period.

xiii



PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT
Giáo dục đại học ở Việt Nam hiện nay gặp phải khó khăn rất lớn đó là vấn
đề chất lượng và tài chính. Đứng trên góc độ quản lý, khai thác nội lực của
các trường Đại học liệu có tự trang trải chi phí nhưng vẫn nâng cao được chất
lượng giáo dục hay không. Hiện nay tự chủ Đại học là xu thế tất yếu của xã
hội phát triển và các trường đại học cơng lập. Với sự chỉ đạo mạnh mẽ của
Chính phủ và Bộ giáo dục và đào tạo buộc các trường đại học cơng lập phải
thích nghi dần với cơ chế tự chủ. Nhằm làm rõ khía cạnh nêu trên, và đưa ra
các giải pháp từ chính nội lực của các trường để đảm bảo nguồn tài chính đủ
để nâng cao chất lượng đào tạo là cần thiết trong điều kiện các trường đang
được nhà nước khuyến khích tự chủ.
Trong những năm qua, cơ chế quản lý đối với giáo dục đại học luôn luôn
được đổi mới để phù hợp với yêu cầu phát triển. Ngay từ đầu những năm 2000,
Chính phủ ban hành nghị định số 10/2002/NĐ-CP về chế độ tài chính đối với
đơn vị sự nghiệp có thu, tiếp đến là nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006
của Chính phủ quy định về quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm
vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp cơng lập, cho
phép các cơ sở giáo dục được quyết định tự chủ thực hiện cấc hoạt động sản xuất
kinh doanh, dịch vụ trong chức năng nhiệm vụ được giao.
Thời gian qua, Đảng và Nhà nước rất quan tâm tới vấn đề tự chủ đại học.
Quyền tự chủ của trường đại học được ghi nhận từ năm 2005 trong Luật Giáo
dục với các nội dung tự chủ tương tự như ở các nước phát triển. Trong thời gian
gần đây, nhiều văn bản chính sách khác tiếp tục tái khẳng định các nội dung tự
chủ đại học. Có thể kể đến như: Luật Giáo dục Đại học 2012;Nghị quyết số
77/NQ-CP ngày 24/10/2014 cuả Chính phủ về thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động
đối với các cơ sở giáo dục đại học công lập giai đoạn 2014-2017; Nghị định số
16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của đơn
vị sự nghiệp cơng lập; và nhiều chính sách, văn bản hướng dẫn khác. Nhìn

chung, chính sách về tự chủ đại học bao gồm khá nhiều quy định liên quan tới
toàn diện các mặt hoạt động của trường đại học. Điều này tạo điều kiện cho tự
chủ đại học có những bước tiến và phát huy tác dụng. Các quy định hiện hành

1


cũng cho phép quản lý việc thực hiện tự chủ đại học diễn ra ở Việt Nam. Tuy
nhiên, tự chủ đại học ở Việt Nam chưa tạo ra chuyển biến đáng kể do những
vướng mắc về cơ chế, và mặt khác là do nhiều trường đại học của Việt Nam chưa
đủ năng lực để thực hiện tự chủ.
Tại các nước phát triển, các trường đại học được hưởng quyền tự chủ rất
cao, được xem là một tác nhân tương quan với Nhà nước. Nhà nước tuy có ảnh
hưởng đối với trường đại học, nhưng trường đại học không thụ động phụ thuộc
vào Nhà nước hoàn toàn. Ở Việt Nam, Nhà nước cịn can thiệp khá trực tiếp và
tồn diện đối với trường đại học từ đầu tư, tổ chức bộ máy và nhân sự đến
chương trình, nội dung đào tạo,… Chính phương thức quản lý vĩ mơ kiểu này
đã làm triệt tiêu sự sáng tạo, sự cạnh tranh giữa các trường đại học với nhau,
không tạo ra được những nét đặc thù của mỗi trường và khó thực hiện được tự
chủ thực chất. Bản chất của câu chuyện là Nhà nước mặc dù đã có rất nhiều chủ
trương, đường lối và thậm chí là đã ban hành rất nhiều các văn bản quy định,
hướng dẫn để tạo hành lang cho tự chủ đại học, nhưng trên thực tế quản lý điều
hành thì vẫn cịn mang nặng phương thức quản lý vĩ mô như trước đây đối với
đối tượng quản lý mới.
Đổi mới cơ chế quản lý của các đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập là
bước đi quan trọng, một mặt giúp phát huy khả năng chủ động, sáng tạo, nâng
cao hiệu quả hoạt động của các cơ sở giáo dục nói chung và giáo dục đại học nói
riêng; mặt khác, góp phần nâng cao năng lực, uy tín của cả nền giáo dục và đào
tạo nước nhà. Giáo dục đại học ở Việt Nam hiện nay gặp phải khó khăn rất lớn
đó là vấn đề về chất lượng và nguồn lực.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã trải qua 60 năm xây dựng và phát
triển; trong suốt chặng đường lịch sử đó, Học viện khơng ngừng cải tiến và nâng
cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu để tạo ra các sản phẩm KHCN phục vụ xã
hội, xứng đáng là một trong những cơ sở giáo dục đào tạo ĐH hàng đầu về lĩnh
vực nông nghiệp, nông thôn của Việt Nam. Để làm được những điều đó Học viện
Nơng nghiệp đã thay đổi phương hướng mới về cách quản lý trong giáo dục đại
học, Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã chuyển từ phương thức quản lý truyền
thống sang đổi mới cơ chế quản lý tự chủ và trở thành Đại học nghiên cứu tự
chủ, đa ngành, đa phân hiệu theo mơ hình của một đại học nghiên cứu đẳng cấp
quốc tế, là trung tâm hàng đầu của khu vực về đổi mới sáng tạo trong đào tạo
nguồn nhân lực, nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ trong lĩnh vực

2


nông nghiệp và phát triển nông thôn. nông nghiệp, nâng cao giá trị gia tăng của
nông sản Việt Nam, gắn với xây dựng nông thôn mới. Kết hợp đào tạo hàn lâm và
đào tạo gắn với nhu cầu xã hội (định hướng nghề nghiệp) nhằm tạo ra đội ngũ nhân
lực chất lượng cao, đội ngũ các nhà lãnh đạo, quản lý và doanh nhân có khả năng
thành cơng trong thời kỳ hội nhập quốc tế để phát triển nền nông nghiệp dựa vào tri
thức. Tự chủ đại học giúp các trường đại học tự tìm ra phương hướng và có quyền
thay những cái đã cũ bằng những cái mới, một trong những việc quan trọng nhất
trong cơ chế tự chủ chính là đổi mới cơ chế trong việc quản lý và điều hành của Học
Viện nơng nghiệp Việt Nam nói riêng và các trường đại học trên cả nước nói chung.
00Học viện Nông nghiệp Việt Nam là một trường đại học công lập, trọng điểm quốc
gia trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn, qua hơn 3 năm thực hiện thí
điểm đổi mới cơ chế hoạt động theo quyết định số 873/QĐ-TTg ngày 17/6/2015 của
Thủ tướng Chính phủ, bên cạnh một số kết quả đã đạt được trong các lĩnh vực đào
tạo, nghiên cứu khoa học, HTQT, phát triển đội ngũ, cơ sở vật chất…hiện Học viện
còn gặp một số khó khăn trong bối cảnh tiếp tục thực hiện đổi mới cơ chế quản lý,

đây cũng là vấn đề mà các trường đại học đang thực hiện tự chủ cũng đang gặp phải,
để góp phần làm sang tỏ vấn đề trên đang nên tôi xin mạnh dạn chọn đề tài “Đổi
mới cơ chế quản lý của Học viện Nông nghiệp Việt Nam” để nghiên cứu làm
luận văn tốt nghiệp bậc cao học của mình.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về cơ chế quản lý, đổi mới
cơ chế quản lý các trường đại học công lập, đánh giá thực trạng và phân tích các yếu
tố ảnh hưởng tới đổi mới cơ chế quản lý của Học viện nông nghiệp Việt Nam giai
đoạn 2015 – 2017, từ đó đề xuất ra một số giải pháp tham khảo về hồn thiện cơ
chế quản lý của Học Viện Nơng nghiệp Việt Nam trong thời gian tới.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về cơ chế quản lý,
đổi mới cơ chế quản lý của các trường đại học công lập;
- Đánh giá thực trạng và phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới đổi mới cơ
chế quản lý của Học viện nông nghiệp Việt Nam giai đoạn 2015 – 2017;
- Đề xuất định hướng, giải pháp hoàn thiện cơ chế quản lý của Học Viện
Nông nghiệp Việt Nam trong giai đoạn tới.

3


1.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu về cơ chế quản lý theo hướng tự chủ tại Học viện Nông
nghiệp Việt Nam.
1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1. Phạm vi nghiên cứu về nội dung
Những vấn đề lý luận và thực tiễn về cơ chế quản lý tại Học viện Nông
nghiệp Việt Nam, luận văn tập trung nghiên cứu các lĩnh vực sau:
-


Tổ chức bộ máy quản lý
Đào tạo
Nghiên cứu khoa học
Hợp tác quốc tế
Cơ sở vật chất và đầu tư
Tài chính

1.4.2. Phạm vi không gian
Nghiên cứu này được thực hiện ở giai đoạn thí điểm đổi mới cơ chế quản lý
truyền thống sang cơ chế quản lý tự chủ tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam.
1.4.3. Phạm vi thời gian
Số liệu được khảo sát trong giai đoạn 2015-2017, số liệu điều tra từ năm
2017 và tổng hợp năm 2018, các giải pháp dự kiến cho giai đoạn 2018 -2030.

4


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1. Cơ chế và đổi mới cơ chế quản lý đại học
2.1.1.1. Quản lý
Quản lý là sự tác động liên tục có tổ chức, có định hướng, có mục đích, có
kế hoạch của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý để chỉ huy, điều khiển, liên
kết các yếu tố tham gia vào hoạt động thành một chỉnh thể thống nhất, điều hoà
hoạt động của các khâu một cách hợp quy luật nhằm đạt đến mục tiêu xác định
trong điều kiện biến động của môi trường.
Quản lý là hiện tượng tồn tại trong mọi chế độ xã hội. Bất kỳ ở đâu, lúc
nào con người có nhu cầu kết hợp với nhau để đạt mục đích chung đều xuất hiện
quản lý. Quản lý trong xã hội nói chung là quá trình tổ chức điều hành các hoạt

động nhằm đạt được những mục tiêu và yêu cầu nhất định dựa trên những quy
luật khách quan. Xã hội càng phát triển, nhu cầu và chất lượng quản lý càng cao.
(Khoa học quản lý, 2012).
2.1.1.2. Cơ chế
* Cơ chế (tiếng Anh là mechanism) được định nghĩa là “một phương pháp
hay q trình nhằm hồn thành cơng việc ở trong một hệ thống hoặc tổ chức.”
Cơ chế" là cách vận hành, cách hoạt động bao gồm nhiều bước để thực
hiện các nội dung công việc cụ thể.
* Cơ chế quản lý: được hiểu như là hệ thống các yếu tố, phương pháp,
cách thức, công cụ mà chủ thể quản lý sử dụng để vận hành, tác động, điều khiển
quá trình vận động của hệ thống nhằm thực hiện các mục tiêu quản lý, mục tiêu
phát triển đã hoạch định. Cơ chế quản lý là sản phẩm sáng tạo của chủ thể quản
lý, vì vậy nó mang tính chủ quan của chủ thể quản lý nhưng đồng thời nội dung
của nó cũng phải dựa trên cơ sở nhận thức, phản ánh những nội dung khách quan
của cơ chế kinh tế. Sự phù hợp hay không phù hợp của cơ chế quản lý với cơ chế
kinh tế hoặc sẽ tạo động lực hoặc sẽ tạo áp lực cản trở chính q trình vận động,
phát triển cơ cấu kinh tế của hệ thống kinh tế quốc dân. 1-2 Về mặt cấu trúc, cơ
chế quản lý kinh tế bao gồm 2 thành phần cơ bản : một là hệ thống các mục tiêu
để định hướng nội dung vận động của hệ thống kinh tế trong từng thời kỳ và hai
là hệ thống các yếu tố, phương pháp, công cụ quản lý kinh tế được chủ thể quản

5


lý sử dụng để vận hành, điều khiển hoạt động của hệ thống kinh tế nhằm thực
hiện mục tiêu.
- Là sự tương tác giữa các tác động đồng thời của chủ thể quản lý lên đối
tượng quản lý nhằm thực hiện một định hướng nào đó
- Cần phải xác định rõ các yếu tố:
+ Có một định hướng của chủ thể quản lý, đặt ra cho đối tượng quản lý

+ Các loại tác động khác nhau của chủ thể quản lý cùng tác động lên đối
tường quản lý
+ Sự phối hợp tương tác giữa các loại tác động đó: Khi áp dụng một biện
pháp nào đó, ngồi việc giải quyết được vấn đề đặt ra sẽ tạo ra một hậu quả xấu
nào đó mà biện pháp song hành kia sẽ khắc phục
- Các góc độ của cơ chế quản lý:
+ Cơ chế vĩ mô: sự tác động đồng thời của nhiều nguyên tắc quản lý
+ Cơ chế trung mô: sự tác động đồng thời của nhiều phương thức quản lý
+ Cơ chế vi mô: Sự tác động đồng thời của nhiều biện pháp quản
2.1.1.3. Đổi mới cơ chế quản lý
* Khái niệm về đổi mới cơ chế quản lý: đó là sự chủ động về các cách thức
quản lý nguồn lực bên trong của nhà trường nhằm đạt tới các mục tiêu phát triển.
Các trường đại học cần được tự quyết định và chủ động trong việc xây dựng cơ
cấu tổ chức, phân tách, thành lập các đơn vị trực thuộc, tuyển dụng, bổ nhiệm,
đãi ngộ nhân tài đồng thời xây dựng một chiến lược phát triển có tầm nhìn và
định hướng rõ ràng.
Tại Việt Nam, theo quy định của Luật Giáo dục 2005, trường đại học
được quyền tự chủ trong 05 hoạt động: (i) xây dựng chương trình, giáo trình, kế
hoạch giảng dạy, học tập đối với các ngành nghề được phép đào tạo; (ii) xây
dựng chỉ tiêu tuyển sinh, tổ chức tuyển sinh, tổ chức quá trình đào tạo, công nhận
tốt nghiệp và cấp văn bằng; (iii) tổ chức bộ máy nhà trường, tuyển dụng, quản lý,
sử dụng, đãi ngộ nhà giáo, cán bộ, nhân viên; (iv) huy động, quản lý, sử dụng các
nguồn lực; (v) hợp tác với các tổ chức kinh tế, giáo dục, văn hóa, thể dục, thể
thao, y tế, nghiên cứu khoa học trong nước và nước ngoài. Luật Giáo dục Đại học
2012 tái khẳng định quyền tự chủ của các trường đại học, theo đó, cơ sở giáo dục
đại học được tự chủ trong các hoạt động chủ yếu thuộc các lĩnh vực tổ chức và
nhân sự, tài chính và tài sản, đào tạo, KH&CN, hợp tác quốc tế, bảo đảm chất
lượng giáo dục đại học. Nghị quyết số 77/NQ-CP ngày 24/10/2014 cuả Chính

6



phủ về thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động đối với các cơ sở giáo dục đại học
công lập giai đoạn 2014-2017, quy định cơ sở giáo dục đại học cơng lập khi cam
kết tự bảo đảm tồn bộ kinh phí hoạt động chi thường xuyên và chi đầu tư được
thực hiện tự chủ, tự chịu trách nhiệm toàn diện trên các mặt: (i) thực hiện nhiệm
vụ đào tạo và nghiên cứu khoa học; (ii) tổ chức bộ máy và nhân sự; (iii) tài
chính; (iv) chính sách học bổng, học phí với đối tượng chính sách; (v) đầu tư,
mua sắm; (vi) các nội dung tự chủ khác theo quy định của pháp luật.
Có thể thấy, hoạt động của trường đại học liên quan đến nhiều mặt, về
hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học, tài chính, tổ chức bộ máy và quản lý
nhân sự, hợp tác quốc tế…Trong khi đó, các mặt hoạt động này gắn liền chặt chẽ
với nhau, không thể tách rời xét trên quan điểm hệ thống. Vì vậy, trao quyền tự
chủ cho trường đại học cần diễn ra trên tất cả các mặt hoạt động của nhà trường.
Đổi mới cơ chế quản lý trong hệ thống giáo dục đại học ở Việt Nam thực
chất là thực hiện “tự chủ” đại học theo lộ trình Chính phủ đã đề ra tại Nghị quyết
số 77/CP ngày 24/10/2014.
2.1.2. Tự chủ đại học và sự phát triển giáo dục đại học trên thế giới
Trên thế giới, việc đòi hỏi về những đóng góp của các trường đại học vào sự
phát triển nền kinh tế tri thức (a knowledge-based economy) và sự phát triển xã hội
ngày càng cao đã tạo ra nhiều chuyển biến trong mối quan hệ giữa chính phủ và các
cơ sở giáo dục đại học, điều đó đang diễn ra mạnh mẽ trên phạm vi tồn cầu. Trong
điều kiện đó, cải tiến quản trị đại học và điều chỉnh mức độ ảnh hưởng và vài trò
quản lý của chính phủ đối với đại học là hai vấn đề được quan tâm.
Trong mối quan hệ giữa chính phủ và các trường đại học trên thế giới hiện
nay có xu hướng chung đó là chuyển đổi từ hình thức chính phủ quản lý trực tiếp
sang điều khiển gián tiếp nhằm tăng quyền tự chủ cho các đại học cơng lập; hay
hiểu cách khác đó là Nhà nước khơng can thiệp sâu và trực tiếp vào cơ sở giáo
dục đại học thông qua các qui định chi tiết và kiểm sốt chặt chẽ như mơ hình
nhà nước quản lý và kiểm sốt các cơ quan quản lý hành chính, mà tôn trọng

quyền tự chủ của các trường và khuyến khích khả năng tự quản lý và tự chịu
trách nhiệm, vì đại học có đặc thù quản trị riêng của tổ chức lao động sáng tạo.
Theo đó, Nhà nước đóng vai trò là người giám sát và quản lý gián tiếp, tạo ra các
các hành lang và khuôn khổ pháp lý phù hợp để điều tiết hoạt động của trường
Đại học. Hiện nay có hai loại hình tự chủ đại học ở các quốc gia, sự tồn tại của
hai loại hình này phụ thuộc vào lịch sử, điều kiện kinh tế, chính trị, văn hố của

7


mỗi quốc gia và của bản thân từng cơ sở giáo dục đại học. Tự chủ từng phần hay
tự chủ có giới hạn (limited autonomy) là hình thức chính phủ trao thêm một số
quyền hạn nhất định vào hệ thống quản lý/quy định sẵn có mà khơng làm thay
đổi căn bản hệ thống giáo dục đại học quốc gia cũng như phương thức quản trị
đại học. Tự chủ có giới hạn phổ biến ở các nước đang (mới) phát triển như ở
châu Á (Thái Lan, Malaysia, Đài Loan) (Hsu Yu, 2012) hay ở một số nước Đông
Âu. Ở các nước này chính phủ và các bộ, ngành liên quan vẫn duy trì vai trị
trọng tâm trong việc điều hành hệ thống giáo dục đại học và ở một số nước chính
phủ vẫn duy trì sự can thiệp trực tiếp như Malaysia.
Tự chủ hồn tồn (completed autonomy) là hình thức chuyển biến cả về chất
và lượng trong mối quan hệ giữa chính phủ và cơ sở giáo dục đại học thơng qua việc
chính phủ hỗ trợ và cho phép các trường đại học thay đổi hoàn toàn hệ thống cấu
trúc và quản trị đại học. Trên cơ sở đó đại học tự chủ có thể tự quyết tất cả các vấn
đề liên quan như tổ chức, nhân sự, đào tạo, nghiên cứu khoa học và tài chính. Sự
khác biệt lớn giữa tự chủ từng phần và tự chủ hoàn toàn là, ngoài việc thay đổi cấu
trúc và cách thức quản trị đại học, thì thực tế một đại học tự chủ từng phần chỉ có
khả năng xác định được mục tiêu và chương trình thực hiện mục tiêu đó của mình;
cịn đại học tự chủ hồn tồn thì có khả năng xác định phương thức để thực hiện
mục tiêu và chương trình mà đại học theo đuổi. Qua đó có thể thấy tự chịu trách
nhiệm sẽ gắn liền với tự chủ hồn tồn. Khi khơng có tự chủ hồn tồn thì sẽ khơng

có tự chịu trách nhiệm (Berdahl; 1990). Tự chủ hồn tồn được hình thành từ mơ
hình nền tảng của Đại học Cambridge tại Anh Quốc, sau đó là các đại học lớn khác
ở châu Âu, Hoa Kỳ và gần đây ở châu Á có Nhật Bản và Hàn Quốc (Hsu Yu, 2012).
Sự thống trị trên các bảng xếp hạng đại học thế giới của các Đại học nghiên cứu
đẳng cấp của Anh Quốc, Hoa Kỳ, Tây Âu cho thấy rất rõ mối quan hệ giữa tự chủ
(tự chủ hoàn toàn) và tự chịu trách nhiệm với sự phát triển của đại học như thế nào.
Trên thế giới, các đại học của Mỹ được tự chủ ở mức độ cao và đó cũng là
một trong những nguyên nhân tạo ra một nền giáo dục đại học hiện đại và phát triển
nhất thế giới. Một trong các nguyên nhân là ở Mỹ khơng có bộ Giáo dục Đào tạo,
các đại học khơng có bộ chủ quản, gần như tự chủ hồn tồn, nhận tài trợ và u cầu
trực tiếp từ chính quyền Bang hay Liên Bang, do đó sự quản lý của Nhà nước được
giảm tới mức tối thiểu, và đồng thời các Bang thường chú trọng vào việc cải thiện
chất lượng đào tạo và nghiên cứu của các đại học hơn là các thủ tục quản lý hành
chính rườm rà (Theo Molly Corbett Broad, chủ tịch Uỷ ban giáo dục Hoa Kỳ, trong
bài Tự do học thuật và tự chủ đại học, 2008). Tự do học thuật (academic freedom)

8


và sự tự chủ hoàn toàn (completed autonomy) của các đại học Mỹ được nhận thấy rõ
nét khiến cho nhiều người lầm tưởng rằng tự chủ đại học được quy định thành luật.
Nhưng theo Molly Corbett (2008) bản chất tự do học thuật là trách nhiệm cung cấp
cho người học chất lượng đào tạo cao nhất và nhân văn nhất, cịn tự chủ đại học
khơng gì khác đó là trách nhiệm của trường đại học trong việc nỗ lực tạo ra nguồn
nhân lực chất lượng cao và phục vụ thiết thực nhất nhu cầu phát triển của xã hội.
Trong quy định giáo dục đại học của Mỹ năm 1940 ghi rõ: “ Các cơ sở giáo dục đại
học được xây dựng vì cơng ích (common good) và khơng phải vì sở thích của bản
thân mỗi giáo viên hay là sở thích của đại học đó. Cơng ích phụ thuộc vào việc tự do
nghiên cứu, khám phá và tự do công bố. Tự do học thuật trong giảng dạy và nghiên
cứu là cần thiết để thực hiện những mục tiêu này”.

Thông tin trên cho thấy, nếu xét về bản chất và mục tiêu của giáo dục đại
học, thì các hệ thống giáo dục đại học trên thế giới không khác nhau. Bởi mỗi đại
học khi ra đời ở mỗi quốc gia đều xác định họ có nhiệm vụ cung cấp chất lượng giáo
dục tốt nhất và đáp ứng nhu cầu xã hội ở mức cao nhất. Một trong những điểm dẫn
đến sự khác biệt để phát triển đại học tại các quốc gia, ngoại trừ yếu tố về lịch sử,
kinh tế và đặc thù đại học (lao động sáng tạo), không phải sự giầu hay nghèo mà
chính là ở cách thức quản lý, quản trị hệ thống giáo dục của mỗi quốc gia (Tự chủ
đại học, tại sao và như thế nào, S. Bieri, Đại học Công nghệ Virginia, 2008).
Nghiên cứu về tự chủ đại học trong các hệ thống giáo dục ở châu Âu được
Uỷ ban châu Âu quan tâm từ hơn thập kỷ nay và thành lập ra Hiệp hội Tự chủ đại
học Châu Âu (European University Autonomy – EUA). Từ năm 2007, EUA đã xây
dựng một hệ thống đánh giá các hệ thống giáo dục đại học của 29 quốc gia tại châu
Âu dựa trên bốn yếu tố (tự chủ về tổ chức, tự chủ về nhân sự, tự chủ về đào tạo và tự
chủ về tài chính) nhằm xếp hạng các trường đại học về tự chủ. Nhiều công bố về tự
chủ đại học do EUA nghiên cứu đã cung cấp thơng tin mang tính thực tiễn về tự chủ
đại học (Thomas Estermann, Terhi Nokkala & Monika Steinel, năm 2009 và 2012).
Hệ thống xếp hạng tự chủ đại học của 29 nước châu Âu được công bố trên website
() và cung cấp thông tin về mối quan hệ giữa tự
chủ và sự phát triển của giáo dục đại học.
Mối liên hệ giữa tự chủ và sự hình thành, phát triển các đại học nghiên cứu
đẳng cấp thế giới theo mơ hình của một số đại học của Hoa Kỳ và Tây Âu là vấn đề
được đang được nhiều nước trên thế giới quan tâm tìm hiểu và làm theo. Bieri
(2008) cho biết những yếu tố để xây dựng một trường đại học nghiên cứu thành

9


công, theo kinh nghiệm của Đại học công nghệ Virginia, Hoa Kỳ, là: khả năng
trường ĐH đó thu hút được các giáo sư và các nhà nghiên cứu sau tiến sỹ (postdoc)
xuất sắc; ĐH tự tuyển chọn được thế hệ người học có trí tuệ và u nghề, đồng thời

ĐH được đầu tư trang thiết bị hiện đại (thư viện, phịng thí nghiệm, hệ thống cơng
nghệ thơng tin); và cuối cùng là đại học đó phải có hệ thống quản trị đại học hiệu
quả, điều này phụ thuộc rất nhiều vào người lãnh đạo đứng đầu.
Theo Salmi (2009), những nhân tố quyết định sự thành công của một ĐH
nghiên cứu đẳng cấp thế giới bao gồm: (1) Chú trọng vào nguồn nhân lực bao gồm
đội ngũ sinh viên, giảng viên, đội ngũ nghiên cứu trong và ngoài nước; (2) nguồn tài
chính mạnh từ nhiều nguồn thu: ngân sách, học phí, tài trợ nghiên cứu, dịch vụ và
chuyển giao công nghệ, và (3) hệ thống quản trị đại học hiệu quả: quyền tự chủ đại
học, độ ngũ lãnh đạo, tầm nhìn chiến lược và văn hoá ưu việt. Quyền tự chủ đại học
là một trong những nhân tố quan trọng để xây dựng hệ thống quản trị đại học tiên
tiến nhưng khơng phải là nhân tố duy nhất. Chính vì vậy khi phát triển tự chủ đại
học tại Việt Nam, một lĩnh vực hồn tồn mới, chúng ta khơng những phải tiến hành
những nghiên cứu các mơ hình tự chủ đại học trên thế giới kết hợp với phân tích
điều kiện trong nước, đồng thời cần đưa ra lộ trình phát triển phù hợp, trong đó chú
trọng việc nâng cao nhận thức và xây dựng văn hoá đại học ưu việt. Mơ hình tự chủ
đại học của các đại học tiên tiến trên thế giới bao gồm xây dựng hệ thống quản trị
đại học hoàn toàn mới, phát triển nguồn lực tài chính, phát triển nguồn nhân lực và
xây dựng văn hoá đại học trong tương lai.

Sơ đồ 2.1. Các yếu tố quyết định thành công của một ĐH nghiên cứu đẳng cấp

10


2.1.3. Tự chủ đại học và tự chịu trách nhiệm
a. Tự chủ đại học: Mơ hình tự chủ đại học hoàn toàn dựa trên bốn yêu tố mà
EUA và các nghiên cứu trên thế giới sử dụng để đánh giá mức độ tự chủ của đại học
bao gồm tự chủ tổ chức, tự chủ nhân sự, tự chủ đào tạo và tự chủ tài chính được
trình bày dưới đây và các tiêu chí kèm theo được trình bày ở Phục lục 1:
(1) Tự chủ về tổ chức là khả năng tự quyết của đại học về cơ cấu tổ chức

và hệ thống quản trị đại học gồm bộ phận lãnh đạo chủ chốt, hội đồng trường,
các đơn vị hành chính, pháp lý, và cơ cấu tổ chức phục vụ đào tạo và khoa học
công nghệ. Một trường đại học tự chủ hồn tồn có khả năng tự lựa chọn, chỉ
định, và sa thải lãnh đạo chủ chốt, đồng thời tự quyết định thời gian nhiệm kỳ
của lãnh đạo cao cấp. Các quy định và giới hạn pháp lý vẫn được áp dụng ở
nhiều nước với mức độ khác nhau dẫn đến mức độ tự chủ tổ chức trong các cơ sở
giáo dục đại học rất đa dạng. Nhìn chung một đại học tự chủ sẽ có cơ cấu tổ chức
và vận hành như sau: Ban lãnh đạo và quản trị đại học sẽ bao gồm hội đồng đại
học, ban giám đốc (ban giám hiệu) có nhiệm vụ và chịu trách nhiệm quyết định
về chiến lược phát triển dài hạn như quy chế và ngân sách, các vấn đề về đào tạo
như chương trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực... Hội đồng trường có thể
có sự tham gia của các bên liên quan theo mơ hình: 1/3 khối hành chính (phịng
ban), 1/3 khối giảng dạy từ các khoa/trường thành viên, 1/3 từ bên ngoài (Nhà
nghiên cứu và quản lý đầu ngành từ các hiệp hội, bộ ngành liên quan, địa
phương, doanh nghiệp; tại Mỹ nhiều trường cịn có cả đại diện sinh viên trong
Hội đồng trường...). Tuy nhiên ban giám đốc cụ thể là giám đốc sẽ có tiếng nói
quyết định.
(2) Tự chủ về nhân sự là khả năng của ban giám đốc của cơ sở giáo dục
đại học tự quyết các vấn đề liên quan đến quản lý nguồn nhân lực, bao gồm tuyển
dụng, lương bổng, sa thải và phát triển nguồn cán bộ. Để cạnh tranh trong mơi
trường giáo dục cao tồn cầu, các trường phải có khả năng tuyển được những cán
bộ có trình độ chun môn cao (xuất sắc) và phù hợp mà không bị quy định hay
ảnh hưởng từ bên ngoài. Khả năng tự định mức lương là vấn đề quan trọng hàng
đầu khi muốn thu hút được nguồn lao động chất lượng cao. Khả năng quyết định
việc tuyển dụng và sa thải cán bộ làm tăng tính linh động của trường, tạo ra một
lợi thế cạnh tranh trong nước và quốc tế trong vấn đề nhân sự.
Là khả năng trường đại học tự quyết các vấn đề liên quan đến (3) Tự chủ về
đào tạođào tạo, như tuyển sinh, chương trình đào tạo, bằng cấp, chứng chỉ, đảm bảo

11



×