Tải bản đầy đủ (.pdf) (100 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ và lượng đạm bón đến sinh trưởng, năng suất giống BC15 vụ mùa tại vĩnh bảo, hải phòng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.67 MB, 100 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGÔ THỊ THANH THỦY

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ĐỘ VÀ LƯỢNG
ĐẠM BÓN ĐẾN SINH TRƯỞNG, NĂNG SUẤT GIỐNG
LÚA BC15 VỤ MÙA TẠI VĨNH BẢO, HẢI PHÒNG

Ngành:

Khoa học cây trồng

Mã số:

60 62 01 10

Người hướng dẫn khoa học:

1. PGS.TS. Nguyễn Ích tân
2. TS. Nguyễn Thu Hà

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo
vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám
ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày..…tháng…..năm 2017


Tác giả luận văn

Ngô Thị Thanh Thủy

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi đã nhận được
sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè,
đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hồn thành luận văn, cho phép tơi được bày tỏ lịng kính trọng và biết
ơn sâu sắc đến PGS.TS. Nguyễn Ích Tân cùng TS. Nguyễn Thu Hà đã tận tình hướng
dẫn, dành nhiều cơng sức, thời gian và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình học tập
và thực hiện đề tài.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới các thầy cô giáo trong Bộ môn Canh tác
học, Khoa Nông học, Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tơi trong q
trình học tập, thực hiện đề tài và hồn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ công nhân viên chức trường
Cao Đẳng Cộng Đồng Hải Phịng, Viện sinh nơng – Trường Đại học Hải Phịng, Phịng
Nơng Nghiệp huyện Vĩnh Bảo, Trung tâm Khuyến Nông huyện Vĩnh Bảo đã giúp đỡ và
tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi
điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tơi về mọi mặt, động viên khuyến khích tơi hồn
thành luận văn.
Luận văn này khó tránh khỏi những thiếu sót, tơi rất mong nhận được những ý
kiến đóng góp của các thầy cô, đồng nghiệp và bạn đọc./.
Xin trân trọng cảm ơn !
Hà Nội, ngày..…tháng…..năm 2017
Tác giả luận văn


Ngô Thị Thanh Thủy

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan

i

Lời cảm ơn

ii

Mục lục

iii

Danh mục chữ viết tắt

vi

Danh mục bảng

vii

Danh mục hình

ix


Trích yếu luận văn

x

Thesis abstract

xi

Phần 1. Mở đầu

1

1.1.

Tính cấp thiết của đề tài

1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu

2

1.3.

Phạm vi nghiên cứu

2


1.4.

Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

2

1.4.1.

Ý nghĩa khoa học

2

1.4.2.

Ý nghĩa thực tiễn

3

Phần 2. Tổng quan tài liệu

4

2.1.

Tình hình sản xuất lúa trên thế giới và Việt Nam

4

2.1.1.


Tình hình sản xuất lúa trên thế giới

4

2.1.2.

Tình hình sản xuất lúa gạo tại Việt Nam

7

2.1.3.

Định hướng phát triển sản xuất lúa ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

9

2.1.4.

Tình hình sản xuất nơng nghiệp tại huyện Vĩnh Bảo, Hải Phịng

10

2.1.5.

Tình hình sử dụng phân bón cho giống BC15 vụ mùa 2016 tại Vĩnh Bảo

15

2.2.


Vai trò của phân đạm và những kết quả nghiên cứu về lượng đạm bón
cho lúa

15

2.2.1.

Vai trị của phân đạm đối với cây lúa

15

2.2.2.

Những kết quả nghiên cứu về lượng đạm bón cho lúa

17

2.2.3.

Lượng phân bón cho cây lúa

21

2.3.

Những kết quả nghiên cứu về mật độ cấy lúa

23


2.3.1.

Những kết quả nghiên cứu về mật độ cấy

24

2.3.2.

Những kết quả nghiên cứu về số dảnh cấy

27

iii


2.4.

Những kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng của mật độ và lượng đạm bón
cho lúa

28

Phần 3. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu

31

3.1.

Địa điểm nghiên cứu


31

3.2.

Thời gian nghiên cứu

31

3.3.

Vật liệu nghiên cứu

31

3.4.

Nội dung nghiên cứu:

32

3.5.

Phương pháp nghiên cứu

32

3.5.1.

Phương pháp bố trí thí nghiệm


32

3.5.2.

Các biện pháp kỹ thuật

33

3.5.3.

Các chỉ tiêu theo dõi

33

3.5.4.

Phương pháp xử lý số liệu

37

Phần 4. Kết quả và thảo luận
4.1.

38

Ảnh hưởng của mật độ và các mức phân bón đến chỉ tiêu sinh trưởng của
giống lúa BC15 vụ mùa tại Vĩnh Bảo

4.1.1.


Ảnh hưởng của mật độ và lượng đạm bón đến thời gian sinh trưởng của
giống lúa BC15

4.1.2.

38

Ảnh hưởng của mật độ và lượng đạm bón đến động thái tăng trưởng
chiều cao cây của giống lúa BC15 vụ mùa tại Vĩnh Bảo

4.1.3.

4.4.1.

54

Ảnh hưởng của mật độ và lượng đạm bón đến khả năng chống chịu sâu
bệnh của giống BC15 trong vụ mùa tại Vĩnh Bảo

4.4.

51

Ảnh hưởng của mật độ và lượng đạm bón đến khối lượng chất khơ và tốc
độ tích lũy chất khơ của giống BC15 trong vụ mùa tại Vĩnh Bảo

4.3.

51


Ảnh hưởng của mật độ và lượng đạm bón đến chỉ số diện tích lá (LAI)
của giống BC15 trong vụ mùa tại Vĩnh Bảo

4.2.2.

45

Ảnh hưởng của mật độ và lượng đạm bón đến các chỉ tiêu sinh lý của
giống BC15 trong vụ mùa tại Vĩnh Bảo

4.2.1.

41

Ảnh hưởng của mật độ cấy và lượng đạm bón đến động thái đẻ nhánh
của giống lúa BC15 vụ mùa tại Vĩnh Bảo

4.2.

38

59

Ảnh hưởng của mật độ và lượng đạm bón đến các yếu tố cấu thành năng
suất và năng suất của giống BC15 vụ mùa tại Vĩnh Bảo

61

Ảnh hưởng của mật độ đến các yếu tố cấu thành năng suất


62

iv


4.4.2.

Ảnh hưởng của lượng đạm bón đến các yếu tố cấu thành năng suất

4.4.3.

Ảnh hưởng của mật độ và lượng đạm bón đến các yếu tố cấu thành năng
suất và năng suất của giống BC15 vụ mùa tại Vĩnh Bảo

4.4.4

63

Ảnh hưởng của mật độ và lượng đạm bón đến năng suất của giống BC15
vụ mùa tại Vĩnh Bảo

4.5.

62

66

Ảnh hưởng của mật độ và lượng đạm bón đến hiệu quả kinh tế của giống
BC15 vụ mùa tại Vĩnh Bảo


68

Phần 5. Kết luận và kiến nghị

71

5.1.

Kết luận

71

5.2.

Kiến nghị

71

Tài liệu tham khảo

72

Phụ lục

76

v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Từ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

ANLT

An ninh lương thực

ATVSTP

An toàn vệ sinh thực phẩm

CCCC

Chiều cao cây cuối cùng

ĐBSCL

Đồng bằng sông Cửu long

HSĐN

Hệ số đẻ nhánh

HSĐNHH

Hệ số đẻ nhánh hữu hiệu

KTĐN


Kết thúc đẻ nhánh

NN&PTNT

Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

NSLT

Năng suất lý thuyết

NSTT

Năng suất thực thu

NHH

Nhánh hữu hiệu

OECD

Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế

TGST

Thời gian sinh trưởng

vi


DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1. Sản xuất lúa gạo của thế giới từ năm 2008 – 2014 ........................................ 6
Bảng 2.2. Tình hình sản xuất lúa gạo của các nước sản xuất chính trên thế giới
năm 2014........................................................................................................ 7
Bảng 2.3. Tình hình sản xuất lúa gạo ở Việt Nam từ năm 2010 – 2015 ........................ 8
Bảng 2.4. Cơ cấu các giống lúa vụ mùa năm 2016 của huyện Vĩnh Bảo .................... 14
Bảng 2.5. Lượng phân bón sử dụng cho lúa vụ mùa 2016 tại huyện Vĩnh Bảo .......... 15
Bảng 2.6. Lượng dinh dưỡng cây hút để tạo ra 1 tấn thóc ........................................... 21
Bảng 4.1. Ảnh hưởng của mật độ và lượng đạm bón đến thời gian sinh trưởng
của giống lúa BC15 vụ mùa tại Vĩnh Bảo ................................................... 39
Bảng 4.2. Ảnh hưởng của mật độ đến chiều cao cây của giống lúa BC15 trong
vụ mùa tại Vĩnh Bảo .................................................................................... 42
Bảng 4.3. Ảnh hưởng của lượng đạm bón đến chiều cao cây của giống lúa BC15
trong vụ mùa tại Vĩnh Bảo ........................................................................... 43
Bảng 4.4. Ảnh hưởng của mật độ và lượng đạm bón đến chiều cao cây của giống
lúa BC15 trong vụ mùa tại Vĩnh Bảo .......................................................... 44
Bảng 4.5. Ảnh hưởng của mật độ đến động thái đẻ nhánh của giống lúa BC15 vụ
mùa tại Vĩnh Bảo ......................................................................................... 46
Bảng 4.6. Ảnh hưởng của lượng đạm bón đến động thái đẻ nhánh của giống lúa
BC15 vụ mùa tại Vĩnh Bảo .......................................................................... 47
Bảng 4.7. Ảnh hưởng của mật độ và lượng đạm bón đến động thái đẻ nhánh của
giống lúa BC15 vụ mùa tại Vĩnh Bảo .......................................................... 48
Bảng 4.8. Ảnh hưởng của mật độ và lượng đạm bón đến HSĐN và HSĐNHH
của giống BC15 trong vụ mùa tại Vĩnh Bảo ................................................ 50
Bảng 4.9. Ảnh hưởng của mật độ đến chỉ số diện tích lá (LAI) của giống BC15
trong vụ mùa tại Vĩnh Bảo ........................................................................... 52
Bảng 4.10. Ảnh hưởng của lượng đạm bón đến chỉ số diện tích lá (LAI) của giống
BC15 trong vụ mùa tại Vĩnh Bảo ................................................................ 52
Bảng 4.11. Ảnh hưởng của mật độ và lượng đạm bón đến chỉ số diện tích lá (LAI)
của giống BC15 trong vụ mùa tại Vĩnh Bảo ................................................ 53


vii


Bảng 4.12. Ảnh hưởng của mật độ đến khối lượng chất khơ và tốc độ tích lũy chất
khơ của giống BC15 trong vụ mùa tại Vĩnh Bảo ......................................... 55
Bảng 4.13. Ảnh hưởng của lượng đạm bón đến khối lượng chất khơ và tốc độ tích
lũy chất khơ của giống BC15 trong vụ mùa tại Vĩnh Bảo ........................... 56
Bảng 4.14. Ảnh hưởng của lượng đạm bón đến khối lượng chất khơ tích lũy của
giống BC15 trong vụ mùa tại Vĩnh Bảo ...................................................... 57
Bảng 4.15. Ảnh hưởng của mật độ và lượng đạm bón đến khả năng chống chịu
sâu bệnh của giống BC15 trong vụ mùa tại Vĩnh Bảo................................. 59
Bảng 4.16. Ảnh hưởng của mật độ đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng
suất của giống BC15 vụ mùa tại Vĩnh Bảo .................................................. 62
Bảng 4.17. Ảnh hưởng của lượng đạm bón đến các yếu tố cấu thành năng suất và
năng suất của giống BC15 vụ mùa tại Vĩnh Bảo ......................................... 63
Bảng 4.18. Ảnh hưởng của mật độ và lượng đạm bón đến các yếu tố cấu thành
năng suất của giống BC15 vụ mùa tại Vĩnh Bảo ......................................... 64
Bảng 4.19. Ảnh hưởng của mật độ và lượng đạm bón đến năng suất của giống
BC15 vụ mùa tại Vĩnh Bảo .......................................................................... 67
Bảng 4.20. Ảnh hưởng của mật độ và lượng đạm bón đến hiệu quả kinh tế của
giống BC15 vụ mùa tại Vĩnh Bảo ................................................................ 69

viii


DANH MỤC HÌNH
Hình 4.1. Biểu đồ ảnh hưởng của mật độ và lượng đạm bón đến thời gian sinh
trưởng của giống lúa BC15 trong vụ mùa tại Vĩnh Bảo .............................. 39
Hình 4.2. Gieo mạ thí nghiệm ...................................................................................... 40
Hình 4.3. Biểu đồ ảnh hưởng của mật độ và lượng đạm bón chiều cao cây cuối

cùng của giống lúa BC15 trong vụ mùa tại Vĩnh Bảo ................................. 45
Hình 4.4. Biểu đồ ảnh hưởng của mật độ và lượng đạm bón đến số nhánh hữu
hiệu của giống lúa BC15 trong vụ mùa tại Vĩnh Bảo .................................. 49
Hình 4.5. Biểu đồ ảnh hưởng của mật độ và lượng đạm bón đến hệ số nhánh hữu
hiệu của giống lúa BC15 trong vụ mùa tại Vĩnh Bảo .................................. 50
Hình 4.6. Biểu đồ ảnh hưởng của mật độ và lượng đạm bón đến chỉ số diện tích
lá (LAI) của giống lúa BC15 trong vụ mùa tại Vĩnh Bảo ............................ 54
Hình 4.7. Biểu đồ ảnh hưởng của mật độ và lượng đạm bón đến khối lượng tích
lũy chất khô của giống lúa BC15 trong vụ mùa tại Vĩnh Bảo ..................... 58
Hình 4.8. Biểu đồ ảnh hưởng của mật độ và lượng đạm bón đến tốc độ tích lũy
chất khô của giống lúa BC15 trong vụ mùa tại Vĩnh Bảo ........................... 58
Hình 4.9. Biểu đồ ảnh hưởng của mật độ và lượng đạm bón đến số bơng/m2 của
giống lúa BC15 trong vụ mùa tại Vĩnh Bảo ................................................ 64
Hình 4.10. Biểu đồ ảnh hưởng của mật độ và lượng đạm bón đến số hạt/ bơng của
giống lúa BC15 trong vụ mùa tại Vĩnh Bảo ................................................ 65
Hình 4.11. Biểu đồ ảnh hưởng của mật độ và lượng đạm bón đến khối lượng 1000
hạt của giống lúa BC15 trong vụ mùa tại Vĩnh Bảo .................................... 66
Hình 4.12. Biểu đồ ảnh hưởng của mật độ và lượng đạm bón đến các yếu tố cấu
thành năng suất và năng suất của giống BC15 vụ mùa tại Vĩnh Bảo .......... 68

ix


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Ngơ Thị Thanh Thủy
Tên luận văn: “Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ và lượng đạm bón đến sinh trưởng,
năng suất giống lúa BC15 vụ mùa tại Vĩnh Bảo, Hải Phòng”.
Ngành: Khoa học cây trồng

Mã số: 60 62 01 10


Tên cơ sở đào tạo: Học Viện Nơng Nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu
Đánh giá được ảnh hưởng của mật độ và lượng đạm bón thích hợp đến sinh trưởng
và năng suất của giống lúa thuần BC15 tại huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng góp
phần xây dựng quy trình kỹ thuật phổ biến trong sản xuất.
Nội dung nghiên cứu
Theo dõi các chỉ tiêu về sinh trưởng, s*inh lý, các yếu tố cấu thành năng suất và
năng suất, hiệu quả kinh tế, mức độ nhiễm sâu bệnh hại.
Vật liệu: Giống lúa BC15
Phương pháp nghiên cứu
Bố trí ngồi đồng ruộng theo kiểu splip – plot gồm 2 nhân tố: nhân tố chính mật độ
cấy (M) với 3 cơng thức (M1:30 khóm/m2, M2:35 khóm/m2, M3: 40 khóm/ m2), nhân tố
phụ là lượng đạm (N) với 4 công thức (N1: 60kg N/ha, N2: 90kg N/ha, N3: 120kg N/ha,
N4: 150kgN/ha). Thí nghiệm được bố trí ở vụ Mùa 2016 tại Vĩnh Bảo, Hải Phịng.
Kết luận
Kết quả theo dõi thí nghiệm cho thấy, trong các cơng thức thí nghiệm ở mật độ
cấy 40 khóm/m2, lượng đạm 120 kgN/ha cho số bông/m2, số hạt/bông, năng suất lý
thuyết và năng suất thực thu cao nhất (tương ứng 253,3 bông/m2, 174,3 hạt/bông, 96,9
tạ/ha, 82,4 tạ/ha). Cơng thức bón cấy với mật độ 40 khóm/m2 và bón phân với lượng
120 kg N + 90 kg P205 + 90 kg K20/ha cho năng suất thực thu và thu nhật thuần đạt cao
nhất đạt 44.504.000 đồng. Vì vậy, để giống BC15 đạt năng suất và hiệu quả kinh tế cao,
trong vụ mùa nên cấy với mật độ 40 khóm/m2 và bón phân với lượng 120 kg N + 90 kg
P205 + 90 kg K20/ha.

x


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Ngo Thi Thanh Thuy

Thesis title: “Study on the effect of density anh nitrogen fertilization on growth and
yield of rice variety BC15 in Vinh Bao, Hai Phong”.
Major: Crop science

Code: 60 62 01 10

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Research Objectives
Evaluation of the effect of density and nitrogen fertilizer application on growth and
yield of pure BC15 rice variety in Vinh Bao district, Hai Phong city contributed to the
development of common technical process in production.
Materials and Methods
Field layout in splip-plot style consists of two factors: main factor density (M)
with 3 formulas (M1: 30 clumps/m2, M2: 35 clumps/m2, M3: 40 clumps/m2), the
secondary factor is nitrogen (N) with 4 formulas (N1: 60kg N / ha, N2: 90kg N / ha, N3:
120kg N / ha, N4: 150kgN / ha). The experiment is scheduled in the 2016 season in
Vinh Bao, Hai Phong.
Main findings and conclusions
Experimental results showed that in the experimental formulas at transplant density
of 40 clumps/m2, protein content was 120 kgN/ha for cotton/m2, seed/cotton yield,
theoretical yield and highest net yield (253,3cotton/m2, 174.3 seeds/cotton, 96.9
quintals/ha, 82.4 quintals/ hectare). The fertilizer application with 40 clumps/m2 and
fertilizer application with 120kgN + 90kgP2O5 + 90 kgK2O/ha gave the highest net yield
and net income reached 44,504,000 VND.

xi


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Cây lúa (Oryza Sativa L.) là một trong những cây trồng cung cấp nguồn
lương thực quan trọng nhất cho sự sống của con người. Cùng với các cây lương
thực khác, cây lúa được thực tế sản xuất hết sức quan tâm. Cây lúa gieo trồng
phổ biến trên thế giới với 40% dân số sử dụng lúa gạo làm lương thực chính và
ảnh hưởng đến đời sống của ít nhất 65% dân số thế giới.
Để đảm bảo cho cuộc sống con người trước tiên là đủ lương thực rồi đến
xố đói giảm nghèo thì việc tăng lượng lương thực nói chung và lúa gạo nói
riêng là nhiệm vụ sống cịn của mỗi quốc gia. Song, vấn đề đặt ra hiện nay là
trong khi dân số thế giới tiếp tục gia tăng thì diện tích đất dành cho việc trồng lúa
lại khơng tăng, nếu khơng muốn nói là giảm theo thời gian. Trong bối cảnh đó,
vấn đề lương thực được đặt ra như một mối đe dọa đến an ninh và ổn định của
thế giới trong tương lai. Theo dự đoán của các chuyên gia về dân số học, nếu dân
số thế giới tiếp tục gia tăng với tốc độ như hiện nay trong vịng 20 năm tới thì sản
lượng lúa gạo phải tăng 80% mới đáp ứng đủ cho nhu cầu lương thực cho người
dân. Trong điều kiện khó khăn đó người ta phải suy nghĩ đến một chiến lược để
tăng sản lượng lúa gạo..
Trong kỹ thuật thâm canh tăng năng suất cây trồng nói chung và cây lúa nói
riêng, việc khơng ngừng đầu tư cơ sở vật chất, khoa học kỹ thuật như giống, phân
bón, hay các kỹ thuật canh tác như mật độ cấy, làm đất, thuốc bảo vệ thực vật,
thủy lợi... đã làm tăng năng suất đáng kể.
Kết quả nghiên cứu của Trần Thị Thiêm và Yamauchi Akira (2017), trong
điều kiện nhà mái che cho thấy khi tăng lượng bón từ 30 lên 60 mg N đã làm
tăng các chỉ tiêu về rễ, lượng nước cây sử dụng và khối lượng chất khơ của cây,
nhưng khơng có sự khác nhau về các chỉ tiêu trên khi tăng lượng đạm bón từ 60
lên 120 mg N. Tuy nhiên trong điều kiện tưới ngập, các chỉ tiêu về rễ tăng dẫn
đến cây hút được nhiều nước hơn, kết quả cây tích lũy chất khơ cao hơn khi tăng
lượng đạm bón từ 30 lên 120 mg N. Hơn nữa trong cả điều kiện tưới ngập và
thiếu nước, tổng số chiều dài rễ có mối quan hệ thuận và chặt ở mức ý nghĩa với
lượng nước cây sử dụng.
Hải Phòng là thành phố có nền kinh tế phát triển mạnh cả về cơng


1


nghiệp, nơng nghiệp và dịch vụ. Nền nơng nghiệp có tưới được chú trọng đầu
tư, nâng cao cơ sở hạ tầng giúp tăng năng suất và hiệu quả kinh tế các giống
cây trồng chủ lực.
Giống BC15 là giống mới có năng suất cao, chất lượng tốt và đang được
đưa vào gieo trồng tại Hải Phòng trong những năm gần đây. Để có được năng
suất tối ưu, hạn chế sâu bệnh và mang lại hiệu quả kinh tế thì rất cần nghiên cứu
các biện pháp kỹ thuật thâm canh phù hợp để giống phát huy hết tiềm năng về
năng suất. Trong các biện pháp kỹ thuật như bố trí thời vụ, tuổi mạ, kỹ thuật làm
đất, tưới nước, phòng trừ sâu bệnh... thì xác định mật độ cấy và phương pháp bón
phân đạm là một biện pháp kỹ thuật quan trọng.
Vì vậy, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài “Nghiên cứu ảnh hưởng của
mật độ và lượng đạm bón đến sinh trưởng, năng suất giống lúa BC15 vụ mùa
tại Vĩnh Bảo, Hải Phòng’’ .
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
- Đánh giá ảnh hưởng của mật độ và lượng đạm bón đến sinh trưởng và
năng suất của giống lúa thuần BC15 trong vụ mùa tại huyện Vĩnh Bảo, thành
phố Hải Phòng.
- Xác định mật độ và lượng đạm bón thích hợp nhất giúp giống lúa thuần
BC15 sinh trưởng tốt, năng suất cao.
- Góp phần hồn thiện quy trình sản xuất giống lúa BC15 trên đất Vĩnh
Bảo, thành phố Hải Phòng.
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Đối tượng: Giống lúa BC15
- Địa điểm nghiên cứu: Khu đồng Cửa Hàng, thôn Điềm Niêm, thị trấn
Vĩnh Bảo, huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng.
- Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 6 năm 2016 đến tháng 1 năm 2017.

1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI, Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
CỦA ĐỀ TÀI
1.4.1. Ý nghĩa khoa học
- Xác định cơ sở khoa học về mật độ cấy và lượng đạm bón cho giống lúa
thuần BC15 góp phần xây dựng quy trình gieo trồng.

2


- Kết quả nghiên cứu của đề tài đóng góp và bổ sung vào tài liệu phục vụ
cho công tác giảng dạy, nghiên cứu và chỉ đạo sản xuất.
1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Xác định được mật độ cấy và lượng đạm thích hợp khi cấy giống lúa
BC15 trên địa bàn huyện Vĩnh Bảo.
- Kết quả nghiên cứu góp phần thiện quy trình làm tăng năng suất, hiệu
quả kinh tế cho sản xuất lúa. Góp phần đảm bảo an ninh lương thực, nâng cao
chất lượng đời sống của đồng bào trong huyện.

3


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT LÚA TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM
2.1.1. Tình hình sản xuất lúa trên thế giới
Theo thống kê của Viện nghiên cứu lúa quốc tế thì cho đến nay lúa vẫn là
cây lương thực được con người sản xuất và tiêu thụ nhiều nhất. Năm 2010, tổng
diện tích lúa tồn cầu là 153,65 triệu ha, trong đó 136,55 triệu ha tại châu Á với
tổng sản lượng thóc 672,0 triệu tấn. Theo FAO, năm 2012 sản lượng lúa đạt
724,5 triệu tấn (tương đương 483,1 triệu tấn gạo). Cùng với lúa mỳ, ngô, một
phần cao lương, cây có củ, lúa gạo giữ vai trò rất lớn trong việc đảm bảo an ninh

lương thực (ANLT). Song, sản xuất lúa gạo khơng chỉ có vai trò đảm bảo vấn đề
ANLT mà còn giúp ổn định xã hội (Nguyễn Văn Bộ, 2012).
Theo báo cáo của Ủy ban nông nghiệp bền vững công bố 3/2012, hiện nay
thế giới có khoảng 900 triệu người (chiếm 1/7 dân số thế giới) đang sống trong
tình trạng thiếu đói. Báo cáo về tình nơng nghiệp và ANLT ở Châu Á - Thái Bình
Dương do liên hợp quốc cơng bố ngày 24/4/2009 cho biết, tám nước Đơng Nam
Á, trong đó có Việt Nam, nằm trong danh sách 26 nước là những điểm nóng về
ANLT của khu vực. Vì vậy, nghiên cứu và phát triển lúa lai được các nhà khoa
học trên Thế giới rất quan tâm.
Lúa là loại ngũ cốc làm lương thực quan trọng cho khoảng ½ dân số của
thế giới, đặc biệt là ở châu Á, châu Phi và Nam Mỹ. Lúa có sản lượng đứng
hàng thứ ba trên thế giới sau ngơ và lúa mì. Cây ngơ tuy đứng đầu về sản lượng
nhưng nó được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau, trước hết làm thức ăn cho
gia súc, sau đó là dùng trong cơng nghiệp và một phần nhỏ làm thức ăn cho con
người. Còn với gạo gần như toàn bộ được dùng để làm lương thực, cung cấp hơn
1/5 tổng lượng calori cần thiết trong dinh dưỡng của con người trên toàn thế giới.
Lúa là cây trồng có nguồn gốc nhiệt đới và có khả năng thích nghi rộng
với các vùng khí hậu. Theo thống kê của FAO, hiện nay trên thế giới có 115
nước trồng lúa ở các châu lục, với tổng diện tích trồng lúa năm 2010 là 153,65
triệu ha, năng suất bình quân toàn thế giới là 4,37 tấn/ha và tổng sản lượng lúa
là 696,32 triệu tấn, tập trung chủ yếu ở các nước châu Á nơi chiếm tới gần 90%
diện tích gieo trồng và sản lượng.

4


Trong vịng 25 năm này, diện tích trồng lúa trên thế giới tăng bình quân
1,36 triệu ha/năm. Từ năm 1980, diện tích lúa tăng chậm và đạt cao nhất vào năm
1999 (156,77 triệu ha) với tốc độ tăng trưởng bình quân 630.000 ha/năm. Từ năm
2000 trở đi diện tích trồng lúa thế giới có nhiều biến động và có xu hướng giảm

dần, đến năm 2005 còn ở mức 152,9 triệu ha. Diện tích trồng lúa tập trung ở
Châu Á (khoảng 90%).
Sản lượng gạo của thế giới liên tục tăng từ mức 417 triệu tấn vào năm 2005
lên 479 triệu tấn vào năm 2013 (tăng 14,8%), chủ yếu nhờ năng suất tăng. Sau
khủng hoảng giá lương thực năm 2008, nhiều nước tăng đầu tư cho sản xuất lúa
gạo. Trên thế giới hiện có trên 40.000 chủng loại lúa gạo đang được canh tác
thuộc ba nhóm chính gồm Indica (trồng tại Đơng Nam Á và Nam Á), Japonica
(Bắc Á, Bắc Mỹ), Japonica nhiệt đới (Nam Mỹ và một số vùng châu Phi) và gạo
thơm aromatic (như jasmine của Thái Lan, Việt Nam, basmati của Ấn Độ,
Pakistan). Gạo Indica chiếm khoảng 75% giao dịch gạo toàn cầu, Japonica
khoảng 10%, aromatic chiếm 12-13%. Dự báo 10 năm tới sản lượng gạo thế giới
đạt trên 530 triệu tấn, tăng trên 10% so với hiện nay. Năm nước sản xuất gạo lớn
nhất tập trung tại châu Á gồm Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Thái Lan, Việt
Nam chiếm 70% sản lượng toàn cầu (OECD/FAO, 2014). Trong khi các nước sẽ
vẫn phải duy trì một lượng gạo chất lượng trung bình và thấp vừa đủ để đảm bảo
an ninh lương thực, do mức sống tăng lên nên gạo chất lượng cao sẽ được đầu tư
sản xuất nhiều hơn.
Trong 10 năm tới, thương mại gạo toàn cầu sẽ tăng 1,5% mỗi năm (từ niên
vụ 2014/15 đến niên vụ 2023/24), nhờ tốc độ tăng trưởng ổn định của nhu cầu,
nhiều nước nhập khẩu không thể đẩy mạnh xuất do hạn chế về điều kiện tự
nhiên, nguồn lực và dịch bệnh. Lượng tiêu thụ gạo toàn cầu dự báo đạt khoảng
500 triệu tấn vào 10 năm tới (tăng 10% so với hiện nay) và khoảng 535 triệu tấn
vào năm 2030. Tiêu thụ gạo của châu Á chiếm khoảng 2/3 tổng cầu về gạo của
thế giới vào năm 2030.
Dẫn đầu năng suất lúa là Mỹ, rồi đến Hy Lạp, El Salvador, Tây Ban Nha
với trên 7 tấn/ha. Mặc dù năng suất lúa các nước Châu Á cịn thấp nhưng do diện
tích sản xuất lớn nên Châu Á vẫn là nguồn đóng góp rất quan trọng cho sản
lượng lúa trên thế giới (trên 90%). Các quốc gia dẫn đầu về sản lượng lúa theo
thứ tự là Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Bangladesh, Việt Nam, Thái Lan và


5


Myanmar, tất cả đều nằm ở Châu Á. Như vậy, có thể nói Châu Á là vựa lúa quan
trọng nhất thế giới. Trong 10 quốc gia có diện tích lớn nhất thế giới, Trung Quốc,
Việt Nam, Indonexia là những nước có năng suất lúa cao đạt 5,1 đến 6,7 tấn/ha.
Bảng 2.1. Sản xuất lúa gạo của thế giới từ năm 2008 – 2014
Chỉ tiêu
2008

Diện tích
(triệu ha)
159,999

Năng suất
(tấn/ha)
4,30

Sản lượng
(triệu tấn)
688,41

2009

158,294

4,33

684,81


2010

161,666

4,34

701,05

2011

163,147

4,43

722,56

2012

163,463

4,39

718,35

2013

164,263

4,49


739,12

2014

162,717

4,55

741,48

Năm

Qua bảng số liệu trên cho thấy, từ năm 2008 đến năm 2014 diện tích, năng
suất và sản lượng lúa thế giới tăng chậm, đặc biệt từ năm 2008 đến nay, năng
suất lúa hầu như ít biến đổi chỉ dao động từ 4,30 tấn/ha năm 2008 đến 4,55
tấn/ha năm 2014. Hiện nay diện tích gieo trồng lúa trên thế giới đạt khoảng hơn
162 triệu ha và sản lượng đạt hơn 741 triệu tấn. Các nước sản xuất lúa gạo
chính trên thế giới hiện nay phải kể đến là Ấn Độ, Trung Quốc, Inđônêxia, Thái
Lan, Banglades, Myanmar, Việt Nam… Năm 2012 chỉ riêng sản lượng lúa của
Ấn Độ và Trung Quốc đã chiếm gần 50 % sản lượng lúa toàn cầu. Mặc dù Ấn
Độ là nước có diện tích trồng lúa lớn nhất trên thế giới nhưng Trung Quốc lại là
quốc gia có sản lượng lớn nhất và cũng là nước có năng suất trung bình lớn
nhất trong 10 quốc gia sản xuất chính. Bên cạnh đó Inđơnêxia, Việt Nam cũng
là một trong những nước có năng suất trung bình và sản lượng lúa đạt cao trên
thế giới.
Hiện nay Thái Lan, Việt Nam và Ấn Độ cũng là những quốc gia xuất khẩu
gạo lớn nhất thế giới. Đặc biệt, năm 2012 sản lượng gạo xuất khẩu của Ấn Độ đạt
9,5 triệu tấn, vượt Thái Lan trở thành nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới.
Tuy nhiên theo dự báo của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD),
Thái Lan sẽ sớm giành lại và duy trì được danh hiệu nước xuất khẩu gạo lớn nhất

thế giới trong vịng ít nhất 10 năm tới.

6


Bảng 2.2. Tình hình sản xuất lúa gạo của các nước sản xuất chính
trên thế giới năm 2014
Tên nước

Diện tích
(triệu ha)

Năng suất
(tấn/ha)

Sản lượng
(triệu tấn)

Ấn Độ

43,855

3,584

157,200

Trung Quốc

30,571


6,81

208,239

Inđơnêxia

13,797

5,135

70,846

Thái Lan

10,665

3,058

32,620

Banglades

11,319

4,622

52,325

Myanmar


6,790

3,891

26,423

Việt Nam

7,816

5,753

44,974

Philippin

4,739

4,002

18,967

Cambodia

2,856

3,264

9,324


Pakistan

2,890

2,422

7,002

162,717

4,55

741,48

Tồn cầu

2.1.2. Tình hình sản xuất lúa gạo tại Việt Nam
Việt Nam là một nước nơng nghiệp, có tới 75% dân số sản xuất nông
nghiệp và từ lâu cây lúa đã ăn sâu vào tiềm thức người dân, nó có vai trị quan
trọng trong đời sống con người. Lúa gạo không chỉ giữ vai trò trong việc cung
cấp lương thực cho người dân trong nước mà cịn là mặt hàng xuất khẩu đóng
góp không nhỏ vào nền kinh tế quốc dân. Mặt khác, do có điều kiện tự nhiên
thuận lợi phù hợp cho cây lúa phát triển nên lúa được trồng trên khắp mọi miền
của đất nước. Trong quá trình sản xuất đã hình thành hai vùng sản xuất lúa rộng
lớn đó là đồng bằng sông Hồng và vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Trong thời gian chiến tranh, diện tích trồng lúa cả nước dao động trong
khoảng 4,40 – 4,90 triệu ha, năng suất có tăng nhưng rất chậm, chỉ khoảng 700
kg thóc/ha trong vòng hơn 20 năm. Sản lượng lúa tổng cộng của cả 2 miền chỉ
trên dưới 10 triệu tấn.
Kể từ lúc gạo Việt Nam tái nhập thị trường thế giới năm 1989 thì năm 1990

đã đứng vị trí xuất khẩu gạo thứ 4 sau Thái Lan, Pakistan và Mỹ, đến năm 1991
lên ở vị trí thứ 3 và tiếp tục lên hạng vào năm 1995 ở vị trí xuất khẩu gạo thứ hai
thế giới sau Thái Lan. Từ năm 1997 đến nay, hàng năm nước ta xuất khẩu trung

7


bình trên dưới 4 triệu tấn, đem về một nguồn thu ngoại tệ rất đáng kể. Hiện nay,
Việt Nam đứng hàng thứ 7 về diện tích và đứng hàng thứ 5 về sản lượng lúa. Hạt
gạo Việt Nam chẳng những đủ đảm bảo yêu cầu về an ninh lương thực trong
nước mà cịn góp phần rất quan trọng trong thị trường lúa gạo thế giới.
Riêng đồng bằng sông Cửu long (ĐBSCL), từ sau giải phóng đến nay, việc
sản xuất lúa đã vươn lên mạnh mẽ, cùng với sự phát triển của hệ thống thủy lợi
và thủy nông nội đồng, cùng tiến bộ kỹ thuật được áp dụng rộng rãi trên đồng
ruộng, trở thành vùng trọng điểm sản xuất lúa gạo của cả nước với diện tích lúa
năm 2004 là 3,79 triệu ha, sản lượng đạt 18,22 triệu tấn, chiếm hơn 50% tổng
diện tích, sản lượng lúa cả nước. Do điều kiện khí hậu thuận lợi để cây lúa có thể
sinh trưởng quanh năm nên ĐBSCL sản xuất 2-3 vụ/năm, với việc đưa các giống
lúa ngắn ngày, năng suất cao, trình độ thâm canh cao với việc sử dụng phân bón
và thuốc bảo vệ thực vật, cộng với hệ thống canh tác đa dạng đã góp phần đáng
kể vào sản lượng lương thực và lượng nơng sản hàng hóa xuất khẩu hàng năm
của cả nước, cụ thể hơn 80% sản lượng gạo xuất khẩu là vùng ĐBSCL (Nguyễn
Ngọc Đệ, 2008).
Hiện nay, với những tiến bộ kỹ thuật vượt bậc trong nông nghiệp, người
dân đã được tiếp cận với những phương thức sản xuất tiên tiến, biết áp dụng khoa
học kỹ thuật vào sản xuất, dùng các giống lúa mới, các giống lúa ưu thế lai, các
giống lúa cao sản, các giống lúa thích nghi với điều kiện đặc biệt của từng vùng,
các giống lúa chất lượng đạt tiêu chuẩn xuất khẩu… kết hợp đầu tư thâm canh
cao, hợp lý. Nhờ vậy, ngành trồng lúa nước ta đã có những bước nhảy vọt về
năng suất, sản lượng và giá trị kinh tế.

Bảng 2.3. Tình hình sản xuất lúa gạo ở Việt Nam từ năm 2010 – 2015
Năm
2010
2011
2012
2013
2014
2015

Diện tích
(nghìn ha)

Năng suất
(tấn/ha)

7.489,4
7.655,4
7.753,2
7.902,5
7.816,2
7.834,9

5,34
5,54
5,63
5,57
5,75
5,77

Sản lượng

(triệu tấn)
40,01
42,40
43,66
44,04
44,97
45,22

Nguồn: Tổng cục thống kê (2016)

8


Qua bảng số liệu trên cho thấy từ năm 2010 đến năm 2015 sản lượng lúa
của nước ta ở mức ổn định xấp xỉ 45 triệu tấn. Đến năm 2015 diện tích sản xuất
lúa của cả nước đạt khoảng 7,83 triệu ha, giảm100 nghìn ha so với năm 2013;
năng suất cũng đạt trên 5,77 tấn/ha, nâng sản lượng lúa nước ta lên trên 45 triệu
tấn/năm. Theo đánh giá của Bộ NN&PTNT: việc sản xuất lúa của các địa phương
đã tập trung và có bước đột phá mạnh mẽ trong khâu tổ chức sản xuất, nhất là
chú trọng việc xây dựng cánh đồng mẫu lớn.
Hiện nay, diện tích canh tác lúa của nước ta đang bị giảm dần. Theo báo
cáo năm 2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, mỗi năm có bình
qn khoảng 73.000 héc ta đất nơng nghiệp bị thu hồi để làm khu công nghiệp,
khu đô thị, sân golf... Theo Tiến sĩ Nguyễn Minh Phong, cán bộ Viện Nghiên cứu
phát triển kinh tế - xã hội Hà Nội, đa số diện tích bị quy hoạch, thu hồi đều là đất
tốt, thuộc đất ven lộ. Hiện nay, diện tích đất trồng lúa trên phạm vi cả nước chỉ
còn khoảng 4,2 triệu héc ta. Những năm qua, nhờ năng suất lúa tăng chúng ta đã
bù đắp phần sản lượng lúa bị mất do giảm diện tích. Tuy nhiên, theo nhiều nhà
khoa học, việc tiếp tục tăng năng suất trong những năm tới là rất khó. Do vậy, an
ninh lương thực của chúng ta có thể bị ảnh hưởng do diện tích trồng lúa giảm.

2.1.3. Định hướng phát triển sản xuất lúa ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay
Trong chiến lược chọn lọc và phát triển các giống lúa ngắn ngày có chất
lượng cao, đặc tính chống chịu sâu bệnh của giống là một trong những quan tâm
hàng đầu của nhà khoa học. Để nâng cao năng suất, chất lượng cho gạo Việt Nam,
Bộ NN&PTNT đã yêu cầu các viện nghiên cứu chọn tạo các giống lúa ngắn ngày,
phù hợp với thị trường trong nước và xuất khẩu. Sản xuất lúa vẫn được coi là lĩnh
vực quan trọng nhất trong nông nghiệp và phát triển nông thôn ở Việt Nam. Chính
vì lúa gạo đã cung cấp 80% Carbonhydrat và nhiều chất dinh dưỡng khác như
Protein, lipit, vitamin, chất khoáng… rất cần thiết cho đời sống con người.
Mục tiêu của sản xuất lúa hiện nay cũng như thời gian tới là: đạt hiệu quả
kinh tế cao một cách bền vững, đảm bảo chất lượng nông sản và môi trường. Vì
vậy, đối với vụ Xn bố trí các giống có thời vụ né tránh thời tiết rét đậm, rét hại,
rút ngắn thời gian tích lũy của dịch hại, khung thời vụ trổ an tồn, thu hoạch sớm
khơng ảnh hưởng đến thời vụ Hè Thu, năng suất đạt cao, chất lượng tốt..; đối với
sản xuất vụ Hè Thu phải thu hoạch sớm trước mùa mưa bão nhưng vẫn đảm bảo
năng suất, sản lượng. Như vậy, xu thế tất yếu trong cơ cấu giống phải là bộ giống
lúa ngắn ngày có năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế cao. Phát triển trồng

9


trọt theo hướng sản xuất hàng hoá tập trung, sử dụng giống mới; nâng cao chất
lượng giống cây trồng áp dụng quy trình sản xuất tiên tiến, đưa cơ giới vào phục
vụ sản xuất, ứng dụng rộng rãi khoa học kỹ thuật, nâng cao năng suất, tăng sản
lượng lương thực, sản phẩm đạt tiêu chuẩn xuất khẩu, giảm giá thành để nâng
cao khả năng cạnh tranh. Tiếp tục chuyển dịch cơ cấu cây trồng phát huy những
sản phẩm nông nghiệp có lợi thế so sánh như lúa, rau an tồn; Đảm bảo qui trình
sản xuất đạt tiêu chuẩn chất lượng ATVSTP và vệ sinh môi trường.
Theo Bộ Nông nghiệp và PTNT (2015), trong 10 năm tới, ở vùng ĐBSH
và các vùng sản xuất lúa hàng hóa cịn lại hướng tới thị trường trong nước là

chính; chủ yếu sử dụng các giống lúa có chất lượng gạo, cơm ngon, có giá bán
cao phù hợp người tiêu dùng trong nước; tỷ lệ diện tích giống chất lượng cao,
bao gồm cả nếp, japonica chiếm khoảng 60%, giống năng suất cao khoảng 40%
diện tích gieo trồng.
2.1.4. Tình hình sản xuất nơng nghiệp tại huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng
2.1.4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Vĩnh Bảo
* Vị trí địa lý, mối quan hệ lãnh thổ
Vĩnh Bảo nằm ở phía Tây Nam thành phố Hải Phòng, cách trung tâm
thành phố 40km, nằm trên vùng hạ lưu và cửa sơng Thái Bình, sơng Hóa đổ ra
biển Đơng, phía Bắc đồng bằng sơng Hồng.
Vĩnh Bảo nằm trên tọa độ địa lý từ 20035’49 đến 20046’06 vĩ độ Bắc và từ
106024’11 đến 106040’00 kinh độ Đơng. Phía Đơng Bắc và Đơng giáp huyện
Tiên Lãng; Phía Tây và Tây Bắc giáp huyện Tứ Kỳ - tỉnh Hải Dương, Phía Nam
và Tây Nam giáp huyện Thái Thụy và Quỳnh Phụ - tỉnh Thái Bình.
Huyện Vĩnh Bảo có tổng diện tích tự nhiên 18.053,65 ha, bằng 30% diện
tích tồn thành phố Hải Phịng, gồm 29 xã và 1 Thị Trấn.
Trên địa bàn huyện có các trục giao thông đường bộ quan trọng chạy qua
như Quốc lộ 10, quốc lộ 37, tỉnh lộ 17A, 17B.... Quốc lộ 10 chạy qua huyện dài
15km theo hướng Đông Bắc – Tây Nam nối Vĩnh Bảo với Hải Phòng và các tỉnh
Quảng Ninh, Thái Bình, Nam Định; Quốc lộ 37 chạy theo hướng Tây Bắc –
Đông Nam nối huyện Thái Thụy với tỉnh Thái Bình – Vĩnh Bảo với tỉnh Hải
Dương, tiếp giáp với quốc lộ 5 đi Hà Nội và các tỉnh khác.
Với vị trí địa lý thuận lợi và có tuyến giao thơng quan trọng chạy qua,
Vĩnh Bảo có thể liên kết, trao đổi, thu hút thông tin, công nghệ và vốn đầu tư vào

10


phát triển kinh tế, xã hội của huyện. Đồng thời đây là nguồn cung cấp lao động
và nông sản hàng hóa cho khu vực nội thành và khu cơng nghiệp của thành phố

Hải Phịng.
* Khí hậu, thủy văn
- Về khí hậu:
Huyện Vĩnh Bảo có khí hậu nhiệt đới gió mùa của vùng Đồng bằng châu
thổ sông Hồng, chịu ảnh hưởng của biển, hình thành hai mùa rõ rệt với các đặc
trưng sau:
Mùa đông lạnh khô hanh kéo dài từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, cuối
đông ẩm ướt, nhiệt độ thấp nhất từ 9 – 120C vào tháng 12 và tháng 1, mùa hè
nóng, mưa nhiều, nhiệt độ cao nhất từ tháng 6 đến tháng 7, có thể lên tới 30 –
320C, có bão vào khoảng thời gian từ tháng 4 đến tháng 10. Nhiệt độ trung bình/
năm từ 23 – 240C.
Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 1.078mm, trong đó lượng mưa
trung bình mùa mưa lên đến 1.499mm chiếm 80 – 85% lượng mưa cả năm. Mưa có
cường độ khá lớn, lượng mưa trung bình/ ngày đạt trên 20mm, lượng mưa/ ngày cao
nhất có thể lên tới 300mm, gây ngập úng cả khu dân cư trên đồng ruộng ảnh hưởng
đến đời sống và sản xuất của người dân. Mùa khơ số ngày mưa ít, lượng mưa trung
bình/ngày chỉ đạt 3-4 mm. Số ngày mưa bình quân đạt 197 ngày/năm.
Độ ẩm trung bình năm là 82%, trung bình tối cao là 965, trung bình tối
thấp là 71,5%. Độ ẩm thấp nhất vào tháng 11- 12, cao nhất vào tháng 3 -4. Lượng
bốc hơi hàng năm 740mm, lượng bốc hơi các tháng mùa mưa là 423mm, bốc hơi
các tháng mùa khơ là 317mm.
Hướng gió thịnh hành ở mùa đơng là Đơng Bắc, mùa hè thịnh hành gió
Nam và gió Đơng Nam. Tốc độ gió trung bình năm từ 2,8 m/s – 7m/s.
Vĩnh Bảo thường xuyên chịu ảnh hưởng của bão từ biển Đông. Bão và
giông tập trung vào các tháng 5 – 9, đe dọa đến đời sống và ảnh hưởng tới sản
xuất nông nghiệp. Hàng Năm Vĩnh Bảo phải chịu ảnh hưởng trực tiếp của ít nhất
1-2 cơn bão.
- Thủy văn
Vĩnh Bảo là một hợp phần của châu thổ sông Hồng, nên thủy văn của
Vĩnh Bảo chịu ảnh hưởng của hệ thống sơng Thái Bình, sơng Luộc, sơng Hóa,

sơng Kênh Giếc, sông Chanh Dương. Cụ thể:

11


Sơng Hóa ở phía Tây Nam của huyện có chiều dài 35km, chiều rộng trung
bình 50m, sâu trung bình 4m mùa cạn, 6m mùa lũ, tốc độ dòng chảy trung bình
0,3 – 0,5 m3/s. Sơng Hóa bắt nguồn từ sơng Luộc (xã Thắng Thủy chạy qua xã
An Hòa, Hiệp Hòa, Hưng Nhân, Cao Minh, Tam Cường, Cổ Am và chảy vào
sơng Thái Bình xã Trấn Dương).
Sơng Luộc nằm ở phía Tây của Huyện thuộc nhánh sông Hồng chảy qua
các xã Thắng Thủy, Trung Lập, Dũng Tiến và nhập vào sông Thái Bình tại xã
Giang Biên với chiều dài 21km, chiều rộng 30m, sâu trung bình 6m vào mùa cạn,
8m vào mùa lũ, tốc độ dịng chảy trung bình là 0,8 – 1,0m3/s.
Sơng Thái Bình ở phía Đơng – Đơng Bắc của Huyện, chiều dài đoạn chảy
qua huyện là 24km, rộng trung bình 40m, sâu trung bình 2,6m vào mùa cạn,
4,5m vào mùa lũ, chảy qua các xã Giang Biên, Vĩnh An, Tân Liên, Tam Đa, Liên
Am, Lý Học, Tam Cường, Hịa Bình, Trấn Dương, với tốc độ dịng chảy trung
bình 0,5 – 0,7m3/s
Sơng Kênh GIếc chảy từ phía Tây sang phía Đơng của huyện, với chiều
dài 8,5km, lấy nước từ sơng Hóa ( xã An Hịa) chảy ra sơng Thái Bình ở xã Tân
Liên, Tam Đa.
Sơng Chanh Dương có chiều dài 24,5 km bắt đầu từ xã Thắng Thủy, lấy
nước sơng Luộc chạy huyện đến cửa sơng Thái Bình thuộc xã Trấn Dương.
Với mạng lưới sơng ngịi dày đặc ( bình qn 30km2 có một con sơng), do
ảnh hưởng của chế độ thủy văn sông Hồng và hàng năm các sông bồi lắng cho
huyện hàng vạn tấn phù sa, cung cấp nước và tạo nên độ màu mỡ của đất đai,
phục vụ tốt cho các hoạt động sản xuất nông nghiệp.
Đặc điểm kinh tế - xã hội
Những năm gần đây, kinh tế xã hội của huyện ngày càng phát triển, tốc độ

tăng trưởng kinh tế đạt khá, bình quân giai đoạn 2011 – 2015 tăng 10,58%.
Trong đó Nơng Nghiệp – thủy sản tăng bình qn 5,91%; cơng nghiệp – xây
dựng tăng bình quân 16,81%; Thương mại dịch vụ tăng bình quân 16,92%. Giá
trị sản xuất nông nghiệp – thủy sản tăng bình qn 5,62%; cơng nghiệp – XDCB
tăng bình qn 17,51%; thương mại - dịch vụ tăng bình quân 16,36%. Thu nhập
bình quân đầu người năm 2015 ước đạt 31/người/năm.
Thế mạnh của huyện là phát triển Nơng Nghiệp, do đó Nông Nhiệp vẫn
chiếm tỷ trọng lớn trong nền kinh tế của Huyện. Cơ cấu kinh tế năm 2011, nông

12


nghiệp – thủy sản: 49,58%, công nghiệp – xây dựng 24,61%, thương nghiệp –
dịch vụ 26,26% nhưng đến năm 2015 cơ cấu này chuyển biến tích cực theo thứ
tự trên là 45,41%, 26,44%, 28,15%.
2.1.4.2. Hiện trạng sử dụng đất huyện Vĩnh Bảo
* Theo nguồn gốc phát sinh:
Tài nguyên đất của Huyện Vĩnh Bảo chia thành các loại chính sau: Đất
phù sa ( cửa sơng Thái Bình) khơng được bồi đắp hàng năm có tầng loang lổ. Đất
phù sa được bồi đắp hàng năm. Đất đã bị biến đổi do bị mặn hóa, phèn hóa, thành
đất chua mặn ở các mức độ khác nhau.
Đất đai của huyện Vĩnh bảo được hình thành chủ yếu do việc bồi tụ phù sa
của sông Thái Bình và hệ thống sơng Hồng, do vậy đất của huyện mang sắc thái
giao hòa giữa hai bên phù sa của hệ thống sơng trên. Vì vậy đất đai của huyện
Vĩnh Bảo thích hợp với các loại hình sản xuất Nông Nghiệp như trồng lúa nước,
trồng các loại rau màu và nuôi trồng thủy sản nước ngọt, khá thuận lợi cho việc
sinh trưởng và phát triển một tập đoàn cây trồng phong phú đa dạng như lúa,
ngơ, khoai, cói, đậu tương, bí đỏ, dưa hấu...
Trong giai đoạn 2011 – 2015, diện tích đất Nơng Nghiệp của tồn huyện
có sự biến động tăng, giảm qua các năm. Cụ thể năm 2011 diện tích đất Nơng

Nghiệp là 12.753,96 ha, chiếm 70,64% tổng diện tích đất tự nhiên, đến năm 2014
giảm cịn 12.664,7 ha, chiếm 70,15% diện tích đất tự nhiên, nhưng đến năm 2015
diện tích đạt 12.831,25ha chiếm 71,07%, tăng 77,29 ha so với năm 2011. Nguyên
nhân có sự biến động tăng giảm là do có sự thay đổi diện tích đất chưa sử dụng
sang diện tích đất Nơng nghiệp và một phần diện tích đất Nơng nghiệp chuyển
đổi sang đất phi nơng nghiệp.
* Chuyển dịch về diện tích, sản lượng cây lúa
Trong những năm qua, được sự quan tâm chỉ đạo của thành phố, Huyện
ủy, UBND huyện đã tập trung cao lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện chuyển
dịch cơ cấu nội bộ ngành Nơng nghiệp nói riêng, trong đó chú trọng chuyển dịch
cơ cấu cây trồng, đồng thời xác định rõ phương hướng và mục tiêu của huyện là
từng bước giảm diện tích và ổn định diện tích cấy lúa sang các cây rau màu, cây
cơng nghiệp có giá trị kinh tế cao, cây trồng có hợp đồng tiêu thụ sản phẩm.
Trong giai đoạn 2011 – 2015, chuyển dịch cơ cấu cây trồng của địa phương đã
đạt được một số kết quả tích cực.

13


×