Tải bản đầy đủ (.pdf) (133 trang)

Quản lý nhà nước về lao động tại khu công nghiệp quế võ, tỉnh bắc ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (896.64 KB, 133 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN VĂN LAM

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ LAO ĐỘNG
TẠI KHU CÔNG NGHIỆP QUẾ VÕ, TỈNH BẮC NINH

Chuyên ngành:

Quản trị Kinh doanh

Mã ngành:

8340101

Người hướng dẫn khoa học:

TS. Nguyễn Cơng Tiệp

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NƠNG NGHIỆP - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung
thực và chưa từng được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tơi xin cam đoan rằng, mọi thơng tin trích dẫn trong luận văn này đã được chỉ
rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày..... tháng ...... năm 2018
Tác giả luận văn

Nguyễn Văn Lam



i


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn Thạc sĩ này bên cạnh sự nỗ lực, cố gắng của bản thân;
tôi cịn nhận được sự giúp đỡ, hướng dẫn nhiệt tình của TS. Nguyễn Cơng Tiệp cùng
với những ý kiến đóng góp q báu của các thầy cơ trong bộ mơn Quản trị, các thầy cô
trong khoa Quản trị kinh doanh trường Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất tới sự giúp đỡ, giảng dạy
của các thầy cô trong suốt q trình học tập, nghiên cứu.
Tơi xin chân thành cảm ơn Sở Kế hoạch và đầu tư Bắc Ninh, Ban Quản lý các
KCN Bắc Ninh và một số ban, ngành khác, các doanh nghiệp tại các KCN đã cung cấp
số liệu thực tế và thông tin cần thiết để tôi hồn thành luận văn này.
Cuối cùng, tơi xin chân thành cảm ơn đồng nghiệp, bạn bè, cùng tồn thể gia
đình, người thân đã động viên, chia sẻ khó khăn, khích lệ tôi trong suốt thời gian học
tập và nghiên cứu đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày..... tháng ...... năm 2018
Tác giả luận văn

Nguyễn Văn Lam

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan .................................................................................................................i
Lời cảm ơn ................................................................................................................... ii
Mục lục ...................................................................................................................... iii

Danh mục chữ viết tắt................................................................................................... vi
Danh mục bảng ...........................................................................................................vii
Trích yếu luận văn ........................................................................................................ ix
Thesis abstract ............................................................................................................... x
Phần 1. Mở đầu ........................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của để tài ................................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ......................................................................... 3

1.2.1.

Mục tiêu chung ................................................................................................ 3

1.2.2.

Mục tiêu cụ thể ................................................................................................ 3

1.3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................... 3

1.3.1.

Đối tượng nghiên cứu ..................................................................................... 3

1.3.2.


Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................... 3

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài.............................................................. 5
2.1.

Cơ sở lý luận.................................................................................................... 5

2.1.1.

Một số khái niệm của quản lý Nhà nước về lao động tại KCN .......................... 5

2.1.2.

Vai trò của quản lý Nhà nước về lao động trong khu công nghiệp .................... 9

2.1.3.

Mục đích của quản lý lao động trong khu cơng nghiệp ..................................... 9

2.1.4.

Nội dung quản lý Nhà nước về lao động trong các doanh nghiệp KCN .......... 10

2.1.5.

Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý Nhà nước đối với lao động trong Khu
công nghiệp ................................................................................................... 18

2.2.


Cơ sở thực tiễn............................................................................................... 22

2.2.1

Kinh nghiệm quản lý Nhà nước về lao động tại các khu công nghiệp của
Đài Loan và Hàn Quốc................................................................................... 22

2.2.2.

Kinh nghiệm quản lý Nhà nước về lao động trong các khu công nghiệp ở
một số tỉnh của Việt Nam............................................................................... 25

2.2.3.

Bài học kinh nghiệm rút ra trong quản lý Nhà nước về lao động cho KCN
Quế Võ .......................................................................................................... 28

iii


Phần 3. Đặc điểm địa bàn, phương pháp nghiên cứu .............................................. 30
3.1.

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ......................................................................... 30

3.1.1.

Đặc điểm chung về huyện Quế Võ ................................................................. 30


3.1.2.

Khái quát về KCN Quế Võ ............................................................................ 30

3.1.3.

Khái quát tình hình lao động tại khu công nghiệp Quế Võ .............................. 34

3.1.4.

Các đơn vị tham gia quản lý Nhà nước về lao động tại khu cơng nghiệp
Quế Võ .......................................................................................................... 38

3.1.5.

Thuận lợi và khó khăn của KCN Quế Võ ....................................................... 41

3.2.

Phương pháp nghiên cứu ................................................................................ 42

3.2.1.

Phương pháp thu thập số liệu ......................................................................... 42

3.2.2.

Phương pháp xử lý thơng tin .......................................................................... 44

3.2.3.


Phương pháp phân tích số liệu........................................................................ 45

3.2.4.

Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu ................................................................... 45

Phần 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận ................................................................ 47
4.1.

Thực trạng quản lý nhà nước về lao động tại KCN Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh .... 47

4.1.1.

Ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về lao động tại
KCN Quế Võ ................................................................................................. 47

4.1.2.

Quy hoạch nguồn lao động cho các DN trong KCN Quế Võ .......................... 57

4.1.3.

Quản lý thông tin về lao động, thị trường lao động, môi trường sống của
người lao động của các DN tại KCN Quế Võ............................................... 60

4.1.4.

Xây dựng cơ chế, thiết chế hỗ trợ phát triển quan hệ lao động, hài hòa, ổn
định và tiến bộ trong doanh nghiệp tại KCN Quế Võ ..................................... 75


4.1.5.

Thanh tra, kiểm tra việc thi hành pháp luật về lao động, pháp luật bảo hiểm
xã hội và xử lý các vi phạm pháp luật lao động, giải quyết tranh chấp theo
quy định của pháp luật tại KCN Quế Võ ........................................................ 79

4.2.

Yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về lao động tại khu công nghiệp
Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh ................................................................................... 89

4.2.1.

Các chính sách của Nhà nước và địa phương.................................................. 89

4.2.2.

Năng lực của cơ quan quản lý Nhà nước về lao động, doanh nghiệp, tổ
chức cơng đồn, người lao động ..................................................................... 88

4.2.3.

Đặc điểm, quy mô của khu công nghiệp, doanh nghiệp .................................. 90

4.2.4.

Cơ chế phối hợp giữa BQL các KCN và các cơ quan quản lý tỉnh Bắc Ninh .. 91

iv



4.2.5.

Đánh giá chung thực trạng quản lý Nhà nước về lao động tại KCN Quế Võ,
tỉnh Bắc Ninh ................................................................................................. 95

4.3.

Định hướng và giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý nhà nước về
lao động đối với các doanh nghiệp trong KCN Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh .......... 97

4.3.1.

Định hướng, mục tiêu phát triển KCN của tỉnh Bắc Ninh ............................... 97

4.3.2.

Giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý Nhà nước về lao động đối với
doanh nghiệp trong KCN Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh ........................................... 99

Phần 5. Kết luận và kiến nghị ................................................................................. 110
5.1.

Kết luận ....................................................................................................... 110

5.2.

Kiến nghị ..................................................................................................... 112


Tài liệu tham khảo ..................................................................................................... 114

v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

ATLĐ- PCCN

An tồn lao động - Phịng chống cháy nổ

ATVSLĐ
BHXH

An tồn vệ sinh lao động
Bảo hiểm xã hội

BHYT
BQ

Bảo hiểm y tế
Bình quân

BQL
CC
CMKT
CN

CNH, HĐH
CNVCLĐ
CNLĐ
DN
DN FDI
DNTN
HĐLĐ
KCN
KCX
LĐLĐ
LĐPT
LĐ,TB&XH
NLĐ
NSDLĐ
QLLĐ
QHLĐ
QLNN
SL
THPT
TƯLĐTT
UBND
BIZA

Ban quản lý
Cơ cấu
Chuyên môn kỹ thuật
Công nghiệp
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Cơng nhân viên chức lao động
Cơng nhân lao động

Doanh nghiệp
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi
Doanh nghiệp có vốn đầu tư trong nước
Hợp đồng lao động
Khu cơng nghiệp
Khu chế xuất
Liên đồn lao động
Lao động phổ thơng
Lao động - Thương binh và Xã hội
Người lao động
Người sử dụng lao động
Quản lý lao động
Quan hệ lao động
Quản lý Nhà nước
Số lượng
Trung học phổ thông
Thỏa ước lao động tập thể
Ủy ban nhân dân
Ban quản lý các Khu công nghiệp Bắc Ninh

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1.

Số lượng DN trong KCN Quế Võ phân theo quốc gia(2017) .................... 31

Bảng 3.2.


Số lượng DN trên địa bàn KCN Quế Võ qua các năm .............................. 32

Bảng 3.3. Số lượng DN phân theo quốc gia đầu tư ở KCN Quế Võ năm
2015 – 2017 .................................................................................. 33
Bảng 3.4.

Tình hình lao động trong các doanh nghiệp giai đoạn 2015 – 2017 .......... 34

Bảng 3.5.

Chất lượng lao động trong KCN Quế Võ ................................................. 36

Bảng 3.6.

Mức lương bình quân của NLĐ tại KCN Quế Võ .................................... 36

Bảng 3.7.

Tỷ lệ NLĐ ký hợp đồng với DN giai đoạn 2015 – 2017 ........................... 38

Bảng 3.8.

Số lượng mẫu điều tra .............................................................................. 43

Bảng 4.1.

Công tác tuyên truyền phổ biến văn bản quy phạm pháp luật tại KCN
Quế Võ .................................................................................................... 53

Bảng 4.2.


Kết quả tham gia tuyên truyền, hội thi của các DN và NLĐ tại KCN
Quế Võ giai đoạn 2015 - 2017 ................................................................. 54

Bảng 4.3.

Đánh giá công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật ................................. 55

Bảng 4.4.

Dự báo cầu tuyển dụng nhân lực ở KCN Quế Võ giai đoạn 2015 - 2017 .......... 58

Bảng 4.5. Ý kiến đánh giá về công tác dự báo cung - cầu lao động ở KCN
Quế Võ ......................................................................................... 59
Bảng 4.6.

Công tác hỗ trợ DN quản lý thông tin lao động, thị trường LĐ ................. 61

Bảng 4.7.

Tình hình cung cấp thơng tin về LĐ ở các DN năm 2017 ......................... 63

Bảng 4.8.

Ý kiến đánh giá công tác quản lý thông tin tại các DN ............................. 64

Bảng 4.9.

Hỗ trợ công tác quản lý lao động là người nước ngoài làm việc tại KCN .......... 67


Bảng 4.10. Đánh giá công tác quản lý người nước ngoài làm việc tại DN .................. 69
Bảng 4.11. Các hình thức hỗ trợ tuyển dụng LĐ ở KCN Quế Võ giai đoạn 2015 –
2017 ....................................................................................................................... 70
Bảng 4.12. Công tác thông tin tuyển dụng của các DN ở KCN Quế Võ ..................... 72
Bảng 4.13. Ý kiến đánh giá của người lao động về công tác tuyển dụng .................... 74
Bảng 4.14. Công tác hỗ trợ DN xây dựng cơ chế, tổ chức cơng đồn cơ sở ................ 77
Bảng 4.15. Kết quả cơng tác xây dựng cơ chế, tổ chức cơng đồn cơ sở của các DN.......... 78
Bảng 4.16. Ý kiến đánh giá công tác xây dựng cơ chế, pháp luật LĐ của các DN ....... 78
Bảng 4.17. Kiểm tra môi trường làm việc của NLĐ tại KCN Quế Võ ......................... 81

vii


Bảng 4.18. Các hoạt động hỗ trợ DN chăm lo đời sống NLĐ ở KCN Quế Võ ............. 82
Bảng 4.19. Kết quả kiểm tra việc hỗ trợ đời sống, sinh hoạt của DN đối với NLĐ
ở KCN Quế Võ ........................................................................................ 84
Bảng 4.20. Công tác thanh tra, kiểm tra về chấp hành pháp luật về BHXH tại
KCN Quế Võ ........................................................................................... 88
Bảng 4.21. Kết quả thanh tra, kiểm tra tình hình đóng BHXH tại các DN tại KCN
Quế Võ đến tháng 06/2017 ...................................................................... 88
Bảng 4.22. Trình độ chun mơn của cán bộ quản lý lao động.................................... 89
Bảng 4.23. Trình độ chun mơn của cán bộ cơng đồn, NLĐ .................................... 90

viii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Nguyễn Văn Lam
Tên luận văn: Quản lý Nhà nước về lao động tại khu công nghiệp Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh.
Chuyên ngành: Quản trị Kinh doanh


Mã số: 8340101

Tên cơ sở đào tạo: Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam
Người lao động là cốt lõi, là trọng tâm của hoạt động sản xuất, là nhân tố tạo nên
giá trị gia tăng cho quá trình phát triển của doanh nghiệp, của các Khu công nghiệp.
Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về lao động là hết sức quan trọng, thiết yếu trong
quá trình phát triển nhanh, bền vững các Khu công nghiệp tỉnh Bắc Ninh trong thời gian
tới. Q trình thực hiện cần có sự kết hợp đồng bộ các giải pháp, giải pháp này là cơ sở,
tiền đề để thực hiện có hiệu quả các giải pháp khác, tạo nên hiệu quả cao trong công tác
quản lý nhà nước về lao động đối với các Khu công nghiệp.
Trên cơ sở lý luận Đánh giá thực trạng và Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến
quản lý Nhà nước về lao động tại Khu công nghiệp Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh; để từ đó đề
xuất những giải pháp nhằm tăng cường quản lý Nhà nước về lao động trong các doanh
nghiệp tại Khu công nghiệp Quế Võ trong thời gian tới.
Để tìm hiểu vấn đề nghiên cứu, tác giả đã thu thập số liệu thứ cấp từ các báo
cáo, tài liệu, số liệu thống kê của BQL các KCN, các sở ban ngành khác, các Doanh
nghiệp và Người lao động tại KCN trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh trong giai đoạn 20152017. Số liệu sơ cấp được thu thập bằng phương pháp điều tra, phỏng vấn.
Qua nghiên cứu đề tài Quản lý Nhà nước về lao động tại khu công nghiệp Quế
Võ, tỉnh Bắc Ninh cho thấy:
1) Công tác quản lý Nhà nước về lao động trong DN ở KCN Quế Võ bị ảnh hưởng
bởi một số yếu tố như: Các chính sách của Nhà nước và địa phương ban hành gây sự chồng
chéo giữa các chính sách, khó khăn trong cơng tác triển khai, thực hiện tại các DN. Năng
lực của cơ quan quản lý Nhà nước về lao động, DN, tổ chức cơng đồn, NLĐ ảnh hưởng tới
việc triển khai, thực hiện công tác quản lý lao động tại DN. Đặc điểm, quy mô của KCN,
DN ảnh hưởng tới công tác chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho NLĐ.
2) Trên cơ sở phân tích thực trạng cơng tác quản lý, các yếu tố ảnh hưởng tới công
tác quản lý Nhà nước về lao động tại các DN, đề tài đã rút ra một số giải pháp như:
i) Tăng cường công tác tuyên truyền, hướng dẫn thực hiện các chính sách, văn
bản, pháp luật, phối hợp công tác quản lý giữa các cơ quan quản lý.

ii) Tập trung công tác đào tạo, hỗ trợ tuyển dụng lao động, thực hiện chính sách
nhà ở cho NLĐ.

ix


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Nguyen Van Lam
Thesis title: “State management of labor in Que Vo industrial zone, Bacninh province”
Major: Business Management

Code: 8340101

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Laborers are the essential, the center of production, which are the factor that
creates added value for the development of enterprises and industrial zones.
Improving the efficiency of state management of labor is very important, essential in
the fast and sustainable development process of industrial zones in Bac Ninh
province in the coming time. The implementation process should have the
combination of resolute solutions that are the basis and premise to implement other
solutions effectively, and create high efficiency in the state administration of labors
for industrial zones.
On the argument of evaluating current situation and analysis works of factors
affecting the state management of labor in Que Vo industrial zone, Bac Ninh
province; From that, having propose solutions to enhance the state management of
labor in enterprises in Que Vo industrial zone in the coming time.
To investigate the substantial research, the author collected secondary data
from the reports, documents and statistics of the Management Board of Industrial
Zones, data from other departments, enterprises and workers in industrial zone in
Bac Ninh province in the period 2015-2017. Primary data was collected by survey

methodology and interview method.
Research on the State management of labor in Que Vo industrial zone, Bac
Ninh province shows that:
1) State management of labor in enterprises in Que Vo industrial zone is
influenced by some factors such as: State and local policies issued to overlap
between policies, maked difficulties in implementation in enterprises. The capacity
of the State management department of labor, enterprises, trade union organizations
and laborers has influenced the implementation and management of labor at
enterprises. The characteristics and sizes of industrial zone and enterprises have
affected to ensure material and spiritual living conditions for laborers.
2) Based on the analysis of the current state of management, factors
affecting the state management of labor at enterprises, the thesis have given some
solutions such as:

x


i) To promote propaganda and guide the implementation of policies, documents,
laws and coordinate the management work among the managing department.
ii) To concentrate on training and support for labor recruitment and
implementation of housing policies for laborers.

xi


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỂ TÀI
Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) đã và đang lôi cuốn, tác động
đến tất cả các nước cũng như đến tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Đối với
nước ta, từ xuất phát điểm là nền kinh tế tiểu nơng, muốn thốt khỏi nghèo nàn

lạc hậu và nhanh chóng đạt đến trình độ của một nước phát triển theo mục tiêu
"dân giàu, nước mạnh", tất yếu phải tiến hành thực hiện sự CNH, HĐH như là
"một cuộc cách mạng toàn diện và sâu sắc trong tất cả các lĩnh vực của đời sống
xã hội". Đây cũng là nhiệm vụ trọng tâm có tầm quan trọng hàng đầu trong thời
gian tới của cách mạng nước ta. Trong hàng loạt phương thức và biện pháp để
thực hiện sự nghiệp CNH, HĐH, vấn đề Quản lý Nhà nước về lao động tại các
KCN là hết sức cần thiết. Ngày nay, khơng ai có thể phủ nhận vị trí, vai trò đặc
biệt quan trọng của lao động đối với sự nghiệp cách mạng và sự nghiệp cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Bởi vì lực lượng lao động (LLLĐ) đã, đang và
sẽ tham gia đắc lực vào tiến trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa; là nguồn lực có
ý nghĩa quyết định đối với các nguồn lực khác cũng như quyết định sự thành bại
của sự nghiệp cách mạng.
Bắc Ninh, sau 18 năm xây dựng và phát triển, các KCN đã trở thành
nhân tố quan trọng thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tiến bộ;
góp phần tăng trưởng kinh tế nhanh, liên tục trên hai con số và trở thành nhân
tố quyết định quá trình CNH, HĐH của tỉnh; đẩy nhanh tốc độ đơ thị hố, phát
triển hạ tầng kỹ thuật xã hội, nâng cao đời sống của người dân; góp phần phát
triển các loại hình dịch vụ, hình thành ngành cơng nghiệp hỗ trợ; tăng thu
ngân sách, đưa Bắc Ninh trở thành tỉnh có giá trị xuất siêu cao nhất, nâng cao
năng lực cạnh tranh của tỉnh…
Bên cạnh những thành công về kinh tế, các KCN cịn tham gia, đóng góp
tích cực vào tổ chức đời sống xã hội. Với việc thiết lập mơ hình KCN, đơ thị
đã góp phần hình thành các khu đơ thị mới. Tạo việc làm, chuyển dịch cơ cấu
lao động từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ. Thúc đẩy hạ tầng xã
hội như trường học, bệnh viện, nhà ở, nhu cầu về dịch vụ ngân hàng, bảo
hiểm, văn hoá, thể thao…đảm bảo cuộc sống của người lao động, ổn định an
sinh xã hội. Góp phần tạo lập và phân bố không gian kinh tế, tạo sự phát triển

1



hài hoà giữa các khu vực trong tỉnh là cơ sở để Bắc Ninh hội nhập và phát
triển một cách bền vững.
Đạt được kết quả trên là do có sự đóng góp lớn của khối doanh nghiệp hoạt
động tại các khu cơng nghiệp (KCN) như: KCN Đại Đồng Hồn Sơn, KCN Vsip,
KCN Tiên Sơn, KCN Quế Võ, KCN Yên Phong,…
Khu công nghiệp Quế Võ được Thủ Tướng phê duyệt theo văn bản số
1511/TTG-KTN ngày 20.8.014 và số 2007/TTG-KTN ngày 06.11.2015 (ha)
tổng diện tích quy hoạch 1.680 ha, diện tích quy hoạch xây dựng KCN thực tế
đã thực hiện 1.400 ha(1.017 ha diện tích đất cơng nghiệp cho th); Diện tích
đất đã giao 674 ha(475 ha đã cho thuê). Là KCN lớn của tỉnh Bắc Ninh trong
tổng số 10 KCN đi vào hoạt động; Cho đến nay KCN Quế Võ đã thu hút được
trên 376 dự án(trong nước 104 và nước ngồi 272). KCN Quế Võ đã góp phần
giải quyết việc làm cho đông đảo lực lượng lao động trong và ngoài tỉnh. Theo
số liệu của Ban quản lý các KCN tỉnh Bắc Ninh thì số lượng lao động đang
làm việc trong các doanh nghiệp tại KCN Quế Võ năm 2017 là 94.348 lao
động, trong đó: lao động trong tỉnh là 34.111 lao động (36,15%), lao động
ngoài tỉnh là 60.237 lao động (63,85%), lao động nữ là 62.011 lao động
(65,73%), lao động nước ngoài 1.583 lao động(1,68%) . Tổng lao động trong
các KCN Bắc Ninh năm 2017 là 284.470 lao động. Như vậy lao động đang
làm việc trong KCN Quế Võ chiếm 33,2% so với tổng số lao động đang làm
việc tại các KCN, đứng thứ 2 trong tổng số 8 KCN đã đi vào hoạt động, chỉ
sau KCN Yên Phong(113.156 lao động); vấn đề này đã và đang đặt ra những
thách thức không nhỏ trong quản lý về lao động trong KCN này. Khơng ít
doanh nghiệp trong các KCN của Việt Nam nói chung, ở KCN Quế Võ nói
riêng đã và đang vi phạm các quy định về đăng ký nội quy lao động, xây dựng
thỏa ước lao động tập thể, về ký kết hợp đồng lao động, vi phạm quy định trả
cơng, trả lương và cơng tác đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động, mất an
toàn về lao động, vệ sinh lao động đã ngày càng gia tăng; tình trạng tranh
chấp lao động, số vụ đình cơng, ngừng việc tập thể của người lao động trong

các khu cơng nghiệp của Việt Nam nói chung, ở KCN Quế Võ nói riêng
khơng ngừng tăng lên trong những năm gần đây. Bên cạnh đó, số lượng lao
động trong các khu công nghiệp đã làm tăng đáng kể dân số của địa phương
và gây ra khơng ít khó khăn đối với địa phương trong công tác quản lý hộ
khẩu, an ninh trật tự, giải quyết nhu cầu thuê nhà, và phát sinh nhiều vấn đề

2


xã hội - môi trường khác. Nhiều câu hỏi đã và đang được đặt ra đối với công
tác quản lý Nhà nước về lao động tại các KCN của Việt Nam nói chung, KCN
Quế Võ nói riêng…. như làm thế nào để tăng cường công tác quản lý về lao
động tại KCN, qua đó giải quyết có hiệu quả các vấn đề về quản lý lao động
đang phát sinh tại KCN. Đây cũng là những vấn đề được chính quyền các cấp
của nhiều tỉnh thành trong cả nước nói chung và của tỉnh Bắc Ninh hết sức
quan tâm.
Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, tôi chọn nghiên cứu đề tài "Quản lý
Nhà nước về lao động tại khu công nghiệp Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh" làm đề tài
luận văn thạc sĩ.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
1.2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá thực trạng quản lý Nhà nước về lao động tại KCN Quế Võ, tỉnh
Bắc Ninh, trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp nhằm tăng cường quản lý Nhà
nước về lao động trong các doanh nghiệp tại Khu công nghiệp Quế Võ trong thời
gian tới.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý Nhà nước về
lao động tại các KCN.
- Phản ánh thực trạng quản lý Nhà nước về lao động tại KCN Quế Võ.
- Phân tích yếu tố ảnh hưởng đến quản lý Nhà nước về lao động tại KCN

Quế Võ.
- Đề xuất những giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý Nhà nước về
lao động tại Khu công nghiệp Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh trong thời gian tới.
1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Cơ quan quản lý Nhà nước về lao động trong các DN tại KCN trên địa
bàn tỉnh Bắc Ninh.
- Các Doanh nghiệp và Người lao động tại KCN trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Không gian: Nghiên cứu phạm vi trong KCN Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh có

3


sự tham chiếu, so sánh với một số KCN khác.
- Nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu quản lý Nhà nước về lao động tại
KCN từ đó đưa ra những giải pháp nhằm nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả quản
lý Nhà nước về lao động trong thời gian tới.
- Thời gian: Nghiên cứu sử dụng số liệu thu thập trong 3 năm, từ năm
2015 đến năm 2017, thời gian tiến hành nghiên cứu từ tháng 05/2017 đến tháng
05/2018.

4


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1. Một số khái niệm của quản lý Nhà nước về lao động tại KCN
2.1.1.1. Quản lý Nhà nước
- Khái niệm

Theo Giáo trình quản lý hành chính Nhà nước: “Quản lý Nhà nước là sự
tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng quyền lực Nhà nước đối với các quá trình
xã hội và hành vi hoạt động của con người để duy trì và phát triển các mối quan
hệ xã hội và trật tự pháp luật nhằm thực hiện những chức năng và nhiệm vụ của
Nhà nước trong công cuộc xây dựng CNXH và bảo vệ tổ quốc XHCN” (Nguyễn
Hữu Hải, 2010).
Như vậy, quản lý Nhà nước là hoạt động mang tính chất quyền lực Nhà
nước, được sử dụng quyền lực Nhà nước để điều chỉnh các quan hệ xã hội. Quản
lý Nhà nước được xem là một hoạt động chức năng của Nhà nước trong quản lý
xã hội và có thể xem là hoạt động chức năng đặc biệt quản lý Nhà nước được
hiểu theo hai nghĩa.
Theo nghĩa rộng, quản lý Nhà nước là toàn bộ hoạt động của bộ máy Nhà
nước, từ hoạt động lập pháp, hoạt động hành pháp, đến hoạt động tư pháp. Theo
nghĩa hẹp, quản lý Nhà nước chỉ bao gồm hoạt động hành pháp.
Quản lý Nhà nước được đề cập trong đề tài này là khái niệm quản lý Nhà nước
theo nghĩa rộng; quản lý Nhà nước bao gồm toàn bộ các hoạt động từ ban hành
các văn bản luật, các văn bản mang tính luật đến việc chỉ đạo trực tiếp hoạt động
của đối tượng bị quản lý và vấn đề tư pháp đối với đối tượng quản lý cần thiết
của Nhà nước. Hoạt động quản lý Nhà nước chủ yếu và trước hết được thực hiện
bởi tất cả các cơ quan Nhà nước, song có thể các tổ chức chính trị - xã hội, đồn
thể quần chúng và nhân dân trực tiếp thực hiện nếu được Nhà nước uỷ quyền,
trao quyền thực hiện chức năng của Nhà nước theo quy định của pháp luật (Đỗ
Hoàng Toàn, 2008).
2.1.1.2. Quản lý Nhà nước về lao động trong khu cơng nghiệp
Hiện có nhiều quan niệm về “quản lý Nhà nước” cũng như về “quản lý
Nhà nước về lao động trong các doanh nghiệp”: là “quản”, là sử dụng quyền lực

5



Nhà nước, là “cầm chèo”, hỗ trợ... Vì vậy, tác giả cho rằng: Trong nền kinh tế thị
trường, quản lý Nhà nước về lao động trong các doanh nghiệp là hoạt động
quyền lực Nhà nước, thông qua bộ máy Nhà nước và chủ yếu sử dụng pháp luật,
tác động định hướng lên người lao động, doanh nghiệp và các chủ thể liên quan
nhằm điều chỉnh và hướng hành vi của các chủ thể này diễn ra phù hợp với lợi
ích chung trên cơ sở bảo đảm quyền, lợi ích của người lao động, người sử dụng
lao động (Vũ Minh Tiến, 2011).
Quản lý Nhà nước về lao động dưới góc độ pháp luật là những chế định của
luật lao động, các quy phạm pháp luật điều chỉnh quan hệ quản lý lao động giữa Nhà
nước và các chủ thể khác trong xã hội, các hành vi quản lý lao động, các hoạt động
sử dụng lao động, vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động…
Quản lý Nhà nước về lao động là hình thức quản lý lao động đặc biệt và
có hiệu quả to lớn trong thực tiễn. Quyền lực, tính bắt buộc chính là những yếu tố
khơng thể thiếu được và có tính đặc dụng trong trong quản lý Nhà nước về lao
động. Đặc điểm về chủ thể quản lý, tính chất quản lý, mục tiêu quản lý chính là
lý do căn bản tạo nên sự khác biệt giữa quản lý Nhà nước về lao động so với các
dạng quản lý khác được sử dụng trong các doanh nghiệp, kể cả các doanh nghiệp
Nhà nước (Vũ Minh Tiến, 2011).
2.1.1.3. Lao động, lực lượng lao động, sử dụng lao động
- Lao động là hoạt động có mục đích của con người nhằm tạo ra những
sản phẩm vật chất và tinh thần cho xã hội.
+ Các nhân tố chủ yếu của q trình lao động là:
* Mục đích hoạt động của con người: Trong cơ chế thị trường đây chính là
thể hiện “cầu” của xã hội đối với một loại sản phẩm, nó có tác dụng hướng hoạt
động lao động của con người vào mục đích cụ thể, bảo đảm lao động là hữu ích
và sản phẩm được người tiêu dùng chấp nhận.
* Đối tượng lao động: Là những thứ mà lao động của con người tác động
vào nhằm làm thay đổi hình thái vật chất của nó và tạo ra những sản phẩm mới
phù hợp với nhu cầu tiêu dùng của xã hội.
- Tuỳ thuộc vào mục đích nghiên cứu, lao động trong doanh nghiệp

thường được phân loại như sau:
+ Căn cứ vào việc quản lí lao động và trả lương: chia ra 2 loại

6


* Lao động trong danh sách: Là lực lượng chủ yếu trong doanh nghiệp,
bao gồm những người do doanh nghiệp trực tiếp sử dụng và trả lương và được
ghi vào sổ lao động của doanh nghiệp.
* Lao động ngoài danh sách: Là những người không thuộc quyền quản lý
sử dụng và trả lương của doanh nghiệp.
+ Căn cứ vào mục đích tuyển dụng và thời gian sử dụng: chia ra 2 loại
* Lao động thường xuyên: Là lực lượng lao động chủ yếu trong doanh
nghiệp bao gồm những người được tuyển dụng chính thức và làm những cơng
việc lâu dài thuộc chức năng và nhiệm vụ của doanh nghiệp.
* Lao động tạm thời: Là những người làm việc theo các hợp đồng tạm
tuyển ngắn hạn để thực hiện các công việc tạm thời, theo thời vụ.
+ Căn cứ vào phạm vi hoạt động: chia ra 2 loại
* Công nhân viên sản xuất kinh doanh chính: Là số lượng lao động tham
gia vào các hoạt động chủ yếu của doanh nghiệp, mà kết quả của hoạt động này
chiếm tỷ trọng lớn trong kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
* Công nhân viên sản xuất kinh doanh khác: Là những người làm việc
trong các lĩnh vực sản xuất khác.
+ Căn cứ vào chức năng của người lao động trong quá trình sản xuất lao
động thuộc sản xuất kinh doanh chính của DN được phân thành các loại sau:
* Công nhân: Là người trực tiếp tác động vào đối tượng lao động để làm
ra sản phẩm hay là những người phục vụ trực tiếp cho quá trình sản xuất.
* Thợ học nghề: Là những người học tập kỹ thuật sản xuất sản phẩm dưới
sự hướng dẫn của công nhân lành nghề.
* Nhân viên kỹ thuật: Là những người đã tốt nghiệp ở các trường lớp kỹ

thuật từ trung cấp trở lên, đang làm công tác kỹ thuật và hưởng theo thang lương
kỹ thuật.
* Nhân viên quản lý kinh tế: Là những người đã tốt nghiệp ở các trường
lớp kinh tế, đang làm các công việc điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp như: Giám đốc, phó Giám đốc, nhân viên các phòng ban kinh tế.
* Nhân viên quản lý hành chính: Là những người đang làm cơng tác tổ
chức quản lý hành chính của doanh DN như nhân viên tổ chức, văn thư, lái xe…

7


Ngồi ra, người ta cịn tiến hành phân loại lao động theo một số tiêu thức
khác như: nghề nghiệp, giới tính, tuổi đời, thâm niên nghề, trình độ văn hóa, bậc
thợ…Nghiên cứu phân loại lao động của doanh nghiệp trước hết phục vụ cho
việc đánh giá, phân tích thực trạng đội ngũ lao động hiện có cuối kỳ báo cáo, tuỳ
theo mục đích nghiên cứu mà vận dụng theo các tiêu thức khác nhau (Lê Văn
Tâm, 2010).
- Lực lượng lao động
Theo Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), lực lượng lao động là tồn bộ
những người có khả năng tham gia lao động, bao gồm những người trong độ tuổi
quy định có khả năng lao động và những người ngồi độ tuổi lao động, nhưng
thực tế còn khả năng và đang tham gia lao động.
Theo Bộ luật Lao động nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã
được sửa đổi bổ sung, lực lượng lao động hay còn gọi là dân số hoạt động kinh tế
bao gồm tất cả những người từ 15 - 55 tuổi với nữ và 15 - 60 tuổi đối với nam có
việc làm và những người thất nghiệp đang trong thời gian quan sát.
Lao động của doanh nghiệp là toàn bộ số lao động do doanh nghiệp quản
lý, sử dụng và trả lương, trả công.
- Sử dụng lao động
Sử dụng lao động là quá trình sử dụng sức lao động để tạo ra sản phẩm

theo các mục tiêu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Để sử dụng có hiệu quả
nguồn lao động địi hỏi các doanh nghiệp, các tổ chức cần phải chính sách, kế
hoạch, định hướng cụ thể nhằm nâng cao chất lượng lao động và hiệu quả sử
dụng lao động.
Sử dụng lao động hiệu quả là kết quả của việc sử dụng lao động hợp lý, là
biết phát huy tất cả các mặt sở trường của người lao động. Quá trình sử dụng lao
động là yếu tố tích cực nhất trong q trình lao động, nó quyết định thời gian lao
động và năng suất lao động cao hay thấp, đồng thời quyết định sự tồn tại, phát
triển của doanh nghiệp, vì vậy doanh nghiệp phải có phương pháp sử dụng lao
động sao cho có hiệu quả nhất.
2.1.1.4. Khái niệm và đặc điểm KCN
a) Khái niệm
Định nghĩa ban đầu về KCN được nêu ra trong Quy chế KCN ban hành
kèm theo Nghị định số 192/CP ngày 28 tháng 12 năm 1994 của Chính Phủ: KCN

8


được hiểu là KCN tập trung do Chính Phủ quyết định thành lập, có ranh giới địa
lý xác định chuyên sản xuất công nghiệp thực hiện các dịch vụ hỗ trợ sản xuất
cơng nghiệp, khơng có dân cư sinh sống. Theo Luật Đầu tư (2005), KCN là khu
chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất cơng
nghiệp, có ranh giới địa lý xác định, được thành lập theo quy định của Chính phủ.
b) Đặc điểm
- Về mặt pháp lý: Các KCN là phần lãnh thổ của nước sở tại, các doanh
nghiệp hoạt động trong các KCN của Việt Nam chịu sự điều chỉnh của pháp luật
Việt Nam như: Luật đầu tư nước ngoài, luật lao động, quy chế về KCN và KCX.
- Về mặt kinh tế: KCN là nơi tập chung nguồn lực để phát triển công
nghiệp, các nguồn lực của nước sở tại, của nhà đầu tư trong và ngoài nước tập
chung vào một khu vực địa lý xác định, các nguồn lực này đóng góp vào phát

triển cơ cấu, những ngành mới được sở tại ưu tiên, cho phép đầu tư. Bên cạch đó,
thủ tục hành chính đơn giản, có các ưu đãi về tài chính, an ninh, an tồn xã hội
tốt tại đây thuận lợi cho việc sản xuất, kinh doanh hàng hóa hơn các khu vực
khách. Mục tiêu của nước sở tại khi xây dựng KCN là thu hút vốn đầu tư với quy
mô lớn, thúc đẩy xuất khẩu tạo việc làm, phát triển cơ sở hạ tầng, chuyển giao
công nghệ kiểm sốt ơ nhiễm mơi trường.
2.1.2. Vai trị của quản lý Nhà nước về lao động trong khu công nghiệp
Trong nền kinh tế thị trường, mặc dù sự can thiệp trực tiếp của Nhà nước
ngày càng giảm và không thể thay thế thị trường nhưng Nhà nước có thể hồn
thiện các hoạt động thị trường và vai trị ngày càng tăng lên, trong đó có quản lý
Nhà nước về lao động trong các doanh nghiệp và thị trường lao động. Trước tiên,
Nhà nước là người thiết lập pháp luật để quản lý Nhà nước, trong đó đặc biệt là
các tiêu chuẩn lao động. Ngồi ra, Nhà nước cũng đóng vai trò là một chủ thể sử
dụng lao động lớn và là một trọng tài quyền lực, là người hỗ trợ người lao động
và doanh nghiệp. Đặc biệt, Nhà nước có tư cách quan trọng là một chủ thể của cơ
chế ba bên (Vũ Minh Tiến, 2011).
2.1.3. Mục đích của quản lý lao động trong khu công nghiệp
Nhà nước thực hiện việc QLLĐ trong nền kinh tế thị trường trước hết là
để bảo vệ các bên tham gia quan hệ lao động (QHLĐ), bảo đảm quyền tự do của
các bên tham gia QHLĐ, phát hiện, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật các
bên tham gia QHLĐ. Mục đích việc QLLĐ của Nhà nước thể hiện sự điều hành

9


cả ở tầm vĩ mô và vi mô đối với quá trình QLLĐ, tổ chức thanh tra, kiểm tra việc
thi hành chính sách, pháp luật lao động và giải quyết các vấn đề phát sinh trong
quá trình lao động. QLNN về lao động có tác động trực tiếp đến mọi mặt của đời
sống xã hội, đặc biệt là các chính sách của Nhà nước đối với xã hội. Trong các
giai đoạn phát triển khác nhau, Nhà nước buộc phải giải quyết hài hòa giữa mục

tiêu tăng trưởng kinh tế với giải quyết các vấn đề xã hội, do vậy, phải coi trọng
chính sách xã hội là động lực để phát triển kinh tế, nhưng đồng thời lại phải coi
phát triển kinh tế là cơ sở và tiền đề để thực hiện các chính sách xã hội. Việc đưa
ra các bảo đảm cho người lao động, nhất là về chính sách xã hội là điều hết sức
cần thiết, nhưng phải cân nhắc mức độ phù hợp theo từng thời kỳ để nâng dần
từng bước, có tính đến các khả năng kinh tế chung của đất nước và khả năng chi
trả của NSDLĐ, cần xét tới phạm vi, biện pháp và bước đi nếu khơng sẽ có thể
gây thiệt hại cho chính bản thân người lao động, trước hết là về việc làm, sau là
khơng đạt được mục tiêu của chính sách, không bảo vệ được người lao động
trong thực tế (Đỗ Thanh Quang, 2011).
2.1.4. Nội dung quản lý Nhà nước về lao động trong các doanh nghiệp KCN
Theo điều 235, Bộ Luật Lao động năm 2012 thì quản lý Nhà nước về lao
động trong một KCN cụ thể bao gồm 5 nội dung cơ bản như sau:
2.1.4.1. Ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về lao động
Việc ban hành kịp thời, phù hợp và thường xuyên tuyên truyền pháp luật
lao động sẽ làm thay đổi cơ bản nhận thức của người lao động và người sử dụng
lao động trong việc tuyển dụng và thiết lập quan hệ lao động, thỏa ước lao động
tập thể, từng bước mở rộng và đảm bảo cho các bên thực hiện quyền thỏa thuận
của mình trên cơ sở pháp luật lao động. Việc đổi mới cơ chế hợp đồng lao động,
chế độ tiền lương, bảo hiểm xã hội đã tạo thành một hệ thống các cơ chế, chính
sách tương đối đồng bộ, tạo môi trường pháp lý lành mạnh, hỗ trợ mạnh mẽ cho
việc chuyển dịch nghề lao động giữa các đơn vị, các địa phương và khu vực. Bộ
luật lao động đã đổi mới căn bản chế độ quản lý lao động của Nhà nước ta: Nhà
nước quản lý lao động ở tầm vĩ mô thông qua một cơ chế chính sách, pháp luật,
kiểm tra, thanh tra nhưng khơng trực tiếp can thiệp vào quá trình quản lý sử dụng
lao động của doanh nghiệp. Chuyển từ cơ chế Nhà nước quy định mọi chế độ,
chính sách của người lao động sang cơ chế chỉ ban hành khung pháp luật tối đa,
hoặc tối thiểu làm căn cứ, chuẩn mực để các bên tự thỏa thuận, quyết định phù
hợp với điều kiện sản xuất kinh doanh của từng đơn vị (Viên Thế Giang, 2014).


10


Các quy định của pháp luật về chế độ đối với NLĐ gồm có: quy định về
tiền lương, tiền thưởng, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, chế độ BHYT,
BHXH... Công tác tuyên truyền, tổ chức được thực hiện qua:
- Tổ chức lớp tập huấn cho các KCN; bố trí đội ngũ giảng viên, báo cáo
viên tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật của Nhà nước đến DN và NLĐ.
Hỗ trợ về chuyên môn để DN tự tổ chức phổ biến, tuyên truyền các chế độ, chính
sách pháp luật lao động đến NLĐ trong DN.
- Hỗ trợ bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ DN làm việc trong lĩnh vực quản
trị nhân lực.
- Thường xuyên giám sát chặt chẽ quá trình thực hiện của DN, kịp thời
giải quyết những khó khăn, vướng mắc phát sinh (Viên Thế Giang, 2014).
2.1.4.2. Quy hoạch nguồn lao động cho các doanh nghiệp trong KCN
Quy hoạch nguồn lao động cho các doanh nghiệp trong KCN được thể
hiện trước hết ở công tác dự báo nhu cầu nhân lực.
Dự báo nhu cầu nhân lực là dự báo về cung – cầu lao động, độ chênh lệch
giữa cung – cầu lao động với các ngành kinh tế, các nghề làm việc và các nhóm
ngành đào tạo với các trình độ chun mơn khác nhau như: Sơ cấp nghề, công nhân
và trung cấp nghề, cao đẳng, đại học và trên đại học và dự báo chuyển dịch cơ cấu
nghề nghiệp, chuyển dịch cơ cấu ngành đào tạo theo các trình độ chun mơn.
Để có được thơng tin và dự báo nhu cầu nhân lực, cần vận dụng một số
phương pháp để tiếp cận nguồn nhân lực như sau:
Phương pháp thứ nhất: Dự báo nhu cầu nhân lực theo cách tiếp cận vĩ mô.
Phương pháp thứ hai: Dự báo nhu cầu nhân lực theo cách tiếp cận từ
doanh nghiệp.
Phương pháp thứ ba: Dự báo nhu cầu nhân lực theo cách tiếp cận từ
địa phương.
- Phân tích thực trạng nguồn nhân lực

Phân tích hiện trạng quản trị nguồn nhân lực nhằm xác định được các
điểm mạnh, điểm yếu, những khó khăn, thuận lợi của doanh nghiệp. Quản trị
nguồn nhân lực nhằm xác định được các điểm mạnh, điểm yếu, những khó khăn,
thuận lợi của doanh nghiệp. Quản trị nguồn nhân lực trong doanh nghiệp vừa có
tính chất hệ thống, vừa có tính chất q trình.

11


- Phân tích mức cung nội bộ
Việc phân tích mức cung nội bộ được xây dựng trên cơ sở những nguyên
tắc đơn giản:
+ Đầu tiên xác định xem hiện nay có bao nhiêu người trong mỗi cơng việc.
+ Tiếp đến, mỗi cơng việc ước tính sẽ có bao nhiêu người sẽ ở lại chỗ chỗ
cũ, bao nhiêu người sẽ chuyển sang công việc khác và bao nhiêu người sẽ rời bỏ
cơng việc của mình và tổ chức đó
- Xác định những quá trình phát triển dự kiến
Xác định những quá trình phát triển dự kiến là giai đoạn thứ ba trong quản
lý công việc, năng lực và nguồn nhân lực. Đây là cơng việc rất quan trọng bởi nó
quyết định tính thích đáng của hoạt động quản lý dự báo sau đó nếu các yếu tố
vận động mang tính quyết định khơng được xem xét kỹ càng, sự nhìn nhận về
tương lai và nhu cầu tương lai có nguy cơ sẽ bị lệch lạc.
Giai đoạn này bắt đầu bằng việc thống kê tất cả các yếu tố nội tại và ngoại
lai có khả năng làm biến đổi nhu cầu về nguồn nhân lực hoặc ảnh hưởng tới nội
dung công việc và năng lực mà cơng việc địi hỏi, thậm chí tạo ra những công
việc mới hoặc làm mất đi một số công việc cũ.
- Xác định nhu cầu tương lai về công việc, năng lực và nguồn nhân lực
Đây là giai đoạn phân tích các yếu tố và kế hoạch phát triển đã được xác
định để nghiên cứu tác động của chúng đối với công việc và nhu cầu biên chế, từ
đó cho phép chỉ rõ nội dung của các công việc trong tương lai, với những năng

lực mà những cơng việc này địi hỏi cũng như số lượng biên chế cần thiết cho
mỗi công việc.
Đây là giai đoạn phức tạp nhất trong các giai đoạn tạo nên kết cấu của
hoạt động quản lý dự báo công việc, năng lực và nguồn nhân lực. Việc thể hiện
một yếu tố phát triển thành nhu cầu tương lai về biên chế, về năng lực không
phải là điều đơn giản. Công việc này càng phức tạp hơn khi cần phải xem xét,
phối kết hợp một số yếu tố tác động qua lại, thậm chí triệt tiêu nhau.
- Phân tích sự chênh lệch giữa nhu cầu và nguồn lực tương lai
Việc phân tích sự chênh lệch giữa nhu cầu và nguồn lực tương lai là giai
đoạn dễ thực hiện nhất trong quản lý dự báo công việc, năng lực và nguồn nhân
lực. Giai đoạn này chỉ bao hàm việc đánh giá sự khác biệt về lượng và về chất

12


giữa kết quả dự báo về nguồn nhân lực và việc xác định nhu cầu tương lai đã
thực hiện trước đó. Về một phương diện nào đó, đây là giai đoạn tính tốn đơn
thuần, phân tích phần tồn dư giữa nhu cầu và nguồn lực.
- Đánh giá thực chất nguồn nhân lực của doanh nghiệp
Việc phân tích sẽ làm rõ thực trạng về nguồn nhân lực hiện có của doanh
nghiệp và mức độ sử đụng nó. Nó có ý nghĩa rất lớn cho ta hiểu hơn về nguồn
nhân lực hiện tại của doanh nghiệp và thơng qua đó làm cơ sở cho sự dự báo cả
về nhu cầu cũng như về nguồn cung cấp nhân lực trong tương lai. Để làm điều
này cần thu thập đầy đủ các thông tin sau đây:
+ Số lượng và chất lượng lao động của tồn doanh nghiệp cũng như ở
từng bộ phận phịng ban, tổ sản xuất
+ Số lượng nam, nữ và bậc thợ bình qn trong tồn doanh nghiệp cũng
như ở từng bộ phận của doanh nghiệp.
+ Tháp tuổi và thâm niên công tác của lực lượng lao động;
+ Tình hình sử dụng thời gian lao động của doanh nghiệp (số ngày làm

việc có hiệu quả trong năm, số ngày nghỉ ốm, hội họp, học tập, nghỉ phép, số giờ
lao động bình quân có hiệu quả trong ngày…);
+ Tình hình năng suất lao động bình qn của cơng nhân sản xuất, cơng
nhân viên sản xuất công nghiệp. Nhịp độ tăng năng suất lao động trong một số
năm gần đây;
+ Tình hình tuyển dụng, đề bạt, kỷ luật lao động trong một số năm qua;
+ Tình hình nghỉ hưu, ra đi, thay đổi, thuyên chuyển, tai nạn lao động
(chết người) trong một số năm gần đây;
+ Kết quả đánh giá nguồn nhân lực trong những năm đã qua…
Bước 3: Đưa ra quyết định tăng hoặc giảm nguồn nhân lực
Trên cơ sở phân tích nhu cầu nguồn nhân lực trong các kế hoạch dài hạn
và nguồn nhân lực sẵn có, doanh nghiệp sẽ đưa ra các chính sách và một số
chương trình, kế hoạch nguồn nhân lực nhằm giúp doanh nghiệp điều chỉnh,
thích nghi với các yêu cầu mới.
Bước 4: Thực hiện và đánh giá kế hoạch

13


×