Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

Nghiên cứu bệnh thối gốc rễ (phytophthora SP ) và bệnh đốm nâu (alternaria SP ) cây chanh leo tại một số tỉnh tây nguyên, miền trung và miền bắc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.06 MB, 95 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN XUÂN VÂN

NGHIÊN CỨU BỆNH THỐI GỐC RỄ (PHYTOPHTHORA SP.)
VÀ BỆNH ĐỐM NÂU (ALTERNARIA SP.) CÂY CHANH LEO
TẠI MỘT SỐ TỈNH TÂY NGUYÊN, MIỀN TRUNG
VÀ MIỀN BẮC

Chuyên ngành:

Bảo vệ thực vật

Mã số:

8620112

Người hướng dẫn khoa học:

TS. Nguyễn Đức Huy

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo
vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám
ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày



tháng

năm 2019

Tác giả luận văn

Nguyễn Xuân Vân

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi đã nhận được
sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè,
đồng nghiệp và gia đình.
Tơi xin gửi lời cảm ơn đặc biệt, sâu sắc nhất và lòng biết ơn chân thành đến TS.
Nguyễn Đức Huy, người đã tận tâm hướng dẫn, chỉ bảo trực tiếp và tạo mọi điều kiện,
giúp đỡ tôi trong suốt q trình thực hiện đề tài và hồn thành luận văn.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Bộ
môn Bệnh cây, Khoa Nông học - Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ
tơi trong q trình học tập, thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ công chức, viên chức Chi cục
Trồng trọt và Bảo vệ thực Hải Phòng đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt thời
gian tôi học tập và thực hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ viên chức Trung tâm Kiểm
dịch thực vật sau nhập khẩu đã giúp đỡ tôi trong suốt thời gian tôi thực hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè đã luôn động viên và tạo
mọi điều kiện giúp đỡ tơi trong suốt q trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp.
Hà Nội, ngày


tháng

năm 2019

Tác giả luận văn

Nguyễn Xuân Vân

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan ..................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii
Mục lục ........................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt ...................................................................................................... vi
Danh mục bảng ............................................................................................................... vii
Danh mục hình ............................................................................................................... viii
Danh mục đồ thị ............................................................................................................. viii
Trích yếu luận văn ............................................................................................................ x
Thesis abstract................................................................................................................. xii
Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................... 1

1.2.

Mục đích và yêu cầu của đề tài........................................................................... 2


1.2.1.

Mục đích ............................................................................................................. 2

1.2.2.

Yêu cầu ............................................................................................................... 3

Phần 2. Tổng quan tài liệu nghiên cứu ......................................................................... 4
2.1.

Tình hình nghiên cứu ngồi nước ....................................................................... 4

2.1.1.

Giới thiệu sơ lược về cây chanh leo ................................................................... 4

2.1.2.

Nghiên cứu về bệnh hại cây chanh leo ............................................................... 7

2.2.

Tình hình nghiên cứu trong nước ..................................................................... 16

2.2.1.

Bệnh đốm nâu do Alternaria ............................................................................ 16


2.2.2.

Bệnh do Phytophthora ...................................................................................... 18

2.2.3.

Nghiên cứu về các biện pháp sinh học trong phòng trừ Phytophthora ........... 19

Phần 3. Đối tượng, vật liệu, nội dung và phương pháp nghiên cứu ........................ 22
3.1.

Đối tượng, vật liệu, địa điểm và thời gian nghiên cứu ..................................... 22

3.1.1.

Đối tượng nghiên cứu ....................................................................................... 22

3.1.2.

Vật liệu và dụng cụ nghiên cứu ........................................................................ 22

3.1.3.

Địa điểm và thời gian nghiên cứu ..................................................................... 22

3.2.

Nội dung nghiên cứu ........................................................................................ 22

3.3.


Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 23

3.3.1.

Phương pháp điều tra mức độ và diễn biến bệnh ngoài đồng ruộng ................ 23

iii


3.3.2.

Phương pháp chẩn đoán bệnh ........................................................................... 23

3.3.3.

Phương pháp thu thập mẫu ............................................................................... 23

3.3.4.

Phương pháp nghiên cứu trong phịng thí nghiệm ........................................... 24

3.3.5.

Phương pháp phân lập Phytophthora sp. gây bệnh thối gốc rễ cây chanh leo ........ 25

3.3.6.

Xác định nấm gây bệnh tàn lụi bằng kĩ thuật PCR, giải trình tự vùng ITS
của nấm và phân tích trình tự ........................................................................... 26


3.3.7.

Nghiên cứu đặc điểm hình thái, sinh học của Phytophthora nicotinanae ........ 29

3.3.8.

Phương pháp kích thích sinh bọc bào tử........................................................... 30

3.3.9.

Phương pháp lây bệnh nhân tạo ........................................................................ 30

3.3.10. Phương pháp khảo sát hiệu lực của chế phẩm sinh học ................................... 31
3.3.11. Chỉ tiêu theo dõi, đánh giá và xử lý số liệu ...................................................... 32
Phần 4. Kết quả nghiên cứu ......................................................................................... 33
4.1.

Kết quả điều tra thành phần bệnh, hiện trạng và diễn biến bệnh thối gốc
rễ, đốm nâu lá chanh leo tại vùng Tây Nguyên, miền Trung và miền Bắc ...... 33

4.1.1.

Kết quả điều tra thành phần bệnh và diễn biến bệnh hại chanh leo tại
vùng Tây Nguyên ............................................................................................. 33

4.1.2.

Kết quả điều tra thành phần bệnh và diễn biến bệnh hại chanh leo tại các
tỉnh miền Bắc .................................................................................................... 36


4.2.

Diễn biến bệnh thối gốc rễ trên chanh leo tại Gia Lai và Sơn La..................... 38

4.2.1.

Tình hình bệnh thối gốc rễ trên chanh leo tại Gia Lai ...................................... 38

4.2.2.

Tình hình bệnh thối gốc rễ trên chanh leo tại Sơn La....................................... 39

4.2.3.

Tình hình bệnh đốm nâu lá chanh leo tại các tỉnh Tây Nguyên ....................... 40

4.3.

Kết quả phân thu thập và giám định Phytophthora sp. .................................... 41

4.3.1.

Kết quả thu thập mẫu bệnh ............................................................................... 41

4.3.2.

Kết quả xác định nấm gây bệnh bằng kỹ thuật PCR và giải trình tự gene
vùng ITS của nấm gây bệnh ............................................................................. 44


4.3.3.

Kết quả lây bệnh nhân tạo Phytophthora nicotianae gây bệnh trên chanh
leo trong điều kiện invitro ................................................................................ 44

4.4.

Nghiên cứu đặc điểm hình thái và sinh học của Phytophthora nicotianae ...... 46

4.4.1.

Nghiên cứu đặc điểm hình thái và sinh học của Phytophthora nicotianae ...... 46

4.4.2.

Nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ, pH và môi trường nuôi cấy đến sự
phát triển của Phytophthora nicotianae............................................................ 47

iv


4.5.

Thử nghiệm hiệu lực ức chế của nấm, vi khuẩn đối kháng và thuốc đến
sự phát triển của Phytophthora nicotianae ....................................................... 52

4.5.1.

Hiệu lực ức chế của vi khuẩn đối kháng Bacillus velezensis đến sự phát
triển của Phytophthora nicotianae ................................................................... 53


4.5.2.

Hiệu lực ức chế của nấm đối kháng Tricoderma asperellum đến sự phát
triển của Phytophthora nicotianae ................................................................... 55

4.5.3.

Thử nghiệm phòng trừ Phytophthora nicotianae bằng biện pháp hóa học ...... 58

4.5.4.

Thử nghiệm phòng chống Phytophthora nicotianae gây bệnh thối gốc rễ
chanh leo ........................................................................................................... 59

4.5.5.

Hiệu lực ức chế của sản phẩm KR833 chiết tách từ xạ khuẩn
Streptomyces đến sự phát triển của Phytophthora nicotianae .......................... 61

Phần 5. Kết luận và kiến nghị ...................................................................................... 63
5.1.

Kết luận............................................................................................................. 63

5.2.

Kiến nghị .......................................................................................................... 64

Tài liệu tham khảo .......................................................................................................... 65

Phụ lục .......................................................................................................................... 71

v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Anh

Nghĩa tiếng Việt

BVTV

Plant ptotection

Bảo vệ thực vật

DNA

Deoxyribonucleic acid

Axit deoxyribonucleic

HCN

xianhidric acid

axit xianhiđric


IAA

Indole - 3 - axetic acid

Axit Indole - 3 – axetic

ITS

Internal transcribed spacer

Vùng sao chép nội bộ

PCA

Potato carot agar

Môi trường thạch - khoai tây - cà rốt

PDA

Potato dextrose agar

Môi trường thạch – khoai tây
- đường dextrose

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 4.1.


Tình hình bệnh hại chanh leo tại các tỉnh Tây Nguyên ............................. 33

Bảng 4.2.

Tình hình bệnh hại chanh leo tại các tỉnh miền Bắc .................................. 36

Bảng 4.3.

Tỷ lệ bệnh thối gốc rễ tại Gia Lai, Tây Nguyên ........................................ 38

Bảng 4.4.

Tỷ lệ bệnh thối gốc rễ tại Sơn La .............................................................. 39

Bảng 4.5.

Tình hình bệnh đốm nâu cây chanh leo tại một số tỉnh Tây Nguyên ........ 40

Bảng 4.6.

Tình hình bệnh đốm nâu cây chanh leo tại một số tỉnh miền Trung và
miền Bắc .................................................................................................... 41

Bảng 4.7.

Kết quả thu thập và phân lập Phytophthora sp. từ một số mẫu tại Tây
Nguyên và các tỉnh miền Bắc .................................................................... 42

Bảng 4.8.


Kết quả xác định mẫu Phytophthora sp. gây bệnh thối gốc rễ chanh
leo tại Gia Lai bằng giải trình tự và tìm kiếm các chuỗi gần gũi trên
ngân hàng gene (GenBank) ....................................................................... 44

Bảng 4.9.

Kết quả lây nhiễm bệnh nhân tạo Phytophthora nicotiana trên cây
chanh leo .................................................................................................... 45

Bảng 4.10. Đặc điểm hình thái Phytophthora nicotiana trên môi trường PDA. ......... 46
Bảng 4.11. Ảnh hưởng của nhiệt độ sự phát triển của Phytophthora nicotianae. ....... 48
Bảng 4.12. Ảnh hưởng của pH môi trường nuôi cấy đến sự phát triển của
Phytophthora nicotianae (sử dụng môi trường PDA) ............................... 49
Bảng 4.13. Ảnh hưởng của môi trường nuôi cấy đến sự phát triển của
Phytophthora nicotianae ........................................................................... 51
Bảng 4.14. Hiệu lực ức chế của vi khuẩn đối kháng Bacillus velezensis đến sự
phát triển của Phytophthora nicotianae..................................................... 53
Bảng 4.15. Hiệu lực ức chế của nấm đối kháng Trichoderma asperellum đến sự
phát triển của Phytophthora nicotianae..................................................... 56
Bảng 4.16. Khảo sát hiệu lực ức chế Phytophthora nicotiana của 3 loại thuốc:
Aliette 800WG, Ridomil Gold 68 WG, Anvil 5SC ................................... 58
Bảng 4.17. Kết quả thử nghiệm phòng chống Phytophthora nicotianae gây bệnh
thối gốc rễ chanh leo .................................................................................. 60
Bảng 4.18. Thử nghiệm hiệu lực ức chế của sản phẩm KR833 chiết tách từ xạ
khuẩn Streptomyces đối với Phytophthora nicotianae trên môi
trường PDA ............................................................................................... 61

vii



DANH MỤC HÌNH
Hình 4.1. Một số hình ảnh bệnh hại chanh leo tại Tây Nguyên .................................. 34
Hình 4.2. Một số triệu chứng bệnh hại chanh leo tại Sơn La và Cao Bằng ................. 37
Hình 4.3. Mẫu Phytophthora sp. phân lập từ đất phần gốc rễ bị thối của cây
chanh leo tại La Gra - Gia Lai (a, d), Cư M’gar - Đắk Lắk (b) và Ngọc
Hồi - Kon Tum (c) ....................................................................................... 43
Hình 4.4. Thí nghiệm lây Phytophthora nicotiana trên cây chanh leo ........................ 45
Hình 4.5. Tản và bọc bào tử của Phytophthora nicotiana ........................................... 47
Hình 4.6. Hiệu lực ức chế của vi khuẩn đối kháng B. velezensis đến sự phát triển
của P. nicotianae .......................................................................................... 54
Hình 4.7. Thí nghiệm hiệu lực ức chế của nấm đối kháng Trichoderma
asperellum đối với Phytophthora nicotiana. a) T cấy trước P 24 giờ,
T và P cấy cùng thời điểm và c) T cấy sau P. .............................................. 56

viii


DANH MỤC ĐỒ THỊ
Đồ thị 4.1.

Diễn biến của bệnh thối gốc rễ chanh leo tại Gia Lai................................ 39

Đồ thị 4.2.

Ảnh hưởng của nhiệt độ đến sự phát triển của Phytophthora
nicotianae trên môi trường PDA ............................................................... 48

Đồ thị 4.3.


Ảnh hưởng của độ pH đến sự phát triển của Phytophthora nicotianae
trên môi trường PDA ................................................................................. 50

Đồ thị 4.4.

Ảnh hưởng của môi trường đến sự phát triển của Phytophthora
nicotianae .................................................................................................. 51

Đồ thị 4.5.

Hiệu lực ức chế của vi khuẩn đối kháng B. velezensis đến sự phát
triển của P. nicotianae ............................................................................... 55

Đồ thị 4.6.

Hiệu lực của nấm đối kháng Trichoderma asperellum đối với
Phytophthora nicotianae ........................................................................... 57

Đồ thị 4.7.

Hiệu lực ức chế của một số thuốc bảo vệ thực vật đối với
Phytophthora nicotianae ........................................................................... 59

Đồ thị 4.8.

Hiệu lực phòng chống của một số phẩm sinh học đối với
Phytophthora nicotianae ........................................................................... 60

ix



TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Nguyễn Xuân Vân
Tên Luận văn: “Nghiên cứu bệnh thối gốc rễ (Phytophthora sp.) và bệnh đốm nâu
(Alternaria sp.) cây chanh leo tại một số tỉnh Tây Nguyên, Miền Trung và Miền Bắc”.
Ngành: Bảo vệ thực vật

Mã số: 8620112

Tên cơ sở đào tạo: Học Viện Nơng Nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu
Điều tra hiện trạng bệnh hại chanh leo, bệnh thối gốc rễ và bệnh đốm nâu hại
cây chanh leo tại một số tỉnh Tây Nguyên, Miền Trung và Miền Bắc Việt Nam. Nghiên
cứu đặc điểm sinh học và thử nghiệm phòng trừ bệnh thối gốc rễ bằng sinh học.
Phương pháp nghiên cứu
Điều tra thành phần, mức độ phổ biến, diễn biến bệnh trên ruộng theo phương
pháp điều tra theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phương pháp điều tra phát hiện dịch
hại cây trồng QCVN 01-38:2010/BNNPTNT.
Phân lập nấm gây bệnh bằng kỹ thuật phân lập đơn bào tử trên môi trường WA.
DNA của nấm được chiết theo phương pháp CTAB. Sử dụng nguồn nấm thuần để quan
sát các đặc điểm như sự phát triển của nấm, màu sắc tản nấm, hình thái của sợi nấm,
bọc bào tử và du động bào tử trên kính hiển vi.
Nghiên cứu về đặc điểm sinh học của nấm được thực hiện trong điều kiện in
vitro như ảnh hưởng của môi trường nuôi cấy, nhiệt độ và pH đến sự phát triển của nấm
gây bệnh. Ba loại thuốc bảo vệ thực vật Anvil 5SC, Aliete 800WG, Ridomil Gold
68WG, một nấm đối kháng (Trichoderma asperellum, một vi khuẩn đối kháng (Bacillus
velezensis) và một sản phẩm xạ khuẩn Streptomyces nhập từ Hàn Quốc đã được sử dụng
để khảo sát hiệu lực ức chế đối với Phytophthora.
Kết quả chính và kết luận
1. Trong thời gian từ tháng 8/2018 đến tháng 7/2019 chúng tơi đã xác định được

4 lồi bệnh hại chanh leo tại vùng Tây Nguyên. Trong đó ghẻ quả và thối gốc rễ là hai
bệnh tần xuất bắt gặp từ 11 - 50%. Tại các tỉnh phía Bắc chúng tơi phát hiện 5 loại bệnh
hại. Trong đó bệnh thối gốc rễ có tần xuất bắt gặp từ 5 - 10%. Đây là những loại bệnh
gây thiệt hại lớn đến năng xuất, chất lượng và mẫu mã quả.
2. Bệnh thối gốc rễ chanh leo chủ yếu phát sinh, phát triển trong điều kiện thời
tiết nóng ẩm. Bệnh phát triển nhanh nhất trong giai đoạn từ tháng 7 đến tháng 9, khi
điều kiện nhiệt độ 28 -30°C, trời có mưa rào. Vào mùa khô ở Tây Nguyên và mùa Đông

x


lạnh ở miền Bắc bệnh gần như không phát triển.
3. Đã thu thập và làm thuần được 7 mẫu Phytophthora gây bệnh thối gốc rễ hại
chanh leo từ 6 địa điểm điều tra. Các mẫu được phân lập và làm thuần bằng phương
pháp cấy đơn bào tử.
4. Đã xác định được nấm gây bệnh thối gốc rễ hại chanh leo là Phytophthora
nicotianae dựa vào đặc điểm hình thái và trình tự vùng ITS của 1 mẫu nấm đã thu thập
tại Gia Lai.
5. Đặc điểm hình thái của Phytophthora nicotianae: Tản phát triển theo kiểu
hình bơng hoa, màu trắng, bơng xốp, sợi phân nhánh kiểu san hơ, khơng có vách ngăn,
khơng màu, đơn bào, bọc bào tử có hình quả chanh n và hình trứng, trên đầu có núm
hoặc khơng có núm, khơng màu, trong suốt, du động bào tử có hình cầu hoặc hình thận,
chúng di chuyển rất nhanh sau khi được giải phóng.
6. Phytophthora nicotianae có khả năng phát triển trên cả 04 loại mơi trường,
đều có sợi nấm màu trắng hơi xốp. Tuy nhiên hình thái tản nấm và tốc độ phát triển trên
từng loại môi trường là khác nhau. Môi trường V8 là môi trường Phytophthora
nicotianae phát triển nhanh nhất, nhưng không đặc trưng.
7. Phytophthora nicotianae phát triển tốt ở nhiệt độ 25 - 30°C, pH 6-8. Trong
đó, ở nhiệt độ 25°C, pH 6-8, nấm phát triển thuận lợi nhất.
8. Vi khuẩn Bacillus velezensis cho hiệu lực khá tốt trong phòng trừ Phytopthora

nicotianae. Hiệu lực phòng trừ của vi khuẩn Bacillus velezensis đối với Phytopthora
nicotianae đạt 73,2% ở 6 ngày sau khi cấy 2 vạch vi khuẩn Bacillus velezensis đồng
thời với Phytopthora nicotianae.
9. Khảo sát hiệu lực phòng trừ Phytopthora nicotianae của chế phẩm nấm
Tricoderma asperellum cho thấy: Tricoderma asperellum cho hiệu quả phòng trừ cao
đạt 73,6% khi được cấy trước Tricoderma asperellum. Vì vậy, khi xử lý nấm đối kháng
khi bệnh chưa xuất hiện cho hiệu quả cao hơn so với xử lý khi bệnh đã xuất hiện.
10. Ở nồng độ 0,01% thuốc Ridomil Gold 68 WG là loại thuốc có hiệu lực ức
chế Phytophthora nicotianae, cao nhất trong 4 loại thuốc được thí nghiệm, sau 7 ngày
xử lý hiệu lực đạt 100%. Tuy nhiên cần tuân thủ nguyên tắc 4 đúng trong sử dụng thuốc
bảo vệ thực vật để tạo ra các sản phẩm an toàn.

xi


THESIS ABSTRACT
Tên tác giả: Nguyen Xuan Van
Thesis title: “Study on root rot (Phytophthora sp.) and brown spot (Alternaria sp.)
diseases of passion fruit in Highlands, Central and Northern provinces”.
Major: Plant Protection

Code: 8620112

Name of training institution: Vietnam National University of Agriculture
Research purposes
Field surveys of current status of passion fruit diseases, especially root rot and
brown spot diseases in some provinces in Highland, Centre and North of Vietnam.
Studies on morphological and molecular identification of the main pathogen caused root
rot disease. Evaluate the antagonistic activity of Trichoderma, Bacillus and extraction of
Seteptomyces against the growth of mainn pathogen in vitro.

Research Methods
Field surveys of disease incidence were carried out in Highland, Centre and
Northern provinces followed standard method of QCVN 01-38: 2010/BNNPTNT.
Pathogen caused root rot disease was isolated from infected soil by rose trap and from
infected fruits using WA culture. Total DNAs of one isolate from Gia Lai was extracted
using CTAB method. PCR was performed using primers ITS4 and ITS5 to multiply the
ITS region of the fungus. PCR products were purified and sequenced. Furthermore,
mophological characteristics of the pathogen was observed using several culture media.
Biological characteristics of the pathogen such as temperature, pH were studies. Three
fungicides including Anvil 5SC, Aliete 800WG, Ridomil Gold 68WG, an antagonist
fungus (Trichoderma asperellum), an antagonistic bacterium (Bacillus velezensis) and
an antibacterial product named H216 extracted from Streptomyces were used to test
their inhibitor against pathogen in vitro.
Conclusions
From August 2018 to July 2019, we have isolated seven Phytophthora
samples collected from Hingland, Centre and Northern provinces. Based ITS sequences,
the pathogen caused root rot was identified as Phytophthora nicotiana. Root rot disease
occured mostly in rainny season. The disease developed fastest in the period from July
to September, when the temperature is 28 -30°C and a lot of rain. In the dry season in
the Highland and winter in the North, the disease is almost not occurred. Phytophthora
nicotianae grows well at temperatures from 25 to 30°C, pH 6-8. In particular, at a

xii


temperature of 25°C, pH 6-8, is best condition for growing. Bacillus velezensis gave
good inhibitor grow of Phytopthora nicotianae up to 73.2% after six days of inoculation.
Siminar to B. velezensis, Tricoderma asperellum also showed high inhibitor against
Phytopthora nicotianae up to 73.6% when Tricoderma asperellum was cultured 24 hour
earlier than Phytopthora nicotianae. The results of applying some fungicides to inhibit

growth of Phytopthora nicotianae in vitro showed that Aliette 80WWG and Ridomil
Gold 68 WG are the best fungicide to inhibite growth of Phytopthora nicotianae in vitro.

xiii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Chanh leo (Passiflora edulis) là loại cây trồng có giá trị kinh tế cao. Hầu như
tất cả các bộ phận của chanh leo đều có giá trị phục vụ con người. Đầu thế kỷ 17, ở
Châu Âu, hoa chanh leo đã được sử dụng để trang trí, lá và rễ chanh leo được sử
dụng như một loại trà có đặc tính chữa bệnh, đặc biệt quả chanh leo là bộ phận có
giá trị sản phẩm về kinh tế rất cao. Quả chanh leo có nhiều thành phần dinh dưỡng,
được sử dụng làm nguyên liệu chế biến ra các loại nước giải khát có hương vị đặc
biệt, thực phẩm, thuốc chữa bệnh rất có lợi cho sức khỏe con người. Từ đặc tính cây
chanh leo cũng như nhu cầu của thị trường ngày càng tăng nên loài cây này đã được
phát triển ở nhiều địa phương trong cả nước, đem lại thu nhập cao.
Tại Việt Nam, loài chanh leo được trồng phổ biến là chanh leo tím
(Passiflora edulis), mặc dù mới du nhập nhưng cây chanh leo đã có sức hấp dẫn
rất lớn nhờ hương vị thơn ngon đặc biệt, theo Đông y các hợp chất trong chanh
leo có tính hàn, bổ dưỡng cho tim mạch, lưu thơng khí huyết, hạ thân nhiệt... Từ
các đặc tính trên mà ngày càng có nhiều sản phẩm được chế biến từ lồi quả này,
chính vì vậy chanh leo ngày càng được chú ý khai thác và nhân rộng, hướng tới
canh tác trên quy mô lớn và đem lại lợi ích kinh tế lớn hơn cho nông dân.
Theo Cục Bảo vệ thực vật, đến tháng 7 năm 2016, diện tích trồng chanh leo
của cả nước là hơn 4.000ha, trong đó các tỉnh như Gia Lai: 1.323ha, Nghệ An:
900ha, Lâm Đồng: 656ha, Sơn La: 487 ha và nhiều tỉnh khác trên cả nước.
Hiện nay, chanh leo được xem là cây xóa đói, giảm nghèo cho vùng núi, vùng
sản xuất các cây công nghiệp lâu năm đang trong tình trạng gặp nhiều khó khăn.
Theo số liệu thống kê sơ bộ của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thơn tỉnh Đăk

Nơng, đến cuối tháng 6/2014, tổng diện tích trồng chanh leo trên địa bàn tỉnh
khoảng 621 ha, chủ yếu được trồng ở vùng phía Nam của tỉnh. Hiện nay, có khoảng
70% diện tích chanh leo bị nhiễm bệnh bã trầu, thối cổ rễ và nhiễm virus rất khó
chữa trị và phục hồi có khả năng chết tồn bộ vườn gây thiệt hại kinh tế nặng nề cho
người trồng. Theo quyết định về việc phê duyệt quy hoạch phát triển vùng chanh leo
nguyên liệu huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An (2013) được quy hoạch phát triển
vùng sản xuất chanh leo nguyên liệu với mục tiêu đạt quy mô diện tích vùng ngun
liệu định hình khoảng 900 ha, năng xuất bình quân chanh leo: 450-500 tạ/ha/năm,

1


tổng sản lượng chanh leo định hình: 45.000 tấn/năm,… Vào tháng 3/2014, sở Khoa
học và Công nghệ tỉnh Nghệ An đã kiểm tra tiến độ và kết quả triển khai thực hiện
đề tài nghiên cứu biện pháp kỹ thuật sản xuất giống chanh leo tạo vùng nguyên liệu
cho công nghiệp chế biến tại Nghệ An. Đề tài được triển khai thực hiện trong 36
tháng và bắt đầu từ tháng 10/2012. Sau hơn 1 năm thực hiện điều tra và đánh giá các
giống chanh leo được trồng tại địa phương, kết quả đã chọn được giống chanh leo
Đài Loan quả tím. Đây là giống phù hợp nhất với điều kiện khí hậu, đất đai của
vùng đồi núi các tỉnh Tây Bắc, Nghệ An và tiến hành xây dựng mơ hình vườn ươm
nhân giống với 7.000 bầu giâm hom tại xã Tri Lễ, huyện Quế Phong. Bắt đầu từ
năm 2014, huyện Vị Xuyên tỉnh Hà Giang thực hiện đề án đưa cây chanh leo vào
trồng sản xuất và đã thực hiện trồng 50 ha chanh leo ở 4 xã Trung Thành (20ha),
Ngọc Linh (10ha), Bạch Ngọc (15ha), Linh Hồ (5ha) (Phương Nguyên, 2014). Tại
vùng núi Hướng Hóa (Quảng Trị), trồng chanh leo là một mơ hình mới cho hiệu quả
kinh tế cao. Với điều kiện về đất đai và tiểu vùng khí hậu đặc biệt thuận lợi, cây
chanh leo được trồng thử nghiệm ở xã Hướng Lộc đã mở ra một hướng đi mới cho
người nông dân nơi đây, nhất là đồng bào dân tộc ít người (Võ Thái Hịa, 2013).
Mặc dù hiện nay chanh leo vẫn là loại cây trồng khảo nghiệm và chưa
được Bộ Nông nghiệp cho phép trồng rộng rãi; nhưng trước lợi nhuận kinh tế rất

cao từ việc sản xuất chanh leo mang lại mà người dân đã ồ ạt trồng và bất chấp
tất cả những rủi ro có thể xảy ra. Đây là một trong số những nguyên nhân chính
chính làm gia tăng dịch hại trên cây chanh leo. Đặc biệt là bệnh bệnh thối rễ do
Phytophthora sp. là loài dịch hại nguy hiểm và cũng là một trong số các bệnh
quan trọng nhất gây thiệt hại sản suất rất lớn. Nhiều diện tích trồng chanh leo tại
các tỉnh như Sơn La, Nghệ An, Gia Lai đã phải chuyển sang trồng ngô hoặc các
loại cây trồng khác do nhiễm bệnh thối gốc rễ. Xuất phát từ những vấn đề cấp
thiết nêu trên, để góp phần vào việc phịng trừ bệnh do nấm hại chanh leo an
tồn, hiệu quả, nâng cao năng suất và phẩm chất chanh leo, dưới sự hướng dẫn
của Tiến sĩ Nguyễn Đức Huy, chúng tôi xin tiến hành nghiên cứu “Nghiên cứu
bệnh thối gốc rễ (Phytophthora sp.) và bệnh đốm nâu (Alternaria sp.) cây
chanh leo tại một số tỉnh Tây Nguyên, miền Trung và miền Bắc”.
1.2. MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU CỦA ĐỀ TÀI
1.2.1. Mục đích
Điều tra hiện trạng bệnh hại chanh leo, diễn biến bệnh thối gốc rễ và bệnh

2


đốm nâu chanh leo tại một số tỉnh Tây Nguyên, miền Trung và miền Bắc của
Việt Nam. Phân lập, nghiên cứu đặc điểm hình thái, sinh học và thử nghiệm hiệu
lực ức chế tác nhân gây bệnh trong điều kiện in vitro và phòng trừ bệnh trong
điều kiện in vivo.
1.2.2. Yêu cầu
- Điều tra hiện trạng và mức độ bệnh hại trên chanh leo tại một số tỉnh Tây
Nguyên, miền Trung và miền Bắc.
- Điều tra diễn biến bệnh thối gốc rễ và bệnh đốm nâu hại cây chanh leo tại
một số tỉnh trồng chanh leo ở Tây Nguyên, miền Trung và miền Bắc.
- Phân lập, xác định và nghiên cứu đặc điểm hình thái, sinh học của tác
nhân gây bệnh thối gốc rễ cây chanh leo.

- Thử nghiệm hiệu lực ức chế của nấm đối kháng Trichoderma và vi khuẩn
đối kháng Bacillus đối với tác nhân gây bệnh thối gốc rễ trong điều kiện in vitro.
- Thử nghiệm hiệu lực phòng chống bệnh thối gốc rễ chanh leo do
Phytophthora sp. bằng chế phẩm sinh học có nguồn gốc từ Trichoderma và
Bacillus trong điều kiện in vivo và đồng ruộng.

3


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
2.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU NGOÀI NƯỚC
2.1.1. Giới thiệu sơ lược về cây chanh leo
2.1.1.1. Nguồn gốc
Chanh leo cịn có tên gọi khác là lạc tiên, chùm bao, chanh dây, mát mát,
dây mát, mê ly. Tên khoa học là: Passiflora edulis, tên tiếng Anh là: Passion
Fruit, thuộc họ Passifloraceae, bộ Violales. Chi Passiflora hiện có khoảng 500
lồi và 12 giống, trong đó có khoảng 50 - 60 loài cho quả ăn được nhưng chỉ một
vài lồi ngon và một số ít có ý nghĩa thu quả. Chanh leo là loại cây lâu năm, dây
leo và thuộc loại cây rừng. Chanh leo có nguồn gốc từ miền Nam Brazil, sau đó
được mang sang Úc và Châu Âu từ thế kỷ XIX (CABI, 2007). Nhà nghiên cứu
nông học Chandler (1967) cho biết: Chi Passiflora chỉ có 1 lồi duy nhất
Passiflora edulis nguồn gốc từ Brazil là lồi có giá trị sử dụng trong lĩnh vực chế
biến thực phẩm và nuớc giải khát. Còn lại các loài khác được trồng dưới dạng cây
cảnh hoặc vườn thực vật ở một số nước vùng Trung Mỹ. Quả của một số lồi
khác cũng được trồng với mục đích lấy hương liệu hoặc làm cảnh nhu
P. mollissima hoặc để ăn quả.
Theo Morton (1987) thì giống chanh leo vỏ tím có nguồn gốc từ các vùng
nam Brazil kéo dài tới Paraguay và bắc Argentiana, trong khi đó giống vỏ vàng
được phát hiện lần đầu tiên ở vùng Amazon của Brazil, sau đó được đem trồng
nhiều trong các vườn nhà, trang trại.

Giữa thế kỷ 19 chanh leo được phân bố rộng rãi và trở thành một loại cây
ăn quả quan trọng, các nước xuất khẩu chanh leo có thể được chia làm 2 nhóm:
những nước xuất khẩu chanh leo tím (Kenya, Nam Phi, Zambia) và những nước
xuất khẩu loại màu vàng (Brazil, Ecuador, Venezuela, Colombia, Peru). Kenya là
nước lâu đời nhất với quả chanh leo tím được xuất khẩu sang châu Âu từ những năm
1988 đã trở thành nhà cung cấp chính, trong năm 1990, nước này đã xuất khẩu 368
tấn chanh leo, trong đó 90% đến châu Âu. Ở Colombia vào năm 1991 trồng 5.000
ha, sản lượng sản xuất vào năm 1992 là 100.000 tấn giới tăng gấp đôi trong năm
1991, trong đó 70% sản lượng sử dụng cho ngành cơng nghiệp nước hoa quả. Chanh
leo được coi là cây trồng quan trọng nhất tại Kenya (Kahinga et al., 2006).

4


2.1.1.2. Vị trí phân loại ( CABI, 2007)
Giới (Kingdom): Viridiplantae
Ngành (Phylum): Spermatophyta
Ngành phụ (Subphylum): Angiospermae
Lớp (Class): Dicotyledonae
Bộ (Order): Violales
Họ (Family): Passifloraceae
Tên khoa học: Passiflora edulis Sims
Tên khoa học khác:
Passiflora edulis f. edulis
Passiflora edulis f. flavicarpa
Tên tiếng anh:
Passionfruit
Purple granadilla
2.1.1.3. Đặc điểm thực vật học
Cây chanh leo sinh trưởng, phát triển tốt trong điều kiện nhiệt độ từ 18 30°C, độ ẩm khơng khí trung bình 75 - 80%, trong đó tốt nhất là các vùng có khí

hậu ơn hồ, mát mẻ quanh năm, nhiệt độ trung bình 18 - 22°C. Chanh leo địi hỏi
khí hậu ấm và ẩm, lựợng mưa trung bình từ 1.600 mm trở lên, phân bố đều, đặc
biệt trong thời kỳ ra hoa ít mưa bão. Chanh leo là loại cây leo, thân gỗ, lâu năm,
lá màu xanh và có màu hơi đỏ hoặc hơi hồng; lá xẻ ba thùy, rìa lá mịn, hình tim.
Hoa đơn tính, mọc từ nách lá. Mỗi hoa mang 5 nhị đực với 5 chỉ dính với nhau
thành ống ở đáy và tách rời ở phần mang bao phấn. Hoa của giống chanh leo quả
màu tím nở vào buổi sáng sớm, thường là lúc bình minh và đóng vào buổi trưa;
hoa của giống chanh leo màu vàng nở vào buổi trưa và đóng vào khoảng 9 - 10
giờ đêm. Hai giống chanh leo quả màu tím và màu vàng khơng có khả năng thụ
phấn chéo (Akamine et al., 1974).
2.1.1.4. Giá trị dinh dưỡng
Theo Đơng y, "nạc" quả chanh leo có vị chua, ngọt, tính mát, tác dụng thanh
nhiệt, giải khát, làm tăng hưng phấn, tăng cường khí lực và bổ dưỡng. Ruột chanh
leo (áo hạt) có tác dụng sinh tân, giải khát, khai vị, lợi tiểu, khử nóng, sát trùng. Các

5


kết quả nghiên cứu đã chứng minh rằng: Những người bị bệnh cao huyết áp và mạch
vành uống nước chanh leo có tác dụng cải thiện tình trạng bệnh nhờ axit citric kết
hợp với canxi làm hỗn giải tình trạng máu bị đơng do tích tụ tiểu cầu. Chanh leo
cịn có tác dụng giải cảm, hạ huyết áp, giảm béo, khỏi đau, gia tăng sự tuần hoàn của
máu. Trong Tây y, quả chanh leo tươi giàu beta carotene, kali, và chất xơ. Nước
ép quả chanh leo là một nguồn tốt để cung cấp acid ascorbic (vitamin C), và tốt
cho những người có bệnh huyết áp cao. Một số nghiên cứu cho thấy rằng quả
chanh leo có vỏ màu tím có thể giúp kiểm soát các triệu chứng hen suyễn. Trong
vỏ quả chanh leo tươi và chín có chứa chất Lycopene. Quả chanh leo cũng rất
giàu vitamin A (cung cấp khoảng 1.274 IU mỗi 100 g), và chất chống oxy hóa
flavonoid như ß-carotene và cryptoxanthin-ß. Chanh leo cũng rất giàu kali, 100 g
bột trái cây có khoảng 348 mg kali. Quả chanh leo rất giàu các khoáng chất như

sắt, đồng, magiê và phốt pho, canxi,... giàu formic, butyric, linoleic, linolenic,
malic, myristic, acid oleic và palmitic như các hợp chất asphenolic tốt, và amino
acid α-alanine. Este như ethyl butyrate, ethyl caproate, n-hexyl butyrate và nhexyl caproategive các loại trái cây hương vị và mùi ngon miệng. Đường, có chủ
yếu trong trái cây, đáng kể nhất d-fructose, d-glucose andraffinose. Chanh leo
được sử dụng trong thực hành trị liệu và đã được sử dụng trong điều trị một số
bệnh như lo âu, mất ngủ, co giật, rối loạn chức năng tình dục, ho và ung thư
(Patil et al., 2013).
Bảng 2.1. Thành phần dinh dưỡng của quả chanh leo tím
trong 100g thịt quả
Thành phần

Trong 100 g thịt quả

Thành phần

Trong 100 g thịt quả

Năng lượng

90 Kcal

Acid Ascorbic

30 mg

Nước

75,1 g

Phospho


64 mg

Protein

2,2 g

Sắt

1,6 mg

Chất béo

0,7 g

Natri

28 mg

Carbohydrat

21,2 g

Kali

348 mg

Tro

0,8 g


Vitamin A

700 IU

Canxi

13 mg

Thiamin

Vết

Riboflavin

0,13 mg

Chất xơ

?

Nguồn: Morton (1987)

6


2.1.2. Nghiên cứu về bệnh hại cây chanh leo
2.1.2.1. Bệnh do nấm
Theo CABI (2007), một loại bệnh nghiêm trọng và tỷ lệ bệnh của nó ở các
vùng trồng chanh dây tại Kenya biến động từ 0 - 100%. Nấm phân lập từ thân

cây bị bệnh chết héo là Fusarium spp. và Phytophthora nicotianae và parasitica.
Trong đó tỷ lệ bệnh héo do F. oxysporum chiếm 0-33%, trong khi đó bệnh gây ra
bởi Alternaria sp. và Septoria sp. khoảng 10-20%. Bệnh thán thư do nấm
Colletotrichum sp. và Glomerella cingulata chiếm tỷ lệ bệnh từ 5 - 60% (Amata
et al., 2009). Các bệnh chủ yếu tấn công gây hại trên chanh dây quả màu tím ở
Úc là bệnh thối do nấm Septoria, cháy lá do Phytophthora, héo Fusarium và
bệnh bần hóa do virus passionfruit woodiness (PWV).
Kết quả nghiên cứu về bệnh hại trên cây chanh leo (Passiflora edulis) của
Joy and Sherin (2012) đã tổng hợp được 12 loài nấm hại, 5 loài virus hại, 2 loài vi
khuẩn hại và 1 loài phytoplasma. Trong 12 lồi nấm hại có 2 lồi gây lở cổ rễ
(Haematonectria haematococca và Fusarium solani), 1 loài gây héo (Fusarium
oxysporum), 2 loài gây thối rễ và ngọn (Phytophthora cinnamomi, Phythophthora
nicotianae), 1 loài gây bệnh thán thư (Coletotrichum gloeosporioides), 1 loài gây
bệnh ghẻ (Cladosporium oxysporium), 3 loài Septoria gây đốm (Septoria
fructigena, Septoria passifloricola, Septoria pasiflorae) trong đó Septoria
passifloricola là lồi phổ biến nhất , 2 loài gây đốm nâu (Alternaria passifloricola,
Alternaria alternata).
2.1.2.2. Bệnh do vi khuẩn
Bệnh vi khuẩn nguy hiểm nhất trên chanh leo là bệnh đốm vi khuẩn do
Xanthomonas campestris pv. passiflorae. Bệnh được ghi nhận ở Úc, Colombia
và Brazil. Bệnh nặng gây rụng lá. Lá bị nhiễm bệnh có thể lây qua cành, qua rễ,
bệnh nặng làm thâm đen mạch dẫn và làm khô cành. Trên quả, vết bệnh có màu
đen hoặc xanh nâu sáng, có giọt dầu và có đường viền rõ ràng xung quanh vết
bệnh. Bệnh nặng nhiều vết bệnh liên kết với nhau ăn sâu vào phần cơm quả và
làm cho quả hư hoàn toàn (Manicom et al., 2003).
2.1.2.3. Bệnh do virus
Các bệnh virus hóa bần, gây hại làm cho vỏ quả dày và cơm quả ít, là các
bệnh nghiêm trọng nhất của chanh dây tím ở Úc và Đơng Phi; nhưng bệnh này ít
bị ảnh hưởng lên chanh dây quả vàng. Năm 1973, hai loại virus gây ra triệu


7


chứng khảm lá PPMVK và PFMVMY, đây là hai loại virus rất phổ biến trong
các vùng trồng chanh leo quả vàng ở huyện Bantung của Selangor, Malaysia.
(Morton, 1987).
2.1.2.4. Nghiên cứu về bệnh đốm nâu do Alternaria
Nghiên cứu về sự phân bố và triệu chứng bệnh đốm nâu trên cây chanh dây:
Bệnh đốm nâu do nấm Alternaria sp. xuất hiện khắp nơi trên thế giới. Bệnh này
đã được ghi nhận tại Úc, Canada, Indonesia, Kenya, Mauritius, New Zealand,
New Guinea, Nam Phi, Tanzania, Hoa Kỳ và Zambia. Ba giống chanh dây
Passiflora quadrangularis, Pasiflora edulis f.edulis và Passiflora flavicarpa
f.edulis rất mẫn cảm với loại bệnh này, tỷ lệ bệnh có thể lên đến 98% trong
những vùng có lượng mưa lớn (Manicom, 2003). Trên cây chanh dây triệu chứng
do hai loại nấm A. passiflorae và A. alternata rất khác biệt. A. passiflorae gây ra
những đốm màu nâu đỏ trên lá, đường kính vết bệnh 5mm, vết bệnh phát triển
rộng ra dưới điều kiện độ ẩm cao. Bào tử và cành bào tử của nấm được tìm thấy
ở trung tâm của vết bệnh. Triệu chứng do nấm A. alternata gây ra là các vết đốm
nhỏ hơn, đường kính vết bệnh 1 – 5mm, với những quầng vàng trên lá. Bệnh hại
trên thân do nấm này gây ra hiếm khi làm cho cây chết. Trên quả là những đốm
có màu xanh đậm, mép trịn đều. A. alternata là lồi mang tính độc cao và nó là
ngun nhân gây ra hiện tượng rụng lá một cách nhanh chóng (Manicom, 2003).
Bệnh đốm nâu gây ra bởi nấm Alternaria sp. trong thời tiết ấm áp, là một
tác nhân gây hại nghiêm trọng cho chanh dây quả tím ở New Zealand và Đông
Phi. Tại Hawaii, bệnh này tấn công gây hại trên chanh dây quả vàng là do nấm A.
tenuis được tìm thấy năm 1969 và A. macrospora gây hại nặng cho ngành sản
xuất chanh dây tại Ấn Độ (CABI, 2007).
(Maraky et al., 2012) đã phát hiện trên cây rau Bina ở Ả Rập Saudi có tỷ lệ
chết do bệnh đốm vòng là 20 - 80%. Bệnh bắt đầu vào tháng 10, phát triển mạnh
từ tháng 11 đến tháng 1, giảm rõ rệt vào tháng 3 và kết thúc vào tháng 4. Nguyên

nhân được xác định là do nấm A. alternata (Maraky et al., 2012).
Bệnh cháy lá gây ra bởi A. brassicae (Berk.) Sacc. là một bệnh phá hoại
quan trọng và phổ biến trên cây cải dầu, làm giảm đáng kể số lượng và chất
lượng của các sản phẩm cải dầu thu hoạch. Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng
của nó ở Ấn Độ, tổn thất năng suất đối với mức độ 70% đã được báo cáo
(Kumari et al., 2016).

8


Độc tố của nấm Alternaria:
Các loài Alternaria chủ yếu là nấm hoại sinh, nhưng một số lồi có khả
năng gây bệnh cho cây trên phạm vi ký chủ rộng. Các độc tố chọn lọc ký chủ
(HST) do mầm bệnh Alternaria tạo ra thường là các chất chuyển hóa thứ cấp có
trọng lượng phân tử thấp với một loạt các cấu trúc có chức năng như tác nhân
kiểm sốt mầm bệnh hoặc độc lực trong một số tương tác mầm bệnh của cây. Chi
Alternaria bao gồm nhiều loài bán hoại sinh. Nó được mơ tả lần đầu bởi Nees
vào năm 1.816 với A. tenuis là loài duy nhất, sau này được đổi tên thành A.
alternata. Chi Alternaria bao gồm cả các lồi khơng gây bệnh và gây bệnh trên
các cây quan trọng về nông học bao gồm ngũ cốc, cây cảnh, cây dầu, rau và trái
cây (Meena et al., 2010).
Ram et al., (1977), cho rằng có 9 lồi Alternaria gây hại trên cây chanh leo,
nhưng phổ biến nhất nhất là hai loài A. passiflorae và A. alternata, đây là hai loài
nấm gây hại nguy hiểm và cũng là một trong những bệnh quang trọng gây thiệt
hại năng suất rất lớn. A. passiflorae và A. Alternata là những tác nhân gây bệnh
đốm nâu trên cây chanh leo. A. passiflorae gây ra những đốm nâu đỏ trên lá.
Bệnh đốm nâu do nấm A. passiflorae có thể phát triển trên cả lá và quả.
Trên lá vết bệnh bắt đầu như những đốm đỏ nhỏ có đường kính từ 1/16-7/8 inch.
Vết bệnh trên quả là vùng hoại tử chìm, màu đỏ và đường kính từ 0,5-2 cm. Nấm
phát tán nhờ gió và mưa, phát triển mạnh trong điều kiện thời tiết ẩm ướt (Gary

and Simone, 2000).
Ellis and Holliday (1970), mô tả triệu chứng bệnh trên lá, một đốm hoại tử
nhỏ mở rộng đến hơn 1 cm. Các vết bệnh có màu nhạt hơn ở trung tâm và có thể
trịn hoặc góc. Sự sinh bào tử xảy ra chủ yếu ở bề mặt dưới và tiếp tục sau khi lá
rụng. Lá bị bệnh thường gây ra rụng lá. Trên quả, các đốm xuất hiện sau khi chúng
đã trưởng thành một nửa, các vết bệnh màu nâu lên đến 2 cm và rìa vết bệnh màu
xanh đậm; chúng trở nên nhăn nheo và trái cây co lại trong một mục nát.
Theo Tofoli et al. (2003), thuốc diệt nấm mancozeb + cymoxanil là sản
phẩm ức chế sự phát triển sợi nấm nhất của A. tomatophila. Cymoxanil +
mancozeb chỉ được khuyến cáo cho các tác nhân gây bệnh như Phytophthora
infestans và nấm mốc. Đồng oxychloride với liều 100% hoạt chất đã ức chế sự
tăng trưởng 83%, trong khi phân bón sinh học kém hiệu quả chỉ ức chế 8% sự
tăng trưởng sợi nấm của A. tomatophila ở nồng độ cao hơn.

9


2.1.2.5. Nghiên cứu về bệnh do Phytophthora
a, Triệu chứng và tác hại
Phytophthora (Gr. Phyton: Thực vật; phthora: phá hoại), được đặt tên
bởi Bary (1876). Phytophthora là loại nấm khá phổ biến của lớp Oomycetes
thuộc họ Pythiacea, bộ Pernoporales; Nhiều loài Phytophthora là các tác
nhân gây bệnh cây trồng lây truyền qua đất và nước có khả năng gây tổn thất
kinh tế rất lớn trên toàn thế giới, cũng như thiệt hại về môi trường trong các
hệ sinh thái tự nhiên. Phytophthora các lồi khác nhau có phạm vi ký chủ
rộng. P. cinnamomi được ghi nhận gây hại trên 900 loài thực vật thân gỗ và
thân thảo và P. nicotianae được phát hiện trên 250 lồi. Các lồi
Phytophthora tấn cơng một phạm vi thực vật rộng lớn và là tác nhân gây một
số dịch bệnh nghiêm trọng trên thế giới điển hình như bệnh mốc sương mai
(hay tàn lụi muộn) trên khoai tây đã gây ra nạn đói ở Châu Âu những năm

1840, nguyên nhân do nấm P. infestans (Bourke, 1964).
Năm 1970, bệnh thối do P. cinnamomi gây hại cây chanh leo quả tím được
trồng ở Fiji. P. cinnamomi var. parasitica gây bệnh cháy lá, bệnh nặng làm thân
cây mục nát, thối quả và chết cây trong điều kiện khí hậu ẩm ướt của mùa hè và
mùa thu tại Queensland và Nam Phi. P. cinnamomi và P. nicotianae là tác nhân
gây bệnh thối gốc ở New Zealand và Tây Úc. Ngoài ra hai nấm này còn gây bệnh
héo, cháy lá cả hai giống chanh leo quả tím và chanh leo quả vàng tại Nam Phi,
Sarawak và Ấn Độ (Akamine et al., 1974).
Theo Reeksting et al. (2014), P. cinnamomi hiện diện phổ biến trong vùng
đất trồng bơ và là đối tượng gây hại nghiêm trọng, ảnh hưởng đến năng suất. P.
cinnamomi có phổ ký chủ rất rộng và là một trong những loài phân bố rộng
rãi nhất trong Phytophthora. Zentmyer (1983), đã nêu gần 1.000 loài cây ký
chủ, nhưng một nghiên cứu sau đó ở Úc (McDougall et al., 2001) đã báo cáo
hơn 2.000 loài cây bản địa mẫn cảm với loài này ở bang Tây Úc.
Hiện nay, có trên 80 lồi khác nhau trong chi Phytophthora đã được xác
định và phần lớn trong số này là tác nhân gây bệnh trên rất nhiều lồi cây trồng
như: Bơ, Ĩc chó, Ca cao và Mâm xơi (Matheron và Mircetich, 1985). Ngồi ra,
các lồi nấm thuộc chi Phytophthora còn gây bệnh phổ biến trước và sau thu
hoạch cho các loài cây trồng: gây bệnh mốc sương trên khoai tây, thối nâu cam
quýt và biến màu trên cây Ca cao (Cohen and Coffey, 1986).

10


Bệnh Phytophthora đã được nghiên cứu sâu tại Châu Âu. Tuy nhiên, bệnh
khá phổ biến ở vùng nhiệt đới ẩm và gây nhiều nguy hiểm làm mất mùa ở nhiều
loại cây ăn quả quan trọng ở những vùng này; như bệnh thối rễ, thối cổ rễ, loét
thân, tàn lụi lá và thối trái. Phytophthora sp., có thể tấn cơng riêng lẻ nhưng đa số
có sự kết hợp với các nấm khác như Fusarium, Pythium và Rhizoctonia. Theo
Gary and Simone (2000), cây bị bệnh do Phytophthora sp. sẽ héo và chết do hệ

thống rễ bị phá hủy bởi tác nhân gây bệnh. Bệnh thối rễ có thể sẽ nghiêm trọng
hơn khi kết hợp với tuyến trùng ký sinh rễ.
Phytophthora sp. là một loại nấm rễ gây bệnh tắc mạch dẫn và gây chết đối
với nhiều loài thực vật. Bệnh phát triển mạnh trong môi trường ẩm và ký sinh
trên rễ và mô thân gần gốc. Bệnh làm suy yếu hoặc giết chết cây vì gây cản trở
việc vận chuyển nước và dinh dưỡng trong cây. Trên cây trưởng thành xuất hiện
các triệu chứng cháy lá. Lá chuyển sang màu xanh nhạt rồi chuyển sang màu
đồng. Trên quả xuất hiện các vết bệnh lớn, màu xám. Hoa và quả xanh của cây
bệnh rất dễ bị rụng (Nguyen et al., 2010).
Theo Cole et al. (1992), bệnh chết héo cây chanh leo đang lan rộng ở
Zimbabwe. Trong đó có vai trị của Phytophthora nicotianae var. Tác nhân gây
bệnh được nghiên cứu, những cây bị nhiễm F. solani từ từ bị héo, trong khi
những cây bị nhiễm hỗn hợp F. solani và P. nicotianae v. Parasitica hoặc P.
nicotianae v. Parasitica thường chết nhanh chóng.
Tại quận Auckland của New Zealand, bệnh héo chết cây chanh leo
(Passiflora edulis Sims.) đã được chứng minh là do P. cinnamomi Rands. Cây bị
nhiễm bệnh do P. cinnamomi ngục xuống đột ngột đặc biệt là trong thời tiết ấm
áp vào cuối mùa xuân. Vỏ của thân cây của những cây này đã được tìm thấy bị
thối rữa hồn tồn trên mặt đất mức độ, và sợi nấm đã lan xuống dưới, biến màu
mơ của rễ chính (Young, 1970).
Trên thế giới đã ghi nhận P. palmivora, P. capsici, Phytophthora megakarya,
Phytophthora citropthora là tác nhân gây bệnh thối trái ca cao hiện nay.
Triệu chứng bệnh: Các triệu chứng quan sát được là héo cây, rụng lá, thối rễ
và cổ, làm lộ mô vỏ thực vật và chết. Tác nhân Các mầm bệnh sau đây được xác
định là tác nhân căn nguyên của bệnh thối rữa: Phytophthora cinnamomi ở Úc và
New Zealand và Phytophthora nicotianae (đồng bộ: P. parasitica), ở Zimbabwe,
Nam Phi, Malaysia, Đài Loan, Úc, Venezuela và Brazil. Phytophthora nicotianae

11



×