Tải bản đầy đủ (.pdf) (96 trang)

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Ảnh hưởng của cấu trúc thuế đến tăng trưởng kinh tế của các quốc gia đang phát triển ở Châu Á – Thái Bình Dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.51 MB, 96 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

PHẠM ANH KHOA

ẢNH HƯỞNG CỦA CẤU TRÚC THUẾ ĐẾN TĂNG
TRƯỞNG KINH TẾ CỦA CÁC QUỐC GIA ĐANG
PHÁT TRIỂN Ở CHÂU Á – THÁI BÌNH DƯƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. Hồ Chí Minh - Năm 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

PHẠM ANH KHOA

ẢNH HƯỞNG CỦA CẤU TRÚC THUẾ ĐẾN TĂNG
TRƯỞNG KINH TẾ CỦA CÁC QUỐC GIA ĐANG
PHÁT TRIỂN Ở CHÂU Á – THÁI BÌNH DƯƠNG

Chuyên ngành: TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG
Mã số: 8340201

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. NGUYỄN HỒNG THẮNG

TP. Hồ Chí Minh - Năm 2019




LỜI CAM ĐOAN
Tôi tên là Phạm Anh Khoa, tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ kinh tế “Ảnh
hưởng của cấu trúc thuế đến tăng trưởng kinh tế của các quốc gia đang phát
triển ở Châu Á – Thái Bình Dương” do chính tơi nghiên cứu và thu thập số liệu.
Các thông tin và số liệu trong luận văn là trung thực và không trùng với bất kỳ đề
tài nghiên cứu khoa học nào.
TP. Hồ Chí Minh, ngày … tháng … năm …
Tác giả luận văn

Phạm Anh Khoa


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU
TÓM TẮT
CHƯƠNG 1.

MỞ ĐẦU ...................................................................................... 1

1.1.

Đặt vấn đề nghiên cứu ................................................................................ 1

1.2.


Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................... 3

1.3.

Câu hỏi nghiên cứu .................................................................................... 3

1.4.

Đối tượng nghiên cứu và phạm vi dữ liệu ................................................... 4

1.5.

Phương pháp nghiên cứu ............................................................................ 4

1.6.

Bố cục đề tài............................................................................................... 5

1.7.

Đóng góp đề tài .......................................................................................... 5

CHƯƠNG 2.
2.1.

KHUNG LÝ THUYẾT................................................................ 6

Cơ sở lý thuyết ........................................................................................... 6


2.1.1.

Khái niệm TTKT ................................................................................. 6

2.1.2.

Cơ cấu thuế .......................................................................................... 7

2.1.3.

Lý thuyết giải thích tác động của cơ cấu thuế đến TTKT ..................... 8

2.2.

Tổng quan nghiên cứu thực nghiệm có liên quan ...................................... 10

CHƯƠNG 3.

DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................... 27


3.1.

Mơ hình hồi quy ....................................................................................... 27

3.2.

Kỳ vọng dấu ............................................................................................. 28

3.2.1.


Cơ cấu thuế ........................................................................................ 28

3.2.2.

Lạm phát............................................................................................ 30

3.2.3.

Độ mở thương mại ............................................................................. 31

3.2.4.

Tăng trưởng dân số ............................................................................ 33

3.2.5.

Đầu tư nội địa .................................................................................... 34

3.2.6.

Chi tiêu chính phủ .............................................................................. 35

3.3.

Dữ liệu nghiên cứu ................................................................................... 38

3.4.

Phương pháp phân tích ............................................................................. 39


CHƯƠNG 4.

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................................... 42

4.1.

Mô tả sơ bộ mẫu nghiên cứu..................................................................... 42

4.2.

Kiểm tra đa cộng tuyến............................................................................. 47

4.3.

Kiểm tra phương sai thay đổi và tự tương quan ........................................ 47

4.4.

Thảo luận kết quả hồi quy ........................................................................ 49

4.4.1.

TTKT đại diện bởi GDPGR ............................................................... 49

4.4.2.

TTKT đại diện bởi GDPPCGR .......................................................... 55

CHƯƠNG 5.


KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH ................................. 62

5.1.

Kết luận.................................................................................................... 62

5.2.

Hàm ý chính sách ..................................................................................... 63

5.3.

Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu sau này ...................................... 65

TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
TỪ VIẾT TẮT

TÊN TIẾNG ANH

TÊN TIẾNG VIỆT

GDP

Gross Domestic Product


Tổng sản phẩm nội địa

GMM

Generalized

method

of Phương pháp moment tổng

moments

quát

Organization for Economic
OECD

Co-operation
Development

and

Tổ chức Hợp tác và Phát
triển Kinh tế
Phương pháp hồi quy bình

OLS

Ordinary least square


TTKT

Economic growth

Tăng trưởng kinh tế

VIF

Variance inflation factor

Hệ số phóng đại phương sai

2SLS

Two-state least square

phương bé nhất

Phương pháp hồi quy hai
bước


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1. Tóm tắt các nghiên cứu trước đây về cơ cấu thuế và TTKT ................... 20
Bảng 3.1. Mô tả cách đo lường các biến số ............................................................ 37
Bảng 3.2. Danh sách các quốc gia theo khu vực .................................................... 38
Bảng 4.1. Mô tả sơ bộ các biến .............................................................................. 43
Bảng 4.2. Ma trận tương quan giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc là Gdpgr .. 45
Bảng 4.3. Ma trận tương quan giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc là Gdppcgr
.............................................................................................................................. 46

Bảng 4.4. Kết quả kiểm tra đa cộng tuyến bởi hệ số VIF ....................................... 47
Bảng 4.5. Kết quả kiểm tra phương sai thay đổi Modified Wald ............................ 48
Bảng 4.6. Kết quả kiểm tra tự tương quan Wooldridge .......................................... 48
Bảng 4.7. Kết quả hồi quy tác động của cơ cấu thuế đến TTKT được đại diện bởi
biến GDPGR ......................................................................................................... 51
Bảng 4.8. Kết quả hồi quy tác động của cơ cấu thuế đến TTKT được đại diện bởi
biến GDPPCGR .................................................................................................... 57


TÓM TẮT
Luận văn nghiên cứu tác động của cơ cấu thuế đến tăng trưởng kinh tế của
38 quốc gia đang phát triển ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương trong giai đoạn
2000 – 2016, trong đó cơ cấu thuế được luận văn xác định theo hai loại thuế chính
là thuế tiêu dùng và thuế thu nhập trong tổng số thu thuế mà chính phủ thu được.
Luận văn áp dụng phương pháp tiếp cận mà các nghiên cứu trước đây như Petru –
Ovidiu (2015) và Yanikkaya và Turan (2018) đã dùng khi nghiên cứu tác động của
cơ cấu thuế đến tăng trưởng kinh tế của các quốc gia. Sau khi sử dụng phương pháp
GMM để khắc phục nội sinh, tự tương quan, phương sai thay đổi để ước lượng mơ
hình nghiên cứu giải thích tác động của cơ cấu thuế đến tăng trưởng kinh tế của các
quốc gia, luận văn nhận thấy rằng cả hai đại diện cho cơ cấu thuế là thuế thu nhập
và thuế tiêu dùng đều có tác động ngược chiều đến tăng trưởng kinh tế của các quốc
gia ở mức ý nghĩa thống kê 1%. Kết quả này cho thấy rằng các quốc gia càng thu
thuế thu nhập hoặc thuế tiêu dùng thì đều làm suy giảm tăng trưởng kinh tế của các
quốc gia này. Đồng thời, so với thuế thu nhập, thuế tiêu dùng sẽ có tác động mạnh
mẽ hơn đến tăng trưởng kinh tế của các quốc gia. Điều này ngụ ý rằng việc gia tăng
thuế suất có liên quan đến quyết định tiêu dùng của người dân sẽ làm cho tăng
trưởng kinh tế giảm mạnh hơn so với việc thay đổi thuế thu nhập của quốc gia.
Ngồi ra, luận văn cũng tìm thấy các tác động đáng kể của các yếu tố kinh tế vĩ mô
đến tăng trưởng kinh tế của các quốc gia. Cụ thể, các quốc gia càng mở cửa thương
mại, có mức đầu tư nội địa càng cao và càng chi tiêu chính phủ nhiều thì sẽ thúc

đẩy tăng trưởng kinh tế. Ngược lại, các quốc gia có lạm phát càng cao và có dân số
tăng trưởng càng cao thì sẽ suy giảm tăng trưởng kinh tế của các quốc gia.
Từ khóa: Tăng trưởng kinh tế, cơ cấu thuế, thuế thu nhập, thuế tiêu dùng,
GMM, Châu Á – Thái Bình Dương.


Abstract
The thesis examines the impact of tax structure on the economic growth of
38 developing countries in the Asia-Pacific region for the period 2000 to 2016, in
which the dissertation measures the tax structure by two ratios (1) the consumption
tax and (2) the income tax on the total tax revenue collected by the government..
The essay takes the approach that previous studies such as Petru - Ovidiu (2015)
and Yanikkaya and Turan (2018) used when studying the impact of tax structure on
the economic growth of countries. After using the GMM method to address
endogenous, autocorrelation, heteroskedasticity problems to estimate the model of
the study explaining the impact of tax structure on economic growth of the country,
the dissertation found that income taxes and consumption taxes hurt the economic
growth of countries at a statistically significant 1%. This result shows that the more
collect income tax or consumption tax, the lower the economic growth of these
countries. At the same time, relative to income taxes, consumer tax will have a
stronger impact on the economic growth of nations. The result implies that
increasing the tax rate related to consumption decisions will make economic growth
worse than changing the income tax rate. Besides that, the thesis also finds impacts
of macroeconomic factors on the economic growth of countries at a statistically
significant 10%. In particular, the more trade openness countries are, the higher the
level of domestic investment ratio and the higher government spending ratio will be
for economic growth. In contrast, the higher the inflation rate and the higher the
population growth rate, the lower the economic growth of the countries.
Key words: Economic growth, tax structure, income tax, consumption tax,
GMM, Asia-Pacific.



1

CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU
1.1.

Đặt vấn đề nghiên cứu

Chủ đề xem xét yếu tố quyết định tăng trưởng kinh tế (TTKT) của một quốc
gia và các yếu tố có thể thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhận được nhiều sự thu hút và
quan bởi bởi các nhà nghiên cứu cũng như các nhà hoạch định chính sách của các
quốc gia trên toàn thế giới. Đặc biệt các nghiên cứu trước đây cho thấy rằng thuế là
yếu tố quan trọng có ảnh hưởng đến các quyết định của các quốc gia bởi vì thuế có
tác động đáng kể đến việc làm, tiết kiệm và đầu tư (Yanikkaya và Turan, 2018).
Chẳng hạn như, thuế đánh vào thu nhập của lực lượng lao động (thuế thu nhập cá
nhân) có thể làm giảm động cơ để làm việc cũng như quyết định đầu tư của người
dân trong quốc gia khi thu nhập thực mà họ nhận được đã bị suy giảm do thuế thu
nhập cá nhân, điều này cho thấy rằng thuế có khả năng bóp méo các quyết định của
người dân. Cho nên, các nghiên cứu trước đây lập luận rằng chính sách thuế có thể
là một trong những chính sách hoặc yếu tố có ảnh hưởng mạnh nhất đến các hoạt
động của nền kinh tế cũng như vấn đề TTKT của các quốc gia (Yanikkaya và
Turan, 2018). Đồng thời, theo mơ hình lý thuyết tăng trưởng tân cổ điển được đề
xuất bởi Solow (1956), chính sách tài khóa (chẳng hạn như sự thay đổi về thuế suất)
được ghi nhận rằng khơng có ảnh hưởng đến tốc độ TTKT của một quốc gia trong
dài hạn. Trong mơ hình lý thuyết này, chỉ có yếu tố cơng nghệ là được cho rằng có
ảnh hưởng đến tốc độ gia tăng trong thu nhập bình quân đầu người của một quốc
gia. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, nhiều mơ hình lý thuyết kinh tế đã được
phát triển để giải thích các yếu tố quyết định TTKT cũng như các yếu tố thúc đẩy
TTKT ở một quốc gia và thường được gọi là các mơ hình lý thuyết tăng trưởng nội

sinh (Barro, 1990; Barro và Sala – I – Martin, 1992; King và Rebelo, 1990; Lucas,
1990; Rebelo, 1991). Các mơ hình lý thuyết này đều nhấn mạnh tầm quan trọng của
chính sách tài khóa trong việc thúc đẩy TTKT của quốc gia. Từ khi các mơ hình lý
thuyết này đề cập đến vai trị của chính sách tài khóa, thì chủ đề về chính sách tài


2

khóa (chẳng hạn như thuế và chi tiêu chính phủ) và TTKT đã nhận được nhiều sự
quan tâm của các nhà nghiên cứu lẫn về mặt lý thuyết và mặt thực nghiệm.
Tuy nhiên, các bằng chứng thực nghiệm cho thấy rằng mối quan hệ giữa thuế
và TTKT vẫn chưa thật sự rõ ràng. Cụ thể, một số nghiên cứu thực nghiệm tìm thấy
bằng chứng cho thấy rằng thuế có tác động tích cực đến TTKT, nói cách khác, khi
chính phủ càng thu được nhiều thuế hơn thì sẽ càng thúc đẩy TTKT của quốc gia.
Các nghiên cứu này bao gồm Helm (1985), Kormendi và Koester (1987), Easterly
và Rebelo (1993), Mendoza và các cộng sự (1997), Myles (2000), Szarowska
(2013). Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu thực nghiệm khác lại tìm thấy mối quan hệ
ngược chiều giữa thuế và TTKT, nói cách khác, chính phủ càng thực hiện thu thuế
càng nhiều thì sẽ cản trở TTKT của quốc gia. Các nghiên cứu này gồm có Engen và
Skinner (1992), Padavano và Galli (2001), Romero – Avila và Strauch (2008),
Barro và Redlick (2011), Arnold và các cộng sự (2011). Cho nên có thể thấy rằng
chính sách thuế có các tác động khác biệt đến TTKT. Bên cạnh đó, Yanikkaya và
Turan (2018) đã cho rằng nguyên nhân của sự khác biệt này chủ yếu đến từ thành
phần của thuế, nói cách khác là cấu trúc thuế của quốc gia. Cụ thể, các tác giả cho
rằng thuế thu nhập và thuế tiêu dùng có các tác động khác biệt đến TTKT của các
quốc gia. Milessi - Ferretti và Roubini (1998) đã đề cập rằng theo mơ hình tăng
trưởng nội sinh, thuế thu nhập và thuế tiêu dùng có các tác động khác nhau đến
TTKT và phúc lợi trong xã hội. Hơn thế nữa, các tác giả cũng tìm thấy rằng tác
động của thuế tiêu dùng đến TTKT là không đáng kể.
Từ khi Milessi - Ferretti và Roubini (1998) tìm thấy tác động khác biệt của

các loại thuế đến TTKT, các nghiên cứu thực nghiệm đã được tiến hành nhằm khám
phá tác động của cơ cấu thuế đến TTKT của các quốc gia. Chẳng hạn như, Kneller
và các cộng sự (1999), Bleaney và các cộng sự (2001), Gemmel và các cộng sự
(2011) tìm thấy rằng chỉ có thuế gây biến dạng (distortionary taxes) cản trở TTKT
của các quốc gia. Một số nghiên cứu khác của Widmalm (2001), Angelopoulos và
các cộng sự (2007), Romero – Avila và Strauch (2008), và Ojede và Yamarik


3

(2012) đã kết luận rằng các thành phần của thuế có các ảnh hưởng khác biệt đến
TTKT của các quốc gia.
Từ đây có thể thấy rằng, cơ cấu thuế có ảnh hưởng đáng kể đến TTKT của
các quốc gia, cũng như chủ đề về cơ cấu thuế nhận được nhiều sự quan tâm của các
nhà nghiên cứu và các nhà hoạch định chính sách trên thế giới. Nhưng các đề tài
nghiên cứu này chỉ tập trung ở các quốc gia đã phát triển, hầu như các nghiên cứu ở
các quốc gia đang phát triển thì cịn tương đối khan hiếm. Cho nên, đó chính là lý
do học viên lưa chọn đề tài “Ảnh hưởng của cấu trúc thuế đến TTKT của các quốc
gia đang phát triển ở Châu Á – Thái Bình Dương” làm đề tài luận văn thạc sỹ.
1.2.

Mục tiêu nghiên cứu

Luận văn có hai mục tiêu như sau:
Mục tiêu đầu tiên của luận văn là nhằm làm rõ tác động của cơ cấu thuế đến
TTKT của các quốc gia đang phát triển thuộc khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.
Mục tiêu thứ hai của luận văn là từ các kết quả thu được, đưa ra các hàm ý
chính sách dành cho các nhà hoạch định chính sách trong việc thúc đẩy TTKT bằng
cách sử dụng các chính sách thuế phù hợp.
1.3.


Câu hỏi nghiên cứu

Để khám phá mục tiêu nghiên cứu, luận văn tiến hành đi tìm các câu trả lời
cho các câu hỏi nghiên cứu sau:
Các thành phần của thuế có tác động đáng kể đến TTKT hay khơng? Nếu có
thì ảnh hưởng này là tích cực hay tiêu cực?
Trong số các thành phần của thuế, thì thành phần nào quan trọng nhất đối với
TTKT của các quốc gia?


4

1.4.

Đối tượng nghiên cứu và phạm vi dữ liệu
Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu chính của luận văn bao gồm TTKT được tính tốn bởi
hai biến là tốc độ tăng trong GDP và tốc độ tăng trong GDP trên đầu người. Bên
cạnh đó, các thành phần của thuế cũng là các đối tượng nghiên cứu chính của đề tài.
Ngồi ra, luận văn cũng sử dụng các biến kinh tế vĩ mô khác như là yếu tố quyết
định TTKT của quốc gia bao gồm lạm phát, độ mở thương mại, chi tiêu chính phủ,
đầu tư nội địa và tốc độ tăng trưởng dân số của quốc gia.
Phạm vi dữ liệu
Luận văn thạc sỹ nghiên cứu các quốc gia đang phát triển ở Châu Á và Thái
bình Dương trong giai đoạn 2000 – 2016 được thu thập và tổng hợp từ Ngân hàng
Thế Giới (WorldBank) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF). Qua quy trình loại trừ các
quốc gia khơng đủ điều kiện cũng như khơng có sẵn dữ liệu liên tục trong giai đoạn
nghiên cứu, cuối cùng mẫu nghiên cứu của đề tài bao gồm khoảng 38 quốc gia đang

phát triển ở Châu Á và Thái bình Dương.
1.5.

Phương pháp nghiên cứu

Để trả lời các câu hỏi nghiên cứu và giải quyết mục tiêu nghiên cứu, luận
văn đề cử hai phương pháp hồi quy hai bước và hồi quy GMM để ước lượng mơ
hình nghiên cứu giải thích tác động của cơ cấu thuế đến TTKT của các quốc gia do
có thể giải quyết được vấn đề nội sinh có tồn tại trong mơ hình nghiên cứu.
Tuy nhiên, để quyết định lựa chọn phương pháp hồi quy nào, luận văn tiến
hành kiểm tra tự tương quan và phương sai thay đổi. Trong trường hợp có tự tương
quan hoặc/và có phương sai thay đổi thì phương pháp hồi quy GMM sẽ được sử
dụng do có thể khắc phục các hiện tượng tự tương quan hoặc, phương sai thay đổi


5

và nội sinh. Ngược lại, nếu khơng có tự tương quan và khơng có phương sai thay
đổi thì luận văn sử dụng phương pháp hồi quy hai bước.
1.6.

Bố cục đề tài

Luận văn dự kiến bao gồm 05 chương như sau:
Chương 1. Mở đầu đề tài
Chương 2. Khung lý thuyết
Chương 3. Dữ liệu và Phương pháp nghiên cứu
Chương 4. Kết quả và thảo luận nghiên cứu
Chương 5. Kết luận và hàm ý chính sách
1.7.


Đóng góp đề tài

Đề tài có hai đóng góp cho các nghiên cứu về cơ cấu thuế và tăng trưởng
kinh tế ở hai khía cạnh lý thuyết và thực nghiệm.
Ở khía cạnh lý thuyết, đề tài đã bổ sung kho tàng tài liệu nghiên cứu tiếng
việt về mối quan hệ giữa cơ cấu thuế và tăng trưởng kinh tế của các quốc gia.
Ở khía cạnh thực nghiệm, đề tài đã tìm thấy bằng chứng cho thấy rằng cả
thuế thu nhập và thuế tiêu dùng đều làm cản trở tăng trưởng kinh tế của các quốc
gia.


6

CHƯƠNG 2. KHUNG LÝ THUYẾT
2.1.

Cơ sở lý thuyết

2.1.1. Khái niệm TTKT
TTKT có thể được định nghĩa như là khả năng mở rộng quy mơ để sản xuất
hàng hóa và cung câp dịch vụ mà người dân trong nền kinh tế mong muốn
(Peterson, 1988). Tương tự như vậy, Todaro và Smith (2003) đã mơ tả TTKT như là
một q trình ổn định, nhờ đó mà năng lực sản xuất của nền kinh tế sẽ được cải
thiện theo thời gian và mang lại sự gia tăng trong tổng sản lượng của quốc gia cũng
như thu nhập của quốc gia.
Bên cạnh đó, theo Gillis và các cộng sự (1987) TTKT cũng có thể được định
nghĩa như là sự gia tăng trong thu nhập của quốc gia hoặc của mỗi người dân trong
quốc gia cũng như sản lượng gia tăng, trong đó, thu nhập bình quân đầu người được
đo lường bởi tổng sản lượng quốc nội (giá trị của tất cả hàng hóa và dịch vụ được

sản xuất bởi nền kinh tế của một quốc gia trong một năm nhất định) chia cho tổng
dân số của quốc gia.
Tuy nhiên, Kuznets (1974) cho rằng không nên định nghĩa tăng trưởng trong
một phạm vi hạn hẹp. Cụ thể, tác giả cho rằng không nên giới hạn phạm vi định
nghĩa TTKT trong khuôn khổ sản lượng hoặc thu nhập, mà nên bao gồm những
thay đổi trong cơ cấu của nền kinh tế và những thay đổi lớn trong điều kiện xã hội
và thể chế. Trong đó những thay đổi này sẽ làm kích thích TTKT bằng cách tăng
sản lượng hoặc thu nhập mà người dân trong nền kinh tế đạt được. Trong cơng trình
nghiên cứu của tác giả, tác giả đã xác định TTKT của một quốc gia như là một sự
gia tăng lâu dài trong khả năng cung cấp hàng hóa kinh tế ngày càng đa dạng hơn
cho người dân trong nền kinh tế, sự gia tăng trong khả năng cung cấp này sẽ dựa
vào công nghệ tiên tiến, chất lượng thể chế.


7

Về cơ bản, theo Bowden (1992), TTKT của bất kỳ quốc gia nào phải được
xây dựng dựa trên nền tảng về sự phát triển một lực lượng lao động tốt hơn (sử
dụng lao động tốt hơn, giáo dục tốt hơn, thái độ và kỹ năng tốt hơn) và đạt được
vốn nhiều hơn (xây dựng thêm nhà máy, và sản xuất hoặc nhập khẩu nhiều máy
móc và thiết bị tiên tiến hơn). Ở góc độ truyền thống, có ba thành phần chính của
TTKT. Các thành phần này bao gồm sự tích lũy vốn, tăng trưởng trong lực lượng
lao động và việc cải thiện trình độ cơng nghệ kỹ thuật. Tích lũy vốn là quá trình
tăng vốn trong nền kinh tế, trong khi đó tăng trưởng lực lượng lao động nhìn chung
xảy ra khi tổng dân số của quốc gia gia tăng. Mặt khác, việc cải thiện trình độ cơng
nghệ kỹ thuật của một quốc gia thì được xem như là sự gia tăng trong kiến thức
khoa học dưới hình thức phát minh hoặc đổi mới có liên quan đến cả vốn vật chất
và vốn con người.
2.1.2. Cơ cấu thuế
Cơ cấu thuế được xác định như là tỷ trọng của các loại thuế trong tổng thu

thuế của quốc gia trong một năm nhất định. Có rất nhiều cách để phân chia cơ cấu
thuế theo các nghiên cứu trước đây. Chẳng hạn như, các nghiên cứu trước đây cho
rằng thuế có thể được phân loại thành thuế trực thu và thuế gián thu. Trong đó thuế
trực thu là thuế đánh trực tiếp vào thu nhập hoặc tài sản của người nộp thuế, và
người nộp thuế cũng chính là người phải chịu thuế. Ngược lại, thuế gián thu thì là
thuế đánh giá tiếp vào người chịu thuế thơng qua giá cả hàng hóa và dịch vụ mà
người chịu thuế sử dụng.
Hoặc ở một khía cạnh khác, cơ cấu thuế có thể được phân chia thành thuế
bóp méo đến các yếu tố tăng trưởng (vốn, lao động…) và thuế khơng bóp méo đến
các yếu tố tăng trưởng của quốc gia.
Hơn thế nữa, chi tiết hơn thì cơ cấu thuế có thể được phân chia thành nhiều
loại thu thuế khác nhau. Chẳng hạn như theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế, cơ cấu thuế có
thể được phần thành các thành phần như sau:


8

 Thuế thu nhập doanh nghiệp
 Thuế thu nhập cá nhân
 Thuế tiêu dùng
 Thuế quan
 Thuế tài sản
 Và các loại thuế khác
Trong luận văn này, luận văn sẽ sử dụng hai loại thuế là thuế thu nhập (bao
gồm thuế thu nhập cá nhân và thuế thu nhập doanh nghiệp) và thuế tiêu dùng trên
tổng số thuế thu được để đại diện cho cơ cấu thuế của các quốc gia.
2.1.3. Lý thuyết giải thích tác động của cơ cấu thuế đến TTKT
Có nhiều lý thuyết giải thích ảnh hưởng tác động của thuế đến TTKT của các
quốc gia, nhưng nhìn chung có 04 lý thuyết giải thích tốt mối quan hệ giữa hai biến
số này. Theo đó các lý thuyết này bao gồm lý thuyết tăng trưởng cổ điển, lý thuyết

tăng trưởng tân cổ điển, lý thuyết trường phái Keynes và lý thuyết thu thuế truyền
thống.
Đầu tiên, luận văn sẽ trình bày đến lý thuyết của Keynes. lý thuyết Keynes là
một trong các lý thuyết giải thích tác động của thuế đến TTKT. Trong khuôn khổ
Keynes cổ điển, các chính sách tài khóa làm xáo trộn tiêu dùng và tiết kiệm cá nhân
thông qua thu nhập khả dụng và tỷ suất sinh lợi. Theo đó, việc giảm thuế sẽ thúc
đẩy tiêu dùng cá nhân bằng cách tăng thu nhập khả dụng. Tuy nhiên, việc giảm thuế
tạm thời sẽ có tác động không đáng kể đến tiêu dùng cá nhân theo giả thuyết thu
nhập thường xuyên. Trong thuyết cân bằng Ricardo, việc giảm thuế sẽ khơng có tác
động nào lên tiêu dùng khi người tiêu dùng tiết kiệm hơn là chi tiêu trong trường
hợp kỳ vọng thuế tăng lên trong tương lai.
Việc gia tăng tài trợ chi tiêu Chính phủ thơng qua việc thu thuế cao hơn có
thể làm gia tăng các tác lực gây lạm phát, tác động tiêu cực đến sự tích lũy vốn.


9

Việc này bắt nguồn từ thực tế rằng nó liên hệ với sự không chắc chắn lớn hơn với
lợi tức tiết kiệm hiện tại cũng như với các mức giá tương đối trong tương lai vốn
quan trọng đối với lợi tức đầu tư (ROI). Tỷ lệ lạm phát cao dẫn đến lãi suất thực bất
lợi đối với người gửi tiết kiệm, làm giảm dòng tiết kiệm, hạn chế đầu tư. Tuy nhiên,
nhờ tác dụng của hiệu ứng Tobin-Mundell, việc lạm phát được dự đoán ở mức cao
sẽ làm thay đổi hạng mục đầu tư từ số dư tiền thực và sang vốn thực, từ đó khuyến
khích đầu tư và vì thế thúc đẩy TTKT.
Lý thuyết cuối cùng mà luận văn trình bày chính là lý thuyết thu thuế truyền
thống. Trong đó, lý thuyết thu thuế truyền thống cho rằng mức độ cần thiết về mặt
tài chính liên hệ chặt chẽ đến mức độ phát triển của nền kinh tế (Musgrave, 1969).
Theo công thức này, để đạt được một mức tăng trưởng thu nhập bình quân đầu
người nhất định, cần đánh thuế lên một mức thu nhập quốc gia nhất định.
Thuế là các khoản đóng góp bắt buộc mà khơng có lợi ích đối ứng rõ ràng

nào để trả lại cho người nộp thuế. Thuế hướng đến việc buộc các hộ gia đình phải
chuyển giao quyền mua cho Chính phủ để sử dụng hoặc chuyển đến những người
khác. Thuế ảnh hưởng lên sự phân bổ các nguồn lực, nhận ra các chi phí xã hội
khơng được phản ánh trong giá thị trường và thuế cũng tác động lên sự phân phối
thu nhập và của cải bởi chúng làm giảm thu nhập khả dụng và tài sản của những
người nắm giữ chúng (Goode, 1984).
Mansfield (1988) cũng cho rằng lý thuyết thu thuế như là lý thuyết có liên hệ
nhất đến việc giải thích mơ hình cấu trúc thu thuế ở các quốc gia phát triển cũng
như các quốc gia đang phát triển. Lý thuyết này cho rằng khi một quốc gia phát
triển, trong đó có sự gia tăng thu nhập bình qn đầu người và mức độ tiền tệ hóa
ngày càng lớn, các khoản thuế trực thu được kỳ vọng sẽ nhận được sự quan tâm hơn
cả thuế gián thu. Vì thế, trong khi các khoản thu tài chính ở các quốc gia phát triển
chủ yếu là từ thuế trực thu, thì các khoản thu tài chính của các quốc gia kém phát
triển hơn đến đến từ thuế gián thu. Một sự khác biệt nữa tập trung vào thuế gián thu


10

do Bird (1987) chỉ ra rằng các quốc gia kém phát triển nhất (LDCs) dựa vào thuế
gián thu trong khi các quốc gia phát triển dựa vào thuế trực thu.
2.2.

Tổng quan nghiên cứu thực nghiệm có liên quan

Kneller và các cộng sự (1999) đã tiến hành nghiên cứu tác động của cơ cấu
thuế và chi tiêu chính phủ đến TTKT của các quốc gia trên thế giới trong giai đoạn
1970 – 1995. Trong đó mẫu nghiên cứu của tác giả bao gồm 22 quốc gia thuộc
nhóm quốc gia OECD. Hơn thế nữa, mơ hình nghiên cứu của tác giả sử dụng thuế
bóp méo các yếu tố tăng trưởng của quốc gia (bao gồm thuế thu nhập, thuế tài sản)
và thuế khơng bóp méo (thuế tiêu dùng) để đại diện cho cơ cấu thuế của các quốc

gia trong mẫu nghiên cứu. Đồng thời, trong mơ hình nghiên cứu này, các tác giả đo
lường TTKT bởi sự gia tăng trong GDP trên đầu người, cũng sử dụng đầu tư nội
địa, tăng trưởng lực lượng lao động, thặng dư ngân sách để đại diện cho các biến
độc lập giải thích TTKT của các quốc gia. Bằng cách sử dụng phương pháp hồi quy
OLS để ước lượng mơ hình nghiên cứu và tìm thấy rằng các yếu tố đại diện cho cơ
cấu thuế có các tác động đến TTKT của các quốc gia ở mức ý nghĩa thống kê 10%.
Tuy nhiên tác động cụ thể của các loại thuế thì có sự khác biệt. Cụ thể thuế bóp méo
đến các yếu tố tăng trưởng có tác động ngược chiều đến TTKT của các quốc gia ở
mức ý nghĩa thống kê 1%. Ngược lại, thuế khơng bóp méo thì lại có mối tương
quan cùng chiều với TTKT nhưng lại khơng có ý nghĩa thống kê. Qua đó các tác giả
cho rằng các quốc gia có thể cải thiện TTKT bằng cách dịch chuyển tỷ trọng của
thuế bóp méo sang thuế khơng gây bóp méo.
Bleaney và các cộng sự (2001) đã tiến hành giải thích mối quan hệ giữa cơ
cấu thuế và TTKT của các quốc gia trên thế giới trong giai đoạn 1970 – 1995.
Trong đó mẫu nghiên cứu của tác giả bao gồm 22 quốc gia có thu nhập cao trên thế
giới. Hơn thế nữa, mơ hình nghiên cứu của tác giả sử dụng thuế bóp méo các yếu tố
tăng trưởng của quốc gia (bao gồm thuế thu nhập, thuế tài sản) và thuế khơng bóp
méo (thuế tiêu dùng) để đại diện cho cơ cấu thuế của các quốc gia trong mẫu nghiên


11

cứu. Đồng thời, trong mơ hình nghiên cứu này, các tác giả đo lường TTKT bởi sự
gia tăng trong GDP trên đầu người, cũng sử dụng đầu tư nội địa, tốc độ tăng trong
lực lượng lao động, thặng dư ngân sách, chi tiêu chính phủ để đại diện cho các biến
độc lập giải thích TTKT của các quốc gia. Bằng cách sử dụng phương pháp hồi quy
OLS và GMM để ước lượng mơ hình nghiên cứu và tìm thấy rằng các yếu tố đại
diện cho cơ cấu thuế đều có tác động tiêu cực đến TTKT của các quốc gia, nhưng
chỉ có tác động của thuế bóp méo là có ý nghĩa thống kê ở mức 1%. Điều này hàm ý
rằng thuế bóp méo sẽ trực tiếp làm giảm TTKT của các quốc gia trong mẫu nghiên

cứu. Đồng thời, mặc dù nghiên cứu chưa tìm thấy được bằng chứng thực nghiệm rõ
ràng cho tác động tiêu cực của thuế không bóp méo đến TTKT, nhưng theo các tác
giả đây có thể là do vấn đề chọn mẫu của các tác giả. Do đó cần thiết phải nghiên
cứu rõ xem thuế khơng bóp méo liệu có phải sẽ làm giảm TTKT hay không.
Widmalm (2001) thực hiện nghiên cứu tác động của cơ cấu thuế đến TTKT
của các quốc gia thuộc nhóm các quốc gia OECD trong giai đoạn 1965 – 1990.
Trong đó mẫu nghiên cứu của tác giả thu thập bao gồm 23 quốc gia thuộc nhóm các
quốc gia OECD. Đồng thời, mơ hình nghiên cứu của tác giả sử dụng thuế thu nhập
doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, thuế tài sản, thuế hàng hóa để đại diện cho cơ
cấu thuế của các quốc gia thuộc OECD. Đồng thời, trong mơ hình nghiên cứu này,
các tác giả đo lường TTKT bởi sự gia tăng trong GDP trên đầu người. Bằng cách sử
dụng phương pháp hồi quy hai bước (2SLS) để ước lượng mơ hình nghiên cứu và
tìm thấy rằng cơ cấu thuế và TTKT có mối quan hệ ở mức ý nghĩa thống kê 10%.
Tuy nhiên, tác động của từng loại thuế đến TTKT lại có sự khác nhau. Chẳng hạn
như thuế thu nhập cá nhân có ảnh hưởng tiêu cực đến TTKT ở mức ý nghĩa thống
kê 1%. Điều này cho thấy rằng thuế thu nhập cá nhân càng chiếm tỷ trọng tương đối
lớn trong cơ cấu thuế của quốc gia thì làm suy giảm TTKT của các quốc gia.
Lee và Gordon (2005) xuất phát từ sự kỳ vọng của các nghiên cứu trước đây
khi cho rằng thuế thu nhập doanh nghiệp cao sẽ làm giảm TTKT trong khi đó thuế
thu nhập cá nhân thì lại chưa rõ ràng, cho nên đã tiến hành nghiên cứu mối quan hệ


12

giữa TTKT và cơ cấu thuế ở các quốc gia trên thế giới trong giai đoạn 1970 – 1997.
Trong đó mẫu nghiên cứu của tác giả bao gồm 70 quốc gia thu nhập cao, thu nhập
trung bình và thu nhập thấp. Hơn thế nữa, mơ hình nghiên cứu của các tác giả sử
dụng thuế thu nhập cá nhân, và thuế thu nhập doanh nghiệp để đại diện cho cơ cấu
thuế của các quốc gia trong mẫu nghiên cứu. Đồng thời, trong mơ hình nghiên cứu
này, các tác giả đo lường TTKT bởi sự gia tăng trong GDP trên đầu người, cũng sử

dụng vốn con người, độ mở thương mại, chất lượng thể chế, tăng trưởng dân số và
lạm phát để đại diện cho các biến độc lập giải thích TTKT của các quốc gia. Bằng
cách sử dụng phương pháp hồi quy OLS để ước lượng mơ hình nghiên cứu và tìm
thấy rằng các yếu tố đại diện cho cơ cấu thuế có các tác động khác biệt đến TTKT
của các quốc gia ở mức ý nghĩa thống kê 10%. Chẳng hạn như trong khi thuế thu
nhập doanh nghiệp có tác động tiêu cực đến TTKT của các quốc gia ở mức ý nghĩa
thống kê 10% thì thuế thu nhập cá nhân lại khơng có tác động đáng kể. Điều này
cho thấy rằng thuế thu nhập doanh nghiệp quốc gia càng có tỷ trọng cao thì sẽ chắc
chắn sẽ làm giảm TTKT của quốc gia. Ngoài ra các biến độc lập khác cũng cho thấy
tác động đáng kể đến TTKT. Cụ thể, tăng trưởng dân số và lạm phát có tác động
tiêu cực đến TTKT của các quốc gia ở mức ý nghĩa thống kê 10%. Bên cạnh đó,
vốn con người, độ mở thương mại và chất lượng thể chế lại cho thấy mối quan hệ
cùng chiều với TTKT của các quốc gia ở mức ý nghĩa thống kê 10%.
Arnold và các cộng sự (2011) đã tiến hành nghiên cứu tác động của cơ cấu
thuế đến TTKT của các quốc gia trên thế giới trong giai đoạn 1971 – 2004. Trong
đó mẫu nghiên cứu của tác giả bao gồm 21 quốc gia thuộc nhóm quốc gia OECD.
Hơn thế nữa, mơ hình nghiên cứu của tác giả sử dụng thuế thu nhập (bao gồm thuế
thu nhập cá nhân và thuế thu nhập doanh nghiệp), thuế tiêu dùng, và thuế tài sản để
đại diện cho cơ cấu thuế của các quốc gia trong mẫu nghiên cứu. Đồng thời, trong
mơ hình nghiên cứu này, các tác giả đo lường TTKT bởi sự gia tăng trong GDP trên
đầu người, cũng sử dụng đầu tư nội địa, vốn con người, tăng trưởng dân số và tổng
thu chính phủ để đại diện cho các biến độc lập giải thích TTKT của các quốc gia.
Bằng cách sử dụng phương pháp hồi quy OLS để ước lượng mơ hình nghiên cứu và


13

tìm thấy rằng các yếu tố đại diện cho cơ cấu thuế có các tác động đến TTKT của các
quốc gia ở mức ý nghĩa thống kê 10%. Tuy nhiên tác động cụ thể của các loại thuế
thì có sự khác biệt. Cụ thể, thuế thu nhập cho thấy tác động tiêu cực đến TTKT của

các quốc gia ở mức ý nghĩa 1%. Điều này cho thấy rằng các quốc gia càng có tỷ
trọng thuế thu nhập càng lớn thì sẽ làm giảm TTKT. Hơn thế nữa, các tác giả cũng
nhận thấy rằng thuế thu nhập doanh nghiệp sẽ làm suy giảm TTKT nghiêm trọng
hơn so với thuế thu nhập cá nhân. Ngược lại, thuế tiêu dùng và thuế tài sản đều thể
hiện ảnh hưởng cùng chiều đến TTKT của các quốc gia ở mức ý nghĩa thống kê
1%. Kết quả này cho thấy rằng thuế tiêu dùng và thuế tài sản sẽ giúp các quốc gia
cải thiện TTKT. Ngoài ra các biến độc lập khác cũng cho thấy tác động đáng kể đến
TTKT. Cụ thể, tăng trưởng dân số và tổng thu chính phủ có tác động tiêu cực đến
TTKT của các quốc gia ở mức ý nghĩa thống kê 1%. Bên cạnh đó, vốn con người,
và đầu tư nội địa lại cho thấy mối quan hệ cùng chiều với TTKT của các quốc gia ở
mức ý nghĩa thống kê 10%.
Dackehag và Hansson (2012) đã tiến hành nghiên cứu mối quan hệ giữa
TTKT và cơ cấu thuế ở các quốc gia trên thế giới trong giai đoạn 1975 – 2010.
Trong đó mẫu nghiên cứu của tác giả bao gồm 25 quốc gia thuộc nhóm quốc gia
OECD. Hơn thế nữa, mơ hình nghiên cứu của các tác giả sử dụng thuế thu nhập cá
nhân, và thuế thu nhập doanh nghiệp để đại diện cho cơ cấu thuế của các quốc gia
trong mẫu nghiên cứu. Đồng thời, trong mơ hình nghiên cứu này, các tác giả đo
lường TTKT bởi sự gia tăng trong GDP trên đầu người, cũng sử dụng đầu tư nội
địa, tỷ lệ thất nghiệp, chi tiêu chính phủ, thu thuế nội địa, độ mở thương mại, tăng
trưởng lực lượng lao động, lạm phát và tiết kiệm để đại diện cho các biến độc lập
giải thích TTKT của các quốc gia. Bằng cách sử dụng phương pháp hồi quy OLS để
ước lượng mơ hình nghiên cứu và tìm thấy rằng các yếu tố đại diện cho cơ cấu thuế
có các tác động ngược chiều đến TTKT của các quốc gia ở mức ý nghĩa thống kê
10%. Cụ thể cả thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế thu nhập cá nhân đều được tìm
thấy có tác động ngược chiều đến TTKT của các quốc gia. Điều này cho thấy rằng
quốc gia mà có tỷ trọng thuế thu nhập cá nhân và tỷ trọng thuế thu nhập doanh


14


nghiệp càng cao thì sẽ càng cản trở TTKT của quốc gia. Tuy nhiên kết quả của các
tác giả chỉ vững chắc đối với tác động của thuế thu nhập doanh nghiệp. Ngoài ra các
biến độc lập khác cũng cho thấy tác động đáng kể đến TTKT. Cụ thể, chi tiêu chính
phủ có tác động tiêu cực đến TTKT của các quốc gia ở mức ý nghĩa thống kê 10%.
Bên cạnh đó, độ mở thương mại lại cho thấy mối quan hệ cùng chiều với TTKT của
các quốc gia ở mức ý nghĩa thống kê 10%.
Ojede và Yamarik (2012) tiến hành nghiên cứu tác động của cơ cấu thuế đến
TTKT của 48 tiểu bang ở Mỹ trong giai đoạn 1967 - 2008. Mơ hình nghiên cứu của
các tác giả sử dụng thuế thu nhập (bao gồm thuế thu nhập cá nhân và thuế thu nhập
doanh nghiệp), thuế tài sản và thuế tiêu dùng để đại diện cho cơ cấu thuế của các
tiểu bang ở Mỹ. Đồng thời, trong mơ hình nghiên cứu này, các tác giả đo lường
TTKT bởi sự gia tăng trong thu nhập thực của các cá nhân ở tiểu bang, cũng sử
dụng đầu tư nội địa, chi tiêu chính phủ của từng tiểu bang, thâm hụt ngân sách và
thu thuế của từng tiểu bang để đại diện cho các biến độc lập giải thích TTKT của
các tiểu bang. Bằng cách sử dụng mơ hình PMG (Pooled Mean Group) để hồi quy
mơ hình nghiên cứu và tìm thấy rằng cơ cấu thuế và TTKT có mối quan hệ trong
dài hạn ở mức ý nghĩa thống kê 10%. Tuy nhiên, tác động của từng loại thuế đến
TTKT lại có sự khác nhau. Chẳng hạn như thuế tiêu dùng và thuế tài sản thì có ảnh
hưởng tiêu cực đến TTKT ở mức ý nghĩa thống kê 1%. Điều này cho thấy rằng thuế
tiêu dùng và thuế tài sản càng chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong cơ cấu thuế của
các tiểu bang thì sẽ làm suy giảm TTKT của các tiểu bang. Đồng thời, thuế thu nhập
không cho thấy tác động có ý nghĩa thống kê đến TTKT của các tiểu bang. Ngoài
ra, các biến độc lập khác cũng cho thấy tác động đáng kể đến TTKT. Cụ thể, thâm
hụt ngân sách và thu thuế của tiểu bang có tác động tiêu cực đến TTKT của các tiểu
bang ở mức ý nghĩa thống kê 10%. Bên cạnh đó, đầu tư nội địa, chi tiêu chính phủ
của từng tiểu bang lại cho thấy mối quan hệ cùng chiều với TTKT của các tiểu bang
ở mức ý nghĩa thống kê 10%.


15


Szarowska (2013) thực hiện nghiên cứu tác động của cơ cấu thuế đến TTKT
của các quốc gia ở Châu Âu trong giai đoạn 1995 – 2010. Trong đó mẫu nghiên cứu
của tác giả thu thập bao gồm 24 quốc gia ở Châu Âu. Đồng thời, mơ hình nghiên
cứu của tác giả sử dụng thuế thu nhập, thuế tiêu dùng và thuế tài sản để đại diện cho
cơ cấu thuế của các quốc gia ở Châu Âu. Đồng thời, trong mô hình nghiên cứu này,
các tác giả đo lường TTKT bởi sự gia tăng trong GDP. Bằng cách sử dụng phương
pháp hồi quy OLS để ước lượng mơ hình nghiên cứu và tìm thấy rằng cơ cấu thuế
và TTKT có mối quan hệ ở mức ý nghĩa thống kê 10%. Tuy nhiên, tác động của
từng loại thuế đến TTKT lại có sự khác nhau. Chẳng hạn như sự thay đổi trong thuế
thu nhập cá nhân có ảnh hưởng tiêu cực đến TTKT ở mức ý nghĩa thống kê 1%.
Điều này cho thấy rằng chính sách thuế thu nhập cá nhân của các quốc gia càng
thay đổi nhiều thì làm suy giảm TTKT của các quốc gia. Tác giả lập luận kết quả
này như là tác động của sự thay đổi trong thuế thu nhập cá nhân thường có tác động
trực tiếp đến lực lượng lao động, khi sự thay đổi này càng cao thì sẽ có thể làm gia
tăng tỷ lệ thất nghiệp hoặc ý định đi tìm việc làm của các cá nhân trong nền kinh tế.
Cho nên sẽ có thể làm giảm TTKT của quốc gia (Johansosn và các cộng sự, 2008;
Loretz, 2008; Prammer, 2011). Ngoài ra, tác giả cũng tìm thấy rằng thuế tiêu dùng
lại cho thấy tác động tích cực đến TTKT của các quốc gia ở mức ý nghĩa thống kê
10%. Theo các tác giả thuế tiêu dùng dường như ít có tác động bóp méo đến nền
kinh tế hơn thuế thu nhập, do đó có thể làm gia tăng TTKT.
Maceck và Janku (2015) đã tiến hành giải thích tác động của cơ cấu thuế đến
TTKT của các quốc gia trên thế giới trong giai đoạn 2000 – 2012. Trong đó mẫu
nghiên cứu của tác giả bao gồm 15 quốc gia thuộc nhóm quốc gia OECD. Hơn thế
nữa, mơ hình nghiên cứu của tác giả sử dụng thuế thu nhập (bao gồm thuế thu nhập
cá nhân và thuế thu nhập doanh nghiệp), thuế tiêu dùng, và thuế tài sản để đại diện
cho cơ cấu thuế của các quốc gia trong mẫu nghiên cứu. Đồng thời, trong mơ hình
nghiên cứu này, các tác giả đo lường TTKT bởi sự gia tăng trong GDP trên đầu
người, cũng sử dụng đầu tư nội địa, vốn con người và chi tiêu chính phủ để đại diện
cho các biến độc lập giải thích TTKT của các quốc gia. Bằng cách sử dụng phương



16

pháp hồi quy OLS để ước lượng mơ hình nghiên cứu và tìm thấy rằng các yếu tố đại
diện cho cơ cấu thuế có các tác động đến TTKT của các quốc gia ở mức ý nghĩa
thống kê 10%. Tuy nhiên tác động cụ thể của các loại thuế thì có sự khác biệt. Cụ
thể, ở các quốc gia có chất lượng thể chế thấp, thuế thu nhập cho thấy tác động tiêu
cực đến TTKT của các quốc gia ở mức ý nghĩa 1%. Điều này cho thấy rằng các
quốc gia có chất lượng thể chế thấp, khi tỷ trọng thuế thu nhập càng lớn thì sẽ làm
giảm TTKT. Kết quả này có phần tương tự ở các quốc gia có chất lượng thể chế cao
nhưng ở các quốc gia này, thuế tài sản lại thể hiện tác động tích cực có ý nghĩa
thống kê đến TTKT ở mức ý nghĩa thống kê 10%. Điều này cho rằng ở các quốc gia
có chất lượng thể chế cao, thuế tài sản sẽ góp phần thúc đẩy TTKT. Ngồi ra các
biến độc lập khác cũng cho thấy tác động đáng kể đến TTKT. Cụ thể, đầu tư nội địa
thể hiện tác động cùng chiều đến TTKT của các quốc gia bất kể chất lượng thể chế
cao hay thấp ở mức ý nghĩa thống kê 1%. Nhưng chi tiêu chính phủ lại cho thấy tác
động cùng chiều đến TTKT của các quốc gia có chất lượng thể chế cao và ngược lại
phản ánh tác động ngược chiều ở các quốc gia có chất lượng thể chế thấp.
Stoilova (2017) thực hiện đề tài nhằm nghiên cứu tác động của cơ cấu thuế
đến TTKT của các quốc gia thuộc khu vực Châu Âu trong giai đoạn 1996 – 2013.
Trong đó mẫu nghiên cứu của tác giả thu thập bao gồm 28 quốc gia ở Châu Âu.
Đồng thời, mơ hình nghiên cứu của tác giả sử dụng thuế tài sản, thuế thu nhập cá
nhân, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế tiêu dùng và thuế giá trị tăng thêm để đại
diện cho cơ cấu thuế của các quốc gia ở Châu Âu. Đồng thời, trong mơ hình nghiên
cứu này, các tác giả đo lường TTKT bởi sự gia tăng trong GDP. Bằng cách sử dụng
phương pháp hồi quy OLS và hồi quy hai bước (2SLS) để ước lượng mơ hình
nghiên cứu và tìm thấy rằng cơ cấu thuế và TTKT có mối quan hệ ở mức ý nghĩa
thống kê 10%. Tuy nhiên, tác động của từng loại thuế đến TTKT lại có sự khác
nhau. Chẳng hạn như thuế thu nhập cá nhân, thuế tiêu dùng thì có ảnh hưởng tích

cực đến TTKT ở mức ý nghĩa thống kê 1%. Điều này cho thấy rằng thuế thu nhập
cá nhân, thuế tiêu dùng càng chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong cơ cấu thuế của
quốc gia thì sẽ giúp quốc gia kích thích TTKT. Tác giả lập luận kết quả này phù


×