Tải bản đầy đủ (.pdf) (100 trang)

Giáo trình Đăng ký giữ chỗ - CĐ nghề Du lịch Vũng Tàu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.41 MB, 100 trang )

LỜI NÓI ĐẦU
Đăng ký giữ chỗ là một phần rất quan trọng trong nghiệp vụ lễ tân khách sạn. Hiện
nay, với sự phát triển nhanh chóng của cơng nghệ thơng tin và sự đa dạng hóa của các
sản phẩm du lịch và khách sạn, Công việc đăng ký giữ chỗ trong dịch vụ khách sạn đã có
rất nhiều thay đổi. Đa phần các khách sạn ở Việt Nam đã cải tiến và cập nhật thông tin
nhằm phù hợp với thị hiếu, nhu cầu của du khách trong và ngoài nước, phát sinh từ nhu
cầu thực tiễn, một số trường Đại học, Cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp ở nước ta đã
có những khóa đào tạo nghiệp vụ lễ tân cấp độ ASEAN, INTERNATIONAL…nhằm đưa
ra những sản phẩm du lịch có thể dễ dàng hịa nhập với xu hướng phát triển của thế giới.
Để đáp ứng tốt nhu cầu du lịch của du khách, đặc biệt là du khách quốc tế, các đơn vị
kinh doanh du lịch Việt Nam đã nỗ lực gắn kết với các tổ chức du lịch để kịp thời cập
nhật thông tin nhằm phục vụ tốt hơn cho khách hàng của mình.
Đăng ký giữ chỗ là mơn học bắt buộc trong chương trình đào tạo nghề lễ tân khách
sạn. Môn học đăng ký giữ chỗ giúp cho sinh viên hình thành thói quen giao tiếp trong
kinh doanh du lịch, xử lý chứng từ, văn bản, rèn luyện kỹ năng bán hàng, kỹ năng điện
thoại…làm nền tảng cho các môn học tiếp theo.
Xin chân thành cảm ơn những ý kiến đóng góp, phản biện của các chuyên gia
trong thời gian vừa qua để chúng tơi hồn thành giáo trình này.

Giáo trình Đăng ký giữ chỗ

1


MỤC LỤC
Chƣơng 1: Khái niệm đặt buồng và mục đích của đặt buồng
1.1. Khái niệm đặt buồng
1.2. Mục đích của đặt buồng
1.2.1. Đối với khách hàng
1.2.2. Đối với khách sạn
1.3. Các chức danh cho công việc đăng ký giữ chỗ


1.3.1. Trưởng bộ phận
1.3.2. Nhân viên giám sát
1.3.3. Nhân viên đặt buồng
Chƣơng 2: Hạng buồng và loại buồng
2.1. Các tiêu chí phân hạng buồng và loại buồng
2.1.1. Các tiêu chí phân hạng buồng
2.1.2. Các tiêu chí phân loại buồng
2.2. Các hạng buồng
2.3. Các loại buồng
2.3.1. Buồng đơn
2.3.2. Buồng đôi
2.3.3. Buồng 2 giường đơn
2.3.4. Buồng 3 người
2.3.5. Buồng 2 giường lớn
2.3.6. Buồng thượng hạng/Suite
2.3.7. Buồng căn hộ/ Apartment
2.3.8. Studio
2.3.9. Penthouse
2.4. Các loại giường
2.5. Hướng nhìn của buồng

Giáo trình Đăng ký giữ chỗ

2


Chƣơng 3: Các loại mức giá buồng
3.1. Các suất giá lưu trú
3.2. Các loại giá buồng
3.2.1. Giá chuẩn/ Giá công bố

3.2.2. Giá liên kết
3.2.3. Giá theo nhóm đồn
3.2.4. Giá giảm khuyến mãi
3.2.5. Giá trọn gói
3.2.6. Giá theo mùa lễ hội
3.2.7. Giá dành cho trẻ em
3.2.8. Giá sử dụng ban ngày
3.2.9. Giá ưu đãi đặc biệt
Chƣơng 4: Nguồn đặt buồng
4.1. Nguồn đặt buồng phân theo nhóm
4.1.1. Nguồn trực tiếp
4.1.2. Nguồn gián tiếp
4.2. Nguồn đặt buồng chi tiết
4.2.1. Nguồn đặt buồng từ khách riêng lẻ
4.2.2. Nguồn đặt buồng từ khách đi theo nhóm
4.2.3. Nguồn đặt buồng từ hãng lữ hành
4.2.4. Nguồn đặt buồng từ công ty liên kết
4.2.5. Nguồn đặt buồng liên thơng
4.2.6. Nguồn đặt buồng từ các nhóm hoạt động xã hội và tổ chức hội nghị
4.2.7. Nguồn đặt buồng từ các hãng hàng khơng
4.2.8. Nguồn đặt buồng từ văn phịng đặt buồng trung tâm
4.2.9. Nguồn đặt buồng từ đại lý đặt buồng khách sạn
4.2.10. Nguồn đặt buồng từ văn phòng du lịch
4.2.11. Hệ thống phân phối toàn cầu
4.2.12. Internet hoặc mạng website tồn cầu
Giáo trình Đăng ký giữ chỗ

3



Chƣơng 5: Các phƣơng pháp tiếp nhận yêu cầu đặt buồng
5.1. Gặp trực tiếp
5.2. Qua điện thoại
5.3. Bằng văn bản
5.3.1 Qua fax
5.3.2 Qua thư
5.3.3 Qua internet
Chƣơng 6: Các kiểu đặt buồng
6.1. Đặt buồng đảm bảo
6.1.1. Khái niệm và đặc điểm
6.1.2. Hướng dẫn khách thực hiện đặt buồng
6.1.2.1 Đảm bảo bằng bằng hình thức trả trước tồn bộ số tiền th phịng
6.1.2.2. Đảm bảo bằng hình thức đặt cọc (deposit)
6.1.2.3. Đảm bảo bằng thẻ tín dụng (credit card)
6.1.2.4 Đảm bảo bằng uy tín của đại lý du lịch, hãng lữ hành
6.1.2.5 Đảm bảo bằng uy tín của cơ quan, cơng ty gửi khách đến cho khách sạn
6.2. Đặt buồng không đảm bảo
6.2.1. Khái niệm và đặc điểm
6.2.2. Chính sách của khách sạn về đặt buồng khơng bảo đảm
6.3. Đặt buồng có xác nhận
6.3.1. Khái niệm
6.3.2. Đặc điểm
6.4. Đặt buồng vào danh sách chờ
6.4.1. Khái niệm và đặc điểm
6.4.2. Quy trình thực hiện
6.4.3. Chính sách của khách sạn về đặt buồng vào danh sách chờ
6.5. Đặt buồng chuyển tiếp
6.5.1. Khái niệm và đặc điểm
6.5.2. Quy trình thực hiện
Giáo trình Đăng ký giữ chỗ


4


6.6. Đặt buồng cho tương lai
6.6.1. Khái niệm và đặc điểm
6.6.2. Quy trình thực hiện
Chƣơng 7: Các hệ thống đặt buồng
7.1. Hệ thống nhận đặt buồng thủ công
7.1.1. Hệ thống Whitney
7.1.2. Sổ nghiệp vụ, biểu mẫu, sơ đồ hỗ trợ đặt buồng
7.1.2.1. Phiếu nhận đặt buồng
7.1.2.2. Hồ sơ khách hàng
7.1.2.3. Hồ sơ mức giá hợp đồng
7.1.2.4. Nhật ký khách sạn
7.1.2.5. Biểu đồ đặt buồng qui ước
7.1.2.6. Biểu đồ mật độ buồng
7.1.2.7. Bảng sơ đồ buồng
7.1.2.8. Phiếu xác nhận đặt buồng
7.2. Hệ thống đặt buồng được vi tính hóa
7.2.1. Giới thiệu chung
7.2.2. Ưu điểm và hạn chế
Chƣơng 8: Quy trình tiếp nhận và xử lý các yêu cầu đặt buồng
8.1. Nhận đặt buồng cho khách lẻ
8.2. Nhận đặt buồng cho đoàn khách
Chƣơng 9: Các trƣờng hợp đặc biệt của nhận đặt buồng và các công thức thống kê
9.1. Đặt buồng vượt trội
9.1.1. Khái niệm
9.1.2. Mục đích
9.2. Đặt buồng theo danh sách chờ

9.3. Hủy đặt buồng
9.3.1. Hủy đặt buồng không bảo đảm
9.3.2. Hủy đặt buồng bảo đảm
Giáo trình Đăng ký giữ chỗ

5


9.4. Chỉnh sửa đặt buồng
* Các công thức thống kê
1. Dự báo công suất sử dụng buồng
2. Dự báo tỷ lệ % buồng khách đặt nhưng không đến
3. Dự báo tỷ lệ % buồng khách vãng lai (WALK-IN)
4. Dự báo tỷ lệ % buồng khách gia hạn ở thêm (OVERSTAY)
5. Tỷ lệ % buồng khách trả sớm hơn dự kiến (UNDERSTAY)
6. Số khách trung bình mỗi buồng trong ngày cụ thể
7. Giá buồng bình quân trong ngày
8. Giá buồng bình quân cho mỗi khách
9. Tổng số phòng trống vào 01 thời điểm
DANH MỤC CÁC TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ CÔNG VIỆC NHẬN ĐẶT BUỒNG
11.1. Đối với đặt buồng cho khách lẻ
11.1.1. Giải quyết các yêu cầu đặt buồng
11.1.2: Tiếp nhận đặt buồng – Khách đặt trực tiếp qua điện thoại
11.1.3: Tiếp nhận đặt buồng – Điện thoại đặt buồng trung gian
11.1.4: Đặt buồng – Khách hàng thường xuyên
11.1.5: Giữ đặt buồng ở chế độ chờ
11.1.6: Xác nhận lại đặt buồng ở chế độ chờ
11.1.7: Từ chối đặt buồng
11.1.8: Xử lý việc thay đổi đặt buồng
11.1.9: Xử lý việc hủy đặt buồng

11.1.10: Quy định về hủy đặt buồng của khách sạn
11.1.12: Xử lý việc hủy đặt buồng không bảo đảm vào ngày khách đến.
11.1.13: Quy định của khách sạn về xử lý khách đặt buồng nhưng khơng đến
11.1.14: Các chương trình dành cho khách hàng trung thành và khách hàng là hội viên
của hãng hàng không
11.1.15: Bảo đảm đặt buồng – Thẻ tín dụng
11.1.16: Bảo đảm đặt buồng – Cơng ty thanh toán
11.1.17: Bảo đảm đặt buồng – Đặt cọc
11.1.18: Bảo đảm đặt buồng – Phiếu thanh tốn
11.1.19: Các loại thẻ tín dụng được khách sạn chấp nhận
11.1.20: Các loại phiếu thanh toán được khách sạn chấp nhận
11.1.21: Khách gia hạn lưu trú
11.1.22: Các thuật ngữ chung về đặt buồng
11.1.23: Tình trạng đặt buồng
11.1.24: Các tên phổ biến ở các nước
11.2. Đối với đặt giữ buồng cho khách đồn
Giáo trình Đăng ký giữ chỗ

6


11.2.1. Các thuật ngữ nhận đặt giữ buồng cho khách đoàn
11.2. 2. Đánh giá việc đặt giữ buồng cho khách đoàn
11.2.3. Quản lý đặt buồng cho khách đoàn
11.2 4. Xử lý yêu cầu thay đổi đặt buồng cho khách đoàn
11.3. Các nhiệm vụ khác
11.3.1. Xử lý phàn nàn của khách
11.3.2. Bàn giao ca và danh mục kiểm tra giao ca
11.3.3. Lưu hồ sơ đặt buồng
11.3.3.1. Hồ sơ đặt buồng cho khách lẻ

11.3.3.2. Hồ sơ đặt buồng cho khách đoàn
11.3.3.3. Hồ sơ đoàn khách hủy đặt buồng
11.3.4. Quản lý chất lượng của các đặt buồng
11.3.5. Họp giao ban kinh doanh

Giáo trình Đăng ký giữ chỗ

7


Chƣơng 1: KHÁI NIỆM ĐẶT BUỒNG VÀ MỤC ĐÍCH CỦA ĐẶT BUỒNG
1. Khái niệm đặt buồng
- Là sự thỏa thuận giữa khách hàng và khách sạn được thể hiện bằng một (hợp đồng)
cam kết bằng văn bản hoặc bằng miệng mà qua đó khách sạn sẽ cung cấp cho khách loại
buồng, số lượng buồng và các dịch vụ đúng như yêu cầu của khách vào thời gian cụ thể
đã thỏa thuận
- Đặt buồng là giai đoạn đầu tiên của chu trình phục vụ khách nên đóng một vai trị rất
quan trọng vì nó ảnh hưởng đến quyết định của khách hàng trong việc thuê buồng ở ngay
hoặc thuê buồng trong tương lai
- Vai trò của nhân viên đặt buồng là phải đảm bảo được công tác tiếp thị và ứng dụng
nghệ thuật bán hàng để thuyết phục khách mua buồng và các dịch vụ mà khách sạn chào
bán
-Trong nhiều khách sạn (quốc tế), việc đặt buồng do bộ phận quản lý doanh thu thực hiện
với mục đích giảm tải cơng việc cho bộ phận lễ tân đồng thời quản lý tốt hơn doanh thu
của cho khách sạn.
- Bộ phận này sẽ giải quyết cho các đoàn khách và khách du lịch, hội thảo và tiệc, sự di
chuyển của các phi hành đoàn, và cả việc đặt buồng của khách lẻ.
- Một số chuỗi khách sạn có bộ phận đặt buồng dành cho khách lẻ, do một trung tâm
được chuyên môn hóa xử lý.
- Nói chung, nhân viên lễ tân hiện nay chỉ phải giải quyết các công việc đặt buồng ngoài

giờ và đặt buồng tiếp theo các khách (sắp rời khách sạn).
2. Mục đích của đặt buồng
2.1. Đối với khách hàng
- Việc đặt buồng của khách c ng mang lại nhiều thuận lợi về yếu tố tâm lý cho
chính bản thân khách.
- Khách thuê buồng thường từ xa tới và muốn có một chỗ nghỉ chắc chắn do đó
khách đã chủ động đặt buồng để không phải lo chỗ ở trong suốt cuộc hành trình.
Hơn nữa vào những thời điểm đơng khách các khách sạn có thể tăng giá buồng vì
vậy khách thường đặt buồng để đề phịng trường hợp giá buồng tăng đột biến vào
thời gian cao điểm.
- Có khách sạn còn đặt ra một số chế độ ưu đãi đối với các khách đặt buồng sớm .
2.2. Đối với khách sạn
- Giúp khách sạn nắm r lưu lượng khách từ đó có thể hình dung được về khối lượng
công việc trong tương lai
- Tiến hành phân công công việc và tổ chức hoạt động của các bộ phận một cách có hiệu
quả.
Giáo trình Đăng ký giữ chỗ

8


- Đồng thời nhờ đó khách sạn có thể đưa ra giá buồng phù hợp với từng thời điểm (đông
khách hoặc vắng khách) và có biện pháp marketing, tiếp thị có hiệu quả.
- Việc đặt buồng của khách cịn giúp cho việc lên kế hoạch đón tiếp và phục vụ khách
của khách sạn được chu đáo hơn
- Nắm r số lượng khách từ đó có thể chủ động sắp xếp nhân sự
- Chủ động trong đón tiếp và đăng ký khách
- Hoạch định các chính sách về giá dịch vụ, đầu tư cơ sở vật chất phù hợp với từng thời
điểm( đông khách hoặc vắng khách)
3. Các chức danh cho công việc đặt buồng, giữ chỗ:

* Trưởng bộ phận đặt giữ buồng:
• Chức năng
- Điều hành, giám sát cơng việc của bộ phân đặt phịng
• Nhiệm vụ:
- Đánh giá hoạt động của từng ca trực và báo cáo với giám đốc lễ tân hàng ngày
- Động viên, đôn đốc nhân viên làm việc
- Duy trì tốt mối quan hệ giữa các đồng nghiệp
Gương mẫu chấp hành mọi quy định của khách sạn
* Nhân viên giám sát:
• Chức năng
- Giám sát công việc của các nhân viên bộ phân đặt buồng; bao gồm nhận, tiến hành
và xác nhận đặt buồng
• Nhiệm vụ
- Hỗ trợ trưởng bộ phận giám sát nhân viên
- Kiểm tra danh sách khách đến và thư đặt buồng trước 1 ngày khách đến để đảm
bảo tất cả đơn đặt buồng đều chính xác
- In danh sách khách đến trong ngày và sao gửi các bộ phận liên quan
- Duy trì tốt các mối quan hệ bên trong c ng như bên ngoài khách sạn
-

Báo cáo các hoạt động của bộ phận cho trưởng bộ phận

- Động viên đôn đốc nhân viên làm việc
- Gương mẫu chấp hành mọi quy định của khách sạn

Giáo trình Đăng ký giữ chỗ

9



* Nhân viên đặt buồng:
• Chức năng
- Nhận và xác nhận tất cả các đơn đặt buồng
• Nhiệm vụ
- Tiếp nhận và xử lý các yêu cầu đặt buồng
- Chuẩn bị và gửi thư khẳng định đặt buồng
- Phân loại các đơn đặt buồng (khách lẻ, khách đoàn cty, đại lý du lịch, VIP…)
- Lập và bảo quản các hồ sơ đặt buồng
- Sắp xếp hồ sơ đặt buồng theo ngày đến và theo vần
- Thực hiện việc sửa đổi và hủy đặt buồng hoặc nhận lại đặt buồng đã hủy
- Làm báo cáo về tình trạng buồng
- Chuẩn bị danh sách khách đến, đi hằng ngày

Giáo trình Đăng ký giữ chỗ

10


Chƣơng 2: HẠNG BUỒNG VÀ LOẠI BUỒNG
2.1. Các tiêu chí phân hạng buồng và phân loại buồng
2.1.1. Các tiêu chí phân hạng buồng
- Diện tích buồng
- Hướng nhìn của buồng
- Thiết kế và trang thiết bị/ đồ cung cấp miễn phí được lắp đặt
- Vị trí tầng
2.1.2. Các tiêu chí phân loại buồng
- Giá buồng
- Kích cỡ và đặc điểm của giường
- Số lượng giường
- Sức chứa (số lượng khách tối đa có thể lưu trú)

2.2 Các hạng buồng
- Hạng tiêu chuẩn (Standard)

- Hạng cao cấp (Superior)

Giáo trình Đăng ký giữ chỗ

11


- Hạng sang trọng (Deluxe)

- Hạng đặc biệt sang trọng (Suite)

* Xu hướng hiện nay đang xếp hai hạng sang trọng và đặc biệt sang trọng vào cùng một
hạng được gọi là loại buồng đặc biệt (executive room) và thường được phân bổ ở tầng
đặc biệt (executive floor)
Các hạng buồng sang trọng và đặc biệt sang trọng thường được bố trí ở tầng cao và thu
hút một đối tượng khách hàng có khả năng chi trả cao, đặc biệt là khách cơng vụ

Giáo trình Đăng ký giữ chỗ

12


2.3. Các loại buồng
2.3.1. Buồng đơn

- Thuật ngữ: Single room- Từ viết tắt SGL
- Là buồng có 1 giường đơn và đủ điều kiện sinh hoạt tối thiểu cho 1 khách lưu trú

2.3.2 Buồng đôi (Buồng giường lớn )

- Thuật ngữ : Double room- Từ viết tắt DBL
- Là buồng có 1 giường lớn và đủ điều kiện sinh hoạt tối thiểu cho 2 khách lưu trú

Giáo trình Đăng ký giữ chỗ

13


2.3.3 Buồng 2 giường đơn

- Thuật ngữ: Twin room- Từ viết tắt TWN
- Là buồng có 2 giường đơn giống nhau và đủ điều kiện sinh hoạt tối thiểu cho 2 khách
lưu trú
- Thông thường loại buồng này được thiết kế chiếm tỷ lệ lớn trong điều kiện diện tích
cho phép của khách sạn
- Đối tượng khách đoàn hoặc đi theo nhóm thường có nhu cầu thuê loại buồng này vì đặc
trưng 2 giường đơn rất tiện lợi
2.3.4 Buồng 3 người

- Thuật ngữ: Triple room- Từ viết tắt TPL
- Là loại buồng có 1 giường lớn và 1 giường đơn và đủ điều kiện sinh hoạt tối thiểu cho
3 khách lưu trú
- Đối tượng khách đồn hoặc khách gia đình thường có nhu cầu th loại buồng này vì
đặc trưng 1 giường lớn và 1 giường đơn rất tiện lợi phù hợp với số lượng khách đơng, vì
thế buồng này cịn có tên là buồng gia đình
Giáo trình Đăng ký giữ chỗ

14



- Tại Việt nam, thực tế loại buồng 3 người thường bố trí 3 giường đơn rất tiện lợi cho các
đoàn khách nội địa đi du lịch với số lượng lớn
2.3.5 Buồng 2 giường lớn

- Thuật ngữ: Double-Double/Quad- Family room
- Là loại buồng có 2 giường lớn và đủ điều kiện sinh hoạt tối thiểu cho 4 khách lưu trú
- Đối tượng khách gia đình có 2 con nhỏ thường th loại buồng này vì diện tích rộng và
đặc biệt với kết cấu 2 giường lớn có thể chăm sóc con cái dễ dàng
2.3.6. Buồng thượng hạng/Suite

Góc bếp

Bàn làm việc

- Thuật ngữ: Suite- Từ viết tắt STE)
- Là loại buồng được thiết kế bao gồm 1 phòng khách, 1 buồng ngủ và hệ thống nhà vệ
sinh hiện đại, có cả bồn tắm nằm và buồng tắm đứng
- Buồng này thường được thiết kế ở tầng cao, yên tĩnh và có vị trí đẹp tạo cảm giác an
tồn và thoải mái cho khách khi thuê ở
Giáo trình Đăng ký giữ chỗ

15


- Ngồi ra cịn có một loại buồng suite cực kỳ đặc biệt bao gồm cả một hệ thống buồng
ngủ, buồng dành cho cận vệ và bác sĩ riêng, phòng khách, phịng thư giãn, nhà vệ sinh có
bồn tắm jacuzzi. Buồng được thiết kế và trang trí sang trọng. Đây là loại buồng đắt nhất
và c ng nhận được nhiều ưu đãi nhất trong khách sạn và chỉ là buồng duy nhất vì chỉ có

một buồng duy nhất. Buồng này thường dành cho khách cực VIP; Các nguyên thủ quốc
gia; Các vị Đại sứ đặc mệnh Toàn quyền
- Thuật ngữ dùng để chỉ loại buồng này là Presidential Suite
2.3.7 Buồng căn hộ / Apartment

- Thuật ngữ: Apartment – Từ viết tắt là Apt.
- Là loại buồng có ít nhất 2 buồng ngủ, 1 phòng khách, 1 căn bếp và hệ thống nhà vệ sinh
khép kín. Buồng này cịn được thiết kế ở vị trí nhìn ra vườn nên các cửa sổ hầu như được
thiết kế có ban cơng rất đẹp
- Đặc điểm nổi bật của loại buồng này là thường được xây dựng ở vị trí yên tĩnh, cách xa
các địa điểm cung ứng dịch vụ nhằm đảm bảo điều kiện kín đáo cho khách lưu trú
- Đối tượng thuê loại buồng này thường là khách gia đình hoặc các đoàn làm phim và các
diễn viên đang thực hiện chương trình quay phim
2.3.8. Studio
- Là loại buồng được thiết kế theo dạng phòng làm việc của các nhiếp ảnh gia hoặc
xưởng vẽ của họa sĩ
- Buồng này được bố trí 1 giường đơn làm buồng ngủ và ngăn cách bởi một tấm rèm với
khu vực bàn tiếp khách và là nơi làm việc
- Ngồi ra trong buồng cịn được sắp xếp một khu vực bếp cá nhân và hệ thống nhà vệ
sinh khép kín đảm bảo cho sinh hoạt và công việc của một khách lưu trú
- Đối tượng thuê loại buồng này thường là các khách công vụ, các nhà hoạt động xã hội
chuyên làm việc cho các dự án dài ngày tại nước ngồi
Giáo trình Đăng ký giữ chỗ

16


2.3.9. Penthouse:
Phòng penthouse


- Là thuật ngữ chỉ buồng suite ở tầng cao nhất trong các khách sạn cao tầng
- Các khách sạn có từ tầng 8 trở lên mới được xem là khách sạn cao tầng
- Tại các khách sạn lớn, buồng đẹp nhất, tốt nhất và đắt tiền nhất ở tầng trên cùng của
khách sạn c ng được xem là điểm mạnh của khách sạn
2.4. Các loại giường
2.4.1. Giường đơn (single bed) : Có kích thước 2mX 1,2m

Giáo trình Đăng ký giữ chỗ

17


2.4.2. Giường đơi (double bed) : Có kích thước 2mX 1,6m

2.4.3. Giường Hồng đế (King sized bed) : Có kích thước 2mX 2,2m

2.4.4. Giường Nữ hoàng (Queen sized bed) : Có kích thước 2mX 1,8m

Giáo trình Đăng ký giữ chỗ

18


2.4.5. Giường phụ kê thêm có tính tiền (Extra bed) : Có kích thước 2mX 1m

- Loại giường này thường được thiết kế dạng hình xếp rất tiện dụng cho việc lắp đặt và
bố trí khi khách có nhu cầu ở 3 người trong buồng giường lớn
- Giá thuê loại giường này phổ biến bằng 1/5 giá buồng thực tế
2.4.6. Giường nôi/c i cho em bé (Baby cot):


Được thiết kế theo hình dạng chiếc nơi thường dành cho trẻ em dưới 2 tuổi. Đây là loại
giường miễn phí cho em bé dưới 2 tuổi lưu trú cùng bố mẹ
2.5. Hướng nhìn của buồng
Hướng nhìn của buồng c ng là một trong những tiêu chí định giá cho loại buồng đó.
Thơng thường các hướng nhìn ra cảnh thiên nhiên đẹp sẽ có giá trị cao hơn. Các hướng
nhìn của buồng có thể là
- Hướng sông/biển/núi (River view/Sea view/ Mountain view)
- Hướng vườn (Garden view)
- Hướng đường phố (City view)
- Ở góc tầng (at the corner)
- Hướng bể bơi (Pool view)
Giáo trình Đăng ký giữ chỗ

19


Chƣơng 3: CÁC LOẠI MỨC GIÁ BUỒNG
3.1. Các suất gía lưu trú
3.1.1. Giá lưu trú (Accommodation Plan)
- Kiểu Âu (European Plan): chỉ bao gồm tiền buồng
- Kiểu Mỹ (American Plan):

giá buồng và 3 bữa ăn- Full board
- Kiểu Mỹ có chỉnh sửa (Modified American Plan): giá buồng, bữa sáng và một bữa
chính (trưa hoặc tối)- Half board
- Suất giá lục địa (Continental Plan): giá buồng và một bữa ăn sáng
3.1. 2. Các kiểu ăn sáng (Kinds of breakfast):
- Kiểu Anh (English breakfast): thiên về đồ nấu chín và phải có cháo lúa mạch; uống trà
túi lọc sẳn và cà phê (đến 300 loại khác nhau)
- Kiểu Mỹ (American breakfast): thiên về đồ nguội nhưng phải nướng áp chảo lên, uống

cà phê, sữa, nước...
- Kiểu lục địa (Continental breakfast):

Giáo trình Đăng ký giữ chỗ

20


đồ nguội chuẩn bị sẳn, ăn nhiều trái cây tùy theo mùa, thức uống phong phú
* Các loại thức uống thường phục vụ kèm bữa ăn sáng
- Soft drinks: Đồ uống không cồn như Coca-cola, Pepsi....Nước trái cây (fruit juice)
không phải là soft drink
- Long drinks: Các thức uống được pha chế, trộn lẫn như cocktail trong các ly dạng cao
hình trụ (highball)
- Short drinks: giống long drinks nhưng khác nhau về định lượng
- Hot drinks: Các loại thức uống nóng như cacao nóng, cà phê sữa nóng, capuccino,
expresso....
3.1. 3. Các loại thực đơn
- Set menu: Thực đơn cố định sẳn các món ăn, giá được tính theo suất ăn hoặc tổng cộng
các phần ăn được định trước, có thể thay đổi tùy theo mùa nguyên liệu và được áp dụng
trong thời gian dài (tháng/quý)
- A la carte menu: Thực đơn gọi món (chọn món). Danh mục các món ăn và đồ uống
được ghi r giá cho từng món/đĩa. Món ăn được chế biến ngay sau khi khách yêu cầu
(order)
- Table d’hơte: Thực đơn bao gồm món khai vị, món ăn chính, tráng miệng trong đó thực
khách có nhiều chọn lựa cho món chính và có quyền chọn một món mà mình thích hoặc
hợp với khẩu vị riêng
3.2. Các loại giá buồng
3.2.1. Giá chuẩn/ Giá công bố
- Là mức giá cao nhất được niêm yết trên bảng giá tại quầy lễ tân

- Mức giá này thường dành để bán cho khách vãng lai hoặc các khách lần đầu đến thuê
buồng tại khách sạn
- Bảng giá niêm yết mức giá này có thể được thay đổi tùy theo chiến lược và mùa kinh
doanh của khách sạn
3.2.2. Giá liên kết
- Là mức giá mang tính giao hảo dành cho các cơng ty liên kết với khách sạn
- Đại diện công ty và khách sạn đạt được thỏa thuận cụ thể về giá và các điều kiện cung
ứng liên quan đến giá bằng một hợp đồng văn bản
3.2.3. Giá theo nhóm đồn
- Là mức giá khuyến khích dành cho các nhóm đồn muốn thuê buồng tại khách sạn với
số lượng lớn
Giáo trình Đăng ký giữ chỗ

21


- Đại diện nhóm/đồn và khách sạn đạt được thỏa thuận cụ thể về giá và các điều kiện
cung ứng liên quan đến giá bằng một hợp đồng văn bản
- Khách sạn cam kết cung cấp dịch vụ theo đúng yêu cầu của hợp đồng cho các đoàn
khách theo đúng hạn định
3.2.4. Giá giảm khuyến mãi
- Là mức giá giảm đặc biệt thường áp dụng vào các mùa vắng khách
- Mức giá giảm này thường được áp dụng nhằm tối đa hóa doanh thu, ví dụ như ở 3 đêm
trả tiền 2 đêm, giá giảm đặc biệt vào ngày nghỉ cuối tuần
3.2.5. Giá trọn gói
- Mức giá thường được áp dụng cho các chuyến đi du lịch bao gồm các chi phí vận
chuyển, lưu trú và tham quan
3.2.6. Giá theo mùa lễ hội
- Là mức giá áp dụng vào các thời kỳ diễn ra lễ hội tại địa phương
- Mức giá này thường bao gồm các chi phí lưu trú tại khách sạn, vận chuyển đến các địa

điểm lễ hội và vé tham gia các lễ hội in/off
3.2.7. Giá dành cho trẻ em
- Là mức giá áp dụng nhằm khuyến khích các gia đình đưa con cái đi nghỉ hè
- Thường chỉ áp dụng cho các kỳ nghỉ của học đường như nghỉ đông, nghỉ lễ dài ngày,
các lễ hội tơn giáo chính
- Mức giá giảm cịn dược khuyến khích trong việc sử dụng các dịch vụ bổ sung và giải trí
khác tại khách sạn
3.2.8. Giá sử dụng ban ngày
- Mức giá áp dụng cho khách thuê theo giờ vào ban ngày
- Tùy thuộc vào chính sách của khách sạn mà ta có thể tính tỷ lệ phần trăm tương ứng
với giá thuê buồng
- Các khách sạn tại Việt nam thường áp dụng tính 50% giá buồng nếu khách thuê 3-5
tiếng vào mùa cao điểm
- Các đối tượng khách chỉ thuê buồng ở vào ban ngày không được xem là giá sử dụng
ban ngày mà chỉ áp dụng mức giá giảm đặc biệt
3.2.9. Giá ưu đãi đặc biệt (Complementary Rate/ FOC)
- Là mức giá mang tính nội bộ, hồn tồn miễn phí
- Thường dành cho các đối tác đặc biệt như Giám đốc các hãng lữ hành, đại diện các
công ty liên kết đến tìm hiểu khách sạn và tìm cơ hội ký hợp đồng gởi khách đến lưu trú
- Ngoài ra các cựu nhân viên c ng được áp dụng mức giá này khi có dịp lưu trú ngắn
ngày tại khách sạn
Giáo trình Đăng ký giữ chỗ

22


- Việc quyết định áp dụng mức giá này phải được chuẩn y bởi Giám đốc khách sạn hoặc
Giám đốc trực bằng một văn bản quy định được xem như là thỏa thuận về trách nhiệm
thanh tốn


Giáo trình Đăng ký giữ chỗ

23


Chƣơng 4: CÁC NGUỒN ĐẶT BUỒNG
4.1. Các nguồn đặt buồng phân theo nhóm
4.1.1. Nguồn trực tiếp
- Khách tự đặt buồng cho cá nhân hoặc cho một số người theo nhóm nhỏ của mình, tự
thu xếp và thỏa thuận với khách sạn về các điều khoản thuê buồng và dịch vụ theo hợp
đồng và chịu trách nhiệm chi trả toàn bộ chi phí khi sử dụng dịch vụ
- Khơng nhận được phí hoa hồng từ khách sạn
- Giá cả thỏa thuận
4.1.2. Nguồn gián tiếp
- Khách đặt buồng qua trung gian của các hãng lữ hành, văn phòng tour du lịch hoặc
nhân tố thứ ba
- Nhận được tỷ lệ phần trăm hoa hồng nhất định
- Giá cả áp dụng theo hợp đồng chi tiết đã ký bằng văn bản
4.2. Các nguồn đặt buồng chi tiết
4.2.1. Các nguồn khách riêng lẻ
4.2.2. Khách đi theo nhóm /tour
4.2.3. Hãng lữ hành
4.2.4. Cơng ty liên kết
4.2.5. Các cuộc đặt buồng liên thông
- Thường là các yêu cầu đặt buồng được thực hiện giữa các khách sạn trong cùng một tập
đồn hoặc có quan hệ kết nghĩa và gởi khách chuyển nhượng đến cho nhau
- Các khách lưu trú tại các khách sạn cùng tập đoàn thường có lợi thế về đặt buồng khi
họ muốn thức hiện yêu cầu thuê buồng cho điểm đến kế tiếp
4.2.6. Các nhóm hoạt động xã hội và tổ chức hội nghị
- Các yêu cầu đặt buồng dạng này thường dành cho các khách đi theo nhóm và đi dự hội

nghị, hội thảo
- Đặt buồng hội nghị thường có các yêu cầu đặc biệt về sức chứa và trang thiết bị lắp đặt
tại phòng họp hội thảo và phục vụ ăn uống cho số lượng khách lớn
4.2.7. Các hãng hàng không
- Là một hợp đồng đặc biệt dành cho các phi hành đồn của các hãng hàng khơng và
được cụ thể hóa bằng việc dành một số lượng buồng nhất định cho mỗi đêm/ mỗi tuần
- Mức giá áp dụng cho nguồn khách này được giảm đáng kể
Giáo trình Đăng ký giữ chỗ

24


4.2.8. Văn phịng đặt buồng trung tâm
- Các tập đồn khách sạn thường có văn phịng đặt buồng trung tâm
- Trung tâm này nhận tất cả các yêu cầu đặt buồng của khách và gởi yêu cầu đến các
khách sạn trong tập đoàn để xử lý việc tiếp nhận khách
- Thơng thường văn phịng đặt buồng trung tâm thường có số điện thoại miễn phí dù là
điện thoại đường dài cho khách gọi đến để đặt buồng
4.2.9. Đại lý đặt buồng khách sạn
- Là đại diện cho các trung tâm đặt buồng của các khách sạn nhỏ hoặc hệ thống chuỗi
khách sạn nhỏ
4.2.10. Văn phòng du lịch
- Thường là các văn phòng du lịch địa phương cung cấp và xử lý các yêu cầu đặt buồng
cho các khách tham quan tại một địa điểm nhất định nào đó với thời gian ngắn
4.2.11. Hệ thống phân phối toàn cầu
- Hệ thống này được thực hiện nhờ công dụng của mạng máy tính kết nối và chịu trách
nhiệm phân phối buồng khách sạn và vé máy bay
- Các khách sạn phải đăng ký tham gia vào hệ thống này và tải thông tin về số lượng
buồng trống có khả năng cung ứng lên mạng để khách có thể truy cập
- Các hệ thống phân phối tồn cầu có uy tín bao gồm: Apollo, Amadeus, Gallilleo,

Sabre...
4.2.12. Internet hoặc mạng website toàn cầu
- Các khách sạn đã cập nhật thông tin điện tử và tạo trang web riêng của mình để khách
hàng có thể tự truy cập nhanh và dễ dàng trong việc mua buồng tại khách sạn

Giáo trình Đăng ký giữ chỗ

25


×