Tải bản đầy đủ (.pdf) (178 trang)

Luận án Tiến sĩ Lâm nghiệp: Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn nhằm đề xuất giải pháp thực hiện chương trình REDD+ tại tỉnh Điện Biên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.84 MB, 178 trang )

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

LÃ NGUYÊN KHANG

NGHIÊN CỨU CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN NHẰM
ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP THỰC HIỆN CHƢƠNG TRÌNH REDD+
TẠI TỈNH ĐIỆN BIÊN

Chuyên ngành: Lâm sinh
Mã số: 62.62.02.05

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LÂM NGHIỆP

Hà Nội - 2015
i


BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

LÃ NGUYÊN KHANG

NGHIÊN CỨU CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN NHẰM
ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP THỰC HIỆN CHƢƠNG TRÌNH REDD+
TẠI TỈNH ĐIỆN BIÊN

Chuyên ngành: Lâm sinh
Mã số: 62.62.02.05



LUẬN ÁN TIẾN SĨ LÂM NGHIỆP

HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS. TS. TRẦN QUANG BẢO
2. PGS. TS. BẾ MINH CHÂU

Hà Nội - 2015
ii


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận án Tiến sĩ Lâm nghiệp “Nghiên cứu cơ sở khoa học
và thực tiễn nhằm đề xuất giải pháp thực hiện chƣơng trình REDD+ tại tỉnh
Điện Biên” mã số 62.62.02.05 là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Tôi xin cam
đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong Luận án là hoàn toàn trung thực và chƣa
từng đƣợc công bố trong bất kỳ cơng trình nào khác dƣới mọi hình thức.
Tơi xin chịu trách nhiệm trƣớc Hội đồng Bảo vệ Luận án Tiến sĩ về lời cam
đoan của mình.
Xuân Mai, tháng

năm 2015

Tác giả luận án

Lã Nguyên Khang

i



LỜI CẢM ƠN
Luận án Tiến sĩ “Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn nhằm đề xuất

giải pháp thực hiện chƣơng trình REDD+ tại tỉnh Điện Biên” mã số
62.62.02.05 là cơng trình nghiên cứu đầu tiên tại Việt Nam về cơ sở khoa học và
thực tiễn nhằm đề xuất giải pháp thực hiện chƣơng trình REDD+ ở quy mơ cấp tỉnh
một cách hệ thống. Trong quá trình thực hiện tác giả đã gặp khơng ít những khó
khăn, nhƣng với sự nỗ lực của bản thân và sự giúp đỡ tận tình của các Thầy, Cơ
giáo cùng các đồng nghiệp và gia đình đến nay Luận án đã hồn thành nội dung
nghiên cứu và đạt đƣợc mục tiêu đặt ra.
Nhân dịp này, Tơi xin đặc biệt bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến hai Thầy/cô giáo
hƣớng dẫn là PGS.TS. Trần Quang Bảo và PGS.TS. Bế Minh Châu; cùng các nhà
khoa học GS.TS. Vƣơng Văn Quỳnh, PGS.TS. Phạm Xuân Hoàn, PGS.TS. Bảo
Huy, TS. Đỗ Xuân Lân, PGS.TS. Phùng văn Khoa, TS. Lê Xn Trƣờng, TS.
Nguyễn Trọng Bình đã hết lịng dìu dắt, định hƣớng, tận tình hƣớng dẫn và cung
cấp nhiều tài liệu có giá trị khoa học và thực tiễn để tơi hồn thành Luận án.
Tơi xin chân thành cảm ơn tới Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo sau Đại học,
Viện Sinh thái rừng và Môi trƣờng, Bộ môn Cơng nghệ Mơi trƣờng …đã tận tình
giúp đỡ, tạo điều kiện và dành thời gian cung cấp thông tin cho tôi trong thời gian
tôi thực hiện Luận án.
Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lịng kính trọng và biết ơn tới tồn thể gia đình và
những ngƣời thân đã ln động viên và tạo điều kiện thuận lợi về vật chất, tinh thần
cho tôi trong suốt thời gian qua.
Xuân Mai, tháng

năm 2015

Lã Nguyên Khang

ii



DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ADB
AFOLU
BĐKH
BV&PTR
BVR
CDM
CIFOR
COP
CFM
DLST
NDT
DVMTR
FAO
GDP
FSIV
FIPI
USD
UN
UBND
UNFCCC
PES
ICRAF
IPCC
IUCN
JICA
JI
REDD

REDD+

IEF
GHG
SNV

Ngân hàng Phát triển Châu Á
Nơng nghiệp, lâm nghiệp và các ngành khác có sử dụng đất
Biến đổi khí hậu
Bảo vệ và Phát triển rừng
Bảo vệ rừng
Cơ chế phát triển sạch
Trung tâm nghiên cứu lâm nghiệp quốc tế
Hội nghị các bên tham gia Công ƣớc khung của Liên hợp quốc
về biến đổi khí hậu
Quản lý rừng cộng đồng
Du lịch sinh thái
Nhân dân tệ
Dịch vụ môi trƣờng rừng
Tổ chức lƣơng thực và nông nghiệp của Liên hợp quốc
Tổng sản phẩm quốc nội
Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
Viện Điều tra Quy hoạch rừng
Đô la Mỹ
Liên hợp quốc
Ủy ban nhân dân
Công ƣớc khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu
Cơ chế chi trả dịch vụ môi trƣờng rừng
Tổ chức nghiên cứu nông lâm thế giới
Uỷ ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu

Tổ chức bảo tồn thiên nhiên quốc tế
Văn phòng hợp tác quốc tế Nhật Bản
Cơ chế đồng thực hiện
Giảm phát thải từ mất rừng và suy thoái rừng ở các nƣớc đang
phát triển
Giảm phát thải từ mất rừng và suy thoái rừng; bảo tồn, nâng cao
trữ lƣợng carbon rừng và quản lý rừng bền vững ở các nƣớc
đang phát triển
Cơ chế buôn bán quyền phát thải
Khí gây hiệu ứng nhà kính
Tổ chức phát triển Hà Lan

iii


SFM
NTP-RCC
NN&PTNT
NRP
TNU
VRO
VNFOREST
VFU
WWF

Quản lý rừng bền vững
Chƣơng trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu
Nơng nghiệp và Phát triển nơng thơn
Chƣơng trình REDD+ quốc gia
Trƣờng Đại học Tây Nguyên

Văn phòng REDD+ Việt Nam
Tổng cục Lâm nghiệp
Trƣờng Đại học Lâm nghiệp Việt Nam
Quỹ Bảo tồn động vật hoang dã thế giới

iv


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA............................................................................................. Trang
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................ i
LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................ii
MỤC LỤC ................................................................................................................... v
DANH MỤC CÁC BẢNG........................................................................................vii
DANH MỤC CÁC HÌNH .......................................................................................... ix
MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 1
1. Sự cần thiết của luận án ....................................................................................... 1
2. Mục tiêu của luận án ............................................................................................ 3
2.1. Mục tiêu tổng quát .........................................................................................3
2.2. Mục tiêu cụ thể ..............................................................................................3
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận án .................................................... 3
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu ....................................................................................3
3.2. Phạm vị nghiên cứu của luận án ....................................................................3
4. Những đóng góp mới của luận án ........................................................................ 4
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn ............................................................................. 4
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ............................................. 5
1.1. Trên thế giới ...................................................................................................... 5
1.1.1. Một số khái niệm cơ bản có liên quan ........................................................5
1.1.2. Nghiên cứu về giá trị môi trƣờng và khả năng hấp thụ carbon của rừng ...6
1.1.3. Các vấn đề liên quan trong thực hiện REDD+ .........................................12

1.2. Ở Việt Nam ..................................................................................................... 16
1.2.1. Các khái niệm về rừng và dịch vụ môi trƣờng rừng.................................16
1.2.2. Nghiên cứu về dịch vụ môi trƣờng và khả năng hấp thụ carbon của rừng
............................................................................................................................17
1.2.3. Tình hình phát triển lâm nghiệp và tiềm năng của REDD+ .....................20
1.2.4. Nguyên nhân chủ yếu gây mất rừng và suy thoái rừng ở Việt Nam ........22
1.2.5. REDD+ và ứng phó với BĐKH ở Việt Nam ............................................29
1.3. Tình hình thực hiện REDD+ ........................................................................... 32
1.3.1. Tình hình triển khai REDD+ tại Việt Nam ..............................................32
1.3.2. Tình hình triển khai REDD+ tại tỉnh Điện Biên.......................................34
CHƢƠNG 2. NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................... 37

v


2.1. Nội dung nghiên cứu ....................................................................................... 37
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu ................................................................................ 37
2.2.1. Phƣơng pháp tiếp cận ...............................................................................37
2.2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu ..........................................................................40
CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .................................. 54
3.1. Đặc điểm diễn biến tài nguyên rừng giai đoạn 1990 - 2010 tại Điện Biên .... 54
3.1.1. Đặc điểm diễn biến tài nguyên rừng tỉnh Điện Biên ................................54
3.1.2. Đặc điểm diễn biến tài nguyên rừng khu vực nghiên cứu ........................58
3.2. Ảnh hƣởng của điều kiện kinh tế, xã hội đến mất rừng và suy thoái rừng tại
Điện Biên. .............................................................................................................. 69
3.2.1. Nguyên nhân dẫn đến mất rừng và suy thối rừng ở khu vực nghiên cứu
............................................................................................................................69
3.2.2. Mơ hình hóa ảnh hƣởng của các yếu tố kinh tế - xã hội đến mất rừng ở
Điện Biên. ...........................................................................................................74
3.3. Phân vùng ƣu tiên thực hiện các hoạt động của REDD+ ở Điện Biên ........... 78

3.3.1. Quỹ đất tiềm năng cho các hoạt động REDD+ ........................................78
3.3.2. Ảnh hƣởng của điều kiện kinh tế - xã hội đến việc thực hiện REDD+ ....83
3.3.3. Phân vùng ƣu tiên cho các hoạt động REDD+ ở Điện Biên ....................91
3.4. Đề xuất giải pháp thực hiện Chƣơng trình REDD+ ở Điện Biên ................. 104
3.4.1. Giải pháp giảm thiểu mất rừng và suy thoái rừng ở Điện Biên ..............104
3.4.2. Giải pháp thực hiện chƣơng trình REDD+ ở Điện Biên ........................112
KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KHUYẾN NGHỊ ....................................................... 114
Kết luận: ............................................................................................................... 114
Tồn tại và Khuyến nghị: ...................................................................................... 116
DANH MỤC CÁC BÀI BÁO ĐÃ CÔNG BỐ ....................................................... 117
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... 118
PHỤ LỤC ................................................................................................................ 128

vi


DANH MỤC CÁC BẢNG

TT

Tên bảng

Trang

Bảng 1.1. Phạm vi dự kiến các hoạt động có thể cấp tín chỉ của REDD .................. 14
Bảng 1.2. Hiện trạng diện tích rừng theo chủ quản lý năm 2013 ............................. 21
Bảng 1.3. Diện tích rừng bị cháy trong giai đoạn 1992-2012 ................................... 28
Bảng 2.1. Danh sách 40 xã nghiên cứu thuộc 7 huyện của tỉnh Điện Biên .............. 43
Bảng 2.2. Bảng mã hóa hiện trạng rừng phục vụ phân tích biến động sử dụng đất/độ
che phủ rừng…………………………………………………………………...…...47

Bảng 2.3. Ví dụ về kết quả phân tích biến động sử dụng đất của xã Sen Thƣợng,
huyện Mƣờng Nhé giai đoạn 2000-2010 .................................................................. 45
Bảng 2.4. Cơ sở dữ liệu của phƣơng trình hồi quy đa biến yi = f(xj) ....................... 49
Bảng 3.1. Diện tích rừng ở các huyện huyện tỉnh Điện Biên từ 1990 -2010............ 54
Bảng 3.2. Diện tích rừng tăng lên và mất đi ở Điện Biên giai đoạn 1990 - 2010..... 55
Bảng 3.3. Kết quả phân tích biến động sử dụng đất của tỉnh Điện Biên giai đoạn
1990 – 2000 ............................................................................................................... 56
Bảng 3.4. Kết quả phân tích biến động sử dụng đất của tỉnh Điện Biên giai đoạn
2000 - 2010 ............................................................................................................... 56
Bảng 3.5. Biến động sử dụng đất tại các xã nghiên cứu của huyện Điện Biên giai
đoạn 1990 – 2010 ...................................................................................................... 58
Bảng 3.6. Biến động sử dụng đất tại các xã nghiên cứu của huyện Điện Biên Đông,
giai đoạn 1990 – 2010 ............................................................................................... 59
Bảng 3.7. Biến động sử dụng đất tại các xã nghiên cứu của huyện Mƣờng Ảng giai
đoạn 1990 – 2010 ...................................................................................................... 61
Bảng 3.8. Biến động sử dụng đất tại các xã nghiên cứu của huyện Mƣờng Chà giai
đoạn 1990 – 2010 ...................................................................................................... 62
Bảng 3.9. Biến động sử dụng đất tại các xã nghiên cứu của huyện Mƣờng Nhé giai
đoạn 1990 – 2010 ...................................................................................................... 63
Bảng 3.10. Biến động sử dụng đất tại các xã nghiên cứu của huyện Tủa Chùa giai
đoạn 1990 – 2010 ...................................................................................................... 65
Bảng 3.11. Biến động sử dụng đất tại các xã nghiên cứu của huyện Tuần Giáo giai
đoạn 1990 – 2010 ...................................................................................................... 66

vii


Bảng 3.12. Kết quả lựa chọn mơ hình ảnh hƣởng của các yếu tố kinh tế - xã hội đến
mất rừng, suy thoái rừng ở Điện Biên giai đoạn 1990 - 2000 .................................. 74
Bảng 3.13. Kết quả lựa chọn mô hình ảnh hƣởng của các yếu tố kinh tế - xã hội đến

mất rừng, suy thoái rừng ở Điện Biên giai đoạn 2000 - 2010 .................................. 76
Bảng 3.14. Quỹ đất cho hoạt động REDD+ ở các xã nghiên cứu tại tỉnh Điện Biên80
Bảng 3.15. Mức độ chấp nhận của xã hội đối với các .............................................. 84
hoạt động tiềm năng của REDD+ ............................................................................. 84
Bảng 3.16. Giá trị sản xuất nƣơng rẫy của một số loài cây trồng ở Điện Biên ........ 88
Bảng 3.17. Thu nhập bình quân từ các loại cây trồng tính cả chu kỳ 7 năm ............ 89
Bảng 3.18. Danh sách các xã đƣợc lựa chọn thực hiện hoạt động trồng rừng.......... 91
Bảng 3.19. Danh sách các xã đƣợc lựa chọn thực hiện hoạt động bảo vệ rừng ....... 94
Bảng 4.20. Danh sách các xã đƣợc lựa chọn thực hiện hoạt động trồng cao su ....... 96
Bảng 3.21. Danh sách các xã đƣợc lựa chọn thực hiện mơ hình NLKH .................. 98
Bảng 3.22. Bảng quy hoạch thực hiện các hoạt động tiềm năng cho chƣơng trình
REDD+ ở các xã nghiên cứu thuộc tỉnh Điện Biên ................................................ 101
Bảng 3.23. Các hoạt động REDD+ tiềm năng ở 40 xã nghiên cứu ........................ 104

viii


DANH MỤC CÁC HÌNH

TT

Tên hình

Trang

Hình 1.1. Diễn biến diện tích các loại rừng từ năm 2005 đến 2013 ......................... 21
Hình 2.1. Phƣơng pháp tiếp cận theo mục tiêu và nội dung nghiên cứu .................. 39
Hình 2.2. Vị trí 40 xã đƣợc chọn nghiên cứu ở Điện Biên ....................................... 42
Hình 2.3. Bản đồ thể hiện các khu vực tăng/mất rừng theo đơn vị xã ...................... 46
Hình 2.4. Sơ đồ cây vấn đề phân tích nguyên nhân gây mất rừng và ....................... 47

suy thoái rừng với sự tham gia của các bên liên quan .............................................. 47
Hình 2.5. Sơ đồ xác định các giải pháp giảm mất rừng và suy thoái rừng ............... 52
Hình 2.6. Sơ đồ xác định giải pháp giảm mất rừng và suy thối rừng ..................... 53
Hình 3.1. Diễn biến rừng ở các huyện của tỉnh Điện Biên từ năm 1990 - 2010....... 54
Hình 3.2. Biến động hiện trạng rừng ở Điện Biên giai đoạn 1990 - 2010 ................ 57
Hình 3.3. Biến động diện tích các loại rừng tại các xã nghiên cứu của huyện Điện
Biên giai đoạn 1990 - 2010 ....................................................................................... 59
Hình 3.4. Biến động diện tích các loại rừng tại các ở xã nghiên cứu của Điện Biên
Đông giai đoạn 1990 - 2010 ...................................................................................... 60
Hình 3.5. Biến động diện tích các loại rừng tại các ở xã nghiên cứu của huyện
Mƣờng Ảng giai đoạn 1990 - 2010 ........................................................................... 61
Hình 3.6. Biến động diện tích các loại rừng tại các ở xã nghiên cứu của Mƣờng Chà
giai đoạn 1990 - 2010 ................................................................................................ 62
Hình 3.7. Biến động diện tích các loại rừng tại các ở xã nghiên cứu của huyện
Mƣờng Nhé giai đoạn 1990 - 2010 ........................................................................... 65
Hình 3.8. Biến động diện tích các loại rừng tại các ở xã nghiên cứu của huyện Tủa
Chùa giai đoạn 1990 - 2010 ...................................................................................... 66
Hình 3.9. Biến động diện tích các loại rừng tại các ở xã nghiên cứu của huyện Tuần
Giáo giai đoạn 1990 - 2010 ....................................................................................... 67
Hình 3.10. Bản đồ thay đổi độ che phủ của 40 xã nghiên cứu ở Điện Biên ............. 68
Hình 3.11. Bản đồ thể hiện vị trí mất rừng tại Leng Su Sìn – Mƣờng Nhé .............. 69
Hình 3.12. Một số hình ảnh khảo sát hiện trƣờng ..................................................... 71
Hình 3.13. Tỷ lệ % mức độ ảnh hƣởng của các nguyên nhân trực tiếp đến mất rừng
theo diện tích rừng bị mất ......................................................................................... 72
ix


Hình 3.14. Sơ đồ cây vấn đề nguyên nhân gây mất rừng và suy thoái rừng ............ 73
với sự tham gia của các bên liên quan ...................................................................... 73
Hình 3.15. Bản đồ quỹ đất tiềm năng cho REDD+ của các huyện ở tỉnh Điện Biên79

Hình 3.16: Mức chấp nhận các hoạt động REDD+ theo dân tộc .............................. 86
Hình 3.17. Bảng đồ phân vùng ƣu tiên thực hiện các hoạt động cho Chƣơng trình
REDD+ tại Điện Biên ............................................................................................. 103
Hình 3.18. Hệ thống giải pháp giảm mất rừng và suy thoái rừng ở Điện Biên…..109

x


MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của luận án
Việt Nam đƣợc đánh giá là một trong những quốc gia bị ảnh hƣởng nặng nề
nhất của biến đổi khí hậu (BĐKH), trong đó đồng bằng sơng Cửu Long là một trong
ba đồng bằng trên thế giới dễ bị tổn thƣơng nhất do nƣớc biển dâng. Theo các kịch
bản BĐKH, vào cuối thế kỷ 21, nhiệt độ trung bình năm ở nƣớc ta tăng khoảng 2 3oC, tổng lƣợng mƣa năm và lƣợng mƣa trong mùa mƣa tăng, trong khi đó lƣợng
mƣa vào mùa khơ lại giảm, mực nƣớc biển có thể dâng khoảng từ 75 cm đến 1 m so
với thời kỳ 1980 - 1999. Nếu mực nƣớc biển dâng cao 1m, sẽ có khoảng 40% diện
tích đồng bằng sơng Cửu Long, 11% diện tích đồng bằng sơng Hồng và 3% diện
tích của các tỉnh khác thuộc vùng ven biển sẽ bị ngập, khoảng 10 - 12% dân số
nƣớc ta bị ảnh hƣởng trực tiếp và tổn thất khoảng 10% GDP. Tác động của BĐKH
đối với nƣớc ta là rất nghiêm trọng, là nguy cơ hiện hữu cho mục tiêu xố đói giảm
nghèo, cho việc thực hiện các mục tiêu thiên niên kỷ và sự phát triển bền vững của đất
nƣớc (Quyết định 2139/QĐ-TTg) [23].
Lâm nghiệp là một ngành kinh tế kỹ thuật đặc thù, giữ vai trò đặc biệt quan
trọng trong bảo vệ môi trƣờng và phát triển bền vững đất nƣớc. Nghề rừng là nghề
tạo ra một loại tài nguyên thiên nhiên có thể tái tạo đƣợc, có giá trị phòng hộ đầu
nguồn, phòng hộ ven biển, giúp điều hòa khí hậu, điều tiết nguồn nƣớc, hạn chế xói
mịn, rửa trôi, sạt lở, hạn chế thiên tai lũ lụt, hạn hán, chống thối hóa đất và hoang
mạc hóa, góp phần bảo tồn đa dạng sinh học, cung cấp nguồn nhiên liệu sinh học
thay thế nhiên liệu hóa thạch, giảm phát thải khí nhà kính và ứng phó tích cực, hiệu
quả với BĐKH toàn cầu.

Tuy nhiên, tài nguyên rừng ở Việt Nam nói riêng và trên thế giới nói chung
chƣa đƣợc quản lý bền vững. Theo báo cáo của Ủy ban liên chính phủ về BĐKH
của Liên hợp quốc, mất rừng và suy thoái rừng trên thế giới đã làm phát thải khoảng
17,3% tổng lƣợng khí gây hiệu ứng nhà kính, đứng thứ hai sau ngành năng lƣợng
(IPCC, 2007) [94]. Nhƣ vậy, việc quản lý rừng không bền vững đã và đang góp
phần gia tăng phát thải, làm tăng thêm tính cực đoan của khí hậu, thời tiết tồn cầu
và là một trong những nguyên nhân dẫn tới BĐKH.
Ở Việt Nam, mất rừng và chuyển đổi mục đích sử dụng đất lâm nghiệp ƣớc
tính làm phát thải 19,38 triệu tấn CO2, chiếm 18,7% tổng lƣợng khí phát thải ở Việt
1


Nam (Vietnam Initial NatCom, 2003 - dẫn theo Phạm Minh Thoa, Phạm Mạnh
Cƣờng, 2008) [64]. Độ che phủ của rừng thấp và chất lƣợng rừng không cao làm
giảm khả năng hấp thụ khí gây hiệu ứng nhà kính thải ra từ các ngành sản xuất
khác, ảnh hƣởng tới khí hậu, thời tiết ở các vùng miền trên toàn quốc, làm tăng tần
suất thiên tai, gây ra rét đậm rét hại, làm tăng nhiệt độ và nƣớc biến dâng, gây triều
cƣờng và nhiễm mặn, nhiễm phèn trên diện rộng, đẩy nhanh q trình hoang mạc
hóa và tăng tính cực đoan cả về cƣờng độ và tần suất của hạn hán.
Việt Nam là một trong số các nƣớc trên thế giới giàu có về đa dạng sinh học.
Đất lâm nghiệp chiếm gần 50% diện tích lãnh thổ và là nơi sinh sống của trên 25
triệu dân - trong đó có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số. Nhận thức đƣợc những tác
động tiêu cực của BĐKH và vai trò của ngành lâm nghiệp đối với sự phát triển bền
vững của đất nƣớc, Việt Nam đã sớm ký kết tham gia Công ƣớc khung của Liên
hợp quốc về BĐKH, ban hành một loạt chính sách, văn bản pháp lý cũng nhƣ các
chƣơng trình để thích ứng và giảm thiểu phát thải khí nhà kính (GHG). Việt Nam đã
chủ động tham gia thực hiện sáng kiến giảm phát thải từ giảm mất rừng và giảm suy
thối rừng, đồng thời khuyến khích hoạt động bảo tồn, quản lý bền vững rừng và
tăng cƣờng trữ lƣợng carbon rừng (gọi là REDD+).
Việc thực hiện REDD+ sẽ đem lại lợi ích nhiều mặt cả về kinh tế - xã hội và

môi trƣờng, là cơ hội để Việt Nam thực hiện thành công quy hoạch bảo vệ và phát
triển rừng (BV&PTR) giai đoạn 2011 – 2020. Tuy nhiên, REDD+ là một vấn đề
mới và phức tạp, nhiều vấn đề về kỹ thuật hiện còn đang đƣợc đàm phán, cách tiếp
cận và phƣơng pháp thực hiện REDD+ với mỗi địa phƣơng cụ thể, việc lồng ghép
REDD+ với các chƣơng trình/dự án đã và đang đƣợc triển khai nhƣ thế nào trong
thực hiện nhiệm vụ BV&PTR đang là câu hỏi đƣợc đặt ra cho các nhà quản lý từ
Trung ƣơng đến địa phƣơng.
Điện Biên là tỉnh nằm ở vùng núi phía Tây Bắc của Việt Nam có tiềm năng
lớn trong phát triển sản xuất lâm nghiệp. Trong những năm gần đây, đƣợc sự quan
tâm của các cấp từ Trung ƣơng đến địa phƣơng nên Điện Biên là tỉnh đƣợc lựa chọn
để thực hiện thí điểm chƣơng trình REDD+. Tuy nhiên, do REDD+ là vấn đề mới vì
vậy trong quá trình triển khai các hoạt động thí điểm cịn nhiều vấn đề vƣớng mắc
về cơ sở khoa học và thực tiễn. Vì lý do trên, luận án “Nghiên cứu cơ sở khoa học

2


và thực tiễn nhằm đề xuất giải pháp thực hiện chƣơng trình REDD+ tại tỉnh
Điện Biên” đã đƣợc thực hiện.
2. Mục tiêu của luận án
2.1. Mục tiêu tổng quát
Góp phần xác định đƣợc cơ sở khoa học và thực tiễn nhằm đề xuất các giải
pháp nhằm giảm phát thải thông qua giảm mất rừng, giảm suy thoái rừng và bảo
tồn, quản lý rừng bền vững ở Việt Nam.
2.2. Mục tiêu cụ thể
Để làm rõ cơ sở khoa học và thực tiễn nhằm đề xuất giải pháp thực hiện
Chƣơng trình REDD+ ở Điện Biên, Luận án xác định các mục tiêu cụ thể nhƣ sau:
- Đánh giá đƣợc đặc điểm diễn biến tài nguyên rừng giai đoạn 1990 – 2010,
nguyên nhân dẫn đến mất rừng và suy thoái rừng ở tỉnh Điện Biên.
- Xác định, phân vùng thực hiện các hoạt động ƣu tiên và đề xuất các giải

pháp triển khai thực hiện chƣơng trình REDD+ ở quy mơ cấp xã tại tỉnh Điện Biên.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận án
3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Tài nguyên rừng và đất rừng đƣợc quy hoạch cho sản xuất lâm nghiệp
- Các hoạt động kinh tế xã hội liên quan đến diễn biến tài nguyên rừng
3.2. Phạm vị nghiên cứu của luận án
- Không gian: Các nghiên cứu nhằm đánh giá đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã
hội liên quan đến diễn biến tài nguyên rừng, nguyên nhân mất rừng và suy thoái
rừng đƣợc thực hiện ở 40 xã đại diện trong tổng số 130 xã, phƣờng và thị trấn ở 9
huyện, thị xã và thành phố của tỉnh Điện Biên
- Thời gian: Đánh giá diễn biến tài nguyên rừng, phân tích các nguyên nhân
dẫn đến mất rừng và suy thối rừng trong giai đoạn 1990-2010.
Trong q trình thực hiện luận án tác giả là thành viên chính tham gia các
cơng trình sau:
+ Điều tra đặc điểm tự nhiên và kinh tế xã hội tỉnh Điện Biên nhằm thực thi
chƣơng trình REDD+”. Chƣơng trình phối hợp giữa Trƣờng Đại học Lâm nghiệp và
Tổ chức JICA – Nhật Bản, thực hiện năm 2011.
+ Điều tra xác định nguyên nhân dẫn đến mất rừng, suy thoái rừng và động
lực cho phát triển rừng (trồng rừng/phục hồi rừng) ở tỉnh Điện Biên. Chƣơng trình
3


phối hợp giữa Trƣờng Đại học Lâm nghiệp và Tổ chức JICA – Nhật Bản, thực hiện
năm 2012.
Tác giả đã kế thừa một phần số liệu điều tra hiện trƣờng từ các cơng trình
nêu trên để phục vụ q trình nghiên cứu.
4. Những đóng góp mới của luận án
Luận án nghiên cứu một cách hệ thống về cơ sở khoa học và thực tiễn nhằm đề
xuất giải pháp triển khai chƣơng trình REDD+ ở quy mơ cấp tỉnh. Kết quả của luận
án đã có những đóng góp mới nhƣ sau:

- Đánh giá đƣợc đặc điểm diễn biến tài nguyên rừng thơng qua phân tích tác
động tác động của các yếu tố kính tế - xã hội làm cơ sở để mơ hình hóa đƣợc mối
quan hệ giữa các yếu tố này.
- Xây dựng đƣợc bản đồ phân vùng các hoạt động ƣu tiên của chƣơng trình
REDD+ và đề xuất đƣợc các giải pháp thực hiện cụ thể đến quy mô cấp xã tại Điện
Biên.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
5.1. Ý nghĩa khoa học
- Luận án đã xác định đƣợc mơ hình tối ƣu phản ánh mối liên hệ giữa việc mất
rừng với một số yếu tố kinh tế - xã hội trong giai đoạn 1990 – 2010.
- Luận án đã góp phần bổ sung những hiểu biết về chƣơng trình giảm phát thải
khí nhà kính thơng qua nỗ lực giảm mất rừng và suy thoái rừng, bảo tồn trữ lƣợng
các bon của rừng, quản lý rừng bền vững và tăng cƣờng trữ lƣợng các bon của rừng
(REDD+).
5.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Luận án đã xác định đƣợc một số hoạt động tiềm năng cho REDD+ tại Điện
Biên có tính khả thi.
- Đã xây dựng đƣợc một số giải pháp nhằm ngăn chặn và giảm thiểu việc mất
rừng và suy thối rừng tại Điện Biên.
- Luận án có thể đƣợc sử dụng nhƣ một tài liệu tham khảo hữu ích phục vụ
công tác giảng dạy, nghiên cứu khoa học, học tập của đội ngũ giảng viên, nghiên
cứu viên và sinh viên của các trƣờng có đào tạo về lĩnh vực lâm nghiệp và biến đổi
khí hậu.

4


CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Trên thế giới

1.1.1. Một số khái niệm cơ bản có liên quan
1.1.1.1. REDD là gì?
REDD là chữ viết tắt tiếng anh ―Reduced Emission from Deforestation and
Forest Degradation‖ có nghĩa là Giảm phát thải khí nhà kính từ giảm mất rừng và
suy thối rừng và REDD đƣợc thực hiện ở các nƣớc phát triển trong đó có Việt
Nam. REDD là một cơ chế thuộc Công ƣớc khung của Liên hiệp quốc về BĐKH
(UNFCCC) nhằm giảm phát thải gây ra từ mất rừng và suy thoái rừng. REDD bao
gồm một dải rộng các cách tiếp cận và hành động để giảm phát thải, những ý tƣởng
cốt lõi của sáng kiến REDD lại đƣợc xây dựng dựa trên cơ chế khen thƣởng, dựa
trên kết quả thực hiện đối với các dự án và quốc gia thực hiện giảm phát thải
(CIFOR, 2008) [29].
1.1.1.2. REDD+ là gì?
Hội nghị các bên tham gia COP 16 tại Cancun, 2010 các nƣớc đã thống nhất
và bổ sung thêm 3 nội dung cho REDD và đƣợc gọi là REDD+. Ba nội dung đƣợc
bổ sung bao gồm: Bảo tồn trữ lƣợng carbon của rừng; tăng cƣờng trữ lƣợng carbon
rừng và Quản lý rừng bền vững.
Nhƣ vậy, các thành phần của REDD+ bao gồm: (1) Giảm phát thải khí nhà
kính từ nỗ lực giảm mất rừng; (2) Giảm phát thải khí nhà kính từ nỗ lực giảm suy
thoái rừng; (3) Bảo tồn trữ lƣợng carbon của rừng; (4) Tăng cƣờng trữ lƣợng carbon
của rừng và (5) Quản lý rừng bền vững.
1.1.1.3. Nguyên tắc của REDD
Nguyên tắc của REDD là cần phải giảm phát thải khí nhà kính từ mất rừng và
suy thối rừng. Nếu điều này khơng diễn ra thì sẽ khơng đƣợc hƣởng lợi hoặc không
tạo đƣợc thu nhập.
1.1.1.4. Mất rừng và suy thoái rừng
Tại hội nghị các bên tham gia COP 16 tại Cancun, 2010 các đại biểu tham dự
đã thống nhất cách hiểu về mất rừng và suy thoái rừng (RECOFTC, 2009)[63]:

5



Mất rừng: Mất rừng là khi diện tích rừng bị chặt trắng hoặc bị chuyển đổi
sang mục đích sử dụng khác lâu dài.
Suy thoái rừng: Suy thoái rừng đƣợc hiểu là hiện tƣợng suy giảm đo đƣợc, do
con ngƣời gây ra làm suy giảm trữ lƣợng carbon tại các vùng rừng trong một thời
gian nhất định hay nói cách khác suy thoái rừng là khi cấu trúc và chức năng của
rừng bị tác động bởi các yếu tố tiêu cực bên ngồi, vì dụ nhƣ: cháy rừng, khai thác
chọn, khai thác củi và các sản phẩm lâm sản ngoài gỗ, đào bới triệt hạ thực bì,...
Cường độ suy thối rừng: Suy thoái rừng đang diễn ra tại các nƣớc châu Á Thái Bình Dƣơng, bất kể độ che phủ rừng có giảm đi, ổn định hay tăng lên. Tại một
số nƣớc có độ che phủ rừng cao, suy thối rừng có thể là xúc tác cho việc mất rừng
và làm tăng phát thải. Đối với các quốc gia có độ che phủ rừng thấp hơn, rừng suy
thối khơng bị ảnh hƣởng nhiều từ việc chuyển đổi mục đích sử dụng rừng. Đối với
các tình huống này, có khả năng sẽ khơi phục lại đƣợc lƣợng carbon.
Đánh giá suy thối rừng: Suy thoái rừng ảnh hƣớng tới trạng thái chung của
rừng một cách khó nhận thấy hơn so với việc mất rừng. Cần phải có các phƣơng
pháp đo lƣờng và giám sát trực tiếp để hiểu đƣợc mức độ của những tác động này.
Giải quyết suy thoái rừng: Suy thoái rừng chỉ có thể đƣợc giải quyết nếu hệ
thống quản trị rừng đƣợc cải thiện; và nếu quyền của tất cả các bên liên quan, đặc
biệt là ngƣời sử dụng rừng địa phƣơng đƣợc chỉ ra rõ ràng. Tại mỗi quốc gia,
nguyên nhân trực tiếp và gián tiếp của suy thoái rừng cần phải đƣợc xác định nhằm
làm cơ sở cho việc xác định các giải pháp hiệu quả cho công tác quản lý rừng bền
vững.
1.1.2. Nghiên cứu về giá trị môi trường và khả năng hấp thụ carbon của rừng
1.1.2.1. Các nghiên cứu liên quan về giá trị môi trường rừng
Rừng là bộ phận không thể thay thế của môi trƣờng sinh thái, giữ vai trò quan
trọng trong đời sống con ngƣời và là cơ sở để phát triển nhiều ngành kinh tế khác.
Một số nghiên cứu đã bƣớc đầu ƣớc tính đƣợc các giá trị của rừng nhƣ nghiên cứu
của Sutherland (1985) [107], Pearce (2001) [104]. Các nghiên cứu đã chỉ ra giá trị
nhiều mặt của rừng nhƣ là cung cấp gỗ, bảo vệ nguồn nƣớc, bảo vệ và phục hồi đất,
điều hịa khí hậu, hấp thụ carbon, tạo vẻ đẹp cảnh quan cho giải trí v.v... Những giá trị

6


này của rừng đã đem lại rất nhiều lợi ích khác nhau cả về kinh tế, sinh thái, môi
trƣờng. Việc đánh giá đầy đủ giá trị của rừng và môi trƣờng rừng là cơ sở để khai thác
và quản lý rừng bền vững. Mặc dù, đã nhận biết đƣợc giá trị nhiều mặt của rừng nhƣng
trong một thời gian dài con ngƣời mới chỉ quan tâm đến giá trị từ khai thác gỗ. Chỉ đến
khi các vấn đề về ảnh hƣởng của việc khai thác gỗ quá mức gây ra những tác động tiêu
cực đến mơi trƣờng thì vai trị về môi trƣờng của rừng mới đƣợc thực sự quan tâm.
Do chƣa nhận thức đầy đủ giá trị của rừng nên ngành lâm nghiệp đƣợc đánh
giá là ngành mang lại giá trị rất nhỏ cho nền kinh tế và nhiều giá trị của rừng hiện
chƣa đƣợc thừa nhận. Nguyên nhân của những đánh giá trên là do đặc thù của
ngành Lâm nghiệp, do nhận thức về giá trị của rừng chƣa đầy đủ, nhiều lợi ích kinh
tế của rừng chƣa xác định đƣợc giá trị vì các lợi ích này khơng đƣợc đem bán ra thị
trƣờng. Chính do quan niệm nhƣ vậy nên nhiều ngƣời làm nghề rừng không thể
sống đƣợc bằng nghề cũng nhƣ là không thể tách đƣợc ra khỏi sự trợ cấp của Chính
phủ. Xuất phát từ thực tế đó, việc khai thác các giá trị mơi trƣờng rừng và dịch vụ
môi trƣờng đƣợc rất nhiều nƣớc, nhiều ngƣời làm nghề rừng quan tâm (Brown,
1999) [84].
Bên cạnh đó, mơi trƣờng rừng cịn bị coi là thứ “hàng hố cơng cộng” nên mọi
ngƣời đều có thể tự do tiếp cận, tự do sử dụng và hƣởng lợi từ giá trị của mơi
trƣờng rừng. Tình trạng này, nhất là ở những nƣớc nghèo, đã khơng khuyến khích
ngƣời làm lâm nghiệp bảo vệ và phát triển những giá trị môi trƣờng rừng, dẫn đến
thiệt hại cho nhiều ngành sản xuất và đời sống nói chung (Hultala, 2004) [90]. Thực
tế đó đã buộc những ngƣời làm nghề rừng và những ngƣời hƣởng lợi chính từ giá trị
mơi trƣờng rừng phải hợp tác với nhau, chia sẻ với nhau trách nhiệm trong việc bảo
vệ và phát triển những giá trị môi trƣờng rừng. Trong q trình đó những giá trị mơi
trƣờng rừng đƣợc phân tích, lƣợng giá, mua bán, trao đổi nhƣ những hàng hoá và
dịch vụ khác. Ngƣời ta gọi những lợi ích mơi trƣờng của rừng đƣợc đƣa ra trao đổi,
mua bán nhƣ vậy là DVMTR. Tuy nhiên, trong thời gian dài kết quả nghiên cứu giá

trị của môi trƣờng rừng chỉ có ý nghĩa làm tăng kiến thức của con ngƣời về giá trị
nhiều mặt của rừng, làm thay đổi giá trị của rừng mà chƣa trở thành căn cứ cho
những quyết định về biện pháp tác động vào rừng (Font & Tribe, 2000) [89].
7


Trong báo cáo của tổ chức Liên hợp quốc (1992) đã chỉ ra rằng trong những
thập kỷ gần đây ngƣời ta mới nhận thức đƣợc rằng một trong những nguyên nhân
cơ bản của suy thối rừng là khơng xác định đƣợc giá trị môi trƣờng của rừng bên
cạnh sự phá rừng của cộng đồng địa phƣơng (UN, 1992) [110]. Sự thay đổi về nhận
thức về giá trị môi trƣờng rừng đƣợc thể hiện rõ nét thông qua những thay đổi về
chính sách và luật về lâm nghiệp của nhiều nƣớc trên thế giới.
Tại Châu Âu, Font & Tribe (2000) [89] cho rằng, để quản lý và sử dụng bền
vững tài nguyên rừng phải đảm bảo chức năng kinh tế - xã hội của rừng. Cơng trình
nghiên cứu đã chỉ ra việc quản lý rừng hiện tại ở khu vực này không chỉ đơn thuần là
quản lý để khai thác các giá trị sử dụng trực tiếp của rừng (giá trị thị trƣờng), mà còn
phải bao gồm việc quản lý để khai thác các giá trị sử dụng gián tiếp (giá trị của các
dịch vụ môi trƣờng) hay giá trị phi thị trƣờng. Sự bền vững trong quản lý sử dụng
rừng chỉ có đƣợc thơng qua việc khai thác gỗ và các sản phẩm không phải gỗ cũng
nhƣ là thu lợi nhuận từ việc cho thuê hoặc cung cấp trực tiếp các dịch vụ du lịch và
giải trí. Điều này thể hiện một sự thay đổi trong quản lý rừng, chuyển từ lấy khai thác
lâm sản làm trung tâm sang quản lý rừng phải đảm bảo đầy đủ các chức năng của
rừng nhƣ khai thác gỗ bền vững, cung cấp DVMTR, phát triển hoạt động du lịch và
giải trí, đảm bảo chức năng kinh tế - xã hội của rừng. Nhƣ vậy, ở Châu Âu các chính
sách lâm nghiệp đã dần dần đƣợc hoàn thiện theo hƣớng khai thác sử dụng bền vững
các giá trị dịch vụ của môi trƣờng rừng thay vì chỉ đơn thuần là khai thác gỗ.
Pearce (2001) [104] đã nghiên cứu về tổng giá trị kinh tế của hệ sinh thái rừng
và đƣa ra khái niệm về tổng giá trị kinh tế của rừng. Nghiên cứu đã khẳng định giá
trị của rừng đƣợc xem xét không chỉ là cung cấp các loại lâm sản mà còn rất nhiều giá trị
khác nhƣ: bảo vệ nguồn nƣớc, bảo vệ và phục hồi đất, điều hịa khí hậu, hấp thụ

carbon, duy trì và bảo vệ đa dạng sinh học, giải trí .... Các chức năng này của rừng
đƣợc hiểu là các giá trị môi trƣờng và dịch vụ môi trƣờng. Tuy nhiên, các giá trị
môi trƣờng và dịch vụ môi trƣờng của rừng vẫn chƣa đƣợc hiểu một cách đúng đắn.
Trong khi đó giá trị phi sử dụng gồm giá trị để lại và giá trị tồn tại đƣợc ƣớc tính
trong một số nghiên cứu dao động trong khoảng từ 35-70% tổng giá trị tài nguyên.

8


Theo ƣớc tính trên tồn thế giới, tổng giá trị rừng mang lại vào khoảng 4,7 nghìn
tỷ USD/năm. Trong đó, các giá trị cho điều hịa khí hậu, xử lý rác thải, ô nhiễm và sản
xuất thực phẩm chiếm khoảng 75% tổng giá trị (Krieger, 2001) [97]. Các nghiên cứu
về giá trị du lịch giải trí hàng năm ở Trung Quốc cho thấy giá trị này là khoảng
220,9 - 10.564,4 NDT/ha (tƣơng đƣơng 27,6 - 1.320 USD/ha). Trong năm 1996,
ngƣời Bristish Clumbia chi tiêu khoảng 1,9 tỷ USD cho các hoạt động DLST, đóng
góp cho ngành thuế của địa phƣơng là 116 triệu USD (Ministry of Forests, Lands
and Natural Resources, 2013) [98]. Liên quan đến giá trị này (Krieger, 2001) [97]
cho rằng giá trị du lịch giải trí của rừng ở Đức đƣợc xác định là khoảng 2,2 tỷ
USD/năm.
Ngân hàng thế giới (1998) [113] đã đƣa ra những ƣớc tính về giá trị dịch vụ do
hệ sinh thái rừng trên tồn trái đất, giá trị này đƣợc ƣớc tính là khoảng 33 nghìn tỷ
USD/năm. Riêng ở Bristish Clumbia, rừng đã giúp cho các cộng đồng địa phƣơng
tránh đƣợc chi phí xây dựng các nhà máy lọc nƣớc, ƣớc tính khoảng 7 triệu
USD/nhà máy và 300 nghìn USD vận hành mỗi năm.
Nhƣ vậy, có thể thấy giá trị của rừng là rất lớn, đặc biệt là giá trị môi trƣờng
và DVMTR. Vì vậy, cần có cơ chế khác nhau trong quản lý DVMTR và cần xem xét
DVMTR nhƣ là một loại hàng hố. Theo đó, các khái niệm và thuật ngữ đƣợc thừa
nhận để chỉ sự thƣơng mại các dịch vụ môi trƣờng nhƣ: chi trả, đền đáp, thị trƣờng,
bồi thƣờng (Sven Wunder, 2005) [108]. Đây đƣợc coi là những xu hƣớng mới nhằm
quản lý DVMTR và hƣớng tới phát triển bền vững.

Theo báo cáo của IUCN (2009) đã khẳng định, do sự đa dạng về các loại rừng
đã tạo ra sự đa dạng về các phƣơng thức quản lý và sử dụng rừng. Vấn đề sử dụng
rừng đƣợc hiểu là sử dụng những dịch vụ môi trƣờng do rừng tạo ra. Tuy nhiên,
nhiều tác giả lại cho rằng cần phải kết hợp giữa bảo vệ với khai thác lợi dụng rừng
một cách hợp lý (Pearce, 2001) [104]. Ngay cả rừng sản xuất cũng có giá trị phịng hộ
hay rừng đặc dụng cũng có giá trị kinh tế. Vì vậy, cần phát huy những giá trị nhiều
mặt của rừng, cần hƣớng tới một nền lâm nghiệp bền vững, đa chức năng (Banzhaf,
2010) [83].
Cùng với việc nhận thức đƣợc hiệu quả to lớn về môi trƣờng của rừng, con
9


ngƣời thấy cần thiết phải lƣợng giá những giá trị ấy thành tiền và đƣa vào hệ thống
hạch toán kinh tế đầy đủ của nghề rừng. Khi lƣợng hóa đƣợc giá trị của rừng con ngƣời
mới có cơ sở để cân nhắc đƣa ra những quyết định đúng đắn trong quản lý rừng, trong
liên kết các ngành kinh tế, liên kết các lực lƣợng xã hội để BV&PTR (Adger, 1995)
[80].
1.1.2.2. Các nghiên cứu về giá trị hấp thụ carbon của rừng
Ƣớc tính phát thải khí CO2 từ nguyên nhân mất rừng và suy thối rừng chiếm
17,3% phát thải tồn cầu (IPCC, 2007) [94]. UNFCCC đã và đang thảo luận về các
sáng kiến nhằm kiểm soát vấn đề này, một trong những giải pháp đó là giảm phát
thải khí nhà kính từ mất rừng và suy thoái rừng ở các nƣớc đang phát triển (REDD).
Khi sáng kiến này đƣợc áp dụng, sẽ đòi hỏi một hệ thống giám sát carbon rừng ở
mọi quy mô. Điều này đã thu hút sự quan tâm nghiên cứu về các phƣơng pháp đo
đếm và giám sát carbon rừng của các nhà khoa học.
Nghiên cứu của Timothy R.H. Pearson and Sandra L.Brown, (1997) về hƣớng
dẫn đo carbon rừng; nghiên cứu của Romani Pirard (2005) – dẫn theo Phạm Xn
Hồn, 2005 [40] về tính trữ lƣợng carbon rừng trồng nguyên liệu giấy. Nghiên cứu
của Joyotee Smith và Sara J.Scherr (2002) [96] đánh giá trữ lƣợng carbon tích lũy
trong các kiểu rừng nhiệt đới và trong các loại hình sử dụng đất ở Brazil, Indonesia

và Cameroon. Kết quả nghiên cứu cho thấy lƣợng carbon lƣu trữ trong thực vật
giảm dần từ kiểu rừng nguyên sinh đến rừng phục hồi sau nƣơng rẫy và giảm mạnh
đối với các loại đất nơng nghiệp…
Các nghiên cứu có thể dựa theo phƣơng pháp điều tra rừng truyền thống để
tính sinh khối rừng và trữ lƣợng carbon rừng, thƣờng đƣợc thực hiện ở các nƣớc
đang phát triển nhƣ Tanzania, Ấn Độ, Nepan… hoặc kết hợp với các phƣơng pháp
điều tra hiện đại nhƣ sử dụng ảnh vệ tinh LandSat, SPOT-3, SPOT-5,… để điều tra.
Nghiên cứu của P.S.Roy & cs (1996) [101] về sinh khối rừng ở Ấn độ; Nghiên cứu
của Y.Yamagata & cs (2010) [114] về lập bản đồ carbon rừng sử dụng ảnh vệ tinh
hay nghiên cứu của A.Baccini và cs (2008) [82] về “Lập bản đồ carbon rừng nhiệt
đới: quy mô từ địa phƣơng tới quốc gia” đã sử dụng phƣơng pháp điều tra thực địa
kết hợp với giải đoán ảnh viễn thám để điều tra diện tích rừng, xây dựng bản đồ trữ
10


lƣợng sinh khối và trữ lƣợng carbon rừng, kết quả cho thấy khối lƣợng sinh khối
dao động từ 50 tấn/ha tới 360 tấn/ha.
Theo Camille Bann và Bruce Aylward (1994) giá trị hấp thụ CO2 của các khu
rừng tự nhiên nhiệt đới khoảng từ 500 - 2.000 USD/ha và giá trị này với rừng ơn đới
đƣợc ƣớc tính ở mức từ 100 - 300 USD (Zhang, 2000). Giá trị kinh tế về hấp thụ
CO2 ở rừng Amazon đƣợc ƣớc tính là 1.625 USD/ha/năm, trong đó rừng nguyên
sinh là 4.000 - 4.400 USD/ha/năm, rừng thứ sinh là 1.000 - 3.000 USD/ha/năm và
rừng thƣa là 600 - 1.000 USD/ha/năm (dẫn theo Vũ Tấn Phƣơng, 2007) [57]. Ở
Nhật Bản, ngƣời ta ƣớc tính rằng giá trị môi trƣờng của rừng ở ven những thành phố
lớn lên đến tới 95% tổng giá trị của rừng (dẫn theo Vƣơng Văn Quỳnh, 2001) [62].
Nghiên cứu lƣợng carbon lƣu trữ trong rừng trồng nguyên liệu giấy, Romain
Pirard (2005) đã tính lƣợng carbon lƣu trữ dựa trên tổng sinh khối tƣơi trên mặt đất,
thông qua lƣợng sinh khối khô (khơng cịn độ ẩm) bằng cách lấy tổng sinh khối tƣơi
nhân với hệ số 0,49 sau đó nhân sinh khối khô với hệ số 0,5 để xác định lƣợng
carbon lƣu trữ trong cây (dẫn theo Phạm Xuân Hoàn, 2005) [40].

Nhƣ vậy có thể thấy, giá trị của rừng là rất to lớn mà đặc biệt là giá trị môi
trƣờng và DVMTR. Cơ cấu giá trị môi trƣờng của rừng là: Hấp thụ carbon chiếm
27%; Bảo tồn ĐDSH chiếm 25%; Bảo vệ đầu nguồn chiếm 21%; Vẻ đẹp cảnh quan
chiếm 17% và giá trị khác chiếm 10% (Natasha Land-Mill, 2002) [99]. Các nhà
khoa học đã ƣớc lƣợng giá trị dịch vụ do hệ sinh thái rừng mang lại trên toàn trái
đất là khoảng 33 nghìn tỷ USD/năm (World Bank, 1998) [113].
1.1.2.3. Sự hình thành thị trường CO2
Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, những hoạt động của con ngƣời ngày
càng gia tăng đã và đang dẫn đến những tác động tiêu cực đối với khí hậu tồn cầu.
Nhận thức đƣợc vấn đề này, tại hội nghị thƣợng đỉnh về môi trƣờng và phát triển tại
Brazil năm 1992, 155 quốc gia đã ký Công ƣớc UNFCCC.
Tại hội nghị các bên tham gia Công ƣớc UNFCCC lần thứ 3 tổ chức tại
Tokyo, Nhật Bản tháng 12 năm 1997, Nghị định thƣ của Công ƣớc này đã đƣợc
thông qua (gọi là Nghị định thƣ Kyoto) đã thiết lập một khuôn khổ pháp lý mang
tính tồn cầu cho các bƣớc khởi đầu nhằm kiềm chế và kiểm soát xu hƣớng gia tăng
11


phát thải khí nhà kính, đƣa ra mục tiêu giảm 6 loại khí nhà kính và thời gian thực
hiện cho các nƣớc phát triển. Đặc biệt Nghị định thƣ đã đƣa ra một số cơ chế linh
hoạt nhằm giúp các bên bị ràng buộc bởi cam kết có thể tìm giải pháp giảm khí phát
thải ra bên ngồi phạm vi địa lý của quốc gia mình với chi phí chấp nhận đƣợc. Các
cơ chế này bao gồm: cơ chế đồng thực hiện (JI), cơ chế buôn bán quyền phát thải
(IET), cơ chế phát triển sạch (CDM).
Nhiều nguyên tắc của tiếp cận sinh thái đƣợc tán thành ở hội nghị Đa dạng
sinh học năm 2000 đã xác định sự quan tâm của xã hội đã tăng lên liên quan tới
CDM. Việc tiếp cận này đã nhận ra rằng cộng đồng địa phƣơng là một phần không
thể thiếu đƣợc trong hệ sinh thái rừng và cần phải tôn trọng quyền và những mối
quan tâm của họ. Nó giúp cho ngƣời dân địa phƣơng có thể có những thuận lợi hơn
trong thị trƣờng mới với nhiều cơ hội về nhu cầu gỗ và lâm sản ngoài gỗ ở các quốc

gia đang phát triển đƣợc chứng nhận dịch vụ gỗ và môi trƣờng không có carbon.
Trong các dịch vụ mơi trƣờng mà cộng đồng vùng cao có thể đƣợc đền bù
(hấp thụ carbon, bảo vệ vùng đầu nguồn và bảo tồn đa dạng sinh học) thì cơ chế đền
bù cho thị trƣờng carbon là cao hơn cả, thậm chí rừng carbon đƣợc xem là một đóng
góp quan trọng trong giảm nghèo (Arild Angelsen; Sven Wunder, 2003) [81]. Trên
cơ sở này hình thành khái niệm rừng carbon (carbon forestry), đó là các khu rừng
đƣợc xác định với mục tiêu điều hịa, lƣu giữ khí carbon phát thải từ công nghiệp.
Khái niệm rừng carbon thƣờng gắn với các chƣơng trình dự án cải thiện đời sống
cho cƣ dân sống trong và gần rừng, đang bảo vệ rừng. Họ là những ngƣời bảo vệ
rừng và chịu ảnh hƣởng của sự thay đổi khí hậu tồn cầu, do đó cần có sự đền bù,
chi trả thích hợp, có nhƣ vậy mới vừa góp phần nâng cao sinh kế cho ngƣời giữ
rừng đồng thời bảo vệ mơi trƣờng khí hậu bền vững trong tƣơng lai, hay nói cách
khác là các hoạt động nhằm tích lũy carbon dựa vào cộng đồng chỉ có thể thành
cơng nếu nhƣ có một cơ chế cụ thể để duy trì và bảo vệ lƣợng carbon lƣu trữ gắn
với sinh kế của ngƣời dân sống gần rừng (dẫn theo Bảo Huy, 2005) [38].
1.1.3. Các vấn đề liên quan trong thực hiện REDD+
Các vấn đề về BĐKH đƣợc thế giới quan tâm từ năm 1992, điều này đƣợc
đánh dấu bằng sự ra đời của Công ƣớc UNFCCC. Từ năm 1995, các vấn đề về
12


BĐKH đƣợc họp mỗi năm một lần ở Hội nghị các bên tham gia (COP). Lịch sử ra
đời của REDD+ đƣợc thông qua các cuộc họp của các bên liên quan: Nghị định
Kyoto đƣợc ký kết về giảm phát thải khí nhà kính ở các nƣớc phát triển. Tuy nhiên,
Nghị định thƣ Kyoto khơng bao gồm chính sách liên quan đến mất rừng và suy
thoái rừng (COP 3 tại Kyoto, 1997); giảm phát thải từ mất rừng đƣợc chấp thuận
(RED) thông qua đề xuất của Liên minh các quốc gia rừng mƣa (COP 11 tại
Montreal, 2005); thuật ngữ suy thoái rừng đƣợc nhất trí đƣa vào trong chiến lƣợc
giảm phát thải và cũng tại Hội nghị này vấn đề nâng cao trữ lƣợng carbon, bảo tồn,
quản lý rừng bền vững (REDD+) đƣợc thông qua (COP 13 tại Bali, 2007); một hiệp

ƣớc tạm thời đƣợc ký kết về REDD (COP 15 tại Copenhagen, 2009); thơng qua
năm nhóm hoạt động thuộc REDD+ và nhấn mạnh đến vấn đề an toàn trong việc
thực hiện REDD+ (COP 16 tại Cancun, 2010). Các hoạt động tiềm năng của REDD
đƣợc thế giới rất quan tâm, đặc biệt trong các cuộc thảo luận giữa các bên liên quan,
hai tác giả Wertz-Kanounnikoff và Kongphan-Apirak (2009) đã xác định đƣợc 109
hoạt động liên quan đến REDD+ trên toàn thế giới: 44 hoạt động trình diễn nhằm
giảm phát thải trực tiếp từ nạn phá rừng và suy thoái rừng, 65 hoạt động chuẩn bị
đƣợc thiết kế nhằm tạo điều kiện khung cho việc triển khai (CIFOR, 2008)[29].
Các cuộc bàn luận về khí hậu thƣờng hƣớng vào việc giảm nồng độ khí gây
hiệu ứng nhà kính (GHG) trong khí quyển. Tuy nhiên, đây sẽ là một nhiệm vụ rất
khó khăn nếu bao hàm tất cả các điểm và các nguồn phát thải. Thay vào đó, các
cuộc đàm phán về khí hậu có thể đƣợc xem nhƣ là một nỗ lực từng bƣớc để giảm sự
phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính, đƣợc đƣa ra thảo luận từng ít một trong từng
ngành và từng hoạt động. Một trong những câu hỏi then chốt về REDD+ là phạm vi
của các hoạt động giảm nhẹ có khả năng đƣợc cấp tín chỉ, và REDD+ cần đƣợc xem
xét trong mối quan hệ với hai lựa chọn khung hoạch toán mở rộng: (i) lựa chọn lồng
ghép REDD+ vào khuôn khổ chung của ngành lâm nghiệp; và (ii) lựa chọn lồng
ghép ngành lâm nghiệp vào khung chung trong đó có cả nơng nghiệp, lâm nghiệp
và các ngành khác có sử dụng đất (AFOLU).
Vào bất kỳ thời điểm nào, tổng trữ lƣợng carbon rừng cũng đƣợc xác định bởi
hai nhân tố: tổng diện tích rừng và trữ lƣợng carbon. Điều này có nghĩa là sự thay
13


×