Tải bản đầy đủ (.docx) (117 trang)

Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nhân giống và nuôi trồng nấm địa sâm coprinus comatus (o f muller)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.07 MB, 117 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

PHẠM THỊ THU

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ
THUẬT NHÂN GIỐNG VÀ NUÔI TRỒNG NẤM
ĐỊA SÂM Coprinus comatus (O.F. Muller)

Ngành:

Khoa học cây trồng

Mã số:

8620110

Người hướng dẫn khoa học: TS. Vũ Thanh Hải

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu đƣợc trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chƣa từng dùng để bảo
vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã đƣợc cám
ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều đƣợc chỉ rõ nguồn gốc.

Hà Nội, ngày 31 tháng 03 năm 2018
Tác giả luận văn


Phạm Thị Thu

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi đã nhận đƣợc
sự hƣớng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè,
đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hồn thành luận văn, cho phép tơi đƣợc bày tỏ lịng kính trọng và biết
ơn sâu sắc tới TS. Vũ Thanh Hải đã tận tình hƣớng dẫn, dành nhiều công sức, thời gian
và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình học tập và thực hiện đề tài.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu
và Phát triển nấm – Viện Di truyền Nông nghiệp Việt Nam đã giúp đỡ và tạo điều kiện
cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Tơi xin chân thành cảm ơn tập thể Cán bộ Phịng Chọn tạo và Cơng nghệ sản xuất
Nấm đã tận tình giúp đỡ tơi trong q trình học tập, thực hiện đề tài và hồn thành luận
văn.
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới gia đình, ngƣời thân và tất cả bạn bè đã động
viên và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt q trình học tập và hồn thành
luận văn./.
Hà Nội, ngày 31 tháng 03 năm 2018
Tác giả luận văn

Phạm Thị Thu

ii


MỤC LỤC

Lời cam đoan......................................................................................................................i
Lời cảm ơn........................................................................................................................................... ii
Mục lục................................................................................................................................................ iii
Danh mục bảng.................................................................................................................................. vi
Danh mục bảng................................................................................................................vii
Danh mục hình............................................................................................................... viii
Trích yếu luận văn............................................................................................................ix
Thesis abstract..................................................................................................................xi
Phần 1. Mở đầu....................................................................................................................1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài.......................................................................................1

1.2.

Mục tiêu của đề tài...............................................................................................1

1.3.

Yêu cầu của đề tài................................................................................................2

1.4.

Ý nghĩa khoa học của đề tài.................................................................................3

1.5.

Ý nghĩa thực tiễn của đề tài.................................................................................3

Phần 2. Tổng quan các vấn đề nghiên cứu......................................................................4

2.1.

Vị trí phân loại nấm địa sâm................................................................................4

2.2.

Đặc điểm hình thái, phân bố................................................................................4

2.2.1.

Đặc điểm hệ sợi................................................................................................... 4

2.2.2.

Đặc điểm hình thái quả thể..................................................................................4

2.2.3.

Phân bố................................................................................................................ 5

2.3.

Giá trị dinh dƣỡng của nấm địa sâm................................................................... 5

2.4.

Cơ sở khoa học của công nghệ nhân giống nấm dạng dịch thể...........................7

2.4.1.


Khái niệm công nghệ nhân giống nấm dạng dịch thể..........................................7

2.4.2.

Điều kiện nhân giống nấm dạng dịch thể............................................................7

2.5.

Tính ƣu việt của cơng nghệ nhân giống nấm dạng dịch thể............................. 10

2.5.1.

Sản xuất giống sử dụng công nghệ nhân giống dạng dịch thể.......................... 10

2.5.2.

Ƣu điểm của sản xuất giống dạng dịch thể.......................................................10

2.5.3.

Một số hạn chế của sản xuất giống dạng dịch thể.............................................11

2.6.

Tình hình nghiên cứu và sản xuất nấm địa sâm Coprinus comatus ở Việt
Nam và thế giới................................................................................................. 11

iii



2.6.1.

Tình hình nghiên cứu và sản xuất nấm Địa sâm Coprinus comatus trên
thế giới...............................................................................................................11

2.6.2.

Tình hình nghiên cứu nhân giống và ni trồng nấm Địa sâm trên thế giới.....12

2.6.3.

Tình hình nghiên cứu nuôi trồng nấm và nấm Địa sâm ở Việt Nam.................15

Phần 3. Nội dung và phƣơng pháp nghiên cứu............................................................18
3.1.

Đối tƣợng và vật liệu nghiên cứu......................................................................18

3.1.1.

Đối tƣợng nghiên cứu....................................................................................... 18

3.1.2.

Vật liệu nghiên cứu............................................................................................18

3.2.

Địa điểm, thời gian nghiên cứu......................................................................... 19


3.2.1.

Địa điểm nghiên cứu..........................................................................................19

3.2.2.

Thời gian nghiên cứu.........................................................................................20

3.3.

Nội dung nghiên cứu......................................................................................... 20

3.4.

Phƣơng pháp nghiên cứu.................................................................................. 20

3.4.1.

Thiết kế thí nghiệm............................................................................................21

3.4.2.

Bố trí thí nghiệm................................................................................................27

3.4.3.

Các chỉ tiêu theo dõi.......................................................................................... 28

3.5.


Phƣơng pháp xử lý số liệu................................................................................ 29

3.6.

Quy trình chuẩn bị thí nghiệm...........................................................................29

3.6.1.

Nhân giống cấp 2 nấm Địa sâm Coprinus comatus dạng dịch thể....................29

3.6.2.

Nuôi trồng nấm Địa sâm Coprinus comatus..................................................... 30

Phần 4. Kết quả và thảo luận...........................................................................................33
4.1.

Nghiên cứu đặc điểm sinh học của sợi nấm địa sâm (Coprinus comatus)
Trong giai đoạn nhân giống dịch thể.................................................................33

4.1.1.

Nghiên cứu ảnh hƣởng của hàm lƣợng sucrose/cao nấm men đến sinh

trƣởng hệ sợi nấm Địa sâm trong giai đoạn nhân giống cấp 2 dịch thể 200ml
4.1.2.

Nghiên cứu ảnh hƣởng của lƣợng giống cấy cấp 2 đến sinh trƣởng của hệ

sợi nấm Địa sâm giai đoạn nhân giống cấp 2 trung gian dạng dịch thể 2000ml

4.1.3.

33
35

Nghiên cứu ảnh hƣởng của lƣu lƣợng sục khí đến sự sinh trƣởng hệ sợi nấm

Địa sâm trong giai đoạn nhân giống cấp 2 trung gian dạng dịch thể 2000ml37
4.1.4.

Nghiên cứu ảnh hƣởng của thời gian nuôi giống đến sinh trƣởng hệ sợi nấm

Địa sâm trong giai đoạn nhân giống cấp 2 trung gian dạng dịch thể 2000ml...39

iv


4.2.

Nghiên cứu ảnh hƣởng của loại giá thể, độ ẩm giá thể, nhiệt độ khơng
khí, ẩm độ khơng khí, loại đất phủ đến sinh trƣởng phát triển nấm địa
sâm trong giai đoạn nuôi trồng

4.2.1.

42

Nghiên cứu ảnh hƣởng của thành phần cơ chất phối trộn đến sinh trƣởng
phát triển nấm Địa sâm trong giai đoạn nuôi trồng 42


4.2.2.

Nghiên cứu ảnh hƣởng của độ ẩm cơ chất đến sinh trƣởng phát triển nấm

Địa sâm trong giai đoạn nuôi trồng
4.2.3.

Nghiên cứu ảnh hƣởng của nhiệt độ môi trƣờng đến sinh trƣởng phát
triển nấm Địa sâm trong giai đoạn nuôi trồng

4.2.4.

47

Nghiên cứu ảnh hƣởng của độ ẩm môi trƣờng đến sinh trƣởng phát triển
nấm Địa sâm trong giai đoạn nuôi trồng

4.2.5.

44

50

Ảnh hƣởng của thành phần vật liệu phủ tới thời gian hình thành quả thể
và năng suất nấm Địa sâm.

52

Phần 5. Kết luận và kiến nghị..........................................................................................56
5.1.


Kết luận..............................................................................................................56

5.2.

Kiến nghị........................................................................................................... 56

Danh mục các cơng trình đã công bố.............................................................................. 57
Tài liệu tham khảo........................................................................................................... 70
Phụ lục.............................................................................................................................74

v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

CRD

Completely randommized design

CV

Coeffcient of variation

CNM

Cao nấm men


ĐK

Đƣờng kính

HS

Hệ sợi

KLC

Khuẩn lạc cầu

KL

Khối lƣợng

TLTB

Trọng lƣợng trung bình

LED

Light Emitting Diode

LSD

Least significant difference

TGST


Thời gian sinh trƣởng

UV

Ultra violet

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1.

Hàm lƣợng 1 số amino acid của nấm Địa sâm.............................................6

Bảng 3.2.

Thành phần giá thể nuôi trồng nấm Địa Sâm............................................. 24

Bảng 4.1.

Ảnh hƣởng của hàm lƣợng saccarozo/ CNM đến sinh trƣởng hệ sợi
nấm Địa sâm 33

Bảng 4.2.

Ảnh hƣởng của lƣợng giống cấy đến sinh trƣởng hệ sợi nấm Địa sâm

2000ml


35

Bảng 4.3.

Ảnh hƣởng của lƣu lƣợng sục khí đến sinh trƣởng sợi nấm Địa sâm......38

Bảng 4.4.

Ảnh hƣởng của thời gian nuôi giống đến sinh trƣởng hệ sợi nấm Địa
sâm 2000ml

Bảng 4.5.

Ảnh hƣởng của thành phần cơ chất đến tỉ lệ nhiễm, tốc độ phát triển
hệ sợi mật độ hệ sợi nấm Địa sâm

Bảng 4.6.

40
42

Ảnh hƣởng của thành phần cơ chất tới thời gian hình thành mầm, thời

gian quả thể trƣởng thành, trọng lƣợng TB quả và năng suất nấm Địa
sâm
Bảng 4.7.

Ảnh hƣởng của độ ẩm cơ chất đến tỉ lệ nhiễm, tốc độ phát triển hệ
sợi và mật độ hệ sợi nấm Địa sâm.


Bảng 4.8.

45

Ảnh hƣởng của độ ẩm cơ chất đến thời gian sinh trƣởng và hiệu suất
sinh học nấm Địa sâm.

Bảng 4.9.

43

46

Ảnh hƣởng của nhiệt độ đến thời gian ra mầm, số lƣợng và phần
trăm số lƣợng mầm hữu hiệu, hiệu suất sinh học của nấm Địa sâm 48

Bảng 4.10. Ảnh hƣởng của nhiệt độ môi trƣờng đến hình thái quả thể nấm Địa sâm. 49
Bảng 4.11. Ảnh hƣởng của ẩm độ môi trƣờng tới thời gian sinh trƣởng và hiệu
suất nấm Địa sâm

51

Bảng 4.12. Ảnh hƣởng của độ ẩm khơng khí đến đặc điểm hình thái và trọng
lƣợng TB quả thể nấm Địa sâm.

51

Bảng 4.13. Ảnh hƣởng của thành phần vật liệu phủ đến thời gian sinh trƣởng và
hiệu suất nấm Địa sâm.


53

Bảng 4.14. Ảnh hƣởng của thành phần vật liệu phủ đến hình thái quả thể nấm Địa
sâm

vii

55


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1. Hình thái quả thể nấm Địa sâm Coprinus comatus.........................................5
Hình 3.1. Giống nấm Địa sâm cấp 1 trên mơi trƣờng thuần khiết...............................18
Hình 4.1. Ảnh hƣởng của tỉ lệ sucrose/CNM đến hệ sợi nấm Địa sâm.......................34
Hình 4.2. Nhân giống nấm Địa sâm trên mơi trƣờng dịch thể 2000ml........................36
Hình 4.3. Ảnh hƣởng của lƣu lƣợng khí đến sinh trƣởng hệ sợi nấm Địa sâm..........37
Hình 4.4. Ảnh hƣởng của thời gian nuôi giống đến sinh trƣởng hệ sợi nấm Địa sâm 40
Hình 4.5. Nấm địa sâm đƣợc ni trồng trên 4 loại cơ chất phối trộn khác nhau........44
Hình 4.6. Nấm địa sâm đƣợc nuôi trồng trên 3 độ ẩm cơ chất khác nhau...................46
0

Hình 4.7. Hình thái quả thể nấm Địa sâm ở 18±2 C....................................................50
Hình 4.8. Hình thái quả thể của nấm Địa sâm..............................................................52
Hình 4.9. Các giai đoạn phát triển quả thể nấm Địa sâm..............................................54

viii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Phạm Thị Thu

Tên Luận văn: Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nhân giống và nuôi trồng nấm
Địa sâm Coprinus comatus (O.F.Muller)
Ngành: Khoa học Cây trồng

Mã số: 8620110

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nơng nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu
Xác định đƣợc một số biện pháp kỹ thuật trong nhân giống và nuôi trồng nấm
Địa sâm Coprinus comatus phù hợp với điều kiện sản xuất ở Miền BắcViệt Nam.
Phƣơng pháp nghiên cứu
Vật liệu dùng nghiên cứu là chủng nấm Copritus comanus có nguồn gốc từ
Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển nấm ăn, nấm dƣợc liệu Châu Á Thái Bình Dƣơng,
Phúc Kiến, Trung Quốc.
Nghiên cứu sinh trƣởng, phát triển hệ sợi và sinh khối chủng nấm Địa sâm
Coprinus comatus trên môi trƣờng nhân giống cấp 2 dạng dịch thể theo phƣơng pháp
của Park et al. (2001).
Nghiên cứu sinh trƣởng, phát triển hệ sợi chủng nấm Địa sâm Coprinus comatus
trong giai đoạn ƣơm sợi theo phƣơng pháp của Karidi (1998).
Nghiên cứu ảnh hƣởng của nhiệt độ và ẩm độ môi trƣờng tới sự hình thành quả
thể nấm Địa sâm theo phƣơng pháp của Stamets (1993).
Nghiên cứu ảnh hƣởng của cơ chất và vật liệu phủ đến hiệu suất sinh học của
nấm Địa sâm trong giai đoạn nuôi trồng theo phƣơng pháp của Chaiyama et al., (2007).
Kết quả chính và kết luận
Mơi trƣờng nhân giống cấp 2 thích hợp cho hệ sợi nấm Địa sâm sinh trƣởng là
CT3: 20g sucrose + 5g CNM + 0,5 g/l MgSO 4.7H2O và 1,0g/l KH2PO4, tỉ lệ giống cấy
là CT4: 10% thể tích mơi trƣờng ni, lƣu lƣợng sục khí là CT4: 0,7 V/V/M và thời
gian ni giống sau cấy là CT3 và CT4 từ 96-120 giờ là thích hợp nhất, kích thƣớc
KLC trung bình mật độ dày, sinh khối sợi cao thích hợp cho việc cấy giống vào cơ chất
ni trồng.

Nấm Địa sâm có thể sinh trƣởng và phát triển và ra quả thể tốt trên tất cả 5 cơng
thức cơ chất ni trồng. Trong đó cơ chất gồm: 45% lõi ngô + 44% bông + 5% cám ngô
+5% cám gạo + 1% bột nhẹ với ẩm độ cơ chất là 65% cho mật độ hệ sợi dày, sợi trắng
ngà và mƣợt, hiệu suất sinh học cao nhất.

ix


Các điều kiện ngoại cảnh thích hợp cho sự hình thành mầm và đặc điểm hình
0

thái quả thể nấm là nhiệt độ 18±2 C và 85 ± 3%, quả thể nấm có hình dạng cân đối, màu
trắng, thân nấm mập chắc và hiệu suất sinh học cao nhất.
Nấm Địa sâm có thể hình thành quả thể tốt trên cả 5 cơng thức vật liệu phủ.
Trong đó vật liệu phủ gồm 50% trấu hun + 50% đất thịt nhẹ cho hiệu suất sinh học cao
nhất đạt 74,2%.

x


THESIS ABSTRACT
Author: Pham Thi Thu
Thesis title: Study on some techniques for spawn production and cultivation of Shaggy
Ink Cap mushroom Coprinus comatus (O.F.Muller)
Field: Crop Science

Code: 8620110

Name of training institution: Viet Nam National University of Agriculture
Research purposes

The aim of this study is to acquire basic data regarding some technical measures
in spawn production and cultivating Shaggy Ink Cap mushroom Coprinus comatus in
Northern of Vietnam.
Methods
Copritus comanus collected from Asia Pacific Edible Mushroom Training
Center, Fujian, China was used as research material in this study.
The effect of liquid medium on the growth, development and biomass of the
mycelium were performed according to Park et al. (2001).
Investigate the development and growth of the mycelium in the vegetative
mycelium phase were carried out using the method of Karidi (1998).
The influence of temperature and humidity on the fruiting body formation as
described previously of Stamets (1993).
The effect of substrate mixture and casing layer on the biological efficiency in
the cultivation of Shaggy Ink Cap mushroom following the method of Chaiyama et al.
(2007).
Main results and conclusions
The most suitable submerge medium for the ideal growth of mycelium was CT3
(20g sucrose + 5g CNM + 0.5g / l MgSO4.7H2O and 1.0g / l KH2PO4). In addition, the
best rate of inoculation, aerobic flow, incubation time were found to be at 10 %, 0.7 V /
V / M and 96-120 hours, respectively.
Shaggy Ink Cap mushroom was able to grow, develop and form fruiting body
well in all tested formula. However, the substrate contained 45% corn cob + 44% cotton
waste + 5% corn powder + 5% rice bran + 1% CaCO3 and 65% moisture were
considered as optimum conditions for the cultivation of Shaggy Ink Cap mushroom with
high density, ivory and smooth mycelium and highest biological efficiency.
The optimal temperature and humidity for fruiting body formation and

xi



development were obtained at 18 ± 20°C and 85 ± 3%, respectively. In these conditions,
fruiting body morphology was white, fleshy with the solid stipe and reached highest
biological efficiency.
Fruiting body of Shaggy Ink Cap mushroom can form and develop in all 5
different casing layer. 50% husk + 50% of soil were observed as best casing layer with
highest biological efficiency (74.2%).

xii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Nấm ăn và nấm dƣợc liệu có ý nghĩa rất quan trọng trong khoa học đời sống,
chúng có vai trị trong nền kinh tế, tham gia vào các chu trình vật chất và cân bằng
năng lƣợng trong tự nhiên. Vòng đời của nấm ngắn, nguyên liệu trồng nấm rất đa
dạng phong phú vì vậy nghề trồng nấm khơng những đem lại sản phẩm có giá trị cao
mà cịn giúp chúng ta xử lý những sản phẩm phế thải từ nông nghiệp – lâm nghiệp
thành nguồn phân bón hữu cơ, góp phần bảo vệ môi trƣờng, nâng cao chất lƣợng
cuộc sống của con ngƣời.
Ngành sản xuất nấm ăn – nấm dƣợc liệu ở nƣớc ta trong những năm gần đây
tuy có sự cải tiến đáng kể về mặt công nghệ, năng suất nấm cũng tăng lên đáng kể,
tuy nhiên vẫn chậm phát triển hơn rất nhiều so với các nƣớc trên thế giới do ít đầu
tƣ vào nghiên cứu, ứng dụng cơng nghệ tiên tiến cũng nhƣ thiết bị hiện đại để sản
xuất nấm ăn – nấm dƣợc liệu. Công nghệ nhân giống và nuôi trồng nấm ở nƣớc ta
hiện nay chỉ sử dụng giống nhân trên cơ chất rắn nhƣ nhân giống trên mơi trƣờng
thạch, trên mùn cƣa, thóc, que sắn; đây là phƣơng pháp truyền thống tuy đƣợc sử
dụng một cách phổ biến do quá trình sản xuất đơn giản nhƣng lại có một số nhƣợc
điểm nhƣ: hệ số nhân giống thấp, thời gian nhân giống kéo dài, tuổi giống khơng
đồng nhất, ngun liệu nhân giống đắt, chi phí cho hoạt động sản xuất cao.
Hiện nay, công nghệ nhân giống nấm lớn dạng dịch thể đang là hƣớng nghiên

cứu đƣợc các nhà nghiên cứu nấm đặc biệt quan tâm vì giống nấm dạng dịch thể so
với giống trên cơ chất tổng hợp dạng rắn (mùn cƣa, thóc, que sắn…) có rất nhiều ƣu
điểm vƣợt trội khắc phục đƣợc những hạn chế của công nghệ cũ với hệ số nhân cao,
tuổi giống đồng đều, có thể áp dụng sản xuất theo quy mô công nghiệp.
Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội và đa dạng hóa sản phẩm về
nấm, nhiều giống nấm ăn cần đƣợc phát triển thêm bằng cách đánh giá khả năng
thích ứng của một số giống nấm đƣợc nhập về Việt Nam và sử dụng các kết quả
nhƣ là một nền tảng cho việc tăng cƣờng khả năng cạnh tranh quốc tế trong ngành
công nghiệp nấm.

1


Cùng với sự giao lƣu giữa các nƣớc về công nghệ nhân giống và sản xuất
nấm mà một số giống nấm đã đƣợc nhập về Việt Nam. Tuy nhiên, hầu hết các loại
nấm này chỉ phù hợp với một số vùng khí hậu nƣớc ta, do đó chúng rất khó đƣợc
nuôi trồng rộng rãi tại Việt Nam và giá thành sản phẩm cao.
Việt Nam là một nƣớc có điều kiện khí hậu thích hợp cho sự phát triển nhiều
loại nấm, trong đó có nấm Địa sâm. Nấm Địa sâm có thể phát triển tốt trên những
nguyên liệu sẵn có của ngành nông nghiệp nƣớc ta nhƣ: rơm rạ, mùn cƣa và bơng
phế loại...Yang and Xue (2000). Là lồi nấm ăn khơng những ngon mà cịn chứa rất
nhiều khống chất, trong y học cổ truyền phƣơng Đông, nấm Địa sâm đƣợc sử dụng
để điều trị bệnh tiểu đƣờng, bệnh tuần hoàn, rối loạn tiêu hóa, chứa các chất chống
oxy hóa và ức chế sự phát triển khối u. Bên cạnh đó, nấm cịn chứa γ- butyric acid
đóng vai trị quan trọng trong việc điều hòa thần kinh, chống lo âu và chống co giật
(Foster and Kemp, 2006), tăng cƣờng miễn dịch (Liu and Zhang, 2003).
Mặc dù có nhiều giá trị dinh dƣỡng và giá trị dƣợc liệu nhƣng nấm Địa sâm
hiện vẫn là đối tƣợng mới mẻ ở Việt Nam. Do vậy, nấm Địa sâm cần đƣợc nghiên
cứu đầy đủ về đặc tính sinh học và chức năng. Để giải quyết đƣợc những vấn đề
này, việc thực hiện đề tài “Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nhân giống và

nuôi trồng nấm Địa sâm Coprinus comatus (O.F.Muller)” là cần thiết. Kết quả của
đề tài không những giải quyết đƣợc các vấn đề trong công nghệ nhân giống và nuôi
trồng nấm Địa sâm hiện nay mà cịn góp phần làm phong phú, đa dạng sản phẩm
ngành sản xuất nấm ăn và nấm dƣợc liệu của Việt Nam.
1.2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
Xác định đƣợc một số biện pháp kỹ thuật trong nhân giống và nuôi trồng nấm
Địa sâm Coprinus comatus phù hợp với điều kiện sản xuất ở Miền BắcViệt Nam.

1.3. YÊU CẦU CỦA ĐỀ TÀI
-

Xác định đƣợc sự ảnh hƣởng của hàm lƣợng saccarozo, lƣu lƣợng sục khí,

thời gian ni giống và lƣợng giống cấy đến sự sinh trƣởng phát triển hệ sợi nấm

Địa sâm trong giai đoạn nhân giống cấp 2 dạng dịch thể.
-

Xác định đƣợc sự ảnh hƣởng của loại giá thể, độ ẩm cơ chất, nhiệt độ khơng

khí, độ ẩm khơng khí, loại vật liệu phủ trong giai đoạn nuôi trồng nấm thành phẩm.

2


1.4. Ý NGHĨA KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI
Việc xác định đƣợc một số đặc điểm sinh học nhƣ đặc điểm khuẩn
lạc, mật
độ khuẩn lạc và sinh khối của nấm Địa sâm ở môi trƣờng nuôi cấy cấp 2 là cơ sở
khoa học phục vụ cho những nghiên cứu về nấm Địa sâm tiếp theo.

Việc đánh giá đƣợc ảnh hƣởng của các yếu tố dinh dƣỡng, ngoại cảnh đến
khả năng phát triển của hệ sợi, sự hình thành và phát triển quả thể nấm Địa sâm là
cơ sở để nghiên cứu và xây dựng kỹ thuật quy trình nhân giống và nuôi trồng nấm
Địa sâm tiếp theo.
1.5. Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
Kết quả nghiên cứu của đề tài có ý nghĩa lớn trong việc phát triển quy trình
nhân giống nấm Địa sâm và quy trình ni trồng nấm Địa sâm ở Việt Nam nói riêng,
đồng thời góp phần cho sự phát triển hơn nữa của ngành nấm nói chung.

3


PHẦN 2. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. VỊ TRÍ PHÂN LOẠI NẤM ĐỊA SÂM
Theo Trịnh Tam Kiệt (2013), tên khoa học của nấm Địa sâm là Coprinus
comatus (O.F. Muller) Pers thuộc:
Ngành: Basidiomycota
Lớp: Agaricomycetes
Bộ: Agaricales
Họ: Agaricaceae
2.2. ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI, PHÂN BỐ
2.2.1. Đặc điểm hệ sợi
Sợi nấm có màu trắng đục, xốp, thƣờng phát triển thành từng búi. Hầu hết
các chủng tạo thành các thảm sợi nấm không đối xứng.
2.2.2. Đặc điểm hình thái quả thể
* Mũ nấm
Chiều dài mũ nấm thƣờng từ 4 đến 10(15)cm nhƣng đôi khi dài hơn, bề mặt
khô, màu trắng tinh khiết với một đốm nhỏ màu nâu nhạt ở trên đỉnh, sau đó đốm
màu nâu vỡ thành các vảy lớn.
* Phiến nấm

Đính vào thân, số lƣợng nhiều, màu trắng, sau trở thành màu hồng, khi già bị
phân hủy rữa ra từ mép vào trong thành một màu đen nhƣ mực.
* Thân nấm
Thân dài 6-12(15) cm, dày 1-2cm, trắng, xốp và rỗng ở giữa, có chứa lớp
màng màu trắng, thƣờng bị tuột xuống phía dƣới thân khi phiến nấm nở xòe ra.
* Bào tử
Bào tử màu đen, xốp, hình elip với lỗ mầm ở vị trí trung tâm hoặc hơi lệch
tâm với các kích thƣớc 11-15 x 6-8,5 mm.

4


2.2.3. Phân bố
Nấm Địa sâm đƣợc trồng vào cuối mùa hè và mùa thu ở các nƣớc ôn đới.
Trong tự nhiên, nấm Địa sâm thƣờng đƣợc tìm thấy trong bãi cỏ, sân hiên, cây gỗ
mục dọc theo các sƣờn dốc hay trong đất (Stamtes, 1993).

Hình 2.1. Hình thái quả thể nấm Địa sâm Coprinus comatus
Nguồn: Tác giả

2.3. GIÁ TRỊ DINH DƢỠNG CỦA NẤM ĐỊA SÂM
Trong y học cổ truyền Trung Quốc, nấm Địa sâm đƣợc sử dụng để điều trị
bệnh tiểu đƣờng, bệnh tuần hồn, rối loạn tiêu hóa. Nấm Địa sâm có hoạt tính lectin
cao, chứa các chất chống oxy hóa và chống khối u mạnh mẽ với các khối u liên quan
tới hormone giúp điều chỉnh nồng độ glucose và hạ đƣờng huyết.
Theo Trịnh Tam Kiệt (2013) nấm Địa sâm có giá trị dinh dƣỡng phong phú,
thịt nấm mập ngon. Nấm Địa sâm có tính bình, vị ngọt, bổ dạ dày, ăn ngon miệng,
chữa đƣợc bệnh trĩ và có tác dụng hạ đƣờng huyết và mỡ máu.
Theo Renato et al. (2009), trong thành phần của nấm Địa sâm có chứa 8 các
axit amin thiết yếu là Valine, Leucine, Lysine, isoleucine,Threonine, Phenylalanine,

Tryptophan, Methionine. Nấm Địa sâm chứa axit butyric acid γ-(GABA) đóng một
vai trị quan trọng trong việc điều hịa thần kinh dễ bị kích thích tồn bộ hệ thống
thần kinh trung ƣơng của động vật có vú do đó tạo thƣ giãn, chống lo âu và chống
co giật có hiệu lực (Foster and Kemp, 2006). Ngồi ra nấm còn chứa Ornithine đặc
biệt là L-Ornithine, một axit amin thiết yếu và một chất trung gian quan trọng trong
chu trình urê cùng với Arginine giúp hỗ trợ trong việc loại bỏ amoniac ra khỏi cơ
thể.

5


Các kết quả khảo sát của Bailey et al. (1984) cho thấy hiệu quả hạ đƣờng
huyết của nấm Địa sâm trong máu, những con chuột bình thƣờng đƣợc cho ăn thức
ăn có chứa thân bột khơ của nấm Địa sâm với lƣợng ăn 33,3% w /w. Nồng độ gluco
trong huyết tƣơng giảm sau 11 ngày, và dung nạp glucose trong ổ bụng đƣợc cải
thiện. Nồng độ glucose trong huyết tƣơng giảm nhẹ sau 10 giờ sau khi sử dụng 3,6 g
nấm Địa sâm khô trên 1 kg thể trọng.
Bảng 2.1. Hàm lƣợng một số amino acid của nấm Địa sâm
Thiết yếu
Aspartic acid, Asp (D)
Threonine, Thr (T)
Serine, Ser (S)
Asparagine, Asn (N)
Glutamic acid, Glu (E)
Glutamine, Gln (Q)
Glycine, Gly (G)
Alanine, Ala (A)
Valine, Val (V)
Cysteine, Cys (C)
Methionine, Met (M)

Isoleucine, Ile (I)
Leucine, Leu (L)
Tyrosine, Tyr (Y)
Phenylalanine, Phe (F)
Histidine, His (H)
Lysine, Lys (K)
Tryptophan, Trp (W)
Arginine, Arg (R)
Proline, Pro (P)
Total

6


Nấm Địa sâm rất giàu carbohydrate vơ cùng hữu ích cho việc tạo và duy trì
hoạt động của con ngƣời, thúc đẩy q trình chuyển hóa chất béo và chất xơ, tăng
cƣờng tiêu hóa.
Hàm lƣợng protein trong nấm Địa sâm rất cao tốt cho việc cân bằng Na và K,
loại bỏ phù nề, cải thiện khả năng miễn dịch, điều hịa huyết áp và thiếu máu ở
ngƣời cao tuổi. Ngồi ra nấm còn giàu cellulose tạo cảm giác đầy bụng, do đó hỗ trợ
giảm béo, điều trị táo bón, trĩ và các bệnh khác.
Nấm Địa sâm rất giàu photpho tốt cho xƣơng và răng, thúc đẩy tăng trƣởng,
cung cấp năng lƣợng và sự cân bằng acid-base.
Bên cạnh đó nấm Địa sâm chứa nhiều nguyên tố đồng, đó là một vi chất dinh
dƣỡng cần thiết cho cơ thể con ngƣời, tốt cho máu, hệ thống thần kinh trung ƣơng
và hệ thống miễn dịch, có ảnh hƣởng quan trọng tới mái tóc, da, mô xƣơng, não,
gan, tim và các cơ quan nội tạng khác.
2.4. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA CÔNG NGHỆ NHÂN GIỐNG NẤM DẠNG
DỊCH THỂ
2.4.1. Khái niệm công nghệ nhân giống nấm dạng dịch thể

Theo Liu et al. (2010) giống dạng dịch thể là giống đƣợc nuôi trong môi
trƣờng lỏng, ở đó nấm đƣợc đảm bảo các điều kiện về dinh dƣỡng, nhiệt độ, độ
thơng thống, thời gian ni… để có thể sinh trƣởng phát triển mạnh cho sinh khối
lớn nhất.
2.4.2. Điều kiện nhân giống nấm dạng dịch thể
2.4.2.1. Thông số vật lý
a.

Nhiệt độ

Nhiệt độ ảnh hƣởng tới hoạt tính của enzyme và độ hòa tan oxy của cơ chất
trong quá trình lên men. Nhiệt độ liên quan chặt chẽ tới sự phát triển của hệ sợi và
sản phẩm tạo ra trong q trình chuyển hóa. Các giống nấm khác nhau sẽ phát triển
mạnh ở các ngƣỡng nhiệt độ khác nhau. Tác giả Lin et al. (2006) cho biết quá trình
o

tổng hợp sinh khối cao nhất ở dải nhiệt độ từ 25 - 28 C và giảm nhanh ở ngoài
khoảng nhiệt độ này. Khả năng sinh tổng hợp polysaccharide và tỷ lệ sinh trƣởng
của sợi nấm linh chi Ganoderma lucidum là từ 30°C - 35°C (Yang and Liau, 1999).

7


b. Áp suất
Tỉ lệ nhiễm có thể đƣợc giảm thiểu bằng cách khống chế áp suất duy trì trong
bình lên men bằng 0, nhờ đó cũng có thể tăng mức hòa tan oxy trong dịch lên men. Do
cacbon dioxit (CO2) có độ hịa tan trong nƣớc lớn hơn nhiều so với oxy nên áp suất
trong bình lên men khơng để quá lớn. Trong sản xuất giống nấm dịch thể, áp suất bình
thơng thƣờng khống chế tại mức 0.3 ~ 0.5 Mpa (Trần Thu Hà, 2015).


c. Cường độ lắc
Quá trình lắc giống giúp hòa tan oxi vào dịch lên men thúc đẩy q trình
chuyển hóa, kích thích sự phát triển của hệ sợi nấm. Tốc độ sục khí ảnh hƣởng tới
đặc điểm hình thái của các khuẩn lạc cầu (Lee et al., 2004). Khi tăng cƣờng độ lắc
của máy sẽ làm tăng cƣờng độ hịa tan oxy trong dịch ni và có thể phá vỡ cấu trúc
hình ban đầu của KLC do q trình sục khí hoặc lắc tạo thành.
d. Tốc độ sục khí

giai đoạn lên men trong q trình sản xuất nấm thƣơng phẩm, oxi sẽ đƣợc
cung cấp cho dịch lên men thơng qua thiết bị sục khí từ máy nén khí. Q trình sục
khí giúp nấm phát triển rất nhanh tuy nhiên sẽ phá vỡ kết cấu của sợi nấm làm cho
sinh khối sợi có xu hƣớng giảm xuống, vì vậy lƣợng khí sục cần đƣợc xác định
ngƣỡng tối ƣu nhất.
2.4.2.2. Thơng số sinh hóa
a. pH mơi trường
pH mơi trƣờng ảnh hƣởng đến chức năng của tế bào, sự hấp phụ các chất
dinh dƣỡng, hình thái và cấu trúc tế bào, độ tan của muối và trạng thái ion của cơ
chất, hoạt động của enzyme và sinh tổng hợp các chất.
Theo Hui and Yang (2006), pH môi trƣờng tối ƣu nhân sinh khối nấm phụ
thuộc vào từng loại môi trƣờng ni cấy và các lồi nấm khác nhau. Đa số các
giống nấm sinh trƣởng tốt nhất trong điều kiện pH từ 5 – 7 nhƣng trong quá trình
lên men thì pH của dịch lên men có thể sẽ thay đổi theo chiều hƣớng giảm do các
sản phẩm của quá trình trao đổi chất thƣờng có tính acid. Trong q trình lên men
nếu hiểu đƣợc quy luật sinh trƣởng và đặc tính trao đổi chất của hệ sợi nấm sẽ giúp
chúng ta chủ động kiểm soát pH và điều chỉnh pH tối ƣu cho quá trình lên men
nhằm thu đƣợc giống nấm dịch thể đạt tiêu chuẩn chất lƣợng.

8



b. Đường
Cacbon là một trong những thành phần chủ yếu trong môi trƣờng dinh
dƣỡng, đảm bảo sự sinh trƣởng cũng nhƣ khả năng tổng hợp các hoạt chất sinh học
của sinh vật trong môi trƣờng dịch thể. Nguồn cacbon thƣờng đƣợc sử dụng trong
nhân giống dịch thể là các loại đƣờng tuy nhiên đƣờng glucose là nguồn cacbon tốt
nhất để tổng hợp các polysaccharide ngoại bào và nội bào (Pokhrel and Ohga,
2007).
Đƣờng trong dịch lên men bao gồm hàm lƣợng đƣờng tổng số và hàm lƣợng
đƣờng chuyển hóa. Hàm lƣợng đƣờng chuyển hóa là sự hấp thụ cacbon của hệ sợi
nấm, hàm lƣợng đƣờng dƣ quyết định tới việc nuôi dƣỡng hệ sợi nấm.
c. Nito
Nito là nhân tố cần thiết trong q trình sinh tổng hợp enzyme trong chuyển
hóa sơ cấp và thứ cấp. Các nguồn nito thƣờng đƣợc sử dụng trong quá trình nhân
+

+

giống nấm dạng dịch thể là ion NH 4 , ion Na hoặc dạng hữu cơ nhƣ amoni acid,
protein. Sự thay đổi hàm lƣợng đạm hiển thị quy luật chuyển hóa của nito trong
dịch lên men.
d. Hình thái sợi nấm
Hình thái sợi nấm đƣợc quan sát bằng cách soi dịch lên men dƣới kính hiển
vi, quan sát hình thái hệ sợi, từ đó biết đƣợc tình trạng sinh trƣởng của sợi nấm.
e. Sinh khối sợi nấm
Sinh khối sợi nấm đƣợc xác định bằng cách đo sinh khối khơ của sợi nấm, từ
đó có thể biết đƣợc tình hình sinh trƣởng của sợi nấm và mối quan hệ của nó với
các điều kiện ni cấy khác, từ đó quyết định điều kiện sinh trƣởng thích hợp nhất.
2.4.2.3. Một số nhân tố khác
Để tăng khả năng tổng hợp của các hợp chất sinh học trong nuôi cấy nấm ăn
và nấm dƣợc liệu, nhiều nghiên cứu đã sử dụng một số các vitamin và chất kích

thích nhƣ: vitamin B1, B2, B6, B12..các acid béo, chất có hoạt tính bề mặt, giàu
thực vật và dung môi hữu cơ. Những hợp chất này có tác dụng gián tiếp đến tính
thẩm thấu của màng tế bào bằng cách làm tăng tính linh động của màng tế bào hoặc
tác động trực tiếp đến khả năng sinh tổng hợp enzyme trong quá trình hình thành sản
phẩm, do đó ảnh hƣởng đến sản phẩm cuối cùng (Vladimir, 2012).

9


2.5. TÍNH ƯU VIỆT CỦA CƠNG NGHỆ NHÂN GIỐNG NẤM DẠNG DỊCH
THỂ
2.5.1. Sản xuất giống sử dụng công nghệ nhân giống dạng dịch thể
Nghiên cứu của Kawai et al. (1995) sử dụng giống dịch thể để nghiên cứu
thời gian hình thành quả thể nấm Hƣơng (Lentinus edodes). Kết quả cho thấy sử
dụng giống dịch thể cho phép rút ngắn đƣợc thời gian ƣơm sợi và thời gian hình
thành quả thể nấm từ 120 ngày xuống còn 90 ngày.
Nghiên cứu của Liu et al. (2010) khẳng định phƣơng pháp nhân giống dạng
dịch thể có nhiều ƣu điểm hơn so với phƣơng pháp nuôi cấy giống truyền thống.
Khi nuôi cấy trên môi trƣờng rắn, sử dụng các nguyên liệu có chứa nhiều
lignocellulose, quá trình từ khi cấy giống đến khi thu hái quả thể nấm thƣờng mất từ
2 - 3 tháng. Nhƣng khi nuôi cấy trên môi trƣờng dịch thể cho tiềm năng năng suất
cao hơn trong một thời gian ngắn hơn và tỷ lệ nhiễm bệnh thấp hơn.
Trong báo cáo tổng kết kết quả “Nghiên cứu xây dựng quy trình cơng nghệ
nhân giống dạng dịch thể để sản xuất nấm ăn và nấm dƣợc liệu” của Cồ Thị Thùy
Vân và cs (2014) cũng đƣa ra khẳng định giống nấm đƣợc sản xuất theo cơng nghệ
dịch thể có chu kỳ phát triển nhanh hơn, tuổi giống đồng đều hơn so với giống trên
cơ chất rắn (mùn cƣa, bông hạt, lõi ngô, đại mạch, kê, thóc…). Báo cáo cũng khẳng
định khi sử dụng giống nấm dạng dịch thể để cấy vào các bịch nguyên liệu thì thao
tác cấy cũng nhanh hơn và đơn giản hơn, khi cấy giống vào giá thể nuôi trồng sợi
nấm khôi phục nhanh, khả năng hấp thụ dinh dƣỡng và tốc độ lan sợi mạnh do đó có

thể rút ngắn đƣợc 1/4 đến 1/3 tổng thời gian nhân giống và ni trồng. Qua đó tăng
đƣợc số mùa vụ trong năm, tăng hiệu suất sử dụng nhà xƣởng, tăng sản lƣợng
giống nấm và nấm thƣơng phẩm do vậy giá thành chủng giống thấp. Hơn nữa sản
xuất nấm sử dụng công nghệ nhân giống dịch thể tạo điều kiện cho việc mở rộng
quy mô sản xuất do hệ số nhân giống cao.
2.5.2. Ƣu điểm của sản xuất giống dạng dịch thể
Theo Cồ Thùy Vân và cs (2014), công nghệ nhân giống nấm lớn dạng dịch
thể đang là hƣớng nghiên cứu đƣợc các nhà nghiên cứu nấm đặc biệt quan tâm vì có
nhiều ƣu điểm vƣợt trội sau:

10


+
Chu kỳ phát triển của giống nấm trong môi trƣờng dịch thể nhanh, qua đó
rút ngắn đƣợc thời gian nhân giống ở các cấp và thời gian nuôi trồng.
+
Tuổi giống dịch thể đồng nhất, chất lƣợng giống ổn định do đƣợc kiểm
soát nghiêm ngặt ở từng khâu.
+
Sinh lực giống khỏe do giống phát triển trong môi trƣờng dịch thể đƣợc
cung cấp đầy đủ dinh dƣỡng và đƣợc sử dụng đúng giai đoạn sinh trƣởng mạnh
nhất của hệ sợi vì vậy khi cấy chuyển giống sang giá thể nuôi trồng hệ sợi nấm khôi
phục nhanh, tốc độ lan sợi mạnh.
+
Công nghệ nhân giống dạng dịch thể đáp ứng đƣợc mọi nhu cầu về giống
từ quy mô nhỏ đến lớn với hệ số nhân giống cao.
2.5.3. Một số hạn chế của sản xuất giống dạng dịch thể
Sản xuất giống dịch thể không áp dụng đƣợc một cách đại trà cho tất cả loại
nấm và ở mọi cơ sở ni trồng nấm. Vì:

+
Chỉ sử dụng đƣợc giống nấm dạng dịch thể khi nguyên liệu đã đƣợc hấp
khử trùng.
+
Sản xuất giống dịch thể yêu cầu đầu tƣ cơ sở vật chất, dây chuyền trang
thiết bị hiện đại và đồng bộ.
+
Giống dịch thể phải đƣợc sản xuất và sử dụng trong một hệ thống khép kín
từ khâu sản xuất giống tới khâu ni trồng.
+
Chỉ phục vụ sản xuất tại chỗ do giống nấm dạng dịch thể nên cơng tác bảo
quản, vận chuyển giống rất khó khăn.
+
u cầu nguồn nhân lực có trình độ quản lý và trình độ kỹ thuật cao do
phải vận hành dây chuyền sản xuất lớn.
2.6. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ SẢN XUẤT NẤM VÀ NẤM ĐỊA SÂM
COPRINUS COMATUS Ở VIỆT NAM VÀ THẾ GIỚI
2.6.1. Tình hình nghiên cứu và sản xuất nấm Địa sâm Coprinus comatus trên
thế giới
Theo FAO (2015), tổng sản lƣợng nấm của thế giới có xu hƣớng tăng dần
qua các năm, đặc biệt tăng cao trong các năm 2010 đến năm 2013. Ƣớc tính sản

11


lƣợng nấm của cả Thế giới vào khoảng 4,2 triệu tấn (năm 2000); 5,2 triệu tấn
(năm 2005); 7,3 triệu tấn (năm 2010) và 9,9 triệu tấn (năm 2013).
Sản xuất nấm ăn và nấm dƣợc liệu đang phát triển với tốc độ nhanh, xu thế
ngày càng phát triển về quy mô, phƣơng thức, nguyên liệu sản xuất. Nấm đƣợc
trồng trên 100 quốc gia trên thế giới, tập trung chủ yếu ở các nƣớc Châu á, chiếm

69,9% tổng sản lƣợng nấm Thế giới, châu Âu 21,9%, châu Mỹ 7,2%, châu Phi
0,2%, châu Đại dƣơng 0,8%.
Những năm gần đây nấm Địa sâm đã đƣợc trồng nhiều ở Trung Quốc, Hàn
Quốc và Đài Loan và là một trong 8 loại nấm đƣợc trồng nhiều nhất ở Trung Quốc.
Nấm địa sâm đã và đang đƣợc nhiều cơ sở trồng nấm ở Trung Quốc nuôi trồng với
những cái tên khác nhau nhƣ “Shaggy ink cap” hay “Layer’s wig” và “Shaggy mane”
(Chen, 2000). Bên cạnh đó các sản phẩm đƣợc chế biến từ nấm Địa sâm ở Trung quốc
hiện rất đa dạng và phong phú nhƣ nấm tƣơi, nấm khô, các dạng thực phẩm chức năng
đƣợc chiết xuất từ nấm Địa sâm có giá thành từ 10 – 100 USD/1kg.
2.6.2. Tình hình nghiên cứu nhân giống và nuôi trồng nấm Địa sâm trên thế giới

Nấm Địa sâm đƣợc biết đến từ rất lâu và cho đến nay có rất nhiều các cơng
trình nghiên cứu về nhân giống cũng nhƣ nuôi trồng nấm Địa sâm đã đƣợc công
bố trên thế giới.
2.6.2.1. Nghiên cứu về đặc điểm sinh trưởng hệ sợi nấm Địa sâm Coprinus
comatus trên môi trường nhân giống thuần khiết
Nghiên cứu của Renato et al. (2009) nhằm tối ƣu hóa các điều kiện dinh
dƣỡng, các yếu tố vật lý (pH, độ thơng thống và ánh sáng) cho sự sinh trƣởng hệ
sợi nấm Địa sâm trên môi trƣờng nhân giống thuần khiết. Kết quả nghiên cứu của
ông xác định trên nguồn dinh dƣỡng nƣớc dừa hệ sợi nấm Địa sâm phát triển nhanh
và khỏe nhất, thời gian sinh trƣởng hệ sợi trung bình 8 ngày, hệ sợi dày, phân bố
đều. Khoảng pH thích hợp nhất cho hệ sợi nấm Địa sâm từ 6,0 – 7,0 và trong điều
kiện thiếu khơng khí, hệ sợi nấm Địa sâm phát triển nhanh hơn trong điều kiện
thơng thống. Đồng thời các tác giả cũng khẳng định ánh sáng khơng có lợi cho sự
phát triển hệ sợi, sợi nấm phát triển nhanh, dày đặc và mƣợt hơn khi đƣợc nuôi
trong điều kiện không có ánh sáng.

12



×