Tải bản đầy đủ (.docx) (96 trang)

Ứng dụng hệ thống thông tin địa lý xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai huyện con cuông, tỉnh nghệ an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.89 MB, 96 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

PHẠM THỊ LOAN

ỨNG DỤNG HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐỊA LÝ
XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU ĐẤT ĐAI
HUYỆN CON CUÔNG, TỈNH NGHỆ AN

Chuyên ngành:

Quản lý đất đai

Mã số:

60.85.01.03

Người hướng dẫn khoa học:

TS. Nguyễn Duy Bình

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để
bảo vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cảm
ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày


tháng năm 2016

Tác giả luận văn

Phạm Thị Loan

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thiện luận văn, tơi đã nhận
được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, sự giúp đỡ động viên của
bạn bè, đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hồn thiện luận văn, cho phép tơi được bày tỏ lịng kính trọng và biết ơn
sâu sắc đến thầy giáo TS. Nguyễn Duy Bình đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức,
thời gian và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình học tập và thực hiện đề tài.

Tôi xin chân thành cảm ơn tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Bộ môn Hệ
thống thông tin đất đai, Khoa Quản lý đất đai – Học viện Nơng nghiệp Việt Nam đã
tận tình giúp đỡ tơi trong qua trình học tập, thực hiện đề tài và hồn thành luận văn.
Tơi xin cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ viên chức phòng Tài nguyên và Môi trường
huyện Con Cuông đã tạo điều kiện và giúp đỡ tơi trong q trình thực hiện đề tài.

Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè đồng nghiệp đã tạo mọi điều
kiện thuận lợi và giúp đỡ tơi về mọi mặt, động viên, khuyến khích tơi hoàn thành luận
văn./.
Hà Nội, ngày

tháng năm 2016


Tác giả luận văn

Phạm Thị Loan

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan............................................................................................................................... i
Lời cảm ơn.................................................................................................................................. ii
Mục lục....................................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt............................................................................................................... v
Danh mục bảng......................................................................................................................... vi
Danh mục hình......................................................................................................................... vii
Trích yếu luận văn.................................................................................................................. viii
Thesis abstract........................................................................................................................... ix
Phần 1. Mở đầu........................................................................................................................ 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài............................................................................................. 1

1.2.

Giả thuyết khoa học.................................................................................................... 2

1.3.

Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................... 3

1.4.


Phạm vi nghiên cứu.................................................................................................... 3

1.5.

Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học và thực tiễn ........................................... 3

Phần 2. Tổng quan tài liệu..................................................................................................... 4
2.1.

Tổng quan về quản lý đất đai.................................................................................... 4

2.1.1.

Khái niệm chung......................................................................................................... 4

2.1.2.

Tình hình quản lý đất đai ở Việt Nam...................................................................... 5

2.1.3.

Nhiệm vụ đặt ra........................................................................................................... 8

2.2.

Tổng quan về xây dựng cơ sở dữ liệu...................................................................... 9

2.4.1.


Khái niệm chung......................................................................................................... 9

2.2.2.

Trình tự các bước xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính ........................................... 11

2.2.3.

Thực trạng xây dựng CSDL địa chính xây dựng ở Việt Nam ............................ 16

2.2.4.

Những tồn tại............................................................................................................. 17

2.3.

Tổng quan về gis-webgis......................................................................................... 18

2.3.1.

Định nghĩa về GIS.................................................................................................... 18

2.3.2.

Các bộ phận cấu thành của GIS.............................................................................. 19

2.3.3.

Giới thiệu về công nghệ ArcGIS............................................................................ 20


2.3.4.

Ứng dụng của GIS.................................................................................................... 22

2.3.5.

Tổng quan về WebGIS............................................................................................. 25

Phần 3. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu................................................................ 29
3.1.

Địa điểm nghiên cứu................................................................................................. 29

3.2.

Thời gian nghiên cứu................................................................................................ 29

iii


3.3.

Đối tượng nghiên cứu............................................................................................... 29

3.4.

Nội dung nghiên cứu................................................................................................ 29

3.4.1.


Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Con Cuông .........29

3.4.2.

Xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính........................................................................... 29

3.4.3.

Ứng dụng cơng nghệ WebGIS để chia sẻ thơng tin về CSDL địa chính ..........30

3.5.

Phương pháp nghiên cứu......................................................................................... 30

3.5.1.

Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp.................................................................... 30

3.5.2.

Phương pháp thống kê, xử lý số liệu...................................................................... 30

3.5.3.

Phương pháp chuẩn hoá cơ sở dữ liệu không gian.............................................. 30

3.5.4.

Phương pháp thiết kế cơ sở dữ liệu........................................................................ 31


3.5.5.

Phương pháp WebGIS.............................................................................................. 31

Phần 4. Kết quả và thảo luận.............................................................................................. 32
4.1.

Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện con cuông ..................32

4.1.1.

Điều kiện tự nhiên huyện Con Cuông................................................................... 32

4.1.2.

Thực trạng phát triển kinh tế xã hội huyện Con Cuông...................................... 36

4.1.3.

Đánh giá chung điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội huyện Con Cuông ............41

4.1.4.

Khái quát đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội xã Cam Lâm................................. 43

4.1.5.

Tình hình quản lý và sử dụng đất đai huyện Con Cuông................................... 44

4.2.


Xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính........................................................................... 51

4.2.1.

Thu thập dữ liệu........................................................................................................ 52

4.2.2.

Chuẩn hố dữ liệu bản đồ........................................................................................ 52

4.2.3.

Xây dựng cơ sở dữ liệu khơng gian....................................................................... 53

4.2.4.

Xây dựng cơ sở dữ liệu thuộc tính......................................................................... 54

4.2.5.

Quản lý, khai thác thông tin cơ sở dữ liệu địa chính xã Cam Lâm ................... 63

4.3.

Ứng dụg cơng nghệ webgis để chia sẻ thơng tin về csdl địa chính................... 73

4.3.1.

Chia sẻ dữ liệu bản đồ lên ArcGIS Online............................................................ 73


4.3.2.

Xây dựng Website thử nghiệm chia sẻ thông tin về đất đai xã Cam Lâm.......75

4.3.3.

Đánh giá kết quả đạt được....................................................................................... 77

Phần 5. Kết luận và kiến nghị............................................................................................. 79
5.1.

Kết luận....................................................................................................................... 79

5.2.

Kiến nghị.................................................................................................................... 80

Tài liệu tham khảo................................................................................................................... 81

iv


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt
API

Nghĩa tiếng Việt
Giao diện lập trình ứng dụng


BCH

Ban chấp hành

BTNMT

Bộ Tài ngun và Mơi trường

BĐĐC

Bản đồ địa chính

CSDL
CNQSDĐ
GIS

Cơ sở dữ liệu
Chứng nhận quyền sử dụng đất
Hệ thống thông tin địa lý

HĐND

Hội đồng nhân dân

HSĐC

Hồ sơ địa chính

HTML

KHHGD
PCGD
PHP
SQL
TDTT
THCS
THPT
UBND

Ngơn ngữ đánh dấu siêu văn bản
Kế hoạch hóa gia đình
Phổ cập giáo dục
Một ngơn ngữ lập trình kịch bản
Ngơn ngữ truy vấn mang tính cấu trúc
Thể dục thể thao
Trung học cơ sở
Trung học phổ thông
Ủy ban nhân dân

v


DANH MỤC BẢNG
Bảng 4.1. Cơ cấu kinh tế của huyện Con Cuông giai đoạn 2005 – 2015 ......................36
Bảng 4.2. Phân bố dân cư năm 2015 theo đơn vị hành chính .......................................... 38
Bảng 4.3. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp huyện Con Cuông năm 2015 ..............48
Bảng 4.4. Hiện trạng sử dụng đất phi nông nghiệp huyện Con Cuông năm 2015 .......49
Bảng 4.5. Hiện trạng đất chưa sử dụng huyện Con Cuông năm 2015........................... 49
Bảng 4.6. Thiết kế trường dữ liệu của nhóm Địa chính.................................................... 54
Bảng 4.7. Thiết kế trường dữ liệu của nhóm Cơ sở đo đạc.............................................. 56

Bảng 4.8. Thiết kế trường dữ liệu của nhóm Quy hoạch.................................................. 56
Bảng 4.9. Thiết kế trường dữ liệu của nhóm Biên giới địa giới...................................... 57
Bảng 4.10. Thiết kế trường dữ liệu của nhóm Giao thông................................................ 57
Bảng 4.11. Thiết kế trường dữ liệu của nhóm Thủy hệ..................................................... 58
Bảng 4.12. Thiết kế trường dữ liệu của nhóm Địa danh.................................................... 58
Bảng 4.13. Thiết kế trường dữ liệu của nhóm Địa hình..................................................... 59
Bảng 4.14. Biến động một số loại đất chính........................................................................ 70
Bảng 4.15. Các tham số tính chuyển hệ toạ độ giữa hệ quy chiếu VN-2000 và
WGS-1984........................................................................................................... 73

vi


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1. Sơ đồ các thành phần cấu tạo GIS..................................................................... 19
Hình 2.2. Bộ phần mềm ứng dụng ArcGIS....................................................................... 21
Hình 4.1. Sơ đồ vị trí huyện Con Cng............................................................................ 32
Hình 4.2. Sơ đồ vị trí xã Cam Lâm..................................................................................... 43
Hình 4.3. Quy trình cơng nghệ xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính ................................. 52
Hình 4.4. Chuyển đổi dữ liệu khơng gian.......................................................................... 54
Hình 4.6. Bảng thuộc tính của Layer DC_ThuaDat......................................................... 59
Hình 4.7. Thông tin về loại đất thể hiện trên bản đồ ArcMap........................................ 62
Hình 4.8. Bản đồ địa chính của xã Cam Lâm trên ArcMap............................................ 62
Hình 4.9. Thuộc tính vị trí của thửa đất............................................................................. 64
Hình 4.10. Trích đo sử dụng làm căn cứ thu hồi đất.......................................................... 65
Hình 4.11. Khu đất biến động đưa vào lưu trữ.................................................................... 66
Hình 4.12. Khu đất cần thu hồi theo kế hoạch sử dụng đất 2016 ..................................... 66
Hình 4.13. Tìm kiếm thơng tin 1 thửa đất............................................................................ 67
Hình 4.14. Chiết xuất dữ liệu hiện trạng sử dụng đất ở nơng thơn .................................. 68
Hình 4.15. Dữ liệu hiện trạng sử dụng đất xã Cam Lâm năm 2015 ................................ 69

Hình 4.16. Bản đồ hiện trạng xã Cam Lâm thu nhỏ từ tỷ lệ 1:10000 .............................. 72
Hình 4.17. Kết nối với ArcGIS Online................................................................................. 74
Hình 4.18. Hình ảnh CSDL trên Website............................................................................. 74
Hình 4.19. Quá trình thiết lập một Web AppBuilder.......................................................... 75
Hình 4.20. Màn hình chính giao diện Website cung cấp thơng tin về đất đai ................76
Hình 4.21. Các thơng tin về thửa đất hiển thị trên Website ............................................... 76

vii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Phạm Thị Loan
Tên luận văn: “Ứng dụng hệ thống thông tin địa lý xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai
huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An”.
Chuyên ngành: Quản lý đất đai

Mã số: 60.85.01.03

Cơ sở đào tạo: Học viện Nơng nghiệp Việt Nam (VNUA)
Mục đích nghiên cứu
- Ứng dụng phần mềm ArcGIS trong việc xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính thể
hiện được các thông tin về tài nguyên đất đai và nghiên cứu khả năng của ArcGIS

trong việc cập nhật, chỉnh lý biến động về đất đai, khai thác cơ sở dữ liệu phục vụ
công tác quản lý đất đai.
- Thử nghiệm ứng dụng công nghệ WebGIS để chia sẻ thông tin về đất đai huyện
Con Cuông trên Website trực tuyến.

Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp dùng để thu thập các loại thông tin về

điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của khu vực nghiên cứu. Các loại bản đồ địa chính,
các số liệu liên quan về thửa đất phục vụ cho quá trình xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai.
- Phương pháp xây dựng cơ sở dữ liệu dùng để chuẩn hóa, xử lý, biên tập và xây
dựng cơ sở dữ liệu không gian và thuộc tính bằng phần mềm ArcGIS Desktop.
- Phương pháp WebGIS dùng để chia sẻ cơ sở dữ liệu đã được xây dựng lên
Website giúp cho mọi người có thể tiếp cận thông tin về đất đai của huyện Con Cuông
một cách dễ dàng bằng Ứng dụng WebGIS trực tuyến ArcGIS Online.

Kết quả chính và kết luận
Cơ sở dữ liệu địa chính huyện Con Cng được xây dựng gồm: cơ sở dữ liệu
không gian và cơ sở dữ liệu thuộc tính và được phân chia thành các nhóm cơ bản: Địa
chính, cơ sở đo đạc, quy hoạch, địa giới, giao thơng, thủy hệ, địa danh, địa hình.
Với khả năng phân tích khơng gian của ArcGIS, chúng ta có thể dễ dàng chiết
xuất được các dữ liệu hiện trạng phục vụ công tác quản lý đất đai. Các chức năng của
cơng cụ Editor có thể cập nhật các dữ liệu trong cơ sở dữ liệu đáp ứng được công tác
cập nhật, chỉnh lý biến động đất đai tại địa phương.
Việc ứng dụng công nghệ WebGIS trong việc chia sẻ bản đồ tạo ra từ ArcGIS
Desktop lên ArcGIS Online sẽ giúp cho mọi người không chỉ các nhà quản lý mà cả
người dân cũng có thể tiếp cận thơng tin về đất đai một cách dễ dàng qua nhiều thiết bị
thông tin khi họ được cung cấp địa chỉ truy cập.

viii


THESIS ABSTRACT
Master Candidate: Pham Thi Loan
Thesis title: "Application of geographic information system to build the land database
in Con Cuong District, Nghe An Province".
Specialization: Land Management


Code: 60.85.01.03

Educational Organigation: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Research purposes
- Application of ArcGIS in building cadastre databases reflect the information on
land resources and research capabilities of ArcGIS to update and revise the changes in
land, exploitation of database service of land management.
- The experimental application WebGIS technology to share information on land
in Con Cuong District on online Website.

Research methods
- Methods of collecting secondary data used to collect all kinds of information
on natural conditions, economy and social research sectors. Types of cadastral maps
and related data on land plots serve the construction process of landing database.
- Methods of database building use for standardization, processing, editing and
building the spatial database and attribute by using ArcGIS Desktop software.
- Methods is WebGIS that used to share the database which has been built up
web side to help people can easily get the information about land by using WebGIS
online application ArcGIS Online.

Main results and conclusions
Cadastral database built Con Cuong including spatial database, attribute
database and these are divided into basic groups: Land, and the basis of measurement,
planning, boundaries, transportation, water systems, landmarks, topography.
With the capability of ArcGIS spatial analysis, we can easily extract the data service
of the current status of land management. The functions of the Editor tool can update the
data in the database that meet the work to update and to revise the land changes locally.

The application of technology in sharing WebGIS maps created from ArcGIS
Desktop to ArcGIS Online will help people who are not only managers but also the

citizens can access information on land easily through multiple communication
devices as they are provided access addresses.

ix


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Ngày nay thế giới công nghệ thông tin phát triển ngày càng mạnh mẽ. Phần
cứng cũng như phần mềm trở nên hiện đại và hoàn thiện hơn. Việc ứng dụng thành
quả của công nghệ thông tin vào ngành quản lý đất đai là một yêu cầu cấp bách
nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý Nhà nước về đất đai và nhằm phục
vụ tốt hơn nhu cầu thông tin địa chính – nhà đất của các tổ chức kinh tế, xã hội và
của nhân dân.
Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý đất đai ở địa phương là hết
sức cần thiết, nó giúp cho đội ngũ cán bộ địa chính cấp xã làm tốt cơng tác báo cáo
thống kê, kiểm soát được số liệu đất đai của từng vùng, từng loại đất và từng hộ
gia đình cá nhân sử dụng đất, quản lý việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,
tra cứu và báo cáo nhanh những biến động về đất đai trên địa bàn quản lý hàng
năm. Bên cạnh đó, việc ứng dụng cơng nghệ thơng tin cịn hỗ trợ cho cán bộ địa
chính cấp xã phát hiện nhiều sai sót trong cơng tác quản lý đất đai do lịch sử để lại,
khắc phục những trường hợp sai sót thường gặp như: ghi trùng số chứng minh thư
nhân dân của chủ sử dụng, chung thửa, trùng số vào sổ cấp giấy chứng nhận.
Hiện nay, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý đất đai, quản lý xây
dựng trong các cơ quan quản lý chuyên ngành nói chung chưa được triển khai
đồng bộ. Hầu hết chỉ áp dụng công nghệ tin học trong một số công việc kỹ thuật cụ
thể hoặc một vài khâu trong mắt xích điều hành mà chưa mang lại tính chất là một
hệ thống điều hành và quản lý.
Hơn nữa, các phần mềm ứng dụng trong ngành là các công cụ rời rạc, mỗi
phần mềm mới chỉ hỗ trợ một phần tác nghiệp. Khâu tổ chức lưu trữ hồ sơ chủ yếu

bằng thủ cơng các giấy tờ, sổ sách. Hình thức quản lý rời rạc, thiếu khoa học
không hỗ trợ trong vấn đề giải quyết những nhu cầu hỏi đáp của xử lý hành chính,
khơng đáp ứng nhu cầu tổng hợp phân tích thơng tin phục vụ lãnh đạo trong cơng
tác quản lý và điều hành, khơng có được cơ sở dữ liệu đầy đủ thông tin về quản lý
đất đai.
Hệ thống thông tin địa lý (Geographic Information System- gọi tắt là GIS) là
một thành tựu của công nghệ thông tin được hình thành từ những năm 1960.

1


GIS là công cụ trợ giúp quyết định trong nhiều hoạt động kinh tế - xã hội, quốc
phòng của nhiều quốc gia trên thế giới. GIS có khả năng trợ giúp các cơ quan
chính phủ, các nhà quản lý, các doanh nghiệp, các cá nhân…đánh giá được hiện
trạng của các quá trình, các thực thể kinh tế - xã hội thông qua các chức năng thu
thập, quản lý, truy vấn, phân tích và tích hợp các thơng tin được gắn với một nền
hình học (bản đồ) nhất quán trên cơ sở tọa độ của các dữ liệu đầu vào. GIS ra đời
là một bước tiến rất to lớn trong việc đưa ra các ý tưởng, kết quả nghiên cứu địa lý
học vào cuộc sống. Do vậy việc ứng dụng công nghệ của hệ thống thông tin địa lý
vào phục vụ công tác quản lý sử dụng đất là một yêu cầu cấp bách và cần thiết.
Con Cuông là một huyện miền núi nằm ở phía Tây Nam tỉnh Nghệ An.
Huyện có diện tích đất tự nhiên lớn với 173.808,39 ha. Nhưng hiện nay, huyện
chưa có được cơ sở dữ liệu đất đai hoàn chỉnh phục vụ cho việc quản lý đất đai có
hiệu quả. Việc xây dựng được nguồn cơ sở dữ liệu đất đai hoàn chỉnh sẽ tạo ra
được nhiều thuận lợi trong quản lý, sản xuất và nghiên cứu khoa học.
Xuất phát từ lý luận và thực tiễn, đồng thời phục vụ cho việc xây dựng một
hệ thống quản lý đất đai hiện đại, được sự nhất trí của Khoa Quản lý đất đai, Viện
đào tạo Sau đại học – Học viện Nông nghiệp Việt Nam, dưới sự hướng dẫn của
thầy giáo TS. Nguyễn Duy Bình tơi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Ứng dụng
hệ thống thông tin địa lý xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai huyện Con Cng, tỉnh

Nghệ An”. Nhằm mục đích ứng dụng GIS để xây dựng nguồn cơ sở dữ liệu hình
học và phi hình học của các thơng tin về thửa đất để quản lý một cách chính xác
đảm bảo cho việc quản lý, truy xuất, cập nhật thông tin nhanh chóng.
1.2. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
Hiện nay, cơ sở dữ liệu đất đai huyện Con Cng, tỉnh Nghệ An chưa hồn
thiện dẫn đến các tài liệu phục vụ công tác quản lý Nhà nước về đất đai trên địa
bàn huyện còn chậm trễ và nhiều thiếu sót. Do đó việc cần thiết phải làm là xây
dựng một cơ sở dữ liệu đất đai hoàn chỉnh đáp ứng các nội dung quản lý Nhà nước
về đất đai như thế nào? Chúng có thể cung cấp những thơng tin gì phục vụ cho
cơng tác quản lý đất đai? Khả năng chia sẻ cơ sở dữ liệu đất đai lên Website trực
tuyến ra sao? Đó là những câu hỏi cần được trả lời thơng qua bài luận văn bằng
những phương pháp điều tra thu thập số liệu, xử lý dữ liệu và xây dựng cơ sở dữ
liệu bằng bộ phần mềm ArcGIS.

2


1.3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
- Ứng dụng phần mềm ArcGIS trong việc xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai cho

huyện Con Cuông, chú trọng vào việc xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính thí điểm
trên xã Cam Lâm, huyện Con Cuông. Đông thời nghiên cứu khả năng của ArcGIS
trong việc cập nhật, chỉnh lý biến động về đất đai, khai thác cơ sở dữ liệu phục vụ
công tác quản lý đất đai.
- Thử nghiệm ứng dụng công nghệ WebGIS để chia sẻ thông tin về đất đai

huyện Con Cuông trên Website trực tuyến.
1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Phạm vi không gian: Nghiên cứu trên địa bàn huyện Con Cng, tỉnh


Nghệ An, xây dựng CSDL địa chính cho một xã điểm là xã Cam Lâm.
- Phạm vi thời gian: Từ năm 2015 đến năm 2016.

1.5. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI, Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
- Những đóng góp mới: Luận văn là cơng trình nghiên cứu một cách có hệ

thống và tồn diện về việc xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai phục vụ công tác quản lý
Nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An với những điểm
mới là đã làm rõ và hệ thống hóa cách thức xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính bằng
phần mềm ArcGIS.
- Ý nghĩa khoa học: Luận Văn đã xây dựng được cơ sở dữ liệu không gian

kết hợp với các lớp cơ sở dữ liệu thuộc tính dựa trên các tài liệu và số liệu thu thập
được đảm bảo cơ sở dữ liệu được xây dựng là chính xác phù hợp với nhu cầu khai
thác thông tin hiện trạng của thửa đất, chủ sử dụng đất.
-Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của luận văn là tài liệu nghiên cứu
cho sinh viên, cán bộ quan tâm đến việc xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai. Ngoài ra
những thảo luận về ứng dụng GIS và xây dựng Website có thể để các cơ quan đơn
vị trên địa bàn huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An tham khảo nhằm hoàn thiện hệ
thống cơ sở dữ liệu đất đai của địa phương.

3


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI
2.1.1. Khái niệm chung
* Khái niệm về quản lý
Hiện nay có nhiều cách giải thích thuật ngữ quản lý, có quan niệm cho rằng
quản lý là cai trị; cũng có quan niệm cho rằng quản lý là điều hành, điều khiển, chỉ

huy. Quan niệm chung nhất về quản lý được nhiều người chấp nhận do điều khiển
học đưa ra như sau: Quản lý là sự tác động định hướng bất kỳ lên một hệ thống
nào đó nhằm trật tự hóa và hướng nó phát triển phù hợp với những quy luật nhất
định. Quan niệm này không những phù hợp với hệ thống máy móc thiết bị, cơ thể
sống, mà còn phù hợp với một tập thể người, một tổ chức hay một cơ quan nhà
nước (Nguyễn Khắc Thái Sơn, 2007).
*Khái niệm về quản lý nhà nước
Trong hệ thống các chủ thể quản lý xã hội, Nhà nước là chủ thể duy nhất
quản lý xã hội toàn dân, toàn diện bằng pháp luật. Cụ thể như sau:
- Nhà nước quản lý toàn dân là nhà nước quản lý toàn bộ những người sống

và làm việc trên lãnh thổ quốc gia, bao gồm công dân và những người không phải
là cơng dân. Nhà nước quản lý tồn diện là nhà nước quản lý toàn bộ các lĩnh vực
của đời sống xã hội theo nguyên tắc kết hợp quản lý theo ngành với quản lý theo
lãnh thổ. Nhà nước quản lý tồn bộ các lĩnh vực đời sống xã hội có nghĩa là các cơ
quan quản lý điều chỉnh mọi khía cạnh hoạt động của xã hội trên cơ sở pháp luật
quy định.
- Nhà nước quản lý bằng pháp luật là nhà nước lấy pháp luật làm công cụ xử

lý các hành vi vi phạm pháp luật theo luật định một cách nghiêm minh.
Vậy Quản lý nhà nước là dạng quản lý xã hội mang tính quyền lực nhà nước,
được sử dụng quyền lực nhà nước để điều chỉnh các quan hệ xã hội và hành vi hoạt
động của con người để duy trì, phát triển các mối quan hệ xã hội, trật tự pháp luật
nhằm thực hiện chức năng và nhiệm vụ của Nhà nước (Nguyễn Khắc Thái Sơn,
2007).
* Khái niệm quản lý Nhà nước về đất đai

4



Quản lý nhà nước về đất đai là tổng hợp các hoạt động của các cơ quan nhà
nước có thẩm quyền để thực hiện và bảo vệ quyền sở hữu của Nhà nước đối với
đất đai; đó là các hoạt động nắm chắc tình hình sử dụng đất; phân phối và phân
phối lại quỹ đất đai theo quy hoạch, kế hoạch; kiểm tra giám sát quá trình quản lý
và sử dụng đất; điều tiết các nguồn lợi từ đất đai (Nguyễn Khắc Thái Sơn, 2007).
2.1.2. Tình hình quản lý đất đai ở Việt Nam
2.1.2.1. Thực trạng quản lý, sử dụng đất đai hiện nay
Đảng và Nhà nước ta đã và đang từng bước hoàn thiện hệ thống pháp luật về
đất đai, đưa quyền sử dụng đất trở thành hàng hóa; tiếp tục mở rộng dân chủ, tạo
cơ chế thực hiện trách nhiệm giải trình của cơ quan quản lý và cán bộ quản lý; cơ
chế để người dân được tham gia vào hoạt động quản lý của nhà nước, để tổ chức
và cá nhân thực hiện quyền giám sát của mình.
Nhìn chung hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về đất đai ngày càng được
nâng lên rõ rệt. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật được ban hành khá đầy đủ;
các quyết định, quy định của Nhà nước liên quan đến đất đai được thực hiện trên
thực tế ngày càng cao hơn. Ý thức chấp hành pháp luật về đất đai ngày càng được
nâng lên. Nhà đầu tư nước ngoài từng bước được mở rộng cơ hội trong việc tiếp
cận đất đai; những bất cập về bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất từng
bước được khắc phục. Việc thanh tra, kiểm tra thực hiện Luật Đất đai đã được thực
hiện thường xuyên và kịp thời phát hiện, xử lý những sai phạm trong quản lý, sử
dụng đất đai. Việc lập, xét duyệt và triển khai thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử
dụng đất của các cấp ngày càng đi vào nền nếp (Nguyễn Văn Quý, 2014).
Năm 2014, trên 90,25% diện tích tự nhiên của cả nước được khai thác đưa
vào sử dụng và phân bổ đáp ứng các mục đích phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm
an ninh, quốc phòng. Cả nước đã cấp được 40,8 triệu giấy chứng nhận với tổng
diện tích 22,7 triệu ha, đạt 93,8% diện tích các loại đất cần cấp giấy chứng nhận.
Tổng diện tích đất đã được Nhà nước giao, cho thuê và công nhận quyền sử dụng
đất cho các đối tượng sử dụng là 24.996.000 ha, trong đó hộ gia đình, cá nhân
đang sử dụng 14.878.000 ha (59,52%); các tổ chức trong nước sử dụng 9.735.000
ha (38,95 %); tổ chức, cá nhân nước ngoài được thuê sử dụng 56.000 ha (0,22%);

cộng đồng dân cư được giao 325.000 ha (1,30%). Quỹ đất sản xuất nông nghiệp
được bố trí hợp lý theo nguyên tắc bảo vệ quỹ đất trồng lúa, hình

5


thành các vùng chuyên canh phù hợp với tiềm năng, thế mạnh của từng vùng. Diện
tích đất ni trồng thủy sản tăng góp phần nâng sản lượng ni trồng thủy sản, đáp
ứng đủ nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, đưa Việt Nam trở thành nước xuất
khẩu thủy sản lớn trên thế giới (đứng thứ 6 trong top 10 nước đứng đầu). Đất lâm
nghiệp trong 10 năm qua liên tục tăng, diện tích đất lâm nghiệp tăng góp phần
nâng độ che phủ từ 35,2% năm 2000 lên 39,5% năm 2010, năm 2014 đạt gần 41%.
Quỹ đất dành cho phát triển công nghiệp, dịch vụ, xây dựng kết cấu hạ tầng,
phát triển đơ thị được mở rộng. Diện tích đất khu cơng nghiệp, cụm cơng nghiệp
hiện có gần 100 nghìn ha giai đoạn 2006 - 2010, bình quân mỗi năm tăng 9,4
nghìn ha, đáp ứng được yêu cầu thu hút nhà đầu tư. Diện tích đất chưa sử dụng của
cả nước từng bước được khai thác đưa vào trồng rừng một cách hợp lý, bảo đảm
yêu cầu cân bằng hệ sinh thái và bảo vệ môi trường (Nguyễn Văn Quý, 2014).
Thực hiện chính sách, pháp luật về đất đai cịn góp phần giữ vững ổn định
chính trị, bảo đảm an sinh xã hội, tạo được nhiều việc làm, ổn định đời sống cho
người dân. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn một số tồn tại sau:
- Việc chấp hành kỷ luật, kỷ cương trong quản lý, sử dụng đất chưa nghiêm.

Có khơng ít những quy định của pháp luật đất đai và những quyết định của cơ
quan nhà nước có thẩm quyền liên quan đến đất đai khơng được thực thi hoặc thực
thi một cách hình thức. Nhiều bản án, quyết định liên quan đến đất đai đã có hiệu
lực pháp luật nhưng chưa được thi hành. Chế tài xử lý vi phạm pháp luật về đất đai
còn thiếu và chưa đủ mạnh để răn đe, ngăn chặn các hành vi vi phạm (Nguyễn Văn
Quý, 2014).
- Theo như trả lời chất vấn đại biểu Quốc hội tại kỳ họp tháng 6/2012 về tình


trạng đất bỏ hoang, lãng phí, Bộ trưởng Bộ Tài ngun và Mơi trường Nguyễn
Minh Quang cho biết: “ Kết quả kiểm tra đến đầu năm 2012 cho thấy, cả nước có
5.828 tổ chức vi phạm với diện tích hơn 73.992 ha, trong đó có 1.945 tổ chức vi
phạm với tổng diện tích vi phạm là 18.048,37 ha, có 21 tổ chức chính trị
vi phạm với diện tích 308,24 ha, có 521 cơ quan nhà nước vi phạm về đất vơi tổng

diện tích 2.480,47 ha...” Thực tế, có thể khẳng định sự lãng phí cịn lớn hơn và
diễn ra trên khắp các địa phương với mn hình vạn trạng khác nhau. (Phương
Hiếu, 2012).

6


Ngày 13/6/2012, Thanh tra Chính phủ đã có báo cáo tổng hợp về kết quả
Chương trình thanh tra chuyên đề về quy hoạch, quản lý sử dụng đất năm 2011,
Theo kết quả thanh tra, hầu hết các dự án có tiến độ chậm, có dự án chậm tới 5 – 7
năm nhưng chưa được xử lý theo quy định. Công tác sử dụng đất thiếu chặt chẽ,
chủ đầu tư nhiều dự án vi phạm các quy định của pháp luật, nhất là các dự án kinh
doanh bất động sản. Bên cạnh đó, tổng diện tích sử dụng khơng đúng quy hoạch tại
35 tỉnh thành phố là 19.182 ha; giao đất, cho thuê đất không đúng quy định tại 39
tỉnh, thành phố là 241.988 ha, diện tích đất sử dụng sai mục đích, khơng có hiệu
quả tại 45 tỉnh, thành phố là 21.758 ha...(Phương Hiếu, 2012).
Theo Báo cáo công tác quản lý nhà nước về đất đai năm 2014, 6 tháng đầu
năm 2015 và tình hình triển khai thi hành Luật Đất đai và những vấn đề cần giải
quyết tháo gỡ của Bộ Tài nguyên và Môi trường ngày 20/7/2015, công tác quản lý
sử dụng đất đai đã đạt được nhiều kết quả quan trọng như: Tập trung chỉ đạo công
tác lập, rà soát, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất các cấp, đặc biệt là
việc lập kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện để làm cơ sở cho việc thu hồi,
giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất. Tích cực và giải

quyết hiệu quả những khó khăn, vướng mắc của địa phương người dân và doanh
nghiệp trong quá trình quản lý, sử dụng đất; đặc biệt việc phối hợp chặt chẽ với
các địa phương nhằm tháo gỡ kịp thời những khó khăn, vướng mắc trong cơng tác
bồi thường, giải phóng mặt bằng đối với các dự án lớn, các cơng trình trọng điểm.
Đã có 121/709 đơn vị cấp huyện đang vận hành cơ sở dữ liệu đất đai (59 đơn vị
cấp huyện thuộc 9 tỉnh, thành phố thực hiện dự án VLAP đã vận hành và quản lý
cơ sở dữ liệu đất đai liên thông ở cả 3 cấp: Xã – Huyện – Tỉnh, điển hình là Vĩnh
Long đã hồn chỉnh mơ hình xây dựng và vận hành cơ sở dữ liệu đất đai toàn tỉnh
(Phương Hiếu, 2012).
Đối với Dự án xây dựng cơ sở dữ liệu đất lúa, đến nay, đã hoàn thiện việc
xây dựng cơ sở dữ liệu đất lúa cho 9027 đơn vị cấp xã. Tuy nhiên, tại một số địa
phương, việc xây dựng cơ sở dữ liệu đai đai còn phân tán, thiếu đồng bộ dẫn đến
cơ sở dữ liệu đất đai cấp huyện chưa kết nối được với cấp tỉnh, thậm chí trong
cùng địa bàn tỉnh sử dụng nhiều phần mềm khác nhau để xây dựng cơ sở dữ liệu
đất đai. Một số nơi đã xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai nhưng hạ tầng kỹ thuật chưa
đảm bảo cho việc vận hành hệ thống thơng tin đất đai, do đó cơ sở dữ liệu không
được vận hành, khai thác sử dụng, dẫn tới cơ sở dữ liệu không được cập nhật biến
động thường xuyên dẫn tới tình trạng cơ sở dữ liệu bị lỗi thời, khơng có giá trị sử
dụng.

7


2.1.3. Nhiệm vụ đặt ra
Trong những năm tới đất đai vẫn là vấn đề cần được ưu tiên giải quyết. Đặc
biệt là những vấn đề sau (Nguyễn Văn Quý, 2014):
Tiếp tục bổ sung, hoàn thiện hệ thống văn bản hướng dẫn thi hành Luật Đất
đai, trong đó tăng cường chế tài xử lý vi phạm pháp luật đủ mạnh để răn đe, phịng
ngừa vi phạm, đồng thời tăng cường cơng tác thanh tra, kiểm tra, giám sát của cơ
quan Nhà nước, giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Quốc hội và Hội đồng

nhân dân các cấp. Xử lý nghiêm minh các trường hợp vi phạm.
Sử dụng đồng bộ các công cụ quản lý: pháp luật, quy hoạch, tài chính và
hành chính trong quản lý đất đai bảo đảm các quan hệ đất đai vận động theo cơ chế
thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có sự quản lý của Nhà nước. Tăng cường
áp dụng các biện pháp kinh tế (thuế, phí và cơ chế tài chính khác...), hạn chế việc
áp dụng các biện pháp hành chính để điều tiết vĩ mô các hành vi của con người
liên quan đến đất đai. Tăng cường việc đấu giá quyền sử dụng đất, đầu thầu các dự
án có sử dụng đất. Nghiên cứu xây dựng cơ chế, chính sách hình thành các nguồn
thu mới từ đất đai để đất đai thực sự trở thành nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã
hội.
Đổi mới công tác lập quy hoạch, nâng cao chất lượng quy hoạch, kế hoạch sử
dụng đất theo hướng tiếp cận phương pháp tiên tiến. Quan tâm đến vấn đề kinh tế,
xã hội, bảo vệ môi trường, mục tiêu bảo đảm an ninh lương thực, có tính đến tác
động của biến đổi khí hậu. Tạo sự đồng bộ giữa quy hoạch sử dụng đất với quy
hoạch xây dựng, trong đó có phân tích khơng gian nhu cầu sử dụng đất và công
khai, tham vấn các bên liên quan trong q trình lập quy hoạch.
Tiếp tục hồn thiện những quy định của pháp luật bảo đảm hài hòa các lợi ích
của Nhà nước, người sử dụng đất và nhà đầu tư. Nghiên cứu áp dụng các cơ chế tài
chính điều tiết phần giá trị gia tăng của đất không phải do chủ đầu tư mà do Nhà
nước xây dựng kết cấu hạ tầng hoặc do quy hoạch tạo nên để phục vụ mục đích
cơng. Xây dựng cơ chế, chính sách phù hợp để Nhà nước kiểm soát được tất cả các
hoạt động giao dịch đất đai nhằm tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước, hạn chế
tối đa, tiến đến xóa bỏ tình trạng giao dịch “ngầm” về đất đai.
Hoàn thiện các quy định, đồng thời thực hiện đầy đủ cơ chế lấy ý kiến của
nhân dân về việc lập và điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, lập phương
án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, cũng như các phương án khác có

8



liên quan tới lợi ích của người dân bảo đảm thực sự cơng khai, minh bạch, khắc
phục tình trạng “lợi ích nhóm” trong các hoạt động quản lý, sử dụng đất.
Xây dựng nền hành chính thực sự minh bạch, hiệu quả bảo đảm thực hiện tốt
các hoạt động quản lý nhà nước và các dịch vụ công về đất đai sao cho thuận tiện
cho người dân và doanh nghiệp. Quan tâm đến nhu cầu sử dụng đất của doanh
nghiệp vừa và nhỏ, người nghèo và các đối tượng dễ bị tổn thương khác. Tổ chức
tốt việc giải quyết khiếu nại, tố cáo và các vấn đề xã hội liên quan đến đất đai.
Cần phải nhanh chóng hồn chỉnh các tài liệu cơ bản, đẩy nhanh việc xây
dựng cơ sở dữ liệu về đất đai thành một hệ thống thống nhất từ trung ương đến địa
phương, vận dụng linh hoạt công nghệ thông tin vào trong lĩnh vực quản lý đất đai
nhằm mang lại hiệu quả cao, thường xuyên chỉnh lý, cập nhật biến động để giúp
các nhà quản lý đưa ra các quyết định đúng đắn và tiến hành một cách nhanh
chóng, đạt hiệu quả cao.
2.2. TỔNG QUAN VỀ XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU
2.2.1. Khái niệm chung
a. Khái niệm về cơ sở dữ liệu
Theo Trần Văn Tuấn và Lê Phương Thúy (2009), khái niệm về cơ sở dữ liệu
đất đai được hiểu như sau:
Cơ sở dữ liệu được hiểu theo nhiều cách khác nhau. Tuy nhiên theo cách định
nghĩa kiểu kỹ thuật thì CSDL là một tập hợp thơng tin có cấu trúc. Trong ngành
cơng nghệ thơng tin, thuật ngữ này được sử dụng rất nhiều và nó thường được hiểu
dưới dạng một tập liên kết các dữ liệu điều hành hay một tập tin được lưu trữ trong
hệ quản trị cơ sở dữ liệu.
Hệ quản trị cơ sở dữ liệu (DBMS- Database Management system) là một
phần mềm hay hệ thống được liên kết để quản trị một cơ sở dữ liệu. Các phần
mềm này hỗ trợ khả năng lưu trữ, xóa, tìm kiếm thơng tin trong CSDL.
Hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia là một trong các thành phần nền tảng của kết
cấu hạ tầng về thông tin nó bao gồm các CSDL chuyên ngành để tạo thành một hệ
thống cơ sở thống nhất bao gồm các thành phần: cơ sở dữ liệu về chính trị (chính
sách, pháp luật, tổ chức cán bộ); cơ sở dữ liệu về kinh tế (nguồn lực - tài nguyên

thiên nhiên, đất đai, lao động, vốn, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế, kết quả
hoạt động của các ngành kinh tế - nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ); cơ sở dữ

9


liệu xã hội (dân số, lao động văn hoá, giáo dục, y tế, thể thao); cơ sở dữ liệu đất đai
là một thành phần không thể thiếu được của cơ sở dữ liệu quốc gia.
b. Cơ sở dữ liệu đất đai
Cơ sở dữ liệu đất đai: là tập hợp thông tin có cấu trúc của dữ liệu địa chính,
dữ liệu quy hoạch sử dụng đất, dữ liệu giá đất, dữ liệu thống kê, kiểm kê đất đai
được sắp xếp, tổ chức để truy cập, khai thác, quản lý và cập nhật thường xuyên
bằng phương tiện điện tử (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2013).
CSDL đất đai là một trong 7 nhóm dữ liệu của CSDL Tài ngun mơi trường
quốc gia. Xét về nội dung thì thơng tin, dữ liệu về đất đai bao gồm:
+ Thơng tin về chính sách, pháp luật đất đai;
+ Thông tin về hiện trạng sử dụng đất;
+ Thông tin về đăng ký và thống kê đất đai (cấp giấy chứng nhận quyền sử

dụng đất, giao đất, cho thuê, thu hồi, chuyển mục đích sử dụng đất, thực hiện các
quyền của người sử dụng đất ...);
+ Thông tin về hồ sơ địa chính;
+ Thơng tin về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;
+ Thông tin về giá đất và phát triển quỹ đất;
+ Thông tin về thanh tra đất đai;
+ Thông tin về đánh giá chất lượng đất và phân hạng đất;
+ Thông tin về dữ liệu có liên quan về đất đai khác.

Xét về cấu trúc thì CSDL đất đai gồm:
+ Dữ liệu khơng gian: là dữ liệu về bản đồ thể hiện tính khơng gian địa lý


của các thửa đất theo một hệ tọa độ xác định.
+ Dữ liệu phi không gian là dữ liệu thuộc tính gắn liền với từng thửa đất.

c. Cơ sở dữ liệu địa chính
Cơ sở dữ liệu địa chính là thành phần cơ bản của cơ sở dữ liệu đất đai, làm
cơ sở để xây dựng và định vị không gian các cơ sở dữ liệu thành phần khác. Dữ
liệu địa chính: là dữ liệu khơng gian địa chính, dữ liệu thuộc tính địa chính và các
dữ liệu khác có liên quan.
- Cơ sở dữ liệu địa chính: là tập hợp thơng tin có cấu trúc của dữ liệu địa

chính.

10


- Dữ liệu khơng gian địa chính: là dữ liệu về vị trí, hình thể của thửa đất, nhà

ở và tài sản khác gắn liền với đất; dữ liệu về hệ thống thủy văn, hệ thống thủy lợi;
hệ thống đường giao thông; dữ liệu về điểm khống chế; dữ liệu về biên giới, địa
giới; dữ liệu về địa danh và ghi chú khác; dữ liệu về đường chỉ giới và mốc giới
quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng, quy hoạch giao thông và các loại quy
hoạch khác, chỉ giới hành lang an tồn bảo vệ cơng trình.
- Dữ liệu thuộc tính địa chính: là dữ liệu về người quản lý đất, người sử dụng

đất, chủ sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, tổ chức và cá nhân có liên
quan đến các giao dịch về đất đai, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; dữ liệu
thuộc tính về thửa đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; dữ liệu về tình trạng
sử dụng của thửa đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; dữ liệu về quyền và
nghĩa vụ trong sử dụng đất, sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; dữ liệu

giao dịch về đất đai, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
- Siêu dữ liệu (metadata): là các thông tin mô tả về dữ liệu.
- Cấu trúc dữ liệu: là cách tổ chức dữ liệu trong máy tính thể hiện sự phân

cấp, liên kết của các nhóm dữ liệu.
- Kiểu thơng tin của dữ liệu: là tên, kiểu giá trị và độ dài trường thông tin của

dữ liệu.
- XML: là ngôn ngữ định dạng mở rộng có khả năng mơ tả nhiều loại dữ

liệu khác nhau bằng một ngôn ngữ thống nhất và được sử dụng để chia sẻ dữ liệu
giữa các hệ thống thông tin (Bộ Tài ngun và Mơi Trường, 2010).
2.2.2. Trình tự các bước xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính
Các bước xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai được quy định cụ thể tại Chương
II, thông tư 04/2013/BTNMT, cụ thể việc xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính đối với
trường hợp đã thực hiện đăng ký, cấp Giấy chứng nhận, đăng ký biến động đất đai
được thực hiện như sau (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2013):
1. Công tác chuẩn bị
Bao gồm những công việc sau đây:
a) Lập kế hoạch thực hiện;
b) Chuẩn bị vật tư, thiết bị, dụng cụ, phần mềm phục vụ cho công tác xây

dựng cơ sở dữ liệu địa chính;
c) Chuẩn bị nhân lực, địa điểm làm việc.

11


2. Thu thập tài liệu
a) Thu thập dữ liệu, tài liệu

- Bản đồ địa chính hoặc các loại tài liệu đo đạc khác (nơi khơng có bản đồ

địa chính) đã sử dụng để cấp Giấy chứng nhận (bản đồ giải thửa, bản đồ quy hoạch
xây dựng chi tiết, sơ đồ, trích đo địa chính);
- Bản đồ quy hoạch sử dụng đất;
- Bản lưu Giấy chứng nhận, sổ mục kê, sổ địa chính, sổ cấp Giấy chứng

nhận, sổ đăng ký biến động đã lập;
- Hồ sơ đăng ký cấp Giấy chứng nhận lần đầu, cấp đổi;
- Hồ sơ đăng ký biến động đất đai và tài liệu giao đất, cho thuê đất, thu hồi

đất được lập sau khi hoàn thành cấp Giấy chứng nhận, lập hồ sơ địa chính;
- Các tài liệu hồ sơ địa chính đã lập trước khi đo vẽ bản đồ địa chính (nếu

có).
b) Phân tích, đánh giá, lựa chọn tài liệu sử dụng:
- Nội dung phân tích đánh giá phải xác định được thời gian xây dựng và mức

độ đầy đủ thông tin của từng tài liệu để lựa chọn tài liệu sử dụng cho việc xây
dựng cơ sở dữ liệu địa chính; ưu tiên lựa chọn loại tài liệu có thời gian lập gần
nhất, có đầy đủ thơng tin nhất, có giá trị pháp lý cao nhất;
- Kết quả phân tích đánh giá phải xác định được tài liệu sử dụng cho từng

mục đích khác nhau trong quá trình xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính:
+ Tài liệu để xây dựng dữ liệu khơng gian địa chính là bản đồ địa chính. Đối

với nơi chưa có bản đồ địa chính mà đã sử dụng các loại tài liệu đo đạc khác cho
cấp giấy chứng nhận phải đánh giá độ chính xác, khả năng liên kết không gian
giữa các thửa đất kế cận để đảm bảo quan hệ liên kết không gian (Topo) theo quy
định chuẩn dữ liệu địa chính. Trường hợp kết quả đo đạc trên một phạm

vi rộng (bao gồm nhiều thửa), đạt độ chính xác u cầu, cho phép nắn chỉnh hình

học để đồng bộ theo quy định hiện hành thì có thể sử dụng để xây dựng xây dựng
cơ sở dữ liệu khơng gian địa chính. Trường hợp chỉ có sơ đồ hoặc bản trích đo địa
chính từng thửa đất hoặc có bản đồ, bản trích đo địa chính cho một khu vực gồm
nhiều thửa đất nhưng chưa có tọa độ địa chính thì khơng xây dựng dữ liệu khơng
gian mà chỉ thực hiện xây dựng cơ sở dữ liệu thuộc tính địa chính;

12


+ Tài liệu để xây dựng dữ liệu thuộc tính địa chính ưu tiên sử dụng sổ địa

chính và bản lưu Giấy chứng nhận. Trường hợp sổ địa chính khơng đầy đủ thông
tin, không được cập nhật chỉnh lý biến động thường xun; bản lưu giấy chứng
nhận khơng có đầy đủ thì phải lựa chọn hồ sơ đăng ký cấp Giấy chứng nhận lần
đầu, cấp đổi Giấy chứng nhận đối với trường hợp còn thiếu để cập nhật;
+ Các tài liệu để cập nhật hoặc chỉnh lý biến động hồ sơ địa chính bao gồm:

Hồ sơ đăng ký biến động đất đai, tài liệu giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất (lập sau
khi hoàn thành cấp Giấy chứng nhận, lập hồ sơ địa chính);
+ Các loại bản đồ khác, sơ đồ, bản trích đo địa chính đã sử dụng để cấp Giấy

chứng nhận trước đây thì được xem xét lựa chọn để bổ sung vào kho hồ sơ cấp
Giấy chứng nhận dạng số.
3. Phân loại thửa đất và hoàn thiện hồ sơ địa chính hiện có
a) Đối sốt, phân loại thửa đất
Đối soát thửa đất trên bản đồ địa chính hoặc tài liệu đo đạc khác (nơi khơng
có bản đồ địa chính) sử dụng để xây dựng dữ liệu khơng gian địa chính so với hồ
sơ đăng ký, bản lưu Giấy chứng nhận. Dựa vào mức độ đồng nhất về hình học và

tình trạng cấp Giấy chứng nhận để đưa ra danh sách phân loại thửa đất như sau:
- Thửa đất loại A: Bao gồm các thửa đất đã được cấp Giấy chứng nhận có

nội dung thơng tin phù hợp với quy định hiện hành và chưa có biến động;
- Thửa đất loại B: Bao gồm các thửa đất đã được cấp Giấy chứng nhận có

một số thơng tin (nguồn gốc sử dụng, mục đích sử dụng...) chưa phù hợp với quy
định hiện hành và chưa có biến động;
- Thửa đất loại C: Bao gồm các thửa đất đã được cấp Giấy chứng nhận

nhưng đã biến động thông tin thuộc tính;
- Thửa đất loại D: Bao gồm thửa đất đã được cấp Giấy chứng nhận nhưng đã

có biến động ranh giới thửa đất (tách, hợp thửa, điều chỉnh ranh giới...) mà chưa
chỉnh lý bản đồ địa chính;
- Thửa đất loại Đ: Các thửa đất đã được cấp Giấy chứng nhận ở nơi chưa có

bản đồ địa chính nhưng tài liệu đo đạc đã sử dụng để cấp giấy không đủ điều kiện
để xây dựng cơ sở dữ liệu không gian;
- Thửa đất loại E: Trường hợp thửa đất đã được cấp Giấy chứng nhận ở nơi

có bản đồ địa chính nhưng chưa cấp đổi Giấy chứng nhận theo bản đồ địa chính
mới;

13


- Thửa đất loại G: Các thửa đất đã kê khai đăng ký nhưng chưa được cấp

Giấy chứng nhận.

b) Hoàn thiện hồ sơ địa chính
- Trường hợp bản đồ địa chính hoặc tài liệu đo đạc khác (nơi khơng có bản

đồ địa chính) để xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính ở dạng giấy hoặc chưa được
thành lập trong hệ tọa độ VN-2000 thì thực hiện việc số hóa, chuyển đổi hệ tọa độ
và biên tập hoàn thiện theo quy định hiện hành;
- Xác minh để bổ sung về những nội dung thơng tin (nguồn gốc sử dụng,

mục đích sử dụng...) chưa phù hợp với quy định hiện hành để hồn thiện hồ sơ địa
chính;
- Chỉnh lý tài liệu của hồ sơ địa chính (trừ tài liệu đo đạc) được lựa chọn sử

dụng cho việc cập nhật cơ sở dữ liệu về những nội dung thông tin (nguồn gốc sử
dụng, mục đích sử dụng...) theo kết quả điều tra bổ sung;
- Cập nhật, chỉnh lý bản đồ địa chính số hoặc tài liệu đo đạc khác đã sử dụng

(nơi khơng có bản đồ địa chính) trong các trường hợp như sau:
+ Đối với thửa đất loại B và G: Cập nhật, chỉnh lý các nội dung thơng tin

mục đích sử dụng theo hồ sơ địa chính đã được chỉnh lý.
+ Đối với thửa đất loại C: Chỉnh lý thông tin thuộc tính cho thửa đất có biến

động theo hồ sơ giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, bản lưu Giấy chứng nhận hoặc
hồ sơ đăng ký biến động đã giải quyết.
+ Đối với thửa đất loại D: Lưu lại thông tin thửa đất để phục vụ xây dựng

phiên bản dữ liệu không gian thửa đất trước chỉnh lý; Chỉnh lý hình thể thửa đất,
tài sản gắn liền với đất và các thơng tin thuộc tính có thay đổi theo hồ sơ giao đất,
cho thuê đất, thu hồi đất, bản lưu Giấy chứng nhận hoặc hồ sơ đăng ký biến động
đã giải quyết.

+ Đối với thửa đất loại E: Xây dựng dữ liệu khơng gian địa chính của thửa

đất từ các tài liệu đo đạc cũ (chưa phải là bản đồ địa chính) đã được sử dụng để
cấp Giấy chứng nhận đối với các thửa đất đã có biến động hình thể khơng xác định
được trên bản đồ địa chính mới.
4. Xây dựng dữ liệu khơng gian địa chính
a) Chuẩn hóa các lớp đối tượng khơng gian địa chính theo chuẩn dữ liệu địa

chính từ nội dung bản đồ địa chính số sau khi được chỉnh lý:

14


- Lập bảng đối chiếu giữa lớp đối tượng không gian địa chính với nội dung

tương ứng trong bản đồ địa chính hoặc tài liệu đo đạc khác đã sử dụng (nơi khơng
có bản đồ địa chính) để tách, lọc các đối tượng cần thiết;
- Chuẩn hóa các lớp đối tượng khơng gian địa chính chưa phù hợp với u

cầu của chuẩn dữ liệu địa chính;
- Rà sốt chuẩn hóa thơng tin thuộc tính cho từng đối tượng khơng gian địa

chính theo quy định kỹ thuật về chuẩn dữ liệu địa chính.
b) Chuyển đổi và gộp các lớp đối tượng khơng gian địa chính vào cơ sở dữ

liệu theo đơn vị hành chính xã.
c) Ghép nối dữ liệu khơng gian địa chính cho khu vực chỉ có tài liệu đo đạc

khác (nơi khơng có bản đồ địa chính) có đủ điều kiện xây dựng cơ sở dữ liệu theo
đơn vị hành chính xã.

5. Xây dựng dữ liệu thuộc tính địa chính
Trên cơ sở danh sách phân loại thửa đất và kết quả chỉnh lý hồn thiện hồ sơ
địa chính được lập theo điểm a khoản 3 Điều 9 Thông tư này, tiến hành nhập và
chuẩn hóa thơng tin thuộc tính địa chính như sau:
a) Đối với thửa đất loại A, B và Đ: Thực hiện nhập và chuẩn hóa thơng tin từ

hồ sơ cấp Giấy chứng nhận cho các nhóm: Thửa đất, tài sản trên đất, chủ sử dụng
và quyền sử dụng đất từ hồ sơ địa chính tương ứng với từng thửa đất;
Trường hợp thửa đất đã được cấp đổi Giấy chứng nhận theo bản đồ địa chính
thì nhập, chuẩn hóa thơng tin từ hồ sơ cấp đổi Giấy chứng nhận, bản lưu Giấy
chứng nhận của các thửa đất đã được cấp Giấy chứng nhận trước khi cấp đổi, trừ
khu vực dồn điền đổi thửa.
b) Đối với thửa đất loại C:
- Nhập và chuẩn hóa cho các nhóm thơng tin thửa đất, tài sản trên đất, chủ sử

dụng và quyền sử dụng đất từ hồ sơ địa chính trước khi biến động;
- Nhập các thông tin sau khi biến động từ hồ sơ giao đất, cho thuê đất, thu

hồi đất, bản lưu Giấy chứng nhận hoặc hồ sơ đăng ký biến động.
c) Đối với thửa đất loại D:
- Nhập và chuẩn hóa cho các nhóm thơng tin thửa đất, tài sản trên đất, chủ sử

dụng và quyền sử dụng đất từ hồ sơ địa chính trước khi biến động; trừ khu vực đã
dồn điền đổi thửa hoặc có biến động phân chia lại các thửa đất không xác định
được các thửa đất cũ trên bản đồ địa chính mới;

15



×