Tải bản đầy đủ (.pdf) (134 trang)

Quản lý nhà nước về bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc STiêng trên địa bàn tỉnh bình phước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.4 MB, 134 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NỘI VỤ

----------/-----------

-----/-----

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

PHẠM TIẾN DŨNG

QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ BẢO TỒN
VÀ PHÁT HUY VĂN HÓA DÂN TỘC S’TIÊNG
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH PHƢỚC

LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ CƠNG
Chun ngành: Quản lý công
Mã số: 8 34 04 03
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. TRƢƠNG VĂN SINH

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - NĂM 2020


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện luận văn “Quản lý Nhà nước về bảo tồn và
phát huy văn hóa dân tộc S’tiêng trên địa bàn tỉnh Bình Phước”. Tác giả đã
nhận được rất nhiều sự giúp đỡ, hướng dẫn, động viên của quý thầy, cô, bạn
bè và đồng nghiệp. Tôi xin chân thành cảm ơn.
Ban Giám đốc, tập thể GS, PGS, TS, q thấy, cơ, các khoa, phịng ban


và cán bộ cơng nhân viên Học viện hành chính Quốc gia đã tận tình giảng
dạy, chỉ bảo và tạo điều kiện thuận lợi cho tơi trong suốt q trình học cao
học và làm luận văn thạc sĩ.
Ban Giám đốc Sở Văn hóa – Thể Thao và Du Lịch, Ban Dân tộc, Bảo
tàng tỉnh, Khu Bảo tồn di sản văn hóa sóc Bom Bo tỉnh Bình Phước, Trung
tâm Văn hóa – Thể thao huyện Chơn Thành,… đã cung cấp cho tôi nhiều tài
liêu phục vụ cho việc làm luận văn, đã động viên giúp đỡ tôi trong suốt thời
gian tôi theo học cao học.
Gia đình, bạn bè đã động viên, giúp đỡ tôi khi tôi học tập và làm luận văn.
Đặc biệt cảm ơn TS.Trương Văn Sinh đã tận tình hướng dẫn, động viên
trong q trình tơi tiến hành luận văn.
Tác giả luận văn

Phạm Tiến Dũng

i


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là cơng trình nghiên cứu của bản thân
tơi dưới sự hướng dẫn của TS.Trương Văn Sinh. Luận văn này không trùng
lắp, khơng sao chép bất kỳ luận văn nào.
Tơi xin hồn toàn chịu trách nhiệm về những lời cam đoan của mình.
Tác giả luận văn

Phạm Tiến Dũng

ii



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU.......................................................................................................... 1
Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ PHÁP LÝ CỦA QLNN VỀ
BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY DI SẢN VĂN HÓA S’TIÊNG……………....8
1.1. Một số khái khái niệm có liên quan ....................................................... 8
1.1.1. Bảo tồn và bảo tồn văn hóa ................................................................. 8
1.1.2. Dân tộc, dân tộc thiểu số ................................................................... ..8
1.1.3. Di sản, văn hóa, di sản văn hóa .......................................................... 9
1.1.4. Phát huy văn hóa ................................................................................. 9
1.1.5. Quản lý và quản lý nhà nước............................................................. 12
1.2. Cơ sở lý luận........................................................................................... 13
1.2.1. Vai trị của Di sản văn hóa ................................................................ 13
1.2.2. Quan hệ giữa “bảo tồn” và “phát huy” di sản văn hóa ................... 18
1.2.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến việc bảo tốn và phát huy di sản văn hóa
........................................................................................................................ 20
1.3. Cơ sở pháp lý ......................................................................................... 24
1.3.1. Sự cần thiết của quản lý nhà nước đối với di sản văn hóa và bảo tồn
di sản văn hóa ................................................................................................. 24
1.3.2. Một số văn bản pháp luật về di sản và bảo tồn di sản văn hóa......... 25
1.3.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến QLNN đối với bảo tồn và phát huy di
sản văn hóa dân tộc ........................................................................................ 26
1.3.4. Nội dung QLNN về bảo tồn và phát huy di sản văn hóa ................... 28
1.3.5. Phương thức QLNN về bảo tồn và phát huy di sản văn hóa ............. 29
Tiểu kết Chƣơng 1 ........................................................................................ 31
Chƣơng 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ VIỆC BẢO TỒN
VÀ PHÁT HUY DI SẢN VĂN HÓA DÂN TỘC S’TIÊNG TỈNH BÌNH
PHƢỚC THỜI GIAN QUA ......................................................................... 32
iii



2.1. Khái quát về tỉnh Bình Phƣớc .............................................................. 32
2.1.1. Vị trí địa lý và tổ chức hành chính .................................................... 32
2.1.2. Điều kiện tự nhiên.............................................................................. 32
2.1.3. Dân số, dân tộc, tôn giáo................................................................... 33
2.1.4. Kinh tế, văn hóa, xã hội ..................................................................... 37
2.2. Di sản văn hóa dân tộc S’tiêng ở Bình Phƣớc ..................................... 39
2.2.1. Sơ lược về dân tộc S‟tiêng ................................................................. 39
2.2.2. Phân loại, đánh giá di sản văn hóa S‟tiêng....................................... 41
2.3. Hoạt động quản lý nhà nƣớc về bảo tồn di sản văn hóa dân tộc
S’tiêng trong thời gian qua .......................................................................... 43
2.3.1. Ban hành văn bản QLNN về bảo tồn di sản văn hóa S‟tiêng ............ 43
2.3.2. Tổ chức bộ máy QLNN về bảo tồn di sản văn hóa ............................ 46
2.3.3. Hoạt động QLNN đối với việc bảo tồn di sản văn hóa dân tộc S'tiêng ..... 47
2.4. Một số vấn đề đặt ra về công tác bảo tồn di sản văn hóa S’tiêng...... 53
Tiểu kết Chƣơng 2 ........................................................................................ 57
Chƣơng 3 GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ BẢO TỒN VÀ
PHÁT HUY DI SẢN VĂN HÓA DÂN TỘC S’TIÊNG TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH BÌNH PHƢỚC THỜI GIAN TỚI .................................................... 58
3.1. Quan điểm của Đảng và Nhà nƣớc ta về bảo tồn và phát huy giá trị
di sản văn hóa................................................................................................ 58
3.1.1.Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về xây dựng và phát triển nền
văn hóa dân tộc .............................................................................................. 58
3.1.2. Quan điểm của Đảng ta về bảo tồn và phát huy di sản văn hóa..59
3.2. Phƣơng hƣớng và nhiệm vụ bảo tồn và phát huy di sản văn hóa dân
tộc S’tiêng ...................................................................................................... 59
3.2.1. Phương hướng chung ........................................................................ 60
3.2.2. Nhiệm vụ ............................................................................................ 60
iv



3.3. Các giải pháp.......................................................................................... 62
3.3.1. Giải pháp thứ nhất: Gắn chặt cơng tác bảo tồn di sản văn hóa dân
tộc S‟tiêng với việc phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Phước, cải thiện và
nâng cao đời sống cho đồng bào S‟tiêng ở địa phương. ................................ 62
3.3.2. Giải pháp thứ hai: Đẩy mạnh XHH công tác bảo tồn di sản văn hóa
dân tộc S‟tiêng. ............................................................................................... 68
3.3.3. Giải pháp thứ ba: Đổi mới QLNN đối với công tác bảo tồn và phát
huy di sản văn hóa S‟tiêng.............................................................................. 72
3.3.4. Giải pháp thứ tư: Tăng cường đầu tư các nguồn lực cho việc bảo tồn
và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc S‟tiêng ......................................... 78
3.3.5. Giải pháp thứ năm: Mở rộng kết nối, giao lưu, hợp tác và hội nhập về
văn hóa với các địa phương trong cả nước, với các tổ chức và cá nhân trên
thế giới. ........................................................................................................... 82
3.4. Kiến nghị và đề xuất .............................................................................. 86
3.4.1. Kiến nghị ........................................................................................... 86
3.4.2. Đề xuất............................................................................................... 87
Tiểu kết Chƣơng 3 ........................................................................................ 91
KẾT LUẬN ................................................................................................... 92
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................ 95
PHỤ LỤC

v


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

1. CNH

: Cơng nghiệp hóa


2. DTTS

: Dân tộc thiểu số

3. GD-ĐT

: Giáo dục – Đào tạo

4. HĐH

: Hiện đại hóa

5. HĐND

: Hội đồng nhân dân

6. HTX

: Hợp tác xã

7. KT-XH

: Kinh tế - Xã hội

8. QLNN

: Quản lý nhà nước

9. TP


: Thành phố

10. TX

: Thị xã

11. TNHH

: Trách nhiệm hữu hạn

12. THCS

: Trung học cơ sở

13. THPT

: Trung học phổ thông

14. UBND

: Ủy ban nhân dân

15. VH-TT&DL

: Văn hóa – Thể thao và Du lịch

16. XHH

: Xã hội hóa


vi


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Diện tích, dân số và mật độ dân số năm 2016 ............................... 33
Bảng 2.2: Số hộ và số người các dân tộc thiểu số ở Bình Phước đến năm 2016 ....... 34
Bảng 2.3: Phân bố dân cư các dân tộc thiểu số ở các huyện, thị của Bình Phước ... 34
Bảng 2.4: Số lượng tín đồ các tôn giáo trong các DTTS ................................ 36
Bảng 2.5: Một số chỉ số về kinh tế - xã hội tỉnh Bình Phước (từ 1997-2017). ...... 38
Bảng 2.6: Tình hình tôn giáo của dân tộc S‟tiêng .......................................... 40

vii


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc. Trong quá trình hình thành và
phát triển, mỗi dân tộc đã tạo dựng cho mình một kho tàng di sản văn hóa
phong phú và đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc.
Di sản văn hóa của các dân tộc là tài sản quý giá của đất nước, của nhân
dân, là chất liệu gắn kết cộng đồng các dân tộc, là cơ sở để sáng tạo nên
những giá trị vật chất và tinh thần mới. Di sản văn hóa có vai trị to lớn trong
sự nghiệp dựng nước, giữ nước và trong công cuộc đổi mới, phát triển đất
nước trong giai đoạn hiện nay.
Ở Việt Nam, tỉnh Bình Phước là nơi tập trung người S‟tiêng đơng nhất
với khoảng gần 100.000 người, chiếm 95% tổng số người S‟tiêng trên cả
nước. Họ có chữ viết và ngơn ngữ riêng nên khá thuận lợi trong việc lưu giữ
và kế thừa các giá trị văn hóa. S‟tiêng là dân tộc có một kho tàng di sản văn
hóa phong phú về số lượng, đa dạng về loại hình và giàu bản sắc văn hóa dân
tộc ( truyền thuyết, truyện kể, thơ ca dân gian, nghề thủ công truyền thống, lễ

hội....).
Do tác động của q trình hội nhập và tồn cầu hóa ngày càng sâu rộng,
cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, xu thế đơ thị hóa đã tác động và ảnh hưởng
đến văn hóa dân tộc S‟tiêng, làm cho văn hóa S‟tiêng bị thất lạc và mai một
dần. Điều này đã đặt ra nhiều thách thức đối với việc bảo tồn và phát huy giá
trị văn hóa của dân tộc S‟tiêng nói riêng, các DTTS nói chung. Làm thế nào
để bảo tồn và phát huy giá tri văn hóa các dân tộc là vấn đề được quan tâm
đặc biệt không chỉ ở địa phương có nhiều dân tộc thiểu số. Để có thể gìn giữ
được truyền thống văn hóa của cộng đồng các dân tộc trước vận hội đổi mới
do hội nhập, mở cửa mang lại, khơng chỉ có ở người S‟tiêng mà cịn rất nhiều
DTTS khác, cần có sự định hướng, can thiệp từ nhà nước. Tuy nhiên, thực
1


trạng QLNN về bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc tại nhiều địa phương nói
chung, Bình Phước nói riêng vẫn còn nhiều bất cập và tồn tại hạn chế, chưa
thật sự hiệu quả, chưa thể hiện được hết vai trò của các cơ quan chức năng.
Vấn đề đã và đang đặt ra cho các cơ quan QLNN ở Bình Phước là làm
gì và làm như thế nào để bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa các DTTS
nói chung, dân tộc S‟tiêng nói riêng trên địa bàn tỉnh Bình Phước?
Thực trạng trên đã đặt ra yêu cầu cần phải nghiêm túc QLNN về bảo
tồn và phát huy giá trị văn hóa các dân tộc. Xuất phát từ tình hình nêu trên,
tác giả chon đề tài “Quản lý nhà nƣớc về bảo tồn và phát huy văn hóa dân
tộc S’tiêng trên địa bàn tỉnh Bình Phƣớc” làm luận văn thạc sĩ của mình.
2. Tình hình nghiên cứu
Theo hiểu biết chưa đầy đủ của chúng tôi, hiện đã có nhiều nhà nghiên
cứu và nhiều cơng trình nghiên cứu đề cập đến vấn đề bảo tồn và phát huy giá
trị di sản văn hóa quốc gia nói chung và phát triển di sản văn hóa dân tộc nói
riêng. Căn cứ vào hướng tiếp cận của các nhà nghiên cứu, chúng tơi tạm chia
ra ba nhóm:

- Nhóm thứ nhất: Tiếp cận từ hướng văn hóa học. Theo hướng này, các
tác giả đặt di sản văn hóa vào văn hóa dân tộc nói chung, coi di sản văn hóa là
một bộ phận quan trọng khơng thể thiếu của văn hóa dân tộc. Thuộc nhóm
này có thể kể đến các tác giả: Nguyễn Kim Loan và Nguyễn Trường Tân [24],
Nguyễn Đình Thanh [28], Nguyễn Toàn Thắng [30], Đặng Thị Tuyết [36],
GS.TS. Hồng Vinh [44],...
- Nhóm thứ hai: Tiếp cận từ hướng dân tộc học. Các tác giả đi theo
hướng này thường gắn vấn đề bảo tồn di sản văn hóa với những đặc điểm về
lịch sử nguồn gốc, kinh tế, văn hóa và xã hội của các dân tộc. Thuộc nhóm
này có TS. Nguyễn Xn Hồng [21], Tơ Đình Tường [37],...
- Nhóm thứ ba: Tiếp cận từ hướng quản lý nhà nước. Xuất phát từ chức
2


năng quản lý nhà nước (QLNN) đối với văn hóa, các tác giả quan tâm đến vai
trò của QLNN đối với việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa. Số tác
giả đi theo hướng này khá nhiều: PGS.TS.Bùi Quang Thanh [29], Nguyễn
Thịnh [32], Hoàng Tuấn Anh [1],...Thuộc nhóm này cịn có một loạt luận văn
tiến sĩ, thạc sĩ hành chính cơng: Vũ Mạnh Hùng [22], Triệu Thị Ngọc [25],
Phạm Thanh Vao [43],...Dù đi theo hướng nào, các nhà nghiên cứu đã có
những ý kiến thống nhất.
+ Một là: Khẳng định vai trò to lớn của di sản văn hóa đối với mỗi dân
tộc nói riêng và đối với nền văn hóa Việt Nam nói chung
+ Hai là: Tăng cường bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, nhất là
di sản văn hóa các DTTS. Cố gắng khai thác tối đa giá trị của di sản văn hóa
các dân tộc nhằm góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, đặc biệt
trong lĩnh vực sinh thái, môi trường.
+ Ba là: Mở rộng giao lưu, hội nhập về văn hóa nhằm nâng cao giá trị
và ảnh hưởng của di sản văn hóa các dân tộc ở Việt Nam trong đó có di sản
văn hóa S‟tiêng đối với thế giới.

Ngồi những điểm chung, nhất trí với các nội dung nêu trên, từ hướng
nghiên cứu của mình, các tác giả của mỗi nhóm đi sâu vào những khía cạnh
khác nhau.
Các tác giả nhóm thứ nhất phần lớn tập trung nghiên cứu những nét đặc
sắc của di sản văn hóa một dân tộc nào đó và đưa ra đề nghị cần bảo tồn và
phát huy giá trị của di sản ấy.
Các tác giả nhóm thứ hai là các chuyên gia về dân tộc học, nên khi đề
xuất việc bảo tồn di sản văn hóa các dân tộc, họ thường gắn với đặc trưng về
lịch sử, xã hội, tâm lý của mỗi dân tộc.
Các tác giả nhóm thứ ba là các nhà nghiên cứu các nhà quản lý văn hóa
đã chỉ ra những khó khăn, thách thức khi bảo tồn di sản văn hóa các dân tộc
3


như: nguồn kinh phí hạn chế, khó khăn do thời gian và khí hậu, thời tiết (đối
với các cổ vật); nhận thức hạn chế của người dân (chủ nhân của di sản văn
hóa); tác động của nền kinh tế thị trường,...
Như vậy, có thể khẳng định dù nhiều hay ít, nông hay sâu, các nhà
nghiên cứu đã quan tâm đến việc bảo tồn di sản văn hóa dân tộc, đã đề cập
đến nhiều vấn đề liên quan đến hoạt động này, đã có một số giải pháp góp
phần nâng cao chất lượng hoạt động bảo tồn di sản văn hóa. Tuy nhiên, theo ý
kiến của chúng tơi, có khơng ít vấn đề gắn với công tác bảo tồn và phát huy
giá trị di sản văn hóa chưa được đề cập hoặc đã đề cập đến nhưng chỉ mang
tính gợi ý. Đó là một số vấn đề sau:
Một là, mối quan hệ giữa „„bảo tồn‟‟ và „„phát huy‟‟ như thế nào? Thực
tế ở địa phương, có nơi quá chú trọng mặt „„bảo tồn‟‟, chưa quan tâm đến mặt
„„phát huy‟‟ và ngược lại.
Hai là, những yếu tố nào ảnh hưởng đến việc bảo tồn và phát huy giá
trị di sản văn hóa ? Kinh tế thị trường và sự phát triển du lịch tác động như
thế nào đến việc bảo tồn di sản lịch sử ?

Ba là, làm gì và làm như thế nào để phát huy vai trò của người dân là
chủ nhân của di sản văn hóa trong điều kiện hiện nay?
Bốn là, trong bối cảnh của nền kinh tế thị trường và mở rộng giao lưu,
hội nhập với thế giới, hoạt động QLNN đối với việc bảo tồn và phát huy giá
trị di sản văn hóa cần đổi mới như thế nào ?
Hiện nay, theo chúng tôi được biết, số tác giả và cơng trình nghiên cứu
chun sâu vào việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa một DTTS
như dân tộc S‟tiêng khơng nhiều. Việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa dân
tộc từ góc độ QLNN càng ít. QLNN về bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn
hóa dân tộc S‟tiêng trên địa bàn tỉnh Bình Phước chỉ được trình bày trong báo
cáo tổng kết hàng năm hay theo định kỳ của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
4


Các báo cáo này thiên về nêu tình hình và đề xuất một số biện pháp nhằm
khắc phục những tồn tại, hạn chế trong hoạt động QLNN đối với công tác bảo
tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc S‟tiêng. Đây là một trong những
khó khăn khi chúng tơi thực hiện đề tài này.
Có lẽ cơng trình “Nghiên cứu bảo tồn và phát huy trang phục, ẩm thực
truyền thống của đồng bào dân tộc S‟tiêng tỉnh Bình Phước” do ơng Huỳnh
Thanh làm chủ nhiệm đề tài [27] là cơng trình khoa học đầu tiên trực tiếp đề
cập đến việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc S‟tiêng.
Tuy chỉ là một cơng trình thiên về khảo sát thực tế và chỉ đi vào hai loại
hình di sản (văn hóa thời trang và văn hóa ẩm thực) nhưng các tác giả đã nêu
rõ những đặc điểm, đặc sắc của văn hóa trang phục và văn hóa ẩm thực của
đồng bào dân tộc S‟tiêng.
Những thuận lợi và khó khăn trong q trình bảo tồn và phát huy giá trị
văn hóa thời trang và văn hóa ẩm thực của đồng bào S‟tiêng. Một điều nữa
cần ghi nhận cơng sức của nhóm tác giả cơng trình khoa học này. Được sự hỗ
trợ của chính quyền địa phương và đồng bào S‟tiêng các tác giả đã tập hợp

được hai nhóm nghệ nhân người S‟tiêng lập thành hai tổ tiến hành phục hồi
và phát triển văn hóa thời trang và văn hóa ẩm thực của dân tộc S‟tiêng.
Đề xuất một số giải pháp nhằm bảo tồn và phát huy giá trị hai loại hình
văn hóa này.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu: Với luận văn này, chúng tơi hướng đến
mục đích là đề xuất một số giải pháp có tính khả thi nhằm bảo tồn và phát huy
có hiệu quả giá trị di sản văn hóa dân tộc S‟tiêng nói riêng và các DTTS nói
chung trên địa bàn tỉnh Bình Phước trong thời gian tới.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu: Để đạt được mục đích đề ra, luận văn tập
chung giải quyết những nhiệm vụ chính sau đây:
5


+ Làm rõ các khái niệm có liên quan, vai trò của di sản, mối quan hệ
giữa “bảo tồn” và “phát huy”, những yếu tố ảnh hưởng đến QLNN đối với
việc bảo tồn và phát huy di sản văn hóa dân tộc S‟tiêng trên địa bàn tỉnh Bình
Phước thời gian qua (chương 1).
+ Phân tích thực trạng QLNN về bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn
hóa dân tộc S‟tiêng trên địa bàn tỉnh Bình Phước thời gian qua (chương 2).
+ Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả QLNN về bảo tồn
và phát huy di sản văn hóa dân tộc S‟tiêng trên địa bàn tỉnh Bình Phước thời
gian tới (chương 3).
4. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu là hoạt động QLNN
về bảo tồn và phát huy di sản văn hóa S‟tiêng ở Bình Phước thời gian qua, ở
cả ba cấp chính quyền tỉnh, huyện, xã.
4.2. Phạm vi nghiên cứu:
+ Về không gian: Chỉ giới hạn trên địa bàn tỉnh Bình Phước
+ Về thời gian: Từ năm 2010 đến nay.

5. Phƣơng pháp nghiên cứu
+ Phương pháp thống kê: Chúng tôi dùng phương pháp này để thống kê
những số liệu có liên quan đến các nội dung của đề tài. Số liệu thống kê càng
phong phú, chính xác là cơ sở để đối chiếu so sánh và để có những phân tích
và tổng hợp chính xác.
+ Phương pháp đối chiếu so sánh: Từ số liệu thống kê được, chúng tôi
đối chiếu, so sánh nhằm làm sáng tỏ những nội dung của đề tài.
+ Phương pháp phân tích tổng hợp: Chúng tơi tiến hành phân tích các
khía cạnh của vấn đề và đi đến những lý giải. Sau khi phân tích, chúng tơi tiến
hành tổng hợp và đưa ra những đánh giá, nhận định.
+ Phương pháp biểu mẫu và lược đồ: Những phương pháp này cho
6


phép chúng tơi có cách nhìn khái qt hơn và chính xác hơn về những nội
dung của luận văn.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
+ Hệ thống hóa được những lý luận gắn với hoạt động QLNN về bảo
tồn và phát huy di sản văn hóa dân tộc.
+ Cung cấp cho giới nghiên cứu và quản lý bức tranh tương đối đầy đủ
về di sản văn hóa, cơng tác bảo tồn và hoạt động QLNN về bảo tồn di sản văn
hóa dân tộc S‟tiêng trên địa bàn tỉnh Bình Phước.
+ Đề xuất một số giải pháp mang tính khả thi nhằm nâng cao hiệu quả
QLNN về bảo tồn và phát huy di sản văn hóa dân tộc S‟tiêng trên địa bàn tỉnh
Bình Phước.
7. Kết cấu luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo thì luận văn được
kết cấu thành ba chương:
Chương 1. Cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý của QLNN về bảo tồn và
phát huy di sản văn hóa dân tộc S‟tiêng.

Chương 2. Thực trạng QLNN về bảo tồn và phát huy di sản văn hóa
dân tộc S‟tiêng trên địa bàn tỉnh Bình Phước thời gian qua.
Chương 3. Giải pháp QLNN về bảo tồn và phát huy di sản văn hóa dân
tộc S‟tiêng trên địa bàn tỉnh Bình Phước thời gian tới.

7


Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ PHÁP LÝ CỦA QLNN
VỀ BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY DI SẢN VĂN HĨA S’TIÊNG

1.1. Một số khái khái niệm có liên quan
1.1.1. Bảo tồn và bảo tồn văn hóa
*Bảo tồn
Bảo tồn được hiểu là gìn giữ, bảo vệ những gì con người tạo ra và
những gì của thế giới tự nhiên gắn bó với cuộc sống con người.
Ví dụ: Bảo tồn lễ cưới truyền thống của dân tộc S‟tiêng. Bảo tồn danh
lam thắng cảnh.
* Bảo tồn văn hóa
Bảo tồn văn hóa được hiểu là gìn giữ, bảo vệ và lưu giữ di sản văn hóa
do cộng đồng dân tộc tạo ra, hay những sự vật của tự nhiên gắn bó và hữu ích
cho cuộc sống của con người.
Ví dụ: Bảo tồn di sản văn hóa trống đồng Đơng sơn. Bảo tồn và
phát triển các làng nghề truyền thống. Bảo tồn di sản văn hóa Phong Nha
– Kẻ Bàng.
1.1.2. Dân tộc, dân tộc thiểu số
*Dân tộc
Ở Việt Nam, khái niệm “dân tộc” được hiểu theo hai nghĩa. Theo nghĩa
rộng, “dân tộc” là một cộng đồng người cùng sinh sống trong một quốc gia,

một lãnh thổ và cùng quốc tịch. Theo nghĩa này, “dân tộc” ứng với thuật ngữ
“nation” (quốc gia) và dân tộc là một cộng đồng chính tri - xã hội được quản
lý bởi một bộ máy nhà nước thiết lập trên một lãnh thổ nhất định.
Ví dụ: Dân tộc Việt Nam, Dân tộc Nga, Dân tộc Pháp…
Theo nghĩa hẹp, định nghĩa sau đây về dân tộc do J.Stalin đưa ra trong
8


các “Vấn đề dân tộc ở Liên Xô”: “Dân tộc là một cộng đồng người cùng
chung ngôn ngữ, cùng chung lịch sử, cùng chung văn hóa và cùng chung tâm
lý” (Dẫn theo: TS.Trương Văn Sinh – Đề cương bài giảng Quản lý nhà nuớc
về dân tộc và tôn giáo, năm 1998). Theo chúng tôi đây là một định nghĩa khái
quát, súc tích và đầy đủ hơn cả. Theo nghĩa này “ dân tộc” ứng với thuật ngữ
“Ethnic”. Như vậy, theo J.Stalin có bốn yếu tố cấu thành dân tộc (theo nghĩa
hẹp): ngơn ngữ, lịch sử, văn hóa và tâm lý. Theo nghĩa hẹp, hiện nay ở nước
ta có 53 dân tộc: dân tộc Việt (dân tộc Kinh), dân tộc Mường, dân tộc Tày,
dân tộc Ê Đê, dân tộc Khmer,... Xin được nói thêm, thuật ngữ “Ethnic” có khi
được dịch thành “sắc tộc” hay “tộc người”.
* Dân tộc thiểu số
Cũng là “dân tộc” theo nghĩa hẹp, để phân biệt với dân tộc Việt (dân
tộc Kinh) có số lượng cư dân tuyệt đối lớn (87%) dân số cả nước. Để phân
biệt dân tộc Việt (dân tộc Kinh) với các dân tộc còn lại người ta thêm vào sau
từ “dân tộc” từ “thiểu số”. Theo đó, các dân tộc Mường, Thái, Ê Đê,
Khmer,...là dân tộc thiểu số. Tuy nhiên, trên các phương tiện thông tin đại
chúng và trong đời sống sử dụng ngôn ngữ hàng ngày, tên một số cơ quan,
đơn vị dù khơng có từ “thiểu số” sau từ “dân tộc”, từ “dân tộc” lúc này ngầm
hiểu là “dân tộc thiểu số”.
Ví dụ: “Ủy ban Dân tộc Trung ương” là cơ quan ngang Bộ chuyên
trách về dân tộc thiểu số. “Trường Dân tộc nội trú” được hiểu là trường nội
trú dành cho học sinh dân tộc thiểu số. “Giáo viên Dân tộc” được hiểu là giáo

viên dân tộc thiểu số.
1.1.3. Di sản, văn hóa, di sản văn hóa
*Di sản
Di sản là những sản phẩm về vật chất và tinh thần do các cộng đồng
dân tộc sáng tạo và được lưu truyền qua nhiều thế hệ hoặc là những sự vật
9


vốn có tự nhiên nhưng gắn bó với con người, thuộc sở hữu của cộng đồng.
Ví dụ: Dân ca quan họ là di sản văn hóa của cộng đồng người Việt Bắc
Bộ. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại cho dân tộc một di sản vô cùng quý báu.
Vịnh Hạ Long là một di sản thiên nhiên kỳ vĩ.
*Văn hóa
Hiện nay có rất nhiều quan niệm khác nhau về văn hóa. Các tác giả Từ
điển tiếng Việt đã định nghĩa: “Văn hóa là tồn thể những thành tựu của lồi
người trong sản xuất, xã hội và tinh thần;
Văn hóa là sự hiểu biết về sự vật hay về cách xử thể tích lũy bằng việc
học tập có hệ thống hoặc thấm nhuần đạo đức và các phép tắc lịch sự;
Văn hóa là văn minh” [Từ điển tiếng Việt, tr.1154].
Chủ tịch Hồ Chí Minh – nhà văn hóa kiệt xuất của Việt Nam, danh
nhân văn hóa thế giới, cũng đã đưa ra định nghĩa về văn hóa: “Vì lẽ sinh tồn
cũng như mục đích của cuộc sống, lồi người sáng tạo và phát minh ra ngôn
ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật,
những công cụ sinh hoạt hằng ngày về mặc, ăn và ở và phương thức sử dụng.
Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó là văn hóa. Văn hóa là sự tổng hợp
của mọi phương thức cùng với biểu biện của nó mà lồi người đã sản sinh ra
nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi sự sinh tồn”.
Văn hóa là tổng thể về những nét riêng biệt tinh thần, vật chất, trí tuệ và
xúc cảm quyết định tính cách của một xã hội hay của một nhóm người trong
xã hội. Văn hóa bao gồm nghệ thuật và văn chương, những lối sống, những

quyền cơ bản của con người, những hệ thống các giá trị, những tập tục và
những tín ngưỡng. Văn hóa đem lại cho con người khả năng suy xét về bản
thân. Chính văn hóa đã làm cho chúng ta trở thành những sinh vật đặc biệt
nhân bản, có lý tình, có óc phê phán và dấn thân một cách có đạo lý. Chính
nhờ có văn hóa mà con người tự thể hiện, tự ý thức được bản thân, tự biết
10


mình là một phương án chưa hồn thành đặt ra để xem xét những thành tựu
của bản thân, tìm tịi không biết mệt mỏi ý nghĩa mới mẻ và sáng tạo nên
những cơng trình vượt trội bản thân”[Theo định nghĩa UNESCO 1982].
Những quan niệm nêu trên là những quan niệm rộng về văn hóa. Văn
hóa là tất cả những gì do con người sáng tạo ra hoặc tích lũy qua thời gian trải
nghiệm từ thực tế cuộc sống, nhằm phục vụ cho nhu cầu của con người, của
xã hội.
GS.TS.Trần Ngọc Thêm đưa ra một định nghĩa văn hóa ngắn gọn hơn
và thể hiện được mối quan hệ của con người với môi trường tự nhiên và môi
trường xã hội: “Văn hóa là mơt hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh
thần do con người sáng tạo và tích lũy qua q trình hoạt động thực tiễn,
trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và môi trường xã
hội” [31,tr.10].
Chúng tôi chấp thuận định nghĩa này.
*Di sản văn hóa
Luật Di sản văn hóa đã đưa ra định nghĩa về di sản văn hóa như sau:
“Di sản văn hóa là sản phẩm tinh thần và vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa,
khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác” [Luật Di sản văn
hóa, Điều 1].
Theo phân loại của Unesco và Luật Di sản văn hóa, có hai loại di sản
văn hóa: di sản văn hóa vật thể và di sản văn hóa phi vật thể.
Di sản văn hóa phi vật thể là “sản phẩm tinh thần có giá trị lịch sử, văn

hóa, khoa học được lưu truyền bằng trí nhớ, chữ viết, được lưu truyền bằng
miệng, truyền nghề, và các hình thức lưu giữ, lưu truyền khác, bao gồm tiếng
nói, chữ viết, tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học, ngữ văn truyền miệng,
diễn xướng dân gian, lối sống nếp sống, lễ hội, bí quyết về nghề thủ cơng
truyền thống, tri thức về y, dược học cổ truyền, về văn hóa ẩm thực, về trang
11


phục truyền thống dân tộc và những tri thức dân gian khác” [Luật Di sản văn
hóa, Điều 4].
Di sản văn hóa vật thể là “sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa,
khoa học bao gồm di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ
vật, bảo vật quốc gia”[Luật Di sản văn hóa, Điều 4].
Ngoài ra, xuất phát từ hai nghĩa rộng, hẹp của thuật ngữ “dân tộc” (xem
1.2), Di sản văn hóa có thể chia làm hai:
Di sản văn hóa dân tộc theo nghĩa hẹp hay Di sản văn hóa dân tộc thiểu
số là di sản văn hóa do các dân tộc (thiểu số) sáng tạo nên.
Di sản văn hóa dân tộc (theo nghĩa quốc gia) là tồn bộ di sản văn hóa
của tất cả các dân tộc trên đất nước Việt Nam.
Có thể khẳng định rằng, tất cả các dân tộc trên đất nước Việt Nam dù
đồng dân hay ít dân, dù sinh sống lâu đời (dân bản địa) hay mới thiên di đến,
đều có một kho tàng di sản văn hóa phong phú, đa dạng, đa sắc, góp phần tạo
nên sự đa dạng về loại hình, phong phú về nội dung và hình thức, đặc sắc về
bản sắc.
1.1.4. Phát huy di sản văn hóa
Phát huy di sản văn hóa được hiểu là đưa di sản văn hóa đến với cộng
đồng, lan tỏa trong cộng đồng góp phần nâng cao đời sống tinh thần và vật
chất cho mỗi người dân của cộng đồng, đồng thời góp phần phát triển kinh tế
- xã hội của địa phương.
1.1.5. Quản lý và quản lý nhà nước

*Quản lý
Có nhiều quan niệm khác nhau về quản lý. Song nhìn chung, người ta
thống nhất với nhau: “ Quản lý là sự tác động có tổ chức, có định hướng của
chủ thể lên khách thể nhằm đạt được mục tiêu định trước” [19,tr.13-14].
Theo cách hiểu này, quản lý là một hoạt động gắn với quan hệ của các
12


yếu tố quản lý:
- Chủ thể quản lý.
- Khách thể quản lý.
- Phương thức quản lý.
- Mục đích quản lý.
Tùy thuộc vào mối quan hệ giữa bốn yếu tố này sẽ có những loại hình
quản lý khác nhau.
*Quản lý nhà nước
Quản lý nhà nước (QLNN) là môt loại quản lý có những điểm khác
biệt. Cụ thể:
Thứ nhất, chủ thể quản lý là các cơ quan trong bộ máy Nhà nước thực
hiện chức năng lập pháp, hành pháp và tư pháp.
Thứ hai, khách thể quản lý là mọi người dân và các tổ chức trong phạm
vi tác động quyền lực nhà nước.
Thứ ba, phương thức quản lý nhà nước là bằng luật và theo nguyên tắc
pháp chế. QLNN mang tính quyền lực nhà nước, lấy pháp luật làm công cụ
quản lý chủ yếu nhằm duy trì sự ổn định và trật tự xã hội.
Thứ tư, mục đích QLNN là đáp ứng mọi nhu cầu hợp pháp của người
dân, là bảo vệ an ninh quốc gia, an toàn xã hội, là phát triển bền vững đất
nước. QLNN diễn ra trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, chính trị,
kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phịng và ngoại giao.
Nói tóm lại, chung hơn, “QLNN là một dạng quản lý xã hội đặc biệt,

mang tính quyền lực nhà nước và sử dụng pháp luật nhà nước để điều chỉnh
hành vi hoạt động của con người trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội
do các cơ quan trong bộ máy Nhà nước thực hiện.”[20,tr.6-7].
1.2. Cơ sở lý luận
1.2.1. Vai trị của Di sản văn hóa
13


Vai trị của di sản văn hóa được thể hiện thơng qua giá trị của nó. Giá
trị của di sản văn hóa được thể hiện qua một số điểm sau:
Thứ nhất, Di sản văn hóa là tài sản quý giá của mỗi dân tộc nói riêng,
của đất nước nói chung. Cái quý giá của di sản văn hóa trước hết nó là sáng
tạo của cả cộng đồng dân tộc, được cả cộng đồng dân tộc gìn giữ, bảo vệ, vun
đắp trong suốt chiều dài lịch sử cộng đồng. Quá trình sáng tạo, gìn giữ, bảo vệ
và vun đắp di sản văn hóa được đánh đổi khơng chỉ bằng sức lực, tài năng,
mồ hơi, nước mắt mà có khi bằng cả xương máu của nhiều thế hệ. Chẳng hạn:
Trong thời kỳ một ngàn năm (1000) Bắc thuộc ông cha ta đã chống lại ách đô
hộ của các triều đại phong kiến Trung Quốc với chủ trương đồng hóa người
Việt trên mọi mặt của chúng. Kết quả của các cuộc đấu tranh anh dũng ấy,
người Việt vẫn tồn tại và phát triển mạnh mẽ với bản sắc riêng của mình.
Tiếng Việt vẫn đứng vững và trở thành “tài sản vô cùng quý giá, vô cùng lâu
đời của dân tộc ta” (Lời Hồ Chủ Tịch).
Mặt khác, cái quý giá của di sản văn hóa là ở chỗ: di sản văn hóa là sản
phẩm văn hóa ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu tinh thần và vật chất của người
dân trong cộng đồng. Do đó, thơng qua di sản văn hóa chúng ta có thể nhận
biết được cuộc sống tinh thần và vật chất cũng như mong muốn, tình cảm, suy
nghĩ,… của ơng cha ta từ xa xưa. Từ đó chúng ta phải trân trọng và gìn giữ
những di sản văn hóa dân tộc.
Thứ hai, Di sản văn hóa có nhiều giá trị về lịch sử, văn hóa, khoa học.
Về giá trị lịch sử: Di sản văn hóa ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu về đời

sống của cộng đồng dân tộc, cho nên mọi di sản văn hóa đều phản ánh đời
sống xã hội của cộng đồng lúc bấy giờ. Có thể thấy qua di sản sản văn hóa
mơi trường tự nhiên và môi trường xã hội mà cộng đồng đang sinh sống. Di
sản văn hóa phản ánh lịch sử hình thành và phát triển của cộng đồng. Chẳng
hạn, trường ca “ Đẻ đất, đẻ nước” là di sản văn hóa phi vật thể với hình thức
14


truyền miệng của người Mường đã kể lại qúa trình lịch sử của dân tộc Mường
từ khi khai thiên lập địa cho đến khi hình thành bốn xứ Mường: Mường Vang,
Mường Thàng, Mường Động và Mường Bi. Di chỉ khảo cổ học Hoàng Thành
– Thăng Long cho thấy kiến trúc Việt từ thời Lê sơ đến thời Trần, Lê. Ngoài
ra, di chỉ khảo cổ học còn cho thấy lịch sử nghề gốm, ngói của người Việt từ
triều đại Lê sơ đến thời ký Pháp thuộc.
Về giá trị văn hóa: Di sản văn hóa các dân tộc thể hiện một cách sâu sắc
bản sắc văn hóa của các dân tộc Việt Nam trên mọi loại hình văn hóa: từ các
loại hình di sản văn hóa phi vật thể như kho tàng ca dao, dân ca, các bản
trường ca, lễ hội, trang phục, văn hóa ẩm thực,…đến các loại hình di sản văn
hóa vật thể như di tích lịch sử - văn hóa, cổ vât, bảo vật quốc gia, danh lam
thắng cảnh,…Điều đáng nói là ở chỗ: một loại hình di sản văn hóa nào đó có
mặt ở nhiều dân tộc, nhưng mỗi dân tộc lại thể hiện bản sắc riêng của dân tộc
mình. Chẳng hạn, phụ nữ nhiều dân tộc ở Tây Bắc (dân tộc Thái, Hmông,…),
ở Việt Bắc (dân tộc Tày, Dao,…), ở Trung Bộ (dân tộc Hrê, Chăm,…), ở Tây
Nguyên (dân tộc Ê Đê, Ba Na,…) đều mặc váy. Nhưng chất liệu tạo nên váy
và hoa văn (ở gấu váy),… của các dân tộc rất khác nhau. Bộ váy của phụ nữ
Thái Tây Bắc được làm từ chất liệu tơ tằm do phụ nữ trồng và tự dệt, hoa văn
trên gấu váy là hoa văn những đường tròn uốn lượn xen lẫn hoa văn hoa ban.
Bộ váy của phụ nữ mường Hịa Bình cũng được làm từ tơ tằm nhưng được
nhuộm đen và hoa văn chủ đạo là những đường cong mềm mại, uốn lượn hình
chim với chỉ thêu màu xanh lá cây. Váy của phụ nữ Tày Việt Bắc làm chủ yếu

từ chất liệu bông do họ tự trồng và được nhuộm chàm. Trên váy của phụ nữ
Tày không thêu hoa văn, nên váy này gọi là váy trơn. Tương tự, váy của phụ
nữ Chăm là loại váy trơn màu trắng.
Một ví dụ khác. Dân tộc nào ở nước ta cũng có một kho tàng ca dao
dân ca tục ngữ phong phú. Nội dung chủ yếu của kho tàng dân ca ca dao tục
15


ngữ là tình u q hương, tình u lứa đơi, kinh nghiệm lao động, sản
xuất,…Điều làm cho ca dao, dân ca, tục ngữ các dân tộc khác nhau chính là
mơi trường sống (bao gồm môi trường tự nhiên và môi trường xã hội). Từ
đây, dân ca, ca dao của người Việt (dân tộc Kinh) ở Bắc Bộ thì mượt mà,
bóng bảy, ở Trung Bộ lại trúc trắc, gập ghềnh, ở Nam Bộ gần như trung hòa
giưa Bắc Bộ và Trung Bộ. [dẫn theo ý kiến của GS.TS. Vũ Ngọc Phan “Kho
tàng ca dao, dân ca, tục ngữ Việt Nam”. Nxb. KHXH, 1973].
Về giá trị khoa học: Ngoài giá trị lịch sử và văn hóa, di sản văn hóa cịn
có giá trị khoa học. Giá trị khoa học của di sản văn hóa các dân tộc Việt Nam
được thể hiện trên nhiều lĩnh vực khoa học. Hệ thống tháp Chàm của đồng
bào Chăm kéo dài từ Quảng Nam, Đà Nẵng đến Ninh Thuận cho thấy kỹ
thuật xây dựng tuyệt vời bằng vật liệu gạch và cát. Giới kiến trúc trong nước
và thế giới đang đi tìm câu trả lời: Chất kết dính các viên gạch là gì ? Kỹ thuật
nung như thế nào để hàng vạn viên gạch chín đều ? Kỹ thuật đúc đồng tinh
xảo của người Việt (người Kinh) và người Ê Đê, JaRai,…ở Tây Nguyên được
thể hiện qua di sản trống đồng Đông Sơn và di sản Cồng chiêng. Kỹ thuật pha
màu, nhuộm màu và phối màu qua hoa văn trên trang phục của phụ nữ
Hmông, phụ nữ Dao, phụ nữ Thái,…Kỹ năng phối âm của các ống nứa, ống
trúc dài ngắn khác nhau của đàn T‟rưng dân tộc Ba Na. Trong hang động
Phong Nha – Kẻ Bàng và vịnh Hạ Long kỳ vĩ – những báu vật do tự nhiên
ban tặng, có hàng trăm loại thực vật quý hiếm đang thu hút sự quan tâm của
giới y học và các nhà tự nhiên học.

Thứ ba, Di sản văn hóa góp phần tao nên những giá trị văn hóa mới,
làm giàu kho tàng di sản văn hóa Việt Nam và là nhân tố quan trọng trong quá
trình giao lưu, hội nhập với văn hóa thế giới.
Di sản văn hóa là sản phẩm của một cộng đồng dân tộc. Song cộng
đồng dân tộc biến đổi và phát triển không ngừng theo sự biến đổi và phát triển
16


của xã hội. Do đó cơng đồng dân tộc một mặt phải bảo tồn những bản sắc của
di sản, mặt khác phải làm cho di sản đi vào đời sống, phù hợp vời xã hội mới.
Nếu không như vậy, di sản văn hóa dần dần bị mai một, bị rơi vào quên lãng.
Để cho di sản văn hóa phù hợp với đời sống xã hội mới của cộng đồng thì
cộng đồng – chủ nhân của di sản phải mang lại cho di sản nhưng giá trị mới.
Chẳng hạn, nội dung chủ đạo của dân ca truyền thống nhiều dân tộc như Việt
(Kinh), Tày, Thái, Chăm, Khmer,…là tình u lứa đơi. Có thể “tân trang” cho
các làn điệu dân ca này bằng cách mở rộng sang nội dung tình yêu quê hương,
đất nước hay ca ngợi cuộc sống mới của cộng đồng,…Tương tự, ngồi hoa
văn cây cảnh, hoa lá hay hình các vị La Hán, trên các sản phẩm ngành gốm,
sành, sứ của Bát Tràng (Bắc Ninh), của Minh Long (Bình Dương) có thể đưa
thêm những hoa văn gắn với đời sống xã hội và tự nhiên của địa
phương,…Như vậy, di sản văn hóa truyền thống, mới có thể tạo nên những
giá trị văn hóa mới. Tuy nhiên, cần phải lưu ý, giá trị văn hóa mới của di sản
văn hóa cần có sự kết hợp hài hịa giữa giá trị của di sản truyền thống với nhu
cầu của cuộc sống mới, xã hội mới.
Một khi di sản văn hóa góp phần tạo nên những giá trị văn hóa mới sẽ
góp phần làm giàu kho tàng di sản văn hóa Việt Nam. Có thể thấy rõ điều này
khi so sánh hệ thống dân ca truyền thống với hệ thống dân ca hiện nay. Ca
dao, dân ca, tục ngữ là một loại hình di sản văn hóa phi vật thể tồn tại bằng
hình thức truyền miêng, về sau được các nhà sưu tầm tập hợp và ghi lại. Nội
dung cơ bản của ca dao, dân ca, tục ngữ xưa gồm: tình yêu lứa đơi, tình u

q hương, đất nước; sinh hoạt gia đình, làng xóm, lao động sản xuất,…Ca
dao, dân ca, tục ngữ mới (xuất hiện từ trong cuộc kháng chiến chống Pháp,
chống Mỹ và trong giai đoạn xây dựng chủ nghĩa xã hội) có thêm nhiều nội
dung mới: anh bộ đội Cụ Hồ, quan hệ công - nông - binh, dân cơng hỏa tuyến,
học bình dân học vụ,…GS.Vũ Ngọc Phan đã đưa vào cơng trình sưu tầm của
17


×