Tải bản đầy đủ (.pdf) (113 trang)

Quản lý nhà nước đối với hoạt động phật giáo nam tông ở tỉnh trà vinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.06 MB, 113 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
…………/…………

BỘ NỘI VỤ
……/……

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

PHẠM THỊ PHƯƠNG ANH

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG
PHẬT GIÁO NAM TÔNG Ở TỈNH TRÀ VINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG

HÀ NỘI - NĂM 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
…………/…………

BỘ NỘI VỤ
……/……

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

PHẠM THỊ PHƯƠNG ANH

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG
PHẬT GIÁO NAM TÔNG Ở TỈNH TRÀ VINH


Chuyên ngành: Quản lý công
Mã số: 8.34.04.03

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. HOÀNG VĂN CHỨC

Hà Nội, năm 2020


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu khoa học nghiêm túc
của bản thân. Các số liệu, kết quả trình bày trong luận văn là hồn toàn trung
thực. Những kết luận khoa học của Luận văn chưa từng được cơng bố trong
bất cứ cơng trình nào.
Tác giả luận văn

Phạm Thị Phương Anh


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc Học viện Hành chính quốc
gia, Ban Quản lý đào tạo Sau đại học, Lãnh đạo Khoa Quản lý nhà nước về xã
hội, đặc biệt là lời cảm ơn sâu sắc đến PGS.TS. Hồng Văn Chức đã tận tình
giúp đỡ và hướng dẫn tôi nghiên cứu Luận văn này.
Sau hơn 02 năm học tập và nghiên cứu, tiếp thu kiến thức được các
thầy, cô trong Học viện truyền thụ; được sự quan tâm, tạo điều kiện của Lãnh
đạo Học viện Hành chính quốc gia và cơ quan cơng tác, cùng gia đình; đến
nay, tơi đã hồn thành bản luận văn Thạc sĩ “Quản lý nhà nước đối với hoạt
động Phật giáo Nam Tông ở tỉnh Trà Vinh”. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân
thành tới lãnh đạo cơ quan và các đồng nghiệp đã động viên, tạo điều kiện

giúp đỡ tơi hồn thành bản luận văn này.
Do khả năng và điều kiện thời gian còn hạn chế, vấn đề lựa chọn
nghiên cứu trong đề tài khá phức tạp, nhạy cảm nên Luận văn khơng tránh
khỏi những hạn chế, thiếu sót. Tác giả rất mong nhận được sự quan tâm, chỉ
bảo và góp ý của các thầy, cơ giáo để Luận văn được hoàn thiện hơn.
Xin trân trọng cảm ơn!
Tác giả luận văn

Phạm Thị Phương Anh


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt

Chữ viết đầy đủ

CNXH

Chủ nghĩa xã hội

ĐBSCL

Đồng bằng sông Cửu Long

ĐCSVN

Đảng Cộng sản Việt Nam

GHPGVN


Giáo hội phật giáo Việt Nam

ĐKSSYN

Đoàn kết sư sãi yêu nước

PGNT

PGNT

QLNN

Quản lý nhà nước

TTHC

Thủ tục hành chính

TW
UBND

Trung ương
Ủy ban nhân dân


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Chương 1: CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI
HOẠT ĐỘNG PHẬT GIÁO NAM TƠNG ................................................. 10

1.1. Một số khái niệm có liên quan đến đề tài ............................................. 10
1.2. Sự cần thiết và những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước đối với
hoạt động của Phật giáo Nam Tông............................................................. 17
1.3. Chủ thể và nội dung Quản lý nhà nước đối với hoạt động của Phật giáo
Nam Tông .................................................................................................... 27
1.4. Kinh nghiệm và bài học Quản lý nhà nước về hoạt động Phật giáo ở
một số địa phương ....................................................................................... 34
Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT
ĐỘNG PHẬT GIÁO NAM TÔNG Ở TỈNH TRÀ VINH ......................... 39
2.1. Khái quát vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên và xã hội của tỉnh Trà Vinh 39
2.2. Hoạt động của Phật giáo Nam Tơng ở tỉnh Trà Vinh ........................... 40
2.3. Phân tích thực trạng quản lý nhà nước đối với hoạt động Phật giáo Nam
Tông ở tỉnh Trà Vinh ................................................................................... 48
2.4. Nhận xét về hoạt động quản lý nhà nước đối với hoạt động Phật giáo
Nam Tông ở tỉnh Trà Vinh .......................................................................... 63
Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN
LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG PHẬT GIÁO NAM TÔNG Ở
TỈNH TRÀ VINH .......................................................................................... 69
3.1. Dự báo xu hướng hoạt động của Phật giáo Nam Tông ở Trà Vinh ..... 69
3.2. Quan điểm của Đảng và phương hướng của tỉnh Trà Vinh về công tác
tôn giáo ........................................................................................................ 72
3.3. Giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước đối với hoạt động Phật giáo
Nam Tông ở tỉnh Trà Vinh.......................................................................... 78
3.4. Khuyến nghị ......................................................................................... 88
KẾT LUẬN .................................................................................................... 93
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 95
DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC .................................................................... 100


MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Trải qua các thời kỳ lịch sử của đất nước, Phật giáo từ lâu đã đi sâu
vào đời sống tinh thần của quần chúng nhân dân Việt Nam, gắn bó với sinh
hoạt cộng đồng của người Việt. Sự tồn tại lâu dài của Phật giáo trong
đời sống kinh tế, chính trị, xã hội đã đem lại những đóng góp đáng kể cho văn
hóa, tư tưởng, kinh tế, chính trị trong tiến trình lịch sử Việt Nam.
Trong quá trình hình thành và phát triển của vùng đất Tây Nam Bộ,
PGNT đã đóng vai trị quan trọng khi nó chi phối lớn đến đời sống tinh thần,
tơn giáo của người dân nơi đây. Có thể nói nó đã góp phần hình thành nên đặc
trưng văn hóa truyền thống của mảnh đất này.
Dưới sự lãnh đạo của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, cùng với sự nỗ lực
của chức sắc, tín đồ, PGNT đã có những đóng góp tích cực trong q trình
đồng hành cùng dân tộc trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội. PGNT
thơng qua các hoạt động răn dạy các tín đồ, sư sãi thực hành theo những lời
huấn thị của đức Phật “từ bi, bác ái, hỉ xả”, cứu giúp những mảnh đời, số phận
kém may mắn. Ngoài ra, trong đời sống chính trị, PGNT cũng đã tích cực
tuyên truyền, vận động tín đồ, sư sãi chấp hành nghiêm túc các chủ trương,
đường lối của Đảng và Nhà nước, góp phần làm thất bại âm mưu các thế lực
thù địch chống phá cách mạng nước ta và thực hiện tốt phương châm “Đạo
pháp - Dân tộc và Chủ nghĩa xã hội”. Từ những hoạt động đó, PGNT đã đóng
góp vai trị tích cực trong việc xây dựng đất nước phồn thịnh, xã tắc được
bình an, đời sống của người dân được an lạc.
Trà Vinh là một tỉnh ven biển thuộc Đồng bằng sông Cửu Long, trong
những năm qua, tỉnh Trà Vinh đã huy động mọi nguồn lực tập trung đầu tư
phát triển kinh tế - xã hội. Nhờ thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội mà đời
sống vật chất, văn hóa tinh thần của người dân trong tỉnh nói chung, đồng bào
Khmer nói riêng từng bước nâng lên. Điều này đã tạo điều kiện để Phật giáo
trên địa bàn tỉnh hoạt động đúng Hiến chương của GHPGVN và đúng quy
định của pháp luật về tín ngưỡng, tơn giáo.
1



Từ trước đến nay, hoạt động của PGNT ở tỉnh Trà Vinh luôn được
Trung ương và Tỉnh ủy Trà Vinh đặc biệt quan tâm. Công tác quản lý nhà
nước đối với các hoạt động tôn giáo được tăng cường, dần đi vào nền nếp; các
hoạt động tôn giáo diễn ra bình thường, thuần túy tơn giáo và tn thủ các quy
định của pháp luật về hoạt động tôn giáo. Các ban, ngành chức năng, các cấp
trong tỉnh thường xuyên phối hợp, thống nhất tham mưu cho thường trực Tỉnh
ủy, UBND chỉ đạo và giải quyết những vụ việc liên quan đến tôn giáo theo
đúng chức năng của từng cấp, đạt hiệu quả cao . Bên cạnh những thành tích đã
đạt được thì cơng tác quản lý nhà nước đối với PGNT ở địa phương vẫn còn
tồn tại một số hạn chế. Quản lý nhà nước nhiều khi còn chồng chéo giữa Ban
Dân tộc và Sở Nội vụ tỉnh; hoạt động quản lý nhiều khi còn lúng túng, chưa
phát huy hết tiềm năng, vai trò PGNT trong việc thực hiện nhiệm vụ phát
triển kinh tế, văn hoá - xã hội và quốc phòng, an ninh ở địa phương; một số
vụ việc phức tạp có liên quan đến PGNT chưa được giải quyết kịp thời, ảnh
hưởng đến trật tự an toàn xã hội và an ninh chính trị tại địa phương, làm tổn
hại tình cảm tơn giáo của đồng bào với chính quyền cơ sở. Bên cạnh đó,
PGNT vừa mang tính chất dân tộc vừa mang tính chất tơn giáo, nên nó là vấn
đề nhạy cảm để các thế lực thù địch tìm cách lợi dụng nhằm thực hiện chiến
lược “Diễn biến hịa bình” chống phá cách mạng Việt Nam.
Trước thực trạng đó và trên tinh thần triển khai kế hoạch thực hiện Chỉ
thị số 18-CT/TW ngày 10/01/2018 của Bộ Chính trị Khóa XII về tiếp tục thực
hiện Nghị quyết số 25-NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa IX
về tăng cường cơng tác ở vùng đồng bào Khmer trong tình hình mới; Đồng
thời ổn định tình hình hoạt động của PGNT trên địa bàn tỉnh Trà Vinh góp
phần ổn định tình hình an ninh dân tộc, tơn giáo khu vực Tây Nam Bộ và cả
nước; thực hiện thắng lợi sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước,
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công
bằng, dân chủ, văn minh, tác giả đã lựa chọn vấn đề “Quản lý nhà nước đối

với hoạt động Phật giáo Nam Tông ở tỉnh Trà Vinh” làm đề tài luận văn
thạc sĩ chuyên ngành Quản lý cơng của mình.
2


2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn
Phật giáo nói chung và PGNT nói riêng là đề tài dành được nhiều sự
quan tâm của các nhà nghiên cứu về tơn giáo. Trong đó sự phát triển của
PGNT và những ảnh hưởng của nó đối với người dân Khmer Nam Bộ đã
được nhiều cơng trình khoa học đề cập, nghiên cứu. Một số cơng trình nghiên
cứu tiêu biểu có thể chia thành nhóm vấn đề như sau:
2.1. Nhóm các cơng trình nghiên cứu về PGNT
Tác phẩm “Phật giáo Khơ me Nam Bộ - Những vấn đề nhìn lại” được
Nxb Tôn Giáo xuất bản năm 2008 của tác giả Nguyễn Mạnh Cường đã miêu
tả chi tiết về cuộc sống của người Khmer tại Nam Bộ, đồng thời cho thấy vai
trò quan trọng của PGNT trong đời sống của đồng bào Khmer Nam Bộ. Bên
cạnh đó, tác phẩm cũng phần nào phản ánh được những nét văn hóa độc đáo
đặc trưng trong đời sống tôn giáo của đồng bào nơi đây.
Luận án Tiến sĩ Tôn giáo học “Phật giáo Nam Tông Khmer An giang Những vấn đề đặt ra” do tác giả Nguyễn Nghị Thanh thực hiện năm 2013 tại
Học viện khoa học xã hội thuộc Viện Khoa học xã hội Việt Nam. Tác giả đã
tập trung nghiên cứu làm rõ những vấn đề của PGNT Khmer hiện nay như
vấn đề về chi phái, tính truyền thống, đặc điểm, vai trò của PGNT trước
những biến đổi của đời sống kinh tế - xã hội. Trên cơ sở nghiên cứu đó, tác
giả đã đề xuất những biện pháp khoa học nhằm khắc phục các hạn chế và phát
huy những đóng góp của PGNT Khmer ở An Giang trong đời sống và trong
sự nghiệp đồn kết tơn giáo nói chung của An Giang.
Luận văn thạc sĩ khoa học chính trị của tác giả Sơn Rốt: “Tư tưởng Hồ
Chí Minh về cơng tác tơn giáo và việc thực hiện chính sách tơn giáo đối với
đồng bào Khmer ở Trà Vinh trong sự nghiệp đổi mới”, Trường Đại học Khoa
học xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội. Tác giả đã làm rõ tư

tưởng Hồ Chí Minh về cơng tác tơn giáo cũng như những chủ trương, chính
sách, quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về chính sách tôn giáo nhằm đánh
giá sự vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về chính sách tơn giáo về chính sách
tơn giáo ở Trà Vinh trong những năm đổi mới vừa qua. Thơng qua đó đề xuất
3


những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách tơn giáo và
nâng cao cơng tác vận động đồng bào Khmer thực hiện tốt chủ trương chính
sách của Đảng và Nhà nước góp phần ổn định đời sống.
Tác giả Phan Thị Phượng với luận văn thạc sĩ Triết học “Ảnh hưởng
của tôn giáo đối với đời sống tinh thần của người Khmer Sóc Trăng hiện
nay” được thực hiện năm 2009 tại Học viện Chính trị hành chính - Quốc gia
Hồ Chí Minh, Hà Nội. Trong cơng trình nghiên cứu của mình, tác giả đã trình
bày được thực trạng ảnh hưởng của tôn giáo trong đời sống tinh thần của cộng
đồng người Khmer ở tỉnh Sóc Trăng. Đồng thời tác giả cũng đề xuất một số
giải pháp nhằm khắc phục hạn chế còn tồn tại ở các lĩnh vực văn hóa, kinh tế
hay tổ chức cán bộ.
Luận văn thạc sĩ Triết học của tác giả Dương Xuân Dũng (2009). Phật
giáo Nam Tơng và ảnh hưởng của nó đối với đời sống tinh thần Người Khmer
ở An Giang hiện nay. Tác giả phân tích thực chất của PGNT và ảnh hưởng của
nó đối với đời sống tinh thần của người Khmer ở An Giang hiện nay, đồng thời
đưa ra một số giải pháp nhằm phát huy mặt tích cực của PGNT trong đời sống
tinh thần của người Khmer, làm cho đời sống tinh thần của đồng bào ngày càng
phong phú và lành mạnh theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Luận văn thạc sĩ văn hóa của tác giả Lâm Thạch Sơn (1997) Ngơi chùa
trong đời sống văn hóa của người Khmer tỉnh Sóc Trăng. Tác giả phân tích
vai trị của ngơi chùa trong đời sống văn hóa của người Khmer tỉnh Sóc
Trăng, qua đó cho thấy sự gắn bó, hịa quyện giữa đời sống vật chất, tinh thần
với tôn giáo của người Khmer ở Sóc Trăng.

Dưới những góc độ khác nhau các cơng trình trên đã đề cập nhiều khía
cạnh liên quan đến đồng bào Khmer và văn hóa Khmer, ảnh hưởng của Phật
giáo Khmer Nam Bộ ĐBSCL đã vẽ lên bức tranh khá toàn diện về đặc điểm
tự nhiên, về lịch sử hình thành vùng đất và các dân tộc ở vùng ĐBSCL.
Tác phẩm “Phật giáo Nam Tông trong văn hóa Khmer Nam Bộ (trường
hợp tỉnh Trà Vinh)” của tác giả Trang Thiếu Tùng được xuất bản bởi Nxb.
4


Khoa học xã hội hay bài viết “Ảnh hưởng của Phật giáo Nam Tông đối với tư
tưởng và đạo đức người Khmer tỉnh Trà Vinh” đăng trên Tạp chí Nghiên cứu
tơn giáo số 07 năm 2014.
Tác phẩm “Chính sách đối với Phật giáo Nam Tông Khmer và đồng
bào vùng Khmer vùng Tây Nam Bộ” của tác giả Lê Quốc Lý được xuất bản
bởi Nxb. Chính trị quốc gia Sự Thật năm 2017.
Các cơng trình nghiên cứu đã có những đóng góp quan trọng vào nghiên
cứu về tơn giáo, PGNT ở nhiều góc độ khác nhau nhằm làm rõ thêm vai trị
quan trọng của tơn giáo nói chung và PGNT nói riêng trong đời sống của người
dân. Những tác phẩm đó tuy chưa thực sự thể hiện rõ được các nét đặc trưng
của PGNT trên địa bàn tỉnh Trà Vinh nhưng cũng đã phần nào phản ánh được
sự phát triển, ảnh hưởng của tơn giáo ở Nam Bộ nói chung và PGNT Khmer
tới người dân trên địa bàn tỉnh Trà Vinh nói riêng. Tuy nhiên, chưa có tác
phẩm nào nghiên cứu PGNT ở Trà Vinh dưới góc độ quản lý nhà nước.
2.2. Nhóm các cơng trình nghiên cứu về Quản lý nhà nước về tôn giáo
Đề tài khoa học cấp Bộ: “Quản lý nhà nước đối với hoạt động của Phật
giáo Nam Tông Khmer ở Việt Nam” do ThS. Nguyễn Phúc Ngun, Ban Tơn
giáo Chính phủ làm chủ nhiệm đề tài. Tác giả cũng đã nhận diện tính đặc thù
của PGNT Khmer, xây dựng thành công bức tranh tổng quát về thực trạng
hoạt động của PGNT Khmer trên các phương diện: Tổ chức, sinh hoạt phật
sự, đào tạo, quan hệ quốc tế, đội ngũ sư sãi, hội nhập quốc tế, cơ cấu tổ chức,

cơ sở thờ tự, kinh sách… Tuy nhiên, nghiên cứu PGNT Khmer là vấn đề khó
bởi lẽ nghiên cứu tôn giáo luôn gắn liền với vấn đề dân tộc, trong khi đó tơn
giáo và dân tộc ln là hai vấn đề dễ bị các thế lực thù địch lợi dụng. Chính vì
vậy, những nội dung của quản lý nhà nước về tơn giáo nói chung và quản lý
nhà nước về PGNT Khmer nói riêng ln phải đặt song song với vấn đề dân
tộc. Vấn đề này tác giả đã nêu ra ra nhưng chưa phân tích kỹ.
* Một số luận văn chuyên ngành về tôn giáo như:
Trịnh Lâm Đồng (2015), Quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo
5


trên địa bàn huyện U Minh, tỉnh Cà Mau, Luận văn cao học, Học Viện Hành
chính Quốc gia.
Trần Ngọc Quyên (2017), Quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo
trên địa bàn thị xã Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang, Luận văn cao học, Học viện
Hành chính quốc gia.
Thái Châu Báu (2015), Quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo trên
địa bàn tỉnh Kiên Giang, Luận văn cao học, Học viện Hành chính quốc gia.
Phan Thị Phương Mai (2011), Công tác quản lý Nhà nước đối với hoạt
động tơn giáo trên địa bàn quận Hồn Kiếm - Thành phố Hà Nội , Luận văn
tốt nghiệp cao cấp lý luận chính trị - hành chính, Học viện chính trị - hành
chính Quốc gia Hồ Chí Minh.
Trần Thanh Tùng (2013), Tổ chức Giáo phận Xuân Lộc - Những vấn đề
đặt ra hiện nay, Luận văn cao học, Học viện chính trị - hành chính Quốc gia
Hồ Chí Minh.
Đăng Bản (2013), Công tác đấu tranh chống lợi dụng đạo Tin Lành
ĐêGa ở Tây nguyên hiện nay, Luận văn Cao học, Học viện chính trị - hành
chính Quốc gia Hồ Chí Minh.
Dương Đình Văn (2012), Cơng tác tranh thủ hàng giáo sĩ đạo Công
giáo trên địa bàn tỉnh Nghệ An thực trạng và giải pháp, Luận văn tốt nghiệp

Cao cấp lý luận chính trị - hành chính, Học viện chính trị - hành chính Quốc
gia Hồ Chí Minh.
Đào Xuân Hồng (2013), Ảnh hưởng của cộng đồng Vatican II (1962 –
1965) đối với đạo Công giáo ở tỉnh Đồng Nai hiện nay, luận văn Cao học,
Học viện chính trị - hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh.
Những số liệu và phân tích sâu sắc của các cơng trình nghiên cứu
chun ngành quản lý nhà nước về tôn giáo đã trở thành nguồn tài liệu tham
khảo q giá. Tuy nhiên chưa có cơng trình nào đi sâu nghiên cứu tới công
tác quản lý nhà nước đối với PGNT Khmer trên địa bàn tỉnh Trà Vinh. Bên
cạnh đó, một số cơng trình nghiên cứu cũng đã được thực hiện từ lâu, có
6


nhiều nội dung cũng đã khơng cịn phù hợp với tình hình hiện tại. Vì vậy, tơi
đã kế thừa một cách có chọn lọc các tư liệu nghiên cứu trong q trình thực
hiện đề tài của mình.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
Mục đích:
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, đề xuất các giải pháp góp
phần hồn thiện QLNN đối với hoạt động của Phật giáo Nam Tông trên địa
bàn tỉnh Trà Vinh.
Nhiệm vụ:
- Khái quát cơ sở lý luận về quản lý nhà nước đối với Phật giáo Nam Tơng;
- Phân tích thực trạng Phật giáo Nam Tông trên địa bàn tỉnh Trà Vinh;
- Phân tích, đánh giá thực trạng QLNN đối với PGNT trên địa bàn tỉnh
Trà Vinh thời gian qua;
- Nghiên cứu quan điểm, chủ trương của Đảng, định hướng chính sách
của nhà nước, qua đó đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện QLNN đối với hoạt
động của PGNT ở Trà Vinh trong thời gian tới.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn

Đối tượng nghiên cứu: quản lý nhà nước đối với hoạt động PGNT trên
địa bàn tỉnh Trà Vinh theo quy định của pháp luật.
Phạm vi nghiên cứu:
- Về không gian: địa bàn tỉnh Trà Vinh.
- Về thời gian: từ năm 2016 đến nay (Từ khi ban hành Luật Tín
ngưỡng, tơn giáo)
- Về nội dung: PGNT được chia ra làm hai hệ phái là Nam Tông Kinh
và Nam Tơng Khmer. Văn hóa Khmer ở Trà Vinh chi phối đời sống tinh thần,
tín ngưỡng, tơn giáo và hình thành đặc trưng văn hóa truyền thống của miền
đất này. Chính vì vậy, trong phạm vi nghiên cứu của đề tài sẽ tập trung nghiên
cứu đến QLNN đối với hoạt động của PGNT nói chung và của PGNT Khmer
nói riêng theo quy định của pháp luật.
7


5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn
- Phương pháp luận
Luận văn sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch
sử của chủ nghĩa Mác - Lênin; tư tưởng Hồ Chí Minh; đường lối, chính sách
của Đảng Cộng sản Việt Nam và pháp luật của Nhà nước Việt Nam về tôn
giáo trong thời kỳ đổi mới.
- Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ của luận văn tác giả sử dụng một số
phương pháp nghiên cứu sau:
+ Phương pháp thống kê;
+ Phương pháp so sánh;
+ Phương pháp phân tích tổng hợp;
+ Phương pháp nghiên cứu tài liệu, tiếp cận hệ thống;
+ Phương pháp lịch sử;
+ Phương pháp tổng kết: Luận văn có sử dụng những kết quả nghiên

cứu trong và ngồi nước đã cơng bố liên quan đến đề tài.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
- Ý nghĩa lý luận
Luận văn góp phần làm rõ cơ sở khoa học quản lý nhà nước đối với
hoạt động tơn giáo nói chung và hoạt động PGNT nói riêng. Từ đó, áp dụng
trong quản lý nhà nước đối với hoạt động PGNT trên địa bàn tỉnh Trà Vinh.
- Ý nghĩa thực tiễn
Luận văn cung cấp thêm căn cứ để xây dựng và thực hiện chính sách về
tơn giáo ở địa phương.
Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo
trong giảng dạy, học tập, nghiên cứu về quản lý nhà nước trong lĩnh vực tôn
giáo và cho các nhà quản lý đang thực thi công vụ trong công tác tôn giáo.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục;
8


luận văn gồm 03 chương:
Chương 1: Cơ sở khoa học quản lý nhà nước đối với hoạt động Phật
giáo Nam Tông
Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nước đối với hoạt động Phật giáo
Nam Tông ở tỉnh Trà Vinh
Chương 3: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước đối
với hoạt động Phật giáo Nam Tông ở tỉnh Trà Vinh.

9


CHƯƠNG 1
CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI

HOẠT ĐỘNG PHẬT GIÁO NAM TÔNG
1.1. Một số khái niệm có liên quan đến đề tài
1.1.1. Tơn giáo và hoạt động tôn giáo
1.1.1.1. Khái niệm tôn giáo
Tôn giáo là một hiện tượng lịch sử - xã hội, xuất hiện cách đây hàng
ngàn năm và sẽ tồn tại cùng xã hội lồi người trong một khoảng thời gian khó
đốn định.
Tơn giáo là một khái niệm có nhiều định nghĩa khác nhau. Trong đề tài
này, chúng tôi xin phép đưa ra một số định nghĩa cơ bản như sau: Ở các nước
Tây Âu và Bắc Mỹ, tôn giáo được hiểu như là “Tơn giáo là một hệ thống có
tính chất gắn bó của những niềm tin và những thực hành liên quan đến những
điều thiêng liêng, nghĩa là sự tách biệt, cấm đốn, những niềm tin và thực
hành gắn bó tất cả những ai gia nhập vào một cộng đồng đạo đức, được gọi
là Giáo hội” (E. Durkheim); “Tôn giáo là một loại đặc biệt tác động đến cộng
đồng. Tôn giáo gắn kết những thế lực siêu nhiên. Quy định các mối quan hệ
giữa các thế lực của chúng với những con người tạo thành lĩnh vực của
những hoạt động tôn giáo” (Max Weber); “Tôn giáo là một hệ thống các biểu
tượng có tác dụng tạo ra những trạng thái mạnh mẽ, lan tỏa, kéo dài và
những động cơ trong những con người bằng cách trình bày có hệ thống
những quan niệm về một trật tự tồn tại chung và che phủ những quan niệm
này bằng một thực tế tỏa ra rằng những tình trạng và những động cơ dường
như là hiện thực duy nhất” (Clifford Geertz); “Tơn giáo là một hình thái ý
thức xã hội phản ánh một cách hư ảo về thế giới bên ngoài nhằm đền bù cho
những bất lực của con người trong cuộc sống hàng ngày” (F.Engels); K.
Marx cho rằng: “Tôn giáo là sự tự ý thức và sự tự tri giác của con người chưa
tìm thấy bản thân mình hoặc lại đánh mất bản thân mình một lần nữa. Con
người chính là thế giới những con người, là Nhà nước, là xã hội. Nhà nước
10



ấy, xã hội ấy sản sinh ra tôn giáo, không phải tơn giáo sáng tạo ra con người
mà chính con người sáng tạo ra tôn giáo. Tôn giáo biến bản chất con người
thành tính hiện thực, ảo tưởng, vì bản chất con người khơng có tính hiện thực
thật sự. Tơn giáo là tiếng thở dài của chúng sinh bị áp bức, là trái tim của thế
giới khơng có trái tim, cũng giống như nó là tinh thần của những điều kiện xã
hội khơng có tinh thần; tơn giáo là thuốc phiện của nhân dân” [8, tr569].
Quan điểm của K.Marx, xem tôn giáo như là sự cứu rỗi (một trái tim, một tinh
thần) của những con người đang sống trong sự khủng hoảng, không mang
nghĩa của sự phê phán tôn giáo…
Ở Việt Nam, tôn giáo được hiểu là “niềm tin vào các lực lượng siêu
nhiên, vơ hình, mang tính thiêng liêng, được chấp nhận một cách trực giác và
tác động qua lại một cách siêu thực (hay hư ảo) với con người, nhằm lý giải
những vấn đề trên trần thế cũng như ở thế giới bên kia. Niềm tin đó được biểu
hiện rất đa dạng, tùy thuộc vào từng thời kỳ lịch sử, hồn cảnh địa lý – văn
hóa khác nhau, phụ thuộc vào nội dung từng tôn giáo, được vận hành bằng
những nghi lễ, những hành vi tôn giáo khác nhau của từng cộng đồng xã
hội/tôn giáo khác nhau” (Đặng Nghiêm Vạn);…
Liên quan đến cách giải thích về tơn giáo, lần đầu tiên trong văn bản
quy phạm pháp luật của Nhà nước Việt Nam đưa ra cách hiểu về tôn giáo.
Khoản 5, Điều 2, Luật tín ngưỡng, tơn giáo giải thích: “Tơn giáo là niềm tin
của con người tồn tại với hệ thống quan niệm và hoạt động bao gồm đối
tượng tôn thờ, giáo lý, giáo luật, lễ nghi và tổ chức” [37, tr1].
Về phương diện quản lý nhà nước, khi nói đến một tơn giáo hồn chỉnh
thường được tiếp cận từ góc độ thực thể xã hội với các dấu hiệu cơ bản sau:
+ Có hệ thống giáo lý, giáo luật, lễ nghi;
+ Có giáo chủ;
+ Có tín đồ, người tin theo;
+ Có tổ chức.

11



1.1.1.2. Hoạt động tôn giáo
Hoạt động tôn giáo ra đời nhằm duy trì sự tồn tại và phát triển của tôn
giáo. Hoạt động tôn giáo là thực hiện việc đạo theo một giáo lý, giáo luật,
giáo lễ của một tôn giáo cụ thể. Nó được thực hiện dưới sự hướng dẫn bởi
người có chức năng, nhiệm vụ hoặc tự hành lễ của các tín đồ. Hoạt động tơn
giáo được diễn ra tại nơi thờ tự hoặc tư gia của các tín đồ.
Theo quy định tại Khoản 11, Điều 2, Luật tín ngưỡng, tơn giáo 2016 thì
“Hoạt động tơn giáo là hoạt động truyền bá tôn giáo, sinh hoạt tôn giáo và
quản lý tổ chức tơn giáo” [37, tr2].
Trong đó truyền bá tơn giáo (cịn gọi là truyền đạo) là việc tuyên truyền
những lý lẽ về sự ra đời, về luật lệ của tôn giáo. Thông qua hoạt động truyền
đạo, niềm tin tơn giáo của các tín đồ được củng cố, luật lệ trong tơn giáo được
tín đồ thực hiện. Đối với những người chưa phải là tín đồ, hoạt động truyền
đạo giúp họ hiểu, tin và theo tôn giáo.
Sinh hoạt tôn giáo là việc bày tỏ niềm tin tôn giáo, thực hành giáo lý
giáo luật, lễ nghi tôn giáo.
Tổ chức tơn giáo là tập hợp tín đồ, chức sắc, chức việc, nhà tu hành của
một tôn giáo được tổ chức theo một cơ cấu nhất định được Nhà nước công
nhận nhằm thực hiện các hoạt động tôn giáo.
Hoạt động quản lý tổ chức tôn giáo nhằm thực hiện quy định của giáo
luật, hiến chương, điều lệ của tổ chức tôn giáo, đảm bảo duy trì trật tự, hoạt
động trong tổ chức tôn giáo.
1.1.2. Phật giáo và Phật giáo Nam Tông
1.1.2.1. Phật giáo
Phật giáo là một tôn giáo và triết lý do Thích Ca Mâu Ni (Shakyamuni)
khởi xướng, ơng sinh trưởng ở phía Bắc Ấn Độ vào thế kỷ VI trước cơng
ngun. Thích Ca Mâu Ni vốn là một hồng tử tên là Tất Đạt Đa. Phụ thân
ngài là vua Tịnh Phạn (Shuddhodana, Zas gtsang-ma). Mẫu thân của Ngài là

Ma Gia (Maya-devi, Lha-mo sGyu-‘phrul-ma). Đức Phật được thụ thai một
12


cách thần kỳ trong giấc mơ, bà Ma Gia thấy con voi trắng sáu ngà đi vào bên
hông bà và lời tiên tri của nhà hiền triết A Tư Đà (Asita), rằng đứa bé sẽ trở
thành một ông vua vĩ đại, hoặc một nhà hiền triết cao quý; hoàng tử cịn được
gọi là Thích Ca Mâu Ni (hay Shakyamuni) có nghĩa là "nhà hiền triết của bộ
tộc Thích Ca" (hay bộ tộc Shakya). Ơng đã từng có vợ và con trai, nhưng sau
đó đã từ bỏ tất cả để đi tìm đạo, cứu vớt chúng sinh.
Từ Ấn Độ, Phật Giáo lan truyền dần sang các nước lân cận, rồi toàn
khu vực châu Á và cuối cùng toàn cả thế giới. Sự truyền bá này đi theo 2
hướng: về hướng Bắc, về phương Nam.
Về phương Bắc, thì gọi là Phật Giáo Bắc Tông (mang tư tưởng Đại
Thừa) gồm các vùng: Tây Tạng, Trung Hoa, Mông cổ, Mãn Châu, Bắc - Nam
Hàn, Nhật Bản, Bắc Việt Nam...
Về phương Nam, thì gọi là Nam Tơng (mang tư tưởng Tiểu Thừa) gồm
các vùng: Tích Lan, Miến Điện, Thái Lan, Lào, Kampuchia, Indonesia, Nam
Việt Nam ...
Đại thừa tức là "cỗ xe lớn" hay còn gọi là Đại Thặng tức là "bánh xe lớn"
là một trong hai trường phái lớn của đạo Phật . Xuất hiện trong thế kỉ thứ nhất
trước công nguyên, phái này tự nhận là cỗ xe lớn nhờ dựa trên tính đa dạng của
giáo pháp để mở đường cho một số lớn chúng sinh có thể giác ngộ. Cả hai Tiểu
thừa và Đại thừa đều bắt nguồn từ vị Phật lịch sử Thích-ca Mâu-ni, nhưng khác
nhau nơi sự quan tâm về thực hành giáo pháp và tư tưởng. Hình tượng tiêu biểu
của Đại thừa là Bồ Tát với đặc tính vượt trội là lòng từ bi.
Tiểu thừa hay Tiểu Thặng, nghĩa là "cỗ xe nhỏ" hay "bánh xe nhỏ".
Tiểu thừa được một số đại biểu phái Đại thừa thường dùng chỉ những người
theo "Phật giáo nguyên thuỷ", "Phật giáo Nam Tông". Trước năm 1950.
Nhiều nhà nghiên cứu Phật giáo có ý định thay thế danh từ này nhưng khơng

đạt kết quả vì danh từ này đã khắc sâu trong tư tưởng của nhiều Phật tử.
Điểm nổi bật làm cho Phật giáo trở nên đặc sắc hơn các tôn giáo khác
là của Phật giáo có giáo lý căn bản, rõ ràng cùng lối giáo huấn nhẹ nhàng
13


nhưng sâu sắc. Mục tiêu tối thượng của Phật giáo là giáo huấn cho con người
các phương cách thoát khỏi sự đau khổ tạo ra bởi những biến động của đời
sống như sinh, lão, bệnh, tử bằng nỗ lực thực nghiệm của chính mình.
1.1.2.2. Phật giáo Nam Tơng
Phật giáo Nam tông được truyền vào Việt Nam theo con đường của các
nhà truyền giáo từ Ấn Độ đi theo đường biển tới Srilanca, Mianma, Thái Lan
tới vùng sông Mê Công (Campuchia) và vào vùng các tỉnh Đồng bằng sơng
Cửu Long (phía Nam) của Việt Nam, được đông đảo người dân đặc biệt là
đồng bào dân tộc Khmer đón nhận, trở thành tơn giáo của người Khmer, do
đó gọi là Phật giáo Nam tơng Khmer. (ở Việt Nam cịn có Phật giáo Nam tông
của người Kinh. Nội dung này tác giả xin trình bày ở một bài viết khác).
Phật giáo Nam tơng đã có mặt ở Đồng bằng sơng Cửu Long vào
khoảng thế kỷ thứ IV. Cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX đại bộ phận các Phum
(xóm), Sóc (nhiều xóm hợp thành) của người Khmer đều có chùa thờ Phật.
Phật giáo Nam tông Khmer tập trung chủ yếu ở 9 tỉnh (thành phố) Đồng bằng
sông Cửu Long như: Trà Vinh, Vĩnh Long, Cần Thơ, An Giang, Kiên Giang,
Bạc Liêu, Sóc Trăng, Cà Mau.
Theo phong tục của người Khmer, khi người con trai đến tuổi 12, 13
phải vào chùa tu một thời gian với nhiều ý nghĩa: báo hiếu cho ông bà, cha
mẹ; để thể hiện tình cảm, trách nhiệm đối với dân tộc và để tỏ lịng thành kính
với Đức Phật… Các thanh niên này cần phải tu tối thiểu ở chùa là một tháng,
cũng có thể ở chùa tu lâu dài hoặc suốt đời, tùy theo nhân duyên, căn cơ và ý
nguyện của từng người. Sau thời gian một tháng họ có thể trở lại cuộc sống
đời thường bất cứ lúc nào, có thể lập gia đình, làm ăn, tham gia các công việc

xã hội, khi muốn họ lại có thể xin vào chùa tu một thời gian rồi sau đó lại có
thể trở về với gia đình.
Theo truyền thống, Phật giáo Nam tơng Khmer khơng có người nữ đi tu
ở chùa, tuy nhiên những người phụ nữ Khmer lại được giáo dục và ảnh hưởng
rất lớn bởi tư tưởng và đạo đức Phật giáo, thông qua nếp sống của những
14


người đàn ơng trong gia đình (là những người ơng, người cha, người chồng)
và thông qua các lễ hội, các buổi nhà sư thuyết giảng giáo lý và nghi thức
truyền thống mang đậm nét Phật giáo của dân tộc Khmer: Lễ Phật đản; lễ
Dâng y; nghi thức dâng cúng vật phẩm cho chư tăng; lễ Chol Chnam Thmay
(như tết nguyên đán ở Việt Nam); lễ Đôn-ta (lễ cúng ông bà); lễ cúng
Trăng… Dù là lễ của Phật giáo hay lễ dân tộc nhưng mọi hoạt động này đều
gắn liền với các nghi thức tôn giáo bởi mọi người cùng đến chùa, đọc kinh,
thả đèn lồng… và có sự tham gia của các vị sư.
Giống như Phật giáo Bắc tông, sư tăng Phật giáo Nam tông cũng thụ
giới qua các bậc Sadi và Tỳ khiêu, tuy nhiên số lượng giới phải giữ có sự
khác biệt. Đối với Phật giáo Nam tơng:
- Người thụ giới Sa di phải giữ 105 giới.
- Người đã thụ giới Sa di được thụ giới Tỳ khiêu phải giữ 227 giới.
Cũng có thể người đi tu nếu khơng muốn thụ giới Tỳ khiêu thì có thể
giữ ở bậc Sa di suốt đời.
Người nam đi tu theo Phật giáo Nam tông trên tinh thần tự nguyện, tuy
nhiên chỉ được nhận vào chùa và được thụ giới Sadi khi đáp ứng được một số
yêu cầu cơ bản:
- Phải được sự đồng ý của cha mẹ hoặc người nuôi dưỡng (nếu cịn nhỏ).
- Phải là cơng dân tốt, khơng vi phạm pháp luật.
- Phải có thầy dẫn dắt và có những vật dụng cần thiết của một nhà sư.
Trong hoạt động đời sống hàng ngày, Phật giáo Nam tông thực hành

theo giới luật Phật giáo Nguyên thủy nên không ăn chay như Phật giáo Bắc
tông, họ sống bằng sự dâng cúng thức ăn mỗi ngày của Phật tử. Các sư chỉ ăn
2 bữa một ngày, vào buổi sáng sớm và trước giờ Ngọ (12 giờ trưa). Sau 12
giờ trưa cho đến hết đêm nhà sư chỉ được dùng vật lỏng để uống, như: nước,
sữa, trà… Trong một năm có thời gian do bận việc mùa vụ, Phật tử không
được rảnh rỗi thì Ban Quản trị chùa có thể trao đổi với các gia đình Phật tử
dâng cúng theo từng ngày nhất định, tránh ngày thì quá nhiều, ngày lại quá ít.
15


Nếu tín đồ bận, các sư có thể nhận thực phẩm do các gia đình dâng cúng, đem
về chùa nhờ người nấu.
PGNT nghiêm trì giữ theo giới luật như khi đức Phật Thích Ca cịn tại
thế, vì vậy cịn được gọi là Phật giáo Nguyên thủy và đọc tụng chủ yếu 5 bộ
kinh khởi đầu, do đó PGNT cũng được gọi là Phật giáo Nguyên thủy.
Từ năm 1981, trong ngôi nhà chung của Giáo hội Phật giáo Việt Nam,
những năm qua PGNT tiếp tục có những đóng góp cơng sức xây dựng
GHPGVN, đất nước Việt Nam vững mạnh và trường tồn, làm phong phú
thêm truyền thống văn hóa dân tộc Việt Nam, xứng đáng với truyền thống của
Phật giáo Việt Nam là một tơn giáo gắn bó, đồng hành cùng dân tộc.
1.1.3. Quản lý nhà nước đối với hoạt động Phật giáo Nam Tông
Để đảm bảo sự phát triển ổn định của xã hội, nhà nước thực hiện chức
năng quản lý mọi mặt của đời sống xã hội. Trong đó có quản lý nhà nước về
lĩnh vực tơn giáo. Quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo được hiểu
theo hai nghĩa:
Nghĩa rộng: quản lý nhà nước đối với hoạt động tơn giáo là q trình
sử dụng quyền lực nhà nước (quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp) của các cơ
quan nhà nước theo quy định của pháp luật để tác động, điều chỉnh, hướng
các hoạt động tôn giáo của tổ chức, cá nhân tôn giáo diễn ra phù hợp với pháp
luật, đạt được mục tiêu cụ thể trong quản lý.

Nghĩa hẹp: quản lý nhà nước đối với hoạt động tơn giáo là q trình
chấp hành pháp luật và tổ chức thực hiện pháp luật của các cơ quan trong hệ
thống hành pháp (Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp) để điều chỉnh các
hoạt động tôn giáo của tổ chức, cá nhân tôn giáo diễn ra theo đúng quy định
của pháp luật.
Dù hiểu theo nghĩa nào thì quản lý nhà nước đối với hoạt động tơn giáo
vẫn có điểm chung là sử dụng quyền lực nhà nước, một dạng quyền lực đặc
biệt của xã hội để tác động, điều chỉnh hoạt động tôn giáo, để hoạt động tôn
giáo được tiến hành theo quy định của pháp luật.
16


Như vậy quản lý nhà nước về hoạt động tôn giáo là hoạt động của các
cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước nhằm đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng,
tơn giáo và quyền tự do khơng tín ngưỡng, tơn giáo của nhân dân, hướng các
hoạt động tôn giáo phục vụ lợi ích chính đáng của các tín đồ và phục vụ sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam.
Quản lý nhà nước đối với hoạt động PGNT là hệ thống các biện pháp
quản lý của nhà nước, do các cơ quan chức năng và chính quyền thực hiện đối
với các pháp nhân, thể nhân và hoạt động của PGNT, nhằm đảm bảo cho
PGNT hoạt động theo đúng hiến pháp và pháp luật của nhà nước; bảo đảm
quyền tự do tín ngưỡng, tơn giáo và quyền tự do khơng tín ngưỡng, tơn giáo
của nhân dân; ngăn ngừa các hoạt động lợi dụng tôn giáo để làm việc trái
pháp luật, xâm hại an ninh, trật tự.
1.2.

Sự cần thiết và những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà

nước đối với hoạt động của Phật giáo Nam Tông
1.2.1. Sự cần thiết của Quản lý nhà nước đối với hoạt động của

Phật giáo Nam Tông
1.2.1.1. Thực hiện chức năng của Nhà nước
Vì trật tự an tồn xã hội, vì lợi ích của quốc gia dân tộc nên ở bất cứ
quốc gia nào, nhà nước nào cũng có sự quản lý nhà nước đối với hoạt động
tôn giáo. Chỉ là ở mỗi quốc gia thì có sự điều chỉnh trong cơng tác quản lý
khác nhau mà thôi. Điều này không chỉ xuất phát từ ý chí của nhà nước mà
cịn xuất phát từ thực tế khách quan của sự hình thành, tồn tại, phát triển và
ảnh hưởng của tôn giáo.
Tôn giáo được ra đời từ những tiền đề kinh tế - xã hội, từ nguồn gốc tâm
lý và nhận thức của con người và tôn giáo cũng phản ánh được sự biến đổi của
lịch sử nhân loại. Khi những nguồn gốc phát sinh tơn giáo chưa được giải quyết
thì tơn giáo sẽ vẫn cịn tồn tại. Bên cạnh những vai trị tích cực của tôn giáo đối
với kinh tế xã hội và đời sống nhận thức, tâm linh của con người thì tôn giáo
cũng mang những hạn chế, tiêu cực. Chẳng hạn, những hạn chế của tôn giáo
17


trong việc nhận thức thế giới khách quan, các nhà kinh điển Mác xít đã chỉ ra:
“Nhưng tất cả mọi tôn giáo chẳng qua là sự phản ánh hư ảo vào trong đầu óc
của con người” [8, tr 62]. Tơn giáo thường bị những kẻ xấu lợi dụng vì mục
đích chính trị đen tối, tơn giáo có khả năng liên kết con người trong một cộng
đồng cùng tín ngưỡng, nhưng cũng có thể đẩy người ta đến chỗ nghi kị, đối
đầu, hận thù và xung đột gây nên những thảm họa cho nhân loại…
Do đó để phát huy những mặt tích cực, hạn chế những tiêu cực trong
tơn giáo, nhà nước cần thực hiện công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động
tơn giáo nói chung và đối với hoạt động của PGNT nói riêng. Sự quản lý của
nhà nước sẽ đảm bảo các hoạt động tôn giáo diễn ra phù hợp với ý chí của
nhà nước, phù hợp với sự phát triển chung của xã hội và nhu cầu tâm linh tinh
thần của quần chúng. Quản lý nhà nước về hoạt động tôn giáo để các tôn giáo
hoạt động trong khuôn khổ của hiến pháp và pháp luật, theo phương châm

“tốt đời, đẹp đạo”.
Trong thời đại ngày nay, khi quá trình đổi mới ở nước ta đang diễn ra
sâu rộng trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và hoạt động quản lý nhà nước
về tôn giáo trong thời gian qua còn tồn tại nhiều hạn chế thì thì việc quản lý
nhà nước các hoạt động tơn giáo càng cần phải tăng cường. Khi mà quan điểm
của Đảng và nhà nước về vấn đề tôn giáo đang có nhiều đổi mới thì việc quản
lý nhà nước các hoạt động tôn giáo sẽ giúp các tổ chức, cá nhân nhận thức
đúng về vai trị của tơn giáo, việc thực hiện chính sách tơn giáo ở Việt Nam.
Việc tăng cường quản lý nhà nước khơng chỉ giữ vai trị quan trọng trong thực
hiện đúng chính sách tơn giáo của Đảng, Nhà nước, đáp ứng yêu cầu của sự
nghiệp đổi mới mà cịn góp phần phát triển kinh tế xã hội của đất nước; mà còn
nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, nâng cao dân trí cho người dân; tạo ra
mối quan hệ tốt giữa quần chúng với Đảng và nhà nước; góp phần củng cố,
phát huy khối đại đoàn kết toàn dân tộc; giữ vững an ninh quốc phịng.
1.2.1.2. Vai trị của Phật giáo Nam Tơng trong đời sống
Trong lịch sử phát triển của cộng đồng nói chung và của dân tộc Khmer
18


nói riêng thì sự xuất hiện, dung nhập đạo Phật vào đời sống của đồng bào có
vai trị hết sức quan trọng. Trải qua bao biến thiên của lịch sử, PGNT đã trở
thành đặc trưng văn hóa truyền thống với nền tảng giáo lý vững chắc, với
những luân lý đạo đức Phật giáo luôn hướng con người đến những giá trị cao
cả: “chân - thiện - mỹ”. Những bài học về “vô thường”, “vô ngã, vị tha”, “từ
bi hỷ xả”, “an lạc”, “niết bàn”, … đã thấm nhuần trong tâm thức mỗi người
dân. Đối với đồng bào dân tộc Khmer, cùng với tín ngưỡng dân gian truyền
thống, PGNT đã trở thành một phần “máu thịt”, gắn bó chặt chẽ với đồng bào
nói chung và trở thành bản sắc văn hóa của người Khmer nói riêng.
PGNT có tầm ảnh hưởng và chi phối lớn đến mọi lĩnh vực đời sống cư
dân từ đời sống vật chất đến đời sống tinh thần của người dân, đặc biệt là

người dân Khmer ở ĐBSCL nói chung, ở tỉnh Trà Vinh nói riêng. Các cơng
việc gắn với cá nhân hay tập thể đó đều chịu những ảnh hưởng nhất định từ
triết lý của PGNT. Trong đời sống sinh hoạt hàng ngày cũng như trong các
hoạt động lễ hội văn hóa cộng đồng, thậm chí tới các cơng việc cá nhân của
mỗi gia đình như ma chay, cưới hỏi, làm nhà… ln có sự tham gia trực tiếp
hay sự hướng dẫn của các sư trong chùa.
PGNT đã góp phần cố kết cộng đồng, định hướng thế giới quan và
nhân sinh quan, định hướng chuẩn mực và luân lý đạo đức, tạo ra nếp sống
cho con người. Đạo Phật có vai trị rất quan trọng trong việc giáo dục hình
thành nhân cách, đạo đức, dân trí của đồng bào. Phật giáo đã đưa ra những tư
tưởng và phương pháp cải cách xã hội, “giáo hóa đạo đức tinh thần của con
người, khuyên người ta sống từ, bi, hỷ, xả, bác ái…” [25, tr. 25]. Sự giao hòa
giữa giá trị truyền thống của dân tộc Việt Nam với giáo lý nhà Phật đã tạo ra
sức sống mãnh liệt và bền vững của Phật giáo.
PGNT cũng đã có những nỗ lực tích cực trong q trình đồng hành
cùng dân tộc thơng qua các hoạt động răn dạy các tín đồ, sư sãi thực hành
theo những lời huấn thị của đức Phật “từ bi, bác ái, hỉ xả”, cứu giúp những
mảnh đời, số phận kém may mắn. Ngoài ra, trong đời sống chính trị, PGNT
19


×