Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

tiểu luận kỹ năng tư duy phản biện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (78.78 KB, 9 trang )

LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, em xin gửi lời tri ân sâu sắc đến Thầy Lê Ái Phú Trong quá trình tìm hiểu
và học tập bộ mơn “ kỹ năng tư duy phản biện” , em đã nhận được sự giảng dạy và
hướng dẫn rất tận tình, tâm huyết của thầy. Thầy đã giúp em tích lũy thêm nhiều kiến
thức hay và bổ ích. Từ những kiến thức mà thầy truyền đạt, em xin trình bày lại những gì
mình đã tìm hiểu về vấn đề: Phương pháp tư duy phản biện.
Tuy nhiên, kiến thức về bộ môn “ kỹ năng tư duy phản biện” của em vẫn còn những hạn
chế nhất định. Do đó, khơng tránh khỏi những thiếu sót trong q trình hồn thành bài
tiểu luận này. Mong thầy xem và góp ý để bài tiểu luận của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!!!


I.

Lý thuyết
1. TƯ DUY PHẢN BIỆN là gì?

Có nhiều định nghĩa về tư duy phản biện. Một số định nghĩa coi đó là một cách xử
lý thơng tin. Số khác coi nó như là một tập hợp các kỹ năng và khả năng đặc thù. Những
người quan tâm đến việc thay đổi về chính trị và xã hội xem đó như là sự thách thức và
đưa ra các phương án cho những niềm tin và giá trị được thừa nhận chung của cơ cấu
quyền lực. Tất cả những cách nhìn đó đều đúng ở một mức độ nào đó: tư duy phản biện
là tất cả những thứ này, và hơn thế nữa.
Tư duy phản biện là quá trình kiểm tra, phân tích, đặt câu hỏi và các hồn cảnh, sự
việc có tính thách đố, và thơng tin các loại. Chúng ta sử dụng tư duy phản biện khi đặt
các câu hỏi về:
 Kết quả khảo sát
 Lý thuyết
 Bình luận cá nhân
 Các câu chuyện trên truyền thông
 Các mối quan hệ cá nhân của chính chúng ta


 Lịch sử
 Nghiên cứu khoa học
 Các phát ngơn chính trị
 Nhất là những suy luận, các giả định phổ biến, và các tuyên bố của những người
có thẩm quyền
Tư duy phản biện là một công cụ quan trọng trong việc giải quyết các vấn đề của
cộng đồng và trong việc phát triển các hoạt động can thiệp hoặc sáng kiến dân sự về y tế,
dịch vụ dân sinh và phát triển cộng đồng.
2. CÁC YẾU TỐ CỦA TƯ DUY PHẢN BIỆN
Có một số cách để nghiên cứu quá trình của tư duy phản biện. Brookfield trình bày
một số cách, và cách này có lẽ là đơn giản nhất.


 Nhận biết vấn đề/mục tiêu: Vấn đề thực sự ở đây là gì?
 Chẩn đốn: Với tất cả các thơng tin chúng ta đã có, cách tốt nhất để giải quyết vấn
đề này là gì?
 Khám phá: Chúng ta tiến hành như thế nào với cái mà chúng ta đã quyết định, và
ai sẽ thực hiện?
 Hành động: Hãy thực hiện điều đó!
 Phản hồi: Nó có tác dụng khơng? Nếu có, cách nào làm nó có thể tác dụng tốt
hơn? Nếu khơng, có điều gì đó khơng ổn, và chúng ta làm cách nào để sửa chữa? Chúng
ta đã học được điều gì ở đây mà có thể có giá trị sau này?
Phản hồi dẫn bạn đến việc cân nhắc một vấn đề hoặc mục tiêu khác, và chu trình
đó bắt đầu lại.
Tư duy phản biện bao gồm việc bị “ném vào” trạng thái nghi vấn bởi một sự kiện
hoặc ý tưởng mâu thuẫn với sự hiểu biết của bạn về thế giới và làm cho bạn không n.
Bạn sẽ cố gắng tìm hiểu xem nó đến từ đâu và phát hiện ra những cách khác để nắm bắt
được tình hình. Rút cuộc, nếu bạn kiên trì, bạn sẽ có một cách nhìn mới về chính sự kiện
đó và sẽ thu được một sự hiểu biết quan trọng hơn.
3. TẦM QUAN TRỌNG CỦA TƯ DUY PHẢN BIỆN

Tư duy phản biện là một nhân tố quan trọng của tất cả mọi lãnh vực nghề nghiệp
chuyên môn và mọi chuyên ngành khoa học (qua dẫn ra những câu hỏi chấp nhận được,
những nguồn minh chứng hay tiêu chí, v.v.). Trong khn khổ của chủ nghĩa hồi nghi
khoa học, q trình tư duy phản biện liên quan đến việc thu thập và diễn giải thông tin
một cách thận trọng và dùng nó để đạt đến một kết luận có thể biện minh được rõ ràng.
Những khái niệm và nguyên tắc của tư duy phản biện có thể áp dụng cho mọi bối cảnh
nhưng chỉ bằng cách cân nhắc kỹ bản chất của sự ứng dụng đó.
Tư duy phản biện được coi là quan trọng trong mọi lãnh vực khoa học là vì nó tạo
điều kiện cho người ta phân tích, đánh giá, giải thích, và xây dựng lại những suy nghĩ của
mình, bằng cách đó làm giảm rủi ro vận dụng, hay hành động, hay suy nghĩ với một niềm
tin sai lầm. Tuy nhiên, ngay cả với những kiến thức về phương pháp đặt câu hỏi và lập
luận logic, người ta vẫn có thể phạm sai lầm do thiếu năng lực vận dụng hay do những
đặc điểm tính cách như tự coi cái tơi của mình là trung tâm vũ trụ. Tư duy phản biện bao
hàm việc xác định rõ những định kiến, thiên vị, tuyên truyền, tự lừa dối, xuyên tạc, và
những thông tin sai lạc.v.v. Với những kết quả nghiên cứu trong tâm lý học tri nhận, một
số nhà giáo dục tin rằng nhà trường cần phải tập trung vào việc dạy cho sinh viên những
kỹ năng về tư duy phản biện và nuôi dưỡng trong họ những phẩm chất cốt lõi của hoạt
động trí tuệ.


4. AI CÓ THỂ VÀ NÊN HỌC CÁCH TƯ DUY PHẢN BIỆN?
Câu trả lời ở đây là bất cứ ai, từ trẻ em đến người già. Ngay cả trẻ nhỏ cũng có thể
học những thứ như quan hệ nhân – quả — một sự kiện cụ thể có kết quả cụ thể – thông
qua sự kết hợp giữa thử nghiệm/ trải nghiệm của chính mình với việc được giới thiệu cho
những ý tưởng phức tạp hơn của những người khác.
Đôi khi người ta dễ dàng chấp nhận ngay ý kiến của những người được thừa nhận
về trí tuệ (giáo viên) hay có thẩm quyền trong lĩnh vực liên quan. Điều này thực ra trái
ngược với tư duy phản biện, vốn dựa vào việc chất vấn.
Nhiều người trưởng thành có thói quen thực hành tư duy phản biện như lẽ tự
nhiên. Nhiều người biết cách, nhưng vì những lý do khác nhau –sợ hãi, tư lợi, định kiến

sâu sắc hoặc những niềm tin không được kiểm chứng – lại không chọn cách đó. Hơn nữa,
có lẽ phần lớn là có khả năng học cách tư duy phản biện, nhưng chưa được dạy hoặc tiếp
xúc với những kinh nghiệm mà lẽ ra sẽ cho phép họ tự học được.
Đây chính là nhóm cuối cùng mà vừa cần nhất, lại vừa dễ học hỏi nhất về cách tư
duy phản biện. Nó thường bao gồm những người có trình độ học vấn và thu nhập tương
đối thấp, những người tự thấy mình khơng có quyền lực. Một khi họ nắm được khái niệm
tư duy phản biện thì tư duy phản biện có thể làm thay đổi toàn bộ quan điểm của họ về
thế giới. Thường thì trải nghiệm tham gia vào một sáng kiến hoặc can thiệp của cộng
đồng sẽ tạo ra động cơ học tập đó.
Tư duy phản biện địi hỏi khả năng tư duy trừu tượng. Đây là khả năng tư duy về
những thứ khơng có ở đó – trơng thấy trước các hậu quả và khả năng trong tương lai, tư
duy về chính tư duy của bạn, mường tượng ra các kịch bản chưa từng tồn tại. Hầu hết
mọi người đều có khả năng học tư duy theo cách này, nếu được khuyến khích và có cơ
hội.
II.

NÊU, PHÂN TÍCH, CHO VÍ DỤ MINH HỌA ĐỂ CHO THẤY SỰ KHÁC
BIỆT GIỮA TƯ DUY KHOA HỌC VÀ TƯ DUY KINH NGHIỆM
1. Tư duy kinh nghiệm :

Kinh nghiệm ở đây bao hàm toàn bộ mọi sự hiểu biết, mọi cách ứng xử mà một cá
nhân tiếp thu được trong cuộc đời. Kinh nghiệm có thể do cá nhân tự rút ra được trong
quá trình hoạt động của mình hoặc do tiếp thu từ người khác. Mọi tri thức của nhân loại
cũng là kinh nghiệm bởi chúng được rút ra từ quá trình phát triển của lồi người với mức
độ cơ đọng, sâu sắc.
Tư duy kinh nghiệm là sự vận dụng kinh nghiệm vào một q trình nhận thức mới
hay thực hiện một cơng việc mới, thực hiện một công việc cũ trong điều kiện hoặc hoàn
cảnh mới. Tư duy kinh nghiệm xem xét, đánh giá các sự vật, sự việc mới theo những
cách thức có sẵn, cố gắng đưa sự nhận thức những sự vật, sự việc đó về những cái đã biết



và do đó thường gặp khó khăn khi tiếp xúc với những sự vật, sự việc, vấn đề có nhiều sự
khác lạ. Tư duy kinh nghiệm dễ tạo nên các đường mịn tư duy và tạo thành các thói quen
trong tư duy. Tư duy kinh nghiệm có thể làm thay đổi sự vật, sự việc, vấn đề về quy mơ,
hình dạng, địa điểm, thời gian nhưng không làm thay đổi tính chất của chúng, nói cách
khác nếu tư duy có thể làm thay đổi được cái gì đó thì sự thay đổi chỉ có về mặt lượng
chứ khơng thay đổi về chất.
Tư duy kinh nghiệm là sự giải quyết các vấn đề hiện tại theo những khuôn mẫu,
cách thức đã biết với một vài biến đổi nào đó cho phù hợp với hoàn cảnh hiện tại. Tư duy
kinh nghiệm vận hành trên cơ sở các liên kết thần kinh được tạo do tác động từ bên ngồi
dó đó năng lực tư duy phụ thuộc vào lượng kinh nghiệm tích luỹ và phương pháp tác
động tạo liên kết ghi nhớ. Khi lượng kinh nghiệm cịn ít, các liên kết ghi nhớ chỉ được
thực hiện trong từng vấn đề, sự vật, sự việc, đối tượng thì tư duy kinh nghiệm mang tính
máy móc, giáo điều, lặp lại mọi cái đã được ghi nhớ, thực tế trường hợp này có thể coi là
chưa có tư duy mặc dù hệ thần kinh thực hiện hoạt động tái hiện lại những cái đã ghi nhớ.
Sự tích luỹ nhiều kinh nghiệm giúp cho việc tìm ra cách giải quyết các vấn đề hiện tại
nhanh hơn và giải quyết được nhiều vấn đề hơn.
Trong một số trường hợp sự phản ứng nhanh của hệ thần kinh tích luỹ nhiều kinh
nghiệm dễ bị nhầm với sự thông minh hay thông thái. Trường hợp này xảy ra khi tại địa
điểm và thời gian đó khơng cịn ai ngồi người giải quyết được vấn đề có đủ kinh
nghiệm. Tư duy kinh nghiệm chỉ là sự chấp nhận và sử dụng các kinh nghiệm đã có.
Ví dụ về tư duy kinh nghiệm:
Nếu như A chưa có bất cứ kinh nghiệm nào với lửa. A tò mò thử sờ tay vào và thấy
rất nóng. Khi rút tay ra khỏi lửa A vẫn thấy khó chịu chỗ đó, sau 1 ngày chỗ đó phồng rộp
lên. A đã có thêm một nội hàm về khái niệm của lửa và cũng đã biết thêm khái niệm của
bỏng. A đã có thêm nhận thức này và từ nay A sẽ khơng cịn dám chạm tay vào lửa nữa.
A ở trong bộ lạc X có rất nhiều các thành viên khác trong đó có 3 ơng là Đa nghi,
Ngây thơ và Vô tư. A truyền đạt đạt kinh nghiệm này cho cả 3. Kinh nghiệm này trở
thành kiến thức của 3 ông. Đa nghi chỉ tin những gì anh ta trực tiếp trải nghiệm, anh ta
khơng tin và thử làm những gì A đã làm, kết quả là anh ta thu được kinh nghiệm cho

riêng mình với cái giá phải trả như A.
Ngây thơ là người cả tin, anh ta lập tức tin A mà không nghi ngờ gì, kiến thức
đó biến thành kinh nghiệm của Ngây thơ. Vô tư là người chẳng bao giờ chú tâm vào cái
gì, anh ta quên ngay khi vừa nghe xong, một ngày đẹp trời nào đó anh ta vì lý do nào đó
cũng chạm tay vào lửa và cũng sẽ có kinh nghiệm cho riêng mình.
2. Tư duy khoa học :


Tư duy khoa học là giai đoạn cao, trình độ cao của q trình nhận thức, được thực
hiện thơng qua một hệ thống các thao tác tư duy nhất định trong đầu óc của các nhà khoa
học hoặc những người đang sử dụng các tri thức khoa học và vận dụng đúng đắn những
yêu cầu của tư duy khoa học với sự giúp đỡ của một hệ thống “công cụ" tư duy khoa học
như các ngơn ngữ và hình thức của tư duy khoa học nhằm "nhào nặn các tri thức tiền đề,
xây dựng thành những tri thức khoa học mới, dưới dạng những khái niệm, phán đoán, suy
luận mới hoặc giả thuyết, lý thuyết, lý luận khoa học mới, phản ánh các khách thể nhận
thức một các chính xác hơn, đầy đủ hơn, sáu sắc hơn, chân thực hơn.
Phong cách tư duy khoa học hiện đại không chỉ là sự phủ định đơn thuần phong
cách tư duy khoa học cổ điển, mà chủ yếu là sự vượt qua những hạn chế của nó bằng
những con đường mới, phương pháp mới về nguyên tắc, để tiếp cận những khách thể mới
thuộc một cấp bản chất sâu sắc hơn của hiện thực khách quan. Cho nên có thể nói "thực
chất của tư duy khoa học hiện đại là sự thống nhất của tư duy chính xác và tư duy biện
chứng", trong đó tư duy biện chứng giữ vai trị chủ đạo. Biểu hiện đầu tiên của phong
cách tư duy khoa học hiện đại là tính chưa hồn tất, chưa đóng kín của các quan niệm
khoa học mới. Đó là sự từ bỏ các định đề tuyệt đối, "vĩnh cửu” và "cuối cùng" của tư duy
khoa học cổ điển thay thế chúng bằng những nguyên lý, lý tưởng, quan niệm, sơ đồ khoa
học mới rộng rãi hơn, tổng quát hơn nhiều, nhưng khơng phải là cuối cùng, vĩnh cửu và
bất biến.
Ví dụ về tư duy khoa học:
B chưa có bất cứ kinh nghiệm nào với lửa và rất muốn biết ngọn lửa như thế nào .
B nhìn thấy ngọn lửa đang biến lá cây khơ thành mủn đen xì và nhận định rằng nếu như

sờ tay vào có thể sẽ bị đen thui như lá cây. Vì vậy B rất cẩn thận để tay tiến lại gần ngọn
lửa mà không để tay ngay vào như A. B thu được kinh nghiệm rằng càng tiến tới gần
ngọn lửa thì càng nóng, tới một lúc khơng chịu được B rụt tay lại. Vì chưa bị bỏng nên
B không thu được khái niệm về bỏng nhưng biết rằng lửa rất nóng.
B sử dụng tư duy logic để thơng qua khái niệm mới có để tự nhận thức ra các khái
niệm khác có liên quan. Trong khi đó thì A vẫn cứ thử nghiệm, trả giá để có kinh nghiệm
mặc dù khơng cần thiết.
C là người cũng khơng có kinh nghiệm với lửa và đương nhiên cũng muốn biết
lửa thế nào. C nghe thông tin từ tất cả để rút ra nhận thức về lửa. C không mất công sờ
vào lửa cũng chẳng chạm tay vào lửa mà vẫn có kinh nghiệm.


III.

BÀI TẬP ỨNG DỤNG

Đọc và trình bày cách nhìn của anh/chị về quan điểm “ Làm người” của tác giả
Giản Tư Trung được trình bày trong tập sách “ Đúng việc”
Bài làm:
Khi đọc quyển sách ‘’ Đúng việc ‘’ của Giản Tư Trung chắc hẳn bạn sẽ tìm được
đâu đó những đoạn hội thoại, câu chuyện hay những trích dẫn… rất gần gũi với cuộc
sống giao tiếp của chính bạn. Cuốn sách này làm một việc à đưa ra cho người đọc những
tư tưởng, gợi ý và những tư duy nền tảng; thơng qua đó mà người đọc tự gợi cho mình
những câu hỏi và chính mình trả lời những câu hỏi của mình để sáng tỏ những khúc mắc
của mình.
Đúng Việc là con đường cho mọi đổi thay có tính cách mạng. Đúng Việc đề cập
đến những vấn đề căn cơ và nền tảng nhất của con người, đó là: làm người (đạo nhân),
làm mình (đạo sống), làm dân (đạo dân) và làm nghề (đạo nghề) bằng văn phong dí dỏm,
súc tích và có tính hệ thống cao.
Ở dẫn chứng đầu tiên là câu chuyện về về cái chết của triết gia vĩ đại thời Hy lạp

cổ đại Socrates, chính quyền Athens vì chỉ tin vào những vị thần mà mình thừa nhận, nên
là buộc tội của triết gia Socrates chỉ vì ơng đã tin vào một vị thần mới ngồi hệ thống của
chính quyền Athens và chỉ được ân xá khi Socrates từ bỏ lẽ phải của mình, nhưng không,
ông ấy đã lựa chọn cái chết để bảo vệ lẽ phải của bản thân mình. Cái chết diễn ra một
cách bình thản của Socrates “Quả thật, có những thứ thường được cho là trên hết -như cái
chết. Nhưng với những con người mang trong mình lẽ phải, cái “trên hết” của họ thật đặt
biệt”.
Dẫn chứng kế tiếp tác giả đã nhắc tới rằng “Tổ quốc là trên hết”, “đồng bào là trên
hết” lớn hơn hết thảy , nhưng ông lại cho rằng đồng loại lại lớn hơn, nếu làm lợi cho
đồng bào mình, quê hương mình, nhưng lại làm hại đồng loại của mình thì điều này khó
có thể chấp nhận được. Trong lịch sử đã có bao kẻ nhân danh sự vĩ đại của dân tộc mình,
đồng bào mình mà sẵn sàng làm hại đồng loại như Hitler, Pol Pot… Nhưng cuối cùng có
thể đồng loại vẫn là chưa hết, ông đã đưa ra một dẫn chứng rất gần gũi với chúng ta đó là
bộ phim Avata, vị anh hùng trong bộ phim đã bỏ qua cả đồng loại lẫn quê hương mình, để
bảo vệ lẽ phải của hành tinh Pandora, bảo vệ văn hóa, lịch sử, tinh thần thiêng liêng của
hành tinh xinh đẹp này.
Ta có thể thấy giới hạn của lẽ phải là khơng có giới hạn, một con người đúng
nghĩa sẽ luôn hướng tới lẽ phải, qua những dẫn chứng trên ta có thể cảm nhận được cũng
như khẳng định rằng tác giả đã để lẽ phải trên hết thảy, trên cả quê hương, đồng bào,
đồng loại của mình.


Hiện nay lịng “tự trong” và “tơn trọng” có mấy người thực sự hiểu được ý nghĩa
của nó, hay chỉ treo trước miệng rằng tơi có lịng “ tự trọng” , “tơn trọng” , nhưng có boa
nhiêu người có thể chứng minh được? Người tự trọng có hạnh phúc, có tự hào khi được
sự ghi nhận, mến trọng hay ngưỡng mộ của người khác dành cho mình khơng? Câu trả
lời đương nhiên là “Có, rất hạnh phúc, rất tự hào". Nhưng đó chưa phải là hạnh phúc lớn
nhất. Niềm hạnh phúc lớn nhất với họ là niềm tự hào sâu kín và riêng tư từ bên trong con
người của họ về những việc mà họ làm, về những điều mà họ theo đuổi. Chính vì được
dẫn dắt bởi nội tại của bản thân hơn là bị chi phối từ bên ngoài, người tự trọng thường rất

tự do và tự trị khi hành động. Nói cách khác, người tự trọng/ tự trị thường không muốn
làm điều xấu, ngay cả khi không ai có người biết việc họ làm; họ sẵn lịng làm điều tốt
ngay cả khi khơng có ai biết đến; họ sẵn lịng làm điều đúng mà khơng hề để ý đến
chuyện có ai ghi nhận việc mình làm hay khơng. Nếu tình cờ có ai đó biết và ghi nhận thì
cũng vui, nhưng nếu khơng có ai biết đến và cũng khơng có ai ghi nhận điều tốt mà mình
làm thì cũng khơng sao cả, vì phần thưởng lớn nhất đối với người tự do/ tự trị/ tự trọng là
“được sống đúng với con người mình”, tất nhiên đó là con người phẩm giá, con người
lương tri mà mình đã chọn. Lịng “ tự trọng” và “tơn trọng” là phẩm chất của bản thân
mỗi người, con người có hai phẩm chất này sẽ khiến cuộc sống mỗi ngày sẽ càng tốt lên,
và nhận được nhiều hạnh phúc. Lòng tự trọng vẫn luôn tồn tại trong mỗi chúng ta, quan
trọng là bản thân chúng ta có thấy được nó để phát huy hay khơng mà thơi.
Sống có lịng tự trọng, chúng ta sẽ cảm nhận cuộc sống theo chiều hướng tích cực
hơn và bản thân sẽ làm những việc có ích cho gia đình cũng như xã hội. Nếu ví von cuộc
đời của con người như một cổ xe thì lẽ sống, lẽ phải, giá trị sống, lương tâm, phẩm chất
giá..( tức là “ con người bên trong” của mình, là sự “ tự trọng” và “ tơn trọng” nói trên
của mình) sẽ vừa là “ chân ga”, vừa là “ chân thắng” ( cái phanh) của chiếc xe đó. Cái “
chân thắng và chân ga” của tác giả nói giống như cuộc đời chúng ta vậy. Chúng ta có có
thể vượt qua đồi núi, vượt qua khó khăn để đạt được mục đích của mình. “ Chân thắng”
là giúp ta ngăn chặn những sai lầm mà chúng ta sắp bước đi, ngăn chặn những thứ sai trái
đi ngược lại với lương tâm phẩm giá của bản thân. “ Chân ga” giúp ta tăng tốc học hỏi,
trau dồi kiến thức để tiến tới đích , khơng có gì mà chúng ta khơng thể làm được. Hiện
nay chúng ta họ có những điểm yếu rất lớn: khởi nghiệp sớm, chưa có kinh nghiệm, kiến
thức , chưa có ý chí, lười tìm hiểu thích những thứ có sẵn nhưng lại muốn thành cơng
sớm và muốn đi tắt, khơng có sự kiên trì. Bên cạnh đó, thì có rất nhiều bạn trẻ thành cơng
và đạt được mục tiêu của mình. Họ đã nắm bắt được thời cơ nỗ lực và họ đã đạp “ chân
ga” đúng lúc, đúng thời điểm. Nhưng trên sự thành cơng đó nhiều lúc cũng gặp những rủi
ro nhưng họ vẫn là chính mình giữ lương tri phẩm chất danh dự.
Để tạm kết lại việc lạm bàn về chủ đề "làm người" của mình tác giả đã kể cho
chúng ta nghe một câu chuyện gồm bốn kịch bản từ tươi sáng, bình thản đến tối tăm, mù
mịch. Như lời tác giả nói, lời người thật sự khơng thể lường trước được, chúng ta thoát

khỏi một cái hang, lại đến một cái hang khác, vịng tuần hồn mãi tiếp diễn, thậm chí có
những người khơng nhận ra được rằng bản thân họ đang trong một cái hang sâu khơng có
ánh sáng, nhưng họ đâu biết mình đang chìm trong bóng tối đâu mà tìm cách thốt ra.


Nhưng "cái hang" to nhất, tăm tối nhất chính là cái hang "vô minh và ấu trĩ" bên trong
con người của mình. Sau phần đầu bàn luận về chủ đề “ Làm Người” chúng ta vẫn khơng
thể hiểu rõ hồn tồn về khái niệm này, nhưng ít ra chúng ta biết được để được công nhận
là một con người chúng ta cần có lẽ sống, bảo vệ lẽ phải, có tự trọng, tôn trọng, không
ngừng hướng về ánh sáng, chỉ có như vậy thì cuộc sống con người của chúng ta mới có ý
nghĩa. Giá trị của cuốn sách này khiến cho chúng ta phải ngẫm nghĩ sâu sắc về cuộc đời
của mình, tương lai sẽ như thế nào, có thể trở thành một con người đúng nghĩa hay
không?



×