Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (152.79 KB, 2 trang )
a/ Phân tích nội dung lý thuyết của Harry Toshima. Nhận xét về lý thuyết này.
b/ Nền kinh tế nước ta nước ta có phải là nền kinh tế “nhị nguyên” không? Vì sao?
c/ Ý nghĩa rút ra cho sự hoạch định chính sách kinh tế từ sự nghiên cứu lý thuyết này?
a/ Phân tích nội dung lý thuyết của Harry Toshima. Nhận xét:
Ông là nhà kinh tế Nhật Bản, đưa ra lý thuyết tăng trưởng của các nước kinh tế gió mùa.
Theo ông, mô hình tăng trưởng của Lewis không có ý nghĩa thực tế với tình trạng dư thừa
lao động trong nông nghiệp gió mùa. Bởi vì nền nông nghiệp lúa nước vẫn thiếu lao động
trong các đỉnh cao thời vụ và chỉ thừa lao động trong mùa nhàn rỗi. Trong mô hình này, sự
phát triển được bắt đầu bằng việc vẫn giữ lại lao động trong nông nghiệp và chỉ tạo thêm
những hoạt động mới trong những tháng nhàn rỗi như: tăng vụ, đa dạng hóa cây trồng, đẩy
mạnh chăn nuôi...
Lý thuyết này cũng giải thích tình trạng nghèo khổ của những nước Châu Á gió mùa: Nền
kinh tế các nước Châu Á gió mùa chủ yếu là nền kinh tế nông nghiệp lúa nước chịu ảnh
hưởng sâu sắc của điều kiện khí hậu gió mùa. Khí hậu gió mùa chia một năm thành hai
mùa rõ rệt là mùa mưa (mùa canh tác) và mùa khô (mùa nhàn rỗi). Như vậy lao động
trong nông nghiệp không được sử dụng một cách đầy đủ: thiếu lao động trong các đỉnh
cao thời vụ và thừa lao động trong mùa nhàn rỗi. Vì vậy, hiệu quả sử dụng lao động thấp
Æ năng suất lao động thấp Æ thu nhập thấp.
Giải pháp kinh tế của lý thuyết này là: tăng vụ, đa dạng hóa cây trồng, phát triển chăn
nuôi, đánh cá, quan tâm phát triển ngành công nghiệp chế biến và ngành công nghiệp có
thể sử dụng nhiều lao động ở nông thôn. Khi lao động nông nghiệp sử dụng một cách đầy
đủ làm cho mức thu nhập của họ hằng năm tăng lên. Nhu cầu tiêu dùng tăng, từ đó mở
rộng thị trường cho các ngành công nghiệp và dịch vụ. Như vậy lực lượng nông nghiệp sẽ
được sử dụng hết.
Mặt khác, khi thị trường lao động bị thu hẹp thì tiền lương thực tế tăng nhanh. Hầu hết các
nông trại phải chuyển sang cơ giới và việc thay thế lao động thủ công bằng các loại máy
móc nhỏ sẽ làm tăng năng suất lao động, tăng GNP tính theo đầu người.
Nhận xét:
Chúng ta có những câu hỏi đặt ra là:
1.
Thứ 1: Có phải nền kinh tế của các nước đang phát triển đều là kinh tế nhị nguyên