Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

Bài tập học kỳ HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (112.39 KB, 19 trang )

BÀI TẬP HỌC KÌ
LUẬT HƠN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH
Đề bài 9
Đánh giá các quy định của pháp luật hiện hành về điều kiện mang thai hộ vì
mục đích nhân đạo

1


2


MỤC LỤC


MỞ ĐẦU
Với sự phát triển của xã hội trong thời đại cơng nghệ 4.0 như hiện nay sẽ
có rất nhiều thứ xung quanh con người và làm nâng cao nhu cầu đời sống của
chúng ta hơn. Chính sự phát triển vượt bậc của xã hội thì cũng kéo theo nhiều hệ
luỵ về sức khoẻ đối với con người. Cụ thể là vấn đề vô sinh đang dần trở thành
vấn đề nóng vì ngày nay có rất nhiều cặp vợ chồng bị vơ sinh, hiếm muộn và
ngun nhân có thể là do lối sống phản khoa học của giới trẻ. Với sự phát triển
của khoa học thì hiện nay đã xuất hiện giải pháp “mang thai hộ” để giải pháp vấn
đề vơ sinh. Vì sự xuất hiện của mang thai hộ nên xã hội cũng như pháp luật Việt
Nam có nhiều thay đổi và cũng có nhiều bất cập trong vấn đề mang thai hộ,
nhiều người có thể lợi dụng vấn đề mang thai hộ để mang lại tư lợi cá nhân, làm
ảnh hưởng xấu đến tính nhân đạo trong tồn xã hội và pháp luật Việt Nam. Để
hiểu sâu, hiểu được bản chất, tránh được những sai lầm không đáng có về vấn đề
mang thai hộ thì em xin lựa chọn đề bài số 9: “Đánh giá các quy định của pháp
luật hiện hành về điều kiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo.”
Trong q trình tìm hiểu và nghiên cứu chắc chắn sẽ có nhiều sai sót và


hạn chế, em mong sẽ có những ý kiến đóng góp của thầy cơ để em có thể hiểu
sâu hơn về vấn đề và khắc phục.

4


NỘI DUNG
I.

Khái niệm và đặc điểm mang thai hộ vì mục đích nhân đạo

1. Khái niệm mang thai hộ vì mục đích nhân đạo
Căn cứ pháp lý: khoản 22 Điều 3 Luật hơn nhân và gia đình 2014; khoản 1,
3, 4, 5 Điều 2 Nghị định 10/2015/NĐ-CP
Mang thai hộ vì mục đích nhân đạo là việc một người phụ nữ tự nguyện,
khơng vì mục đích thương mại giúp mang thai cho cặp vợ chồng mà người vợ
không thể mang thai và sinh con ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản,
bằng việc lấy noãn của người vợ và tinh trùng của người chồng để thụ tinh
trong ống nghiệm, sau đó cấy vào tử cung của một người phụ nữ tự nguyện
mang thai để người này mang thai và sinh con.1
Thụ tinh trong ống nghiệm là việc kết hợp giữa noãn và tinh trùng trong ống
nghiệm để tạo ra phơi;
Nỗn là giao tử của nữ;
Tinh trùng là giao tử của nam;
Phơi là sản phẩm của q trình kết hợp giữa noãn và tinh trùng.2
2. Đặc điểm của mang thai hộ vì mục đích nhân đạo


Tính tự nguyện, thoả thuận


Đây là đặc trưng cơ bản của quan hệ pháp luật về mang thai hộ vì việc
mang thai hộ ln phải được sự chấp thuận của người phụ nữ mang thai
hộ do cần áp dụng kỹ thuật liên quan đến cơ thể của người phụ nữ đó, bất
kể mục đích gì. Chính vì vậy mà có thể coi mang thai hộ về mặt bản chất
là một hợp đồng dân sự đặc biệt, được xây dựng trên cơ sở của sự tự
1 Khoản 22 Điều 3 Luật hôn nhân và gia đình 2014
2 Khoản 1, 3, 4, 5 Nghị định 10/2015/NĐ-CP

5


nguyện và thoả thuận giữa các bên nhằm làm phát sinh quan hệ pháp luật
về việc mang thai hộ. Do hợp đồng dân sự được hiểu là sự thoả thuận giữa
các bên về việc xác lập, thay đổi hay chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự3.
Tính đặc biệt của thoả thuận về việc mang thai hộ là ở chỗ bên cạnh việc
đáp ứng nhu cầu cơ bản về các yếu tố cấu thành của một hợp đồng thơng
thường thì nó cịn mang tính chất là một sự thoả thuận nhằm hướng tới
việc bảo đảm thực hiện quyền làm cha, mẹ - vốn là một trong những
quyền rất cơ bản của con người.


Tính kỹ thuật, phi tự nhiên

Bản chất của mang thai hộ là mang thai cho người khác, do đó thai mà
người mang thai hộ khơng được hình thành từ chính nỗn của họ mà phải
được tạo ra từ bên ngồi cơ thể từ nỗn và tinh trùng của bên nhờ mang
thai hộ. Đây là hoạt động mang thai phi tự nhiên và cần có sự can thiệp về
mặt y học.



Tính nhân đạo

Nhân đạo nghĩa là đạo làm người, là đạo đức, thể hiện ở sự yêu thương,
quy trọng và bảo vệ con người. Điều này được thể hiện ngay trong cái tên
mang thai hộ vì mục đích nhân đạo và thể hiện rõ ở mục đích cuối cùng
của thoả thuận mang thai hộ vì mục đích nhân đạo là hướng đến việc thực
hiện một nghĩa cử hết sức nhân văn, tạo ra cơ hội làm cha mẹ cho những
cặp vợ chồng kém may mắn khơng thể sinh con.


II.

Tính hỗ trợ, phi thương mại
Ý nghĩa của pháp luật quy định mang thai hộ vì mục đích nhân
đạo



Đảm bảo quyền con người

Quyền được có con, ni dạy con cái là quyền mà bất cứ người nào cũng
được có, và việc mang thau hộ vì mục đích nhân đạo là một hỗ trợ đắc lực
3 Điều 385 Bộ luật dân sự 2015

6


cho những cặp vợ chồng khơng thể có con vì nhiều lý do khác nhau, có thể
vẫn có được quyền có con, ni dạy con cái mà mình mong ước.








III.

Gia tăng bảo vệ quyền lợi của trẻ em và người phụ nữ
Giúp các cơ quan chức năng dần kiểm soát được tình trạng chung của
nhu cầu mang thai hộ hiện nay
Tạo ra khung pháp lý an toàn trong việc điều chỉnh các giao dịch về
mang thai hộ, tránh sự biến tướng sang các giao dịch bất hợp pháp
Tạo ra sự ràng buộc chặt chẽ hơn về mặt luật pháp đối với những người
tham gia mang thai hộ, tránh những tình huống vi phạm sau khi đứa trẻ
được sinh ra
Có thể thấy mang thai hộ vì mục đích nhân đạo là một việc làm tốt, có
tính nhân văn cao nhưng việc này sẽ cần có những quy định cụ thể về
mặt luật pháp để đảm bảo chắc chắn rằng sẽ có lợi ích, ý nghĩa cho
cộng đồng, cho cuộc sống.
Quy định của pháp luật hiện hành về điều kiện mang thai hộ vì
mục đích nhân đạo

1. Dựa trên cơ sở tự nguyện
Căn cứ pháp lý: khoản 1 Điều 95 Luật hôn nhân và gia đình 2014
Pháp luật Việt Nam có quy định về điều kiện mang thai hộ vì mục đích
nhân đạo dựa trên cơ sở tự nguyện: “Việc mang thai hộ vì mục đích nhân
đạo phải được thực hiện trên cơ sở tự nguyện của các bên và được lập
thành văn bản”4
Có thể thấy được nguyên tắc tự nguyện là cơ sở đầu tiên để xác lập mối

quan hệ giữa bên nhờ mang thai hộ và mang thai hộ. Việc một người phụ
nữ mang thai một đứa trẻ có sự can thiệp của kỹ thuật công nghệ, để sinh
con giúp một cặp vợ chồng khác chỉ tiến hành khi có sự đồng ý của người
đó. Khơng ai được ngăn cản, cấm đoán khi người phụ nữ đã tự nguyện
chấp nhận mang thai hộ hoặc ép buộc, đe doạ, lừa dối để một người phụ
nữ mang thai hộ người khác.
4 Khoản 1 Điều 95 Luật hơn nhân và gia đình 2014

7


Tính tự nguyện trong hoạt động mang thai hộ vì mục đích nhân đạo cịn
được thể hiện khi người phụ nữ mang thai hộ trong trạng thái hoàn toàn
minh mẫn, không bị ép buộc, đe doạ hay lừa dối để ký vào Bản cam kết tự
nguyện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo theo mẫu số 05 trong Nghị
định số 10/2015/NĐ-CP quy định về sinh con trong ống nghiệm và điều
kiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo. Ngồi ra, tính tự nguyện cịn
được thể hiện qua việc cả hai bên trong quan hệ mang thai hộ, theo ý chí
của mình cùng nhau thoả thuận để đi đến thống nhất các nội dung liên
quan đến vấn đề mang thai hộ và cùng ký vào bản thoả thuận mang thai hộ
vì mục đích nhân đạo theo mẫu số 06 trong Nghị định 10/2015/NĐ-CP.
Cơ sở nguyên tắc tự nguyện được đặt ra điều chỉnh xuyên suốt quá trình
mang thai hộ, tránh tình trạng ép buộc, cưỡng ép hoặc lừa dối trái với ý
chí của các bên khi tham gia quan hệ này đồng thời còn là yếu tố quan
trọng để ràng buộc trách nhiệm của các bên đối với việc mang thai hộ
cũng như là cơ sở pháp lý để giải quyết các vấn đề pháp lý phát sinh trong
quá trình thực hiện mang thai hộ.
Ngồi tính tự nguyện ra thì ngun tắc mang thai hộ vì mục đích nhân đạo
bắt buộc phải được lập thành văn bản và có công chứng. Thoả thuận về
việc mang thai hộ phải được lập thành văn bản có cơng chứng. Trong

trường hợp vợ chồng bên nhờ mang thai hộ uỷ quyền cho nhau hoặc vợ
chồng bên mang thai hộ uỷ quyền cho nhau về việc thoả thuận thì việc uỷ
quyền phải được lập thành văn bản có cơng chứng. Việc uỷ quyền cho
người thứ ba khơng có giá trị pháp lý.5
1 Điều kiện đối với bên nhờ mang thai hộ


Điều kiện tiên quyết đối với bên nhờ mang thai hộ phải là vợ chồng hợp
pháp6. Bên cạnh đó, cặp vợ chồng này cịn phải đảm bảo điều kiện là
không sinh được con, đang khơng có con chung và đã được tư vấn tâm lý
và pháp lý.

5 Khoản 2 Điều 96 Luật hông nhân và gia đình 2014
6 Nguyễn Văn Cừ, Pháp luật về mang thai hộ ở Việt Nam, Tạp chí Luật học số 6/2016, Trang 17

8






Điều kiện đối với các cặp vợ chồng có nhu cầu mang thai hộ được quy
định cụ thể tại khoản 2 Điều 95 Luật hơn nhân và gia đình 2014, và sau
đây em xin được giải thích rõ cụ thể từng điều kiện được quy định trong
Luật này.
Thứ nhất, “có xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền về việc người vợ
không thể mang thai và sinh con ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh
sản”7
Điều kiện này có thể hiểu là những cặp vợ chồng thực sự không thể

mang thai và sinh con ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản mà vẫn
khơng thể mang thai, điều đó đã được chứng thực bởi tổ chức, cơ quan y
tế có thẩm quyền. Điểm rõ ràng ở chỗ là điều kiện chỉ điều chỉnh một đối
tượng duy nhất là vợ chồng (đối tượng mà sau khi đã kết hôn8 và không
phải là người độc thân). Việc pháp luật Việt Nam không cho phép những
người độc thân là đối tượng của bên nhờ mang thai hộ là bởi vì muốn hạn
chế việc mua bán nỗn, tinh trùng hoặc lợi dụng để buôn bán trẻ em qua
đó biến tướng thành các hành vi vi phạm pháp luật và làm ảnh hưởng
nghiêm trọng đến xã hội.
Việc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cơng nhận là ngừoi vợ không
thể mang thai, không thể sinh con ngay cả khi áp dụng áp dụng kỹ thuật
hỗ trợ sinh sản như thụ tinh nhân tạo, thụ tinh trong ống nghiệm, bơm tinh
trùng vào tử cung, trưởng thành trứng trong ống nghiệm…mà vẫn khơng
thể sinh con thì mới được nhờ mang thai hộ. Trường hợp những người phụ
nữ vô sinh9 nhưng vẫn có khả năng tự mang thai sinh con khi được sự hỗ
trợ về mặt y học thì khơng thuộc đối tượng được nhờ mang thai hộ.
Điều kiện này cũng cấm những người phụ nữ có khả năng sinh sản
bình thường nhưng vì một số lý do khơng được pháp luật công nhận như:
vấn đề tâm lý ngại mang thai, ngoại hình…đặc biệt là đối với những gia
đình có điều kiện về mặt vật chất, muốn bỏ tiền ra để thuê người khác
mang thai hộ. Điều này vi phạm trực tiếp đến nguyên tắc mang thai hộ vì

7 Khoản 2 Điều 95 Luật hơn nhân và gia đình 2014
8 Khoản 5 Điều 3 Luật hơn nhân và gia đình 2014

9 Khoản 2 Điều 2 Nghị định 10/2015/NĐ-CP: “ Vô sinh là tình trạng vợ chồng sau một năm chung sống có

quan hệ tình dục trung bình 2 - 3 lần/tuần, không sử dụng biện pháp tránh thai mà người vợ vẫn khơng có thai”

9







mục đích nhân đạo mà nó thể hiện rõ hành vi trục lợi, mua bán trên cơ thể
phụ nữ. Chính vì có điều kiện trên nên mới đảm bảo được việc giao nhận
con được sinh ra từ việc mang thai hộ và hạn chế tối đa việc từ chối nhận
con.
Thứ hai, “Vợ chồng đang khơng có con chung”10
Điều kiện này áp dụng đối với những cặp vợ chồng chưa có con
chung có thể thực hiện được thiên chức làm cha, làm mẹ.
Điều kiện này có thể hiểu theo cách như: Vợ chồng đã có con riêng
nhưng trong quan hệ hơn nhân hiện tại khơng có con chung thì vẫn thuộc
đối tượng được quyền nhờ mang thai hộ. Nhưng đối với trường hợp vợ
chồng đều khơng có con riêng nhưng đã có con chung và đứa trẻ bị
khuyết tật thì lại khơng được quyền nhờ mang thai hộ vì họ đã có con
chung.
Pháp luật Việt Nam quy định như thế là nhằm đảm bảo rõ vấn đề lợi
dụng việc mang thai hộ vì mục đích nhân đạo để đáp ứng nhu cầu có thêm
con của các cặp vợ chồng ngại sinh đẻ hay khơng thể sinh con được nữa vì
nhiều lý do. Ngồi ra cịn giúp ngăn chặn các hành vi chuộc lợi cá nhân,
mang tính thương mại thơng qua việc mang thai hộ vì mục đích nhân đạo
Thứ ba, “cặp vợ chồng đã được tư vấn về y tế, pháp lý, tâm lý”11
Việc tư vấn y tế, pháp lý, tâm lý trước khi quyết định nhờ mang thai
hộ là điều kiện bắt buộc đối với bất kỳ cặp vợ chồng nào. Điều kiện này
giúp cho các cặp vợ chồng có nhu cầu nhờ mang thai hộ sẽ được hình
dung tồn bộ quá trình mang thai hộ, cũng như những vấn đề phát sinh
xung quanh việc mang thai hộ, và xác định quyền và nghĩa vụ của mình

trong việc nhờ mang thai hộ là như thế nào.
Về nội dung được tư vấn về y tế, pháp lý, tâm lý được quy định cụ
thể ở trong khoản 1 Điều 15, Điều 16, khoản 1 Điều 17 Nghị định
10/2015/NĐ-CP. Các cặp vợ chồng nhờ mang thai hộ phải được tư vấn
đầy đủ các vấn đề đã được quy định trước khi ra quyếtđịnh
Từ đó, giúp cặp vợ chồng nhờ mang thai hộ hiểu rõ vấn đề về việc
mang thai hộ như: tình trạng sức khoẻ của bản thân hiện tại, chuẩn bị
trước tâm lý lường trước những sự việc xảy ra không như mong đợi, cũng

10 Khoản 2 Điều 95 Luật hôn nhân và gia đình 2014
11 Khoản 2 Điều 95 Luật hơn nhân và gia đình 2014

10


như nhờ sự trợ giúp của tư vấn pháp lý sẽ giúp q trình man thai hộ vì
mục đích nhân đạo diễn ra trong khuôn khổ pháp luật, chịu sự quản lý của
Nhà nước, tránh đước những tình huống tiêu cực hoặc các hành vi vi phạm
phát sinh do không hiểu pháp luật.
Nhờ đó mà các cặp vợ chồng nhờ mang thai hộ này được trang bị
thêm vào sự hiểu biết của mình về vấn đề mang thai hộ vì mục đích nhân
đạo để có được quyết định đúng đắn và không bị mắc sai lầm dẫn đến vi
phạm pháp luật.
 Ngồi ra điều kiện này cịn có khá nhiều vẫn đề bất cập như: khơng có
quy định về khái niệm khơng có con chung, độ tuổi như thế nào được
xem là phù hợp, sự đồng ý của người chồng được điều chỉnh như thế
nào trong trường hợp người chồng bị mất năng lực hành vi dân sự, sự
bo hẹp của pháp luật khi quy định người mang thai hộ phải là người
thân thích cùng hàng với bên vợ hoặc bên chồng của bên nhờ mang
thai hộ… đã tạo ra nhiều rào cản trong việc thực hiện quy định về

mang thai hộ vì mục đích nhân đạo (Nguyễn Thị Lan, Mang thai hộ và
những vấn đề phát sinh, Tạp chí Luật học số 4/2015, Trang 12).
3. Điều kiện đối với bên mang thai hộ
Điều kiện đối với bên mang thai hộ được pháp luật Việt Nam quy định cụ
thể trong khoản 3 Điều 95 Luật hơn nhân và gia đình 2014 và giải thích
các từ ngữ ở trong Nghị định số 10/2015/NĐ-CP


Thứ nhất, người phụ nữ mang thai hộ “phải là người thân thích cùng
hàng của bên vợ hoặc bên chồng nhờ mang thai hộ”12. Vậy người thân
thích là gì?
Người thân thích là người có quan hệ hơn nhân, ni dưỡng, người
có cùng dịng máu trực hệ và người có họ trong phạm vi ba đời.13
Những người có họ trong phạm vi ba đời là những người cùng một
gốc sinh ra gồm cha mẹ là đời thứ nhất; anh, chị, em cùng cha mẹ, cùng

12 Khoản 3 Điều 95 Luật hơn nhân và gia đình 2014
13 Khoản 19 Điều 3 Luật hơn nhân và gia đình 2014

11




cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha là đời thứ 2; anh, chị, em con chú, con
bác, con cô, con cậu, con dì là đời thứ ba.14
Ngồi ra Nghị định 10/2015/NĐ-CP cịn có quy định cụ thể về
“người thân thích cùng hàng của bên vợ hoặc bên chồng nhờ mang thai
hộ bao gồm: Anh, chị, em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác
cha; anh, chị, em con chú, con bác, con cơ, con dì, của họ; anh rể, em rể,

chị dâu, em dâu của người cùng cha mẹ hoặc cùng cha khác mẹ, cùng mẹ
khác cha với họ”.15
Có thể thấy điểm mấu chốt lớn nhất trong việc quy định về “người
thân thích” là bên nhờ mang thai hộ và bên mang thai hộ phải có họ hàng
với nhau trong phạm vi 3 đời và cùng hàng trong dịng họ. Lý do có thể
hiểu là giúp tránh việc mang thai hộ bị biến tướng, trở thành thương mại
hoá, người này dùng tiền để thuê người khác mang thai hộ. Hơn nữa còn
tránh được việc trái đạo đức, mang tính loạn luân như mẹ ruột, mẹ vợ
mang thai hộ cho con; bà, bác ruột, cô ruột mang thai hộ cho cháu. Mục
đích giúp đỡ nhau là vì tình nghĩa chứ khơng phải mong muốn một lợi ích
vật chất do đó mà giảm thiểu được hành vi mang thai hộ vì mục đích
thương mại. Việc quy định người mang thai hộ phải là những người thân
thích, cùng hàng của bên vợ hoặc bên chồng nhằm đảm bảo xác định tư
cách chủ thể, thứ bậc trong gia đình phù hợp với phong tục và tập quan
của gia đình Việt Nam. Như vậy quyền và lợi ích hợp pháp của đứa trẻ
được sinh ra từ việc mang thai hộ sẽ được đảm bảo một cách tốt nhất.
Thứ hai, “đã từng sinh con và chỉ được mang thai hộ một lần”16.
Về điều kiện “đã từng sinh con” chứng minh người phụ nữ đó hồn
tồn có kinh nghiệm, khả năng sinh sản, có thể sinh ra một đứa trẻ khoẻ
mạnh trước đó như một bằng chứng về khả năng sinh nở tốt của mình. Lý
do mà điều kiện này không cho phép người phụ nữ chưa từng sinh con
mang thai hộ vì khơng thể đảm bảo chắc rằng về tình trạng đứa con sau
khi sinh của họ sẽ như thế nào và họ có thể thay đổi nặng nề về mặt tâm lý
cũng như thể xác hay khơng. Ngồi ra điều này cịn có thể ảnh hưởng

14 Khoản 18 Điều 3 Luật hôn nhân và gia đình 2014
15 Khoản 7 Điều 2 Nghị định số 10/2015/NĐ-CP
16 Khoản 3 Điều 95 Luật hôn nhân và gia đình 2014

12







nghiêm trọng đến quyền lợi của họ, ảnh hưởng đến hạnh phúc tương lai
của họ vì một số vùng sâu hiện nay ở Việt Nam vẫn chưa hiểu rõ quy định
này của pháp luật và sẽ kỳ thị những người phụ nữ đó.
Bên cạnh đó điều kiện “chỉ được mang thai hộ một lần” là để tránh
việc mang thai hộ chuyển biến thành nghề “đẻ thuê”, thành một công cụ
kiếm tiền phi pháp của một số cá nhân hay thậm chí là cả tổ chức và hình
thành những đường dây chuyên mang thai hộ và gây ra nhiều hành vi vi
phạm pháp luật.
Thứ ba, “ở độ tuổi phù hợp và có xác nhận của tổ chức y tế có thẩm
quyền về khả năng mang thai hộ”17.
Có thể thấy độ tuổi người mang thai hộ là hết sức quan trọng đối
với sự hình thành và phát triển sau này của đứa trẻ được sinh ra đồng thời
cũng đảm bảo an toàn sức khoẻ và đảm bảo về mặt tâm lý cho người phụ
nữ mang thai hộ. Theo giải thích của bác sĩ Mai Xn Phương, Phó Vụ
trưởng Truyền thơng và Giáo dục, Tổng cụ Dân số, Bộ Y tế, thì về mặt
sinh học, phụ nữ nên sinh con thứ hai trước 35 tuổi để nâng cao chất
lượng dân số. Về độ tuổi tốt nhất cho mang thai thì ở tuổi 20-24, phụ nữ
dễ thụ thai nhất, ở tuổi 25-34 phụ nữ sinh và chăm nuôi con tốt nhất. Từ
35 tuổi trở đi, khả năng sinh con giảm và nguy cơ mắc bệnh tăng. Nếu
người mẹ có độ tuổi quá trẻ hoặc quá gia so với mức trên, sẽ gây ra nhiều
vấn đề cho đứa trẻ khi sinh ra do sự thiếu kinh nghiệm chăm sóc con và
sức khoẻ sụt giảm. Những vấn đề lớn nhất xảy đến với đứa trẻ khi được
sinh ra ở độ tuổi như vậy thường thấy ở hiện nay nhưu: suy dinh dưỡng,
còi cọc, sức khoẻ kém, tinh thần kém, không thông minh…

Thứ tư, “trường hợp người phụ nữ mang thai hộ có chồng thì phải có
được sự đồng ý bằng văn bản của người chồng”18.
Việc người phụ nữ muốn mang thai hộ cho người khác là một hành
động nhân văn, cao đẹp. Tuy nhiên, để phù hợp với nguyên tắc tự nguyện
như ở trên, việc mang thai hộ phải cần sự đồng ý của tất cả các bên liên
quan và trong đó có người chồng của người phụ nữ mang thai hộ. Việc
pháp luật quy định cần có sự đồng ý của người chồng bằng văn bản nhằm

17 Khoản 3 Điều 95 Luật hôn nhân và gia đình 2014
18 Khoản 3 Điều 95 Luật hơn nhân và gia đình 2014

13




thể hiện sự tôn trọng của người vợ đối với người chồng, sự quan tâm, chia
sẻ vì quá trình mang thai hộ khơng phải là ngắn và có thể lên đến 300
ngày. Ngồi ra cịn tránh ảnh hưởng xấu đến hạnh phúc hơn nhân gia đình,
giúp cho người phụ nữ có một trạng thái, tinh thần cũng như sức khoẻ thật
tốt trong quá trình mang thai hộ.
Thứ năm, “đã được tư vấn về y tế, pháp lý, tâm lý”19
Cũng giống như bên nhờ mang thai hộ thì bên mang thai hộ cũng
cần được có sự tư vấn rõ ràng về y tế, pháp lý, tâm lý trước khi ra quyết
định mang thai hộ chính thức. Việc này sẽ giúp cho người phụ nữ mang
thai hộ hình dung được tồn bộ quá trình mang thai hộ, cũng như các vấn
đề phát sinh xung quanh, quyền và nghĩa vụ của mình trong việc mang
thai hộ là như thế nào. Từ sự tư vấn này thì người phụ nữ mang thai hộ sẽ
trang bị được những sự hiểu biết của mình về vấn đề mang thai hộ, chuẩn
bị thật tốt mọi tình huống trong khi mang thai hộ và có ra quyết định mang

thai hộ hay khơng.
Ngồi ra về nội dung của tư vấn về y tế, pháp lý, tâm lý mà người
mang thai hộ phải nghe trước khi đưa ra quyết định của mình được quy
định chi tiết trong khoản 2 Điều 15, Điều 16, khoản 2 Điều 17 Nghị định
10/2015/NĐ-CP.

4. Việc mang thai hộ vì mục đích nhân đạo khơng được trái với quy định
của pháp luật về sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản20.
Sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản là việc sinh con bằng kỹ
thuật thụ tinh nhân tạo hoặc thụ tinh trong ống nghiệm.
Điều này có nghĩa là người vợ khơng được lấy tinh trùng của người
khác hiến để tạo ra phôi hay như các trường hợp mang thai hộ vì mục đích
thương mại vì pháp luật Việt Nam vẫn chưa cho phép việc mang thai hộ vì
mục đích thương mại tồn tại. Bên nhờ mang thai hộ và bên mang thai hộ
phải tuân thủ các điều kiện của pháp luật được quy định ở trên và thực
hiện đúng tinh thần vì mục đích nhân đạo.
19 Khoản 3 Điều 95 Luật hôn nhân và gia đình 2014
20 Khoản 4 Điều 95 Luật hơn nhân và gia đình 2014

14


5. Điều kiện đối với cơ sở khám, chữa bệnh được phép thực hiện kỹ
thuật mang thai hộ vì mục đích nhân đạo.
5.1.








Các cơ sở khám chữa bệnh phỉa đảm bảo các tiêu chuẩn sau
đây:

“Cơ sở phụ sản, sản – nhi của Nhà nước từ tuyến tỉnh trở lên;
Bệnh viện đa khoa tư nhân có khoa sản, khoa sản – nhi;
Bệnh viện chuyên khoa phụ sản, chuyên khoa sản – nhi tư nhân;
Bệnh viện chuyên khoa nam học và hiếm muộn.”21
Bảo đảm cơ sở vật chất, trang thiết bị và nhân sự theo quy định của Bộ Y
tế.22

Các cơ sở trên đều phải được Bộ trưởng Bộ Y tế công nhận và có quyết định
được cấp 01 (một) lần. Ngồi ra các cơ sở trên còn phải được thẩm định và ra
quyết định cơng nhận và đồn thẩm định do Bộ trưởng Bộ Y tế thành lập
được quy định cụ thể trong Điều 10 Nghị định số 10/2015/NĐ-CP.
Điều kiện cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được phép thực hiện kỹ thuật mang
thai hộ vì mục đích nhân đạo:





“Có ít nhất 01 (một) năm kinh nghiệm thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong
ống nghiệm và tổng số chu kỳ thụ tinh trong ống nghiệm trong năm tối
thiểu là 300 ca;
Chưa vi phạm pháp luật trong linh vực khám bệnh, chữa bệnh liên
quan đến thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm;
Đáp ứng nhu cầu và bảo đảm thuận lợi cho người dân.”23


Các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có đủ điều kiện thực hiện ngay kỹ thuật
mang thai hộ vì mục đích nhân đạo: Bệnh viện Phụ sản trung ương; Bệnh
viện Đa khoa trung ương Huế; Bệnh viện Phụ sản Từ Dũ thành phố Hồ
Chí Minh.24
5.2.

Trách nhiệm tư vấn về y tế, pháp lý, tâm lý

21 Khoản 1 Điều 7 Nghị định 10/2015/NĐ-CP
22 Khoản 2 Điều 7 Nghị định 10/2015/NĐ-CP
23 Khoản 1 Điều 1 Nghị định 10/2015/NĐ-CP
24 Khoản 2 Điều 13 Nghị định 10/2015/NĐ-CP

15


Về trách nhiệm của các cơ sở khám, chữa bệnh được quy định cụ
thể trong Điều 18 Nghị định 10/2015/NĐ-CP. Trong đó có đề cập đến các
điều kiện về việc tư vấn, điều kiện về bác sĩ tư vấn, ngừoi tư vấn, chữ kỹ
của người… Sở dĩ phải có đầy đủ các điều kiện đó là để đảm bảo sự an
toàn, hiểu biết sâu sắc về vấn đề đối với bên nhờ mang thai hộ và bên
mang thai hộ, đây là cả một quá trình dài và phức tạp nên địi hỏi có sự kĩ
càng trong mặt tư vấn.
5.3.

Trình tự, thủ tục để thực hiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo

Trong trường hợp các bên có u cầu về việc thực hiện mang thai
hộ vì mục đích nhân đạo thì trước hết phải gửi hồ sơ đề nghị thực hiện kỹ
thuật mang thai hộ vì mục đích nhân đạo đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh

được phép thực hiện kỹ thuật này. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày
nhận đủ hồ sơ, cơ sở được cho phép thực hiện kỹ thuật mang thai hộ phải
có kế hoạch để điều trị. Trường hợp không thể thực hiện được kỹ thuật này
thì phải trả lời bằng văn bản, đồng thời nếu rõ lý do. Việc quy định về hồ
sơ để thực hiện kỹ thuật mang thai hộ vì mục đích nhân đạo được quy định
cụ thể tại Điều 14 Nghị định 10/2015/NĐ-CP.
IV.

Đánh giá pháp luật hiện hành về mang thai hộ vì mục đích nhân
đạo

Đối với đối tượng của bên mang thai hộ được quy định trong khoản 3
Điều 95 Luật hơn nhân và gia đình 2014 và khoản 7 Điều 2 Nghị định
10/2015/NĐ-CP chưa có sự thống nhất với nhau về mặt chủ thể. Cụ thể, chủ
thể trong Luật hơn nhân và gia đình quy định là những người thân thích cùng
hàng của bên vợ hoặc bên chồng (có nghĩa là người có họ nằm trong phạm vi
ba đời), trong những người thân thích cùng hàng thì khơng thể là anh rể, em
rể, chị dâu, em dâu của người cùng cha mẹ hoặc cùng cha khác mẹ, cùng mẹ
khác cha với bên nhờ mang thai hộ.
Tuy nhiên trong Nghị định 10/2015/NĐ-CP quy định về sinh con bằng
kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm và điều kiện mang thai hộ vì mục đích
16


nhân đạo lại đề cập đến các chủ thể là là anh rể, em rể, chị dâu, em dâu của
người cùng cha mẹ hoặc cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha với bên nhờ
mang thai hộ. Hơn thế nữa trong Nghị định này cịn khơng đề cập đến cha mẹ
là chủ thể của bên mang thai hộ.
Cũng theo quy định này, nếu cặp vợ chồng nhờ mang thai hộ mà khơng
có anh, chị, em thuộc đối tượng có thể nhờ mang thai hộ như trên thì cũng

đồng nghĩa với việc họ mất đi cơ hội làm cha mẹ, mặc dù nguyện vọng của
họ là hồn tồn chính đáng. Bên cạnh đó, thực tế địi hỏi về việc cần mở rộng
chủ thể cho bên mang thai hộ. Có thể cân nhắc cho phép những người khác
trong họ như (dì, cơ, bác…) bởi vì độ tuổi thực tế của họ có thể là phù hợp và
đủ điều kiện sức khoẻ để đáp ứng việc mang thai hộ vì mục đích nhân đạo.
Ngoài ra, nếu phát hiện các vi phạm về điều kiện mang thai hộ vì mục
đích nhân đạo trong thời gian thực hiện mang thai hộ thì sẽ giải quyết như thế
nào? Nếu xét về nguyên tắc theo phương diện pháp lý thì hợp đồng sẽ bị vơ
hiệu ngay lập tức. Tuy nhiên, trong thực tế thì việc phát hiện ra điều này đều
đã muộn và lúc đó đứa trẻ có thể đang trong bụng của người mang thai hộ
hoặc có thể được sinh ra rồi. Vậy sẽ giải quyết vấn đề này như thế nào? Do
đó, pháp luật cần phải linh động hơn và có thêm quy định để bảo vệ quyền và
lợi ích hợp pháp cho đứa trẻ được sinh ra. Nếu đứa trẻ đã sinh ra đời rồi thì
cần cơng nhận nó là con của cặp vợ chồng nhờ mang thai hộ.

KẾT LUẬN
Qua việc phân tích về điều kiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo trong pháp
luật Việt Nam thì chúng ta có thể thấy rõ được những mặt ưu điểm và hạn chế
của vấn đề này. Thơng qua đó cũng giúp cho người đọc nhận diện ra được những
điều kiện, thủ tục, quyền và nghĩa vụ của mình đối với việc mang thai hộ vì mục
đích nhân đạo. Đây là một vấn đề khác mới so với pháp luật Hơn nhân và gia
đình Việt Nam, có thể thấy rõ Việt Nam vẫn chưa cho phép việc mang thai hộ vì
mục đích thương mại và tất cả các trường hợp mang thai hộ đều phải tuân thủ
17


ngun tắc là vì mục đích nhân đạo, chính vì thế nên điều kiện đối với việc mang
thai hộ sẽ có nhiều thủ tục và khó có thể kiểm sốt được mục đích nhân đạo. Hy
vọng qua bài luận này, những ý kiến của em có thể góp phần nào đó để hồn
thiện những thiếu sót của pháp luật hơn nhân và gia đình mà trong thực tế đã

xuất hiện và người đọc có thể hiểu được bản chất của vấn đề mang thai hộ vì
mục đích nhân đạo.

18


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1.
2.
3.
4.

5.

6.

Luật Hôn nhân và gia đình 2015;
Nghị định 10/2015/NĐ-CP quy định về sinh con bằng kỹ thuật thụ tinh
trong ống nghiệm;
Bộ luật dân sự 2015;
Mang thai hộ vì mục đích nhân đạo và thực tiễn áp dụng tại Việt Nam:
luận văn thạc sĩ luật học / Nguyễn Vũ Tùng; Thạc sĩ: Hồng Thì Th
Hằng hướng dẫn, năm 2020;
Chế định mang thai hộ theo pháp luật Việt Nam: luận án tiến sĩ luật học/
Nguyễn Thị Lê Huyền; Người hướng dẫn: PGS . TS . Nguyễn Văn Cừ;
PSG . TS . Nguyễn Thị Lan, năm 2020;
Mang thai hộ và những vấn đề pháp lý phát sinh: luận văn thạc sĩ Luật
học: Nguyễn Thị Minh Hải; PGS . TS . Nguyễn Thị Lan hướng dẫn, năm
2019.




×