Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

BÀI tập học kỳ ASEAN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (114.55 KB, 5 trang )

MỞ ĐẦU
Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) là một trong ba trụ cột của Cộng đồng
ASEAN. Cộng đồng kinh tế ASEAN là liên kết kinh tế của ASEAN, hình thành trên
cơ sở hệ thống thể chế và thiết chế pháp lí, nhằm xây dựng ASEAN trở thành một thị
trường và cơ sở sản xuất thống, có tính cạnh tranh cao, phát triển đồng đều giữa các
nền kinh tế thành viên và hội nhập hoàn toàn vào nền kinh tế toàn cầu. Để thực hiện
những mục tiêu đề ra, định dạng của AEC bao gồm năm nội dung chính. Trong đó vấn
đề hoạt động hợp tác trong tự do di chuyển dòng vốn của ASEAN được thể hiện trong
nội dung “thị trường và cơ sở sản xuất thống nhất”. Để tìm hiểu về vấn đề này, trong
nội dung bài tập lớn môn Pháp luật Cộng đồng ASEAN em xin chọn đề tài “Bình luận
về hoạt động hợp tác trong tự do di chuyển dòng vốn của ASEAN dưới các góc độ:
- Những vấn đề lý luận và pháp lý
- Các sáng kiến, biện pháp, chương trình và liên kết đã được triển khai
- Vai trò của hoạt động này đối với việc xây dựng thành công Cộng đồng kinh tế
ASEAN vào năm 2015”.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng bài làm vẫn còn nhiều thiếu sót do hạn chế
về kiến thức và kĩ năng lập luận. Rất mong nhận được ý kiến đóng góp của thầy cô để
bài viết được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
NỘI DUNG
1
I. Những vấn đề pháp lý.
Tự do di chuyển dòng vốn là hoạt động được thực hiện thông qua tăng cường hội
nhập và phát triển thị trường vốn của khu vực, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến
chứng khoán, thanh toán quốc tế, thị trường vay nợ và cho phép di chuyển các khoản
vốn lớn và có ý nghĩa kinh tế quan trọng cho phép dòng vốn được di chuyển rộng
hơn.
Hoạt động hợp tác trong tự do di chuyển dòng vốn của ASEAN đã được nhắc
đến trong kế hoạch tổng thể xây dựng AEC và được ghi nhận tại Điều 1 Hiến chương
ASEAN:“Xây dựng một thị trường và cơ sở sản xuất duy nhất với sự ổn định, thịnh
vượng, khả năng cạnh tranh và liên kết kinh tế cao, tạo thuận lợi cho thương mại và


đầu tư, bao gồm sự chu chuyển tự do hàng hóa, dịch vụ và dòng đầu tư; di chuyển
thuận lợi của các doanh nhân, những người có chuyên môn cao, những người có tài
năng và lực lượng lao động, và sự chu chuyển tự do hơn các dòng vốn”.
Để thực hiện được hoạt động hợp tác trong tự do di chuyển dòng vốn, ASEAN
đã đưa ra những phương thức phát triển nguồn lực. Với việc xây dựng Quỹ phát triển
ASEAN để thu hút các nguồn lực từ các thành viên và từ bên ngoài; thúc đẩy sự tham
gia của ADB, WB, IFC, các đối tác đối thoại, đối tác thương mại và khu vực tư nhân,
hỗ trợ năng lực cho các nước thành viên trong xây dựng chính sách và khuôn khổ
pháp luật điều tiết thị trường tài chính Đồng thời thực hiện thông qua hoạt động trực
tiếp của các thiết chế pháp lý mà chủ yếu là Nhóm đặc trách cao cấp về hội nhập kinh
tế ASEAN và Hội nghị bộ trưởng tài chính ASEAN.
Có thể thấy hoạt động hợp tác trong tự do di chuyển dòng vốn là hoạt động khá
quan trong và được ASEAN đặt ra trong khuôn khổ thị trường và cơ sở sản xuất thống
nhất để thực hiện nhằm tiến tới xây dựng thành công một cộng đồng kinh tế ASEAN.
2. Các sáng kiến, biện pháp, chương trình và liên kết đã được triển khai.
Tại Hội nghị Bộ trưởng Tài chính ASEAN lần thứ 16, trong lĩnh vực tự do di
chuyển dòng vốn, đặc biệt là phát triển thị trường vốn, các Bộ trưởng nhất trí triển
khai chương trình tăng cường năng lực cho các nước thành viên để từng bước thu
hẹp khoảng cách phát triển thị trường theo những tiêu chí đã được xác định về sự
phát triển, độ mở cửa và tính thanh khoản của các thị trường trái phiếu. Hội nghị bày
tỏ quyết tâm tiếp tục thực hiện tự do hóa cơ chế tài khoản vốn để ủng hộ tiến trình
hội nhập kinh tế và tài chính trong khu vực theo mục tiêu AEC, ghi nhận những
thành công trong việc đánh giá các quy định tự do hóa đối với các giao dịch tài
khoản vãng lai, đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp, cũng như là các dòng vốn khác,
2
hoan nghênh kế hoạch chi tiết của từng nước thành viên về tự do hóa tài khoản vốn
trong tương lai.
Tại hội nghị Bộ trưởng Tài chính ASEAN lần thứ 17 mới đây, các Bộ trưởng
cũng khuyến khích Ủy ban công tác tăng cường triển khai các hoạt động tăng cường
năng lực và trao đổi thông tin để dần dần san bằng khoảng cách phát triển thị trường

như đã xác định trong Bộ thang bảng đánh giá. Hội nghị cũng ghi nhận các tiến độ
diễn đàn phát triển thị trường vốn ASEAN đạt được như kết nối các sơ giao dịch
chứng khoán ASEAN, phát triển khung khổ pháp lý cho các giao dịch chào bán qua
biên giới của các quỹ tương hỗ cũng như các dịch vụ hỗ trợ, sáng kiến xếp hạng quản
trị công ty cho các công ty niêm yết trong khu vực ASEAN.
Tại Hội nghị Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc NHTW ASEAN+3 lần thứ 16,
các Bộ trưởng và Thống đốc cũng ghi nhận báo cáo và các khuyến nghị chính sách
của Diễn đàn Phát triển thị trường trái phiếu (ABMF) và nhấn mạnh tầm quan trọng
của hợp tác công tư qua cơ chế gặp gỡ giữa các thành viên thị trường và các nhà
hoạch định chính sách. Hội nghị cũng hoan nghênh việc hoàn tất báo cáo đánh giá
khả thi thành lập Trung gian thanh toán khu vực (RSI), và nhất trí thành lập Diễn đàn
cơ sở hạ tầng thanh toán xuyên biên giới nhằm thảo luận kế hoạch cụ thể và quy
trình liên quan việc thành lập RSI dựa trên sự tham gia tự nguyện của các nước thành
viên. Hội nghị cũng hoan nghênh kết quả của các chương trình hỗ trợ kỹ thuật dành
cho các nước Indonesia, Lào, Myanmar và Việt Nam, góp phần thu hẹp sự chênh
lệch phát triển giữa các thị trường trái phiếu trong khu vực.
ASEAN cũng tổ chức hội nghị "Invest ASEAN”, là sự kiện khu vực, bắt đầu
được triển khai tại 3 nước kết nối giao dịch đầu tiên với mục đích quảng bá, giới
thiệu rộng rãi thị trường vốn ASEAN. Invest ASEAN 2013 nhấn mạnh nỗ lực hợp
tác và tiến triển của các Sở Giao dịch ASEAN hướng tới phát triển thị trường vốn
ASEAN như một loại tài sản đầu tư cao cấp.
Theo Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), các thành viên thuộc Hiệp hội các
quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) cần phải loại bỏ các hạn chế và cho phép các ngân
hàng hoạt động qua biên giới trong khu vực ASEAN để hội nhập tài chính vào năm
2020.
3. Vai trò của hoạt động này đối với việc xây dựng thành công Cộng đồng kinh tế
ASEAN vào năm 2015.
Kế hoạch tổng thể của ASEAN cho tới năm 2015 là thành lập AEC. Xây dựng
ASEAN thành một khu vực kinh tế ổn định, phồn vinh và có khả năng cạnh tranh cao,
3

có sự chu chuyển tự do hàng hoá; làm sâu sắc thêm liên kết kinh tế khu vực dựa trên
sự hội tụ các lợi ích của các nước thành viên, biến ASEAN thành một thị trường và
khu vực sản xuất thống nhất AEC sẽ là một thị trường chung, một không gian sản
xuất thống nhất từng bước xây dựng một khu vực năng động, có tính cạnh tranh cao
trên thế giới, đem lại sự thịnh vượng chung cho nhân dân và các quốc gia ASEAN.
Để xây dựng được thành công cộng đồng kinh tế ASEAN vào năm 2015 thì
hoạt động hợp tác trong tự do di chuyển dòng vốn của ASEAN sẽ góp một vai trò
không nhỏ. Dưới góc độ sản xuất, AEC sẽ là một cơ sở sản xuất đơn nhất. Thông qua
việc tự do di chuyển các yếu tố của sản xuất như vốn, lao động (và các yếu tố đầu vào
khác dưới dạng hàng hóa và dịch vụ), ASEAN sẽ là một khu vực sản xuất thống nhất
đối với các nhà sản xuất, cung ứng hàng hóa và dịch vụ. Cùng với tự do hóa thương
mại hàng hóa và dịch vụ sẽ tạo ra mội thị trường thống nhất dưới góc độ người tiêu
dùng. Hai nội dung này sẽ đóng vai trò xây dựng lên thị trường và cơ sở sản xuất
thống nhất góp phần thực hiên Kế hoạch tổng thể cho tiến trình hợp tác kinh tế và hội
nhập của ASEAN cho tới năm 2015 là thành lập AEC.
Hoạt động hợp tác trong tự do di chuyển dòng vốn thông qua chứng khoán,
thanh toán quốc tế, thị trường vay nợ và cho phép di chuyển các khoản vốn lớn làm
làm tự do hóa luồng lưu chuyển vốn, phát triển thị trường vốn, thị trường trái phiếu
giữa các nước ASEAN cũng dễ dàng hơn. Ngoài ra việc quảng bá, giới thiệu rộng rãi
thị trường vốn ASEAN sẽ còn thu hút được sự quan tâm của các nước bên ngoài
ASEAN, mở rộng các mối quan hệ đối ngoại và toàn cầu hoá nhanh chóng. Khi đó,
nó làm sâu sắc thêm liên kết kinh tế khu vực dựa trên sự hội tụ các lợi ích của các
nước thành viên. Đây là một trong các bước đi tiến tới xây dựng thành công cộng
đồng kinh tế ASEAN. Sự di chuyển tự do các dòng vốn lớn sẽ thúc đẩy sự phát triển
kinh tế của các nước trong khu vực làm thay đổi nhanh chóng cơ cấu kinh tế từ đó tạo
cơ hội để các nước này vươn lên phát triển đồng đều.
Từ đó có thể thấy hoạt động hợp tác trong tự do di chuyển dòng vốn của
ASEAN là một trong những bước tạo thuận lợi và tự do hóa hơn nữa các luồng luân
chuyển vốn được đề ra trong Kế hoạch Tổng thể Cộng đồng Kinh tế ASEAN.
KẾT LUẬN

Từ những phân tích trên, có thể thấy hoạt động hợp tác trong tự do di chuyển
dòng vốn của ASEAN là một vấn đề cần thiết để xây dựng thị trường sản xuất thống
nhất góp phần sớm hoàn thành tiến trình hợp tác kinh tế và hội nhập xây dựng Cộng
đồng kinh tế ASEAN vào 2015.
4
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tập bài giảng môn Pháp luật cộng đồng Asean, Trường Đại học Luật Hà Nội.
2. Trường Đại học Luật Hà Nội, Nguyễn Thu Trang, Cộng đồng kinh tế ASEAN – từ
tầm nhìn tới hành động .Hà Nội, khóa luận tốt nghiệp, Hà Nội, 2011.
3. Từ điển Tiếng Việt.
4.http: //www aseansec.org
5. mofa.gov.vn
6.
7. />module=news&iCat=2&iData=292&title=asean_thao_luan_lo_trinh_hoi_nhap_tai_c
hinh_tien_te.html
5

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×