Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

De dap an thi HSG Hoa 12 nam 2012 Yen Bai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (108.6 KB, 3 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH YÊN BÁI ĐỀ CHÍNH THỨC (Gồm có 08 câu, 02 trang). KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 12 THPT NĂM HỌC 2012 – 2013 Môn: HÓA HỌC Thời gian: 180 phút (không kể giao đề) Ngày thi: 08/10/2012. Câu I. (4,5 điểm) 1. Hãy chọn 6 dung dịch muối A, B, C, D, E , F có 6 gốc axit khác nhau thỏa mãn điều kiện sau: A+B → ↑ B+C→ ↓ C+A→ ↓ + ↑ D+E→ ↓ E+F→ ↓ D+F→ ↓ + ↑ 2. Cho 3 nguyên tố M, X, R. Biết M tác dụng vừa đủ với 672ml khí X 2 (đktc) tạo ra 3,1968 gam muối A (hao hụt 4%). Số hiệu của nguyên tử M bằng 5/3 số khối của R. Hợp chất của Z có 3 nguyên tử tạo bởi M và R. Biết Z tác dụng với dung dịch HX giải phóng ra một chất hữu cơ T (dạng khí) và muối A. Xác định M, R, X, A, Z, T. 3. Hoàn thành các phản ứng axit-bazơ sau và chỉ rõ phản ứng ưu tiên theo chiều nào? Hãy giải thích: a. C6H5NH3Cl + (CH3)2NH b. CH3ONa + HOH c. CH3COONa + HOH Câu II. (1,5 điểm) Có 166,5 gam dung dịch MSO4 41,56% ở 1000C. Hạ nhiệt độ dung dịch xuống 200C thì thấy có m1 gam MSO4.5H2O kết tinh và còn lại m2 gam dung dịch X. Biết m1- m2 = 6,5 gam và độ tan S của MSO4 ở 200C là 20,9. Xác định công thức muối MSO4. Câu III. (2,5 điểm) Một dung dịch có chứa b mol H 2SO4 hòa tan hết a mol Fe, sau phản ứng thu được khí A và 42,8 gam muối khan. Nung muối khan đó ở nhiệt độ cao trong điều kiện không có không khí đến khối lượng không đổi thu được hỗn hợp khí B. 1. Tính giá trị của a, b biết tỉ lệ a : b = 2,5 : 6. 2. Tính tỉ khối của hỗn hợp B so với không khí, biết M kk = 29. Câu IV. (2,5 điểm) 1. Hãy giải thích các hiện tượng sau: a. Khi vô ý để rơi vài giọt H 2SO4 đậm đặc vào quần áo bằng vải sợi bông có giống với hiện tượng xảy ra khi để rơi vài giọt dung dịch H 2SO4 loãng cũng vào quần áo đó không? Hãy giải thích. b. Nếu bị dây axit nitric đặc vào da thì chỗ da đó bị vàng. 2. Cho các chất anilin, phenyl amoni clorua, hãy chỉ rõ chất nào là chất lỏng, chất nào là chất rắn; chất nào ít tan, chất nào dễ tan trong nước? Hãy giải thích. 3. Hãy so sánh nhiệt độ sôi giữa các cặp chất sau (có giải thích): a. CH3CH2CH2CH3 và (CH3)2CH-CH3. b. trans – CH3-CH=CH-CH3 và cis – CH3-CH=CH-CH3..

<span class='text_page_counter'>(2)</span> c. CH3CH2CH2CH2Cl và CH3CH2CH2CH2-OH. Câu V. (2,0 điểm) Hợp chất M được tạo nên từ cation X+ và anion Y3-, mỗi ion đều do 5 nguyên tử của 2 nguyên tố phi kim tạo nên. Biết tổng số proton trong X+ là 11 và trong Y3- là 47. Hai nguyên tố trong Y3- thuộc 2 chu kì kế tiếp nhau trong bảng tuần hoàn và có số thứ tự cách nhau 7 đơn vị. a. Hãy xác định công thức phân tử của M. b. Mô tả bản chất các liên kết trong phân tử M. Câu VI. (3,0 điểm) 1. Hỗn hợp A gồm CuO, AlCl3, CuCl2, Al2O3. Bằng phương pháp hóa học hãy tách từng chất ra khỏi hỗn hợp A mà không làm thay đổi khối lượng của chúng. 2. Có 3 dung dịch KHCO3, NaAlO2, C6H5ONa và 3 chất lỏng C2H5OH, C6H6, C6H5NH2 đựng trong 6 lọ mất nhãn. Nếu chỉ dùng dung dịch HCl có thể nhận biết được bao nhiêu chất trong 6 chất trên? Câu VII. (2,0 điểm) A là chất hữu cơ đơn chức chứa 3 nguyên tố C, H, O. Cho một lượng chất A tác dụng hoàn toàn 500ml dung dịch KOH 2,4M rồi cô cạn thu được 105 gam chất rắn khan B và m gam rượu C. Oxi hóa m gam rượu C bằng O2 (có chất xúc tác) được hỗn hợp X. Chia hỗn hợp X thành 3 phần bằng nhau: - Phần I: tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3 dư thu được 21,6 gam Ag. - Phần II: tác dụng với NaHCO3 (dư) thu được 2,24 lít CO2 (đktc). - Phần III: tác dụng với Na (đủ) thu được 4,48lít H2 (đktc) và 25,8 gam chất rắn khan. 1. Xác định công thức cấu tạo của rượu C. Biết rằng khi đun rượu C với H 2SO4 đặc, 1700C thì thu được anken. 2. Tìm thành phần % số mol rượu C bị oxi hóa. 3. Tìm công thức cấu tạo của A. Câu VIII. (2,0 điểm) 1. A là hỗn hợp gồm một số hiđrocacbon ở thể khí, B là không khí. Trộn A với B ở cùng nhiệt độ áp suất theo tỉ lệ thể tích (1:15) được hỗn hợp khí D. Cho D vào bình kín dung tích không đổi V. Nhiệt độ và áp suất trong bình là t 0C và p atm. Sau khi đốt cháy A, V. :V. 7 : 4. H O trong bình chỉ có N2, CO2 và hơi nước với CO . Đưa bình về t0C, áp suất trong bình sau khi đốt là p1 có giá trị bằng bao nhiêu? 2. Tính pH của dung dịch hỗn hợp gồm CH 3COONa 0,001 M(C1); HCOONa 0,02 M (C2) và NaCN 0,005 M(C3). Biết CH3COOH có Ka=10-4,75; HCOOH có Ka = 10-3,75; HCN có Ka = 10-9,35. 2. 2. Cho H = 1; C = 12; O = 16; K = 39; Cl = 35,5; N = 14, Na = 23, Fe = 56, Ag = 108; S = 32; Mg = 24; Al =27; Cu = 64; Ca = 40. ----------------------Hết-----------------------Chú ý: - Thí sinh được sử dụng Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học và máy tính cá nhân theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. - Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. Họ và tên thí sinh:……………......……................ Số báo danh:…………………………................... Chữ kí giám thị số 1:........................................... Chữ kí giám thị số 2:............................................

<span class='text_page_counter'>(3)</span>

<span class='text_page_counter'>(4)</span>

×