Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

De thi HSG vong huyen NH 2010 2011

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (96.25 KB, 4 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>UBND HUYỆN TRẢNG BÀNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Độc lập – Tự do – Hạnh phúc. KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 VÒNG HUYỆN NĂM HỌC 2011 – 2012 Khóa ngày: 22 tháng 12 năm 2012 Môn thi: Sinh học Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề) ------------------------------------------------------------------(Thí sinh không phải chép đề vào giấy thi ). ĐỀ: I. LÝ THUYẾT: (8 điểm) Câu 1: (3 điểm) Nêu khái niệm và ví dụ về biến dị tổ hợp. Vì sao biến dị tổ hợp là nguồn nguyên liệu quan trọng đối với chọn giống và tiến hóa? Câu 2: (2 điểm) Trong nguyên phân và giảm phân, ngoại trừ nhiễm sắc thể, các cấu trúc khác trong tế bào đã có những biến đổi như thế nào? Nêu ý nghĩa của những biến đổi đó. Câu 3: (3 điểm) So sánh thể dị bội và thể đa bội ?. II. BÀI TẬP: (12 điểm) Câu 1: (4 điểm) Một người làm vườn cho lai giữa cây huệ tây hoa đỏ, lá hẹp với cây huệ tây hoa vàng, lá rộng ; F1 thu được toàn cây hoa đỏ, lá rộng. Ông ta muốn ngay từ thế hệ thứ nhất đã thu được 4 loại kiểu hình : hoa đỏ, lá rộng ; hoa đỏ, lá hẹp ; hoa vàng, lá rộng ; hoa vàng, lá hẹp theo tỉ lệ tương đương nhau. Hãy dùng kiến thức di truyền giúp người làm vườn chọn những cặp bố mẹ có kiểu gen và kiểu hình như thế nào để đạt được mong muốn trên ? Câu 2: (3 điểm) Ở một cá thể thực vật có một tế bào sinh dục sơ khai khi nguyên phân liên tiếp nhiều đợt đã đòi hỏi môi trường cung cấp 434 NST đơn. Sau đó tất cả các tế bào con do tế bào này sinh ra đều bước vào giảm phân và môi trường lại phải cung cấp tiếp 448 NST đơn nữa. a. Hãy xác định số lần nguyên phân? b. Có bao nhiêu giao tử tạo thành sau giảm phân? Câu 3: (3 điểm) Hai gen có tổng số 210 vòng xoắn, số nuclêôtit của gen I bằng. 2 5. số nuclêôtit. của gen II. Hai gen nhân đôi với tổng số 8 lần, riêng gen I đã nhận của môi trường 8400 nuclêôtit. Xác định: a. Chiều dài của mỗi gen. b. Số lần nhân đôi của mỗi gen Câu 4: (2 điểm) Ở người do xảy ra đột biến nên có những cơ thể có bộ NST giới tính XO hoặc XXY. Cũng do đột biến gen lặn d nằm trên NST X đã gây nên bệnh máu khó đông. Một cặp vợ chồng cả hai đều có kiểu hình bình thường, họ sinh được một con gái có NST giới tính XO và biểu hiện bệnh máu khó đông. Giải thích hiện tượng trên và viết sơ đồ lai. ----------------------------------------------------Hết------------------------------------------------------------. HƯỚNG DẪN CHẤM THI MÔN SINH 9.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Câu Nội dung 1 - Khái niệm: Biến dị tổ hợp là loại biến dị do sự sắp xếp các đặc điểm di truyền của bố mẹ trong quá trình sinh sản, dẫn đến ở thế hệ con, cháu xuất hiện kiểu hình khác với bố mẹ. - Ví dụ: Thực hiện phép lai 2 cặp tính trạng ở đậu Hà Lan P: Thuần chủng hạt vàng, trơn x Thuần chủng hạt xanh, nhăn F1: Tất cả đều có hạt vàng, trơn F1: Tự thụ phấn F2: 9 hạt vàng, trơn: 3 hạt vàng, xanh: 3 hạt xanh, trơn: 1 hạt xanh, nhăn. Sự sắp xếp lại các đặc điểm di truyền trong quá trình sinh sản đã tạo ra biến dị tổ hợp ở F2 là hạt vàng, nhăn và hạt xanh, trơn. - Biến dị tổ hợp là nguyên liệu quan trọng của tiến hóa và chọn giống: Vì biến dị tổ hợp tạo ra ở sinh vật nhiều kiểu gen và kiểu hình. Nói chung là làm tăng tính đa dạng ở loài. + Trong tiến hóa: Tính đa dạng ở sinh vật là nguồn nguyên liệu cho quá trình chọn lọc tự nhiên và giúp cho loài có thể sống và phân bố được ở nhiều môi trường sống khác nhau. + Trong chọn giống: Tính đa dạng ở vật nuôi và cây trồng cung cấp cho con người nguồn nguyên liệu để dễ dàng chọn giữ lại các đặc điểm mà nhà sản xuất mong muốn. Lý thuyết. 2. 3. - Trung thể: Nhân đôi ở kì trung gian, tách đôi thành 2 trung tử di chuyển về 2 cực tế bào  Chuẩn bị cho sự hình thành thoi vô sắc ở kì đầu. - Thoi vô sắc (thoi phân bào): bắt đầu hình thành ở kì đầu, hoàn chỉnh ở kì giữa và hoạt động đến kỳ cuối thì biến mất  Thoi vô sắc giúp cho các NST gắn lên nó (ở kì giữa) và sang kì sau, thoi co rút kéo NST di chuyển về 2 cực của tế bào. - Màng nhân và nhân con: + Biến mất ở kì trung gian  tạo điều kiện cho các NST được tư do, dễ dàng xếp trên mặt phẳng xích đạo của thoi vô sắc và phân li. + Xuất hiện trở lại vào kì cuối  Tái tạo trở lại cấu trúc đặc trưng của tế bào con. - Màng chất tế bào: Tiến hành phân chia tại vị trí ở giữa tế bào  Phân tế bào mẹ thành 2 tế bào con. - Những điểm giống nhau: + Đều là những thể do đột biến số lượng NST tạo ra. + Đều phát sinh từ các tác nhân lý , hóa học của môi trường ngoài hay rối loạn trao đổi chất bên trong tế bào của cơ thể. + Đều biểu hiện thành các kiểu hình không bình thường. + Cơ chế tạo ra đều do sự phân li không bình thường của NST trong quá trình phân bào. + Số lượng NST trong tế bào sinh dưỡng đều sai khác so với 2n. + Ở thực vật, thể đa bội và thể dị bội đều được ứng dụng trong trồng trọt - Những điểm khác nhau Thể dị bội Thể đa bội Sự thay đổi số lượng chỉ xảy ra ở Tế bào có NST luôn tăng theo bội số. Điểm 0.5 0.5. 0.5 0.5 0.5 0.5 0.5 0.5. 0.25 0.25 0.5. 0.25 0.25 0.25 0.25 0.25 0.25.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> một hay một số cặp NST nào đó theo hướng tăng hay giảm như: 2n + 1, 2n – 1, 2n – 2 . . . Có thể tìm thấy ở thực vật và động vật kể cả con người.. của n và lớn hơn 2n như 3n, 4n, 5n . . . 0.5 .. Thường không tìm thấy ở động vật bậc cao và người (do bị chết) mà tìm thấy 0.5 phổ biến ở thực vật. Gây thay đổi kiểu hình ở một số bộ Thực vật đa bội thường có các cơ quan phận nào đó trên cơ thể, thường gây sinh dưỡng to, sinh trưởng mạnh và ra các bệnh hiểm nghèo chống chịu tốt với điều kiện môi 0.5 trường - F1 100% hoa đỏ, lá rộng, F1 đồng tính  P thuần chủng, các tính trạng hoa đỏ, lá rộng là trội so với hoa vàng, lá hẹp. 0.5 - Qui ước: A: hoa đỏ, a: hoa vàng B: lá rộng, b: lá hẹp - Với mong muốn của người làm vườn thì tỉ lệ phân li của mỗi tính trạng ở đời F1 là: Hoađỏ 1+1 0.5 = =1 :1  tỉ lệ phân tích: P: Aa (hoa đỏ) x aa (hoa vàng). 1. Hoavàng 1+1 Lárong 1+1 = =1:1  tỉ lệ lai phân tích: P: Bb (lá rộng) x bb (lá hẹp) Láhep 1+1. 2a. b Bài tập. 3a. - Vậy có thể chọn cặp bố mẹ trong 2 trường hợp sau: P1: AaBb (hoa đỏ, lá rộng) x aabb (hoa vàng, lá hẹp) P2: Aabb (hoa đỏ, lá hẹp) x aaBb (hoa vàng, lá rộng) HS tự lập sơ đồ lai kiểm chứng (mỗi sơ đồ lai 0.75đ). 0.5 0.5 1.5. Gọi x là số đợt nguyên phân của tế bào  2x: số tế bào con sau nguyên phân 2n(2x – 1): số NST đơn cung cấp cho quá trình nguyên phân (1) 2n.2x: số NST đơn cung cấp cho quá trình giảm phân (2) Từ (1) và (2) ta có: 2n = 448 – 434 = 14 Thế vào (1) ta có: 14(2x – 1) = 434  2x = (434 : 14) + 1= 32 - Số đợt nguyên phân của tế bào: 2x = 32  x = 5 - Nếu là tế bào sinh dục sơ khai đực  số giao tử: 32 x 4 = 128 - Nếu là tế bào sinh dục sơ khai cái  số giao tử: 32 x 1 = 32. 0.25 0.25 0.5 0.5 0.5 0.5 0.5. Chiều dài của mỗi gen: Tổng số nuclêôtit của 2 gen: N = C x 20 = 210 x 20 = 4200 (nu) Gọi NI, NII lần lượt là số lượng nuclêôtit của mỗi gen I và gen II Ta có: NI + NII = 4200 Đề bài: NI =. b. 0.5. 2 NII  5. 7 NII = 4200 => NII = 4200. 5. 5 7. = 3000 (nu). NI = 4200 – 3000 = 1200 (nu) - Chiều dài gen I: (1200 : 2).3,4 Ao = 2040 (Ao) - Chiều dài gen II: (3000 : 2).3,4 Ao = 5100 (Ao) * Số lần nhân đôi của mỗi gen: Gọi x1, x2 lần lượt là số lần nhân đôi của mỗi gen I và gen II. Theo đề bài, ta có: x1 + x2 = 8 Số nuclêôtit môi trường cung cấp cho gen I: (2x – 1). N1 = 8400. 0.25 0.25 0.25 0.25 0.25 0.25 0.25 0.25.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> Suy ra 2x =. 8400 1200. 0.25. + 1 = 8 = 23. Vậy x1 = 3 - Gen I nhân đôi x1 = 3 lần - Gen II nhân đôi x2 = 8 – 3 = 5 lần 4. 0.25 0.25 0.25. Người mẹ có kiểu gen XDXd giảm phân bình thường, bố có kiểu gen X DY rối 1 loạn giảm phân tạo nên 2 loại tinh trùng X DY và O. Người con máu khó đông và có bộ NST XO có kiểu gen XdO. Nhận Xd từ mẹ và giao tử O từ bố. P: XDXd (bình thường) x XDY (bình thường) 0.5 D d D G: X : X X Y:O F:. XdO (máu khó đông và Tớcnơ). 0.5. Người ra đề. Lại Thị Kim Hoa.

<span class='text_page_counter'>(5)</span>

×