Tải bản đầy đủ (.docx) (84 trang)

Luận văn thạc sĩ đặc điểm sinh trưởng, phát triển của một số giống đậu xanh và ảnh hưởng của phân bón qua lá đến cây đậu xanh giống đx trồng vụ đông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.54 MB, 84 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

ĐỖ THỊ HẢI VÂN

ĐẶC ĐIỂM SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN CỦA
MỘT SỐ GIỐNG ĐẬU XANH VÀ ẢNH HƯỞNG
CỦA PHÂN BÓN QUA LÁ ĐẾN CÂY ĐẬU XANH
GIỐNG ĐX14 TRỒNG VỤ ĐÔNG

Chuyên ngành đào tạo:
Mã số :
Người hướng dẫn khoa học:


NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP – 2019

ii


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo
vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám
ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày 19 tháng 9 năm 2019

Tác giả luận văn

Đỗ Thị Hải Vân


i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi đã nhận
được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, sự giúp đỡ, động viên của
lãnh đạo cơ quan, bạn bè, đồng nghiệp và gia đình.
Đến nay đã hồn thành luận văn, cho phép tơi được bày tỏ lịng kính trọng và
biết ơn sâu sắc đến TS. Trần Anh Tuấn, TS. Nguyễn Ngọc Quất đã tận tình hướng dẫn,
chỉ dạy, dành nhiều thời gian, công sức, và tạo điều kiện tốt nhất cho tơi trong suốt q
trình học tập và thực hiện đề tài.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo,
Bộ môn Sinh lý thực vật, Khoa Nông học - Học viện Nông nghiệp Việt Nam; Trung
tâm nghiên cứu và phát triển Đậu đỗ - Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm đã tạo
mọi điều kiện cho tôi trong q trình học tập, thực hiện đề tài và hồn thành luận văn.
Xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu trường THPT Ba Vì - Hà Nội, gia đình,
người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tơi về mọi mặt,
động viên khuyến khích tơi hồn thành luận văn này.
Hà Nội, ngày 19 tháng 9 năm 2019

Tác giả luận văn

Đỗ Thị Hải Vân

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan............................................................................................................................... i
Lời cảm ơn.................................................................................................................................. ii

Mục lục....................................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt.............................................................................................................. vi
Danh mục bảng........................................................................................................................ vii
Danh mục đồ thị và hình....................................................................................................... viii
Trích yếu luận văn.................................................................................................................... ix
Thesis abstract........................................................................................................................... xi
Phần 1. Mở đầu......................................................................................................................... 1
1.1.

Đặt vấn đề..................................................................................................................... 1

1.2.

Mục đích, yêu cầu và ý nghĩa của đề tài.................................................................. 2

1.2.1.

Mục đích của đề tài..................................................................................................... 2

1.2.2.

Phạm vi nghiên cứu..................................................................................................... 2

1.2.3.

Yêu cầu của đề tài....................................................................................................... 2

1.2.4.

Ý nghĩa của đề tài........................................................................................................ 2


Phần 2. Tổng quan tài liệu..................................................................................................... 4
2.1.

Vai trị và tình hình sản xuất đậu xanh..................................................................... 4

2.1.1.

Vai trị chung của cây đậu xanh................................................................................. 4

2.1.2.

Tình hình sản xuất đậu xanh trên thế giới............................................................... 4

2.1.3

Tình hình sản xuất đậu xanh ở Việt Nam................................................................ 6

2.2.

Nghiên cứu về đậu xanh trên thế giới và ở Việt Nam........................................... 8

2.2.1.

Nghiên cứu về đậu xanh trên thế giới...................................................................... 8

2.2.2.

Nghiên cứu về đậu xanh ở Việt Nam..................................................................... 10


2.3.

Nhu cầu dinh dưỡng của đậu xanh......................................................................... 13

2.3.1.

Nhu cầu dinh dưỡng của đậu xanh......................................................................... 13

2.4.

Nghiên cứu về dinh dưỡng qua lá........................................................................... 16

2.4.1.

Đặc điểm dinh dưỡng qua lá................................................................................... 16

2.4.2.

Một số kết quả nghiên cứu sử dụng phân bón lá trên thế giới và ở
Việt Nam.................................................................................................................... 19

2.5.

Đặc điểm khí hậu khu vực Hà Nội......................................................................... 21

iii


Phần 3. Vật liệu,và phương pháp nghiên cứu................................................................ 24
3.1.


Địa điểm nghiên cứu................................................................................................. 24

3.2.

Thời gian nghiên cứu................................................................................................ 24

3.3 .

Đối tượng nghiên cứu............................................................................................... 24

3.3.1.

Gồm 9 giống đậu xanh triển vọng:......................................................................... 24

3.3.2.

Các loại phân bón qua lá:......................................................................................... 25

3.4.

Nội dung nghiên cứu................................................................................................ 25

3.5.

Phương pháp nghiên cứu......................................................................................... 25

3.4.1.

Phương pháp bố trí thí nghiệm................................................................................ 25


3.4.2.

Phương pháp theo dõi các chỉ tiêu......................................................................... 27

3.4.3.

Phương pháp phân tích số liệu................................................................................ 30

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận........................................................................ 31
4.1.

Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng, phát triển, năng suất của một số giống

đậu xanh tuyển chọn cho vụ đông tại Thanh Trì - Hà Nội.

31

4.1.1.

Đặc điểm hình thái của các giống đậu xanh tham gia thí nghiệm .....................31

4.1.2.

Thời gian sinh trưởng phát triển của đậu xanh ở các giai đoạn .........................31

4.1.3.

Một số đặc điểm sinh trưởng của đậu xanh trong vụ Đông............................... 33


4.1.4.

Khả năng chống đổ và mức độ nhiễm sâu bệnh hại chính của các giống
đậu xanh triển vọng

4.1.5.

Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống đậu xanh triển

vọng
4.2.

36
37

Ảnh hưởng của một số loại phân bón qua lá đến giống đậu xanh ĐX14
trồng vụ đơng 40

4.2.1.

Ảnh hưởng của phân bón qua lá đến đặc điểm sinh trưởng của giống đậu

xanh ĐX14
4.2.2.

Ảnh hưởng của phân bón qua lá đến sự phát triển chiều cao giống đậu
xanh ĐX14

4.2.3.


40
42

Ảnh hưởng của phân bón qua lá đến quá trình ra lá của giống đậu xanh
ĐX14 43

4.2.4.

Ảnh hưởng của phân bón qua lá đến khả năng tích lũy chất khô của
giống đậu xanh ĐX14 45

4.2.5.

Ảnh hưởng của phân bón qua lá đến diện tích lá, chỉ số diện tích lá và chỉ

số diệp lục của giống đậu xanh ĐX14 47

iv


4.2.6.

Ảnh hưởng của phân bón qua lá đến khả năng chống đổ và mức độ
nhiễm sâu bệnh hại của giống đậu xanh ĐX14. 49

4.2.7.

Ảnh hưởng của phân bón qua lá đến các yếu tố cấu thành năng suất và
năng suất của giống đậu xanh ĐX14


4.2.8.

50

Hiệu quả kinh tế khi phun phân bón qua lá cho giống đậu xanh ĐX14
trong vụ đông 53

Phần 5. Kết luận và kiến nghị............................................................................................. 54
5.1.

Kết luận....................................................................................................................... 54

5.2.

Kiến nghị.................................................................................................................... 55

Phụ lục:...................................................................................................................................... 62

v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

CT

Công thức


Đ/c

Đối chứng

BNNPTNT

Bộ nông nghiệp phát triển nông thôn

QCVN

Quy chuẩn Việt Nam

PBQL

Phân bón qua lá

Cs

Cộng sự

NSTT

Năng suất thực thu

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.2.


Tình hình sản xuất đậu xanh ở một số vùng của Việt Nam năm
2015 và 2016 6

Bảng 4.1.

Đặc điểm hình thái của các giống đậu xanh................................................. 31

Bảng 4.3.

Một số đặc điểm sinh trưởng của các giống đậu xanh................................ 33

Bảng 4.4.

Khả năng chống đổ và mức độ nhiễm sâu bệnh hại chính của các
giống đậu xanh 37

Bảng 4.5.

Các yếu tố cấu thành năng và năng suất của các giống đậu xanh
triển vọng

Bảng 4.6.

39

Ảnh hưởng của phân bón qua lá đến đặc điểm sinh trưởng của
giống đậu xanh ĐX14 trong vụ đơng 41

Bảng 4.7.


Ảnh hưởng của phân bón qua lá đến sự phát triển chiều cao (cm)
của giống đậu xanh ĐX14 trong vụ đơng

Bảng 4.8.

Ảnh hưởng của phân bón qua lá đến quá trình ra lá của giống đậu
xanh ĐX14 trong vụ đơng (lá/cây)

Bảng 4.9.

43
44

Ảnh hưởng của phân bón qua lá đến khả năng tích lũy chất khơ
của giống đậu xanh ĐX14

49

Bảng 4.10. Ảnh hưởng của phân bón qua lá đến diện tích lá (dm2) , chỉ số diện
2

2

tích lá (m lá/m đất) và chỉ số diệp lục (SPAD) của giống đậu
xanh ĐX14

47

Bảng 4.11. Ảnh hưởng của phân bón qua lá đến khả năng chống đổ và mức độ

nhiễm sâu bệnh hại của giống đậu xanh ĐX14 trong vụ đơng. 49
Bảng 4.12. Ảnh hưởng của phân bón qua lá đến các yếu tố cấu thành năng
suất và năng suất của giống đậu xanh ĐX14 trong vụ đông

50

Bảng 4.13. Hiệu quả kinh tế khi phun phân bón qua lá cho giống đậu xanh
ĐX14 trong vụ đơng (Tính cho 1ha, đơn vị tính: 1000 đồng) 53

vii


DANH MỤC ĐỒ THỊ VÀ HÌNH
Đồ thị 2.1. Diễn biến năng suất đậu xanh ở các vùng sinh thái của Việt Nam ...............7
Hình 4.1. Diễn biến lượng mưa, nhiệt độ và số giờ nắng các tháng trong năm tại trạm
Láng (số liệu trung bình 10 năm, từ 2006 - 2015)......................................... 22

DANH MỤC ẢNH
Ảnh 4.1.: Cây đậu xanh giống ĐX14 ở giai đoạn quả mẩy.............................................. 54
Ảnh 4.2. Chiều dài quả đậu xanh ĐX14 ở các cơng thức thí nghiệm phân bón lá .......55
Ảnh 4.3. : Kết quả cân khối lượng 1000 hạt của 3 CT nghiên cứu ở lần lặp lại thứ nhất.. 56

viii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: ĐỖ THỊ HẢI VÂN
Tên luận văn: Đặc điểm sinh trưởng phát triển, năng suất của một số giống đậu xanh
và ảnh hưởng của phân bón qua lá đến cây đậu xanh giống ĐX14 trồng vụ đông.
Ngành: Khoa học cây trồng


Mã số: 8620110

Tên cơ sở đào tạo: Học Viện Nơng Nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu:
Đánh giá một số đặc điểm về sinh trưởng, phát triển, năng suất của các giống
đậu xanh tham gia thí nghiệm và ảnh hưởng của 02 loại phân bón qua lá A2 và Bolas
đến cây đậu xanh giống ĐX14 trồng vụ Đông, nhằm xác định được giống đậu xanh và
loại phân bón qua lá phù hợp phục vụ phát triển cây đậu xanh trồng vụ Đông.
Phương pháp nghiên cứu
Đề tài được thực hiện trong vụ Đơng 2018, gồm 2 thí nghiệm độc lập bố trí
ngồi đồng ruộng theo kiểu hồn tồn ngẫu nhiên với 3 lần nhắc lại.
+
Thí nghiệm 1 với 9 công thức về giống gồm: ĐXHL10; ĐX11; ĐX14;
ĐX16; ĐX17; NTB02; ĐXVN5; ĐXVN7; và giống ĐXVN6 làm đối chứng.
+
Thí nghiệm 2 với 3 công thức gồm: Phun nước lã (Đối chứng); phun Phân
bón lá A2; phun Phân bón lá Bolas.
Kết quả chính và kết luận
1.
Các giống đậu xanh triển vọng có khả năng sinh trưởng, phát triển tốt, thời
gian sinh trưởng từ 68 - 75 ngày; khả năng chống đổ tốt; mức độ nhiễm bệnh đốm
nâu, bệnh phấn trắng nhẹ; số quả trên cây biến động từ 15,0 - 19,67 quả, cao hơn
giống đối chứng 3 - 4 quả/cây; cho năng suất thực thu cao hơn so với giống đối chứng
ĐXVN6, trong đó 2 giống ĐX14 và ĐX11 có tiềm năng năng suất cao (đạt 1,75 và
1,70 tấn/ha; vượt đối chứng 0,54 - 0,59 tấn/ha).
2.

Phân bón qua lá A2 và Bolas có ảnh hưởng tích cực tới các q trình sinh


trưởng, phát triển của cây đậu xanh ĐX14 (tăng số cành, đường kính thân, chiều cao, khả
năng ra lá, diện tích lá...) nhưng khơng làm giảm khả năng chống đổ và chống chịu một số
loại sâu bệnh chính; phân bón lá có ảnh hưởng tốt đến các yếu tố cấu thành năng suất,
năng suất thực thu và cho hiệu quả kinh tế cao hơn. Trong đó phun phân bón lá A2 cho
năng suất cao nhất, đạt 1,82 tấn/ha; đã cho hiệu quả kinh tế cao nhất với lãi thuần đạt
23.529.000 đồng/ha, cao hơn công thức đối chứng 3.164.000 đồng/ha.

ix


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Do Thi Hai Van
Thesis title: Agronomic characteristics of 9 mung bean varieties and effects of foliar
fertilizers on variety DX14 in winter crop
Major: Crop science

Code: 8620110

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Research Objectives:
Evaluation of growth and development characteristics of 9 mung bean varieties and
effects of foliar fertilizers on variety DX14 in winter crop; finding out the most apropriate
variety and foliar fertilizer for promotion of mung bean production in winter-crop.

Material and Methods:
The research was conducted in winter crop 2018 including 2 open-field
experiments. The experiments were arranged according to Complete randomized
Design (CRD) with 3 replications of each variable.
+
Experiment 1 including 9 variables of varieties: ĐXHL10; ĐX11; ĐX14;

ĐX16; ĐX17; NTB02; ĐXVN5; ĐXVN7; and the control variety ĐXVN6.
+
Experiment 2 including 3 treatment-levels: water-spraying, foliar fertilizer
A2 and foliar fertilizer Bolas.
Main findings and conclusions
1.
Evaluation of growth and development characteristics of mung bean
varieties in winter - crop at Thanh Trì - Hà Nội showed that: 8 mungbean varieties had
good growth, with growth periods ranged from 68 - 75 days. The results also showed
that 8 mungbean varieties resistanced well to lodging, Cercospora leaf spot and
powdery mildew diseases and had the pod - numbers per plant at 15.0 - 19.67 (higher
than the control variety DXVN6 at 3 - 4 pods/plant). The promising mungbean
varieties had the higher grain yield than the control variety DXVN6. Among them,
varieties DX14 and DX11 had the highest potential yield, which should be cultivated
in winter crop in the Northern of Vietnam.
2.
Foliar fertilizers A2 and Bolas enhanced growth of mung bean var ĐX14
including plant height, leaf and branch-initation, main-shoot thickness, leaf - area,
LAI, SPAD, matter accumulation and growth - duration 4 more-days. How ever, use
of the foliar fertilizers did not change the resistances to lodging and the diseases.

x


Foliar fertilizer A2 and Bolas gave the good effects on yield-contributive
components and actual yield of mung bean var ĐX14 in winter crop. Among them, A2
gave the best enhancements on plant height, leaf and branch-initation, main-shoot
thickness, leaf-area, LAI, SPAD, matter accumulation, number of pod/plant and
seed/pod, pod length and 1000-seed weight. Mung bean var ĐX14 treated with A2 had
the best actual yield, attained 1.82 ton/ha and profited 23.529.000 VND/ha.


xi


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Đậu xanh (Vigna radiate (L) wilczek) là cây thực phẩm ngắn ngày với
nhiều ưu điểm trong hệ thống nông nghiệp (Nusrat et al., 2014), cũng là cây có giá
trị kinh tế cao được trồng ở nhiều nước trên thế giới và cả ở Việt Nam. Hạt đậu
xanh cung cấp nguồn thực phẩm giàu đạm, đáp ứng nhu cầu về dinh dưỡng của
con người, vật nuôi; là nguyên liệu cho một số ngành công nghiệp chế biến và là
cây cải tạo đất tốt. Quả và lá non đậu xanh còn được dùng như một loại rau xanh
cao cấp rất giàu khoáng chất và vitamin (Riaz Ullah et al., 2014). Với thời gian
sinh trưởng ngắn, đậu xanh là cây trồng có giá trị đặc biệt trong hệ thống canh tác,
luân canh tăng vụ. Ở Việt Nam, đậu xanh được trồng từ lâu đời trên hầu khắp các
vùng trong cả nước và có vai trị quan trọng chỉ sau sau lạc, đậu tương (Trần Đình
Long và Lê Khả Tường,1998).
Riêng miền Bắc, đậu xanh hiện được gieo trồng khá phổ biến nhưng vẫn
chỉ được coi là loại cây trồng thứ yếu và chưa được gieo trồng nhiều trong vụ
Đơng. Trong khi đó sau hai vụ lúa diện tích đất trồng cây vụ Đông rất lớn nhưng
hiện vẫn chưa được sử dụng hiệu quả. Trước thực tế đó, phát triển cây đậu xanh
bằng các giống có năng suất cao, thích hợp trồng vụ Đơng sẽ làm đa dạng cây
trồng, góp phần làm tăng thu nhập cho nơng dân. Mặt khác, mặc dù đậu xanh là
đối tượng được các nhà nông học chú ý quan tâm, nhưng các nghiên cứu để phát
triển cây đậu xanh vụ Đơng cịn rất hạn chế. Do đó, hiện vẫn cịn rất thiếu các
giống đậu xanh thích hợp cho trồng vụ Đơng ở miền Bắc. Để cây đậu xanh có thể
trở thành một trong những cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao thì việc đẩy
mạnh công tác nghiên cứu, tuyển chọn, đánh giá, sử dụng những giống đậu xanh
triển vọng là hết sức cần thiết.
Giống đậu xanh ĐX14 được Hội đồng khoa học Bộ Nông nghiệp và PTNT

thông qua đề nghị công nhận sản xuất thử năm 2014. Theo Nguyễn Ngọc Quất và
cs. (2013), giống đậu xanh ĐX14 luôn thể hiện những đặc tính ưu việt về sinh
trưởng phát triển, cho năng suất thực thu cao nhất đạt từ 2,0 - 2,1 tấn/ha. Vì vậy
nếu đưa được giống đậu xanh ĐX14 vào trồng trong vụ Đơng ở miền Bắc có thể sẽ
giúp mở rộng diện tích và nâng cao hiệu quả sử dụng đất ở vùng này. Tuy nhiên để
một giống có thể đạt được tiềm năng năng suất thì có rất nhiều biện pháp, trong đó
sử dụng phân bón là một trong những biện pháp quan trọng. Xu

1


hướng sử dụng nhiều phân bón hóa học hiện nay đã làm thiếu hụt các nguyên tố
vi lượng trong đất, đây chính là một trong những nguyên nhân làm hạn chế năng
suất và làm cho cây đậu xanh dễ bị nhiễm sâu bệnh. Vì vậy, cần thiết phải bổ sung
các nguyên tố vi lượng cho cây đậu xanh, đặc biệt là bổ sung bằng con đường qua
lá.
Xuất phát từ những yêu cầu thực tế nêu trên, chúng tôi thực hiện đề tài:
“Đặc điểm sinh trưởng, phát triển của một số giống đậu xanh và ảnh hưởng
của phân bón qua lá đến cây đậu xanh giống ĐX14 trồng vụ Đông” nhằm tuyển
chọn những giống đậu xanh có năng suất cao, thích hợp trồng vụ Đông tại miền
Bắc Việt Nam. Đồng thời đánh giá ảnh hưởng của một số loại phân bón qua lá đến
quá trình sinh trưởng phát triển và năng suất của giống đậu xanh ĐX14 trong vụ
đơng.
1.2. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU VÀ Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI
1.2.1. Mục đích của đề tài
Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng, phát triển của 09 giống đậu xanh và ảnh
hưởng của 02 loại phân bón qua lá tới cây đậu xanh giống ĐX14 trồng vụ Đơng,
nhằm xác định được giống và phân bón qua lá thích hợp, phục vụ phát triển cây
đậu xanh trồng vụ Đông.
1.2.2. Phạm vi nghiên cứu

- Đề tài tiến hành thí nghiệm trên 09 giống đậu xanh, với 2 loại phân bón
qua lá;
-

Thời gian thực hiện: vụ đơng năm 2018;

-

Địa điểm: Thanh Trì - Hà Nội.

1.2.3. Yêu cầu của đề tài
-

Tuyển chọn được giống đậu xanh triển vọng cho năng suất cao, chất

lượng thích hợp để gieo trồng trong vụ Đơng.
-

Xác định được ảnh hưởng của phân bón lá A2 và Bolas đến sinh trưởng,

phát triển và năng suất của giống đậu xanh ĐX14 trồng trong vụ Đông.
1.2.4. Ý nghĩa của đề tài
Ý
nghĩa khoa học: Kết quả của đề tài sẽ cung cấp các dẫn liệu khoa học
mới về các giống đậu xanh triển vọng cho năng suất, chất lượng cao thích hợp

2


trồng trong vụ Đông; ảnh hưởng của một số loại phân bón qua lá đến sinh trưởng,

phát triển và năng suất của giống đậu xanh ĐX14 trồng trong vụ Đông.
Ý
nghĩa thực tiễn: Kết quả của đề tài sẽ là cơ sở để xây dựng quy trình kĩ
thuật gieo trồng một số giống đậu xanh trong vụ Đông nhằm tăng năng suất, chất
lượng của cây đậu xanh, từ đó góp phần làm tăng hiệu quả kinh tế trên đơn vị diện
tích, mở rộng diện tích gieo trồng và đa dạng cây trồng trong vụ đông.

3


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. VAI TRỊ VÀ TÌNH HÌNH SẢN XUẤT ĐẬU XANH
2.1.1. Vai trị chung của cây đậu xanh
Cây đậu xanh đã được chú trọng phát triển ở nhiều quốc gia trên thế giới từ
nhiều năm nay, đặc biệt là ở châu Á. Trồng đậu xanh chủ yếu để thu hoạch hạt. Hạt
đậu xanh là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao do có chứa hàm lượng protein
phong phú và rất dễ tiêu hóa. Protein trong hạt đậu xanh chứa đầy đủ các loại axit
amin không thay thế đặc biệt là lizin, vì vậy sử dụng bột đậu xanh kết hợp với bột
ngũ cốc để tạo ra thực phẩm giàu protein rất tốt (vì lizin là axit amin hạn chế trong
lúa gạo) (Zhang et al., 2003). Từ hạt đậu xanh có thể chế biến thành rất nhiều sản
phẩm khác nhau như làm bánh kẹo, đồ xôi, nấu chè, làm rau giá, chế biến thành
bột dinh dưỡng… Sử dụng sản phẩm đậu xanh giúp tăng cường sức khỏe cho phụ
nữ và trẻ em bị thiếu máu (Shanmugasundaram et al., 2009). Hạt đậu xanh có chứa
các hợp chất thúc đẩy quá trình trao đổi chất ở cơ thể. Trong y học cổ truyền Trung
Quốc, các bộ phận của cây đậu xanh được sử dụng để điều trị các căn bệnh như
viêm gan, viêm dạ dày, nhiễm độc, giải nhiệt hạ khí, giải độc tiêu phù, tả, mờ đục
giác mạc… (Zhang et al., 2003).
Ngoài giá trị dinh dưỡng, cây đậu xanh cịn có khả năng cố định đạm sinh
học nhờ cộng sinh với vi khuẩn cố định đạm Rhizobium SP (đáp ứng 60 - 70% nhu
cầu đạm của cây). Sau khi thu hoạch, thân lá đậu xanh để lại trên đồng ruộng là

nguồn phân xanh có tác dụng làm tăng chất hữu cơ và dinh dưỡng cho đất. Ở Việt
Nam nhiều vùng đã lựa chọn cây đậu xanh trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng,
luân canh, xen canh, gối vụ (Trần Đình Long và Lê Khả Tường, 1998;
Ngồi ra, hạt đậu xanh là mặt hàng xuất khẩu của nhiều quốc gia trên thế
giới như Ấn Độ, Sri Lanka, Trung Quốc... (Nair et al., 2013).
2.1.2. Tình hình sản xuất đậu xanh trên thế giới
Đậu xanh là một trong những loại cây họ đậu đã được trồng phổ biến ở
nhiều quốc gia trên thế giới. Đặc biệt ở châu Á, đậu xanh chính là một trong những
cây họ đậu quan trọng nhất. Từ năm 2010 - 2014, diện tích trồng đậu xanh trên thế
giới liên tục tăng đều qua các năm. Năng suất đậu xanh cũng ngày càng tăng lên
do có nhiều giống mới được lai tạo và đưa vào sử dụng. Đồng thời đã áp dụng
rộng rãi các biện pháp kĩ thuật tiên tiến, đem lại những kết quả tích cực (năng suất
tăng 1,11 tấn/ha).

4


Trong những năm gần đây, do nhu cầu của con người về nguồn dinh dưỡng
protein từ thực vật tăng nhanh nên sản xuất đậu xanh trên thế giới ngày càng phát
triển. Năm 2003, trên thế giới diện tích trồng đậu xanh chỉ khoảng 5,5 triệu ha,
nhưng chỉ sau 10 năm diện tích trồng đã đạt khoảng trên 6 triệu ha (Nair et al.,
2013); tốc độ tăng trung bình khoảng 2.5% /năm (Tomooka et al., 2005). Lượng
đậu xanh tiêu thụ trên thế giới từ năm 1984 đến 2006 tăng từ 22% lên 66% và sản
lượng hàng năm tăng đều (Shanmugasundaram et al., 2009b).
Theo kết quả điều tra của Trung tâm Nghiên cứu và phát triển rau màu châu
Á (AVRDC), hàng năm trên thế giới có khoảng 23 nước sản xuất đậu xanh, với
tổng diện tích trên 6 triệu ha; sản lượng hàng năm thu được khoảng 3 triệu tấn. Ba
quốc gia sản xuất đậu xanh lớn nhất là Ấn Độ, Trung Quốc và Myanmar (Nair et
al., 2014). Cây đậu xanh phân bố tại những nơi có nhiệt độ trung bình ban ngày
trên 20ºC, tập trung chủ yếu ở khu vực Nam và Đông Nam Á bao gồm các quốc

gia Trung Quốc, Thái Lan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ và Việt Nam (Nair et al.,
2013).
Hiện nay tại Ấn Độ, diện tích trồng đậu xanh là 3,5 triệu ha; sản lượng hạt
đạt 1,2 triệu tấn (Nair et al., 2013). Trung Quốc có diện tích trồng đậu xanh trên
700.000 ha, sản lượng đạt 980.000 tấn (Nair et al., 2013).
Riêng ở khu vực châu Á, Pakistan là một trong những quốc gia sản xuất đậu
xanh lớn với diện tích trồng năm 2009 là 231.100 ha và sản lượng thu được là
157.400 tấn; năng suất trung bình là 0,72 tấn/ha. Ngồi ra cây đậu xanh cũng là
cây trồng quan trọng của một số quốc gia như Myanmar, Bangladesh, Sri Lanka.
Đậu xanh có thể trồng ở điều kiện độ ẩm và mức phân bón thấp, là một trong
những cây đậu đỗ lấy hạt trong hệ thống canh tác nhờ nước trời ở vùng đất khô
hạn và bán khơ hạn của Sri Lanka.
Về hình thái, hạt đậu xanh có màu vàng hoặc màu xanh. Vỏ hạt có dạng
trơn bóng hoặc xanh mốc. Thị hiếu của người tiêu dùng về màu sắc hạt ở các quốc
gia là khác nhau. Ví dụ, vỏ hạt màu xanh trơn bóng được người dân Ấn Độ,
Bangladesh, Pakistan và Úc ưa chuộng; trong khi đó người dân In-đơ-nê-xia,
Tanzania, Kenya, Việt Nam lại ưa chuộng hạt xanh. Còn hạt màu vàng được người
dân Philippines và Sri Lanka ưa chuộng (Nair et al., 2013).
Nhiều năm qua để đáp ứng nhu cầu phát triển đậu xanh trên thế giới,
AVRDC đã hợp tác với các quốc gia trong khu vực nghiên cứu và đã tạo ra được
các giống đậu xanh mới có nhiều ưu điểm như thời gian sinh trưởng ngắn, năng
suất cao, chống chịu sâu bệnh tốt (đặc biệt là bệnh đốm nâu, phấn trắng). Nông

5


dân của nhiều quốc gia như Bangladesh, Bhutan, Trung Quốc, Ấn Độ, Myanmar,
Nepal, Pakistan, Sri Lanka và Thái Lan... đã trồng các giống đậu xanh mới với
diện tích khoảng 2.932.000 ha; năng suất trung bình tăng khoảng 300 kg/ha; sản
lượng tăng từ 2,5 triệu tấn năm 1985 lên 3,1 triệu tấn năm 2006. Tại Pakistan, khi

sử dụng các giống đậu xanh mới đã làm tăng năng suất lên 55% so với sử dụng các
giống truyền thống. Ngoài ra, cây đậu xanh khi luân canh với cây lúa mì đã tiết
kiệm được 23% chi phí sản xuất. Tại Bangladesh khi sử dụng các giống đậu xanh
mới cũng đã làm tăng năng suất lên đến 40%. Ở Trung Quốc khi ứng dụng các
giống đậu xanh mới, sản lượng đậu xanh đang ở mức chỉ đạt 500.000 tấn (năm
1986) đã tăng lên 891.000 tấn (năm 2000); năng suất đang ở mức chỉ đạt
0,91tấn/ha (năm 1986) đã tăng lên 1,15 tấn/ha (năm 2000) (Nair et al., 2013).
2.1.3 Tình hình sản xuất đậu xanh ở Việt Nam

Việt Nam đậu xanh là một trong những loại cây trồng truyền thống, cũng
là một trong 3 cây đậu đỗ chính. Cây đậu xanh được trồng từ Bắc vào Nam, từ các
tỉnh đồng bằng đến trung du và miền núi. Đặc biệt tại các tỉnh Bắc Trung Bộ,
Đông Nam Bộ, Tây Nguyên và đồng bằng sông Cửu Long... Nước ta trồng đậu
xanh với nhiều mục đích như lấy hạt, cải tạo đất, chống xói mịn, làm cây phân
xanh… Cây đậu xanh trồng trong vụ Hè Thu đã mang lại nguồn thu nhập đáng kể
cho người nông dân. Và trong hệ thống sản xuất cây trồng hiện nay, đậu xanh có vị
trí quan trọng trong cơ cấu ln canh, xen canh và gối vụ. Tuy nhiên mặc dù cây
đậu xanh chỉ đứng sau lạc và đậu tương, nhưng diện tích gieo trồng đậu xanh hiện
nay vẫn còn manh mún, chưa tập trung.
Bảng 2.2. Tình hình sản xuất đậu xanh ở một số vùng
của Việt Nam năm 2015 và 2016
Vùng trồng
Cả nước
ĐB sơng Hồng
Trung du và MN phía Bắc
ĐB sơng Cửu Long
Đông Nam bộ
Duyên hải Miền Trung
Bắc Trung bộ
Tây Nguyên


6


Sản xuất đậu xanh của nước ta được phân bố chủ yếu ở 7 vùng sinh thái
trên cả nước, với tổng diện tích trồng năm 2015 và năm 2016 lần lượt là 90.189 và
90.541 ha. Như vậy diện tích trồng cây đậu xanh năm 2016 so với năm 2015 đã
tăng 352 ha. Năng suất đậu xanh bình quân ở nước ta năm 2015 và 2016 đều đạt
1.100 kg/ha. Hiện nay, sản lượng đậu xanh trong nước không đủ đáp ứng nhu cầu
tiêu dùng mà hàng năm nước ta vẫn phải nhập khẩu thêm từ các nước khác như
Trung Quốc, Campuchia. Mặc dù đậu xanh chưa được đầu tư nghiên cứu nhiều
như lạc và đậu tương, nhưng do nhu cầu tiêu dùng của thị trường lớn; xu hướng đa
dạng hoá cây trồng và sản phẩm; cùng chính sách chuyển dịch cơ cấu cây trồng ở
các địa phương nên cây đậu xanh ngày càng được quan tâm và gieo trồng nhiều
hơn từ Bắc vào Nam, nhất là vùng Đông Nam Bộ và duyên hải miền Trung. Tuy
nhiên hiện nay việc sản xuất cây đậu xanh ở nước ta vẫn đang ở tình trạng quảng
canh, vì vậy vấn đề thâm canh tăng năng suất và mở rộng quy mô trồng đậu xanh
đang ngày càng được quan tâm nghiên cứu. Và mặc dù đã có một số nghiên cứu về
giống và các biện pháp kỹ thuật nhằm tăng năng suất đậu xanh, nhưng các nghiên
cứu đa số cịn đơn lẻ, chưa có sự đột phá để có được năng suất và sản lượng cao.

Sản lượng đậu xanh (tấn)

năng suất 2015
18
16
14
12
10
8

6
4
2
Cả nước ĐB sông ĐB sông Duyên hải Đông Nam Trung du Bắc Trung
Tây
Cửu Long
Hồng
Miền
Bộ
và MN
Bộ Nguyên
Trung
Bắc Bộ

Đồ thị 2.1. Diễn biến năng suất đậu xanh ở các vùng sinh thái của Việt Nam
Nguồn: Viện Quy hoạch Thiết kế Nông nghiệp (2017)

Theo kết quả thống kê của Viện Quy hoạch Thiết kế Nông nghiệp năm 2017
thì: năm 2015, 2016 vùng có diện tích sản xuất đậu xanh lớn nhất cả nước là vùng
Tây Nguyên với 24.362 và 25.220 ha; vùng có diện tích sản xuất đậu

7


xanh nhỏ nhất là vùng đồng bằng sông Hồng. Nhưng về năng suất đậu xanh trung
bình tồn vùng đạt cao nhất là ở 2 vùng là vùng Đồng bằng sông Cửu Long và
vùng Đồng bằng sông Hồng. Ở vùng Đồng bằng sơng Cửu Long, năng suất đậu
xanh trung bình trong 2 năm 2015 và 2016 biến động từ 1,63 - 1,66 tấn/ha và vùng
đồng bằng sông Hồng năm 2015 và 2016 năng suất biến động từ 1,51 - 1,55
tấn/ha. Vùng có năng suất đậu xanh trung bình thấp nhất là Tây Nguyên và Bắc

Trung bộ. Năm 2016 năng suất đậu xanh trung bình vùng Tây Nguyên chỉ đạt 0,89
tấn/ha, vùng Bắc Trung bộ đạt 0,92 tấn/ha, thấp hơn năng suất trung bình của cả
nước là 0,21 tấn/ha và 0,18 tấn/ha. Như vậy ở vùng Đồng bằng sơng Hồng tuy có
tổng diện tích trồng đậu xanh thấp nhất cả nước, nhưng năng suất trung bình thu
được lại xếp thứ hai cả nước.
Khi so sánh năng suất đậu xanh trung bình của nước ta với năng suất trung
bình của châu Á và thế giới, người ta thấy rằng năng suất đậu xanh của nước ta đạt
khá cao, cao hơn so với năng suất đậu xanh của châu Á và thế giới. Những năm
gần đây đã có nhiều giống đậu xanh mới được đưa ra sản xuất, đồng thời nhu cầu
thâm canh, cải tạo đất ngày càng cao. Vì vậy cây đậu xanh đã và đang được tham
gia ngày càng nhiều vào các cơ cấu cây trồng của nhiều tỉnh thành trên cả nước và
ngày càng có những bước tiến đáng kể về năng suất và sản lượng. Có được kết quả
đó chính là do ở các địa phương đã mạnh dạn đưa các giống đậu xanh mới vào sản
xuất như V123; ĐX208; NTB01; ĐXHL10... Đặc biệt trong sản xuất đậu xanh
hiện nay người sản xuất đã quan tâm đến việc đổi mới và áp dụng các quy trình kĩ
thuật canh tác tiên tiến. Đồng thời hiện nay đã có nhiều cơng ty, Viện, Trung tâm
tích cực tham gia nghiên cứu và cung ứng các giống mới, đã góp phần làm phong
phú thêm bộ giống đậu xanh và tác động tích cực đến việc tăng năng suất, sản
lượng đậu xanh ở tất cả các vùng trên cả nước.
2.2. NGHIÊN CỨU VỀ ĐẬU XANH TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM
2.2.1. Nghiên cứu về đậu xanh trên thế giới
2.2.1.1. Nghiên cứu về chọn tạo giống
Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Rau màu châu Á (AVRDC, Đài Loan)
là nơi lưu giữ tập đoàn các giống đậu xanh phong phú nhất với 6.379 mẫu giống.
Hàng năm tại đây có vài trăm tổ hợp lai được tạo ra, với hàng loạt giống đậu xanh
mới được đưa vào sản xuất tại nhiều quốc gia trên thế giới. Nguồn gen đậu xanh
của AVRDC chủ yếu được thu thập từ 41 quốc gia, trong đó nơi có nguồn gen đậu
xanh nhiều nhất là Ấn Độ. Các nước như Indonesia, Trung Quốc,

8



Australia, Mỹ, Pakistan, Kenya cũng có những chương trình chọn tạo giống đậu
xanh riêng và cũng đã đưa ra hàng loạt giống mới với nhiều đặc điểm quý, phù
hợp với điều kiện sinh thái của đất nước (Poehlman,1991).
Cơng trình nghiên cứu và đánh giá nguồn gen đậu xanh đáng chú ý nhất đã
được thực hiện bởi sự hợp tác giữa các Trung tâm Nghiên cứu Nông nghiệp nhiệt
đới (Nhật Bản), Trung tâm Nghiên cứu Cây trồng Chinat (Thái Lan), Viện Tài
nguyên cây trồng Quốc gia Nhật Bản và AVRDC. Trong chương trình nghiên cứu
này đã có 497 mẫu được sử dụng cho việc đánh giá kiểu sinh trưởng; 651 mẫu
được sử dụng cho việc đánh giá đặc điểm hạt; 590 mẫu được sử dụng cho việc
đánh giá sự đa dạng protein. Hầu hết các mẫu giống này đều được cung cấp bởi
các ngân hàng gen của AVRDC, trường đại học Tokyo (Nhật Bản) và Viện Tài
nguyên Cây trồng Quốc gia Nhật Bản (Norihico Tomooka et al., 1991).


châu Á, các giống đậu xanh truyền thống được trồng có đặc điểm cơ bản

là thời gian sinh trưởng dài (90 - 110 ngày), nhạy cảm với sâu bệnh hại, thu hoạch
rải rác, dễ bị rụng quả, năng suất thấp chỉ đạt 0,4 tấn/ha, kích thước hạt nhỏ, do đó
việc cải tiến giống đậu xanh cũng đã và đang được chú trọng.
Thái Lan là một trong những quốc có nhiều thành cơng trong cơng tác chọn
tạo giống đậu xanh. Gần đây 2 giống mới là Chai Nat 60 và Chai Nat 36 được giới
thiệu vào sản xuất. Và các giống đậu xanh KPS1, KPS2, Chai Nat 60 và Chai Nat
36 đã gần như phủ kín 100% diện tích trồng đậu xanh tại Thái Lan
(Shanmugasundaram et al., 2010).
Trong những năm qua, AVRDC đã đạt được những tiến bộ đáng kể trong
việc phát triển các dòng giống đậu xanh mới. Các dòng tốt nhất được chuyển giao
cho các nhà chọn giống trên khắp thế giới. Từ nguồn vật liệu của AVRDC, 112
giống đậu xanh mới được phát triển mở rộng ở 27 nước trên thế giới (Norihico

Tomooka et al., 1991). Ở một số nước ước tính diện tích trồng đậu xanh giống mới
như sau: ở Trung Quốc là 600.000 ha, Pakistan là 200.000 ha, Ấn Độ là 500.000
ha, Băngladesh là 70.000 ha... (Shanmugasundaram, 2007).
Trên thế giới cây đậu xanh đã được trồng khá phổ biến ở 5 châu lục, do vậy
đến nay cây đậu xanh đã được quan tâm nghiên cứu ở nhiều quốc gia. AVRD và
các trung tâm vùng như Trung tâm vùng châu Á (Bangkok, Thái Lan), Trung tâm
vùng châu Phi (Arusha, Tanzania), Trung tâm vùng Nam Á (Hyderabad, Ấn Độ)
có sự nghiên cứu khá toàn diện về cây đậu xanh.

9


Hiện tại, đã có hơn 110 giống đậu xanh được đưa ra bởi AVRDC cho khu
vực Nam và Đông Nam Á cũng như toàn thế giới. Trung tâm AVRDC đã phát triển
một số dòng đậu xanh siêu trội cho vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Ưu điểm của
các giống này là đều chín sớm và chín đồng đều (55 - 65 ngày), năng suất và khả
năng chống chịu bệnh cao. Các giống này bao gồm: Chainat 60 - Thailand, BPI
Mg7 - Philippines, and Merpati - Indonesia (Somta et al., 2009).
2.2.1.2. Nghiên cứu về thời vụ gieo trồng
Thời vụ gieo trồng đậu xanh phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như điều kiện
sinh thái, thổ nhưỡng, cơ cấu cây trồng, giống... Thời vụ gieo trồng thích hợp là
một trong các nguyên nhân tạo điều kiện cho đậu xanh đạt được năng suất tối ưu.
Nếu cây trồng không được gieo đúng thời vụ thì năng suất có thể giảm đáng kể do
giảm số quả, giảm khối lượng hạt và cũng có thể suy giảm mạnh năng suất do gặp
các điều kiện thời tiết bất thuận ở giai đoạn thu hoạch (Sekhon et al., 2007).
Kết quả nghiên cứu tại Punjab, Ấn độ năm 2003 và 2004 chỉ ra rằng: Thời
vụ tốt nhất để gieo trồng đậu xanh trong vụ hè là từ 20/03 - 10/04 và trong mùa
khô từ 10 - 25/07, riêng với những giống có thời gian sinh trưởng ngắn ngày (70 75 ngày) có thể gieo đến 10/08 (Sekhon et al., 2005).
Một nghiên cứu khác về thời vụ gieo trồng đậu xanh ở Băngladesh cho
thấy: Để đậu xanh đạt năng suất cao nên gieo từ 15/02 (ở Barisal) và từ tháng 03

đến tháng 04 (ở Jessore và Dinajpur). Nếu gieo muộn hơn thì năng suất đậu xanh
giảm đáng kể từ 18 - 64% ( Hamid et al., 2004).
2.2.2. Nghiên cứu về đậu xanh ở Việt Nam
2.2.2.1. Nghiên cứu về chọn tạo giống
Mặc dù chưa được đầu tư nghiên cứu nhiều như lạc và đậu tương nhưng
trong những năm gần đây công tác thu thập, lưu giữ và nhập nội, lai tạo giống đậu
xanh ở nước ta cũng đã được chú trọng nghiên cứu và phát triển.
Công tác thu thập, nghiên cứu vật liệu khởi đầu trong chọn tạo giống đậu
xanh thích hợp cho vụ Hè ở miền Bắc Việt Nam giai đoạn 1983 - 1994 đã thu được
480 mẫu giống đậu xanh trong nước và từ 27 quốc gia khác trên thế giới. Trong đó
có 158 mẫu giống đậu xanh địa phương của 22 tỉnh, phục vụ cho công tác nghiên
cứu, chọn tạo. Giai đoạn từ 1994 - 1996 đã tiến hành đánh giá tập đoàn giống đậu
xanh trên với 26 chỉ tiêu về tính trạng hình thái, nơng học, các yếu tố cấu thành
năng suất và năng suất, khả năng chống chịu

10


sâu bệnh. Kết quả, đã phân lập được một số mẫu giống có các đặc tính q, thích
nghi với vụ Hè như VC1973A, V2272, VC1560D…, vừa có năng suất cao, thời
gian sinh trưởng ngắn, kháng được bệnh đốm nâu. So sánh và thử nghiệm một số
giống đậu xanh trong vụ Hè ở một số tỉnh miền Bắc Việt Nam cho thấy giống
VC1973A, VC4152B, Chunnam 2 có thời gian sinh trưởng ngắn (65 - 75 ngày),
năng suất cao và ổn định trên 1 tấn/ha, khối lượng 1000 hạt đạt 55 - 70 g, hạt màu
xanh vàng và xanh mốc, thích hợp cho tiêu dùng và xuất khẩu (Tạ Kim Bính,
2000).
Theo Lê Khả Tường (2000), khi khảo sát 108 mẫu giống đậu xanh đã phân
lập được 20 dịng/ giống có tiềm năng năng suất cao, 30 dịng/ giống chịu sâu bệnh
thích ứng với vụ Xuân và vụ Thu Đông ở miền Bắc. Trong đó các giống T135,
V123 có năng suất cao thích ứng với vụ Thu Đông ở miền Bắc nước ta.

Riêng Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam trong giai đoạn 2001
- 2005 đã đánh giá 2024 lượt mẫu giống, trong đó có 150 mẫu giống địa phương
và đã xác định được các mẫu giống đạt năng suất từ 1,8 - 2,2 tấn/ha; thời gian sinh
trưởng từ 70 - 75 ngày, gồm đậu xanh Quản Bạ, đậu xanh mỡ Hải Dương,
VC6193B, Chinat 72, Chianat 56, Chinat 36, SEL8, MN19, VC3890. Giống
Chinat 72 và Chinat 36 có nguồn gốc từ Thái Lan là các giống triển vọng nhất cần
nghiên cứu hồn thiện quy trình canh tác để mở rộng sản xuất (Trần Đình Long và
Nguyễn Thị Chinh, 2005).
Tạ Minh Sơn và cs. (2006) đã nghiên cứu chọn tạo thành công giống đậu
xanh NTB01. Giống NTB01 trong vụ Đơng Xn có thời gian sinh trưởng 78 ngày
và trong vụ Hè Thu có thời gian sinh trưởng 72 ngày, hạt xanh mỡ. Năng suất đạt
từ 1,7 - 2,4 tấn/ha.
Giai đoạn 2006 - 2008 nghiên cứu chọn tạo giống đậu xanh và biện pháp kỹ
thuật trong hệ thống canh tác với cây ngô, đã tuyển chọn thành công hai giống
ĐXVN4 và ĐXVN5 (Nguyễn Thị Thanh và cs., 2007). Các giống mới ngày càng
có nhiều ưu điểm hơn, đặc biệt là về tiềm năng suất và khả năng chống chịu.
Giống đậu xanh ĐX11 được chọn lọc từ giống đậu xanh Chinat 36 có
nguồn gốc từ Thái Lan. Giống ĐX11 được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn cho phép sản xuất thử năm 2008. ĐX11 thích ứng rộng trong vụ Hè sau lạc
xn, ngơ xuân và đậu tương xuân; trên nhiều loại đất khác nhau từ đất cát ven
biển đến đất thịt nhẹ ở nhiều vùng sinh thái.

11


Theo Nguyễn Ngọc Quất và cs. (2013), nghiên cứu phát triển một số giống
đậu xanh triển vọng cho tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh đã xác định giống đậu xanh
ĐX14 ln thể hiện những đặc tính ưu việt về sinh trưởng phát triển, cho năng suất
thực thu cao nhất đạt từ 2,0 - 2,1 tấn/ha.
Tính đến năm 2015, ở nước ta đã có 16 giống đậu xanh được cơng nhận

giống quốc gia. Nhưng những nghiên cứu, đánh giá về các giống đậu xanh có thể
trồng và cho năng suất cao trong vụ đông lại chưa nhiều.
Để xác định giống đậu xanh thích hợp trong vụ thu đơng, tác giả Lê Khả
Tường đã khảo sát và đánh giá 108 mẫu giống đậu xanh về các đặc điểm hình thái
của lá, quả, hạt, khả năng phân cành, khả năng chống chịu sâu bệnh hại, thời gian
sinh trưởng và tiềm năng năng suất. Qua đó tác giả đã chọn tạo được 4 dịng lai có
triển vọng là T135, V123, T17, T18 (Lê Khả Tường, 2000).
Nguyễn Ngọc Quất và cs. (2014) đã tuyển chọn và khảo nghiệm giống đậu
xanh ĐX14 ở các tỉnh phía Bắc. Giống đậu xanh ĐX14 có thời gian sinh trưởng
trong vụ hè từ 73 - 75 ngày, năng suất thực thu trung bình ở các điểm khảo nghiệm
đạt 1,88 - 1,96 tấn/ha. Đậu xanh ĐX14 chín tập trung rất thuận lợi cho thu hoạch,
chống đổ tốt, nhiễm nhẹ bệnh đốm nâu.
2.2.2.2. Nghiên cứu về thời vụ trồng đậu xanh ở Việt Nam
Thời vụ gieo trồng cây đậu xanh ở nước ta tuỳ thuộc vào vùng sinh thái.
Các tỉnh miền Bắc trong vụ Xuân gieo trong tháng 3, từ phía nam Thanh Hố trở
vào ấm hơn nên có thể gieo từ cuối tháng 2 để tránh gió lào tháng 4. Vụ Hè nên
gieo đậu xanh từ đầu đến giữa tháng 5, vụ Thu Đông tốt nhất là trong tháng 8
(Đường Hồng Dật, 2006).
Tuy nhiên tác giả Trần Văn Lài và cs. (1993) lại cho rằng thời vụ tốt nhất
đối với đậu xanh trong vụ Xuân ở khoảng thời gian hẹp hơn, từ 01 - 15/3 cho các
tỉnh miền Bắc, từ 15 - 25/2 cho các tỉnh Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh. Thời vụ
gieo trong vụ Hè với khoảng thời gian rộng hơn từ 25/5 - 15/6. Vụ Thu Đông cũng
nên kết thúc trong tháng 8, riêng một số tỉnh miền núi cần gieo sớm, từ 20 tháng 7
đến 10/8.
Vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên là vùng có diện tích trồng
đậu xanh lớn và thu được sản lượng cao. Đậu xanh được trồng 2 - 3 vụ trong năm,
chủ yếu là trồng thuần. Vụ Xuân có thể gieo từ cuối tháng 12 sang đầu tháng 1,
hoặc cả tháng 1 năm sau nếu ở phía Nam. Vụ Hè Thu gieo vào

12



×