Tải bản đầy đủ (.docx) (111 trang)

Luận văn thạc sĩ đặc điểm sinh trưởng, phát triển và ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật đến cây mai yên tử trồng tại gia lâm, hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.81 MB, 111 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN THỊ QUỲNH MAI

ĐẶC ĐIỂM SINH TRƯỞNG, PHÁT
TRIỂN VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ
BIỆN PHÁP KỸ THUẬT ĐẾN CÂY MAI
YÊN TỬ TRỒNG TẠI GIA LÂM – HÀ NỘI

Ngành:

Khoa học cây trồng

Mã số:

60 62 01 10

Người hướng dẫn khoa học:

TS. Trần Anh Tuấn

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Những
số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa từng
được ai cơng bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã
được cảm ơn và các thơng tin trích dẫn trong luận văn đều được ghi rõ nguồn gốc.


Hà Nội, ngày 28 tháng 9 năm 2017
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Quỳnh Mai

i


LỜI CẢM ƠN
Nhân dịp hồn thành luận văn, tơi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới
TS. Trần Anh Tuấn, người đã hướng dẫn, chỉ bảo tận tình và giúp đỡ tơi
trong suốt q trình thực hiện đề tài và hồn chỉnh luận văn của mình.
Tơi xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo trong Sinh lý thực vật Khoa Nông học - Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam đã tạo mọi điều kiện thuận
lợi, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện luận văn này.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến sự giúp đỡ nhiệt tình của lãnh đạo và tập thể
cán bộ Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Hoa, cây cảnh đã động viên và tạo điều
kiện thuận lợi cho tôi thực hiện đề tài nghiên cứu và hồn thành khố học cao học.

Tôi xin được trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ, tạo mọi điều kiện của tồn
thể gia đình và bạn bè trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Hà Nội, ngày 28

tháng 9 năm

2017

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Quỳnh Mai


ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan......................................................................................................................................... i
Lời cảm ơn............................................................................................................................................ ii
Mục lục................................................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt.................................................................................................................... vi
Danh mục bảng................................................................................................................................. vii
Trích yếu luận văn............................................................................................................................ ix
Thesis abstract................................................................................................................................... xi
Phần 1. Mở đầu

1

1.1.

Tính cấp thiết của đề tài................................................................................................. 1

1.2.

Mục đích, yêu cầu............................................................................................................. 2

1.2.1.

Mục đích................................................................................................................................. 2

1.2.2.

Yêu cầu................................................................................................................................... 2


1.3.

Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài........................................... 2

1.3.1.

Ý nghĩa khoa học của đề tài........................................................................................ 2

1.3.2.

Ý nghĩa thực tiễn của đề tài......................................................................................... 2

Phần 2. Tổng quan tài liệu nghiên cứu.................................................................................. 3
2.1.

Giới thiệu chung về cây hoa mai vàng.................................................................. 3

2.1.1.

Nguồn gốc, vị trí, phân loại thực vật...................................................................... 3

2.1.2.

Đặc điểm thực vật học.................................................................................................... 4

2.1.3.

Yêu cầu ngoại cảnh đối với cây hoa mai vàng................................................. 5


2.1.4.

Giá trị kinh tế và sử dụng của cây mai vàng...................................................... 6

2.1.5.

Cơ sở khoa học của các biện pháp kỹ thuật tác động đến khả năng ra hoa và chất

lượng cây hoa mai vàng............................................................................................... 6
2.2.

Tình hình nghiên cứu và sản xuất mai vàng trên thế giới và Việt Nam
8

2.2.1.

Tình hình nghiên cứu và sản xuất hoa mai vàng trên thế giới .................8

2.2.2.

Tình hình nghiên cứu về cây mai và Mai Yên Tử Việt Nam......................10

2.2.3.

Một số kết quả nghiên cứu về mai Yên Tử....................................................... 17

Phần 3. Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu..................................... 19
3.1.

Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu................................................. 19


3.1.1.

Đối tượng và vật liệu nghiên cứu.......................................................................... 19

iii


3.1.2.

Địa điểm và thời gian nghiên cứu.......................................................................... 21

3.2.

Nội dung nghiên cứu.................................................................................................... 21

3.3.

Phương pháp nghiên cứu.......................................................................................... 22

3.3.1.

Bố trí thí nghiệm.............................................................................................................. 22

3.3.2.

Các chỉ tiêu theo dõi...................................................................................................... 24

3.3.3.


Phương pháp xử lý số liệu........................................................................................ 26

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận.......................................................................... 27
4.1.

Nghiên cứu đặc điểm thực vật học của hoa mai Yên Tử trồng tại Gia Lâm – Hà

Nội........................................................................................................................................... 27
4.1.1.

Kết quả thu thập các mẫu giống hoa mai Yên Tử......................................... 27

4.1.2.

Tình hình sinh trưởng, phát triển của hoa Mai Yên Tử.............................. 27

4.1.3.

Đặc điểm hình thái của giống hoa Mai Yên Tử trồng tại Gia Lâm – Hà Nội. 29

4.1.4.

Cấu trúc hoa của giống hoa Mai Yên Tử nghiên cứu tại Gia Lâm – Hà Nội. 30

4.1.5.

Chất lượng hoa của giống Mai Yên Tử nghiên cứu tại Gia Lâm – Hà Nội
30

4.1.6.


Tình hình sâu, bệnh hại của hoa Mai Yên Tử nghiên cứu tại Gia Lâm – Hà Nội
32

4.2.

Ảnh hưởng của thời điểm khoanh vỏ đến khả năng ra hoa và chất lượng hoa của hoa

mai Yên Tử tại Gia Lâm – Hà Nội........................................................................... 33
4.2.1.

Ảnh hưởng thời điểm khoanh vỏ đến động thái tăng trưởng chiều dài và đường

kính cành lộc của giống hoa mai Yên Tử sau khi khoanh vỏ................33
4.2.2.

Ảnh hưởng của thời điểm khoanh vỏ đến khả năng ra hoa và tỷ lệ hoa nở của mai

Yên Tử trồng tại Gia Lâm, Hà Nội.......................................................................... 35
4.2.3.

Ảnh hưởng của thời điểm khoanh vỏ đến chất lượng hoa của hoa mai Yên Tử .. 37

4.2.4.

Ảnh hưởng của thời điểm khoanh vỏ đến tình hình sâu bệnh hại mai Yên Tử

trồng tại Gia Lâm, Hà Nội........................................................................................... 38
4.3.


Ảnh hưởng của thời điểm tuốt lá đến sự ra hoa và chất lượng của hoa mai Yên Tử

39
4.3.1.

Ảnh hưởng của thời điểm tuốt lá đến khả năng ra hoa của mai Yên Tử
39

4.3.2.

Ảnh hưởng của thời điểm tuốt lá đến chất lượng hoa của mai Yên Tử . 41

4.3.3.

Ảnh hưởng của thời điểm tuốt lá đến tình hình sâu bệnh hại mai Yên Tử trồng tại

Gia Lâm, Hà Nội............................................................................................................... 42
4.4.

Ảnh hưởng của Paclobutrazol đến sinh trưởng, phát triển và sự ra hoa của hoa

mai Yên Tử tại Gia Lâm- Hà Nội.............................................................................. 43


iv


4.4.1.

Ảnh hưởng thời điểm tưới Paclobutrazol đến động thái tăng trưởng chiều dài và


đường kính cành lộc của giống hoa mai Yên Tử.......................................... 43
4.4.2.

Ảnh hưởng của thời điểm tưới Paclobutrazol đến khả năng ra hoa và tỷ lệ hoa nở

của mai Yên Tử trồng tại Gia Lâm, Hà Nội........................................................ 45
4.4.3.

Ảnh hưởng của thời điểm tưới Paclobutrazol đến chất lượng hoa của hoa mai

Yên Tử................................................................................................................................... 46
4.5.

Ảnh hưởng của một số chế phẩm đến sự ra hoa của mai Yên Tử......48

Phần 5. Kết luận và đề nghị........................................................................................................ 51
5. 1.

Kết luận................................................................................................................................. 51

5.2.

Đề nghị.................................................................................................................................. 51

Tài liệu tham khảo........................................................................................................................... 54
Phụ lục................................................................................................................................................... 58

v



DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Từ viết tắt

CT

Công thức

CTTN

Công thức thí nghiệm

CD

Chiều dài

ĐK

Đường kính

Đ/C

Đối chứng

ĐKT

Đường kính tán


vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 4.1. Kết quả thu thập các giống cây hoa mai....................................................... 27
Bảng 4.2. Động thái tăng trưởng đường kính thân, chiều cao cây của hoa mai Yên
Tử tại Gia Lâm – Hà Nội.......................................................................................... 28
Bảng 4.3. Đặc điểm hình thái lá của giống hoa mai vàng Yên Tử nghiên cứu tại Gia
Lâm – Hà Nội................................................................................................................. 29
Bảng 4.4. Một số đặc điểm về cấu trúc hoa mai Yên Tử............................................. 30
Bảng 4.5. So sánh một số chỉ tiêu chất lượng hoa mai Yên Tử được trồng tại Gia
Lâm với Mai Giảo Bình Định................................................................................ 31
Bảng 4.6. Thành phần và mức độ phổ biến của sâu bệnh, nhện hại trên cây mai Yên
Tử tại Gia lâm – Hà Nội........................................................................................... 32
Bảng 4.7. Động thái tăng trưởng chiều dài và đường kính cành lộc của giống hoa
mai Yên Tử tại Gia Lâm, Hà Nội......................................................................... 34
Bảng 4.8. Ảnh hưởng thời điểm khoanh vỏ đến khả năng ra hoa của giống hoa mai
Yên Tử.............................................................................................................................. 36
Bảng 4.9. Ảnh hưởng của thời điểm khoanh vỏ đến chất lượng hoa mai Yên tử
trồng tại Gia Lâm, Hà Nội....................................................................................... 37
Bảng 4.10. Ảnh hưởng của thời điểm khoanh vỏ đến tình hình sâu bệnh hại mai Yên

Tử trồng tại Gia Lâm, Hà Nội............................................................................... 38
Bảng 4.11. Ảnh hưởng của thời điểm tuốt lá đến khả năng ra hoa và tỷ lệ nở hoa của

mai Yên Tử trồng tại Gia Lâm, Hà Nội............................................................ 39
Bảng 4.12. Ảnh hưởng của thời điểm tuốt lá đến chất lượng hoa của giống hoa mai

Yên Tử.............................................................................................................................. 41
Bảng 4.13. Ảnh hưởng của thời điểm tuốt lá đến tình hình sâu bệnh hại mai vàng


Yên Tử trồng tại Gia Lâm, Hà Nội..................................................................... 42
Bảng 4.14. Ảnh hưởng của Paclobutrazol

đến động thái tăng trưởng chiều

dài và

đường kính cành lộc của giống hoa mai Yên Tử..................................... 44
Bảng 4.15. Ảnh hưởng thời điểm tưới Paclobutrazol đến khả năng ra hoa của giống

hoa mai Yên Tử........................................................................................................... 45
Bảng 4.16. Ảnh hưởng của thời điểm xử lý Paclobutrazol đến chất lượng hoa mai

Yên tử trồng tại Gia Lâm, Hà Nội....................................................................... 47

vii


Bảng 4.17. Ảnh hưởng của việc sử dụng một số chế phẩm đến khả năng ra hoa của

giống hoa mai Yên Tử............................................................................................. 48
Bảng 4.18. Ảnh hưởng của việc sử dụng một số chế phẩm đến chất lượng hoa của

hoa mai Yên Tử........................................................................................................... 49
Bảng 4.19. Ảnh hưởng của việc sử dụng một số chế phẩm đến tình hình sâu bệnh

hại mai Yên Tử trồng tại Gia Lâm, Hà Nội

viii


50


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Nguyễn Thị Quỳnh Mai
Tên Luận văn: “Đặc điểm sinh trưởng, phát triển và ảnh hưởng của một số
biện pháp kỹ thuật đến cây mai Yên Tử trồng tại Gia Lâm – Hà Nội”.
Ngành: Khoa học cây trồng

Mã số: 60 62 01 10

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nơng nghiệp
Việt Nam Mục đích nghiên cứu:
Xác định được đặc điểm hình thái, sinh trưởng phát triển, khả năng
thích nghi của giống mai vàng Yên Tử và một số biện pháp kỹ thuật nhằm
nâng cao chất lượng hoa mai vàng Yên Tử tại Hà Nội. Kết quả của đề tài góp
phần bảo tồn và phát triển nghề trồng hoa mai vàng Yên Tử tại Hà Nội.
Phương pháp nghiên cứu
Thí nghiệm 1: Nghiên cứu đặc điểm nơng sinh học của giống mai Yên Tử trồng
tại Gia Lâm - Hà Nội. Thí nghiệm được bố trí hồn tồn ngẫu nhiên, nghiên cứu được
tiến hành trên vườn mai vàng Yên Tử 3 năm tuổi , chọn 9 cây đồng đều để thí nghiệm.
Thí nghiệm 2: Nghiên cứu ảnh hưởng của thời điểm khoanh vỏ đến khả năng ra
hoa và chất lượng hoa của cây mai Yên Tử. Dùng dao chuyên dụng khoanh 1 vòng
quanh gốc, chiều rộng của vết khoanh là 2mm, chiều sâu vừa đủ chạm tới phần tượng
tầng. Các cơng thức được bố trí theo khối ngẫu nhiên hoàn toàn, nhắc lại 3 lần, mỗi lần
2

nhắc 3 cây. Số lượng cây theo dõi thí nghiệm là 9 cây, diện tích trồng cây 100m . Ngồi
yếu tố thí nghiệm là khoanh vỏ, các cơng thức được chăm sóc theo một nền chung.


Thí nghiệm3: Nghiên cứu ảnh hưởng thời điểm tuốt lá đến sự ra hoa của mai
Yên Tử. Kỹ thuật vặt lá áp dụng ngắt bỏ toàn bộ lá xanh trên cây, để lại chân cuống
lá, không được làm xước vỏ cành. Các cơng thức được bố trí theo khối ngẫu nhiên
hoàn toàn, nhắc lại 3 lần, mỗi lần nhắc 3 cây.Số lượng cây ở cơng thức thí nghiệm
2.

là 9 cây, diện tích trồng cây thí nghiệm là 150m Ngồi yếu tố thí nghiệm là khoanh
vỏ, các cơng thức được chăm sóc theo một nền chung.
Thí nghiệm 4: Nghiên cứu ảnh hưởng của Paclobutrazol đến sinh trưởng và
phát triển và ra hoa của mai Yên Tử. Pha tỷ lệ pha 1g/1 lít nước, tưới mỗi chậu 2lít
với lượng dung dịch bằng nhau. Tưới hóa chất vào buổi chiều. Các cơng thức
được bố trí theo khối ngẫu nhiên hồn toàn, nhắc lại 3 lần, mỗi lần nhắc 3 cây.Số
lượng cây theo dõi ở cơng thức thí nghiệm là 9 cây, diện tích trồng là 100m

2.

Ngồi

yếu tố thí nghiệm là tưới PBZ, các cơng thức được chăm sóc theo một nền chung.

ix


Thí nghiệm 5: Nghiên cứu ảnh hưởng của một số chế phẩm đến khả
năng ra hoa của mai Yên Tử
Phun thuốc với nồng độ, liều lượng theo quy định, phun ướt đều cả cây, phun vào
buổi chiều mát. Số lượng cây ở cơng thức thí nghiệm là 9 cây, diện tích trồng là 100m

2.


Kết quả chính và kết luận
Giống hoa mai Yên Tử có lá non màu xanh sáng, lá già màu xanh đậm,lá dài hình
bầu dục, mọc sole. Màu sắc hoa đẹp, 5 cánh, có mùi thơm. Số chỉ nhị của các giống nhiều
dao động từ 33-38 chỉ nhị, số nhụy của các giống chỉ có 1 nhụy. Số hoa/cây 43 bông/cây.
Thời gian chơi cây dao động từ 22-25 ngày. Chiều cao cây trung bình là 157cm, đường kính
gốc trung bình là 4,17cm và đường kính tán trung bình là 91,5cm.Chất lượng hoa của mai
Yên Tử được trồng tại Hà Nội có một số khác biệt so với mai Giảo Bình Định được trồng tại
Hà Nội đó là hoa nhiều hơn, cánh hoa và đài hoa ổn định, hoa có mùi thơm nhẹ.

Thời điểm tiến hành biện pháp khoanh vỏ thích hợp cho sự ra hoa và
chất lượng cây mai Yên Tử là vào 25/8 âm lịch, cho thời gian từ khi xuất hiện
nụ là ngắn nhất (93,5 ngày); hoa nở tập trung, nở trước tết 3,2 ngày, tỷ lệ nở
hoa đạt cao nhất (88,3%), đường kính hoa 3,1 cm và độ bền hoa 16,9 ngày.
Thời điểm tuốt lá tốt nhất với cây mai Yên Tử trồng tại Gia Lâm, Hà
Nội là trước tết Nguyên đán 50 ngày, cho thời gian từ khi xuất hiện nụ là
ngắn nhất (23,8 ngày); hoa nở tập trung, nở trước tết 4,7 ngày, tỷ lệ nở hoa
đạt cao nhất (90,1%), đường kính hoa 3,2 cm và độ bền hoa 17,5 ngày.
Thời điểm tưới gốc Paclobutrazol 1g/L với liều 2 L/gốc trồng chậu hợp
lý nhất cho cây mai Yên Tử 3 năm tuổi trong điều kiện trồng tại Gia Lâm, Hà
Nội là vào 25/7 âm lịch, cho thời gian từ khi xuất hiện nụ là ngắn nhất (25,6
ngày); hoa nở tập trung, nở trước tết 4,5 ngày, tỷ lệ nở hoa đạt cao nhất
(83,6%), đường kính hoa 3,0 cm và độ bền hoa 15,3 ngày.
Phun chế phẩm GA3 nồng độ 1g/L bắt đầu vào 25/10 âm lịch, với 3 lần phun, mỗi lần
cách nhau 7 ngày cho cây mai Yên Tử 3 năm tuổi trồng tại Gia Lâm, Hà Nội cho thời gian từ
khi xuất hiện nụ là ngắn nhất (22,6 ngày); hoa nở tập trung, nở trước tết 3,1 ngày, tỷ lệ nở
hoa đạt cao nhất (90,7%), đường kính hoa 3,4 cm và độ bền hoa 18,7 ngày.

x



THESIS ABSTRACT
Master candidate: Nguyen Thi Quynh Mai
Thesis title: “Characteristics of growth, development and effects of cultivation
technique on Vietnamese Mickey mouse plant var Yen Tu at Gia Lam – Hanoi”.

Major: Crop science

Code: 60 62 01 10

Educational organization: Vietnam National University of Agricalture VNUA)
Reseaarch Objectives:
Identification of morphological characteristics, growth, adaptability and the
appropriate cultivation technique for improvement quality of ochna plant var Yen Tu in
Hanoi. The result might contribute to the conservation of Vietnamese Mickey mouse
plant var Yen Tu and development this variety as an ornament plant in Hanoi.

Material and Methods:
Experiment 1: Identification of bio- biological characteristics of
Vietnamese Mickey mouse plant var Yen Tu grown in Gia Lam – Hanoi. The
experiment was setup in completely randomized design, on the 3-year-old
plants with 9 plants for each trial and the trials were repeated 3 times.
Experiment 2: Identification the appropriate girdling technique on the
ability blossom and flower quality of Vietnamese Mickey mouse plant var
Yen Tu grown in Gia Lam - Hanoi. A ring was cut on the bark at tree-foot
region, the width of the cut was 2mm; the depth was touching to the xylem.
The experiment was setup in completely randomized design, on the 3-yearold plants with 36 plants for each trial and the trials were repeated 3 times.
Experiment 3: Identification the appropriate leaf-prunning technique on
the ability blossom and flower quality of Vietnamese Michkey mouse plant var
Yen Tu grown in Gia Lam - Hanoi. Whole green leave was removed but left the

petiole. The experiment was setup in completely randomized design, on the 3year-old plants with 45 plants for each trial and the trials were repeated 3 times.
Experiment 4: Identification the effects of Paclobutrazol on the growth and
development of of Vietnamese Michkey mouse plant var Yen Tu grown in Gia Lam Hanoi. Two litters of Paclobutrazol solution (1 g/1 liter) was irrigated for each plant in
the afternoon. The experiment was setup in completely randomized design, on the 3year-old plants with 36 plants for each trial and the trials were repeated 3 times.

xi


Experiment 5: Identification the effects of some plant-regulators in flowering
controlling of Vietnamese Mickey mouse plant var Yen Tu grown in Gia Lam - Hanoi. The
plant-regulators were sprayed on plant with dosage following producers in the
afternoon. The experiment was setup in completely randomized design, on the 3-yearold plants with 36 plants for each trial and the trials were repeated 3 times.

Main findings and conclusions
Vietnamese Mickey mouse plants var Yen Tu have morphology as following: i)
leaf colour was light green in the young leaves was dark green in the mature leaves. ii)
leaf shape was long oval, and distribited alternately on branches. iii) Flowers have
beautiful color, with 33-38 filaments and only 1 stigma, the scent was fragrant. iv) The
number of flowers was 43 flowers/plant. The longevity of floweres were 22-25 days.
Performing girdling on Vietnamese Mickey mouse plants var Yen Tu on the 25/8 lunar
calendar gave the shortest time of flower bud sprouting (93.5 days); flower blossoming steadly at
3-4 days before Lunar New Year with the highest blooming rate (88.3%) and the highest flower
diameter (3.1 cm); and the longivety of flowers were 16.9 days.

Performing leaf-prunning on Vietnamese Mickey mouse plants var Yen
Tu at 50 days before Lunar New Yea gave the shortest time of flower bud
sprouting (23.8 days); flower blossoming steadly at 4-5 days before Lunar
New Year with the highest blooming rate (90.1%) and the highest flower
diameter (3.2 cm); and the longivety of flowers were 17.5 days.
Irrigating Paclobutrazol 1g/L with a dose of 2L/plant for Vietnamese

Mickey mouse plants var Yen Tu on 25/7 lunar calenda gave the shortest time of
flower bud sprouting (25.6 days); flower blossoming steadly at 4-5 days before
Lunar New Year with the highest blooming rate (83.6%) and the highest flower
diameter (3.0 cm); and the longivety of flowers were 15.3 days.
Spraying plant-regulator GA3 1g/L on Vietnamese Mickey mouse plants var Yen Tu (3
time sprays, the first spray on 25/10 lunar calenda and the interval between sprays was 7
days) gave the shortest time of flower bud sprouting (22.6 days); flower blossoming steadly
at 3-4 days before Lunar New Year with the highest blooming rate (90.7%) and the highest
flower diameter (3.4 cm); and the longivety of flowers were 18.7 days.

xii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Hoa mai vàng (Ochna integerrima Lour), thuộc họ lão mai (Ochnaceae)
.Mai vàng từ lâu đã được biết đến là loài hoa đẹp có vẻ đẹp đặc trưng mà ít lồi
hoa nào có được, hương thơm nhẹ nhàng, dễ chịu và thư giãn. Màu vàng của
hoa mai tượng trưng cho sự may mắn, thành đạt và thịnh vượng. Cây mai vàng,
được trồng ở nhiều nơi trên thế giới, chủ yếu là các nước châu Á nhiệt đới như
Ấn Độ, Miến Điện, Thái Lan, Mã Lai, Nam Trung Quốc…
Ở Việt Nam cây mai thích hợp với khí hậu ở miền Nam và miền Trung hơn.
Tuy nhiên, từ năm 2007 đến nay mai vàng đã được phát hiện tại nhiều tỉnh phía Bắc
của Việt Nam như Quảng Ninh, Bắc Giang. Theo nghiên cứu của nhóm các chuyên
gia viện Nghiên cứu Rau quả (thuộc Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam - Bộ NN
& PTNT), thì cây mai vàng Yên Tử và cây mai vàng miền Nam đều thuộc cùng một
loài (tên khoa học là Ochna integerrima). Khi khảo sát kỹ nguồn gốc cây mai vàng ở
non thiêng đại ngàn Yên Tử, các nhà khoa học của viện Nghiên cứu Rau quả và
Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội đều nhận thấy giống mai vàng này đã có cách
đây khoảng 800 năm, được phân bố rải rác khắp vùng rừng Yên Tử, nhưng tập

trung ở 3 khu chính đó là: Khe núi dọc từ chùa Hoa n xuống, khu rừng thuộc
phường Vàng Danh (ng Bí) và khu rừng thuộc dãy núi xã Tràng Lương, Bình Khê
(Đơng Triều). Nhiều cây có đường kính thân tới 0,5m, chiều cao 7-8m. Kết quả phân
tích, đánh giá bước đầu của nhóm nghiên cứu về các đặc điểm thực vật học, bộ
nhiễm sắc thể và kiểu gen v.v. cho thấy giống mai vàng này có cùng các đặc điểm
với mai vàng miền Nam (Đặng Văn Đông,2008)

Cho đến nay ở miền Bắc Việt Nam vẫn chưa có những nghiên cứu
chuyên sâu, đặc biệt là đặc điểm nông sinh học và các biện pháp kỹ thuật
trồng và chăm sóc cho lồi hoa nêu trên. Do đó, mai vàng Yên Tử mới chỉ
được trồng rải rác ở một số mơ hình nhỏ, cơ sở nghiên cứu ở miền Bắc với
số lượng rất ít, chưa thực sự phát triển rộng rãi ngoài sản xuất. Khi trồng
cây sinh trưởng, phát triển rất chậm, năng suất, chất lượng hoa kém và ra
hoa không đồng đều. Xuất phát từ lý do trên, chúng tôi tiến hành thực hiện
đề tài: “Đặc điểm sinh trưởng, phát triển và ảnh hưởng của một số biện
pháp kỹ thuật đến cây mai Yên Tử trồng tại Gia Lâm – Hà Nội”

1


1.2. MỤC ĐÍCH, U CẦU
1.2.1. Mục đích
Xác định được đặc điểm hình thái, sinh trưởng phát triển, khả năng
thích nghi của giống mai Yên Tử và một số biện pháp kỹ thuật nhằm nâng
cao chất lượng hoa mai Yên Tử tại Hà Nội. Kết quả của đề tài góp phần
bảo tồn và phát triển nghề trồng hoa mai Yên Tử tại Hà Nội.

1.2.2. Yêu cầu
- Đánh giá được đặc điểm hình thái, sinh trưởng, phát triển của


hoa mai Yên Tử trồng tại Gia Lâm - Hà Nội.
- Xác định được thời điểm khoanh vỏ hợp lý đến sự ra hoa của

mai Yên Tử tại Gia lâm – Hà Nội
-Xác định được thời điểm tuốt lá hợp lý đến sự ra hoa của mai
Yên Tử tại Gia Lâm – Hà Nội
- Xác định được thời điểm tưới gốc chất Paclobutrazol đến sinh

trưởng, phát triển và ra hoa của mai Yên Tử tại Gia lâm – Hà Nội
- Xác định được loại chế phẩm có ảnh hưởng đến khả năng ra

hoa của mai Yên Tử tại Gia lâm – Hà Nội
1.3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.3.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài
+ Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ cung cấp các dẫn liệu khoa học về

ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật tác động đến khả năng ra hoa và
chất lượng hoa của cây mai Yên Tử cũng như sự thích nghi của mai Yên Tử
với điều kiện tự nhiên của một số địa điểm trồng khác nhau của Hà Nội.
+ Kết quả nghiên cứu là tài liệu tham khảo trong giảng dạy,

nghiên cứu hoa nói chung và hoa mai vàng nói riêng tại các Viện,
Trường Đại học và Học viện Nông nghiệp.
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần hồn thiện quy trình kỹ thuật,
trong đó có một số biện pháp tác động điều khiển mai Yên Tử nở hoa đúng
dịp tết Nguyên Đán, nâng cao chất lượng hoa và hiệu quả sản xuất của cây
hoa mai Yên Tử tại Hà Nội. Đồng thời là kết quả bước đầu đánh giá sự phù
hợp của mai Yên Tử với các địa điểm trồng khác nhau tại Hà Nội để định
hướng sản xuất hoa mai thương phẩm tại Hà Nội hiệu quả.


2


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
2.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÂY HOA MAI VÀNG
2.1.1. Nguồn gốc, vị trí, phân loại thực vật
Mai vàng còn gọi là Huỳnh mai có tên khoa học là Ochna integerrima
(Lour.) Merr., thuộc họ lão mai (Ochnaceae), hiện có hơn 300 lồi mai khác
nhau. Mai vàng là thực vật đặc trưng cho vùng nhiệt đới nóng ấm Đơng Nam Á
và châu Phi, phát triển rộng rãi ở nước ta từ Đà Nẵng trở vào (rải rác cũng gặp
từ Đèo Ngang trở vào Huế). Ở Việt Nam, mai vàng là một chi cây cảnh gồm một
số loài như: Ochna integerrima (mai vàng năm cánh); Ochna integerrima (mai
núi) và Ochna atropurpurea (mai tứ quý). Trên thế giới có ít nhất là 50 lồi mai
vàng chủ yếu tập trung nhiều nhất ở Đông Nam Á và châu Phi (Trần Hợp, 1993).

Mai trắng có tên khoa học là Prunus mume, thuộc chi Mận mơ
(Prunus), thuộc họ Hoa hồng (Rosaceae), lồi cây này được coi là có
nguồn gốc từ Trung Quốc và sau này được đưa tới Nhật Bản và Triều
Tiên, được trồng để lấy quả và hoa. Nó có quan hệ họ hàng khá gần
gũi với mơ châu Âu (Prunus armeniaca). Mai trắng ưa khí hậu lạnh.
Những năm gần đây, cây mai vàng Yên Tử mới được phát hiện và chú ý tới.
Có nhiều nhận định cho rằng, rừng “Đại lão Mai vàng” ở Yên Tử có trên 800 năm
tuổi và rất có thể được hình thành khi vua Trần Nhân Tông sáng lập Thiền Phái Trúc
Lâm Yên Tử (1285-1288). Người ta thấy cây Mai vàng Yên Tử tập trung nhiều ở khu
vực Yên Tử của thị xã ng Bí và một số vùng lân cận của tỉnh Quảng Ninh như
Đơng Triều, Hồnh Bồ, … Tuy nhiên, vẫn chưa có một nghiên cứu chuyên sâu nào
về sự phân bố và xuất xứ của mai vàng Yên Tử. Xung quanh vấn đề này cũng đã có
nhiều ý kiến khác nhau. Họ cho rằng, có thể cây mai vàng Yên Tử và mai vàng miền
Nam có chung nguồn gốc hay nói đúng hơn là cùng lồi (Ochna integerrima (Lour.)

Merr. Lại có những ý kiến cho rằng, mai vàng Yên Tử và mai vàng Miền Nam khơng
phải cùng lồi (Đặng Văn Đông, 2008b).
Từ năm 2007, các cán bộ nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Rau quả đã tiến
hành nghiên cứu nhằm bảo tồn và phát triển loài mai này. Kết quả điều tra cho thấy
mai vàng Yên Tử được phân bố chủ yếu ở chùa n Tử (thị xã ng Bí) và xã Tây
Sơn (huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh). Kết quả phân tích PCR cho thấy mai
vàng Yên Tử và mai vàng miền Nam thuộc cùng một loài Ochna integerrima (Lour.)
Merr. nhưng có một số khác biệt về hình dạng (Đặng Văn Đông, 2008a).

3


2.1.2. Đặc điểm thực vật học
Mai vàng là loại cây rụng lá hàng năm, thân có chiều cao trung bình 2-7m,
đường kính thân 10-25cm. Cành thưa và có màu xám nâu. Lá mai vàng có màu
xanh, lá đơn, mọc cách, mặt trên thường bóng. Kích thước lá 7-19 x 3-5,5cm.
Hoa màu vàng, có thể có mùi thơm. Đường kính hoa trung bình 3-4cm. Hoa có
từ 5-7 cánh hình ơ van, cánh hoa dài 1,3-2cm, chiều rộng 1-1,4cm. Hoa mai vàng
có nhiều nhị, số lượng thay đổi, có chiều cao từ 0,9-1,2cm. Nhụy thường cao
hơn nhị, trung bình 1-1,4cm. Đài hoa màu xanh, số lượng thay đổi từ 4-6 chiếc,
kích thước lá đài 10-12 x 6-7mm. Cây mai vàng thích hợp trồng ở độ cao 3001400m so với mực nước biển. Hoa của cây mai vàng để tươi có thể cất được
tinh dầu thơm, dùng để chữa vết bỏng nước và uống có thể chữa khỏi bệnh
ngứa ở trẻ em. Hoa phơi khô dùng để chữa ho, suyễn (Jiang Qing Hai, 2006).

Đặc điểm của cây mai vàng theo phân tích của Phạm Hồng Hộ (1999)
trong cuốn Cây cỏ Việt Nam thì mai vàng miền Nam Ochna integerrima
(Lour.) Merr. (syn. Elaeocarpus integerrima Lour. ; Ochna harmandii Lec.)
thuốc tiểu mộc hay đại mộc nhỏ. Lá có phiến hình bầu dục, dai, khơng lơng,
có 8-10 cặp gân phụ, mép lá có răng thấp, cuống lá dài từ 4 - 7 mm. Cụm hoa
có cọng ngắn, từng hoa có cuống dài, 5 lá đài màu xanh, hoa có 10 cánh

màu vàng tươi, dễ rụng, nhị nhiều, màu nâu. Số lá nỗn từ 5- 20, khơng lơng,
1 vịi nhụy. Quả từ 1-10 hạt màu đen, có nhân cứng nằm trên đế hoa lồi.
Mai vàng nhiều cánh chia làm nhiều loại như mai sẻ, mai trâu, mai cánh trịn,
mai cánh dún. Mai sẻ là giống có rất nhiều hoa, mỗi hoa có 5 cánh vàng nhợt. Tuy
đố hoa nhỏ (đường kính 2cm), chỉ nhỉnh hơn các chủm cau nhưng màu sắc lại rất
đậm đà. Đây là giống mai được nhiều người ưa thích do có ưu điểm là nhiều hoa.
Mai trâu là giống mai vàng 5-12 cánh, có ưu điểm là ra hoa với đóa lớn hơn mai sẻ
(đường kính 3,5cm). Hoa mai trâu có cánh lớn, dày và có màu vàng nghệ tươi tắn
hơn mai sẻ. Tuy nhiên, mai trâu có số lượng hoa ít, chỉ khoảng một nửa so với mai
sẻ. Giống mai cánh tròn có đố hoa lớn như mai trâu, cũng có màu vàng rực rỡ,
năm cánh hoa vừa to vừa tròn cạnh tạo nên nét khác lạ. Mai cánh dún có hoa to,
màu sắc rực rỡ nhưng cánh không trơn láng và ngồi rìa dún gợn sóng như lá rau
diếp trơng lạ mắt và hấp dẫn, … (Việt Chương và Nguyễn Việt Thái, 2005).
Để khẳng định được nguồn gốc, xuất xứ cây mai vàng Yên Tử, nhóm nghiên
cứu Viện Nghiên cứu Rau Quả đã tiến hành giải phẫu phân tích hình thái. Kết quả
cho thấy, cây mai vàng Yên Tử là tiểu mộc hoặc đại mộc nhỏ, vỏ thân xám trắng,

4


cành non có bì khổng rất rõ, có chồi búp vào mùa bất lợi. Lá có phiến bầu dục,
dai, mọc chụm ở đầu cành, cuống dài 0,3-0,5 cm, gân phụ rất rõ gồm 8-9 gân,
mép lá có răng cưa. Cụm hoa có cuống chung ngắn, từng hoa có cuống dài, 5 lá
đài màu xanh, hoa có 5 cánh màu vàng tươi, có mùi thơm, nhị nhiều, màu nâu.
Số lá nỗn 10, vịi nhụy 1. Quả có 1- 10 hạt màu đen (Đặng Văn Đông, 2008a).

Cây mai vàng Yên Tử cao từ 5-7m, thân cành gân guốc, có dáng và thế
rất đẹp và đa số mọc trên vách đá ở độ cao từ 400 m đến 900 m so với mực
nước biển. Qua điều tra cho thấy đa số các cây mai đều có tuổi rất cao,
nhưng xung quanh gốc có rất ít cây con thay thế, mặc dù các cây mai này

đều đang trong trạng thái sinh trưởng và phát triển tốt, nhưng trong tương
lai gần nếu khơng có biện pháp nhân giống và bảo tồn thích hợp thì vẻ đẹp
của rừng "Đại lão mai vàng" ở Yên Tử khó có thể lưu giữ được.

2.1.3. Yêu cầu ngoại cảnh đối với cây hoa mai vàng
- Ánh sáng: cây mai vàng cần ít nhất 6 giờ chiếu sáng/ngày. Những nơi có
thời gian chiếu sáng quá ít, cây mai thường sinh trưởng kém và ra hoa ít. Số giờ
nắng trong năm trên dưới 2000 giờ tại Nam bộ rất thích hợp cho cây Mai, còn nếu
số giờ trong năm dưới 1600 giờ thì khơng thích hợp cho mai và thời gian chiếu
sáng ít hơn 1000 giờ trong năm thì cây mai hình thành nụ kém, cành nhánh phát
triển yếu ớt, lóng dài, lá mỏng, thiếu diệp lục tố (Hà Thị Kim Vàng, 2009).
- Độ ẩm: mai vàng thích hợp với khí hậu nóng ẩm hoặc có thể

chịu đựng ở độ ẩm 75 - 90%.
- Nhiệt độ: Đa số thực vật khi chuyển tiếp sang giai đoạn trưởng

thành (tạo mầm móng hoa) phải trãi qua một giai đoạn nhiệt độ thấp.
Hiện tượng này thường thấy ở cây mùa đông. Giai đoạn phát triển từ
sinh dưỡng sang sinh sản phụ thuộc vào nhiệt độ gọi là giai đoạn nhiệt
độ hay giai đoạn xuân hóa của thực vật (Phạm Đình Thái và cs., 1987
o

Nhiệt độ thích hợp nhất cho cây mai vàng sinh trưởng là từ 25 C –
o

30 C. Năm nào thời tiết cuối năm thay đổi như mưa nhiều hoặc giá lạnh
thì cây mai cũng nở hoa không đúng thời điểm tết. Tuy nhiên, với những
o

vùng có khí hậu mát lạnh dưới 10 C thì mai sinh trưởng kém.

o

Ở nhiệt độ cao hơn 35 C cây mai dễ bị cháy lá, lá mau già và rụng sớm, còn
ở nhiệt độ thấp dưới 15oC cây hút nước và dinh dưỡng kém, dẫn đến lá dễ rụng, giai
đoạn cây có nụ thì có hiện tượng kéo dài thời gian nở hoa. Như vậy, nhiệt độ quá cao

5


hoặc rét kéo dài đều ảnh hưởng đến sự phát triển của hoa. (Hà Thị Kim Vàng, 2009).

- Đất: Trong tự nhiên cây mai khơng kén đất, nó có thể phát triển trên nhiều loại
đất khác nhau như: đất cát, cát pha sét, đất thịt nhẹ, đất thịt, đất phù sa gò đồi...

Đất nhiều sỏi đá, cát, cây mai vẫn sinh trưởng phát triển và ra hoa tốt. thích hợp
nhất là đất phù sa ven sơng, pH thích hợp từ 5,5 – 7 (Hà Thị Kim Vàng, 2009).
- Lượng mưa:Trồng mai ở những vùng có lượng mưa từ 1.500-2.000 mm
là nơi phù hợp nhất. Thậm chí ở những nơi có lượng mưa nhiều hơn cùng không
ảnh hưởng mấy đến khả năng sinh trưởng và phát triển của mai, chỉ cần sau
những cơn mưa lớn vườn mai thoát nước tốt là được (Trần Văn Mười và Nguyễn
Thanh Minh, 2007). Cây mai khơng thích hợp với điều kiện ngập úng, nếu ngập úng
nhiều ngày cây sẽ bị thối rễ và dễ bị chết (Thái Văn Thiện, 2008). Cây mai thích hợp
với những vùng đất có hai mùa mưa và nắng rõ rệt (Hà Thiện Thuyên, 2007).

2.1.4. Giá trị kinh tế và sử dụng của cây mai vàng
Mai vàng là cây cảnh rất phổ biến từ miền Trung trở vào. Nó được trồng
rộng rãi trong vườn nhà, làm cây cảnh trồng chậu, bonsai. Nhưng sử dụng
nhiều nhất vẫn là vào dịp Tết Nguyên Đán cổ truyền vì đây là một lồi hoa
chưng tết chủ đạo. Cây mai ngày tết mang lại may mắn cho năm mới nên người
ta rất kị nếu chưng cành mai mà đúng mùng một không nở hoặc héo rũ.

Mặt khác hoa mai là biểu tượng của xuân về, hình ảnh hoa mai vàng khoe
sắc, đâm chồi nảy lộc với hàm ý mong một năm mới nhiều tài lộc và thịnh
vượng. Vì lẽ đó hoa mai vàng ln được ưa chuộng hơn hoa mai trắng.
Bên cạnh việc phục vụ nhu cầu giải trí, thưởng thức…cây hoa mai vàng
cịn mang lại nguồn lợi kinh tế cao. Ở Việt Nam vào dịp Tết Nguyên Đán cây hoa
mai vàng được bán với giá dao động từ 300.000 – 500.000đ/cây, có những cây
lên đến vài triệu đồng, tùy thuộc vào thế, dáng và độ tuổi của cây.

2.1.5. Cơ sở khoa học của các biện pháp kỹ thuật tác động đến khả
năng ra hoa và chất lượng cây hoa mai vàng
Khoanh vỏ hay tuốt lá là để điều khiển cho sự ra hoa dựa trên cơ
sở về mối tương quan sinh trưởng giữa các cơ quan trên thân cây.
Theo Hoàng Minh Tấn và cs. (2006) thì thực vật có mối tương quan như sau:
- Tương quan kích thích sinh trưởng: Khi bộ phận này sinh

trưởng sẽ kích thích bộ phận khác sinh trưởng theo (rễ sinh trưởng
tốt thì sẽ kích thích thân lá sinh triển mạnh và ngược lại).

6


Nguyên nhân gây nên tương quan kích thích được tác giả giải thích như sau:

+ Về mặt dinh dưỡng: Rễ cung cấp nước và chất khoáng cho các

bộ phận trên mặt đất và ngược lại, các bộ phận trên mặt đất sẽ vận
chuyển các sản phẩm quang hợp từ lá xuống cho rễ sinh trưởng…
+ Về hormon: Rễ là cơ quan tổng hợp xytokinin và vận chuyển

lên cung cấp cho sự sinh trưởng của các chồi bên, làm trẻ hóa các bộ

phận trên mặt đất và ngược lại, chồi ngọn và lá non là nguồn auxin và
giberelin cho sự hình thành và sinh trưởng của hệ thống rễ.
- Tương quan ức chế sinh trưởng: Khi bộ phận này sinh trưởng sẽ ức chế
sự sinh trưởng của bộ phận khác (sự sinh trưởng của chồi ngọn ức chế các chồi
bên hoặc sự ức chế lẫn nhau giữa các cơ quan dinh dưỡng và cơ quan sinh sản…).
Thân, lá, rễ sinh trưởng mạnh thì sẽ ức chế việc hình thành cơ quan sinh
sản và sự hình thành hoa quả ức chế sự sinh trưởng của các cơ quan dinh dưỡng.
+ Về dinh dưỡng: Khi các cơ quan dinh dưỡng sinh trưởng mạnh, nguồn chất
dinh dưỡng sẽ được ưu tiên tập trung cho sự sinh trưởng của chúng và do đó, thiếu
chất dinh dưỡng cho việc hình thành cơ quan sinh sản và dự trữ. Khi hoa, quả, củ
được hình thành chúng là những trung tâm thu hút chất dinh dưỡng về mình và do đó
mà các cơ quan dinh dưỡng thiếu dinh dưỡng và không thể sinh trưởng được.

+ Về hormon: Các hormon hình thành trong cơ quan dinh dưỡng và cơ quan
sinh sản thường có tác dụng đối kháng nhau. Các chất kích thích sinh trưởng được
hình thành trong cơ quan dinh dưỡng (auxin được hình thành trong chồi ngọn,
giberilin trong lá non, xytokinin trong hệ thống rễ) lại ức chế hình thành hoa. Ngược lại,
các chất ức chế sinh trưởng (ABA, etylen…) được hình thành mạnh trong cơ quan sinh
sản và dự trữ lại ức chế sinh trưởng của các cơ quan dinh dưỡng.

Do vậy, khi thân lá tốt tươi thì hoa hình thành chậm và khi hoa
xuất hiện thì thân lá ngừng hoặc chậm sinh trưởng…
Khoanh vỏ, cây hoa mai để ngắt dòng vận chuyển các sản phẩm
quang hợp từ lá xuống cho rễ sinh trưởng. Đồng thời sản sinh ra chất
ABA làm già hóa cây, dẫn đến cây mai phân hóa và hình thành nụ.
Xử lý Paclobutrazol .PBZ có thể được hấp thu qua thân và rễ, khi hịa tan
vào dung dịch mơ gỗ,PBZ sẽ đi qua từng thân, được chuyển qua mô xilem đến bên
dưới chồi sinh mơ. ở đó nó ngăn cản q trình sinh tổng hợp gibberellin và làm

7



chậm tốc độ phân chia tế bào, làm cho thực vật trở nên già cỗi hơn,
làm tăng việc sản xuất hoa và nụ trái (Trần Văn Hậu,2005).
Dựa trên sự tương quan sinh trưởng của các bộ phận trên cây, để điều
khiển cho cây ra hoa theo ý muốn, đạt năng suất và chất lượng thì trong giai đoạn
đầu cần có các biện pháp kích thích cho thân lá phát triển tốt, cân đối, tạo điều kiện
cho cây quang hợp tích lũy về cơ quan dự trữ. Đến khi cây phát triển đầy đủ thì
phải ức chế sự phát triển của thân lá để cho cây ra hoa, quả, hạt... tập trung dinh
dưỡng về cơ quan sinh sản và cơ quan dự trữ. Chính vì vậy, biện pháp xử lý
khoanh vỏ, tuốt lá,xử lý Paclobutrzol ,được áp dụng nhằm ức chế sinh trưởng sinh
dưỡng, kích thích sự sinh trưởng sinh thực, để cây ra hoa theo ý muốn.

2.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ SẢN XUẤT MAI VÀNG TRÊN THẾ GIỚI
VÀ VIỆT NAM
2.2.1 Tình hình nghiên cứu và sản xuất hoa mai vàng trên thế giới
Cách đây 5 thế kỷ, các nhà thực vật học Trung Quốc đã phát hiện và đưa
giống mai vàng dùng để chơi làm cảnh. Đặc điểm cơ bản của giống mai vàng là nhị
màu nâu, nở hoa vào dịp tết Nguyên đán, rất phù hợp để trong nhà, trên bàn uống
nước, chơi vào dịp tết. Ngoài ý nghĩa đón xn, hoa mai vàng cịn có ý nghĩa của
sự khoẻ khoắn, may mắn nên rất được người Trung Quốc ưa chuộng. Mai vàng cịn
có đặc tính q khác là tỷ lệ đậu quả khá cao, quả chín hình thn dài màu vàng rất
đẹp, vì vậy khơng những dùng để chơi hoa mà cịn có thể dùng để chơi quả trong
nhiều tháng (Hà Văn Sinh và Miếu Thường Hổ, 2000).
Ở Trung Quốc, các nhà làm vườn nhân giống mai vàng chủ yếu bằng 3

phương pháp là chiết cành, giâm cành, ghép cành. Trong đó, phương pháp
ghép cành được áp dụng rộng rãi hơn. Gốc ghép thường là gốc mai dại. Cây
ghép từ lúc trồng đến lúc ra hoa kéo dài ít nhất 2 năm. Cây mai vàng có thể
được trồng ngoài đất hay trồng trong chậu. Nếu trồng trong chậu thì dùng giá

thể có trộn xỉ than là tốt nhất. (Hà Văn Sinh và Miếu Thường Hổ, 2000).
Các kết quả nghiên cứu ở Trung Quốc cho thấy, cây mai vàng có thời gian
0

rụng lá vào mùa đơng, nhiệt độ thích hợp cho sinh trưởng là 18-30 C, thích hợp lúc
0

phân hoá mầm hoa từ 22-26 C. Điều này rất phù hợp với khí hậu Miền Nam Việt
Nam nên có triển vọng phát triển tốt (Hà Văn Sinh và Miếu Thường Hổ, 2000).
Hoa của cây Mai vàng để tươi có thể cất được tinh dầu thơm, dùng để chữa
vết bỏng nước. Hoa phơi khô dùng để chữ ho, suyễn (Jiang Qing Hai,2006).

8


Một nhược điểm của cây Mai vàng là khi vận chuyển đi xa làm hoa tàn
nhanh và mặc dù tỷ lệ đậu quả cao nhưng số quả cịn lại ít. Để khắc phục điều
này, các nhà khoa học của Viện Nghiên cứu Rau-Hoa Quảng Châu (Trung Quốc)
đã sử dụng các loại chất điều tiết sinh trưởng và phân bón dưỡng cây, kết quả
cho thấy đã khắc phục được những điểm yếu này (Jiang Qing Hai, 2006).

Nhìn chung,các kết quả nghiên cứu về mai vàng tập trungnhieeuf ở
Trung Quốc, các nước khác hàu như ít có cơng trình nghiên cứu chun
sâu về loại cây này. ở các nước khác nhau có sự khác nhau. Cụ thể:
Mai vàng Campuchia: Lồi này có tên khoa học là Ochna integerrima (lour.)
Merr.Hoa thường có 5 đến 9 cánh, khi nở tói đa những cánh hoa úp ngược về phía
cuống. Màu hoa hơi vàng tái. Lồi này cịn được tìm thấy ở Việt Nam. Chúng là loài
cây hoang dã mọc trong rừng ở miền nam và miền trung, phân bố từ nơi khơ cằn
cát nóng cho tới chỗ vên sông râm mát. Mai vàng Campuchia thuộc dạng thân gỗ,
mép lá có răng cưa nhỏ. Hoa mọc thành chùm ở nách lá. Cuống hoa ngắn, đài hoa

xanh bóng che khơng kín nụ. Nhìn chung lồi này ở Campuchia hay Việt Nam đều
đã được nâng cấp số lượng cánh lên rất nhiều. Ngày này ,người ta có thể nhìn thấy
lồi này có hoa 40 cánh trở lên. Và khơng chỉ có màu vàng, Mà cịn có thêm màu
trắng hoặc màu đỏ (Vương Trung Hiếu, 2006).

Mai vàng Nam Phi: Có khoảng 12 laoif mai vàng thuộc chi Ochna,
bao gồm dạng cây le, và cây bụi, trong đó có hai loài phổ biến là:
Ochna pretoriensis (magalies plane) và Ochna pulchra (peeling plane).
Mai vàng Myanma: ở đất nước này, có laoif mai vàng Ochna serrulata,
giống như ở Nam phi. Tuy nhiên , hình thức hoa có khác đơi chút ở chỗ
cánh bẹt hoặc có bầu nỗn đỏ tồn tại khá lâu trước khi hoa rụng.

Mai vàng Inđơnêxia: Những lồi này có tên khoa học là Ochna
kirkii Oliv Ochna serrulata (Hochst.) Walp. Và Ochna serrulata. Chúng
đều có nguồn gốc ở Nam Phi, tuy nhiên chúng lớn hơn. Có lồi nở hoa
vào mùa xuân và mùa hè hoặc nở quanh năm.
Mai vàng ở Madagascar: Có lồi mai vàng Ochna greveanum với 5 cánh
trịn, dúm giống như mai cánh dúm ở việt Nam, lá dài và rủ xuống từng chùm.
Mai Vàng Châu Phi: Có một loài mai phân bố rải rác khắp những nước nhiệt đới ở
Châu Phi. Chúng có 5 cánh hoa màu vàng như ở Việt Nam, song lại khác tên khoa học,
đó là lồi Ochna thomasiana, thuộc dạng cây bụi. Lá hình ovan, đầu lá bén,

9


dài khoảng 10cm.Cánh hoa dài khoảng 2cm. Đài hoa bung rộng và trở thành màu
đỏ tía, bên trong có trái non màu xanh, khi già màu đen (Vương trung Hiếu – 2006).

2.2.2. Tình hình nghiên cứu về cây mai và Mai Yên Tử Việt Nam
2.2.2.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ hoa mai vàng tại Việt Nam

Do điều kiện thời tiết khí hậu ở Việt Nam có sự khác biệt rõ rệt
giữa hai miền Nam - Bắc, nên mai vàng chủ yếu tập trung phân bố ở
miền Nam. Các tỉnh miền Trung từ Quảng Bình, Quảng Trị trở vào, kéo
dài đến tận Đồng Nai, Tây Ninh, nơi nào cũng có mai vàng. Trong đó
Thành phố Hồ Chí Minh là một thị trường sản xuất và tiêu thụ lớn.
Tổng diện tích gieo trồng mai vàng tại thành phố Hồ Chí Minh năm 2006 là 257
ha, đến năm 2009 tăng lên 403,6 ha (trong đó mai ghép chiếm 56,8%, cịn lại là mai gốc
chiếm 43,2%), năm 2014 tăng lên 494 ha. Trong đó tập trung chủ yếu ở quận 12, quận
Thủ Đức, huyện Bình Chánh, Củ Chi. (Theo Sở nơng nghiệp TP. HCM).

* Về sản lượng và tiêu thụ:
Tổng sản lượng mai vàng sản xuất năm 2009 tại thành phố Hồ Chí Minh đạt
khoảng 1,16 triệu chậu, giá trị sản lượng khoảng 319 tỉ đồng (chiếm 47,36% tổng
giá trị sản xuất hoa cảnh Tết). Năm 2013 tổng lượng sản xuất phục vụ nhu cầu tết
đạt 1,4 triệu chậu; năm 2014 đạt 1,45 triệu chậu (theo Sở nơng nghiệp TP.HCM).

Ngồi ra, thị trường kinh doanh mai vàng tại thành phố cịn có
một số lượng không nhỏ nhập từ các tỉnh lân cận.
Với tình hình sản xuất và tiêu thụ mai vàng như hiện nay thì sản xuất chưa
đáp ứng đủ nhu cầu đời sống ngày càng cao của con người cả về mặt vật chất lẫn
tinh thần. Mặt khác sự phân bố mai vàng hiện nay chưa có sự cân bằng giữa các
miền. Đặc biệt là miền Bắc, sự phân bố mai vàng cịn manh mún, chưa tập trung.
Sở dĩ có điều đó là do điều kiện khí hậu, thời tiết của miền bắc khắc nghiệt làm cho
cây mai sinh trưởng phát triển kém. Việc phát hiện mai vàng Yên Tử gần đây là một
trong những giống mai phù hợp với điều kiện khí hậu của miền Bắc Việt Nam,
nhưng lại chưa có nhiều nghiên cứu chun sâu về nó. Vì vậy việc tìm ra các biện
pháp kỹ thuật nhân giống, trồng, chăm sóc và điều khiển ra hoa phù hợp đối với
cây mai vàng Yên Tử trong thời điểm hiện nay một nhiệm vụ cấp thiết.

2.2.2.2. Tình hình nghiên cứu hoa mai vàng tại Việt Nam

Hoa Đào, hoa Mai, hoa Đỗ Quyên là những loài hoa được người dân Việt

10


Nam biết đến và sử dụng trong ngày tết cổ truyền. Tuy nhiên, để cây
cây đào sinh trưởng phát triển tự nhiên thì cũng ra hoa vào dịp sau tết
khi mà khơng có sự điều khiển ra hoa theo ý muốn của con người.
Đặng Văn Đông và cs., 2009 đã nghiên cứu một số biện pháp cơ giới tác
động lên giống đào Mãn Thiên Hồng theo các công thức khác nhau: CT1: Tuốt
lá, CT2: Khoanh vỏ + tuốt lá, CT3: Đảo gốc + tuốt lá, CT4: Khoanh vỏ + đảo gốc
+ tuốt lá. Kết quả chỉ ra rằng muốn kìm hãm sự sinh trưởng sinh dưỡng, kích
thích cho hoa nở của đào Mãn Thiên Hồng cần phải kết hợp các biện pháp cơ
giới là khoanh vỏ+ đảo gốc+ tuốt lá thì chất lượng hoa sẽ cao hơn.

Bên cạnh đó, Đặng Văn Đông và cs., 2009 cũng đã nghiên cứu
thời điểm khoanh vỏ, tuốt lá đến khả năng ra hoa của 3 giống đào Mãn
Thiên Hồng: HN, QC1, QC2 tại Thái.
Từ những kết quả nghiên cứu trên, Viện Nghiên cứu Rau Quả
đang nhân rộng các giống đào mới và bắt đầu thực nghiệm đưa vào
sản xuất tại các vùng trồng đào truyền thống miền Bắc Việt Nam như:
Thái Nguyên, Thái Bình, Bắc Giang, Hải Dương, Quảng Ninh.
Đối với cây mai vàng được trồng ở ngồi Bắc. Trong q trình trồng,
chăm sóc và theo dõi cho thấy cây mai vàng sinh trưởng và phát triển tốt,
nhưng thường nở hoa vào sau tết nguyên đán.Trong đó cây Mai vàng
Yên Tử đã có từ rất lâu, vừa có giá trị lịch sử, vừa có giá trị kinh tế lớn.
Gần đây, cây Mai vàng Yên tử mới được chú ý tới.Tuy nhiên vẫn chưa có
nhiều nghiên cứu chuyên sâu về cây Mai vàng Yên Tử này.ss

Tại Việt Nam loài mai vàng phổ biến nhất là mai vàng 5-12 cánh.

Loài này phân bố nhiều nhất tại những khu rừng thuộc dãy Trường
Sơn và các tỉnh từ Quảng Nam, Đà Nẵng cho tới Khánh Hòa. Các vùng
núi ở đồng bằng sơng Cửu Long cũng có nhiều lồi hoa này, ở cao
ngun cũng có, song số lượng ít hơn (Vương Trung Hiếu, 2006).
Loài mai vàng mọc hoang dã trong rừng có từ 5 đến 9 cánh, song đơi khi lên
đến 12 - 18 cánh, gọi là "mai núi" (Ochna integerrima (lour.) Merr.). Ở Tây Nguyên và
Campuchia, mai núi phân bố khá rộng khắp. Ngồi ra, cịn có lồi mai rừng với thân
màu nâu, lá to xanh bóng, có răng cưa ở viền lá, hoa vàng mọc thành chùm theo
dạng chủy nên được gọi là "mai chủy". Một loài mai vàng khác mọc ở triền cát, ở
những khu rừng ven biển được gọi là "mai động". Loài mai này có thân

11


×