Tải bản đầy đủ (.docx) (106 trang)

Luận văn thạc sĩ giải pháp tăng cường hoạt động tuyên truyền và hỗ trợ chính sách thuế cho người nộp thuế tại cục thuế tỉnh bắc giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (301.72 KB, 106 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN LAN HƯƠNG

ẢNH HƯỞNG CỦA QUY HOẠCH CHÈ ĐỐI VỚI
CÁC DOANH NGHIỆP CHẾ BIẾN CHÈ TRÊN
ĐỊA BÀN TỈNH SƠN LA

Chuyên ngành:

Quản trị kinh doanh

Mã số:

60.34.01.02

Người hướng dẫn khoa học:

TS. Nguyễn Quốc Oánh

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng đây là công trình nghiên cứu của tơi. Số liệu và kết quả nghiên
cứu là trung thực và chưa từng được sử dụng trong bất cứ luận văn, luận án nào.

Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đều đã
được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được ghi rõ nguồn gốc.

Hà nội, ngày



tháng

năm 2016

Tác giả luận văn

Nguyễn Lan Hương

i


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, trước tiên tơi xin bày tỏ tình cảm trân
thành và lịng biết ơn đến các thầy cơ giáo trong khoa Kế tốn và Quản trị
Kinh doanh, Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã trang bị cho hành trang
kiến thức, cũng như tạo điều kiện giúp đỡ tơi hồn thành luận văn này.
Đặc biệt tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới thầy Tiến sỹ Nguyễn
Quốc Oánh đã tận tình chỉ bảo hướng dẫn và động viên tơi trong suốt q
trình nghiên cứu và thực hiện luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể cán bộ lãnh đạo UBND tỉnh Sơn
La đã tạo mọi điều kiện và giúp đỡ tôi trong thời gian nghiên cứu đề tài.
Cuối cùng tôi xin bày tỏ lịng biết ơn đến gia đình, bạn bè, những người đã
động viên giúp đỡ tôi về cả vật chất và tinh thần để tơi hồn thành tốt luận văn này./.

Hà nội, ngày

tháng

năm 2016


Tác giả luận văn

Nguyễn Lan Hương

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan................................................................................................................................... i
Lời cảm ơn....................................................................................................................................... ii
Mục lục.............................................................................................................................................. iii
Danh mục các chữ viết tắt....................................................................................................... v
Danh mục bảng............................................................................................................................. vi
Trích yếu luận văn..................................................................................................................... vii
Thesis abstract............................................................................................................................. xi
Phần 1. Mở đầu.............................................................................................................................. 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài............................................................................................ 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................... 2

1.3.

Câu hỏi nghiên cứu..................................................................................................... 3

1.4.


Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...................................................................... 3

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về quy hoạch phát triển cây chè ..............4
2.1.

Cơ sở lý luận.................................................................................................................. 4

2.1.1.

Khái niệm quy hoạch phát triển........................................................................... 4

2.1.2.

Vai trò của sản xuất phát triển cây chè đối với nền kinh tế - xã hội.5

2.1.3.

Ảnh hưởng của quy hoạch đối với các doanh nghiệp chế biến chè
9

2.1.4.

Các yếu tố ảnh hưởng đến các doanh nghiệp trong vùng chế biến chè. 13

2.2.

Khả năng sản xuất chè............................................................................................ 13

2.3.


Công nghệ chế biến chè........................................................................................ 14

2.4.

Thị trường tiêu thụ.................................................................................................... 14

2.5.

Cơ sở thực tiễn về quy hoạch sản xuất chè............................................... 14

2.5.1.

Kinh nghiệm quy hoạch sản xuất chè của các nước trên thế giới . 14

2.5.2.

Những chính sách của Việt Nam....................................................................... 16

2.5.3.

Kinh nghiệm về quy hoạch vùng sản xuất chè.......................................... 17

Phần 3. Phương pháp nghiên cứu................................................................................... 22
3.1.

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu............................................................................. 22

3.1.1.


Điều kiện tự nhiên...................................................................................................... 22

3.1.2.

Điều kiện kinh tế xã hội.......................................................................................... 24

iii


3.2.

Phương pháp nghiên cứu..................................................................................... 26

3.2.1.

Phương pháp chọn điểm nghiên cứu............................................................. 26

3.2.2.

Phương pháp thu thập tài liệu............................................................................ 26

3.2.3.

Phương pháp xử lý số liệu................................................................................... 27

3.2.4.

Phương pháp phân tích số liệu.......................................................................... 27

3.2.5.


Hệ thống chỉ tiêu sử dụng trong đề tài.......................................................... 28

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận..................................................................... 29
4.1.

Khái quát về quy hoạch chè................................................................................ 29

4.1.1.

Công tác quy hoạch chè trên địa bàn tỉnh Sơn La.................................. 29

4.1.2.

Tình hình thực hiện quy hoạch chè trên địa bàn tỉnh Sơn La...........30

4.1.3.

Đánh giá về kết quả của công tác quy hoạch chè................................... 34

4.1.4.

Đặc điểm cơ bản của các doanh nghiệp chế biến trong vùng quy hoạch chè
37

4.2.

Tình hình cơ bản của các doanh nghiêp điều tra..................................... 39

4.2.1.


Đặc điểm về nguồn lực của các doanh nghiệp chế biến chè trên địa bàn

tỉnh Sơn La.................................................................................................................... 43
4.3.

Các yếu tố ảnh hưởng đến các doanh nghiệp chế biến chè trong vùng quy

hoạch chè....................................................................................................................... 53
4.3.1.

Khả năng sản xuất chè............................................................................................ 53

4.3.2.

Công nghệ chế biến.................................................................................................. 67

4.3.3.

Thị trường tiêu thụ.................................................................................................... 69

4.3.4.

Những khó khăn mà các doanh nghiệp chế biến chè trong vùng quy

hoạch chè đã gặp phải............................................................................................ 70
4.4.

Định hướng và giải pháp nhằm tăng cường ổn định sản xuất và chế biến


của các doanh nghiệp chế biến chè................................................................ 70
4.4.1.

Định hướng................................................................................................................... 70

4.4.2.

Giải pháp......................................................................................................................... 71

Phần 5. Kết luận và kiến nghị.............................................................................................. 77
Tài liệu tham khảo...................................................................................................................... 79

iv


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

UBND

: Ủy ban Nhân dân



: Quyết định

HTX


: Hợp tác xã

TNHH

: Trách nhiệm Hữu hạn

DNTN

: Doanh nghiệp Tư nhân

VAT

: Thuế Giá trị gia tăng

NN&PTNT

: Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

v


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Hiện trạng tài nguyên đất tỉnh Sơn La...................................................... 25
Bảng 4.1. Diện tích trồng chè theo quy hoạch........................................................... 32
Bảng 4.2. Diện tích, sản lượng chè theo quy hoạch............................................... 33
Bảng 4.3. Diện tích và sản lượng chè an tồn huyện Thuận Châu................. 34
Bảng 4.4. Diện tích và sản lượng chè an toàn huyện Mộc Châu..................... 35
Bảng 4.5. Diện tích và sản lượng chè an tồn huyện Bắc n.........................35
Bảng 4.6. Diện tích và sản lượng chè an tồn huyện Mai Sơn.........................36

Bảng 4.7. Diện tích và sản lượng chè an tồn huyện n Châu...................... 36
Bảng 4.8. Diện tích và sản lượng chè an toàn huyện Phù Yên .........................37
Bảng 4.9. Khái quát chung về các doanh nghiệp sản xuất chế biến chè trên địa
bàn tỉnh Sơn La..................................................................................................... 41
Bảng 4.10. Tổng hợp lao động của các doanh nghiệp chế biến chè trên địa bàn

tỉnh Sơn La qua các năm................................................................................. 44
Bảng 4.11. Tổng hợp Nguồn vốn kinh doanh, doanh thu và chi phí của các doanh

nghiệp qua các năm............................................................................................ 47
Bảng 4.12. Tổng hợp thiết bị nhà xưởng của các doanh nghiệp chế biến chè
.............................................................................................................................................................. 49

Bảng 4.13. Kết quả kiểm tra, đánh giá các doanh nghiệp chế biến chè ......50
Bảng 4.14. Vốn của các doanh nghiệp trước và sau khi quy hoạch vùng sản xuất chè
.............................................................................................................................................................. 55

Bảng 4.15. Tổng hợp trình độ lao động của các công ty chế biến chè trên địa bàn

tỉnh Sơn La năm 2015........................................................................................ 58
Bảng 4.16. Tổng hợp lao động và thu nhập bình quân trước và sau khi quy hoạch

của các doanh nghiệp........................................................................................ 61
Bảng 4.17. Tổng hợp thiết bị nhà xưởng của các doanh nghiệp trước và sau khi

quy hoạch................................................................................................................. 64
Bảng 4.18. Hiệu quả kinh doanh chế biến chè........................................................... 67
Bảng 4.19. Dự báo nhu cầu đầu tư và vốn huy động............................................. 74

vi



TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Nguyễn Lan Hương
Tên luận văn: “Ảnh hưởng của quy hoạch chè đối với các doanh nghiệp
chế biến chè trên địa bàn tỉnh Sơn La”
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh Mã số: 60.34.01.02
Cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam

Mục tiêu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
-

Mục tiêu nghiên cứu: Góp phần hệ thống hoá cơ sở lý luận về quy hoạch phát

triển cây chè; Đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch vùng trồng chè phát triển cây chè
trên địa bàn tỉnh Sơn La trong thời gian vừa qua; Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến
các doanh nghiệp chế biến chè trong vùng quy hoạch; Đề xuất các giải pháp nhằm ổn
định sản xuất cho các các doanh nghiệp chế biến chè trong vùng quy hoạch;
- Đối tượng nghiên cứu: Các doanh nghiệp chế biến chè trên địa bàn tỉnh Sơn
La;

Phạm vi nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu các vấn đề về lý luận và
thực tiễn về của quy hoạch chè trên địa bàn tỉnh Sơn La.
Các phương pháp nghiên cứu đã sử dụng:
Phương pháp chọn điểm nghiên cứu; Phương pháp thu thập tài liệu (Thu
thập tài liệu thứ cấp và tài liệu sơ cấp); Phương pháp xử lý số liệu; Phương pháp
phân tích số liệu (Phương pháp thống kê mô tả và phương pháp thống kê so sánh).

Các kết quả chính đã đạt được:
Tình hình thực hiện quy hoạch chè trên địa bàn tỉnh Sơn La

Hiện nay, tổng diện tích chè của tỉnh Sơn La khoảng 3.797 ha, trong đó diện
tích chè kinh doanh 3.343 ha, chiếm 80%; diện tích chè kiến thiết cơ bản là 454 ha,
chiếm 20%. Năng suất chè búp tươi đạt bình quân 70 tạ/ha, sản lượng đạt 26.600 tấn
chè búp tươi nhưng năng suất chè Sơn La còn thấp so với 84 tạ/ha và 109 tạ/ha của
Phú Thọ và Thái Nguyên. Về thực trạng chế biến chè, hiện nay tồn tỉnh có tổng số
16 doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất, chế biến chè với tổng công suất chế
biến khoảng 160 tấn búp tươi/ngày. Quy mơ chế biến như vậy là cịn khá khiêm tốn,
hơn nữa, kết quả kiểm tra của cục quản lý chất lượng cho thấy chỉ có 35% cơ sở chế
biến chè loại A, 30% loại B, 15% loại C và 20% không đủ tiêu chuẩn theo quy định về
vệ sinh an tồn thực phẩm trong q trình sản xuất và chế biến chè.

vii


Đánh giá về kết quả của công tác quy hoạch chè
Diện tích đất trồng chè tồn vùng là 4.136,3ha, trong đó huyện Thuận
Châu là 379 ha, huyện Mộc Châu là 2.945,1 ha, huyện Bắc Yên là 83,2 ha, huyện
Mai Sơn là 217,0 ha, huyện Yên Châu là 279,0 ha, huyện Phù Yên là 233,0 ha.

Đặc điểm về nguồn lực của các doanh nghiệp chế biến chè trên địa
bàn tỉnh Sơn La
Chế biến chè là một khâu rất quan trọng trong q trình sản xuất
chè. Nó vừa là thị trường tiêu thụ chè búp tươi vừa làm tăng giá trị sản
phẩm tạo ra nhiều mặt hàng cung ứng cho thị trường. Vì thế các doanh
nghiệp chế biến chè trên địa bàn tỉnh Sơn La phải có nguồn lực về lao
động, nguồn lực về tài chính, nguồn lực về thiết bị và công nghệ chế biến.
a) Nguồn lực về lao động
Nguồn lao động trong các doanh nghiệp chế biến chè trên địa bàn
tỉnh Sơn La có số lao động tương đối ổn định qua các năm 2013, 2014 và
2015 số lượng lao động có tăng nhưng khơng đáng kể.

b) Nguồn lực về tài chính
Đa số các doanh nghiệp đều hoạt động tốt hơn sau khi quy hoạch vùng sản
xuất chè. Điển hình Công ty TNHH Nhà nước Một thành viên Nông nghiệp Tô Hiệu
trước quy hoạch đã thua lỗ 24 triệu động nhưng sau khi có quy hoạch tình hình hoạt
động sản xuất kinh doanh của công ty đã tốt hơn rất nhiều, lợi nhuận trước thuế của
doanh nghiệp là 109 triệu đồng. Một số doanh nghiệp khác như Công ty Cổ phần chè
Chiềng Ve; Doanh nghiệp tư nhân Châu Tứ; Công ty TNHH Ligarden Việt Nam cũng
đã thua lỗ trong hoạt động sản xuất kinh doanh trước khi quy hoạch nhưng đến nay
sau khi có quy hoạch tình trạng thua lỗ khơng cịn nữa.

c) Nguồn lực về cơ sở vật chất, thiết bị và cơng nghệ chế biến
Qua q trình điều tra các doanh nghiệp chế biến chè trên địa bàn tỉnh Sơn La đã
không ngừng cải tiến kỹ thuật, nâng cấp và đầu tư mới cơ sở vật chất, thiết bị và công
nghệ chế biến. Nhằm tạo ra các sản phẩm mới đáp ứng được nhu cầu của thị trường cả
về giá cả, kiểu dáng, mẫu mã và đặc biệt hơn đó là chất lượng sản phẩm chè. Vì thế tất
cả các doanh nghiệp đều có hệ thống thiết bị và công nghệ chế biến đồng bộ phù hợp
với điều kiện sản xuất chè ở Sơn La, một số doanh nghiệp có hệ thống thiết bị, dây
chuyền khép kín từ nguyên liệu đầu vào đến thành phẩm đáp ứng các yêu cầu về đảm
bảo chất lượng, an toàn thực phẩm trong quá trình sản xuất.

Các yếu tố ảnh hưởng đến các doanh nghiệp chế biến chè trong
vùng quy hoạch chè

viii


a) Ảnh hưởng đến vốn sản xuất kinh doanh
Vốn ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của một doanh
nghiệp. Qua bảng 4.14 ta thấy tình hình của sử dụng vốn của các doanh nghiệp
trước và sau khi quy hoạch đa số các doanh nghiệp đều sử dụng vốn hiệu quả hơn.

Nguồn vốn tự có của các doanh nghiệp đều tăng so với trước quy hoạch do các
doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả hơn. Một số doanh nghiệp,
hợp tác xã như Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Lâm nghiệp Phù Yên nguồn
vốn đi vay chỉ còn 89,15% so với trước quy hoạch, Hợp tác xã sản xuất kinh doanh
chè Tân Lập Mộc Châu nguồn vốn đi vay chỉ còn 94,71% so với trước quy hoạch,
Công ty TNHH Hưng Hán nguồn vốn đi chỉ còn 94,28% so với trước quy hoạch.

b) Ảnh hưởng đến lao động
Qua số liệu điều tra lao động là một trong các yếu tố đầu vào quan trọng, nó
tham gia vào mọi hoạt động, mọi giai đoạn, mọi quá trình sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp. Trình độ, năng lực và tinh thần trách nhiệm của người lao động trong
các doanh nghiệp chế biến chè ngày càng được nâng cao sau khi quy hoạch.

c) Ảnh hưởng đến cơ sở vật chất của các doanh nghiệp
Sau khi Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La quy hoạch vùng sản xuất chè an toàn
các doanh nghiệp đã tập trung vào đầu tư máy móc, thiết bị nhà xưởng phục vụ cho
hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có hiệu quả hơn. Có một số doanh nghiệp
đã đầu tư lên tới 4 dây chuyền sản xuất như Công ty dịch vụ phát triển chè - Sơn La,
Chi nhánh Tổng công ty chè Việt Nam - Công ty Cổ phần tại Sơn La - Vinatea Mộc
Châu, Công ty Cổ phần chè Chiềng Ve, Công ty Tsujiguchi Farm (tên trước kia là Ken
Green Farm), Công Ty TNHH Đại Lộc - Mộc Châu, Công ty Cổ phần tổng hợp Mộc
Châu, Doanh nghiệp Tư nhân Mộc Sương, Công ty TNHH Hưng Hán.

d)

Ảnh hưởng đến kết quả sản xuất kinh doanh
Ảnh hưởng đến sản phẩm, doanh thu.
Kết luận
Tình hình thực tế cho thấy Sơn La là địa phương có điều kiện tự nhiên thuận lợi


cho phát triển cây chè. Việc thực hiện quy hoạch phát triển chè và đặc biệt quy hoạch
vùng sản xuất chè an toàn tỉnh Sơn La đến năm 2020 là hướng đi đúng đắn của tỉnh. Về
chế biến: Mặc dù các công cụ chế biến đã được cải tạo, nâng cấp nhiều để phù hợp với
nhu cầu của thị trường, song đa số những cơng cụ này cịn thiếu sự đồng bộ, không
thống nhất, chưa đảm bảo được yêu cầu kỹ thuật ... nên chất lượng chè không đều giữa
các lần sản xuất. Về tiêu thụ: Tuy rằng chè của huyện đã có được thị trường tiêu thụ
nhưng khâu tiêu thụ vẫn còn nhiều bất cập cần phải giải quyết.

ix


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Nguyen Lan Huong
Thesis title: "Effect of tea planning for tea processing enterprises in
Son La province "
Major: Business Administration

Code: 60.34.01.02

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)

Research Objectives, objects and scope:
-

Research objectives: Contributing to systematize the rationale for tea

development planning; Evaluation of the implementation of tea plantation plan
and tea development plan in Son La in recent time; Analysis of factors affecting
tea processing enterprises in the planned area; Recommend measures to
stabilize production for tea processing enterprises in the planned area;


- Research objects: tea processing enterprises in Son La province;
Research scope: This thesis research theoretical and practical
issues of tea planning in Son La province.
Research methods:
Method of select research sites; Method of collecting materials (Collect
secondary and primary materials); Method of data processing; Method of data
analysis (statistical description method and statistical comparison method).

Main results:
The implementation status of tea planning in Son La province
Currently, the total tea plant area of Son La is approximately 3,797 hectares, in
which the business tea area is 3,343 ha, accounting for 80%; basic construction tea area
is 454 hectares, accounting for 20%. Fresh bud tea yield reached an average of 7,000 kg

/ ha, production reached 26,600 tons of fresh bud tea but tea yield of Son La is
low, compared with 8,400 kg / ha and 10,900 kg / ha of Phu Tho and Thai Nguyen.
On the status of tea processing, the province now has a total of 16 enterprises,
cooperatives, tea production and processing facilities, with a total processing capacity of
160 tons of fresh buds / day. Such processing scale is still modest, moreover, the test
results of the Quality control department found that only 35% of tea processing facility is
qualified as type A, 30% as type B, 15% as type C and 20 % is not qualified under the
provisions of food safety in tea production and processing.

x


Evaluation of the results of tea planning
Tea planting area in the entire region is 4,136.3ha, in which, Thuan
Chau district has 379 hectares, Moc Chau district has 2,945.1 hectares,

Bac Yen district has 83.2 hectares, Mai Son district has 217.0 ha, Yen
Chau district has 279.0 hectares, Phu Yen district has 233.0 hectares.
Features on the resources of the tea processing enterprises in Son La province
Tea processing is a very important part of tea production process. It is both a
market for fresh bud tea and has increased the product value, created many items
supplied to the market. So tea processing enterprises in Son La province must have the
labor resources, financial resources, equipment resources and processing technology.

a) Labor resources
Labor resource in tea processing enterprises in Son La province
has quite stable number of employees through 2013, 2014, and 2015, the
number of employees has increased, but not significantly.
b) Financial resources
Most of enterprises are performing better after tea production zone planning.
Typically, Ltd. One Member To Hieu Agriculture Company before planning lost 24
million VND, but after planning, the operation situation of production and business of
the company is a lot better, pre-tax profit of this enterprise is 109 million VND. Some
other businesses, such as Chieng Ve tea Corporation; Chau Tu private enterprise;
Ligarden Vietnam Co. Ltd. has lost in production and business activities prior to
planning but so far after planning, they haven’t lost any more.

c) Resources of facility, equipment and processing technology
Through the investigating process, tea processing enterprises in Son La province
has constantly improved technology, upgrading and new facility, equipment and
processing technology investment. To create new products to meet the needs of the
market both in terms of price, style, design and more specifically it is the quality of tea
products. So all enterprise have devices systems and processing technologies
synchronous suitable for tea production conditions in Son La, some businesses have the
equipment, closed chain system from raw material to finished products to meet the
requirements of quality assurance, food safety in the production process.


Factors affecting the tea processing enterprises in the tea
planned area a) Affect production and business capital
Capital greatly affects production and business operations of a business.
Through Table 4.14, the situation of capital use of the enterprises before and after the

xi


planning showed that majority of businesses are using capital more efficiently.
The own funds of enterprises increased compared to before planning because
business operate more efficiently. Some businesses, cooperatives such as Co.,
Ltd. one member Forestry Phu Yen, loans only 89.15% compared to the prior
plan, the cooperative tea business and production Tan Lap Moc Chau, borrowing
capital is only 94.71% only compared to the prior plan, Co. Ltd. Hung Han
borrwing capital is only 94.28% compared to just before the planning.

b) Affect to labours
Through survey data, labor is one of the critical inputs, it is involved
in every activity, every stage, every process of production and business of
enterprises. Qualifications, competence and responsibility of workers in
the tea processing enterprises increasingly improved after planning.
c) Affect to enterprise’s facility
After the People's Committee of Son La Province plan for safe tea production
zone, enterprises have focused on investment in machinery, equipment, and
workshops for more efficient business operations. Some businesses have invested
up to 4 production lines such as Son La Tea development and services Company,
Branch of Vietnam Tea Corporation - Corporation in Son La - Vinatea Moc Chau,
Chieng Ve tea joint-stock company, the company Tsujiguchi Farm (formerly named
Ken Green Farm), Dai Loc- Moc Chau Co. Ltd., Moc Chau General Corporation, Moc

Suong private Enterprise, and Hung Han Co. Ltd..

d)

Affect to production and

business results: Affect to
product, sales.
Conclusions
The actual situation shows that Son La has favorable natural conditions for tea
development. The implementation of planning for tea development, specially safe tea
production area planning in Son La to 2020 is the right direction of the province. About
processing: Although the processing tools have been renovated and upgraded to suit the
needs of the market, but most of these tools are still lacking consistency, inconsistency,
not meet technical requirements ... so tea quality is uneven between production times.
On consumption: Although the district’s tea had consumption market but consumption
stage still had many shortcomings and need to be solved.

xii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Sản xuất Chè là một trong những ngành sản xuất nông nghiệp mũi nhọn
của tỉnh Sơn La, tồn tỉnh có tổng diện tích khoảng 3.797 ha được trồng tập
trung chủ yếu ở 5 là huyện Mộc Châu, Phù Yên, Mai Sơn, Thuận Châu và Yên
Châu (UBND tỉnh Sơn La, 2013). Năng suất chè búp tươi đạt bình quân 70 tạ/ha,
sản lượng đạt 26.565 tấn chè búp tươi, tồn tỉnh có tổng số 16 doanh nghiệp đầu
tư phát triển chế biến chè đã được phân công địa bàn quản lý vùng nguyên liệu
theo Quyết định số: 2389/QĐ – UBND ngày 01/9/2009 của UBND tỉnh Sơn La,

trong đó: huyện Mộc Châu có 13 đơn vị; Mai Sơn có 2 đơn vị; Phù Yên có 1 đơn
vị. Tuy nhiên, hiện nay vẫn cịn một số ít doanh nghiệp, cơ sở chế biến chè hoạt
động sản xuất kinh doanh hiệu quả thấp, tất cả các vùng có diện tích chè kinh
doanh đều đã xuất hiện nhiều lò sản xuất chế biến chè mini. Tranh chấp nguyên
liệu với các doanh nghiệp đã được phân công quản lý địa bàn. Những cơ sở này
chủ yếu sản xuất bằng các thiết bị tự chế, lạc hậu không đủ điều kiện đảm bảo
chất lượng sản phẩm chè và vệ sinh an tồn thực phẩm.

Mặt khác sản xuất chè cịn tạo công ăn việc làm và ổn định kinh tế cho
các hộ nông dân trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên sản xuất, kinh doanh chè vẫn
cịn những khó khăn như: khí hậu thời tiết diễn biến phức tạp, các đợt rét
đậm rét hại làm ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây chè;
việc tranh chấp thu mua nguyện liệu giữa các cơ sở ngày càng phức tạp;
việc thu hái khơng theo quy trình dẫn đến chất lượng đầu vào không đảm
bảo; công tác quản lý chè theo quy trình VietGap cịn nhiều khó khăn, nhất là
việc quản lý thuốc bảo vệ thực vật, sử dụng phân bón, thuốc trừ cỏ….
Các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh chè đã đề xuất: mong muốn tiếp
tục nhận được sự quan tâm lãnh đạo chỉ đạo của tỉnh, sự phối kết hợp chặt chẽ
giữa các cấp, các ngành chức năng trên địa bàn để doanh nghiệp tiếp tục thực
hiện kinh doanh đạt kết quả tốt; tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp
tiếp cận với các dự án đầu tư, các nguồn kinh phí hỗ trợ của Nhà nước, giảm
tiền thuê đất; tăng cường công tác quản lý về cấp giấy phép kinh doanh chế biến
chè đối với cơ sở sản xuất khơng có vùng ngun liệu,…
Một trong những vấn đề cần đặc biệt quan tâm trong quy hoạch vùng sản

1


xuất chè tập trung của tỉnh Sơn La toàn bộ diện tích chè đều phải được áp dụng
quy trình sản xuất an tồn hoặc VietGAP và có hệ thống phân tích mối nguy và

kiểm sốt điểm tới hạn - HACCP; đồng thời, có trên 50% cơ sở chế biến, bảo
quản chè áp dụng hệ thống tiêu chuẩn quản lý chất lượng - HACCP, ISO.
Để đạt được mục tiêu đặt ra, ngoài việc tuyên truyền nhằm nâng cao nhận
thức cho người dân trong việc áp dụng các quy trình VietGAP, GlobalGAP… và
các tiêu chuẩn kỹ thuật trong quá trình sản xuất, thu hoạch, bảo quản sản phẩm
chè thì việc đầu tư cơ sở hạ tầng cho sản xuất và ứng dụng khoa học cơng nghệ
trong sản xuất và chế biến cịn là vấn đề mang tính quyết định đến sự thành bại
của cả một chủ trương. Về đầu tư hạ tầng, theo đó, tỉnh sẽ ưu tiên cho việc nâng
cấp, cải tạo hệ thống thuỷ lợi (kể cả các ao, hồ, sơng, suối…). Bên cạnh đó là
chú trọng đúng mức đến việc đầu tư hệ thống giao thông từ các trung tâm đến
vùng sản xuất và giao thông nội đồng để đảm bảo việc vận chuyển vật tư nông
nghiệp và sản phẩm; cùng đó là đầu tư xây dựng hệ thống điện sao cho đến năm
2020, toàn bộ vùng sản xuất tập trung đều có điện lưới quốc gia; và cuối cùng là
hệ thống kho bãi, cơ sở sơ chế, hệ thống xử lý môi trường… Về việc ứng dụng
khoa học công nghệ trong sản xuất và chế biến ở vùng chè tập trung, tỉnh sẽ áp
dụng đồng bộ các giải pháp kỹ thuật gắn với sử dụng máy móc, thiết bị phù hợp
từ khâu làm đất, chuẩn bị giống, chăm sóc, sử dụng phân bón, phịng trừ sâu
bệnh đến chế biến, bảo quản, vận chuyển và tiêu thụ nhằm nâng cao chất lượng
và an toàn thực phẩm cho sản phẩm.

Sản xuất chè là một trong những ngành sản xuất nông nghiệp mũi
nhọn của tỉnh Sơn La. Các doanh nghiệp đã đóng vai trị tích cực trong việc
phát triển cây chè, đưa cây chè trở thành cây cơng nghiệp có giá trị kinh tế
cao, giúp nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tăng thu nhập góp phần
xóa đói giảm nghèo. Việc quy hoạch vùng sản xuất chè sẽ có ảnh hưởng rất
lớn đến các doanh nghiệp chế biến chè. Xuất phát từ những vấn đề trên, tôi
chọn: "Ảnh hưởng của quy hoạch chè đối với các doanh nghiệp chế biến
chè trên địa bàn tỉnh Sơn La" làm đề tài luận văn thạc sỹ quản trị kinh doanh.

1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

1.2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở nghiên cứu ảnh hưởng của quy hoạch vùng trồng chè đối với các
doanh nghiệp chế biến chè trên địa bàn tỉnh Sơn La, từ đó đề xuất một số giải

2


pháp nhằm ổn định sản xuất cho các các doanh nghiệp chế biến chè
trong vùng quy hoạch.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
chè.

Góp phần hệ thống hố cơ sở lý luận về quy hoạch phát triển cây

Đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch vùng trồng chè phát
triển cây chè trên địa bàn tỉnh Sơn La trong thời gian vừa qua;
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến các doanh nghiệp chế
biến chè trong vùng quy hoạch;
Đề xuất các giải pháp nhằm ổn định sản xuất cho các các
doanh nghiệp chế biến chè trong vùng quy hoạch.
1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu này nhằm trả lời các câu hỏi sau:
1.
Thực trạng quy hoạch vùng sản xuất chè đang diễn ra như thế
nào?

2.
Thực trạng sản xuất của các doanh nghiệp chế biến chè
nằm trong vùng quy hoạch đang diễn ra thế nào?
3.

Ảnh hưởng của quy hoạch chè đến các doanh nghiệp chế biến
chè?

4.
Những thuận lợi và khó khăn mà các doanh nghiệp chế biến
chè trong vùng quy hoạch?
5.
Các giải pháp nhằm ổn định sản xuất cho các các doanh
nghiệp chế biến chè trong vùng quy hoạch là gì?
1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu
Các doanh nghiệp chế biến chè trên địa bàn tỉnh Sơn La.
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về nội dung
Nghiên cứu các vấn đề về lý luận và thực tiễn về của quy
hoạch chè trên địa bàn tỉnh Sơn La.
-

Phạm vi về không gian: Trên địa bàn tỉnh Sơn La.

Phạm vi về thời gian: Đề tài được thực hiện từ tháng 12/2015
đến tháng 12/2016.


3


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
VỀ QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CÂY CHÈ


2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1. Khái niệm quy hoạch phát triển
2.1.1.1. Khái niệm về quy hoạch
Quy hoạch là một bản luận chứng khoa học về sự phát triển
của ngành trên phạm vi cả nước hoặc trên vùng lãnh thổ một cách
hợp lý nhằm thực hiện có hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội.
2.1.1.2. Những yêu cầu cơ bản của quy hoạch
Thời gian quy hoạch ngành và lĩnh vực phải thống nhất với thời
gian quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của vùng hay của cả
nước. Thời gian quy hoạch thường là 10-15 năm, cũng có thể là 20
năm. Tuy nhiên do đặc điểm của từng ngành có thể xem xét ở thời gian
dài hơn. Thí dụ khi nghiên cứu phát triển lâm nghiệp, có thể xem xét
phát triển một số loại cây lâm nghiệp với chu kỳ 25-30, nhưng cơ bản
phải thống nhất với thời gian nghiên cứu của quy hoạch tổng thể.
Với thời gian nghiên cứu quy hoạch cho 10-15 năm thì số liệu phân tích
hiện trạng tối thiểu cũng phải theo chuỗi thời gian của 10-15 năm về trước. Song
do đặc điểm hiện nay, nền kinh tế nước ta đang chuyển đổi, những số liệu của
thời kỳ kế hoạch hóa tập trung (trước năm 1986) cũng như thời kỳ đầu của đổi
mới (1986-1989), chưa có hệ thống số liệu theo tính tốn và khác nhau về tính
chất của nền kinh tế nên khơng thể phân tích, so sánh và rút ra các nhận định
một cách chính xác. Vì vậy chỉ có thể lấy số liệu từ năm 1990 đến nay, những số
liệu từ năm 1989 về trước chỉ là tài liệu tham khảo.

Nội dung của quy hoạch ngành là căn cứ để xây dựng kế hoạch, nó
khác kế hoạch ở chỗ là không đưa ra những chỉ tiêu cụ thể, những cân đối
chi tiết một cách ”cứng nhắc” mà phải xác định được xu hướng phát triển,
đưa ra những định hướng cơ bản ”mềm” hơn, những bước đi và giải pháp vĩ
mô phù hợp trong điều kiện nền kinh tế thị trường có nhiều biến đọng phức
tạp, quy hoạch địi hỏi phải có nhiều kịch bản và phương pháp khác nhau,
thích ứng với những đặc điểm và bước đi của từng thời kỳ.


4


Nội dung quy hoạch ngành không được nghiên cứu đơn lẻ, tách rời nhau
mà phải xem xét trong mối quan hệ tác động qua lại, bổ sung và phù hợp với
nhau trong định hướng chung phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời cũng đạt
được những sự phát triển hài hòa trên từng vùng lãnh thổ nhất định.

Quy hoạch ngành là một quá trình động nên quy hoạch phải
được nghiên cứu bổ sung và thường xuyên phải cập nhật số liệu cũng
như những giải pháp cho phù hợp với sự thay đổi của từng thời kỳ.
2.1.2. Vai trò của sản xuất phát triển cây chè đối với nền kinh tế - xã hội

2.1.2.1. Tổng quan về cây chè
Vào thế kỷ XVII, ở Việt Nam có hai vùng sản xuất chè: chè
vườn miền trung du và chè rừng miền núi.
Vùng miền quê trung du sản xuất chè tươi, chè nụ và chè băm
chế biến rất đơn giản. Vùng chè ở miền núi sản xuất chè chi, chè mạn,
chè lên men nửa chừng của đồng bào dân tộc Dao, Hơ Mông. Kỹ thuật
trồng chè thời kỳ này chủ yếu là quảng canh, có nơi coi đó là một ”cây
rừng”, chế biến rất đơn giản, tiêu thu mang tính chất tự cung tự cấp
trong gia đình hoặc trong lãnh thổ của cả cộng đồng nhỏ.

Đến thế kỷ XIX một số người Pháp bắt đầu công việc sản xuất
và buôn bán chè ở Hà Nội. Năm 1925 cây chè bắt đầu phát triển
mạnh, cả nước hình thành ba vùng chè chính.
Vùng chè Tây Nguyên: Diện tích tính đến năm 1939 là 2.759 ha, sản
lượng bình quân hàng năm đạt 900 tấn. Lúc này đã có những đồn điền có
quy mơ lớn 400-500 ha. Loại chè đen truyền thống (orthodo) tiêu thụ ở thị

trường Tây Âu và một số ít chè xanh xuất khẩu sang thị trường Bắc Phi.

Vùng chè Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ chè được trồng rải rác trong
vườn gia đình và một số đồn điền nhỏ, kỹ thuật trồng và chế biến rất
đơn giản, sản phẩm gồm chè đen, chè xanh, chè tươi và chè nụ.

Vùng chè Trung bộ gồm Quang Nam – Đà Nẵng, Quảng Ngãi,
Bình Định và Quảng Trị. Tổng diện tích khoảng 1.900 ha trong đó có
một đồn điền của người Pháp diện tích khoảng 250 ha. Chế biến cịn
rất thơ sơ, sản phẩm chính là chè xanh, xuất khẩu sang Bắc Phi.
Ngồi ra ở Hóc Mơn (Nam Bộ) cũng bắt đầu trồng thử nghiệm.
Tổng diện tích chè cả nước trong thời kỳ này khoảng 1.300 ha. Sản
lượng hàng năm đạt khoảng 6.000 tấn chè khô.

5


2.1.2.2. Vị trí của cây chè trong nền kinh tế nông nghiệp nước ta
Viện sĩ Vavilov và Dzemukhaze (Liên Xô), Haler (Ấn Độ) có
nhận định chè là một thế mạnh của Việt Nam, vì Việt Nam là một
trong bảy nước sản xuất chè của Thế Giới không thua kém chất
lượng chè vùng Maldora (Ấn Độ) và vùng cao nguyên Srilanca.
Một số nhà Nhật Bản gần đây cho rằng: với nguyên liệu này (chè Việt
Nam) được chế biến bằng thiết bị hiện đại, công nghệ tiên tiến sẽ tạo ra
được loại chè tốt, khả năng bán với giá gấp từ 1,3 – 2 lần so với hiện nay.
Tại đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng một lần nữa khẳng định
tầm quan trọng của ba chương trình kinh tế, trong đó nơng, lâm, ngư nghiệp được
phát triển theo hướng kinh tế hàng hóa, gắn với cơng nghiệp chế biến, đáp ứng nhu
cầu trong nước đẩy mạnh xuất khẩu, phát huy lợi thế sinh thái, bảo vệ môi trường
tài ngun. Trong ba chương trình kinh tế nói trên ngành chè có vị trí quan trọng

trong nền nơng nghiệp Việt Nam bởi những lý do sau đây:

Yêu cầu sinh lý của cây chè thích hợp với điều kiện sinh thái (đất, khí
hậu, địa hình ...) nhất là ở miền rừng núi nước ta. Chè là loại cây kén đất thật
tốt như cà phê, năng suất tương đối ổn định, biến động hàng năm không lớn
kể cả những năm thiên tai hạn hán. Theo kết quả điều tra theo dõi trong thời
gia 18 năm với giống chè trung du ở Phú Hộ, hệ số biến dị là 18%. Bởi vậy,
nhìn chung đây là cây trồng đúng về mặt kinh doanh tương đối ổn định.
Chè cịn là cây trồng có tác dụng chống xói mịn, bảo vệ mơi sinh. Hiện
nay, bình qn độ che phủ trong cả nước cịn 29,1%, trong đó nếu không kể ở
hai vùng đồng bằng Sông Hồng và Sơng Cửu Long chỉ đạt 4,7-6,1% cịn ở các
vùng khác như Tây Bắc chỉ có 20%, Đơng Bắc 19%. Bởi vậy ở những nơi này
nếu được trồng chè sẽ góp phần nâng cao độ che phủ tốt hơn.
Cây chè nếu được phát triển sẽ thu hút một số lượng lao động đáng kể,
không chỉ ở khâu sản xuất nguyên liệu mà còn ở cả khấu chế biến và tiêu thụ.

Phát triển ngành chè trước hết thỏa mãn nhu cầu tiêu thụ
ngày càng tăng của nhân dân trong cả nước
2.1.2.3. Quy hoạch phát triển cây chè
Nhu cầu sử dụng chè cho chế biến, xuất khẩu ngày càng gia tăng do đó
cơng tác quy hoạch phát triển cây chè là cần thiết và cấp bách. Công tác quy

6


hoạch này đòi hỏi phải nghiên cứu kỹ lưỡng những biến động của các
nhân tố, sự cạnh tranh trong sử dụng nguồn lực và hệ quả của nó, chuẩn
bị những giải pháp, các chương trình hành động nhằm đáp ứng được các
vấn đề phát triển giáo dục phục vụ cho toàn xã hội. Để cạnh tranh được
với các nước cùng xuất khẩu chè cũng như muốn chiếm được thị phần

trên thị trường quốc tế đòi hỏi chúng ta phải cạnh tranh về giá và chất
lượng chè, nâng cao chất lượng và hạ thấp giá thành. Vì vậy ngành chè
cần phải hoàn thiện quy hoạch cây chè xuất phát từ những yêu cầu sau:

a) Quy hoạch do đòi hỏi tất yếu của quá trình phát triển
Trong thời gian qua ngành chè đã có những bước phát triển về diện tích,
năng suất, sản lượng và xuất khẩu đều tăng nhanh nhưng bên cạnh đó cịn
những vấn đề bất cập trong cơng tác trồng và chế biến chè đòi hỏi phải tổ chức,
sắp xếp lại sao cho phù hợp với yêu cầu phát triển dài hạn của ngành.

Xuất phát từ lợi ích kinh tế của cây chè mà đã có những chương trình,
dự án nhằm quy họach phát triển chè trong thời gian tới. Do nhu cầu dùng
chè trên thế giới ngày càng tăng. Vì vậy chúng ta phải quy hoạch để đáp ứng
hiệu quả kinh tế, tăng năng suất và đảm bảo chất lượng.
Từ yêu cầu nâng cao hiệu quả kinh tế- xã hội: Như chúng ta đã biết
hiệu quả kinh tế-xã hội luôn là mục tiêu mong muốn của mỗi quốc gia từ quá
trình phát triển của mình. Để đáp ứng được các mục tiêu mang tầm vĩ mô
ngành chè cần giải quyết các mục tiêu cụ thể như: Tăng diện tích trồng chè,
tăng năng suất và sản lượng chế biến góp phần làm tăng thu nhập và nâng
cao mức sống cho người trồng chè. Đồng thời giải quyết được một lượng
lao động thất nghiệp ở nông thôn và công nhân trong các nhà máy chế biến
chè, thu ngoại tệ từ việc xuất khẩu chè tăng thu nhập cho đất nước.
Tăng năng suất: Do đặc tính của sản xuất nơng nghiệp phụ thuộc rất
nhiều vào đất đai và các điều kiện về thời tiết, khí hậu. Trong khi đó đất đai
có hạn, diện tích đất cho nơng nghiệp ngày càng bị thu hẹp do sử dụng đất
làm nhà ở và đất cho sản xuất cơng nghiệp. Thời tiết ln ln có biến động
bất thường, không lường trước được như thiên tai hạn hán. Vì vậy cần phải
thâm canh cây chè nhằm tăng năng suất trên một đơn vị diện tích.
Nâng cao chất lượng: Chất lượng là một trong những yếu tố hàng đầu trực
tiếp tác động tới giá và việc xâm nhập sang thị trường các nước trong khu vực và


7


trên tồn thế giới. Muốn có sản phẩm đạt chất lượng đòi hỏi khâu
chế biến phải tốt, chất lượng tốt sẽ hấp dẫn và cạnh tranh được trên
thị trường. Hơn nữa, sẽ có điều kiện xâm nhập vào các thị trường
khó tình địi hỏi những tiêu chuẩn khắt khe nhất.
Nâng cao chất lượng là yêu cầu cầp thiết của ngành chè từ nay
đến năm 2020 để tăng khả năng cạnh tranh, tăng sản lượng xuất khẩu
sang thị trường các nước đạt giá trị kim ngạch xuất khẩu lớn.
Tăng thu nhập cho người dân: Khơng ai hết chính những người
trồng chè sẽ chụi ảnh hưởng trực tiếp từ cây chè. Mức thu nhập bình
qn của mỗi người dân ở nơng thơn rất thấp, tăng năng suất cây chè
dẫn đến thu nhập ổn định để đảm bảo cuộc sống cho người lao động ở
nơng thơn và miền núi. Thu nhập có ổn định người lao động mới tập
trung vào sản xuất tạo ra nguyên liệu cho các nhà máy chế biến
Quy hoạch phát triển chè sẽ giải quyết tốt các vấn đề về lao động việc làm
cho lao động ở vùng nông thôn và miền núi, giúp họ ổn định được cuộc sống
lâu dài, gắn bó với cây chè. Từ đó người dân có thể nâng cao mức thu nhập của
mình vì cây chè so với cây trồng vật ni khác có giá trị kinh tế cao hơn.

Giải quyết tốt các vấn đề xã hội: Vấn đề đầu tiên phải kể đến
đó là giải quyết thất nghiệp ở nông thôn và miền núi, nơi mà có tỷ lệ
thất nghiệp đạt loại cao nhất trong cả nước. Người dân tham gia vào
lao động sẽ giảm bớt được các tệ nạn xã hội trên địa bàn đân cư.
Ngồi ra quy hoạch cịn là căn cứ để dự báo cho kế hoạch kỳ sau.
b) Quy hoạch nhằm đáp ứng nhu cầu thị
trường - Cung cấp nguyên liệu cho chế biến
Hiện nay cả nước có 76 cơ sở chế biến trên phạm vi 11 tỉnh có diện

tích chè tập trung. Với tổng cơng suất chế biến 1.046 tấn búp tươi/ngày trong
đó xí nghiệp trung ương là 542 tấn búp tươi/ngày còn các tỉnh khác là 504
tấn búp tươi /ngày. Miền núi trung du phía bắc 813 tấn búp tươi/ngày.

Quy mô chế biến của các nhà máy và số lượng các nhà chế
biến ngày càng gia tăng, cơng suất chế biến đã được nâng lên do
đó địi hỏi một nguồn nguyên liệu lớn để phục vụ chế biến.
- Cân đối giữa cung và cầu

8


Xuất phát từ yêu cầu mới của thị trường, tình hình cung cầu về chè
trên thị trường thế giới. Diễn biến thị trường chè thế giới năm 2001:
Cung: sản lượng chè thế giới đạt 2,132 triệu tấn, tăng 1,5% (tương ứng với 32
ngàn tấn) so với cùng kỳ năm 2000, trong đó nhóm 5 nước sản xuất và xuất khẩu
chè chủ yếu tăng khoảng 20 ngàn tấn. Thị trường cung chè vẫn tập trung vào một số
nước như Ấn Độ với sản lượng 870 ngàn tấn, Srilanca 320 ngàn tấn...

và nhóm 5 nước là Ấn Độ, Srilanca, Kênia, Trung quốc và Inđônêxia
chiếm trên 85% sản lượng chè thế giới.
Cầu: Sau khi giảm sút mạnh vào năm 1999, nhu cầu chè thế giới đã
dần phục hồi nổi lên ở khu vực Nam Á, tuy nhiên trong năm 2000 chưa xác
định được mức độ phục hồi của nhu cầu chè của thế giới do sự gia tăng
nhập lậu chè vào Nga và Pakistan. Nhập khẩu chè vào Anh tăng chủ yếu bổ
sung do dự trữ vào Tây Âu, Hoa kỳ, Canađa đều chững lại. Năm 2001, mức
tiêu thụ chè thế giới ước đạt 2,072 triệu tấn tăng 2,4% (tương đương với 49
ngàn tấn) so với năm 2000, nhóm 5 nước tiêu thụ chủ yếu là Ấn Độ, CIS, Anh,
Pakisan và Hoa Kỳ (chiếm khoảng 58,5% tổng mức tiêu thụ của thế giới, tăng
50 ngàn tấn và nhóm các nước khác giảm 1.000 tấn).

Nói tóm lại, trong những năm gần đây cung ln lớn hơn cầu nhưng
không đáng kể. Cần thiết phải quy hoạch để đạt được mục tiêu sản lượng chè
đặt ra và đưa Việt Nam vào nhóm các nước dẫn đầu thế giới về sản xuất chè.

2.1.3. Ảnh hưởng của quy hoạch đối với các doanh nghiệp chế biến chè

2.1.3.1. Thực trạng của các doanh nghiệp chế biến chè trong vùng
quy hoạch chè
Trên địa bàn tỉnh Sơn La có 16 doanh nghiệp chế biên chè, huyện Mộc
Châu có 13 đơn vị; huyện Mai Sơn có 2 đơn vị và huyện Phù n có 1 đơn vị

*) Cơng ty Dịch vụ phát triển chè đã đầu tư phát triển vùng nguyên
liệu trên địa bàn của 3 huyện Mai Sơn, Thuận Châu, Yên Châu, do việc
đầu tư giàn trải trên phạm vi rộng nên việc đầu tư quản lý vùng nguyên
liệu gặp rất nhiều khó khăn và tranh chấp tại các vùng nguyên liệu xảy ra
lớn, đặc biệt tại huyện Yên Châu và Thuận Châu. Sản lượng chè công ty
thu mua vào chỉ đạt được khoảng 1/3 sản lượng toàn vùng nguyên liệu.
*) Công ty Nông nghiệp Tô Hiệu: Do trong vùng nguyên liệu của Công
ty Nông nghiệp Tô Hiệu tồn tại nhiều lị sao chè mini vì thế Cơng ty Nơng
nghiệp Tơ Hiệu có sự tranh chấp ngun liệu với các lị sao chè tư nhân.

9


*) Công ty Cổ phần Nông lâm sản và dịch vụ Phù Yên được phân công
quản lý vùng nguyên liệu trên địa bàn 3 xã Mường Cơi, Tân Lang, Mường
Thải huyện Phù Yên với diện tích 250 ha chủ yếu là giống chè lai LDP1, LDP2,
năng suất đạt 2,3 tấn/ha. Vùng nguyên liệu của công ty không được đầu tư
chăm sóc đúng quy trình dẫn đến năng suất, chất lượng thấp.


*) Các công ty, doanh nghiệp, HTX đang quản lý đầu tư, thu mua,
bao tiêu, chế biến sản phẩm chè trên địa bàn huyện Mộc Châu gồm có
13 đơn vị sau: Công ty cổ phần chè Cờ Đỏ; Chi nhánh chè Mộc Châu;
Công ty cổ phần chè Chiềng Ve; Công ty cổ phần chè Sơn Hà; DNTN
Châu Tứ; HTX Nông nghiệp Đoàn Kết; HTX sản xuất kinh doanh chè
Tân Lập; Công ty TNHH Đại Lộc; Công ty cổ phần Tổng hợp Mộc Châu;
DNTN Mộc Sương; Công ty TNHH Hưng Hán; Công ty TNHH Ligarden
(Đài Loan) và Công ty Ken Green Farm (Nhật Bản).

2.1.3.2. Các chính sách đổi với các doanh nghiệp chế biến chè trong
vùng quy hoạch chè
Các chính sách cụ thể ảnh hưởng đến doanh nghiệp: Chính
sách của Chính phủ hỗ trợ phát triển doanh nghiệp.
Các quy định và luật liên quan đến kinh doanh: Bao gồm các
quy định quản trị hoạt động của doanh nghiệp bao gồm việc đăng
ký và các yêu cầu báo cáo.
Chính sách, các quy định và luật pháp liên quan đến thuế: Bao gồm các
loại thuế (thuế thu nhập, thuế lợi nhuận, VAT, thuế (GST) hàng hoá và dịch vụ).

Các quy định luật liên quan đến lao động: Liên quan chặt chẽ
đến chất lượng cơng việc, lao động.
Quy định luật, chính sách liên quan đến xuất khẩu, thương mại:
Gồm các chính sách định lượng (hạn ngạch nhập khẩu, giấy phép) và
phi định lượng (thuế), cản trở nhập khẩu, hạn chế xuất khẩu.
Quy định luật, chính sách tài chính, tín dụng: Quy định luật, chính sách tài
chính ảnh hưởng tới sự tiếp cận của doanh nghiệp về vốn, tài chính, khấu hao…

Chính sách liên quan đến giáo dục: Tác động tới sự phát triển
của doanh nghiệp có thể trực tiếp hoặc gián tiếp.
Các chính sách liên quan đến đổi mới: Hỗ trợ phát triển

thương mại giữa các doanh nghiệp và đẩy mạnh đổi mới công nghệ.

10


Chính sách luật quy định liên quan đến mơi trường: Liên quan
đến các quy định về mơi trường và có tác động tới hoạt động kinh
doanh và định hướng của doanh nghiệp.
2.1.3.3. Những khó khăn mà các doanh nghiệp chế biến chè trong
vùng quy hoạch chè đã gặp phải
Các thị trường nhập khẩu chủ yếu của chè Việt là Đài Loan, Trung Quốc,
Mỹ, Pakistan, Indonesia, Malaysia… Lâu nay Chè Việt Nam xuất khẩu chủ yếu để
các nhà nhập khẩu làm nguyên liệu đấu trộn với chè các nước khác, đóng gói và
phân phối cho các nước đang phát triển và kém phát triển. Thị phần chè Việt
Nam tại các thị trường tiềm năng là các nước phát triển hầu như không đáng kể.

Năm 2014, Việt Nam xuất khẩu được 130.000 tấn chè, kim ngạch đạt
230 triệu USD. Với sản lượng và kim ngạch trên, Việt Nam tiếp tục đứng ở
vị trí thứ 5 xuất khẩu chè trên thế giới, nhưng còn cách quá xa so với
nước sản xuất chè đứng thứ 4. Vì thế, nếu tăng sản lượng lên gấp đơi thì
vẫn đứng thứ 5 và vẫn chiếm tỷ lệ nhỏ. Tuy nhiên, giá chè xuất khẩu của
Việt Nam vẫn đang ở mức thấp nhất trong 10 nước xuất khẩu chè của thế
giới, chỉ tương đương 60 - 70% giá của các nước khác.
Cây chè hiện đang tạo việc làm cho khoảng 400 nghìn hộ sản xuất
của 35 địa phương với tổng diện tích cả nước khoảng 124 nghìn héc-ta,
sản lượng khoảng 900 nghìn tấn búp tươi... Lâm Đồng được coi là “vựa
chè” của Việt Nam khi đứng đầu cả nước với khoảng 23.000 ha, sản
lượng chè búp tươi hơn 223.000 tấn. Trong đó, sản phẩm chè Ơ Long
phần lớn xuất khẩu sang Đài Loan (95% sản lượng xuất khẩu, 5% nội
tiêu), chè xanh tiêu thụ nội địa, chè đen chủ yếu xuất khẩu sang Đài Loan

và một số nước Indonesia, Pakistan, Afghanistan, Nga, Nhật, Mỹ…
Từ năm 2005 khi Luật Doanh nghiệp (doanh nghiệp) có hiệu lực, nhiều
địa phương đã cấp phép ồ ạt cho các tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng hàng
loạt cơ sở chế biến ngay trên vùng nguyên liệu mà doanh nghiệp có trước đã
đầu tư và quản lý, dẫn đến công suất chế biến cao hơn nhiều so với khả
năng cung ứng nguyên liệu, chủ yếu tập trung vào khâu chế biến thô. Tổng
công suất chế biến chè hiện đã vượt quá nguồn nguyên liệu 2 - 3 lần.
Việc nhiều nhà máy đang cùng khai thác trên một vùng nguyên liệu, dẫn
đến việc tranh mua, tranh bán giữa các cơ sở nhà máy chế biến, làm cho chất

11


×