Tải bản đầy đủ (.docx) (125 trang)

Luận văn thạc sĩ nâng cao chất lượng cán bộ, công chức cấp phường trên địa bàn quận long biên, thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (474.39 KB, 125 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGÔ NGỌC THẮNG

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÁN BỘ, CÔNG
CHỨC CẤP PHƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN
LONG BIÊN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Ngành:

Quản lý kinh tế

Mã số:

60.34.04.10

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS. Trần Đình

Thao

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NƠNG NGHIỆP - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết
quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan
và chưa từng dùng để bảo vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được
cám ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.


Hà nội, ngày…. tháng…. năm 2017

Tác giả luận văn

Ngô Ngọc Thắng

i


LỜI CẢM ƠN

Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi
đã nhận được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, sự
giúp đỡ, động viên của bạn bè, đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hồn thành luận văn, cho phép tơi được bày tỏ lịng kính
trọng và biết ơn sâu sắc ... (người hướng dẫn khoa học : Thầy Trần Đình
Thao) đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều cơng sức, thời gian và tạo điều
kiện cho tơi trong suốt q trình học tập và thực hiện đề tài.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo,
Bộ môn ..., Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn - Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã
tận tình giúp đỡ tơi trong q trình học tập, thực hiện đề tài và hồn thành luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ viên chức ... (cơ quan nơi thực
hiện đề tài) đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.

Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã
tạo mọi điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến
khích tơi hồn thành luận văn./.
Hà nội, ngày…. tháng…. năm 2017

Tác giả luận văn


Ngô Ngọc Thắng

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan................................................................................................................................... i
Lời cảm ơn....................................................................................................................................... ii
Mục lục.............................................................................................................................................. iii
Danh mục chữ viết tắt............................................................................................................... vi
Danh mục bảng........................................................................................................................... vii
Danh mục sơ đồ........................................................................................................................ viii
Danh mục hộp............................................................................................................................ viii
Trích yếu luận văn....................................................................................................................... ix
Thesis abtract................................................................................................................................ xi
Phần 1. Mở đầu.............................................................................................................................. 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài............................................................................................ 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................... 3

1.2.1.

Mục tiêu chung.............................................................................................................. 3

1.2.2.


Mục tiêu cụ thể............................................................................................................... 3

1.3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...................................................................... 3

1.3.1.

Đối tượng nghiên cứu............................................................................................... 3

1.3.2.

Phạm vi nghiên cứu.................................................................................................... 3

1.4.

Những đóng góp mới của luận văn.................................................................... 4

1.4.1.

Về lý luận........................................................................................................................... 4

1.4.2.

Về thực tiễn..................................................................................................................... 4

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về nâng cao chất lượng cán bộ, công chức

cấp phường..................................................................................................................... 5

2.1.

Cơ sở lý luận về nâng cao chất lượng cán bộ, công chức cấp phường...5

2.1.1.

Một số khái niệm........................................................................................................... 5

2.1.2.

Đặc điểm, vị trí, vai trị cán bộ cơng chức cấp phường....................... 13

2.1.3.

Nội dung nâng cao chất lượng cán bộ, công chức cấp phường....15

2.1.4.

Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp

phường............................................................................................................................ 23
2.2.

Cơ sở thực tiễn về nâng cao chất lượng cán bộ công chức cấp phường
27

2.2.1.

Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới về nâng cao chất lượng


CBCC cấp phường.................................................................................................... 27

iii


2.2.2.

Kinh nghiệm của một số địa phương trong nước về nâng cao chất lượng

cán bộ công chức cấp phường......................................................................... 29
2.2.3.

Một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, cơng chức cấp

phường có thể áp dụng với quận Long Biên, thành phố Hà Nội....36
Phần 3. Phương pháp nghiên cứu................................................................................... 38
3.1.

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu............................................................................. 38

3.1.1.

Đặc điểm tự nhiên...................................................................................................... 38

3.1.2.

Đặc điểm kinh tế - xã hội........................................................................................ 40

3.2.


Phương pháp nghiên cứu..................................................................................... 44

3.2.1.

Chọn điểm nghiên cứu............................................................................................ 44

3.2.2.

Phương pháp tiếp cận............................................................................................. 44

3.2.3.

Phương pháp thu thập số liệu............................................................................ 45

3.2.4.

Phương pháp phân tích và xử lý số liệu....................................................... 48

3.2.5.

Các chỉ tiêu nghiên cứu......................................................................................... 48

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận..................................................................... 50
4.1.

Thực trạng chất lượng cán bộ công chức cấp phường trên địa bàn quận

Long Biên....................................................................................................................... 50
4.1.1.


Thực trạng đội ngũ cán bộ công chức cấp phường trên địa bàn quận

Long Biên....................................................................................................................... 50
4.1.2.

Thực trạng chất lượng đội ngũ cán bộ công chức cấp phường quận Long Biên

52

4.1.3.

Đánh giá chất lượng cán bộ công chức cấp phường quận Long Biên
59

4.2.

Các yếu tố ảnh hưởng đến việc nâng cao chất lượng công chức cấp

phường quận Long Biên, thành phố Hà Nội............................................... 67
4.2.1.

Yếu tố ảnh hưởng từ công tác đào tạo, bồi dưỡng................................ 68

4.2.2.

Yếu tố pháp luật về chế độ, chính sách cán bộ, cơng chức chính quyền

cấp phường.................................................................................................................. 70
4.2.3.


Cơng tác quản lý, kiểm tra, giám sát đội ngũ cán bộ công chức cấp

phường............................................................................................................................ 72
4.2.4.

Yếu tố ảnh hưởng từ môi trường và điều kiện làm việc...................... 73

4.2.6.

Yếu tố ảnh hưởng từ tinh thần học, tự học và sự yêu nghề, gắn bó với

nghề của cán bộ, công chức............................................................................... 75

iv


4.2.7.

Nhận xét đánh giá chung về chất lượng đội ngũ cán bộ công chức cấp

phường quận Long Biên....................................................................................... 78
4.3.

Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng cán bộ công chức cấp

phường quận Long Biên....................................................................................... 81
4.3.1.

Đẩy mạnh và nâng cao chất lượng công tác quy hoạch, đào tạo, bồi


dưỡng cán bộ cơng chức cấp phường......................................................... 81
4.3.2.

Hồn thiện cơng tác tuyển dụng, bố trí và sử dụng cán bộ cơng chức cấp

phường............................................................................................................................ 87
4.3.3.

Thực hiện tốt các chế độ và chính sách đối với đội ngũ cán bộ công chức

cấp phường.................................................................................................................. 91
4.3.4.

Đẩy mạnh cơng tác cải cách hành chính, cải thiện mơi trường và điều

kiện làm việc cho cán bộ công chức.............................................................. 92
4.3.5.

Nâng cao phẩm chất đạo đức, đẩy mạnh đấu tranh chống tham nhũng

trong đội ngũ cán bộ công chức....................................................................... 93
4.3.6.

Các giải pháp khác.................................................................................................... 95

Phần 5. Kết luận và kiến nghị.............................................................................................. 99
5.1.

Kết luận............................................................................................................................ 99


5.2.

Kiến nghị...................................................................................................................... 100

Tài liệu tham khảo................................................................................................................... 101

v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

CB

Cán bộ

CBCC

Cán bộ, cơng chức

CNH-HĐH

Cơng nghiệp hóa – Hiện đại hóa

HĐND

Hội đồng nhân dân


UBND

Ủy ban nhân dân

UB MTTQ

Ủy ban mặt trận tổ quốc

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Hiện trạng cơ cấu kinh tế quận Long Biên 2014 – 2016..................42
Bảng 3.2. Nhóm điều điều 2ếu............................................................................................. 46
Bảng 4.1. Số lượng cán bộ công chức cấp phường quận Long Biên năm 2016 50
Bảng 4.2. Tỉ lệ giới tính cán bộ cấp phường quận Long Biên năm 2016....51
Bảng 4.3. Cơ cấu phân theo độ tuổi của cán bộ công chức cấp phường quận
Long Biên giai đoạn 2014- 2016................................................................... 52
Bảng 4.4. Trình độ học vấn đội ngũ cán bộ công chức cấp phường quận Long
Biên giai đoạn 2014- 2016................................................................................ 53
Bảng 4.5. Trình độ chun mơn nghiệp vụ cán bộ công chức cấp phường quận
Long Biên giai đoạn 2014- 2016................................................................... 54
Bảng 4.6. Trình độ tin học và ngoại ngữ của cán bộ công chức cấp phường quận
Long Biên giai đoạn 2014- 2016................................................................... 55
Bảng 4.7. Trình độ lý luận chính trị cán bộ công chức cấp phường quận Long
Biên giai đoạn 2014- 2016................................................................................ 56
Bảng 4.8. Trình độ quản lý nhà nước của cán bộ công chức cấp phường quận
Long Biên giai đoạn 2014- 2016................................................................... 57
Bảng 4.9. Phẩm chất đạo đức của đội ngũ cán bộ công chức cấp phường quận

Long Biên năm 2016........................................................................................... 59
Bảng 4.10. Đánh giá của cán bộ công chức về kiến thức chuyên môn của cán bộ

công chức cấp phường quận Long Biên................................................ 61
Bảng 4.11. Kết quả tự đánh giá của cán bộ công chức cấp phường về các kỹ năng

nghề nghiệp trong quá trình thực thi nhiệm vụ.................................. 62
Bảng 4.12. Kết quả tự đánh giá của cán bộ công chức cấp phường quận Long biên

về mức độ hồn thành cơng việc

62

Bảng 4.13. Đánh giá của người dân về trình độ chun mơn của đội ngũ cán bộ

công chức cấp phường quận Long Biên năm 2016..........................63
Bảng 4.14. Đánh giá của người dân về đạo đức lối sống của đội ngũ cán bộ công

chức cấp phường quận Long Biên năm 2016...................................... 64
Bảng 4.15. Đánh giá của người dân về tinh thần, trách nhiệm và thái độ làm việc

của công chức cấp phường quận Long Biên....................................... 65

vii


Bảng 4.16. Kết quả công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức cấp phường

quận Long Biên, giai đoạn 2014 - 2016.................................................... 68
Bảng 4.17. Đánh giá về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức cấp


phường quận Long Biên.................................................................................. 70
Bảng 4.18. Đánh giá về cơ chế, chính sách tuyển dụng, chính sách đãi ngộ cán bộ

cơng chức cấp phường quận Long Biên

71

Bảng 4.19. Đánh giá về môi trường và điều kiện làm việc của cán bộ công chức

cấp phường quận Long Biên......................................................................... 74
Bảng 4.20. Về trình độ, số năm kinh nghiệm và sức khỏe làm việc của cán bộ

công chứccấp phường năm 2016............................................................... 75

DANH MỤC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 2.1. Phân cấp hành chính Việt Nam..................................................................... 5

DANH MỤC HỘP
Hộp 4.1. Đánh giá của cán bộ lãnh đạo quận về chất lượng đội ngũ CBCC 66
Hộp 4.2. Công tác quản lý, kiểm tra, giám sát đội ngũ CBCC cấp phường
73

viii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Ngơ Ngọc Thắng
Tên luận văn: “Nâng cao chất lượng cán bộ, công chức cấp phường trên

địa bàn quận Long Biên, thành phố Hà Nội”
Ngành: Quản lý kinh tế

Mã số: 60 34 04 10

Cơ sở đào tạo: Học viên Nông nghiệp Việt Nam
Đảng và Nhà nước ta đã xác định công tác cán bộ là khâu quan trọng nhất, có ý
nghĩa quyết định tới chất lượng và hiệu quả công việc, là khâu then chốt trong sự nghiệp
cách mạng, là một trong những yếu tố quan trọng góp phần vào những thành cơng trong
sự nghiệp đổi mới đất nước, đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Chính
quyền cấp xã, phường, thị trấn (hay cịn gọi là chính quyền cấp phường) có vị trí hết sức
quan trọng trong hệ thống chính trị - hành chính. Là cầu nối trực tiếp của hệ thống chính
quyền nhà nước với nhân dân, thực hiện hoạt động quản lý nhà nước trên các lĩnh vực
kinh tế, văn hóa, phường hội, an ninh trật tự. Nâng cao chất lượng cho đội ngũ CBCC
cấp phường trên địa bàn quận Long Biên, Đảng bộ và chính quyền quận Long Biên đã
đặc biệt chú trọng đến công tác đào tạo, bồi dưỡng, bố trí và quản lý CBCC, bởi đây
cũng là một vấn đề đang được phường hội quan tâm và công tác này được các cơ quan
chức năng thực hiện một cách nghiêm túc và đã đem lại hiệu quả khả quan.
Mục tiêu nghiên cứu: Mục tiêu chung của đề tài là: Trên cơ sở đánh giá thực
trạng cán bộ công chức cấp phường trên địa bàn quận Long Biên, thành phố Hà Nội thời
gian qua đề xuất định hướng và giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ
công chức cấp phường trên địa bàn quận Long Biên trong thời gian tới. Trong đó các
mục tiêu cụ thể bao gồm: (1) Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về cán bộ
công chức, chất lượng cán bộ công chức cấp phường và nâng cao chất lượng cán bộ
công chức cấp phường; (2) Đánh giá thực trạng chất lượng cán bộ công chức cấp
phường của quận Long Biên, thành phố Hà Nội thời gian qua; (3) Phân tích các yếu tố
ảnh hưởng tới nâng cao chất lượng cán bộ công chức cấp phường quận Long Biên,
thành phố Hà Nội; (4) Đề xuất định hướng và giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán
bộ công chức cấp phường của quận Long Biên trong thời gian tới.
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu triển khai tại quận Long Biên. Các số liệu

thứ cấp ở các sách, báo, tạp chí chun ngành, các báo cáo có liên quan, những báo cáo
khoa học đã được công bố về nâng cao chât lượng cán bộ công chức cấp xã phường.
Các số liệu sơ cấp được thu thập tai 3 phường Đức Giang, Ngọc Lâm, Sài Đồng. Các số
liệu thứ cấp thu thập qua phỏng vấn các đối tượng lãnh đạo quận (5 phiếu), cán bộ công
chức cấp phường (45 phiếu), người dân (60 phiếu). Các Phương pháp phân tích chủ yếu
bao gồm phương pháp thống kê mô tả, so sánh, suy luận.

ix


Kết quả nghiên cứu: Qua nghiên cứu đánh giá thực trạng chất lượng cán bộ
công chức cấp phường tại Quận Long Biên cho thấy: : tổng số lượng CBCC cấp
phường quận Long Biên là 289 người. Trong đó, số CBCC nam là 218 người chiếm
75,43%, số CBCC nữ là 71 người chiếm 24,57%; đội ngũ CBCC cấp phường có độ
tuổi từ 30 đến 50 chiếm tỷ lệ cao. Trình độ chun mơn nghiệp vụ: Năm 2016, trình
độ đại học có 105 người, chiếm tỷ lệ 36,33%; trình độ cao đẳng có 14 người, chiếm
tỷ lệ 4,84%; trình độ trung cấp có 139 người, chiếm tỷ lệ 48,1%, trình độ sơ cấp 22
người, chiếm tỷ lệ 7,61%, chưa qua đào tạo 4 người, chiếm tỷ lệ 1,38%. Trình độ lý
luận chính trị: Năm 2015, trình độ trung cấp có 94 người, chiếm tỷ lệ 32,52%; trình độ
sơ cấp có 169 người, chiếm tỷ lệ 58,48%; chưa được đào tạo có 26 người, chiếm tỷ
lệ 9%. Trình độ quản lý nhà nước: năm 2016 trình độ chun viên có 23 người, chiếm
tỷ lệ 7,96%; chưa được đào tạo có 266 người, chiếm tỷ lệ 92,02%.
Các giải pháp chính để nâng cao chất lượng công chức cấp xã phường bao
gồm : Đẩy mạnh và nâng cao chất lượng công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng CBCC
cấp phường; Hồn thiện cơng tác tuyển dụng, bố trí và sử dụng CBCC cấp phường;
Thực hiện tốt các chế độ và chính sách đối với đội ngũ CBCC cấp phường; Đẩy mạnh
công tác cải cách hành chính, Cải thiện mơi trường và điều kiện làm việc cho CBCC;…

x



THESIS ABTRACT
Master candidate: Ngo Ngoc Thang
Thesis title: Improving the quality of ward cadres and civil servants in
Long Bien District, Hanoi
Major: Economics Management

Code: 60.34.04.10

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
The Party and State have identified the most important task of the staff, which is
crucial to the quality and effectiveness of work, which is a key factor in the cause of the
revolution, which is one of the important factors. contributing to the success in the cause
of national renewal, speeding up the industrialization and modernization of the country.
Commune, ward and township governments (also known as ward governments) are very
important in the political-administrative system. As a direct bridge of the state
administration system with the people, the state management activities in the fields of
economy, culture, guilds, security and order. Improving the capacity of the Ward cadres
and civil servants in Long Bien District, the Party and the authorities of Long Bien
District have paid special attention to the training, retraining, management and
management of ward official. a problem that the guild is interested in and this work done
by the authorities seriously and has brought about positive results.

Objectives of the research: The general objective of the project is: Based on
the assessment of the status of public servants at the ward level in Long Bien
district, Hanoi, in the past, the orientation and solutions to improve Capacity of civil
servants at ward level in Long Bien district in the coming time. Specific objectives
include: (1) Contributing to the systematization of theoretical and practical basis for
civil servants, the capacity of civil servants at the ward level, and capacity building
for cadres at the ward level. The (2) Assess the current status of civil servants at

ward level in Long Bien district, Hanoi city; (3) Analysis of factors affecting the
capacity building of civil servants at the Ward level in Long Bien district, Hanoi; (4)
Proposed orientations and measures to improve the capacity of civil servants at
Ward level in Long Bien district in the coming time.

Research methodology: Research implemented in Long Bien district.
Secondary data in specialized books, journals, journals, related reports,
published scientific reports on improving the quality of commune public
officials. Primary data was collected at 3 Duc Giang, Ngoc Lam and Sai Dong
wards. Secondary data was collected through interviews with district leaders
(5 votes), ward officials (45 votes), people (60 votes). Major analytical
methods include descriptive statistics, comparisons, and inference methods.

xi


Research results: According to research and assessment of the capacity
of civil servants at ward level in Long Bien District, the total number of cadres
and civil servants at Long Bien ward is 289. Among them, 218 men and women
accounted for 75.43%, 71 women and men accounted for 24.57%; The number of
cadres and civil servants at the ward level is between 30 and 50, accounting for a
high proportion. Professional qualification: In 2016, the university level has 105
people, accounting for 36.33%; colleges have 14 people, accounting for 4.84%;
Intermediate level has 139 people, accounting for 48.1%, primary level 22 people,
accounting for 7.61%, not trained 4 people, accounting for 1.38%. Theoretical
level of politics: In 2015, the average level of 94 people, accounting for 32.52%;
Primary level is 169 people, accounting for 58.48%; 26 people have been trained,
accounting for 9%. State management level: in 2016, professional qualifications
are 23 persons, accounting for 7.96%; 266 people, accounting for 92.02%.
The main solutions to improve the quality of commune-level public employees

include: Promote and improve the quality of planning, training and fostering of cadres
and civil servants at wards; To improve the recruitment, arrangement and use of cadres
and civil servants at the ward level; To well implement regimes and policies for wardlevel cadres and civil servants; Promoting administrative reform, improving the
environment and working conditions for cadres and civil servants;

xii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Đảng và Nhà nước ta đã xác định công tác cán bộ là khâu quan trọng nhất, có
ý nghĩa quyết định tới chất lượng và hiệu quả công việc, là khâu then chốt trong sự
nghiệp cách mạng, là một trong những yếu tố quan trọng góp phần vào những
thành cơng trong sự nghiệp đổi mới đất nước, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước. Lúc sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng khẳng định “ Cán bộ là
những người đem chính sách của Đảng, của Chính phủ, giải thích cho dân chúng
hiểu và thi hành. Đồng thời đem tình hình của dân chúng báo cáo cho Đảng, cho
Chính phủ hiểu rõ, để đặt chính sách cho đúng” (Hồ Chí Minh, 1974).

Một trong những nội dung quan trọng của cơng cuộc cải cách hành
chính là xây dựng đội ngũ CBCC hành chính vừa có phẩm chất đạo đức tốt,
vừa có chất lượng, trình độ chun mơn cao, vừa có kỹ năng quản lý, vận
hành bộ máy hành chính tốt. Đội ngũ CBCC có vai trị vơ cùng quan trọng,
quyết định chất lượng, hiệu quả hoạt động của chính quyền các cấp nói
chung và chính quyền cấp cơ sở nói riêng. Hiệu lực quản lý nhà nước được
thực hiện bởi số lượng và chất lượng của đội ngũ CBCC (Bộ Nội vụ, 2004).
Chính quyền cấp xã, phường, thị trấn (hay cịn gọi là chính quyền cấp phường)
có vị trí hết sức quan trọng trong hệ thống chính trị - hành chính. Là cầu nối trực tiếp
của hệ thống chính quyền nhà nước với nhân dân, thực hiện hoạt động quản lý nhà
nước trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, phường hội, an ninh trật tự, an tồn phường

hội ở địa phương theo thẩm quyền được phân cấp, đảm bảo cho các chủ trương,
đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, được triển khai thực hiện
trong cuộc sống. Cán bộ cấp phường là những người gần dân nhất, sát dân nhất.
Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình, họ là những người trực tiếp truyền tải
pháp luật đến với nhân dân thông qua giải quyết các cơng việc liên quan tới quyền và
lợi ích của nhân dân, đồng thời cũng là người thấu hiểu nhất những tâm tư nguyện
vọng của nhân dân, những vướng mắc, bất cập của chính sách, pháp luật khi áp dụng
chúng trong thực tế. Đa số cán bộ cấp phường phấn khởi và tin tưởng vào thành công
của công cuộc đổi mới, tham gia tích cực vào q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước, góp phần to lớn vào quá trình xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội
chủ nghĩa. Trong những năm qua, đội ngũ cán bộ cấp phường

1


đã được tăng cường về số lượng và chất lượng. Họ được đào tạo - bồi dưỡng để
nâng cao trình độ lý luận chính trị, trau dồi kiến thức chuyên môn - nghiệp vụ, đồng
thời họ được trang bị kiến thức về quản lý nhà nước, trình độ và năng lực lãnh đạo
được nâng lên. Cơ cấu cán bộ về giới tính, về độ tuổi, về trình độ học vấn ngày
càng hợp lý hơn. Tuy nhiên, nhìn chung chất lượng đội ngũ cán bộ cấp phường
còn nhiều mặt hạn chế, cơ cấu đội ngũ cán bộ cấp phường chưa thật sự phù hợp,
tỷ lệ cán bộ nữ còn thấp, cơ chế hoạt động cịn thiếu đồng bộ. Cơng tác tổ chức
cán bộ chưa theo kịp tình hình phát triển đất nước. Chính sách cán bộ cịn nhiều
bất cập, chưa thật sự tạo động lực tốt cho cán bộ làm việc và cống hiến...
Hệ thống chính trị ở cơ sở hiện nay cịn nhiều mặt yếu kém, bất cập trong cơng
tác lãnh đạo, quản lý, tổ chức thực hiện và vận động quần chúng; chức năng, nhiệm vụ
của các bộ phận chưa được xác định rành mạch, trách nhiệm không rõ ràng, nội dung
và phương thức hoạt động chậm đổi mới, có lúc, có nơi cịn có biểu hiện thiếu dân
chủ, quan lieu. Đội ngũ CBCC cấp phường ít được quan tâm đào tạo, bồi dưỡng; chính
sách đối với CBCC cấp phường cịn nhiều bất cập. Từ những thực tế đó đòi hỏi bức

xúc đặt ra là phải xây dựng tốt, chuẩn mực đội ngũ CBCC cấp phường, trong đó đáng
chú ý là vấn đề xây dựng đội ngũ cán bộ chun trách và cơng chức chun mơn có đủ
chất lượng, trình độ đảm đương trọng trách của mình.

Nâng cao chất lượng cho đội ngũ CBCC cấp phường trên địa bàn quận Long
Biên, Đảng bộ và chính quyền quận Long Biên đã đặc biệt chú trọng đến công tác
đào tạo, bồi dưỡng, bố trí và quản lý CBCC, bởi đây cũng là một vấn đề đang được
phường hội quan tâm và công tác này được các cơ quan chức năng thực hiện một
cách nghiêm túc và đã đem lại hiệu quả khả quan. Tuy nhiên hiện tượng “vừa thừa,
vừa thiếu” CBCC cấp phường trên địa bàn quận Long Biên là một thực trạng nhiều
năm qua vẫn tồn tại. Do điều kiện lịch sử cụ thể của đất nước, đội ngũ CBCC được
hình thành từ nhiều nguồn khác nhau, chất lượng và trình độ chun mơn nghiệp
vụ khơng đồng đều, có nơi một số CB chuyên trách cấp phường không được đào
tạo đúng về chuyên môn, quản lý Nhà nước. Điều này thể hiện sự bất cập trong
công tác quản lý và phát triển nguồn nhân lực trong công tác tổ chức cán bộ hiện
nay. Trước tình hình trên, địi hỏi phải có những biện pháp nhằm nâng cao chất
lượng và chất lượng của CBCC một cách thiết thực hơn nhằm tạo ra những con
người ngang tầm với tình hình mới. Xuất phát từ thực tế và những vấn đề nêu trên,
tôi chọn đề tài “Nâng cao chất lượng cán bộ, công chức cấp phường trên địa bàn
quận Long Biên, thành phố Hà Nội”.

2


1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở đánh giá thực trạng cán bộ công chức cấp phường trên
địa bàn quận Long Biên, thành phố Hà Nội thời gian qua đề xuất định
hướng và giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công
chức cấp phường trên địa bàn quận Long Biên trong thời gian tới .


1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về cán bộ
công chức, chất lượngcán bộ công chức cấp phường và nâng cao
chất lượng cán bộ công chức cấp phường;
Đánh giá thực trạng chất lượng cán bộ công chức cấp phường
của quận Long Biên, thành phố Hà Nội thời gian qua;
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới nâng cao chất lượng cán
bộ công chức cấp phường quận Long Biên, thành phố Hà Nội;
-

Đề xuất định hướng và giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ

cán bộ công chức cấp phường của quận Long Biên trong thời gian tới.

1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các vấn đề lý luận và thực tiễn về
nâng cao chất lượng cán bộ công chức cấp phường trong điều kiện hiện nay.

Đối tượng khảo sát là cán bộ lãnh đạo cấp quận (Thường trực
Quận ủy - HĐND - UBND, UB MTTQ các ban ngành đoàn thể, một số
phịng ban chun mơn của UBND quận); Cán bộ công chức đang
công tác tại UBND của 14 phường; đại diện người dân để đánh giá quá
trình thực hiện nhiệm vụ của CBCC cấp phường.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
1.3.2.1. Phạm vi nội dung
Đề tài tập trung vào đánh giá thực trạng chất lượng cán bộ công
chức cấp phường trong việc thực thi nhiệm vụ tại địa phương.
Nghiên cứu một số vấn đề lý luận và thực tiễn về nâng cao chất

lượng cán bộ công chức cấp phường;

3


-

Các tiêu chí phản ánh chất lượng của CBCC cấp phường;

Các yếu tố ảnh hưởng tới việc nâng cao chất lượng cán bộ cơng
chức cấp

phường;
Trên cơ sở đó đề xuất định hướng và những giải pháp nâng
cao chất lượng CBCC cấp phường quận Long Biên.
1.3.2.2. Phạm vi không gian
Đề tài nghiên cứu trên địa bàn quận Long Biên, thành phố Hà Nội.

1.3.2.3. Phạm vi thời gian
Số liệu phân tích thực trạng vấn đề được thu thập từ năm 2014 –
2016,

-

Số liệu sơ cấp được điều tra năm 2017,

Thời gian nghiên cứu đề tài từ tháng 8/2016 đến tháng
12/2017.
1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN VĂN
1.4.1. Về lý luận

Luận văn đã tập hợp, hệ thống và làm sáng tỏ những vấn đề lý luận cơ bản về
cán bộ công chức, năng lực cán bộ công chức cấp phường và nâng cao chất
lượng cán bộ công chức cấp phường. Trên cơ sở đó chỉ ra cách thức vận dụng
các lý luận để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức cấp phường.

Là nguồn cơ sở dữ liệu có tính khoa học giúp các chủ đầu tư là
các cơ quan quản lý nhà nước tham khảo, khai thác và áp dụng.
1.4.2. Về thực tiễn
Luận văn đã trình bày với nhiều dẫn liệu và minh chứng về việc vai trị cán
bộ cơng chức, nâng cao chất lượng cán bộ công chức cấp phường. Từ những nội
dung đó luận văn đã phân tích đúng thực trạng chất lượng cán bộ công chức cấp
phường quận Long Biên, thành phố Hà Nội theo các mặt cịn tồn tại, hạn chế và
ngun nhân, phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng cán bộ công chức
cấp phường quận Long Biên, thành phố Hà Nội. Từ đó đề xuất các giải pháp nhằm
nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức cấp phường quận Long Biên nhằm
triển khai thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị - phường hội của địa phương.


4


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NÂNG CAO CHẤT
LƯỢNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP PHƯỜNG
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÁN BỘ, CÔNG
CHỨC CẤP PHƯỜNG
2.1.1. Một số khái niệm
2.1.1.1. Khái niệm về chính quyền cấp phường
Trong hệ thống hành chính nước ta, chính quyền xã, phường, thị trấn
(gọi chung là cấp phường) là chính quyền cấp thấp nhất trong hệ thống
chính quyền 4 cấp hoàn chỉnh: Trung ương, tỉnh, huyện, (xã) phường.

NHÀ NƯỚC

Thành phố trực
thuộc trung ương

Quận

Tỉnh

Thị xã

Huyện

Thành phố trực

thuộc tỉnh

Phường



Thị trấn

Sơ đồ 2.1. Phân cấp hành chính Việt Nam
Nguồn: Quốc hội (2008)

Chính quy hành cxã, phư quy hành chính Việt Nam trong hệ thống
chính quyền 4 cấp hồn chỉnh: Trung ương, tỉnh, huyện, - phường hội của
địa phương. tố ảnh hưởng tới Điều này thể hiện sự bất cập trong công tác
quản lý và phát triển nguồn nhân lực tphưhư hưhư quy hành chính Việt Nam

phưhư hưhư quy hành chính Việt Nam trong hệ thống chính quyền 4 cấp
hồn chỉnh: Trung ương, tỉnh, huyện, - phường hội của địa phương.

5


Đội ngũ cán bộ, cơng chức (CBCC) cấp phường có vai trị hết sức quan
trọng trong xây dựng và hồn thiện bộ máy chính quyền cơ sở, trong hoạt động
thi hành công vụ. Hiệu lực, hiệu quả của bộ máy chính quyền cấp phường nói
riêng và hệ thơng chính trị nói chung, xét đến cùng được quyết định bởi phẩm
chất, chất lượng và hiệu quả công tác của đội ngũ CBCC cấp phường. Vì vậy,
việc nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC cấp phường vững vàng về chính trị,
văn hóa, có đạo đức lối sống trong sạch, có trí tuệ, kiến thức và trình độ chất
lượng để thực thi chức năng, nhiệm vụ theo đúng pháp luật, bảo vệ lợi ích hợp
pháp của cá nhân, tổ chức và phục vụ nhân dân... là một trong những nhiệm vụ
trọng tâm của Đảng, Nhà nước và cả hệ thống chính trị.
Đảng và Nhà nước ta đã xác định công tác cán bộ là khâu quan trọng nhất, có

ý nghĩa quyết định tới chất lượng và hiệu quả công việc, là khâu then chốt trong sự
nghiệp cách mạng, là một trong những yếu tố quan trọng góp phần vào những
thành cơng trong sự nghiệp đổi mới đất nước, đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước. Lúc sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng khẳng định “Cán bộ là
những người đem chính sách của Đảng, của Chính phủ, giải thích cho dân chúng
hiểu và thi hành. Đồng thời đem tình hình của dân chúng báo cáo cho Đảng, cho
Chính phủ hiểu rõ, để đặt chính sách cho đúng (Bộ Nội vụ, 2012).

Hiện nay, nước ta có 11.162 đơn vị hành chính cấp xã, phường thị
trấn, bao gồm 1.567 xã, 597 thị trấn và 9064 phường, với tổng số trên
222.735 cán bộ, công chức và 317.766 cán bộ không chuyên trách cấp
phường. Đây là những người trực tiếp thực hiện và đưa chủ trương,

đường lối, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến
với nhân dân, tuyên truyền, vận động và tổ chức nhân dân thực hiện.
Tóm lại, có thể nêu khái qt chính quyền cấp phường như sau: Chính
quyền cấp xã (phường) bao gồm HĐND và UBND, là cấp thấp nhất trong hệ
thống chính quyền 4 cấp ở Việt Nam, thực hiện quyền lực nhà nước ở địa
phương, có chức năng thay mặt nhân dân địa phương, căn cứ vào nguyện
vọng của nhân dân địa phương, quyết định và tổ chức thực hiện những vấn đề
có liên quan đến phát triển kinh tế, văn hóa, phường hội, an ninh, quốc phòng
và đời sống của nhân dân địa phương, theo Hiến pháp, Pháp luật và các mệnh
lệnh, quyết định của cấp trên (Nguyễn Minh Đoan, 2012).

6


2.1.1.2. Đặc điểm của chính quyền cấp phường
Chính quyền cấp phường có những đặc điểm cơ bản như sau:
Thứ nhất, chính quyền cấp phường là cấp thấp nhất trong hệ thống
chính quyền các cấp của Nhà nước ta (Trung ương, tỉnh, huyện, phường)
là cấp quản lý hành chính Nhà nước trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế,
văn hố - phường hội, an ninh, quốc phòng ở địa bàn cơ sở.
Thứ hai, chính quyền cấp phường là cấp trực tiếp tổ chức và thực hiện
đường lối chính trị, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong cuộc
sống, là cầu nối giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân, là cấp gần gũi dân nhất, là
nơi trực tiếp đáp ứng và giải quyết các yêu cầu chính đáng của nhân dân.
Thứ ba, chính quyền cấp phường gồm HĐND và UBND, mà khơng có cơ quan
Tồ án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân. HĐND là cơ quan quyền lực Nhà nước và đại
diện cho ý chí, nguyện vọng quyền làm chủ của nhân dân ở cơ sở. UBND là cơ quan
chấp hành, cơ quan quản lý hành chính nhà nước trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế,
văn hố - phường hội, an ninh, quốc phòng trên địa bàn cơ sở.


Thứ tư, chính quyền cấp phường là nơi phát huy tính tự quản
của cộng đồng dân cư, là nơi trực tiếp vận động và tăng cường khối
đại đoàn kết toàn dân (Nguyễn Minh Đoan, 2012).
2.1.1.3. Khái niệm cán bộ công chức cấp phường
Nước ta khi bước vào thời kỳ mới vừa đẩy mạnh cơng nghiệp hóa (CNH),
hiện đại hóa (HĐH), vừa xây dựng và hoàn chỉnh Nhà nước pháp quyền phường hội
chủ nghĩa, vừa tiến hành xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
Chính vì vậy, ta cần phải xây dựng một đội ngũ CBCC có chất lượng đồng bộ, phù
hợp với những yêu cầu mới đặt ra, đặc biệt là đội ngũ CBCC cấp phường.

Để làm được điều đó trước hết chúng ta cần phải làm rõ khái
niệm về đội ngũ CBCC cấp phường.
Khái niệm về cán bộ
Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ
chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt
Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - phường hội ở trung ương, ở tỉnh, thành
phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh), ở huyện, quận,
thị phường, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện), trong
biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước (Quốc hội, 2008).

7


Khái niệm về công chức
Nhiều quốc gia quan niệm công chức là những nhân viên công
tác, được hưởng lương ngân sách, bị quy định bởi quy chế hoặc luật
công chức, là người làm việc trong hệ thống chính quyền nhà nước.
Công chức là bộ phận rất quan trọng trong nền hành chính quốc
gia. Tuy nhiên, do đặc điểm cấu trúc của hệ thống chính trị nước ta
nên quan niệm về cơng chức ở Việt Nam cũng có đặc thù.

Trong một số nghị quyết của Đảng cũng như một số văn bản pháp quy, mặc
dù chưa ra định nghĩa rõ ràng nhưng đã có đề cập đến khái niệm về cơng chức.
Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch,
chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ
chức chính trị - phường hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn
vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp,
công nhân quốc phịng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Cơng an nhân dân mà không
phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của
đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính
trị - phường hội (gọi chung là đơn vị sự nghiệp công lập) trong biên chế và hưởng
lương từ ngân sách nhà nước; đối với công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý
của đơn vị sự nghiệp cơng lập thì lương được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị
sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật (Quốc hội, 2008).

Thực tiễn 30 năm đổi mới vừa qua, nước ta đã đạt được những thành
tựu to lớn và quan trọng về kinh tế, phường hội, giữ vững ổn định về chính
trị và hiện nay đang đứng trước yêu cầu đổi mới của sự phát triển của tầm
cao hơn trước. Đòi hỏi phải đổi mới và nâng cao chất lượng của hệ thống
chính trị ở cơ sở xã, phường, thị trấn cũng được đặt ra.

Khái niệm về cán bộ, công chức cấp phường
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 2003 về nhiệm vụ cụ thể của
HĐND và UBND; Luật Cán bộ, công chức ngày 13 tháng 11 năm 2008; Nghị định số
92/2009/NĐ- CP ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ về chức danh, số lượng,
một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, cơng chức ở xã, phường, thị trấn và
những người hoạt động không chuyên trách ở cấp phường; Thông tư liên tịch số
03/2010/TTLT-BNV-BTC-BLĐTB&XH ngày 27 tháng 5 năm 2010 của Bộ Nội vụ, Bộ
Tài chính và Bộ Lao động - Thương binh và Phường hội hướng dẫn thực hiện

8



Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ
về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ,
cơng chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không
chuyên trách ở cấp phường; Nghị định số 112/2011/NĐ - CP ngày 05
tháng 12 năm 2011 của Chính phủ về cơng chức xã, phường, thị trấn.
Cán bộ, công chức cấp phường được quy định tại Luật Cán bộ,
công chức năm 2008 và Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009
của Chính phủ về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối
với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt
động không chuyên trách ở cấp phường, như sau:
*

Cán bộ xã, phường, thị trấn (xã, phường, thị trấn sau đây gọi chung là

cấp phường) là công dân Việt Nam, được bầu cử giữ chức vụ theo nhiệm kỳ
trong Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Bí thư, Phó Bí thư
Đảng ủy, người đứng đầu tổ chức chính trị - phường hội (Chính phủ, 2009).
Cán bộ cấp phường gồm có:
- Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy
- Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân
- Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân

- Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
- Bí thư Đồn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí
Minh - Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam
-

Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam (áp dụng đối với xã, phường, thị trấn có


hoạt động nơng, lâm, ngư, diêm nghiệp và có tổ chức Hội Nơng dân Việt Nam)

*

Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam.

Công chức cấp phường là công dân Việt Nam được tuyển dụng giữ

một chức danh chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Ủy ban nhân dân cấp phường,
trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước (Chính phủ, 2009).

Cơng chức cấp phường
gồm có: - Trưởng Cơng an
- Chỉ huy trưởng Quân sự
- Văn phòng - Thống kê

9


-

Địa chính - Xây dựng - Đơ thị và Mơi trường (đối với phường, thị trấn)

hoặc Địa chính - Nơng nghiệp - Xây dựng và Môi trường (đối với phường)

-

Tài chính - Kế tốn


-

Tư pháp - Hộ tịch

-

Văn hóa - Phường hội.

Từ những phân tích trên có thể đưa ra khái niệm như sau: CBCC cấp
phường là công dân Việt Nam, trong biên chế, được hưởng lương từ ngân sách
nhà nước theo quy định của pháp luật, được bầu để giữ chức vụ, hoặc được tuyển
dụng giao giữ chức danh chuyên môn nghiệp vụ thuộc UBND cấp phường.

Để nâng cao hiệu lực hoạt động của chính quyền cấp phường đội
ngũ CBCC cấp phường khơng những cần phải có nhiệt tình cách mạng,
có phẩm chất tốt, đạo đức tốt mà cịn cần phải có tri thức, trình độ
chun mơn nghiệp vụ, chất lượng cơng tác để hồn thành nhiệm vụ.

2.1.1.4. Số lượng cán bộ, công chức cấp phường
Số lượng cán bộ chuyên trách, công chức cấp phường quy định tại
khoản 1 Điều 4 Nghị định số 92/2009/NĐ- CP ngày 22 tháng 10 năm 2009 của
Chính phủ về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán
bộ, cơng chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không
chuyên trách ở cấp phường được quy định như sau (Chính phủ, 2009).

-

Đối với xã, phường, thị trấn loại 1: không quá 25 người

-


Đối với xã, phường, thị trấn loại 2: không quá 23 người

-

Đối với xã, phường, thị trấn loại 3: không quá 21 người

2.1.1.5. Khái niệm chất lượng, chất lượng cán bộ, công chức cấp phường

Chất lượng là những kiến thức, kỹ năng hành vi và thái độ mà
CBNNCP tích luỹ được, có được thơng qua q trình học tập, rèn
luyện, hoạt động nơng nghiệp thực tế tại cơ sở và biết vận dụng nó
vào cơng việc để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Chất lượng là một phạm trù được sử dụng khá phổ biến, là đối
tượng nghiên cứu của nhiều chuyên ngành, nhiều môn khoa học và
được xem xét dưới nhiều góc độ khác nhau, tuỳ thuộc nhu cầu tiếp cận
và khai thác. “Chất lượng” hiểu ở nghĩa chung nhất là “Cái tạo nên phẩm
chất, giá trị của một con người, một sự vật, sự việc” (Hồ Chí Minh, 1974).

10


Khi nói về chất lượng đội ngũ cán bộ, Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng:
Cán bộ phải có cả “Đức” và “Tài”, trong đó “Đức” là gốc. Người chỉ rõ: “Nếu có
đức mà khơng có tài ví như ơng bụt ngồi trong chùa khơng giúp ích gì được
cho ai”, “người cách mạng phải có đạo đức, khơng có đạo đức thì dù tài giỏi
đến mấy cũng khơng lãnh đạo được nhân dân” (Hồ Chí Minh, 1995).

Phẩm chất và chất lượng của người cán bộ ln gắn bó chặt chẽ với
nhau, tạo điều kiện cho nhau. Phẩm chất của người cán bộ là cơ sở tiền đề

cho chất lượng phát triển đúng hướng. Người cán bộ có năng lực thì phẩm
chất sẽ được củng cố và phát huy, phẩm chất và chất lượng của người cán
bộ được biểu hiện ra ở kết quả thực hiện chức trách được giao.

Từ các quan điểm trên, bước đầu đưa ra quan niệm về chất
lượng đội ngũ cán bộ là sự tương tác phù hợp giữa số lượng, cơ cấu
đội ngũ, cùng với chất lượng của mỗi cán bộ hợp thành, đảm bảo cho
đội ngũ ấy hồn thành chức năng, nhiệm vụ của mình.
Mỗi CBCC không tồn tại một cách biệt lập mà phải được đặt trong một
chỉnh thể thống nhất của đội ngũ CBCC. Vì vậy, quan niệm về chất lượng đội
ngũ CBCC phải được đặt trong mối quan hệ biện chứng giữa chất lượng
của từng CBCC với chất lượng của cả đội ngũ. Chất lượng của cả đội ngũ
không phải là sự tập hợp giản đơn số lượng mà là sự tổng hợp sức mạnh
của toàn bộ đội ngũ. Sức mạnh này bắt nguồn từ phẩm chất vốn có bên
trong của mỗi người và nó được tăng lên gấp bội bởi tính thống nhất của tổ
chức; của sự giáo dục, đào tạo, phân cơng, quản lý, của kỷ luật.

Có thể nói chất lượng đội ngũ CBCC bao gồm:
-

Chất lượng của từng CBCC, cụ thể là phẩm chất chính trị, đạo

đức; trình độ chất lượng và khả năng hoàn thành nhiệm vụ. Chất lượng
của từng CBCC là yếu tố cơ bản tạo nên chất lượng của cả đội ngũ.

Chất lượng của cả đội ngũ, với tính cách là một chỉnh thể, thể
hiện ở cơ cấu đội ngũ được tổ chức khoa học, có tỷ lệ cân đối, hợp lý
vì số lượng và độ tuổi bình quân được phân bố trên cơ sở các địa
phương, đơn vị và lĩnh vực hoạt động của đời sống phường hội.
Như vậy, các yếu tố cấu thành chất lượng đội ngũ CBCC không chỉ bao gồm

một mặt, một khía cạnh nào đó, mà nó bao gồm cả một hệ thống, được kết cấu như
một chỉnh thể toàn diện từ chất lượng của từng cán bộ (đây là yếu tố cơ bản nhất,

11


×