Tải bản đầy đủ (.docx) (131 trang)

Luận văn thạc sĩ đánh giá và tuyển chọn dòng lúa ngắn ngày, chất lượng tại thái bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.05 MB, 131 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

ĐẶNG THỊ THANH NGA

ĐÁNH GIÁ VÀ TUYỂN CHỌN DÒNG LÚA
NGẮN NGÀY, CHẤT LƯỢNG TẠI THÁI BÌNH

Ngành:

Di truyền và chọn giống cây trồng

Mã số:

60 62 01 11

Người hướng dẫn khoa học: TS. Vũ Thị Thúy Hằng

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết
quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan
và chưa được cơng bố trong bất kỳ một cơng trình nào khác.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được
cám ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày 20 tháng 9 năm
2017.

Tác giả luận văn


Đặng Thị Thanh Nga

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn,
tơi đã nhận được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, sự
giúp đỡ, động viên của bạn bè, đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hồn thành luận văn, cho phép tơi được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc
tới TS. Vũ Thị Thúy Hằng tại Bộ môn Di truyền và chọn giống cây trồng - Khoa Nông
học, Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều cơng sức,
thời gian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt q trình học tập và thực hiện đề tài.

Tơi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản
lý đào tạo, Bộ môn Di truyền và chọn giống cây trồng, Khoa Nông học Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tơi trong q trình học
tập, thực hiện đề tài và hồn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo Cơng ty CP Tổng Cơng ty giống
cây trồng Thái Bình đã tạo điều kiện cho tơi được tham gia khố học Thạc sỹ
năm 2015 - 2017. Tôi xin chân thành cảm ơn Trung tâm nghiên cứu phát triển sản
phẩm mới đã giúp đỡ tơi trong suốt q trình thực hiện đề tài tốt nghiệp.

Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp
đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên
khuyến khích tơi hồn thành luận văn.
Hà Nội, ngày 20 tháng 9 năm
2017.

Tác giả luận văn


Đặng Thị Thanh Nga

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan................................................................................................................................... i
Lời cảm ơn....................................................................................................................................... ii
Mục lục.............................................................................................................................................. iii
Danh mục chữ viết tắt............................................................................................................... vi
Danh mục bảng........................................................................................................................... vii
Trích yếu luận văn....................................................................................................................... ix
Thesis abstract.............................................................................................................................. x
Phần 1. Mở đầu.............................................................................................................................. 1
1.1.

Đặt vấn đề........................................................................................................................ 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu.................................................................................................. 2

1.3.

Phạm vi nghiên cứu................................................................................................... 2

1.4.

Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn............................................................ 2


1.4.1.

Ý nghĩa khoa học......................................................................................................... 2

1.4.2.

Ý nghĩa thực tiễn.......................................................................................................... 2

Phần 2. Tổng quan tài liệu....................................................................................................... 3
2.1.

Tình hình sản xuất và tiêu thụ lúa gạo trên thế giới và Việt Nam.....3

2.1.1.

Tình hình sản xuất và tiêu thụ lúa gạo trên thế giới................................. 3

2.1.2.

Tình hình sản xuất và tiêu thụ lúa gạo tại Việt Nam................................. 5

2.1.3.

Tình hình sản xuất lúa tại Thái Bình.................................................................. 7

2.2.

Nghiên cứu về chọn tạo giống lúa tại Việt Nam......................................... 8

2.2.1.


Một số kết quả nghiên cứu về chọn tạo giống lúa tại Việt Nam........8

2.2.2.

Nghiên cứu về chọn tạo giống lúa ngắn ngày.......................................... 10

2.2.3.

Một số kết quả nghiên cứu về chọn tạo giống lúa chất lượng........12

2.3.

Ảnh hưởng điều kiện ngoại cảnh, mùa vụ đến sinh trưởng, năng suất và

chất lượng của cây lúa.......................................................................................... 13
2.4.

Nghiên cứu đặc điểm hình thái, đặc điểm sinh trưởng phát triển của cây

lúa...................................................................................................................................... 16
2.4.1.

Thời gian sinh trưởng............................................................................................ 16

2.4.2.

Khả năng đẻ nhánh.................................................................................................. 16

2.4.3.


Chiều cao cây lúa...................................................................................................... 17

iii


2.4.4.

Bộ lá lúa và khả năng quang hợp ................

2.4.5.

Các yếu tố tạo thành năng suất và năng suấ

2.5.

Nghiên cứu về chất lượng gạo ....................

2.6.

Tình hình chọn tạo giống lúa ngắn ngày tại

Phần 3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu .........................................................
3.1.

Thời gian, địa điểm nghiên cứu ...................

3.2.

Vật liệu nghiên cứu ......................................


3.3.

Nội dung nghiên cứu ....................................

3.4.

Phương pháp nghiên cứu ............................

3.4.1.

Bố trí thí nghiệm ..........................................

3.4.2.

Quy trình kỹ thuật canh tác ..........................

3.4.3.

Chỉ tiêu theo dõi ...........................................

3.4.4.

Phương pháp phân tích ...............................

Phần 4. Kết quả và thảo luận ......................................................................................
4.1.

Đặc điểm các yếu tố thời tiết khí hậu tr


nghiệm .........................................................
4.2.

Đặc điểm sinh trưởng phát triển của các

nghiệm giai đoạn mạ ....................................
4.3.

Các đặc điểm sinh trưởng của các dòn

xuân 2017 giai đoạn cấy .............................
4.3.1.

Thời gian qua các giai đoạn sinh trưởng ph

4.3.2.

Động thái tăng trưởng chiều cao cây của

2016 và vụ xuân 2017 ..................................
4.3.3.

Khả năng đẻ nhánh ......................................

4.3.4.

Đặc điểm sinh trưởng khác của các dòng,

vụ mùa 2016 và vụ xuân 2017 ....................
4.3.5.


Đánh giá các đặc điểm sinh lý của các

nghiệm vụ mùa 2016 và vụ xuân 2017 ........
4.3.6.

Đặc điểm nơng học của các dịng, giống

2017 ..............................................................
4.4.

Mức độ nhiễm sâu bệnh của các dòng, giống

iv


4.5.

Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các dòng, giống lúa vụ

mùa 2016 và vụ xuân 2017................................................................................... 55
4.6.

Chất lượng gạo.......................................................................................................... 60

4.6.1.

Chất lượng xay xát................................................................................................... 60

4.6.2.


Chất lượng thương phẩm.................................................................................... 62

4.6.3.

Chất lượng dinh dưỡng......................................................................................... 67

4.6.4.

Chất lượng cơm......................................................................................................... 67

Phần 5. Kết luận và đề nghị.................................................................................................. 70
5.1.

Kết luận........................................................................................................................... 70

5.2.

Đề nghị............................................................................................................................ 70

Tài liệu tham khảo...................................................................................................................... 71
Phụ lục............................................................................................................................................. 76

v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt


CCCC

Chiều cao cây cuối cùng

CCCM

Chiều cao cây mạ

ĐBBB

Đồng bằng Bắc Bộ

ĐC

Đối chứng

FAO

Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc

KTĐN

Kết thúc đẻ nhánh

M16

Vụ mùa 2016

NHH


Nhánh hữu hiệu

NSLT

Năng suất lý thuyết

NSSVH

Năng suất sinh vật học

NSTL

Năng suất tích lũy

NSTT

Năng suất thực thu

TGST

Thời gian sinh trưởng

TSC

Tuần sau cấy

USDA

Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ


VFA

Hiệp hội lương thực Việt Nam

X17

Vụ xuân 2017

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Dự báo cung cầu gạo thế giới của Bộ nông nghiệp Mỹ (USDA) niên
vụ 2016/2017 trong tháng 10/2016................................................................. 4
Bảng 2.2. Khối lượng xuất khẩu và giá trị xuất khẩu gạo trong năm 2015-2016. . .6
Bảng 2.3. Diện tích, năng suất và sản lượng lúa Thái Bình từ 2006-2015.....8
Bảng 2.4. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến sinh trưởng phát triển cây lúa......14
Bảng 3.1. Các dòng, giống sử dụng trong thí nghiệm........................................... 22
Bảng 4.1. Một số yếu tố thời tiết khí hậu ảnh hưởng tới cây trồng trong vụ mùa
2016 và vụ xuân 2017 tại Thái Bình............................................................ 35
Bảng 4.2. Đặc điểm sinh trưởng giai đoạn mạ của các dịng, giống lúa tham gia
thí nghiệm vụ mùa 2016 và vụ xuân 2017............................................... 37
Bảng 4.3. Các giai đoạn sinh trưởng của các dịng, giống lúa tham gia thí
nghiệm vụ mùa 2016 và vụ xuân 2017...................................................... 40
Bảng 4.4. Động thái tăng trưởng chiều cao cây của các dòng, giống lúa tham
gia thí nghiệm vụ mùa 2016 và vụ xuân 2017....................................... 42
Bảng 4.5. Khả năng đẻ nhánh của các dòng, giống lúa tham gia thí nghiệm vụ
mùa 2016 và vụ xuân 2017.............................................................................. 44
Bảng 4.6. Một số đặc điểm sinh trưởng khác của các dịng, giống lúa tham gia

thí nghiệm vụ mùa 2016 và xuân 2017...................................................... 46
Bảng 4.7. Chỉ số diện tích lá và khối lượng chất khơ tích lũy của các dịng,
giống lúa tham gia thí nghiệm vụ mùa 2016 và vụ xn 2017.....49
Bảng 4.8. Đặc điểm nơng học của các dịng, giống lúa tham gia thí nghiệm vụ
mùa 2016 và vụ xuân 2017.............................................................................. 52
Bảng 4.9. Mức độ nhiễm sâu bệnh hại của các dịng, giống lúa tham gia thí
nghiệm vụ mùa 2016 và vụ xuân 2017...................................................... 54
Bảng 4.10. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các dòng, giống lúa

tham gia thí nghiệm vụ mùa 2016 và vụ xuân 2017........................... 56
Bảng 4.11. Năng suất sinh vật học, năng suất tích lũy và hệ số kinh tế của các

dịng, giống lúa thí nghiệm vụ mùa 2016 và vụ xuân 2017...........58
Bảng 4.12. Chất lượng xay xát của các dòng, giống lúa tham gia thí nghiệm vụ

mùa 2016 và vụ xuân 2017.............................................................................. 61

vii


Bảng 4.13. Chất lượng thương phẩm của các dòng, giống lúa tham gia thí
nghiệm vụ mùa 2016 và vụ xuân 2017...................................................... 63
Bảng 4.14. Chất lượng dinh dưỡng của các dòng, giống lúa tham gia thí nghiệm

vụ mùa 2016 và xuân 2017

65

Bảng 4.15. Chất lượng cơm của các dòng, giống lúa tham gia thí nghiệm vụ mùa


2016 và xuân 2017................................................................................................ 68

viii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Đặng Thị Thanh Nga
Tên luận văn: “Đánh giá và tuyển chọn dòng lúa ngắn ngày, chất lượng tại Thái Bình”.

Ngành: Di truyền và chọn giống cây trồng

Mã số: 60 62 01 11

Tên cơ sở đào tạo: Học Viện Nơng Nghiệp
Việt Nam Mục đích nghiên cứu
Đánh giá và chọn được một số dòng, giống lúa mới ngắn ngày, năng
suất cao, chất lượng tốt, phù hợp với điều kiện canh tác tại Thái Bình.
Phương pháp nghiên cứu
Thí nghiệm đánh giá 13 dịng, giống lúa mới với Bắc thơm 7 là đối chứng.
Thí nghiệm được thực hiện trong vụ mùa 2016 và vụ xuân 2017 tại Thái Bình.

Các đặc điểm đánh giá bao gồm thời gian sinh trưởng, đặc điểm hình
thái, nơng học như chiều cao cây, số lá, khả năng chống chịu sâu bệnh, các
yếu tố cấu thành năng suất và năng suất, chất lượng của các dòng, giống
gồm chất lượng xay xát, chất lượng thương phẩm, chất lượng dinh dưỡng.
Số liệu được phân tích và xử lý ANOVA bằng IRRISTAT 5.0 để đánh giá sự khác
biệt giữa các dòng, giống cũng như ảnh hưởng của mùa vụ lên các tính trạng.

Kết quả
Thời vụ có ảnh hưởng rõ rệt đến thời gian sinh trưởng, đến sinh trưởng,

phát triển và năng suất của các dòng, giống. Các dịng, giống nhìn chung sinh
trưởng và phát triển tốt trong cả 2 vụ với chiều cao cây dao động từ 106,6-120,6
cm trong vụ mùa 2016 và từ 92,7 - 119,7 cm trong vụ xuân 2017; năng suất thực
thu dao động từ 47,6 - 65,5 tạ/ha trong vụ mùa và vụ xuân từ 54,5 - 71,0 tạ/ha.

Đặc biệt các giống Đông A1, TBR225, N25, dịng DT81, LDA10, LDA8,
RG10, TBR279 có năng suất cao trên 60 tạ/ha và ổn định qua cả hai vụ. Các
giống Đơng A1, TBR225, dịng TBR279 có chất lượng cao trong cả hai vụ cần
được tiếp tục nghiên cứu để xác định quy trình kỹ thuật canh tác phù hợp.

ix


THESIS ABSTRACT
Master candidate: DANG THI THANH NGA
Thesis title: “Evaluation and selection rice varities with short growth
duration and quality at Thai Binh province”.
Major: Plant genetics and breeding

Code: 60 62 01 11

Education organization: Vietnam National University of
Agriculture Research Objectives
Evaluation and selection rice varities with short growth duration,
high yield and quality, and suitable to Thai Binh province.
Materials and Methods
The experiment evaluated 13 new rice lines and Bac Thom 7 variety was
the control. The experiment was conducted in summer 2016 and spring 2017.

Measured traits included growth duration, morphological and

agronomical traits such as plant height, number of leaves…and yield
component traits, tolerance to pests and diseases. Seed quality such as
protein and amylose content, cooking quality were also evaluated.
IRRISTAT 5.0 was used for ANOVA to identify the effects of seasons
and growth and development differences among lines.
Results
Crop seasons had significant effects on growthduration and number
of agronomical traits, yield components of 13 lines. Generally, 13 rice
lines showed good development and growth with plant heightof 106,6120,6 cm in summer 2016 and 92,7 - 119,7 cm in spring 2017; yield of 47,6 65,5 tạ/ha in summer 2016 and 54,5 - 71,0 tạ/ha in spring 2017.
Especially, Đông A1, DT81, LDA10, LDA8, N25, RG10, TBR225 and
TBR279 had high yields which was over 60 tạ/ha and stable in two crop
seasons. Đông A1, TBR225, TBR279 had high quality. These lines should
be studied further for suitable cultivation method.

x


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Giống cây trồng là nhân tố quan trọng quyết định năng suất, chất lượng
và hiệu quả sản xuất ngành trồng trọt. Nhờ sử dụng bộ giống cây trồng tốt,
phong phú, đa dạng mà những năm qua nông nghiệp nước ta đã đạt được
những thành tựu to lớn, an ninh lương thực quốc gia được giữ vững và là nước
xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới. Tuy nhiên, người nơng dân trồng lúa vẫn có
thu nhập khá thấp so với mức thu nhập trung bình của cả nước mà nguyên nhân
chính liên quan đến năng suất và phẩm chất lúa gạo trong nước. Việc cải tiến
giống lúa để nâng cao chất lượng gạo là một cách tiếp cận với mục tiêu phát
triển sản xuất lúa gạo hiệu quả, bền vững, giúp chủ động cung cấp lương thực
trong điều kiện diện tích trồng lúa bị co hẹp của giai đoạn cơng nghiệp hóa,
đồng thời phục vụ hiệu quả mục tiêu xuất khẩu lúa gạo của quốc gia.

Thái Bình là một tỉnh thuộc Đồng bằng sơng Hồng có lịch sử trồng lúa lâu đời
và ln đạt được kết quả cao về năng suất lúa. Tuy nhiên hiện nay đầu tư chưa
ngang tầm để ngành sản xuất lúa có thể phát triển mạnh hơn; một phần do diện tích
sản xuất lúa đang dần thu hẹp lại nhường chỗ cho phát triển giao thông nội đồng
phục vụ xây dựng nơng thơn mới, quy hoạch xây dựng các cơng trình, chuyển đổi
mục đích sử dụng; một phần sản xuất lúa gặp nhiều khó khăn do thiên tai, dịch hại
và một phần công tác giống chưa được đầu tư thoả đáng. Do đó, Thái Bình đã và
đang triển khai nhiều giải pháp đồng bộ trong đó đặc biệt ưu tiên các tiến bộ về
giống lúa mới trong sản xuất nông nghiệp, thay thế các giống lúa dài ngày bằng các
giống lúa ngắn ngày có năng suất cao và chất lượng tốt để thâm canh tăng vụ,
chuyển đổi cơ cấu từ 2 vụ lúa sang 2 vụ lúa 1 vụ màu.

Vụ mùa 2016 tổng diện tích lúa trong tồn tỉnh đạt 80.370 ha giảm 537 ha
so với mùa 2015 trong đó diện tích các giống lúa ngắn ngày đạt 78.343 ha (chủ
yếu là BC15) chiếm 97,5% tổng diện tích lúa, các giống có chất lượng gạo ngon
(nếp các loại, Bắc thơm 7, Hương thơm 1...) đạt 18.112 ha chiếm 22,5% tổng diện
tích lúa tăng 1,2% so với năm 2015 (Cục thống kê Thái Bình, 2016). Vụ xn 2017
tổng diện tích lúa đạt 79.110 ha, giảm so với xuân 2016 là 581 ha. Vụ xuân 2017
Thái Bình loại bỏ cấy giống lúa xuân dài ngày ra khỏi cơ cấu sản xuất, nhưng
diện tích các giống lúa xuân dài ngày vẫn còn 2.225 ha chiếm 2,8%, các

1


giống lúa ngắn ngày có diện tích 76.885 ha chiếm 97,2% tổng diện tích
lúa, các giống có chất lượng gạo ngon (kể cả giống nếp dài ngày) đạt
23.854 ha chiếm trên 30,1%, lúa thuần có năng suất cao chiếm 68,5% gồm
các giống lúa lai, Q5, BC15, TBR-1... (Cục thống kê Thái Bình, 2017).
Do đó việc đưa các giống lúa thuần mới, ngắn ngày có năng suất
cao, chất lượng tốt vào cơ cấu sản xuất nông nghiệp của Tỉnh là vô cùng

cần thiết. Xuất phát từ nhu cầu thực tế trên tơi thực hiện đề tài “Đánh giá
và tuyển chọn dịng lúa ngắn ngày, chất lượng tại Thái Bình”.

1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển, năng suất và chất lượng, khả
năng chống chịu một số sâu bệnh hại chính của các dịng, giống lúa mới trong
các thời vụ khác nhau nhằm chọn ra một số dòng, giống lúa mới ngắn ngày có
năng suất cao, chất lượng tốt, phù hợp với điều kiện canh tác tại Thái Bình.

1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu này được thực hiện trên đối tượng là các dòng, giống lúa mới
chọn tạo và có so sánh với đối chứng ở 2 thời vụ khác nhau tại tỉnh Thái Bình.

1.4. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ Ý NGHĨA THỰC TIỄN
1.4.1. Ý nghĩa khoa học
- Mơ tả được các đặc điểm hình thái, năng suất và chất lượng của các
dòng, giống lúa thuần, ngắn ngày, chất lượng có triển vọng tại tỉnh Thái Bình.
- Đề tài góp phần làm sáng tỏ việc cần thiết bố trí các dịng,

giống lúa thuần ngắn ngày, chất lượng có khả năng sinh trưởng,
phát triển theo mùa vụ, theo các trà lúa áp dụng cho tỉnh Thái Bình.
1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Đánh giá và tuyển chọn một số dòng, giống lúa thuần mới ngắn

ngày, chất lượng tốt có khả năng thay thế các giống cũ, bổ sung vào cơ cấu
giống gieo trồng tại Thái Bình. Từ đó làm tăng hiệu quả kinh tế trên đơn vị
diện tích, thúc đẩy sản xuất theo hướng sản xuất nơng nghiệp hàng hố.
- Góp phần làm phong phú thêm bộ giống lúa thuần ngắn

ngày, năng suất cao, chất lượng tốt đang sản xuất tại tỉnh Thái Bình.


2


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ LÚA GẠO TRÊN THẾ GIỚI
VÀ VIỆT NAM
2.1.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ lúa gạo trên thế giới
Lúa gạo là một loại lương thực quan trọng góp phần vào an
ninh lương thực thế giới do lúa gạo đang nuôi sống 3,5 tỷ người,
chiếm tới 50% dân số thế giới (Liang et al., 2017) và cung cấp hơn
19% calo cho dân số toàn cầu (Yadav et al., 2017).
Năm 2016 sản lượng lúa thế giới đạt 748 triệu tấn (496,7 triệu tấn gạo),
(1,1%) so với năm 2015. Châu Á dẫn đầu về sản lượng tăng trong năm 2016,
với kỷ lục 676,5 triệu tấn, tăng 7,3 triệu tấn so với năm 2015. Điều kiện gieo
trồng ở hầu khắp châu Phi cũng thuận lợi nên sản lượng năm 2016 ước tính
tăng 5% lên kỷ lục cao 30,2 triệu tấn (Faostatistics, 2017).
Trong niên vụ 2016/17, sản lượng gạo thế giới đạt mức cao kỷ lục
trong tháng 10/2016 nhờ vào vụ mùa bội thu tại Thái Lan. Lượng gạo xuất
khẩu tăng của Ấn Độ và Thái Lan giúp bù đắp lượng xuất khẩu giảm tại Việt
Nam, Brazil và Hoa Kỳ. Lương thực dự trữ tăng do mức điều chỉnh tại Thái
Lan, Trung Quốc, Việt Nam và Ai Cập. Dự trữ gạo thế giới đạt mức cao kỷ lục
với mức dự trữ kết thúc niên vụ 2016/17 đạt 483 triệu tấn, tăng 11 triệu tấn so
với niên vụ trước. Sản lượng dự trữ tại các quốc gia sản xuất hàng đầu như
Trung Quốc và Ấn Độ tăng lần lượt là 1% và 2%. Ngoài ra, sản lượng gạo của
Thái Lan - quốc gia lớn thứ hai thế giới tăng 18% và Hoa Kỳ là 23%. Tỷ lệ dự
trữ tại Thái Lan, Ấn Độ được dự báo giảm nhẹ trong những năm tới vì mức
tiêu thụ được dự báo sẽ hồi phục và xuất khẩu sẽ tiếp tục tăng mạnh. Đối với
Trung Quốc, mức tiêu thụ tương đối ổn định và với những chính sách thúc
đẩy mở rộng sản xuất lương thực, Trung Quốc được dự báo sẽ nắm giữ 60%

sản lượng gạo dự trữ toàn cầu (Vietrade, 2016).

3


Bảng 2.1. Dự báo cung cầu gạo thế giới của Bộ nông
nghiệp Mỹ (USDA) niên vụ 2016/17 trong tháng
10/2016

Niên vụ 2016/17

Thế giới
Mỹ
Các nước còn lại
Nước XK chủ yếu
Ấn Độ
Pakistan
Thái Lan
Việt Nam
Nước NK chủ yếu
Brazil
EU-27
Indonesia
Nigeria
Philippines
Trung Đông
Burma
Trung Mỹ và
Caribê
Trung Quốc

Ai Cập
Nhật Bản
Mexico
Hàn Quốc


4


Theo Báo cáo triển vọng Lương thực được FAO công bố, sản lượng gạo
toàn cầu năm 2017 sẽ tăng 0,7% so với năm 2016 lên mức hơn 502 triệu tấn nhờ
các chính sách thúc đẩy sản xuất tại châu Á và sự phục hồi sản lượng tại Nam
Mỹ và Australia. FAO nhận định 5 nước có sản lượng gạo lớn nhất trong năm
2017 lần lượt là Trung Quốc (hơn 142 triệu tấn), Ấn Độ (trên 110 triệu tấn),
Indonesia, Bangladesh và Việt Nam. Sau 2 năm suy giảm, khối lượng gạo xuất
khẩu toàn cầu được dự báo sẽ tăng 5% trong năm 2017 do các nước nhập khẩu
chủ chốt tại châu Á tăng cường lượng nhập khẩu nhằm giảm sức ép lạm phát và
bổ sung nguồn gạo dự trữ. Khối lượng gạo xuất khẩu toàn cầu dự kiến đạt hơn
44 triệu tấn so với gần 44 triệu tấn của năm 2016, trong đó Ấn Độ sẽ duy trì vị thế
nước xuất khẩu gạo lớn nhất, đồng thời Thái Lan và Việt Nam được dự báo cũng
sẽ tăng đáng kể khối lượng xuất khẩu (Vietrade, 2016).
Đối với giá cả của lúa gạo, mặc dù đã có những tác động do sản lượng
gạo giảm trong niên vụ 2015/16, nhưng giá gạo vẫn giảm do sức ép khi sắp bước
vào vụ thu hoạch và nhu cầu giảm tại một số thị trường nhập khẩu truyền thống.
Giá gạo xuất khẩu của Thái Lan giảm 13 USD xuống còn 378 USD/tấn, Ấn Độ
giảm 5 USD xuống còn 350 USD/tấn, Pakitstan giảm 15 USD xuống còn 325
USD/tấn, Việt Nam giảm 10% xuống còn 337 USD/tấn (Vietrade, 2016).

2.1.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ lúa gạo tại Việt Nam
Việt Nam là quốc gia xuất khẩu gạo với những thành tựu được quốc tế

đánh giá cao. Việt Nam đã vươn lên trở thành một trong các quốc gia xuất
khẩu gạo lớn trên thế giới. Ngoài việc đảm bảo vững chắc an ninh lương
thực trong nước, trong gần hai thập niên qua, chúng ta đã xuất khẩu mỗi
năm từ 6-7 triệu tấn, Việt Nam đã góp phần to lớn vào an ninh lương thực
toàn cầu và an ninh lương thực khu vực (Nguyễn Đình Luận, 2013).
Mặc dù có thành tựu to lớn nhưng ngành lúa gạo còn nhiều tồn tại,
hạn chế. Tăng trưởng sản xuất lúa gạo trong thời gian qua chủ yếu theo
chiều rộng, chất lượng gạo chưa cao, số giống gieo cấy nhiều, hoạt động
chế biến sâu còn hạn chế, sản xuất lúa gạo sử dụng nhiều tài nguyên nhưng
hiệu quả kinh tế thấp và gây ra nhiều tác động tiêu cực tới môi trường. Mặc
dù năng suất, sản lượng lúa tăng liên tục nhưng nông dân trồng lúa thu nhập
thấp và chịu rủi ro cao so với các tác nhân khác trong chuỗi giá trị... (Bộ
Nông nghiệp và phát triển nông thôn, 2016). Khối lượng xuất khẩu và giá trị
xuất khẩu gạo trong năm 2015-2016 được thể hiện qua bảng 2.2.

5


Bảng 2.2. Khối lượng xuất khẩu và giá trị xuất khẩu gạo
trong năm 2015-2016

Chỉ tiêu

Tháng
Tháng
Tháng
Tháng
Tháng
Tháng
Tháng

Tháng
Tháng
Tháng 10
Tháng 11
Tháng 12
Lũy kế đến
tháng 12
Nguồn: Tổng cục thống kê (2017)

Theo Nghị quyết của Quốc hội từ năm 2010 đến năm 2020, đất trồng lúa cho
phép giảm là 307,75 nghìn ha (đất chuyên trồng lúa nước giảm 75,58 nghìn ha). Như
vậy, giai đoạn 2016 - 2020 đất trồng lúa cịn được phép giảm 218,31 nghìn ha (đất
chuyên trồng lúa nước được phép giảm 53,47 nghìn ha) (Nông thôn việt, 2016). Trên
cơ sở nhu cầu của các địa phương để nâng cao hiệu quả kinh tế, đời sống của
người nông dân và an ninh lương thực quốc gia, áp dụng các tiến bộ khoa học công
nghệ trong nông nghiệp và tăng hệ số sử dụng đất, đến năm 2020 đất trồng lúa cả
nước có thể giảm xuống cịn 3.760,39 nghìn ha, đất chun trồng lúa nước là
3.128,96 nghìn ha (giảm 146,42 nghìn ha so với năm 2015). Việc giảm diện tích đất
trồng lúa là để chuyển mục đích cho phát triển hệ thống hạ tầng, chuyển đổi cơ cấu
cây trồng trước tác động của biến đổi khí hậu, thiên tai. Diện tích giảm tập trung chủ
yếu tại các tỉnh như Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Ninh Thuận, Bình
Thuận, Bình Dương, Đồng Nai, Tây Ninh, Bến Tre, Bạc Liêu, Cà Mau. Đồng thời,
trong 3.760,39 nghìn ha đất trồng lúa,


6


khoảng 400 nghìn ha được quy hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng nhưng
được bảo vệ, không làm mất các điều kiện phù hợp để khi cần thiết vẫn trồng

lúa trở lại nhằm mục tiêu vừa nâng cao hiệu quả sử dụng đất, vừa duy trì quỹ
đất trồng lúa (Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, 2016).
Trong năm 2016, xuất khẩu gạo đạt gần 4,9 triệu tấn với giá trị 2,1 tỷ
USD, giảm mạnh lên đến 25,5% về số lượng và 20,5% về giá trị so với năm
2015. Điểm sáng duy nhất của xuất khẩu gạo trong năm 2016 là giá lúa gạo
nội địa hầu hết đều tăng so với năm trước đó, đảm bảo thu nhập ổn định cho
người dân. Đây cũng là năm duy nhất trong nhiều năm gần đây khơng phải
thực hiện chính sách thu mua tạm trữ để bình ổn thị trường trong nước. Dự
báo xuất khẩu gạo trong năm 2017 chỉ đạt mức trên 5 triệu tấn, tương đương
hoặc tăng nhẹ so với sản lượng xuất khẩu năm 2016 (TTXVN, 2017).

2.1.3. Tình hình sản xuất lúa tại Thái Bình
Từ năm 1973 -1975 tại Thái Bình cịn giữ quan điểm cây lúa khơng
được “Xn hố” qua giá rét, không để mạ già, bông bé và ít bơng, ít hạt... do
vậy đã tìm cách xử lý mạ già như cấy dầy, xén mạ, tăng phân… tuy nhiên
năng suất lúa vẫn không được cải thiện. Đến năm 1978-1979, các nhà khoa
học đã xác định rõ nguyên nhân lúa xuân ấm, năng suất thấp là do khi lúa
làm đòng và trỗ gặp điều kiện thời tiết xấu, từ đó xác định mốc lúa trỗ cho
năng suất đạt 4 tấn/ha an toàn từ ngày 25 tháng 4 (Nguyễn Xuân Thự, 1992).

Từ năm 1985, ngành nơng nghiệp Thái Bình đã xác định lúa mùa
trỗ vào khoảng tuần 3 tháng 9 là có tính ưu việt nhất và đã chuyển hẳn
trà mùa chính vụ sang mùa trung, thay Mộc Tuyền bằng giống lúa ngắn
ngày CR203. Điều này đánh dấu mốc son lịch sử làm thay đổi năng
suất lúa vượt ngưỡng 40 tạ/ha (Nguyễn Xuân Thự, 1992).
Sau đó các giống Q5 (năm 1992) và giống Khang dân 18 (năm
1994) đưa vào cơ cấu gieo trồng chính cho năng suất cao và ổn định.
Cũng từ đó, nhờ có những tiến bộ về giống trên tồn quốc, bộ giống
lúa thuần tại Thái Bình đã trở nên phong phú. Nhiều giống lúa năng
suất đã được đưa vào trong cơ cấu sản xuất, mang lại hiệu quả kinh tế

rõ rệt cho người trồng lúa. Các giống Xi23, X21, NX30, C70, VN10 là các
giống phổ biến nhất, tuy nhiên các giống lúa này thường có thời gian
sinh trưởng tương đối dài và chỉ thích hợp cho các chân ruộng trũng.

7


Đầu những năm 2000, thực hiện chủ trương đổi mới trong sản xuất nông
nghiệp là thay thế các giống lúa dài ngày bằng các giống lúa ngắn ngày, năng
suất cao để thâm canh tăng vụ, chuyển đổi từ 2 vụ lúa sang cơ cấu 2 vụ lúa 1 vụ
màu, các giống lúa thuần như Q5, Khang dân 18, Hương thơm 1, Bắc thơm 7,
N97... giữ vai trò chủ đạo trong cơ cấu giống lúa trong toàn Tỉnh. Tuy nhiên, từ
năm 2005, giống lúa mới TBR-1 cho năng suất cao, chống chịu tốt các loại sâu
bệnh hại đã nhanh chóng đưa vào cơ cấu sản xuất lúa của Tỉnh. Từ năm 2007,
giống BC15 được đưa vào sản xuất chiếm ưu thế vì vừa cho năng suất cao mà
chất lượng gạo lại ngon. Cơ cấu giống Q5, Khang dân 18 có xu hướng giảm dần
vì các giống này chất lượng trung bình.

Năng suất lúa của Thái Bình trong 10 năm từ năm 2006 - 2015 tăng 2%
từ 65,0 tạ/ha năm 2006 đến 66,3 tạ/ha năm 2015, sản lượng giảm từ 1079,6
nghìn tấn năm 2006 xuống cịn 1065,2 nghìn tấn năm 2015, trong khi diện tích
sản xuất lúa giảm từ 166,0 nghìn ha năm 2006 cịn 160,6 nghìn ha năm 2015.

Bảng 2.3. Diện tích, năng suất và sản lượng lúa Thái Bình từ 2006-2015
Năm
2006
2007
2008
2009
2010

2011
2012
2013
2014
2015
Nguồn: Cục thống kê Thái Bình (2015)

2.2. NGHIÊN CỨU VỀ CHỌN TẠO GIỐNG LÚA TẠI VIỆT NAM
2.2.1. Một số kết quả nghiên cứu về chọn tạo giống lúa tại Việt Nam
Theo Phạm Văn Cường và Hà Thị Minh Thúy (2006), trong những năm
gần đây công tác nghiên cứu, chọn tạo, thử nghiệm và đưa vào sản xuất các

8


giống lúa mới đã được đẩy mạnh ở các Viện nghiên cứu, các trường Đại học
Nông nghiệp, các trạm, trại trong cả nước. Các chương trình nghiên cứu
chọn tạo giống đã sử dụng như phương pháp đánh giá sự đa dạng di truyền,
cơ chế sinh lý, sinh hóa, tính chống chịu sâu bệnh, chất lượng. Kết quả 35
giống lúa được công nhận ở cấp quốc gia, 44 giống tiến bộ kỹ thuật.

Theo Vũ Tuyên Hoàng (1998), trong 20 năm (1968 - 1988), Viện
Cây lương thực - Cây thực phẩm đã thu thập đựơc 3.500 mẫu giống
lúa địa phương, có 26 giống lúa được cơng nhận cấp quốc gia;
trong đó, có các giống chịu hạn (CH3, CH133, CH5), các giống chịu
úng (C15, C10, U17, U20), các giống chất lượng cao P4, P6.
Trong giai đoạn 2001 - 2015, Viện Cây lương thực - Cây thực phẩm đã có kết
quả nghiên cứu cơ sở khoa học phục vụ cho công tác chọn tạo giống lúa như đánh
giá đa dạng di truyền, nghiên cứu quy luật di truyền của một số tính trạng quan
trọng ở cây lúa, thu thập 2.856 mẫu giống lúa địa phương và nhập nội có nhiều gen

quý, tạo 8.456 vật liệu khởi đầu bằng nhiều phương pháp, đã chọn 11.997 dịng theo
hướng lúa chống chịu điều kiện khó khăn, lúa đặc sản, lúa chất lượng cao; Đánh giá
sinh học và phi sinh học 1.295 dòng, giống lúa mới.

Viện di truyền nơng nghiệp cũng đã có nhiều thành tựu trong cơng
tác chọn tạo giống lúa. Nhiều giống được công nhận là giống quốc gia,
giống được đưa vào khu vực hoá như DT10, DT33, DT13, A20, DT271,
VL901... Từ năm 1987 - 1998, Viện lúa đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL)
đã đưa ra sản xuất 55 giống, trong đó có 31 giống được phép khu vực hố
và 24 giống được cơng nhận giống quốc gia (Bùi Chí Bửu, 1998).
Bằng kỹ thuật tạo biến dị bằng nuôi cấy mô và túi phấn, Viện lúa ĐBSCL
đã thành công trong chọn tạo giống lúa. Các giống lúa mới tạo ra bằng kỹ thuật
này được đưa ra sản xuất như Khao 39, NCM16-27, NCM42-94. Kết quả nghiên
cứu cho thấy kỹ thuật tạo biến dị nuôi cấy mô áp dụng rất có hiệu quả trong cải
tiến dạng hình, thời gian sinh trưởng của các giống địa phương, trong khi vẫn
giữ được các đặc tính tốt như phẩm chất gạo. Kỹ thuật ni cấy bao phấn đặc
biệt có lợi trong việc rút ngắn thời gian tạo giống có độ thuần di truyền cao.
Bằng kỹ thuật tạo đột biến hoá chất và nuôi cấy mô trên giống lúa thơm Jasmine
85, Viện đã đưa ra được 4 dòng triển vọng OM3566-14, OM3566-15, OM3566-16,
OM3566-70. Ưu điểm của các dịng này là chín sớm hơn Jasmine 85 khoảng 1
tuần, kháng rầy nâu và giữ được mùi thơm.

9


2.2.2. Nghiên cứu về chọn tạo giống lúa ngắn ngày
Việc chọn tạo ra giống lúa ngắn ngày là rất quan trọng đối với những
nước sản xuất nông nghiệp trên thế giới cũng như Việt Nam (Đỗ Thị Hường
và cs., 2013). Tại Việt Nam việc sử dụng các giống lúa ngắn ngày thích nghi
cả hai vụ Đơng Xn và Hè Thu đã góp phần tăng năng suất, sản lượng lúa

gạo, tiết kiệm chi phí sản xuất như phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, nước
tưới, phục vụ cho chuyển đổi cơ cấu cây trồng và tăng vụ.
Điều kiện khí hậu nhiệt đới nóng ẩm của nước ta nói chung thuận lợi
đối với nghề trồng lúa. Căn cứ vào điều kiện tự nhiên, tập quán canh tác, sự
hình thành mùa vụ và phương thức gieo trồng, nước ta phân chia thành 3
vùng trồng lúa lớn Đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ, Đồng bằng ven biển
miền Trung và Đồng bằng Nam Bộ (Lê Văn Hùng và cs., 1975).

Thái Bình là một trong những tỉnh thuộc khu vực ĐBBB, có
diện tích trồng lúa lớn. Khu vực ĐBBB nói chung và tỉnh Thái Bình
nói riêng hiện trồng 2 vụ lúa là vụ lúa xn và lúa mùa.
Khí hậu Thái Bình khá thuận lợi cho sản xuất lúa, tuy nhiên có
những năm mưa ít hay mưa muộn gây hạn đầu vụ xuân, cũng có năm
sau cấy gặp mưa to, bão nhiều gây ngập úng vào vụ mùa, hay do phải
gieo cấy kịp thời vụ mà gặp phải giai đoạn rét, lạnh vào vụ xuân. Từ
những thiệt hại trên, việc sử dụng giống lúa ngắn ngày nhằm rút ngắn
mùa vụ trong sản xuất và tránh thiệt hại về kinh tế là rất cần thiết.
Chọn tạo giống lúa có thời gian sinh trưởng ngắn, chất lượng cao, năng
suất cao, khả năng thích ứng rộng là mục tiêu chọn tạo giống lúa ngắn ngày cho
các khu vực trồng lúa tại Việt Nam. Trong gần 5 năm qua những nghiên cứu về
chọn tại giống lúa ngắn ngày đã bước đầu đạt được kết quả nhất định.

Các nhà khoa học nghiên cứu chọn tạo và đưa ra sản xuất 1 tập đồn
giống lúa cao sản xuất khẩu có thời gian sinh trưởng ngắn ngày (≤ 90 ngày)
và Bộ Nông nghiệp cũng đã quan tâm và hỗ trợ đặc biệt để phát triển nhóm
giống lúa này nhằm tăng sản lượng lúa trong các điều kiện khác nhau. Với
tập đoàn giống lúa này, người nông dân dễ dàng hơn trong việc bố trí cơ cấu
giống thích hợp, dễ dàng hơn tránh lũ, tránh hạn/mặn, tăng vụ và giúp nông
dân chuẩn bị ứng phó với biến đổi khí hậu tồn cầu ngày một khắc nghiệt.


10


Trong số các giống lúa được chọn tạo ra ở nước ta phần lớn là do lai
tạo, giống lúa đầu tiên được lai tạo và đưa vào sản xuất là giống lúa ngắn
ngày Nông nghiệp I của nhà bác học Lương Định Của (1961) đã đáp ứng
được yêu cầu tăng thêm một vụ lúa ở đồng bằng và trung du Bắc Bộ trong
những năm đầu thập kỷ 60 (Nguyễn Văn Hiển và Trần Thị Nhàn, 1982).

Viện lúa Đồng bằng Sông Cửu Long đã chọn tạo và đưa vào sản
xuất 90 giống lúa, trong đó có 40 giống lúa được cơng nhận chính
thức. Hầu hết các giống lúa chọn tạo đều có TGST ngắn 90-100 ngày.
Theo Tạ Minh Sơn và Nguyễn Thị Tuyết (2013) bằng phương pháp chọn
lọc và lai tạo đã sản xuất ra giống CXT30 có TGST từ 93-95 ngày, năng suất tiềm
năng đạt 10 tấn/ha, khả năng chống chịu sâu bệnh tốt, hình thái hạt gạo dài,
trong, cơm ăn mềm dẻo, rất thơm, CXT30 đủ tiêu chuẩn là gạo xuất khẩu.

Với phương pháp ứng dụng công nghệ sinh học (maker phân tử, nuôi
cấy túi phấn) kết hợp với khảo nghiệm đồng ruộng, Viện nghiên cứu lúa
ĐBSCL đã chọn tạo ra được những giống lúa ngắn ngày, năng suất cao, chất
lượng tốt như OM1490, OM2517, OM3536, OM2717, OM2718, OM3405,
OM4495, OM4498, OM2514 trồng rộng rãi ở vùng sản xuất ngập lũ ĐBSCL.
Bằng phương pháp lai in situ huỳnh quang (Fluorescence in situ
hybriddization) của Viện nghiên cứu lúa đồng bằng sông Cửu Long với kỹ thuật
dùng label quỳnh quang đính vào DNA probe để lai với nhiễm sắc thể trên kính
tiêu bản và được nhìn thấy dưới kính hiển vi quỳnh quang, lai xa giữa lúa trồng
(Oryza sativa) và lúa hoang (O.officinalis, O.brachyyantha, O.granulata) giúp đa
dạng hóa nguồn gen cây lúa, trong đó có gen ngắn ngày.
Giống XT27 được chọn tạo ra từ quần thể phân ly trên giống lúa thơm
HT1 ngắn ngày có nguồn gốc Trung Quốc (Trần Văn Nam, 2010). Đây là giống

thuộc loại hình cây thấp, nhiều bơng, bơng nhỏ dài, hạt xếp xít, hạt dài nhỏ, thời
gian sinh trưởng vụ xuân muộn 133 -135 ngày, vụ mùa sớm 105 -107 ngày, dài
hơn Khang dân 18 là 2-3 ngày nhưng ngắn hơn giống ban đầu Hương thơm 1 là
2

1-2 ngày. Cao cây 95-100cm, số bông/m 267 nhiều hơn Khang dân 18 và Hương
thơm 1. Năng suất thực thu 50-60 tạ/ha, năng suất lý thuyết 73,3 - 85 tạ/ha.
Từ năm 2011 đến nay, Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp duyên hải
Nam Trung Bộ đã tuyển chọn được 5 giống lúa ngắn ngày cho ruộng 3 vụ gồm
giống: OM6976, OM3995, ĐH45, OM6932, OM5472. Các giống lúa này có đủ

11


điều kiện cho ruộng 3 vụ: năng suất đạt 60 tạ/ha trở lên, đặc biệt ít
sâu bệnh, chịu hạn khá, thời gian sinh trưởng từ 95-110 ngày.
2.2.3. Một số kết quả nghiên cứu về chọn tạo giống lúa chất lượng
Việt Nam mặc dù trở thành nước xuất khẩu gạo đứng thứ hai của thế giới
nhưng giá gạo trên thị trường thế giới vẫn cịn thấp, rất khó cạnh tranh với các
nước. Bên cạnh những hạn chế trong kỹ thuật canh tác, cơng nghệ sau thu
hoạch thì ngun nhân lớn vẫn là chất lượng gạo của Việt Nam còn thấp. Để
khắc phục tình trạng đó, trong những năm gần đây có rất nhiều nghiên cứu về
lúa chất lượng cao tại Việt Nam đã được tiến hành. Cho tới nay việc chọn tạo
giống lúa chất lượng cao vẫn chủ yếu dựa vào phương pháp lai tạo và phân tích
thơng thường. Tuy nhiên do các đặc tính chất lượng, nhất là hàm lượng chất
thơm thường bị tác động bởi điều kiện môi trường nên việc phân tích thường
phải tiến hành trên nhiều vụ cho những dịng, giống muốn lựa chọn. Việc làm
này khơng những tốn kém về cả mặt tiền bạc và thời gian. Hơn nữa, hầu hết việc
đánh giá những đặc tính chất lượng bằng phương pháp phân tích thơng thường
chỉ tiến hành được khi đã thu hoạch lúa và cần ít nhất một vài gam hạt. Đây là

một trở ngại chính cho công tác chọn giống khi mà các cá thể hay dịng đánh
giá, phân tích cịn cho số lượng hạt ít và cần phải được gieo cấy ngay trong vụ
tiếp theo (Lê Xuân Thám, 2004).
Do những nhược điểm trên của công tác chọn giống ứng dụng phương
pháp chọn tạo truyền thống, phân tích thơng thường, các nhà chọn giống đã và
đang tìm kiếm những phương pháp mới để chọn tạo giống lúa mới nói chung và
lúa chất lượng nói riêng một cách hiệu quả hơn. Với sự hiểu biết ngày càng sâu
hơn về bản chất di truyền và hệ gen ở lúa, gần đây việc áp dụng công nghệ sinh
học đã ngày càng được áp dụng một cách thường xuyên và hiệu quả hơn trong
công tác chọn tạo giống cây trồng, nhất là việc ứng dụng công nghệ nuôi cấy
mô, tế bào và công nghệ chỉ thị phân tử (IRRI, 2002).
Hiện tại, Trung tâm Tài nguyên Di truyền thực vật đang lưu trữ trên 5.000
giống lúa địa phương, trong đó gần 100 giống lúa thơm. Đặc biệt, nhóm lúa Tám
có cả hai loại hình Indica và Japonica. C họn giống lúa thơm bằng phương

pháp đột biến gen đã được ứng dụng trên giống lúa Tám thơm và khai
thác biến dị tế bào soma trên giống Khao Dawk Mali 105 (KDML 105) (Tạ
Minh Sơn và cs., 2006). Theo Nguyễn Đức Thành và cs. (1999) thì chọn
giống đột biến và biến dị dịng soma được áp dụng để phá vỡ tính cảm

12


×