Tải bản đầy đủ (.pdf) (76 trang)

Giáo trình Thực tập Điện công nghiệp: Phần 1 - CĐ Giao thông Vận tải

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.93 MB, 76 trang )

ỦY BAN NHÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG CAO ĐẲNG GIAO THƠNG VẬN TẢI
------

< GIÁO TRÌNH>

THỰC TẬP ĐIỆN CƠNG NGHIỆP
NGÀNH: CƠNG NGHỆ KỸ THUẬT ĐIỆN-ĐIỆN TỬ
TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG

Lưu hành nội bộ - Năm 2017


ỦY BAN NHÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG CAO ĐẲNG GIAO THƠNG VẬN TẢI
------

< GIÁO TRÌNH>

THỰC TẬP ĐIỆN CƠNG NGHIỆP
NGÀNH: CƠNG NGHỆ KỸ THUẬT ĐIỆN-ĐIỆN TỬ
TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG
Chủ biên:
ThS. Phạm Hữu Tấn
Thành viên: ThS. Nguyễn Ngọc Trung
ThS. Trần Ngọc Bình
KS. Võ Minh Trí
KS. Nguyễn Vũ Thanh Nhân

Lưu hành nội bộ - Năm 2017



TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN
Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thơng tin có thể được
phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo.
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh
doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.


LỜI NÓI ĐẦU

Nhằm mục đích phục vụ cho việc giảng dạy và làm tài liệu tham
khảo cho môn học Thực tập Điện Công Nghiệp trong Trường Cao Đẳng
Giao Thơng Vận Tải . Giáo trình Thực tập Điện Cơng Nghiệp ra đời làm
giáo trình để giảng dạy cho sinh viên đang học hệ Cao đẳng chuyên ngành
công nghệ kỹ thuật điện – điện tử và các ngành liên quan.
Nội dung cuốn sách “ Thực tập Điện Cơng Nghiệp” trình bày chi tiết
các vấn đề dựa theo chương trình khung của Bộ Lao Động Thương Binh và
Xã Hội và kết hợp với kiến thức thực tiễn nhằm nâng cao chất lượng đào
tạo, đáp ứng với sự phát triển công nghệ.
Trong quá trình biên soạn, giáo trình sẽ còn một số hạn chế và
không tránh khỏi sai sót. Mong nhận được sự đóng góp ý kiến để hoàn
thiện hơn. Mọi sự đóng góp xin gửi về: Khoa Kỹ Thuật Điện – Điện Tử,
Trường Cao Đẳng Giao Thơng Vận Tải
Nhóm biên soạn


MỤC LỤC
Tun bố bản quyền
Lời nói đầu
Mục tiêu mơn học

Mục lục
Trang
Bài 1: Khái quát về hệ thống mạng điện công nghiệp
1.1. Hệ thống cung cấp điện .............................................................................1
1.2. Mạng điện công nghiệp .............................................................................2
1.3. Yêu cầu về an toàn điện.............................................................................3
Bài 2: Giới thiệu về khí các cụ điện cơ bản dùng trong công nghiệp
2.1. Nút nhấn.....................................................................................................7
2.2. Công tắc tơ .................................................................................................9
2.3. Rờ le nhiệt................................................................................................11
2.4. Rờ le thời gian ..........................................................................................13
2.5. Rờ le trung gian ........................................................................................14
Bài 3: Đấu dây vận hành động cơ không đồng bộ ba pha
3.1. Tóm tắt lý thuyết.......................................................................................17
3.2. Nội dung thực hành ..................................................................................19
3.3. Viết báo cáo thực hành .............................................................................20
Bài 4: Đấu dây vận hành động cơ không đồng bộ ba pha hai cấp tốc độ
4.1. Tóm tắt lý thuyết.......................................................................................22
4.2. Nội dung thực hành ..................................................................................24
4.3. Viết báo cáo thực hành .............................................................................26


Bài 5: Đấu động cơ không đồng bộ ba pha chạy trong lưới điện một pha
5.1. Nội dung thực hành ..................................................................................28
5.2. Nội dung thực hành ..................................................................................31
5.3. Viết báo cáo thực hành .............................................................................33
Bài 6: Đấu dây vận hành động cơ không đồng bộ một pha
6.1. Tóm tắt lý thuyết.......................................................................................35
6.2. Nội dung thực hành ..................................................................................36
6.3. Viết báo cáo thực hành .............................................................................39

Bài 7: Lắp mạch khởi động động cơ không đồng bộ ba pha dùng khởi
động từ đơn
7.1. Tóm tắt lý thuyết.......................................................................................40
7.2. Nội dung thực hành ..................................................................................42
7.3. Viết báo cáo thực hành .............................................................................44
Bài 8: Lắp mạch khởi động động cơ không đồng bộ ba pha theo thứ tự
8.1. Tóm tắt lý thuyết.......................................................................................46
8.2. Nội dung thực hành ..................................................................................48
8.3. Viết báo cáo thực hành .............................................................................52
Bài 9: Lắp mạch khởi động động cơ không đồng bộ ba pha theo thứ tự
tự động
9.1. Tóm tắt lý thuyết.......................................................................................54
9.2. Nội dung thực hành ..................................................................................55
9.3. Viết báo cáo thực hành .............................................................................59
Bài 10: Lắp mạch khởi động gián tiếp động cơ không đồng bộ ba pha
qua một cấp điện trở (cuộn kháng)
10.1. Tóm tắt lý thuyết.....................................................................................61
10.2. Nội dung thực hành ................................................................................63
10.3. Viết báo cáo thực hành ...........................................................................66


Bài 11: Lắp mạch khởi động gián tiếp động cơ không đồng bộ ba pha
qua hai cấp điện trở (cuộn kháng)
11.1. Tóm tắt lý thuyết.....................................................................................68
11.2. Nội dung thực hành ................................................................................70
11.3. Viết báo cáo thực hành ...........................................................................73
Bài 12: Lắp mạch khởi động gián tiếp động cơ không đồng bộ ba pha
bằng phương đổi nối sao – tam giác
12.1. Tóm tắt lý thuyết.....................................................................................75
12.2. Nội dung thực hành ................................................................................77

12.3. Viết báo cáo thực hành ...........................................................................81
Bài 13: Lắp mạch đảo chiều quay gián tiếp động cơ khơng đồng bộ ba
pha
13.1. Tóm tắt lý thuyết.....................................................................................83
13.2. Nội dung thực hành ................................................................................85
13.3. Viết báo cáo thực hành ...........................................................................88
Bài 14: Lắp mạch đảo chiều quay trực tiếp động cơ khơng đồng bộ ba
pha
14.1. Tóm tắt lý thuyết.....................................................................................90
14.2. Nội dung thực hành ................................................................................92
14.3. Viết báo cáo thực hành ...........................................................................95
Bài 15: Lắp mạch đảo chiều quay tự động động cơ khơng đồng bộ ba
pha dùng giới hạn hành trình
15.1. Tóm tắt lý thuyết.....................................................................................96
15.2. Nội dung thực hành ................................................................................97
15.3. Viết báo cáo thực hành .........................................................................100


Bài 16: Lắp mạch đảo chiều quay tự động động cơ không đồng bộ ba
pha dùng rơ le thời gian
16.1. Tóm tắt lý thuyết...................................................................................102
16.2. Nội dung thực hành ..............................................................................103
16.3. Viết báo cáo thực hành .........................................................................107
Bài 17: Lắp mạch điều khiển động cơ không đồng bộ ba pha hai cấp tốc
độ kiểu tam giác nối tiếp – sao song song
17.1. Tóm tắt lý thuyết...................................................................................108
17.2. Nội dung thực hành ..............................................................................109
17.3. Viết báo cáo thực hành .........................................................................113
Bài 18: Lắp mạch hãm động năng động cơ khơng đồng bộ ba pha
18.1. Tóm tắt lý thuyết...................................................................................115

18.2. Nội dung thực hành ..............................................................................118
18.3. Viết báo cáo thực hành .........................................................................121
Bài 19: Lắp mạch đảo chiều quay động cơ khơng đồng bộ một pha
19.1. Tóm tắt lý thuyết...................................................................................122
19.2. Nội dung thực hành ..............................................................................124
19.3. Viết báo cáo thực hành .........................................................................127
Phụ lục danh mục hình ảnh
Tài liệu tham khảo


MỤC TIÊU MƠN HỌC
1. Kiến thức
- Phân tích mạch điện truyền động trong công nghiệp
- Lựa chọn, kiểm tra sử dụng các khí cụ điện dùng trong truyền
động điều khiển
- Đấu dây vận hành các dạng động cơ điện cơ bản
- Trình bày nguyên lý làm việc của mạch điện mở máy, điều khiển
và hãm động cơ xoay chiều.
- Lắp ráp và đấu được mạch điện mở máy, điều khiển, bảo vệ và
mạch hãm động cơ xoay chiều
2. Kỹ năng
- Rèn luyện kỹ năng phân tích, lắp mạch, kiểm tra và vận hành các
mạch trong truyền động điều khiển
- Đánh giá được cách dạy và học
3. Thái độ
- Chuẩn bị bài trước khi thực tập.
- Dự đầy đủ các buổi thực tập.
- Tn thủ về an tồn điện, an tồn vệ sinh công nghiệp và nội qui
xưởng.



Bài 1: Khái quát về hệ thống mạng điện công nghiệp

BÀI 1: KHÁI QT VỀ HỆ THỐNG MẠNG ĐIỆN
CƠNG NGHIỆP
Thời lượng: 6 giờ
Mục tiêu:
 Trình bày các phần tử trong hệ thống cung cấp điện
 Khái quát được mạng điện công nghiệp
 Thực hiện đúng u cầu về an tồn điện
Nội dung:
1.1. HỆ THỐNG CUNG CẤP ĐIỆN
- Hệ thống điện bao gồm các khâu: Sản xuất – Truyền tải – Phân phối
và Cung cấp đến các hộ tiêu thụ và sử dụng điện. Chúng được thực hiện bởi
các nhà máy điện (thủy điện, nhiệt điện, điện nguyên tử . .. ), mạng lưới điện,
các trạm điện và các hộ sử dụng.
- Điện năng sau khi sản xuất ra từ nhà máy sẽ được truyền tải đến nơi
tiêu thụ bằng dòng điện cao thế 110kV, 220kV, . . . Khi đến nơi tiêu thụ, được
hạ dần xuống 66kV và truyền tải vào thành phố với điện áp 15kV nhờ các
trạm biến áp khu vực sẽ biến đổi điện từ 15kV- 220/380V 3 pha để cung cấp
trực tiếp cho các hộ tiêu thụ. Tại đây hệ thống được cung cấp là mạng 3 pha 4
dây, gồm 3 dây pha và 1 dây trung tính.
Trong đó:

Up: Là điện áp giữa dây pha và dây trung tính.
Ud: Là điện áp giữa 2 pha bất kỳ.

Với:

Ud = √3 Up


(1.1)

- Cung cấp điện cho sinh hoạt là mạng 2 dây, gồm 1 dây pha với 1 dây
trung tính. Còn cung cấp cho các nhà máy, xí nghiệp công nghiệp, sản xuất là
mạng 3 pha 4 dây.
Giáo trình Thực Tập Điện Công Nghiệp

Trang 1


Bài 1: Khái quát về hệ thống mạng điện công nghiệp
Ta có sơ đồ hệ thống điện 3 pha như hình vẽ:

Hình 1.1: Hệ thống điện hạ áp

1.2. MẠNG ĐIỆN CÔNG NGHIỆP
- Mạng điện công nghiệp là mạng động lực ba pha cung cấp điện cho
các phụ tải công nghiệp. Phụ tải điện công nghiệp bao gồm các máy móc
trang thiết bị điện công nghiệp sử dụng năng lượng điện sản xuất theo các dây
chuyền công nghệ để sản xuất ra các sản phầm mang tính chất hàng hóa công
nghiệp theo các ngành và các lónh vực công nghiệp khác nhau.
- Phụ tải điện công nghiệp chủ yếu là các động cơ điện cao, hạ áp ba
pha, dòng điện xoay chiều, tần số công nghiệp (50 ÷ 60Hz) như các lò điện
trở, lò hồ quang, lò cảm ứng cao trung tần, các thiết bị biến đổi và chỉnh lưu...
Ngoài phụ tải động lực là các động cơ điện ra trong xí nghiệp công nghiệp
còn có phụ tải chiếu sáng bao gồm các đèn sợi đốt, đèn huỳnh quang, đèn cao
áp,... phục vụ chiếu sáng cho nhà xưởng, bến, bãi, chiếu sáng đường đi và
Giáo trình Thực Tập Điện Công Nghiệp


Trang 2


Bài 1: Khái quát về hệ thống mạng điện công nghiệp
chiếu sáng sư cố, bảo vệ. Các thiết bị này dùng điện áp pha 220V. Mạng điện
xí nghiệp bao gồm mạng điện cao áp cung cấp điện cho trạm biến áp xí
nghiệp, trạm biến áp phân xưởng và các động cơ cao áp, mạng điện hạ áp
cung cấp điện cho các động cơ điện hạ áp dùng trong truyền động cho các
máy công cụ và mạng điện chiếu sáng.
1.3. YÊU CẦU VỀ AN TOÀN ĐIỆN
- Tác hại của dòng điện đối với cơ thể người: khi làm việc với nguồn
điện hạ áp, con người có thể bị nguy hiểm bởi tia hồ quang điện hay do dòng
điện truyền qua người khi chạm vào mach điện. Với điện áp cao không những
có thể bi nguy hiểm bởi hồ quang, bởi dòng điện qua người khi chạm vào điện
mà có thể còn bị nguy hiểm bởi sự phóng điện từ bộ phận mang điện qua
không khí vào cơ thể người nếu họ ở quá gần các bộ phận mang điện cao áp.
- Trị số dòng điện tác hại đến cơ thể người:
Tác hại đối với cơ thể con người

Dòng điện
(mA)
0,6 ÷ 1,5

Điện xoay chiều ( 50 ÷ 60 Hz)
Bắt đầu có cảm giác, ngón tay rung
nhẹ

Điện một chiều
Chưa có cảm giác gì


2÷3

Ngón tay bị giật mạnh

Chưa có cảm giác gì

5 ÷ 10

Bàn tay bị giật mạnh

Ngứa, cảm thấy nóng

Khó rút tay khỏi điện cực, xương bàn
12 ÷ 15

tay, cách tay cảm thấy đau nhiều.
Trạng thái này có thể chịu được từ 5

Cảm giác nóng tăng lên

÷ 10 giây

Giáo trình Thực Tập Điện Công Nghiệp

Trang 3


Bài 1: Khái quát về hệ thống mạng điện công nghiệp
Tay tê liệt ngay, không thể rút ra
20 ÷ 25


khỏi điện cực, rất đau, khó thở.
Trạng thái này chịu từ 5 giây trở lại.

50 ÷ 80

Tê liệt hô hấp. Bắt đầu rung các tâm
thất

Càng nóng hơn. Bắp thịt
tay bị co giật
Cảm thấy rất nóng, bắp
thịt tay co giật khó thở.
Tê liệt hô hấp

Tê liệt hô hấp. Khi kéo dài 3 giây và
91 ÷ 100

hơn nữa thì tâm thất rung mạnh. Tê

Tê liệt hô hấp

liệt tim

Các trường hợp chạm điện ở người:
- Chạm trực tiếp vào một dây pha: Đây là trường hợp thường gặp. Mức
độ nguy hiểm còn phụ thuộc vào loại mạng có trung tính trực tiếp nối đất
hoặc trung tính cách ly (hoặc cách đất).
- Chạm trực tiếp vào hai pha: Đây là trường hợp nguy hiểm nhất, điện
áp chạm bằng điện áp dây. Trường hợp này ít gặp.

- Chạm vào các thiết bị có rò điện.
- Tiếp xúc với điện áp cao do vi phạm khoảng cách an toàn đường dây
và trạm biến áp.
- Đi vào vùng có điện áp bước.
*)An toàn điệân trong sản xuất và sinh hoạt:
1/ Chống chạm vào các bộ phận mang điện:

Giáo trình Thực Tập Điện Công Nghiệp

Trang 4


Bài 1: Khái quát về hệ thống mạng điện công nghiệp
- Cách điện tốt giữa các phần tử mang điện với các phần tử không mang
điện như: tường, trần nha, vỏ máy, lõi thép mạch từ . . .
- Che, chắn những bộ phận dễ gây nguy hiểm như cầu dao, mối nối dây,
cầu chì . . .Trong nhà tuyệt đối không được dùng dây trần, kể cả dưới mái nhà
hoặc trần nhà.
- Thực hiện đảm bảo an toàn cho người khi gần đường dây cao áp:
+ Không trèo lên cột điện
+ Không đứng dựa vào cột điện và chơi đùa đưới đường dây tải
điện
+ Không đứng cạnh cột điện lúc trời mưa hay có giông, sét
+ Không thả diều gần dây điện
+ Không xây nhà trong hành lang lưới điện hay trạm điện cao áp.
Khoảng cách thẳng đứng tối thiểu từ công trình đến đường dây cao
áp.
2/ Sử dụïng các dụng cụ bảo vệ an toàn điện:
- Sử dụng các vậât lót cách điện: thảm cao su, ghế gỗ khô . . . khi sửa
chữa điện.

- Sử dụng các dụng cụ lao động như kìm, tua vít, cờ lê . . .đúng tiêu
chuẩn (chuôi cách điện bằng cao su, nhựa hay chất dẻo với độ dầy cần thiết,
có gờ cao để tránh trượt tay hoặc phóng điêïn lên tay cầm. Được quy đinh chỉ
dùng với điên áp dưới 1000V)
- Mỗi gia đình, mỗi người thợ nên có bút thử điện để kiểm tra điện áp
an toàn.
Giáo trình Thực Tập Điện Công Nghiệp

Trang 5


Bài 1: Khái quát về hệ thống mạng điện công nghiệp
3/ Nối đất bảo vệ và nối trung tính bảo vệ:
a/ Nối đất bảo vệ: Nhằm đảm bảo an toàn cho người sử dụng khi xảy ra
hiện tượng chạm vỏ, được áp dụng cho mạng trung lính cách ly.
- Cách thực hiện: Dùng dây dẫn thậât tốt, một đầu bắt bu lông thật chặt
vào vỏ kim loại của thiết bị, đầu kia hàn vào cọc nối đất. Dây nối đất phải
được bố trí để tránh va chạm, dễ kiểm tra.
- Cọc nối đất: có thể làm bằng thép ống đường kính khoảng 3÷5cm, hoặc
thép góc 40x40x5mm; 50x50x5mm; 60x60x5mm, chiều dài từ 2,5÷3m được
đóng thẳng đứng, sâu khoảng 0,5 ÷ lm.
- Tác dụng bảo vệ: Giả sử khi người tay trần chạm vào vỏ thiết bị có
điện, dòng điện từ vỏ truyền qua ngưòi và dây nối đất xuống đất. Vì điện trở
thân người lớn hơn rất nhiều lần so vói điện trở dây nối đất nên dòng điện đi
qua thân người sẽ rất nhỏ, không gây nguy hìểm cho người.
b/ Nối trung tính bảo vệ: Đây là phương pháp đơn giản. nhưng chỉ áp
dụng được khi mạng điện có dây trung tính nguồn trực tiếp nối đất.
- Cách thực hiện: Dùng một dây dẫn ( đường kính > 0,7 lần đường kính
dây pha) để nối vỏ thiết bị điện với dây trung tính của mạng điện.
- Tác dụng bảo vệ: Khi vỏ thiết bi có điện, dây nối trung tính tạo thành

một mạch kín có điện trở rất nhỏ làm cho đòng điện tăng cao đột ngột, gây ra
cháy nổ cầu chì hoặc tác động thiết bị cắt mạch điện.

Giáo trình Thực Tập Điện Công Nghiệp

Trang 6


Bài 2: Giới thiệu về khí cụ điện cơ bản dùng trong công nghiệp

BÀI 2: GIỚI THIỆU VỀ KHÍ CÁC CỤ ĐIỆN CƠ BẢN
DÙNG TRONG CÔNG NGHIỆP
Thời lượng: 6 giờ
Mục tiêu:
 Nhận dạng, phân loại và sử dụng được các loại khí cụ trong xưởng.
 Trình bày được cấu tạo, nguyên lý làm việc của các khí cụ điện.
Nội dung:
2.1. NÚT NHẤN
- Mỗi nút nhấn mang một tên gọi, tên gọi thông thường được đặt tùy ý
và nên sử dụng tên gọi theo nhiệm vụ, để dễ nhận biết trong quá trình sử
dụng.
2.1.1. Nút nhấn thường mở (NO)
2.1.1.1. Ký hiệu
3
TÊN GỌI

4
Hình 2.1: Ký hiệu nút nhấn NO
- Theo hình vẽ, nút nhấn NO có 2 chân và được ký hiệu bằng hai chữ số
là 3 và 4.

2.1.1.2. Nguyên lý họat động
Khi tác động vào nút nhấn (n vào), thì 3-4 được nối tắt, khi hết tác
động thì 3-4 được trở về trạng thái ban đầu (hở ra).

Giáo Trình Thực Tập Điện Công Nghiệp

Trang 7


Bài 2: Giới thiệu về khí cụ điện cơ bản dùng trong công nghiệp
2.1.2. Nút nhấn thường đóng (NC)
2.1.2.1. ký hiệu
1
TÊN GỌI

2
Hình 2.2: Ký hiệu nút nhấn NC
Theo hình vẽ, nút nhấn NC có 2 chân và được ký hiệu bằng hai chữ số
là 1 và 2.
2.1.2.2. Nguyên lý họat động
Khi tác động vào nút nhấn (n vào), thì 1-2 được hở ra, khi hết tác
động thì 1-2 được trở về trạng thái ban đầu (nối nhau).
2.1.3. Nút nhấn kép (NC)
2.1.3.1. Ký hiệu

TÊN GỌI

Hình 2.3: Ký hiệu nút nhấn kép
Theo hình vẽ, nút nhấn NC có 4 chân và được ký hiệu bằng bốn chữ số
là 1-2 và 3-4.

2.1.3.2. Nguyên lý họat động
Khi tác động vào nút nhấn (ấn vào), thì 1-2 được hở ra, 3-4 đóng lại.
Khi hết tác động thì 1-2 và 3-4 được trở về trạng thái ban đầu.

Giáo Trình Thực Tập Điện Công Nghiệp

Trang 8


Bài 2: Giới thiệu về khí cụ điện cơ bản dùng trong công nghiệp
2.2. CƠNG-TẮC-TƠ
2.2.1. Cấu tạo
- Cấu tạo của công-tắc-tơ đã được học trong môn Khí Cụ Điện, trong
môn học này không trình bày chi tiết. Chỉ trình bày những những ký hiệu và
phần liên quan đến thực hành.
- Công-tắc-tơ có nhiều hình dáng khác nhau tùy theo model của nhiều
hãng sản xuất khác nhau.
- Thông thường mỗi công-tắc-tơ có ba tiếp điểm chính, và một hoặc hai
cặp tiếp điểm phụ NC và NO.
Ngoài ra, công-tắc-tơ còn có thể gắn thêm nhiều tiếp điểm phụ NC và
NO
2.2.2. Ký hiệu và cách viết:
a. Cuộn hút
A1
TÊN
GỌI

A2
Hình 2.4: Ký hiệu cuộn hút Contactor
Cuộn hút của contactor có hai chân, có điện trở khỏang vài trăm ohm,

và được ký hiệu là A1 và A2
b. Ký hiệu tiếp điểm chính

Giáo Trình Thực Tập Điện Công Nghiệp

Trang 9


Bài 2: Giới thiệu về khí cụ điện cơ bản dùng trong công nghiệp

Hình 2.5: Ký hiệu bộ tiếp điểm
chính Contactor
Ba tiếp điểm chính luôn được ký hiệu bằng sáu chữ số như hình trên.
Ngòai ra, có thể được ký hiệu bằng sáu chữ cái khác nhau, tùy theo model và
nhà sản xuất khác nhau như sau:
Ba số (1,3,5) có thể được thay thế bằng ba chữ cái (T1,T3,T5) hoặc
(R,S,T) hoặc (L1, L2 , L3).
Ba số (2,4,6) có thể được thay thế bằng ba chữ cái (T2, T4,T6 hoặc
(U,V,W)
Tên gọi của ba tiếp điểm chính phải cùng tên với tên gọi của cuộn hút
contactor.
c. Ký hiệu tiếp điểm phụ NC và NO
Tiếp điểm NC có hai chân, và được ký hiệu bằng hai cặp chữ số 11 và
12. Nếu trong contactor có nhiều tiếp điểm NC, thì thứ tự các tiếp điểm sẽ
được ký hiệu bằng hai cặp chữ số 21-22, 31-32…v.v…

Hình 2.6a: Ký hiệu tiếp điểm

Hình 2.6b: Ký hiệu tiếp điểm


NO của Contactor

NC của Contactor

Giáo Trình Thực Tập Điện Công Nghiệp

Trang 10


Bài 2: Giới thiệu về khí cụ điện cơ bản dùng trong công nghiệp
Tiếp điểm NO có hai chân, và được ký hiệu bằng hai cặp chữ số 13 và
14. Nếu trong contactor có nhiều tiếp điểm NO, thì thứ tự các tiếp điểm sẽ
được ký hiệu bằng hai cặp chữ số 23-24, 33-34…v.v…
Tên gọi của tiếp điểm phải cùng tên với tên gọi của cuộn hút contactor.
d. Chức năng của các tiếp điểm
Tiếp điểm chính có chức năng đóng cắt điện cho tải tiêu thụ (được đấu
nối tiếp với tải, hay còn gọi là được sử dụng bên mạch động lực).
Tiếp điểm phụ NC và NO có chức năng tham gia trong qúa trình điều
khiển đóng cắt điện cho cuộn hút. Nên được sử dụng bên mạch điều khiển.
e. Vị trí các chân trên Contactor.

Hình 2.7: Vị trí chân của contator
2.3. RƠ LE NHIỆT (OVERLOAD)
Là lọai khí cụ điện bảo vệ quá tải có điều chỉnh.
Thông thường Rơ-Le nhiệt sẽ được sử dụng kèm theo Contactor, có
thông số tương thích và cùng hãng sản xuất với Contactor.
Rơ-Le nhiệt bao gồm hai phần chính là bộ phận đốt nóng và tiếp điểm
bảo vệ.
Có hai tiếp điểm bảo vệ: Tiếp điểm NO và NC
Giáo Trình Thực Tập Điện Công Nghiệp


Trang 11


Bài 2: Giới thiệu về khí cụ điện cơ bản dùng trong công nghiệp
2.3.1. Ký hiệu bộ phận đốt nóng
- Bộ phận đốt nóng của Rơ-Le nhiệt có sáu chân, và được ký hiệu trên
các chân giống nghư 3 tiếp điểm chính của Contactor.

Hình 2.8: Ký hiệu bộ phận đốt nóng Rơ-Le nhiệt
2.3.2. Ký hiệu tiếp điểm bảo vệ

Hình 2.9a: Tiếp điểm NC của
rơ-le nhiệt

Hình 2.9b: Tiếp điểm NO của
rơ-Le nhiệt

Tiếp điểm NC của Rơ-Le nhiệt có 2 chân, và được ký hiệu bằng hai cặp
chữ số 95-96. Tiếp điểm NO của Rơ-Le nhiệt có 2 chân, và được ký hiệu
bằng hai cặp chữ so 97-98.
2.3.3. Nguyên tắc họat động
- Hai bộ phận đốt nóng và tiếp điểm bảo vệ này có liên quan mật thiết
với nhau.
Giáo Trình Thực Tập Điện Công Nghiệp

Trang 12


Bài 2: Giới thiệu về khí cụ điện cơ bản dùng trong công nghiệp

- Bộ phận đốt nóng được đấu nối tiếp với tải (hay còn gọi là sử dụng
bên mạch động lực).
- Tiếp điểm bảo vệ được sử dụng để cắt nguồn mạch điều khiển và
mạch báo sữ cố.
- Khi dòng điện qua bộ phận đốt nóng bị vượt quá định mức, thì hai tiếp
điểm bảo vệ sẽ bị đổi trạng thái. Lúc đó sẽ cắt nguồn mạch động lực, và đóng
nguồn cho mạch báo sự cố.
- Khi hết sự cố, ta phải nhấn nút Reset trên Rơ-Le nhiệt để cho 2 tiếp
điểm NC và NO của Rơ-Le nhiệt trở về trạng thái ban đầu.
2.4. RƠ LE THỜI GIAN
Lọai Rơ-Le này đã được học trong môn học khí cụ điện, nên trong phần
này không nhắc lại.
Trong phần này chỉ trình bày vị trí chân trên ĐẾ của Rơ-Le.
Mục đích sử dụng rơle thời gian là để đếm thời gian chuyển mạch.
2.4.1. Sơ đồ Chân trên Đế của Rơle thời gian

Hình 2.10: Vị trí chân trêân Đế Rơ-Le thời gian

Giáo Trình Thực Tập Điện Công Nghiệp

Trang 13


Bài 2: Giới thiệu về khí cụ điện cơ bản dùng trong công nghiệp
2.4.2. Tiếp điểm
- Rơle có tám chân. Trong đó:
 Hai chân 2-7 là nơi cấp nguồn cho Rơle.
 Ba chân 8-5 và 8-6 là một bộ tiếp điểm kép.
Đối với lọai ON DELAY thì 8-5 là thường đóng mở chậm, 8-6 là thường
hở đóng chậm.

Đối với lọai OFF DELAY thì 8-5 là thường đóng đóng chậm, 8-6 là
thường hở mở chậm.
 Ba chân 1-3 và 1-4 là một bộ tiếp điểm kép. Trong đó 1-3 là thường
đóng, 1-4 là thường hở.
Có những lọai ba chân 1-3 và 1-4 có chức năng giống như ba chân 8-5
và 8-6.

Hình 2.11a: Ký hiệu Tiếp điểm
của rơle thời gian
loại ON DELAY

Hình 2.11b: Ký hiệu Tiếp điểm
của rơle thời gian
loại OFF DELAY

2.5. RƠ LE TRUNG GIAN
Rơ-Le này đã được học trong môn học khí cụ điện, nên trong phần này
không nhắc lại.
Có hai lọai: Lọai chân tròn 11 chân và lọai chân dẹt 8 chân.
Trong phần này chỉ trình bày vị trí chân trên ĐẾ của Rơ-Le.
Giáo Trình Thực Tập Điện Công Nghieäp

Trang 14


Bài 2: Giới thiệu về khí cụ điện cơ bản dùng trong công nghiệp
Mục đích sử dụng rơle trung gian:
 Hỗ trợ cho mạch điều khiển họat động linh động hơn
 Làm nhiệm vụ trung gian đóng cắt điện cho các khí cụ điện trong
mạch từ những tiếp điểm có công suất quá nhỏ.

 Có thể đấu song song với cuộn hút Contactor để tăng cường tiếp
điểm phụ của contactor thông qua tiếp điểm của rơle trung gian.
2.5.1. Sơ đồ Chân trên Đế của Rơle trung gian lọai 11 chân

Hình 2.12: Vị trí chân trêân Đế Rơ-Le trung gian

2.5.2. Tiếp điểm
Hai chân 2-10 là cuộn hút.
Có 1ại 3 cặp tiếp điểm kép 1-4, 1-5; 3-6, 3-7 và 11-8, 11-9.
Trong đó:
 1-4 là tiếp điểm thường hở
 1-5 là tiếp điểm thường đóng.
 3-6 là tiếp điểm thường hở
 3-7 là tiếp điểm thường đóng.
 11-9 là tiếp điểm thường hở
 11-8 là tiếp điểm thường đóng.

Giáo Trình Thực Tập Điện Công Nghiệp

Trang 15


Bài 2: Giới thiệu về khí cụ điện cơ bản dùng trong công nghiệp
*) SO SÁNH HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC RƠ-LE:

TÁC ĐỘNG

RƠ-LE THƯỜNG

ON DELAY


OFF DELAY

Khi cấp nguồn - Các tiếp điểm sẽ - Sau 1 thời gian, - Các tiếp điểm
vào rơ le

lập tức thay đổi các tiếp điểm mới sẽ lập tức thay
trạng thái

thay đổ trạng thái đổi trạng thái

Khi cắt nguồn - Các tiếp điểm sẽ - Các tiếp điểm - Sau 1 thời gian,
ra khỏi rơ le

lập tức trở về trạng sẽ lập tức trở về các tiếp điểm mới
thái ban đầu

trạng thái ban đầu trở về trạng thái
ban đầu

Giáo Trình Thực Tập Điện Công Nghiệp

Trang 16


×